Tai Lieu > Vu Dong Xuan O Hung Yen

  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tai Lieu > Vu Dong Xuan O Hung Yen as PDF for free.

More details

  • Words: 988
  • Pages: 2
Những ngày này, nông dân trong tỉnh Hưng Yên cơ bản thu hoạch xong lúa đông xuân.  Tuy gặp không ít khó khăn về thời tiết, giá vật tư phân bón tăng cao, ảnh hưởng đến sản xuất song  có thể khẳng định vụ này, được mùa, năng suất bình quân ước đạt 65 tạ/ha, tương đương vụ đông  xuân năm trước, sản lượng thóc 260,4 nghìn tấn. Nhiều huyện đạt năng suất cao như Khoái Châu  trên 66 tạ/ha, Phù Cừ, Kim Động trên 65 tạ/ha. 

Những huyện công nghiệp phát triển như Văn Lâm, Mỹ Hào, Yên Mỹ,   năng suất lúa  cũng đạt 63­ 64 tạ/ha. Không những được mùa về năng suất, sản lượng mà lúa đông xuân còn cho  giá trị, hiệu quả với những giống lúa hàng hoá, chất lượng cao bán được giá, dễ tiêu thụ. Nhìn lại  đầu vụ, thời tiết khô hạn gay gắt. Mực nước sông Hồng xuống thấp nhất trong vòng 100 năm qua,  ảnh hưởng đến đổ ải, gieo cấy, tưới dưỡng.  Một số đợt rét đầu tháng 1 và tháng 2 ảnh hưởng sinh  trưởng của mạ. Số giờ nắng từ ngày 1.3­10.5 thấp hơn cùng kỳ năm trước, nhiệt độ bình quân các  tháng cao hơn trung bình nhiều năm nên thời gian sinh trưởng của lúa ngắn hơn. Vượt qua khó  khăn của thời tiết, tỉnh sớm chủ động triển khai kế hoạch sản xuất, huy động các trạm bơm tăng  cường bơm nước, giữ nước, nạo vét mương máng, khơi thông dòng chảy. Đến ngày 10.2, toàn tỉnh  cơ bản bảo đảm đủ nước đổ ải, vượt kế hoạch 5 ngày, tạo thuận lợi cho làm đất cấy. Tỉnh chỉ đạo  chặt chẽ lịch thời vụ, cơ cấu giống làm cơ sở giúp các huyện, thị xã vận dụng vào điều kiện thực  tế địa phương. Trong quá trình sản xuất, các đồng chí lãnh đạo tỉnh thường xuyên kiểm tra đồng  ruộng, kịp thời chỉ đạo các địa phương và nông dân khắc phục khó khăn, bảo đảm kế hoạch gieo  cấy. Cơ cấu trà vụ tiếp tục mở rộng diện tích trà xuân muộn với các giống ngắn ngày, đạt 36.635  ha, bằng 90,37% diện tích, diện tích còn lại cấy ở trà sớm với các giống dài ngày. Đối với trà  muộn, tỉnh chỉ đạo nông dân chuyển mạnh sang làm mạ  gieo trên nền đất cứng. Hầu hết diện tích  ở trà này được nông dân các địa phương cấy bằng mạ non, gieo trên nền cứng. Lúa đẻ nhánh  nhiều, cho số bông hữu hiệu cao.  Được gieo cấy trong khung thời vụ thích hợp (từ 15.2­10.3) nên đến cuối tháng 4, lúa bắt  đầu trỗ. Các trà lúa trỗ tập trung vào đầu tháng 5. Đến ngày 15.5, gần 40 nghìn ha lúa cơ bản trỗ  xong. Nhìn chung thời tiết giai đoạn đầu tháng 5 khá thuận lợi cho lúa trỗ bông, phơi màu...Cơ  cấu giống lúa tiếp tục mở rộng các giống tiến bộ, cho năng suất, chất lượng cao. Bộ giống lúa lai,  thuần Trung Quốc với ưu thế tiềm năng về năng suất, chất lượng được thâm canh trên diện rộng.  Nhóm giống lúa hàng hoá, chất lượng cao được nhiều địa phương chú trọng mở rộng. Những vụ  gần đây, lúa hàng hoá, chất lượng cao ở các huyện Mỹ Hào, Yên Mỹ, Văn Lâm luôn chiếm hơn  50% tổng diện tích, nhiều xã, thị trấn gieo cấy trên 60% diện tích lúa chất lượng cao. Thực tế cho  thấy, lúa hàng hoá, chất lượng cao cho năng suất không thua kém nhiều lúa tẻ thường song  giá trị  kinh tế hơn hẳn. Một kg thóc bắc thơm số 7 bán trên thị trường với giá 3200 đồng, hơn 500 đồng  so với thóc Q5. Mỗi sào lúa bắc thơm số 7, hương thơm số 1, nếp 352 "đánh đổ" 1,5­2 sào lúa tẻ  thường. Được mùa lúa đông xuân có sự đóng góp quan trọng của công tác tập huấn, chuyển giao  áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Ngành nông nghiệp phối hợp với các địa phương,  đoàn thể tổ chức  tập huấn cho hàng nghìn lượt nông dân, giúp nông dân có thêm kiến thức thâm  canh, chăm bón  lúa. Mô hình "3 giảm, 3 tăng" (giảm lượng giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực  vật; tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế ) được triển khai ở một số địa phương đem lại kết 

quả khả quan. Gieo cấy theo mô hình này, bà con nông dân giảm đáng kể chi phí "đầu vào", tốn ít  công lao động, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế. Trong vụ này, nhiều HTX dịch vụ nông  nghiệp liên kết, hợp đồng với các đơn vị sản xuất kinh doanh thóc giống, phân bón chất lượng  phục vụ nông dân kịp thời. Trong quá trình sinh trưởng, nhất là giai đoạn lúa đẻ nhánh, chuẩn bị  trỗ bông được điều tiết nước kịp thời. Nông dân chăm bón bằng phân tổng hợp NPK, bón lót cân  đối nên lúa sinh trưởng tốt, cứng cây, tăng khả năng chống chịu sâu bệnh. Được mùa lúa còn có sự  góp sức đáng kể của công tác bảo vệ thực vật, phòng trừ sâu bệnh.  Ngay từ đầu vụ, Chi cục bảo  vệ thực vật tỉnh cử cán bộ kỹ thuật xuống cơ sở, bám sát đồng ruộng, dự tính dự báo tình hình,  diễn biến sâu bệnh, tham mưu kịp thời cho tỉnh và các địa phương chỉ đạo biện pháp phòng trừ,  thường xuyên tuyên truyền hướng dẫn nông dân phun trừ sâu bệnh theo nguyên tắc "4 đúng". Do  vậy, lúa vụ này  ít sâu bệnh hơn so với nhiều vụ trước. Không có diện tích nào bị mất trắng do sâu  bệnh hại.

Related Documents

Hung Yen
June 2020 10
Tai Lieu
November 2019 31
Java1_dh Hung Yen
November 2019 7
Tai Lieu
June 2020 15