Articles
Eliminate poor communication habits
Loại bỏ những thói quen xấu trong giao tiếp Giao tiếp không khéo léo có thể phá hoại các mối quan hệ và thành quả hoạt động của một tổ chức. Nhưng nếu bạn biết cách nhận diện những thói quen giao tiếp không tốt này thì bạn có thể tránh mắc sai lầm. Ba thói quen xấu nên tránh đầu tiên là… Source: The 7 Worst Communication Habits Jamie Walter (www.ivysea.com) Tổng hợp và biên dịch: Nguyễn Thị Mai Mai
QuanLyDuAn – http://www.quanlyduan.com
1
Articles
Eliminate poor communication habits
o Chỉ liên lạc với người khác khi cần giúp đỡ. Những người phạm phải thói quen sai lầm này là những người chỉ liên lạc với bạn khi họ đang tìm việc làm, khi họ cần giúp đỡ hoặc khi họ cần bạn để tham khảo ý kiến. Hãy tự mình gánh vác lấy những khó khăn đó, không ai thích có cảm giác là mình đang bị lợi dụng. Cách tốt hơn là: giữ liên lạc với các mối quan hệ của bạn quanh năm. Gọi cho mọi người khi bạn có gì đó để chia sẻ với họ như hướng dẫn kinh doanh, chia sẽ những bài báo hoặc chỉ là một vài câu hỏi thăm động viên tinh thần.
o Quên không trả lời, hồi âm thư điện tử hoặc điện thoại. Theo văn hóa tổ chức ở một số nơi thì đây là một thói quan xấu mà đã có những chuẩn mực nhât định được đặt ra cho nó. Thói quen này không được chấp nhận và thật là tệ hại, nó được xem là một thói quen xấu trong giao tiếp. Giải pháp: trả lời tất cả những cuộc gọi hay lời nhắn trong vòng 24 giờ. Bạn không phải trả lời một câu hỏi phức tạp hoặc đưa ra những giải pháp cho một vấn đề hóc búa trong vòng 24 giờ nhưng ít nhất bạn nên cho biết bạn đã nhận được thông điệp đó.
QuanLyDuAn – http://www.quanlyduan.com
2
Articles
Eliminate poor communication habits
o Hay phát biểu những nhận định tiêu cực. Bất kỳ ai cũng có thế có sai sót. Đó là nhận thức cơ bản khi giải quyết các sai lầm. Những người luôn luôn nhìn nhận vấn đề theo chiều hướng tiêu cực thì chỉ làm vấn đề trở nên trầm trọng hơn. Loại người này liên tục và rất “hăng hái” đưa ra những ý kiến tiêu cực. Bạn có thể mắc lỗi này nếu như những câu nói mở đầu của bạn có những cụm từ như “Anh có biết cái gì khiến tôi nổi điên không?” hoặc “Anh có biết là anh hay lúc thế này lúc thế nọ lắm không?
Giải pháp: khi gặp vấn đề không hay nên đề cập đến những mặt tích cực của vấn đề. Đừng xúi dục, lấn lướt tổ chức hay những người cùng làm việc với bạn. Nếu bạn làm như thế, mọi người sẽ chẳng nhớ những gì tốt đẹp bạn đã làm mà chỉ nhớ thái độ không tốt đó của bạn mà thôi.
QuanLyDuAn – http://www.quanlyduan.com
3