Hôm qua 8/12, ông Thái Vân Hoàng - Giám đốc tiếp thị và kinh doanh quốc tế của Công ty Cà phê Trung Nguyên, cho biết: Sau 2 tuần gửi mẫu, công ty đã chính thức nhận được đơn đặt hàng hơn 16 tấn cà phê hòa tan (G7) tại các nước: Mỹ, Úc, Hà Lan.
Riêng tại Mỹ, đợt giao hàng đầu tiên là 13 tấn và hứa hẹn rất nhiều triển vọng ở thị trường đầy tiềm năng này. Hiện sản phẩm cà phê hòa tan G7 của Trung Nguyên cũng đang được chào hàng và đánh giá cao tại Singapore, Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc, các nước khối EU và Canada.
Cuộc chiến” giữa hai nhãn hiệu G7 và Nescafe là một trường hợp đặc biệt thú vị, đã và đang thu hút sự quan tâm bình luận của giới kinh doanh. Cục diện giằng co kéo dài từ năm 2003, khởi đầu từ sự tuyên chiến “dám đối đầu trực diện và công khai” của G7 khi nhãn hiệu này vừa chính thức xuất hiện trên thị trường. Mới đây, G7 lại phát động một chiến dịch truyền thông mới, vẫn trên cơ sở so sánh trực tiếp với Nescafe nhằm khẳng định những ưu điểm của sản phẩm và thuyết phục người tiêu dùng. Thêm một giai đoạn căng thẳng giữa hai nhãn hiệu?
ĐẤU TRƯỜNG KHỐC LIỆT Cần nhắc lại lịch sử “cuộc chiến” này: Trước ngày 23/11/2003, trên thị trường cà phê hòa tan Việt Nam, Nescafe là “kẻ thống trị” với thị phần chiếm gần 60% toàn thị trường. Đứng sau Nescafe khi ấy là Vinacafe với 38,45% thị phần. 5,6 % thị phần còn lại là khoảng trống dành cho các thương hiệu khác. Ngày 23/11/2003, tập đoàn Trung Nguyên chính thức tung nhãn hiệu cà phê hòa tan G7. Trung Nguyên từ lâu đã có triết lý kinh doanh “dân tộc tính” với khát khao khẳng định sức mạnh của thương hiệu nội địa một cách công khai, mạnh mẽ - như lãnh đạo tập đoàn này đã phát biểu và chia sẻ nhiều lần. Do vậy, khi tung G7 ra thị trường, Trung Nguyên k đơn thuần dùng các hoạt động marketing bình thường để giới thiệu sản phẩm mới, mà còn tự “gánh” vào mình sứ mệnh xác lập thế “đối đầu trực diện” với Nescafe – một thương hiệu nước ngoài đang thống trị sân nhà. Trung Nguyên chấp nhận làm lính tiên phong để khích lệ tâm thế mới cho doanh nghiệp Việt Nam trong việc dám cạnh tranh trực tiếp với các tập đoàn đa quốc gia – điều mà trước đó, trong môi trường kinh doanh Việt Nam vẫn còn hiếm thấy. Trong nhiều hoạt động truyền thông, Trung Nguyên không ngần ngại công khai thông điệp này. Nhưng “sốc” nhất là việc Trung Nguyên đem “quân” vào tận tòa nhà nơi có “tổng hành dinh” của Nescafe để mời người tiêu dùng uống thử, so sánh và “chấm điểm” trực tiếp sản phẩm của cả hai bên. Tiếp đó, Trung Nguyên còn tổ chức những ngày hội cà phê rất tưng bừng tại Dinh Thống Nhất và các địa điểm khác, kèm theo nhiều hoạt động tác động sâu đến người tiêu dùng như cuộc thi ý tưởng kinh doanh, xây dựng thương hiệu cho nông sản Việt Nam… Và sau các chương trình thử “mù” sản