Van

  • July 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Van as PDF for free.

More details

  • Words: 25,082
  • Pages: 131
Lê Hoàng Trọng Phú (Tổng chủ biên)

1

LỜI NGỎ -----*****---*****----Có mấy ai yêu thích thơ văn mà chưa từng được nghe đôi dòng thơ tha thiết : “Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ Vô tư quá để bây giờ xao xuyến ……” Hay những thức tỉnh của tuổi trẻ khi thực dân Pháp bắt đầu xâm lược : “Khi lịch sử trao ta quyền lên tiếng nói Thì lịch sử cũng không quên soi tỏ mỗi con người…” Và tác giả của những vần thơ làm ngây ngất lòng người đó không ai khác chính là Nguyễn Khoa Điềm – một trong những nhà thơ thuộc thế hệ chống Mĩ cứu nước. Thơ ông có sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người trí thức về đất nước, con người Việt Nam. Chính vì vậy mà những sáng tác của ông tạo được sự hấp dẫn lâu dài trong lòng người đọc, nhất là với thanh niên Việt Nam- những người có trách nhiệm quan trọng nhất đối với đất nước. Chúng ta may mắn vì được biết đến tác giả Nguyễn Khoa Điềm trong chương trình Ngữ Văn lớp 12 cơ bản và nâng cao. Nhưng trong khuôn khổ hạn hẹp vì thời gian giảng dạy và học tập trên lớp mà sách giáo khoa lớp 12 chỉ nêu một vài nét chính về cuộc đời và sự nghiệp của ông , tác phẩm trường ca Mặt đường khát vọng cũng vì thế mà chỉ được biết đến thông qua đoạn trích Đất nước ngắn ngủi, tuy vậy nó đã để lại trong người đọc những cảm nhận mới mẻ và sâu sắc về hai tiếng gọi trìu mến , thân thương là :Đất Nước .

2

Chính vì muốn các bạn biết rõ hơn về tác giả Nguyễn Khoa Điềm-cuộc đời, sự nghiệp và thơ văn- chúng tôi đã tìm kiếm, biên soạn và cho in thành đề tài “Nguyễn Khoa Điềmtiếng lòng của những con người yêu Đất Nước”. Trong quá trình sưu tầm và kiểm tra vẫn có thể còn một vài thiếu sót . Vì thế rất mong nhận được sự phản hồi tích cực và đóng góp ý kiến của thầy, cô và các bạn. Chúc các bạn có thêm thật nhiều kiến thức, hứng thú và say mê không riêng gì thơ văn Nguyễn Khoa Điềm mà còn với văn chương của đất nước , của Thế giớí- “những dòng sông trong vắt làm dịu mát hồn ta” ……… LÊ KIM ANH 12A2

3

MỤC LỤC

TRANG

TIỂU SỬ VÀ SỰ NGHIỆP CÁC TÁC PHẨM CHÍNH

6

Thơ I/ Các tác phẩm sáng tác từ 1969-1978 1. Bếp lửa rừng 2. Bước chân - Ngọn đèn 3. Cái nền căm hờn 4. Cát trắng Phú Vang 5. Chiều Hương Giang 6. Con chim thời gian 7. Con gà đất, cây kèn và khẩu súng 8. Đất ngoại ô 9. Gửi anh Tường 10. Hình dung về Chê Ghêvara 11. Hồi kết cuộc 12. Khoảng trời yêu dấu 13. Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ 14. Lau 15. Màu xanh lên đường 16. Mùa Xuân ở A Đời 17. Ngày vui 18. Nghĩ về một nhãn hiệu 19. Người con gái chằm nón bài thơ 20. Nơi Bác từng qua 21. Nỗi nhớ 22. Tháng chạp ở Hồng Trường 23. Thưa mẹ con đi 24. Tiễn bạn cuối mùa đông 25. Tình Ca 26. Tôi lại đi đường này 27. Trên núi sông 28. Từ những gì các anh trao?

4

13 15 17 18 20 21 25 28 32 37 38 39 40 42 43 45 47 49 52 54 56 58 59 63 65 67 71 72

29. Vỗ Hờn 30. Xanh xanh bóng núi

73 74

II/ Các tác phẩm sáng tác từ 1994-2007 1. Ánh sáng 2. Bây giờ là lúc 3. Cáp quang 4. Có một ngày 5. Đọc thơ tứ tuyệt của Đỗ Mục 6. Đồng giao mùa xuân 7. Lên núi thăm chùa 8. Mẹ và quả 9. Mưa thu 10. Sông Hương 11. Tắm bến Hà Khê 12. Trở lại A Lưới 13. Trên đường

76 76 77 77 78 79 80 80 81 82 83 83 84

Trường ca MẶT ĐƯỜNG KHÁT VỌNG Chương I:Lời chào Chương II:Báo động Chương III:Giặc Mĩ Chương IV:Tuổi trẻ không yên Chương V:Đất Nước Chương VI:Áo trắng và mặt đường Chương VII:Xuống đường Chương VIII:Khoảng lớn âm vang Chương IX:Báo bão

5

86 86 87 89 94 100 113 117 121 126

6

ĐÔI NÉT VỀ NGUYỄN KHOA ĐIỀM

Trong nghiệp làm thơ, có người viết mãi mà vẫn không có phong cách, có người mò mẫm mãi mới tìm được phong cách, nhưng cũng có người vừa mới cầm bút đã phần nào thể hiện phong cách của mình. Nguyễn Khoa Điềm đến với thơ hơi muộn nhưng đã sớm định hình một giọng điệu riêng. Qua các tập thơ Đất ngoại ô (1972), Mặt đường khát vọng (Trường ca, 1974), Ngôi nhà có ngọn lửa ấm (1986), Thơ Nguyễn Khoa Điềm (1990), Cõi lặng (2007), ta bắt gặp những suy tư của anh đối với nhân dân, đất nước; những chiêm nghiệm của anh về đời sống xã hội, nhân tình thế thái... Những chiêm nghiệm và suy tư đó được thể hiện bằng một giọng thơ trầm tĩnh, bình dị, sâu lắng và khá hiện đại.

7

Tiểu sử và sự nghiệp: Nguyễn Khoa Điềm xuất thân trong một gia đình trí thức cách mạng. Anh là cháu nữ sĩ Đạm Phương, con trai nhà văn Hải Triều (Nguyễn Khoa Văn). Nguyễn Khoa Điềm cất tiếng khóc chào đời ở thôn Ưu Điềm (Phong Hòa, Phong Điền, Thừa Thiên – Huế) vào ngày 15 tháng 4 năm 1943. Cái tên Ưu Điềm không ngờ lại ứng với bản tính của anh: Anh là một người hay ưu tư, suy nghĩ, điềm đạm và trầm lặng. Lên mười một tuổi, anh đã mồ côi bố. Thời thơ ấu anh lại sống trong ''khu phố buồn đau''. Hàng ngày chứng kiến cái cảnh: Những người dân nghèo ''như vỏ hến chiều chiều tấp lên các bến...'', với những đôi chân đất đội áo nối vai / le te chợ Hôm, chợ Mai / đầu tắt mặt tối. Hình ảnh người mẹ ngồi bán hàng ''nước mắt thương chống lạnh như hạt mưa đọng qua cửa thùng gương” cứ ám ảnh anh. Năm mười hai tuổi, anh lại phải sống xa mẹ (khi anh được một người bà con đưa ra miền Bắc). Có phải vì thế mà anh hay suy tư về cuộc sống của những người dân lao động nghèo khổ? Tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hà Nội năm 1964, cùng một lứa với Phạm Tiến Duật, Lê Anh Xuân (Ca Lê Hiến), Nguyễn Khoa Điềm được trở về quê hương, hoạt động ở chiến trường Thừa Thiên - Huế. Trong một trận càn, anh bị địch bắt giam tại nhà lao Thừa Phủ suốt mấy tháng trời. Mãi đến chiến dịch Mậu Thân (1968), anh mới được giải thoát, tiếp tục trở lại hoạt động. Chính thời điểm này, Nguyễn Khoa Điềm bắt đầu làm thơ. Trong buổi giao lưu với công chúng yêu thơ ở Huế, anh nói một cách thành thật là anh hoàn toàn không có năng khiếu về thơ. Anh làm được thơ là nhờ học hỏi, tìm tòi khổ luyện. Đặc biệt là được sống trong không khí cách mạng sôi sục của đồng bào miền Nam và tinh thần chiến đấu chống Mỹ của nhân dân cả nước. Đào tạo ở miền Bắc, lại sớm tiếp xúc một cách có chọn lọc văn học đô thị miền Nam, thông qua các bạn văn: Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Đắc Xuân, Trần Vàng Sao... điều đó góp phần hình thành phong cách của anh ngay trong những sáng tác đầu tay. Anh đánh vật với bài thơ Đất ngoại ô suốt một năm trời (từ tháng 4-1968 đến tháng 4-1969). Giọng thơ của Nguyễn Khoa Điềm ở Đất ngoại ô khá mới mẻ. Các câu thơ được kéo dài một cách tự do phóng

8

khoáng, không quá câu nệ vào vần điệu. Lời thơ tự nhiên, gần với lời ăn tiếng nói hàng ngày. Những câu thơ, những đoạn thơ trong Đất ngoại ô chứa đầy suy tư. Từ quá khứ, anh đối chiếu với hiện tại: Vườn thơ xưa không có gã áo trắng đi về / Ngơ ngẩn đọc thơ buồn trong tiếng guốc cạo râu / Chỉ còn người phu xe cũ / Nghiêng cốc rượu chiều nhòe những mái tôn... Nhà thơ nhìn thấy trong cái nắng tháng năm "run rẩy những oan hồn". Và tự hỏi: "Ôi mùa phượng hay lòng tôi cháy đỏ?". Ngọn lửa căm thù của đồng bào miền Nam đã biến thành giông bão: Sức trăm năm rung chuyển xuống lòng đường / Cả ngoại ô làm chiến lũy sông Hương... Trước đây, anh từng lấy bút danh Mặc Hữu, Hướng Dương ký dưới những bài báo, nhưng lần này anh dùng tên thật của mình khi quyết định gửi Đất ngoại ô ra Hà Nội. Bài thơ được đăng trang trọng trên báo Văn nghệ. Bạn đọc yêu thơ bắt đầu biết đến cái tên Nguyễn Khoa Điềm từ đó. Đất ngoại ô chiếm một vị trí đặc biệt trong sự nghiệp thi ca của anh. Nó mở cho anh một hướng đi riêng, một cách nói năng, một giọng điệu riêng trong dòng thơ chống Mỹ. Bây giờ đọc lại tập thơ Đất ngoại ô của anh (do NXB Giải phóng ấn hành 1972), ta gặp không ít những câu thơ, những đoạn thơ hay. Chẳng hạn như ba đoạn thơ sau đây: Những đồng tiền ngoại ô / đốm mồ hôi, dầu mỡ / mùi nước mắm, cá khô / Cái nhàu trong tay em nhỏ / Cái tròn vo trong cạp quần cụ già / Những đồng tiền trở trăn trăm kiểu / Ngượng ngùng mới đến được đây / Những đồng tiền ngoại ô / Rít chằng khó đếm... (Những đồng tiền ngoại ô); Lớp học nào Người đã đến ngồi đây / Những mùa thu âm thầm lá đổ / như vùi sâu cả bầu trời xứ sở / Xuống lòng sông nức nở khúc Nam ai (Nơi Bác từng qua); Đất nước. Tình yêu. Mơ ước. Mai sau / Tên mấy đứa đêm nay không sưởi lửa / Tên dãy phố ta mơ về gõ cửa / Sâu chập chùng giữa than củi lung linh... (Bếp lửa rừng). Cái hay ở những câu thơ, đoạn thơ trên chính là những suy tư của tác giả về cuộc sống lam lũ của người dân lao động (Những đồng tiền ngoại ô); về tình cảnh đau thương của đất nước (Nơi Bác từng qua); về tình bạn bè, đồng đội (Bếp lửa rừng). Bài Con gà đất, cây kèn và khẩu súng là một bài thơ có sự liên tưởng hết sức độc đáo. Người lính Giải phóng quân đã đi từ: Con gà đất / Cây kèn / Và Khẩu súng / Để nhận lấy tình yêu của thuở ban đầu. Nhưng thành công nhất trong Đất ngoại ô chính là bài 9

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ. Hình ảnh "Lưng núi thì to mà lưng mẹ thì nhỏ" và ''Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi / Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng" là những hình ảnh hết sức bình dị mà vô cùng sâu sắc. Nhà thơ chia sẻ với nỗi vất vả của những người mẹ miền núi A Lưới và tình thương, ước mơ của mẹ dành cho Cu Tai. Cả bài thơ toát lên tinh thần yêu nước của những người dân lao động trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Báo Văn nghệ giới thiệu bài thơ này ở ngay trang nhất - một trường hợp hy hữu đối với những cây bút trẻ từ trước đến nay. Khúc hát ru đã được Trần Hoàn phổ nhạc, trở thành bài hát nổi tiếng một thời. Tất nhiên, không phải bài thơ nào của anh viết trong giai đoạn dầu sôi lửa bỏng này cũng thành công. Một số bài thơ trong Đất ngoại ô, theo tôi là còn quá dàn trải, thiếu sự cô đọng cần thiết. Bước sang trường ca Mặt đường khát vọng, Nguyễn Khoa Điềm vẫn tiếp tục mạch suy tư về nhân dân, đất nước bằng lối thể hiện tự nhiên, bình dị, phóng khoáng, hiện đại vốn có của mình. Không ai nói về đất nước dễ hiểu như anh: Đất là nơi anh đến trường / Nước là nơi em tắm. Anh giải thích đất nước đến tận cội nguồn: Đất là nơi chim về / Nước là nơi Rồng ở. Sự hình thành Đất Nước cũng được anh trình bày bằng những sự vật, hiện tượng hết sức gần gũi, thân thiết: Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn / Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc / Tóc mẹ thì bới sau đầu / Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay, muối mặn / Cái kèo, cái cột thành tên / Hạt gạo phải một nắng hay sương xay, giã, giần, sàng / Đất Nước có từ ngày đó... Chính nhân dân: sống và chiến đấu / Giản dị và bình tâm / Không ai nhớ mặt, đặt tên / Nhưng họ đã làm ra Đất Nước... Bản trường ca này anh viết trong những tháng ngày địch bắn phá vùng chiến khu Trị Thiên vô cùng ác liệt. Nhà văn Nguyễn Đắc Xuân kể rằng bản thảo đầu tiên của trường ca này bị bom thả bay tung hết. Nguyễn Khoa Điềm tiếc đứt ruột. Anh phải ngồi viết lại từng chương một, hoàn thành vào năm 1971 và mãi đến 1974 mới ra mắt bạn đọc. Thanh niên trí thức yêu nước ở các đô thị miền Nam lúc bấy giờ rất tâm đắc với bản trường ca này vì họ tìm được ở đó những tâm tư sâu kín của mình. Sau ngày nước nhà thống nhất, nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm lần lượt được giao nhiều trọng trách: Thứ trưởng rồi Bộ trưởng Bộ Văn hóa 10

Thông tin; Tổng Thư ký BCH Hội Nhà văn khóa V; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tư tưởng - Văn hóa Trung ương... nên ít có thời gian làm thơ. Tuy vậy, vào năm 1986, anh vẫn cho ra đời tập Ngôi nhà có ngọn lửa ấm. Chỉ một thời gian ngắn sau khi nghỉ hưu, anh đã hoàn thành tập thơ Cõi lặng (NXB Văn học - 2007) gây xôn xao dư luận. Trong Ngôi nhà có ngọn lửa ấm và Cõi lặng, Nguyễn Khoa Điềm nghiêng về chiêm nghiệm đời sống xã hội, nhân tình thế thái. Bên cạnh những cái hay, cái đẹp anh còn nhận thấy những cái chưa hay, chưa đẹp trong cuộc sống hiện tại. Anh nói với đứa con trai - khi cháu mới cất tiếng khóc chào đời: Cái thế kỷ của cha còn lắm điều xấu hổ (Ngôi nhà có ngọn lửa ấm 1984). Đi trên cánh đồng buổi chiều thấy sự vất vả của người nông dân, anh nghiệm ra rằng: Khi mồ côi trở nên quá rẻ / Kẻ ranh ma trở nên quá giàu (Cánh đồng buổi chiều). Nghe tin hai nhà khoa học bị tai nạn xe máy, anh đề cập đến sự hung bạo: Hung bạo trên mạng, trên sàn diễn, trong lớp học / Hung bạo giữ bàn nhậu, cửa sau công sở, hung bạo đường phố / Hung bạo văn chương, tố giác nặc danh / Lạng lách thời thượng và sành điệu. Đến tuổi 63, anh thú nhận: Bánh xe đạp không tròn nữa / Chỉ một hòn đá vô tình cũng đủ ngã lăn chiêng và Các cô gái đều lẫn vào mây trắng / Như là thần tiên, như cánh diều vàng… Ngắm những quả bầu, quả bí anh liên tưởng đến giọt mồ hôi của mẹ và hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi / Mình vẫn còn một thứ quả non xanh? (Mẹ và quả)... Để có được những giây phút bình thản, thoải mái, thanh tịnh, nhà thơ tìm cách hòa mình và thiên nhiên: Nhưng chiều nay có còn bò gặm cỏ / Bên dòng sông như chưa biết chiều tan / Tôi với nó lặng tim bè bạn / Mắt nó nhìn dìu dịu nước Hương Giang (Chiều Hương Giang). Anh thèm cái ung dung của nó: chậm rãi / không nghe tiếng người, tiếng xe cộ lại qua / Bụi bặm một ngày kiếm sống / Nó nghe vị ngọt của từng cọng cỏ (Cỏ ngọt). Anh ngạc nhiên trước sức chịu đựng và sự lạc quan của Cây vú sữa trước sân nhà: Đêm qua mưa bão đen vườn cũ / Sáng dậy trên cao lá nói cười. Anh khâm phục dòng sông Hương “Không có nỗi đau đớn nào sông không rửa sạch...”. Anh phát hiện đức tính thầm lặng của một loại hoa nở giữa đêm / Một đời mơ mộng chẳng nguôi quên / Những khi ta ngủ thì hoa thức / Hoa nhắn giùm ta bí ẩn em (Trong đêm). Làm bạn và học hỏi thiên 11

nhiên, anh đúc rút thành những châm ngôn: Đôi khi đá dạy ta mềm mỏng / Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành / Nỗi buồn đánh thức hi vọng / Và: Giữa thế giới không nhiều may mắn / Ta học cách vừa lòng với mình / Chia sẻ sự bình tâm của cỏ (Hy vọng): Đặc biệt là cỏ - cỏ đã tiếp cho anh sức sống và niềm tin: Cỏ yên tĩnh, cỏ xanh đến cuối đời / Trước và sau ngày làm việc / Cỏ làm lời nhắc nhở / Xanh (Cỏ trước Ba Đình)... Những chiêm nghiệm này không chỉ cần thiết cho bản thân tác giả mà còn là những bài học hết sức quý giá cho tất cả mọi người. Hình thành được một phong cách thơ riêng và được mọi người thừa nhận không phải là chuyện dễ dàng. Người làm thơ thì nhiều nhưng chỉ một ít trong số họ trở thành tác giả, có chỗ đứng vững vàng trên văn đàn. Ngoài tài năng, người cầm bút còn phải có tấm lòng. Nói như Nguyễn Du ''Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài”! Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm cho rằng nếu thiếu đi tấm lòng nhân hậu, cao thượng thì không thể có thơ hay được. Sự sống chín đầy trong tâm hồn người làm thơ là cơ sở của sự thăng hoa, sáng tạo. Thơ phải góp phần làm đẹp tâm hồn. Sau hơn bốn mươi năm vừa đảm nhiệm những chức vụ quan trọng vừa cầm bút, anh đã đóng góp cho nền thơ ca nước nhà một số thành tựu đáng kể. Những tác phẩm: Đất ngoại ô, Mặt đường khát vọng và Ngôi thà có ngọn lửa ấm của anh đã nhận được Giải thưởng Nhà nước về Văn học - Nghệ thuật. Bài thơ Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ và chương Đất Nước trong trường ca Mặt đường khát vọng của anh đã được tuyển chọn vào sách giáo khoa Ngữ văn giảng dạy trong nhà trường. Nguyễn Khoa Điềm là một trong những gương mặt thơ tiêu biểu của thế hệ thơ trẻ xuất hiện trong những năm chiến tranh chống Mỹ

12

CÁC TÁC PHẨM CHÍNH Thơ

I/ Các tác phẩm sáng tác từ 1969-1978 Bếp lửa rừng Bếp lửa quây quần suốt mấy anh em Không ai nhìn ai, chúng tôi nhìn lửa ở đó cháy cùng ý nghĩ Và tỏa hồng trên mỗi trán say mê. Đêm Trường Sơn. Lá với nước rầm rì Hơi đá lạnh nép mái nhà nghe ngóng Chúng tôi ngồi xòe tay trên lửa nóng Máu bàn tay mang hơi lửa vào tim Bếp đầu hôm tỏa sáng hồn nhiên Như trẻ nhỏ - lửa reo cười nhảy múa Nổ lách tách. Bọt sôi trong lõi nhựa Chuyện đầu tiên vẫn chuyện một ngày Bếp vào đêm còn lại dăm cây Thân lớn nhất chụm đầu im lặng Lửa không ngọn mà màu hồng rất đọng Chuyện bây giờ mở suốt đời nhau

13

Đất nước. Tình yêu. Mơ ước mai sau Tên mấy đưa đêm này không sưởi lửa Tên dãy phố ta mơ về gõ cửa Sâu chập chùng giữa than củi lung linh Bỗng thấy thương nhau hơn khi vai bạn sát vai mình Bẻ củ sắn, chia đôi điều giản dị Bếp lửa soi một dư vang bền bỉ Ơi Trường Sơn đốt lửa mấy năm trời... Ta vẫn nghe tim bạn đập bồi hồi Trong ánh cuối một ngày kháng chiến Ơi ta yêu phút này đây: khói, cây, những tiếng Cùng bạn mình, như ánh lửa, kề bên Vẫn như xưa mà như buổi đầu tiên Ta thấy bạn và mình đều có lớn Bạn đã đến những ngày ta sẽ sống Ta cùng về thăm bạn nẻo ưu tư Và chúng ta với sức trẻ tràn bờ Chân bay tới những nẻo đường có giặc Chia điếu thuốc ngắm chấm lòe quen thuộc Lòng bập bùng những bếp lửa xa xôi Mai ta đi. Súng vác, đạn gùi Ta về giáp ranh, ta tràn xuống biển Trăm bếp lửa, rải đường, ra trận tuyến Có bếp nào không bóng bạn và tôi?

