Tnt Danchimviet Com Vande Biengioi Trenbao Nhandan2

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tnt Danchimviet Com Vande Biengioi Trenbao Nhandan2 as PDF for free.

More details

  • Words: 9,316
  • Pages: 20
DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Văn Hóa Đời Sống

Quan Điểm

Columns Huỳnh Việt Lang

Page 1 sur 20

Việt Nam

Diễn Đàn Dân Chủ

Chính Trị Xã Hội

Kinh Tế

Tài Liệu

Thế Giới

Blogs

Forum

10-01-2008

Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Nguyễn Văn Lục Sổ Tay Thường Dân TNT

Trương Nhân Tuấn

Thu Toa Soan

dcvblogs

Vài ý kiến nhân đọc bài phỏng vấn Thứ Trưởng bộ Ngoại Giao Vũ Dũng về vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân Tiếp theo phần I A. Vấn đề khu vực Nam Quan: Ở trên ông Vũ Dũng đã cho rằng “các mạng” loan tin sai hoặc vì do thiếu thông tin, hoặc vì do có “ý đồ”. Nhưng đọc phần trả lời của ông Vũ Dũng về khu vực Nam Quan người ta không khỏi nghi ngờ về sự hiểu biết “thông tin” của ông Dũng. Ông Dũng thiếu thông tin hay ông có “ý đồ”?

Login Biệt danh Mật mã Log vào Bạn chưa đăng ký độc giả? Bạn có thể đăng ký ở đây.

Trương Nhân Tuấn Nguồn: DCVOnline

Ông Dũng là Thứ Trưởng bộ Ngoại Giao kiêm Chủ Nhiệm Ủy Ban Biên Giới Quốc Gia, ông phải thông hiểu các vấn đề liên quan đến biên giới hơn ai hết. Ông nói “Tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị, theo các văn bản pháp lý lịch sử, đường biên giới luôn nằm phía nam Ải Nam Quan”. Điều này không sai nhưng không ai nói như thế vì nó không có ý nghĩa gì hết. Đường biên giới ở phía Nam của Nam Quan, ta thấy Hà Nội hay Sài Gòn đều ở phía Nam của Nam Quan, phải chăng đưòng biên giới qua các nơi này?

Đường biên giới tại cổng Nam Quan được xác định ra saotheo các công ước Pháp Thanh? Biên bản phân định ký ngày 7 tháng 4 năm 1886 của hai phái đoàn Pháp và nhà Thanh tại Đồng Đăng như sau: La Commission de Délimitation Franco Chinoise a reconnu, le sept avril mil huit

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) Biếm họa

Ai đang online? Hiện đang có 881 bạn đọc trên DCVOnline Log On Đọc DCVOnline trên Yahoo!

Thư mục DCVOnline Trang nhất Ban biên tập Góc bạn đọc Góp ý tòa soạn Gởi bài Lưu trữ Tin RSS

Page 2 sur 20

cent quatre vingt six, qu’à partir du point situé à cent mètres en avant de la Porte de Nam Quan, sur la route de Nam Quan à Ðồng Ðăng, la frontière remonte à l’Ouest jusqu’au sommet de la montagne rocheuse sur lequel est situé le fort marqué A sur le croquis ci joint, suit à partir de ce fort le haut de la muraille rocheuse qui domine la route de Ðồng Ðăng jusqu’au point marqué B sur le croquis. Ce point B se trouve à l’endroit où le sentier qui, se détachant de la route de Ðồng Ðăng à Nam Quan, conduit au village de Lung Ngieu, coupe la muraille rocheuse. Elle suit ensuite ce même chemin jusqu’au la Porte du village de Lung Ngieu. A partir de cette Porte elle reprend le haut des rochers qui contournent le cirque du village de Lung Ngieu pour arriver à un point marqué C. Du point C elle se dirige à l’Ouest jusqu’à la Porte de Kida. ....

Tạm dịch: Biên bản số 4. Ủy Ban Pháp Hoa Phân Ðịnh Biên Giới nhìn nhận, nhằm ngày bẩy tháng tư năm một ngàn tám trăm tám mươi sáu, từ một điểm được xác định cách cổng Nam Quan 100 thước trên đường từ Nam Quan về Ðồng Ðăng, đường biên giới theo hướng Tây đi lên đến đỉnh ngọn núi đá mà trên đó có một đồn binh được đánh dấu là điểm A ở trên sơ đồ kèm theo đây, sau đó đường biên giới đi từ điểm nầy theo đỉnh cao của bức tường núi đá nhìn xuống con đường Ðồng Ðăng cho đến điểm B đánh dấu trên sơ đồ. Ðiểm B là điểm mà con đường mòn đường mòn nầy là một nhánh rẽ của con đường Ðồng Ðăng đi Nam Quan dẫn đi đến làng Lũng Ngọ cắt bức tường núi đá. Ðường biên giới theo con đường mòn nầy cho đến Cổng làng Lũng Ngọ. Từ cổng nầy đường biên giới đi lên ngọn rặng núi đá bọc quanh thung lũng của làng Lung Ngieu để đi đến điểm C. Từ điểm C đường biên giới đi về hướng Tây cho đến cửa Du. Tài liệu khác là biên bản tổng hợp ký kết giữa đại tá Galliéni và ông tri phủ Long Châu tên Thái Hy Bân ngày 19 tháng 6 năm 1894, cột mốc tại Nam Quan được ghi nhận như sau: Tên Nam Quan, Mang số 18, cắm trên đường Nam Quan về Ðồng Ðăng, cách cổng Nam Quan 100 mét. (A environ 100m en avant de la porte de Nam Quan). Biên bản tiếng Hán thì cột mốc số 18 mang tên Trấn Nam Quan Ngọai 鎭南關外. Như thế cột mốc tại Nam Quan đã được xác định một cách rõ rệt trên hai biên bản: biên bản phân định 7 tháng 4 năm 1886 và biên bản phân giới, cắm mốc ngày 19 tháng 6 năm 1894, ghi rõ tên và vị trí cột mốc bằng 2 thứ tiếng (Pháp và Hoa). Mô tả như thế không thể chính xác hơn được nữa. Thế mà ông Dũng nói là: “các văn bản pháp lý về hoạch định và PGCM giữa Pháp và Nhà Thanh có những điểm quy định không rõ ràng”.

