Tieu Luan

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tieu Luan as PDF for free.

More details

  • Words: 1,010
  • Pages: 2
Họ và tên: Vũ Thị Dịu MSSV: 1078210024 Câu hỏi: Thế nào là một nhân viên giỏi? Làm gì để giữ nhân viên giỏi?

Trả lời Hiện nay các doanh nghiệp đang phải đối đầu với vấn đề bị các đối thủ thu hút mất các nhân viên giỏi sau một thời gian đã có kinh nghiệm làm việc tại doanh nghiệp hoặc được doanh nghiệp đào tạo, huấn luyện. Vì vậy, việc làm gì để giữ nhân viên giỏi đang là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Để giải quyết vấn đề này, trước hết phải xem xét thế nào là một nhân viên giỏi. Về bản chất nhân viên giỏi là một nhân viên năng động và cầu tiến, có năng lực tốt và khả năng tự phát triển cao. Họ mong muốn có cơ hộ để học hỏi thêm và tự khẳng định mình. Họ mong muốn công sức mình bỏ ra phải được công nhận và đãi ngộ thỏa đáng. Ngoài ra họ yêu thích môi trường làm việc nhiều thử thách. Chính vì những đặc điểm trên mà họ luôn được các doanh nghiệp hàng đầu săn đón. Để xác định được ai là nhân viên giỏi trong vô số các nhân viên, doanh nghiệp cần theo dõi hiệu quả và quá trình làm việc của nhân viên. Nhân viên giỏi là nhân viên luôn hoàn thành xuất sắc công việc được giao, đóng góp vào thành quả của doanh nghiệp. Đồng thời họ cũng có khả năng đảm trách những công việc đòi hỏi các kỹ năng rất khan hiếm trên thị trường lao động, họ có phương pháp làm việc sáng tạo và luôn hoàn thành công việc một cách tối ưu. Hơn nữa họ rất tâm huyết với sự phát triển của doanh nghiệp. Có thể nói “Năng lực + Thành tích” chính là công thức giúp xác định nhân viên giỏi trong doanh nghiệp. Nhưng để nhận biết được những điều trên lão đạo phải luôn lắng nghe, quan sát, phân tích và tạo cơ hội để nhân viên phát triển hết khả năng tiềm ẩn của mình. Sau khi đã xác định được nhân viên giỏi, doanh nghiệp cần có chiến lược để giữ chân những nhân viên này. Phải xác định đây là một chiến lược lâu dài chứ không phải là giải pháp tức thời, một số doanh nghiệp cho đến lúc nhân viên xin nghỉ thì mới nghĩ tới biện pháp để giữ chân họ lại. Việc giữ chân nhân viên phải bắt đầu ngay từ khi nhân viên bước chân vào doanh nghiệp. Có một số doanh nghiệp bị mất nhân viên ngay trong quá trình phỏng vấn vì thiếu tính chuyên nghiệp. Từ đó cho thấy danh tiếng của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng để thu hút người tài bên ngoài đồng thời giữ người giỏi bên trong doanh nghiệp. Trong quá trình cộng tác, doanh nghiệp luôn minh bạch, nhất quán trong chính sách nhân sự, công bằng trong đánh giá năng lực/tạo cơ hội phát triển như nhau, công việc thu hút và quan hệ làm việc tích cực.

Mục đích làm việc của mỗi nhân viên là khác nhau, một số doanh nghiệp cho rằng để giữ nhân viên giỏi cần phải tăng lương, thưởng nhưng điều này chỉ đúng cho các nhân viên có nhu cầu là lương cao. Để giữ nhân viên giỏi người ta cho rằng gồm 3 yếu tố chính: Yếu tố tạo nguồn + Yếu tố giảm bất mãn + Yếu tố động viên = Giữ nhân viên giỏi - Yếu tố tạo nguồn: bao gồm các yếu tố về thu hút và tuyển dụng. điển hình là thương hiệu của doanh nghiệp. Ngoài ra doanh nghiệp cần có một chính sách tuyển dụng hấp dẫn. - Yếu tố giảm bất mãn: là lương, bổng và điều kiện làm việc. đây chỉ là yếu tố giảm bất mãn vì nếu lương, bổng không phù hợp nhân viên sẽ bất mãn nhưung nếu phù hợp chưa hản nhân viên đã hài lòng và gắn bó với doanh nghiệp vì nhu cầu của nhân viên ở mỗi thời điểm là khác nhau. - Yếu tố động viên: chính sách khen thưởng, đào tạo, tạo sức hút công việc và văn háo doanh nghiệp. Nhân viên giỏi thích những công việc mang tính thách thức, cần tạo sự đa dạng cho công việc để tránh sự nhàm chán. Một cách để giữ nhân viên giỏi là đánh giá năng lực của họ một cách chính xác. Muốn vậy doanh nghiệp phải có hệ thống các tiêu chí đánh giá rõ ràng Đó là những yếu tố quyết định để giữ nhân viên giỏi nhưng để thực hiện những điều này đòi hỏi nhà lãnh đạo phải: Tạo mới quan hệ tích cực, quan tâm đến nhân viên: lắng nghe nhân viên không chỉ những vấn đề liên quan tới công việc mà cả những vấn đề trong đời sống của họ để người lãnh đạo không chỉ là cấp trên mà còn là người bạn của họ. có như vậy lãnh đạo sẽ thấu hiểu được nhu cầu và những khó khăn của nhân viên để đua ra giải pháp và hỗ trợ phù hợp. Công nhận thành tích của nhân viên: thể hiện cho nhân viên thấy bạn đánh giá cao những thành quả công việc, sáng kiến của họ. Đó là một nguồn động viên giúp họ hăng say làm việc và sáng tạo. Tạo cơ hội để nhân viên phát triển và thăng tiến trong tổ chức. Nói tóm lại để giữ nhân viên giỏi cần tạo cho họ một môi trường làm việc tốt, có hệ thống đánh giá năng lực hợp lý, công việc có tính thu hút và quan trọng là nhà lãnh đạo phải hiểu nhu cầu của nhân viên để kip thới đáp ứng. Có như vậy nhân viên mới hài lòng và gắn bó với doanh nghiệp.

Related Documents

Tieu Luan
November 2019 20
Tieu Luan
November 2019 26
Tieu Luan
November 2019 19
Tieu+luan
October 2019 21
Tieu Luan
May 2020 9
Bai Tieu Luan Gdtc
June 2020 8