Tieu Luan ( Nguyen Phuc Thinh).docx.pdf

  • Uploaded by: Nam Cao Dao
  • 0
  • 0
  • December 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tieu Luan ( Nguyen Phuc Thinh).docx.pdf as PDF for free.

More details

  • Words: 10,493
  • Pages: 38
Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ XE TOYOTA CAMRY 2015. .......................................................................................... 5 1.1

Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của hệ thống điều hòa không khí. .......................... 5

1.1.1

Nhiệm vụ. ..................................................................................................... 5

1.1.2

Yêu cầu......................................................................................................... 5

1.2 Sơ đồ cấu tạo của hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota Camry 2015. ........... 5 1.2.1 Kết cấu. ............................................................................................................ 5 1.2.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí xe toyota Camry 2015. . 12 1.3. Hướng dẫn sử dụng thiết bị sửa chữa hệ thống điều hòa không khí. ...................... 13 1.3.1 Dụng cụ và thiết bị kiểm tra ............................................................................ 13 CHƯƠNG 2: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ XE TOYOTA CAMRY 2015 ............................................................................................... 17 2.1 Phân tích các hư hỏng của hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota Camry 2015. .................................................................................................................................... 17 2.2 Quy trình công nghệ chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota Camry 2015. ........................................................................................................................... 18 2.2.1 Nội dung chẩn đoán ........................................................................................ 18 2.2.2 Quy trình Chẩn đoán điều hòa không khí xe toyota Camry 2015. .................... 18 2.3 Kiểm tra hệ thống lạnh. ......................................................................................... 19 2.3.1 Kiểm tra áp suất .............................................................................................. 20 2.3.2 Đồng hồ đo áp suất dùng để kiểm tra hệ thống lạnh........................................ 21 2.4 Quy trình đọc mã lỗi và xóa mã lỗi trên xe toyota Camry 2015. ............................ 25 2.4.1 Quy trình đọc mã lỗi. ...................................................................................... 25 2.4.2 Quy trình xóa mã lỗi ....................................................................................... 25 2.5 Công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota Camry 2015. ........................................................................................................................... 26 SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 1

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

2.5.1 Bảo dưỡng máy nén. ....................................................................................... 27 2.5.2 Vệ sinh bình ngưng. ........................................................................................ 28 2.5.3 Bảo dưỡng tháp giải nhiệt .............................................................................. 30 2.5.4 Bảo dưỡng bơm. .............................................................................................. 30 2.5.5 Bảo dưỡng quạt. .............................................................................................. 31 2.6 Quy trình sửa chữa chi tiết hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota Camry 2015. .................................................................................................................................... 31 2.6.1 Công nghệ sửa chữa chi tiết hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota Camry 2015. ........................................................................................................................ 31 KẾT LUẬN .................................................................................................................... 36

SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 2

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

LỜI NÓI ĐẦU Trải qua từng giai đoạn tồn tại và phát triển, con người đã có ý thức tự thích nghi với môi trường sống. Ý thức được việc phải tạo ra điều hòa không khí xung quanh mình – mùa đông thì sưởi ấm, mùa hạ thì thông gió tự nhiên hoặc cưỡng bức. Ngày nay, điều hòa tiện nghi không thể thiếu trong các tòa nhà, khách sạn, văn phòng, nhà hàng, các dịch vụ du lịch, văn hóa, y tế…mà còn trong cả các phương tiện đi lại như ôtô, tàu hỏa, tàu thủy… Kể từ khi chiếc xe ôtô đầu tiên ra đời, theo thời gian để đáp nhu cầu cuộc sống của con người những chiếc xe ôtô ra đời sau này ngày một tiện nghi hơn, hoàn thiện hơn, và hiện đại hơn. Một trong những tiện nghi phổ biến là hệ thống điều hòa không khí trong ôtô. Đây là một hệ thống mang tính hiện đại và công nghệ cao. Được sự đồng ý của bộ môn, em đã được giao thực hiện chuyên đề tốt nghiệp với đề tài : “ CHẨN ĐOÁN , BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ TRÊN XE TOYOTA CAMRY 2015”. Trong quá trình thực hiện chuyên đề, em được thầy giáo Thái Văn Nông đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo, tạo điều kiện thuận lợi về mặt tinh thần cũng như trang thiết bị và tài liệu nghiên cứu. Bên cạnh dó là sự giúp đỡ hết sức quý báu của các thầy trong khoa cơ khí Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải đã hỗ trợ để em có thể hoàn thành tốt nhất chuyên đề tốt nghiệp của mình. Luận văn đã hoàn thành. Song, do khả năng còn nhiều hạn chế, thời gian thực hiện có hạn, và vì một số lý do khách quan, nên chắc chắn không thể tránh khỏi những sự sai sót. Rất mong nhận được sự thông cảm và góp ý của các quí thầy cô và các bạn sinh viên. Em xin chân thành cảm ơn! Hồ Chí Minh, ngày ... tháng ... năm 2019 Sinh viên thực hiện

SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 3

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH

Hình 2.1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh trên Toyota Camry 2015……………… 6 Hình 1.2 Cấu tạo máy nén loại đĩa lắc………………………………………………6 Hình 1.3 Nguyên lý hoạt động của máy nén loại đĩa lắc……………………………7 Hình 1.4 Nguyên lý làm việc của giàn nóng………………………………………...7 Hình 1.5 Giàn nóng………………………………………………………………….8 Hình 1.6 Cấu tạo giàn lạnh trên Toyota Camry 2015……………………………….8 Hình 1.7 Cấu tạo bình lọc hút ẩm…………………………………………………...9 Hình 1.8 Van tiết lưu của hệ thống điều hoà trên Toyota Camry 2015……………..10 Hình 1.9 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hoà trên Toyota Camry 2015…...12 Hình 1.10 Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất hệ thống điện lạnh ô tô…………………….14 Hình 1.11 Thiết bị bơm hút chân không……………………………………………..15 Hình 1.12 Những vị trí có nguy cơ bị xì ga trên hệ thống điện lạnh………………....16 Hình 2.1 kiểm tra hệ thống điện lạnh bằng mắt và bằng tai………………………….19 Hình 2.2 Áp suất bình thường………………………………………………………...21 Hình 2.3 Lượng môi chất không đủ…………………………………………………...22 Hình 2.4 Thừa môi chất hoặc việc làm mát giàn nóng không đủ……………………..22 Hình 2.5 Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh………………………………………………23 Hình 2.6 Sụt áp trong máy nén………………………………………………………...23 Hình 2.7 Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh………………………………………….24 Hình 2.8 Không khí ở trong hệ thống làm lạnh………………………………………..24 Hình 2.9 Độ mở của van giãn nở quá lớn……………………………………………...25

SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 4

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

Bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống điều hòa trên xe Toyota Camry 2015 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ XE TOYOTA CAMRY 2015. 1.1

Nhiệm vụ, yêu cầu, phân loại của hệ thống điều hòa không khí. Điều hoà không khí là điều khiển nhiệt độ trong xe. Nó hoạt động như là một máy

hút âm có chức năng điều khiển nhiệt độ thay đổi từ cao đến thấp. Điều hoà không khí ngoài tác dụng đem lại cảm giác thoải mái cho người lái xe và hành khách, nó cũng giúp loại bỏ các chất cản trở tầm nhìn như sương mù, băng đọng trên mặt trong của kính xe. Ngoài ra còn giúp luồng không khí bên trong cabin kín lưu thông còn là điều khiển nhiệt

độ và làm giảm độ ẩm trong không khí, giúp cho hành khách trong xe được thoải mái hơn và tránh được các mầm mống gây bệnh. 1.1.1 Nhiệm vụ. - Lọc sạch tinh khiết khối không khí trước khi đưa vào ca bin ôtô. - Làm mát khối không khí và duy trì độ mát ở nhiệt độ thích hợp - Rút sạch chất âm ướt trong khối không khí này. - Giúp cho khách hàng và người lái xe cảm thấy mát dịu và thoải mái khi chạy xe trên đường trong khi thời tiết nóng bức. 1.1.2 Yêu cầu. Điều hoà không khí là một bộ phận để: - Điều khiển nhiệt độ và thay đổi độ ẩm trong xe. - Điều khiển dòng không khí trong xe - Lọc và làm sạch không khí - Tạo cảm giảm thoải mái khi lái xe 1.2 Sơ đồ cấu tạo của hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota Camry 2015. 1.2.1 Kết cấu.

SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 5

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

Các thành phần chính trong hệ thống điện lạnh trên xe toyota Camry 2015.

Hình 1.1 Sơ đồ cấu tạo hệ thống điện lạnh trên Toyota Camry 2015 A. Máy nén ( Còn gọi là blốc lạnh)

I. Bộ tiêu âm

B. Bộ ngưng tụ (Giàn nóng)

H. Van xả phía thấp áp

C. Bình lọc/hút ẩm (fin lọc)

1. Sự nén

D. Van giãn nở( Van tiết lưu)

2. Sự ngưng tụ

E. Van xả phía cao áp

3. Sự giãn nở

F. Van giãn nở

4. Sự bốc hơi

G. Bộ bốc hơi (Giàn lạnh) 1.2.1.1 Máy nén ( lốc lạnh ) trên xe toyota Camry 2015 a.Cấu tạo Khi trục quay, chốt dẫn hướng quay đĩa chéo thông qua đĩa có vấu được nối trực tiếp với trục. Chuyển động quay này của đĩa chéo được chuyển thành chuyển động tịnh tiến của piston trong xylanh để thực hiện việc hút, nén và xả trong môi chất. Để thay đổi dung tích của máy nén có 2 phương pháp: Một là dùng van điều khiển được nêu ở trên và dùng loại van điều khiển điện từ.

Hình 1.2 Cấu tạo máy nén loại đĩa lắc SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 6

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

b. Nguyên lý hoạt động Van điều khiển thay đổi áp suất trong buồng đĩa chéo tuỳ theo mức độ lạnh. Nó làm thay đổi góc nghiêng của đĩa chéo nhờ chốt dẫn hướng và trục có tác dụng như là khớp bản lề và hành trình piston để điều khiển máy nén hoạt động một cách phù hợp. Khi độ lạnh thấp, áp suất trong buồng áp suất thấp giảm xuống. Van mở ra vì áp suất của ống xếp lớn hơn áp suất trong buồng áp suất thấp. Áp suất của buồng áp suất cao tác dụng vào buồng đĩa chéo. Kết quả là áp suất tác dụng sang bên phải thấp hơn áp suất tác dụng sang bên trái. Do vậy hành trình piston trở lên nhỏ hơn do được dịch sang phải.

Hình 1.3 Nguyên lý hoạt động của máy nén loại đĩa lắc 1.2.1.2 Thiết bị ngưng tụ (giàn nóng) trên xe toyota Camry 2015. a. Chức năng Giàn nóng (giàn ngưng) làm mát môi chất ở thể khí có áp suất và nhiệt độ cao bị nén bởi máy nén và chuyển nó thành môi chất ở trạng thái nhiệt độ và áp suất thấp (phần lớn môi chất ở trạng thái lỏng và có lẫn một số ở trạng thái khí).

Hình 1.4 Nguyên lý làm việc của giàn nóng b. Cấu tạo Giàn nóng gồm có các đường ống và cánh tản nhiệt, nó được lắp đặt ở mặt trước của két nước làm mát.

SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 7

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

Hình 1.5 Giàn nóng c. Nguyên lý hoạt động Môi chất dạng khí ở nhiệt độ và áp suất cao được đưa từ máy nén qua 3 đường ống của giàn nóng để được làm mát. 1.2.1.3 Giàn lạnh trên xe toyota Camry 2015. a. Chức năng Giàn lạnh làm bay hơi môi chất ở dạng sương sau khi qua van giãn nở. Môi chất trong giàn lạnh có nhiệt độ và áp suất thấp, nó làm lạnh không khí ở xung quanh giàn lạnh. b. Cấu tạo Giàn lạnh gồm có một thùng chứa, các đường ống và cánh làm lạnh. Các đường ống xuyên qua các cánh làm lạnh và hình thành các rãnh nhỏ để truyền nhiệt được tốt.

Hình 1.6 Cấu tạo giàn lạnh trên Toyota Camry 2015 c. Nguyên lý hoạt động Một motor quạt thổi không khí vào giàn lạnh. Môi chất lấy nhiệt từ không khí để bay hơi và nóng lên rồi chuyển thành khí. Không khí qua giàn lạnh bị làm lạnh, hơi âm trong không khí đọng lại và dính vào các cánh của giàn lạnh. Hơi âm tạo thành các giọt nước nhỏ xuống và được chứa ở trong khay sẽ được xả ra khỏi xe thông qua ống xả. SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 8

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

1.2.1.4 Bình lọc và hút ẩm trên xe toyota Camry 2015. a. Cấu tạo Bình lọc / hút ẩm môi chất lạnh là một bình kim loại bên trong có lưới lọc (2) và chất khử ẩm (3). Chất khử ẩm là vật liệu có đặc tính hút chất ẩm ướt lẫn trong môi chất lạnh. Bên trong bầu lọc / hút ẩm, chất khử ẩm được đặt giữa hai lớp lưới lọc hoặc được chứa trong một túi riêng. Túi khử ẩm được đặt cố định hay đặt tự do trong bầu lọc. khả năng hút ẩm của chất này tùy thuộc vào thể tích và loại chất hút ẩm cũng như tùy thuộc vào nhiệt độ. Phía trên bình lọc / hút ẩm có gắn cửa sổ kính (6) để theo dõi dòng chảy của môi chất, cửa này còn được gọi là mắt ga. Bên trong bầu lọc, ống tiếp nhận môi chất lạnh được lắp đặt bố trí tận phía đáy bầu lọc nhằm tiếp nhận được 100% môi chất thể lỏng cung cấp cho van giãn nở. 1. Dòng môi chất lạnh từ giàn nóng vào. 2. Lưới lọc. 3. Bộ khử ẩm. 4. Ống tiếp nhận. 5. Dòng môi chất lạnh đến van giãn nở. 6. Cửa sổ kính để quan sát dòng chảy của môi chất. Hình 1.7 Cấu tạo bình lọc hút ẩm b. Nguyên lý hoạt động Môi chất lạnh thể lỏng chảy từ bộ ngưng tụ vào lỗ (1) bình lọc / hút ẩm (hình ..), xuyên qua lớp lưới lọc (2) và bộ khử ẩm (3). Chất ẩm ướt tồn tại trong hệ thống là do chúng xâm nhập vào trong quá trình lắp ráp sửa chữa hoặc do hút chân không không đạt yêu cầu. Nếu môi chất lạnh không được lọc sạch bụi bẩn và chất ẩm thì các van trong hệ thống cũng như máy nén sẽ chóng bị hỏng. Sau khi được tinh khiết và hút ẩm, môi chất lỏng chui vào ống tiếp nhận (4) và thoát ra cửa (5) theo ống dẫn đến van giãn nở.

SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 9

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

Môi chất lạnh R-12 và môi chất lạnh R-134a dùng chất hút ẩm loại khác nhau. Ống tiếp nhận môi chất lạnh được bố trí phía trên bình tích lũy. Một lưới lọc tinh có công dụng ngăn chặn tạp chất lưu thông trong hệ thống. Bên trong lưới lọc có lỗ thông nhỏ cho phép một ít dầu nhờn trở về máy nén. 1.2.1.5 Van tiết lưu (expansion valve) trên xe toyota Camry 2015. Nhiệm vụ của van tiết lưu: Một là, điều tiết môi chất lạnh có dạng lỏng, nhiệt độ cao, áp suất cao qua van tiết lưu sẽ được điều chỉnh thành nhiệt độ thấp, áp suất thấp. Hai là, dựa vào nhiệt độ trong xe, van tiết lưu sẽ điều chỉnh lượng môi chất lạnh được phun vào giàn lạnh của ô tô.