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 3 sur 20

Tài liệu của bộ Ngoại Giao, nơi ông Vũ Dũng làm việc đến chức Thứ Trưởng, công bố năm 1979 qua nhà Xuất Bản Sự Thật, nói về Nam Quan như sau: Năm 1955, tại khu vực Hữu Nghị Quan, khi giúp Việt Nam khôi phục đoạn đường sắt từ biên giới Việt Trung đến Yên Viên, gần Hà Nội, lợi dụng lòng tin của Việt Nam, phía Trung Quốc đã đặt điểm nối ray đường sắt Việt Trung sâu trong lãnh thổ Việt Nam trên 300m so với đường biên giới lịch sử, coi điểm nối ray là điểm mà đường biên giới giữa hai nước đi qua. Ngày 31 tháng 12 năm 1974, Chính Phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa đã đề nghị chính phủ hai nước giao cho ngành đường sắt hai bên điều chỉnh lại điểm nối ray cho phù hợp với đường biên giới lịch sử nhưng họ một mực khước từ bằng cách hẹn đến khi hai bên bàn toàn bộ vấn đề biên giới thì sẽ xem xét. Cho đến nay họ vẫn trắng trợn ngụy biện rằng khu vực hơn 300m đường sắt đó là đất Trung Quốc với lập luận rằng “không thể có đường sắt nuớc này đặt trên lãnh thổ nước khác”. Cũng tại khu vực này, phía Trung Quốc đã ủi nát mốc biên giới số 18 nằm cách cửa Nam Quan 100m trên đường Quốc Lộ để xóa vết tích đường biên giới lịch sử, rồi đặt cột mốc ki lô mét 0 đường bộ sâu vào lãnh thổ Việt Nam trên 100m, coi đó là vị trí đường quốc giới giữa hai nước ở khu vực này. Như vậy, họ đã lấn chiếm một khu vực liên hoàn từ đường sắt sang đường bộ thuộc xã Bảo Lâm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam, dài 3.100km (có lẽ ghi sai, m chứ không thể km, chú thích của tác giả) và vào sâu đất Việt Nam 0,500 km. Năm 1975, tại khu vực mốc 23 (xã Bảo Lâm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn), họ định diễn lại thủ đoạn tương tự khi hai bên phối hợp đặt ống dẫn dầu chạy qua biên giới: phía Việt Nam đề nghị đặt điểm nối ống dẫn dầu đúng đường biên giới, họ đã từ chối, do đó bỏ dở công trình này.

Như thế phía Việt Nam nắm vững hoàn toàn nội dung công ước Pháp Thanh, phần liên quan đến Nam Quan. Ông Vũ Dũng không thể không biết việc cột mốc mang số 18 cách cổng Nam Quan 100m đã bị Trung Quốc “ủi nát” và biên giới tại đây đã lấn vô phía Việt Nam trên 100m từ thời ông Hồ còn làm Chủ Tịch nước. Ông Dũng diễn dịch đường biên giới vùng Nam Quan với ngôn ngữ rất “ngoại giao”, rất chung chung, không nói chính xác cột mốc tại Nam Quan thời Pháp và nhà Thanh họ cắm tại đâu, cột mốc này sang thời chủ tịch Hồ Chí Minh thì bị Trung Quốc “ủi nát” và lấn đất ra sao. Ông không nói thì mọi người cũng thông cảm thôi. Vì nói ra thì để lộ cái tội không giữ được nước của Bác Hồ mà ông đã không hết lời ca ngợi: Gần tám thập kỷ qua, nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Ðảng và Bác Hồ kính yêu, đã đi qua những cuộc kháng chiến vô cùng gian khổ, chịu đựng những hy

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 4 sur 20

sinh, mất mát to lớn để giữ vững chủ quyền lãnh thổ của mảnh đất thân yêu này… Giữ thế nào mà lại viết công hàm nhượng đảo 1958, ký hiệp ước nhượng đất và biển năm 1999 và năm 2000? Thật mỉa mai phải không ông Vũ Dũng? B. Vấn đề thác Bản Giốc: Ông Vũ Dũng nói rằng: Thác Bản Giốc gồm hai phần: phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, không có tranh chấp; phần thác thấp gắn liền với sông Quây Sơn. Theo Công ước Pháp Thanh, đường biên giới đi giữa sông Quây Sơn đến thác và mốc 53 nằm phía trên thác đánh dấu sự chuyển hướng đường biên giới từ sông lên bờ. YouTube Thác Bản Giốc, by ruoimatto

Đây cũng là ngôn ngữ “ngoại giao”, chỉ nói chung chung, hiểu sao cũng đúng. Con sông Qui Xuân (Quây Sơn) bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy vào Việt Nam (qua Ải Lung, cột mốc 81), cắt một góc Đông Bắc Cao Bằng, và chảy vào lại Trung Quốc (mốc 30, 31, 32). Phần trên hay phần dưới thác đều thuộc sông Qui Xuân. Đoạn trên thuộc Việt Nam, đoạn dưới sông này (khoảng các

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 5 sur 20

cột mốc 30 31 32) con sông là đường biên giới. Nhưng thác Bản Giốc nằm ở đâu? Ông Dũng cho rằng thác gồm hai phần, phần trên và phần dưới, nhưng nói vậy là thiếu. Chỉ nói về trường hợp thác Bản Giốc. Thác Bản Giốc là một loại thác bậc thềm (có 3 bậc), cao khoảng 50m. Như thế thác Bản Giốc (cũng như các thác nước khác) có 3 phần: phần trên (là sông), phần giữa (là thác), phần dưới (là sông). Phần giữa thác Bản Giốc cao khoảng 50m. Ông Dũng nói thác có hai phần để khỏi cắt nghĩa lôi thôi về phần giữa, tức phần quan trọng nhất, cái thác thuộc về nước nào? Ký giả phỏng vấn rõ ràng không có kiến thức (thông tin) về thác nước. Nhưng thực ra vị trí thác Bản Giốc trên sông Qui Xuân (Quây Sơn) không đơn giản như ông Dũng mô tả. Sự thật về thác Bản Giốc như thế nào? Thác này theo tài liệu lịch sử thì thuộc về ai? Quí độc giả có thể xem bài viết sau đây, có đầy đủ hình ảnh, tài liệu lịch sử và pháp lý đính kèm. Http://www.congdongnguoiviet.fr/TaiLieu/tlTimHieuChuQuyenBanGioc.htm Trong bài viết này chúng tôi chỉ xin trưng ra tài liệu của bộ Ngoại Giao Việt Nam công bố năm 1979 nói về chủ quyền thác Bản Giốc. “Năm 1955 1956, Việt Nam đã nhờ Trung Quốc in lại bản đồ nước Việt Nam tỉ lệ 1/100.000. Lợi dụng lòng tin của Việt Nam, họ đã sửa ký hiệu một số đoạn đường biên giới dịch về phía Việt Nam, biến vùng đất của Việt Nam thành của Trung Quốc. Thí dụ: họ đã sửa ký hiệu ở khu vực thác Bản Giốc (mốc 53) thuộc tỉnh Cao Bằng, nơi họ định chiếm một phần thác Bản Giốc của Việt Nam và cồn Pò Thoong…. Tại khu vực cột mốc 53 (xã Ðàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng) trên sông Qui Thuận có thác Bản Giốc, từ lâu là của Việt Nam và chính quyền Bắc Kinh cũng đã công nhận sự thật đó. Ngày 29 tháng 2 năm 1976, phía Trung Quốc đã huy động trên 2.000 người kể cả lực lượng vũ trang lập thành hàng rào bố phòng dày dặc bao quanh toàn bộ khu vực thác Bản Giốc thuộc lãnh thổ Việt Nam, cho công nhân cấp tốc xây dựng một đập kiên cố bằng bê tông cốt sắt ngang qua nhánh sông biên giới, làm việc đã rồi, xâm phạm lãnh thổ Việt Nam trên cồn Pò Thoong và ngang nhiên nhận cồn này là của Trung Quốc.”

