Xung Đột Trường Sa và Trạng Thái Hòa Bình Mong Manh Trên Biển Dự Trần1
Phần 1: Tranh chấp trên Biển Đông qua cái nhìn của người ngoài cuộc Tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông luôn đứng đầu bảng với tư cách là nguồn gốc gây bất ổn định ở Đông Nam Á. Quần đảo Trường Sa, với khoảng hơn 40 đảo và bãi đá lớn nhỏ2, là nơi tranh chấp giữa Malaysia, Philippines, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia và Brunei, trong đó chủ chốt nhất là 5 nước đầu tiên. Cuộc tranh chấp này có vẻ như sẽ không có lời giải trong tương lai gần. Mặc dù các bên đều mong muốn giải quyết vấn đề một cách hòa bình, bạo lực quân sự đã từng được sử dụng và có thể sẽ còn được sử dụng nữa – nhiều khả năng là với các hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều3. Ngày nay, các bên đều có lợi từ sự ổn định trong khu vực và điều này khiến cho triển vọng xảy ra xung đột quân sự có vẻ thấp, nhưng tiềm năng xảy ra xung đột quân sự thì vẫn còn nguyên vẹn, thậm chí có thể ngày một lớn dần. Những hòn đảo và bãi đá trên Trường Sa đều thuộc loại rất nhỏ, nhiều bãi đá lúc chìm lúc nổi theo sự lên xuống trong ngày của mực nước biển. Những hòn đảo và bãi đá này đều nằm rất xa đất liền và dân thường không thể sinh sống ở đó được. Vậy cái gì làm cho chúng trở nên hấp dẫn đến vậy? Dĩ nhiên là không phải đất đá ở đó quý hiếm hơn đất đá ở trong đất liền. Rowan4 cho rằng có 3 lý do quan trọng ngoài cá và san hô: A. Mở rộng biên giới quốc gia và vùng đặc quyền kinh tế: Tất cả các nước đang tranh chấp trong vùng Trường Sa đều đã ký vào Công ước quốc tế về Luật biển. Nó quy định mỗi nước có quyền mở rộng biên giới lãnh thổ của mình tới 12 hải lý ra biển. Ngoài ra mỗi nước còn có được sở hữu Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) vượt khỏi phạm vi lãnh thổ tới 200 hải lý. Như vậy, sở hữu được các hòn đảo ở Trường Sa sẽ giúp các nước mở rộng vùng lãnh thổ và vùng đặc quyền kinh tế của mình. Tuy nhiên, công ước này quy định rằng không thể dùng các bãi đá để xác định biên giới và vùng đặc quyền kinh tế. Các bãi đá, theo định nghĩa, là những nơi con người không thể sống và thực hiện các hoạt động kinh tế. Một số nước như 1
Gợi ý và tranh luận xin gửi về www.minhbien.org Theo Vũ Quang Việt thì số đảo và bãi đá ở Trường Sa lên tới hơn 100. Xem Vũ Quang Việt “Đi tìm một giải pháp hoà bình hợp công lý cho Biển Đông Nam Á” http://www.tapchithoidai.org/ThoiDai11/200711_VuQuangViet.htm 3 Cordesman A.H and Kleiber M., 2006: “The Asian Conventional Military Balance in 2006,” Special Report, Center for Strategic and International Studies (CSIS). 2
4
Rowan J.P., 2005: “The U.S-Japan Security Alliance, Asean, and the South China Sea Dispute,” Asian Survey, Vol. XLV, p.p. 414-436.
Trung Quốc đã khai thác vấn đề này và tìm cách biến các bãi đá nửa chìm nửa nổi thành những nơi con người có thể sinh sống bằng cách âm thầm vận chuyển đất đá – vật liệu xây dựng từ đất liền ra xây dựng các công trình kiên cố trên biển. B. Dầu mỏ và Khí đốt: Vùng đặc quyền kinh tế sẽ không có nhiều ý nghĩa cho lắm nếu nó thuộc vùng biển nghèo tài nguyên. Nhiều nguồn tin, đặc biệt là từ Trung Quốc, cho rằng trữ lượng dầu mỏ trong vùng Trường Sa lên tới 105 tỉ thùng và nếu tính cả vùng Biển Đông thì lên tới 213 tỉ thùng. Tuy nhiên, ước lượng của Bộ Năng lượng Mỹ cho rằng trữ lượng dầu mỏ của toàn bộ vùng Biển Đông chỉ vào khoảng 7 tỉ thùng mà thôi, rất thấp so với một số vùng biển khác trên thế giới (xem Bảng Một). Trung Quốc cũng ước lượng có khoảng 2000 ngàn tỉ cubic feet khí đốt dưới lòng Biển Đông trong khi Bộ Năng lượng Mỹ ước tính chỉ khoảng 150,3 ngàn tỉ cubic feet. Trên thực tế thì dầu mỏ và khí đốt chưa bao giờ được tìm thấy trong vùng Trường Sa cả5. Có vẻ như người Trung Quốc trong cơn khát năng lượng đã có cái nhìn quá lạc quan về tài nguyên dầu mỏ trên Biển Đông. BẢNG MỘT DẦU MỎ Ở BIỂN ĐÔNG SO VỚI CÁC KHU VỰC KHÁC TRÊN THẾ GIỚI
Caspian Sea Region North Sea Region Persian Gulf Biển Đông
Trữ Lượng Dầu Mỏ Đo Được (Tỉ Barrels) 17.2-32.8
Trữ Lượng Khí Đốt Đo Được (Ngàn Tỉ Cubic Feet) 232
Mức Độ Khai Thác Dầu Mỏ (Triệu Barrels/Ngày) 1.6
16.8
178.7
6.4
9.4
674.0 (ước tính) 7.0
1,923.0 (ước tính)150.3
19.3 2.2
8.0 3.2
Mức Độ Khai Thác Khí Đốt (Ngàn Tỉ Cubic Feet/Year) 4.5
Số liệu về dầu mỏ của năm 2003 và khí đốt của năm 2002. Nguồn: Bộ Năng Lượng, Hoa Kỳ
C. Địa chính trị: Kiểm soát Biển Đông cũng đồng thời có nghĩa là kiểm soát tuyến giao thương lớn số 2 của thế giới. Hàng năm có khoảng hơn một nửa các tàu vận tải hạng nặng của thế giới đi qua các eo biển Malacca, Sunda và Lombok, phần lớn để tới Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan và Nhật Bản. Lượng dầu mỏ và khí hóa lỏng đi qua Biển Đông lớn gấp 3 lần lượng dầu khí đi qua kênh Suez và gấp 15 lần lượng dầu khí đi qua kênh Panama6. Nhiều nhà phân tích cho rằng Trung Quốc muốn kiểm soát Biển Đông một phần là muốn kiểm soát con đường vận chuyển này. Tất nhiên thay vì đi qua Biển Đông, các tàu vận tải có thể đi xuôi xuống phía Nam, qua vùng biển của Indonesia rồi ngược lên Đông Bắc Á. Tuy nhiên, nếu đi theo lộ trình này thì chi phí vận chuyển tăng lên khá nhiều (xem Bản Đồ Một). Nếu Trung Quốc hoàn toàn kiểm soát khu vực này, thì theo cách gọi của nhiều người, Biển Đông sẽ chở thành cái ao nhà của Trung Quốc. Họ có thể gây khó khăn cho những tàu vận 5
Khẳng định của Bộ Năng lượng Mỹ vào đầu năm 2003. Chúng tôi không có con số update để tái khẳng định kết luận này vào năm 2007. 6 Rowan, đã dẫn.
