Ve Benh Xo Gan Co Truong

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Ve Benh Xo Gan Co Truong as PDF for free.

More details

  • Words: 2,839
  • Pages: 4
Thứ Bảy, 13/08/2005, 16:29

Thầy lang chữa khỏi bệnh xơ gan cổ trướng Với cái tâm của người thầy thuốc, ông Nguyễn Trọng Phùng, tại xóm Trung Minh - xã Minh Sơn - huyện ðô Lương - tỉnh Nghệ An ñã cứu sống nhiều bệnh nhân xơ gan cổ trướng. Ông Phùng sinh ra trong một gia ñình có nghề bốc thuốc chữa bệnh gia truyền. Thuốc chữa bệnh là thuốc nam phối hợp với thuốc bắc. Cho ñến nay, thực tế không ñếm xuể con số người bị bệnh gan - mật tìm ñến nhà ông... Một ngày nắng tháng 6 miền Trung như ñổ lửa, tôi tìm ñường về ngôi làng nhỏ Trung Minh - Minh Sơn - ðô Lương - Nghệ An theo lời ñồn về một “ông lang” có tài chữa bệnh gan. Con ñường ngoằn ngoèo sau luỹ tre làng miên miết chân ñồi dẫn tới một xóm nhỏ với những ngôi nhà ngói cũ. Không cần hỏi, tôi cũng biết mình ñã tìm ñến ñúng ñịa chỉ. Bởi cạnh nhà ông Phùng người và xe ñông ñúc.

Ông Nguyễn Trọng Phùng

Thật lạ, nhà ông Phùng chữa bệnh lại không có biển báo, chỉ những nhà hàng xóm trông xe, cho khách ở trọ thì bày biển “Trông xe vào nhà ông Phùng”. Khách ñông, phải chờ ñến trưa tôi mới gặp ñược ông Phùng. Tôi vào ngồi cùng những bệnh nhân chờ lấy thuốc. Có khoảng 40 người ñang ngồi chờ tới lượt ñưa ñơn ñể ñược bốc thuốc. Họ từ khắp nơi trên cả nước ñến ñây: Hà Tây, Hải Phòng, Ninh Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế... Nhiều nhất tất nhiên vẫn là những người Nghệ An. Tôi hỏi thăm người ñàn ông ngồi ngay bên cạnh, mái tóc ñã bạc phơ, gân guốc. Ông là Hoàng Ngũ ở Tuyên Hóa - Quảng Bình, 67 tuổi, bị xơ gan cổ trướng. Ông ñã ñi chữa ở Bệnh viện TW Huế, ñược xác ñịnh là bị xơ gan cổ trướng giai ñoạn