Theo tài liệu dẫn trên và các tài liệu lịch sử thì thác Bản Giốc hoàn toàn thuộc về Việt Nam. Ta thấy mới đây, phát ngôn nhân Trung Quốc ông Tần Cương có cho rằng phe Việt Nam thay đổi quan điểm theo thời gian. Ông này nói đúng. Thác Bản Giốc đang của Việt Nam bây giờ thành của Trung Quốc ½. Ông Dũng nói rằng vùng Bản Giốc chưa phân giới: “Hiện nay ta và Trung Quốc chưa PGCM đoạn biên giới khu vực này nhưng có thể khẳng định phần thác cao hoàn toàn thuộc Việt Nam, phần thác thấp sẽ được phân

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 6 sur 20

giới theo luật pháp và tập quán quốc tế về trung tuyến dòng chảy hoặc trung tuyến tàu thuyền đi lại được, hoàn toàn không có chuyện Việt Nam mất thác Bản Giốc như một số người nói. Hàng triệu lượt khách du lịch đến thác Bản Giốc đều biết rất rõ điều này”.

Từ lâu phía Trung Quốc đã đặt tên thác Bản Giốc của Việt Nam là Đức Thiên Bộc Bố và cho khai thác du lịch. Thác này được giới thiệu trên tờ quảng cáo du lịch “Guangxi Carte Touristique” như là “première grande chute d’eau transnationale de l’Asie”. Nếu chưa phân giới thì tại sao Trung Quốc có thể làm việc này được?. Ông Dũng lại nói sai. Kết luận: Không ngoại lệ, ông Vũ Dũng, không khác các nhân vật tương tự như Thứ Trưởng bộ Ngoại Giao Lê Công Phụng, ông Bộ Trưởng Nguyễn Dy Niên trong quá khứ, tất cả những tuyên bố hay trả lời phỏng vấn của các ông này chỉ làm cho vấn đề biên giới càng mù mờ thêm. Ở hai điểm trên biên giới được đề cập là Nam Quan và Bản Giốc, nội dung bài trả lời của ông Vũ Dũng không khác ông Lê Công Phụng, tức cả hai chối quanh là không có mất đất, có điều ông Dũng có cái lưỡi gỗ chuyên nghiệp hơn ông Phụng. Việc công tác cắm mốc kéo dài cho thấy đã có những tranh chấp sôi nổi chủ quyền một số vùng đất trên biên giới. Ở Nam Quan, Bản Giốc với những bằng chứng cụ thể như vậy cho thấy Việt Nam có mất đất cho Trung Quốc, nhà nước CSVN không thể ngụy biện. Chúng tôi nghĩ rằng, nhà nước CSVN không thể bưng bít thông tin mãi như thế được. Ông Vũ Dũng, với trách nhiệm đang có, nên công bố bộ bản đồ đính kèm hiệp ước 1999, một bộ phận không thể tách rời của HUBG 1999. Chỉ có việc công bố này mới có thể giải tỏa mọi ngộ nhận bất lợi nơi dư luận và chứng tỏ đây là một nhà nước có trách nhiệm.

Bài do tác giả gởi. DCVOnline biên tập và minh hoạ. Tài liệu tham khảo: hồ sơ phân định biên giới CAOM. Xem Biên Giới Việt Trung 1885-2000 – Lịch sử thành hình và những tranh chấp xuất bản năm 2005 của cùng tác giả. (1) Từ giới điểm số 6, đường biên giới theo sống núi, hướng Tây Nam đến một điểm gần yên ngựa phía Đông Bắc điểm có độ cao 2546 trong lãnh thổ Việt Nam, sau đó theo khe, hướng Đông Nam đến đầu nguồn suối Lũng Pô (Hồng Nham), rồi xuôi theo suối Lũng Pô (Hồng Nham) và hạ lưu của nó, hướng chung Đông Bắc đến hợp lưu suôn này với sông Hồng, từ đó đường biên giới xuôi sông Hồng, hướng Đông Nam đến hợp lưu sông Hồng với sông Nậm Thi (Nam Khê), tiếp đó ngược sông Nậm Thi (Nam Khê), hướng chung Đông Bắc đến hợp lưu sông Nậm Thi (Nam Khê) với sông Bá Kết (Bá Cát), rồi ngược sông Bá Kết (Bát Tự), hướng chung là hướng Bắc đến hợp lưu sông này với một nhánh suối không tên, sau đó ngược nhánh suối không tên đó, hướng Bắc đến giới điểm số 7. Giới điểm này ở giữa nhánh suối không tên nói trên, cách điểm có độ cao 614 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,00 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 595 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,20 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 463 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,65 km về phía Đông. Từ giới điểm số 7, đường biên giới rời suối, hướng Đông Bắc, đến điểm có độ cao 143, sau đó hướng Đông Bắc, cắt qua một khe rồi bắt vào sống núi, hướng Bắc,