tải đi qua khu vực và vì thế có thể gây ra những tổn thất kinh tế cho Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan và các nước khác cần tới tuyến đường này. Ngoài ảnh hưởng tới vùng Đông Bắc Á về mặt thương mại, việc kiểm soát vùng Biển Đông còn tạo ảnh hưởng và sức ép tới các nước trong ASEAN, tạo ra vùng cấm bay và hải phận cấm hoạt động (aerial and sea denial zone) trong đó các lực lượng đối phương không được sử dụng không phận và hải phận trong những khoảng thời gian nhất định7. Ngoài ra, sở hữu các đảo lớn trong nhóm đảo cũng có lợi về mặt quân sự. Thí dụ Đài Loan nắm giữ đảo Ba Bình – là một đảo lớn và có cả chỗ dùng để neo đậu tàu ngầm. Nhật Bản đã nhìn thấy lợi thế này và họ đã sử dụng Ba Bình trong thế chiến thứ 2. BẢN ĐỒ MỘT LUỒNG HÀNG HÓA VẬN CHUYỂN QUA BIỂN ĐÔNG
Tóm lại, lợi ích của việc kiểm soát Trường Sa nằm ở việc mở rộng biên giới lãnh thổ và vùng đặc quyền kinh tế. Điều này trở nên quan trọng nếu dưới lòng Biển Đông có trữ lượng dầu mỏ lớn. Ngoài ra còn có các lợi ích về mặt địa chính trị khác, tuy nhiên có lẽ nó không có nhiều ý nghĩa lắm đối với nước kiểm soát Trường Sa trừ khi họ có lực lượng quân sự mạnh có khả năng hoạt động linh hoạt và rộng khắp trên biển. 7
Rowan, đã dẫn.
Vì có những lợi ích nhất định như vậy, các nước trong khu vực đã không ngừng tìm cách chứng minh chủ quyền đối với Trường Sa. Tuy nhiên, ngay cả định nghĩa khu vực mang tên Trường Sa cũng không rõ ràng và liên tục thay đổi. Trong một nghiên cứu năm 1996, Dzurek8 cũng chỉ ra Việt Nam đã mở rộng định nghĩa của mình về Trường Sa giữa các năm 1988 và 1992. Phía Trung Quốc cũng có những động thái tương tự. Để khẳng định chủ quyền, các bên đều sử dụng những bằng chứng lịch sử, đồng thời củng cố sự hiện diện của mình trên Trường Sa. Theo Vũ Quang Việt9, các luận cứ mà mỗi bên đưa ra, trong đó có cả của Việt Nam và Trung Quốc, đều thiếu thuyết phục trong việc biện minh chủ quyền trên toàn bộ vùng lãnh hải này. Phần 2: Bàn cờ, người chơi và những nước đi Như đã đề cập, Malaysia, Philippines, Việt Nam, Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia và Brunei là các bên tham gia vào cuộc tranh chấp ở Trường Sa, trong đó chủ chốt nhất là 5 nước đầu tiên. Để xác định các chiến lược mà mỗi bên sử dụng, tôi đã thực hiện thống kê các động thái mỗi nước đã dùng trong vòng 3 thập kỷ trở lại đây và chia chúng làm 6 loại (xem Bảng Hai). Việc chia các chiến lược thành 6 nhóm là một việc làm đơn giản hóa cần thiết để giúp các phân tích sâu hơn về các tương tác chiến lược trong vùng biển này. Theo Bảng Hai, các chiến lược sẽ có mức độ khiêu khích khác nhau từ rất thấp (C1) tới rất khiêu khích (C5) và đạt cực điểm là tiến hành chiến tranh (C6). Mỗi chiến lược khi thực hiện sẽ gây ra những tổn thất nhất định và đem lại những lợi ích nhất định kèm theo những rủi ro tiềm tàng. Một trong những sai lầm có ở nhiều phân tích về chiến lược trên Biển Đông của Việt Nam là tập trung vào phân tích cân bằng quân sự để xem ai thắng ai thua. Cách nhìn của tôi là không phân tích biệt lập dưới góc độ quân sự mà nhìn dưới góc độ lợi ích tổng quát. Câu hỏi ở đây không phải là nếu khiêu chiến thì có chiếm được các đảo trên Trường Sa hay không. Mà câu hỏi là với mỗi chiến lược cụ thể từ C1 tới C6, chi phí, lợi ích và rủi ro cho từng chiến lược là gì. Và như thế, nếu chỉ nhìn vào C6, thì câu hỏi sẽ là nếu khiêu chiến, thì lợi ích thực sự thu lại sau khi trừ hết đi các phí tổn (về kinh tế, quân sự, ngoại giao và hình ảnh quốc gia) có đáng giá hay không. Nếu câu trả lời là KHÔNG, thì chiến lược đó sẽ không được thực hiện cho dù về năng lực quân sự để cưỡng chiếm là dư thừa.Khi một bên tính toán chi phí, lợi ích và rủi ro cho mỗi chiến lược mà họ toan tính thực hiện, sau đây là ba yếu tố cốt lõi để họ dựa vào: A. Tác động của bên thứ 3 có thuận lợi cho việc thực hiện chiến lược này hay không: Ví dụ, Trung Quốc đã rất khôn khéo trong việc lợi dụng các điều kiện quốc tế để thực hiện các chiến lược thích hợp. Điển hình nhất là việc họ chiếm Hoàng Sa vào năm 1974. Khi đó Mỹ đã bỏ rơi Miền nam Việt Nam và các quan tâm của thế giới nói chung còn đang đổ dồn về cuộc chiến trong đất liền giữa Nam và Bắc Việt. Tương tự như vậy, họ đã chiếm một số đảo ở Trường Sa từ tay Việt Nam năm 1988 khi mà Liên Xô và khối Đông Âu đang tan rã và là tâm điểm thu hút sự chú ý của thế giới. Trung Quốc đã KHÔNG chiếm Trường Sa vào năm 1979 trong khi họ thực hiện cuộc xâm lược trên đất liền. Lý do là nếu thực hiện cuộc chiến ở Trường Sa, họ sẽ thu hút hải đội cực mạnh của Liên Xô tới khu vực và nếu phải giao chiến với hải quân Liên Xô thì chắc chắn họ sẽ thua, thậm chí có thể sẽ mất luôn cả Hoàng Sa.
