To kill a mockingbird By: Harper Lee Giết chết 1 con chim Mocking Dịch bởi: Lương Minh Tâm- Phương Hiên
Phần I Cha tôi tên là Eticớt Phinchơ (Atticus Finch) . Ông là luật sư ở thị trấn Mâycơm (Maycomb). Lần đầu tiên mới biết về thị trấn này, tôi thấy đó là một thị trấn cổ lỗ, chán ngắt. Phố xá đầy cỏ mọc, những khi trời mưa rất bẩn thỉu. Cuộc sống trôi qua buồn tẻ, không có chỗ nào để đi lại chơi bời, không có hàng hoá để mua bán, và hơn nữa, giá muốn mua cũng chẳng có tiền. Gia đình chúng tôi gồm có cha tôi, anh Giêm (Jem), tôi và chị nấu bếp Kenpơniơ (Calpurnia). Nhà chúng tôi ở trong thị trấn, Tôi và Giêm thấy cha chúng tôi rất tốt: ông chơi đùa với chúng tôi, đọc truyện cho chúng tôi nghe, lúc nào ông cũng dịu dàng. Mẹ tôi mất khi tôi mới lên hai, nhưng không bao giờ tôi cảm thấy thiếu bàn tay chăm sóc của người mẹ. Cha tôi lấy mẹ tôi vào lúc ông không còn trẻ nữa. Mẹ tôi kém cha tôi mười lăm tuổi. Cha mẹ chúng tôi lấy nhau được một năm thì anh Giêm ra đời, bốn năm sau đến lượt tôi. Tôi mới hai tuổi thì mẹ qua đời vì một cơn đau tim đột ngột. Hai anh em tôi rất thương yêu nhau, chúng tôi không đánh bạn với ai cả. Nhưng vào lúc tôi sắp lên sáu và anh Giêm xấp xỉ mười tuổi thì thằng Đin đến thị trấn chúng tôi. Nhà nó ở thành phố Mơ-ri-đi-ơn thuộc bang Mixixipi. Nó đến nghỉ hè tại nhà người cô, cô Raychơn He-vơ-phớt. Từ vụ hè đó trở đi, mùa hè nào nó cũng đến nghỉ ở thị trấn Mâycơm. Mẹ nó là thợ ảnh ở Mơ-ri-đi-ơn. Thằng Đin có mái tóc bạch kim trắng muốt như tuyết, và cặp mắt màu xanh da trời. Lúc nó trò chuyện, cặp mắt lúc thì sáng long lanh, lúc thì sẫm lại, tiếng cười của nó đột ngột và vui vẻ. Nó hơn tôi một tuổi. Tôi hỏi thằng Đin về bố nó:
-Đằng ấy chưa kể gì về bố đằng ấy cả.
-Tớ không còn bố nữa.
-Bố đằng ấy mất rồi à?
-không phải...
-Nếu bố đằng ấy chưa chết, thì đằng ấy phải có một ông bố chứ, đúng không?
Đin đỏ mặt, Giêm ngăn không cho tôi hỏi nữa.
Suốt cả vụ hè, chúng tôi dựng một túp lều bằng cành cây ở cái vườn sau nhà, và chơi các trò đóng kịch. Đến cuối tháng tám, chúng tôi chán tất cả các trò ấy, đúng lúc đó Đin bèn gợi ý là chúng tôi làm thế nào để bắt con ngoáo ộp Rét-li đi ra khỏi nhà.
Ngôi nhà của gia đỉnh Rét-li ở phía nam nhà chúng tôi. Ngôi nhà đó thấp, vốn quét vôi màu trắng nhưng màu đã sẫm đi từ lâu và biến thành màu xám như màu của cái sân bao quanh. Mấy cây sồi ở phía trước ngăn ánh sáng mặt trời rọi vào trong nhà.
Trong nhà có con ngoáo ộp Rét-li, một con ma. Mọi người đều nói là con ngoáo ộp Rét-li sống trong đó, nhưng hai anh em tôi chưa bao giờ trông thấy nó. Người ta đồn rằng vào ban đêm con ngoáo ộp thường đi ra khỏi nhà, ngó vào các cửa sổ.
Chuyện phiền muộn trong ngôi nhà đó xảy ra từ nhiều năm trước khi hai anh em tôi ra đời. Người ta còn nhớ lại là trong ngôi nhà ấy vốn có vợ chồng ông bà Rét-li sống cùng với hai người con trai. Những người trong gia đình Rét-li ít giao du với hàng xóm láng giềng, họ cũng chẳng hề đi lễ nhà thờ, họ thờ Chúa ngay tại nhà. Vào những ngày chủ nhật, cửa chớp, cửa ra vào nhà họ đều đóng im ỉm. Bà Rét-li rất ít khi ra phố để tạt vào nhà người quen uống một tách cà phê. Ông chồng thì sáng sáng thường ra phố vào lúc 11h và về nhà vào lúc 12h. Đó là một người gầy, cặp mắt màu rất nhạt. Ông ta chẳng bao giờ nói một lời nào với hai anh em chúng tôi. Khi ông Rét-li đi ngang qua, chúng tôi thường nhìn xuống đất và nói:
-Chào ông ạ!
Nhưng ông ta thường không trả lời.
Người ta kể lại rằng từ nhiều năm trước, cậu A-thơ, cậu em trong gia đình Rét-li, đánh bạn với mấy cậu con trai của gia đình Ca-ninh-ơm ở Ôn Xerơm. Họ nghịch ngợm đôi chút, nhưng cũng đủ để cả thị trấn bàn tán. Những ngày chủ nhật, họ thường đi ô tô lên Ebớtvin, xem chiếu bóng. Họ khiêu vũ và uống rượu Whiskey.
Một hôm mấy anh bạn say rượu làm phố xá rất náo loạn đến nỗi chính quyền thị trấn quyết định ra tay, họ bị gọi đến trình diện ông chánh án. Ông chánh ánh quyết định gửi họ đến trường Công nghiệp của bang. Những người được gửi đến đó đều có nơi ăn, chốn ở hẳn hoi. Đó không phaỉ là một việc ô nhục. Nhưng ông Rét-li lại không nghĩ thế. Ông ta nói rằng nếu ông chán án khoan hồng cha A-thơ , ông ta sẽ chăm nom để Athơ không gây ra chuyện gì nữa. Ông chánh án bằng lòng.
Mấy anh con trai nhà Ca-ninh-ơm đi đến trường Công nghiệp, họ được học hành tử tế. Và cũng từ khi ấy, vào những ngày cuối tuần và những ngày chủ nhật, cửa rả nhà Rét-li đóng im ỉm. Suốt trong mưòi lăm năm, chẳng ai nhìn thấy mặt mũi cậu con trai út nhà Rét-li nữa.
Không người nào biết tại sao ông Rét-li lại giấu kín A-thơ, không để ai nhìn thấy cả. Cha tôi bảo rằng có rất nhiều cách làm con người biến thành ma.
Người con trai lớn của ông Rét-li sống ở Pen-xơ-cô-lơ. Anh thường về nhà vào dịp lễ Noel. Anh là một trong số vài người mà chúng tôi thường thấy ra vào ngôi nhà đó. Từ ngày ông Rét-li dẫn Athơ về nhà, mọi người đều nói là ngôi nhà đó đã trở thành ngôi nhà chết.
Rồi đến một hôm cha tôi bảo hai anh rm chúng tôi đừng đùa nghịch ầm ĩ ở ngoài sân nữa. Ông Rét-li ốm sắp chết. Cuối cùng chúng tôi đứng ở trước cửa nhà xem ông Rét-li lần cuối cùng đi ngang qua nhà chúng tôi.
-Con người tồi tệ nhất thế gian- Chị Ken-pơ-ni-ơ lẩm bẩm và quay mặt đi.
Người anh của A-thơ từ Pen-xơ-cô-lơ trở về nhà, Nhưng điểm khác nhau duy nhất giữa anh và người cha là anh trẻ hơn, khi hai anh em chúng tôi chào thì anh đáp lại, và thỉnh thoảng chúng tôi thấy anh từ thành phố trở về nhà, tay cầm một cuốn tạp chí.
Chúng tôi càng kể cho Đin nghe chuyện những người trong gia đình Rét-li, thì Đin lại càng muốn biết thêm về con ngoáo ộp Rét-li. Đin thường nói:
-Biết được nó làm gì ở trong đó thì thú lắm đấy.
Giêm đáp:
-Đúng rồi, nó hay đi ra khỏi nhà vào lúc tối mù tối mịt. Cô Stê-phơ-ni Cơ-ro-phớt kể là có một lần vào lúc nửa đêm, cô ấy tỉnh giấc thì thấy nó ngó qua cửa sổ, nhìn cô ấy.
Đin bảo:
-Chúng ta cố làm cho nó ra khỏi nhà. Tớ rất muốn nhìn xem nó như thế nào.
Giêm nói rằng nếu quả Đin muốn chết thì chỉ có việc là trèo lên bậc thềm và đi vào cửa trước ngôi nhà đó. Vào đầu tháng chín, Đin từ biệt chúng tôi, một tuần nữa, tôi sẽ bắt đầu đi học. Trong đời, tôi chẳng chờ đợi một việc gì hơn là thế. Hôm đầu tiên, Giêm đưa tôi đến trường. Vừa đi Giêm vừa bảo tôi rằng trong khi học ở trường tôi sẽ phải học với những đứa ở lớp một, còn Giêm ở lớp năm. Tóm lại, tôi không được lúc nào cũng cứ bám lấy Giêm. -Chúng mình sẽ sống ở trường như chúng mình sống ở nhà thôi- Giêm nói -nhưng em sẽ thấy ... ở trường khác đấy. Quả là có khác thật. Cô giáo Ke-rơ-lai-nơ Phi-sơ của tôi chưa quá hăm mốt tuổi. Cô bắt đầu buổi học bằng cách đọc cho chúng tôi nghe một câu chuyện về những con mèo. Mấy con mèo trò chuyện với nhau rất lâu, chúng sống dưới sàn bếp ở một ngôi nhà ấm áp. Đọc xong câu chuyện, cô Ke-rơ-lai-nơ hỏi: -Chuyện có hay không , các em? Rồi cô lên bảng viết bảng chữ cái bằng những chữ khá to. Cô quay xuống phía chúng tôi và hỏi: -Em nào biết những chữ này? Cả lớp đều biết, nhưng cô giáo chỉ tôi. Tôi đọc bảng chữ cái, và cô giáo bảo tôi đọc gần hết cuốn Tập đọc vỡ lòng. Rồi cô bảo tôi về nói với cha tôi đừng dạy tôi thêm ở nhà nữa. -Thưa cô Ke-rơ-lai-nơ, bố em có dạy em chữ nào đâu. Bố em không có thì giờ để dạy em học một chữ nào cả- tôi trả lời. Ngẫm nghĩ về việc đó, tôi thấy tự nhiên là mình biết đọc. -Em nào về nhà ăn trưa, hãy giơ tay lên- Cô Ke-rơ-lai-nơ bảo. Những đứa nhà ở thị trấn đều giơ tay, cô giáo nhìn chúng tôi. -Em nào có mang theo bữa ăn trưa thì đặt lên bàn- Cô Ke-rơ-lai-nơ đi lại gần bàn của Oantơ Caninh-ơm và hỏi: -Suất ăn của em đâu? Sáng nay em quên không mang theo à? Cô Ke-rơ-lai-nơ nói xong liền quay về bàn của cô. -Em cầm lấy đồng tiền này- Cô giáo bảo Oan-tơ- Trưa nay em ra phố ăn nhé. Sáng mai, em trả lại cô.
Oantơ lắc đầu: -không ạ,cám ơn cô. Oantơ lại lắc đầu. Tôi muốn gíup nó, tôi nói: -Thưa cô Ke-rơ-lai-nơ, nó là một người họ Ca-ninh-ơm. -Thế là thế nào, em Gin Lu-i? Cả bọn chúng tôi đều hiểu. Không phải Oantơ quên mang suất ăn trưa, mà chính vì nhà nó không có cái ăn. Hôm nay nó không ăn trưa; ngày mai cũng không , ngày kia cũng không. Tôi nói: -Sau một thời gian ngắn, cô sẽ hiểu biết tất cả những người sống quanh đây. Những người trong gia đình Ca-ninh-ơm không bao giờ nhận một thứ gì mà họ sẽ không trả được, họ chỉ sống bằng những thứ họ có, Họ không có nhiều, nhưng họ sống bằng những thứ đó. Oantơ không có tiền mang trả cô đâu. -Em Gin Lu-i này, buổi học sáng nay cô ngán em lắm đấy- cô Ke-rơ-lai-nơ bảo tôi- Trong mọi việc, em đều đặt bước sai đấy. Cô giáo bảo tôi đứng vào một góc phòng. Nhưng tôi cũng chẳng phải đứng lâu ở góc đó, bởi vì chuông đã vang lên, cô Ke-rơ-lai-nơ trông nom học sinh đi ăn trưa. Tôi là người cuối cùng rời lớp học, tôi thấy cô Ke-rơ-lai-nơ ngồi phịch xuống ghế, đưa hai tay lên ôm lấy đầu. Nếu cô Ke-rơ-lai-nơ đã thân thiện với tôi hơn, thì tôi rất thương cô. Cô Ke-rơ-lai-nơ thật là nhỏ bé, xinh đẹp.
Tóm được Oantơ Ca-ninh-ơm ở sân trường, tôi rất khoái, tôi định đánh nó, nhưng Giêm đã chạy lại, ngăn tôi: -Em lớn hơn nó. -Nó gần bằng tuổi anh đấy- tôi đáp - Nó đã làm em " đặt bước sai". -Bỏ nó ra, Sói con ạ. Có chuyện gì xảy ra thế? -Nó không có suất ăn trưa- tôi trả lời và cho Giêm về chuyện đáng buồn xảy ra giữa tôi và cô giáo Kerơ-lai-nơ. Giêm nhìn Oantơ và hỏi: -Bố cậu là bác Oantơ Ca-ninh-ơm ở Ôn Xe-rơm. Có phải không? Oantơ gật đầu. -Này Oantơ, về nhà ăn trưa cùng với chúng tớ nhé. Chúng tớ rất thích cậu đến chơi. Mặt Oantơ sáng lên, rồi bỗng tối sầm lại. Giêm nói: -Bố chúng tớ là bạn bố đằng ấy, Sói con không đánh cậu nữa đâu.
-Đúng đấy, Oantơ ạ. Tớ không lao vào đằng ấy nữa đâu. Đi thôi, chị Ken của chúng tớ nấu ăn rất tuyệt. Oantơ đứng nguyên ở chỗ cũ, không đi cùng với chúng tôi. Hai anh em chúng tôi bước đến gần nhà ông Rét-li, thì Oantơ gọi: -Này, chờ tớ với ! Giêm chạy vào bếp và bảo chị Ken-pơ-ni-ơ dọn thêm một đĩa ăn cho Oantơ. Cha chúng tôi rất vui vẻ hỏi han Oantơ, và trò chuyện về mùa màng, làm hai anh em chúng tôi không theo kịp câu chuyện. Sau khi ăn, chúng tôi quay lại trường học. Buổi chiều, hai anh em chúng tôi chạy ra vỉa hè đón cha chúng tôi đang đi về nhà sau buổi làm việc. Cha tôi hỏi rất nhiều về trường học. Tôi cứ trả lời gióng một, cha tôi không gặng hỏi nữa. Sau bữa ăn tối , cha tôi cầm tờ báo, ngồi xuống ghế, rồi gọi: -Sói con, đọc báo chứ. Tôi bỏ ra cổng trước . Cha tôi đi theo. -Có chuyện gì thế, Sói con?- Cha tôi hỏi. Tôi kể cho cha tôi là tôi cảm thấy không được dễ chịu lắm và tôi không muốn đến trường nữa nếu như cha tôi bằng lòng. -Bố chưa bao giờ đến trường mà bố vẫn giỏi cơ mà, con cũng sẽ ở nhà . Bố có thể dạy con như ngày xưa ông dạy bố và chú Giéc. -Bố không thể dạy con được. Bố còn phải làm việc, nếu bố giữ con ở nhà, người ta sẽ bắt giam bố. Có chuyện gì đã xảy ra sao? Dần dần tôi kể cho cha tôi nghe tất cả những chuyện rắc rối ở trường trong buổi học hôm nay: - ... Cô Ke-rơ-lai-nơ bảo bố đã dạy con học là sai, con không thể đọc truyện cùng với bố nữa. Bố đừng bắt con phải đến trường. -Điều cốt yếu là nếu con hiểu biết đôi chút,Sói con ạ, con sẽ sống hoà hợp với cả mọi người. Con chẳng bao giờ thực sự hiểu một người nào, nếu con không nhìn mọi việc theo cái nhìn của người đó, nếu con không đặt mình vào địa vị của người đó. Cha tôi bảo như vậy: ngày hôm nay , tôi đã học được nhiều điều, cô Ke-rơ-lai-nơ cũng học được một số điều. Cô ấy làm thế nào để trong một ngày hiểu biết được mọi chuyện ở Mây-cơm? Tôi nói: Thằng Ba-rít Iu-ơn, bố có nhớ không? Nó chỉ đến trường học có một ngày đầu tiên thôi. -Con không làm thế được. Con phải đi học. -Con không hiểu taị sao con phải đến trường, còn nó thì không cần đi học. Cha tôi bảo: những người trong gia đình Iu-ơn là một vết ô nhục cho thị trấn Mây-cơm trong ba thế hệ này. Không một kẻ nào trong bọn họ làm được một việc lương thiện nhỏ bé. Tuy là con người, nhưng bọn họ sống như súc vật. Mọi người cho phép bọn họ được hưởng một số ngoại lệ. Chẳng
hạn, con cái nhà Iu-ơn được phép không phải đến trường học hành. Hoặc bố của Ba-rít là Bốp Iu-ơn có thể được săn bắn vào mùa cấm. -Thật là trái luật pháp- cha tôi nói- thật là rất xấu xa, nhưng nếu một kẻ dùng tiền cứu tế để uống rượu, con cái kêu khóc vì đói. Bố không biết có người nào ở vùng naỳ lại không cho phép những đứa bé ấy nhận lấy các con thú săn mà bố chúng có thể giết được. -Nhưng nếu con tiếp tục đi học, thì con không thể đọc truyện cùng với bố được nữa. -Thật là một việc rắc rối cho con, có phải không? -Vâng ạ. Cha tôi nhìn tôi: -Con cứ tiếp tục đi học, còn tối tối bố con ta lại vẫn đọc truyện như mọi khi. Như thế có được không con? -Vâng ạ. Lúc tôi mở cưả, cha tôi bảo: -Sói con này, về chuyện này con đừng kể gì ở trường thì tốt hơn đấy. Bố chưa hề đến trường đi học bao giờ, nhưng bố cảm thấy nếu con kể cho cô Ke-rơ-lai-nơ biết hai bố con mình tối nào cũng đọc truyện thì cô ấy sẽ trách bố đấy. Bố không muốn bị cô giáo của con trách.
Tôi tan sớm hơn Giêm nửa giờ, Giêm phải ở trường đến lúc ba giờ cơ. Ra khỏi trường , tôi thường chạy một mạch ven theo nhà ông Rét-li, về đến tận cổng trước nhà tôi. Một buổi chiều đang chạy như thế, bỗng có một vật làm tôi chú ý. Tôi nhìn xung quanh khá lâu rồi quay đầu lại.
Gần nhà ông Rét-li có 2 cây sồi đứng sừng sững. Cái vật đáng chú ý ấy nằm ở một cây sồi.Trong một cái hốc cao sát đầu tôi trong cây sồi có một tờ giấy thiếc. Tôi đưa mắt nhìn xung quanh một lần nữa, rồi thò tay vào trong hốc, lấy ra được hai miếng kẹo cao su.
Ý nghĩ đầu tiên của tôi là cho kẹo cao su thật nhanh vào mồm, nhưng tôi chợt nhớ là đang ở gần nhà ông Rét-li. Tôi chạy về nhà, đến cổng trước, tôi ngắm lại chiến lợi phẩm đã thu được. Kẹo cao su trông rất hấp dẫn. Tôi thè lưỡi liếm, đợi một lát. Thấy không bị làm sao, tôi liền bỏ luôn vào mồm.
Lúc Giêm đi học về, tôi kể cho Giêm nghe về chuyện kẹo cao su, Giêm rất giận dữ, bảo tôi:
-Em không được đụng đến bất cứ cái gì ở cây sồi đó. Nếu đụng vào, em sẽ bị chết đấy.
Tôi trả lời:
-Em nhai kẹo cao su suốt cả chiều nay, thế mà có chết đâu, ngay cả ốm cũng không.
Thế là Giêm, bèn móc miếng kẹo cao su ra khỏi mồm tôi ngay tức khắc.
Mùa hè đang đến. Đó là mùa mà chúng tôi thích nhất: mùa hè đâu như đang ngủ ở cổng sau nhà, hoặc đang nằm im trong chiếc lều làm bằng cành cây, mùa hè có tất cả các thức ăn ngon lành, nhưng thú nhất vẫn là có Đin đến.
Sau buổi học cuối cùng, Giêm và tôi cùng về nhà với nhau. Khi đến gần hai cây sồi ở cạnh nhà ông Rét-li, tôi giơ tay chỉ, có đến lần thứ một trăm, cái hốc mà tôi đã tìm thấy kẹo cao su, tôi chợt thấy một miếng giấy thiếc khác.
-Sói con, anh nhìn thấy! Anh nhìn thấy ...
Giêm quan sát xung quanh, rồi thò tay lấy ra được một cái gói con bóng loáng, đút luôn vào túi. Chúng tôi chạy về nhà, đến cổng trước, chúng tôi giở cái gói nhỏ đó ra xem. Đó là một cái hộp nhỏ, ở trong có hai đồng xu sạch bóng. Giêm nhìn hai đồng xu.
-Hình đầu người da đỏ. Sói con naỳ, một đồng xu có chữ 1906, một đồng xu 1900. Chúng bằng vàng thật.
-Chúng mình cứ giữ chúng, có được không anh Giêm?
-Anh không biết chúng mình nên làm thế nào, Sói con ạ. Chúng mình đem hai đồng tiền này trả cho ai được? Chúng mình sẽ giữ lại cho đến khi trường khai giảng năm học mới, rồi chúng mình sẽ gặp mọi người hỏi xem có ai mất hai đồng tiền này không. Chẳng có ai
đi đến gần chỗ đó. Nhưng đối với một người nào đó, hai đồng tiền này rất quan trọng. Hình đầu người da đỏ... ờ, có lẽ vốn là của người da đỏ. Chúng có thể mang lại vận may. Chúng có thể phù hộ cho người ta khoẻ mạnh, sống lâu. Anh sẽ cất hai đồng tiền này vào trong bàn học của anh.
Trước khi về buồng riêng, Giêm nhìn nhà ông Rét-li rất lâu, ngẫm nghĩ.
Hai ngày sau, Đin tới. Một mình nó đi tàu hoả từ Mơ-ri-đi-ơn tới Mây-cơm. Cô Rây chơn đón nó ở ga, rồi cùng với nó đi xe taxi về nhà.
Đó là những ngày tự do đầu tiên của chúng tôi, nhưng chúng tôi đã chán tất cả các trò chơi cũ. Một hôm Giêm đắc thắng tuyên bố:
-Tớ biết một thứ trò chơi mới, khác hẳn các trò cũ.
-Gì cơ? - Đin hỏi.
-Ngoáo ộp Rét-li.
-Ngoáo ộp Rét-li? Sao ?- Đin hỏi lại.
Giêm bảo tôi:
-Sói con này, em có thể đóng vai bà Rét-li.
-Xem đã . Em không cho là ...
-Sợ à ? -Đin hỏi tôi - Đằng ấy sợ à ?
-Ban đêm nó có thể ra khỏi nhà, khi tất cả bọn mình ngủ ... - tôi nói.
Giêm bảo:
-Sói con này, nó làm thế nào mà biết được chúng ta đang làm gì? Anh không cho là nó hãy còn ở trong nhà đó. Nó chết từ lâu rồi, người ta đã đặt nó lên trên ống khói lò sưởi.
Giêm phân vai cho chúng tôi. Tôi là bà Rét-li. Việc tôi phải làm chỉ là bước ra khỏi nhà và quét cổng. Đin là ông Rét-li, sẽ đi đi lại lại trên vỉa hè và không trả lời khi Giêm nói với ông ta. Tất nhiên Giêm là A-thơ đi dưới cổng phía trước nhà, thỉnh thoảng lại hét ầm lên.
Những ngày hè tiếp nhau trôi đi, trò chơi của chúng tôi vẫn tiếp diễn. Chúng tôi hoàn thiện cái trò đó, thêm thắt những lời đối thoại cho đến khi chúng tôi có một vở kịch ngắn mà mỗi ngày chúng tôi lại diễn theo một cách khác nhau.
