Tu Tuong 2

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tu Tuong 2 as PDF for free.

More details

  • Words: 1,914
  • Pages: 4
TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC PGS. TS. TRẦN QUANG NHIẾP

C

hủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Người trực tiếp chỉ đạo việc xây dựng bộ máy nhà nước và hệ thống pháp luật của nước Việt Nam mới. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước dân chủ, trong đó pháp quyền được đề cao đã xuất hiện rất sớm. Ngay từ đầu những năm 20 của thế kỷ XX, khi viết “Việt Nam yêu cầu” Người đã chỉ rõ, “Trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền gắn liền với thực hiện dân chủ. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, Nhà nước Việt Nam phải là nhà nước dân chủ. Nền dân chủ là nền dân chủ của nhân dân, đề cao vai trò của nhân dân, nhân dân là chủ thể, “mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Để bảo vệ quyền dân chủ của nhân dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh coi chuyên chính là điều kiện để giữ vững quyền dân chủ. Người Việt Nam, dân chủ là cái quý hóa nhất của nhân dân, chuyên chính là cái khóa, cái cửa để đề phòng phá hoại… Thế thì dân chủ cũng cần có chính quyền để giữ gìn dân chủ. Nhà nước pháp quyền Việt Nam là nhà nước pháp quyền hợp hiến, hợp pháp. Ngày 3/9/1945, trong phiên họp đầu tiên của Hội đồng Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra hai nhiệm vụ trực tiếp xây dựng nhà nước pháp quyền là tổ chức tổng tuyển cử và xây dựng Hiến pháp để xác lập nền tảng xây dựng nhà nước ta. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng, pháp luật của ta là pháp luật dân chủ, vì nó bảo vệ dân chủ tự do rộng rãi cho nhân dân. Nhà nước vì thế phải thực sự của dân, chăm lo lợi ích cho nhân dân. Người cho rằng, chúng ta có nhà nước có độc lập tự do mà dân cứ đói cứ rét thì cũng chẳng có nghĩa gì. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là công cụ bảo vệ và phát triển quyền con người. Chủ tịch Hồ Chí Minh coi quyền con người không chỉ là quyền tự do cá nhân, mà còn là quyền bình đẳng giữa những con người, bình đẳng giữa các dân tộc; là độc lập dân tộc và giải phóng con người. Tư tưởng Chủ tịch Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa rất phong phú và nhất quán. Đó là những tư tưởng được Đảng ta vận dụng, phát triển xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa hiện nay, với những đặc trưng cơ bản sau: - Nhà nước của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

- Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công rõ ràng và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp. - Nhà nước được tổ chức và hoạt động trên cơ sở Hiến pháp, pháp luật và bảo đảm Hiến pháp, pháp luật giữ vị trí tối thượng trong quản lý, điều hành các hoạt động thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. - Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền con người, quyền công dân, nâng cao trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân; thực hành dân chủ đồng thời tăng cường kỷ cương, kỷ luật. - Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, đồng thời bảo đảm sự giám sát của nhân dân, sự phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức quần chúng nhân dân. Tiếp tục thực hiện dân chủ và hoàn thiện xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta có nhiều việc phải làm, trước hết tập trung những vấn đề chính sau: Một là, nâng cao chất lượng và hiệu quả kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với hoạt động của Nhà nước. Tiếp tục đổi mới và hoàn thiện thể chế, tổ chức và phương thức kiểm tra, giám sát. Kết hợp kiểm tra giám sát của Đảng với kiểm tra giám sát của Nhà nước và giám sát của nhân dân. Phát huy vai trò giám sát của nhân dân, của các cơ quan thông tin đại chúng và của dư luận xã hội. Tăng cường và nâng cao hiệu quả giám sát tối cao của Quốc hội đối với các hoạt động hành pháp và tư pháp. Cải cách tổ chức và hoạt động thanh tra của Chính phủ, chú trọng các lĩnh vực tổ chức cán bộ, tài chính, ngân sách, lao động, công vụ. Bảo đảm các quyền khiếu nại, tố cáo của công dân. Xây dựng các quy trình, hướng dẫn để mọi công dân có điều kiện phát hiện, đề xuất, kiến nghị, giúp cho công tác kiểm tra, giám sát có hiệu quả. Hai là, thực hiện nguyên tắc tập trung, dân chủ trong tổ chức vận hành bộ máy nhà nước. Để giữ vững quyền lực trong tay nhân dân, các tổ chức và hoạt động của Nhà nước luôn quán triệt nguyên tắc tập trung dân chủ nhằm phát huy đồng bộ và kết hợp chặt chẽ sức mạnh của tập thể và từng cá nhân; sức mạnh của cả nước và từng địa phương, của từng tổ chức và cả hệ thống bộ máy. Tập trung dân chủ là thống nhất, không đối lập với nhau. Tập trung để phát huy dân chủ, phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng, tổ chức, điều hành của Nhà nước. Tập trung để thực hiện và giữ vững quyền lực của nhân dân. Tập trung không phải là giảm quyền lực của nhân dân mà trái lại để thực thi quyền lực của nhân dân; phát huy vai trò của Nhà nước.

