Tu Do Bao Chi Huong

  • Uploaded by: nguyencuong
  • 0
  • 0
  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tu Do Bao Chi Huong as PDF for free.

More details

  • Words: 5,686
  • Pages: 14
1. Tìm hiểu khái niệm “Tự do báo chí” Tự do là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mà mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào (Locke). Đây là định nghĩa nguyên thủy nhất về tự do và cũng từng được khá nhiều người tán đồng. Tuy nhiên, định nghĩa này có những hạn chế nhất định, thể hiện ở chỗ nếu tự do chỉ thuần túy là khả năng con người có thể làm bất cứ điều gì mình mong muốn mà không gặp bất kỳ cản trở nào thì sẽ có rất nhiều người nhân danh tự do để thỏa mãn những mong muốn hay tham vọng cá nhân của mình, phá hoại trật tự xã hội, và do đó, làm phương hại đến sự phát triển của mỗi cá nhân cũng như cả cộng đồng. Tự do là cái tất yếu được nhận thức (Hegel). Nhận thức được sự hạn chế của định nghĩa về tự do của Locke, Hegel đã xây dựng một định nghĩa mới về tự do. Đó là, tự do là cái tất yếu được nhận thức. Tự do không phải là thuật ngữ xa lạ, càng không phải một phát hiện bởi nó gắn liền với con người như một công cụ để tồn tại, để sống và để phát triển. Tuy nhiên, đối với con người, tự do vẫn phần nào bí ẩn; chúng ta, dường như, chưa nhận thức trọn vẹn về nó, càng chưa biết khai thác và sử dụng nó như một công nghệ phát triển. Báo chí là một lĩnh vực hoạt động ra đời muộn khi xã hội đã đạt đến một trình độ phát triển nhất định về kinh tế - xã hội, về phương tiện kỹ thuật, về ý thức, nhu cầu thông tin. Khái niệm “Tự do báo chí” hình thành và có ý nghĩa to lớn từ cuối thời trung cổ ở phương Tây, là sản phẩm tiến bộ của giai cấp tư sản trong cuộc đấu tranh chống lại xã hội phong kiến. Song về sau này, trong quá trình 1

phát triển của mình, tư sản đã sử dụng tự do báo chí như một chiêu bài kinh tế - chính trị. CNTB xem báo chí là “quyền lực thứ tư” đứng sau quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Tự do báo chí là tự do vô chính phủ, tự do tuyêệ đối, cực đoan. CNXH quan niệm, báo chí là quyền lực, nhưng không phải là thứ quyền lực đứng trên mọi quyền lực mà nó đứng sau các quyền lực đó hỗ trợ cho xã hội phát triển theo hướng dân chủ. Tự do báo chí được hiểu không phải là một mục đích mà là một phương tiện để đạt đến mục đích xây dựng một xã hội tiến bộ. Theo Bách Khoa toàn thư Việt Nam, Tự do Báo chí được định nghĩa là: “Phạm trù lịch sử thể hiện ước vọng của con người phấn đấu giành quyền

thông tin và được thông tin, tự do trao đổi, giao tiếp, bày tỏ ý chí và nguyện vọng của mình thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. TDBC là một quyền cơ bản của con người. Trong xã hội có các giai cấp đối kháng và tồn tại những mâu thuẫn chính trị, kinh tế, văn hoá... không thể có TDBC đầy đủ. Người làm báo sử dụng TDBC, thông qua các phương tiện thông tin, phục vụ lợi ích của nhân dân, phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công bằng, dân chủ, nhân ái, bảo vệ tổ quốc và độc lập, hoà bình, theo nguyên tắc tôn trọng sự thật, quyền lợi và phẩm giá con người. Trong lịch sử, các thế lực thực dân, đế quốc đã và đang mưu đồ lợi dụng TDBC để phục vụ lợi ích của họ, xâm phạm quyền và lợi ích của nhân dân. Ở Việt Nam, quyền TDBC được ghi trong Hiến pháp, Luật báo chí và nhiều luật, văn bản pháp quy khác.” Tác giả Tạ Ngọc Tấn trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí, khi tìm hiểu khái niệm Tự do báo chí đã dựa trên những phân tích về tự do và tất yêu để đưa ra khái niệm: Tự do báo chí là mục tiêu phấn đấu của con người nhằm 2

