Tn Sinh

  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tn Sinh as PDF for free.

More details

  • Words: 3,767
  • Pages: 7
Bài 34. Sinh trưởng ở thực vật 1, Ở cây Hai lá mầm có cả hai hình thức sinh trưởng là A. sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp ở phần thân trưởng thành. B. sinh trưởng sơ cấp ở phần thân trưởng thành, sinh trưởng thứ cấp ở phần thân non. C. sinh trưởng sơ cấp, sinh trưởng thứ cấp ở phần thân non. D. sinh trưởng sơ cấp ở phần thân non, sinh trưởng thứ cấp ở phần thân trưởng thành.  2, Sau khi hạt nảy mầm, bắt đầu quang hợp, các lá mầm sẽ trở thành: A. Phân hóa và rụng B. Mô rễ. C. Mô libe D. Tán lá.  3, Phát triển ở thực vật là A. Là quá trình phân chia tế bào để hình thành các cơ quan mới. B. Sự biến đổi về chất lượng các cấu trúc của tế bào, mô, cơ quan của cơ thể. C. Là quá trình sinh sôi nảy nở hoa, lá, cành của cây để duy trì các thế hệ. D. Là quá trình biến đổi về chất lượng các cấu trúc và chức năng sinh hóa của tế bào, mô, cơ quan làm cây ra hoa, kết quả tạo hạt diễn ra trong quá trình phát sinh cá thể 4, Ý nào sau đây không phải là các yếu tố bên ngoài ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây? A. Nhiệt độ - ánh sáng là điều kiện sống rất quan trọng đối với thực vật. B. Nước là yếu tố tác động lên hầu hết các giai đoạn của cây, là nguyên liệu cho trao đổi chất ở cây. C. Đất và độ pH ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của thực vật.  D. Phân bón là nguồn cung cấp nguyên liệu cho cấu trúc tế bào và các quá trình sinh lí diễn ra trong cây. 5,Nhiệt độ tối thiểu cho sự sinh trưởng của cây khoảng: A. 50C - 15C  B. 450C - 500C C. 00C - 50C D. 250C - 350C 6, Biện pháp kĩ thuật có liên quan đến các ảnh hưởng của yếu tố bên ngoài đó là A. Bón vôi - bón phân hợp lí B. Bón phân và tưới tiêu hợp lí (đúng lúc, đúng cách và đúng liều lượng)  C. Làm đất - phơi ải D. Xây dựng hệ thống thủy lợi 7, Ở cây Một lá mầm có hình thức sinh trưởng: A. thứ cấp ở phần thân non. B. sơ cấp ở phần thân trưởng thành. C. sơ cấp ở phần thân non.  D. thứ cấp ở phần thân trưởng thành. 8, Nhiệt độ tối đa cho sự sinh trưởng của cây khoảng: A. 45C - 50C B. 50C - 150C C. 00C - 50C D. 250C - 350C 9, Ý nào sau đây không phải là mối liên hệ giữa sinh trưởng và phát triển ở thực vật? A. Là 2 pha nối tiếp nhau của một chu kì sống của cây, có cây cho hoa quả 1 lần rồi chết (cây 1 năm), có cây cho hoa quả nhiều lần (cây lâu năm). B. Phát triển là điều kiện thúc đẩy sinh trưởng. Có phát triển mới có sinh trưởng. 

