Thành Sơn Tây nằm giữa thị xã Sơn Tây cách Hà Nội hơn 40 km là một công trình kiến trúc quân sự cổ. Hoàn thành vào năm 1822, thành hình tứ giác có chu vi dài 1.304m, xung quanh có hào nước sâu 3m rộng 20m dài 1.795m, tường bằng đá ong cao 5m nên có tên khác là Thành đá ong. Trong thành có vọng lâu cao 18m, vọng cung, cột cờ và điện Kính Thiên. Trải qua nhiều cuộc chiến tranh thành Sơn Tây đã bị phá huỷ phần lớn chỉ còn lại tường thành, cửa tiền, cửa hậu, hai khẩu thần công và một số phế tích như vọng lâu, nền điện Kính Thiên, giếng nước.... Hiện nay, thành Sơn Tây đang được đầu tư tôn tạo trở thành một điểm di tích lịch sử văn hoá hấp dẫn khách tham quan.
Thành cổ Sơn Tây là một tòa thành quân sự kiến trúc bằng gạch đá ong (là loại vật liệu xây dựng đặc thù của vùng Sơn Tây), được Bộ Văn hóa Thông tin nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam công nhận là di tích lịch sử kiến trúc quốc gia năm 1994.[1]
[sửa] Lịch sử Thành được xây dựng vào năm 1822 triều vua Minh Mạng nhà Nguyễn, tại thủ phủ của trấn Sơn Tây (sau là tỉnh Sơn Tây). Thành cổ này, trong khoảng thập kỷ 70 - 80 của thế kỷ 19, là một trung tâm phòng bị kháng chiến chống Pháp của quan lại triều đình nhà Nguyễn (với những nhân vật lãnh đạo như: Hoàng Kế Viêm, Lưu Vĩnh Phúc,...) giữa hai cuộc xâm lược Bắc kỳ lần thứ nhất và lần thứ hai của Pháp. Thành bị quân Pháp chiếm năm 1884. Năm 1924, Toàn quyền Đông Dương đã ra nghị định để xếp hạng di tích thành cổ này. Tháng 12 năm 1946, một cuộc họp của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã diễn ra ở đây. Ngày nay, tòa thành này vẫn còn tồn tại ở trung tâm thành phố Sơn Tây tỉnh Hà Tây và trở một di tích lịch sử và kiến trúc quân sự.
[sửa] Quy mô và vị trí Thành cổ Sơn Tây được kiến trúc theo kiểu Vauban (kiểu công trình quân sự lấy theo tên kỹ sư Vauban người Pháp), tường thành chạy theo đường gãy khúc, nhưng tổng thể có hình vuông, mỗi cạch dài khoảng 400 m, diện tích khoảng 16 ha, chiều cao tường thành khoảng 5 m. Ngoài thành là hào nước sâu 3 m, rộng tới 20 m và dài khoảng 1.795 m, được nối ra sông Tích Giang tại góc thành phía Tây Nam, bốn mặt thành có các cổng vòm bằng đá ong. Tường thành nằm ở khoảng tọa độ 21°08'11,11" - 21°08'28,76" vĩ bắc và 105°30'07,49" - 105°30'26,48" kinh đông. Thành nằm giữa thành phố Sơn Tây, trên phần đất của hai làng cổ là Thuần Nghệ và Mai Trai, cách Hà Nội khoảng 42 km. Thành có 4 cửa quay ra các hướng Bắc (chính xác là hướng Bắc Đông Bắc), Nam, Tây, Đông, và lần lượt có tên là: cửa Hậu, cửa Tiền, cửa Hữu, cửa Tả. Hai cửa chính là cửa Tiền và cửa Hậu, có cầu bắc qua hào nước, dẫn vào cổng thành. Trục kiến trúc chính của thành là trục nối hai cửa