phẩm, tức mời người tiêu dùng dùng thử các sản phẩm mẫu mà họ không được biết trước nhãn hiệu rồi phản hồi cảm nhận, Trung Nguyên công bố thế thắng lợi tuyệt đối khi phần đa người tiêu dùng cho biết thích hương vị G7 hơn. Sau đó, Trung Nguyên tiếp tục công bố rằng “chiếc bánh” của thị trường cà phê hòa tan đã được chia lại và dẫn nguồn số liệu nghiên cứu của chương trình Hàng Việt Nam chất lượng cao để minh chứng: Nescafe còn 44,05% thị phần, Vinacafe còn 28,95%, G7 đã chiếm 21% và 5,2% còn lại cho các thương hiệu khác. Cuộc chiến mới Những người quan sát đều thấy sau giai đoạn chạy đua khẳng định “chất Việt Nam”, gần
đây, G7 và Nescafe đang giáp chiến xung quanh tính từ “mạnh”. Trung Nguyên: “Giúp suy nghĩ mạnh hơn”, Nescafe:”Ngon hơn, vị cà phê mạnh hơn”. Trung Nguyên: “Vị cà phê cực mạnh”, Nescafe: “Bạn đã đủ mạnh để thử chưa?”… Trước đây, cuộc cạnh tranh diễn ra trên phân khúc sản phẩm “ba trong một” (cà phê, đường, sữa), thì nay, phân khúc “hai trong một” đang giằng co từ mặt trận truyền thông đến từng đại lý bán lẻ. Với “G7 2in1”, Trung Nguyên khẳng định lợi thế của thương hiệu hàng đầu Việt Nam, mang đến một giải pháp mới, tiết kiệm thời gian cho người tiêu dùng, có thể thay thế tương đối ly cà phê pha phin của nhãn hiệu này. Nescafe đang bám đuổi quyết liệt, khiến G7 phải ra đòn chống trả và tạo một “chiến cuộc” mới được dự đoán sẽ rất quyết liệt khi chính G7 tuyên bố: “Cuộc chiến này sẽ còn tiếp diễn và sẽ ngày càng được đẩy lên cao trào, bởi trước sự nở rộng của thỉ phần cà phê hòa tan, giữa một bên đang ra sức bảo vệ thị phần và một bên đang từng bước giành lấy thị phần”. Cách thức “tuyên chiến” lâu nay của G7 – Trung Nguyên, có người ủng hộ, có người không, song hầu hết đều công nhận rằng đơn vị này đã tạo nên một trường hợp lý thú trong tiếp thị và kinh doanh. Cũng theo đánh giá chung, trong diễn biến như đã và đang có, Nescafe – một thương hiệu quốc tế đã bị cuốn theo “lối đá” của đối phương – một thương hiệu địa phương, còn G7 mới chính là người dẫn dắt “trận đấu”. Triết lý cốt lõi lâu nay của G7 là “chiến đấu vì thương hiệu Việt”, kêu gọi sự ủng hộ, đồng thuận của người tiêu dùng đồng bào cho một thương hiệu nội địa. Tuy nhiên, sức thuyết phục từ thông điệp này đang giảm dần, người tiêu dùng đang trông chờ một G7 mới mẻ, mang tính quốc tế hơn và chinh phục người tiêu dùng bằng những lợi thế mạnh mẽ, rõ ràng trên nhiều phương diện, chứ không chỉ được nhấn mạnh ở yếu tố cảm tính như “tình yêu nước” hay “lòng tự hào dân tộc”. Trên hết, người tiêu dùng đang mong chờ một Trung Nguyên ở tầm vóc mới thể hiện qua những hành động và kết quả cụ thể. Một Trung Nguyên ở vai trò tướng lĩnh cho những tâm thế và trào lưu xây dựng thương hiệu Việt, chứ đừng chỉ ở tư duy “nếu thất bại, có thể làm viên đá lót đường”.