cuối, bụng cứng ñơ, to phình. Bệnh viện TW Huế bó tay, ông tìm ñến bệnh viện Việt Nam Cu Ba nhưng bệnh viện cũng trả về. Những tưởng ñã vô phương cứu chữa thì may mắn thay, ông nghe những người dân làng bên truyền tin có thầy Phùng chữa gan rất giỏi ở ðô Lương - Nghệ An. Các con ông ñã khẩn cấp ñưa ông vượt qua mấy trăm cây số ñể gặp thầy. ðến nơi, thầy Phùng bắt mạch và gật ñầu vì ñã tìm ra ñược nguyên do căn bệnh của ông, thầy kê ñơn cho thuốc. ðợt một ông ñược thầy cho năm thang thuốc mang về sắc uống, bệnh ông bắt ñầu ñỡ và chỉ sau 4 ñợt thuốc khoảng 20 thang ông Ngũ ñã khỏi bệnh! Tuy nhiên, hai năm sau, do ông không kiêng rượu, thuốc lá nên bệnh lại tái phát. Các con ông lại một lần nữa ñưa ông ñến nhà ông Phùng. “Lần này thì phải quyết tâm kiêng rượu, thuốc theo lời thầy thôi!”- Ông Ngũ nói, khuôn mặt già nua ánh lên vẻ lạc quan. Phía bên tay trái ông Ngũ, anh ðinh Văn Thướng, quê ở Thường Tín, Hà Tây ñang mân mê tờ giấy xét nghiệm men gan từ bệnh viện TW Huế. Anh bị viêm gan B, không có biểu hiện gì ra ngoài, song men gan rất cao. Từ Hà Tây anh ñã tìm ñến ông Phùng theo lời mách bảo của bà con lối xóm, có người làng anh bị viêm gan A và ñã ñược ñiều trị khỏi nhờ thuốc của ông Phùng. Anh ñã khám và ñã uống xong một ñợt thuốc. Anh vừa ñi xét nghiệm lại, men gan ñã giảm ñi nhiều. Anh vào lần này ñể lấy thuốc ñợt hai. Anh bảo, theo lời thầy Phùng thì chỉ cần ba ñợt thuốc khoảng từ 15 ñến 20 thang thuốc là bệnh sẽ khỏi. Anh Lê Văn Huỳnh, ở Lệ Thuỷ, Quảng Bình không chờ chúng tôi hỏi nói luôn: ở Huế, tiếng của ông Phùng ai mà không biết. Như tôi ñây, bị xơ gan vào khám và chữa trị tại bệnh viện TW Huế nhưng không ñỡ, tình cờ ñược mọi người mách bảo ra ñây, may quá là may, tôi ñã uống ñợt thứ nhất rồi. Vào Huế khám lại thì