Tiền và Hậu, theo hướng Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam. Cửa Tiền nhìn ra phố Quang Trung. Cửa Hậu hướng ra phố Lê Lợi (nơi đặt trụ sở Ủy ban Nhân dân thành phố Sơn Tây), thẳng tới bờ sông Hồng. Cửa Tả nhìn ra chợ Nghệ (phố Phùng Khắc Khoan). Cửa Hữu hướng ra phố Trần Hưng Đạo (Đệ Nhị cũ), phố này nối với phố Ngô Quyền, chạy thẳng lên làng cổ Đường Lâm (theo đường quốc lộ 32). Trong thành có các hạng mục kiến trúc: cột cờ (tức vọng lâu) cao 18m, vọng cung, điện Kính Thiên, hai ao sen phía trước khu nghi lễ (điện Kính Thiên), gần với cửa Tiền. Điện Kính Thiên ở đây từng là tòa nhà 5 gian nằm khoảng chính giữa thành, là nơi làm việc của các vua nhà Nguyễn mỗi khi tuần du xứ Đoài của Bắc Kỳ. Cửa Hữu quay ra hướng Tây Tây Bắc là
hiện còn nguyên vẹn nhất. Cửa Tả cũng còn tương đối nguyên vẹn, nhưng hai cửa Tiền, Hậu thì bị đổ nát mất (riêng cửa Hậu thì được xây lại mới bằng đá ong nhưng với kỹ thuật xây hiện đại nên đã bị mất tính cổ kính của một di tích). hành cổ Sơn Tây
••• Nằm ở trung tâm thị xã, thành cổ là một công trình quân sự kiến trúc theo kiểu Vauban được xây dựng từ năm Minh Mạng thứ 3 (năm 1822), thành được xây bằng gạch đá ong theo hình tứ giác ( là toà thành duy nhất ở Việt Nam được xây bằng đá ong), chu vi tổng cộng 1304 mét với chiều cao 5 mét, mặt tường rộng cho người xe đi lại. Bốn mặt thành có các cổng vòm kiên cố, thành có 4 cổng: Ðông, Tây, Tiền, Hậu, mỗi cổng đều có Vọng Lâu, tuy nhiên tui cũng không nhớ rõ lắm là hiện giờ hình như chỉ còn lại 3 cổng
. Xung quanh thành có hào sâu 3m, rộng 20m, chu vi khoảng
2.000m. Trong thành có 4 khẩu súng ở 4 góc thành, có điện Kính Thiên (nơi nghỉ của nhà Vua khi đi kinh lý), có dinh thự và công đường của các quan đầu tỉnh, kho lương thực, trại lính... ••• Tất nhiên, trải qua gần 2 thế kỷ thì thành cổ Sơn Tây đã bị hư hỏng nhiều, cầu qua hào phía Bắc, phía Nam bị sập (hiện nay có cầu mới - chứ làm sao mà vào được thành tham quan
), Vọng
Cung bị huỷ hoại... Năm 1994, Nhà nước công nhận đây là di tích kiến trúc nghệ thuật. Năm 1995 một dự án nâng cấp, tôn tạo được thực hiện. Cổng thành phía Bắc được xây lại, phù điêu được đắp, súng thần công được gắn, tuy nhiên, những phần còn lại của di tích nghệ thuật này tiếp tục bị xâm hại và xuống cấp.
••• Nếu có dịp đi tham quan trong thành cổ, nhất là vào những ngày hè oi ả, bạn sẽ cảm thấy thật thỏai mái dễ chịu, trong thành có nhiều cây xanh, từ những cây
nhỏ mới được trồng đến những cây đại thụ to đùng đoàng, với một không khí mát mẻ trong lành. Vì vậy bà con ở thị xã tui cả sáng lẫn chiều đều rủ nhau vào thành ... tập thể dục. Còn nhớ hồi hè lớp 10 sáng cứ 5h đi cùng bọn bạn vào thành mà vui thật
.