GIA CA NGUYEN LIEU DAU VAO Ông Đoàn Triệu Nhạn: Vụ cà phê năm nay được mùa, đầu vụ bán với giá khá cao, trên dưới 1.500 USD/tấn, đến giữa vụ (khoảng tháng 6), giá cà phê xuống thấp, chỉ bán được khoảng 1.400 USD/tấn. Giá bán trong nước từ 25 triệu đồng/tấn giảm xuống còn 23 triệu, thậm chí hơn 21 triệu đồng/tấn. Nhiều người cho rằng, giá cà phê xuống nhanh như vậy là do sự đầu cơ của những nhà nhập khẩu cà phê Việt Nam. Điều này không phải là không có cơ sở bởi hiện đang có khoảng 12 nhà nhập khẩu cà phê nước ngoài có mặt tại Việt Nam, tiến hành thu mua cà phê ngay tại vườn, nếu họ muốn đầu cơ thì hoàn toàn có thể. Bên cạnh đó, giá cà phê còn phụ thuộc vào cán cân cung - cầu. Năm nay, cà phê của chúng ta được mùa, trong khi Colombia, nước xuất khẩu cà phê lớn lại mất mùa. Do đó, vào đầu vụ, thị trường thế giới thiếu hụt cà phê chất lượng cao, người ta tìm mua cà phê của Việt Nam. Khi người ta thu mua đã đủ để dự trữ, người ta có cơ hội để đầu cơ. PV: Chúng ta có tới 146 DN thu mua cà phê, trong khi chỉ có 12 nhà nhập khẩu cà phê nước ngoài đóng tại Việt Nam. Thưa ông, có phải do DN Việt Nam thiếu sự liên kết nên chúng ta mất lợi thế, để cho 12 DN nước ngoài chi phối thị trường? Ông Đoàn Triệu Nhạn: Chúng ta có 146 DN xuất khẩu cà phê trong nước nhưng chỉ có 20 DN có tên tuổi, còn lại là những DN nhỏ yếu về năng lực tài chính và thiếu kinh nghiệm. 20 DN xuất khẩu cà phê lớn cũng chưa biết liên kết với nhau để trao đổi, phân tích, xử lý thông tin, đưa ra những quyết định đúng đắn, trong khi các DN nước ngoài biết liên kết với nhau nên người ta có thể thao túng thị trường. PV: Thưa ông, những đại lý thu mua cà phê hiện nay chủ yếu mua dưới hình thức mua sô (nhiều loại) sau đó về phân loại, điều này có ảnh hưởng tới chất lượng cà phê? Ông Đoàn Triệu Nhạn: Nói đến chất lượng cà phê, đầu tiên phải là khâu nguyên liệu. Chúng ta có 540.000 hộ gia đình nông dân trồng cà phê, như vậy sẽ có từ 1 - 2 triệu nông dân sống nhờ cà phê. Những hộ trồng cà phê thường huy động lao động trong gia đình. Nhiều khi sợ bị mất trộm, hay thiếu lao động, có hộ trồng cà phê hái cả quả xanh lẫn quả chín, do đó chất lượng chưa cao. Những nhà thu mua cà phê phải mua sô, sau đó mới tái chế để xuất khẩu. Đây là tập quán đã có từ lâu, đã đến lúc chúng ta phải thay đổi để nâng cao chất lượng cà phê. PV: Người nông dân nói chung và người trồng cà phê nói riêng gặp rất nhiều rủi ro trong sản xuất, kinh doanh, theo ông, làm thế nào để giảm rủi ro cho họ?