Một hôm, chúng tôi đang tíu tít đóng trò Gia đình Rét-li , không thấy cha tôi đang đứng trên viả hè, xem chúng tôi.
-Các con đang chơi cái trò gì thế này? - Cha tôi hỏi.
-Không có gì đâu ạ - Giêm trả lời.
-Thế cái trò này sao lại dính dáng đến gia đình Rét-li?
-Không ạ - Giêm đáp, đỏ mặt lên.
-Bố cũng mong là không, - Cha tôi nói gọn có thế, rồi vào trong nhà.
Đứng trong sân, Đin hỏi Giêm xem chúng tôi có thể chơi tiếp nữa không.
-Tớ không biết, bố tớ không bảo là chúng mình đừng chơi ...
Tôi nói:
-Anh Giêm này, em nghĩ là dù sao bố cũng biết.
-Bố không biết đâu. Nếu biết thì bố đã nói là biết.
Giêm bảo vì tôi là một đứa con gái, nên hay tưởng tượng ra mọi chuyện, đó là lí do mà người ta chẳng ưa bọn đàn bà con gái.
-Được rồi- tôi nói- Rồi anh sẽ hiểu.
Dạo này, Đin luôn luôn bám lấy Giêm. Đầu mùa hè, nó đã hỏi lấy tôi, rồi nó lại quên luôn chuyện đó. Tôi đã đánh nó hai lần, nhưng cũng chẳng ăn thua gì, nó lại càng thân với Giêm hơn. Nó và Giêm ngồi với nhau hết ngày này sang ngày khác trong túp lều làm bằng cành cây để bàn bạc tính toán. Hầu hết, những buổi tối trong cuối vụ hè đó, tôi ngồi với cô Mo-đi Ét-kin-tơn ở cổng nhà cô ấy.
Về mùa hè, buổi tối thường kéo dài và yên tĩnh. Cô Mo-đi và tôi ngồi lặng lẽ ở cổng, nhìn bầu trời đang từ sắc vàng chuyển sang đỏ vào lúc mặt trời lặn. Có một lần, tôi hỏi:
-Cô Mo-đi ơi, ngoáo ộp Rét-li còn sống không, hả cô ?
-Bác ta tên là A-thơ, bác ấy còn sống.
-Tại sao cô biết?
-Biết gì cơ?
-Biết là ... bác A-thơ còn sống ấy mà.
-Cô biết bác A-thơ còn sống, bé Gin Lu-i ạ, bởi vì cô chưa thấy người ta mang bác A-thơ đi chôn.
-Có thể là bác A-thơ đã chết và người ta đặt xác lên ống khói lò sưởi.
-Tại sao cháu lại nghĩ như vậy ?
-Giêm bảo là anh ấy nghĩ rằng người ta đã làm theo cách đó.
-Bác A-thơ chỉ luôn sống trong nhà, có thế thôi- rồi cô Mo-đi lại hỏi tôi - Nêú cháu không muốn ra khỏi nhà, thì tất nhiên là chaú sẽ ở trong nhà, phải không ?
-Vâng, nhưng cháu lại muốn ra khỏi nhà cơ. Tại sao bác A-thơ lại không muốn ra khỏi nhà ? Cô thấy người ta nói có đúng không , tất cả những chuyện về ... bác A-thơ ấy mà ?
-Những chuyện gì cơ ?
Tôi bèn kể lại cho cô Mo-đi.
-Không phải đâu bé Gin ạ, nhưng đó là một ngôi nhà buồn tẻ. Cô biết A-thơ từ khi A-thơ còn bé. Bao giờ A-thơ cũng nói với cô rất diụ dàng, không như mọi người đồn về lời ăn tiếng nói của A-thơ đâu. A-thơ nói năng rất dịu dàng.
-Thế bác A-thơ có bị điên không ?
Cô Mo-đi lắc đầu:
-Nếu đến bây giờ bác A-thơ chưa phát điên. Chúng ta không bao giờ biết đích xác chuyện của mọi người. Trong ngôi nhà đó , sau cánh cửa đóng im ỉm ấy, đã xảy ra những chuyện gì, những điều bí mật gì ...
-Đối xử với cháu và Giêm ở ngoài sân như thế nào thì bố cháu cũng đối xử với chúng cháu ở trong nhà như thế - tôi vừa nói vừa cảm thấy có nhiệm vụ phải bênh cha.
-Nhưng bé Gin này, cô có nói gì về bố cháu đâu. Song bây giờ, cô nói như thế này nhé: bố cháu cư xử ở trong nhà cũng hệt như ở phố xá công cộng. Cháu có thích mang cái bánh ngọt này về nhà không ?
Tôi thích quá đi chứ .
Sáng hôm sau, tôi thấy Giêm và Đin ở sân sau đang bàn một chuyện gì đó. Tôi lại gần thì Giêm và Đin bảo tôi đi chỗ khác.
-Em không đi, anh Giêm ạ. Cái sân này là của anh thì cũng là của em. Em có quyền đứng chơi ở đây như hệt anh.
-Nếu đằng ấy ở lại đây , chúng tớ sẽ cho đằng ấy biết chuyện- Đin bảo.
-hay lắm, chuyện gì thế ?
Giêm nói:
-Anh và Đin định gửi cho ngoáo ộp Rét-li một lá thư.
-Bằng cách nào ? - Tôi cố tỏ ra vẻ không sợ hãi.
Giêm sẽ kẹp bức thư vào đầu cần câu để nhét qua cửa chớp. Nếu có ai đến gần, Đin sẽ lắc chuông báo hiệu.
Đin giơ tay phải lên. Trong bàn tay là cái chuông bằng bạc mà ngày xưa mẹ tôi hay dùng để báo hiệu bữa ăn.
Giêm bảo tôi:
-Anh sẽ đi sang phía bên ngôi nhà. Hôm qua, chúng ta đã đứng ở phố bên kia quan sát thấy có một cái cửa chớp đóng không kín. Qua chỗ đó, anh sẽ nhét bức thư vào trong bậc cửa sổ. Em đứng gác phía sau nhà, còn Đin gác phía trước, nhìn hai bên đường phố, nếu có ai lại gần, Đin sẽ lắc chuông. Như thế đã rõ chưa?
-Tuyệt lắm rồi. Thế anh viết gì cho ngoáo ộp Rét-li ?
Đin trả lời:
-Chúng tớ rất lịch sự mời nó thỉnh thoảng ra ngoài này chơi, và kể cho chúng mình biết là nó thường làm gì ở trong ngôi nhà đó.
-Nó sẽ giết chết chúng ta mất !
Đin rút ở túi áo ra một tờ giấy và đưa cho Giêm. Cả ba chúng tôi cùng đi về phía ngôi nhà cổ đó. Đin đứng lại ở phía trước ngôi nhà. Hai anh em chúng tôi bước xuôi theo vỉa hè tới phía bên ngôi nhà. Tôi đi sau Giêm và đứng lại ở chỗ có thể quan sát được xung quanh. Tôi nói:
-Lặng lẽ quá nhỉ, không có ai đến đâu.
Giêm đưa mắt qua hè phố, nhìn về phía Đin. Phía đó cũng rất lặng lẽ. Giêm thò cái cần câu qua sân, đưa về phía cửa sổ. Cái cần câu hơi ngắn, Giêm cố hết sức với tay ra. Tôi quan sát Giêm , rồi bước lại gần.
-Không thể hất lá thư ra khỏi đầu cần câu được - Giêm lẩm bẩm - Quay ra phố đi, Sói con.
Tôi quay lại chỗ cũ, đứng nhìn ra đường. Thỉnh thoảng tôi đưa mắt nhìn Giêm vẫn đang cỗ gắng đặt được bức thư vào ngưỡng cửa sổ. Tôi đang nhìn đường phố, chợt nghe thấy tiếng chuông. Tôi quay lại, đưa mắt tìm ngoáo ộp Rét-li thì lại nhìn thấy Đin đang ra sức lắc chuông ngay trước mặt cha tôi.
Cha tôi bảo:
-Đừng lắc chuông nữa.
Cha tôi đẩy mũ ra sau gáy và gọi:
-Này Giêm, con đang làm gì thế ?
-Không ạ ... Con chỉ ... chúng con chỉ thử gửi một thứ cho Rét-li thôi mà.
-Thế các con định gửi cho bác ta cái gì ?
-Chỉ là một lá thư.
-Đưa cho bố xem.
Giêm đưa tờ giấy nhem nhuốc ra. Cha tôi cầm lấy tờ giấy và cố đọc :
-Tại sao các con lại muốn bác Rét-li ra khỏi nhà ?
Đin trả lời:
-Chúng cháu nghĩ rằng bác âý có thể làm cho chúng cháu vui thích ... - Đin im lặng lúc cha tôi nhìn nó.
Cha tôi bảo Giêm:
-Giêm này, bố bảo con điều này và chỉ nói một lần thôi đấy : đừng có đụng chạm đến bác ta nữa. Cả Gin và Đin cũng nhớ thế đấy.
Ngoáo ộp Rét-li làm việc gì , đó là chuyện riêng của nó. Nếu nó thích , thì nó ra khỏi nhà. Nếu nó muốn ở trong nhà nó ,thì nó có quyền cứ ở đó. Vậy taị sao chúng tôi lại không chuyển một vật cho một người khác cho thật lịch sự bằng cách đưa qua cửa trước, chứ không nhét vào cửa sổ ? Chúng tôi không được lân la đến ngôi nhà đó cho đến khi nào chúng tôi được mời vào chơi. Chúng tôi không được đóng cái trò mà cha tôi đã có lần bắt gặp, và cũng không được chế giễu bất kì người nào trong phố này hoặc trong thị trấn này.
Đó là buổi tối cuối cùng của Đin ở Mây-cơm trong vụ hè năm nay. Chúng tôi trèo qua bức tường thấp ngăn giữa sân nhà cô Rây-chơn và nhà chúng tôi. Giêm huýt sáo, từ trong bóng tối có Đin trả lời. Khi Đin hiện ra, tôi bảo :
-Chúng tớ rất nhớ đằng ấy, Đin ạ .
-Chúng mình đi đâu bây giờ ? - Giêm hỏi.
-Tớ không biết - Đin nói -Chúng mình hãy cứ đi chơi một vòng đã.
Tôi thấy thật là lạ tai. Ở Mây-cơm, chẳng ai " đi chơi một vòng " cả. Tôi hỏi:
-Đi đâu, hả Đin ?
Đin quay đầu về phía nam.
Giêm nói :
-Được.
Tôi phản đối, Giêm nhẹ nhàng bảo:
-Nếu em sợ thì đừng đi.
-Anh không được đi về phía ấy. Nhớ là ...
Nhưng Giêm chẳng nhớ gì mấy lần thất bại trước.
-Sói con này, chúng mình có định làm gì đâu, chúng mình chỉ đi đến ngọn đèn sáng ở ngoài phố, rồi quay về thôi.
Chúng tôi lặng lẽ bước xuôi theo vỉa hè.
-Thế nào ? - Đin hỏi.
-Được lắm - Giêm nói - Sói con này , tại sao em không quay về nhà ?
-Anh và Đin định làm gì thế ?
Giêm và Đin chỉ định có một điều đơn giản là ngó qua cửa sổ hé mở xem có nhìn thấy ngoáo ộp Rét-li không. Nếu tôi không muốn nhập bọn thì sẽ đi thẳng về nhà và liệu mà giữ mồm giữ miệng, chỉ có thế thôi. Tôi hỏi:
-Tại sao không đợi cho đến đêm ?
Tôi nghĩ rằng ban đêm thì không ai nhìn thấy Giêm và Đin, cha tôi còn mải đọc sách, và ban đêm nhìn vào một ngôi nhà tối dễ thấy hơn là lúc trời còn sáng.
-Anh Giêm này, hãy ...
-Sói con này, anh bảo em lần cuối cùng đấy nhé, im cái mồm hoặc về nhà ngay đi. Em là một đứa con gái lắm mồm lắm miệng lắm đấy.
Thế là tôi chỉ còn cách theo Giêm và Đin thôi. Chúng tôi cho rằng luồn qua cái hàng rào dây thép gai ở phía sau nhà ông Rét-li thì tốt hơn, bởi vì ở phía đó, người ta khó phát hiện ra chúng tôi.
Giêm nâng sợi dây thép ở dưới cùng lên để Đin chui qua. Tôi luồn theo, rồi tôi lại nâng sợi dây thép để cho Giêm chui. Giêm rất khó khăn mới chui qua được.
-Đừng có gây tiếng động đấy - Giêm thì thầm.
Tôi cố gắng theo lời Giêm, cho nên có lẽ một phút chỉ bước được một bước. Thấy Giêm đã tiến lên phía trước, tôi bước nhanh hơn. Chúng tôi đến gần cái cổng ngăn giữa khu vườn và sân sau. Giêm động vào cánh cửa . Cánh cửa kêu rít lên.
-Nhổ nước bọt vào đấy - Đin thì thầm.
-Anh Giêm ơi, anh đã đưa cả ba đứa sa vào bẫy rồi. Chúng mình không dễ dàng thoát khỏi nơi này đâu.
-Suỵt . Nhổ nước bọt vaò đấy đi Sói con.
Giêm từ từ mở được cửa. Chúng tôi lọt vào trong sân sau. Phía sau nhà ông Rét-li không có nhiều cái gợi tò mò bằng ở phía trước nhà. Có hai cửa ra sân, giữa hai cửa ra vào là hai cửa sổ tối đen. Ở góc cổng có một cái lò cũ. Chúng tôi bò tới phía cạnh nhà, tới cái cửa sổ có cánh chớp. Ngưỡng cửa sổ cao hơn Giêm mấy inch.
-Chúng ta hãy đi khỏi chỗ này - Giêm thì thầm - Chúng ta vòng lại sân sau . Suỵt - Giêm cảnh cáo tôi, khi thấy tôi định phản đối.
-Chúng ta thử xem cái cửa sổ phía sau.
-Đin đừng - tôi nói.
Đin đứng lại , để cho Giêm đi trước. Giêm bò tới cửa sổ, nghển đầu lên, nhìn vào phía trong.
Lúc đó, tôi trông thấy một bóng đen. Đó là bóng một người đàn ông đội mũ. Đầu tiên tôi lại tưởng đó là một cái cây, nhưng gió vẫn im và cây cối thì làm sao mà dịch chuyển được. Ánh trăng rải đầy ở chỗ cổng sau, bóng đen đi ngang qua cổng, đứng sững người.
Rồi đến Đin trông thấy. Nó đưa hai tay ôm lấy mặt.
Khi bóng đen đó đi ngang qua chỗ Giêm, Giêm nhìn thấy. Giêm đưa hai cánh tay lên ôm đầu, đứng sững người.
Bóng đen dừng lại ở phía sau Giêm khoảng một bộ. Hai cánh tay của nó từ bên sườn giơ ra, rũ xuống bất động. Rồi nó quay lại, lại đi ngang qua chỗ Giêm, dọc theo cổng và biến mất ở cạnh ngôi nhà đúng vào chỗ nó xuất hiện.
Giêm chạy ra phía cổng, lao về phía chúng tôi. Giêm đẩy toang cửa , ẩy tôi và Đin qua. Lúc đó một tiếng súng vang lên phá tan bầu không khí yên lặng.
Giêm hổn hển nói :
-Hàng rào cạnh sân trường ! Nhanh lên, Sói con !
Giêm nâng sợi dây thép dưới cùng lên, Đin và tôi chui qua, chúng tôi chạy được nửa đường thì thấy thiếu Giêm. Hai chúng tôi quay trở lại, thâý Giêm đang lúng túng ở hàng rào, cố tụt ra khỏi cái quần daì mắc vào hàng raò. Giêm mặc quần đùi chạy tới cây sồi, Đin và tôi muốn đứng lại nghỉ, nhưng Giêm không cho:
-Chúng ta phải về nhà ngay, kẻo mọi người thấy thiếu chúng ta.
Chúng tôi chạy qua sân trường, lần tới hàng rào phía sau nhà chúng tôi, lên đến bậc thềm phía sau thì Giêm mới để cho tôi và Giêm nghỉ một chút. Rồi chúng tôi lặng lẽ đi ra sân trước. Chúng tôi nhìn ra phố, trông thấy mấy người hàng xóm đang lố nhố trước cổng nhà ông Rét-li. Giêm bảo:
-Tốt hơn hết là chúng ta nên ra khỏi chỗ đó. Nếu không thấy chúng ta, mọi người sẽ thắc mắc.
Ông Nây-thơn Rét-li đang đứng trong cổng nhà ông, tay cắp khẩu súng. Cha tôi đứng cạnh cô Mo-đi và cô Xơ-tê-phơ-ni Cơ-ro-phớt. Cô Rây-chơn và ôn Ây-vơ-ri cũng đứng gần đó. Không ai nhìn thấy chúng tôi đi đến.
Chúng tôi lại gần cô Mo-đi. Cô Mo-đi đưa mắt nhìn xung quanh:
-Các cháu ở đâu chui ra thế naỳ, các cháu có nghe thấy tiếng súng không ?
-Có chuyện gì xảy ra thế ạ ? - Giêm hỏi.
-Bác Rét-li bắn một người da đen ở trong sân nhà bác ta.
-Trời, ông ấy đã giết người da đen đó ?
-Không - cô Xtêphơni lên tiếng - Bác Rét-li bắn chỉ thiên. Nhưng dù sao, hắn cũng sợ chết xanh chết xám. Bác Rét-li nói rằng nếu ai đó trông thấy một cái bóng loang loáng của người da đen ở quanh đây, thì đúng là cái người vào sân nhà bác ấy. Bác Rét-li bảo lần sau nghe thấy tiếng động thì bác ấy sẽ không chĩa súng lên trời đâu, đó có thể là một con chó, một người da đen, hoặc ... Giêm Phin-chơ !
Lúc đó, cha tôi hỏi:
-Giêm, quần dài của con đâu ?
-Quần dài ạ ?
-Phải , quần dài .
Thật là vô ích, Giêm vẫn mặc quần đùi để ra mắt mọi người. Tôi thở dài.
-Ờ ..., cháu được Giêm cái quần đó - Đin nói.
-Được cái quần đó ? Thế là thế nào ?
-Chúng cháu chơi bài pô-cơ bên cạnh hồ thả cá.
Mọi người có vẻ không thắc mắc gì nữa. Nhưng cô Rây-chơn bỗng hét lên như còi cứu hoả của thị trấn:
-Đin Hê-rít ! Đánh bạc bên hồ thả cá ? Tôi sẽ cho ông một trận !
Lúc đó cha tôi giải nguy cho Đin :
-Gượm đã, cô Rây-chơn ạ. Tôi chưa bao giờ nghe thấy trước kia chúng nó lại chơi thế. Thế cả ba đứa cùng đánh bài à ?
Giêm trả lời, mắt nhắm lại :
-Không ạ, chỉ dùng diêm thôi ạ.
Tôi nhìn anh tôi với vẻ khâm phục. Diêm cũng có nguy hiểm, nhưng quân bài mới là chuyện chết người.
-Này Giêm, Sói con - cha tôi bảo - Bố không muốn bao giờ nghe thấy đến chơi bài pô-cơ nữa, dù bằng bất kì hình thức nào. Giêm đi với Đin ,mang cái quần dài về, các con tự thu xếp lấy.
-Đừng lo, Đin ạ - Giêm an ủi Đin khi chúng tôi đi trên hè phố - Cô Rây-chơn không đánh đằng ấy đâu. Bố tớ sẽ bảo cô Rây-chơn không đánh mà.
Chúng tôi dừng lại loáng thoáng nghe thấy tiếng cha của chúng tôi :
-... Không có gì nghiêm trọng đâu ... chúng nó sẽ đâu vào đấy cả thôi mà, cô Rây-chơn ạ ...
Đin yên tâm, còn Giêm và tôi thì không. Làm thế nào sáng mai có cái quần dài để đưa ra ?
Chúng tôi chia tay. Đin đã vào nhà. Rõ ràng nó còn nhớ là nó đã hỏi lấy tôi, bởi vì nó chạy ra, hôn tôi trước mặt Giêm.
-Nhớ viết thư nhé ! - Nó hét với theo hai anh em chúng tôi.
Giá mà Giêm lấy lại được cái quần một cách yên ổn thì chúng tôi cũng chẳng ngủ ngon được. Nằm trong giường, mỗi tiếng động ban đêm ở cổng sau, mỗi tiếng chân giẫm lên sỏi đối với tôi đều là tiếng của con ngoáo ộp Rét-li đang tìm cách báo thù, mỗi tiếng cười cảu người da đen vang qua đêm tối đều là ngoáo ộp ra khỏi nhà, tìm bắt chúng tôi. Tôi nghe thấy Giêm nói khẽ :
-Ngủ chưa, bé con ba mắt ? Đèn ở buồng bố tắt rồi đấy.
Qua ánh trăng, tôi nhìn thấy Giêm đứng trên sàn nhà.
-Anh định đi lấy cái quần về - Giêm nói.
Tôi ngồi dậy:
-Anh đừng đi. Em không để cho anh đi đâu.
Giêm đang lúng túng mặc sơmi:
-Anh phải đi chứ .
-Nếu anh đi, em sẽ đánh thức bố dậy đấy.
-Em mà đánh thức bố thì anh sẽ giết em.
Tôi kéo Giêm ngồi xuống giường cạnh tôi. Tôi cố tranh cãi với Giêm :
-Anh Giêm ạ, đến sáng, ông Nây-thơn sẽ tìm thấy cái quần đó. Ông ấy biết anh bị mất quần, ông ấy có đưa cái quần đó cho bố thì cũng chỉ hơi phiền một chút thôi. Anh về giường mà ngủ đi.
-Anh biết thế ! Chính vì thế mà anh phải đi lấy cái quần về.
Tôi bắt đầu cảm thấy trong người nôn nao. Giêm quay lại chỗ đó ... tôi nhớ tới lời cô Xơtê-phơ-ni, ông Nây-thơn đang rình xem có nghe thấy tiếng động nữa không, đó có thể là một con chó, một người da đen ... Giêm hiểu rõ điều đó hơn tôi.
Tôi thất vọng :
-Anh Giêm ạ, một trận đòn thì cũng đau đấy ,nhưng cũng chẳng kéo dài là bao. Một viên đạn sẽ xuyên đầu anh mất, anh Giêm ạ. Hãy ...
-Anh ... đúng như thế, Sói con ạ - Giêm lẩm bẩm- Anh nhớ là bố chưa hề bao giờ đánh anh. Anh muốn cứ như thế mãi.
-Anh nói là bố chưa bao giờ bắt gặp anh làm một việc gì sai trái, chứ gì ?
-Có lẽ vậy, nhưng ... anh chỉ muốn cứ như thế mãi , Sói con ạ. Đáng lẽ ra tối nay chúng mình đừng dại dột như thế thì hơn, phải không Sói con ?
-Anh hãy - tôi năn nỉ - cứ thử nghĩ một phút đến việc ... bản thân anh ở chỗ đó ...
-Thôi im đi !
-... Em sẽ đánh thức bố dậy, anh Giêm ạ, em thề là em ...
Giêm tóm lấy cổ chiếc áo ngủ của tôi, thít chặt lại :
-Rồi tao sẽ sửa cho mày ...
Tôi nói rất khó khăn :
-Đừng , anh đừng đi , anh sẽ gây ra tiếng động mất.
Nhưng vô ích, tôi mở cửa sau, giữ cánh cưả trong lúc Giêm bò xuống các bậc thềm. Chắc hẳn đã hai giờ sáng.
Giêm đi theo con đường ở phía sau nhà, xuyên ngang qua trường học để vòng tới hàng rào. Tôi nghĩ ngợi lung tung để quên lo lắng. Tôi đợi nghe thấy tiếng súng của ông Nâythơn Rét-li. Bóng đêm hoang vắng, buồn bã, xa xa có vài tiếng chó sủa.
Kìa , Giêm đã quay về. Chiếc sơ-mi trắng phấp phới in trên nền hàng rào đen dần dần hiện ra rõ hơn . Giêm đến gần bậc thềm sau nhà, đóng cửa lại, rồi vào giường của mình, ngồi xuống. Không hề nói một lời, Giêm giơ cái quần dài lên. Giêm nằm xuống , tôi nghe thấy giường của Giêm cọt kẹt một lúc. Ngay sau đó, Giêm nằm im, tôi không nghe thấy anh ấy trăn trở nữa.
Giêm vẫn giữ im lặng một tuần lễ. Như cha tôi đã từng khuyên tôi, tôi phải đặt mình vào địa vị của Giêm: nếu một mình tôi mò đến nhà ông Rét-li vào lúc hai giờ sáng, thì hẳn đến buổi chiều người ta đã mang tôi ra nghĩa địa. Thế là tôi để mặc Giêm, cố gắng không làm gì phiền đến Giêm.