••• Tuy nhiên, có một điều hơi buồn là , thành cổ đang được tôn tạo lại, khá quy mô với ngân sách đầu tư gần 50 tỷ, đành rằng thế là tốt, quá tốt, nhưng nhìn cái cách mà họ làm, thì có lẽ
sau này thành sẽ không
còn được biết đến vối cái tên "Thành cổ" nữa mà là "Thành mới" mất. Những gốc cây to bị đánh bật gốc cho những công trình quy mô và đồ sộ, cột cờ và 2 hồ xung quanh dường như đối lập với quanh cảnh cổ kính vốn có... Quên, đang giới thiệu thành cổ cho bà con gần xa thì lại đi kể lể hơi linh tinh tí. Không sao, tui vẫn yêu cái thành này lắm. Mà khi nào có ai ghé qua đây, nhớ vào thành cổ tham quan nhá
Sau khi có một số bài báo phản ánh những băn khoăn của dư luận về việc có thể phải phá bỏ những dấu tích cũ để xây mới hạng mục di tích trong dự án trùng tu thành cổ Sơn Tây , mới đây chính quyền thị xã Sơn Tây đã có công văn về vấn đề này. Theo đó, việc phục hồi sẽ được dựa trên cơ sở giữ nguyên hai cổng thành và bảo tồn cây cổ thụ... Vừa qua có nhiều bài báo phản ánh về dự án trùng tu, phục hồi Thành cổ Sơn Tây (thị xã Sơn Tây, tỉnh Hà Tây) đang được thực hiện. Trong đó, hầu hết các bài viết đều có ý lo ngại trước việc "làm mới" quá nhiều các công trình liên quan, nhất là nguy cơ chặt bỏ những cây đa đang được xem là rất đẹp, có nhiều giá trị về lịch sử và văn hóa tâm linh để xây dựng lại 2 cổng thành mới ở phía Nam và phía Tây... Mới đây UBND thị xã Sơn Tây đã chính thức có công văn (do ông Nguyễn Lam Điền Phó Chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây ký) gửi Cục Di sản văn hóa (Bộ VH-TT) và lãnh đạo tỉnh Hà Tây cùng một số báo để trả lời về vấn đề này. Nội dung công văn cho biết: Thành cổ Sơn Tây là một trong những tòa thành còn được bảo tồn khá nguyên vẹn về mặt quy mô... qua thời gian với sự xâm hại của môi trường thiên nhiên, chiến tranh, thành Sơn Tây đã bị xuống cấp nặng nề, các thành phần kiến
trúc không còn nguyên vẹn, bị biến dạng, sai lệch so với trạng thái ban đầu, thậm chí một số hạng mục đã mất hoàn toàn... Đó chính là lý do để thực hiện dự án này. Đến nay, dự án đã hoàn thành cơ bản việc tu bổ, tôn tạo, phục dựng một số hạng mục, bảo đảm tính chân thực đúng như hồ sơ thiết kế kỹ thuật như: phục dựng công trình cột cờ (kỳ đài), vườn hoa kỳ đài, điện chiếu sáng, tụ tạo Tả, Hữu giếng; nạo vét hào thành; phục dựng 100m tường thành. Theo công văn nói trên, trong hồ sơ của dự án, chỉ có phục dựng 100m tường thành, vì vậy, không hề có chuyện sẽ phục dựng toàn bộ hệ thống tường thành như một số người đã phản ánh. Về 2 cổng thành cổ còn lại, công văn trên khẳng định: "Đối với cổng thành phía Tây và phía Nam, về tổng thể hiện nay vẫn còn tương đối nguyên vẹn nhưng đã xuống cấp do cây cối xâm thực và thời tiết khắc nghiệt gây nên do vậy phương thức xây dựng lại mới thì sẽ đứng trước thách thức của dư luận. Vì vậy thị xã đã có ý tưởng gìn giữ, bảo tồn và gia công chịu lực cho các cổng thành này để vừa cố giữ được cổng thành vừa bảo tồn cây cổ thụ... Không có chuyện phục dựng 100% thành cổ Sơn Tây hay phá thành cũ, thay gạch đá mới vào...".