Ông Đoàn Triệu Nhạn: Có rất nhiều cách để giảm rủi ro cho người trồng cà phê. Ví dụ như, DN liên kết với người trồng cà phê. DN hỗ trợ giống, vốn, khoa học kỹ thuật, còn người trồng bán sản phẩm cho DN, khi có biến động về giá, DN có thể chia sẻ với người trồng cà phê. Hay người trồng cà phê mua bảo hiểm chống rủi ro, tạo ra quỹ bảo hiểm chống rủi ro... PV: Thưa ông, làm thế nào để gia tăng sức mạnh cho ngành cà phê Việt Nam? Ông Đoàn Triệu Nhạn: Phải tổ chức tốt các mối liên kết. Đối với người trồng cà phê, nếu tổ chức được các HTX kiểu mới cho họ thì rất tốt. Bên cạnh đó, các DN cũng phải liên kết với nhau. Hiện các DN không muốn bắt tay nhau, thường giấu thông tin, sợ lộ thị trường, chính vì vậy nhiều khi bỏ mất cơ hội làm ăn lớn, ví dụ như có DN nhận được đơn hàng lớn không lo được cũng không báo cho DN khác. Và cuối cùng là thắt chặt mối liên kết giữa nông dân và DN. Hiệp hội Cà phê cách đây hàng chục năm đã tổ chức CLB những nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu nhưng CLB này hoạt động không hiệu quả. Mới đây, chúng tôi đã tổ chức CLB của 20 nhà xuất khẩu cà phê hàng đầu để tăng sức mạnh cho DN Việt Nam. Hiệp hội đang phối hợp với Cục Trồng trọt nghiên cứu đề ra chương trình tổ chức liên minh giữa các DN với người nông dân. ** Ông Nguyễn Minh Tú, Vụ trưởng Vụ Hợp tác xã, Bộ KH-ĐT: Tạo điều kiện cho các HTX phát triển Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của Việt Nam rất thuận lợi cho phát triển cây cà phê, đặc biệt là vùng đất đỏ bazan khu vực Tây Nguyên và Đông Nam bộ. Tuy nhiên, lượng cà phê có chất lượng hiện chiếm tỉ trọng nhỏ, điều này bắt đầu từ khâu nguyên liệu. 90% cơ sở sản xuất cà phê là nhỏ lẻ, manh mún, mỗi hộ chỉ có từ 1 – 2 ha và các hộ sản xuất khép kín, chưa có sự hợp tác. Ngành cà phê đang chiếm 3% GDP, với 2 triệu lao động. Nếu chúng ta thúc đẩy sự hợp tác tốt hơn giữa các nhà sản xuất với các nhà chế biến, phân phối sẽ tạo ra sự phát triển mới cho ngành cà phê. Hiện nay, Vụ Hợp tác xã đang giúp lãnh đạo Bộ NN&PTNT phối hợp với các bộ, ngành, địa phương xây dựng đề án trình Bộ Chính trị để sửa đổi, hoàn thiện khung pháp lý cho mô hình HTX kiểu mới ra đời, đồng thời, phối hợp cùng với các bộ, ngành xây dựng Luật HTX. Khi đã có khung pháp lý, các HTX sẽ hoạt động thuận lợi hơn. ** Ông Dave’haeze, Đại diện trưởng Châu Á - Thái Bình Dương tại Hà Nội: Mô hình hợp tác nông dân phương thức quản lý hữu hiệu nhất Qua khảo sát thực tế tại một số tỉnh như: Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, tôi thấy cà phê chủ yếu trồng trước năm 1975 đã bị thoái hóa, bên cạnh đó, cà phê Việt Nam phải đối mặt với nạn ve sầu, vì thế năng suất, chất lượng của cà phê Việt Nam không ổn định. Các hộ trồng cà phê Việt Nam vốn ít, đầu vụ thường phải vay mượn tiền để sản xuất nên khi thu hoạch phải bán sớm cho các đại lý để trả nợ, vì vậy, nhiều khi người ta chỉ quan tâm đến số lượng mà không quan tâm đến chất lượng. Phương thức hữu hiệu nhất về lâu dài là tổ chức mô hình hợp tác nông dân. Khi nông dân tập hợp vào một tổ chức thì phần nào quản lý được rủi ro, vì họ sẽ buôn bán trực tiếp cho các DN thu mua lớn và các DN có thể hỗ trợ lại cho họ khi có biến động về giá
THONG TIN VE GIA CA Theo Sở Công thương Đác Nông, vào ngày 18-9 vừa qua, giá cà phê trên thị trường Luân Đôn đạt khoảng 1.524 USD/tấn, đạt mức cao nhất trong vòng ba tháng qua thì nay đã giảm xuống còn 1.400 USD/tấn. Vì vậy, giá cà phê trong nước cũng giảm từ khoảng 26.000 đồng/kg hồi giữa tháng 9 xuống còn 23.300 đồng/kg hiện nay. Tại Đác Nông giá cà phê được các doanh nghiệp, đại lý thu mua trong ngày 25-9 chỉ 23.000 đồng/kg. Theo dự báo của các doanh nghiệp thu mua cà phê lớn ở Tây Nguyên thì từ nay đến khi chính thức bước vào vụ thu hoạch cà phê niên vụ 2009-2010 giá cà phê sẽ tiếp tục giảm.
