Tac Ja

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tac Ja as PDF for free.

More details

  • Words: 4,079
  • Pages: 9
SỰ NGHIỆP VĂN HỌC NAM CAO Đề: Trình bày sự nghiệp văn học của Nam Cao trong khoảng 40 dòng. A. Mở Nam Cao (1915-1951) tên thật là Trần Hữu Tri, quê làng Đại Hoàng (nay thuộc xã Hoà Hậu, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam). Nam Cao được xếp vào hàng những nhà văn xuất sắc nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Tuy xuất hiện muộn so với Nguyễn Công Hoan, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố ...., Nam Cao vẫn nổi lên như cây bút tiêu biểu của văn học hiện thực phê phán, đồng thời được coi là một trong những cây bút hàng đầu của nền văn học mới sau Cách mạng, ở chặng đầu tiên.

B. Thân Nếu lấy Cách mạng Tháng 8 năm 1945 làm mốc, sự nghiệp văn học của Nam Cao chia thành hai chặng đường chính: * Trước Cách mạng sáng tác của Nam Cao tập trung vào hai đề tài: - Đề tài nông dân: có những tác phẩm tiêu biểu như Lão Hạc, Lang Rận, Dì Hảo, Một đám cưới... và đặc biệt xuất sắc là tác phẩm Chí Phèo. Thông qua số phận của người nông dân bị lưu manh hoá, Nam Cao kết án sâu sắc cái xã hội tàn bạo đã huỷ diệt cả nhân hình nhân tính của con người, đồng thời chặn đứng khát vọng hoàn lương của họ. - Đề tài trí thức tiểu tư sản nghèo: có những tác phẩm tiêu biểu như Sống mòn, Đời thừa, Trăng sáng... Nam Cao đã thể hiện nỗi đau xót vô hạn trước cuộc sống bế tắc, trước những bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. * Sau Cách mạng Nam Cao đi theo kháng chiến, đồng thời vẫn đem tài năng văn chương phục vụ Cách mạng. Đáng chú ý nhất là truyện ngắn nổi tiếng Đôi mắt (sáng tác vào mùa xuân 1948) đã đặt ra sâu sắc vấn đề cái nhìn, chỗ đứng của người nghệ sỹ hồi đầu kháng chiến, được xem là tuyên ngôn nghệ thuật của các nhà văn thời kì đó. Ngoài ra, tập Nhật kí ở rừng (1948), Chuyện biên giới (1950) đều là những sáng tác có giá trị của nền văn xuôi kháng chiến còn non trẻ lúc bấy giờ.

C. Kết Ngòi bút hiện thực của Nam Cao vừa tỉnh táo sắc lạnh vừa trĩu nặng suy tư, ẩn dưới giọng văn có vẻ lạnh lùng khách quan là một tấm lòng yêu thương sâu sắc đối với con người. Nam Cao còn là một cây bút phân tích tâm lý cự phách. Ông xứng đáng được đánh giá là một trong những nhà văn hiện thực lớn của văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX.

QUAN ĐIỂM NGHỆ THUẬT CỦA NAM CAO Đề: Trình bày quan điểm nghệ thuật của Nam Cao khoảng 20 dòng. A. 

Mở: (giới thiệu) Nam Cao: Tên, năm sinh, mất, quê quán, vị trí trong Lịch sử văn học. Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao mới mẻ, sâu sắc, luôn gắn “sống và viết” Tham khảo mở bài phần SNVH.