8 9
Dzurek D.J.,1996: “Spratly Islands, Who’s on First?” book chapter in Maritime Briefing, published by IBRU. Vũ Quang Việt, đã dẫn.
Trong điều kiện như hiện nay, xu thế chung của quốc tế là duy trì hòa bình để phát triển, vì thế thiệt hại về ngoại giao, kinh tế và lòng tin quốc tế sẽ lớn hơn rất nhiều so với vài thập kỷ trước. Điều này tạo ra một cản trở lớn cho việc thực hiện các chiến lược có mức độ khiêu khích cao trên Biển Đông. Vì thế, trong những năm cuối thập kỷ 90 đổ lại đây, Trung Quốc đã tỏ ra mềm dẻo hơn và thậm chí đã có lúc có những nhượng bộ nhất định. Thí dụ trong tranh chấp với Việt Nam vào năm 11997 và 1998 (xem thêm ở Bảng Bốn ở phụ lục). BẢNG HAI CHIẾN LƯỢC CỦA CÁC BÊN THAM GIA Ký hiệu
Mức độ khiêu khích
Khẳng định chủ quyền một cách hình thức trong khi không thực sự kiểm soát biển, đảo: chỉ khẳng định chủ quyền trên giấy tờ hoặc diễn ngôn ngoại giao
C1
Rất thấp
Kiểm soát và bảo vệ các vùng biển, đảo hiện có. Không thực hiện các hành vi khiêu khích nào khác, không chủ động chống lại đối phương trừ khi bị khiêu khích quân sự trên các đảo mà mình đang kiểm soát.
C2
Thấp
Bảo vệ nguyên trạng, sẵn sàng chống lại các hành vi của đơn phương của đối phương (như đánh cá, thăm dò, khai thác dầu khí, xây dựng trên các bãi đá nhằm biến bãi đá thành đảo có người ở, cắm cột mốc...)
C3
Vừa phải
Công khai hành xử như đương nhiên có toàn bộ chủ quyền. Thí dụ: tổ chức đánh cá, thăm dò và khai thác dầu khí, du lịch, tập trận, bắt giữ hoặc bắn tàu vận tải và đánh cá của đối phương...
C4
Khiêu khích
Ngấm ngầm thay đổi nguyên trạng của tình hình như xây dựng trên các bãi đá nhằm biến bãi đá thành đảo, cắm cột mốc...
C5
Rất khiêu khích
Khiêu chiến và tấn công quân sự nhằm chiếm các đảo của đối phương bằng vũ lực.
C6
Chiến tranh
Chiến lược
B. Phản ứng dự tính từ phía đối phương: Trong một bàn cờ tương tác chiến lược, việc thực hiện nước đi nào sẽ phụ thuộc cực lớn vào dự đoán về hành vi trả đũa của đối phương. Nếu kỳ vọng bị trả đũa là lớn, thì dự tính chi phí gắn với chiến lược đó sẽ lớn và người chơi sẽ phải tính toán kỹ trước khi thực hiện nước đi. Khó khăn là ở chỗ các bên thường không biết thực
tâm của nhau, vì thế việc dự đoán này đôi khi bị nhầm lẫn. Do đó, phương pháp thường được các bên sử dụng là thăm dò nhau. Thí dụ cố tình khiêu khích để kiểm tra mức độ phản ứng của bên kia. Nếu bên kia phản ứng mạnh thì bên này sẽ lùi bước, nếu bên kia phản ứng yếu thì họ sẽ lấn tới. Điển hình nhất là vụ đụng độ ở bãi đá Mischief của Philippines giữa hải quân Trung Quốc và hải quân Philippines. Phía Philippines đã tê liệt và không có hành vi đáp trả thích đáng. Trung Quốc đã lấn tới, chiếm Mischief từ tay người Philippines và xây dựng các công trình quân sự của họ ở đây. Sau sự kiện này người Philippines đã cứng rắn hơn và thể hiện thái độ sẵn sàng trả đũa, điển hình là cuộc giao tranh năm 1996 trên biển (xem ở Bảng Bốn). Việc thể hiện thái độ sẵn sàng đáp trả bằng quân sự kể cả trên biển và đất liền là một việc đặc biệt quan trọng. Khác với nhiều nghiên cứu của Việt Nam cho rằng cần phải mềm mỏng vì Việt Nam đang ở thế yếu hơn, tôi nhấn mạnh lại là vấn đề không phải ai là người thắng hay thua vào phút cuối cùng. Mà vấn đề là khi một bên thể hiện thái độ quyết tâm sống mái tới cùng với bên kia, thì phía bên kia sẽ nhận thức được mức độ thiệt hại lớn hơn nhiều khi họ toan tính dùng các chiến lược khiêu khích, và vì thế, chắc chắn sẽ hạn chế dùng các chiến lược này. Ngụ ý này rất quan trọng và sẽ được nhắc lại ở phần cuối cùng của bài viết. C. Đồng thuận và bất đồng thuận trong nước: Về mặt chính trị, mỗi bên tham gia thường có các khối lợi ích – chính trị khác nhau và có những quan điểm mâu thuẫn nhau. Vì thế, mặc dù khả năng quân sự có thể có thừa, việc không thống nhất trong nội bộ về cách hành xử có thể khiến cho các quyết định khiêu khích trở nên không khả thi. Bảng Bốn dưới đây ghi lại các cuộc đụng độ quân sự và phi quân sự trên Biển Đông và Trường Sa nói riêng. Một điểm dễ nhận thấy là xu hướng sử dụng bạo lực quân sự đã giảm bớt, thế chỗ cho một xu hướng ít khiêu khích hơn. Các chiến lược từ C4-C6 được sử dụng nhiều trước năm 1996 nhưng từ cuối 1996 đã chuyển dần sang các chiến lược thuộc nhóm C1-C4. BẢNG BỐN ĐỤNG ĐỘ QUÂN SỰ VÀ PHI QUÂN SỰ TRÊN TRƯỜNG SA Năm
Quốc gia và Chiến lược
Đụng độ và Tranh chấp
1974
China (C6), Vietnam (C2).
