Tu Tuong Ho Chi Minh

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tu Tuong Ho Chi Minh as PDF for free.

More details

  • Words: 3,588
  • Pages: 11
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI NHÓM KINH TẾ PHÁT TRIỂN 1. 2. 3. 4. 5. 6. 7.

Lưu Thị Ngọc Ánh Nguyễn Phương Huyền Phạm Tùng Linh Bùi Quang Lộc Hoàng Thế Thăng Lương Thanh Thủy Nguyễn Đình Tuấn

MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

ĐỀ TÀI: ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐỐI VỚI SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

NỘI DUNG TRÌNH BÀY:

A. Nội dung cơ bản của Nho giáo B. Thân thế Hồ Chí Minh và thời đại của Người

C. Nội dung cơ bản của Tư tưởng Hồ Chí Minh D. Sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với Tư tưởng Hồ Chí Minh E. Kết luận

A. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO Cốt lõi của Nho giáo là Nho gia. Đó là một học thuyết chính trị nhằm tổ chức xã hội. Để tổ chức xã hội có hiệu quả, điều quan trọng nhất là phải đào tạo cho được người cai trị kiểu mẫu - người lý tưởng này gọi là quân tử. Để trở thành người quân tử, con người ta trước hết phải "tu thân". Sau khi tu thân xong, người quân tử phải có bổn phận phải "hành đạo”.  Chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội: 1. Tam cương: tam là ba, cương là giềng mối. Tam cương là ba mối quan hệ: -

-

Quân thần: ("Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung" nghĩa là: dù vua có bảo cấp dưới chết đi nữa thì cấp dưới cũng phải tuân lệnh, nếu cấp dưới không tuân lệnh thì cấp dưới không trung với vua)Trong quan hệ vua tôi, vua thưởng phạt luôn luôn công minh, tôi trung thành một dạ. Phụ tử: ("phụ sử tử vong, tử bất vong bất hiếu nghĩa là: cha khiến con chết, con không chết thì con không có hiếu) Phu phụ: ("phu xướng phụ tùy" nghĩa là: chồng nói ra, vợ phải theo)

2. Ngũ thường: ngũ là năm, thường là hằng có: -

Nhân: Lòng yêu thương đối với muôn loài vạn vật. Nghĩa: Cư xử với mọi người công bình theo lẽ phải. Lễ: Sự tôn trọng, hòa nhã trong khi cư xử với mọi người. Trí: Sự thông biết lý lẽ, phân biệt thiện ác, đúng sai. Tín: Giữ đúng lời, đáng tin cậy.

3. Tam tòng: tam là ba; tòng là theo. Tam tòng là ba điều người phụ nữ phải

theo: -

Tại gia tòng phụ: người phụ nữ khi còn ở nhà phải theo cha. Xuất giá tòng phu: lúc lấy chồng phải theo chồng. Phu tử tòng tử: nếu chồng qua đời phải theo con.

4. Tứ đức: tứ là bốn; đức là tính tốt. Tứ đức là bốn tính nết tốt người phụ nữ phải

có: -

Công: khéo léo trong việc làm. Dung: hòa nhã trong sắc diện. Ngôn: mềm mại trong lời nói. Hạnh: nhu mì trong tính nết.

 Người quân tử phải đạt ba điều trong quá trình tu thân: -

-

Đạt đạo. "Đạt đạo trong thiên hạ có năm điều: đạo vua tôi, đạo cha con, đạo vợ chồng, đạo anh em, đạo bạn bè", tương đương với "quân thần, phụ tử, phu phụ, huynh đệ, bằng hữu". Đó chính là Ngũ luân. Trong xã hội cách cư xử tốt nhất là "trung dung". Đạt đức. Quân tử phải đạt được ba đức: "nhân - trí - dũng". Người nhân không lo buồn, người trí không nghi ngại, người dũng không sợ hãi". Biết thi, thư, lễ, nhạc. Ngoài các tiêu chuẩn về "đạo" và "đức", người quân tử còn phải biết "thi, thư, lễ, nhạc". Tức là người quân tử còn phải có một vốn văn hóa toàn diện.