B. Thân: Quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là 1 quá trình vận động, phát triển qua 2 chặng trước và sau Cách mạng tháng 8: 1. Trước Cách mạng tháng 8: Nam Cao đi từ văn học lãng mạn sang văn học hiện thực giàu tinh thần nhân đạo: - Ban đầu chịu ảnh hưởng phong trào lãng mạn đương thời, đã sáng tác những bài thơ, những truyện tình lâm li dễ dãi. - Sau, ông đoạn tuyệt với thứ văn chương xa lạ đời sống để tìm đến con đường nghệ thuật hiện thực “vị nhân sinh”. Ông viết: “Nghệ thuật không cần phải là ánh trăg lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật chỉ có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than” (Trăng sáng) - Nam Cao đòi hỏi sự tìm tòi sáng tạo trong nghề văn: “Văn chương chỉ dung nạp được những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chua ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” (Đời thừa). Cũng trong truyện ngắn này, Nam Cao cho rằng sáng tạo văn chương phải đi với nội dung nhân đạo sâu sắc: “Nó ca tụng lòng thương, tình bác ái, sự công bình.... Nó làm cho người gần người hơn”. 2. Sau Cách mạng tháng 8: Nam Cao đem tài năng, tâm huyết phục vụ kháng chiến với quan niệm “sống đã rồi hãy viết”. Đó là thái độ đúng đắn, đẹp đẽ nhất của người nghệ sĩ chân chính khi đó. C. Kết: Hệ thống quan điểm của Nam Cao (được phát biểu trực tiếp hoặc thể hiện qua các sáng tác) thể hiện một ý thức sâu sắc về sứ mệnh, nghề nghiệp, về lương tâm và trách nhiệm của người nghệ sĩ chân chính trước xã hội, góp phần định hướng tích cực cho các sáng tác của Nam Cao, là những bài học bổ ích cho các thế hệ người cầm bút đương thời và mai sau.

NGUYỄN ÁI QUỐC - HỒ CHÍ MINH Đề: Nêu sự nghiệp văn học của Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh (40 dòng) D. Mở: Hồ Chí Minh (1890-1969) tên thật là Nguyễn Sinh Cung, quê ở Kim Liên (Nam Đàn Nghệ An). Người là lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn. Hồ Chí Minh đã để lại một sự nghiệp văn chương lớn lao về tầm vóc, phong phú về thể loại và đặc sắc về phong cách sáng tạo. B. Thân Sự nghiệp văn học của Hồ Chí Minh thể hiện trên ba lĩnh vực: 1. Văn chính luận: Nội dung chính: + Mục đích đấu tranh chính trị, tấn công kẻ thù + Thể hiện những nhiệm vụ CM của dân tộc. - Văn chính luận bao gồm những lời kêu gọi, báo cáo chính trị, tài liệu lý luận, tuyên truyền, huấn luyện..... Những tác phẩm chính luận quan trọng của Hồ Chí Minh là Tuyên ngôn độc lập (1945), Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946), Di chúc (1969)...... 2. Truyện và kí: Nội dung chính: Tiến công kẻ thù, thể hiện tinh thần lạc quan CM ... qua các tác phẩm ký và truyện ngắn. - Trước hết là tập Truyện và ký tập hợp các sáng tác của Hồ Chí Minh trong khoảng từ năm 1922 đến 1925. Nổi bật là những truyện ngắn mang phong cách châu Âu hiện đại, chứa đựng ý tưởng thâm thuý, pha màu hài hước như Pari, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Vi hành, Những trò lố hay Varen và Phan Bội Châu ..... Tác phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp vừa là văn chính luận, vừa là tác phẩm nghệ thuật đặc sắc. - Ngoài ra, truyện ngắn Giấc ngủ mười năm (1949), tác phẩm ký Nhật ký chìm tàu (1931), Vừa đi đường vừa kể chuyện (1963) ..... cũng là những tác phẩm có giá trị. 3. Thơ ca - Nổi bật nhất là tập Nhật ký trong tù viết trong những năm 1942-1943 khi bị Tưởng Giới Thạch bắt giam ở Quảng Tây (Trung Quốc). Bao trùm tác phẩm là bức chân dung tinh thần tự hoạ của Hồ Chí Minh, mang vẻ đẹp của một bậc đại nhân, đại trí, đại dũng. Vẻ đẹp tâm hồn người chiến sỹ - thi sỹ ấy được bộc lộ qua mộ phong cách thơ phong phú mà độc đáo cổ điển mà hiện đại với sự hoà quyện tuyệt diệu giữa chất thép và chất tình. - Ngoài ra là các bài thơ chữ Hán, chữ Việt, sáng tác từ 1941 đến những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, vừa tuyên truyền chính trị (như Bài ca du kích, Ca sợi chỉ .....) vừa bộc lộ cảm hứng trữ tình tinh tế (như Nguyên tiêu, Tặng Bùi Công, Cảnh Khuya, Lên núi....) C. Kết Di sản văn học độc đáo, phong phú của Hồ Chí Minh có những giá trị to lớn đặc biệt về nhiều mặt, chẳng những ảnh hưởng sâu sắc tới tư tưởng tình cảm con người Việt Nam mà còn có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam.