14

Bước chân - Ngọn đèn Tiếng chân bước rất êm Bàn chân không để dấu Mà bền mà nung nấu Chân của người đi đêm Chân của người bán đất.. Một ngọn đèn sáng lên Cháy trong từng ánh mắt Dây théo gai bốn mặt Một ngọn đèn đêm đêm Thức cho ta tìm giặc Canh cho ta đi lên Một ngọn đèn niềm tin Hơn mọi nguồn ánh sáng Mà nỗi mong của mẹ Là ánh nhìn của em Im lặng mà đi lên Với tầm đèn trước mặt Dây thép gai thì cắt Mìn ta lần dây vương Chân ta quen đẫm đất Lờy chân mà nắm đường Vấp thì ta rẽ quặt

15

Đau thì cố nghiến răng Nếu chúng muốn hung hăng Chặn đường hòng phục kích Lấy súng mà rẽ giặc Lấy súng mà đi lên Vì bước chân-ngọn đèn Không phải là khoảng cách Của con đường chúng ta! Xin chào mẹ, chào cha! Xin chào em, chào út! Cha mẹ chào các con! Thương con muốn đứt ruột! Ngồi lại dưới ngọn đèn Gỡ cho con hạt đất Vá cho anh miếng rách Đây việc mẹ đã làm Đây việc em đảm trách Cả một ngày xáp giặc Nói qua từng mũi kim. Ngày mai mẹ xuống đường Giành cho con mặt đất Ngày mai dẫu còn đêm Ngọn đèn càng sáng rực Con lại đến trước đèn

16

Trong-ngoài khơi chấm lửa Một bình minh phá kềm 1973

Cái nền căm hờn Những cái nền tro xám Để lại trong làng vắng Để lại trong hoang vắng Những cái nhìn rất đau Bà con ơi, đi đâu Mà nền xưa để lại Cái nền sẫm bóng người Nay lấp vào cỏ dại? Nơi ta và tổ tiên Vẫn đi về trước cửa Nơi mùa màng vất cả Vẫn thơm lừng mái phên Nơi em buổi đầu tiên Khóc trong mùa sen lên Mười lăm năm với giặc Súng em giờ chạm hiên Nơi cha đi nhận đất Và ta nhớ mùa đầu Cái nền ta bỗng chật 17

Lúa vàng và cờ sao Ôi cái nền làng ta Dựng lên cùng thớ đất Ta quen đi chân trần Thăm nhau mà thấy mát Nền quan về một hướng Người đi chung một đường Đất với người chung thủy Đất với người kiên cường... Bà con ơi, đi đâu Mà nền xưa để lại Cái nền sẫm bóng người Nay lấp vào cỏ dại? Con ơi, con chớ hỏi Giặc Mỹ cày nát thôn Nhà đốt, người lùa trại Còn cái nền căm hờn... 20-8-1970

Cát trắng Phú Vang Tôi chưa được một lần In chân vào mặt cát Để hiểu hết Phú Vang Trong cát này nặng gót 18

Tôi chưa từng theo mẹ Lăn dưới bánh xe cày Để hiểu ngày đánh Mỹ Chiến lũy là cát xây Tôi chưa từng theo cha Ngã trước bò rú cát Hàng cây giặc muốn phát Ngậm máu người đơm hoa Tôi chưa từng theo em Tìm vết chân cán bộ Để nhớ ngày gian khổ Cát mang hình niềm tin Tôi chưa từng theo bạn Vùi mình trong cát sâu Để nghe vùng cát nóng Rang ta trong căm thù Tôi chưa từng theo anh Về diệt bầy "bình định" Những xóm nghèo mỏng dính Cát xô lên chiến hào... Ôi hạt cát quê ta Tự lòng ta tỏa sáng... Ôm vành biển hiền hòa Mang ngàn năm ánh sáng

19

Lăn qua nhiều truông, động Cát là niềm tư do Ôi dân ta Phú Vang Mấy mươi năm giữ cát Cát không là ngà ngọc Mà đúc nên Thành đồng... Có phải chăng hỡi mẹ Từ ấy đến bây giờ Thấm mồ hôi, máu đỏ Cát thơm hồn ông cha? Nên chiều nay ra trận Lòng con là bình nhang Mẹ đong đầy cát trắng Quyện tâm hồn Phú Vang 10-1970

Chiều Hương Giang Sau chiều nay, còn buổi chiều khác nữa Có thể mây cao, có thể nắng vàng Cơn gió thổi những buổi chiều chưa tới Tóc bao người bay rợi cả không gian Nhưng chiều nay con bò gặm cỏ Bên dòng sông như chưa biết chiều tan Tôi với nó lặng im bè bạn 20

Mắt nó nhìn dìu dịu nước Hương Giang Những buổi chiều, những buổi chiều quê hương Tôi đã sống và tôi chưa được sống Nhưng chiều nay vô tình trong nắng muộn Mắt tôi nhìn trong suốt nước Hương Giang

Con chim thời gian I Côộc Côộc Côộc Con gõ kiến đại ngàn Gõ nhịp thời gian Từng bước Từng bước chân Dẫm lên lối mòn đồng đội Ôi bàn chân bé tí Chân nao Gạo nặng vai Hơi em ngắn dập dồn chiến dịch Nhịp con tim Nhịp lời chim

21

Thánh thót mồ hôi Giữa ngàn núi xưa cúi đầu lặng lẽ Bóng nhỏ gần bên mặt trời Côộc Côộc Côộc Những người Tà Ôi da màu than rẫy cũ Truốt vào lòng tay sần sùi da gỗ bứa Từng hạt vàng ẩm ướt mồ hôi Từng hạt vàng in sắc máu bàn tay Từng hạt vàng chiến thắng Tiếng con chim Đếm cho ta hạt thóc Đếm lòng ta hạt ngọc Và trái tim không biết rụng rơi Ta chắt chiu nuôi cách mạng nên người Côộc. Tiếng chim vang vọng Thành phố sau màu mây Ôi thương nhớ vẫn hôn lên cùng nắng hồng mỗi sáng Một thành phố cuối con suối này Uống nước đục ngầu mỗi chiều đầy bom đạn Đây, thành phố ta là những sa bàn Những mái đầu hoa râm đăm đăm nếp trán Lần bày tay rẽ lối những binh đoàn

22

Đường phố thân yêu Ta lại học tên em theo hướng những binh đoàn xuất trận Ta vuốt ve ngàn mái ngói mênh mang Tay ta đau với trường thành vỡ rạn Và con cầu như tiếng nấc nằm ngang Cho ta làm một trái mù u Lăn theo chân các anh các chị Những trận xuống đường, những đêm không ngủ Cùng nhạc ngựa cha ông, cho ta đi nữa Về giữa phá Tam Giang. III Cánh rừng này mấy trận B.52? Cây cụt ngọn dựng bia vào trời xanh căm giận Nương sắn xương gầy mục nấm lân tinh Những con suối quay nguồn về huyện bom ngàn tấn Chim vỗ cánh về đây Khắc lên cây cháy bỉng Bằng một nốt rê trầm Ta bỗng nghe Tiếng nhặt khoan nhịp sênh tiền mẹ hát Tiếng âm ấm giọt tranh vừa nặng hạt Tiếng phồng căng con gà đất đầu xuân Tiếng chìm sâu buổi phóng cọc Bạch Đằng Tiếng đục vào đất đêm

23

Tiếng khoan tường xuyên phố Tiếng đất rang lật dưới chân cha vỡ Tiếng bào thai mẹ đạp ngốt hầm sâu Và tiếng em rơi rơi... Như những mảnh lá đêm, mùa chia tay Hà Nội Ôi Tổ quốc ta yêu Người vời vợi Khi Người khổ đau không làm ta sợ hãi Trong căm hờn ta biết đường ta lên Như hôm nay trầm tĩnh tiếng chim Gõ không mỏi vào cửa ngày gian khổ nhất Vững tin. Vững tin Vững tin. IV Côộc... Côộc... Côộc... Mũi tên bay thần tốc Những trận đánh chuyển giông trời lập hạ Những trận đánh làm lịch sử vặn mình trong nếp đá Biển tung xao sóng cuộn đằng đông Lũ phăng phăng thốc xuống đồng bằng Xáp thành cột, nhận chìm loài giặc nước Côộc. Côộc. Côộc... Những trống đồng Ngọc Lũ Những cồng trận Đam San

24

Tiếng hô vang anh Trỗi Cùng ba mươi mốt triệu người nổi lên bão tố Côộc. Côộc. Côộc... Nhịp thời gian cấp tập nụ xòe Đã bén lửa, hỡi mùa hè sáu chín!

Con gà đất, cây kèn và khẩu súng Nhân nghĩ về người thổi kèn trong "Mũi thép" kịch của Nguyễn Vũ I. Con gà đất bảy màu Sống bằng hơi con trẻ Hùng dũng gọi mùa xuân Mặt trời vàng long lanh trên chợ Gia lạc Ngày vui bay trong tiếng gà giòn giã Buổi sáng, buổi trưa, buỗi chiều, hối hả Ôi tiếng gà đầu năm Hạnh phúc tròn trong hơi sữa Nồng nàn mùi đất sang xuân Những con gà đất không ăn được Nó vỡ trên tay, trong giấc ngủ trẻ thơ

25

Nó vở trên tay, một sự thật, không ngờ Mẹ ít tiền không đủ mua con khác Hẹn con mùa xuân sau. Mùa xuân sau, tuổi thơ đi qua Con gà đất của anh không còn gáy nữa Hạnh phúc chuyền môi một thằng bé bên nhà Cũng tiếng gà, cũng ngày xuân, hối hả... Lời mẹ hẹn thành xót xa. II Thành phố mọc như nấm độc những xnách-ba Mỹ và đĩ Lưỡi dao găm và đồng đô la Xe nhà binh trút vào đây hối hả Một mùa xuân quay cuồng và tan rã Một mùa xuân cố trốn một mùa đông Những con gà ướt trụi trốn mưa giông Anh đến: Hai tay nâng một cây kèn Một con gà sắt tây mẹ chưa hề hứa hẹn Và anh không mong Nhưng phải có tiền để không phải mua con gà mà mua sự sống Phải có tiền để được đứng ngả ba đường Ôi! tiếng kèn giật tròn như một vòng thòng lọng

26

Riết lất cổ anh Treo anh lên giữa tiếng cười nghiêng ngửa Những tiếng kèn Nấc lên giữa bốn bức tường địa ngục Ngoài cửa kia những em giơ tay gầy chầu chực Cuối đường kia rung đất tiếng bom rơi Đất nước đau thương giận cho anh điệu nhạc Chẳng chia buồn, như một kẻ xa xôi Người thổi kèn thấy đời mình xoay trong ống sắt Muốn ngắt hơi Anh bỗng mơ một con gà bảy sắc Nở như hoa trên môi Đó là con gà bốn mùa không vở nát Gáy dưới mặt trời Bằng nhịp thở cuộc đời Vang trong xóm mạc Những con gà giục mùa sinh sôi... III Một mùa xuân tiếng đại bác rầm rầm Bản hành khúc những binh đoàn giải phóng Vút từng không tiếng gió phất cờ sao Ôi ngày hội của những người đứng lên đòi được sống Những âm thanh ngàn sóng đại dương trào... Người thổi kèn nhận phần mình khẩu súng

27

Như nhận một chỗ ngồi dưới tay nhạc trưởng Chợt hiểu rằng, đây khao khát thẳn sâu Mẹ đã hẹn một lần và anh đợi từ lâu Anh đã đi từ Con gà đất cây kèn và khẩu súng Để nhận lấy tình yêu của thuở ban đầu

Đất ngoại ô Khu phố ngoại ô Tầm tã rụng bên dòng sông những người dân nghèo về đây như vỏ hến chiều chiều tấp lên các bến Khu phố ngoại ô Chân đất, đội áo nối vai Le te chợ Hôm, chợ Mai Đầu tắt mặt tối Khu phố ngoại ô nằm nghe mưa nguồn và sóng vỗ Đêm thầm tính những chuyến đò về trong giấc ngủ Trăn trở tôn đi những năm nào vỗ về một ngày lam lũ trong tiếng hát nấc dài cuối ngã ba sâu Tôi lớn lên trên khu phố buồn đau Không còn gặp cụ Trâu và những lâu đài xưa cũng chìm dần trong lá xanh trùm kín cửa 28

Vườn thơ xưa không còn gã áo trắng đi về Ngơ ngẩn đọc thơ buồn trong tiếng guốc cạo râu Chỉ còn người phu xe cũ nghiên cốc rượu chiều nhòe những mái tôn Chỉ có nắng trời làm rát mặt những quán nghèo bám bờ đường nhựa Chỉ còn mẹ tôi ngồi bán hàng suốt mùa mưa Nước mắt thương chồng lạnh như hạt mưa đọng qua cửa thùng gương Ôi những cuộc đời sụt lở dần theo con nước mỗi năm lùa vô Đập Đá Chỉ có tiếng xe đoàn lê dương lăn lạo xạo trên những đốt sống lưng trần Chỉ có tiếng còi tàu há mồm những con giòi rúc vào mạch máu Trước Phu Văn Lâu lá cờ vàng như tài cải úa trước bến Văn Kâu Đau biết mấy lần mẹ hát khúc ca dao Lũ chúng tôi lớn lên Con gái đi học về còn biết ra sông gánh nước Con trai còn biết đọc Lục Vân Riên và thơ mụ Đội cho bà Qua hoàng thành cha ông gọi tên tôi tôi ù ù trong họng súng thần công Hịch Cần vương tưởng còn vang qua chín cửa

29

Sắc đẹp nghìn xưa thấm từng trang lịch sử Đời bà con nghèo đọng giữa đáy truyền đơn Nước mặn lên lúa héo ở bên cồn Mẹ vẫn dặn "đổi nước ngọt" chứ đừng "bán nước" Nắng tháng năm run rẩy những oan hồn Người còn sống nhớ "Ngày thất thủ" Ôi mùa phượng hay lòng tôi cháy đỏ Chúng tôi đi. Từ cửa ngoại ô này Cái vẫy tay cuối cùng của thành phố thân yêu. Mười lăm năm đâu phải một ngày xa Thằng bạn cũ đã thành đồng chí Đêm đêm khơi từng ngọn lửa Kể tôinghe chuyện mụ lý, ông cò... Những tấm lòng bền bỉ Cứng như hòn đất chai Thở bằng hơi nghĩa khí Làm trăm nghề chỉ chừa nghề cho Mỹ Làm trăm thân cũng dân dã cụ Hồ Ơi đất phải ra đi và Đất phải trở về Là gạch ngói đau thương là chiến hào căm giận Là Trường Sơn dựng lên ngàn bệ phóng Là kỳ đài xưa ta khắc một câu thề Giải phóng! Có bao giờ như buổi sáng Xuân nay

30

Chúng ta hay, nhìn độ lửa, ta hay Đất đuổi giặc đất vươn dài bén gót Mang Cá tan hoang, Phú Bài vỡ mặt Ngoại ô mở rồi trăm cửa ta băng băng Trái tim hồng lắp đầu súng chống tăng Ta đã lớn, ơi mẹ, em, đồng chí Dưới mái xưa nhìn theo ta ứa lệ Sức trăm năm nay chuyển xuống lòng đường Cả ngoại ô làm chiến lũy sông Hương Bắn tàu giặc như lá trúc vàng héo rụng Em gái cứu thương, em trai cầm súng Mẹ may cờ, em nhỏ đón văn công Cửa ủy ban rực rỡ lá cờ hồng Người lại, kẻ qua, thợ nề, thự mộc Cả chị tiểu thương năm nào tuyệt thực đều ngồi đây điểm mặt những quân thù... Cảm ơn mẹ sinh con trên thành phố. Ngàn ngày nắng và mưa, mười lăm năm bỡ ngỡ Nay con lại chào Người dưới một vùng đạn lửa Người đẹp vô cùng với khẩu súng trong tay Con lại về thăm ảnh cha xưa người chiến sĩ đánh Tây Mười lăm nắm, mới có mặt trên bàn thờ Bạn con đến thắp nén nhang thơm ngát

31

Mắt cha vui phấp phới bóng trăm cờ... Ngoại ô bừng bừng tiếng hát Ngực căng phồng Người trấn cửa Thuận An.