Năm học mới bắt đầu. Năm lớp hai cũng chán như năm trước, có phần lại còn tồi tệ hơn. Người ta giơ quân bài ra cho các bạn xem, nhưng lại không để cho các bạn đọc hoặc viết. Chỉ có một điều duy nhất trong năm học này là tôi tan học cùng một giờ với Giêm, hai anh em chúng tôi thường cùng với nhau đi về nhà vào lúc ba giờ.
Một buổi chiều, đang trên đường về nhà, Giêm đột nhiên nói:
-Có một chuyện này mà anh chưa kể cho em nghe.
Đó là câu nói trọn vẹn nhất của Giêm trong mấy ngày qua, tôi giục Giêm:
-Chuyện gì thế anh ?
-Về đêm hôm đó ấy mà.
-Anh chưa bao giờ kể cho em nghe chuyện đêm hôm đó.
Giêm im lặng một lát , rồi kể:
-Đêm hôm đó, lúc anh cố tụt quần ra để chạy thì cái quần của anh rách tung ở nhiều chỗ. Lúc anh quay lại ...- Giêm thở thật sâu - Lúc anh quay lại, cái quần đã được gấp lại, vắt qua hàng rào ... tựa như để chờ anh đến lấy.
-Vắt qua ...
-Còn một điều lạ lùng nữa ... Những chỗ rách đều đã được vá lại. Không phải do bàn tay của đàn bà con gái, mà giống như anh cố vá lấy. Thật hệt như ...
- ... một người nào đó biết được là anh sẽ trở lại lấy cái quần đó.
Giêm rùng mình:
-Thật như có một người nào đó đã đọc được những ý nghĩ trong đầu anh ... Như có một người nào đó biết được những viêc anh định làm, ai có thể biết được những việc anh định làm, trừ phi họ phải hiểu rất rõ về anh , hả Sói con ?
Câu hỏi của Giêm là một lời kêu gọi cần được giải đáp. Tôi nói cho Giêm yên tâm:
-Không ai có thể biết được những việc anh định làm, trừ phi họ sống dưới cùng một mái nhà với anh, ngay cả em cũng đôi khi không biết anh định làm gì cơ mà.
Chúng tôi đi ngang qua cây sồi của chúng tôi. Trong cái hốc cây đó có hai quả bóng màu xám, dính vào nhau. Tôi nói:
-Đừng lấy , Giêm. Đó là một chỗ giấu của một người nào đó.
-Anh cho là không phải thế Sói con ạ.
-Không , đúng thế đấy. Một đứa bé nào như Oantơ Ca-ninh-ơm chẳng hạn, năm học nào cũng đến đây để cất giấu các thứ ... chúng ta lại vội đến lấy đi mất. Ém bàn thế này nhé, chúng ta cứ để thế và đợi hai ngày nữa. Nếu lúc đó vẫn còn thì chúng ta sẽ lâý. được không anh Giêm ?
Được lắm , em nói đúng lắm . Hẳn là chỗ giấu của một đứa bé nào ... nó giấu để những đứa lớn khỏi lấy mất.
Chúng tôi về nhà. Sáng hôm sau, chúng tôi vẫn thấy hai quả bóng ở chỗ cũ. Đến ngày thứ ba vẫn còn, thế là Giêm liên lấy xuống. Từ đó trở đi, chúng tôi coi tất cả những thứ tìm thấy trong cái hốc đó là tài sản của mình.
Năm học lớp hai này chẳng hơn gì năm ngoái, nhưng Giêm bảo với tôi rằng khi nào lớn hơn nữa tôi sẽ cảm thấy trường học thú vị hơn, rằng Giêm đã thấy được học hành là một cái thú, song chẳng cứ phải đợi đến lớp sáu mới được học những điều thú vị. Ngay từ đầu năm lớp sáu, Giêm đã cảm thấy thích thú vì được học sơ lược về thời kì Ai Cập. Giêm cố đi theo kiểu đưa một tay ra trước mặt, một tay ra phía sau, nghiêng nghiêng chân nọ trước chân kia. Giêm bảo đó là cách đi của người Ai Cập. Tôi nói rằng nếu họ đi theo kiểu đó, thì họ chẳng làm được trò gì cả, nhưng Giêm đáp là họ làm giỏi hơn cả người Mỹ cơ, họ đã tìm ra cách làm giấy và cách ướp xác vĩnh viễn không hỏng.
Ở miền Nam Alabama, bốn mùa không tách biệt nhau rõ rệt. Mùa hè lấn sang cả mùa thu, đôi khi sau mùa thu không phải là mùa đông, mà lại là mùa xuân rồi mùa xuân lại chuyển thành mùa hè. Mùa thu năm đó rất dài , thời tiết không đủ lạnh để mặc được áo len. Vào một buổi chiều tháng mười , Jem và tôi dạo chơi quanh quẩn không xa nhà lắm , chợt chúng tôi dừng lại, chú ý nhìn cái hốc trên cây sồi của chúng tôi. Lần này , trong cái hốc đó có vật gì trăng trắng.
Jem nhường cho tôi lấy cái vật đó, tôi kéo ra hai hình người nhỏ làm bằng xà phòng. Đó là hình một thằng bé và hình một con bé mặc váy.
Jem nói :
-Đẹp quá. Anh chưa bao giờ thấy cái gì đẹp như thế.
Đúng là hai tuyệt tác nho nhỏ về hai đứa bé con. Đứa con giai mặc quần soóc, một món tóc bằng xà phòng rủ xuống lông mày. Tôi ngước lên nhìn Jem. Jem cũng có một món tóc vẫn rủ xuống lông mày mà từ trước tôi chưa hề chú ý tới.
Jem đưa mắt từ con bé búp bê sang nhìn tôi. Con búp bê có tóc quăn xoã xuống trán. Tôi cũng thế.
Jem nói:
-Đây là hai anh em mình.
-Thế anh đoán là ai nặn chúng ?
-Có ai gần đây biết nặn tượng nhỉ ? -Giêm hỏi lại tôi.
-Người yêu cũ của cô Stephanie Crawford.
-Bác ấy nặn tượng rất giỏi. nhưng bác ấy sống ở miền quê cơ mà. Bác ấy để ý nhìn chúng ta vào lúc nào mới được chứ ?
-Có lẽ bác ấy ngồi ở cổng nhìn chúng ta thay cho việc ngắm cô Stephanie . Nếu em là bác ấy, em đã làm thế.
Jem đăm đăm nhìn tôi rất lâu đến nỗi tôi phải hỏi Giêm là có chuyện gì thế . Jem chỉ trả lời :
-Không có gì đâu, Sói con ạ.
Khi chúng tôi về nhà, Jem cất hai con búp bê vào hòm của mình.
Chưa đầy hai tuần sau, chúng tôi tìm thấy ở cái hốc đó cả một gói kẹo cao su, Jem đã quên bẵng rằng mọi thứ ở nhà ông Radley đều là thuốc độc cả.
Trong tuần lễ sau, chúng tôi lại lấy được ở cái hốc đó một cái huy chương cũ Jem đưa cho cha tôi xem. Cha chúng tôi nói đó là một cái huy chương thưởng cho người được giải trong cuộc thi tập đọc tổ chức cho các trường học trong quận Maycomb từ trước khi chúng tôi ra đời. Cha tôi bảo rằng chắc có ai đánh mất, chúng tôi phải đi hỏi ở quanh đây để trả lại. Jem giúi tôi một cái, khi thấy tôi định nói ra chỗ chúng tôi lấy được cái huy chương. Jem hỏi cha tôi có nhớ là ai đã giật được giải thưởng đó, nhưng cha tôi đáp là không.
Bốn ngày sau, chúng tôi tìm thấy một món quà lớn nhất. Đó là một chiếc đồng hồ quả quýt không còn chạy được nữa, một sợi dây xích và một con dao nhôm.
-Có phải nó làm bằng vàng trắng không, anh Jem ?
-Anh không biết, anh sẽ đưa bố xem.
Cha tôi bảo cả mấy thứ đó (chiếc đồng hồ, con dao, sợi dây xích), nếu còn mới phải đến 10 dollars.
-Thế các con đã đổi cho ai ở trường hả ?
-không ạ ! -Jem vội rút ra chiếc đồng hồ vốn là của ông tôi. Chiếc đồng hồ này cha tôi đưa cho Giêm dùng một tuần một lần với điều kiện Jem phải giữ gìn cẩn thận.
Sau đó, Jem bảo tôi:
-Sói con này, chúng mình phải viết một lá thư cho cái người đã để những thứ này tặng cho chúng mình , em nghĩ thế nào ?
-Hay lắm, anh Jem ạ. chúng ta phải cảm ơn người đó, ... có chuyện gì thế anh ?
Jem nhìn về phía buồng ngoài:
-Sói con này, hay anh sẽ kể cho bố ... không, anh nghĩ là không kể thì tốt hơn.
-Em sẽ kể thay anh.
-Không đừng kể, phải không Sói con ?
-Cái gì cơ ?
Suốt cả buổi tối , Jem muốn nói chuyện gì đó với tôi, gương mặt sáng lên, Jem cúi về phía tôi, rồi lại thay đổi ý định. Jem lại thay đổi ý định một lần nữa :
-Ồ, không.
-Anh Jem này, chúng mình viết một lá thư đi, - tôi đẩy tờ giấy và chiếc bút và chiếc bút chì ra trước mặt Jem.
-Được rồi. Kính gửi ông ...
-Sao anh lại cho đó là một người đàn ông ? Em đoán đó là cô Mo-đi ... em đã suy nghĩ lâu lắm đấy.
-Nhưng cô Mo-đi không nhai kẹo cao su ... - Giêm nhếch mép - Em biết đấy, đôi khi cô Mo-đi nói khéo lắm. Một lần anh đã hỏi cô Mo-đi có ăn kẹo cao su không, cô ấy bảo là không, nhai kẹo cao su làm cô ấy không nói được. Thỉnh thoảng , cô Mo-đi nói rất hay. Nhưng dù sao cô ấy cũng không có đồng hồ và dây xích cơ mà.
-Kính gửi ông - Giêm đọc bức thư vừa viết xong - Chúng tôi cảm ơn ông đã cho chúng tôi những thứ để trong hốc cây. Thân ái chào, Jeremy Atticus Finch.
-Anh để tên như thế, thì ông ấy sẽ không biết anh là ai đâu, anh Jem ạ.
Jem xoá tên đó đi và đề lại là Jem Finch. Tôi đề tên Jean Louise Finch (Sói con ) ở dưới. Jem cho lá thư vào phong bì.
Sáng hôm sau, lúc đi học, Jem chạy vượt lên trước tôi và dừng lại ở gần cái cây đó. Khi Jem ngước mắt nhìn ,tôi thấy mặt Jem nhợt hẳn đi.
-Sói con !
Tôi chạy lại gần.
Một người nào đó đã dùng xi măng trát kín cái hốc của chúng tôi.
-Đừng khóc nào, Sói con ... đừng khóc nữa , đừng có buồn gì cả ... - Giêm lẩm bẩm dỗ tôi trên suốt đường đi đến trường.
Chúng tôi về nhà ăn trưa, Jem ăn rất nhanh , chạy ngay ra cổng, đứng ở bậc thềm. Tôi ra theo :
-Ông ấy chưa đi qua - Jem nói.
Hôm sau, Jem cũng chạy ra đứng ở bậc thềm như thế và lúc đó thì nhìn thấy ông Nathan. Jem nói :
-Chào ông Nathan.
-Chào cháu Jem, chào cháu Sói con - Ông Nathan đáp và vẫn tiếp tục đi.
-Ông Nathan ơi - Jem gọi.
-Ông ấy quay lại.
-Ông Nathan , ờ ... ông đã trát xi măng vào cái hốc cây sồi kia , có phải không ạ ?
-Phải , bác đã làm đấy.
-Tại sao ông lại phải làm thế ?
-Cái cây đang tàn héo. Khi cây ốm đau, thì phải nhét xi măng vào. Cháu Jem, cháu cần phải hiểu thế.
Từ lúc đó cho đến chiều tối, Jem không nói gì nữa, tư lự nghĩ ngợi.
Như thường lệ, Jem và tôi gặp cha chúng tôi trên đường đi làm về vào buổi tối. Chúng tôi ở bậc thềm thì Jem nói :
-Bố hãy nhìn cái cây kia kìa .
-Cái cây nào cơ ?
-Cái cây ở phía góc nhà ông Radley.
-Sao cơ ?
-Cái cây đó đang tàn héo, có phải không ạ ?
-Ồ không, con ạ. Bố không cho là thế. Hãy nhìn lá cây mà xem, tất cả đều rất xanh tươi, um tùm.
-Thế cái cây có ốm không ạ ?
-Cái cây đó vẫn khoẻ mạnh như hệt con, Jem ạ. Có chuyện gì thế ?
-Ông Nathan Radley bảo là cái cây đó đang tàn héo.
Cha tôi vào nhà trước, để chúng tôi đứng ở cổng.
Jem đứng ở đấy cho đến tận hoàng hôn, tôi đứng đợi Jem . Khi chúng tôi vào trong nhà, tôi mới nhận ra Jem đã khóc, mặt Jem đầy nước mắt, nhưng tôi cảm thấy thật lạ lùng là tôi đã không nghe thấy tiếng Jem khóc.
Ở Maycomb năm đó, vừa mới tiết thu mà trời đã chuyển sang tiết đông rồi. Cha tôi bảo : kể từ năm 1885, hai tuần nay thời tiết lạnh chưa từng thấy .
Bà Radley chết vào mùa đông năm đó, Jem và tôi đều cho là ngoáo ộp đã bắt bà Radley. Nhưng khi cha chúng tôi ở nhà ông Radley trở về, bảo rằng bà ấy chết bình thường như mọi người, chúng tôi thất vọng.
-Em hỏi cha đi - Jem thì thầm.
-Anh hỏi cha đi , anh lớn hơn em.
-Em bé hơn , em phải hỏi chứ.
-Bố ơi - tôi hỏi - bố có thấy bác Arthur không ?
Cha tôi đưa cặp mắt nghiêm khắc rời tờ báo, nhìn tôi :
-Bố không thấy.
Jem ngăn không cho tôi hỏi nữa. Jem vẫn nghĩ rằng cha chúng tôi biết trong cái đêm mùa hè vừa qua chúng tôi không chơi bài poker. Jem không có chứng cớ chắc chắn chứng minh ý nghĩ đó, Jem bảo rằng đó chỉ chỉ là một dự đoán.
Sáng hôm sau, lúc tỉnh dậy, đưa mắt nhìn ra cửa sổ, tôi sợ phát khiếp lên. Tiếng hét của tôi làm cha tôi đang cạo râu dở trong buồng tắm vội chạy ra.
-Bố ơi , trời sập mất thôi ! Làm gì để ... ! - tôi kéo cha tôi tới cửa sổ.
-Không , không phải . Tuyết đang rơi đấy.
Jem hỏi cha tôi tuyết có tiếp tục rơi không. Cả Jem cũng chưa bao giờ nhìn thấy tuyết, nhưng Jem đã biết về tuyết. Cha tôi bảo rằng ông cũng không hiểu biết về tuyết hơn Jem đâu.
Tiếng chuông điện thoại vang lên, cha tôi rời bàn ăn điểm tâm, chạy ra nghe. Lúc quay trở lại, cha tôi bảo :
-Cô Eula May gọi đấy. Cô ấy bảo : "Vì từ năm 1885 không có tuyết rơi ở quận Maycomb , nên hôm nay nhà trường cho nghỉ học. "
Cô Eula May là người phụ trách điện thoại ở Maycomb. Cô ấy được giao nhiệm vụ thông báo những tin tức chung, những cuộc mời mọc về cưới xin, phát lệnh báo còi cứu hoả và hướng dẫn sơ bộ về chữa bệnh khi bác sĩ Reynold đi vắng.
Lúc cha chúng tôi bảo Jem và tôi hãy nhìn vào đĩa ăn, chứ đừng nhìn ra cửa sổ, Jem hỏi :
-Bố có biết cách đắp một người tuyết không ?
-Bố không nghĩ tới việc đó. Bố không muốn hai con buồn, nhưng bố e rằng chẳng có đủ tuyết để đắp nổi người tuyết đâu.
Lúc hai anh em tôi ra rân sau, thì thấy có một lớp tuyết mỏng phủ trên mặt sân. Jem nói :
-Chúng ta đừng đi lên chỗ có tuyết. Chú ý đấy. Kẻo mỗi bước đi , em lại phá hỏng mất một ít tuyết.
Tôi ngoái nhìn lại những vết chân tôi bước, Jem bảo rằng đợi cho tuyết rơi thêm một ít nữa , chúng tôi có thể thu tất cả lại để đắp một người tuyết. Tôi thè lưỡi ra, đón được một bông tuyết rơi vào lưỡi. Bông tuyết tan ra.
-Anh Jem ơi, nó nóng !
-Ồ không phải , khi tan ra nó lạnh chứ .Dừng có ăn nó đấy, Sói con nhé, em làm phí đi mất. Em phải để cho nó rơi xuống đất.
-Nhưng em không muốn giẫm lên nó.
-Chúng ta có thể giẫm lên tuyết nhà cô Maudie.
Jem nhảy lò cò qua sân trước, tôi nhảy theo vết chân của Jem. Lúc đến vỉa hè trước cửa nhà cô Maudie, chúng tôi gặp ông Avery. Ông có bộ mặt hồng hồng, bụng xệ ở phía dưới thắt lưng.
Ông Avery bảo :
-Hai đứa đang làm cái gì thế này ? Chính những đứa trẻ nghịch ngợm như các cháu đã làm cho các mùa thay đổi.
Cô Maudie gọi :
-Jem Finch ơi, cháu phải đứng ở giữa sân. Những cây đỗ quyên ở gần cổng của cô đã bị tuyết phủ, đừng có giẫm lên đấy.
-Thưa cô Maudie , vâng ạ - Jem trả lời - Cây đỗ quyên đẹp lắm , phải không ạ ?
-Đẹp lắm, trời ơi! Nếu đêm nay trời lạnh giá, tất cả chỗ đỗ quyên của cô sẽ hỏng hết !
Chiếc mũ cũ , kiểu mùa hè của cô Maudie lấp lánh ánh tuyết. Cô cúi xuống mấy bụi cây nhỏ, đang dùng mấy cái bao che phủ.
-Để giữ cho chúng được ấm áp - cô Maudie đáp - Nếu đêm nay lạnh giá, những cây được che phủ này sẽ chết cóng . Cháu rõ chữa ?
-Rõ rồi ạ . Cô Maudie ơi ?
-Gì thế cháu ?
-Cô có thể cho cháu và Sói con một ít tuyết ở sân nhà cô ,có được không ạ ?
-Trời ơi , lấy tất cả đi ! Ở trong nhà có cái thúng cũ đấy, mang ra mà hót tuyết - mắt cô Maudie hơi nheo lại - Này Jem Finch, cháu định dùng tuyết ở sân nhà cô để làm gì ?
-Rồi cô sẽ thấy - Jem trả lời . Chúng tôi có sức chuyển thật nhiều tuyết ở sân nhà cô Maudie sang sân nhà chúng tôi.
Tôi hỏi :
-Chúng mình làm gì , anh Jem ?
-Rồi em sẽ thấy . Bây giờ , chúng mình lấy cái thúng này để chuyển tất cả tuyết ở sân sau ra sân trước , Nhưng dù sao em cũng chỉ được giẫm chân lên những vết chân cũ thôi nhé.
-Chúng mình sẽ đắp một đứa bé con bằng tuyết , có phải không anh Jem ?
-Không , một người lớn thực sự cơ,. Chúng mình phải làm việc vất vả đấy , nào .
Jem chạy ra sân sau , bắt đầu đào đất rất nhanh , hất những con giun sang một bên. Jem chất đầy đất vào thúng , chuyển ra sân trước được năm thúng đất.
Khi chúng tôi đã có được năm thúng đất và hai thúng tuyết , Jem bảo chúng tôi bắt tay vào việc đắp người tuyết.
Jem vun một đống đất bùn , khẽ đập đập vào, rồi đắp thêm đất , cuối cùng đã làm được cái thân người tuyết . Tôi nói :
-Anh Jem này, em chưa bao giờ nghe thấy có một người tuyết da đen.
-Người tuyết sẽ không đen được lâu dài - Jem lẩm bẩm.
Jem lấy mấy cành cây ở sân sau .rồi uốn cong lại làm thành những cái xương và đắp đất bùn lên.
-Trông giống như cô Stephanie hai tay chống nạnh - tôi nhận xét - bụng to quá, tay hơi nhỏ.
-Anh sẽ làm to thêm - Jem vẩy nước lên cái tượng đất bùn đó và đắp thêm đất bùn. Jem nhìn cái hình đó, nghĩ ngợi một lát , rồi đắp cái bụng xệ ra ở phía dưới thắt lưng. Jem nhìn tôi, mắt nhấp nháy :
-Ông Avery trông giống như một người tuyết , phải không Sói con ?
Jem bắt đầu lấy tuyết đắp lên bức tượng đó. Jem chỉ cho phép tôi đắp tuyết vào lưng tượng, còn dành cho mình đắp phía trước. Tượng ông Avery dần dần trở thành hình trắng xoá.
Jem dùng mấy mẩu gỗ đẻ làm mắt, mũi, mồm, khuy áo , cuối cùng đã tạo được một ông Avery đang giận dữ. Thêm vào một cái gậy , thế là hoàn thành. Jem lùi lại đứng ngắm tác phẩm của mình.
-Đẹp lắm, anh Jem nhỉ ? - tôi nhận xét.
-Đúng là đẹp đấy, phải không ? - Jem ngượng nghịu nói.
Hai anh em tôi không đợi đến lúc cha chúng tôi về nhà ăn cơm, chúng tôi gọi dây nói bảo là chúng tôi có một thứ rất ngạc nhiên chờ ông trở về nhà xem. Cha tôi hình như rất ngạc nhiên khi nhìn thấy hầu như cả cái sân sau đã được chuyển sang sân trước, nhưng cha tôi nói là chúng tôi đã làm một việc tốt. Cha tôi bảo Jem :
-Bố không biết con định làm gì, nhưng từ bây giờ trở đi. bố không bao giờ phải lo lắng về con nữa. Jem ạ , lúc nào con cũng có một dự kiến.
Nghe lời khen đó, Jem đỏ tai , nhưng Jem vội ngước mắt lên khi thấy cha chúng tôi lùi lại . Cha tôi nhìn người tuyết một lúc , ông nhếch mép cười , rồi cười to :
-Jem này, bố không biết sau này con sẽ làm nghề gì ... kỹ sư , luật sư, hay hoạ sĩ vẽ chân dung. Nhưng con dã đắp một người tuyết rất khôi hài ở sân. Chúng ta không cải trang được cho anh bạn này. Con làm gì, bố cũng chẳng lo lắng lắm đâu. Nhưng con không được đắp những tượng khôi hài về các bác hàng xóm.
-Đó không phải là một tượng khôi hài - Jem cãi - Nó chỉ giống ông ấy thôi mà.
-Ông Avery không nghĩ thế đâu.
-Con làm sao mà biết được .
Jem chạy ngang qua phố, biến vào trong sân sau nhà cô Maudie , rồi lại quay ra tay cầm cái mũ của cô Maudie. Jem đặt cái mũ lê nđầu người tuyết và đặt cái chổi vào chỗ cánh tay khuỳnh lại. Cha tôi khen là trông hay lắm.
Cô Maudie mở cửa trước , bước ra cổng. Cô đưa mắt qua đường phố , nhìn chúng tôi. Bỗng cô nhăn mặt hét :
-Jem Finch , đồ quỷ sứ , mang trả cô cái mũ đi !
Jem nhìn cha tôi, cha tôi lắc đâu :
-Cô Maudie chỉ hét ầm ĩ thế thôi. Cô ấy xúc cảm thực sự với tác phẩm của con đấy.
Buổi chiều tuyết ngừng rơi , nhiệt độ xuống thấp . Chị Calpurnia chăm sóc cho mấy cái lò sưởi trong nhà lúc nào cũng cháy hồng, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy lạnh . Tối hôm đó, lúc về đến nhà cha chúng tôi hỏi chị Calpurnia có muốn ở lại nhà chúng tôi đêm nay không. Chị Cal ngước nhìn trần nhà cao , cửa sổ rộng , bèn nói là ở nhà chị có lẽ ấm hơn. Cha tôi lái xe đưa chị về nhà ...
Trước khi tôi đi ngủ , cha tôi cho thêm than vào lò sưởi ở phòng tôi. Cha tôi bảo rằng hàn thử biểu chỉ mười sáu độ dưới không, và đó là đêm lạnh nhất trong đời cha tôi và người tuyết ở ngoài trời sẽ đông cứng lại rất tuyệt . Hình như chỉ mấy phút sau tôi đã tỉnh dậy , có ai đang lay tôi.