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 7 sur 20

qua các điểm có độ cao 604, 710, 573, 620, 833, 939, 1201 đến điểm có độ cao 918, rồi theo đường phân thủy giữa các nhánh sông trong lãnh thổ Việt Nam và các nhánh sông trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 1158, 1077, 997, 1407, 1399, 1370, 1344, 1281, 1371, 1423, 1599, 1528, 1552, 1372, 1523, 1303 đến điểm có độ cao 984, sau đó theo sống núi nhỏ, hướng chung là hướng Nam đến giới điểm số 8. Giới điểm này ở hợp lưu sông Xanh (Qua Sách) với một nhánh phía Tây của nó, cách điểm có độ cao 1521 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,85 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 1346 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 3,82 km về phía Nam Tây Nam, cách điểm có độ cao 1596 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,27 km về phía Tây Tây Bắc. Từ giới điểm số 8, đường biên giới xuôi sông Xanh (Qua Sách), hướng chung là hướng Nam đến hợp lưu sông này với sông Chảy, rồi ngược sông Chảy, hướng chung Đông Nam, đến giới điểm số 9. Giới điểm này ở hợp lưu sông Chảy với sông Xiao Bai, cách điểm có độ cao 1424 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,95 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 1031 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,00 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 1076 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,40 km về phía Nam. (2) Từ giới điểm số 56, đường biên giới theo đường phân thủy giữa các nhánh sông trong lãnh thổ Việt Nam và các nhánh sông trong lãnh thổ Trung Quốc, hướng chung Đông Bắc, qua các điểm có độ cao 652, 975, 875, 835, 1150, 1082 đến giới điểm số 57. Giới điểm này ở điểm có độ cao 882, cách điểm có độ cao 638 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 3,55 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 1265 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,95 km về phía Nam Tây Nam, cách điểm có độ cao 1025 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,20 km về phía Tây Tây Nam. Từ giới điểm số 57, đường biên giới theo sống núi, hướng Tây Nam đến điểm tiếp nối với một khe, rồi theo khe, hướng Nam Đông Nam, đến giữa suối Tài Vằn, sau đó xuôi suối này và hạ lưu của nó là suối Nà Sa đến giới điểm số 58. Giới điểm này ở hợp lưu suối Nà Sa với một nhánh sông nằm ở phía Đông, cách điểm có độ cao 423 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,95 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 447 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,75 km về phía Nam, cách điểm có độ cao 320 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,45 km về phía Tây. Từ giới điểm số 58, đường biên giới ngược nhánh sông phía Đông nói trên đến ngã ba sông Đồng Mô, rồi ngược sông Đồng Mô, Bỉ Lao, Cao Lạn đến giới điểm số 59. Giới điểm này ở hợp lưu hai con suối Cao Lạn và Phai Lầu, cách điểm có độ cao 1052 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,10 km về phía Bắc, cách điểm có độ cao 600 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,57 km về phía Đông, cách điểm có độ cao 602 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,00 km về phía Tây. Từ giới điểm số 59, đường biên giới ngược suối Cao Lạn hướng Đông Nam, sau đó rời suối đi theo đường thẳng hướng Đông Đông Nam đến một chỏm núi không tên phía Bắc điểm có độ cao 960 trong lãnh thổ Việt Nam, rồi theo đường đỏ trên bản đồ đính kèm Hiệp ước đến giới điểm số 60. Giới điểm này ở điểm có độ cao 1100, cách điểm có độ cao 1156 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,10 km về phía Bắc Tây Bắc, cách điểm có độ cao 683 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 2,65 km về phía Tây Nam, cách điểm có độ cao 1094 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 0,95 km về phía Nam Tây Nam. Từ giới điểm số 60, đường biên giới theo sống núi nhỏ hướng Đông Bắc, xuống khe, rồi theo khe hướng chung là hướng Đông Bắc chuyển Đông Đông Nam, đến một nhánh thượng lưu sông Ka Long, sau đó xuôi theo sông này, hướng Đông Đông Bắc, đến giới điểm số 61. Giới điểm này ở hợp lưu sông Ka Long

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 8 sur 20

với một sông khác (Bắc Luân), cách điểm có độ cao 561 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 2,20 km về phía Đông Bắc, cách điểm có độ cao 117 trong lãnh thổ Việt Nam khoảng 0,95 km về phía Tây Bắc, cách điểm có độ cao 224 trong lãnh thổ Trung Quốc khoảng 1,60 km về phía Nam Tây Nam. Từ giới điểm số 61, đường biên giới xuôi theo trung tuyến luồng chính tầu thuyền đi lại của sông Ka Long, Bắc Luân, đến điểm cuối của nó, bắt vào giới điểm số 62. Giới điểm này là điểm tiếp nối đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của hai nước Việt Nam và Trung Quốc. [ Trở lại ] Đọc những bài khác trong mục Chính trị - Xã hội Việt Nam

Trang in

Gởi điện thư

Đăng Ý kiến của bạn về bài này?

Ý kiến Bạn đọc (DCVOnline không chịu trách nhiệm về nội dung của những ý kiến đóng góp từ bạn đọc)

Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 00:33:36 Ho Hui Vũ Dũng ơi là Vũ Dũng ,tên của ông sẽ hân hạnh được lịch sử ghi đậm như một nỗi ô nhục theo sau các tên Hồ Chí Minh ,Phạm Văn Đồng , Võ Nguyên Giáp , Ung Văn Khiêm .Hoàng Tùng , Lê Duẩn ,Lê Khả Phiêu ,Lê Đức Anh ,Đỗ Mười ,Nông Đức Mạnh.....Mỗi khi các địa danh như Ải Nam Quan ,Suối Phi Khanh ,Thác Bản Dốc ,Hòang Sa ,Trường Sa ....v.v....được nhắc đến .

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ] Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 14:26:10 UncleFox Gửi Tiểu Bảo , Năm 1955 ,TQ "lợi dụng lòng tin" của ĐCSVN ,lấn sâu vào nội địa VN đến 316m khi nối đường ray với VN.Thế mà năm 1956 VC lại để cho TQ tiếp tục "lợi dụng lòng tin" khi nhờ họ in bản đồ ...nước ta.Có điều kỳ quái là khi biết bản đồ do TQ in sai ,ăn gian ...mà tập đoàn VC vẫn cứ cho lưu hành . Anh Tiểu Bảo xưa nay vẫn cho ông Hồ là nhân vật tài ba xuất chúng ,cả "Tam Tuyệt" Lưu Bị ,Tào Tháo,Khổng Minh cộng lại vẫn chưa bằng . Thế thì tại sao ông ta lại để cho TQ hết "lợi dụng lòng tin" từ keo này đến keo khác ? Tôi thì nghĩ Kụ Hồ biết cả đấy .Thông minh tuyệt thế như Kụ thì cỡ Mao Trạch Đông có mà qua mặt được à ? Chẳng qua nội tổ của Kụ ,ngài Hồ Sĩ Tạo là người Tầu chính tông .Thế nên Kụ Hồ

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 9 sur 20

có đem vài mảnh đất làm quà cho quê nội cũng là đúng đạo lý (?) làm người đấy thôi .Phải không anh Tiểu Bảo ? [ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 00:37:35 Tâm Việt Trời sinh ra những kẻ gian Mặt khôn đổi phép, mặc ngoan tham tài Áo vàng ấm áp đà hay Khi sui đắp núi khi say xây thành Lấy đạt điền làm công thiên hạ Ðược mấy năm đất lở giếng mòn Con yết ạch ạch tranh khôn Vô già mở hội mộng tôn làm chùa Cơ trời xem đã mê đồ Ðế đô lại muốn mở đô cho người Ấy lòng trời xuôi lòng bất nhẫn Suốt vạn dân cừu giận oán than Dưới trên dốc chí lo toan Những đua bán nước bán quan làm giàu ST Nguyen Binh Khiem

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 01:09:56 Quoc Ủa, đọc qua bài viết này tui thấy sao mà Đoảng và Nhà nuớc CSVN cứ BỊ LỢI DỤNG LÒNG TIN hoài dzậy cà? Hết để cho anh em, đồng chí Tàu làm đường rầy trên đất Việt, rồi bản đồ nhờ in bị sửa mà không có ai phát hiện hay sao? Trí thức Bắc Hà đâu rồi ? Còn nếu như phát hiện ra rồi thì giải quyết ra sao? Đã vậy năm 1958 (3 năm sau khi bị lừa) lại còn viết công hàm Bán Nước nữa chớ! tui nghi ngờ cái cụm từ BỊ LỢI DỤNG LÒNG TIN lắm nghen. Hay là bác Hồ cùng đồng bọn có nhiều Mu Cao nên dân mình hổng hiểu nổi? Giờ đây, bác thì nằm "phu cơi" ở Ba Đình, PVĐồng, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Trường Chinh, thì cũng đã chầu Diêm Vương hết rồi, lấy ai ra mà hỏi