Trung Quốc chiếm Hoàng Sa từ tay Việt Nam.
1988
China (C6), Vietnam (C2)
Hải quân Trung Quốc và Việt Nam đụng độ ở Johnson Reef thuộc Trường Sa. 3 tàu VN bị chìm và 70 thủy thủ thiệt mạng. Trung Quốc chiếm một số đảo từ tay Việt Nam.
1992
China (C5), Vietnam (C1)
Việt Nam tố cáo Trung Quốc đổ quân lên Da Luc Reef. Trung Quốc bắt giữ khoảng 20 tàu trở hàng của Việt Nam đi từ Hồng Kông trong khoảng từ tháng 6 tới tháng 9.
China (C4), Vietnam (C1)
Trung Quốc ký hợp đồng cho phép Crestone, một công ty dầu mỏ Mỹ, thăm dò dầu mỏ gần Trường Sa. Việt Nam lên tiếng phản đối.
1993
China (C4), Vietnam (C3)
Vào tháng 5, tàu do thám địa chất của Trung Quốc đi vào vùng biển nơi BP (có hợp đồng với VN) đang thăm dò dầu khí. Tàu Trung Quốc bỏ đi khi có 2 tàu hải quân VN xuất hiện.
1994
China (C4), Vietnam (C2)
Hải quân Trung Quốc và Việt Nam chạm chán nhau trên vùng biển thuộc lãnh hải Việt Nam được quốc tế công nhận – vùng thăm dò dầu khí Tu Chinh, khối 133, 134, và 135. Trung Quốc khẳng định vùng này thuộc khối Wan' Bei-21 (WAB-21) của họ và cho phép Crestone thực hiện thăm dò dầu khí ở vùng biển này.
China (C4) Vietnam (C2)
Vào tháng 8, tàu hải quân Việt Nam cưỡng bức tàu thăm dò dầu khí của Trung Quốc ra khỏi vùng biển VN khẳng định có chủ quyền..
1995
China (C6), Philippines (C2).
Trung Quốc chiếm đảo Mischief Reef từ tay Philippines.
1995
Taiwan (C4), Vietnam (C1)
Hải quân Đài Loan bắn vào tàu vận tải Việt Nam.
1996
China (C5), Philippines (C3)
Vào tháng 1, chiến hạm Trung Quốc và Philippines giao chiến trong khoảng 90 phút gần đảo Capones của Philippine.
China (C1) Vietnam (C4)
Vào tháng 4, Việt Nam cho phép Conoco, một công ty dầu khí Mỹ thực hiện thăm dò dầu khí ở vùng tranh chấp; đồng thời không chấp nhận hợp tác với Crestone. Trung Quốc phản đối.
China (C5), Philippines (C3)
Hải quân Philippines buộc tàu cao tốc của Trung quốc và 2 tàu đánh cá rời khỏi vùng biển Scarborough Shoal in April; Hải quân Philippines sau đó tháo dỡ các cọc mốc và cờ của Trung Quốc cắm.
China (C4) Vietnam (C3)
Vào tháng 3, Trung Quốc thực hiện cú khoan dầu ở mỏ dầu Kantan-3 gần Trường Sa. Việt Nam phản đối và cuối cùng Trung quốc nhượng bộ hủy bỏ dự án này.
China (C4) Vietnam (C3)
Vào tháng 12, Việt Nam phản đối tàu thăm dò Trung Quốc và hai tàu tiếp vận của họ đi vào vùng biển thuộc chủ quyền VN. Cả 3 tàu này đều được tàu chiến VN áp tải ra khỏi khu vực.
Philippines (C4), Vietnam (C3)
Vào tháng 1, tàu hải quân Việt Nam bắn vào tàu đánh cá Philippine trong vùng gần Tennent (Pigeon) Reef.
China (C4) Vietnam (C3)
Vào tháng 9, Việt Nam phản đối sau khi Trung Quốc ra báo cáo nói rằng Crestone và Trung Quốc sẽ tiếp tục thăm dò dầu khí ở vùng Tu Chinh region (Wan' Bei in Chinese). Tranh chấp này được giải quyết qua thương lượng vào tháng 12 năm 2000.
1999
China (C4), Philippines (C4)
Hai tàu đánh cá Trung Quốc bị chìm vào tháng 5 và tháng 6 khi đụng phải tàu chiến Philippines.
1999
China (C4), Philippines (C3)
Vào tháng 5, Philippines tố cáo tàu chiến Trung Quốc khiêu khích tàu hải quân Philippines.
1997
1998
1999
Philippines (C4), Vietnam(C3)
Vào tháng 10, hải quân Việt Nam bắn máy bay Philipines trên vùng Trường Sa.
1999
Malaysia (C3), Philippines (C4).
Vào tháng 10, hai máy bay chiến đấu của Malaysia và 2 máy bay thám sát của Philippines gần như đụng độ nhau gần một bãi đá do Malaysia quản lý.