giành cho mình quyền được thông tin, trao đổi, giao tiếp, thể hiện ý chí và nguyện vọng của con người một cách công khai qua các phương tiện thông tin đại chúng, không hề bị một sự lệ thuộc, hạn chế nào. Theo đó, tự do báo chí là một quyền lợi chính đáng mà con người phải được hưởng. Tự do báo chí, tự do ngôn luận, tự do sáng tác là quyền lợi thiêng liêng của những người cầm bút. Song, tự do báo chí không bải là sự tuỳ tiện, muốn viết gì thì viết, viết thế nào thì viết mà phải thực hiện trách nhiệm trước xã hội, sự giác ngộ chính trị, quan điểm giai cấp chi phối hành vi và hoạt động báo chí của người làm báo. Đến nay, thể hiện quan điểm với thế giới, nước Mỹ vẫn cho rằng: Trong một nền dân chủ, báo chí phải được hoạt động tự do không chịu sự kiểm soát của chính phủ. Các chính phủ dân chủ không có bộ thông tin nhằm kiểm soát nội dung báo chí hoặc hoạt động của các phóng viên; không có những yêu cầu đòi các phóng viên phải bị nhà nước kiểm soát, hoặc buộc phóng viên phải tham gia các liên đoàn do chính phủ kiểm soát. Báo chí tự do thông tin cho công chúng, buộc các nhà lãnh đạo phải có trách nhiệm và là một diễn đàn tranh luận về các vấn đề của quốc gia và địa phương. Các nền dân chủ thúc đẩy sự tồn tại của báo chí tự do. Một cơ quan tư pháp độc lập, xã hội dân sự với pháp quyền, và tự do ngôn luận tất cả đều hỗ trợ cho báo chí tự do. Báo chí tự do phải được bảo vệ về mặt luật pháp. Ở các nền dân chủ chính phủ phải chịu trách nhiệm về những hành động của mình. Bởi vậy, công dân phải được biết về những quyết định mà các chính phủ đưa ra nhân danh họ. Báo chí thúc đẩy “quyền được biết” này, với tư cách là cơ quan giám sát chính phủ, giúp công dân bắt chính phủ phải chịu trách nhiệm và chất vấn các chính sách của chính phủ. Các chính phủ dân chủ cho phép các phóng viên tiếp cận các hội nghị và các tài liệu công khai. Các chính phủ 3

không hạn chế trước những gì các nhà báo có thể nói hoặc viết. Bản thân báo chí cũng phải hành động đáp lại. Thông qua các hiệp hội chuyên môn, các hội đồng báo chí độc lập và “cơ quan giám sát”, các nhà phê bình trong ngành-những người tiếp thu khiếu nại của công chúng, báo chí phải có phản hồi trước những khiếu nại về sự thái quá của mình và chịu trách nhiệm nội bộ. Nền dân chủ đòi hỏi công chúng phải chọn lựa và đưa ra quyết định. Để công chúng tin tưởng giới báo chí, các phóng viên phải đưa tin đúng dựa trên các nguồn và thông tin đáng tin cậy. Hành động ăn cắp tin và đưa tin sai sự thật sẽ làm phản tác dụng báo chí tự do. Các cơ quan báo chí phải thành lập ban biên tập riêng, không chịu sự kiểm soát của chính phủ, để tách riêng việc thu thập thông tin và phân tích thông tin khỏi các quá trình biên tập. Các phóng viên không nên bị cuốn theo công luận, mà phải theo đuổi sự thật ở mức đúng nhất có thể. Một nền dân chủ cho phép báo chí thu thập và đưa tin mà không phải sợ hãi hay có sự ưu đãi của chính phủ. Các nền dân chủ thúc đẩy một cuộc chiến không bao giờ kết thúc giữa hai quyền: Nghĩa vụ bảo vệ an ninh Báo chí tự do không phải lúc nào cũng hoạt động chuyên nghiệp, và cũng có thể có những hậu quả ngoài mong muốn khi mở cửa truyền thông. Nhưng các phương tiện truyền thông đưa nhiều tin và các cuộc bàn thảo trong địa phương càng khách quan bao nhiêu thì công chúng càng đánh giá họ cao bấy nhiêu. Thông tin tại cơ sở như vậy chính là cội nguồn của nền dân chủ. Người dân được giác ngộ tốt hơn và có trách nhiệm hơn với chính cuộc sống của mình. 2. Quan điểm về báo chí Tự do của Mác – Lênin