Mũi đột phá G7 Mart Điều mà ông Hoàng Thọ Xuân cũng như nhiều chuyên gia về thương mại cảnh báo chính là vấn đề mà nhiều doanh nghiệp trong nước đã dành nhiều tâm trí suy nghĩ, toan tính... Một trong số đóá là ông Đặng Lê Nguyên Vũ, Tổng giám đốc Công ty cà phê Trung Nguyên. Dự án xây dựng hệ thống phân phối trong nước với quy mô lớn, đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn nước ngoài đã được ông nghiên cứu, đầu tư trong suốt mấy năm vừa qua và đã được triển khai cụ thể bằng hệ thống phân phối mang tên G7 Mart sẽ chính thức hoạt động vào tháng 4 này. Ông Đặng Lê Nguyên Vũ cho biết: "Hệ thống phân phối G7 Mart với khoảng 10 nghìn điểm bán lẻ đầu tiên rải đều khắp cả nước sẽ xuất hiện. Mục tiêu của chúng tôi là tập hợp các nhà sản xuất Việt Nam để hình thành nên một hệ thống phân phối vững mạnh đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn phân phối nước ngoài. Sức mạnh của chúng tôi là sự liên kết, lấy mục tiêu phát triển thương hiệu Việt làm đầu”. Theo kế hoạch, G7 Mart sẽ bắt đầu hoạt động từ tháng 4 năm nay với 500 điểm bán lẻ tiện lợi và 5.000 cửa hiệu thành viên mang tên G7 trên cả nước, cung cấp các mặt hàng tiêu dùng. Sau 5 năm, G7 Mart sẽ phát triển lên 10 nghìn cửa hiệu các loại, 18 kho bán sỉ và 7 trung tâm thương mại... Tổng vốn đầu tư giai đoạn đầu cho hệ thống này lên đến 395 triệu USD. Hệ thống phân phối G7 Mart sẽ phát triển, mở rộng trên cơ sở thành lập mới những cửa hiệu và tập hợp các nhà phân phối bán buôn và bán lẻ, các đại lý, cửa hàng hiện có trên thị trường. Các cửa hiệu nhỏ lẻ, phát triển tự phát và được quản lý một cách không chuyên nghiệp sẽ được tập hợp vào hệ thống G7 Mart và chủ nhân các cửa hiệu này sẽ được chuyển giao công nghệ quản lý, tiếp thị, quảng cáo, đào tạo và trên hết là hoạt động chuyên nghiệp bảo đảm cho sự phát triển bền vững trong tương lai. Ngoài ra, G7 cũng sẽ xây dựng những siêu thị và đại siêu thị tại nước ngoài mang tên "Việt Town".