C. Điều kiện dinh dưỡng không cân đối cây có thể sinh trưởng nhanh - phát triển chậm hay ngược lại. Có thể cả hai cùng nhanh hay cùng chậm. D. Hai pha có liên quan chặt chẽ trong quá trình trao đổi chất ở cây, đảm bảo các điều kiện dinh dưỡng cây sinh trưởng - phát triển tốt. 10, Sinh trưởng thứ cấp là A. sự tăng trưởng bề ngang của cây thân gỗ do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.  B. sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh lóng của cây hoạt động tạo ra. C. sự tăng trưởng bề ngang của cây do mô phân sinh bên của cây thân thảo hoạt động tạo ra. D. sự tăng trưởng bề ngang của cây Một lá mầm do mô phân sinh bên của cây hoạt động tạo ra.. Bài 36. Phát triển ở thực vật có hoa 1, Ánh sáng đỏ sẫm (RS) có bước sóng 730nm sẽ A. kìm hãm sự ra hoa của cây ngày ngắn, kích thích sự ra hoa của cây ngày dài. B. kìm hãm sự ra hoa của cây ngày dài, kích thích sự ra hoa của cây ngày ngắn.  C. kìm hãm sự ra hoa của cây ngày dài và ngày ngắn. D. kích thích sự ra hoa của cây ngày dài và ngày ngắn. 2, Ý nào sau đây không đúng khi nêu ứng dụng về thúc đẩy sự ra hoa của cây trồng trong nông nghiệp? A. Dùng ánh sáng nhân tạo (tia lazer) hoặc các loại đèn huỳnh quang, cao áp là nguồn sáng bổ sung để tạo ngày dài. B. Trong điều kiện ngày ngắn muốn tránh sự ra hoa chiếu thêm ánh sáng ''giả vờ" ngày dài. VD: bắn pháo hoa cho cây mía không ra hoa, lượng đường không bị giảm... C. Dùng lửa hun khói giúp dưa chuột ra nhiều hoa cái.  D. Dùng 1 màn đen tạo các đêm nhân tạo giúp hoa cúc là cây ngắn ngày vẫn nở hoa vào mùa hè. 3, Vai trò của ngoại cảnh nào sau đây làm cho cây tạo nhiều hoa cái? A. Ngày ngắn, ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, hàm lượng CO2 cao, nhiều nitơ.  B. Ngày dài, ánh sáng đỏ, nhiệt độ cao, hàm lượng CO2 thấp, nhiều kali. C. Ngày dài, ánh sáng đỏ, nhiệt độ cao, hàm lượng CO2 cao, ít kali. D. Ngày ngắn, ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, hàm lượng CO2 ít, ít nitơ. 4, Ở thực vật bậc cao, nếu cây non có nhiều lá, ít rễ, nhiều gibêrelin thì cây sẽ mang A. toàn hoa cái. B. hoa đực và hoa cái với tỉ lệ bằng nhau. C. nhiều hoa đực hơn hoa cái.  D. nhiều hoa cái hơn hoa đực. 5, Phitôcrôm là gì? A. Là sắc tố nẩy mầm của các loại cây mẫn cảm với ánh sáng. B. Là sắc tố thúc đẩy sự ra hoa, tạo quả - kết hạt C. Là sắc tố thúc đẩy sự tạo cành, tạo hoa.. D. Là sắc tố cảm nhận chu kì quang của thực vật.  6, Tại sao có cây ra hoa vào mùa hè, có cây chỉ ra hoa vào mùa đông? A. Khí hậu 2 mùa khác nhau nên sự sinh trưởng phát triển của cây ở hai mùa sẽ khác nhau. B. Thời gian chiếu sáng khác nhau tạo ra các loại cây ra hoa khác nhau. C. Cường độ ánh sáng hai mùa khác nhau tạo ra sự thích nghi của thực vật là khác nhau.

D. Quang chu kì tác động đến sự ra hoa, rụng lá, tạo củ, di chuyển các hợp chất quang hợp. Tạo ra các loại cây: ngày dài ra hoa vào mùa hè, ngày ngắn ra hoa vòa mùa đông.  7, Ở thực vật bậc cao, nếu cây non có nhiều rễ phụ, nhiều xitôkinin thì cây sẽ mang A. hoa đực và hoa cái với tỉ lệ bằng nhau. B. toàn hoa đực. C. nhiều hoa đực hơn hoa cái. D. nhiều hoa cái hơn hoa đực.  8, Vai trò của ngoại cảnh nào sau đây làm cho cây tạo nhiều hoa đực? A. Ngày dài, ánh sáng đỏ, nhiệt độ cao, hàm lượng CO2 cao, ít kali. B. Ngày ngắn, ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, hàm lượng CO2 cao, nhiều nitơ. C. Ngày dài, ánh sáng đỏ, nhiệt độ cao, hàm lượng CO2 thấp, nhiều kali.  D. Ngày ngắn, ánh sáng xanh, nhiệt độ thấp, hàm lượng CO2 ít, ít nitơ. 9, Ý không đúng khi đưa ra các ví dụ về loại cây theo quang chu kì: A. Cây dài ngày: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng hơn 12h :hành, cà rốt, rau diếp, sen cạn, củ cải đường... B. Các cây lương thực (lúa, ngô, lạc, đậu...) đều là cây ngày dài.  C. Cây trung tính: Ra hoa ở cả ngày dài và ngày ngắn: cà chua, lạc, đậu, ngô, hướng dương.. D. Cây ngày ngắn: Ra hoa trong điều kiện chiếu sáng ít hơn 12h: thược dược, đậu tương, vừng, gai dầu, mía, cà tím... 10, Cây ra hoa vào mùa hè là cây A. ngày ngắn B. ngày dài  C. trung tính D. ngắn ngày hoặc trung tính Bài 37. Sinh trưởng và phát triển ở động vật 1 /Sự phát triển không qua biến thái của động vật có giai đoạn phôi gồm nhiều tế bào biệt hóa khác nhau tạo nên các mô khác nhau. Đây là giai đoạn A. phôi nang B. mầm cơ quan  C. phôi vị D. phân cắt trứng 2/Sự sinh trưởng khác sự phát triển ở những đặc điểm nào? A. Sinh trưởng là lớn lên về kích thước - khối lượng của cùng 1 tế bào, mô, cơ quan và cơ thể còn phát triển là hình thành tế bào, mô, cơ quan mới có cấu tạo hình thái và chức năng sinh lí khác cũ.  B. Có sự sinh trưởng mới có phát triển. C. Sinh trưởng là sự tăng về lượng còn phát triển là sự tăng về chất. D. Phát triển thúc đẩy sinh trưởng. 3/Phát triển của cơ thể động vật là quá trình A. tăng kích thước của cơ thể do tăng số lượng và kích thước tế bào. B. hình thành tế bào, mô, cơ quan mới có cấu tạo và chức năng khác hẳn cũ. C. sự biến đổi theo thời gian về hình thái từ hợp tử đến cơ thể trưởng thành. D. biến đổi bao gồm sinh trưởng, phân hóa tế bào và phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.  4/Cho một số loài gồm: ve sầu, bướm, châu chấu, ruồi, tôm, cua. Các loài nào phát triển trải qua kiểu biến thái không hoàn toàn? A. Bướm, ruồi, châu chấu. B. Ve sầu, châu chấu, tôm, cua.  C. Bướm, châu chấu.