4

Báo chí nói chung là sự thực hiện tự do của con người. Do đó ở đâu có báo chí ở đó có tự do báo chí. Bản chất của báo chí tự do – đó là bản chất dũng cảm, có lý tính, có đạo đức của tự do.(1) (Các Mác) Ông nói về thiên chức (chức năng, nghĩa vụ...) báo chí như sau: "Báo chí tự do - đó là con mắt sáng suốt của tinh thần nhân dân: là hiện thân sự tin cậy của nhân dân đối với bản thân mình, là những dây liên hệ biết nói, gắn liền các cá nhân với nhà nước, với toàn thế giới, nó là hiện thân nền văn hóa đang biến cuộc đấu tranh vật chất thành cuộc đấu tranh tinh thần và lý tưởng hóa hình thức vật chất thô bạo của cuộc đấu tranh đó... Báo chí Tự do là Toàn diện, nơi nào cũng có mặt, cái gì cũng biết. Báo chí tự do là cái thế giới ý tưởng không ngừng trào ra từ thực tế hiện thực lại chảy trở về hiện thực như một dòng thác đầy sinh khí dưới hình thức của cái tinh thần ngày càng dồi dào” Mác cho rằng báo chí tự do phải có luật báo chí bảo đảm. "Luật báo chí là luật thật sự bởi vì nó biểu hiện sự tồn tại khắng định của tự do. Nó coi tự do là tình trạng bình thường của báo chí, coi báo chí tồn tại của tự do. Vì thế, luật này chỉ xung đột với những tội lỗi của báo chí với tư cách là một ngoại lệ đang chống lại tiêu chuẩn của chính mình?”

(6)

.Ông không phủ

nhận sự kiểm duyệt. Nhưng cho rằng " kiểm duyệt chân chính bắt rễ từ chính bản chất của tự do báo chí, là sự phê bình. Phê bình là một sự xét xử mà tự do báo chí sản sinh ra từ bản thân mình". Còn "kiểm duyệt là sự phê bình với tư cách là độc quyền của chính phủ” (7). Ông nói một cách gay gắt: "Khi sự phê bình tác động không phải bằng lưỡi dao sắc bén của lý tính mà bằng cái kéo cùn của sự tùy tiện, khi sự phê bình coi việc dùng sức mạnh thô bạo là luận cứ mạnh mẽ - khi đó lẽ nào sự phê bình lại không mấy tính chất hợp lý của mình (7). 5

Mác cũng đề cập đến mối quan hệ của báo chí với nhà cầm quyền. "Trong lĩnh vực báo chí, những người cai trị và những người bị cai trị có khả năng như nhau để phê bình những nguyên tắc và yêu cầu của nhau nhưng không phải trong khuôn khổ những quan hệ lệ thuộc, mà trên cơ sở ngang quyền với nhau, với tư cách là những công dân của nhà nước – không phải với tư cách là những cá nhân riêng lẻ, mà với tư cách là sức mạnh của trí tuệ, với tư cách là những người thể hiện những quan điểm hợp lý”(8) V.I Lênin cũng chỉ ra rằng: “Trong xã hội tư sản, “tự do báo chí” tức là tự do cho bọn giàu có”. Trong lịch sử của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế, V.I. Lênin đã thẳng thắn: “Mọi cá nhân có quyền tự do viết và nói tất cả những điều họ muốn. Nhưng mỗi đoàn thể tự do cũng được tự do đuổi những phần tử lợi dụng chiêu bài Đảng để tuyên truyền quan điểm chống Đảng. Tự do ngôn luận và xuất bản phải đầy đủ...” Theo đó, những người theo quan điểm Mác – Lênin nhiệt thành đấu tranh cho một nền tự do báo chí, tự do ngôn luận, cho sự bình đẳng trên công luận, tự do bình đẳng vì lợi ích của nhân dân, không bao giờ ảo tưởng về thứ tự do tuyệt đối, tự do báo chí theo kiểu tư sản, giả dối và trá hình. Tự do báo chí ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đặc biệt từ khi nước ta tiến hành sự nghiệp đổi mới, báo chí Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Báo chí nước ta đã là món ăn tinh thần không thể thiếu được của các tầng lớp nhân dân; thực sự đến với nhiều đối tượng trở thành người bạn thân thiết hằng ngày của họ. Đó là vì báo chí

