Tieuthuyettq Xx

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tieuthuyettq Xx as PDF for free.

More details

  • Words: 1,802
  • Pages: 3
Thứ Tư 9/6/2004

9 tác giả lớn của tiểu thuyết Trung Quốc thế kỷ 20 -

Mới đây, trong cuộc khảo sát ý kiến của các nhà chuyên môn văn học Trung Quốc về 100 cuốn tiểu thuyết hay nhất viết bằng tiếng Trung thế kỷ 20, thời báo Globes Times đã đưa ra danh sách 9 tác giả lớn. Người đầu tiên được nhắc tới là Lỗ Tấn cùng với tác phẩm Gào thét. Ngoài Gào thét bạn đọc còn biết tới một số cuốn khác

như Nhật ký người điên, AQ chính truyện là những tác phẩm tiêu biểu và rất Lỗ Tấn. Các nhà bình luận văn học cho rằng, Lỗ Tấn đã đảo lộn thể loại tường thuật, đã lật nhào lô gích cuộc sống để viết nên những tác phẩm mà chẳng

nhà văn nào có thể bắt chước được. Sở dĩ nói như vậy là vì những tác phẩm này của Lỗ Tấn không những đã làm sáng danh nền văn học thời hiện đại của Trung Quốc mà còn giúp bạn đọc biết được chế độ hà khắc không thể chịu đựng nổi diễn ra trong mấy nghìn năm. Lỗ Tấn là người đã đề xướng "tự miêu pháp" cho những nhà văn viết tiểu thuyết của Trung Quốc. Lỗ Tấn đã lấy 6 chữ "Na - tuyết – chính - hạ - đắc - khẩn" trong đoạn tả cảnh Lâm giáo đầu tạm lánh nạn trên miếu thần còn Lục Ngu đang đốt trại cỏ trong Thủy hử để làm dẫn chứng cho lời nói của mình. Theo Lỗ Tấn thì chỉ với 6 chữ thôi đã có thể lột tả được điều cần nói mà chẳng cần phải diễn tả dài dòng. Người đứng thứ hai trong danh sách là Thẩm Tòng Văn cùng cuốn tiểu thuyết Biên thành. Nhân vật chính trong Biên thành là Thúy Thúy, một cô gái 15 tuổi sống cùng ông ngoại 70 tuổi ở vùng giáp ranh giữa ba tỉnh. Cuộc đời của Thúy Thúy là một tấn bi kịch bởi Thiên Bảo, người được hứa gả cho cô thì cô không đồng ý, còn người cô yêu là Na Tống lại là em trai của Thiên Bảo. Để phân thắng bại, hai anh em đã phải thi hát trên núi vào giữa đêm khuya. Thiên Bảo biết mình không thể thắng nên bỏ nhà ra đi và chết nơi đất khách quê người. Còn Na Tống thì hiểu lầm ông ngoại của Thúy Thúy dẫn tới cái chết của ông. Tiếp đến là sự bất hòa giữa Na Tống với bố đẻ mình trong việc tổ chức hôn lễ và cuối cùng Na Tống cũng bỏ nhà ra để mặc Thúy Thúy mỏi mắt ngóng trông. Vị trí thứ ba trong danh sách thuộc về Lão Xá với cuốn Tường Tử lạc đà. Nhân vật chính là Tường Tử, một thanh niên nông thôn khỏe mạnh, chất phác lên Bắc Kinh kiếm sống. Tại đây Tường Tử làm đủ nghề, chịu mọi khổ cực để gắng thực hiện mơ ước của mình là mua được chiếc xe kéo, để hàng ngày làm "trâu ngựa" kiếm sống qua ngày, nhưng rồi cuối cùng Tường Tử vẫn phải đi ăn mày, mặc dù đã có lúc Tường Tử mua được xe bằng tiền tích cóp của vợ, nhưng anh đã phải bán đi để lo chôn cất vợ bởi vợ anh đẻ khó. Vợ chết, con chết, xe bán, lại phải đi ăn mày. Tại sao một thanh niên khỏe mạnh, chịu thương chịu khó mà lại có kết cục bi ai như vậy? Phải chăng đó là do xã hội thời bấy giờ đã tạo ra thảm cảnh đó. Tuy chỉ được xếp thứ ba, nhưng Lão Xá lại là nhà văn Trung Quốc đầu tiên mà nơi ông từng sinh sống trở thành một địa điểm văn hóa trên đất Anh. Theo tài liệu của Ủy ban Di sản văn hóa Anh, từ tháng 9/1924 đến tháng 6/1929 Lão Xá đã sống và làm việc tại London. Trong thời gian này ông làm giảng viên tiếng Trung Quốc (dạy các môn Hán ngữ cổ, khẩu ngữ, viết văn, phiên dịch, văn tuyển lịch sử, văn tuyển của Đạo giáo và Phật giáo) tại Học viện phương Đông thuộc Đại học London. Ngoài việc lên lớp, thời gian còn lại trong ngày Lão Xá