Hình 1.8 Van tiết lưu của hệ thống điều hoà trên Toyota Camry 2015 1.2.1.6 Môi chất làm lạnh sử dụng trong hệ thống điều hòa không khí ôtô trên xe toyota Camry 2015. Môi chất lạnh dùng trong hệ thống điều hoà không khí ôtô phải đạt được các yêu cầu sau đây: - Dễ bốc hơi có điểm sôi thấp. - Phải trộn lẫn được với dầu bôi trơn. - Có hoá tính trơ, nghĩa là không làm hỏng các ống cao su, nhựa dẻo, không gây sét gỉ cho kim loại. - Không gây cháy nổ và độc hại. Hệ thông điện lạnh ôtô sử dụng hai loại môi chất lạnh phổ biến là R-12 và R-134a. Môi chất lạnh R-12 Môi chất lạnh R-12 là một hợp chất gồm clo, flo và cacbon. Điểm sôi của R-12 là -220F (-300C), nhờ vậy:

SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 10

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

- Ưu điểm: Nó bốc hơi nhanh chóng trong giàn lạnh và hấp thu nhiều nhiệt. R-12 hoà tan được trong dầu nhờn bôi trơn chuyên dùng cho máy lạnh (loại dầu khoáng chất), không phản ứng làm hỏng kim loại, các ống mềm và gioăng đệm. Nó có khả năng lưu thông xuyên suốt qua hệ thống lạnh nhưng không bị giảm hiệu suất lạnh. - Nhược điểm: Chất này thải vào không khí, nguyên tử clo tham gia phản ứng làm thủng tầng ôzôn bao bọc bảo vệ Trái Đất. Trên tầng cao từ 16-> 48 km, tầng ôzôn bảo vệ Trái Đất bằng cách ngăn chặn tia cực tím của mặt trời phóng vào Trái Đất. Do đó, ngày nay hệ thống điện lạnh ôtô dùng loại môi chất mới R-134a thay thế cho R-12. Môi chất lạnh R-134a Môi chất lạnh R-134a là hợp chất gồm flo và cacbon. Điểm sôi của môi chất R-134a là 150F (-260C). - Ưu điểm: Hợp chất này không tham gia phá hỏng tầng ôzôn. Vì trong phân tử này không chứa clo. - Nhược điểm: R-134a không hoà tan được với dầu nhờn bôi trơn khoáng chất. - Một số khác biệt quan trọng của môi chất lạnh R-134a so với R-12 là: + Dầu nhờn bôi trơn chuyên dùng cùng với môi chất lạnh R-134a là các chất bôi trơn tổng hợp polyalkalineglycol (PAG) hay polyolester (POE). Hai chất bôi trơn này không thể hoà lẫn với môi chất lạnh R-12. + Chất khử ẩm dùng cho R-134a khác với chất khử ẩm dùng cho R-12. + Hệ thống điện lạnh ôtô dùng môi chất lạnh R-134a cần áp suất bơm của máy nén và lưu lượng không khí giải nhiệt giàn nóng (bộ ngưng tụ) phải tăng cao hơn so với hệ thống điện lạnh dùng R-12. Chú ý: Trong quá trình bảo trì sửa chữa cần tuân thủ các yếu tố kỹ thuật sau đây: + Không được nạp lẫn môi chất lạnh R-12 vào trong hệ thống đang dùng môi chất lạnh R134a và ngược lại. Nếu không tuân thủ điều này sẽ gây ra sai hỏng cho hệ thống điện lạnh. + Không được dùng dầu bôi trơn máy nén của hệ thống R-12 cho máy nén của hệ thống R-134a. Nên dùng đúng loại. SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 11

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

+ Phải sử dụng chất khử ẩm đúng loại dành riêng cho R-12 và R-134a. 1.2.2 Nguyên lý làm việc của hệ thống điều hòa không khí xe toyota Camry 2015.

Hình 1.9 Nguyên lý hoạt động của hệ thống điều hoà trên Toyota Camry 2015 Hoạt động của hệ thống điện lạnh được tiến hành theo các bước cơ bản sau đây nhằm truất nhiệt, làm lạnh khối không khí và phân phối luồng khí mát bên trong cabin ôtô a. Môi chất lạnh thể hơi được bơm đi từ máy nén (A) dưới áp suất và nhiệt độ cao đến bộ ngưng tụ (B) b. Tại bộ ngưng tụ (giàn nóng) (B) nhiệt độ của môi chất lạnh rất cao, quạt gió thổi mát giàn nóng, môi chất lạnh thể hơi được giải nhiệt, giảm áp nên ngưng tụ thành thể lỏng dưới áp suất cao, nhiệt độ thấp c. Môi chất lạnh thể lỏng tiếp tục lưu thông đến bình lọc/hút âm (C), tại đây môi chất lạnh được tiếp tục làm tinh khiết nhờ được hút hết hơi âm và lọc tạp chất. d. Van giãn nở hay van tiết lưu (F) điều tiết lưu lượng của môi chất lạnh thể lỏng để phun vào bộ bốc hơi (giàn lạnh) (G), làm lạnh thấp áp của môi chất lạnh. Do được giảm áp nên môi chất lạnh thể lỏng sôi, bốc hơi biến thành thể hơi bên trong bộ bốc hơi. e. Trong quá trình bốc hơi, môi chất lạnh hấp thu nhiệt trong cabin ôtô và làm cho bộ bốc hơi trở nên lạnh. Quạt lồng sóc hay quạt giàn lạnh thổi một khối lượng lớn không khí xuyên qua giàn lạnh đưa khí mát vào cabin ôtô. f. Sau đó môi chất lạnh ở thể hơi, áp suất thấp được hút trở về máy nén. SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 12

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

1.3. Hướng dẫn sử dụng thiết bị sửa chữa hệ thống điều hòa không khí. 1.3.1 Dụng cụ và thiết bị kiểm tra 1.3.1.1.Dụng cụ sửa chữa

Bảng 1.1 Tên gọi và chức năng một số dụng cụ kiểm tra và sửa chữa hệ thống điều hoà SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 13

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

1.3.1.2 Thiết bị kiểm tra a. Bộ đồng hồ đo áp suất hệ thống điều hòa không khí Bộ đồng hồ đo áp suất hệ thống điều hòa không khí giới thiệu trên hình là dụng cụ thiết yếu nhất của người thợ điện lạnh. nó được thường xuyên sử dụng trong các việc xả ga, nạp ga, hút chân không và phân tích, chuân đoán hỏng hóc của hệ thống điều hòa không khí ôtô. Chiếc đồng hồ bên trái là đồng hồ áp suất thấp. Nó dùng để kiểm tra áp suất bên phía thấp áp của hệ thống lạnh, mặt đồng hồ được chia nấc theo đơn vị PSI hay kg/cm2.

Hình 1.10 Bộ đồng hồ kiểm tra áp suất hệ thống điện lạnh ô tô 1. Đồng hồ thấp áp đo phía áp suất thấp, 2. Đồng hồ cao áp đo áp suất phía cao áp 3. Van đồng hồ vao áp, 4. Van đồng hồ thấp áp 5. Đầu nối ống hạ áp, 6. Đầu nối ống giữa, 7. Đầu nối ống cao áp b. Bơm hút chân không Sau khi rút chân không, nếu còn xót lại một lượng rất ít không khí hay chất âm, vẫn gây ảnh hưởng xấu cho hệ thống lạnh. Nó làm giảm hiệu suất lạnh và đôi khi dẫn đến nhiều hỏng hóc quan trọng khác, cụ thể là làm hỏng máy nén. SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 14