6

là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tiếng nói của nhân dân, đồng thời là bầu bạn tin cậy của các tầng lớp nhân dân, đã và đang đáp ứng quyền được cung cấp thông tin của đông đảo cán bộ, nhân dân. Báo chí Việt Nam có quyền đề cập tất cả các vấn đề mà pháp luật không cấm. Pháp luật chỉ cấm báo chí tuyên truyền kích động bạo lực, kích dục, tuyên truyền cho chiến tranh, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Đây là điều cần thiết với tất cả các nước tiến bộ trên thế giới, mong muốn xây dựng một xã hội hòa bình, ổn định, vì hạnh phúc của nhân dân. Báo chí Việt Nam đã tích cực tham gia đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, phát hiện những việc làm trái với pháp luật, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Báo chí tham gia xây dựng đời sống mới, đấu tranh với những hủ tục, những tệ nạn xã hội. Báo chí ngày càng tham gia rộng rãi vào việc xây dựng Đảng, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh. Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII, Đảng ta đã coi báo chí là công cụ giám sát các hoạt động của tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước, phát hiện và phê phán cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, quan liêu. Có thể đi đến kết luận là, báo chí và hoạt động báo chí ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, đã hoạt động vì mục tiêu độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là nội dung cốt lõi của tự do báo chí ở nước ta. Luật Báo chí Việt Nam khẳng định báo chí không chỉ là cơ quan của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị và tổ chức xã hội, nghề nghiệp,... mà còn là diễn đàn tin cậy của người dân. Nhân dân có quyền bày tỏ ý kiến của mình qua các phương tiện báo chí. Hàng triệu bài, tin gửi cho các báo về nhiều chủ đề liên quan đến các mặt thiết thực của đời sống nhân dân; thông qua chuyên mục “Ý kiến bạn đọc”, nhiều ý kiến rất phong phú của các tầng 7

lớp nhân dân được phản ánh trên nhiều tờ báo, là sự thể hiện sinh động quyền tự do ngôn luận của mỗi người dân. Luật Báo chí của Việt Nam ghi rõ hai điều rất quan trọng: Điều 4: Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Công dân có quyền: 1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới; 2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin; 3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; 4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; 5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó. Điều 5: Trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Cơ quan báo chí có trách nhiệm: l) Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân; trong trường hợp không đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý do;

8

2) Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, tự do báo chí ở mỗi quốc gia trong đó có Việt Nam cũng có những vận động riêng. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế kéo theo nó sự biến đổi trên mọi lĩnh vực chính trị - xã hội. Ở Việt Nam, sau gần hai mươi năm đổi mới và hội nhập quốc tế, báo chí đã có bước phát triển mạnh mẽ chưa từng có. Thông tin trên báo chí ngày càng phong phú, chất lượng được nâng cao. Báo chí đã góp phần tích cực vào việc giáo dục truyền thống tốt đẹp của dân tộc; tuyên truyền quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; tổng kết thực tiễn; phát hiện, phản ánh tâm tư nguyện vọng của nhân dân; đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và sự suy thoái đạo đức; động viên phong trào thi đua yêu nước, biểu dương các nhân tố mới…

Thời gian gần đây, các thế lực thù địch lại tung ra những quan điểm sai trái, bịa đặt, vu cáo nhằm phủ nhận, xuyên tạc những thành tựu của công cuộc đổi mới và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta; phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng. Các nhà khoa học đã viết bài phê phán những quan điểm sai trái trên. Hội đồng Lý luận Trung ương đã tập hợp những bài viết đó và phối hợp với Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia xuất bản cuốn sách "Lẽ phải của chúng ta". Báo Sài Gòn Giải Phóng trích đăng bài của Tiến sĩ Hồng Vinh. Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, đặc biệt từ khi nước ta tiến hành sự nghiệp đổi mới, báo chí Việt Nam đã có bước phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng. Hiện nay, nước ta đã có tất cả các loại hình báo chí (báo viết, báo nói, báo hình, báo điện tử). Cả nước hiện có hơn 550 cơ quan báo chí, với 713 ấn phẩm báo chí, bình quân 7,5 bản báo đầu người/năm.