Gửi anh Tường Về những gì tôi muối nói cùng anh Là buổi cách xa mà mùa xuân đẹp quá Hoa riềng trắng bên hiên nhà yên ả Và lũ ve rừng kêu khi trăng lên Bom vẫn rền xé nát cả trời đêm Truyền đơn giặc bên đường như xác lá Nhưng tất cả không thể nào đe dọa Một giọt nắng lành chầm chậm chuyển trên vai Cùng những điều tôi muốn nói chiều nay ... Trong chiến tranh này ai nói dùm ta Những kỳ diệu như một mùa nước lớn Mà trí tuệ riêng quá chừng bé bỏng Trong cuộc đấu tranh xoáy sóng bốn bề Ôi những điều cần phải hát say mê Là bài hát vô cùng Tổ quốc Những năm tháng trường chinh đánh giặc Không phút nghỉ ngơi, không thoáng chần chừ

32

Lối đường làng ta chọc chú ve xưa Nay là lối em ta đào hầm đặt bẫy Những trận giả trẻ con ta từng chơi, buổi ấy Em ta nay là máu, lửa căm thù Không kịp nghe Thạch Sanh và tròn tiếng mẹ ru Đứa xuống hầm nôi đưa lòng đất Giấc ngủ nào cũng mơ mặt trời lên Trang sử nhà trường chỗ ta nhớ ta quên Bỗng sáng rực trong đầu giừ xuất trận Và trong sáng như bầu trời chiến thắng Bốn ngàn năm dựng nước chúng ta thề Theo tiếng Bác Hồ trên Đất tổ của trăm quê... Thành phố tuổi thơ tôi chưa từng đi hết Anh biết chăng tôi lại học tên Người Trên những hướng các binh đoàn xuất trận Trên những hướng đi về phía mặt trời Và Ưu Điềm nơi mẹ đẻ ra tôi Chao thương nhớ là tiếng bìm bịp nước Ngày ba bữa nghẹn khoai và rau luộc Hai mươi năm vẫn thắc thỏm một ngày về Sống lại những gì làm nên thịt da se Tôi lại gặp đồng chí bí thư chỉ còn bàn tay mặt (Anh vấn thuốc như ta cầm búp ngọc lan thơm mát) Chỉ một bàn tay nắm chặt mấy vùng thôn

33

Tự đậy hầm và bắn lũ ác ôn Ngày đen tối giữ tròn tình đồng chí Ôi có cách nào tôi trao cho anh bàn tay tôi nhỏ bé Anh dễ dàng giữ mãi đất lòng tôi... Và thế đó những gì ta nhận được Trên giác quan mở rộng đến nghìn ngày Từ một buông làng khuất dưới bóng Chư Lây Hay một sóc Bom Bo bỗng ngân thành tiếng hát Đều cho nhớ cho thương, cho nước mắt Tưởng như ta từ nơi ấy sinh ra Đã ngắt ngọn rau rừng và vung nhịp chày ba... Ôi Hà Nội có bao giò thương nhớ thế Một đóa hoa rừng đủ nhó một công viên Một quãng dốc nhớ thang lầu đại học Đêm Hà Nội bắn rớt máy bay thù, bỗng vang giọng Bích Liên Tưởng như chính "Ta đi trên đường Hà Nội..." Tưởng kiêu hãnh như sắc hồng lửa chói Tưởng ngoại ô nhường chỗ chuyến tàu chen Đêm cuối tuần ai cũng thấy thân quen Nhưng không phải nhớ nhung chính nơi này tôi lại thấy Tất cả ai cũng đi từ Hà Nội Từ một nụ cười sắc áo dáng đi Từ một chiến công hay nét chữ phong bì

34

Trong kỷ niệm và trong nhiều mơ mộng Hà Nội đó bắt đầu sự sống Mỗi đời riêng và đất nước hôm nay... Chúng ta đi, ngày tháng đường dài Lòng ấm áo muôn vàn tình cảm lớn Biết xếp gọn những gì còn lướng vướng Biết nhìn ra nước mắt bạn bè Biết quý trọng quãng đường ta đã từng đi Ta đi tiếp để trở về cùng có mặt Tận buổi cờ hoa tung vẫy chúng ta về... Anh nhớ đêm nào nghe nhạc Bét Tô Ven Mưa thấm qua hầm dĩ nhờn trên mặt Bom tọa độ vung xòe năm ngón sắc Muốn bới tung chỗ kiêu hãnh chúng ta nằm Trong chương cuối cùng bản giáo hưởng thứ năm Đó là lúc trái đất vừa tỏa nắng Ta reo lên cho nhạc sĩ nghe cùng: - Thiên tài ơi, trận đánh. Anh cũng tấn công! Anh nghĩ gì hỡi bạn mến thương ơi Khi tiếng gà rừng vui như đường phố sớm mai Khi sao hôm xanh như ngọn đèn trước ngõ Lạc đêm rừng nhớ trăm bạn bè một thuở Chở võng giữa mùa đông võng bạn cũng lay cùng Lội trăm suối rừng xuôi nhớ một dòng sông

35

Có phải ta bỗng yêu đời ta kỳ lạ Yêu mặt trời thêm một ngày hối hả Yêu Việt Nam ta yêu Huế của lòng ta Yêu Bác Hồ mặc chiếc áo vải đà Để tất cả choàng trăm hoa chiến thắng Yêu hạt muối đã giàu thêm vị mặn Của mồ hôi xương máu đường dài Yêu nụ cười và từng cái bắt tay Ngày bè bạn đi vào vùng hậu địch... Anh Tường ơi sao những gì muốn nói Là buổi chiều rạo rực những hàng cây Đứng giăng hàng cành với là chen xây. Mà nỗi nhớ như trời xanh bất chợt Bỗng sáng hiện trong cành sâu kín nhất Là nỗi lòng người bạn đã đi xa Sau cuộc hành quân, ngồi lại hát thầm thì... 4-1970

Hình dung về Chê Ghêvara Tôi hình dung Chê đi trong rừng Với khẩu A.K Những viên đạn cài trong băng Như hàm răng nghiến chặt Tôi hình dung Chê đi trông đêm 36

Đầu hơi cúi để nhận hướng từ mặt đất Những đống lửa rừng và ngôi sao không tên Đều cháy lên từ tình yêu Tổ quốc Tôi hình dung Chê cuộn mình trong cơn sốt rừng Thèm một bàn tay vuốt lên vầng trán Ôi khi bàn tay người yêu ta bị mười cái đinh nhọn cắm Kẻ thù! Nhăn buốt trán Chê vùng đi! Tôi hình dung mắt Chê lấp lánh điều ch Chê rủ đất sau trận bom rải thảm Ôi đôi mắt có tận cùng ánh sáng Của tình yêu và trang sách Mác xanh tươi Tôi hình dung Chê đứng trước cuộc đời Mười họng súng kẻ thù gương tận ngực Tỳ tay lên cái chết làm diễn đàn "Hãy nhớ lấy lời tôi"-Chê kêu gọi "Nhân loại cần nhiều ViệtNam cho nhân loại!" Tôi đi hoài với những hình dung Về Chê Ghêvara, người nghĩa quân Như mang một chiếc Tây-ban-cầm trước ngực.. Từ mặt đất và trong lòng đất Nơi in sâu những dấu chân du kích Quê hương tôi, Việt Nam Tôi bỗng nhận ra trong những dấu chân Trọn vẹn trang nhật ký đời Chê

37

Đã được viết lên Trên mỗi thước đất của loài người đi tới.. 11-12-1972

Hồi kết cuộc Chúng nó đã đi rồi Những tên đã đến 100 năm Những tên vừa đến 20 năm Chúng nó đã lội ra biển Đông Chúng nó đã bay về trời Tây Lũ cá sấu và ó diều Những tên xâm lược! Vào một ngày mai Xin mời bạn đến đây (Cả những kẻ hôm nay mới cúi đầu rời bước) Các bạn sẽ được bình an trên mặt đất Không biết dưới chân mình là một hố bom Nhưng ngày ấy chúng tôi không cần nói ra điều đó nữa. Không nói đến những cái hố Mà đáy của nó Lại nằm trong đáy mắt mẹ tôi Những hố đen xa vời

38

Mẹ từng nhìn trong trăm năm đời mẹ. Và có thể con cái chúng tôi Sẽ rủ bạn đến một hố bom đã thành ao cá Cháu sẽ ném vào đấy một sợi chỉ câu Một sợi chỉ không gây nên sóng nước Và cháu sẽ giật ra từ màu xanh yên tĩnh Những con cá bạc Những con cá mà lũ cá sấu và ó diều không thể tha dị. 1973

Khoảng trời yêu dấu Khi nhà em ở phía đông Mỗi ban mai, mặt trời hồng chỗ em Tưởng như em đó, bên thềm Hồng hào chải mái tóc mềm xuống vai Lòng anh bát ngát ngày dài Mênh mông hoa lá mang hoài nắng em Hỡi người con gái dịu hiền Hóa thân làm mặt trời bên cuộc đời Yêu em, yêu cả khoảng trời Sương giăng buổi sớm, nắng dời chiều hôm Tháng tư giông chuyển bồn chồn

39

Hạt mưa vây ấm, nỗi buồn cách xa... Phía em, phía của quê nhà Trắng là tóc mẹ, xanh là áo em Anh đi kháng chiến trăm miền Hướng dương thương nhớ vẫn nghiên phía này. 6-1970

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ Em ru Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ giã gạo mẹ nuôi bộ đội Nhịp chày nghiêng giấc ngủ em nghiêng Mồ hôi mẹ rơi má em nóng hổi Vai mẹ gầy nhấp nhô làm gối Lưng đưa nôi và tim hát thành lời: Ngủ ngoan a Kay ơi, ngủ ngoai a Kay hỡi Mẹ thương a Kay, mẹ thương bộ đội Con mơ cho mẹ hạt gạo trắng ngần Mai sau con lớn vung chày lún sau.. Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ đang tỉa bắp trên núi Ka Lưi

40

Em ngủ ngoan em đừng làm mẹ mỏi Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng Ngủ ngoan a Kay ơi, ngủ ngoan a Kay hỡi Mẹ thương a Kay, mẹ thương làng đói Con mơ cho mẹ hạt bắp lên đều Mai sau con lớn phát mười Ka Lưi.. Em cu Tai ngủ trên lưng mẹ ơi Em ngủ cho ngoan đừng rời lưng mẹ Mẹ đang chuyển lán, mẹ đi đạp rừng Thằng Mỹ đuổi ta phải rời con suối Anh trai cầm súng, chị gái cầm chông Mẹ địu em đi để đánh trận cuối Từ trên lưng mẹ, em đến chiến trường Từ trong đói khổ em vào Trường Sơn Ngủ ngoan a Kay ơi, ngủ ngoan a Kay hỡi Mẹ thương a Kay mẹ thương đất nước Con mơ cho mẹ được thấy Bác Hồ Mai sau con lớn làm người Tự do.. 25.3.1971

Lau 41

Xe đi trong rừng lau Lau làm mây, lau làm bàn tay Vuốt nhẹ vào buồng lái Buồng lái ta có giàn tre làm mái Thêm lau che đường, buồng lái hóa nhà ta Kỷ niệm tuổi thơ phơ phất bóng lau qua Lớp trẻ đi những triền đồi bãi sóng Trên vai bạn cờ lau tập trận Lịch sử ngàn xưa là ước mơ nay Xe đi trong rừng lau gió lay.. Những hòm đạn ba-mươi-cân nén chặt thùng xe Những tải gạo năm-mươi-cân căng tròn nóng hực Truyền thuyết xưa và thần thoại nay Lấp lánh khung trời cánh hoa lau bay Thung lũng A Xo một bầu cộng hưởng Bê-năm-hai và pháo địch rú gào Nhưng năm năm trời xe ta đi là thế Dìu dắt cửa ngoàn vẫn tiếng lau xao Yêu những đồi lau ra trận đêm nao Lau thắp sáng hai bờ vực thẳm Qua trọng điểm gạt mồ hôi thấp nhám Những bông lau vướng vít tự bao giờ Một màu hoa sáng loáng cả mùa khô

42

Màu tốc độ trên tuyến đường vận chuyển. 15.3.1971

Màu xanh lên đường Trong trẻo suốt một đời Những hàng mưa dưới lá Rừng gọi tên tôi thế đó Những hạt mưa rừng trong trẻo rơi.. Những hạt mưa rừng ơi Rung vang trên mặt lá Những hạt mưa rừng ơi Treo sáng quanh vành mũ Mưa không trôi màu xanh mặt lá Mưa không trôi màu xanh bầu trời Tôi đi qua mùa mưa Thấy áo xanh màu khói lá Thấy ngón tay bồi hồi như mỗi chồi non Chào cả mùa xuân đến sớm Sáng nay tôi lên đường Đi cùng ta lá nhé Những ngọn măng rừng thân thiết nuôi nhau Những bông tàu bay sáng bừng ngọn gió

43

Che cho nhau rừng lim, rừng dẻ Sưởi ấm nhau rừng gội, rừng chè Ai nhớ không U Rằng, A Rí Phong lan thơm suốt một triền cao Đi cùng ta lá nhé Những năm lớp lớp chiến hào Lá che ngàn ngày đánh giặc Dộu khi héo vì chất độc Lá lại xanh vào đời ta.. Ta đi bao năm gian khổ Vỗ tay hát dưới cội rừng Ngước lên nước mắt rưng rưng Nghe thấy từ trên ngọn biếc Tâm hồn trong sáng yêu thương.. Lá ơi Cùng ta đi nhé Màu xanh cuộc đời ta mang hai vai Tội ác quân thù ta ghi trên lá ở đây còn máu đổ ở đây còn đường dài Ta còn đi mãi Ta đi giải phóng quê hương Ta đi từ bài hát cũ "Lá còn xanh như anh đang còn trẻ"

44

Ta đi với súng với người Đây những ngày đi đông đủ Lao xao tiếng chân bạn bè Bỗng nhớ khoảng rừng em ngủ Mùa về thiêng liêng đất nâu Thương em lòng ta thắm đỏ Ôi màu áo người bạn cũ Xuân này thấp thoáng triền cao.. Giờ ta đi lên đỉnh núi Bẻ nhành lá sáng quê hương Vẫy chào một ngày chiến đấu Mùa xuân-xanh trời tiền phương.. 12-1978

Mùa Xuân ở A Đời Em lại về A Đời Mùa xuân theo em đó Những cánh rừng hoa lau mênh mông... Ơi A Đời thôn nhỏ Chưa từng qua mà sao nhớ mong Bạn anh vẫn bảo ở đó có sao Hôm Gần ta hơn bất cứ nơi nào mặt đất Gần ta như ngọn lửa cơm nhiều của mẹ 45

Ngày ta đi xa về... Bạn anh vẫn bảo ở đó có dòng sông Nuôi những con thằn lằn trong hốc đá Và những mái nhà đẹp như ngày xưa... Nhưng đồng bào còn đói Người già còn đau Rựa chưa lên rẫy Trẻ chưa học bài Em còn về đó Gùi gạo trên lưng Xắc thuốc bên vai Anh thấy dáng em mảnh khảnh Qua dốc Ngàn Tám, chiều nay Giữa hai lần đi Em để lại cho anh Ngày kết nạp Đảng và nụ cười cô nữ sinh thành phố thương yêu... Có bao giờ như chiều nay Đàn ve rừng gọi rối cả lòng anh Mong em ở lại Kể cho anh nghe Một vì sao Hôm

46

Đẹp như mắt nhỏ Chảy một dòng sông Đá ghềnh ấp ủ Và những bản làng xôn xao tiếng trẻ xanh rờn mái rẫy Đẹp như ngày xưa Đẹp hơn ngày xưa Đạp ngày em xa... 3-1970

Ngày vui Tôi qua dòng sông yên tĩnh Con cầu như tiếng ngân vui Tiếng ve ấm bừng trí nhớ Sen lên thơm bốn mặt thành Ngày vui của đời ta đó Gió thổi đường dài bâng khuâng Đất nước ba mươi năm Trên vai sắt thép Đi suốt cuộc trường chinh Đi qua tuổi trẻ

47

Đi qua những cuộc tiễn đưa lặng lẽ, không hoa Và bây giờ đất nước nở hoa Gần trong hai mươi mốt phát đại bác rung trời Chào chiến thắng! Đất nước của tôi Tôi muốn quỳ trước chân Người Đặt môi mình trên cát mặn Im mặt mình lên trên nguồn thẳm Tung tăng hoài dưới mỗi gốc lúa làng quê Hát khúc đồng dao về độc lập, tự do, Mẹ ơi, con trở lại nhà Sau lưng con cánh cửa chiều khép nhẹ Mẹ lại ngồi trước bếp lửa chiều lặng lẽ Nấu cơm cho chúng con ăn Ôi những hạt gạo nổi chìm ba mươi năm Đời mẹ tảo tần cay đắng Từng nuôi chúng con làm nên chiến thắng Bây giờ chưa đủ chúng con no Nhưng căn nhà mình lộng gió tự do Lộng ánh sáng trước ngày sắp đến Mẹ thân yêu, với tấm lòng trọn vẹn Mẹ vẫn khơi bếp lửa hồng như cổ tích ca dao Và những gì nồng thắm của mai sau.. 1975

48

Nghĩ về một nhãn hiệu Đinh không phải là để đóng cầu Để đóng ghế, treo tranh, để gắn liền sự vật Đinh để đóng vào thịt, vào xương, vào mạch đập Để cắt rời cỏ cây khỏi sông núi xanh tươi Để nhựa chảy thành dòng, máu rơi xuống đất Để tượng Giê su một lần đinh nhọn hoắt Cối đinh... rốc két đinh... đinh, đinh... những mũi nhọn giết người Những cái đinh của thế kỷ hai mươi Đóng xuống Việt Nam Làm tại Mỹ Bi không phải để lăn tròn trên mặt đất Trong tay trẻ con hay thí nghiệm Galilê Bi không quay bánh xe, không chuyền cỗ máy Để mồ hôi con người bớt chảy Để chạm nhau cho tiếng trẻ con cười Bo để khoét tế bào, đốt hồng cầu khét cháy Giết trẻ con hàng loạt giữa sân chơi. Bom bi, pháo bi, lựu đạn bi tung ra hình miệng Rót máu người vào tòa Nhà trắng tanh hôi Làm tại Mỹ Màu da cam không phải của mùa cam

49

Làm nên sắc xanh trời thu, dịu dàng giọng nói Màu da cam thành màu phản bội Thiêu cháy trăm tầng là biếc quê hương Cướp vỏ quế mẹ già, chùm mơ em gái Thui chột những mầm thai chín tháng mười ngày mong đợi. Đốt những lâu đài trong triệu thớ gỗ mát Trường Sơn Hóa học Mỹ, màu da cam chúng đấy Mười năm trời rải ở Việt Nam Làm tại Mỹ Làm tại Mỹ Những côca - côla những Plây Bôi Những "quốc gia" và những giống lai Những nguyên thủ làm hề, những nông dân mất đất Tên chửi Truyện kiều và thằng ăn gan uống mật Làm tại Mỹ Những quốc kỳ vằn vện, những chiến phục rằn ri Những AR.15, những Thần tượng, những Uyt-xky Những yêng hùng của Công Bơ Ring, Mỹ Lai, Thụy Dân, Quỳnh Lập Làm tại Mỹ Những khu dồn dân, những rào chiến lược Cả công thức thay màu da xác chết Và những siêu hình, Thực dụng, Cơ cấu... cũng từ nước Mỹ ra đi

50

Làm tại Mỹ Những siêu âm và phản lực Những chữ "khổng lồ" những chữ "tối tân" Chúng bay có thể nặn thêm trái đất Để quay tròn trong quỹ đạo kiêu căng của Lỗu Ngũ Giáo Nhưng không bao giờ Không thể có bao giờ Bay có thể khuất phục một Việt Nam Làm ra một Việt Nam Rồi đóng lên một nhãn hiệu trơ mòn: Làm tại Mỹ Một đất nước Từ buổi đầu tiên Mang dấu hiệu cặp cánh tự do của bầy chim Lạc Qua suốt bốn ngàn năm Đến đôi dép Bác Hồ Đạp lên đầu ba tên đế quốc Là đất nước không bao giờ chịu nhục Chịu gói mình thành món hàng của chủ nghĩa tư bản cuồng điên Là đất nước dám cầm vũ khí, dụng cụ, tài năng sức lực Xây dựng trên mặt đất này những giá trị to lớn, quanh vinh 13.3.1971 - Viết sau ngày diệt một trung đoàn ngụy ở 723 đường 9, trước ngày Toàn quốc chống Mỹ

51

Người con gái chằm nón bài thơ Tặng O Thanh Tôi chưa về con sông quê em Ngắm em chằm nón buổi đầu tiên Bàn tay xây lá, tay xuyên chỉ Mười sáu vàng, mười sáu trăng lên Ôi cả đôi tay rất đẹp lành Làm nên êm mát những trưa hanh Bài thơ nho nhỏ in màu nắng Dọi xuống hồn ai những khoảng xanh Ôi nón bài thơ của xứ nhà Có bàn tay nhỏ nở như hoa Có thành phố cổ giàu mưa nắng Bóng nón đi về thêm thiết tha Nhưng giặc kia, đạp gẫy vành Nón in màu máu nhữn dân lành Em đi... Cùng với bao bè bạn Bảo vệ quê nhà với chú, anh Có những đêm dài em vót chông Như ngày từng chuốt những vành cong Trên quê hương đó - giờ tan nát

52

Mà mạnh đường dao, cháy bỏng lòng! Có những tháng ròng dưới đất sâu Thèm từng giọt nắng chuyển trên đầu Chập chờn bóng giặc qua ô nhỏ Súng nổ? - Trang ơi mi chết sao? Trang gọi em lên! Thù quyết trẻ! Nửa đêm, xác giặc đổ chất chồng Lót lòng chuối chát ăn vài quả Lại nối đường dây, lại vượt đồng Cứ thế giặc chà xát mấy mươi Hàng cây sém lửa vẫn xanh tươi Cũng như em vậy, thêm từng trải Đất bụi bò lên: miệng lại cười... Chống giặc dồn dân, đuổi giặc càn Từng đêm, Đảng ủy họp vừa tan Một mình một súng, đi từng ngõ Gọi chú, dì đi tính chuyện làng O phó bí thư mười bảy tuổi "Ăn chưa no, lo chưa tới" mẹ ơi Mà nay hạt gạo trên sáng đó Tay xếp, tay đan những chuyện đời Chiếc nón ngày nào che nắng mưa Quê hương xanh mát... Đến bây giờ Vẫn đi đón cả ngày giông bão

53

Dựng dậy phong trào, soi ước mơ Như buổi mai nào, mẹ đến thăm (Từ trong rào ấp giặc giam cầm) Mẹ thương con gái đầu sương ướt: - "biết đến bao lâu nónlại chằm?" Em vẫn cười vui: "Mẹ cứ lo Con đi đánh giặc, rồi con vô Bao giờ hết giặc, trên khuôn mứi Vành vạch trăng tròn, xây nón xưa..." Cảm ơn người con gái quê ta Cho tôi yêu quý nón bài thơ Và trong cả những ngày gian khổ Cả cuộc đời em, điệp tiếng thơ.