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 10 sur 20

Thủ thuật của VC là: Cứ chiếm đoạt, cướp bóc, nhà cửa, ruộng vườn, đất đai của dân rồi sẽ Hợp pháp hóa sau. Để lâu cứt trâu hoá bùn. Thì ra học chiêu này của anh Tàu sư phò đây mà! Trò còn giỏi hơn thầy đó nhen, chỉ có điều là bọn Tàu nó cướp của VN, còn đảng CSVN lại đi cướp của chính dân Việt mình. Thiệt tình, sinh ra làm người Việt dưới thời CSVN cai trị, là đã có tội rồi đó, biết chưa!

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ] Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 02:21:38 Quoc 1/ Nhà Xuất Bản Sự Thật của VC đúng là chỉ Xuất Bản NỬA (1/2) Sự Thật mà thôi. Nếu như họ dám in luôn thông tin là vào năm 1958, ông PVĐồng đã ký giấy công nhận hải phận của Tàu bao gồm đảo TS, HS, thì người đọc sử chắc chắn sẽ phải đặt câu hỏi với cụm từ "BỊ LỢI DỤNG LÒNG TIN". Bác Hồ và đồng bọn đã BỊ TÀU LỢI DỤNG LÒNG TIN hay đã lợi dụng lòng tin của dân chúng VN để thỏa hiệp với Tàu, dâng đất bán biển, sửa đổi bản đồ biên giới, để đổi lấy lương thực, vũ khí đánh miền Nam. Vì chiến tranh là lý do tốt nhất để củng cố sự lãnh đạo cho đảng CSVN. Chúng ta nên nhớ: Chủ nghĩa CS tại các nước ra đời trong nghèo khổ, Trưởng thành trong chiến tranh. Hay bác Hồ cùng đồng bọn CSVN tự cho mình là những tay Bạc Bịp cao cơ hơn Tàu, mượn lương thực vũ khí của Tàu, chém giết anh em mình trước đã, sau đó chiếm Lào, Kamphuchia, Thái, thành lập Liên Hiệp Đông Dương, rồi sẽ quay ra đối phó với Tàu sau? Nếu quả vậy thì bác Hồ cùng đồng bọn CSVN đã chọn con đường vòng quá DÀI, Bạo Lực, Tàn Ác, và ...quá DẠI 2/ Đồng bọn CSVN và Những nhà ngoại giao của họ đã làm được những gì ? * Ký kết nhiều văn kiện tai hại cho đất nước VN. Từ mất đất, mất biển, tạo điều kiện cho Tàu thao túng sông Hồng, Cửu Long, * Rất giỏi lobby, khích động tâm lý phản chiến * Hành xử trơ tráo lật lọng không tôn trọng những văn kiện đã ký với Quốc Tế, đã lộ rõ bộ mặt thật của VC là: Khôn lanh đầu đường xó chợ, côn đồ khủng bố, nhưng lại rất dở tệ trong vấn đề thương thuyết để bảo vệ quyền lợi cho Tổ quồc Trong khi đó, các nhà ngoại giao của VNCH tuy dở về tuyên truyền tâm lý, nhưng lại rất giỏi trong việc thương thuyết để bảo vệ quyền lợi cho Tổ quồc Vậy thì Ai Dại, Ai Khôn? "Khôn chốn đầu đường xó chợ" là cái Khôn Dại. "Dại chốn văn chương" là cái Dại Khôn. Nói ít, mong các bạn trẻ trong nước hiểu nhiều, chớ bao giờ tin vào cái đảng CSVN và tư tưởng HCM mà mang họa mất nước [ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 11 sur 20

Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 02:56:16 http://www.trankhaithanhthuy.blogspot.com/ Trúc Lê “Ông Vũ Dũng không thể không biết việc cột mốc mang số 18 cách cổng Nam Quan 100m đã bị Trung Quốc “ủi nát” và biên giới tại đây đã lấn vô phía Việt Nam trên 100m từ thời ông Hồ còn làm Chủ Tịch nước.” (lời tác giả Trương Nhân Tuấn) Đúng thế. Chính ông Hồ Chí Minh đã làm mất Ải Nam Quan từ năm 1956 và suýt làm mất luôn đảo Bạch Long Vĩ năm 1957 (nếu Tàu ăn gian không chịu trả đảo). Hiệp định biên giới năm 1999 chỉ hợp thức hóa những đất đai do ông Hồ và đảng CSVN làm mất từ năm 1954 đến 1999 (như Ải Nam Quan, vùng tả ngạn sông Quầy Sơn có nửa thác Bản Giốc, núi Đất, núi Bạc, núi Khấu Mai, v.v…). Trong cuốn sách nhan đề “THE HOANG SA (PARACEL) AND TRUONG SA (SPRATLY) ARCHIPELAGOES AND INTERNATIONAL LAW” [nghĩa là “CÁC QUẦN ĐẢO HOÀNG SA (PARACEL) VÀ TRƯỜNG SA (SPRATLY) VÀ LUẬT QUỐC TẾ”] của Bộ Ngoại Giao, Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, xuất bản tại Hà Nội – Tháng Tư năm 1988 (trang 20 – 21) có đoạn như sau: “Việt Nam tin tưởng vào Trung Quốc với trọn lòng thành và tin rằng sau khi cuộc chiến kết thúc mọi vấn đề về lãnh thổ sẽ được giải quyết thích đáng giữa những người “vưà là đồng chí vừa là anh em” với nhau. Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, vào năm 1949 quân đội Việt Nam đã đánh bật quân đội Quốc Dân Đảng [của Tưởng Giới Thạch – Ghi chú của Trúc Lê] ra khỏi núi Chusan (thuộc lãnh thổ Trung Quốc), giải phóng vùng này và sau đó trao lại cho Giải Phóng Quân Trung Quốc. Cũng trong tinh thần này, khi được Hiệp Định Genève về Đông Dương giao cho tiếp thu Miền Bắc Việt Nam, thì Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu Trung Quốc quản lý hành chánh giùm đảo Bạch Long Vĩ trong Vịnh Bắc Bộ thay cho Việt Nam và sau đó đã lây lại quyền quản trị đảo vào năm 1957. Việt Nam đã đặt lòng tin vào Trung Quốc đến độ khi Trung Quốc giúp Việt Nam xây dựng lại tuyến đường sắt giữa Hà Nội và Đồng Đăng, Cục Đường Sắt Việt Nam đã chịu ký nhận một văn bản nói rằng chỗ tiếp giáp của hệ thống đường sắt của hai nước sẽ đi sâu “vượt khỏi đường biên giới quốc gia” xa đến 316 mét vào trong lãnh thổ của Việt Nam khi so sánh với đường biên giới chính thức giữa hai nước như đã được xác định trong Hiệp Ước Trung - Việt về đường sắt tháng Năm, năm 1955”. Nguyên bản tiếng Anh: “Vietnam, trusted China in all sincerity and believed that after the war all territorial problems would be suitably resolved between those who were “at the same time comrades and brothers”. During the war of resistance against the French, in 1949 the Vietnamese armed forces drove the Kuomintang troops out of Chusan (Chinese territory), liberated this region and handed it over to the Chinese People’s Liberation Army afterwards. In the same spirit, entitled to take over Northern Vietnam under the Geneva Agreements on Indochina, the Vietnamese Government asked China to administer on Vietnam’s behalf Bach Long Vi Island in the Bac Bo (Tonkin) Gulf and then regained its administration over the island in 1957. Vietnam put so much confidence in China

