Để từng bước hoàn thiện và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 189/QĐ-TTg về việc thành lập Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (TTLKCK) trực thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước. Việc ra đời TTLKCK là đòi hỏi tất yếu của thị trường chứng khoán Việt Nam ở giai đoạn phát triển hiện nay; đồng thời cũng là xu hướng và thông lệ trên thị trường chứng khoán quốc tế. Cau 1 : ban có thể tham khảo ở bài viết dưới đây Việc thành lập TTLKCK ở mỗi quốc gia nhằm nâng cao tính chuyên môn hoá, tiêu chuẩn hoá các nghiệp vụ hỗ trợ hoàn tất giao dịch trên thị trường chứng khoán; nâng cao khả năng kiểm soát rủi ro liên quan tới từng nghiệp vụ có tính chất khác nhau; góp phần hình thành đồng bộ kết cấu hạ tầng của thị trường chứng khoán tại các quốc gia. Nhóm tư vấn các vấn đề về tiền tệ và kinh tế quốc tế (G-30) cũng như Hội đồng Kỹ thuật của Tổ chức quốc tế các Uỷ ban Chứng khoán (IOSCO) khuyến nghị các quốc gia nên thành lập Trung tâm Lưu ký chứng khoán độc lập. Tại Việt Nam, hiện có khoảng 300 loại chứng khoán được niêm yết, đăng ký giao dịch trên 2 thị trường giao dịch là thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (trong đó có 36 loại cổ phiếu, khoảng 260 trái phiếu và 1 loại Chứng chỉ Quỹ đầu tư) cùng với hơn 24.000 tài khoản giao dịch chứng khoán của các nhà đầu tư là các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước mở tại 13 công ty chứng khoán. Số chứng khoán này đã và đang được các nhà đầu tư giao dịch mua/bán trên thị trường chứng khoán. Điều này có nghĩa là nhu cầu đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán là "có thực" trên thị trường chứng khoán hiện nay. Thực tế trong thời gian qua, hoạt động đăng ký, lưu ký và bù trừ, thanh toán chứng khoán (bao gồm cả chứng khoán niêm yết/đăng ký giao dịch và chứng khoán không niêm yết/đăng ký giao dịch trên 2 TTGDCK) đã được thực hiện thông qua 2 Phòng Đăng ký - Thanh toán bù trừ Lưu ký chứng khoán của 2 TTGDCK. Theo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, dự báo, trong thời gian tới, cầu về dịch vụ đăng ký, lưu ký, bù trừ, thanh toán chứng khoán và các dịch vụ hỗ trợ việc hoàn tất giao dịch mua/bán
chứng khoán trên thị trường chứng khoán sẽ tăng đáng kể. Chính phủ đang thực hiện quyết liệt cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) từ đó sẽ hình thành hàng nghìn công ty cổ phần cộng với hơn 2.000 DNNN đã cổ phần hoá và hàng nghìn công ty cổ phần đang hoạt động sẽ tạo nên một khối lượng hàng hoá "khổng lồ" cho thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó, các loại trái phiếu Chính phủ, trái phiếu Quỹ Hỗ trợ phát triển cùng với cổ phiếu của hơn 250 doanh nghiệp trong danh sách các công ty cổ phần niêm yết, đăng ký giao dịch tại các TTGDCK Việt Nam trong năm 2005 theo tinh thần Quyết định số 528/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ sẽ tạo ra khối lượng lớn hàng hoá cho thị trường chứng khoán trong năm 2005 và những năm tiếp theo. Trước đòi hỏi thực tế của thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và cũng theo thông lệ quốc tế, việc “gộp” 2 bộ phận đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán tại 2 TTGDCK để hình thành một TTLKCK độc lập với Sở giao dịch Chứng khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng khoán là một "thực tiễn khách quan". Nó làm cho loại hình dịch vụ này trở nên an toàn hơn và chuyên nghiệp hơn. TTLKCK đi vào hoạt động, ngoài việc tạo sự đồng bộ về kết cấu hạ tầng cho thị trường chứng khoán Việt Nam còn mang lại nhiều lợi ích khác. Đó là: Giảm rủi ro và chi phí liên quan đến việc thanh toán các giao dịch chứng khoán do giao dịch mua/bán chứng khoán được thực hiện tự động (không thanh toán bằng tiền mặt, trao tay); nâng cao hiệu quả cho nghiệp vụ sau thanh toán đối với các thành viên của TTLKCK, từ đó sẽ nâng cao tính hiệu quả trong các dịch vụ cung cấp cho nhà đầu tư như chi trả cổ tức; tiêu chuẩn hoá giữa các thành viên tham gia thị trường, tạo sự hài hoà, đồng bộ ở các mặt của thị trường chứng khoán; góp phần tạo thuận lợi cho việc thúc đẩy tiến trình hội nhập của thị trường chứng khoán Việt Nam vào thị trường tài chính khu vực và thế giới, mà đặc biệt là thực hiện kết nối giữa các thị trường chứng khoán khu vực cũng như việc hình thành thị trường trái phiếu chung của khu vực trong thời gian tới; tạo thuận lợi cho việc tham gia đầu tư của người đầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán Việt Nam thông qua các tổ chức lưu ký toàn cầu hoặc thông qua quan hệ đại lý giữa TTLKCK trong nước và các TTLKCK nước ngoài.
Trung tâm Lưu ký Chứng khoán dự kiến sẽ đi vào hoạt động từ năm 2006 với trụ sở chính đặt tại Hà Nội (số 2 Phan Chu Trinh) và chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh (số 1 Nam Kỳ Khởi Nghĩa). Sự ra đời của Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cùng với việc hình thành Tổ chức Định mức Tín nhiệm trong thời gian không xa sẽ hình thành đầy đủ các loại hình Tổ chức tài chính trung gian là thành viên tham gia thị trường chứng khoán. Điều này sẽ góp phần hình thành đồng bộ kết cấu hạ tầng của thị trường chứng khoán và làm cho thị trường chứng khoán Việt Nam trở nên "hoàn hảo" hơn./. Theo Website ĐCSVN Cho mình hòi tại sao bạn lại gọi hàng hóa chứ không phải cổ phiếu hay trái phiếu vậy . Như vậy sẽ rất gây hiểu lầm cho người nghe.