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

Hình 1.11 Thiết bị bơm hút chân không Không khí trong hệ thống lạnh gây một số tác hại như: - Tạo áp suất cao trong hệ thống - Làm cho môi chất lạnh giảm khả năng tahy đổi từ thể hơi sang thể lỏng trong chu kỳ hoạt động của nó. - Làm giảm sút đáng kể khả năng lưu thông cũng như khả năng hấp thụ nhiệt của môi chất. Mặt khác, chất âm trong hệ thống lạnh là nguyên do tạo ra đóng băng đá trong ống dẫn cũng như trong van giãn nở, hiện tượng đóng băng làm tắc nghẽn toàn bộ hệ thống. Chất âm trong hệ thống lạnh còn sản sinh ra axít Clohydric khi nó trộn lẫn với môi chất lạnh, axít này làm rỉ sét, gây mòn thủng bên trong hệ thống, đặc biệt gây nguy hiểm đối với máy nén. Cả không khí lẫn chất âm bên trong hệ thống lạnh sẽ làm cho hệ thống lúc lạnh lúc không hoặc hoàn toàn không lạnh. Chức năng chính của bơm chân không (hình 3.6) là hút sạch không khí và chất âm ra khỏi hệ thống lạnh. Khi làm việc, bơm chân không làm hạ thấp áp suất bên trong hệ thống nhằm tạo điều kiện cho chất âm bốc hơi, sau cùng rút hơi nước này ra theo với không khí (áp suất sẽ làm giảm nhiệt độ sôi giúp chất âm bốc hơi nhanh). c. Thiết bị phát hiện xì ga Trắc nghiệm hệ thống điện lạnh để phát hiện xì ga là một bước công đoạn quan trọng nhất trong việc chuân đoán, sửa chữa hỏng hóc. Sau một thời gian hoạt động, tất cà hệ thống điện lạnh đều bị thất thoát môi chất lạnh. Với một hệ thống điện lạnh hoàn hảo, cứ sau mỗi năm, môi chất lạnh bị hao hụt mất 200gr là điều bình thường. Nếu bị hao hụt nhiều hơn thông số này thì cần phải kiểm tra phát hiện và sửa chữa chỗ bị xì ga. SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 15

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

Các yếu tố sau đây giúp ta phát hiện vị trí xì ga:37 Thường bị xì nơi đầu ống nối tại máy nén, tại các khớp nối, ống nối và tại các gioăng đệm. Môi chất lạnh có thể thâm thấu xuyên qua ống dẫn. Axít tao nên do trộn lẫn nước với môi chất lạnh, ăn thủng ống dẫn của giàn lạnh làm xì mất môi chất Nơi nào có vết dầu bôi trơn là nơi đó bị xì ga, vì ga xì ra mang theo dầu bôi trơn của máy nén.

Hình 1.12 Những vị trí có nguy cơ bị xì ga trên hệ thống điện lạnh 1. Van nối giàn lạnh, 2. Công tắc ngắt mạch khi áp suất giảm thấp, 3. Rắc co máy nén 4. Phớt trục máy nén, 5. Van cửa áp suất cao, 6. Rắc co bình lọc hút ẩm 7. Giàn nóng, 8. Giàn lạnh

SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 16

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

CHƯƠNG 2: CHẨN ĐOÁN, BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ XE TOYOTA CAMRY 2015 2.1 Phân tích các hư hỏng của hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota Camry 2015. -Các hư hỏng, nguyên nhân và cách khắc phục của hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota Camry 2015 : a. Hệ thống bị lọt khí Áp suất cả hai bên thấp áp và cao áp đều cao hơn bình thường. Trong xe chỉ hơi mát, áp suất cũng không thay đổi khi ly hợp đóng ngắt. Nguyên nhân : Do quá trình hút chân không chưa đạt hoặc máy hút chân không bị yếu. Hay khi nạp ga vào bị lọt không khí vào bên trong. b. Hư hỏng máy nén khí, tắc bầu ngưng hệ thống điều hoà Nguyên nhân : Do máy nén bị hỏng, van điều khiển của máy bị kẹt hoặc luôn mở Khắc phục : thay máy nén hoặc bầu ngưng mới. c. Van điều khiển máy nén của hệ thống điều hoà điều khiển sai Nguyên nhân : Van bị lỗi hoặc do cảm biến nhiệt độ trong xe , giàn lạnh, cảm biến áp suất Khắc phục : thay van điều khiển hoặc thay cảm biến d. Máy nén khí không hoạt động Nguyên nhân : mất điều khiển xuống máy nén Khắc phục : kiểm tra và thay thế chỗ hỏng trong hệ thống điện e. Thiếu ga Đây là một trong những lỗi hay gặp. Không khí trong xe kém lạnh, sờ ống thấp áp hơi lạnh. Nguyên nhân : Do thiếu ga hoặc hệ thống dẫn ga bị rò rỉ Khắc phục : kiểm tra rò rỉ trên hệ thống dẫn ga, nếu chỉ bị thiếu ga thì nạp thêm ga SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 17

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

f. Van tiết lưu của hệ thống điều hoà ô tô bị hẹp Hiện tượng áp suất thấp, trong xe hơi mát, đường ống hồi bị đóng băng. Nguyên nhân : do van tiết lưu bị hẹp, ga vào giàn lạnh ít không đủ lạnh xe. Trường hợp này cần thay van tiết lưu và bảo dưỡng hết hệ thống điều hoà ô tô. 2.2 Quy trình công nghệ chẩn đoán hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota Camry 2015. 2.2.1 Nội dung chẩn đoán a. Bảo dưỡng thường xuyên. b. Bảo dưỡng định kì. 2.2.2 Quy trình Chẩn đoán điều hòa không khí xe toyota Camry 2015. Muốn chân đoán chính xác các hỏng hóc thông thường của hệ thống điện lạnh ô tô,ta phải đo Kiểm và ghi nhận áp suất bên phía thấp áp và bên phía cao áp của hệ thống điện lạnh ô tô. số liệu đo được sẽ làm cơ sở cho công tác chân đoán như đã hướng dẫn trước đây, thao tác đo kiểm áp suất của một hệ thống điện lạnh ô tô được thực hiện như sau : - Khoá kín hai van đồng hồ thấp áp và cao áp. Lắp bộ áp kế vào hệ thống đúng kỹ thuật, đúng vị trí, xả sạch gió trong các ống nối của bộ đồng hồ. - Cho động cơ nổ ở vận tốc trục khuỷu 2000 vòng/phút . - Đặt núm chỉnh nhiệt độ ở vị trí lạnh tối đa “ MAXCOLD” . - Công tắc quạt gió đặt ở vị trí vận tốc cao nhất. - Mở rộng hai cánh cửa trước của xe. - Đọc , ghi nhận số đo trên các áp kế . - Tuỳ theo tình trạng kỹ thuật của hệ thống điện lạnh ô tô ,kết quả đo kiểm áp suất có thể được tóm tắt với nhiều tình huống khác nhau sau đây. Phân tích các kết quả này sẽ giúp chúng ta chân đoán và sử lý đúng kỹ thuật. Trong quá trình đo kiểm áp suất của hệ thống, cần lưu ý đến nhiệt độ môi trường. Bảng giới thiệu sự liên quan tương tác của nhiệt độ môi trường đối với áp suất bên phía cao áp và thấp áp cũng như đối với nhiệt độ khí lạnh thổi ra. SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 18

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

Bảng 2.1 Liên quan giữa nhiệt độ dòng khí thổi ra và áp suất của hệ thống điện lạnh ô tô đối với nhiệt độ môi trường. 2.3 Kiểm tra hệ thống lạnh. Kiểm tra bằng quan sát

Hình 2.1 kiểm tra hệ thống điện lạnh bằng mắt và bằng tai 1. Kiểm tra xem đai dẫn động có bị lỏng không? Nếu đai dẫn động quá lỏng nó sẽ trượt và gây ra mòn. 2. Lượng khí thổi không đủ Kiểm tra bụi bân tắc nghẽn trong bộ lọc không khí.

SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 19

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

3. Nghe thấy tiếng ồn gần máy nén khí Kiểm tra bu lông bắt nén khí và các bu lông bắt giá đỡ. 4. Nghe tiếng ồn bên trong máy nén Tiếng ồn có thể do các chi tiết bên trong bị hỏng. 5. Cánh tản nhiệt của giàn nóng bị bụi bẩn Nếu các cánh tản nhiệt của giàn nóng bị bụi bân, thì áp suất của giàn nóng sẽ giảm mạnh. Cần phải làm sạch tất cả các bụi bân ở giàn nóng. 6. Các vết dầu ở chỗ nối của hệ thống làm lạnh hoặc các điểm nối Vết dầu ở chỗ nối hoặc điểm nối cho thấy môi chất đang rò rỉ từ vị trí đó. Nếu tìm thấy vết dầu như vậy thì phải xiết lại hoặc phải thay thế nếu cần thiết để ngăn chặn sự rò rỉ môi chất. 7. Nghe thấy tiếng ồn gần quạt giàn lạnh Quay motor quạt giàn lạnh tới các vị trí LO, MED và HI. Nếu có tiếng ồn không bình thường hoặc sự quay của motor không bình thường, thì phải thay thế motor quạt giàn lạnh. Các vật thể lạ kẹp trong quạt giàn lạnh cũng có thể tạo ra tiếng ồn và việc lắp ráp motor cũng có thể làm cho motor quay không đúng do đó tất cả các nguyên nhân này cần phải kiểm tra đầy đủ trước khi thay thế motor quạt giàn lạnh. 8. Kiểm tra lượng môi chất qua kính quan sát Nếu nhìn thấy lượng lớn bọt khí qua kính quan sát, thì có nghĩa là lượng môi chất không đủ do đó phải bổ sung môi chất cho đủ mức cần thiết. Trong trường hợp này cũng cần phải kiểm tra vết dầu như được trình bày ở trên để đảm bảo rằng không có sự rò rỉ môi chất. Nếu không nhìn thấy các bọt khí qua l ỗ quan sát ngay cả khi giàn nóng được làm mát bằng cách dội nước lên nó, thì có nghĩa là giàn nóng có quá nhiều môi chất do đó cần phải tháo bớt môi chất chỉ còn một lượng cần thiết.Khi hệ thống sử dụng giàn nóng loại làm mát phụ, môi chất có thể không đủ ngay cả khi không nhìn thấy bọt khí. 2.3.1 Kiểm tra áp suất a. Tầm quan trọng của sự kiểm tra áp suất Việc kiểm tra áp suất môi chất trong khi điều hoà làm việc cho phép bạn có thể giả định những khu vực có vấn đề. Do đó điều quan trọng là phải xác định được giá trị phù hợp và để chân đoán sự cố. Điều kiện đo: - Nhiệt độ nước làm mát động cơ: Sau khi được hâm nóng SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 20

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

- Núm chọn luồng không khí: "FACE" - Cửa mở - Khí vào: recirculation - Tốc độ động cơ 1,500 vòng/phút - Nhiệt độ không khí vào: 25-30oC - Quạt dàn lạnh: cực đại - Nhiệt độ cài đặt: thấp nhất. 2.3.2 Đồng hồ đo áp suất dùng để kiểm tra hệ thống lạnh. Khi thực hiện chuân đoán bằng cách sử dụng đồng hồ đo phải đảm bảo các điều kiện sau đây. 1. Hệ thống làm việc bình thường Nếu hệ thống làm việc bình thường, thì giá trị áp suất đồng hồ được chỉ ra như sau: - Phía áp suất thấp : Từ 0,15 đến 0,25 MPa (1,5 đến 2,5 kgf/cm2) - Phía áp suất cao : 1,37 đến 1,57 MPa (14 đến 16 kgf/cm2)

Hình 2.2 Áp suất bình thường 2. Lượng môi chất không đủ Như được chỉ ra trên hình vẽ, nếu lượng môi chất không đủ, thì áp suất đồng hồ ở cả hai phía áp suất thấp và áp suất cao đều thấp hơn mức bình thường. SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 21

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

Hình 2.3 Lượng môi chất không đủ 3. Thừa môi chất hoặc việc làm mát giàn nóng không đủ Nếu thừa môi chất hoặc việc làm mát giàn nóng không đủ, thì áp suất đồng hồ ở cả 2 phía áp suất thấp và áp suất cao đều cao hơn mức bình thường.

Hình 2.4 Thừa môi chất hoặc việc làm mát giàn nóng không đủ 4. Hơi âm trong hệ thống làm lạnh Khi hơi âm lọt vào hệ thống làm lạnh, áp suất đồng hồ ở mức bình thường khi điều hoà làm việc, sau một thời gian phía áp suất thấp của đồng hồ chỉ độ chân không tăng dần, sau vài giây tới vài phút áp suất đồng hồ trở về giá trị bình thường. Chu kỳ này được lặp lại. SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 22

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

Hiện tượng này xảy ra khi hơi âm lọt vào gây ra sự lặp đi lặp lại chu kỳ đóng băng và tan băng gần van giãn nở.

Hình 2.5 Có hơi ẩm trong hệ thống lạnh 5. Sụt áp trong máy nén Khi xảy ra sụt áp trong máy nén, thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp cao hơn giá trị bình thường. Áp suất đồng hồ ở phía áp suất cao sẽ thấp hơn giá trị bình thường.

Hình 2.6 Sụt áp trong máy nén 6. Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh

SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 23

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

Khi môi chất không thể tuần hoàn (do tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh), thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp chỉ áp suất chân không. áp suất đồng hồ ở phía áp suất cao chỉ giá trị thấp hơn giá trị bình thường

Hình 2.7 Tắc nghẽn trong chu trình làm lạnh 7. Không khí ở trong hệ thống làm lạnh Khi không khí lọt vào hệ thống làm lạnh, thì áp suất đồng hồ ở cả hai phía áp suất thấp và áp suất cao đều cao hơn mức bình thường.

Hình 2.8 Không khí ở trong hệ thống làm lạnh 8. Độ mở của van giãn nở quá lớn SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 24

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

Khi van giãn nở mở quá rộng, thì áp suất đồng hồ ở phía áp suất thấp cao hơn mức bình thường. Điều này làm giảm hiệu quả làm lạnh.

Hình 2.9 Độ mở của van giãn nở quá lớn 2.4 Quy trình đọc mã lỗi và xóa mã lỗi trên xe toyota Camry 2015. 2.4.1 Quy trình đọc mã lỗi. - Bật công tắc máy ON. - Nhấn đồng thời nút AUTO và F/R. - Đèn báo nhấp nháy và phát ra âm thanh khi kiểm tra. - Sau khi kiểm tra xong, hệ thống sẽ xuất ra lần lượt các mã lỗi trên bảng hiển thị. - Khi hệ thống hiển thị mã lỗi chậm, nhấn nút FRONT DEF sẽ thay đổi được bước kiểm tra tiếp theo. - Mỗi lần nhấn nút FRONT DEF thì màn hình sẽ chuyển sang một bước. 2.4.2 Quy trình xóa mã lỗi . Để xóa mã lỗi của hệ thống có 2 cách sau : - Trong khi hệ thống đang kiểm tra, nhấn cùng lúc 2 nút FRONT DEF và nút REAR DEF. - Tháo cầu chì chính trong hộp cầu chì trong vòng 20 giây hoặc lâu hơn để xóa bộ nhớ của hộp. SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 25

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông Bảng mã lỗi trên xe Toyota Dạng hư hỏng

Mã lỗi

Hệ thống

00

Bình thường

11

Cảm biến nhiệt độ trong xe

Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến

12

Cảm biến nhiệt độ môi trường

Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến

13

Cảm biến nhiệt độ giàn lạnh

Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến

14

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến

21

Cảm biến bức xạ mặt trời

Ngắn mạch hoặc hở mạch cảm biến

22

Tín hiệu khóa máy nén

Máy nén không đóng hoặc hở mạch cảm biến

23

Áp suất ga

Áp suất ga không bình thường.

31

Chiết áp vị trí Cool/Hot

Lỗi nối mát hoặc giá trị điện áp của chiết áp.

32

Chiết áp vị trí Fresh/ Rec

Lỗi nối mát hoặc giá trị điện áp của chiết áp.

33

Chiết áp vị trí Face/ Def

Lỗi nối mát hoặc giá trị điện áp của chiết áp.