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 12 sur 20

that when the latter helped Vietnam to reconstruct the railway between Hanoi and Dong Dang, the Vietnam Railway Board even accepted a do****ent saying that the point of junction of the two countries’ railways would go “beyond the national border line” as far as 316 meters into Vietnamese territory in comparison with the

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 03:23:39 http://www.trankhaithanhthuy.blogspot.com/ Trúc Lê

Kính thưa các bạn, Dưới đây là ý kiến của bạn Hoang Sa giải thích rất rõ là thác Bản Giốc trước đây nằm sâu trong nội địa VN (như học giả Trương Nhân tuấn đã nói). Đề nghị với các bạn là sau khi xem các bản đồ do Hoang Sa gửi nhớ save lại ngay để làm tài liệu vì rất có thể đảng Việt gian cộng sản sẽ xóa ngay nếu bản đồ thuộc kho dữ kiện (database) của VN. Tôi đã nghiệm ra tại sao cái bản đồ chứng minh vùng tả ngạn sông Quy Sơn nay hoàn toàn thuộc Tàu (trong một bài từ Liên Mạng Việt San tôi gửi trước đây) đã biến mất rồi. Đó là vì đảng CSVN muốn che đậy việc mất đất vào tay Tàu. Trước đây, trên Google Earth nếu ta điền tên địa danh (như Bản Giốc chẳng hạn) vào khung “Fly to” thì sẽ có ngay khu vực này hiện ra. Cách đây khoảng 2 tuần tôi vẫn còn làm được. Nhưng bây giờ thì các vùng “hot” (nhạy cảm) dọc biên giới Việt-Trung đều bị phía VN xóa sạch khỏi database nên Google Earth software không còn dùng được như trước nữa. Thí dụ như bản đồ của tỉnh Cao Bằng nơi có khu Bản Giốc đã biến mất rồi. Chỉ tội nghiệp cho du khách và những người muốn tìm hiểu về VN (qua Google Earth) thì đành chào thua thôi. Trân kính, Trúc Lê -------------BẢN GIỐC NGÀY NAY HoangSa Hoa Ky Kính thưa bạn, Để tìm hiểu biên giới Việt Hoa trước 1975, xin quí vị xài bản đồ quân sự của Mỹ trước năm 75 khu vực Cao Băng Bản Giốc: http://www.nexus.net/~911gfx/vietnam/maps/nf48-08/nf48_08a.html Quí vị sẽ thấy một con sông phía Bắc Trùng Khánh, xuôi về hướng Đông và nở rộng ra đấy chính là

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 13 sur 20

Đầm Thủy, phía bên dưới phần nở rộng này chính là Bản Giốc. Quí ví thấy Bản Giốc nằm cách biên giới Việt Hoa khoảng rất xa từ 2.5 km hướng bắc đến 1 km hướng Đông. Xin quí vị chú ý con sông nhỏ chạy từ TB- ĐN và nhập vào sông Đàm Thủy, trước khi gặp thác bản giốc. Xin quí vị lưu ý con sông này trước đây hoàn toàn thuộc trên lãnh thổ VN trước 1975. Bây giờ, xin quí vị vào đây để xem vị trí Thác Bản giốc và biên giới Việt Hoa hôm nay: http://www.fallingrain.com/world/VM/5/Ban_Giuc.html Biên giới Việt Hoa hôm nay nằm ngày thác, con sông nhỏ mà tôi nhắc quí vị hiện nay thuộc hoàn toàn bên đất Trung Hoa. Nghĩa là để thác bản giốc trên biên giới 2 quốc gia, Việt Nam và Trung Hoa đã thỏa thuận phía tả ngạn sông Đàm Thủy thuộc về Trung Quốc. Chứng minh thêm cho quí vị thấy, quí vị vào đây để xem vị trí Lủng Đen, trên danh nghĩa thuộc Cao Bằng Việt Nam, nằm phía tả ngạn con sông nhỏ mà tôi nhắc quí vị, hiện nay nằm bên kia biên giới một đoạn khá xa : http://www.fallingrain.com/world/VM/5/Lung_Den.html Mỉa mai thay, là dù Lủng Đen đã thuộc về Trung quốc nhưng các địa danh này nay vẫn chưa di dời khỏi website này vì không lẽ chính phủ VN chính thức thừa nhân mất Lủng Đen hay sao ?! Chỉ với một đoạn biên giới nhỏ, quí vị đã thấy chúng ta mất bao nhiêu là đất !! Hoang Sa

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ] Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 10:02:48 bay Các quý vị đừng cho chúng tui là lũ đảng VC bán nuớc nghe!!! Đảng VC chúng tui làm mất bớt đất biên giới ,biển ,đảo vì Tàu nó gian manh đấy chứ chúng tui đâu có bán .Ải nam quang giờ chúng ta vẽ lại cất lên cái trạm khác cho rực rỡ chứ đâu có bán Thác bản Giốc ,Ải nam Quang ,đâu có mất gần chục ngàn KM vuông đâu có.Nếu chúng tui không nói vậy làm saochúng tui sống cho nồi vì 80 triệu dân nó chuởi làm sao?Dân mà chúng biết gì ,chúng tui vẽ bản đồ sao thì chúng biết vậy thôi .KHông thấy cha CÀO Cào nó nói sao "chỉ có VC viết lịch sử mới có giá trị thôi ,còn sử từ đời HUNG VUONG tới giờ là vô giá trị. Tại sao vậy ?vì đấtnuớc VN là của gần 3 triệu đảng VC chứ đâu phải của dân"lời VC Cào Cào nói ấy màCho nên bán mua viết sử đều là đảng ta có trách nhiệm 80 triệu dân không có quyền xía vào. Thưa ông lời nói của ông trên đây ông không sợ con nít nó kêu tên ông nó không chuởi đâu mà chúng nó khen ngợi ông đấy ạ!!!!!!!!