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ - nhà sáng lập hệ thống bán lẻ G7 Mart: "Làm đối trọng với hệ thống phân phối nước ngoài" - Đang rất thành công trong lĩnh vực cà phê, vì sao nay ông lại nhảy vào lĩnh vực phân phối ? - Quả thực, đây là nỗi bức xúc của nhiều người chứ không chỉ riêng tôi đâu. Các nước giàu, các tập đoàn hùng mạnh trên thế giới thường người ta nắm hết 2 đầu: nghiên cứu, thiết kế thương hiệu và phân phối. Đoạn giữa là sản xuất lại thảy cho các nước đang phát triển. Như vậy, vấn đề chính là phân phối chứ không phải là sản xuất. Nếu ta chỉ sản xuất thì khó mà "công nghiệp hoá, hiện đại hoá" vì sản xuất phụ thuộc vào phân phối. Các doanh nghiệp trong nước không kiểm soát được hệ thống phân phối mà sắp tới đây khi các nhà phân phối nước ngoài nhảy vào thì giống như chỉ đi làm công cho người ta. Tôi nghĩ đã đến lúc phải liên kết với nhau. - Như vậy sức mạnh của hệ thống G7
Mart là liên kết?
- Đúng vậy. Liên kết tất cả những nhà phân phối nhỏ, lớn trong nước lại sẽ tạo nên sức mạnh. Chuẩn hoá công nghệ quản lý, tư duy quản lý, cách thức kinh doanh hiện đại... Và không chỉ các nhà phân phối liên kết với nhau mà còn "bắt tay" với các nhà sản xuất nữa. Chúng tôi muốn tạo nên một hệ thống làm đối trọng với hệ thống phân phối của các công ty nước ngoài để các nhà sản xuất Việt Nam không bị "bắt chẹt". Điều đáng mừng và trân trọng là nhiều doanh nghiệp trong nước đã hiểu và hợp tác rất tốt với chúng tôi. - Dự án này đang được triển khai ra sao? - Chúng tôi đang thực hiện chiến dịch "45 ngày đêm" để có thể ra mắt vào đầu tháng 4. Thông tin mới nhất, chúng tôi sẽ làm luôn hệ thống các kho bán sỉ với hình thức giống như Metro, nhưng nhỏ hơn, chứ không chờ đợi nữa. Mọi việc đang diễn ra rất thuận lợi. - Người tiêu dùng có thể chờ đợi điều gì ở G7
Mart?
- Tôi có thể nói ngắn gọn là chắc chắn hàng hoá bán ở đây sẽ rẻ, vừa túi tiền. Hệ thống của chúng tôi sẽ rất tiện lợi, “phủ sóng” ở cả những vùng mà trước đây hàng hoá chưa vào được thường xuyên. Chia sẻ:
Công ty Cổ phần Trung Nguyên Trung Nguyen Corp. Ra đời vào giữa năm 1996, Trung Nguyên là một nhãn hiệu cà phê non trẻ của Việt Nam, nhưng đã nhanh chóng tạo dựng được uy tín và trở thành thương hiệu cà phê quen thuộc nhất đối với người tiêu dùng cả trong và ngoài nước. Chỉ trong vòng 10 năm, từ một hãng cà phê nhỏ bé nằm giữa thủ phủ cà phê Buôn Mê Thuột, Trung Nguyên đã trỗi dậy thành một tập đoàn hùng mạnh với 6 công ty thành viên: Công ty Cổ phần Trung Nguyên, Công ty Cổ phần Cà phê hòa tan Trung Nguyên, Công ty TNHH Cà phê Trung Nguyên, Công ty Cổ phần Thương mại và Dịch vụ G7 và Công ty Liên doanh Vietnam Global Gateway (VGG), với các ngành nghề chính bao gồm: sản xuất, chế biến, kinh doanh trà, cà phê; nhượng quyền thương hiệu và dịch vụ phân phối, bán lẻ hiện đại. Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1.000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ba Lan, Ukraina. Sản phẩm cà phê Trung Nguyên và cà phê hòa tan G7 đã được xuất khẩu đến 43 quốc gia trên thế giới với các thị trường trọng điểm như Mĩ, Trung Quốc. Bên cạnh đó, Trung Nguyên cũng đã xây dựng được một hệ thống hơn 1.000 cửa hàng tiện lợi và trung tâm phân phối G7Mart trên toàn quốc.