41

Mô tơ điều khiển cánh gió Tín hiệu vị trí cánh điều khiển Cool/Hot không đổi

42

Mô tơ điều khiển cánh gió Tín hiệu vị trí cánh điều khiển Fresh/Def không đổi

43

Mô tơ điều khiển cánh gió Face/ Tín hiệu vị trí cánh điều khiển Def không đổi Bảng 2.2 Bảng mã lỗi trên Toyota Camry 2015 2.5 Công nghệ bảo dưỡng kỹ thuật hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota

Camry 2015. SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 26

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

2.5.1 Bảo dưỡng máy nén. Việc bảo dưỡng máy nén là cực kỳ quan trọng đảm bảo cho hệ thống hoạt động được tốt, bền, hiệu suất làm việc cao nhất, đặc biệt đối với các máy có công suất lớn. Máy lạnh dễ xảy ra sự cố ở trong 3 thời kỳ : Thời kỳ ban đầu khi mới chạy thử và thời kỳ đã xảy ra các hao mòn các chi tiết máy. a. Cứ sau 6.000 giờ thì phải đại tu máy một lần. Dù máy ít chạy thì 01 năm cũng phải đại tu 01 lần. b.Các máy dừng lâu ngày , trước khi chạy lại phải tiến hành kiểm tra. Công tác đại tu và kiểm tra bao gồm: - Kiểm tra độ kín và tình trạng của các van xả van hút máy nén. - Kiểm tra bên trong máy nén, tình trạng dầu, các chi tiết máy có bị hoen rỉ, lau chùi các chi tiết. Trong các kỳ đại tu cần phải tháo các chi tiết, lau chùi và thay dầu mỡ. - Kiểm tra dầu bên trong cacte qua cửa quan sát dầu. Nếu thấy có bột kim loại màu vàng, cặn bẩn thì phải kiểm tra nguyên nhân. Có nhiều nguyên nhân do bẩn trên đường hút, do mài mòn các chi tiết máy - Kiểm mức độ mài mòn của các thiết bị như trục khuỷu, các đệm kín, vòng bạc, pittông, vòng găng, thanh truyền vv.. so với kích thước tiêu Chẩn. Mỗi chi tiết yêu cầu độ mòn tối đa khác nhau. Khi độ mòn vượt qúa mức cho phép thì phải thay thế cái mới. - Thử tác động của các thiết bị điều khiển HP, OP, WP, LP và bộ phận cấp dầu - Lau chùi vệ sinh bộ lọc hút máy nén. Đối với các máy nén lạnh các bộ lọc bao gồm: Lọc hút máy nén, bbộ lọc dầu kiểu đĩa và bộ lọc tinh. -Đối với bộ lọc hút: Kiểm tra xem lưới có bị tắc, bị rách hay không. Sau đó sử dụng các hoá chất chuyên dụng để lau rửa lưới lọc.

SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 27

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

- Đối với bộ lọc tinh cần kiểm tra xem bộ lọc có xoay nhẹ nhàng không. Nếu cặn bẫn bám giữa các miếng gạt thì sử dụng miếng thép mỏng như dao lam để gạt cặn bẩn. Sau đó chùi sạch bên trong. Sau khi chùi xong thổi hơi nén từ trong ra để làm sạch bộ lọc. - Kiểm tra hệ thống nước giải nhiệt. - Vệ sinh bên trong mô tơ: Trong quá trình làm việc không khí được hút vào giải nhiệt cuộn dây mô tơ và cuốn theo bụi khá nhiều, bụi đó lâu ngày tích tụ trở thành lớp cách nhiệt ảnh hưởng giải nhiệt cuộn dây. - Bảo dưỡng định kỳ : Theo quy định cứ sau 72 đến 100 giờ làm việc đầu tiên phải tiến hành thay dầu máy nén. Trong 5 lần đầu tiên phải tiến hành thay dầu hoàn toàn, bằng cách mở nắp bên tháo sạch dầu, dùng giẻ sạch thấm hết dầu bên trong các te, vệ sinh sạch sẽ và châm dầu mới vào với số lượng đầy đủ. - Kiểm tra dự phòng : Cứ sau 3 tháng phải mở và kiểm tra các chi tiết quan trọng của máy như : xilanh, piston, tay quay thanh truyền, clắppe, nắpbít vv... - Phá cặn áo nước làm mát : Nếu trên áo nước làm mát bị đóng cáu cặn nhiều thì phải tiến hành xả bỏ cặn bằng cách dùng hổn hợp axit clohidric 25% 15% và rửa lại bằng 12 giờ sau đó rửa sạch bằng dung dịch NaOH 10 ngâm 8 nước sạch. - Tiến hành cân chỉnh và căng lại dây đai của môtơ khi thấy lỏng. Công việc này tiến hành kiểm tra hàng tuần. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ Tình trạng làm việc của thiết bị ngưng tụ ảnh hưởng nhiều đến hiệu suất làm việc của hệ thống, độ an toàn, độ bền của các thiết bị. Bảo dưỡng thiết bị ngưng tụ bao gồm các công việc chính sau đây 2.5.2 Vệ sinh bình ngưng. Khi cáu cặn bám vào bên trong thành lớp dày, bám chặt thì nên sử dụng hoá chất phá cáu cặn. Rửa bằng dung dịch NaCO3 ấm, sau đó thổi khô bằng khí nén. Trong trường hợp cáu cặn dễ vệ sinh thì có thể tiến hành bằng phương pháp vệ sinh cơ học. Khi tiến hành vệ sinh, phải tháo các nắp bình, dùng que thép có quấn vải để lau chùi SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 28

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

bên trong đường ống. Cần chú ý trong quá trình vệ sinh không được làm xây xước bên trong đường ống, các vết xước có thể làm cho đường ống hoen rỉ hoặc tích tụ bẫn dễ hơn. Đặc biệt khi sử dụng ống đồng thì phải càng cẩn thận. - Vệ sinh tháp giải nhiệt, thay nước mới. - Xả dầu : Nói chung dầu ít khi tích tụ trong bình ngưng mà chảy theo đường lỏng về bình chứa nên thực tế thường không có. - Định kỳ xả air và cặn bẫn ở các nắp bình về phía đường nước giải nhiệt. - Xả khí không ngưng trong bình ngưng: Khi áp suất trong bình khác với áp suất ngưng tụ của môi chất ở cùng nhiệt độ thì chứng tỏ trong bình có lọt khí không ngưng. Để xả khi không ngưng ta cho nước tuần hoàn nhiều lần qua bình ngưng để ngưng tụ hết gas còn trong bình ngưng. Sau đó cô lập bình ngưng bằng cách đóng van hơi vào và lỏng ra khỏi bình ngưng. Nếu hệ thống có bình xả khí không ngưng thì nối thông bình ngưng với bình xả khí không ngưng, sau đó tiến hành làm mát và xả khí không ngưng. Nếu không có thiết bị xả khí không ngưng thì có thể xả trực tiếp. - Bảo dưỡng bơm giải nhiệt và quạt giải nhiệt của tháp giải nhiệt. Bảo dưỡng dàn ngưng tụ bay hơi - Khi dàn ống trao đổi nhiệt của dàn ngưng bị bám bẩn có thể lau chùi bằng giẻ hoặc dùng hoá chất như trường hợp bình ngưng. Công việc này cần tiến hành thường xuyên. Bề mặt các ống trao đổi nhiệt thường xuyên tiếp xúc với nước và không khí nên tốc độ ăn mòn khá nhanh. Vì vậy thường các ống được nhúng kẽm nóng, khi vệ sinh cần cẩn thận, không được gây trầy xước, gây ăn mòn cục bộ. - Quá trình làm việc của dàn ngưng đã làm bay hơi một lượng nước lớn, cặn bẫn được tích tụ lại ở bể. Sau một thời gian ngắn nước trong bể rất bẫn. Nếu tiếp tục sử dụng các đầu phun sẽ bị tắc hoặc cặn bẫn bám trên bề mặt dàn trao đổi nhiệt làm giảm hiệu qủa của chúng. Vì vậy phải thường xuyên xả cặn bẫn trong bể, công việc này được tiến hành tuỳ thuộc chất lượng nguồn nước. - Vệ sinh và thay thế vòi phun : Kích thước các lổ phun rất nhỏ nên rất dễ bị tắc bẫn, đặc biệt khi chất lượng nguồn nước kém. Khi một số mũi phun bị tắc, một số vùng của dàn SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 29