Di tích thành cổ Sơn Tây Nguyễn Văn Thành Thành cổ Sơn Tây là một di tích cổ, tuy đã bị đổ nát nhưng còn nguyên hình dáng tồn tại độc nhất ở nước ta ngày nay. Pháp tấn công thành Sơn Tây 1882 Thời Lê, trấn thành Sơn Tây ở La Phẩm (nay là Ba Vì), ở hữu ngạn sông Hồng, phía dưới ngã ba Bạch Hạc độ 5 km. Vì nước lụt đe dọa nên vào thời Cảnh Hưng (1740-1786) chúa Trịnh cho di chuyển về Mông Phụ (ngoại vi thị xã Sơn Tây ngày nay). Tại nơi thành mới, vì còn gần sông Hồng, vẫn bị lụt đe dọa làm lở bờ sông, xâm phạm vào thành nên vua Minh Mệnh mới cho dời xa sông Hồng hơn để tránh bị lở đất và vùng đất giáp giới hai xã Mai Trai, Thuần Nghệ đã được chọn làm địa điểm xây thành mới. Thành mới xây năm 1822 nằm dưới ngã ba Bạch Hạc độ 12 km ở trung tâm trấn Sơn Tây: từ trấn thành đóng ở Thuần Nghệ, Mai Trai về địa giới tỉnh Hà Nội ở phía đông 37 dặm. Phía Tây đến địa giới Tam Nông, Thanh Thủy, Hưng Hóa là 44 dặm, phía nam đến địa giới huyện Yên Hóa, Ninh Bình (vùng Nho Quan) là 49 dặm và phía bắc đến địa giới các huyện Đại Từ, Thái Nguyên là 138 dặm. Như thế vùng Thuần Nghệ, Mai Trai, địa thế chiến lược so với trấn thành cũ ở Mông Phụ không có gì thay đổi mà Mai Trai, Thuần Nghệ so với Mông Phụ lại cao ráo, rộng rãi, xa bờ sông hơn, được mấy ngọn đồi ở vùng Mông Phụ che thế nước nên vùng Mai Trai, Thuần Nghệ không bị thế nước chảy xiết gây lở bờ sông. Nhà vua chuẩn y cho dời trấn thành Sơn Tây từ Mông Phụ về Mai Trai, Thuần Nghệ. Trấn Sơn Tây là một trong bốn trọng trấn ở Bắc Kỳ: Sơn Tây, Kinh Bắc, Hải Dương, Sơn Nam. Thời Lê, bốn trấn này còn gọi là nội trấn. Đó là vùng đồng bằng trù phú, dân
cư đông đúc, đất bản bộ của người Kinh. Tại một vài vùng của tứ trấn, ăn sâu vào miền núi có đồng bào dân tộc thiểu số nhưng số lượng không đáng kể, bốn trấn này là phên dậu che chở cho Thăng Long và cũng là bàn đạp để triều đình có thể vươn xa ra vùng biên giới. Đến thời Nguyễn, Sơn Tây vẫn được xếp là một trong bốn trọng trấn ở Bắc Kỳ, phía trong thì che chở, bảo vệ Bắc Thành, bên ngoài thì Sơn Tây phải làm bàn đạp, làm hậu cứ để triều đình bảo vệ vùng biên cương ở thượng lưu sông Đà, sông Hồng, sông Lô, do đó nhà Nguyễn đặt Tổng đốc Sơn Hưng Tuyên đóng tại thành Sơn Tây để giữ yên cả vùng rộng lớn Tây Bá c và ̆ Việt Bắc. Thời đó trấn thành Sơn Tây không phải chỉ có quan hệ trực tiếp với vùng đất thị xã Sơn Tây nhỏ hẹp ngày nay, mà các cơ quan cai trị đóng trong trấn thành Sơn Tây phải quản lý mọi công việc của trấn Sơn Tây rộng lớn gồm 5 phủ, 24 huyện mà ngày nay bao gồm hầu như toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc cộng với huyện Sơn Dương của tỉnh Tuyên Quang, hầu như toàn bộ tỉnh Phú Thọ trừ vài châu xa thuộc trấn Hưng Hóa và hơn một nửa tỉnh Hà Tây ngày nay. Trấn Sơn Tây xưa rộng lớn thì trấn thành, nơi đóng của các cơ quan đầu tỉnh, có nhiệm vụ quản lý toàn tỉnh càng quan trọng. Nhưng trấn thành Sơn Tây không phải chỉ quan trọng vì nó có nhiệm vụ quản lý một tỉnh lớn mà từ xa xưa lúc nào nó cũng là hậu cứ, là bàn đạp cho vùng biên giới xa xôi. Nhiệm vụ này là do chính địa thế Sơn Tây so với vùng thượng du Tây Bắc và Bắc Kỳ quy định. Sơn Tây còn là vùng dân Việt sinh sống lâu