D. Ve sầu, tôm, cua.

5/Đặc điểm giai đoạn phát triển ở hậu phôi của ếch lần lượt là: A. Trứng nở ra nòng nọc sống tự do trong môi trường nước và sẽ biến thành ếch B. Từ trứng phân cắt cho ra phôi nang, phôi thần kinh, phôi 3 lá. C. Từ trứng phân cắt cho ra phôi vị, nở thành nòng nọc và biến thành ếch. D. Từ trứng phân cắt cho ra phôi nang, phôi vị gồm 3 lá phôi, phôi thần kinh với mầm các cơ quan. 6/Động vật nào sau đây có sự sinh trưởng và phát triển qua biến thái hoàn toàn? A. Cá chép, khỉ. B. Bọ ngựa, bọ rùa. C. Bọ ngựa, cào cào. D. Cánh cam, bọ rùa.  7/Sự phát triển không qua biến thái của động vật có giai đoạn trứng phân chia tạo nhiều tế bào giống nhau. Đây là giai đoạn A. phôi nang B. phân cắt trứng C. phôi vị D. mầm cơ quan 8/Tại sao nuôi các rô phi, người ta thường thu hoạch cá sau 1 năm nuôi khi cá đạt khối lượng 1,5 -1,8kg mà không nuôi kéo dài tới năm thứ 3 khi cá có thể đạt tới khối lượng tối đa 2,5kg? A. Thu hoạch cá rô phi sau 1 năm khi đạt 1,5-1,8kg vì nó kinh tế nhất, thời gian đó cá sinh trưởng mạnh, nhanh hơn so với giai đoạn sau 1 năm trở đi.  B. Cá rô phi sinh trưởng mạnh vào mùa xuân - hè và giảm nhanh về thu- đông. C. Cá rô phi chỉ sống từ 2- 3 năm, phát triển mạnh khi nhiệt độ môi trường là từ 22 - 300C D. Cá rô phi sinh trưởng nhanh nhất khi được từ 0 đến 1 năm, cá rô phi có tuổi thọ ít. 9/Sự phát triển không qua biến thái của động vật có giai đoạn phôi gồm hai lá phôi có nhiều tế bào khác nhau. Đây là giai đoạn: A. Phôi nang. B. Phôi vị.  C. Mầm cơ quan. D. Phân cắt trứng. 10/Ấu trùng có hình dạng, cấu tạo và sinh lí gần giống với con trưởng thành, trải qua nhiều lần lột xác, ấu trùng biến đổi thành con trưởng thành. Đây là sinh trưởng và phát triển A. qua biến thái hoàn toàn. B. qua biến thái không hoàn toàn.  C. không qua biến thái. D. ở giai đoạn hậu phôi. Bài 38. Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật 1/ Chu kì kinh nguyệt của người được điều hòa bởi các hoocmôn: A. Ơstrôgen và LH. B. Ơstrôgen, prôgestêrôn, LH và FSH C. FSH. D. Ecđixơn và ơstrôgen. 2/Ví dụ nào sau đây không đúng khi chứng minh sự phát triển tùy thuộc vào giới tính?