-Sáng rồi à ?
-Dậy đi con.
Cha tôi đang cầm quần áo của tôi trong tay :
-Con mặc quần áo vào trước đã.
Jem đứng cạnh cha chúng tôi. Jem đang dùng một tay giữ chiếc áo ngoài kín lại, còn tay kia đút túi. Trông Jem có vẻ là lạ.
-Mau lên con - cha tôi giục - giày và tất của con đây.
Tôi xỏ tất , đi giày . Tôi hỏi :
-Sáng rồi ạ ?
-Không , còn lâu mới sáng. Mau lên con.
Cuối cùng tôi nhận ra chắc có chuyện gì bất thường.
-Bố ơi , có chuyện gì xảy ra thế ?
Lúc đó , cha tôi không trả lời.
Như những con chim biết là nên bay đi đâu khi trời đổ mưa, tôi biết là có chuyện gì đó xảy ra trong khu phố chúng tôi. Những tiếng động khe khẽ làm tôi sợ hãi.
Tôi hỏi :
-Ở nhà ai thế bố ?
-Nhà cô Maudie - cha tôi dịu dàng đáp.
Nhìn ra cửa trước, chúng tôi thấy lửa cháy phát ra từ các cửa sổ buồng ăn nhà cô Maudie. Còi cứu hoả của thị trấn nổi lên, vẫn tiếp tục rít.
-Hai con lắng nghe bố nhé. Đi ra đứng trước cửa nhà bác Radley . Đứng cách xa đường cái ,nghe rõ không ?
-Bố ơi - Jem hỏi - chúng con có phải chạy đồ đạc đi không ?
-Chưa phải làm . Con cứ làm như bố vừa bảo đã. Chạy đi nào. Để ý đến Sói con nhé. Phải luôn luôn ở bên cạnh Sói con.
Cha tppo đẩy chúng tôi một cái cái về hướng đến nhà ông Radley. Chúng tôi đứng quan sát đường phố đầy những người và ô tô, trong khi đó ngọn lửa lặng lẽ lan tràn khắp nhà cô Maudie.
-Taị sao họ lại không nhanh tay lên nhỉ , tại sao họ lại không nhanh tay lên nhỉ ... - Jem lẩm bẩm.
Chúng tôi thấy ngay được lí do. Chiếc xe cứu hoả cổ lỗ , bị liệt máy vì trời lạnh , đang được một đám đông đẩy từ trạm cứu hoả đến.
-Trời ơi , anh Jem ...
Jem quàng tay ôm lấy tôi :
-Suỵt , Sói con . Bây giờ không phải là lúc lo lắng .
Dân chúng ở Maycomb, ăn mặc đủ các kiểu, đang khuân đồ đạc ra khỏi nhà cô Maudie , chuyển vào một cái sân ở bên kia đường phố. Tôi thấy cha tôi đang chuyển cái ghế xích đu nặng bằng gỗ sồi của cô Maudie, tôi đang nghĩ rằng cha tôi làm một việc rất hay, vì đã cứu được một thứ mà cô Maudie quý nhất.
Thỉnh thoảng , chúng tôi lại nghe thấy có tiếng hét to. Rồi ở một cửa sổ trên gác bỗng xuất hiện khuôn mặt ông Avery. Ông Avery đẩy một cái thảm ra ngoài cửa sổ cho rơi xuống đường phố và ném các thứ đồ đạc xuống cho đến lúc có nhiều người hét ấm lên :
-Xuống đi , bác Dick ! Cầu thang đang cháy đấy ! Chạy ngay khỏi chỗ đó, bác Avery !
Ông Avery bắt đầu trèo qua cửa sổ.
-Sói con này, ông ấy không thể qua ... - Jem thì thầm - Trời ơi ...
Tôi rúc đầu vào nách Jem, không nhìn nữa cho đến khi Jem hét lên :
-Thoát được rồi , kìa Sói con ! Ông ấy an toàn rồi !
Tôi ngước mắt lên , nhìn thấy ông Avery đang leo qua vòm cửa .
Đột nhiên , tôi nhận thấy mọi người tản ra khỏi nhà cô Maudie, kéo nhau về phía nhà chúng tôi. Họ không chuyển đồ đạc nữa. Lửa đã cháy lên tầng thứ hai và lan lên cả mái : các khuôn cửa sổ in màu đen sẫm lên nền màu da cam vàng rực.
-Sói con , xem kìa - Jem bảo tôi.
Khói đang bốc cuồn cuộn trên mái nhà chúng tôi và nhà cô Rachel ; người ta đang đẩy chiếc xe cứu hoả về phía đó. Phía sau chúng tôi, chiếc xe cứu hoả từ Abbottsville chạy đến, đang rít lên ở chỗ ngoặt , rồi đỗ ngay trước nhà chúng tôi.
-Cuốn sách Tom Swift không phải là của em , mà là của Dill ... - tôi nói.
-Đừng lo , Sói con ạ , chưa phải là lúc lo đâu - Jem bảo - Nhìn kìa.
Cha tôi đứng giữa một nhóm các bác hàng xóm , hai tay đút túi tựa như đang xem đá bóng. Cô Maudie đứng bên cạnh.
-Em xem kia, bố không hề lo lắng gì cả - Jem nói.
-Tại sao bố không trèo lên nóc nhà nhỉ ?
-Bố nhiều tuổi rồi, bố sẽ ngã gãy cổ mất.
-Có lẽ chúng ta phải bảo bố chuyển đồ đạc ra khỏi nhà , anh Jem nhỉ ?
-Đừng có xen vào , bố biết là đến lúc nào cần phải làm thế.
Chiếc xe cứu hoả của Abbottsville bắt đầu phun nước vào nhà chúng tôi, tôi thấy người tuyết của chúng tôi biến thành màu đen và mỗi lúc một gầy đi, rồi gục hẳn xuống, chiếc mũ mùa hè của cô Maudie vẫn đội trên đầu. Tôi không nhìn thấy cái chổi đâu cả.
Ngôi nhà của cô Maudie sụp xuống . Lửa bùng lên từ khắp mọi nơi. Nhiều người đứng trên các mái nhà xung quanh , đang đập tàn lưả bay sang.
Sau khi trời đã hửng sáng , mọi người bắt đầu giải tán , lúc đầu từng người một , về sau từng nhóm. Người ta đẩy chiếc xe cứu hoả của thị trấn Maycomb trả về trạm cứu hoả, chiếc xe cứu hoả của Abbottsville rời đi, còn chiếc xe thứ ba vẫn ở lại. Hôm sau , chúng tôi mới biết là chiếc xe đó từ Clark''s Ferry, cách sáu mươi dặm , chạy đến.
Jem và tôi đi ngang qua đường phố. Cô Maudie đang đứng nhìn cái hố đen ngòm ở sân nhà cô. Cha tôi lắc đầu , bảo chúng tôi rằng cô Maudie chẳng muốn nói năng gì cả. Cha tôi đưa chúng tôi về nhà, tay nắm vai chúng tôi dẫn qua đường phố phủ tuyết. Cha tôi kể là cô Maudie tạm thời ở nhà cô Stephanie.
-Các con có muốn uống nước chocolate nóng không ? - Cha tôi hỏi. Tôi rùng mình khi cha tôi nhóm lửa ở bếp lò. Lúc chúng tôi uống nước chocolate , tôi thấy cha tôi đang nhìn tôi.
-Bố đã bảo con và anh Jem phải đứng cùng một chỗ cơ mà - cha tôi bảo tôi.
-Dạ , chúng con đã làm đúng như thế. Chúng con đứng ...
-Vậy thì chăn này là của ai ?
-Cái chăn ?
-Đúng thế , bé con ạ , cái chăn này . Không phải là chăn của nhà chúng ta .
Tôi nhìn xuống , thấy hai tay mình đang giữ chặt một cái chăn len nâu phủ trên vai tôi.
-Bố ơi ... con không biết ... con ...
Tôi quay lại phía Jem để chờ Jem giải đáp, nhưng Jem còn bối rối hơn tôi. Jem nói rằng không biết tại sao lại có cái chăn đó nằm trên vai tôi, hai anh em tôi đã làm đúng theo lời cha bảo , chúng tôi đứng ở trước cổng nhà ông Radley , cách xa mọi người , chúng tôi không hề nhích đi đâu một bước nào . Jem lẩm bẩm :
-Ông Nathan ở chỗ đám cháy , con đã nhìn thấy ông ấy, con đã nhìn thấy ông ấy, ông ấy khuân cái thảm đó ... bố ơi , con thề ...
-Được rồi Jem ạ - cha tôi từ từ nhăn mặt - Ông Nathan cũng như tất cả mọi người ở Maycomb đêm nay đều ra khỏi nhà. Jem ạ , bố nghĩ rằng phải lấy giấy bọc lại. Con mang giấy gói lại đấy chúng ta sẽ ...
-Không phải bố ạ !
Jem hình như loạn trí, tuôn ra mọi điều bí mật của chúng tôi, bất chấp cả sự an toàn của tôi và của cả bản thân Jem. Jem kể ra tất cả mọi chuyện , nào cái hốc ở cây sồi, nào cái quần dài , tất cả mọi việc.
-Bố ạ , ông Nathan đã trát xi măng vào cái gốc cây đó, ông ấy làm thế để chúng con không lấy được những thứ ở chỗ đó nữa. Con nghĩ là bác Arthur bị điên như người ta thường nói , nhưng bố ơi , con thề là bác ấy không hề bao giờ muốn làm hại chúng con, bác ấy không hề làm gì chúng con cả. Vào đêm hôm đó, bác Arthur có thể đã cắt cổ con, nhưng trái lại. bác ấy lại vá quần cho con ... bác ấy không bao giờ muốn làm hại chúng con , bố ơi ...
-Được rồi Jem ạ - cha tôi nói hết sức dịu dàng làm xúc động. Tôi cho là cha tôi không nắm được lời nào Jem đã thốt ra, vì cha tôi chỉ nói như sau :" con nói đúng đấy. Chúng
ta nên giữ lại cái chăn này thì tốt hơn . Đến một ngày nào đó , có lẽ Sói con có thể sẽ cảm ơn người đã phủ cái chăn này lên vai nó ".
-Cám ơn ai cơ ạ ? - Tôi hỏi.
-Ngoáo ộp Radley. Con mải xem đám cháy nên đã không nhận ra bác ấy phủ cái chăn lên vai con.
Nghe thấy thế, tôi không hề thấy hoảng hốt.
-Em thử nghĩ mà xem , Sói con ạ - Jem bảo tôi - nếu em ngoảnh lại, thì em đã nhìn thấy bác ấy.
Buổi trưa, chị Calpurnia đánh thức chúng tôi dậy. Cha tôi bảo rằng cho chúng tôi nghỉ học hôm nay, bởi vì sau một đêm không ngủ, chúng tôi có đến trường cũng chẳng nhớ được gì. Chị Calpurnia bảo hai anh em tôi phải cố dọn sachh cái sân trước.
Chiếc mũ mùa hè của cô Maudie nằm dưới một lớp tuyết mỏng. Chúng tôi phải đào đất lên mới lấy được cái chổi của cô . Chúng tôi thấy cô Maudie ở sân sau nhà cô ấy, đang nhìn những cây đỗ quyên bị chết cóng.
-Thưa cô Maudie , chúng cháu mang trả cô những thứ này - Jem nói - Chúng cháu xin lỗi cô .
Cô Maudie nhìn xung quanh , mấy vết nhăn cũ hiện lên trên khuôn mặt cô :
-Lúc nào cô cũng mong có một căn nhà nhỏ , Jem Finch ạ. Cháu thấy đấy, bây giờ cô có nhiều đất hơn để trồng đỗ quyên !
-Cô không buồn chứ , phải không cô Maudie ? - Tôi ngạc nhiên hỏi. Cha tôi bảo rằng ngôi nhà hầu như là toàn bộ tài sản của cô.
-Buồn ư hả bé Jean ? Hừ, cô ghét căn nhà cũ đó lắm. Đã đến một trăm lần cô định cho nó một mồi lửa, cô chỉ sợ là họ sẽ bắt giam cô.
-Nhưng ...
-Cháu đừng thương hại cô , Jean Louise Finch ạ . Có nhiều cách làm mà cháu không biết đâu. Ờ , cô sẽ xây một căn nhà nhỏ và nhận hai người khách trọ và ... cô sẽ có mảnh vườn đẹp nhất bang Alabama.
Jem và tôi đưa mắt nhìn nhau.
-Cô Maudie ơi , đám cháy bắt đầu như thế nào ? - Jem hỏi.
-Cô chưa biết , Jem ạ . Chắc hải là phải bắt đầu từ trong bếp. Đêm qua, cô đã đốt lửa sưởi cho cây cối trồng trong các chậu hoa . À , cô đã nghe là đêm qua cháu có một người bạn bất ngờ , phải không Jean Louise ?
-Làm sao cô lại biết cơ ạ ?
-Lúc bố cháu đi làm vào sáng nay , ông đã kể cho cô . Cô nói thật tình là rất thích đứng ở bên cạnh cháu lúc đó. Cô thế nào cũng quay lại nhìn.
Cô Maudie làm tôi bối rối .Mặc dù trong lúc mất hầu như toàn bộ tài sản, mảnh vườn yêu quí đã tan nát , thế mà cô Maudie vẫn rất chú ý đến những việc riêng của Jem và của tôi.
Cô Maudie nói :
-Điều duy nhất cô lo lắng trong tối qua là đám cháy sẽ gây ra những sự nguy hiểm lôi thôi . Các nhà lân cận có thể bị cháy hết. Ông Avery sẽ phải nằm liệt giường một tuần . Cii đã bải ông Avery nhiều tuổi quá, đừng có làm những việc đó.
Trời vẫn còn sáng. Khí trời lạnh và trong trẻo. Chúng tôi nghe thấy tiếng chuông đồng hồ ở toà án điểm . Mũi cô Maudie có một màu mà từ trước tôi chưa hề thấy . Tôi hỏi , thì cô trả lời :
-Cô ở ngoài trời từ lúc sáu giờ. Có lẽ bây giờ nó bị cóng lại đấy - Cô Maudie giơ hai bàn tay ra . Trên hai bàn tay in nhiều vết xước , bám đầy đất cát , máu khô lại màu nâu.
-Cô đã làm hỏng hai bàn tay - Jem nói - Tại sao cô không nhờ một bác da đen giúp đỡ. Cháu hoặc Sói con cũng có thể giúp cô cơ mà.
Cô Maudie nói :
-Cảm ơn các cháu . Nhưng các cháu cũng có những việc phải làm ở đó - cô Maudie chỉ sân nhà chúng tôi.
-Cô định nói đến người tuyết ? Tôi hỏi - Chúng cháu chỉ một loáng là dọn xong thôi .
Cô Maudie nhìn tôi , môi cô thầm rung. Thình lình , cô đưa hai tay lên đầu , rồi cười . Lúc chúng tôi ra về, cô vẫn đang cười.
Jem bảo rằng không hiểu cô Maudie làm sao.
Cecil Jacobs tuyên bố ở trường : bố cái Sói con Pinch bảo vệ người da đen. Tôi không chịu điều đó , tôi hỏi Jem :
-Nó nói thế nghĩa là thế nào , anh Jem nhỉ ?
-Không biết . Em hỏi bố , bố sẽ bảo.
-Bố bảo vệ dân da đen, có phải không hả bố ? - Tôi hỏi cha tôi vào tối hôm đó .
-Tất nhiên là bố bào chữa cho người da đen. Đừng nói là dân da đen, Sói con ạ. Đó là những người dân bình thường.
-Tất cả những đứa trong trường đều gọi thế.
-Từ nay trở đi, có thể là tất cả mọi đứa đều gọi thế, chỉ trừ một mình ...
-Nếu bố không muốn con gọi như thế, tại sao bố lại cho con đến trường học làm gì ?
Cha tôi nhìn tôi, trong cặp mắt hiện lên những ánh vui. Cha tôi hiểu rằng, bất chấp sự thoả thuận giữa hai cha con chúng tôi, tôi luôn muốn tìm cách tránh đến trường học hành.
-Tất cả các luật sư đều bào chữa cho người da đen, có phải không , bố nhỉ ?
-Tất nhiên , các luật sư đều làm thế, Sói con ạ.
-Thế sao Cecil lại gọi bố là người bảo vệ dân da đen ? Nó làm như là bố làm một việc xấu xa ấy .
Cha tôi thở dài :
-Bố đang bào chữa cho một người da đen ... anh ấy tên là Tom Robinson. Anh ấy đi lễ cùng một nhà thờ với chị Calpurnia , chị Calpurnia biết rất rõ gia đình anh Tom Robinson . Chị ấy nói rằng họ là những người lương thiện . Sói con này, con hãy còn bé, chưa hiểu được một số việc đâu . Ở thị trấn này, có một số người bảo là bố không nên dính vào việc bào chữa cho anh da đen đó . Đó là một trường hợp đặc biệt ... trường hợp này
chưa đem ra xử , phải đợi đến phiên xử mùa hè. Ông chánh án John Taylor rất tốt , đã đồng ý để cho hoãn lại .
-Nếu bố không nên bào chữa cho anh ấy , tại sao bố lại làm việc đó ?
-Vì một số lý do. Lý do chủ yếu là nếu bố không nhận thì bố không thể giữ được vai trò chủ yếu của bố ở thị trấn này , bố không thể đại diện cho quận này ở hội đồng lập pháp được , bố cũng chẳng có thể bảo con và Jem nghe lời nữa.
-Bố định nói là nếu bố không bào chữa cho anh da đen đó , thì anh Jem và con không nghe lời bố nữa, phải không ạ ?
-Đúng thế !
-Taị sao lại thế hả bố ?
-Bởi vì khi đó bố sẽ chẳng bao giờ yêu cầu hai con nghe lời bố nữa. Sói con này ,trong đời mình, mỗi luật sư đều gặp ít nhất một trường hợp tác động mạnh đến bản thân mình. Bố nghĩ rằng đó là trường hợp này của bố . Con có thể nghe thấy một số lời nói bẩn thỉu về chuyện này ; nhưng con hãy cố làm một điều này vì bố nhé : con cứ ngẩng cao đầu lên và hạ nắm đấm xuống. Lại gần đây , Sói con - cha tôi ôm lấy tôi và nhẹ nhàng đung đưa người tôi - Con hãy cố gắng dùng trí óc chiến đấu để thay đổi ... đó là một việc tốt đẹp , ngay cả khi con không muốn học hành nữa ...
Mang ý nghĩ đó trong óc, tôi đối mặt với Cecil Jacobs ở sân trường vào ngày hôm sau :
-Này , cậu sẽ "rút lui " cái ý kiến đó chứ ?
-mày thử động đến tao trước xem ? - Nó hét lên - Mọi người đều bảo cha mày làm một việc ô nhục , và bảo thằng da đen ấy đáng bị treo cổ !
Tôi muốn xông vào đánh nhau , nhưng nhớ tới lời cha tôi đã dặn , tôi bèn hạ nắm đấm xuống , bỏ đi.
Sói con là một đứa hèn ! - tôi nghe thấy lời hét đó. Đó là lần đầu tiên tôi từ bỏ một trận đánh nhau .
Bởi vì nếu đánh nhau với Cecil , tôi sẽ làm cha tôi thất vọng .Cha tôi rất ít khi yêu cầu tôi và jem làm một việc gì vì cha tôi, nên vì ông tôi có bị gọi là một đứa hèn cũng chẳng sao. Tôi giữ vẻ "cao thượng" trong ba tuần lễ. Rồi lễ Noel đến, và một chuyện phiền phức xảy ra.
Jem và tôi đón lễ Noel với cảm giác vui buồn lẫn lộn. Vui là ở cây Noel và chú Jack Finch. Năm nào cũng vâỵ ,tối hôm Noel, chúng tôi đón chú Jack ở nhà ga thị trấn Maycomb, chú Jack thường nghỉ một tuần ở nhà chúng tôi.
Buồn là ở cô Alexandra và thằng Francis . Cô Alexandra là em cha tôi. Tôi cho là phải tính thêm cả chú Jimi - chồng cô Alexandra vào nữa, nhưng vì suốt trong đời tôi , tôi chưa hề thấy chú Jimi nói với tôi một lời nào, chỉ trừ có một lần bảo tôi :" Xê ra khỏi hàng rào ! " , vì vậy tôi không thấy có lí do nào để chú ý tới chú Jimi cả. Hai vợ chồng chú Jimi có một người con tên là Henry . Henry và vợ thường mang đứa con trai tên là Francis đến chơi nhà bố mẹ vào dịp lễ Noel.
Ngày lễ Noel thì không có thể nào bắt được cha tôi ở nhà. Tôi nhớ rằng lễ Noel nào chúng tôi cũng tới nghỉ ở Bến tàu Finch . Thật ra cái tài nấu nướng của cô Alexandra đã đền bù cho việc tôi phải sống một ngày với thằng Francis . Francis Hancock hơn tôi một tuổi, tôi không ưa nó, bởi vì nó thích tất cả những thứ tôi ghét, và lại không thích những trò chơi giản dị của tôi.
Chúng tôi đợi chú Jack ở nhà ga. Khi chú từ chuyến tàu tối Noel nhảy xuống, một người làm trên tàu chuyển cho chú ấy hai cái gói dài. Jem và tôi bao giờ cũng cho việc cha tôi và chú Jack hôn má nhau là một việc ngộ nghĩnh. Đó là hai người đàn ông duy nhất hôn nhau mà chúng tôi thấy ở trên đời này. Chú Jack bắt tay Jem và tung tôi lên trời , nhưng không quá cao. Cú Jack thấp hơn cha tôi một cái đầu . Chú ấy là con út trong gia đình ,ít tuổi hơn cả cô Alexandra.
Chú Jack là một trong mấy người bác sĩ không làm cho tôi khiếp sợ, bởi vì chú ấy không làm việc như những bác sĩ khác. Bất cứ khi nào giúp hai anh em chúng tôi những việc nhỏ bé, như lấy một cái gai ở chân chẳng hạn , chú Jack cũng bảo cho chúng tôi biết chính xác là chú ấy sẽ làm như thế nào, chúng tôi sẽ bị đau ra sao , chú Jack cũng thường giải thích về những dụng cụ chú ấy sử dụng . Một lần vào lễ Noel tôi bị một cái gai nằm trong bàn chân, tôi trốn vào góc nhà không cho ai đến gần. Lúc nắm được tôi, chú Jack kể một câu chuyện làm cho tôi phá lên cười . Tôi hỏi chú Jack xem đến khi nào
thì chú ấy lấy cái gai ra khỏi chân tôi. chú Jack bèn giơ ra một cái gai dính máu và bảo tôi là đã rút ra trong lúc tôi mải cười.
-Chú Jack ơi, hai cái gói gì thế ạ ? - Tôi hỏi lúc thấy người làm trên tàu chuyển cho chú hai cái gói dài.
-Không phải là việc của cháu .
Jem hỏi thăm :
-Con Rose Aylmer thế nào hả chú ?
Rose Aylmer là tên con mèo cái của chú Jack . Đó là một con mèo vàng rất đẹp. Chú Jack bảo con mèo đó là một trong mấy " phụ nữ mà chú luôn chịu đựng được. Chú Jack rút trong túi áo ra mấy bức ảnh. Chúng tôi ngắm nghía , và tôi đưa ra nhận xét :
-Nó có vẻ béo ra .
-Chú cũng nghĩ thế. Nó ăn tất cả những cái tai cắt rời ra ở nhà thương.
-Một chuyện quỷ quái - tôi thốt lên .
-Chú xin lỗi cháu nhé ?
Cha tôi bảo :
-Chú Jack ạ, đừng có chú ý đến con bé ấy. Chị Cal bảo là một tuần nay nó rủa bậy luôn miệng.
Chú jack rướn lông mày, không nói gì . Nhưng sau khi ăn bữa tối , chú Jack bảo tôi :
-Hiện nay, cháu thích nói những chữ như "quỷ quái , con khỉ , con tiều " lắm phải không ? Chú còn ở đây một tuần , trong thời gian ở đây, chú không muốn nghe thấy cháu nói những lời ấy. Sói con này, cháu cứ tiếp tục nói như thế, thì sẽ gặp những chuyện không hay đâu. Cháu có muốn sau này trở thành một người đàn bà lịch sự không ?
Tôi đáp là không thích lắm.
-Tất nhiên, cháu muốn thế chứ. Bây giờ , chúng ta ra chỗ cây Noel đi.