đời, đông đúc, một vùng đất cơ bản của người Việt từ khi lập nước, một phần vùng đất cơ bản của nước ta ngày nay. Con sông Hồng từ Trung Quốc chảy vào Việt Nam, chảy dọc theo chân núi Hoàng Liên Sơn trong một thung lũng hẹp, đầy núi non hiểm trở. Sau khi vượt qua vùng Yên Bái, bắt đầu chảy vào đất trấn Sơn Tây ở hai huyện Hạ Hòa và Cẩm Khê, phủ Lâm Thao. Từ Yên Bái trở lên, sông Hồng chảy xiết, hai bên bờ sát núi, nhưng từ Hạ Hòa, Cẩm Khê trở xuống thung lũng rộng ra, hai bên bờ sông Hồng đã có các cánh đồng, bãi ngô, ruộng lúa, xóm làng đông đúc. Từ Trấn Yên trở lên, đồng bào dân tộc thiểu số sống rải rác trong các thung lũng. Người Kinh tụ tập ở các thị trấn, các phố huyện, phố châu nhưng khi sông Hồng vào đất Hạ Hòa, Cẩm Khê thì làng xóm đã đông đúc và dân đã là người Kinh sinh sống từ lâu đời. Con sông Thao chảy qua vùng đất Thanh Ba, vùng thị xã Phú Thọ thì làng xóm người Việt đã trù phú, đông đúc hơn và chính các huyện của phủ Lâm Thao này là đất Phong Châu khi xưa, nơi đóng đô của các vua Hùng, nơi mà cư dân Lạc Việt sinh sống từ thời đá mài, đồ đồng và sắt sớm, rồi từ đó lan tỏa ra khắp đồng bằng Bắc Bộ và cả nước. Đến cuối phủ Lâm Thao, con sông Thao rộng lớn lại nhận thêm nước của sông Đà ở ngã ba Hạ Nông. Sông Đà cũng là một sông lớn chảy suốt vùng Tây Bắc và khi đến Chợ Bờ, Hòa Bình thì sông đã rộng lớn hiền hòa. Sau khi qua vùng Hòa Bình, sông Đà chảy quanh núi Tản Viên, qua huyện Bất Bạt của Sơn Tây và Thanh Thủy của xứ Hưng Hóa đi vào ngã ba Hạ Nông. Về phía tả ngạn sông Hồng, sông Lô cũng phát nguyên từ Trung Quốc chảy xuống Tuyên Quang, rồi tiếp đến phủ Đoan Hùng. Sông Lô gặp sông Chảy ở ngã ba Ngọc Chúc. Từ Ngọc Chúc, sông Lô tiếp tục chảy về xuôi, ở ngã ba Phú Hậu, sông Lô lại nhạn̂ nước sông Phó Đáy chảy từ Thái Nguyên qua Sơn Dương để nhập vào sông Lô. Từ ngã ba Phú Hậu, sông Lô chỉ chảy qua một đoạn ngắn nữa rồi đổ vào sông Thao ở ngã ba Bạch Hạc. Từ ngã ba Bạch Hạc, các con sông xòe ra như nan quạt, đi lên nguồn của sông Đà, sông Thao, sông Lô, sông Chảy và sông Phó Đáy. Từ ngã ba Bạch Hạc này, thuyền bè từ miền xuôi đi lên, có thể đi lên theo sông Thao, sông Đà và sông Lô. Do đó ngã ba Bạch Hạc là cửa ngõ của cả vùng rừng núi Tây Bắc và phía Bắc. Trấn thành Sơn Tây được xây dựng trên bến Phú Nhi cách ngã ba Bạch Hạc 28 dặm tức khoảng hơn 12 km chính là căn cứ chính để tiến lên bảo vệ vùng rừng núi theo những cái
nan quạt trên mà đường nối liền vùng biên giới với đồng bằng, là những thung lũng ven các con sông mà ta đã nói. Thành Sơn Tây có chu vi 326 trượng, cao 1 trượng 1 thước. Thành có bốn cổng có hào bảo vệ phía ngoài thành. Vì thành xây vào thời Nguyễn, thời mà súng đại bác đã phát triển nên xây theo kiểu Vauban nghĩa là thành có những chỗ lồi ra để lập pháo đài. Theo những ảnh trong sách “Une campange au Tonkin” của bác sĩ quân y Hocquard chụp khoảng năm 1884 thì thành khá đẹp, cổng thành hiện không có ảnh trong sách nhưng tác giả Hocquard cho biết cổng thành này y hệt cổng thành Bắc Ninh. Để cho trấn thành Sơn Tây có đủ nghi vệ tôn nghiêm theo quy định của Triều đình nhà Nguyễn như trong “Đại Nam hội điển sự lệ” đã quy định (Quyển 13 nhà xuất bản