 Sau khi tu thân, người quân tử phải hành đạo:

Nội dung của công việc này được công thức hóa thành "tề gia, trị quốc, bình thiên hạ". Tức là phải hoàn thành những việc nhỏ - gia đình, cho đến lớn - trị quốc, và đạt đến mức cuối cùng là bình thiên hạ (thống nhất thiên hạ). Kim chỉ nam cho mọi hành động của người quân tử trong việc cai trị là hai phương châm: -

Nhân trị. Nhân là tình người, nhân trị là cai trị bằng tình người, là yêu người và coi người như bản thân mình. Chính danh. Chính danh là mỗi sự vật phải được gọi đúng tên của nó, mỗi người phải làm đúng chức phận của mình. "Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận tất việc không thành".

B. THÂN THẾ HỒ CHÍ MINH VÀ THỜI ĐẠI CỦA NGƯỜI

1. Thân thế Nguyễn Sinh Cung sinh ngày 19/5/1890 ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Vùng Nghệ An Hà Tĩnh là vùng nổi tiếng Nho học – trước khi nổi tiếng là vùng Cách mạng Cộng sản. Hồ Chí Minh tự giới thiệu gia đình mình theo đạo Nho, các thanh niên đều học đạo Nho là chỉ “chân nho”, “chính nho” trái ngược với “ngụy nho”, “tà nho”. Thân phụ ông là một nhà nho tên là Nguyễn Sinh Sắc, từng đỗ phó bảng. Đương thời, người đỗ đạt có thể làm quan cai trị cả một vùng, nhưng giàu lòng nhân ái, lại năng nợ non sông, cụ từ quan đi làm thuốc chữa bệnh cho dân nghèo và dạy chữ nho. Huyện Nam Đàn quê hương Hồ Chí Minh, nổi tiếng là nghèo mà ham học. Cả huyện Nam Đàn đâu đâu cũng có những người đỗ đạt, nhưng không làm quan hoặc làm quan mà thanh liêm vì dân. Phan Bội Châu, Đặng Nguyên Cẩn thân sinh học giả Đặng Thai Mai ở huyện Thanh Chương kề bên cũng là một ví dụ. Năm 1895, Nguyễn Sinh Cung cùng cha mẹ và anh trai vào Huế lần đầu tiên. Sau khi mẹ mất (1901), ông về Nghệ An ở với bà ngoại một thời gian ngắn rồi theo cha về quê nội, từ đây ông bắt đầu dùng tên Nguyễn Tất Thành. Tất Thành theo học cử nhân Hoàng Phạm Quỳnh và một số ông giáo khác. Năm 1906, Nguyễn Tất Thành theo cha vào Huế lần thứ hai và học ở trường tiểu học Pháp-Việt Đông Ba. Tháng 9 năm 1907, ông vào học tại trường Quốc học Huế, nhưng bị đuổi học vào cuối tháng 5 năm 1908 vì tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Đầu năm 1910, Nguyễn Tất Thành vào đến Phan Thiết. Ông dạy chữ Hán và chữ Quốc ngữ cho học sinh lớp ba và tư tại trường Dục Thanh của hội Liên Thành. Khoảng trước tháng 2 năm 1911, ông nghỉ dạy và vào Sài Gòn. Tại đây, ông theo học trường Bá Nghệ là trường đào tạo công nhân hàng hải và công nhân chuyên nghiệp cho xưởng Ba Son. Ở đây, ông được nuôi ăn nhưng chỉ học ba tháng rồi quyết định lên đường ra nước ngoài. Từ đây, ta có thể thấy quá trình học tập của Hồ Chí Minh từ khi là một đứa trẻ cho đến lúc ra đi tìm đường cứu nước. Quá trình ấy gắn bó sâu sắc với nền giáo dục Nho giáo, một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tư tưởng của Người sau này.