Số liệu cập nhật tới năm 2003. Nguồn: Bộ Năng Lượng, Hoa Kỳ
Phần 3: Mối đe dọa mang tên Trung Quốc Năm 1994, Gallagher trong một nghiên cứu mang tên “Mối Đe Dọa Ảo của Trung Quốc ở Biển Đông” đăng trên tạp chí International Security10 đã phân tích khả năng quân sự trên mặt biển của của nước này cùng các hạn chế về chính trị và quân sự của họ trong việc cưỡng đoạt Trường Sa bằng vũ lực. Dựa trên số liệu thu thập được tới thời điểm đó, ông cho rằng mặc dù về số lượng vũ khí - khí tài áp đảo các nước trong khu vực, khả năng quân sự của Trung Quốc không đủ mạnh để lấn át các loại vũ khí hiện đại được phương Tây bán cho các đồng minh ở ASEAN. Điều này khiến cho việc tấn công và cố thủ ở các đảo Trường Sa là một nhiệm vụ rất khó khăn. Tuy nhiên, kết luận của Gallagher có lẽ không còn chính xác nữa vì trong hơn 10 năm qua, Trung Quốc đã không ngừng đầu tư vào mua vũ khí - khí tài quân sự của các nước thuộc Liên Xô cũ, đồng thời tự sản xuất được nhiều loại vũ khí hiện đại. Các số liệu cập nhật nhất về tương quan lực lượng quân sự của ASEAN so với Trung Quốc dẫn trong báo cáo “Sức Mạnh Quân Sự Truyền Thống của Châu Á, 2006” của CSIS11 được trình bày trong các bảng dữ liệu đính kèm trong phần phụ lục. Thăng bằng quân sự ở Biển Đông có lẽ đã nghiêng nhiều hơn về phía Trung Quốc so với hồi 1994 không có nghĩa Trung Quốc sẽ dễ dàng sử dụng các chiến lược khiêu khích hoặc thôn tính. Có 3 lý do khiến cho các chiến lược này vẫn khó khăn (1) Các khối lợi ích trong nước ưu tiên mục tiêu cải cách và phát triển không ủng hộ cho các quyết định khiêu khích cực đoan và chiến tranh. Wu và Bueno de Mesquita trong một nghiên cứu định lượng rất thú vị năm 199412 đã cho thấy các mâu thuẫn lợi ích ở Trung Quốc đã dẫn tới một tình trạng độc đáo về khả năng tiến hành chiến tranh ở Biển Đông. Trong nghiên cứu của mình, hai ông đã khảo sát các khối lợi ích có ảnh hưởng nhất trong hệ thống quyền lực của Trung Quốc và đo mức độ sẵn sàng đánh đổi tăng trưởng kinh tế lấy việc mở rộng lãnh thổ ở Biển Đông. Rõ ràng những người ủng hộ cải tổ kinh tế thì muốn duy trì một môi trường ổn định và hòa nhã, còn những người thuộc phái cứng rắn (hardliners) thì sẵn sàng khiêu chiến hơn.
10
Gallagher M.G., 1994: “China's Illusory Threat to the South China Sea,” International Security, Vol. 19, No. 1., pp. 169-194. 11 Cordesman A.H and Kleiber M., 2006: “The Asian Conventional Military Balance in 2006,” Special Report, Center for Strategic and International Studies (CSIS). 12
Wu S.S.G. and Bueno de Mesquita B., 1994: “Assessing the Dispute in the South China Sea: A Model of China's Security Decision Making,” International Studies Quarterly, Vol. 38, No. 3., pp. 379-403.
Tuy nhiên, nghiên cứu của các ông đã cho thấy xét về mặt quyền lực chính trị thực tế, mức độ sẵn sàng khiêu chiến của Trung Quốc ở Biển Đông khá cao. Tuy nhiên, các nhóm bảo thủ (như quân đội và các nhóm thủ cựu trong Đảng) lại thường không sẵn sàng sử dụng quyền lực của họ trong khi các nhóm đổi mới lại rất năng động trong việc này. Kết quả là nếu dựa trên quyền lực chính trị được sử dụng, thì khả năng chủ động khiêu chiến của Trung Quốc là thấp vì những nhóm cấp tiến không muốn bất ổn định và luôn sẵn sàng lên tiếng nhằm bảo vệ ổn định. Nói nôm na là nếu các khối lợi ích của Trung Quốc đều lên tiếng như nhau thì kết quả sẽ là nền chính trị Trung Quốc là một nền chính trị hiếu chiến. Tuy nhiên trên thực tế thì các nhóm đổi mới lại thường lên tiếng nhiều hơn và vì vậy đã giữ cho nền chính trị Trung Quốc ở tư thế một chính thể tương đối hòa nhã. Có vẻ như kết luận năm 1994 này của Wu và Bueno de Mesquita vẫn còn nguyên giá trị vì các khối lợi ích của Trung Quốc không có chuyển dịch nhiều trong thời gian qua, hoặc nếu có thì là sự mạnh lên của các nhóm ủng hộ tăng trưởng kinh tế chứ không phải các nhóm quân sự cứng rắn (hardliners). (2) Một điểm khác ràng buộc khả năng đơn phương khiêu chiến của Trung Quốc là các nước tranh chấp trong khối ASEAN đã trở nên cứng rắn hơn. Thí dụ trường hợp Philippines năm 1995 chỉ biết đứng nhìn hải quân Trung Quốc chiếm bãi Mischief thì vài năm sau họ đã sẵn sàng bắn trả hải quân Trung Quốc và không ngần ngại đánh chìm các tàu đánh cá của Trung Quốc trong vùng biển mà họ khẳng định chủ quyền (xem Bảng Bốn). Một điều đặc biệt đối với Philippines là họ có hiệp định an ninh tay đôi với Mỹ, theo đó nếu an ninh quốc gia của Philippines bị xâm hại thì Mỹ sẽ bảo vệ. Việc Philippines cần làm, và họ đã làm, là thể hiện cho Trung Quốc thấy việc khiêu chiến trên Biển Đông sẽ dễ dàng leo thang thành một cuộc xung đột vũ trang tổng thể với Phi và như thế Mỹ sẽ phải ra tay13. Có lẽ chính phản ứng mạnh mẽ từ các nước tranh chấp là sức ép lớn nhất buộc Trung Quốc phải xem xét lại các thiệt hại do một chiến lược khiêu khích gây ra và khiến cho họ nghiêng nhiều hơn theo hướng đàm phán – mua chuộc. (3) Ngoài 2 lý do trực tiếp trên thì như tôi đã phân tích ở phần 2, xu thế chung của quốc tế là duy trì hòa bình để phát triển, vì thế thiệt hại về ngoại giao, kinh tế và lòng tin quốc tế sẽ lớn hơn rất nhiều so với vài thập kỷ trước. Điều này tạo ra một cản trở lớn cho việc thực hiện các chiến lược có mức độ khiêu khích cao trên Biển Đông. Với các lý do trên, kịch bản xảy ra một cuộc chiến tranh trên Biển Đông là khó có thể xảy ra trong ngắn và trung hạn, nhất là giữa Trung Quốc và Philippines và giữa các nước ASEAN có tranh chấp. Riêng đối với Việt Nam – Trung Quốc, do không có lợi điểm về hợp tác quốc phòng với nước lớn như Philippines, cũng không có năng lực quân sự đủ mạnh để ít ra cũng làm cho cuộc xâm lược trên biển không kết thúc quá chóng vánh, Việt Nam phải đi theo một con đường khác nếu muốn bảo đảm rằng Trung Quốc không dùng vũ lực cưỡng chiếm Trường Sa. Phần 4: Chi phí và Lợi ích của chiến tranh Trường Sa đối với Trung Quốc
13
Austin G., 2003: “Unwanted Entanglement: The Philippines’ Spratly Policy as a Case Study in Conflict Enhancement?” Security Dialogue, Vol. 34, p.p 41-54.