Nơi Bác từng qua Nơi mẹ sinh ra con, nơi Bác từng qua Năm tháng ấy bây giờ con chưa rõ Tóc mẹ bạc rồi, những năm đói khổ Kinh đô đau buồn - nơi Bác từng qua Lớp học nào Người đã đến ngồi đây Những mùa thu im lìm lá đổ Như vùi sâu cả bầu trời xứ sở

54

Xuống lòng sông nức nở khúc Nam ai? Góc chợ Xép, nơi nào Người đến ở Hàng phượng nào còn nhớ một mùa hoa Từng trải đỏ tâm hồn Người buổi đó Một sắc cờ vẫy gọi buổi Người xa? Ôi trái mù u động dưới chân Người Còn muốn theo người ra cản giặc Người cu ly nào hai càng xe khóa chặt Sẽ cầm cờ đi trong tương lai? Kinh đô mất, nhưng lòng Người không rắt Từ đau thương, chân lý đến nơi này Tổ quốc lớn lao là Tổ quốc Người chân đất Hát dân ca và cầm búa cầm cày Từ buổi ấy... Người đi không trở lại Những thành phố vẫn đi trên những bước chân Người Thành phố vẫn khoác hai màu trời thu nhớ mãi Năm Bốn mươi lăm ngày Bác mất, Bác Hồ ơi! Thành phố Bác qua đã thành nơi đòi giải phóng Đuổi Nhật, Tây và hất đổ ngai vàng Giặc Mỹ kéo vào. Mỗi tiếng Người vang động "Vì độc lập tự do..." - Thành phố lại lên đường Thành phố ấp ủ những dấu chân hy vọng Người trồng cây đến hái trái cây về

55

Nên, hôm nay trước trận cuối cùng đánh thắng Bước Người về cả thành phố lắng nghe... Con lớn lên Mùa Thu thành kỷ niệm Của đời riêng trong sắc biếc Người cho Khi thành phố còn một giờ giặc chiếm Con xót xa nơi Bác từng qua Ôi nơi mẹ sinh con là nơi Bác từng qua Vệt ánh sáng rải đường con chiến đấu Con xin nguyện, dù trăm lần đổ máu Chọn đất này - nơi Bác từng qua? 4-1970

Nỗi nhớ - Con là đứa hay quên Con lớn qua bao nhiêu lần áo Con nằm biết mấy ngày đau Con quên... - Con chỉ nhó dài thầy dạy Con nhớ lối đi học về Tiếng con hát dòn ngõ vắng Đọng vào tháng năm... - Con là đứa hay quên Mà mẹ thì hay nhớ Cái áo là từ con gà mái quạ 56

Đẻ trứng liền hai năm Mùa con đau là mùa chạy giặc Em gái con mờ hai mắt Chữa hai con là thuốc dấu, thuốc thầm... - Mẹ ơi, mẹ thì hay nhớ Chuyện này nối qua chuyện kia Nỗi nhớ nhân thành nỗi nhớ Buồn đau bạn với buồn đau Nên mẹ nhớ nguồn nhớ cội Riêng nỗi nhớ ba con Có bao giờ mẹ nói Mà tay con sâu vợi Chạm vào trên sợi tóc hoa... Con là đứa hay quân Mười lăm năm xa mẹ Sáu năm nằm chiến trường Chỉ vì con hiểu mẹ Chỉ vì con nhớ mẹ Nên bây giờ ít quên?

57

Tháng chạp ở Hồng Trường Những viên đá đứng theo chiều nhân loại Và tuyết bay như năm tháng bay qua Tháng chạp, ở Hồng Trường, tôi trở lại Nghe ngân chuông trên tháp Xpat-xkai-a.. Chào ngọn tháp mới lần đầu gặp mặt Mà tiếng chuống đã vang biết bao lần Trong tâm tư, những ngày trăn trở nhất ở miền Nam bùn máu dưới bàn chân "Vùng lên hỡi các nô lệ ở thế gian" Lời chuông nhắc-lời Lênin kêu gọi Ôi có phải khi miền Nam thắng lợi Chinh chúng ta đang đi suốt bài ca Ba phần tư thế kỷ sắp đi qua Những bão táp và ngọn trào cách mạng Chiếc đồng hồ vàng như vành hào quang tỏa sáng Cho những ai biết sống ngẩng cao đầu Mắt rưng rưng tôi nhớ hết từng câu Tôi đã hát trong buổi mình kết nạp Tôi nhớ bạn bè phút giây sống chết Nhớ quê hương cuộc sống mới bắt đầu Nghe chuông ngân trên tháp Xpat-xkai-a Tháng chạp, ở Hồng Trường, tôi trở lại

58

Những viên đá đứng theo chiều nhân loại Và tuyết bay như năm tháng bay qua.. Maxcơca, 12-1975

Thưa mẹ con đi I. Giữa mùa chiến đấu Chúng con lên đường Con gái con trai đều đội mũ tai bèo Con gái con trai đầu đi dép lốp Quân phục xanh là tổ quốc may Tiếng cười là đồng đội dạy Chúng con gọi phía sau là kỷ niệm Quyển nhật ký trắng ngần - Nhật kỳ hành quân Chúng con dành cho phía trước - Thưa mẹ, con đi... Nghẹn ngào muốn mẹ nói: - ừ thì con đi đi... Cuối nẻo đường muôn ngàn tay mẹ vẫy Chúng con đi trong gió những bàn tay... II. Đất nước thân yêu thành cao điểm diệt thù Chúng con lớn nới từng quai súng mới 59

Bỗng chiều nào bâng khuâng con hỏi: - Mẹ ơi sao mẹ nói "ừ, thì con đi đi..."? - Có phải là, thưa mẹ Cho con buổi lên đường Giao con làm chiến sĩ Mẹ chỉ giữ chữ "thì" Nối căn phòng mẹ ở Với chân trời con đi? Con đi xa thương mãi Một chữ "thì" chia ly... III. ... Mười bảy năm Con nhớ mùa hè ấy Hoàng hôn vào thành phố Theo con tàu đón con Mắt mẹ hay sao hôm Mà long lanh ngấn lệ Con cúi đầu nói khẽ: - Thưa mẹ, con lên đường Mẹ thầm thì: con đi đi Như cha con ngày đó... Và nước mắt lặng lẽ Mẹ đón vào áo dài

60

Không một hạt bùi ngùi Thấm chân con bước tới... IV. Những năm xa... Con đi bên đồng chí Quen khẩu lệnh của ngày diệt Mỹ Giục giã tâm hồn con - "Tất cả xung phong!" Con nhảy lên, với anh em, xông về phía giặc Mặt đất quê hương làm tấm gương sáng rực Soi bóng chúng con trong sông núi tự hào Con biết phía sau, mẹ nhìn thấy từ lâu Mẹ lại tiễn con bằng cái nhìn ao ước. - ừ, thì con đi đi Mẽ sẽ chờ con từ phía trước! - Con nhớ thằng lính ngụy Quát: "Hầm đâu khai ra!" Con nhìn hai mắt nó Với họng súng là ba Rồi con nhìn rất rõ dáng của mẹ hôm nào Vuốt tóc con mẹ bảo: "- Rằng cho kịp anh em" Vâng, con sẽ lặng im

61

Để nhìn vào tiếng nổ ở cuối đường con đi V. Nhưng con không chết đâu Không thể nào chết được trong tiếng mẹ thầm thì Giục con đi tới trước Khi đường về hẹn ước Mẹ lát dưới chân con Khi ngàn đêm cămhờn Mẹ tiễn con ra trận Khi tình yêu bất tận Mẹ nối một chữ "thì" Ngày đất nước gian nguy Lại sẵn sàng tất cả! Mẹ ơi lòng con đó Bao năm vẫn trở về Để "Thưa mẹ, con đi" Trước chặng đường mới mẻ Bởi vì con hiểu mẹ Lại sẵn sàng tiễn con Bởi vì con hiểu hơn Con là con hiếu thảo Không quay đầu phản bội

62

Con đường mẹ tiễn đi... Theo kháng chiến thần kỳ Con bay lên bằng cánh Của bàn tay thô nặng Mẹ vẫy vẫy chào con Trao con với nước non Đưa con vào đội ngũ? 4-4-1971

Tiễn bạn cuối mùa đông Gửi theo T.V.Th.X Tiễn bạn về vùng sâu Mùa Xuân vừa kịp đến Rừng sâu hoa đẹp hiếm Xin vui trong tiếng chào Cầm tay nhau bịn rịn Gió Xuân lùa trước sau... Hẳn người còn thương nhớ Một chóp núi biên thùy Nhiều mưa và ít nắng Bom rung tàn lửa khuya

63

Những trang đời, trang viết Nặng nghĩa đời sau, xưa Hẳn người đang nhìn thấy Qua ngàn núi ngàn mây Quê hương mình lớn dậy Mùa Xuân nở thêm ngày Ôi quê hương ta đấy Gọi ta về sáng nay Ôi thành phố yêu thương Ta xa Người thế nớ Những đêm dài trăn trở Ai gọi ta lên đường? Vết bùn tràn dặm cỏ Ai đang ra chiến trường? Không được đi một lần Tôi xin cùng non nước Những suối nào theo chân Qua A nhâm, A Đợt Cho lòng tôi đến trước Làm bông hoa trắng ngần Là mùa xuân ở đó Là tình yêu văn chương Là lộ tiêu chiến đấu Là dấu về quê hương...

64

Tiễn bạn ngày cuối đông Tôi về trong nắng chói Trên vai ngàn đồng đội Mang mùa Xuân đi cùng Mang ngày về thắng lợi Hóa trời xanh mênh mông...

Tình Ca Đừng yêu ai, em nhé Chỉ yêu mình anh thôi Dẫu tất cả con trai Bên em đều tốt đẹp Đừng thương ai, em nhé Chỉ thương về anh thôi Dộu anh không còn trẻ Không có chỉ hơn người Đừng nhớ ai, em nghe Ngoài anh, người bạn cũ Dộu ngàn ngày quyến rũ Là ngàn ngày chưa qua Chỉ một lần thiết tha Chỉ một điều mơ mộng Như chỉ một bài ca Hãy vì anh đồng vọng 65

Yêu anh từ nước mắt Rơi trong ngày biết yêu Yêu anh từ tiếng hát Khi sao xanh những chiều Yêu anh không lỗi hẹn Một bông hoa đợi chờ Nở trong lòng thầm kín Mặc tháng ngày vụt qua Yêu anh từ rất xa Chiến trường anh gối ngủ Tóc em cùng suối đổ Trong giấc mơ nhớ thương Yêu hơn mọi yêu thương Mà cuộc đời đã có Nhớ trước mọi nẻo đường Đã thổi từng trận gió Từ tháng ngày chiến đấu Ta chọn tình yêu ta Em ơi em-đồng chí Ngọn cờ và tình ca Những gì ta đã có Là em hay cánh đồng Là mây trên thành phố Hay trăng treo cuối rừng

66

Đều cũng là lửa máu Của đồng đội, đồng bào Những gì ta phải đổi Đến tận cùng gian lao.. Nên vì sao em ơi Môi anh đau điếng gọi Anh muốn nói một lời Yêu anh luôn em ơi Vì không ai có được Như anh, một tầm lòng Càng đi vào mặt trận Càng sáng bừng thủy chung Càng lao lên lửa bỏng Càng yêu em tận lòng Trên ngọn nguồn sông núi Biết yêu thành mênh mông.. 1973

Tôi lại đi đường này Tôi lại đi đường này Để đi cho đến cuối Khi cái điều mong đợi

67

Đang vang ở chân trời... Tôi lại đi đường này Dù lần đầu mới gặp Đường cha tôi đánh giặc Đường bạn tôi giao liên Đường em tôi chạy giặc Bà tôi ra bưng biền Đường đỏ cờ độc lập Mẹ tôi mơ ngày đêm. Con đường rừng mới cắt Sên, muỗi nhiều như gai Con đường qua đồn địch Mũi súng đi trước người Con đường sông Hai Nhánh Vừa chạy gằn vừa bơi Con đường qua núi Chuối Chân cọp trộn chân người Con đường qua A Lưới Dép tám quai còn hai Và con đường hậu địch Bụng làm chân, không lùi! Nhà của tôi trên đường Cái ba lô tôi đó Có khe là có ở

68

Treo võng rồi che tăng Nắng chiều thường hối hả Nhật kỳ ghi vài dòng Nờu cơm vừa hong áo Hỏi đường mai hành quân Thư quê nhà thường vắng Được thư qua miệng người Địa chỉ chồng địa chỉ Đến tay thường bì rơi Không hề gì bạn ơi Ta vào ngày đánh Mỹ Chung cái buồn miền vui Đọc thư mà nhớ hết Cả con đường thư đi Tôi lại đi đường này Con đường đi cứu nước Hôm qua men một lối Hôm nay nhiều ngã tư Hôm qua phải xóa dấu hôm nay gỗ nát nền Hôm qua súng trường Mát Hôm nay dàn đại liên Hôm qua là mũ vải Hôm nay sáng mũ đồng

69

Binh chủng chào binh chủng Cười reo ran mặt đường Tôi lại đi đường này Không bao giờ sợ lạc bạn bè cho nhành cây là con đường sáng rực Tâm hồn theo chân tay Tôi yêu người đi trước Tôi yêu người đi sau Làm hướng ta rộng mở Làm đường ta phẳng phiu Trường Sơn đường trăm cửa Tự do tung cánh chào... Nếu tôi phải ngã xuống Xin đặt tôi bên đường Cho tôi vành sao nhỏ Gác đường Hồ Chí Minh Người qua đây sẽ nhớ Hãy dồn nhanh bước chân Nối mạch đường tôi ở Với tinh cầu hành quân... 18.3.1971

70

Trên núi sông Anh hái cho em một đóa hoa trên cánh rừng này Rồi anh gửi lại hoa vào một cánh rừng khác Anh nhặt cho em một vỏ hàu giữa truông cát vùng sâu Rồi anh đặt hàu trên bờ sông thượng nguồn xanh thẳm Anh không lơ đãng đâu em, ngày anh đi kháng chiến Anh gửi trên núi sông cả mối tình anh thầm kín Có bao nhiêu mặt đất với độ cao khác nhau anh đã từng nằm Có bây nhiêu nỗi nhớ của anh trải xuống rất đằm Chắc những đứa con của Âu Cơ từng lên rừng và xuống bể Cũng không nhớ thương nhau nhiều như ta nhỉ? Anh nhớ em làm mỗi ngọn lửa cũng nhớ em Lửa cháy trong Trường Sơn bao đêm Nhưng anh biết chúng ra rồi ra hạnh phúc Bởi chúng ra yêu nhau trong mỗi ngày đất nước Ôi mỗi sợi tóc mai trên mai trên má em cũng thương anh hoài như rứa sao Những năm anh lấy tuổi trẻ mình dâng cho xứ sở dài lâu Cám ơn em và cám ơn cuộc đời Cho anh một trái tim nhạy cảm đường chân trời.. 23.6.1973

71

Từ những gì các anh trao? Buổi sáng ấy ra tù Tôi xin vào bộ đội Tôi không thấy ai chú ý đến tôi nhiều Tất cả nhìn về hướng đánh Và tôi, độc cái quần lót ngắn Tôi cũng không chú ý đến tôi... Anh em đưa tôi một khẩu A.K Báng gỗ xước vì mảnh đạn Cũng mảnh ấy làm đồng chí mình ngã xuống Khi đưa súng tì vai Tôi thấy má mình tì má người đã khuất... Sau một trận đánh phản kích Trước chùa Bảo Quốc Tôi nhận về một đôi dép lốp cao su Quai xém thuốc bom, gót đọng máu thù Anh ấy ngã trên lòng đường xuất kích. Đôi dép ngắn hơn chân tôi một ít Tôi bỗng thấy mình đi bằng chân anh... Buổi chiều sau về hậu cứ tiểu đoàn Tôi được nhận bộ tô châu Có mùi hôi đồng chí nào không trở lại Đêm ấy tôi nằm trăn trở vải

72

Nhớ anh tận làn da... Cứ như thế Hai mươi năm ngày làm chủ Người lính mới trong tôi Đã là người lính cũ Mang hình đội ngũ Từ những gì các anh trao Cả những dân thành phố gặp tôi chào - Đồng chí quân giải phóng!