Chúng tôi trang trí cây Noel cho đến tận lúc đi ngủ. Đêm đó,. tôi mơ tới hai cái gói dài dành cho Jem và tôi. Sáng hôm sau , hai anh em tôi chạy ra mở hai gói đó. Đó là món quà mà cha tôi đã viết thư cho chú Jack bảo mua cho chúng tôi. Hai anh em chúng tôi rất ao ước món quà này.
-Anh sẽ phải dạy cho hai cháu cách bắn súng - chú Jack bảo cha tôi.
-Đó là phần việc của chú - cha tôi trả lời.
Cha tôi rất khó khăn mới bắt được chúng tôi rời khỏi cây Noel. Cha tôi không cho hai anh em chúng tôi mang súng hơi tới Bến tàu Finch ( tôi đã nghĩ tới việc phải bắn thằng Francis ). Cha tôi bảo rằng nếu chúng tôi làm ai giật mình ngã thì ông sẽ thu lấy hai khẩu súng mãi mãi.
Chúng tôi tới Bến tàu Finch . Cô Alexandra ôm hôn chú Jack , thằng Francis cũng ôm hôn chú Jack , còn chú Jimi chỉ lặng lẽ bắt tay chú Jack. Hai anh em tôi đưa những món quà của chúng tôi cho thằng Francis , nó cũng tặng lại chúng tôi một món quà. Jem đi theo mấy người lớn, để tôi ở lại với thằng cháu họ lên tám.
-Đằng ấy được những quà Noel gì ? - Tôi hỏi một cách lịch sự.
-Tất cả những thứ tớ mong ước - Francis trả lời. Nó mong ước được một cái quần soóc , một cái cặp da đỏ , năm sơmi và một cà vạt.
-Tuyệt nhỉ . Hai anh em tớ được hai khẩu súng hơi -rồi tôi bịa thêm - Jem được một bộ đồ hoá học .
-Một đồ chơi à ?
-Không , một bộ đồ thực sự. Jem sẽ làm cho tớ một thứ mực vô hình, tớ sẽ dùng để viết thư cho Dill .
Francis hỏi công dụng của thứ mực vô hình đó như thế nào. Tôi trả lời :
-Ồ , nếu đằng ấy nhận được một bức thư cảu tớ mà không thấy gì trong đó , thì đằng ấy có thể biết mặt Dill được không ?
Francis là đứa hay gây rắc rối nhấn trần đời.Vì nó sống ở Mobile , nên nó không thể mách những chuyện liên quan đến tôi cho các giáo viên ở trường tôi được, nhưng nó thường kể tất cả chuyện nó lượm lặt được cho cô Alexandra , rồi đến lượt cô Alexandra kể lại cho cha tôi .
Cô Alexandra không thích lúc đi đây đi đó tôi lại mặc quần. Cô Alexandra cho rằng nếu tôi mặc quần thì không thể nào trở thành một bà quí phái được . Khi tôi nói rằng mặc váy thì tôi chẳng còn làm được việc gì cả , cô Alexandra bảo là mặc quần thì tôi cũng chẳng phải làm gì cơ mà . Cô tôi nghĩ rằng tôi chỉ được chơi với những bộ đồ chè , những cái lò tí xíu. Cô Alexandra bảo rằng tôi là một ánh mặt trời rọi vào cuộc sống đơn độc của cha tôi . Tôi nói : người ta mặc quần thì cũng có thể là một ánh mặt trời được . Cô Alexandra làm tôi rất bực bôi ; nhưng khi tôi kể lại cho cha tôi nghe thì ông bảo rằng trong gia đình đã có đủ những tia nắng mặt trời rồi, và tôi có thể tiếp tục sống theo cách của tôi, cha tôi chẳng nói gì về cách sống đó của tôi.
Khi ăn bữa tiệc Noel , tôi phải ngồi riêng ở một chiếc bàn con , Jem và Francis ngồi ở cái ban ăn lớn cùng với mọi người. Jem và Francis được phép ngồi với người lớn đã lâu rồi , thế mà cô Alexandra vẫn cứ tiếp tục để tôi ngồi riêng. Tôi thường tự hỏi : chắc cô ấy nghĩ rằng tôi sẽ nghịch ngợm , đứng lên, ngồi xuống , ném các thứ ở bàn ăn đi chăng ? Đôi khi , tôi cũng nghĩ đến việc xin phép cô Alexandra cho tôi ngồi ăn cùng bàn với tất cả
mọi người , tôi muốn tỏ cho cô ấy biết là tôi cũng " lịch sự " như những người khác , hơn nữa, trong các bữa ăn thường ngày ở nhà , tôi vẫn ngồi chung bàn với cả nhà. Tôi bảo cha tôi nói chuyện đó với cô Alexandra , cha tôi đáp rằng ông không thể làm như thế được . Chúng tôi là khách , chúng tôi phải ngồi ở chỗ do chủ nhà sắp xếp. Cha tôi cũng nói rằng cô Alexandra không hiểu bọn con gái nhiều lắm, cô ấy không có con gái.
Sau bữa ăn, tất cả mọi người đều ra phòng ngoài , Jem nằm trên sàn nhà , tôi đi ra sân sau .
-Con mặc áo ngoài vào - cha tôi nói như trong giấc mơ, nên tôi chẳng để ý.
Francis ngồi với tôi ở bậc thềm sau nhà .
-Bà là một đâù bếp tuyệt diệu - nó nói - Bà sắp sửa dạy tớ.
-Con giai ai lại đi học nấu bếp - Tôi cười thầm khi nghĩ tới chuyện Jem đeo một cái tạp dề.
-Bà bảo rằng tất cả đàn ông đều phải học nấu bếp, đàn ông phải chăm sóc , hầu hạ vợ , khi vợ ốm đau.
-Tớ không muốn Dill hầu hạ tớ. Tớ thích hầu hạ Dill cơ .
-Dill à ?
-Phải . Không được nói gì về chuyện ấy nhé. Khi nào lớn lên là chúng tớ lâý nhau luôn. Vụ hè vừa rồi , Dill đã hỏi lấy tớ.
Francis cười .
-Có chuyện gì thế, sao đằng ấy lại cười ? - Tôi hỏi.
-Đằng ấy định nói đến cái thằng bé mà bà kể là mùa hè nào nó cũng đến ở với cô Rachel , có phải không ?
-Đúng là Dill ấy.
-Tớ biết tất cả moị chuyện về thằng ấy .
-Những chuyện gì nào ?
-Bà bảo rằng nó không có gia đình ...
-Dill có gia đình chứ. Dill sống ở Meridian.
-... Nó chỉ đi sống nhờ hết người họ hàng này đến người bà con khác.Hè nào cô Rachel cũng nuôi nó.
-Francis , không đúng thế !
Francis nhăn mặt với tôi:
-Có những chuyện đằng ấy không hiểu đâu , Jean Louise ạ , nhưng tớ cho đó không phải lỗi của đằng ấy. Tớ nghĩ rằng đó không phải là lỗi của đằng ấy , bởi vì ông Atticus là một người yêu dân da đen , nhưng tớ bảo cha đằng ấy biết là chuyện ấy đang làm cho cả gia đình buồn bực lắm đấy .
-Mày nó cái đéo gì thế hả thằng Francis kia ?
-Tớ nói có thế thôi. Bà bảo rằng việc ông Atticus để đằng ấy chạy nhảy như con điên là một việc tồi tệ , nhưng bây giờ ông Atticus còn trở thành một người yêu dân da đen ,
mọi người trong họ nhà ta không thể nào vác mặt qua phố xá Maycomb được nữa. Những việc ông Atticus làm là bôi nhọ gia đình , họ hàng.
Francis đứng dậy , chạy về phía gian bếp cũ , đứng ở khoảng cách an toàn nóp kêu lên :
-Bố đằng ấy chính cống là một người yêu dân da đen !
-Bố tao không phải thế ! - Tôi gầm lên - tao không thèm chấp mày, nhưng muốn sống thì thôi ngay lập tức !
Tôi đuổi theo nó , nhưng nó đã chui vào trong bếp .
-Người yêu dân da đen ! - Nó lại hét.
Tôi quay lại chỗ bậc thềm, kiên nhẫn đợi . Tôi ngồi ở đó có lẽ được năm phút thì nghe thấy tiếng cô Alexandra hỏi :
-Francis đâu ?
-Nó ở trong bếp đấy ạ.
-Đã bảo nó không được chơi ở đấy cơ mà.
Francis đi đến gần cửa và kêu lên :
-Bà ơi , cô Jean Louise đã đuổi cháu vào đấy , không cho cháu ra.
-Thế là thế nào , hả Jean Louise ?
Tôi ngước nhìn cô Alexandra :
-Cháu không đuổi nó vào đó , cháu cũng chẳng bắt nó đứng ở trong đấy.
-Cô ấy đuổi cháu đấy ! - Francis lại kêu lên - Cô ấy không cho cháu ra ! Jean Louise tức cháu.
-Francis , ra đây ngay ! Jean Louise , nếu cô còn nghe thấy một chuyện gì liên quan đến cháu , cô sẽ mách cha cháy . Lúc nãy , cô đã chẳng nghe thấy cháu nói "đéo " là gì đấy ? Cô không muốn lần sau còn nghe thấy thế nữa.
Cô Alexandra vừa đi khuất , thằng Francis lại vênh mặt lên , nhăn nhở. Nó chạy ra sân, đứng cách xa tôi , thỉnh thoảng nó lại cười khiêu khích . Jem lại gần cổng , nhìn tôi và thằng Francis , rồi bỏ đi. Thằng Francis trèo lên cây trinh nữ, rồi lại leo xuống. Nó đút hai tay vào túi , đi vòng quanh sân . Nó nghĩ là lúc này tôi đã sợ không dám xông vào , Francis khe khẽ hát :
-Người yêu dân da đen ...
Lần này , tôi vả vào mồm nó. Tay trái bị đau , tôi chuyển sang dùng tay phải , nhưng không đánh nó được lâu. Chú Jack đã giữ hai tay tôi ép vào sườn và quát : Đứng im !
Cô Alexandra đứng gần thằng Francis , đang dùng khăn mùi soa lâu nước mắt cho nó. vuốt má nó. Lúc thằng Francis bắt đầu khóc nhè, cha tôi, Jem và chú Jimi liền chạy ngay ra cổng sau.
-Đứng nào gây chuyện trước ? - chú Jack hỏi .
Thằng Francis và tôi cùng giơ hai tay chỉ vào nhau .
-Bà ơi - thằng Francis khóc - Cô ấy bảo cháu là một con đĩ và xông vào đánh cháu.
-Có đúng thế không , Sói con ? - Chú Jack hỏi.
-Vâng , đúng thế- tôi đáp.
-Chú Jack đưa mắt xuống nhìn tôi .
-Cháu có nhơ chú đã bảo cháu còn dùng những chữ như thế thì sẽ gặp những chuyện chẳng hay không ?
-Vâng, đúng thế , nhưng ...
-Được , cháu đã gây chuyện đấy. Đứng im.
Tôi đang nghĩ là nên đứng im một chỗ hay chạy đi, tôi phân vân một lúc khá lâu , rồi tôi quay người bỏ chạy , nhưng chú Jack tóm được, liền đánh tôi .
-Còn sống trên đời này , cháu không bao giờ thèm nói chuyện với chú nữa ! Cháu ghét chú , cháu khinh bỉ chú , cháu cầu cho ngày mai chú chết luôn đi ! - Tôi chạy lại phía cha tôi để mong được an ủi, nhưng cha tôi bảo rằng tôi đã gây ra chuyện và đã đến giờ chúng tôi phải quay về nhà rôi. Tôi trèo vào hàng ghế sau trong ô tô , không chào một ai cả. Về tới nhà , tôi chạy ngay vào buồng riêng , đóng sầm cửa lại . Jem cố nói với tôi một vài lời thật dịu dàng, nhưng tôi không để cho Jem nói.
Ngay sau đó, có tiếng gõ cửa. Tôi hỏi xem là ai , có tiếng chú Jack trả lời.
-Chú biến đi !
Chú jack bảo nếu tôi còn nói như thế nữa, chú ấy sẽ đánh tôi, thế là tôi bèn im lặng . Chú Jack bước vào , tôi liền chạy vào một góc, quay lưng về phía chú ấy.
-Sói con này , cháu vẫn còn ghét chú chứ ? Ờ, chú không nghĩ là cháu ghét chú mãi đâu . Cháu đã làm cho chú thất vọng , ... cháu đã gây ra chuyện , cháu biết đấy .
-Không phải .
-Cháu bé này , cháu không thể đến chơi nhà người khác mà lại cứ rủa xả ...
-Chú không công bằng . Chú bất công.
Hai hàng lông mày của chú Jack rướn lên :
-Không công bằng ? Bất công như thế nào ?
-Chú rất tốt , chú Jack ạ . Sau khi chú đánh cháu thì cháu nghĩ rằng mình vẫn yêu chú, nhưng chú không hiểu trẻ con nhiều lắm đâu.
Chú Jack chống hai tay vào mạng sườn , đưa mắt nhìn tôi.
-Tại sao chú lại không hiểu trẻ con , Jean Louise nhỉ ? Hành động của cháu chỉ cần nhìn qua cũng biết thôi.
-Cháu chưa kể lại cho chú nghe đầu đuôi câu chuyện cơ mà ? Cháu kể nhé.
Chú Jack ngồi xuống giường , lông mày nhíu lại . Chú Jack đưa cặp mắt dưới hàng lông mày nhíu ấy nhìn tôi :
-Bắt đầu kể đi cháu .
Tôi thở thật sâu :
-Điều thứ nhất là chú không được ngắt lời , không cho cháu kể cái phần phải của cháu ... Khi anh Jem và cháu xích mích , bố cháu không chỉ nghe lời phân bua của anh Jem mà còn nghe cả cháu nữa. Điểm thứ hai là chú đã bảo cháu không bao giờ được dùng những tiếng rủa xả như thế trừ những lúc khi bị khiêu khích quá đáng , mà thằng Francis nó khiêu khích cháu quá đến mức cần bổ vỡ đầu nó ra ...
Chú Jack gãi đầu :
-Thế cái phần phải của cháu như thế nào nào ?
-Thằng Francis đem bố cháu ra giễu cợt.
-Thằng Francis đem bố cháu ra giễu cợt như thế nào ?
-Nó bảo bố cháu là người yêu bọn mọi đen. Cháu không hiểu rõ là gì , nhưng theo cách nói của thằng Francis ... cháu sẽ kể ngay cho chú nghe,chú Jack ạ , cháu sẽ ... cháu thề là cháu không chịu ngồi yên để nghe nó chế giễu bố cháu .
-Nó nói như thế à ?
-Vâng ạ , nó còn nói nhiều nữa . Nó bảo bố cháu bôi nhọ họ hàng , và để anh Jem và cháu chạy nhạy như lũ điên khùng ...
-Chúng ta sẽ làm rõ việc này ! Nhất định chú sẽ quay lại đó tối nay .
-Chú bỏ qua chuyện đó đi , chú Jack ạ .
-Chú không có ý định cho chuyện này qua đâu . Cô Alexandra phải biết mới được .
-Chú Jack ơi , chú hứa với cháu một điều này nhé, chú hứa nhé ... Chú hãy hữa là đừng kể cho bố cháu chuyện này nhé. Bố cháu ... bố cháu một lần đã yêu cầu cháu không được tức giận vì nghe thấy người ta nói xấu bố cháu . Cháu muốn rằng bố cháu nghĩ là chúng cháu đánh nhau vì một lý do nào khác thì hơn . Chú hứa đi ...
-Nhưng chú không muốn thằng Francis không bị trừng phạt vì những lời như thế ...
-Nó sẽ không nói nữa đâu . Chú băng lại tay cho cháu nhé ? Vẫn còn hơi chảy máu đấy .
-Tất nhiên chú sẽ băng cho , Sói con ạ . Chú thích băng tay cho cháu hơn băng tay cho bất cứ ai khác. Cháu đi theo lối này nhé ?
Chú Jack dẫn tôi vào buồng tắm . Trong khi rửa sạch và băng ngón tay cho tôi , chú kể cho tôi nghe một chuyện ngộ nghĩnh về một ông già cận thị có con mèo tên là Hodge.
-Tốt rồi - chú Jack nói khi băng tay xong cho tôi .
-Cảm ơn chú . Chú Jack này ?
-Gì thế cháu ?
-Con đĩ là như thế nào hả chú ?
Chú Jack lại bắt đầu kể một câu chuyện dài về một thủ tướng già. Tôi đoán là chú ấy đang cố trả lời câu hỏi của tôi , nhưng dù sao thì chú ấy cũng chẳng giải thích gì cả.
Sau đó, lúc sắp sửa đi ngủ, tôi ra hành lang để uống nước thì nghe thấy cha tôi và chú Jack đang trò chuyện trong phòng ngoài.
-Em sẽ chẳng bao giờ lấy vợ đâu, anh Atticus ạ .
-Tại sao ?
-Em sẽ có con .
-Chú sẽ có một lô việc để mà học hỏi, Jack ạ .
-Em biết thế. Chiều nay , con gái anh đã dạy em bài học đầu tiên. Cháu nó bảo em không hiểu trẻ con nhiều lắm . và đã nói cho em biết lý do. Con bé nói rất đúng. Anh Atticus ạ , nó bảo cho em hay rằng nên đối xử với nó ra sao ... trời ơi , em rất tiếc đã không đối xử với nó thật ngọt ngào.
Cha tôi cười :
-Nó chinh phục được chú rồi đấy, đừng có băn khoăn về chuyện ấy nữa.
Tôi đợi nghe chú Jack kể ra lý do đánh nhau của tôi . Nhưng chú ấy không nói gì, chỉ lẩm bẩm :
-Con bé ấy không nghĩa đến một nửa nhưng câu nó nói ... nó đã hỏi em một con đĩ nghĩa là gì ?
-Chú giải thích cho nó chứ.
-Không . Em kể cho nó nghe một câu chuyên về một ông thủ tướng.
-Chú Jack này ! Khi một đứa trẻ hỏi chú một điều gì thì vì Thượng đế, xin chú hãy trả lời cho nó nhé. Trẻ con bao giờ cũng vẫn là trẻ con , nhưng chúng có thể nhận ra việc nói né tránh nhanh hơn người lớn đấy. Trẻ con thường thích nói bậy , nhưng sẽ thôi không nói khi thấy những lời đó hết vẻ hấp dẫn . Nóng nảy , vội vã thì không được . Sói con đang cần học được cách bình tĩnh , và sẽ học nhanh thôi. Chỉ trong mấy tháng nữa nó sẽ là một người điềm tĩnh.
-Anh Atticus , anh chẳng bao giờ trừng phạt nó.
-Hiện nay, anh đang bị đe doạ . Chú Jack này , con bé ấy nó rất quan tâm đến anh đấy. Anh chỉ băn khoăn là nó và Jem đã phải nghe những lời thối tha hơi sớm một chút . Anh không lo gì về Jem , thằng bé ấy rất điềm tĩnh, nhưng còn Sói con : hễ thấy nói động đến mình là xông vào đánh nhau ngay ...
Tôi đợi chú Jack không giữ lời hứa , sẽ nói ra lí do tôi đánh thằng Francis. Nhưng chú ấy vẫn không nói .
-Anh Atticus này, chuyện đó đang gay go lắm, phải không anh ? Chúng ta chưa có thì giờ trờ chuyện .
-Không thể tồi tệ hơn được nữa, chú Jack ạ . Việc duy nhất bọn anh đạt được là lời khai của một người da đen bác lại lời của những người trong nhà Ewell. Toà án đã không thể hi vọng thu được lời khai của Tom Robinson bác lại lời khai của những người trong nhà Ewell ... chú biết gia đình Ewell chứ ?
Chú Jack trả lời là có và đã nhớ ra.
-Vậy thì anh sẽ làm gì ?
-Ở vào tình trạng này ,anh thực sự chưa biết nói thế nào . Chú có biết không , anh đã hy vọng trong suốt cuộc đời không phải gặp một trường hợp như thế này , nhưng ông John Taylor lại cử anh và bảo " Chính ông phải là người đảm nhậm nhiệm vụ này".
-Anh có thể không nhận chú ?
-Đúng thế. Nhưng chú thấy như thế anh còn có thể nào nhìn thẳng vào mắt hai đứa con của anh nữa ? Chú cũng như anh đều hiểu rõ những điều sẽ xảy ra, anh hi vọng và cầu mong rằng anh sẽ làm cho Jem và Sói con sẽ trải qua được tình trạng này mà không phải chịu cay đắng , nhất là không mắc vào cái căn bệnh phổ biến ở thị trấn Maycomb này . Tại sao những người hiểu lẽ phải lại phát điên lên khi thấy có chuyện về một người da đen, đó là điều anh không sao hiểu được ... Anh chỉ mong Jem và Sói con có những
nhận thức riêng của chúng , chứ không nghe theo dư luận . Anh hi vọng chúng tin vào anh ... Jean Louise ?
Tôi chúi đầu vào một góc.
-Dạ ?
-Đi về giường ngủ .
Tôi vội vã về buồng ngủ , trèo lên giường . Chú Jack là một người bạn rất tuyệt, không phụ lòng tin tưởng của tôi . Nhưng tôi không bao giờ đoán được là tại sao cha tôi lại biết tôi đứng nghe ở bên ngoài , phải sau nhiều năm , tôi mới nhận ra là cha tôi muốn để cho tôi nghe thấy tất cả những lời cha tôi nói với chú Jack tối đó.
Cha tôi đã gần 50 tuổi. Ông già hơn nhiều so với cha mẹ mà các đứa học cùng trường chúng tôi. Khi chúng nó kể : "Bố tớ..." thì hai anh em tôi không có chuyện gì để mà kể về cha chúng tôi cả.
Cha chúng tôi không làm việc gì đặc biệt. Ông làm việc tại một văn phòng chứ không phải ở một cửa hàng giải khát . Cha tôi không làm nghề lái xe ở miền quê, ông không phải là cảnh sát trưởng , ông không làm việc ở đồng ruộng , ở garage , cha tôi chẳng việc gì đáng để người ta chú ý.
ngoài điều đó ra , cha tôi thường đeo kính. Mắt trái của ông hầu như không trông thấy gì , cha tôi bảo rằng những người trong họ nhà Finch đều kém mắt bên trái . Khi nào muốn nhìn rõ vật gì , cha tôi thường nghiêng đầu để nhìn bằng mắt phải.
Cha tôi không tham gia những việc mà bố của những bạn học của chúng tôi thường tham gia . Ông không bao giờ đi săn , không bao giờ chơi bìa poker , không uống rượu , không hút thuốc. Cha tôi chỉ hay ngồi đọc sách trong phòng ngoài.
Khi đưa cho chúng tôi hai khẩu súng hơi , cha tôi không dạy chúng tôi bắn. Chú Jack đã dạy chúng tôi, chú ấy bảo cha tôi không để ý đến súng ống . Một hôm , cha tôi bảo Jem :
-Bố muốn con chỉ bắn những cái thùng cũ ở sân sau. nhưng bố biết là con thích bắn chim. Nếu bắn trúng được , con hãy bắn tất cả những con chim cà cưỡng , nhưng con hãy nhớ rằng giết chết một con chim mocking là một tội lỗi đấy .
Đó là một lần duy nhất tôi nghe thấy cha tôi nói về một việc làm phạm tội. Tôi đi hỏi cô Maudie.
Cô Maudie trả lời :
-Bố cháu nói đúng đấy . Con chim mocking chỉ làm một việc duy nhất ... là cất tiếng hót cho cuộc đời chúng ta vui tươi . Nó không phá hại vườn cây , không làm tổ ở kho thóc , nó chỉ gắng sức hót cho chúng ta vui . Chính vì thế mà việc giết một chim mocking là phạm một tội lỗi .
-Cô Maudie , khu phố này là một khu phố cổ kính, đúng không ạ ? Cháu thấy tất cả mọi người ở trong khu phố của chúng ta đều già hết. Chỉ có cháu và anh Jem là hai đứa trẻ duy nhất . Cụ Dubose đã gần một trăm tuổi , cô Rachel cũng già , cả cô và bố cháu cũng thế.
-Cô không thể nào gọi một người năm mươi tuổi là già cả được - Cô Maudie trả lời một cách sâu sắc - Cô không còn quay vòng tròn được nữa phải không ? Bố cháu cũng thế . Nhưng nhờ bố cháu nhiều tuổi mà các cháu có lợi đấy . Nếu bố cháu 30 tuổi, cháu sẽ thấy cuộc sống khác hẳn .
-Cháu tin chắc như vây . Bố cháu không làm một việc gì cả ...
-Cháu sẽ ngạc nhiên. Trong con người của bố cháu còn tràn đầy sức sống.
-Cô Maudie ơi, bố cháu làm được những việc gì ?