Thuận Hóa, 1933). Trong thành Sơn Tây còn có cột cờ, hành cung hay còn gọi là vọng cung, là nơi khi vua đi qua thì nghỉ lại hoặc vào ngày khánh tiết, các quan vào chúc mừng vọng nhà vua xem như nơi ở riêng của vua. Theo quy định có ghi trong “Đại Nam hội điển sự lệ” thì hành cung có 5 gian 2 chái. Các hành cung kể cả nhà bếp phía sau có quy cách làm ghi rõ trong “Đại Nam hội điển sự lệ”, chứ các trấn thành mà sau là tỉnh thành không thể làm vượt quy cách cho phép. Ở đây xin cải chính một điều mà ở thời gian xây thành là điều cấm kỵ nghiêm ngặt: đó là gọi hành cung Sơn Tây là “Điện Kính Thiên” và cổng hành cung là “Đoan Môn”. Chỉ duy nhất ở Hà Nội, nơi trước kia vua Lê ngự và sau này vua Gia Long đóng lại khi ra Bắc mới có Đoan Môn và Điện Kính Thiên. Đó là nơi ở của vua nên ai gọi tên như thế là thành vấn đề “phạm thượng” chứ không phải nhỏ. Chính thác bán bia “Sơn Tây hành cung trùng tu” lưu trữ ở Viện Nghiên cứu Hán Nôm ký hiệu 15562 mà nhà nghiên cứu Nguyễn Huy Thức công bố đã nói rõ vấn đề này. Tất cả bia cổ, sách cổ đều gọi là hành cung hay vọng cung, mãi gần đây, một số người làm công tác văn hóa ở Sơn Tây mới gọi là điện kính thiên và đoan môn. Còn về cột cờ thành Sơn Tây thì từ trang 191 quyển sách ở trên cộng với quy định của “Đại Nam hội điển sự lệ” là ta có một hình ảnh cột cờ hoàn chỉnh. Trong thành còn có Dinh tổng đốc, bố chính, án sát và đề đốc. Theo quy định ghi trong “Đại Nam hội điển sự lệ”, mỗi dinh có 3 gian 2 chái, nhà bếp của dinh tổng đốc 2 gian 2 chái, còn nhà bếp của các dinh khác có 1 gian 2 chái sau công đường của 4 quan tỉnh. Các dinh, kể cả dinh đốc học đều có nhà nhỏ xây gạch, lợp ngói làm tư dinh cho quan lại ở. Trong thành Sơn Tây còn có kho tiền, kho vũ khí, kho lương là những thứ rất quan trọng dùng trong việc binh cho cả một vùng rộng lớn. Với những điều vừa trình bày, có thể thấy thành Sơn Tây là một thành lớn do triều đình nhà Nguyễn xây dựng để quản trị cả một vùng rộng lớn gồm một nửa tỉnh Hà Tây, toàn bộ tỉnh Vĩnh Phúc và huyện Sơn Dương, gần như toàn bộ tỉnh Phú Thọ. Không những thế, nó còn trấn trị toàn vùng Tây Bắc, vùng thượng lưu sông Hồng, vùng lưu vực sông Lô, sông Chẩy, do đó thành phải khang trang, to đẹp để nhân dân thấy rõ uy thế của triều đình mà cũng là uy thế của dân tộc. Tính nhất thống thể hiện rõ ở chỗ vị quan xây thành là do vua cử - một vị quan to về chỉ huy (phó thống thập cơ), điều động quân trung ương chứ không phải binh lính của tỉnh. Mọi quy cách trong việc xây thành đều theo một quy chế thống nhất, chỉ khác một điểm là Sơn Tây có đá ong nên dùng vật liệu xây dựng tại chỗ còn kích thước thì thống nhất như quy định của triều đình. Điều này có được vì nhà Nguyễn đã thống nhất đất nước. Một cái thành to đẹp như thế, khi xây dựng rất tốn kém, nhưng thời đó đất nước đã thống nhất 20 năm, tiền gạo, nhân công, vật liệu đã dồi dào nên nhà nước có đủ nhân lực,
vật lực xây thành, nói lên thế nước hưng thịnh thời Minh Mệnh. Thành, hào, cổng thành, cột cờ, dinh thự trong thành đều rất khang trang, nó tiêu biểu cho trình độ kỹ thuật, văn hóa của một thời đất nước thống nhất và hưng thịnh ở đầu thế kỷ XIX. (Trích từ Lịch sử Việt)