Trong Phần 2, tôi đã có đề cập sơ bộ đến một cách nhìn duy lý về quan hệ chính trị giữa hai nước nói chung và về quyết định có tiến hành chiến tranh hay không nói riêng. Có một thực tế là trong lịch sử đã xảy ra nhiều trường hợp mà quyết định tiến hành chiến tranh không dựa trên phân tích duy lý (tính đến chi phí – lợi ích), hay ít ra cũng không dựa trên cách tính chi phí – lợi ích thông thường14. Những quyết định này nhiều khi dựa trên vấn đề ý thức hệ hay thậm chí cả những tham vọng kỳ quái của một vài lãnh tụ chính trị nào đó. Điều đáng mừng là xu hướng chung của thế giới hiện nay không còn tạo điều kiện thuận lợi cho những quyết định không duy lý nữa, trừ một số quốc gia tự tách mình khỏi dòng chảy chung của nhân loại. Trung Quốc cũng là nước đang vận động theo xu hướng chung này. Nếu giờ đây có ai nhìn họ như là những kẻ đi theo chủ nghĩa bành chướng thời cổ xưa thì có lẽ là đã khinh thường họ. Giới lãnh đạo chính trị Trung Quốc hiện nay là một đội ngũ có bản lĩnh và trí tuệ15. Để lãnh đạo đất nước Trung Quốc đi những bước dài trong khoảng 30 năm qua, giới lãnh đạo Trung Quốc không thể là những kẻ ngông cuồng chỉ biết chạy theo mục tiêu bành trướng. Theo nhận định của tôi thì cỗ máy chính trị của họ là một cỗ máy thực dụng và triệt để duy lý. Vì vậy, để phân tích mối đe dọa của họ đến đâu và đối sách của các bên thì cách tiếp cận thích hợp dựa trên những suy luận duy lý. Loại ra ngoài kịch bản Trung Quốc điên cuồng theo đuổi mục tiêu bành trướng bằng mọi giá, thì vấn đề còn lại sẽ là bài toán chi phí – lợi ích của Trung Quốc trong vấn đề biển Đông sẽ như thế nào. Có lẽ lợi ích trực tiếp nhất của họ sẽ là dầu khí. Tuy nhiên, tới giờ này thì vẫn chưa có bất cứ một phát hiện nào về dầu mỏ hoặc khí đốt ở vùng Trường Sa. Có quan điểm cho rằng nếu chiếm được Trường Sa thì Trung Quốc có thể mở rộng phạm vi đặc quyền kinh tế và lấy đi vùng biển có dầu mà Việt Nam đang khai thác. Tuy nhiên, hiện nay Trung Quốc đã thực hiện động thái này rồi chứ không chờ tới khi chiếm được Trường Sa. Trung Quốc từ lâu đã hợp tác với công ty Crestone của Mỹ để thực hiện việc thăm dò và khai thác dầu khí ngay tại khu Từ Chính của Việt Nam trên các lô 133, 134, và 135 (xem Bảng Bốn). Như vậy, lợi ích gia tăng (increased benefit) của việc chiếm được Trường Sa tại thời điểm này là không rõ ràng, nếu không muốn nói là tương đối ảo. Đương nhiên có thể chính quyền Trung Quốc có nhiều thông tin tốt hơn là các nguồn thông tin mà tôi dựa vào16. Tuy nhiên, tôi nghi ngờ khả năng này. Mặt chi phí của phương trình là vấn đề cực kỳ thú vị. Chi phí của phía Trung Quốc phụ thuộc vào việc Việt Nam sẵn sàng đi xa tới đâu trước các động thái gây hấn của họ. Vì khả năng phòng thủ của hải quân Việt Nam trên các đảo này không đáng kể so với năng lực tấn công hùng hậu của hải quân và không quân Trung Quốc, tôi cứ giả định một cách có lợi cho họ rằng chi phí quân sự trực tiếp liên quan đến cuộc chiến là bằng không. Vậy họ còn phải chịu các phí tổn gì các?
14
Thí dụ không xa là cuộc chiến của Việt Nam ở Campuchia hồi những năm cuối thập kỷ 70. Tôi đã đề cập đến vấn đề này trong bài viết về trí thức tinh hoa và nhà nước kỹ trị: http://www.minhbien.org/?p=51 16 Báo cáo của Bộ Năng Lượng Mỹ cùng một loạt các nghiên cứu đã được xuất bản khác, đã dẫn. 15
Nếu Việt Nam thể hiện ra là một quốc gia bạc nhược với một chính phủ bạc nhược và sẽ không có phản ứng gì đáng kể thì quốc tế cũng sẽ không có phản ứng gì đáng kể. Cuộc xâm lược tiếp theo khi đó cũng chỉ như việc trao quyền kiểm soát từ tay nước này sang tay nước khác, và vì thế, cộng đồng quốc tế không có lý do gì phải bận tâm. Do đó, các khoản chi phí khác cũng sẽ bằng không hoặc gần bằng không. Trong trường hợp này, quyết định duy lý của Trung Quốc sẽ là tấn công và chiếm giữ các đảo của Việt Nam. Kịch bản này có lẽ gần gũi với bi kịch xảy ra cho Việt Nam vào năm 1988 khi chúng ta đánh mất một loạt các đảo ở Trường Sa vào tay Trung Quốc. Trong trường hợp Việt Nam sẵn sàng phản ứng, thì chi phí của Trung Quốc sẽ tùy vào mức độ phản ứng của Việt Nam. Có nhiều mức độ phản ứng khác nhau, dưới đây tôi chỉ liệt kê ra 3 trong số đó: Mức độ 1- phản đối về ngoại giao: Thí dụ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc, quyết liệt phản đối họ trên mọi mặt trận ngoại giao có thể. Tìm mọi cách cản đường Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế. Tóm lại là biến mình thực sự trở thành một cái gai trong mắt Trung Quốc. Mức độ 2- ngừng mọi hoạt động giao thương với Trung Quốc: Kim ngạch buôn bán giữa hai nước năm 2007 ước tính trên 10 tỉ USD, dự báo sẽ lên tới 15 tỉ vào năm 2010. Trong quan hệ này, Trung Quốc là nước xuất siêu. Năm 2006, Việt Nam xuất sang Trung Quốc 2,486 tỷ USD, ngược lại Trung Quốc xuất sang Việt nam 7,465 