A. Ở người: con trai và con gái có tốc độ sinh trưởng không giống nhau. B. Mối chúa lớn rất nhanh, cơ thể dài gấp đôi và nặng gấp 10 lần mối đực. C. Đến mùa sinh sản cá chép đực béo hơn cá chép cái và có cân nặng lớn hơn con cái.  D. Ở các loài gia súc: con đực và con cái có tốc độ sinh trưởng khác nhau. 3/.Vì sao trong thời kì mang thai không có trứng chín và rụng trứng? A. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) duy trì thể vàng tiết ra prôgestêrôn ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên.  B. Khi nhau thai được hình thành, thể vàng tiết ra prôgestêrôn ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên. C. Khi nhau thai được hình thành sẽ tiết ra hoocmôn kích dục nhau thai (HCG) ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên. D. Khi nhau thai được hình thành sẽ duy trì thể vàng tiết ra prôgestêrôn ức chế sự tiết ra FSH và LH của tuyến yên. 4/Nếu biết người bị bệnh lùn do thiếu GH thì cần tiêm GH ở giai đoạn nào? A. Giai đoạn còn trẻ.  B. Giai đoạn dậy thì C. Giai đoạn trưởng thành. D. Giai đoạn sơ sinh. 5/Sự biến thái của sâu bọ được điều hòa bởi hoocmôn nào? A. Ơstrogen B. Ecđixơn và Juvenin C. Tirôxin D. Testosterôn 6/Tính trạng sinh dục thứ cấp được điều hòa bởi: A. Hoocmôn sinh dục đực B. Hoocmôn sinh trưởng C. Hoocmôn sinh dục  D. Hoocmôn sinh dục cái 7/Cho các đặc điểm sau: I. Đàn ông có râu, giọng nói trầm. II. Gà trống có mào, cựa phát triển, màu lông sặc sỡ III. Cơ quan sinh dục tạo tinh trùng. IV. Hươu đực có sừng, sư tử đực có bờm. V. Cơ quan sinh dục tạo trứng. Đặc điểm nào được gọi là tính trạng sinh dục phụ thứ cấp? A. II, IV B. I, II, III, IV, V C. I, II, IV D. III, V 8/Ý nào sau đây là đúng nhất khi nói: Đối với người bị bệnh lùn do thiếu GH thì cần tiêm GH ở giai đoạn còn trẻ vì: A. Tốc độ sinh trưởng diễn ra mạnh nên GH mới phát huy được tác dụng.  B. Tốc độ sinh trưởng của xương diễn ra nhanh nên khi tiêm GH mới có tác dụng. C. Tốc độ sinh trưởng của cơ diễn ra mạnh nên khi tiêm GH mới hấp thụ hết. D. Tốc độ sinh trưởng của cơ quan sinh dục diễn ra nhanh nên mới có tác dụng. 9/Ở nữ giới, hoocmôn LH có vai trò: A. Kích thích trứng rụng vào giữa chu kì.  B. Phát triển niêm mạc dạ con, núm vú và ống tuyến vú. C. Làm xuất hiện các đặc điểm sinh dục phụ thứ cấp. D. Kích thích nang trứng phát triển.