ñỡ khoảng sáu mươi phần trăm. Lần này tôi cũng ra ñể lấy thuốc ñợt hai. Thật không có ông Phùng thì chẳng biết những người bệnh nghèo như chúng tôi sẽ thế nào nữa. Cám ơn những người bệnh, tôi rời khỏi phòng chờ vào khu khám bệnh, nơi ông Phùng ñang bắt mạch cho bệnh nhân, ñể xem người thầy thuốc mà những người bệnh hết lòng khen ngợi kia là như thế nào? Căn phòng nhỏ chật chội và cũ kỹ, khoảng chừng mười mét vuông ñược quây thành một ô vuông nhỏ nhắn ñể tiếp những người bệnh, tấm lưới che ngang cách một cái bàn gỗ ñể bệnh nhân ñưa tay bắt mạch. Ở phòng khám này không có một dụng cụ y tế nào ngoài năm ngón tay hồng hào của ông Phùng. Theo ông trừ những căn bệnh như ung thư thì ông cũng như tất cả các thầy thuốc khác trên thế giới ñều phải bó tay, còn những bệnh liên quan ñến gan như xơ gan cổ trướng, viêm gan A, viêm gan B, u gan, viêm gan cấp... thì chưa có trường hợp nào ông Phùng chịu bó tay. Ông Phùng không ñể ý ñến sự quan sát của tôi. Khuôn mặt người thầy thuốc 71 tuổi hồng hào và phúc hậu, dáng người ông nhỏ nhắn và ñiềm tĩnh. Giọng nói trầm, ấm áp chất giọng miền Trung. Khi bắt mạch, khuôn mặt ông ñăm chiêu ñến lạ. Như thể thần thái của ông bị từng mạch ñập trong cơ thể người bệnh cuốn vào, lắng nghe, chẩn ñoán. Nghề chữa bệnh gan gia truyền ñến ông Phùng là ba ñời. Mỗi ngày, bình quân ông tiếp khoảng 50 người từ khắp mọi miền ñến khám chữa bệnh. Vị chi mỗi năm có khoảng 5000 - 6000 người tìm ñến nhà ông. Tính từ ñời ông Phùng, khoảng gần 50 năm khám chữa bệnh, thì biết ñã có bao nhiêu ngàn người ñặt chân ñến mảnh ñất này? Những cuốn sổ bệnh án từ cách ñây mấy chục năm ông vẫn giữ, hàng chồng, hàng chồng, những cuốn sổ ñã úa màu, biến dạng vì các chú mối tinh nghịch quấy quả, những nét chữ ñã mờ dần theo năm tháng. Nhưng ông vẫn giữ lại ñể làm tư liệu. Trong số ñó có tên nhiều người bị bệnh gan, ñi ðông ñi Tây, hết thuốc ta thuốc Tây rồi mà vẫn chẳng khỏi lại tìm ñến ông,… thường thì ông chỉ cho tối ña khoảng 20 thang thuốc và họ khỏi bệnh? Mà thuốc của ông, chỉ 10 nghìn ñồng một thang cho người lớn, 6 nghìn ñồng cho trẻ em cộng với tiền khám bệnh, người lớn 10 nghìn ñồng, trẻ em 5 nghìn ñồng. Uống thuốc phải ñi với một chế ñộ kiêng khem. Việc mua thuốc cũng có quy ñịnh riêng. Viêm gan cấp, mỗi lần khám ñược mua 3 chén; Viêm gan B, xơ gan uống trong vòng 3 tháng, mỗi tháng 6 thang, mỗi tháng 5 ngày uống khoảng 18 thang thì khỏi bệnh(?). Người trong tỉnh ñược lấy 3 thang thuốc một lần khám, người ngoại tỉnh ñược “ưu tiên” lấy 5 thang. Sau ñó bắt buộc phải ñến khám lại ñể lấy thuốc tiếp. Người nhiều tiền muốn lấy thêm thuốc cũng không ñược! Ngược lại ông Phùng thường ưu tiên cho những bệnh nhân nghèo, những bệnh nhân nặng. Tôi ñược nghe kể nhiều chuyện về những người bệnh ñến nơi này. Anh Thu - con trai vị giám ñốc bệnh viện Việt Nam - Ba Lan của Nghệ An bị một vết chấm sáng ở gan, dấu vết của bệnh viêm gan mãn tính. Các bệnh viện ñều chẩn ñoán là anh bị ung thư gan, trả về. Còn nước còn tát, anh tìm ñến ông Phùng. Chỉ sau 5 ñợt thuốc, bệnh anh khỏi! Còn có niềm vui nào lớn hơn khi “người chết” ñược “sống lại”. Gia ñình anh mang ơn, năm nào cũng ñến thăm “thầy Phùng”. Có lẽ anh Thu là một trong nhiều trường hợp ñã ñược ông Phùng chữa khỏi từ những sự chẩn ñoán sai của các cơ sở y tế khác?