Trung Nguyên với sản phẩm cà phê hoà tan Từ trước đến nay, Việt Nam, một đất nước xuất khẩu cà phê đứng thứ nhì thế giới lại chỉ xuất khẩu cà phê bột hoặc cà phê thô. Thị trường cà phê hòa tan hầu như bị bỏ ngỏ cho các tập đoàn cà phê thế giới thống lĩnh... Nhận ra điều bất hợp lý này, Trung Nguyên với phương châm giành lại những gì đã mất quyết định tham gia vào thị trường cà phê hòa tan G7.
Là người luôn trăn trở với việc giới thiệu thương hiệu Việt ra thế giới, ông Đặng Lê Nguyên Vũ - Giám đốc công ty cà phê Trung Nguyên nhận thấy rằng giới doanh nhân Việt Nam vẫn chưa có được sức mạnh cũng như sự ủng hộ của xã hội để phát huy tinh thần tự tôn dân tộc. Ông cho biết: “Chúng tôi luôn kêu gọi người tiêu dùng lòng tự tôn dân tộc và cổ động người Việt dùng hàng Việt. Chúng tôi tin rằng một sản phẩm mang chất lượng quốc tế với một tinh thần Việt Nam thì sẽ được người Việt Nam ủng hộ. Một khi chúng ta có những sản phảm chất lượng cao thì không lý do gì mà người tiêu dùng thế giới lại không ủng hộ”. Tiếp theo việc đưa vào sản xuất nhà máy cà phê bột tại Buôn Ma Thuột vào giữa năm 2005, đầu tháng 11/2005, Công ty Cà phê Trung Nguyên đã khánh thành nhà máy sản xuất cà phê hòa tan G7 có công suất lớn nhất Việt Nam. Chúng tôi có cuộc trao đổi với ông Đặng Lê Nguyên Vũ:
** Tại sao ông lại đặt tên cho sản phẩm là G7. Cái tên G7 có nghĩa là gì? Sản phẩm cà phê hòa tan G7 là nỗ lực nâng sức cạnh tranh cho hạt cà phê Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước, là sự kết hợp giữa nguồn nguyên liệu tốt với kinh nghiệm kinh doanh và công nghệ chế biến cà phê hiện đại nhằm tạo ra sản phẩm có thế cạnh tranh trực tiếp với những thương hiệu cà phê nổi tiếng thế giới. Tôi chọn thương hiệu G7 vì đó là một tên ngắn gọn dễ đọc, dễ nhớ không những với khách hàng trong nước mà cả với khách hàng nước ngoài. G7 là chữ viết tắt cho “Group of Industrial Contries” gồm 7 quốc gia phát triển trên thế giới: Mỹ, Anh, Pháp, Nhật, Canada, Đức, Ý. Chính vì vậy, G7 còn là những thị trường mục tiêu định hướng cho sản phẩm cà phê hòa tan của Trung Nguyên vươn tới. Logo G7 thể hiện tính quốc tế của cái tên, đủ tạo sự chú ý để vươn ra thế
giới. Ngay trên logo của sản phẩm đã có chữ coffee để khẳng định là sản phẩm cà phê. Và G7 luôn đi đôi với sự bảo trợ của Trung Nguyên với hàng chữ made in Vietnam để khẳng định sản phẩm được sản xuất tại Việt Nam. ** Thưa ông, lý do nào khiến ông có cảm hứng sáng tạo mới là G7?