Vỗ Hờn Vỗ nói làng xưa bên sông A Mong Ngày võ xa, còn lũ bò rừng Gương sừng đi trong rừng lau sắc Những hố bom in đầy dấu chân Lên rẫy cao vỗ gieo hạt bắtp Lên núi cao, nghe Đảng mà đi Vỗ nói nhiều đêm mắt không nhắm được Nghe A Mong dưới ấy rầm rì Rồi con cái đi, người già ở lại Chông phải vót đêm, lúa phải trĩa ngày Quen với lửa bàn tay thành sắt Quen nắng mưa bàn tay thành cây Vỗ sống những năm trọn ngày gió nắng 73

Vỗ sống những mùa trọn mình đất đai Vỗ trĩa vào hố bom nồng thuốc súng Mồ hôi mình với lúa và khoai Vỗ ngả từng cây đại thụ ngút ngàn Lại chăm chỉ truốt từng hạt lúa Nuôi cách mạng với bàn tay đó Vỗ trao ta cả sức Trường Sơn Thương lắm đàn con những chiều ghé bản Vỗ cười cười cái tẩu đất rung rung Cái mẫu đất A Mong trên miệng vỗ Nở khói xanh như màu dòng sông Vỗ nói mong ngày địch thua ta thắng Vỗ lại về A Mong quê ta Rồi nhả khói, vỗ ngồi im lặng Tự bao giờ như một trường ca.. 1973

Xanh xanh bóng núi Rồi ngày em hiểu anh hơn Những câu thơ với nỗi buồn của anh Yêu em, chưa được ngọn ngành Nói em hết nỗi yêu mình đã yêu Mai sau công việc bận nhiều Chắc anh chẳng nói những điều hôm nay 74

Những ngày đi, nối những ngày Thủy chung với nước, vơi đầy với em Chỉ còn sâu thẳm êm đềm Rừng xưa vây kín nỗi niềm đôi ta Những chiều em ngước mắt xa Xanh xanh bóng núi, đó là lòng anh.. 1974

75

II/ Các tác phẩm sáng tác từ 1994-2007 Ánh sáng Ánh sáng có màu gì. Đố anh yêu biết được. Đợi chờ có nghĩa chi. Anh mới không thèm đến. Đợi anh từ hôm qua. Khi mình chia tay ấy. Đợi chờ lâu biết mấy. Thế mà anh cứ đi. Anh cứ đi nữa đi. Chẳng cần anh đến nữa. Thế nhưng anh thất hứa. Em bỗng thấy bâng khuâng.

Bây giờ là lúc Bây giờ là lúc có thể chia tay với điện thoại để bàn, các vidít, nắm đấm mi-crô Tự do lên mạng với đời sống, ăn ngủ với bụi đường Một mình một ba-lô và xe đạp Bây giờ gió gọi anh đi Mặt trời đánh nhịp về tám hướng Từ giã cà-vạt, giày đen, lời trịnh trọng Anh là một với cánh đồng, cánh hẩu với quán cóc, ăn chịu với cỏ Hò hát một mình, đọc những gì yêu thích, ghi chép những gì cần ghi chép Thế giới thật rộng, những ngả đường độ lượng Cho anh làm mới cuộc đời mình

76

Anh gọi đó là chuyến về không hạn định Để là một người trong mọi người Anh tham dự trận tấn công cuối cùng Vào cái chết Hãy lộn ngược da anh Và ghi lên đó mật khẩu: - Không lùi bước!

Cáp Quang Đường cáp quang xuyên đại dương Bị cắt khúc, rao bán, Trên mặt báo chúng giống hệt những con cá chết Giương mắt trừng trừng nhìn thế gian. Đoản mạch, im re, Bá đạo, Buồn chuyện năm châu bốn biển Kẻ sĩ cưỡi trâu vào núi. Để lại trên cửa Chánh Tây mười chữ: -Tìm ra đường thật khó Chọn được Người, khó hơn. 7/6/2007

Có một ngày Có một ngày em không yêu anh Em đi thật xa Và mặc chiếc áo Anh chưa từng thấy bao giờ

77

Em sẽ có cái cười Bằng ánh sáng của cái hôn khác Có nỗi buồn Bằng màu mưa khác Những nỗi buồn vui anh không có được bao giờ... Có một ngày Em tràn đầy hạnh phúc Ngày em không yêu anh Ngày em rời mái nhà xưa cũ ấy Và chiếc áo sờn vai ấy Anh từng hôn lên nỗi khó nhọc hàng ngày Em xoá mình đi Bằng chiếc khăn màu thơm ngát Cái ngày đó Anh sẽ bắt đầu Với anh Bằng bước chân ngày đón em Anh, một chàng trai Với màu tóc khác Riêng năm tháng cuộc đời Thì vẫn như xưa...

Đọc thơ tứ tuyệt của Đỗ Mục Kích gãy, cát vùi tham vọng lớn Ngàn năm xanh mãi một Trường Giang Chợt buồn nhẩm lại Dương Châu mộng Khuôn mặt thi nhân lặng trước đèn 17.1.2007

78

Đồng giao màu xuân Có một người lính đi vào núi xanh những năm máu lửa. Một ngày hoà bình anh không về nữa Có một người lính chưa một lần yêu cà phê chưa uống còn mê thả diều Một lần bom nổ khói đen rừng chiều anh thành ngọn lửa bạn bè mang theo Mười, hai mươi năm anh không về nữa anh vẫn một mình Trường Sơn bền bỉ Ba lô con cóc tấm áo màu xanh làn da sốt rét cái cười hiền lành Anh ngồi lặng lẽ dưới cội mai vàng dài bao thương nhớ mùa xuân nhân gian Anh ngồi rực rỡ 79

màu hoa đại ngàn mắt như suối biếc hồn như nắng vàng tóc xanh ngọn cỏ vai đầy núi non Tuổi xuân chín đỏ mùa xuân ngọt lành theo người lính trẻ về từ núi xanh... 12-1994

Lên núi thăm chùa Lên chùa ngồi nhặt cỏ may Đường xa gối mỏi, thõng tay giang hồ Bỗng dưng ran một tiếng "vô" Thì ra bia bọt còn chờ dưới khe. (17-09-2006)

Mẹ và quả Những mùa quả mẹ tôi hái được Mẹ vẫn trông vào tay mẹ vun trồng Những mùa quả lặn rồi lại mọc Như mặt trời khi như mặt trăng Lũ chúng tôi từ tay mẹ lớn lên Còn những bí và bầu thì lớn xuống Chúng mang dáng giọt mồ hôi mặn Rỏ xuống lòng thầm lặng mẹ tôi 80

Và chúng tôi, một thứ quả trên đời Bảy mươi tuổi mẹ đợi chờ được hái Tôi hoảng sợ ngày bàn tay mẹ mỏi Mình vẫn còn một thứ quả non xanh.

Mưa thu Đêm sâu, đường quạnh vắng Người đi chưa thấy về Hạt mưa thì quá nặng Nghẹn ngào trong giếng xưa Sách dày khó đọc hết Mưa dài sông nước lên Ngoài vườn mấy tàu chuối Vẫy hoài trong bóng đêm Ta ngồi như cội trúc Gội mưa thu bốn bề Nghĩ mình không lỗi hẹn Với người đang xa quê Chỉ mong em trở lại Kịp hái giùm tóc tiên Cắm lên bình lam ngọc Mừng một ngày lãng quên. (20-09-2006)

81

Sông Hương Đặt mình trên con nước, đầu hướng về biển, anh trôi đi. Cùng hình bóng các đền đài, những cạm bẫy của thời gian, nước mắt người đã chết. Anh trôi đi cùng phù du phiêu sinh vật, những tiếng chuông không ngày về Những ngọn cỏ khô không nguồn gốc, những người mẹ đắm đò, những câu mái nhì mất tích Anh trôi đi với trận bão năm Thìn, nhịp cầu bị đánh sập năm Thân Những cây bèo tím Sông Hương Con sông của những người ra đi và trở lại Đưa anh qua những ngày bình an như bàn tay mẹ Không nỗi đau đớn nào sông không rửa sạch với từng giọt nước ngời sáng Không một cơn khát nào không được san sẻ bằng vị ngọt thần thánh Người có đủ nước cho những cánh đồng, đủ tôm cá cho phiên chợ sớm Diên Trường, đủ nước mặn cho những ao tôm ngoài cửa Thuận Người đủ phù sa cho một châu thổ không có trên bản đồ Nhưng mãi mãi phì nhiêu trong tâm hồn người xa xứ Người là bùn, là mây, là bến, là hành trình của nước không dừng lại một ngày Những đêm mất ngủ Anh năm cong như một con thuyền neo bên sông Anh nghe nước chuyện trò Về cánh rừng nguyên sinh trên động Mang Chang với những cây trầm khổng lồ Những con cá chình không bao giờ chết trong hang sâu, Thác Ông, Thác Mụ Những bãi cát thơm hương thạch xương bồ 82

Những tiếng gầm bị nén lại của thuỷ điện Tả Trạch Tiếng chầu văn nói lời siêu thoát ở điện Hòn Chén Chiếc Linga dựng đứng cuả người Chăm ngoài cửa biển Anh trôi đi Không bắt đầu, không kết thúc, không bờ bến Anh mang tự do của nước đến với cuộc đời Như sông từ hữu hạn đến vô hạn Để mãi mãi có mặt Để sống Bên người Phải chăng sông Hương? Nguồn: "An ninh thế giới cuối tháng" tháng 10/2006.

Tắm bến Hà Khê Mười năm dầu dãi, đường xa ngái, Bây giờ về tắm bến Hà Khê. Nhìn lên tháp cổ cao trông đợi, Cúi xuống dòng xưa chợt ấu thơ. Huế, ngày 8/6/2007

Trở lại A Lưới Những bước trùng điệp Những bước núi rừng A Co ngửa mặt mờ mây gió Cô Ca Va lừng lững lưng voi Dốc mèo gân guốc bàn tay nắm An Hồ nghìn năm dầm mưa bay A Lưới trập trùng chiều trở lại

83

Mưa nối mưa, nắng thay nắng từng giờ Vẫy tay lau trắng lên sườn dốc A Ling, A Sáp xuôi đất khách Năm tháng trôi đi, năm tháng về Em hát cái ngày đau xót đó Bây giờ dịu ngọt cứ như không Tóc không xanh tóc ngày xưa nữa Máu nóng trong tim máu vẫn hồng Em dẫn ta lên ngàn thước núi Ngó về chất ngất bóng Ka Lưi Nhớ Em lắt lẻo trên vai mẹ Em có còn không, em Cu Tai? Ta cõng em đi trọn một đời Thơ ta, ta gửi đến bao người Những lời ru ấy rơi trong núi Biết có khi nào em đã nghe? 19-12-2006

Trên đường Rồi bạn đi với tôi qua những bờ tường trắng Sau chiến tranh Những ngôi nhà như tinh thể kết bất ngờ trong hạnh phúc Định hình tất cả niềm vui và sự thật Bằng gỗ, bằng vôi và giấc mơ ngày lên đường Những ngôi nhà thành phố tuổi thơ tôi. Bạn cùng đi với tôi trên vỉa hè rạn vỡ - Đây là những gì chúng ta đã sống và đã chết Người con gái áo trắng đi về tương lai nào đó 84

- Đây là những gì chúng ta đã đổ máu và hát ca Những hàng phượng mang nắng từ trên vai thành phố - Đây là những gì giúp ta cao hơn một tầm nhìn Một người mẹ gánh nặng trở về - Đây là những gì chúng ta mang mẻ và hy vọng Bạn ơi Bạn nghe tiếng trở mình của thành phố thân yêu Mây trắng chất ngất và lòng ta đầy dự tưởng Những em bé nhặt lá khô bên lề đường Anh bộ đội vẻ vụng về sau ngày đánh giặc Đằng sau buổi chia ly, đằng sau lần gặp Tâm hồn ta như cánh rừng xa khuất Lại xanh màu và mãi âm vang... (1975)

85

Trường ca Mặt đường khát vọng I.Lời chào Ta đã đi qua những năm tháng không ngờ Vô tư quá để bây giờ xao xuyến Bèo lục bình mênh mang màu mực tím Nét chữ thiếu thời trôi nhanh như dòng sông... Ta lớn lên bối rối một sắc hồng Phương cứ nở hoài hoà như đếm tuổi Như chiều nay, một buổi chiều dữ dội Ta nhận ra mình đang lớn khôn... * Biết ơn những cánh sẻ nâu đã bay đến cánh đồng Rút những cọng rơm vàng về kết tổ Đá dạy ta với cánh diều thơ nhỏ Biết kéo về cả một sắc trời xanh Biết ơn mẹ vẫn tính cho con thêm một tuổi sinh thành "Tuổi của mụ" con nằm tròn bụng mẹ Để con quý yêu tháng ngày tuổi trẻ Buổi mở mắt chào đời, phút nhắm mắt ra đi... Biết ơn trò chơi tuổi nhỏ mê ly "Chuyền chuyền một..." miệng, tay buông bắt Ngôn ngữ lung linh, quả chuyền thoăn thoắt Nên một đời tiếng Việt mãi ngân nga...

86

Biết ơn dấu chân bấm mặt đường xa Những dấu chân trần, bùn nặng vết Ta đi học quen dẫm vào không biết Dáng cuộc đời in mãi dáng ta đi... Biết ơn dòng sông dựng dáng kiếm uy nghi Trong tâm trí một nhà thơ khởi nghĩa Cao Bá Quát ngã mình trên chiến địa Trăm năm rồi sông vẫn sáng màu gươm... Trăm năm rồi ta đếm bước sông Hương Vẫn soi thấy niềm đau và nổi giận Khuôn mặt trẻ bỗng già trên lớp sóng Ngẩng đầu lên, ta thấy mặt quân thù! II. Báo động Buổi sáng ấy Ta không quên Hình dáng những chiếc tàu há mồm ngoạn vào thành phố Trên bến đổ quân của Trăm năm giặc Pháp Lại những lốt giày kiểu mới dẫm lên Những lốt giày viễn chinh Cắt hình răng chó Cắm ngập vào phù sa đỏ... Chiếc mũ sắt lù lù nửa mặt Áo quần sặc diêm sinh máy móc Những con cá sấu Đại Tây Dương Trườn lên bờ sông Gai góc đầy mình những súng và đạn Chúng phả vào không gian mùi mặn Của máu những cuộc săn người Của mồ hôi nhiều hải cảng Của xương trên cánh buồm cướp biển Và những mưu đồ tăm tối bên kia đường chân trời... 87

Ngón tay đặt lên vòng cò Nằm xuống và trườn lên Chúng hét lên những khẩu lệnh man rợ Gờm gờm nhìn chúng ta Thành phố lập tức bị đặt trước tầm súng Thành phố lập tức biến thành cánh rừng Những cánh rừng Viễn đông có dây thép gai và bao cát Chúng ta biến thành tên mọi da màu Cho người Mỹ truy kích lùng săn... Viễn Tây - Viễn thông Kim địa bàn quay ngược Quả đất quay ngược Việt Nam sẽ trở về 200 năm trước Đội mũ lông chim và cầm búa đá Ngã gục dưới mũi súng tối tân Và bông hoa của chủ nghĩa thực dân Sẽ xèo cánh trên núi sông ta đó Bông hoa đó là dấu giày răng chó! Lịch sử đã lặp lại rồi chăng? Một nỗi đau từ vô tận vô cùng Ùa vào mỗi căn nhà, góc phố Những tiên cảm gớm ghê, đày đoạ Đều vẽ ngày thất thủ kinh đô... Nhưng lịch sử không lặp lại bao giờ Gần thế kỷ qua đi, đã đủ Những đạo quân thực dân Trở thành đạo quân của "Hoà bình, Danh dự"! -Kìa các bạn Việt Nam Các bạn hãy cài then, ngủ kỹ Mặc chúng tôi với day thép gai ngoài đường Chúng tôi đến đây vì một lời cam kết Súng đạn này là để chống xâm lăng Để chứng minh cho lời nói là việc làm Buổi sáng nay Khi chúng tôi còn trên tàu 88

Chúng tôi đã ném xuống sông những lon đổ hộp Cho những đứa bé Việt Nam lặn mò ngoi ngóp Người Mỹ chúng tôi đáng thiện cảm biết bao Đã hết lòng kích lệ, vỗ tay reo Người Mỹ thích vui, lại vô cùng giàu có Ưa giản dị nên bắt tay bằng kiểu đó! Buổi chiều ấy Trước con tàu và trước dòng sông Chúng ta hỏi nhau và như tự hỏi: Chúng ta hiểu thế nào là cam kết? Sự có mặt này để cam kết với ai? Trong im lặng, ai đó trả lời: -Người Mỹ đừng quên đây là xứ sở Của những Yết Kiêu bất tử! Ta quay nhìn. Sông đã hóa mênh mông Từ trầm rư, sông vỗ sóng trùng trùng Nối lịch sử những bờ không giới hạn Những cam kết hôm nay với trăm đấng anh hùng... III.Gi ặc Mĩ Khi tên lính Pháp cuối cùng đi đến trước dòng sông Vươn qua thành cầu soi mặt mình dưới nước Nó bỗng nhổ nước bọt vào nơi nó vừa ngắm được Khuôn mặt chủ nghĩa thực dân cũ tan rồi trên sông nước quê ta Tên lính Pháp quay đi Tên lính Mỹ vào ngay... Tên lính Mỹ ấy Là Giếch, là Giôn, là Tôm là Uých Tóc vàng, tóc nâu, da màu hay da trắng Nó ở Uýt-xcôn-xin, Mát-xa-xu-xít hay Flô-ri-đa Nó ăn khẩu phần C hay khẩu phần A

89

Nó gọi Vi-xy thay cho người Việt Nam hay Hin-tơn thay cho Hà Nội Nó giết người, quăng bom, hít hê-rô-in, rửa tội Nó có bà biểu tình trong chiến dịch mùa thu Những điều ấy không phải nhiều dấu hỏi Khi lịch sử trao ta quyển lên tiếng nói Thì lịch sử cũng không quên soi tỏ mỗi con người... Phút này đây, ta gọi nó cho người? - Là tờ giấy! Vâng! chỉ là tờ giấy Một tờ giấy trong bảy nghìn tờ máu vấy Một chữ đen trong hai triệu rưỡi chữ mù đen Ngũ giác đài ghi tên nó trong đêm Lịch sử nó đen bầm vì tội ác Rồi giấu kín. Rồi phết sơn loè loẹt Nó bước ra với kèn súng dàn chào Nó đốt nhà ư? - Tổng thống sẽ khen rao Nó hãm hiếp ư? - Có Xpen-man làm dấu Nó giết người ư? - Có tượng thần tự do chùi máu Nó khai quang ư? - Có Xten-bếch véo von Nó là đứa con cưng của bọn lái súng, buôn vàng Những lý thuyết hận thù, những tín điều thuốc độc Nó, chính là chữ cái, chữ con, trang nhỏ, trang to, trong "Hồ sơ bí mật" Bẩn thỉu trần truồng trước nhân loại hôm nay... * Không ở đâu bằng đất nước Việt Nam này Nơi nhân loại thêm một lần nhìn thấy Những tội ác con người đã đi qua bỗng hồi sinh trở lại Như những tầng diếp thạch vỡ ùa ra múa vuốt liếm môi Rồi những Khan Tác-ta bỗng bước ra từ bão cát Rồi những cuộc Thập tự chinh với đầu người trên mũi mác Rùng rùng đi tàn phá nước non này 90

Những bạo chúa tự hào lối đánh bánh xe quay? Giờ đã có trực thăng treo người vào không khí Xưa giết người bằng voi, bằng dao, bằng rìu, cũ kỹ! Nay giết người bằng hóa chất, điện tử, phô-tông Xưa quan lại đánh ta bằng đầu gậy bịt đông Nay chúng ta quật bằng cao su độn sắt Quật chết người mà vẫn không hề tái mặt Vì giết người máu chẳng dính tay chân Xưa chúng âm u mở toà án giảo hình Bắt trí tuệ đến đây quỳ xuống gối Nay "Sám hối" vẫn tràn đầy ánh sáng Điện một nghìn oát xoay chiều vào cốt lõi thần kinh Chuồng cọp của lãnh chúa xưa đáng gọi hôi tanh Nay miệng những thắng ác ôn đã tanh ngòm gan với máu Xưa "Luật cọ về" là vinh hoa sáng tạo Nay thú tính, dâm ô thành lý thuyết tôn thờ Xưa một người chỉ đâm chết một người Nay một cái bấm nút, một cái đạp càn của bom Mỹ giết ta hàng chục hàng trăm ngọn xớt Xưa đinh đóng bằng tay, nay đinh đóng bằng bom rốc két Mặt thằng giặc lái giết người vẫn có dáng ngắm trăng sao Xưa khủng bố dân, chúng đem ta ra giữa chợ chặt đầu Nay hiện đại, vô tuyến truyền hình sẽ đưa vào bữa cơm chiều nhân loại Để loài người vừa ăn vừa xem máu vãi Dần rà quen cái chết tựa cơm ăn Quen lối giết người, quen mặt xâm lăng Quen kinh sợ, quen vục đầu trong vật chất! Không ở đâu trí tuệ bị gọi nhầm tên kỳ quặc Bằng những mưu đồ của Giôn-xơn, Ních-xơn Mượn những công trình của máy tính, vi phân Chúng phân tích máu xương ta thành tỷ lệ Uốn công lý quăn queo làm thước kẻ Rồi viết lên những định luật Việt Nam 91