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 14 sur 20

Thứ nhất ông nói VN là của ông ,của đảng ông chứ dân ngu cu đen thì không cần biết Thứ haichỉ có lịch sử bán nuớc của ông thì mới có giá trị còn sử khác thì vô giá trị Thứ ba đất đai nhà cữa,taisàn ...v...vđều do VC ông quảng lý còn dân không quyền Như vậy con nít nó cho ông CÀO Cào là đứa con nít chứ không phải là con nguời. [ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ] Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 10:38:45 Hoang_Sa Thưa bạn, Tôi chính là nick HoangSa lúc trước nhưng nay đã không thể dùng nick HoangSa để log in nên đành phải dùng tên mới Hoang_Sa . Một vài thông tin hữu ích về thác Bản Giốc : + Cột một số 53 hiện nay do Tàu cộng dựng . Mốc nằm phía bờ Bắc sông Quay Son 177~178 m. Nằm trên thượng nguồn nếu từ thác đi lên và các Bản Giốc thuộc Trung Quốc 462~463m. Kinh độ: 22.52' 04.52'' N Vĩ độ : 166.41'38.24 E + Vị trị Bản Giốc thuộc Tàu cộng ( ngay trung điểm thác): Kinh độ : 22.52'04.35'' N Vĩ độ: 106.41'54.68'' E + Vị trị Bản Giốc thuộc Việt Nam ( ngay trung điểm thác): Kinh độ : 22.52'02.40'' N Vĩ độ: 106.41'54.54'' E Các bạn có thể dùng Google Earth và dùng pointer để định vị các vị trí này. Một vài ghi nhận: *Nếu dùng Google Earth, các bạn sẽ thấy biên giới Việt Hoa (cũ) cách thác Bản Giốc rất xa ! Cụ thể nếu lấy trung điểm của thác Bản Giốc làm điểm dậm chân. Các bạn sẽ phải đi ngược lên phía chính Bắc khoảng 2km. Cũng tương tư như vậy, nếu từ đó bạn quay sang phải và đi về phía Đông, bạn phải đi thêm 1,6 km mới tới biên giới Viêt_Hoa (cũ). *Google Earth và bản đồ quân đội Mỹ rất giống nhau va điều chỉ rõ trước đây biên giới Việt Hoa cách quá xa thác Bản Giốc. Hiện nay biên giới nằm ngay giữa thác ! Bạn có quyền nghi ngờ sự chính xác của Google Earth và bản đồ quân đội Mỹ đã xài trong chiến tranh VN. Những sai số đế 2km là điêu không thể! * Trung cộng đã cắm mốc 53 trên Google Earth, VN thì không! Đơn giản vì hiện nay VN không dám để lộ thông tin cột mốc biên giới vì lẽ nào lại cho người khác biết là cột mốc đã bị di dời

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 15 sur 20

đến gần 2km xuống phía Nam. * Ngay cho dù lấy cột mốc 53 mà xác định chủ quyền, thì phần Bắc sông Quy Sơn vẫn thuộc VN vì nằm cách bờ sông tới 177 m. Nhưng chuyện này không có ! * Ngay cho dù lấy đường song song với vĩ tuyến làm mức phân định thì cột mốc 53 vẫn nằm ngay chính giữa thác Bản Giốc Lớn và vì vậy không thể nào Trung cộng độc chiếm thác Lớn một mình. * Trung cộng đã phát hiện Google đang tố cáo Trung cộng chiếm đất Việt rồi , đầu tiên là họ vội vã cắm mốc 53 lên đó , việc kế tiêp họ sẽ làm là sẽ áp lực với Google để cập nhật lại phần biên giới tại các điểm nhạy cảm này. Vì vậy, các bạn cần phải copy những hình ảnh này trước khi việc đó xảy ra. Cám ơn, HoangSa

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ] Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 10:45:17 Hoang_Sa

Xin lỗi bạn ! Tôi đã viết sai kinh độ ra vĩ độ và ngược lại. Mong các bạn đọc ngược lại dùm. Cám ơn HoangSa [ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ] Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 12:47:16 vinh Theo tin tức từ blog from yahoo 360 http://blog.360.yahoo.com/blog-E3EKd6Ayc7NdFfplgVLFPG9q3Fz68Hw-?cq=1 Từ Hà Nội, cảm tình viên của chúng tôi cho biết vào sáng ngày 8/1/2008, đã có khoảng 30 người Trung Quốc tham gia biểu tình trước ĐSQ TQ để "khẳng định sự thực không thể chối cãi" rằng "Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc". Cuộc

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 16 sur 20 biểu tình của nhóm người này kéo dài trong khoảng một giờ và được các lực lượng công an, an ninh Việt Nam bảo vệ. Một nhà báo thân hữu của chúng tôi vừa trở về từ Trường Sa cho biết hiện nay tàu đánh cá của ngư dân Trung Quốc đã xuất hiện đầy dẫy quanh khu vực quần đảo Trường Sa. Điểm đặc biệt là mỗi nhóm tàu đánh cá của Trung Quốc đều có ít nhất một tàu hải quân theo bảo vệ. Sau khi đánh cá xong, các ngư thuyền này sẽ được tàu hải quân Trung Quốc hộ tống trở về. [ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ] Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 14:17:22 Ho Hui Cám ơn Hoàng_Sa và Trúc Lê , Đúng vậy ! những tài liệu trên mạng mà bất lợi cho Việt Cộng là chúng tìm cách hoặc áp lực với "chủ nhân" của các trang Web ,hoặc mua đứt các tài liệu này để "Huỷ xác ,diệt tích" ngay . Chẳng hạn như cách đây khoảng hai năm ,trên trang web http://Worldstatesmen.org/China.html có in hình lá cờ Đỏ (Một) Sao Vàng của uỷ ban cách mạng (CS) Tỉnh FUZHOU (Trung Quốc) , lá cờ này cũng chính là lá cờ mà Hồ Chí Minh đã dùng làm cờ nước VNDCCH (*) và ngay sau khi bị NVHN tố cáo việc Hồ dùng cờ của một tỉnh bên Tầu làm cờ "tổ cuốc" của ông ta thì sau đó ít lâu ,lá cờ của tỉnh FUZHOU trên trang web http://Wolrdstatesmen.org/China.html đã bị xoá mất . (*) Ngôi sao vàng trên lá cờ nguyên thuỷ của VNDCCH cũng như là lá cờ của tỉnh FUZHOU là ngôi sao vàng có năm cánh mập (xem hình ở Wikipedia - Quốc kỳ Việt Nam) .