chỉ "chôn mình" trong thư viện của Học viện phương Đông nên ông có một vốn hiểu biết khá sâu rộng về văn học phương Tây. Người đứng ở vị trí thứ tư là Trương Ái Linh với cuốn Truyền kỳ. Truyền kỳ được viết trong giai đoạn lịch sử của những năm 40 tại thành phố Thượng Hải khiến cho tên tuổi của Trương Ái Linh nổi như cồn. Trương Ái Linh còn được các nhà phê bình, phân tích văn học gán cho danh hiệu "Thể văn Trương Ái Linh". Năm 1955, Trương Ái Linh sang Mỹ sống ẩn dật và mất năm 1995 tại bang California, Mỹ. Người đứng thứ năm trong danh sách là Tiền Chung Thư với cuốn Vây thành. Nhân vật chính trong Vây thành là Phương Hồng Tiêm, con một gia đình thân hào ở Giang Nam, từng du học 4 năm ở châu Âu, nhưng lại mang một chiếc bằng giả từ Mỹ về Thượng Hải nhằm lừa đảo mọi người. Triệu Tân Mi rất yêu Tô Văn Hoàn, nhưng Tô Văn Hoàn lại yêu Phương Hồng Tiêm, còn Phương Hồng Tiêm lại yêu em họ Tô Văn Hoàn là Đường Hiểu Phù. Chính vì cuộc tình "chạy vòng tròn" này mà Phương Hồng Tiêm buộc phải về dạy học tại trường Đại học Tam Lư ở Giang Nam, còn Triệu Tân Mi nửa đêm phải bỏ trốn sau khi chuyện ông ta lăng nhăng với vợ Chủ nhiệm khoa Uông Sở Hậu bị vỡ lở. Tại trường Đại học Tam Lư, Phương Hồng Tiêm đã làm quen với Tôn Nhu Gia, một giáo viên trợ giảng tiếng Anh - người được Chủ nhiệm khoa Hàn Học Dụ "để mắt tới" nên công việc của cô gái họ Tôn kia lập tức bị Chủ nhiệm Hàn thay bằng chính vợ ông ta. Nhưng chính việc này đã giúp Phương Hồng Tiêm cưới được Tôn Nhu Gia, sau đó họ đã phải lao vào kiếm sống trong thời buổi loạn lạc đó khi đưa nhau về sống ở Thượng Hải. Câu chuyện chỉ có vậy, nhưng nó đã được Tiền Chung Thư thể hiện rất thành công dưới ngòi bút sắc sảo của mình khiến bạn đọc không sao dứt ra được. Đứng thứ sáu trong danh sách là Mao Thuẫn với cuốn Nửa đêm. Cuốn sách miêu tả cuộc đấu tranh giữa những nhà tư bản dân tộc với các nhà tư bản tài chính ngoại quốc với mốc thời gian là thập niên 30 và địa điểm là Thượng Hải. Nhân vật chính trong Nửa đêm là Ngô Xuân Phủ, một nhà tư bản dân tộc đã mua không biết bao nhiêu là nhà xưởng, đã không từ bất cứ một thủ đoạn nào để làm giàu, nhưng anh ta lại bị Triệu Bá Thao, nhà tư bản tài chính ngoại quốc o ép đả kích. Dịp đó do tình hình hỗn loạn bởi chiến tranh nên hàng hóa của Ngô Xuân Phủ không bán được, tiền bị đọng khiến sản xuất đình trệ thu nhập sa sút. Đúng lúc đó Triệu Bá Thao giới thiệu cho Ngô Xuân Phủ một ngân hàng có thể giúp anh ta ba triệu đồng tiền vốn với điều kiện Ngô Xuân Phủ phải thế chấp toàn bộ tài sản. Về phần mình Ngô Xuân Phủ cho rằng, Triệu Bá Thao đang âm mưu nuốt chửng số tài sản của mình nên anh ta đã không chấp nhận điều kiện trên, quyết định bỏ tiền mua trái phiếu, cuối cùng trắng tay phá sản. Người đứng thứ bảy là Ba Kim với bộ tiểu thuyết Gia. Cuốn tiểu thuyết này đã chiếm được cảm tình của đông đảo bạn đọc trẻ tuổi trong mọi thời kỳ kể từ khi nó ra đời cho đến nay. Nội dung chính của Gia nói về cuộc tình giữa Cao Giác Tân với cô em họ Mai Phần, nhưng cuộc tình của họ đã bị gia đình và lễ giáo phong kiến cản trở. Cuối cùng Mai Phần phải nhắm mắt lấy Thụy Quyết để rồi cô suốt ngày ủ ê, buồn rầu