Nhiều vị quan chức cao cấp cũng ñã tìm về ñây. Năm 1988, Trung tướng Na - khỏn, ủy viên TW ðảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Lào, trong dịp ñến làm việc tại Quân khu 4 có hỏi thăm Trung tướng Tư lệnh Nguyễn Quốc Thước: có biết ai chữa gan không, vì chính ông bị xơ gan cổ trướng. Ngay lúc ñó, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước ñiện sang Ban y tế Tỉnh ủy Nghệ An hỏi thăm vì cũng ñã hơn một lần Trung tướng nghe nói ñến ông Phùng. Khi ñã biết thông tin chính xác, Tư lệnh cho xe về Minh Sơn - ðô Lương ñón ông Phùng ra Ông Phùng (trái) và người bệnh Vinh khám bệnh cho vị Tướng Lào. Ban ñầu ông Phùng không ñi, nhưng sau ñó vì nghĩ ñến quan hệ ngoại giao của hai nước nên vị lương y ñã xuống Vinh khám bệnh. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước kể lại: “Có một câu nói của ông Phùng cho ñến giờ tôi vẫn còn nhớ. Ông bảo: “Không phải là tôi kiêu ngạo không ñi theo xe xuống khám bệnh cho vị tướng Lào, mà vì khi tôi xuống ñây khám cho một người thì ở nhà còn có năm mươi người bệnh chờ tôi, nhiều người từ nơi xa ñến, không kịp giờ khám họ lại phải trọ lại thêm một ngày, khổ thân ra. Chỉ một câu nói ñó thôi cũng ñủ cho thấy tấm lòng của ông Phùng. Là một thầy thuốc chữa bệnh gia truyền nhưng ông Phùng biết kết hợp với các phương pháp khoa học hiện ñại như bắt buộc bệnh nhân phải có giấy xét nghiệm men gan của bệnh viện TW trong một số trường hợp như viêm gan B. Ông Phùng là một trong những thầy thuốc hiếm thấy ở Việt Nam mình!”. Khi bệnh của Tướng Na - khỏn ñã ñược chữa khỏi, về Lào, ông ñã giới thiệu cho ðại tướng SiFon(?), ủy viên Bộ Chính trị và nhiều người bạn Lào sang chữa, chính Trung tướng Nguyễn Quốc Thước giới thiệu cho Thượng tướng Nguyễn Chơn về gặp ông Phùng ñể khám khi có triệu chứng về gan. Trong chuyến công tác tại Nghệ An, Thượng tướng ñã ñáp máy bay về gặp ông Phùng. Cả xã Minh Sơn ai cũng vui. ðược biết sau khi chữa khỏi bệnh, Tướng Na - khỏn có nhã ý tặng ông Phùng một món quà có giá trị, là một chiếc xe ôtô con ñể tiện ñi lại nhưng ông Phùng từ chối! Ông không nhận một món quà nào, ngoài 10 nghìn ñồng một thang thuốc của bệnh nhân. Người nhiều tiền cho quà ông không nhận, nhưng người nghèo ñến tìm ông, ông chữa bệnh mà không lấy tiền. Anh Nguyễn Thống, con rể của ông Phùng kể lại rằng, có những người bệnh như anh Trần ðình ðồng, 42 tuổi, ở Kiến An, Hải Phòng bị xơ gan, cổ trướng, bệnh viện Bạch Mai trả về; anh Phan ðình Thanh, thị trấn Cày, Thạch Hà, Hà Tĩnh bị xơ gan cổ trướng, bệnh viện Bạch Mai trả về; anh Nguyễn ðình Thái u gan, bệnh viện Chợ Rẫy trả về… Họ ñều ñã ñến ông Phùng và căn bệnh tưởng vô phương cứu chữa của họ ñã biến mất sau những thang thuốc gia truyền của ông Phùng (?) Có câu chuyện cách ñây hai năm, người trong làng ngoài xóm ai cũng nhớ, một người mù ở huyện Thanh Chương, Nghệ An cùng một ñứa con nhỏ tìm ñến nhờ ông Phùng chữa bệnh cho con bà, nhưng cuối cùng chính bà mới là người mắc bệnh viêm gan A. Ông Phùng ñã bắt mạch và cho thuốc bà mà không lấy tiền vì hoàn cảnh của người ñàn bà kia rất khó khăn. Thật khó tin, nhưng bà con chòm xóm ai chẳng biết tính ông Phùng, từ ngày xửa ngày xưa, người trong làng có bệnh ñến chữa, không có tiền trả, thì trả bằng cân thóc, con gà, người nghèo quá, ông Phùng cho thuốc về uống mà không có một ñòi hỏi nào. Thời buổi này mà vẫn có những vị lương y như thế thật là hiếm thấy. Khoảng hơn 11 h trưa nhiều người bệnh vẫn còn chờ ngoài sảnh, nhưng ñã ñến giờ nghỉ. Ông Phùng ra ñón chúng tôi vào nhà, ông niềm nở, nhưng chợt nghiêm khắc nói: Có một vài người xưng là nhà báo cũng ñến ñây ngỏ ý viết bài nhưng chưa viết ñã ñưa ra giá, xin nói thật là tôi ñây không cần quảng cáo!