tỷ USD17. Trung Quốc hàng năm nhập khoảng 5 triệu tấn dầu thô từ Việt Nam. Giả sử sau quyết định khiêu chiến của Trung Quốc, Việt Nam có thể tuyên bố ngừng giao thương (và vì thế chấp nhận thiệt hại hết sức nặng nề về kinh tế) trong khoảng 10 năm, thì phía Trung Quốc sẽ thiệt hại một khoản giao thương trị giá khoảng 150 tỉ USD18. Mức độ 3 – thường xuyên tìm cách quấy nhiễu các vùng khai thác dầu của Trung Quốc ở gần thềm lục địa Việt Nam: Giả sử sau cuộc thôn tính, Việt Nam liên tục gửi hải quân tuần tiễu và quấy nhiễu các vùng khai thác dầu của Trung Quốc, khả năng là các công ty khai thác dầu của nước ngoài sẽ bỏ đi (giống trường hợp BP bỏ Việt Nam ra đi năm vừa rồi). Để bảo vệ các cơ sở thăm dò và khai thác của mình, Trung Quốc phải liên tục duy trì các tàu quân sự trong vùng biển khai thác. Điều này làm chi phí thăm dò – khai thác tăng lên rất nhiều. Tôi không có số liệu cụ thể để ước định khi đó liệu việc thăm dò khai thác dầu khí có còn là hoạt động có lợi nhuận đối với Trung Quốc nữa hay không. Mức độ 4 – tiến hành cuộc chiến tranh ở biên giới trên đất liền: Chiến tranh biên giới giữa hai nước không phải là câu chuyện xa xưa và Trung Quốc hiểu điều này. Nếu phía Việt Nam quyết tâm gây tổn thất kinh tế cho Trung Quốc ở các thành phố gần biên giới thì họ hoàn toàn có thể làm được. Để bảo vệ các thành phố và cơ sở kinh tế, Trung Quốc sẽ phải thực hiện cuộc chiến tranh biên giới và như thế sẽ có những thiệt hại tiếp theo mà quy mô là chưa lường trước được. Chốt lại của phần này là nếu Việt Nam có thể cho Trung Quốc thấy mình sẵn sàng thực hiện các hoạt động trả đũa đáng kể thì khi đặt lên bàn cân các chi phí và lợi ích của thôn tính Trường Sa, 17 18
http://vietnamnet.vn/kinhte/2005/07/470263/ Giả sử kim ngạch năm 2007 là 10 tỉ và tốc độ tăng trưởng kim ngạch hàng năm là 10%.
họ sẽ không muốn làm. Đương nhiên, phía Việt Nam không thể thuyết phục được Trung Quốc tin rằng Việt Nam sẽ trả đũa ở mức độ ghê gớm như vậy nếu chỉ thông qua vài phản ứng yếu ớt có tính ngoại giao mỗi khi họ có động thái thử thách phản ứng của Việt Nam.
Phần V: Bảo vệ chủ quyền bằng Tự Vệ Chủ Động Để ngăn chặn Trung Quốc không tiếp tục đi quá xa trong vấn đề Biển Đông và phải tính đi tính lại (think twice) mỗi khi họ có những động thái tương tự như việc thông qua luật thành lập thành phố Tam Sa vừa rồi, thì không gì tốt hơn là thi hành chiến lược tự vệ chủ động. Nội dung chính của nó là chủ động làm cho người Trung Quốc thấy trước được các phí tổn mà họ sẽ phải đương đầu khi thực hiện một quyết định khiêu khích. Vế khác của chiến lược này là tự vệ - tức là không khiêu khích họ trước. Nhưng để thực thi chiến lược tự vệ chủ động thì cần làm những gì? A. Thể hiện rõ quyết tâm bảo vệ nguyên trạng và quan điểm giải quyết tranh chấp bằng luật quốc tế: Làm cho người Trung Quốc nhận thấy mức độ phản ứng của Việt Nam nếu họ thực thi các chiến lược khiêu khích. Việc này trên thực tế có thể triển khai ở cả hai cấp độ: (1) Chính phủ Việt Nam phản ứng cứng rắn hơn trước bất kỳ hành vi khiêu khích nào của Trung Quốc. Nguyễn An Nguyên gợi ý thêm rằng việc này có thể thực hiện thông qua các động thái như Quốc hội Việt Nam thông qua luật khẳng định phản ứng của chính quyền mỗi khi lãnh thổ bị xâm hại. Thí dụ luật có thể quy định rằng mỗi khi lãnh thổ bị xâm hại thì chính quyền sẽ ngăn cấm mọi hoạt động giao thương với nước xâm lăng. (2) Công chúng Việt Nam tỏ rõ thái độ của họ trước các động thái của Trung Quốc. Thí dụ tổ chức các cuộc tuần hành hòa bình cả ở trong nước và nước ngoài. Các cuộc tuần hành càng thu hút được đông đảo quần chúng thì càng chuyển tải được tinh thần sẵn sàng hi sinh để bảo vệ lãnh thổ của người Việt và vì thế Trung Quốc sẽ càng phải tin về một phản ứng cứng rắn của Việt Nam nếu họ xâm lược Trường Sa. Trong trường hợp chính phủ Việt Nam ngăn cấm người dân bày tỏ ý kiến thì hậu quả sẽ là lòng yêu nước không được bày tỏ sẽ trở thành lòng oán hận nhà nước. Điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng rất tiêu cực đối với uy tín của chính quyền và sẽ dễ bị những thế lực chống đối khai thác để thổi bùng lên ngọn lửa chống đối nhà nước. Một giải pháp thích hợp là cho phép tuần hành nhưng có kiểm soát và không để bùng nổ thành các vụ bạo động chống người Tàu ở Việt Nam. B. Làm xói mòn tính chính đáng của Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Đông trong con mắt quốc tế: Khẳng định chủ quyền của Trung Quốc không hề cơ sở thuyết phục hơn so với Việt Nam. Họ cũng là bên thường xuyên sử dụng vũ lực, giết người và gây hấn trên Biển Đông. Không có lý do gì Trung Quốc lại chính đáng hơn Việt Nam hay Philippines trong vấn đề Biển Đông, nếu không nói là tồi hơn. Tuy nhiên, Việt Nam chưa thành công lắm trong việc phổ biến những sự thực này ra