9

Đài Tiếng nói Việt Nam đã có 6 hệ chương trình, 452 chương trình, thời lượng phát sóng 172 giờ trong ngày. Sóng phát thanh không chỉ đã phủ trong toàn quốc, mà còn tỏa khắp năm châu, đáp ứng nhu cầu tinh thần của hàng triệu đồng bào sống ở nước ngoài và bầu bạn thế giới. Cùng với 11 trạm phát sóng và phát qua vệ tinh của Đài Tiếng nói Việt Nam, còn có 64 đài tỉnh, thành phố, 606 đài phát thanh truyền hình cấp huyện, trong đó có 288 đài phát sóng FM. Đài Truyền hình Việt Nam có 5 kênh, phủ sóng đến 85% hộ gia đình Việt Nam, có 4 đài khu vực và 61 đài phát thanh, truyền hình tỉnh và thành phố. Trong những năm gần đây, đài đã có chương trình VTV4 phủ sóng đến nhiều vùng trên thế giới, được cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài và bầu bạn năm châu đón nhận và hoan nghênh. Mặc dù mới được phát triển trong mấy năm gần đây, báo điện tử đã có bước phát triển nhanh chóng với tốc độ tăng 32,5%/năm. Hiện nay ở nước ta đã có hơn 70 tờ báo điện tử và hàng ngàn trang thông tin điện tử; 6 nhà cung cấp dịch vụ và kết nối Internet; 20 nhà cung cấp dịch vụ Internet và hơn 50 nhà cung cấp thông tin và báo điện tử trên Internet… Báo chí nước ta đã là món ăn tinh thần không thể thiếu được của các tầng lớp nhân dân; thực sự đến với nhiều đối tượng trở thành người bạn thân thiết hằng ngày của họ. Đó là vì báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị, tổ chức xã hội, nghề nghiệp, tiếng nói của nhân dân,…; đồng thời là bầu bạn tin cậy của các tầng lớp nhân dân, đã và đang đáp ứng quyền được cung cấp thông tin của đông đảo cán bộ, nhân dân. Báo chí Việt Nam có quyền đề cập tất cả các vấn đề mà pháp luật không cấm. Pháp luật chỉ cấm báo chí tuyên truyền kích động bạo lực, kích dục, tuyên truyền cho chiến tranh, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. Đây là điều cần thiết với tất cả các nước tiến bộ trên thế giới, mong muốn xây dựng một xã hội hòa bình, ổn định, vì hạnh phúc của nhân dân. Báo chí Việt Nam đã tích cực tham gia đấu tranh chống tiêu cực, tham nhũng, quan liêu, phát hiện những việc làm trái với pháp luật, đi ngược lại lợi ích của nhân dân. Báo chí tham gia xây dựng đời sống mới, đấu tranh với những hủ tục, những tệ nạn xã hội. Báo chí ngày càng tham gia rộng rãi vào việc xây dựng Đảng, chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh. Tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 (lần 2), khóa VIII, Đảng ta đã coi báo chí là công cụ giám sát các hoạt động của tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước, phát 10

hiện và phê phán cán bộ, đảng viên thoái hóa biến chất, có biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, quan liêu,… Có thể đi đến kết luận là, báo chí và hoạt động báo chí ở Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời, đã hoạt động vì mục tiêu độc lập dân tộc và hạnh phúc của nhân dân. Đó chính là nội dung cốt lõi của tự do báo chí ở nước ta dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Luật Báo chí Việt Nam khẳng định báo chí không chỉ là cơ quan của Đảng, Nhà nước, đoàn thể chính trị và tổ chức xã hội, nghề nghiệp,... mà còn là diễn đàn tin cậy của người dân. Nhân dân có quyền bày tỏ ý kiến của mình qua các phương tiện báo chí. Hàng triệu bài, tin gửi cho các báo về nhiều chủ đề liên quan đến các mặt thiết thực của đời sống nhân dân; thông qua chuyên mục “Ý kiến bạn đọc”, nhiều ý kiến rất phong phú của các tầng lớp nhân dân được phản ánh trên nhiều tờ báo, là sự thể hiện sinh động quyền tự do ngôn luận của mỗi người dân. Luật Báo chí của Việt Nam ghi rõ hai điều rất quan trọng: Điều 4: Quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân. Công dân có quyền: 1- Được thông tin qua báo chí về mọi mặt của tình hình đất nước và thế giới; 2- Tiếp xúc, cung cấp thông tin cho cơ quan báo chí và nhà báo; gửi tin, bài, ảnh và tác phẩm khác cho báo chí mà không chịu sự kiểm duyệt của tổ chức, cá nhân nào và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin; 3- Phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; 4- Tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; 5- Góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và thành viên của các tổ chức đó. Điều 5: Trách nhiệm của báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân.