Làm tiền để cho sự tàn bạo thế gian Chúng công bố: Để phá năm tân thóc của Việt cộng phải phá năm mươi tấn thóc của dân chúng Ngược lại: phải giết năm trăm dân Mỹ lai để đừng sót một tên Việt cộng Để khuất phục một dân tộc trong mười năm "thời kỳ Việt Nam" phải dám đẩy lùi dân tộc ấy về đổ đá ngàn năm. Vì một cuộc hành quân phải huỷ diệt hàng vạn mẫu cây rừng Vì một đòn pháo kích ở Plây-cu phải trả đũa xuống sông Hồng Hà Nội Vì một thành phố Mỹ Tho cần cứu nguy phải hạ sát ngay thành phố ấy Vì sự tồn vong của học thuyết màu da, phải đầu cơ hàng vạn xác da vàng Vì một tên bù nhìn, nửa triệu lính Mỹ phải đem sang Vì lợi ích của bốn trăm ông vua, hai trăm triệu người Mỹ phải góp tiền góp máu Vì tinh thần một tên lính Mỹ phải nói có hai ngàn Việt cộng bị giết mỗi tuần trên mặt báo.(thiếu chứng nào thì moi cốt, giết vào dân!) Vì quyền giết người Việt Nam phải giết bốn sinh viên Mỹ ở Ken Vì Tổng thống, phải xích tay hàng vạn người biểu tình nổi loạn Vì và phải...cái tương quan độc đoán Các mệnh đề, cái lô-gích cuồng điên Các tỷ lệ ném ra bất chấp cán cân Chỉ cần sự bảo chứng của đô-la và súng máy Cùng cái đầutối tăm của Giôn-xơn, Ních–xơn đặt vào trên đấy! Không ở đâu con người trước con người Thành "chó dại", "Trâu điên" và "đỉa đói" Điều kinh tởm, chúng vẫn mượn tiếng người để nói (vẫn phải "nói" với ta vì ta vẫn là người) Thú tính gầm lên trong chữ nghĩa, câu lời: - "Tao đánh cho mày tuyệt đường sinh nở!" - "Tao moi gan mày thử xem to hay nhỏ!" - "Tao móc mắt mày để đừng trừng mắt với tao!" - "Tao đập vỡ óc mày xem tư tưởng Việt cộng ra sao!" 92

- "Tao phá sự tiết trinh của mày để mày đừng mơ với mộng!" - "Tao giết con mày để xem mày thương con hay Việt cộng!" - "Tao vạt râu thằng già này vì nó dám bằng tuổi cha tao!" Chúng đánh để ta không tìm được chiều cao Của thân thể, của ước mơ, hạnh phúc Chúng đánh ta bật rễ ngoài mặt đất Hết cầm cày, cầm búa, dắt trẻ, yêu thương Chúng đánh ta tê liệt những phản ứng bình thường. Vui với con người, buồn khi nắng xuống Chúng đánh ta trụy hết những bào thai truyền thống Từng đẻ ra nhân nghĩa, anh hùng Nguyễn Trãi, Nguyễn Du... Chúng đánh để ta khắc nghiệt trước cái hôn Ju-li-ét – Rô-mê-ô Không bén mảng những cánh rừng của Ang-đéc-xen, những bãi biển Ta-go nhìn bầy con trẻ Chúng đánh cho cả dân tộc ta biến hình thành sứa Trôi bập bềnh theo cuồng lưu của chủ nghĩa thực dân Và trên nền đau của thế kỷ bị xâm lăng Chúng biểu diễn cuộc đời ta thành véc-xơ, đồ thị Bằng chính máu chúng ta nhằm chứng minh hiệu năng vũ khí! Tên Mỹ kia! mày bị căm ghét đời đời Mày không giết nổi ta, cũng như không giết nổi sự khinh miệt của loài người. Không giết nổi sự dày vò sẽ di truyền trong huyết hệ Của chính mày. Vào những năm 60, 70 thế kỷ Mà đến Việt Nam.Và đánh mất ở đây tất cả những giá trị cao quý của con người Đánh mất Lin-côn, Giép-phốc-xơn, Hê-minh-uê... trong những bãi B.52. Mất tất cả để trở thành số không khủng khiếp (cái mày muốn giáng cho ta thì chính mày lãnh hết!) Không tự do, không sức mạnh, không hài hòa Không quang vinh, không trí tuệ, không thơ ca Không là không dẫu nhân với triệu lần Ních-xơn toan tính Cứ ngày đêm đồng vọng giữa Oa-sinh-tơn Trong khi các người trả món nợ oán hờn Ngã gục chết trên mũi giày tội ác 93

Ngã gục chết trong cô đơn đậm đặc Với vết giày răng chó gặm vào tim... IV. Tuổi trẻ không yên Chúng ta lớn lên những năm tháng không bình yên Dẫu em vẫn màu áo trắng yêu tin Đi trên đường "mười tám tuổi" Dẫu anh đi quen Con đường kẽm gai quằn quại Dẫu thành phố hoàng hôn Chuông thu không hai mươi ngôi chùa thong thả Dẫu bầu trời ta ở Nóc nhà thờ Cứu thế như một lời xin Lòng ta không bình yên Lòng ta vẫn vẫn đầy khắc khoải... Bốn tao nôi day khung trời ngang trái Mẹ đưa ta vào đời Thành phố đã đầy bóng giặc Thành phố đầy bóng người ngửa tay Ôi những con cò "tỵ nạn" khô gầy Đêm đêm lại về hàng cây thành phố Lao xao tìm chốn ngủ Những bờ bãi nào không dành cho cò nữa Những luỹ tre nào bom đã khai quang? Ôi những hàng cây từng in bóng huy hoàng Trên đại lộ những năm đời mới lớn GIờ đổi lá trầm ngâm màu tóc trắng Của bụi đường và khói hơi cay... Thành phố bên sông bè bạn rất đầy Chợt trở lại, hoang vu bày quán xá 94

Khói thuốc lá của những người xa lạ Vẽ những ngày không ai gọi tên... Bao nỗi buồn đã được gọi lên Trong số điểm danh, giọng thầy giáo cũ Người vắng mặt: những dấu không như miệng hố Người còn đây: những chấm không bình yên... * Xe bắt lính ngoài đường Rào kẽm gai ngoài đường Cha mẹ chạy gạo ngoài đường Xe Mỹ chẹt người ngoài đường Hồi trống trường không khép ta vào yên tĩnh nữa Nhìn màu bảng đen nhớ màu mặt đường... Thầy giáo đến rồi. Chúng con đứng lên Chúng con chào thầy như hối lỗi Thầy đừng trách chúng con là "bầy khó nói"... Chúng con là "Cúp-cua lang thang"... Có gì đâu chúng con nhìn lên bản đồ Việt Nam Sao Tổ quốc mà chỉ còn nửa nước Dẫu địa lý chúng con thường ít thuộc Nhưng nỗi đau này chúng con nhớ hơn Có gì đâu chúng con muốn yêu thương Sao thầy giảng chỉ những lời cay đắng Máu thì đỏ mà phấn thầy thì trắng Có vẽ nổi tâm hồn con không? Thầy đừng buồn cái giấy gọi Quang Trung Còn đồng nghĩa với mười năm đi học Chúng con đến đây cho những thằng CIA điểm mặt Thầy có gì đuổi chúng giúp con không?

95

Phượng vẫn rơi từng cánh tươi hồng Đau như máu những tâm hồn son trẻ Sao con học để làm bầy nô lệ Súng Mỹ hôm nay thành giáo cụ học đường?... * Sông Hương ơi Sông Hương Người còn nguồn với bể Để đi và để đến Còn ta 25 tuổi Trôi cạn trên mặt đường... Ta lớnn hư mùa lũ Ào ào thành phố tuổi thơ Rồi ngày mai mỗi kiệt phố chơ vơ Những vết bùn chúng ta để lại... 25 năm qua chưa một đời trai trẻ? Ta soi gương, tái mặt Này tóc, này râu, nấu cơm, bồng trẻ Để mẹ làm thuê tối mặt tối mày Để em đi trường cho Mỹ vuốt má Để cha đi làm, họ trong hai tay Chúng ta chưa qua một thời trai trẻ Ra đường bị bắt lính ngay Nên phải ở những nơi gián ở Nên đeo gương cho cận thị suốt đời Nên ngốn đi-a-mốc cho một đêm khô hai lít nước Nên nhịn đói, thức đêm đốt cháy con người Nên ăn tỏi cho tim rung, hút thuốc nhiều cho phổ nám Uống nhị thiên đường cho thắt ruột té re Huỷ hoại hết từng đường gân bắp thịt Từ màu mắt trong đến nụ cười hồng Huỷ hoại hết những gì mẹ cha trao xương gửi thịt Để vật vờ như cỏ lác đầu sông... 96

Đất nước mai sau có tha thứ ta không? Chúng ta không thể cầm bay, nâng búa nữa. Ôi ta đã đốt cháy hôm nay để không cầm vũ khí Có ngờ đâu ta thiêu cháy cả tương lai Có ngờ đâu không muốn cầm súng giết người Ta lại giết chính ta Ta để trôi sông những ngà những ngọc Trước quân giặc ta không vươn vai dài tóc Để cầm doi lại muốn hãm mình thành đứa trẻ lên ba Ta đã đau thương, phủ phục, mù loà Nhận bị trị lằn roi vừa giáng xuống Ta căm giận ngàn đời chúng mày, giặc Mỹ! Ta đau buồn đất nước hiểu ta không? * - Các anh về đâu những người qua đường? - Chúng tôi đến Hoa Lư - Chúng tôi về đại hội - Đại hội các anh là đại hội Híp-pi Giao Chi - Vâng đại hội này là đại hội những người tuổi trẻ Thờ phụng tuổi trẻ mình như Tổ quốc thiêng liêng... - Sao các anh đến Hoa Lư Không đem theo mỗi người một cành lau Để làm cờ và tập trận Như Đinh Bộ Lĩnh ngày xưa từng nuôi chí lớn Mà các anh mang trên người Nhiều tóc, nhiều râu và giẻ rách mà thôi? - Chúng tôi không phải là con người trong nghĩa cũ. Chúng tôi là một động vật mới mẻ Chúng tôi cao hơn lịch sử, cao hơn mọi sự dưỡng sinh Chúng tôi vượt lên dòng máu và quá khứ Chúng tôi sống không cần pháp luật, thói quen và chế độ Chúng tôi là tuyệt vọng cùng của sự khai thác cá nhân Khai thác bản thân và hưởng thụ tận cùng Chúng tôi tự do làm tình, tự do buồn, tự do ca hát 97

Tự do chết khi quét cùng thân xác... - Các anh không cần liên hệ xứ sở đất đai - A ha! Sao chúng tôi không cần đến đất đai? Đất đai là cái chiếu tôi ăn, cái giường tôi ngủ Là điểm tựa cho mọi nguồn lạc thú Nếu không đất đai tôi có chân để làm gì? -Những một ngày nào trong một phút nghĩ suy Các anh chợt nhớ mình đã là man rợ Các anh từ bỏ nhân dân, từ bỏ con đường tiến hóa Như "chính sách Việt Nam" được gọi là "từ bỏ" của Hoa Kỳ? "Man rợ" hay "từ bỏ" nó là cái gì? Trong từ điển xã hội của chúng tôi nó không hề có Chúng tôi sống bằng những định luật đầu tiên, Những ham muốn đầu tiên của con người muôn thuở Trí tuệ, luân lý già rồi mà chúng tôi thì trẻ Chúng tôi chào trí tuệ, luân lý lụ khụ chúng tôi đi... - Các anh lầm rồi, hỡi anh bạn Híp-pi Các anh muốn xây dựng đời mình riêng một cõi Để nằm ngoài chiến tranh, chối bỏ lo toan nhân loại Các anh tìm về những hang động ngày xưa Nhân dân kêu cháy nhà anh giả điếc, không thưa Dân tộc đã đau thương, anh muốn thêm rách nát Anh ca hát múa may bên tội ác Anh lang thang mặc cường bạo lộng hành Anh là đứa con bất hạnh của chiến tranh Đứa con hoang của văn minh người Mỹ Chúng đẻ các anh trên giường đô-la và vũ khí Bú mớn cho anh là lối sống Hoa Kỳ Rồi dựng các anh lên, đẩy các anh đi Để đầu độc xã hội này như hóa chất Để truyền nhiễm tuổi trẻ này như dịch hạch Các anh là sắc thái khác của đạn bom Để "khai quang" vào lĩnh vực tâm hồn Như bom đạn từng khai quang tận cùng sông núi Các anh là bầy thiêu thân của ánh đèn đêm tối Đã huỷ mình còn che bớt nguồn sáng quê hương 98

Nhân dân đang đấu tranh cần những cái pha đèn Để chiếu sáng chứ không cần ai bưng lấy mắt Để đi tới và tìm ra bóng giặc Quét chúng nó đi giành lấy bình minh Chúng tôi đây cùng lứa tuổi các anh Chúng tôi đã buồn đau, đã nhiều ngày mất hướng Chúng tôi đã treo trên đầu những quả sung ảo tưởng Nào tự do, dân tộc, công bằng Chúng tôi đã tập "nôn" và "nổi loạn" hiện sinh Chúng tôi đã mở "vực thẳm" trên mặt đường và mắt người yêu mến Chúng tôi đã "mới" đã "dấn thân" đã "phản" rồi, trăm chuyện Đã xuống đường bảo vệ nỗi câu kinh Chúng tôi thay áo, thay tóc hoài để cắt nghĩa văn minh Đã uống rượu, để râu và ngậm tẩu Để được ngồi trên đỉnh Ô-lem thời đại mới Nhưng chúng tôi đã được những gì: Được nghe dối lừa, được ăn bánh vẽ nguyên xí Được tận gốc, tật nguyền, tê dại Được mặc cảm là đàn cừu vọng ngoại Nhưng đau hơn là nỗi hối hận không cùng Trong khi nhân dân càn những anh hùng Để ra trận và dựng cờ thu nghĩa Thì chúng tôi sống hoài, sống phí Sống kiểu xa ngất ngưởng ở bên lề Để cúng cùng nhận khẩu sung USA Rước trụy lạc mà đau vì trụy lạc Tập cuồng bạo mà che cho hèn nhát Lấy hôm nay mà bào chữa ước mơ Lấy hình hài chặn linh cảm bơ vơ Đem cười nhạt để trấn an cái chết Đang thầm lặng đào sâu từng khối huyệt Giữa linh hồn... Ôi tuổi trẻ hư vô Chúng mê man, nhân dân đến tự bao giờ Vực chúng tôi lên và nói đầy độ lượng: - "Hỡi tuổi trẻ như một rừng cây lớn 99

Nhận nắng trời gió bão đầu tiên Hãy đến đây làm người lính trung kiên Trong đội ngũ những người đi cứu nước Hãy đứng dậy! Và giơ cao ngọn đuốc! Của tình yêu đã khơi lửa ngàn đời Hãy nhận mặt quân thù và xuất kích hôm nay Giành chiến thắng và làm nên hạnh phúc!"... Như thế đó, tất cả gì rất thật Mà chúng ta cần đối thoại thảo ngay Dẫu các anh cầm cái chết trong tay, Hãy ném trả vào ngay đầu bọn Mỹ Hãy cùng chúng tôi đứng lại trước bờ chân lý Và tình yêu không có tự bao giờ Chỗ đứng chúng ta không phải ở Hoa Lư Mà trên con đường ta tìm về dân tộc! V.Đất Nước Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn Đất Nước lớn lên khi dân mình biết tròng tre mà đánh giặc Tóc mẹ thì bới sau đầu Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn Cái kèo, cái cột thành tên Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng Đất Nước có từ ngày đó... Đất là nơi anh đến trường Nước là nơi em tắm Đất Nước là nơi ta hò hẹn Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm Đất là nơi "con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc" Nước là nơi "con cá ngư ông móng nước biển khơi" Thời gian đằng đẵng 100

Không gian mệnh mông Đất Nước là nơi dân mình đàon tụ Đất là nơi Chim về Nước là nơi Rồng ở Lạc Long Quân và Âu Cơ Đẻ ra đồng bào ta trong bọc trứng Những ai đã khuát Những ai bây giờ Yêu nhau và sinh con đẻ cái Gánh vác phần người đi trước để lại Dặn dò con cháu chuyện mai sau Hàng năm ăn đâu làm đâu Cũng biết cúi đầu nhớ ngày giỗ Tổ Trong anh và em hôm nay Đều có một phần Đất Nước Khi hai đứa cầm tay Đất Nước trong chúng mình hài hòa nồng thắm Khi chúng ta cầm tay mọi người Đất nước vẹn tròn, to lớn Mai này con ta lớn lên Con sẽ mang đất nước đi xa Đến những tháng ngày mơ mộng Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình Phải biết gắn bó san sẻ Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở Làm nên Đất Nước muôn đời... * Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút non Nghiên.