Ông không thấy e ngại trong khi hai doanh nghiệp sản xuất cà phê hòa tan lớn nhất Việt Nam hiện nay là Vinacafe và Nestlé đang chiếm lĩnh thị trường? Nếu e ngại, Trung Nguyên đã không tung ra sản phẩm cà phê hòa tan G7 cách đây Ông Đặng Lê Nguyên Vũ hai năm và xây dựng Nhà máy Cà phê hòa tan G7 tại Bình Dương vừa qua. Từ trước đến nay, Việt Nam, một đất nước xuất khẩu cà phê đứng thứ nhì thế giới lại chỉ xuất khẩu cà phê bột hoặc cà phê thô, không hề có một sự đầu tư khai thác triệt để cho loại cà phê uống nhanh này. Trong khi đó, cà phê hòa tan từ lâu đã trở thành thức uống quen thuộc, đặc biệt là trong giới công chức, nhân viên văn phòng. Thị trường cà phê hòa tan hầu như bị bỏ ngỏ cho các tập đoàn cà phê thế giới thống lĩnh. Nhận ra điều bất hợp lý này, chúng tôi với phương châm giành lại những gì đã mất quyết định tham gia vào thị trường cà phê hòa tan. Và G7 đã xuất hiện với chất lượng đậm đà, hợp khẩu vị, nhanh chóng chinh phục người tiêu dùng. G7 có 2 loại sản phẩm: một loại phổ thông phù hợp với mọi lúc, mọi nơi. Một loại cao cấp hơn dùng cho các dịp đặc biệt và xuất khẩu. ** Ông có thể cho biết, hiện Trung Nguyên đã có mặt ở bao nhiêu nước và Trung Nguyên đã làm gì để bảo vệ thương hiệu? Năm 2002 cửa hàng nhượng quyền đầu tiên của Trung Nguyên xuất hiện tại Nhật bản, Singapore và Thái lan. Năm 2003, Trung Nguyên vươn sang Trung Quốc, Australia, Campuchia... Hiện công ty đã xuất khẩu sản phẩm đến 43 nước trên thế giới và G7 đã đến hơn 20 quốc gia. Để bảo vệ thương hiệu, Trung Nguyên đã tiến hành đăng ký bảo vệ thương hiệu tại Việt Nam, khối liên minh châu Âu và hơn 20 nước khác trên thế giới.. Hơn thế để kiểm soát được trên 500 quán cà phê nhượng quyền bán đúng cà phê Trung Nguyên, Trung Nguyên đã phải xây dựng một đội giám sát tình hình kinh doanh ở từng quán, số lượng cà phê xuất nhập tăng giảm ra sao... Tuy nhiên, đó chỉ là những phương cách phải có trong việc quản lý điều hành của doanh nghiệp. Nếu phát hiện có những trường hợp gian lận, Trung Nguyên sẽ xử lý. ** Kế hoạch phát triển của Trung Nguyên trong năm 2006 là gì, thưa ông? Chuẩn bị cho bước hội nhập vào thị trường thế giới và nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, cuối tháng 12 vừa rồi Trung Nguyên đã đưa vào hoạt động nhà máy chế biến cà phê rang xay tại thành phố Buôn Ma Thuột với công suất 10.000 tấn cà phê bột/năm (hiện đã chạy hết công suất, sản xuất không kịp bán). Đây là nhà máy lớn nhất ở miền Trung cao nguyên với 80% sản lượng giành cho xuất khẩu. Cùng với đó là sự ra đời Nhà máy cà phê hòa tan G7 lớn nhất Việt Nam tại Bình Dương tháng 11/2005 sẽ giúp Trung Nguyên tăng công suất để đủ sản phẩm phục vụ thị trường trong nước và khai thác phát triển các thị trường tiềm năng tại Trung Quốc, Nga, Mỹ và khối Đông Âu. ** Vậy sang năm 2006, ông có dự định gì mới? Có chứ, rất gần đây thôi nhưng chưa thể bật mí. Các