2. Bối cảnh thời đại Sau thời kì hỗn độn Lê-Mạc và Trịnh-Nguyễn chia cắt đất nước, rồi từ tiền đề Tây Sơn thống nhất đất nước và lãnh thổ, nhà Nguyễn tìm cách phục hưng văn hoá dựa vào Nho giáo, nhưng lúc ấy Nho giáo đã suy tàn và văn hoá phương Tây bắt đầu xâm nhập nước ta. Kéo dài cho tới khi kết thúc chế độ Pháp thuộc là sự xen cài về văn hoá giữa hai xu hướng Ấu hoá và chống Ấu hoá, là sự đấu tranh giữa văn hoá yêu nước với văn hoá thực dân Để củng cố bệ đỡ tư tưởng cho chính quyền chuyên chế, nhà Nguyễn thi hành chính sách độc tôn Nho giáo, phục hồi Nho giáo vốn đã bị suy đồi trong những thế kỉ trước. Đồng thời nhà Nguyễn đã tìm mọi cách hạn chế Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian khác, nhưng Phật giáo và các tín ngưỡng dân gian vẫn tiếp tục phát triển, nhất là ở các vùng nông thôn. Tục thờ cúng tổ tiên và tôn thờ các anh hùng dân tộc, những người có công với làng, với nước trở thành phổ biến trong toàn xã hội. Đình, đền, chùa được tôn tạo hoặc được xây dựng mới khắp mọi nơi. Đối với Thiên Chúa giáo, bắt đầu từ thời Minh Mạng (1820 – 1840), nhà Nguyễn thi hành những biện pháp cấm đoán gắt gao, thậm chí còn thẳng tay đàn áp. Thế nhưng các giáo sĩ phương Tây vẫn tìm được cách đi sâu vào các làng xã và cải đạo được nhiều người dân theo Thiên Chúa giáo. Sự thay đổi thời đại này đã ảnh hưởng đến sự hưng thịnh của Nho giáo đối với một đất nước phong kiến. Từ đó, một phần đã ảnh hưởng đến tư tưởng Hồ Chí Minh, con người sinh ra vào những năm cuối thể kỉ 19 này. Những yếu tố mới xâm nhập, tàn dư một thời vàng son của Nho giáo vẫn còn đấy, tác động song song với nhau hoàn thiện tư tưởng Hồ Chí Minh.

C. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Về vị trí, vai trò của đạo đức trong xã hội và trong đời sống của mỗi người.  Đạo đức là gốc của người cách mạng, là nguồn nuôi dưỡng và phát triển

con người.  Đạo đức cách mạng giúp cho con người vững vàng trong mọi thử thách.  Hồ Chí Minh nêu ra năm điểm đạo đức mà người đảng viên phải giữ gìn

  

 

cho đúng, đó là: Tuyệt đối trung thành với Đảng, với nhân dân. Ra sức phấn đấu để thực hiện mục tiêu của Đảng. Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng quyết tâm chống mọi kẻ địch, luôn luôn cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, quyết không chịu khuất phục, không chịu cúi đầu. Vô luận trong hoàn cảnh nào cũng phải đặt lợi ích của Đảng lên trên hết. Hòa mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến của quần chúng.  Đối với Đảng, tổ chức tiền phong chiến đấu của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của cả dân tộc Việt Nam, Hồ Chí Minh yêu cầu phải xây dựng Đảng ta thật trong sạch.  Vấn đề đạo đức được Hồ Chí Minh đề cập một cách toàn diện. Người nêu yêu cầu đạo đức đối với các giai cấp, tầng lớp và các nhóm xã hội, trên mọi lĩnh vực hoạt động, trong mọi phạm vi, từ gia đình đến xã hội, trong cả ba mối quan hệ của con người: đối với mình, đối với người, đối với việc. 2. Những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam trong thời đại mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh

 Trung với nước, hiếu với dân  Trung với nước là trung thành vô hạn với sự nghiệp dựng nước, giữ nước,

phát triển đất nước.  Hiếu với dân nghĩa là cán bộ đảng, cán bộ nhà nước “vừa là người lãnh

đạo, vừa là đầy tớ trung thành của dân”.  Trung với nước, hiếu với dân là phải gắn bó với dân, gần dân, dựa vào dân, lấy dân làm gốc. Phải nắm vững dân tình, hiểu rõ dân tâm, quan tâm cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, làm cho dân hiểu rõ nghĩa vụ và quyền lợi của người làm chủ đất nước.