-Bố cháu lập di chúc rất giỏi, không kẻ nào có thể xoay xở được . Cháu có biết không , bố cháu là người đánh cờ giỏi nhất thị trấn này đấy ? Này , hồi cô đến chơi khu Bến tàu , bố cháu đánh bại tất cả mọi người ở cả hai miền ven bờ sông.
-Trời ơi , Jem và cháu bao giờ cũng thắng bố cháu , cô Maudie ạ .
-Sẽ đến lúc cháu hiểu là bố cháu muốn để cho các cháu thắng đấy. Cháu có biết là bố cháu chơi được cả loại đàn Jew''s Harp không ?
Cái tài tầm thường này chỉ làm tôi ngượng thay cho cha tôi thôi.
-Này ... - cô Maudie nói .
-Cô bảo gì thế, cô Maudie ?
-Không có gì cả . Cháu có thể tự hào về bố cháu . không phải là tất cả mọi người đều chơi được đàn Jew's Harp đâu nhé. Này, cháu tránh đường cho các bác phó mộc . Cháu nên về nhà đi, cô ra xem chỗ đỗ quyên của cô , cô không để mắt được đến cháu đâu. Một tấm ván có thể rơi vào đầu cháu đấy.
Vào một ngày thứ bảy , hai anh em tôi mang súng hơi đu chơi để xem có bắn đươcj một con thỏ hay một con sói không. Chưa qua nhà ông Radley , tôi bỗng thấy jem đang ngó cái gì ở đường . Jem quay đầu sang một bên , liếc mắt nhìn . Tôi hỏi :
-Abh đang nhìn cái gì thế ?
-Chỗ kia có một con chó già.
-Đó là con Tim Johnson , có phải không nhỉ ?
Tim Johnson là con chó của ông Harry Jonhson . Đó là một con vật được cả thị trấn yêu quí .
-Nó đang làm gì thế.?
-Anh không hiểu, Sói con ạ. Chúng ta nên quay về nhà thì hơn .
Chúng tôi chạy về nhà, lao luôn vào bếp .
-Chị Cal ơi -Jem gọi -Chị ra hè phố với em một phút thôi.
-Để làm gì thế , chú Jem ?
-Con chó goà pwr ngoài đó nó làm sao ấy . Nó ốm, chị Cal ạ . Nó làm sao ấy .
-Chú đang kể chuyện cổ tích cho tôi nghe đấy à,. chú Jem Finch ? -Giọng chị Calpurnia nghiêm lại .
-Chị Cal ơi , không phải đâu ?
-Nó đang chạy à ?
-Không phải ,. nó chỉ lừ đừ thôi , đi chậm ghê lắm , chị có thể nhìn thấy rất rõ . Nó đi theo lối này này.
Chị Calpurnia ra sân cùng với Jem ..
-Chị chẳng thấy con chó nào cả - chịi Calpurnia nói .
Chị Cal đi với chúng tôi ra ngoài hè phố , chị nhìn vào chỗ Jem chỉ. Con Tim Jonhson đang lừ đừ đi ở phía xa. Nó bước khập khiễng tựa như chân bên phải ngắn hơn chân bên trái .
Chị Calpurnia nhìn nó , rồi lấy vai hai anh em chúng tôi, kéo chạy về nhà . Chúng tôi vào tới nhà, chị bén đóng cửa lại, chạy ra máy điện thoại, hét to:
-Cho tôi nói chuyện với ông Finch !
Chị hét lên :
-Ông Finch , tôi là Cal đây . ở phố nhà ta có một con chó dại . Nó đang đi trên phố , vâng , đó là con chó già Tim Jonhson , vâng, vâng ...
Chị lại quay máy :
-Cô Eula May này , tôi vừa mới nói chuyện với ông Finch xong, cô đừng nối với máy của ông ấy nữa. Hãy nghe tôi nói cô Eula May nhé. Cô hãy gọi cho cô Rachel , cô Stephanie Crawford và tất cả những người có điện thoại trong khu phố này , báo cho họ biết trong phố có một con chó dại . Cô làm ơn báo hộ nhé.
Chị Calpurnia hỏi Jem :
-nhà ông Radley có máy điện thoại không nhỉ ?
Jem tra quyển danh bạ điện thoại , trả lời là không rồi nói thêm :
-Nhưng dù sao , họ cũng chẳng hề bước ra phố, chị Cal ạ .
-Nhưng chị cứ chạy sang báo cho họ biết .
Chị chạy ra phía cổng trước , Jem và tôi chạy theo ,chị hét ầm lên :
-Hai em ở trong nhà !
Lúc này , mọi người đều biết tin trong phố có con chó dại , mọi nhà trong phố đều đóng chặt cửa . Chúng tôi quan sát chị Calpurnia đang chạy về phía nhà ông Radley .
-Ông Nathan ơi , bác Arthur ơi , có môt con chó dại đấy !
Nhưng hình như không có ai trong nhà nghe thấy tiếng chị Cal .
Khi chị Calpurnia chạy về tới cổng sau , một chiếc ô tô Ford dừng lại cạnh nhà chúng tôi. Cha tôi và ông Heck Tate và cha tôi bước tới cổng . Jem mở cửa .
-Con phải ở trong nhà - cha tôi bảo - Con chó đó đâu , chị Cal ?
-Nó chỉ ở đâu đấy quanh đây thôi - Chị Calpurnia trả lời và chỉ ra phố .
-Nó không chạy nhanh , phải không chị Cal ? - Ông Tate hỏi .
-Đúng vậy ,ông Heck Tate ạ .
-Chúng ta chạy đi tìm nó chứ , bác Heck ? - Cha tôi nói .
-Đợi thì hơn , bác Finch ạ . Chó dại thường hay đi theo đường thẳng , bác không tìm thấy được đâu. Nếu nó đi thẳng , nó sẽ vào sân sau nhà bác Radley ,chúng ta hãy đợi một phút.
-Nó không ở trong sân sau nhà bác Radley đâu . Nó không chui qua được hàng rào ở đó . Chắc hẳn nó phải đi theo đường cái.
Không có cảnh nào im lìm , chết chóc hơn là cảnh một đường phố mà mọi nhà đều đóng cửa im ỉm, đang chờ đợi một việc sắp xảy ra. Cây cối im lìm , những con chim mocking cũng im hơi lặng tiếng. Tôi nhìn ông Tate cẩm khẩu súng trong tay .
-Nó kia kìa - cha tôi nói khẽ, con Tim Jonhson xuất hiện .
Ông Tate đưa tay lên che mắt, và cúi về phía trước :
-Đúng nó bị dại đấy, bác Finch ạ .
Con Tim Jonhson lừ lừ tiến về phía chúng tôi , chúng tôi nhìn thấy nó run rẩy . Nó dừng lại trước cổng nhà ông Radley và cố quay người . Cha tôi bảo :
-Bác Heck , tốt nhất là bác nổ súng ngay bây giờ trước khi nó chạy rẽ vào ngõ hẻm ... Có trời mới biết những ai ở đó . Vào trong nhà đi , chị Cal.
-Bác bắn nó đi, bác Finch .
Ông Tate đưa khẩu súng cho cha tôi. Hai anh em tôi suýt nữa ngất đi.
-Đừng để phí thời gian, bác Heck - cha tôi nói - Bác bắn đi .
-Bác Finch , đây là việc cần tới một phát súng thiện xạ .
Cha tôi lắc đầu mạnh mẽ :
-Đừng đứng đấy , bác Heck ! Nó không đứng ở đấy suốt ngày chờ bác đâu ...
-Nhưng bác hãy nhìn lại chỗ con chó đứng ! Nếu bắn trượt , viên đạn sẽ xuyên thẳng vào nhà ông Radley ! Tôi không thể bắn thật chính xác được , bác biết rõ đấy !
-Đã ba mươi năm nay , tôi không nổ một phát súng nào ...
Ông Tate hầu như ném khẩu súng vào tay cha tôi và nói :
-Nếu lúc naỳ bác nổ súng , tôi cảm thấy rất sung sướng.
Jem và tôi quan sát cha xách khẩu súng bước ra giữa đường phố. Chị Calpurnia lẩm bẩm " Cầu chúa Jesus nhân từ phù hộ cho ông Atticus ", chị đưa hai tay lên ôm lấy má.
Ở chỗ trước cửa nhà ông Radley , con Tim Jonhson cuối cùng đã quay được nguwòi và bắt đầu đi ngược đường phố . Nó tiến lên hai bước , rồi dừng lại và ngẩng đầu lên .
Cha tôi đưa súng lên vai . Khẩu súng gầm lên, con Tim Jonhson lăn xuống hè . Nó không kịp nhận ra là vật gì đã trúng nó .
Ông Tate nhảy ra khỏi cổng và chạy lại phía nhà ông Radley. ông Tate dừng lại phía trước con chó rồi nói :
-Bác bắn hơi lệch sang bên phải một chút, bác Finch ạ .
-Bao giờ cũng như thế- cha tôi trả lời . Ông bước lại chỗ ông Tate và đứng nhìn con Tim Jonhson . Các gia đình lần lượt mở cửa , hết nhà này đến nhà khác, khu phố dần dần trở lại hoạt động. Cô Maudie và cô Stephanie bước theo bậc thềm đi xuống.
Jem đang sững sờ. Ông Tate và cha tôi quay vào sân, ông Tate mỉm cười :
-Tôi sẽ bảo bác Zeebo đến mang xác con chó đi. Bác Finch này , bác vẫn không hề quên cái tài đó . Người ta bảo rằng bắn súng chẳng bao giờ rời bỏ bác được .
Cha tôi im lặng .
-Bố ơi ? - Jem gọi .
-Gì thế con ?
-... Không ạ .
-Tôi đã nhìn thấy ôm Finch bách phát bách trúng !
Cha tôi quay người lại thì đối diện với cô Maudie . Hai người nhìn nhau , không hề nói gì cả . Cha tôi trèo vào chiếc xe của ông cảnh sát trưởng .
-Lại đây con - cha tôi gọi Jem - Con đừng lại gần con chó đó, con có hiểu không ? Đừng lại gần nó nhé, tuy chết rồi , nhưng nó vẫn nguy hiểm như lúc sống đấy.
-Vâng ạ . Bố ơi ...
-Gì thế con ?
-...không ạ .
-Cháu có chuyện gì thế, sao cháu lại không nói ?- ông Tate vừa hỏi vừa mỉm cười với Jem - Chắc cháu không biết ba cháu là ...
-Thôi bác Heck - cha tôi nói . Chúng ta phải đi thôi.
Khi xe ô tô đã chạy xa, anh em tôi chạy lại bậc thềm trước cửa nhà cô Stephanie . Chúng tôi ngồi đợi bác Zeebo lái xe đến.
Cuối cùng, Jem nói :
-Sói con này , em đã nhìn thấy bố bắn chứ ? Em có thấy bố đứng ở đó không ? ... Thật là đột ngột , khẩu súng tựa hồ là một bộ phận trong cơ thể của bố ... bố bắn nhanh quá , như ...
Cô Maudie mỉm cười :
-Thấy chưa , Jean Louise , cháu còn nghĩ là bố cháu không thể làm được một việc gì không ? Cháu còn ngượng về bố cháu không ?
-Không ạ .
Hôm nọ cô đã quên không kể cho cháu nghe . Ngoài việc biết chơi đàn Jew''s Harp , ngày trước bố cháu còn là một người bắn súng giỏi nhất quận Maycomb đấy.
-Một người bắn súng giỏi ... - Jem lắp lại .
-Thật đúng như lời cô nói đấy , Jem Finch ạ. Cháu có biết không , hồi bố cháu còn trẻ, mọi người đều gọi là Nhà thiện xạ bách phát bách trúng. Này , ở khu Bến tàu , vào hồi bố cháu còn nhỏ , bố cháu đã bắn mười lăm viên đạn hạ được mười bốn con chim , thế mà bố cháu vẫn chưa hài lòng.
-Bố cháu không bao giờ kể một ly gì về các chuyện đó - Jem lẩm bẩm.
-Bố cháu không bao giờ kể về các chuyện đó à ?
-Vâng ạ .
-Tại sao hiện nay bố cháu không bao giờ đi săn ? - Tôi hỏi.
-Cô có thể kể cho cháu biết - cô Maudie nói - Điểm chủ yếu là bố cháu rất giàu lòng bác ái . Bố cháu coi việc săn bắn chỉ là một tài vặt thôi. Cô cho rằng có lẽ bố cháu đã rời bỏ khẩu súng khi nhận thấy trong tay mình có sức mạnh lớn lao đè bẹp được hầu hết các loại sinh vật. Cô đoán rằng bố cháu đã quyết định không dùng súng nữa cho đến khi nào buộc phải cầm súng , và hôm nay bố cháu đã phải cầm súng đấy.
Lúc về nhà ,tôi bảo Jem chúng tôi đã thực sự có chuyện để đem ra kể ở trường vào ngày thứ hai , Jem sừng sộ với tôi :
-Không được nói gì đấy, nhớ không , Sói con .
-Sao cơ ? Em nhất định kể chứ . Mọi người chẳng bảo bố là người bắn súng giỏi nhất quận Maycomb là gì ?
-Anh nghĩ rằng nếu bố muốn chúng ta biết chuyện đó, bố đã kể cho chúng ta nghe rồi .
-Có lẽ bố đã quên đấy.
-Không phải đâu Sói con ạ .Có những chuyện mà em không hiểu đâu. Bố đã nhiều tuổi rồi , nhưng giá mà bố không thể làm việc gì thì anh cũng không lo lắng.
Jem vừa chạy ra phía sau nhà để xe vừa nói với lại :
-Bố là một người chính trực , anh cũng thế.
Phần 2 Giêm đã mười hai tuổi,chung sống với Giêm thật là khó đấy.Cha tôi bảo rằng Giêm đang tuổi lớn.Tôi phải rất kiên nhẫn với Giêm và càng ít quấy rầy Giêm được chừng nào hay chừng ấy.
Sự thay đỏi này của Giêm diễn ra trong nhiều tuần lễ.Nhiều lần anh ấycoi như là cần phải bảo ban tôi cách sống.Một hôm ,Giêm nói: -Bây giờ,em đã là một cô gái rồi đấy,em phải cư xử cho đúng. Tôi oà lên khóc,chạy đến với chị Ken-pơ-ni ơ. -Em đừng giận cậu Giêm...,-chị Ken bảo tôi. -Sao lại là cậu Giêm? -Đúng đấy,bây giờ cậu ấy đã lớn rồi. -Anh ấy chưa lớn.Phải cần có người đánh cho anh ấy một trận,em thì bé quá. -Em Gin Lu-i này,nếu khi nào cậu Giêm trưởng thành,thì chị không làm ở đây nữa.Bây giờ,cậu ấy muốn làm lấy một mình tất cả mọi việc,làm tất cả những việc gì mà bọn con giai thường làm ;vậy khi nào không có ai để chơi đùa ,thì em vào bếp chơi với chị nhé.Chúng ta sẽ tìm được nhiều việc làm ở đây. Ồ,Giêm cứ làm theo ý thích ;còn chị Ken-pơ-ni-ơ vẫn ở lại cho đến khi Đin đến.Chị ấy có vẻ rất vui mừng mỗi khi thấy tôi chạy vào trong bếp.
Nhưng mùa hè đã đến,mà Đin lại không đến.Tôi nhận được một bức thư và một tấm ảnh.Đin kể trong thư :nó có một người bố mới(ảnh gửi kèm theo bức thư),nó sẽ ở lại Mơri đi-ơn thêm ít lâu nữa,bởi vì hai bố con nó định làm một cái thuyền câu cá.Cha của Đin cũng làm luật sư như cha tôi,chỉ có điều là trẻ hơn nhiều.Người bố mới của Đin có một khuôn mặt vui vẻ,tôi rất mừng cho Đin .Đin kết thúc bức thư bằng cách viết rằng nó yêu tôi mãi mãi và sẽ lấy tôi khi nào có đủ tiền nong.
Trong khi người hôn phu thường xuyên của tôi vắn mặt,tôi chẳng hề nghĩ đến nó cả,nhưng tôi đã quen sông với Đin rồi,vụ hè này không có Đin ,cuộc sống thật là buồn tẻ quá.Tôi buồn bã mất hai ngày.
Hình như thế vẫn chưa đủ,cha tôi lại xa chúng tôi hai tuần vì có phiên họp bất thường ở hội đồng luật pháp của bang.Ở Bơ-minh-ơm có những cuộc biểu tình ngồi,những đoàn người xếp hàng để lĩnh bánh mì ở các thành phồ mỗi ngày một dài thêm,dân chúng ngày càng ngèo đói hơn.Nhưng đó là những việc xa xôi đối với cái thế giới trẻ con của Giêm và tôi.Một hôm Giêm,chị Ken-pơ-ni ơ và tôi đang trên đường từ nhà thờ về nhà,khi chúng tôi đang bước trên hè phố cạnh nhà ông Rét-li,thì Giêm nói: -Xem ở cổng nhà chúng ta kìa. Tôi đưa mắt nhìn.Cô E-lich-dan -đơ-rơ,dánh người thẳng đuỗn,cứng đờ,đang ngồi trên mọt chiếc ghế xích đu tưởng chừng nhửtong suốt cả cuộc đời,ngày nào cô ấy cũng ngồi ở chỗ đó.
-Chị Ken-pơ-ni-ơ,mang va-li của tôi vào buồng ngủ phía trước.-Đó là câu nói đàu tiên của cô E-lich-dan-đơ -rơ.Chị Ken-pơ-ni-ơ xách chiếc va-li nặng lên,bước lại gần cửa. -Để em mở cửa cho,-Giêm nói,chạy lại mở cửa. -Cô lại chơi ạ?-Tôi hỏi. -Thế bố các cháu chưa bảo gì các cháu à?-Cô E-lich-dan-đơ-rơ hỏi Hai anh em tôi lắc đầu. -Chắc bố cháu quên đấy.Bố các cháu chưa về nhà,phải không? -Vâng ạ,buổi chiều bố cháu thường về muộn.-Giêm trả lời. -Được rồi,bố cháu và cô đã quyết định là cô phải ở đây một thời gian. Ở thị trấn Mây-cơm."một thời gian " có nghĩa là từ ba ngày cho đén ba năm.Giêm và tôi đưa mắt nhìn nhau. -Hiện nay,Giêm đã lớn,và cháu cũng thế,-cô E-lich-dan đơ-rơ bảo tôi.-Bố cháu quyết định rằng điều tốt nhất đối với chau là phải được một người phụ nữ bảo ban .Không còn nhiều năm nữa đâu,Gin Lu-i ạ,cháu sắp phải để ý đến quần áo ăn vận và bọn con trai... Tôi có thể trả lời ngay được mấy câu như sau:chị Ken cũng là một người phụ nữ,còn nhiều năm nữa bọn con giai mới để ý đến tôi,tôi chẳng bao giờ cần để ý đến quần áo ăn vận cả…;song tôi vẫn im lặng. -Chú Gi-mi có khoẻ không ạ?-Giêm hỏi.-Chú cháu có lại đây không ạ? -Ồ,không,chú các cháu còn phải ở bến tàu.Chú các cháu còn phải trông nom công việc ở đó. -Thế cô không nhớ chú Gi-mi à?-Tôi hỏi,nhưng nhận ngay ra đó không phải là một câu hỏi khéo léo.Chú Gi-mi có mặt hoặc vắng mặt cũng chẳng khác là bao,chú ấy chẳng bao giờ nói gì cả.Cô E-lich-dan-đơ-rơ làm ra vẻ không nhge thấy câu hỏi của tôi. Những giờ phút còn lại của buổi chiều hôm đó trôi đi dưới cái không khí buồn bã nhẹ nhàng ,trò chuyện về những người họ hàng quen thuộc.Rồi chúng tôi nghe thấy ở bên mgoài có tiếng ô-tô đang rẽ. Đó là xe của cha tôi,từ Mơn-ga-mơ-ri về nhà.Giêm.quên mất cái vẻ đứng đắn của mình,cùng với tôi chạy ra đón cha chúng tôi.Giêm đỡ lấy cái cặp và cái túi,tôi lao vào hai cánh tay cha tôi,tôi nhận được một cái hôn chớp nhoáng của cha tôi. Chúng tôi kể cho cha chúng tôi biết về cô E-lich-dan-đơ-rơ đã đến,cha tôi hỏi: -Thế các con có thích cô đến ở với chúng ta không? Tôi trả lời là có thích. Đó là một lời nói dối.nhưng trong một số trường hợp nào đó,người ta bắt buộc phải nói dối,và trong những khi không thể nào làm khác được thì cũng cần phải nói dối.
_Được rồi,tốt lắm ,Sói con,-cha tôi bảo.-Cô E-lich-dan-đơ-rơ đã giúp bố cũng như giúp các con.Không thể ngày nào bố cũng ở nhà với các con được,vụ hè năm nay là một vụ hè nóng bỏng. -Vâng ạ,-tôi đáp,tuy chẳng hiểu một lời nào của cha tôi.Tuy vậy,tôi nghĩ rằng,việc cô Elich-dan-đơ-rơ đến ở nhà tôi là do ý của cô,chứ không phải do ý cha tôi. Thị trấn Mây-cơm rất nhiệt tình chào đón cô E-lich-dan-đơ-rơ.Ngay cả ông Nây-thơn Rétli cũng ra đến tận sân trước,nói rằng rất vui mừng được gặp cô E-lich-dan-đơ-rơ. Cô E-lich-dan-đơ-rơ đến ở với chúng tôi theo một kiểu cách tựa như cô ấy vẫn luôn luôn sống cùng với chúng tôi.Cô chúng tôi hết sức hoà hợp với cái thị trấn Mây-cơm này,nhưng chẳng bao giờ hoà hợp với cái thế giới của Giêm và tôi cả.Tôi thường tự hỏi không hiểu cô E-lich-dan-đơ-rơ sao lại là chị em với chú Giéc và cha tôi nhỉ.Chúng tôi chỉ gặp mặt cô chúng tôivào những lúc ăn cơm và vào lúc trước khi đi ngủ.Lúc này đang là mùa hè,chúng tôi thường ở ngoài đường.
Một cơn ác mộng xảy đến với chúng tôi.Chuyện đó bắt đầu vào một buổi tối,sau bữa ăn.Có một tiêng gõ ở cửa trước,Giêm chạy ra và báo là có ông Héc Tây-tơ hỏi. -Tốt lắm,con mời bác ấy vào,-cha tôi bảo. -Conđã mời rồi ạ.Có nhiều người dứng ở ngoài sân,họ muốn mời bố ra ngoài nói chuyện. Giêm và tôi ra cửa nhưng cha tôi bảo: -Hai con quay vào trong nhà. Ở thị trấn Mây-cơm,khi những người đàn ông đứng ở ngoài sân trò chuyện là chỉ vì hai lý do:có người chết hoặc chuyện chính trị.Tôi tự hỏi không biết là ai bị chết. Giêm tắt đèn phòng ngoài và áp mặ vào một cửa sổ.Cô E-lich-dan-đơ-rơ không bằng lồng. -Chỉ một giây thôi ạ, để cho chúng cháu xem có những ai,-Giêm nói. Đin (nó đã đến nghỉ ở Mây-cơm rồi) và tôi gí mũi vào cửa sổ khác.Một đám đàn ông đang đứng xung quanh cha tôi.Hình như tất cả mọi người cùng nói một lúc. -… chuyển anh ta tới trại giam của miền vào ngày mai,- ông Tây-tơ đang nói.-Tôi không muốn gây them rắc rối,nhưng tôi không thể bảo đảm là sẽ không có một… -Đừng dại thế,bác Héc ạ,cha tôi nói.- Đây là thị trấn Mây-cơm.Hôm nay là thứ bảy,phiên xử chắc hẳn vào thứ hai.Bác có thể giữ anh ta một đêm, được chứ? Ông Linh Đi-dơ nói: -Nhũng người ở đây thì chẳng ngại gì,tôi lo về cái bọn ở Ôn Xe-rơm ấy…khi chúng say rượu thì trời cũng chẳng biết chúng sẽ giở những trò gì. Điều trước tiên tôi không hiểu tại
sao bác dính đến vụ này.Vì vụ này,bác sẽ mất hết đấy,bác E-ti-cớt ạ.Tôi nói là mất hết đấy. -Bác Linh Đi-dơ ạ,anh ta có thể phải lên ghế điện,nhưng anh ta không phải chịu hình phạt ấy đâu,vì sự thật đã được phơi bày,bác đã biết rõ sự thật. Tiếng rì rầm trong nhóm người đó càng trở nên có vẻ không bình thường,nhiều người tiến sát lại gần cha tôi hơn. Đột nhiên Giêm hét lên: -Bố ơi,chuông điện thoại đang kêu. Mọi người giật mình, đứng tản ra. Cha tôi vào trong nhà,bật đèn phòng ngoài lên. -Các con ngồi trong bong tối làm cái gì thế này mới được chứ?-cha tôi hỏi. Giêm quan sát cha tôi bước tới chiếc ghế tựa và cầm tờ báo buổi chiều lên.Giêm hỏi: -Họ truy lung bố có phải không?Họ muốn bắt bố có phải không? Cha tôi hạ tờ báo xuông, đăm đăm nhìn Giêm ,rồi dịu dàng nói: -Không đâu con ạ,họ là bạn chúng ta. -Bố ơi,không phải là một toán …một toán cướp,có phải không ạ? Cha tôi cố nhịn cười ,nhưng không được: -Đúng thế, ở Mây-cơm không có bọn bất lương,không có những chuyện bậy bạ đâu.Bố chưa hề nghe thấy có một toán cướp ở Mây-cơm.Bọn Ba K đã hết rồi.Chúng không bao giờ trở lại nữa. Sau đó,tôi tìm Giêm và thấy Giêm trong buồng ngủ, đang nằm trên giường, đăm chiêu suy nghĩ.Giêm nói: -Sói con ơi…anh lo lắm. -Anh lo cái gì cơ? -Lo cho bố.Có kẻ có thể hại bố,-Giêm có tính thích giữ bí mật; để trả lời những câu hỏi của tôi,Giêm bảo tôi đi chỗ khác, để cho Giêm suy nghĩ một mình.