101

Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy Những cuộc đời đã hóa núi sông ta... Em ơi em Hãy nhìn rất xa Vào bốn ngàn năm Đất Nước Năm tháng nào cũng người người lớp lớp Con gái, con trai bằng tuổi chúng ta Cần cù làm lụng Khi có giặc người con trai ra trận Người con gái trở về nuôi cái cùng con Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh Nhiều người đã trở thành anh hùng Nhiều anh hùng cả anh và em đều nhớ Những em biết không Có biết bao người con gái, con trai Trong bốn ngàn lớp người giống ta lứa tuổi Họ đã sống và chết Giản dị và bình tâm Không ai nhớ mặt đặt tên Nhưng họ đã làm ra Đất Nước Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng Họ truyền lửa cho mỗi nhà từ hòn than qua con cúi Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân Họ đắp đập be bờ cho người sau trông cây hái trái Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm Có nội thù thì vùng lên đánh bại Để Đất Nước này là Đất Nước Nhân dân Đất Nước của Nhân dân, Đất Nước của ca dao thần thoại 102

Dạy anh biết " yêu em từ thuở trong nôi" Biết quý công cầm vàng những ngày lặn lội Biết trồng tre đợi ngày thành gậy Đi trả thù mà không sợ dài lâu Ôi những dòng sông bắt nước từ lâu Mà khi về Đất Nước mình thì bắt lên câu hát Người đến hát khi chèo đò, kéo thuyền vượt thác Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi Người dạy ta nghèo ăn cháo rau Biết ăn ớt để đánh lừa cái lưỡi Cái cuốc, con dao, đánh lừa cái tuổi Chén rượu đánh lừa cơn mỏi, cơn đau Con nộm nang tre đánh lừa cái chết Đánh lừa cái rét là ăn miếng trầu Đánh lừa thuồng luồng xăm mình xăm mặt Đánh lừa thằng giặc là chuyện Trạng Quỳnh Nhưng lạ lùng thay, nhân dân thông minh Không hề kừa ta dù ca dao, cổ tích Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật Biết bao nhiêu hành phúc có trên đời Dẫu phải khi cay đắng dập vùi Rằng co Tấm cũng làm về hoàng hậu Cây khế chua có đại bàng đến đậu Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa Khi ta đến gõ lên từng cánh cửa Thì tin yêu ngay thẳng đón ta vào Ta nghẹn ngào, Đất Nước Việt Nam ơi!... * Ta lớn lên khao khát những chân trời Những mảnh đất chân mình chưa bén được Những biển khới chứa mặt trời đỏ rực Những ngàn sao trôi miết giữa màu xanh Ôi có cách gì ta được ngắm những bình minh Buổi vũ trụ chớp bùng nên sự sống 103

Và ánh sáng trên chiếc xe vàng chuyển động Bỗng một ngày ấm áp kể ta nghe Về những con ngươi của thiên thể xa xôi Muốn bầu bạn với con người Trái đất Ôi phút đó ta vùng lên ngây ngất Muốn ôm choàng hết tất cả trời mây Trái tim tay nặng trĩu những mê say Sẽ gieo xuống làm âm vang mặt đất... Nhưng em ơi, cái điều trông đợi nhất Vẫn những gì có thể có hôm nay Từ hôm nay, trên mảnh đất ta đây Ta nắm nó như sợi mây vững chãi Rồi rút dần từ cánh rừng vĩ đại Của cuộc đời hằng nuôi dưỡng chúng ta Và diệu kỳ thay! Ta bỗng lóa bất ngờ Ta đã thấy cuộc đời vô hạn Giữa đất đai, nhân dân, bè bạn Ta tìm ra ánh sáng của Con Người Những Con Người làm sông núi sáng tươi... * Những địa danh trôi từ thuở xa xôi Trôi bằng máu và trôi bằng nước mắt Đã đọng lại thành tên ngươi, tên đất Bao năm rồi suốt mặt pha, triền sông Nhưng không có con người nào đã trôi hết sâu nông Bằng những người dân miền Tây nghèo khổ Đây không biển thì rừng làm biển cả Một biển xanh với cồn sóng ngút trời Họ bám mình vào tấm rẫy nổi trôi Rồi gục chết dưới màu xanh vĩnh viễn Cuộc đời họ mênh mang bất định Chỉ đó nghèo bám riết lấy màu da Ôi mây trắng ngang đầu, gió dưới rừng xa 104

Đất Nước ở đâu? Đâu là Đất Nước? Kờ-ruồng Kù tiệt! Tiếng suối hay tiếng chim? Tiếng người hay tiếng chiêng? Tiếng đá lăn, cây đổ? Thác gào hay đá nổ? Kờ-ruồng Kù tiệt! Kờ-ruồng Kù tiệt! Đất Nước !Đất Nước ! Đất Nước trên miệng ta rồi Trong tim ta mang Trên chân ta bước Đất Nước !Đất Nước ! Cả núi rừng thét lên đồng loạt! Đó là năm dưới thời giặc Pháp Chúng hất hàng chục chòi Ta-ôi ra khỏi bản đồ Đẩy họ vào những cánh rừng xanh không Tổ quốc Chính lúc đó Lửa đã cháy lên! Lửa ngàn đời từ mỗi bếp cháy lên! Đốt nhà! Ta đốt hết nhà! Địu con lên lưng vác giáo lên vai Đánh trăm chiếc cồng xuyên thủng núi Mắt người già quắc lên cho đàn trẻ theo Ta đạp rừng nhằm phía Đông bươn tới! Ôi ta về nguồn! Về nguồn! Kờ-ruồng Kù tiệt! Kờ-ruồng Kù tiệt! Đất Nước !Đất Nước! Ôi ta về theo Đất Nước Ta không chịu làm người dân không Đất Nước Không Việt Nam Biển rừng gào lên như muốn níu chân ta Biển rừng không cuốn ta vào vô định nữa Ta làm con suối rừng biết tìm sông mà tới Ta làm con nai biết tìm lối mà về 105

Mặt trời mọc, mặt trời chỉ hướng Ôi lòng ta có mặt trời soi sáng Ta trở về Đất Nước Tôt tiên ơi!... Và hôm nay Khi bom thằng Mỹ tới Cắt ngang những nói nhọn nhà làng Chôn những nhà mồ vào đất bụi Ta đánh lên tiếng cồng Ta gọi vang rừng vang úi Đất Nước! Ta đánh lên tiếng chiêng cho cả Bắc Nam cùng nghe được! Nghe tấm lòng người Tà-ôi, Pa-kô, Cà-tu Thuỷ chung Đất Nước Rồi ta quăng cồng dưới suối Rồi ta chủ chiếng dưới cây Ta đi Trong âm vang yêu nước Ta đi với rựa và tên Rựa ta mài vào gỗ thành nương Tên ta gài xuống đất thành bẫy Thằng Mỹ vào thì xác mà để đấy! Thằng nguỵ vào thì xác nó đừng chôn! Cho cháu con ta, ai sau nữa, được nhìn! Ôi Đất Nước đầu mũi dao Đất Nước đầu mũi tên Đất Nước đầu tiếng chiêng Đất Nước là ngọn lửa Đất Nước tràn lên từng đỉnh núi Đất Nước thiêng liêng... * Đêm nay ta lên hết mặt sông Hồng! Nước đánh động dưới chân ta rồi Đất Nước Đang gọi ta từng hồi trống thúc 106

Đất Nước xoáy nhào tim ta Ký ức Đất Nước muôn đời đang vặn mình, đang sôi... Chúng ta là người dân miền Nam Nhung tôi biết anh gốc gác họ Hoàng Kinh Bắc Còn tôi họ Nguyễn tỉnh Đông Huyết thống ta trôi trên bán đảo âm thầm Hôm nay bỗng réo sôi từng hồi từng trận Khi cơn lũ đang lao qua châu thổ sông Hồng! Ta lên hết mặt đê sông Hồng! Dẫu chỉ bằng tâm tưởng Ở đâu đó ta không còn nhớ nữa Sao tổ tiên ta cầm cuốc, cầm cày Cầm giáo, cầm khiên và cất tiếng hát lưu đày Để xa châu thổ từ độ ấy... Ôi những gốc tre tổ tiên ta từng thấy Vẫn còn nguyên trên bờ bãi sông Hồng Lúa lên xanh trên những cánh đồng Cũng có tay cha ông in vào trong lúa Sâu thẳm quá cho đến từng mái rạ Cũng có dáng một ngày cha ông khăn gói bước ra Ôi những gì Người đã ước mơ Thì bây giờ cũng thơm lá thơm hoa Nên hôm nay chúng ta Phải lên hết đê sông Hồng mà giữ lấy! Đất Nước Phải chặt tre, đóng cọc mà giữ lấy! Đất Nước Phải đan phên, đổ đất mà giữ lấy! Đất Nước Phải phá nhà, chặt cây vườn vác ra mà giữ lấy! 107

Đất Nước Phải neo người xuống sông, chặn nước mà giữ lấy! Đất Nước Đất Nước không thể trôi được! Máu xương, mồ mả tổ tiên đã trôi đi Những dòng họ đã trôi đi Nhưng hôm nay không thể nào trôi được! Đất Nước Đang gầm lên trong sóng gió ngất trời Hàng chục triệu thước khối nước đang lao vào mặt đất Cuộc xáp trận của vật chất muốn đè vật chất Của thiên nhiên đè xuống con người Ta vươn mình gánh lấy đất đai Ta ném máu xương ta vào làm vật cản Tất cả ý chí và sinh mạng Phải được vai dựa vào vai, đùi gối lên đùi Đẩy con đê sông Hồng tiến lên phía trước Thắng giặc Mỹ hay thắng giặc nước Đều nhất tề xung phong! Sơn Tinh đang nhìn ta lo lắng đăm đăm Cả nhân loại đang nhìn ta cổ vũ Con cháu ta mai sau hối hả lật từng trang lịch sử Ngợp trước con đê sông Hồng lên cao, lên cao... Chào 4000 năm! Con đê như một cánh tay cao Của thế trận những người làm chủ Làm chủ cuộc đời và lướt từng đỉnh lũ Bảo vệ miến Bắc, chi viện miền Nam! Mẹ Việt Nam ơi! Đêm nay con về gối đầu trên cánh tay của Mẹ Ôi cánh tay rắn rỏi, dịu hiền Lấm láp bùn lầy nhưng ấm áp niềm tin Đó là hai cánh đê sông Hồng của Mẹ Mẹ phả vào mặt con nồng nàn mùi sữa Của những đồng xa nguyên vẹn như mùa 108

Con đã đi xa từ thuở ấy đến giờ Nay bọn Mỹ còn cắt chia Đất Nước Nhưng đêm đêm con trở về thân thuộc Ngủ trêncánh tay Mẹ hiền từ cay đắng nuôi con Trong tháng năm chớp bể mưa nguồn Ru con lớn và làm người thương Mẹ... * Đã có một thời Ai muốn vào châu Mỹ La-Tinh Đến trước vịnh Ca-ra-ip Sẽ không cần dùng địa bàn Cứ nhìn những xác da đen Trôi bập bềnh trên biển Những xác da đen chỉ hướng Đưa anh vào "mảnh vườn sau"của chủ nghĩa thực dân Đã có một thời Ai muốn đến Việt Nam Cứ hteo gót những đàn ngựa phương Bắc Hay chữ thập trên tàu buôn nước Pháp Các bạn sẽ tìm ra Việt Nam Bởi vì ngày ấy Nước chúng tôi chưa có trên bản đồ thế giới Ngôn ngữ loài người chưa biết hai chữ "Việt Nam" Và dẫu bạn đến đây Chỉ có những tên đô hộ phủ toàn quyền Đứng ra tiếp bạn Nhưng hôm nay Bạn hãy đi theo những đoàn đi bộ tuần hành Mang những lá cờ sao vàng Ở Pa-ri, ở Mát-xcơ-va hay Xtốc-khôn Bạn sẽ đến được Việt Nam tôi đó Bởi vì Việt Nam hôm nay Nằm giữa lòng thế giới 109

Nằm trong tim nhân loại Nằm trên con đường dẫn ta tới giá trị Con Người... Bởi vì Việt Nam hôm nay Là Việt Nam chống Mỹ Chúng tôi gánh trên vai hành trang nặng nề của thế kỷ Để bạn bình tâm bước vào ngưỡng cửa Tự do... Bạn đến đây Đã có Bác Hồ Và Nhân dân tôi sẵn sàng đón bạn Dẫu Người đi vắng Bạn có thể đến nhà Người thăm một khóm hoa Rồi cùng nhân dân tôi trò chuyện Nhân dân tôi đẩy tình yêu mến Đã được Người dặn dò trước phút đi xa... Bạn hỏi vì sao cúng tôi yêu quý Bác Hồ Bởi vì Người là Người đầu tiên Về với Đất Nước chúng tôi Mang chủ nghĩa Mác-Lê nin Chứa trong trái tim yêu nước nhất Khi Người đặt tay lên Hòn đất Việt Nam đầu biên giới Thì từ đó Đất không phải là đất nữa Đất là chiến hào Đất là cạm bẫy Đất là hoa trái Nuôi chúng tôi, che chúng tôi cầm súng lên đường! Có Người, chúng tôi có lại Hùng Vương Có lại dáng búp sen nghìn năm của chùa Một Cột Và những búp sen miền Nam tận bùn lầy Đồng Tháp Có Người, cũng đã thành thơ Có Người, mỗi mũi tên đồng Cổ Loa Không chịu vùi dưới đất 110

Không nằm yên trong viên bảo tàng Chúng bay lên xé gió thời gian Mở hết đường bay qua thăng trầm lịch sử Để cắm vào đầu giặc Mỹ! Có Người, pho Bồ Tát nghìn tay nghìn mắt Biết toả hào quang từ hàng chục cánh tay Có Người, pho Bồ Tát triều Lý chỉ còn đầu Vẫn nguyên vẹn trong lòng chúng tôi nhờ búi tóc thời vua Hùng để lại Và pho Kim Cương trên đôi chân vững chãi Dẫu mất đầu vẫn giữ một dáng đứng Việt Nam Đấy, Đất Nước chúng tôi đổ vỡ biết bao lần (cả những pho từ bi cũng không ngoài hoạn nạn Nhưng có Người, những cái mất đi phải trả về hình dáng) Quá khứ được nhìn từ đôi mắt Hôm Nay Và Hôm Nay từ đôi mắt Ngày Mai Chúng tôi sống bằng Tương lai một nửa Bằng tình yêu vô hạn những con người Như Hôm Nay nhìn Đất Nước cắt đôi Chúng tôi đã thấy ngày hàn gắn... Bởi vì Người là người đầu tiên Yêu miền Nam trong trái tim mình Yêu tuổi trẻ miền Nam 25 năm Chưa có được ngày hạnh phúc Mà Người dạy chúng tôi Hãy bền gan đánh giặc Dẫu phải chết cũng không khuất phục: "Không có gì quý hơn Độc lập, Tự do!" Chúng tôi là con cháu Bác Hồ Có nghĩa là chúng tôi giống Bác Những gì còn non nớt Chúng tôi học tập để sống, chiến đấu như Người

111

Bởi vì Người là đất nước của chúng tôi Mỗi sợi tóc trắng của Người đều ghi ngày gian khổ nhất Của Đất Nước, những năm dài đánh giặc Đôi dép của Người mòn vẹt gót Người đã đi những ngả đường Đất Nước hành quân Trái cà Người ăn Cũng là trái cà nuôi người anh hùng đầu tiên-thánh gióng Cây gậy Người cầm Cũng có thể tìm trong trăm ngàn gậy vượt Trường Sơn Ý chí của Người Ý chí toàn dân tộc Lý tưởng của Người Sự sống chúng tôi mang... Hồ Chí Minh - Việt Nam Bạn và tôi cùng gọi Hồ Chí Minh - Việt Nam * Em nghe không trái thị đã rơi xuống tay Người Trái không chỉ rơi vì sức hút đất đai Trái rơi vì tay Người ao ước Khi trái chạm vào tay Người và Người ấp ủ Thì lừng hương tay Người và Người ấp ủ Thì Lừng hương và cô Tấm bước ra Đi trả thù và sống Tự do... Không rơi xuống bùn, ôi trái thị quê ta Để bùn lấm và thành bùn vạn kiếp Rơi vào tay Người, đó là định luật Của đấu tranh và nhân nghĩa Việt Nam Tuổi trẻ ơi trong sương gió tháng năm Ta đã lớn rồi, chín đầy hy vọng Hãy ngã xuống tay Nhân dân, hỡi sắc vàng cảu nắng Hỡi hương thơm của nồng mặn mồ hôi.. 112

Hãy ngã vào tay Nhân dân, đừng vãi đừng rơi Đừng tự do, đừng hoài nghi nữa Hãy yêu Nhân dân và nghe Người nhắn nhủ Hãy tìm sức mạnh mình trên cơ thể Nhân dân Nhân dân đang đi lên đội ngũ trùng trùng Thế vô tận của nghìn năm giết giặc Lửa đã cháy hồng hào mặt đất Mùa chín tình yêu, mùa chín hận thù! - Không bao giờ xương máu phải bơ vơ Ôi sông núi nghi ngàn dặm đất Có nghe tiếng chúng con: Xin có mặt Nguyện làm người xung kích của quê hương Đây tiếng hát chúng con: Tiếng hát xuống đường! VI.Áo trắng và mặt đường Em đi cùng anh ra mặt đường Đại lộ hai hàng cửa mở Áo trắng hiện lên từ mỗi căn nhà Rất tươi, rất khoẻ Như những cánh chim câu thành phố Bay ra... Bay ra... Phố lớn Phố con Chuyên chở niềm vui về đại lộ Đại lộ và công trường Như nắng Như gió Như cây xanh Tuổi trẻ thành phố Bay lên bằng tiếng hát... Ơi gió từ phía nào thổi lại 113

Chỉ nhớ áo em bay về phía anh Biết rằng em đang đi tới... Không có gì là chờ đợi Mọicái đều là phía trước Như hạnh phúc Cuốn hút mọi người Vì sáng mai này Say sưa Ta ra trận bằng màu áo trắng... * Để lại đằng sau Tiếng chào qua căn gác Những hàng cây nghiêng dáng đợi chờ Ngọn đèn đầu ô Thức trắng đêm giờ đã ngủ Để lại sách và vở Những nẻo đường nho nhỏ Quen đi ngày cô đơn Ta đổ trăm chiều đại lộ Ta gọi tên nhau trên khoảng lớn Thành phố xuống đường... Mặt đường Dãn ra trong nắng Đón những bàn chân bước mạnh Và bâng khuâng tìm nhớ Những bước chân quen... Đâu rồi Những bước chân quen Mặt đường nhớ nhất Những bước đi trường nhảy trong mõi bước Những bước thầm thì, mải miết tình yêu Những bước băn khoăn gót chạm không đều Những bước chân nghiêng đầu ngón 114

Bước mùa hè xao lên bóng nắng Bước mùa đông len lỏi lá vàng quay Một lối tựu trường, một ngã chia tay Một mẩu thuốc rơi. Tiếng hát thầm quãng vắng Mặt đường giữ trong nắng mưa thầm lặng Cả chiếc thước học trò gạt rào sắt sơn xanh Bao năm rồi con để tiếng lanh canh... Còn cả đấy những mùa tranh đấu trước Khẩu hiệu xuống đường vẫn trắng mặt đường xa Như nhắc nhở và như thách thức Bước chân, bước chân, chúng nó, chúng ta! Còn cả đấy cái âm vang đập cửa Giải phóng quân tràn bốn mặt thành Mùa xuân gọi những mùa xuân lịch sử Ôi bước chân, bước chân chúng ta!... Còn cả đấy cỗ xe tang bốn bánh Chở bạn bè về phía núi xa Mặt đường gọi: hãy giằng ngay sự sống Nhanh chân bước, bước chân chúng ta!... * Ôi mặt đường Dẫu đêm đêm xích xe tăng rung chuyển Hoả châu treo trên mái nhà Bọn Mỹ say ném vỏ chai lạnh phố Mẹ cha lam lũ tháng ngày Chai chân gót rỗ Máu chúng ta mỗi mùa hè lại đổ Ta vẫn con thét lên: Độc lập! Hoà bình! Trong dùi cui và dưới bụi diêm sinh 115

Những mặt đường Do chúng ta đắp nên Phải đưa ta đến tháng ngày tươi đẹp Đưa ta đi tìm chân lý Đưa anh đi tìm em Đưa ta đi đuổi Mỹ Lật đổ bầy Việt gian Đưa cuộc đời đi từ bình minh đến hoáng hôn Từ mái nhà trở về mái nhà Biết bao tin tưởng Biết bao tự hào Rằng chúng ta là người chiến thắng Mặt đường đưa ta về ngày hội lớn Độc lập, Hoà bình, Thống nhất Bắc Nam... * Anh em ơi Xuống đường! Trần Hưng Đạo gối lên Phan Bội Châu Phan Bội Châu nối tay Huỳnh Thúc Kháng Qua cầu là Chi Lăng, Nguyễn Du Vào đại nội có Mai Thúc Loan, Đoàn Thị Điểm Như những câu thơ giàu liên tưởng Giàu tình yêu Mặt đường gọi là mặt đường Nhà thơ cầm tay anh hùng Đi từ quang vinh lịch sử Về dẫn đường cháu con Ngã tư Ngã năm Thành phố xoè bàn tay Cởi mở Từ cây số không đầu cầu Thành phố bung ra tất cả 116

Sức mạnh phi thường Và cầu Trường Tiền Như một dấu nối Giữa đất đai - đất đai Giữa con người – con người Giữa hôm nay - lịch sử Giữa anh – em Đang đi vào trận đánh Mặt đường - Mặt đường Chúng ta đứng lên giữa sào huyệt quân thù Hiên ngang, kiêu hãnh Trẻ trung, trong sáng Vì hôm nay Với tất cả trái tim đầy Ta ra trận bằng màu áo trắng... VII.Xuống đường Hãy xuống đường để nhìn thấy khuôn mặt anh chị em ta! Ôi khuôn mặt được đúc từ chân lý Từ Việt Nam, từ con đường đánh Mỹ Hôm nay rạng rỡ, tự hào! Hãy xuống đường để nhìn thấy khuôn mặt anh chị em ta! Những ánh mắt sau đêm dài nhìn thấy Kẻ thù kia và đây, đồng đội Tàn bạo kia, đâychính nghĩa là mình Cái đích một đời, cái nghĩa hy sinh Lẽ sống lớn lao, tình yêu cháy bỏng Phút này đây chúng ta đều tiếp cận Phút này đây đồng nghĩa cuộc đời mình Ta vụt lên lên trong nhịp bước tuần hành Ngực trải rộng chứa cả tầm biểu ngữ Trường thành cổ, ta làm trường thành trẻ 117