và chết trong đau khổ. Còn hai em trai của Cao Giác Tân là Cao Giác Dân và Cao Giác Huệ cũng gặp nhiều trắc trở trong tình duyên, nhưng hai người này đã biết đấu tranh để giành lấy hạnh phúc cho mình. Ba Kim tâm sự: “Nhân vật trong Gia là có thật, bởi đó là những gì hồi nhỏ tôi được chứng kiến”. Đây là một trong ba bộ tiểu thuyết nổi tiếng: Gia, Xuân và Thu của Ba Kim. Vị trí thứ tám là Tiêu Hồng với bộ tiểu thuyết là Hô Lan Hà Truyện. Hô Lan Hà Truyện kể về cuộc đời một cô bé sống với ông nội và chính tình yêu thương của ông nội làm cho cô quên đi sự lạnh nhạt của Bố sự nhiếc móc của Mẹ. Cô đã được ông nội dạy cho biết đọc biết viết, để cuộc đời sau này của cô không bị khổ cực như những người cùng lứa ở quê nhà... Tiêu Hồng tâm sự: “Câu chuyện mà tôi viết chẳng có gì hấp dẫn, nhưng đó là thời niên thiếu, là những kí ức không bao giờ quên trong cuộc đời tôi”. Nhiều nhà phê bình văn nhận xét, tác phẩm của Tiêu Hồng có nhiều quan điểm giống với Lỗ Tấn, đó là biến cái dung dị, dễ hiểu thành các mọi người phải quan tâm chú ý. Đứng cuối bản danh sách là Lưu Ngạc với bộ tiểu thuyết Du ký của lão tàn (xuất bản năm 1903), viết về những điều đã trải qua của những người hành tẩu trên giang hồ. Đó là Lưu Hiền, tri phủ Tào Châu: Cương Bật, một quan lại có tài trị “đạo tặc” thời nhà Thanh. Nhưng bọn đạo tặc kia lại chính là những người dân đói khổ, họ phải vùng nên bởi không chịu nổi sự “thanh liêm, tài cán” của bọn quan lại. Song nỗi thống khổ của họ đã có những người như Trương Cung Bảo, tuần phủ Sơn Đông; Bạch Tự Thọ, tri phủ Sơn Đông đứng ra bênh vực. Q.T. Theo Globe Times và Tuần báo châu Á (Văn nghệ Công an số 6, tháng 6/2004)

Related Documents

Tieuthuyettq Xx
November 2019 18
Xx
November 2019 37
Xx
November 2019 17
Xx
November 2019 39
Blagues Xx
October 2019 23
Capitolul Xx
June 2020 8