Ba là, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động lập pháp, hành pháp, tư pháp. Đổi mới, kiện toàn tổ chức và phương thức hoạt động của Quốc hội, nâng cao chất lượng chính trị và hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Cải cách và kiện toàn bộ máy hành chính nhà nước, xây dựng một nền hành chính dân chủ, từng bước hiện đại, đáp ứng yêu cầu tăng cường quản lý nhà nước. Đổi mới phương thức hoạt động của Chính phủ theo hướng tăng cường quản lý vĩ mô bằng hệ thống pháp luật, chính sách, tôn trọng quyền làm chủ của nhân dân. Xây dựng bộ máy chính quyền cấp cơ sở xã, phường, thị trấn có đủ năng lực, phẩm chất, đáp ứng yêu cầu công tác. Bốn là, nâng cao chất lượng toàn diện của đội ngũ cán bộ, công chức. Cải cách và hoàn thiện chế độ công vụ, quy chế cán bộ, công chức, viên chức, coi trọng cả năng lực và tinh thần phục vụ nhân dân. Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, trước hết là cán bộ lãnh đạo, quản lý về đường lối, chính sách, về kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. Sắp xếp lại đội ngũ cán bộ, công chức theo đúng chức danh, tiêu chuẩn, thực hiện tinh giản biên chế. Quy định rõ chế độ, trách nhiệm của tập thể, cá nhân, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt trong phạm vi công việc cụ thể. Năm là, khắc phục bệnh quan liêu, đổi mới cơ chế hoạt động của Nhà nước nhằm thực hiện dân chủ và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Quan liêu đồng nghĩa với chủ nghĩa địa vị, chủ nghĩa cá nhân, xa rời thực tế, chủ quan, biến mục đích của Nhà nước thành mục đích của cá nhân. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng quan liêu cùng với tham ô, lãng phí là thứ “giặc nội xâm”. Nơi nào bệnh quan liêu càng nặng thì nơi ấy càng nhiều lãng phí, tham ô. Bệnh quan liêu tiếp tay cho người yếu kém, kẻ xấu đục khoét ngân khố, tài sản quốc gia. Quan liêu đi liền với mệnh lệnh, cửa quyền, coi thường dân, làm khó cho mọi người. Sáu là, đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí làm trong sạch bộ máy nhà nước. Bản chất của tham nhũng, lãng phí là những hành vi của những người có chức, có quyền lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi cá nhân. Nguyên nhân sâu xa của tham nhũng là sự suy thoái đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức; sự sơ hở, yếu kém trong quản lý; sự mất dân chủ, thiếu công khai minh bạch trong các hoạt động của đời sống xã hội; sự chuyên quyền độc đoán quan liêu của người quản lý. Tham nhũng hiện nay ở nước ta đang là nguy cơ lớn, làm ảnh hưởng đến sự trong sạch của bộ máy nhà nước, làm giảm hiệu lực và năng lực quản lý của Nhà nước. Vì vậy, chỉ có ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng mới thực sự xây dựng và hoàn thiện được nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa vững mạnh của dân, do dân, vì dân, thực hiện dân chủ với nhân dân.

Bảy là, tiếp tục hoàn thiện hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp của nhân dân. Thực hiện phương châm: dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra chủ yếu thông qua hai hình thức dân chủ đại diện và dân chủ trực tiếp. Dân chủ đại diện cho đến nay vẫn được coi là phương thức thực hiện dân chủ có những ưu điểm cơ bản, thể hiện tính hợp lý, khả năng thực thi, bảo đảm được sự sáng suốt trong quyết định những vấn đề quan trọng của xã hội. Dân chủ trực tiếp nhằm phát huy quyền làm chủ cụ thể thiết thực, trực tiếp của người dân. Điều đó lại tùy thuộc vào nhận thức, trình độ, năng lực, điều kiện của mọi người. Đồng thời, Nhà nước có cơ chế phù hợp để người dân thực hiện quyền làm chủ trực tiếp của mình. Những vấn đề nêu trên có thể chưa đầy đủ, chỉ là những điểm cơ bản nhằm phát huy quyền làm chủ, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước luôn soi sáng cho chúng ta nguyên tắc rất cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa thực hiện dân chủ với xây dựng nhà nước thực sự là của dân, bao nhiêu quyền lực là ở nơi dân./.

Related Documents

Tu Tuong 2
June 2020 16
Tu Tuong Tt Hcm
November 2019 19
Tu Tuong Kinh Te
May 2020 18
Tu Tuong Hcm
July 2020 14
Tu Tuong Nho Giao
June 2020 7
Tu Vi Tuong Phap
November 2019 18