Sông lặng im, ta đổ sóng mặt đường Ta không còn là ta của đau thương Ta là quê hương, ta là sức mạnh Áo ta trắng và hồn ta đầy ánh sáng Ta vững vàng thế trước mặt sau lưng Thành phố hồi sinh trên khắp mặt đường Người xô cửa nhập với người, tiến bước Những người thợ một đời cần gang sắt Những mẹ nghèo buôn thúng ban lưng Những nông dân bị cướp ruộng, mất làng Những trí thức đau một thời chữ nghĩa Em bé đánh giày, bậc tu hành cứu khổ Để xuống đường chung một mạch tâm tư... Cây ơi, cây cao lớn bất ngờ Vươn cành lá đón từng băng biểu ngữ Và đá nữa, cạy lên từ mặt nhựa Đi với người, đá sẽ nặng hờn căm Đả đảo Bân-cơ, bè lũ Thiệu Hương! Tên cướp nước và bầy bán nước! Đả đảo chiến tranh thực dân chém giết! Đập ta ngay trò quân sự hóa học đường! Ta quỳ xuống mặt đường Ta vỗ tay xuống quê hương Nào anh chị em, ta hát: "Không bao giờ nô lệ một ngày Không bao giờ nô lệ một giờ Không bao giờ nô lệ một giây..." Ôi ta hát chào phố phường đứng dậy Đòi màu xanh trả lại cho rừng Đòi nụ cười cho những lứa yêu thương 118

Đòi cơm ăn trả về em nhỏ Đòi chủ quyền trả về xứ sở Đòi đời ta trả về quê hương... Đả đảo sưu cao, thuế nặng, tham nhũng gian thương! Tẩy chay văn hóa ngu dân, văn chương xác thịt! Đánh đổ cường quyền hành hung phát xít Trả bạn bè, phải trả ngay! Ta quỳ xuống đất đai Ta hát với đất dày Nào anh chị em ơi, ta hát Ta là bồ câu trắng Ta là đoá hướng dương Ta là vừng mây ấm Ta là người biết chết cho quê hương... Lựu đạn cay không xoá được sắc màu Máu ta đỏ con đường ta trước mặt Dùi cui bay không làm ta cúi gục Mặt hận thù quen mở giữa tuhương đau Nào thép gai, ta xé thép gai! Nào xe Mỹ. ta đốt bùng xe Mỹ! Hốơ quân sự học đường thì ta quăng vào lửa! Ảnh Thiệu, Ních-xơn ta vạch mặt, bôi vôi! Anh em cảnh binh hãy đứng về phía chúng tôi! Không đứng lẫn bon ác ôn thú dữ Chúng muốn lửa, chúng ta có lửa Bom xăng ta ném cháy mặt từng thằng! Bắt tên Mỹ giết quỳ trước nhân dân! Ai dạy cho mày đến đây làm ác Mày xem mạng người Việt Nam như cỏ rác 119

Máu oan khiên còn dính chặt nàn chân! Ta chào những người Mỹ đi từ Lẽ phải, Công bằng Để đến với Lẽ phải, Công bằng đang thực hiện Các bạn lấy mặt đường làm trận tuyến Từ đau riêng ta chống kẻ thù chung! Mẹ của con ơi hẳn mẹ sẽ yêu hơn Thịt da mẹ vuông tròn là thế đó Chúng con xin đón mẹ vào đội ngũ Hiếu thảo gia đình, chung thuỷ nước non Kính chào thầy, thầy giáo chúng con Thầy đã đến với mặt đường phẫn nộ Những dấu hỏi từng đau phòng học nhỏ Nay đã đi bắt địch trả lời Cảm ơn anh em thợ trẻ yêu đời Anh đã đến với ma-ni-ven, dầu mỡ Với bàn tay cầm cờ không biết đổ Túm ngực kẻ thù kéo cánh cung Ta xông lên chiếm hết mặt đường Ta chiếm bục công an. Cả đô thành mở hướng Người người đi...Đi lên như nước cuốn Trật tự này trật tự của Nhân dân Ôi những bước Tự do chuyển động phố phường Đại lộ nghiêng đi làm thác đổ Đội ngũ tiến lên! Tiến lên đội ngũ! Mặt đường là mặt người, mặt đường là thanh niên... Chúng sợ rồi, dây thép cũng run lên! Thằng ty trwongr công an ôm máu đầu chạy trốn Những thằng Mỹ rúc đầu như chuột cống Hết một thời ra ngõ ngông nghêng! 120

Trên mái nhà trực thăng rít cuồng điên Như bầy quạ đen gào mất tổ Phi tiễn, lựu đạn cay và tiếng nổ Lòng phố thành chiến hào sạm đen Máu đổ rồi! Máu học sinh sinh viên Máu đỏ rực trên nền áo trắng Máu càng thắm, Tự do càng chói sáng Máu Việt Nam, máu yêu thương tươi hồng! Máu thấm sâu xuống mỗi mặt đường Trần Hưng Đạo, Phan Bội Châu, Lê Lợi Trên trăm lối những anh hùng để lại Máu cháu con hòa với máu cha ông Hãy nâng máu ta lên làm ngọn cờ hồng Trên cao điểm gian truân màu giữ nước! Ôi tuổi trẻ có gì cao quý nhất Bằng hôm nay Tổ quốc quyết sinh Ta cảm tử và xông lên quyết chiến Những đường phố theo ta vào kháng chiến Dòng sông xưa gươm sáng mặt kinh thành Chào miền Nam ta, Đà Nẵng, Sài Gòn! Chào miền Bắc ta, Thăng Long, Hà Nội! Hôm nay những ai cùng chúng tôi đến trường một tuổi Hãy cùng đi mở rộng chửa Thành Đồng! Hãy cùng chúng tôi sống trọ nhiếu trung Sống cao đẹp và sống đầy dũng khí Mùa tựu trường mở rộng mùa chống Mỹ Trên những trang lớn cuộc đời, tình yêu gọi tên... VIII.Khoảng lớn âm vang

121

Ta lớn lên miền những tiếng động lớn lao Nơi mỗi âm thanh vang vọng khoảng sâu Trên cánh sóng đưa ta vào Trái Đất Vào tình yêu và vào hạnh phúc... Mùa thu này em sẽ không quên Bom chúng ném vào từng toạ độ Nhưng hạt dẻ gai rơi giòn mặt cỏ Đủ dư âm gọi lũ sóc rừng Thành phố dịu dàng lên những hợp âm Con sóng vỗ vào ke đá Thương-bạc Tiếng guốc gỗ lối hoàng cung tím ngát Cuốn rì rào phố xá đi xa... Biết bao điều ta có trong ta Từng tiếng dẻ rơi, cái trở mình thành phố Trong bom đạn ta càng chăm chú Mở giữa linh hồn những khoảng lớn âm vang Nhưng chiều nay em đi cùng anh Ta trở lại với phường náo động Để lắng nghe hết cái độ rền sự sống Cái đường tròn mới lạ của âm thanh... * "Nói cho đồng bào tôi nghe" Và "nghe đồng bào tôi nói"... Phút bập bẹ chúng con vừa biết nói Phút nàng hoàng cha mẹ được nghe Phút Phù Đổng đòi roi và ngựa sắt Mấy ngàn năm dân tọc còn nghe Ôi sau bồn ngàn năm Hôm nay chúng con cất tiếng "Nói cho đồng bào tôi nghe" Và "nghe đồng bào tôi nói"... 122

Những âm thanh nghẹn ngàn, dữ dội Báo phút lên đường chống Mỹ thiêng liêng... Từ phố phường con về mái nhà tranh Ngồi dưới ngọn đèn dầu năm tháng Từ trường học con vào khu lao động Nắm những bàn tay chai sạn, sần sùi Những bàn tay như khuôn mặt cuộc đời Đã nắm khổ đâu, đã chào sự sống Chúng con NÓI với yêu thương cháy bỏng Chúng con NGHE trong mỗi nhịp tim mình Ôi cuộc đời, những giá trị đinh ninh Con tìm thấy lòng con trong sạch quá Bao ngà ngọc chưa bao giờ khai phá Phút trở về mẹ gửi gắm cho con Bao đau thương, căm giận, tủi hờn Con xin mẹ cho con cùng chưa sẻ Mẹ hãy kể đứa nào làm khổ mẹ Cha trút cho con nỗi nhục cha đau Cho xương con có dáng trăm cọc bêu đầu Cho mắt con có màu gươm của mắt nghìn người bị chém Cho tay con có mười chiếc đinh của nghìn tay bị đóng Cho môi con khô nỗi thèm sữa em non Con muốn làm người, mẹ ơi, Việt Nam! Mang nghĩa nặng phù sâu là vũ khí Lấy Độc lập, Tự do làm ý chí Chúng con đi cuối đất, cùng trời Đuổi hết giặc Mỹ rồi, con mẹ mới nguôi... Hãy nghe đồng bào tôi nói Và nói cho đồng bào tôi nghe Rồi hát cho đồng bào tôi nghe... Ôi miền Nam ta Bao năm rồi ta không được nói, được nghe Ta mở miệng chúng đem dao kề cổ 123

Ta lắng nghe chúng đè lên ngực thở Chúng bắt ta chỉ biết cúi đầu nghe Nghe như mê ú ớ tựa ma đè Nghe thắt họng nước bọt trào ừng ực Nghe chúng thét: "Thằng này khu trù mật! Còn tên kia, khố rách, giải dinh điền Ái mở mồn đòi thống nhất Bắc Nam. Cứ đem chém theo luật 10-59" Nghe chúng gào: "Lấp bằng sông giới tuyến" "Trung lập, hòa bình là bán rẻ núi sông" Chúng bô bô: "Chính sách bốn không" Và ta hưởng không áo, không cơm, không nhà, không cửa Chúng rêu rao: "thanh niên là phụng sự" Và trẻ mười lăm bị lùa đến quân trường Chúng "tâm ca" nào "cứu khổ, tình thương" Và đánh đắm những tâm hồn vào nước mắt Miệng thằng Cẩn nhai trầu hay ngậm tiết Miệng Ních-xơn nhai "nhai huyết học màu da" Miệng Thiệu -Hương nhai khố rách dân ta Nhai và nói, nói và nhai hỗn độn Nên nước bọt ngầu máu người tanh lợm Phun bẩn đất đai, xám xịt màu trời Ôi mấy ngàn đêm tố cộng, chiêu hồi Ôi mầy ngàn ngày thanh trừng, thanh lọc Ta đã nén hờn căm đáy ngực Dồn sức hơi tìm tiếng hét hôm nay Đây hôm nay phút ngôn ngữ căng môi Phút tiếng nói đã trở thành hêịu lệnh Phút ngôn ngữ đã trở thành hành động Phút tín hiệu đã trở thành sự sống Những âm thanh dội lại, truyền đi Như dập búa nói cùng đe Như sóng biển nói cùng bờ bãi Như thác đổ nói cúng đá núi Như gió cao nói với ngọn cờ Những âm thanh không bến, không bờ 124

Tuôn chảy, luân lưu, hồi sinh, cộng hưởng Nhân dân sức mạnh trong tận cùng sức mạnh Nhân dân niềm tin trong sâu thẳm niềm tin Vang, vang, vang như trỗi vạn hồi kèn Báo hiệu chúng ta tiến vào lịch sử Quyết đánh Mỹ và quyết tâm thắng Mỹ! Có khi nào em hiểu phút này không Khi nào âm thanh như lớp sóng đi vòng Nghe và nói, nói và nghe rạo rực Như nước mắt nhìn vào nước mắt Như tình yêu nồng cháy với tình yêu Như mùa trăng gọi dậy thuỷ triều Như mặt trận hiệp đồng cùng mặt trận Nói và nghe trong "Đêm uất hận" Nói và nghe trong buổi tuần hành Nói và nghe giữa tù ngục xích xiềng Nói và nghe trước toà án giặc Nói và nghe bàn tay siết chặt Trong mắt nhìn thăm thẳm sắc quê hương Đồng bào ơi Nói và nghe để nhớ lấy lời Người đang sống với người đã khuất Trên mặt đất và trong lòng đất Nói và nghe những thế kỷ gọi về Nói và nghe "Hãy nhớ lấy lời tôi" Lời anh Trỗi trước giờ ngã xuống Hun hút lòng ta thời gian chuyển động Chúng ta lại đi giữa Huế -Sài Gòn Biết nhớ lời và biết công ơn Biết đứng dậy nơi máu anh đã đổ Biết căm giận và biết làm bão tố... Em ơi em, đừng quên, đừng quên Từ mặt đất đã trở về mặt đất Những âm vang soi lòng ta rõ nhất 125

Soi lòng ta cả âm sắc mai sau Soi lòng ta cả trái đất cơ cầu Đang đứng dậy hòa chung tiếng nói Nếu đêm nay ta ngồi trong "Đêm không ngủ" Thì bên kia Pi-tơ hát trên đường Từ dạ hội Mi-lăng đêm trắng Xtốc-khôn Từ những "Việt cộng Phần Lan" đến tín hiệu con tàu xa mặt đất. Hai tiếng "Việt Nam! "Việt Nam!" vang lên thân thuộc Như "mẹ", như "cơm", như "ánh sáng", "hoa hồng". Như "đất", như "hôn", như "đẹp", như"cánh đồng" Với hai ngón tay xoè lên như thiên thế V bay lên như cánh chim báo bão Lượn khắp địa cầu, ngôn ngữ, màu da Ôi V Việt Nam, V chiến thắng, bay xa. IX.Báo bão Thành phố ơi, những mái ngói ngang trời Mang dáng lớn con cá kình xuống biển Sóng đã vỗ bừng bừng trên sáu huyện Dậy lên rồi! Thành phố dậy mà đi! Ngàn năm sau không có phút này đâu Ngàn năm trước sẽ gọi là mơ ước Phút đuổi Mỹ, phút ta giành lại nước Mỗi tấc đường đều dậy gió xung phong! Ôi gió xung phong, gió của chiến công Gió rất trẻ, gió thổi từ thân thể Những thân thể biết vươn lên tầm thế hệ Những dáng người lao tới đích vô song Độc lập, Tự do...Gió thổi hào hùng Gió quét địch suốt chiều dài mặt phố Gió xốc dậy những mặt đồng, mặt phá Gió lộng tâm hồn...Ôi gió vinh quang! 126

Bay bay lên! Hỡi năm cánh sao vàng Đây triều gió Tấn công và Nổi dậy Đây ngọn gió hữu tình ngàn năm được thấy Dậy lên rồi! Thành phố dậy mà đi! * Bạn ở đâu giữa thành phố xuống đường Phút hân hoan tôi gọi thầm tên bạn Ôi thành phố nửa phần là gió nắng Mà nửa phần là khuôn mặt yêu thương Cho tôi hôn tay bạn trăm lần Những tay súng và tay cầm biểu ngữ Cho tôi chào tiếng cao sang này: -Đồng chí! Cho tôi "đồng chí" – ơi em! Tôi mê đi trong tiếng bước chân Tôi, giọt máu và tôi là giọt lệ Tôi xin gửi vào cuộc tuần hoàn này sức trẻ Cuộc đời tôi, ôi Tổ quốc mến thân! Xin trút một đời vào sức nặng bàn chân Góp với đô thành, đô thành nổi dậy Nếu trái đất là trái tim vĩ đại Tim sẽ đập vì bước chân Việt Nam Bạn thấy không cả nước đã lên đường Tôi yêu quá những ngả đường gặp gỡ Những đội ngũ. Những đường lên cửa mở Những giá trị định hình trong sức gió ta đi "Mở đường mà tiến, đánh địch mà đi" Mở sông núi những bước dài vạn dặm Mở thế trận với muôn trùng thế trận 127

Khép vòng vây, giội lửa xuống đô thành! Đạp lên đầu thù! Hành quân, hành quân... Sông núi cài lá ngụy trang xanh Bán đảo uốn mình thành trận lốc Ta lên cao điểm, tràn cao ốc! Ta gọi tên bằng hiệu lệnh tiến công Ta chào nhau bằng tiếng súng hiếp đồng Ta đan lửa những vùng trời cao rộng Ta đan dấu những mặt đường cháy nóng! Đất nước muôn năm! Những ngựa đá lại xuống đường Những bà mẹ đo chân vào thần tích Để hoài thai triệu triệu những anh hùng Những anh hùng Việt Nam chống Mỹ Đang xuống đường như nắng xuống quê hương... * "Hỡi những con khôn của giống nòi Những chàng trai quý gái yêu ơi..." Câu thơ Tố Hữu chào ta đó Đọc tự bao giờ run cháy môi... Tự bao giờ... Huế của ta ơi! Trời thu xanh thẳm mặt kỳ đài Cờ ta lên đỏ nền cung cấm Sông núi reo vang: Độc lập rồi! Từ đó Mùa Thu đẹp lạ thường Thơ Anh như lá dậy sân trường Trời thu cũng biếc màu thương nước Thơ với Trời Thu đã xuống đường!

128

Giữa một mùa thu đẹp cuộc đời Giữa màu khai giảng rất xanh tươi Bao mùa tranh đấu chân sau trước Nối gót lên đường, tuổi trẻ ơi! Hãy chọn cùng nhau một trận này Những hồn khởi nghĩa rất mê say Chân trời đã hiện trong tầm mắt Đường lớn ta đi rộng tháng ngày... "Hỡi những con khôn của giống nòi Những chàng trai quý gái yêu ơi..." Bâng khuâng...Năm tháng...Bâng khuâng ấy Dội ngực hôm nay tiếng đáp lời: - Chúng con chào thành phố yêu thương Chào tuổi trẻ 900 năm đại học Khi Cách mạng hồng lên màu ký ức Khi mùa thu truyền sức trẻ hiên ngang Khi năm tháng là niên khoá xuống đường Khi bài học được viết từ mặt nhựa Giấy không cạn đau thương, mực phải mài giữa phố Chúng con thề chúng con sẽ ra đi! "Hễ con một tên xâm lược trên đất nước ta thì ta còn phải tiếp tục chiến đấu quét sạch nó đi!". Quét sạch nó đi! Thưa Bác Chúng con thề Chúng con nghe lời Bác dặn Trong trận đánh này Chúng con nguyện làm người lao công chân thành cần mẫn Luôn có mặt mỗi mặt đường khát vọng Rất tự hào Quét sạch nó đi!

129

(Tháng 12-1971)

130

Chịu trách nhiệm xuất bản: Tổng biên tập Lê Hoàng Trọng Phú Phó Tổng biên tập Lê Kim Anh Thu thập tài liệu: Trần Dạ Thảo Nguyên, Đồng Thị Kiều Thảo,Lê Hoàng Trọng Phú Biên tập lần đầu:Phạm Thùy Dung, Phạm Thị Hồng Dung,Lê Hoàng Trọng Phú Biên tập lần 2:Tăng Thị Huệ, Phạm Thị Hoa Trình bày bìa: Huỳnh Ngọc Bảo Nhi,Lê Hoàng Trọng Phú Sửa bản in: Nguyễn Văn Hiếu

Nguyễn Khoa Điềm – Tiếng lòng của những con người yêu Đất Nước In chỉ 1 bản duy nhất, khổ 15 x 21 cm, tại phòng In số 1. In xong và nộp lưu chiểu tháng 12/2009

131

Related Documents

Van
June 2020 20
Van
June 2020 14
Van
October 2019 30
Van
October 2019 25
Van
July 2020 14
Van
June 2020 14