11



quan

báo

chí



trách

nhiệm:

l) Đăng, phát sóng tác phẩm, ý kiến của công dân; trong trường hợp không đăng, phát sóng phải trả lời và nói rõ lý do; 2) Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có chức vụ trả lời bằng thư hoặc trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến. Như vậy, dù với động cơ nào, người ta không thể bưng tai, nhắm mắt phủ nhận pháp luật Việt Nam về tự do hoạt động báo chí; phủ nhận tính dân chủ, văn minh của báo chí Việt Nam trong thời đại ngày nay. Thực tế quản lý hoạt động báo chí bằng pháp luật ở Việt Nam đã thể hiện tự do báo chí của Việt Nam. Trong một xã hội dân chủ, tự do của người này không thể làm mất tự do của người khác. Những hành động liên kết với nhau để vụ lợi, trái với quy ước đạo đức nghề nghiệp báo chí, đều bị xử lý, dù người đó đang giữ trọng trách cao trong cơ quan của Đảng, Nhà nước. Những tờ báo hoạt động xâm hại tôn chỉ, mục đích, gây tác động xấu đối với xã hội đều bị xử phạt theo các quy định của pháp luật. Để nâng cao chất lượng hoạt động báo chí của các nhà báo, Nhà nước Việt Nam đã lập ra các trường đại học báo chí, đào tạo nhà báo với trình độ đại học và cao học. Hàng năm có hàng trăm nhà báo ra trường, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, có năng lực và ý thức trách nhiệm xã hội. Các trường đào tạo nhà báo ở Việt Nam đã có sự hợp tác, liên kết với các trường đại học báo chí của Pháp và một số nước phương Tây để bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm làm báo. Việt Nam đã cử hàng trăm nhà báo đi bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí tại các trường đại học ở Mỹ, Pháp, Đức, Thụy Điển, Nga,... Báo chí Việt Nam không đóng cửa, biệt lập với thế giới, mà luôn luôn mở rộng quan hệ với các đồng nghiệp ở nhiều nước. Để bảo vệ quyền lợi của các nhà báo, giúp nhau bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí, Việt Nam đã có Hội Nhà báo toàn quốc và các hội địa phương, thu hút hơn 12.000 nhà báo là hội viên. Hội Nhà báo Việt Nam là thành viên của Hội Nhà báo quốc tế (OIJ) và Liên đoàn Báo chí ASEAN (CAJ) trong nhiều năm qua, tham gia tích cực và đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của báo chí khu vực và thế giới, vì mục tiêu hòa bình, ổn định, tiến bộ và thịnh vượng. Vậy là, sự quản lý báo chí bằng pháp luật ở Việt Nam không phải là sự cản 12