Gia ñình tôi ñã ba ñời làm nghề bốc thuốc, lấy ðức cứu người là chính, ñâu có cần quảng cáo. Hiện nay bệnh nhân ñã ñông lắm rồi, khách ñông nữa thì chúng tôi không ñủ thuốc cho người bệnh, phải ñi hàng trăm cây số ñể lấy thuốc, con cháu cũng phải vất vả nhiều. Mà cô thấy ñấy, tiền thu vào cũng chỉ vừa ñủ chi phí thôi. Làm thầy thuốc phải giữ chữ tín, người ñời mới phục, mình sống nhân ñức còn ñể phúc cho con cháu. Tôi có mười hai ñứa con, chín trai, ba gái, tôi vẫn quan niệm của cải của tôi là ñó. Mười hai ñứa con, sinh ra và lớn lên trong những ngày tháng khó khăn nhất của ñất nước, ñạn bom, nghèo ñói, vậy mà ñứa nào cũng lớn khôn khỏe mạnh thế là mừng vui lắm rồi. Tiền bạc rồi cũng ñến thế mà thôi. Tôi vẫn dạy các con tôi rằng, gia truyền gì thì cũng phải học, phải ñọc sách thánh hiền. Vô học, bất thuật. Tổ tiên tôi ñể lại một tủ sách cổ, những cuốn sách thuốc quý giá tôi ñã thuộc làu làu từ những năm 20 tuổi, khi bắt ñầu ñược bố tôi truyền nghề. Nghề bắt mạch phải chính xác, muốn vậy phải học, học một cách kiên trì. Tôi vẫn dạy các con tôi rằng làm thuốc chỉ ñể làm giàu là bất lương! Không ñược ăn xổi. Nghề gì qua loa ñược chứ nghề bốc thuốc thì phải bằng mọi giá cứu người trước ñã. Thời của tôi khổ lắm. Khổ mới phải cố gắng. Con cái tôi dẫu sao vẫn ở một thời ñại khác, vì thế mà tôi sợ. Tôi vẫn canh cánh một nỗi lo... Nỗi lo từ thời cụ tổ tôi về một nghề gia truyền ñã mấy ñời tồn tại. Nói ñến ñây, gương mặt vị lương y ñăm chiêu lạ lùng. Ông như ñang hồi ức về những ngày xa xưa, những ngày ấu thơ ở cái xóm nghèo Trung Minh, nơi ông phải tự mình bươn chải những bước ñầu tiên trong cuộc ñời ñể có ñược ngày hôm nay. Từ ngày trẻ bôn ba khắp nơi, trong Nam ngoài Bắc sang Lào ñể tìm thuốc. Những ngày gian khổ xa nhà, mày mò những bước ñầu tiên về nghề y ở trường y học Tuệ Tĩnh… Hiện nay ông ñang truyền nghề cho anh con trai thứ Nguyễn Trọng Tạo, anh Tạo ñã tốt nghiệp trường Trung cấp Y – Nghệ An, ñang ở nhà bắt mạch kê ñơn cùng ông Phùng. Anh con trai út Nguyễn Trọng Chung, hiện ñang học năm thứ tư khoa Y học cổ truyền trường ðại học Y, Hà Nội. Ông Phùng ước mong sẽ ñược sang Trung Quốc một chuyến ñể tìm kiếm một vài nguồn tư liệu ñể phục vụ cho việc viết một cuốn sách của mình nhưng có nhiều lý do khiến ông chưa ñi ñược, một trong những lý do cơ bản theo ông là chưa ñủ tiền! Câu chuyện ñang dở dang thì có tiếng bà Phùng gọi ñâu ñó. Tôi xin phép ra về ñể ông Phùng còn nghỉ ngơi kịp giờ khám buổi chiều với bao nhiêu bệnh nhân ñang chờ ñợi. Trên ñường về ngoằn ngoèo sỏi ñá chang chang nắng, hanh hao gió Lào của xứ Nghệ, tôi vẫn nghe văng vẳng lời nói của ông Phùng: Giàu nghèo gì nghề thuốc này ñâu cô. Mỗi người ñược trời ban cho một phận. Trần Hoàng Thiên Kim Nguồn:

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=18765&ChannelID=9

Related Documents

Ve Benh Xo Gan Co Truong
November 2019 10
Benh Xo Gan
November 2019 15
Benh Ve Luoil
May 2020 4
Tim Hieu Ve Truong
May 2020 23
Kham Co Truong
May 2020 12