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

ngưng không được giải nhiệt làm giảm hiệu quả trao đổi nhiệt rõ rệt. Vì vậy phải thường xuyên kiểm tra, vệ sinh và thay thế các vòi phun hư hỏng - Định kỳ cân chỉnh cánh quạt dàn ngưng đảm bảo cân bằng động tốt nhất. - Bảo dưỡng các bơm, môtơ quạt, thay dầu mỡ. - Kiểm tra thay thế tấm chắn nước, nếu không quạt bị ẩm chóng hỏng. Dàn ngưng kiểu tưới - Đặc thù của dàn ngưng tụ kiểu tưới là các dàn trao đổi nhiệt để trần trong môi trường kí nước thường xuyên nên các loại rêu thường hay phát triển,. Vì vậy dàn thường bị bám bẫn rất nhanh. Việc vệ sinh dàn trao đổi nhiệt tương đối dễ dàng. Trong trường hợp này cách tốt nhất là sử dụng các bàn chải mềm để lau chùi cặn bẫn. - Nguồn nước sử dụng, có chất lượng không cao nên thường xuyên xả cặn bể chứa nước. - Xả dầu tồn đọng bên trong dàn ngưng. - Bảo dưỡng bơm nước tuần hoàn, thay dầu mỡ 2.5.3 Bảo dưỡng tháp giải nhiệt . Nhiệm vụ của tháp giải nhiệt trong hệ thống lạnh là làm nguội nước giải nhiệt từ bình ngưng. Vệ sinh bảo dưỡng tháp giải nhiệt nhằm nâng cao hiệu quả giải nhiệt bình ngưng. Quá trình bảo dưỡng bao gồm các công việc chủ yếu sau: - Kiểm tra hoạt động của cánh quạt, môtơ, bơm, dây đai, trục ria phân phối nước. - Định kỳ vệ sinh lưới nhựa tản nước - Xả cặn bẫn ở đáy tháp, vệ sinh, thay nước mới. - Kiểm tra dòng hoạt động của môtơ bơm, quạt, tình trạng làm việc của van phao. Bảo dưỡng bơm quạt giải nhiệt. 2.5.4 Bảo dưỡng bơm. Bơm trong hệ thống lạnh gồm : - Bơm nước giải nhiệt, bơm nước xả băng và bơm nước lạnh. SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 30

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

- Bơm glycol và các chất tải lạnh khác. - Bơm môi chất lạnh. Tất cả các bơm này dù sử dụng bơm các tác nhân khác nhau nhưng về nguyên lý và cấu tạo lại hoàn toàn tương tự. Vì vậy quy trình bảo dưỡng của chúng cũng tương tự nhau, cụ thể là: - Kiểm tra tình trạng làm việc, bạc trục, đệm kín nước, xả air cho bơm, kiểm tra khớp nối truyền động. Bôi trơn bạc trục . - Kiểm tra áp suất trước sau bơm đảm bảo bộ lọc không bị tắc. - Hoán đổi chức năng của các bơm dự phòng. - Kiểm tra hiệu chỉnh hoặc thay thế dây đai (nếu có) - Kiểm tra dòng điện và so sánh với bình thường. 2.5.5 Bảo dưỡng quạt. - Kiểm tra độ ồn , rung động bất thường - Kiểm tra độ căng dây đai, hiệu chỉnh và thay thế. - Kiểm tra bạc trục, vô dầu mỡ. - Vệ sinh cánh quạt, trong trường hợp cánh quạt chạy không êm cần tiến hành sửa chữa để cân bằng động tốt nhất. 2.6 Quy trình sửa chữa chi tiết hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota Camry 2015. 2.6.1 Công nghệ sửa chữa chi tiết hệ thống điều hòa không khí trên xe toyota Camry 2015. 2.6.1.1 Áp suất hút thấp, áp suất đẩy bình thường. Cửa sổ kính ( mắt ga ) cho thấy dòng môi chất lạnh có một ít nước bọt , gió thổi ra lạnh ít , không đúng yêu cầu. Cần kiểm tra bằng cách ngắt nối liền trục công tắc ổn nhiệt. Nếu kim đồng hồ phía áp suất thấp không dao động chứng tỏ trong hệ thống điện lạnh có lẫn không khí. Cần kiểm tra như sau : a. Tiến hành trắc nghiệm tình trạng xì ga.

SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 31

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

b. Xả hết môi chất lạnh trong hệ thống. c. Khắc phục sửa chữa vị trí xì ga. d. Trong tình huống này bình lọc hút ẩm môi chất lạnh đã no đầy ứ chất ẩm ướt . Bắt buộc phải thay mới bình lọc hút ẩm . e. Rút chân không hệ thống trong thời gian tối thiểu 30 phút f. Nạp đầy đủ lại môi chất lạnh mới. g. Sau khi nạp lại đầy đủ môi chất lạnh, cho hệ thống vận hành để kiểm tra lại 2.6.1.2 Áp suất hút cao, áp suất đẩy bình thường. Có ít bọt trong dòng môi chất gió thổi ra âm ấm vào lúc trời nóng, nguyên do còn tồn tại quá nhiều chất ẩm ướt trong hệ thống lạnh. Cần phải: Xả hết môi chất lạnh (hình 108a,b) trình bày phương pháp xả và thu hồi ga môi chất lạnh theo cách thủ công . a. Thay mới bình lọc hút ẩm . b. Hút chân không. c. Nạp ga trở lại đúng số lượng quy định. d. Vận hành hệ thống lạnh và kiểm tra. 2.6.1.3 Áp suất cả hai phía bình thường. Máy nén hoạt động lúc ngừng, lúc bơm theo chu kỳ xảy ra nhanh quá, phía áp suất thấp đồng hồ chỉ áp suất không đạt. Nguyên nhân của triệu chứng này là công tắc ổn nhiệt . sử lý như sau a. Tắt máy, ngắt “off” hệ thống điện lạnh A /C . b. Thay mới công tắc ổn nhiệt nhớ nắp đặt ống mao đẫn và bầu cảm biến nhiệt của cônng tắc ở đúng vị trí cũ. c. Vận hành hệ thống lạnh, kiểm tra lại. SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 32

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

2.6.1.4 Phía thấp áp có áp suất cao, bên phía cao áp có áp suất lại thấp. Trong lúc vận hành có tiêng khua trong máy nén. Chứng tỏ máy nén bị hỏng bên trong. Cách chữa như sau: a.Tháo gỡ máy nén ra khỏi xe. b.Tháo nắp đầu máy nén để tiện quan sát bên trong. c.Kiểm tra mức dầu bôi trơn máy nén d.Thay mới bình lọc hút ẩm. Sửa chữa hay thay mới máy nén. e.Rút chân không, nạp ga môi chấp lạnh. f.Vận hành hệ thống điện để kiểm tra. 2.6.1.5 Áp suất của cả hai phía đều thấp. Gió thổi ra lạnh ít, một vài bọt bong bóng xuất hiện trong dòng môi chất chảy qua kính cửa sổ (mắt ga). Nguyên nhân là hệ thống điện lạnh bị thiếu môi chất lạnh. Tiến hành xử lý như sau: a. Kiểm tra tình trạng xì hở làm thất thoát ga môi chất. b. Xả hết ga môi chất lạnh . c. Khắc phục chỗ bị xì hở. d. Kiểm tra mức dầu nhờn trong máy nén bằng cách tháo hết đầu nhờn trong máy nén vào trong một cốc đo. So sánh với lượng dầu quy định cho loại máy nén đó, cho thêm vào nếu thiếu. e. Rút chân không. f. Nạp ga R -12 trở lại đúng lượng quy định. g. Vận hành hệ thống lạnh và kiểm tra. 2.7.1.6. Áp suất cả hai phía đều cao. Gió thổi ra ấm, bên ngoài giàn lạnh đở nhiều mồ hôi hay đọng sương. Nguyên do là van giãn nở bị kẹt ở tình trạng mở lớn. Cách xử lý như sau: SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 33

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

a.Xả ga b.Thay mới van giãn nở, nhớ đảm bảo gắn tiếp xúc tốt bầu cảm biến nhiệt của van. c.Rút chân không thật kỹ, nạp ga lại. d. Chạy thử và kiểm tra.

SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 34

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

KẾT LUẬN Điều hòa không khí trên ô tô là một trong những tiện nghi quan trọng, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, hệ thống điều hòa ngày càng trở nên hoàn thiện hơn, đáp ứng được những yêu cầu của người tiêu dùng. Ở Việt Nam hiện nay, số lượng xe sử dụng hệ thống điều hòa cơ vẫn phổ biến. Tuy vậy, theo xu thế chung hệ thống điều hòa tự động sẽ thay thế dần cho hệ bởi tính tiện nghi của nó. Vì vậy với đề tài “Nghiên cứu hệ thống điều hòa không khí trên thống điều hòa cơ xe toyota camry 2015” đã giúp em nắm được được những kiến thức cơ bản về điều hòa nói chung đồng thời tiếp cận , tìm hiểu sâu hơn về hệ thống điều hòa không khí trên ô tô. Hệ thống điều hòa không khí tự động trên ô tô là một mảng kiến thức có phạm vi nghiên cứu rộng và rất phức tạp. Tài liệu nghiên cứu và điều kiện thực hành trong quá trình thực hiện đề tài còn rất hạn chế. Vì vậy trong khuân khổ của đề tài tốt nghiệp em chỉ thực hiện nghiên cứu được các nội dung : + Nghiên cứu các kiến thức cơ bản về hệ thống điều hòa trên ô tô. + Nghiên cứu và phân tích các đặc điểm của hệ thống điều hòa tự động trên ô tô: Các cảm biến, các điều khiển trong hệ thống điều hòa tự động. + Nghiên cứu và phân tích mạch điện điều hòa trên một số hãng xe tiêu biểu. + Kiểm tra, chẩn đoán và sửa chữa những hư hỏng thường gặp trong hệ thống điều hòa. Qua quá trình tìm hiểu, xác định nguyên nhân hư hỏng và tiến hành biện khắc phục hệ thống điều hòa không khí của xe toyota camry 2015 , có thể rút ra những kết luận sau : Hầu hết hệ thống điều hòa không khí được lắp trên các loại xe ôtô đều có nguyên lý hoạt động và cấu tạo của các thiết bị sử dụng trong hệ thống là tương tự nhau. Tuy nhiên, ở mỗi hãng chế tạo ôtô khác nhau thì cũng có một vài đặc điểm khác nhau về tính năng sử dụng và đặc điểm cấu tạo của các thiết bị được sử dụng trong hệ thống, tùy theo công suất và yêu cầu sử dụng của mỗi loại xe. Đề tài này giới thiệu một cách tổng quát, những nguyên nhân hư hỏng và biện pháp khắc phục môt số hư hỏng thường gặp SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 36

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

nhất của hệ thống điều hoà không khí. Từ đó, có thể vận dụng một cách tốt nhất các kiểu hệ thống điều hòa không khí được lắp trên ôtô của các hãng chế tạo. Trong hệ thống điều hòa không khí ôtô hiện đại chỉ sử dụng môi chất lạnh R134a (tất cả các loại xe ra đời sau ngày 01.01.19…). Do vậy, trong quá trình sử dụng, bảo quản và sửa chữa cần tuân thủ theo những quy định cần thiết đối với mỗi loại môi chất lạnh được sử dụng trong hệ thống. Nhằm nâng cao tuổi thọ, độ tin cậy và bảo đảm tận dụng hết năng suất lạnh thiết kế cũng như an toàn đối với người sử dụng và người bảo trì sửa chữa hệ thống điện lạnh ô tô. Các loại xe đang lưu hành phần lớn cũng được trang bị hệ thống điều hòa không khí, nên việc cần thiết cập nhật kiến thức về cấu tạo và tính năng sử dụng của máy điều hòa trên ôtô là sự cần thiết. Nhằm mục đích vận hành, bảo quản và sử dụng hiệu quả hơn khi tiếp cận với công nghệ tiên tiến này. Để sinh viên ngành Cơ khí kỹ thuật Ôtô, Trường Đại Học Công Nghệ Giao Thông Vận Tải không khỏi bỡ ngỡ và sớm nắm bắt các kết cấu , tính năng mới cũng như hiểu biết một cách chi tiết về ôtô , đặc biệt là với hệ thống điều hòa không khí – hệ thống mang lại sự tiện nghi và thoải mái. Bộ môn Kỹ thuật Ôtô - Khoa cơ khí Trường Đại Học Giao Thông Vận Tải Thành phố Hồ Chí Minh nên có nhiều hơn những chương trình học ngoại khóa giúp cho sinh viên có điều kiện được tiếp cận với thực tế; các cuộc hội thảo, giao lưu và nói chuyện chuyên đề về chuyên ngành giúp cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên ngày càng được cải thiện hơn. Mặc dù đã cố gắng hết sức , nhưng với kiến thức có hạn, đề tài này còn nhiều vấn đề chưa thấu đáo như các ứng dụng của kỹ thuật điện tử trong việc bảo vệ thiết bị và điều khiển nhiệt độ điều hòa trong ôtô , các kết cấu vật liệu mới dùng trong hệ thống , sửa chữa và phục hồi một số vi mạch điện tử của các rơle …. Sau một thời gian học tập, nghiên cứu và nỗ lực thực hiện đề tài, đặc biệt được sự hướng dẫn tận tình của thầy Thái Văn Nông cùng các thầy cô trong khoa Cơ Khí. Đến nay em đã hoàn thành được các mục tiêu đề ra của đề tài. Do thời gian thực hiện và kiến thức của em còn hạn chế nên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót . Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô trong khoa cùng các bạn học để nội dung đề tài của em hoàn thiện hơn . SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 37

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

Một lần nữa em xin được gửi lời cảm ơn tới các thầy cô trong khoa Cơ Khí, các bạn học đã giúp đỡ em trong quá trình thực hiện chuyên đề tốt nghiệp . Em xin chân thành cảm ơn thầy Thái Văn Nông đã đọc và có những nhận xét đánh giá quý báu cho đề tài của em.

SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 38

Đồ án tốt nghiệp

GVHD : Thái Văn Nông

TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Châu Ngọc Thạch – Nguyễn Thành Trí. KỸ THUẬT SỬA CHỮA HỆ THỐNG TRÊN ÔTÔ Nhà Xuất Bản Trẻ - 2000.

2. Nguyễn Oanh. ÔTÔ THẾ HỆ MỚI – ĐIỆN LẠNH ÔTÔ. Nhà Xuất Bản Đồng Nai – 1999.

3. Công Ty Ôtô Toyota Việt Nam. TÀI LIỆU ĐÀO TẠO KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN II – TẬP 18

4. Công Ty Ôtô Toyota Việt Nam. TÀI LIỆU ĐÀO TẠO KỸ THUẬT GIAI ĐOẠN III– TẬP 12

5. Nguyễn Đức Lợi – Phạm Văn Tùng. MÁY VÀ THIẾT BỊ LẠNH. Nhà Xuất Bản Giáo Dục – 1999.

8. Nguyễn Văn Chất – Vũ Quang Hồi – Nguyễn Văn Bổng. CẤU TẠO VÀ SỬA CHỮA ĐIỆN ÔTÔ. Nhà Xuất Bản Giáo Dục – 1993.

SVTH : Nguyễn Phúc Thịnh

Trang 39

Related Documents

Tieu Luan
November 2019 20
Tieu Luan
November 2019 26
Tieu Luan
November 2019 19
Tieu+luan
October 2019 21
Tieu Luan
May 2020 9

More Documents from ""