trở quyền tự do báo chí của người dân cũng như những hoạt động báo chí của các nhà báo. Việt Nam đã mở cửa trong hoạt động báo chí với bên ngoài để góp phần nâng cao trình độ báo chí của mình, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, mở cửa, hội nhập, giao lưu kinh tế, văn hóa với bầu bạn bốn phương. Có ý kiến cho rằng, có báo tư nhân mới là biểu hiện cụ thể của tự do báo chí. Phải khẳng định rằng không có báo chí tư nhân thì không thể quy chụp là không có “tự do báo chí”. Những người làm báo Việt Nam đã và đang phấn đấu vì sự nghiệp độc lập dân tộc và tự do, hạnh phúc của nhân dân. Những tờ báo hiện nay của các cơ quan Đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội, tổ chức nghề nghiệp đã phản ánh đầy đủ những ý kiến, nguyện vọng chính đáng của các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, vấn đề ra báo tư nhân hiện nay là không cần thiết. Những kiến nghị của họ đã được công luận phản ánh đầy đủ và được Đảng, Nhà nước tiếp thu, trả lời qua báo, đài. Đó là sự thể hiện quyền được thông tin cũng như quyền ngôn luận của nhân dân. Mặt khác, thực tiễn việc ra đời báo tư nhân ở nhiều nước gây nhiễu thông tin, thậm chí làm vô hiệu hóa sự lãnh đạo của chính quyền, dẫn đến sự rối loạn chính trị-xã hội ở nhiều nước vốn quảng cáo rầm rộ cho cái gọi là “tự do báo chí” đã là bài học thấm thía cho nhân dân ta. Có lẽ nào, chúng ta lại trượt theo vết xe đổ ấy? Sở dĩ có đòi hỏi vô lý trên, có nguyên nhân từ nhận thức mơ hồ về quyền tự do báo chí và nhiệm vụ của báo chí Việt Nam. Do hiểu phiến diện hoặc cố tình hiểu sai về tự do báo chí, họ đã ra công cổ súy, đấu tranh đòi “tự do báo chí” theo kiểu phương Tây, coi đó là biểu hiện của "tinh thần dân chủ”, tự phong cho mình là “người hăng hái đấu tranh cho dân chủ”. Song, họ không hiểu rằng dân chủ là một thể chế, trong đó quyền tự do báo chí của người này không được làm tổn hại đến quyền tự do của người khác, đến lợi ích của toàn dân tộc. Sự sụp đổ mô hình chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô và các nước Đông Âu có sự góp phần của những tờ báo theo khuynh hướng "tự do báo chí” kiểu phương Tây đó. Mặt khác, trong một số ít người, tư tưởng nêu trên xuất phát từ những toan tính liên quan đến lợi ích, quyền lực, động cơ cá nhân; từ sự bất mãn của họ với Đảng và Nhà nước. Họ luôn luôn đặt lợi ích cá nhân lên trên lợi ích của đất nước; chính vì thế, họ có những ý kiến lạc lõng, cực đoan, phản lại quyền lợi của dân tộc.

13

Trong số những người cơ hội chính trị, có người đã thực sự đối lập với lợi ích Tổ quốc, liên kết những phần tử bất mãn ở bên trong cùng với thế lực xấu ở bên ngoài để dùng báo chí chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta. Họ quay lưng lại với quá khứ vẻ vang, hào hùng của toàn dân tộc, trong đó có sự đóng góp nào đó của gia đình và bản thân họ. Những bài báo, những hồi ký của họ đầy rẫy sự xuyên tạc, vu cáo hèn hạ, bêu riếu những người dân nước Việt đang ngày đêm cần cù lao động sáng tạo, chắt chiu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tất cả vì mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh". Thật trớ trêu khi họ cho rằng, nếu chúng ta không có tự do báo chí như họ mong muốn, thì "đất nước này vẫn không thể cất đầu lên được", vẫn "sống trong vòng lạc hậu tối tăm" (!). Những người nuôi dã tâm xấu xa đó không có quyền nói đến “tự do báo chí”, theo nghĩa chân chính nhất của từ này. Tự do báo chí cho ai, vì ai? Câu hỏi lớn đó đã được thực tiễn đổi mới đất nước nói chung và thực tiễn đổi mới báo chí nói riêng trong gần 20 năm qua cùng thực tiễn trên thế giới ngày nay cho ta câu trả lời rành rọt. Thực tiễn luôn luôn là tiêu chuẩn của chân lý. Nhận thức đúng xu thế tiến lên của dân tộc, trong đó có hoạt động rất sôi động và hiệu quả của báo chí cách mạng Việt Nam, chúng ta sẽ có cái nhìn đúng đắn về Việt Nam trong tiến trình đổi mới. (Hồng Vinh

14

Related Documents

Tu Do Bao Chi Huong
November 2019 8
Bao Chi Vietnam
October 2019 11
Thong Tin Bao Chi
October 2019 19
Chi Dong Tu Maudire
June 2020 1

More Documents from ""

Do Quy Doan
November 2019 21
Qlbc Moi . Le Doan Hop 207
November 2019 18
November 2019 19
Nq Tw5 K10 Ctac Tt.bc
November 2019 16
Tu Do Bao Chi Huong
November 2019 8