Đề: Trình bày quan điểm nghệ thuật của Hồ Chí Minh trong sáng tác văn học (khoảng 30 dòng) A. Mở -

Giới thiệu: + Hồ Chí Minh + Quan điểm nghệ thuật Hồ Chí Minh Gợi ý: Sinh thời, HCM không nhận mình là nhà văn, nhà thơ mà chỉ là người bạn của văn nghệ. Nhưng do sự thôi thúc của hoàn cảnh và nhiệm vụ CM, cộng với môi trường xã hội và thiên nhiên gợi cảm, cùng với tài năng nghệ thuật và tâm hồn nghệ sĩ giàu cảm xúc, Người đã sáng tác nhiều tác phẩm có giá trị. Không chỉ sáng tác, Người còn am hiểu sâu sắc qui luật và đặc trưng của văn học, điều này thể hiện qua hệ thống quan điểm sáng tác văn chương của HCM.

B. Thân 1. Trước hết, HCM xem: + Văn nghệ là hoạt động tinh thần phong phú và hiệu quả cho sự nghiệp CM. + Tác phẩm văn học là vũ khí sắc bén tham gia đấu tranh và xây dựng xã hội. + Nhà văn là “chiến sĩ trên mặt trận” văn hoá nghệ thuật. Bài thơ “Cảm tưởng đọc Thiên gia thi” của Bác thể hiện rõ tinh thần đó: “Nay ở trong thơ nên có thép Nhà thơ cũng phải biết xung phong” Chất “thép” là tinh thần đấu tranh xã hội tích cực của thơ ca, “xung phong” là tinh thần chiến sĩ của người sử dụng và khí văn chương đầy tính chiến đấu ấy. Quan điểm này là vừa có tính truyền thống (tiếp tục quan điểm thơ “chuyên chú ở con người” của Nguyễn Văn Siêu và tinh thần “Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà” của Nguyễn Đình Chiểu), vừa được nâng cao trong thời đại cách mạng vô sản. 2. HCM đặc biệt chú ý đến đối tượng thưởng thức. Văn chương CM phải coi quảng đại quần chúng là đối tượng phục vụ. Người nêu quan niệm viết qua 4 câu hỏi: “Viết cho ai?” (đối tượng), “Viết để làm gì?” (mục đích), “Viết cái gì?” (nội dung), “Viết thế nào?” (hình thức). Người chú ý quan hệ giữa phổ cập và nâng cao. 3. HCM quan niệm văn chương phải có tính chân thật - cái gốc của văn chương xưa nay. Văn chương phải giản dị về hình thức, chân thật về nội dung, tránh lối viết cầu kỳ, xa lạ. Người yêu cầu “miêu tả cho hay, cho chân thật, cho hùng hồn” cuộc sống và con người Cách Mạng, tác phẩm phải mang đậm tính dân tộc, tính nhân dân, được nhân dân hiểu và yêu thích.

C. Kết Quan điểm nghệ thuật phong phú, sâu sắc cùng sự nghiệp sáng tác của Người đã để lại cho lịch sử văn học VN 1 di sản quí giá, có ý nghĩa trên nhiều phương diện. Vài nét phong cách nghệ thuật HCM 1. Tính thống nhất: Kết hợp chính trị - văn học, tư tưởng - nghệ thuật, truyền thống - hiện đại. 2. Tính phong phú: Mỗi loại hình văn học lại có phong cách riêng: - Văn chính luận: Sắc sảo về lý lẽ, phong phú về thực tiễn. - Truyện và kí đậm chất trí tuệ và hiện đại Thơ ca có 2 loại: - Loại cổ thi: hàm súc, uyên thâm, đặt tiêu chuẩn cao về nghệ thuật (Nguyên tiêu, Tặng Bùi Công.....) - Loại tuyên truyền: giản dị về nội dung và hình thức, phục vụ có hiệu quả cho các nhiệm vụ CM, nhờ những lời kêu gọi, chúc mừng, thăm hỏi, giáo huấn.....