toàn cầu. Trên thực tế, rất nhiều tổ chức quốc tế nghiễm nhiên coi Biển Đông và các đảo trên Biển Đông là của Trung Quốc. Thậm chí tệ hại như chính bản đồ Việt Nam do Việt Nam in cũng một thời gian dài không hề có hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Để thực hiện chủ trương này, việc Việt Nam có thể làm làm là: (1) Nghiên cứu và xuất bản các bài nghiên cứu về Trường Sa – Hoàng Sa trên các tạp chí nghiên cứu quốc tế. Việc này có lợi về lâu dài và cũng đáng tiếc là các nghiên cứu của người Việt rất ít ỏi trong khi các tác giả người Trung đã có nhiều các nghiên cứu về chủ đề này. (2) Tuyên truyền qua phim ảnh, ấn phẩm văn học nghệ thuật, sản phẩm thương mại để hướng tới người nước ngoài. Hiện nay mỗi năm có tới hàng triệu khách du lịch quốc tế tới thăm, không có lý do gì không thực hiện được việc tuyên truyền này. (3) Vũ Quang Việt19 có gợi ý mang ra tòa án quốc tế nhờ phân xử. Khả năng là Trung Quốc sẽ không chấp nhận để tòa án quốc tế giải quyết, và như vậy họ sẽ tự bộc lộ trong con mắt quốc tế về thái độ không hợp tác, và ở một chừng mực nào đấy, thiếu tự tin về tính chính nghĩa của họ trong tranh chấp ở Biển Đông. C. Hợp tác với các nước ASEAN có tranh chấp và cô lập Trung Quốc: Về mặt này, Việt Nam đã có những thất bại đau đớn trong vài năm gần đây. Cần nhớ rằng Trung Quốc mới có mặt ở Trường Sa từ năm 1988 sau khi chiếm được một số đảo của Việt Nam (trước đó Đài Loan vẫn chiếm Đảo Ba Bình). Tuy nhiên, từ năm 2004, Philippines đã bị mua chuộc và ký kết hiệp định cùng thăm dò dầu khí với Trung Quốc ở Trường Sa, một động thái thừa nhận chính thức vị trí của Trung Quốc trong vùng quần đảo này20. Việt Nam phản đối yếu ớt và cuối cùng đành phải tham gia vào tháng Ba năm 200521. Hồi đầu tháng Một năm 2007, Việt Nam đã chính thức đặt bút ký kết tiếp hiệp định khai thác dầu khí song phương với Trung Quốc trong vùng biển có tranh chấp ở Vịnh Bắc Bộ22. Một điều khá tệ hại là trong trường hợp các mỏ dầu được tìm thấy ngày một nhiều và với trữ lượng lớn thì động cơ thôn tính của Trung Quốc sẽ ngày càng lớn vì vế lợi ích của phương trình tăng lên trong khi vế chi phí thì vẫn vậy. Trong trường hợp giá dầu thô thế giới ngày một tăng cao và Trung Quốc thì luôn trong tình trạng thiếu nhiên liệu để phục vụ tăng trưởng, việc tìm ra trữ lượng dầu lớn trên Trường Sa chắc chắn sẽ đẩy mạn tham vọng chiếm đóng và đơn phương kiểm soát khu vực này. Vì thế, hoạt động tìm kiếm, khai thác chung trong trước mắt thì có vẻ như là một việc có lợi cho các bên, về lâu dài thì nó có thể ảnh hưởng rất tiêu cực tới các nước nhỏ tham gia. Đúng ra, hoạt động tìm kiếm dầu ở Trường Sa không bao giờ nên xảy ra cho đến khi vấn đề chủ quyền đã được giải quyết xong. Đáng tiếc là việc này tới nay đã là chuyện đã rồi và không thể cứu vãn được nữa.
19
Vũ Quang Việt, đã dẫn. Theo Vũ Quang Việt, “ký kết này đạt được sau những hành động dụ dỗ của Trung Quốc, trong bối cảnh Mỹ sa lầy ở Iraq. Trung Quốc tăng cường đầu tư và thương mại với Phi, đưa thương mại hai bên từ $3.3 tỷ US năm 2000 lên $17,6 tỷ US năm 2005, với cán cân thương mại $8,1 tỷ US nghiêng về phía Phi. Sau ký kết, Hồ Cẩm Đào sang thăm Phi vào tháng 4 năm 2005, hứa đầu tư $1,1 tỷ US vào khai thác mõ kẽm và cho Phi mượn $542 triệu US với lãi suất ưu đãi. Hai bên hứa hẹn đưa ngoại thương hai bên lên $30 tỷ US vào năm 2010.” 21 http://au.china-embassy.org/eng/xw/t204203.htm 22 http://uk.reuters.com/article/oilRpt/idUKHAN29069220070105 20
THAM KHẢO CHÍNH [1] Austin G., 2003: “Unwanted Entanglement: The Philippines’ Spratly Policy as a Case Study in Conflict Enhancement?” Security Dialogue, Vol. 34, p.p 41-54. [2] Cordesman A.H and Kleiber M., 2006: “The Asian Conventional Military Balance in 2006,” Special Report, Center for Strategic and International Studies (CSIS). [3] Cossa R.A., 1988: “Security Implications of Conflict in the South China Sea: Exploring Potential Triggers of Conflict” A Pacific Forum CSIS Special Report. [4] Gallagher M.G., 1994: “China's Illusory Threat to the South China Sea,” International Security, Vol. 19, No. 1., pp. 169-194. [5] Katchen, M.H., 1977: “The Spartly Islands and the Law of the Sea: “Dangerous Ground” for Asian Peace,” Asian Survey, Vol. 17, No. 12., pp. 1167-1181. [6] Rowan J.P., 2005: “The U.S-Japan Security Alliance, Asean, and the South China Sea Dispute,” Asian Survey, Vol. XLV, p.p. 414-436. [7] Senese P.D., 2005” “Chinese Acquisition of the Spratly Archipelago and Its Implications for the Future,” Conflict Management and Peace Science, Vol. 22, pp. 79–94. [8] Wu S.S.G. and Bueno de Mesquita B., 1994: “Assessing the Dispute in the South China Sea: A Model of China's Security Decision Making,” International Studies Quarterly, Vol. 38, No. 3., pp. 379-403.
PHỤ LỤC