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ] Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 15:45:40 Tiêu Phong Cám ơn bác Trúc Lê và bạn Hoàng Sa! TP [ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 17 sur 20

Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 13:10:33 nguyen3112 Rất cám ơn anh Trúc Lê,đúng như lời anh nói,các LINK tài liệu cần thiết,cần phải COPY LƯU TRỮ! Tôi cũng gặp trường hợp như anh! Khi chúng ta phổ biến những dữ liệu cần thiết trên mạng cho nhiều người tham khảo,thì sau đó,nếu cảm thấy bất lợi,thì CSVN sẽ tìm cách xóa dấu tích ngay! [ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 12:22:49 khong gian

Gân chục năm nay đồng bào Hải ngoại và nhièu công dân bất đồng chính kiến vơi nhà cầm quyèn cộng sản vn kêu gọi, yêu cầu tập đoàn cs Ba đình cong khai tuyên bố Hiệp định Biên giới với Tàu cộng nhưng csvn giả câm giả điếc cố tình giấu nhẹm vì sợ lộ rõ bản chất nhu nhược,tráo trở và đần độn của chúng. Nay cs tung ra những lời phát biểu lập lờ của ông Vũ Dũng, kẻ cùng lắm la đại diện cho Bộ Ngoại giao chứ không phải là Nhà nươc hay đcs, lỡ ra bị Ông chủ mắng thì còn chối đại, y hệt chuyện Thanh niên,sinh viên vn biểu tình chống bọn tàu Bá quyền vậy mà ông phát ranh ngôn vn nói rằng họ tự ý tập họp biểu tình chứ Chính phủ vn có cho phép đâu. Rõ là bộ mặt của tập đoàn ăn hại-lịch sử đời đời sẽ lên án chúng nó.

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 20:16:02 http://www.trankhaithanhthuy.blogspot.com/ Trúc Lê "Như vậy, họ đã lấn chiếm một khu vực liên hoàn từ đường sắt sang đường bộ thuộc xã Bảo Lâm, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn của Việt Nam, dài 3.100km (có lẽ ghi sai, m chứ không thể km, chú thích của tác giả) và vào sâu đất Việt Nam 0,500 km." (lời tác giả Trương Nhân Tuấn)

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 18 sur 20

Theo thiển ý của tôi thì viết 3.100 km là không sai nếu ta hiểu theo kiểu Anh, Úc (hoặc Mỹ ?). Nếu hiểu theo kiểu Pháp và VN thì sẽ viết là 3,100 km (dấu phẩy thay cho dấu chấm). Đấy chính là chiều dài 3100 m như học giả Trương Nhân Tuấn nói. Trân kính, Trúc Lê

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 21:38:10 Pham Thanh Son Xin kính chào các anh chị! Đọc hết hai bài Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân của tác giả Trương Nhân Tuấn, tôi xin có ý kiến sau: Sau sáu năm cắm cọc với kết quả hiện hữu được công nhận giữa hai quốc gia Trung Quốc và Việt Nam. Với kết quả này thì đúng là THẮNG LỢI không thể chối cãi ( TQ thắng, VN lợi). Vì vậy câu "đất nước Việt Nam trải dài từ Ải Nam Quan đến Mũi Cà Mau" mà ai đã học trong sách Sử Việt Nam cũ là sai vì Mũi Cà Mau cũng sắp chẳng còn, anh chị nào quan tâm xin xem theo link sau "[email protected]" ( 08/01/2008) với tiêu đề: MŨI CÀ MAU ĐANG MẤT DẦN , nguyên nhân dẫn đến mất Mũi Cà Mau "trích: ...Ông Phạm Quốc Cường nói rằng tình trạng sạt lở đất như hôm nay tại mũi Cà Mau một phần là do tự nhiên. Tuy nhiên, sự tác động của con người trước đây, khi mới thành lập khu du lịch Mũi Cà Mau là thủ phạm chính, khi đó Sở Thương mại và du lịch Cà Mau(nay là sở Thương mại) đã sai lầm khi cho múc đất ven bờ biển để làm một con lộ bộ hành phuc vụ khách du lịch...... hết trích. như ở bài 1 tôi dã có kiến nghị hiệu đính lại Sử Việt Nam , thì xin vào link"[email protected]" với tiêu đề: NHẬT SỬA SÁCH GIÁO KHOA LỊCH SỬ và trich: LÀM SỬ PHẢI NÓI SỰ THẬT .....Nhà sử học DƯƠNG TRUNG QUỐC ...hết trích (07/01/2008). Và đây sự phát triển kinh tế thần kỳ link "[email protected] ( 03/01/2008) trich: Nguyên phó Thủ Tướng Vũ Khoan: MỨC SỐNG GIA ĐÌNH TÔI GIẢM ĐÁNG KỂ" ..... hết trích. Văng vẳng trong tôi huyền thoại hào hùng lãng mạn của một chinh phụ thời xa xưa: " Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh" đã không còn. còn lại huyền thoại mới, nghe nói sau đợi chờ mỏi mòn chinh phu không trở ,về nàng đã lấy chồng đâu đó ở TQ. Xin chào

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 21:48:25

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 19 sur 20

Pham Thanh Son Xin chào các anh chị! xin đưọc bổ sung, nguồn tôi đã nêu và trích trên đây là của một trong các tờ báo có uy tín của Việt nam hiện hành, tờ báo luôn làm đúng luật đi đúng lề. Xin chào

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 23:32:09 http://www.trankhaithanhthuy.blogspot.com/ Trúc Lê Google Earth và Hoàng sa & Trường sa Hiện nay trên Google Earth, toàn bộ quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa đều được ghi chú của Trung Quốc bằng tiếng Anh và tiếng Trung. Không thấy ghi chú nào có sự hiện diện của Việt Nam ở đó cả. Đây là một âm mưu thâm độc của bọn bành trướng. Câu hỏi đặt ra là thật sự chúng ta đã mất phần lớn vào tay Trung Quốc? Hay nhà cung cấp Google vô tình hoặc cố ý ghi chú như vậy? Hãy loan tin tạo áp lực buộc Google phải gỡ bỏ các ghi chú này nếu không chúng ta phải cùng nhau tẩy chay các dịch vụ của nhà cung cấp này. Vì tổ quốc các bạn hãy loan tin! (Tin nhận được qua email từ DIEN DAN VIET NAM)

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ]

Re: Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết) 2008-01-10 23:46:05 http://www.trankhaithanhthuy.blogspot.com/ Trúc Lê

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

DCVOnline - Vấn đề biên giới trên báo Nhân Dân (Kết)

Page 20 sur 20

Nghĩ ức quá bà con ơi! Bọn Tàu khựa càng ngày càng lộng hành. Chính quyền VN đáng lẽ phải phản đối và tẩy chay Thế vận Hội Bắc Kinh! : “China’ s Olympic torch route goes through Paracel (Đường rước đuốc thế vận Bắc Kinh đi qua Hoàng Sa của Việt Nam)” Trân kính, Trúc Lê

[ Trả lời ý kiến này | Đăng Ý kiến mới ] 20

DCVOnline Copyright © 1999-2007 by DCV Inc. PHP-Nuke Copyright © 2004 by Francisco Burzi

http://www.danchimviet.com/php/modules.php?name=News&file=article&sid=4493 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

11/01/2008

Related Documents