10/ Tuổi dậy thì ở người do những hoocmôn nào tác động? A. Đối với nam và nữ đều là hoocmôn sinh dục testostêrôn gây nên B. Đối với nam và nữ đều là hoocmôn GH và ơstrôgen C. Đối với nam và nữ đều là hoocmôn sinh trưởng và tirôxin D. Đối với nam là testostêrôn, đối với nữ là ơstrôgen Bài 41. Sinh sản vô tính ở thực vật 1, Cơ sở khoa học của các hình thức nhân giống bằng chiết là: A. Là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo cây mới từ một đoạn thân, cành hay mảnh lá, có thể sử dụng chất kích thích cho sự ra rễ nhanh hơn. B. Là hình thức sinh sản rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả.  C. Là phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân cành, chồi của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác. D. Mọi cơ thể thực vật đều gồm các tế bào, mỗi tế bào là một đơn vị cơ bản của sự sống mang một lượng thông tin di truyền đủ để mã hóa cho sự hình thành cơ thể mới. 2, Cơ sở khoa học và phương pháp của các hình thức nhân giống bằng nuôi cấy mô: A. Mỗi tế bào là một đơn vị cơ bản của sự sống mang một lượng thông tin di truyền đủ để mã hóa cho sự hình thành cơ thể mới. Trong môi trường thích hợp và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng có thể nuôi, cấy mô để tạo nên cây hoàn chỉnh.  B. Là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo cây mới từ một đoạn thân, cành hay mảnh lá, có thể sử dụng chất kích thích cho sự ra rễ nhanh hơn. C. Là hình thức sinh sản rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. D. Là phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân cành, chồi của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác. 3, Nhận định đúng khi nói về hình thức sinh sản ở dương xỉ? A. Sinh sản ở dương xỉ chỉ có hình thức sinh sản hữu tính. B. Sinh sản ở cây dương xỉ có sự xen kẽ sinh sản vô tính bằng bào tử và sinh sản hữu tính.  C. Bào tử được giải phóng, khi gặp đất ẩm, các bào tử này nguyên phân nhiều lần liên tiếp cho cơ thể lưỡng bội. D. Sinh sản ở dương xỉ chỉ có hình thức sinh sản vô tính bằng bào tử. 4, Nhận định không đúng khi nói về hình thức sinh sản vô tính? A. Ở sinh sản vô tính, hình thành cơ thể mới mà không có sự tham gia của tính đực, tính cái. B. Cây con được sinh ra qua hình thức sinh sản sinh dưỡng giống hệt cây mẹ. C. Ở sinh sản vô tính, thành phần tế bào chất của tế bào cây con và cây mẹ giống nhau.  D. Cây con được sinh ra qua hình thức sinh sản sinh dưỡng, các tế bào được sinh sản theo hình thức nguyên phân mang vật chất di truyền ổn định giống hệt cây mẹ. 5, Đối với cây ăn quả, chiết cành có ý nghĩa: A. Rút ngắn thời gian sinh trưởng, thu hoạch sớm và biết trước đặc điểm của quả.  B. Làm tăng năng suất so với trước đó. C. Cải biến kiểu gen của cây mẹ. D. Thay cây mẹ già cỗi bằng cây con có khả năng thích nghi cao với môi trường hơn so với cây mẹ. 6, Thế nào là hình thức sinh sản sinh dưỡng nhân tạo?

A. Là hình thức sinh sản sinh dưỡng xảy ra trong tự nhiên mà con người quan sát được. B. Là hình thức sinh sản bằng giâm, chiết, ghép, nhân giống vô tính. C. Là hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người tạo ra. D. Là hình thức sinh sản sinh dưỡng do con người chủ động tạo ra nhằm nhân giống cây trồng.  7, Cơ sở khoa học và phương pháp của các hình thức nhân giống bằng giâm (cành, lá, rễ) là: A. Là hình thức sinh sản rút ngắn thời gian sinh trưởng, sớm thu hoạch và biết trước đặc tính của quả. B. Là hình thức sinh sản sinh dưỡng tạo cây mới từ một đoạn thân, cành hay mảnh lá, có thể sử dụng chất kích thích cho sự ra rễ nhanh hơn.  C. Mọi cơ thể thực vật đều gồm các tế bào, mỗi tế bào là một đơn vị cơ bản của sự sống mang một lượng thông tin di truyền đủ để mã hóa cho sự hình thành cơ thể mới. D. Là phương pháp nhân giống lợi dụng tính chất tốt của một đoạn thân cành, chồi của một cây này ghép lên thân hay gốc của một cây khác. 8, Ý nào sau đây không phải là ưu thế của sinh sản vô tính? A. Tận dụng và phủ kín diện tích trồng trọt. B. Tạo ra năng suất cây trồng cao hơn sinh sản hữu tính.  C. Con cháu sinh ra thu nhận một bộ gen tương tự với cây mẹ. D. Sinh trưởng nhanh chóng - có thể thực hiện được sinh sản khi còn trẻ. 9, Ứng dụng và thành tựu về sinh sản vô tính trên thế giới ở trong nước là: A. Nhân giống cây ăn quả: cam, chanh, dứa... các loại hoa và dược liệu quý. Ở Việt Nam đã nuôi cấy mô các loại cây ăn quả, các loại hoa nhập nội.  B. Nhân giống cây ăn quả: cam, chanh, dứa... C. Nhân giống cây lấy gỗ, cây lương thực. D. Nhân giống các loại hoa và dược liệu quý. 10, Phương pháp nhân giống vô tính nào có hiệu quả nhất hiện nay? A. Giâm cành B. Nuôi cấy mô  C. Chiết cành D. Gieo từ hạt

Related Documents

Tn Sinh
April 2020 11
Sinh
October 2019 40
Tn
June 2020 20
Sinh
November 2019 32
Sinh
November 2019 36