Hôm sau,tôi thấy cha tôi đứng ở sân với mấy người khác.Trong số mấy người đó có ông Héc Tây-tơ,cả ông Ăn-đơ-út cũng có mặt. Ông Ăn-đơ-út không làm cho một sở nào cả, ông mở tờ báo “Diễn đàn Mây-cơm”.Một mình ông là chủ báo,chủ bút và thợ in. Ông thường làm việc suốt ngày bên chiếc máy chữ li-nô,thỉnh thoảng ông giải khát bằng một bình rượu anh đào lúc nào cũng có sẵn bên cạnh.Người ta nói rằng một mình ông xuất bản tờ “Diễn đàn Mây-cơm”, ông tự đúc chữ bằng máy li-nô.Chắc có chuyện gì xảy ra nên ông Ăn-đơ-út mới rời toà báo đến nhà tôi.
Tôi gặp cha tôi đang bươc vào ở cửa ra vào,cha tôi bảo rằng anh Tôm Rô-bin-xơn đã được chuyển đến nhà giam của thị trấn Mây-cơm. Sau bữa tối,Giêm và tôi lại quay lại những việc làm như thường lệ như các tối khác.Cha tôi có một hành động khiến chúng tôi chú ý: ông đi vào phòng ngoài mang theo một sợi dây điện dài, ở đầu sợi dây điện có mắc một bóng đèn điện. -Bố đi có việc một lát,-cha tôi bảo.-Lúc bố trở về ,thì hai con đã phải nằm trên giường ngủ rồi đấy,vậy bố chúc hai con ngủ ngon từ bây giờ nhé. Sau đó,tôi chúc cô tôi và anh Giêm ngủ ngon. Đang miệt mài đọc một cuốn sách,tôi nghe thấy Giêm đi đi lại lại trong phòng của anh ấy.Những tiếng động chuẩn bị đi ngủ của Giêm quá ư là quen thuộc đến nỗi tôi phải gõ cửa phòng anh ấy: -Tại sao anh không đi ngủ? -Anh định đi đến khu trung tâm thị trấn một lát. -Sao lại thế?Gần mười giờ rồi,anh Giêm ạ. Giêm biết thế nhưng dù sao vẫn nhất quyết đi. -Vậy thì em đi với anh nhé.Nếu anh không bằng long,em cũng vẫn cứ theo,anh nghe rõ chứ? Giêm thấy không thể nào bắt tôi ở nhà được, đành phải nhượng bộ. Tôi mặc thêm quần áo rất nhanh . Đợi cho đến khi đèn phòng cô tôi tắt,chúng tôi lặng lẽ lẻn ra cửa sau.Lúc đó,tôi nghĩ đến Đin. -Đin cũng muốn đi đấy,-tôi thì thầm. Hai an hem tôi đến cưả sổ phòng Đin.Giêm huýt sáo.Khuôn mặt của Đin hiện ra phía sau cửa sổ rồi biến mất,năm phút sau, Đin đã ra khỏi nhà. Đin không nói gì cho đến lúc chúng tôi ra đến hè, Đin mới lên tiếng: -Có chuyện gì xảy ra thế? -Tớ cũng cảm thấy là có một chuyện gì đó sẽ xảy ra,-Giêm nói. Phòng làm việc của cha tôi ở trong ngôi nhà của Ngân hàng Mây-cơm.Chúng tôi thấy một chiếc ô-tô đỗ trước cửa nhà Ngân hàng . -Bố ở đâu đấy,-Giêm nói. Nhưng cha tôi không ở đó.Cửa ngoài vẫn khoá. -Chúng ta đi ngược lên.Có lẽ bố lại thăm ông Ăn-đơ-út. Ông Ăn-đơ-út ở luôn trong toà soạn báo”Diễn đàn Mây-cơm”. Ông ấy lấy tin về toà án và trại giam một cách rất đơn giản là nhìn qua cửa sổ căn nhà của ông. Trên đường tới toà soạn của ông Ăn-đơ-út,chúng tôi phải đi qua trại giam của thị trấn. Đang đi trên vỉa hè,chúng tôi nhìn thấy một ánh sang đơn độcloé lên ở phía xa.Giêm nói:
-Buồn cười nhỉ,trại giam mà không có đèn sang ở phía ngoài. -Trông như là ánh sang treo ở phía trên cửa ấy,- Đin nhận xét. Một đường dây điện dài chạy giữa những chấn song cửa sổ ở tầng thứ hai đi xuống phía bên cạnh ngôi nhà.Dưới làn ánh sang của bong đèn điện,cha tôi đang ngồi dựa lưng vào cửa trước ngôi nhà.Cha tôi ngồi trên cái ghế lấy từ phòng làm việc của ông và đang đọc báo. Tôi muốn chạy đến,nhưng Giêm giữ tôi lại: -Đừng chạy đến,có lẽ bố không thích thế đâu.Bố vẫn được yên ổn mà.Chúng ta về nhà đi.Anh chỉ muốn biét tối nay bố ở đâu. Chúng tôi đang bước trên con đường tắt xuyên qua quảng trường,thì thấy bốn chiếc ô-tô đầy bụi bậm từ từ nối đuôi nhau chạy đến.Bốn chiếc xe đó chạy vòng quanh quảng trường, đi qua nhà ngân nhàng ,dừng lại trước nhà giam. Chúng tôi thấy cha chúng tôi rời mắt khỏi tờ báo,ngẩng lên nhìn.Cha tôi lẳng lặng gấp tờ báo lại, đẩy mũ ra phía sau gáy.Cha tôi tựa như đợi bọn họ đến. -Nào,-Giêm thì thầm,-chúng ta tiến lại gần đi. Những người ngồi trong ô-tô nhảy ra từng người.Hoặc từng đôi một,họ tiến về phía cửa nhà giam.Cha tôi vẫn ngồi ở chỗ cũ. -Hắn ở trong này à,me-xừ Phin-chơ?-Một người hỏi. -Phải,-chúng tôi nghe thấy cha chúng tôi trả lời,-anh ta đang ngủ.Không được đánh thức anh ta dậy. -Ông hiểu là chúng tôi muốn gì rồi,-một người khác lên tiếng.- Ông Phin-chơ, ông hãy đứng sang bên cạnh cửa. -Anh quay về nhà đi,-cha tôi nhẹ nhàng nói.- Ônh Héc Tây-tơ ở gần đây đấy. -Lão ấy ở dưới địa ngục ấy,-một người khác lên tiếng.-Quân của lão Héc đang ở mãi tít trong rừng sâu.Phải đến sang chúng mới ra khỏi rừng được. -Thật không,sao lại thế? -Người ta đã rủ tụi ấyđi săn thỏ nhát, ông không lường đến việc đó à, ông Phin-chơ? -Có nghĩ đến việc đó,nhưng không tin. Được rôì,-giọng cha tôi vẫn nhẹ nhàng như cũ,việc đó sẽ làm tình thế thay đổi,có phải không? -Đúng thế,-một giọng trầm trầm khác vang lên.Người thốt ra câu đó là một cái bóng rất đen. -Anh thực sự nghĩ như thế chứ? Trong hai ngày nay,lần này là lần thứ hai tôi nghe thấy câu hỏi đó.Câu hỏi đó làm cho mọi người giật nảy mình.Thật là đáng để xem quá.Tôi chạy ngay lại chỗ cha tôi.
Giêm cố giữ tôi lại,nhưng tôi đã lách qua đượcnhững thân hình đen ngòm. -Ồ,bố ơi! Tôi nghĩ rằng cha tôi sẽ ngạc nhiên,thú vị lắm,nhưng nhìn mặt cha tôi,tôi không còn một chút vui nào nữa.Trong cặp mắt cha tôi loé lên một ánh sợ hãi rõ rệt, ánh sợ hãi đó lại hiện lên khi cha tôi thấy Đin và Giêm bước ra chỗ sang. Mùi rượu uýt-ki xộc lên,tôi liếc mắt nhìn xung quanh thì thấy toàn là những người lạ mặt.Họ không phải là những người tôi thấy tối qua. Cha tôi đứng dậy, động tác rất chậm chạp như một cụ già.Cha tôi để tờ báo xuống rất cẩn thận,những ngón tay hơi run run. -Về nhà đi,Giêm,-cha tôi bảo.-Dẫn Sói con và Đin về nhà. Nhưng dáng điệu của Giêm lộ vẻ không muốn về. -Về nhà đi,bố đã bảo mà. Giêm lắc đầu. -Bố bảo là con về nhà đi. Giêm lại lắc đầu. -Tôi sẽ đưa nó về nhà,-một người nói và tóm mạnh cổ áo Giêm. -Không được động đến anh ấy!-tôi tới tấp đá người đó.Toi không đi giày,nhưng tôi ngạc nhiên thấy người đó ngã ngửa,có vẻ bị đau thực sự. -Thôi nào,Sói con,-cha tôi đặt tay lên vai tôi.-Không được đá người ta. -Đựoc rồi, ông Pin-chơ,hãy đưa ba đứa nhóc ra khỏi chỗ này,-một người nào đó gầm lên.- Ông có mười lăm giây để đưa chúng ra khỏi chỗ này. Giữa đám người lạ này,cha tôi vẫn đang cố thuyết phục Giêm nghe lời. Đáp lại tất cả những lời khuyên bảo, đe doạ của cha tôi,thậm chí cuối cùng cha tôi đã phải nói:”Giêm ơi,con làm ơn đưa hai em về nhà”,Giêm vẫn một mực khăng khăng: -Con không đi. Tôi đưa mắt nhìn quanh. Đó là một đêm mùa hè,nhưng những người này hầu hết đều mặc áo khoác,cài khuy kín cổ.Một vài người đã kéo sụp mũ xuống.Họ đều có vẻ cau có,buồn ngủ,trông rất khác thường vào cái lúc đêm hôm khuya khoắt như thế này.Tôi nhìn một lần nữa để tìm một khuôn mặt quen thuộc,tôi nhận ra một người quen ở giữa đám người đứng thành hình bán nguyệt này.Tôi nói: -Ồ,bác Ca-ninh-ơm! Người đó làm ra vẻ không nghe thấy tôi gọi. -Ồ,bác Ca-ninh-ơm.Cái miếng đất bác được thừa hưởng hiện nay ra sao hả bác?
Tôi biết rất rõ công việc làm ăn của bác Ca-ninh-ơm,một lần cha tôi đã kể tỉ mỉ cho chúng tôi nghe.Bác Ca-ninh-ơm to lớn đó có vẻ khó chịu,bác đằng hắng, đưa mắt nhìn chỗ khác.Những lời than thiện của tôi không có tác dụng. -Bác Ca-ninh-ơm,bác không nhận ra cháu à?Cháu là Gin Lu-i Phin-chơ đây mà.Một hôm,bác đã mang hạt bồ đào cho cháu,bác có nhớ không?Cháu cùng học với Oan-tơ,nó là con giai bác có phải không? Bác Ca-ninh-ơm hơi gật đầu.Rút cục lại,bác ấy đã nhận ra tôi. -Oan-tơ học cùng lớp với cháu đấy,-tôi nói tiếp,-nó giỏi lắm.Nó là một đứa rất tốt,toi thêm vào,-một đứa thật tuyệt.Có một lần chúng cháu đã đưa nó về nhà ăn trưa.Có lẽ nó đã kể cho bác nghe về cháu,một lần cháu đã đánh nó,nhưng nó cũng bỏ qua chuyện đó.Bác bảo nó là cháu hỏi thăm nó, được không ạ? Tất cả nhuẽng người đó đều nhìn tôi,một vài người há hốc môm ra.Cha tôi đã không nói với Giêm nữa,hai người đứng bên cạnh Đin. Tôi bắt đầu cảm thấy mồ hôi toát ra ở dưới chân tóc.Tôi không thể chịu được những người này đứng nhìn tôi.Họ vẫn rất im lặng. -Có chuyện gì thế nhỉ?-Tôi lên tiếng hỏi. Cha tôi không nói gì.Tôi nhìn xung quanh và ngửa mặt lên nhìn bác Ca-ninh-ơm,khuôn mặt bác vẫn thản nhiên.Rồi bác làm một cử chỉ rất lạ lung.Bác cúi xuống, ôm lấy hai vai tôi rồi nói: -Bác sẽ bảo thằng con bác là cháu gửi lời hỏi thăm cháu,cô bé con nhé. Đoạn bác đứng thẳng người lên,giơ tay vẫy. -Chúng ta rút thôi,-bác Ca-ninh-ơm kêu to.-Chúng ta đi thôi,các bạn. Họ kéo đi,từng người hoặc từng đôi một chui vào bốn chiếc ô-tô.Tiếng máy nổ khặc khừ,bốn chiếc xe chuyển bánh. Tôi quay lại phía cha tôi: -Bố ơi,bây giờ chúng ta về nhà chứ ? Cha tôi gật đầu. -Ông Phin-chơ?-Một giọng nói nhẹ nhàng phát ra từ trong bong tối ở phía trên cao.-Họ đi rồi à? Cha tôi lùi lại,ngẩng đầu lên: -Họ đi rôi.Ngủ một chút đi,anh Tôm.Họ sẽ không quấy rầy anh nữa đâu. Từ một hướng khác,một giọng nói xuyên qua màn đêm: -Anh có thể tin chác là họ sẽ không quấy rối nữa.Tôi vẫn luôn luôn ở tư thế đề phòng đấy.
Ông Ăn-đơ-út cùng với một khẩu súng săn nhô ra phía ngoài cửa sôơr phía trêngác toà soạn Diễn đàn Mây-cơm.
Đã quá giờ đi ngủ rất lâu rồi,tôi rất mệt.Hình như cha tôi và ông Ăn-đơ-út muốn trò chuyện đến hết đêm.Sau cùng,cha tôiquay lại,tắt ngọn đèn ở trên cửa trại giam,xách cái ghế lên. -Bác Phin-chơ ơi, để cháu mang cho,- Đin lên tiếng.Suốt từ lúc nãy, Đin chưa hề nói một lời nào. -Ồ,cảm ơn cháu. Chúng tôi đi về phía phòng làm việc của cha tôi. Đin và tôi đi phía sau,cha tôi và Giêm đi phía trước. Đin vác chiếc ghế,mỗi lúc bước một chậm hơn.Cha tôi và Giêm càng đi vượt xa,tôi nghĩ rang cha tôi đanh mắng mỏ Giêm về tội lúc nãy không chịu đi về nhà,nhưng tôi đã nhầm.Lúc hai người đi qua ngọn đèn sang ở đường,tôi thấy cha tôi đưa tay xoa đầu Giêm, đó là một cử chỉ thân yêu của cha tôi.
Giêm dẫn tôi về buồng riêng của Giêm, đặt tôi vào giường bên cạnh anh ấy. -Em ccó ngủ đi,-Giêm bảo tôi.-Có lẽ hết ngày mai,tất cả sẽ kết thúc. Tôi rất mệt và hầu như ngủ thiếp ngay, nhưng tôi vẫn không thể nào quên được hình ảnh cha tôi lẳng lặng gập tờ báo lại và hất mũ ra sau gáy.Thình lình,tôi chợt hiểu ý nghĩa của những việc xảy ra hồi đêm,tôi bắt đầu khóc,Giêm hết sức tốt:anh ấy không hề bảo tôi rằng một đứa bé chưa đầy chin tuổi không làm được những việc như thế. Sáng hôm sau,cả nhà đều ăn rất ít,chỉ trừ có Giêm,Giêm ăn ba quả trứng.Trên gương mặt của cha tôi hiện vẻ than phục chân thật.Cô Ê-lich-dan –đơ-rơ đang uống cà-phê, ánh mắt lọ vẻ không hài long.Trẻ con mà đang đêm lẻn ra khỏi nhà,là một điều ô nhục cho gia đình.Cha tôi bảo rằng rất vui vì điều ô nhục đó đã xảy ra kịp thời,nhưng cô Êlich-dan-đơ-rơ nói: -Không đúng, ông Ăn-đơ-út luôn luôn có mặt ở đó. Cha tôi đặt con dao ăn xuống: -Sói con,tại sao con không uống cà-phê? Tôi đang dung cái thìa nghịch tách cà-phê. -Con vẫn ngĩ rằng bác Ca-ninh-ơm là một người bạn của gia đình ta.Từ lâu lắm,bố đã bảo con thế. -Bác ấy vẫn là một người bạn của chúng ta đấy chứ. -Nhưng đêm qua,bác ấy muốn hại bố. Cha tôi đặt cái dĩa xuống bên cạnh con dao, đẩy đĩa ăn sang một bên”
-Bác Ca-ninh-ơm căn bản là một người tốt.Bác ấy cũng như mỗi một người chúng ta đều có những nhược điểm. Giêm nói: -Bố đừng gọi đó là những nhược điểm. Đêm qua,lúc bước chân tới đó,bác ấy hẳn đã muốn giết bố. -Bác ấy cũng có thể làm hại bố một chút;nhưng khi lớn lên con sẽ hiểu con người hơn.Trong quần chúng có những đám bất lương. Đêm hôm qua,bác Ca-ninh-ơm là một phần tử trong cái đám bất lương đó,nhưng bác ấy vẫn là một con người.Một đứa tre tám tuổi cũng có thể làm họ trở nên hiểu lẽ phải. Điều đó chứng tỏ rằng có thể ngăn chặn được những bọn bất lương điên rồ,bởi vì bọn họ vẫn là những con người. Cha tôi đẩy chiếc ghế, đứng dậy. -Giêm này,trong ngày hôm nay bố không muốn con dẫn em Sói con vào khu trung tâm nữa đâu,nhớ đấy nhé. -Ngày hôm nay,hai cháu phải ở trong sân này,-Cô E-lich-dan-đơ-rơ lên tiếng lúc thấy chúng tôi men ra cổng trước. Hôm nay giống như ngày thứ bảy.Nhân dân ở tây cực nam của quận liên tiếp kéo nhau qua nhà chúng tôi.Khi họ đi qua nhà chúng tôi,Giêm kể cho Đin nghe lai lịch của những người có tiếng tăm. Chúng tôi quanh quẩn ở nhà cho đến trưa thì cha tôi về ăn bữa trưa.Cha tôi kể rằng buổi sang hôm nay đã bầu xong đoàn hội thẩm.Sau bữa ăn,hai an hem chúng tôi rủ Đin vào khu trung tâm. Đó là một ngày quan trọng.Trên quảng trường toà án đầy những nhóm người ngồi trên những tờ báo đang ăn bánh khô,uống xi-rô và sữa nống đựng trong bình.Một số người ăn đồ nguội,gà giò,sườn lợn rán. Ở một gõca xa trong quảng trường,những người da đen lặng lẽ ngồi dưới nắng,họ ăn lương khô với cá xa-đin. ÔNg Đôn-phớt Rây-mơn ngồi cùng với họ. -Tại sao ông ấy lại ngồi cùng với những nguời da đen nhỉ?- Đin hỏi. Giêm trả lời: -Tớ cho là ông ấy thích họ hơn là thích chúng ta. Ông Đôn-phớt sống ở con đường gần ranh giới của quận. Ông ấy có một bà vợ da đen và nhiều đứa con lai. -Anh Giêm ơi,-tôi hỏi,-thế nào là một đứa trẻ con lai? -Là một đứa nửa trắng,nửa đen.Nó không thuộc về một loại người nào cả.Nó không phải là một người da đen, vì nó có một nửa dòng máu da trắng.Nó cũng không phải là một người da trắng, vì nó có một nửa dòng máu da đen; vậy nó không thuộc về loại người nào cả.Nhưng người ta nói rằng hiện nay ông Đôn-phớt đã gửi hai đứa con lên miền Bắc học. Ở miền Bắc,người ta đối xử với chúng không tồi tệ đâu. Như cùng tuân theo một dấu hiệu vô hình nào đó,những ngưòi ngồi ăn trên quảng trường đều đứng dậy.Trẻ con bám lấy mẹ, đàn ông tụ họp các người trong gia đình lại và đưa vợ con đi qua cửa toà án.Tại một góc phía xa trong quảng trường, ông Đôn-phớt
cũng đứng dậy.Họ kiên nhẫn đứng đợi ở cửa để cho các gia đình người da trắng vào trước đã. -Chúng mình vào đi,- Đin bảo. -Đừng,chúng mình đợi cho họ vào xong đã,bởi vì bố tớ không muốn chúng mình đến đây đâu,-Giêm nói. Giữa đám đông, tôi tách khỏi Giêm và Đin, tôi không để ý xem Giêm có bứơc theo tôi không.Tôi thấy mình đang đứng giữa hội viên của câu lạc bộ Những người nhàn tản. Đó là những người không hề làm gì cả.Cha tôi bảo rằng họ thông thạo luật pháp chẳng kém gì ông Chánh án toà án tối cao, bởi vì họ đã dự các phiên toà trong nhiều năm. Họ là công chúng thường xuyên của toà án. Họ đang bàn tán về cha tôi: -…cho rằng ông ấy hiểu được việc làm của mình. -Để tôi kể cho các bác nghe một điểm này,bác Bi-li nhé, chắc bác cũng biết rằng ông chánh án đã cử ông ta bào chữa cho tay da đen. -Đúng thế,nhưng chính ông Ê-ti-cớt cũng muốn bảo vệ cho hắn ta cơ. Đó là điểm tôi không ưa. Giêm gọi: -Sói con,lại đây, chẳng còn một chỗ ngồi nào nữa đâu,chúng mình phải đứng đấy. Chúng tôi thật không may, tất cả là do tôi, Giêm bảo thế. Chúng tôi đứng cạnh tường, có vẻ buồn thiu. -Các cháu không vào được à? Giáo sĩ Xai-cơ nhìn chúng tôi, tay ông cầm chiếc mũ đen. -Chào giáo sĩ ạ,-Giêm nói.-Tất cả là do Sói con đấy ạ. -Được,chúng ta hãy thử xem thế nào. Giáo sĩ Xai-cơ trèo lên gác.Một lát sau ông đã quay lại. -Dưới nhà không còn một chỗ ngồi nào nữa.Lên gác cùng với ta,các cháu bằng long chứ? -Tốt lắm ạ,-Giêm đáp. Chúng tôi sung sướng đi theo giáo sĩ Xai-cơ. Chúng tôi trèo lên cầu thang và đứng đợi ở cửa.Giáo sĩ Xai-cơ lùi lại phía sau,nhẹ nhàng đẩy chúng tôi lách qua những người da đen ngồi ở ban công. Bốn người da đen đứng dậy, nhường cho chúng tôi chỗ ngồi ở hàng ghế trước. Ban công dành cho người da đen chạy theo ba mặt tường của phòng xử án,giống như hành lang ở tầng nhà thứ hai. Ngồi tren ban công chúng tôi có thể nhìn thấy tất cả mọi thứ. Đoàn hội thẩm ngồi ở phía trái,dưới một cửa sổ dài. Họ đều có vẻ là các chủ trại hoặc dân thị trấn thường rất ít khi tham gia đoàn hội thẩm.