 Yêu thương con người, sống có nghĩa, có tình  Tình yêu thương con người thể hiện trước hết là tình thương yêu với đại đa

số nhân dân, những người lao động bình thường trong xã hội, những người nghèo khổ, bị áp bức, bóc lột.  Thương yêu con người phải tin vào con người. Với mình thì chặt chẽ, nghiêm khắc; với người thì khoan dung, độ lượng, rộng rãi, nâng con người lên, kể cả với những người lầm đường, lạc lối, mắc sai lầm, khuyết điểm.  Yêu thương con người là giúp cho mỗi người ngày càng tiến bộ, tốt đẹp hơn. Vì vậy, phải thực hiện phê bình, tự phê bình chân thành, giúp nhau sửa chữa khuyết điểm, phát huy ưu điểm để không ngừng tiến bộ.  Yêu thương con người phải biết và dám dấn thân để đấu tranh giải phóng con người.  Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư  Cần là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm.  Kiệm là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của dân, của nước, của bản thân mình, tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ; “không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi, không phô trương, hình thức...”.  Liêm là trong sạch, là “luôn tôn trọng, giữ gìn của công và của dân”, “không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân”; “không tham địa vị, không tham tiền tài..., không tham tâng bốc mình...”.  Chính là ngay thẳng, không tà, là đúng đắn, chính trực. Đối với mình không tự cao, tự đại; đối với người không nịnh trên, khinh dưới, không dối trá, lừa lọc, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết. Đối với việc thì để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà. Được giao nhiệm vụ gì quyết làm cho kỳ được, “việc thiện dù nhỏ mấy cũng làm; việc ác thì dù nhỏ mấy cũng tránh”.  Chí công là rất mực công bằng, công tâm; vô tư là không được có lòng riêng, thiên tư, thiên vị "tư ân, tư huệ, hoặc tư thù, tư oán", đem lòng chí công, vô tư đối với người, với việc. “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”, “lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ”. Muốn "chí công, vô tư" phải chiến thắng được chủ nghĩa cá nhân.  Tinh thần quốc tế trong sáng Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế là sự mở rộng những quan niệm đạo đức nhân đạo, nhân văn của Người ra phạm vi toàn nhân loại:  Đoàn kết với nhân dân lao động các nước vì mục tiêu chung đấu tranh giải phóng con người khỏi ách áp bức, bóc lột.  Đoàn kết quốc tế giữa những người vô sản toàn thế giới vì một mục tiêu chung, “bốn phương vô sản đều là anh em”.  Đoàn kết với nhân loại tiến bộ vì hoà bình, công lý và tiến bộ xã hội.

 Đoàn kết quốc tế gắn liền với chủ nghĩa yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước

chân chính sẽ dẫn đến chủ nghĩa quốc tế trong sáng, chống lại mọi biểu hiện của chủ nghĩa sô vanh, vị kỷ, hẹp hòi, kỳ thị dân tộc... 3. Những nguyên tắc xây dựng đạo đức mới  Nói đi đôi với làm, phải nêu gương về đạo đức  Xây đi đôi với chống  Phải tu dưỡng đạo đức suốt đời  Đạo đức cách mạng phải qua đấu tranh, rèn luyện bền bỉ mới thành. Người

viết: “đạo đức cách mạng không phải trên trời sa xuống. Nó do đấu tranh, rèn luyện bền bỉ hằng ngày mà phát triển và củng cố. Cũng như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”.  Phải rèn luyện, tu dưỡng đạo đức suốt đời. Người dạy: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”.  Tự rèn luyện có vai trò rất quan trọng. Người khẳng định, đã là người thì ai cũng có chỗ hay, chỗ dở, chỗ xấu, chỗ tốt, ai cũng có thiện, có ác ở trong mình. Vấn đề là dám nhìn thẳng vào con người mình, không tự lừa dối, huyễn hoặc; thấy rõ cái hay, cái tốt, cái thiện để phát huy và thấy rõ cái dở, cái xấu, cái ác để khắc phục. Tu dưỡng đạo đức phải được thực hiện trong mọi hoạt động thực tiễn, trong đời tư cũng như trong sinh hoạt cộng đồng, trong mọi mối quan hệ của mình.

D. SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA NHO GIÁO ĐỐI VỚI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

Hồ Chí Minh đã tiếp thu từ Nho giáo trên phương diện là một môn khoa học về đạo đức và phép ứng xử, tư tưởng triết lí hành động, lí tưởng về 1 xã hội bình trị. Đặc biệt Nho giáo đề cao văn hóa lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong dân. Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ đại là “ ngu đân để trị”. Tuy nhiên HCM cũng phê phán Nho giáo có tư tưởng tiêu cực như bảo vệ chế dộ phong kiến, phân chia đẳng cấp quân tử và tiểu nhân, chỉ đề cao nghề đọc sách. Nho giáo đã đề cao “ lấy dân làm gốc” nhưng lại gọi họ là “ tiểu nhân”. Nhưng Hồ Chí Minh không chỉ biết đề cao vai trò nhân dân mà còn biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, về sức mạnh của nhân dân và khối đại đoàn kết dân tộc; về quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng nhà nước thật sự của dân, do dân, vì dân; về quốc phòng toàn dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân  Người nhấn mạnh bốn yếu tố: đồng lòng, đồng sức, đồng tình, đồng minh. Khác với Nho giáo, khi mà Khổng Tử còn mắc phải mâu thuẫn tư tưởng giữa các yếu tố của văn hóa du mục và văn hóa nông nghiệp thì Hồ Chí Minh lại dung hòa được các mâu thuẫn này. Đó là sự dung hòa giữa: lễ trị và pháp trị, dung cả nhu cả cương trong chiến lược hành động của mình; và dung hòa mâu thuẫn trong sự dân chủ. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy dân làm gốc, nhưng không phải không trọng người tài, người đức. Hồ Chí Minh đã vận dụng những yếu tố ấy trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trên cả hai mặt trận chính trị và quân sự. “Tam cương , ngũ thường” là những điều cốt lõi của Nho giáo. HCM đã đưa mối quan hệ vua-tôi mà cụ thể trong thời đại HCM là mối quan hệ giữa những người lãnh đạo với nhân dân. Người lãnh đạo phải là “ đầy tớ” trung thành của nhân dân, xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân…họ phải “ tu thân”, giữ được cốt cách cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; tư tưởng về chăm lo bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau; tư tưởng về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, cán bộ, đảng viên vừa là người lãnh đạo, vừa là người công bộc thật trung thành của nhân dân. Về mặt tu thân: Hồ Chí Minh đề cao việc tự rèn luyện bản thân, không ngừng hoàn thiện và tu dưỡng suốt đời. Cũng như Nho giáo, tư tưởng HCM nhấn mạnh đến vai trò của đạo đức, mà về mặt bản chất chính là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín của Ngũ thường vậy. Về mặt hành đạo: Hồ Chí Minh luôn đi theo phương pháp “nhân trị” với tấm lòng nhân đạo bác ái, yêu con người, vạn vật và đề cao sự chính danh, chính trực. -

E. KẾT LUẬN

Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đã kế thừa và phát huy tinh thần Nho giáo để hình thành nên lý luận của riêng mình. Đó là các triết lí hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo giúp đời. Đó là ước vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết lý nhân sinh; tu thân dưỡng tính; đề cao văn hóa lễ giáo, tạo ra truyền thống hiếu học. Bên cạnh những yếu tố như Chủ nghĩa Marx Lenin, nhân tố chủ quan hay truyền thống dân tộc, Nho giáo đóng một vai trò quan trọng đối với tư tưởng Hồ Chí Minh còn giá trị đến tận không chỉ ngày nay mà còn nhiều thời đại sau.

Related Documents

Tu Tuong Ho Chi Minh
June 2020 7
Tu Tuong Ho Chi Minh
November 2019 17
Tu Tuong Ho Chi Minh
June 2020 9
Tu Tuong Ho Chi Minh
June 2020 5
Tu Tuong Ho Chi Minh
July 2020 12
Ho Chi Minh
October 2019 28