Viên chưởng lý và một người đàn ông lạ mặt, cha tôi và anh Tôm ngồi ở mấy cái bàn, quay lưng về phía chúng tôi. Các nhân chứng ngồi trên những chếc ghế ở phía trong hàng lan can ngăn cách chỗ xử án với công chúng.Họ cũng quay lưng về phía chúng tôi. Ông chánh án Tây-lơ ngồi trên một chiếc ghế, ông có vẻ như một con cá mập già đanh ngủ. Ônh giống như hầu hết những ông chánh án mà tôi đã thấy: đáng yêu,tóc bạc,khuôn mặt hồng hào. Đôi khi,nhất là sau bữa ăn, ông có vẻ như đang ngủ gật,nhưng có một lần một luật sư đẩy một chồng sách trên sàn nhà với một cố gắng liều lĩnh để đánh thức ông, thì ông chánh án lầm bầm,mắt vẫn không mở: -Ông Uýt-li, ông mà còn làm thế nữa, tôi sẽ phạt ông một trăm đô-la đấy. Ông chánh án Tây-lơ là một trong những người rất tinh tường luật pháp, ông nắm rất vững những vụ án mà ông ngồi xử. Ông có những thói quen rất thú vị. Ông cho phép được hút thuốc trong phòng xử, còn bản thân ông lại không hút. Thỉnh thoảng ông đưa một điếu xì-gà dài lên mồm, chậm rãi nhai. Một lần, tôi hỏi cha tôi: bà Tây-lơ hôn ông Tây-lơ như thế nào,cha tôi đáp là hai người không hay hôn nhau. Vành móng ngựa ở phía tay phải ông chánh án Tây-lơ.Khi chúng tôi ngồi vào chỗ thì ông Héc Tây-tơ đang ở phía trước vành móng ngựa. Anh Giêm ơi,-tôi hỏi,-những người trong gia đình Iu-ơn đang ngồi ở chỗ kia,có phải không anh? -Khẽ chứ,-Giêm đáp,- ông Héc Tây-tơ đang khai đấy. Trong phiên xử này, ông Tây-tơ ăn mặc khác hẳn, ông mặc thường phục nên ông có phần nào giống mọi người khác.Từ lúc đó tôi không còn sợ ông Tây-tơ nữa. Ông cảnh sát trưởng ngồi trên ghế,hai bàn tay để giữa đầu gối, ông đang chăm chú lắng nghe viên chưởng lý. Viên chưởng lý Gin-mơ đối với chúng tôi không phải là người quen thuộc lắm.Chúng tôi ít khi nhìn thấy ông, bởi vì toà án không phải là nơi hai an hem chúng tôi đặc biệt chú ý.Tuổi ông Gin-mơ đâu chừng khoảng bốn mươi, sáu mươi gì đó. -…bằng chính lời của ông, ông Tây-tơ,- ông Gin-mơ đang nói. -Vâng,- ông Tây-tơ vừa sờ cái kính vừa nói với đầu gối của mình,-tôi được mời… -Ông Tây-tơ,khi nói xin ông hãy hướng về phía đoàn hội thẩm.Cảm ơn ông.Ai mời ông? -Bốp…ông Bốp Iu-ơn ngồi kia kìa,vào một tối… -Ông cho biết là tối hôm nào? -Đó là tối hôm hai mươi mốt tháng mười một.Tôi vừa rời văn phòng làm việc về nhà,thì B…ông Iu-ơn bước vào. Ông ấy có vẻ rất xúc động. Ông Iu-ơn mời tôi đến nhà ông ấy ngay, bởi vì có một anh da đen đã cưỡng hiếp con gái ông ấy. -Ông có đến không? -Có chứ.Tôi nhảy vào ô-tô, phóng thật nhanh. -Ông đã thấy những gì?
-Tôi thấy cô gái đang nằm ở giữa sàn căn buồng ngoài,từ ngoài đi vào thì căn buồng ở bên tay phải.Cô ta bị đánh đập khá đau, tôi giúp cô ta đứng dậy,cô ta rửa mặt trong một cái xô ở góc nhà và nói là đã cảm thấy dễ chịu.Tôi hỏi cô ta đã bị ai xâm hại đến, cô ta bảo là Tôm Rô-bin-xơn… Ông chánh án Tây-lơ đang ngắm móng tay đột nhiên ngẩng đầu lên nhìn cha tôi,nhưng cha tôi vẫn im lặng. -…Tôi hỏi cô ta:có phải cô bị anh Tôm Rô-bin-xơn đánh đập tàn tệ như thế không. Cô ta trả lời: đúng vậy. Tôi hỏi cô ta đã bị anh Tôm Rô-bin-xơn làm hại chưa,cô ta đáp: rồi.Thế là tôi bèn đến nhà ảnhô-bin-xơn, đưa anh ấy lại, cô ta nhận diện là đúng,tôi bèn tống giam anh Tôm Rô-bin-xơn. Toàn bộ sự việc là như thế. -Cám ơn ông,- ông Gin-mơ nói. Ông chánh án Tây-lơ lên tiếng: -Ông E-ti-cớt, ông có hỏi gì không? -Có,-cha tôi đáp.-Thưa ông cảnh sát trưởng, ông có cho mời một bác sĩ nào đến không?Có ai đi mời bác sĩ không? -Không,- ông Tây-tơ đáp. -Không mời bác sĩ đến? -Không mời bác sĩ,- ông Tây-tơ nhắc lại. -Tại sao không mời? -Tôi xin trình bày để ông biết lí do tôi không mời bác sĩ.Thưa ông Phin-chơ, tôi thấy không cần thiết. Cô ta bị đánh đập rất tàn nhẫn.Sự việc xảy ra đã rõ rang. -Ông có cho mời bác sĩ đến không?Trong khi ông có mặt ở đấy, có ai đi mời bác sĩ không? -Không,… Ông chánh án Tây-tơ xen vào: -Ông E-ti-cớt, ông ấy đã trả lời câu hỏi của ông ba lần rồi. Ông Héc Tây-tơ đã không cho mời bác sĩ đến. Cha tôi nói: -Thưa ông chánh án, tôi chỉ muốn biết cho thật chắc chắn. Ông chánh án mỉm cười. -Thưa ông cảnh sát trưởng,-cha tôi nói,- ông đã khai rằnh cô ta bị đánh đập tàn nhẫn.Tàn nhẫn như thế nào? -Ờ…
-Xin ông hãy tả lại những thươnh tích của cô ta. -Vâng,cô ta bị đánh khắp đầu.những vết tím bầm lan xuống đến tận cánh tay, một bên mắt thâm tím. -Mắt bên nào? Ông Tât-tơ lùa hai bàn tay vào mái tóc. -Để tôi nghĩ đã,- ông nói khẽ, rồi nhìn cha tôi với cái vẻ tựa như ông coi câu hỏi của cha tôi là một câu hỏi có vẻ trẻ con. -Ông có nhớ không?-Cha tôi hỏi tiếp Ông Tây-tơ chỉ vào một người vô hình nào đó cách năm in-chơ ở trước mặt ông và nói: -Mắt trái. -Thưa ông cảnh sát trưởng, xin ông trả lời thêm chút nữa,-cha tôi nói.-Mắt bên trái đối với ông hay mắt bên trái cô ta? Ông Tây-tơ đáp: -Phải rồi, thưa ông Phin-chơ, mắt bên phải của cô ta. Tôi nhớ rồi, cô ta bị đánh ở phía mắt bên đó… Ông Tây-tơ có vẻ như chợt nhận ra rất rõ ràng một điều gì đó. Rồi ông quay đầu lại nhìn anh Tôm Rô-bin-xơn. Tựa như có linh tính, anh Tôm ngẩng đầu lên. Cha tôi cũng có vẻ nhận ra rất rõ ràng một điều gì đó khiến cha tôi phải đứng dậy: -Thưa ông cảnh sát trưởng, xin ông nhắc lại lời ông vừa nói. -Mắt bên phải của cô ta, tôi đã nói như thế. Cha tôi đi đến bàn của ông thư kí ghi biên bản và cúi xuống gần ông ta. Ông thư kí ngừng viết, nói với cha tôi: -Thưa ông Phin-chơ, tôi nhớ rồi: cô ấy bị đánh phía mặt bên đó. Cha tôi ngước mắt nhìn ông Tây-tơ: -Thưa ông Héc,bên nào, xin ông nhắc lại cho? -Ở bên phải, thưa ông Phin-chơ, cô ta còn bị nhiếu vết thâm tím khác nữa…ông có muốn nghe tôi kể không? -Có, những vết thương tích khác của cô ta như thế nào? -…hai cánh tay thâm tím, cô ta chìa cổ cho tôi xem.Có những vết tay hằn rõ vệt trên… -Ở quanh cổ họng? Ở phía sau cổ?
-Thưa ông Phin-chơ, tôi muốn nói là những vết tay ở xung quanh cổ. -Đúng như thế? -Vâng,cổ họng cô ta nhỏ, ai cũng có thể nắm được… -Xin ông chỉ trả lời “có” hoặc “không”, thưa ông cảnh sát trưởng,-cha tôi lạnh lùng nói: Ông Tây-tơ im lặng. Cha tôi ngồi xuống. Ông chánh án gật đầu ra hiệu cho ông Tây-tơ. Ông cảnh sát trưởng đứng dậy, bước xuống khỏi cái bục ở vành móng ngựa. -…Rô-bớt E. Li Iu-ơn!-Viên thư kí toà gọi. Một người đàn ông nhỏ bé, trông giống một con gà chọi, đứng dậy, hãnh diện bước tới vành móng ngựa; lúc hắn nghe thấy gọi đến tên, phía sau cổ của hắn đỏ gay lên. Hắn quay mặt lại giơ tay thề, chúng tôi hấy mặt hắn cũng đỏ gay như cổ, mái tóc mới cắt dựng ngược, mũi hắn nhỏ, nhọn và bong loáng. Mọi thị trấn going như thị trấn Mây-cơm đều có những gia đình như gia đình Iu-ơn này. Bọn họ trướ sau cũng chỉ là khách lạ của quận trong thời kì kinh tế thịnh vượng cũng như trong thời suy thoái. Gia đình Iu-ơn sống ở phía sau bãi rác của thị trấn, ở trong một căn nhà trước kia vốn là của một người da đen. Ngày nào gia đình Iu-ơn cũng thu dọn bãi rác, tạo cho mảnh đất xung quanh nhà giống như chỗ chơi của một đứa trẻ điên; mảnh sân bẩn thỉu chứa những bộ phận sót lại của chiếc xe Pho kiểu T, một chiếc ghế chữa răng, một thùng đựng nước đá, những chiếc giày cũ và các loại ra-đi-ô, khung ảnh, bình đựng quả vỡ nát. Tuy vậy, cũng có những thứ làm cho dân chúng ở Mây-cơm ngạc nhiên. Sát hang rào, sáu chậu hoa đứng thành một hang, đầy những hoa phong lữ đỏ rực rỡ. Những chậu hoa nàu được chăm sóc cẩn thận tựa như đó là những chậu hoa của cô MO-đi Ét-kin-xơn. Người ta bảo rằng đó là sáu chậu hoa của Mây-e-lơ Iu-ơn. Không ai biết rõ gia đình đó có bao nhiêu đứa trẻ. Người thì nói là sáu, người thì bảo là chin. Khi đi ngang qua đấy, người ta bao giờ cũng thấy thấp thoáng ở cửa sổ mấy bộ mặt bẩn thỉu. -Ông tên là Rô-bớt Iu-ơn?- Ông Gin-mơ hỏi. -Dạ, đúng đó là tên tôi ạ. -Ông là bố cô Mây-ê-lơ Iu-ơn, có phải không ? -Vâng ạ,-Iu-ơn khẽ khàng đáp. -Ông Iu-ơn, ông có thể kể cho chúng tôi nghe,bằng chính lời của ông, về sự việc xảy ra vào tối ngày hai mươi mốt tháng mười một, được chứ? Giêm nhăn mặt.”Bằng chính lời của ông” Là một câu nói “chính hiệu” của ông Gin-mơ. Chúng tôi tự hỏi rằng ông Gin-mơ sợ nhân chứng khai bằng lới của người nào khác hay sao.
-Vâng ạ, tối ngày hai mươi mốt tháng mười một, tôi từ rừng đi về nhà, đúng lúc đến hang rào thì tôi nghe thấy con bé Mây-ê-lơ đang hét lên ở trong nhà như một con lợn bị chọc tiết… Lúc này, ông chánh án liếc nhanh nhân chứng đang khai bằng một giọng buồn ngủ: -Đó là lúc mấy giờ, ông Iu-ơn? -Ngay trước khi mặt trời lặn ạ. Dạ, tôi đang nói là con bé Mây-ê-lơ đang hét lên… Ông chánh án lại liếc nhìn làm cho Iu-ơn im lặng. -Đúng thế chứ?Cô ấy đang kêu?- Ông Gin-mơ hỏi. Iu-ơn nhìn ông chánh án: -Dạ, con bé Mây-ê-lơ đang kêu lên giống như…thế là tôi vứt bỏ củi xuống thật nhanh. Tôi chạy lại bên cửa sổ, tôi thấy…-mặt Iu-ơn lại đỏ lên. Hắn đứng dậy, giơ tay chỉ anh Tôm Rô-bin-xơn,-…tôi thấy cái thằng da đen này đang hiếp con gái tôi. Ông chánh án gõ búa liên tiếp trong năm phút. Cha tôi đứng lên, đang nói gì đó với ông chánh án. Ông Héc Tây-tơ là nhà chức trách đầu tiên của quận đứng ở lối đi giữa đang cố lập lại trật tự trong phòng xử. Phía sau chúng tôi, vang lên tiếng gầm giận dữ của những người da đen. Giáo sĩ Xai-cơ cúi sang chỗ tôi và Đin, kéo khuỷu tay Giêm: -Cháu Giêm này, ta thấy cháu nên đưaem Gin Lu-i về nhà thì tốt hơn. Cháu Giêm, cháu nghe thấy ta nói chứ? Giêm quay đầu lại: -Sói con, em về nhà đi. Đin này, cậu và Sói con đưa nhau về nhà đi. -Anh phải về nhà trước cơ,-tôi đáp và nhớ đến câu nói mà một lần cha tôi đã bảo tôi. Giêm giận dữ nhìn tôi, rồi quay sang nói với giáo sĩ: -Thưa giáo sĩ, cháu nghĩ rằng cũng chẳng sao, nó không hiểu gì đâu ạ. Tôi rất phật ý: -Chắc chắn là em hiểu chứ,em hiểu chẳng kém gì anh. -Thưa giáo sĩ, nó không hiểu gì đâu ạ, nó chưa được chín tuổi.
Cặp mắt đen của giáo sĩ Xai-cơ có vẻ lo lắng: -Bố cháu có biết chuyện các cháu đến đây không? Chỗ này không thích hợp với Gin Lu-i, mà cũng chẳng thích hợp với một đứa con trai như cháu đâu. Giêm lắc đầu:
-Ở xa như thế này, bố cháu không thể nhìn thấy chúng cháu. Thưa giáo sĩ, cũng chẳng sao đâu ạ. Tôi biết rằng lúc này không có cái gì có thể làm Giêm bỏ về được. Đin và tôi được yên ổn tuy rằng cha tôi có thể nhìn thấy chúng tôi, nếu từ chỗ cha tôi ngồi, ông quay lên nhìn. Iu-ơn đang ngồi đầy vẻ tự đắc trên chiếc ghế trước vành móng ngựa. Chỉ một lời, hắn đã khiến cho công chúng đang vui vẻ rtở thành một đám đông giận dữ, rì rầm bàn tán. Đã điều khiển lại được phiêb toà, ông chánh án Tây-tơ dựa lưng vào ghế. Trông ông đột nhiên có vẻ mệt mỏi, vẻ già cả hiện lên rất rõ, tôi nhớ là cha tôi đã nói là ông chánh án và bà vợ không hay hôn nhau ; ông Tây-tơ phải gần bẩy mươi tuổi rồi. Ông chánh án nói: -Vừa rồi có một đề ngị: phiên toà này sẽ xử kín,không cho công chúng tham dự, hoặc ít nhất cũng cấm phụ nữ và trẻ em. Hiện nay, lời đề nghị đã bị bác bỏ. Mọi người thường nhìn điều gì mà họ muốn nhìn, hoặc nghe điều gì mà họ muốn nghe, nhưng tôi yêu cầu các ông, các bà một điểm như sau : nhìn hoặc nghe những gì trong phiên xử hôm nay,các ông, các bà đều phải giữ trật tự hoặc là các ông các bà hãy bỏ ra về. Nhưng các ông, các bà không nên ra về, trừ phi các ông, các bà bị ghép vào tội phỉ bang toà án. Còn ông Iu-ơn, ông hãy cố gắng khai bằng ngôn ngữ thiên chúa giáo của ông. Ông Gin-mơ, tiếp tục đi. Chừng nào Iu-ơn còn ngồi trước vành móng ngựa, ông chánh án vẫn chằm chằm nhìn hắn. Ông Gin-mơ và cha tôi nhìn nhau. Cha tôi ngồi xuống, tì nắm tay vào má; chúng tôi không nhìn thấy mặt ông. Ông Gin-mơ có vẻ khá thất vọng. Ông ta hỏi: -Ông Iu-ơn, ông đã khai rằng ông đứng ở cửa sổ? -Vâng ạ. -So với mặt đất, cửa sổ đó cao bao nhiêu? -Khoảng ba bộ. -Ông nhìn thấy phía trong căn buồng rõ chứ? -Vâng ạ. -Căb buồng lúc đó mang vẻ như thế nào? -Dạ, trông như vừa mới xảy ra một cuộc vật lộn. -Khi nhìn thấy bị cáo, ông đã hành động như thế nào? -Dạ, toii chạy vòng căn nhà để vào buồng, nhưng hắn chạy ra khỏi cửa trước ngay trước mặt tôi. Tôi nhận ra hắn rõ rang. Tôi đang hết sức bối rối về con bé Mây-ê-lơ, nên không đuổi theo hắn. Tôi chạy vào trong nhà thì thấy con gái tôi nằm trên sàn đang kêu la… -Thế rồi ông làm gì?
-Dạ, tôi vội chạy thật nhanh đi tìm ông Tây-tơ. Tôi đã biết hắn rõ rang rồi. Hắn ở trong cái ổ da đen đó,hằng ngày,hắn thường đi qua nhà tôi. -Ông Iu-ơn, cảm ơn ông. Từ trên vành móng ngựa, nhân chứng vội nhảy ngay xuống, chạy lại chỗ cha tôi lúc nãy đã đứng dậy để hỏi hắn. Ông chánh án cứ để mặc cho cả phiên toà cười ồ lên. Ông Iu-ơn, hãy khoan một chút,-cha tôi nói.- Ông cho tôi hỏi một vài câu. Iu-ơn quay lại vành móng ngựa, ngồi xuống ghế, đưa mắt nhìn cha tôi với vẻ nghi ngờ ngạo mạn. -Ông Iu-ơn, -cha tôi bắt đầu,-tối hôm đó, ông đã chạy đi chạy lại nhiều chỗ.Chúng tôi đã nghe ông khai rằng ông chạy tới cửa sổ, chạy vào trong nhà, chạy tới chỗ cô Mây-ê-lơ, chạy đi tìm ông Tây-tơ. Trong tất cả những lần chạy này, ông có chạy đi tìm bác sĩ không? -Không cần.Tôi đã thấy rõ sự việc đã xảy ra. -Nhưng có một điểm mà tôi không hiểu. Ông không lo gì đến tình trạng của cô Mây-ê-lơ à? -Tôi đã thấy rất rõ ràng. Tôi đã nhìn thấy rõ đứa gây ra việc đó. -Không, tôi muốn nói là tình trạng sức khoẻ của cô Mây-ê-lơ cơ. Ông không nghĩ rằng ngay tức khắc cần tới sự chăm sóc của một bác sĩ ư? Iu-ơn đáp rằng hắn không bao giờ nghĩ đến điều đó, trong đời hắn, chẳng bao giờ hắn đi mời bác sĩ đến chữa cho con cái cả, nếu mời bác sĩ thì sẽ làm hắn tốn năm đô-la. -Ông hỏi xong rồi chứ?-Iu-ơn hỏi. -Chưa đâu,-cha tôi nói.- Ông Iu-ơn, ông đã được nghe lời khai của ông cảnh sát trưởng rồi, có phải không? -Sao cơ? -Khi ông Héc Tây-tơ khai trước vành móng ngựa, ông có mặt trong phòng xử án này, có đúng không? Ông đã nghe tất cả những lời ông cảnh sát trưởng đã khai, có phải không? Iu-ơn cho rằng câu hỏi chẳng có gì là đáng ngại cả. Hắn đáp: -Đúng thế. -Ông có đồng ý với những lời mô tả của ông cảnh sát trưởng về những thương tích của cô Mây-ê-lơ không? Ông cảnh sát trưởng khai rằng mắt bên phải của cô ấy tím bầm, có những vết thâm tím ở quanh… -Có. Tôi hoàn toàn đòng ý với toàn bộ lời khai của ông Tây-tơ. -Ông hoàn toàn đồng ý?-Cha tôi nhẹ nhàng hỏi lại.-Tôi chỉ muốn biết cho thật chắc chắn.
Cha tôi đi tới chỗ ông thư kí ghi biên bản, nói một câu gì đó. Ông thư kí đọc lại trong mấy phút những lời khai của ông Tây-tơ. Ông Bớt, xin cám ơn ông,-cha tôi nói.- Ông Iu-ơn ông đã được nghe lại một lần nữa. Ông có bổ sung thêm điều gì không? Ông có đồng ý với ông cảnh sát trưởng không? -Tôi hoàn toàn đồng ý với ông Tây-tơ. Mắt con gái tôi bị tím bầm, nó bị đánh đập tàn nhẫn. Cái con người nhỏ bé này một lần nữa trông lại càng giống một con gà chọi đỏ ửng. Rõ ràng hắn cho rằng cha tôi là một đối thủ dễ chịu. -Ông Iu-ơn, ông có biết đọc, biết viết không? Ông Gin-mơ chặn lời: -Tôi phản đối. Việc có biết chữ hay không của nhân chứng không liên quan gì đến vụ án này cả. Ông chánh án Tây-lơ định lên tiếng, nhưng cha tôi đã nói ngay: -Thưa ông chánh án, nếu ông cho phép tôi được hỏi tiếp, thì chỉ một câu hỏi nữa, ông sẽ rõ ngay thôi. -Được, chúng ta hãy chờ xem,- ông chánh án nói,-nhưng phải chắc chắn tìm ra được vấn đề, ông E-ti-cớt ạ. Ông Gin-mơ cũng tò mò muốn như tất cả công chúng dự phiên toà đều đang muốn biết trình độ học vấn của ông Iu-ơn lien quan đến vụ án như thế nào. -Tôi xin nhắc lại câu hỏi,-cha tôi nói.- Ông có biết đọc, biết viết không? -Dứt khoát là tôi biết chứ. -Ông có thể viết tên ông cho chúng tôi xem không? -Dứt khoát là tôi viết được chứ. Thế ông nghĩ rằng tôi ký thẻ lĩnh cứu tế bằng cách nào? Tôi cảm thấy lo ngại. Cha tôi hình như hiểu việc ông đang tiến hành. Không bao giờ, không bao giờ,không bao giờ trong cuộc thẩm vấn nên hỏi nhân chứng một câu hỏi mà không nắm trước được câu trả lời. Nếu cứ hỏi thì thường sẽ nhận được một câu trả lời trái với điều t among muốn, câu trả lời đó có thể làm ta thất bại. Tôi suy nghĩ với những suy luận trẻ con của mình. Cha tôi thọc tay vào túi áo trong, lấy ra một chiếc phong bì, rồi cha tôi rút cái bút máy ở túi áo ngoài. Cha tôi lắc lắc cái bút, đưa bút và phong bì cho Iu-ơn: -Ông có thể viết tên ông cho chúng tôi xem. Ông làm cho thật rõ để đoàn hội thẩm trông thấy ông viết. Iu-ơn đang viết lên mặt sau chiếc phong bì và tự đắc ngước nhìn ông chánh án Tây-tơ. Ông chánh án chăm chú nhìn hắn tựa như hắn là những bong hoa dành dành đang nở rộ trước vành mómg ngựa. Ông Gin-mơ lom khom nửa đứng nửa ngồi ở chỗ bàn của ông
ta. Đoàn hội thẩm cũng chăm chú quan sát Iu-ơn viết, một người cúi hẳn về phía trước, tay tì vào hang lan can. Viên hội thẩm này hỏi: -Có gì mà đáng chú ý thế nhỉ? -Ông Iu-ơn, ông thuận tay trái,- ông chánh án Tây-tơ nói. Iu-ơn giận giữ quay lại phía ông chánh án và bảo rằng hắn không thấy việc thuận tay trái của hắn có lien quan đén vụ án này. Hắn đã khai những việc đã xảy ra rồi, nếu cần hắn sẽ khai lại. Cha tôi không hỏi gì hắn nữa. Hình như tôi thấy cha tôi đã cố gắng chứng minh rằng chính Iu-ơn đã đánh đập Mây-êlơ. Tôi có thể hiểu rất rõ. Một người khác được gọi đến: -Mây-ê-lơ Vai-ơ-lít Iu-ơn…! (More coming soon)