SỰ NGHIỆP VĂN HỌC CỦA XUÂN DIỆU Đề: Nêu vắn tắt sự nghiệp văn học của Xuân Diệu trong khoảng 30 dòng. A. Mở Xuân Diệu (1916-1985) quê ở Can Lộc - Hà Tĩnh, tên thật là Ngô Xuân Diệu. Ông là một tài năng đa dạng: làm thơ, viết văn, nghiên cứu phê bình văn học, nghệ thuật ..... Ở phương diện nào, ông cũng có những đóng góp đáng kể.

B. Thân Sáng tác của Xuân Diệu chia thành 2 giai đoạn chính: I. Trước cách mạng tháng 8 1. Thơ ca Xuân Diệu được Hoài Thanh đánh giá là “nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới”, với hai tác phẩm tiêu biểu: Thơ thơ (1938), Gửi hương cho gió (1945). Thơ Xuân Diệu thể hiện chân thành và say đắm cái tôi cá nhân, với những cách tân nghệ thuật táo bạo nhờ ảnh hưởng của thơ lãng mạn với những cách tân nghệ táo bạo nhờ ảnh hưởng của thơ lãng mạn Pháp, đem đến cho Thơ mới một luồng gió nồng nào sôi sục ít có trong thơ truyền thống. Ông là thi sĩ của tình yêu với một quan niệm mới mẻ, hiện đại. Ông cũng là thi sĩ của thiên nhiên, song với ông, chuẩn mực cao đẹp nhất của thiên nhiên là là con người: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần” (Vội vàng). 2. Văn xuôi Văn xuôi của Xuân Diệu nặng tính trữ tình và cảm hứng lãng mạn, tuy không thoát ly đời thực. Hai tác phẩm chính Phấn thông vàng (1939) và Trường ca (1945) có nhiều trang văn diễm lệ, với cảm xúc sôi nổi, thiết tha..... II. Sau Cách mạng tháng 8 Xuân Diệu đi theo Cách mạng. Ông mở rộng tâm hồn để ôm lấy tất cả. Ông say sưa viết về Tổ quốc, nhân dân, về Đảng, Bác Hồ, về công cuộc xây dựng Chủ nghĩa xã hội cũng như hai cuộc kháng chiến thần thánh chống Pháp và chống Mỹ.... với lòng lạc quan tin tưởng. 1. Thơ ca Ông tiếp tục có những thành công mới như Riêng chung (1960), Mũi Cà Mau - Cầm tay (1962), Mộ khối hồng (1964), Tôi giàu đôi mắt (1970), Thanh ca (1982) ... 2. Phê bình văn học Tiếng thơ (1951), Phê bình giới thiệu thơ (1960), Và cây đời mãi mãi xanh tươi (1971), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam (2 tập - 1981, 1982), Công việc làm thơ (1984).

C. Kết Qua non nửa thế kỷ sáng tác, Xuân Diệu thực sự là nhà thơ lớn của thi ca Việt Nam hiện đại. (Xem them phần thơ XD trước CM tháng 8 – SGK văn 11, bài Khái quát tác giả Xuân Diệu)

NGUYỄN TUÂN ( 1910 – 1987 ) Đề 1: Nêu đôi nét chính về phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân. Nguyễn Tuân (1910 - 1987) quê ở ..... Ông được coi là nhà văn lớn của Văn học Việt Nam hiện đại. Nguyễn Tuân là một cây bút văn xuôi có phong cách nghệ thuật độc đáo, sâu sắc. (Xem thêm MB ở đề 2 về Nguyễn Tuân) 1. Phong cách Nguyễn Tuân có thể thâu tóm trong 1 chữ “ngông”. Ngông là thái độ khinh đời, ngạo đời của người tự biết tài mình, đặt mình uyên bác, mọi sự vật đều được quan sát ở phương diện văn hoá mỹ thuật, con người được nhìn ở phương diện tài hoa nghệ sĩ. (Tiêu biểu là Chữ người tử tù, Người lái đò sông Đà ...) 2. Nguyễn Tuân quan niệm đã là văn chương thì phải có phong cách độc đáo, viết không giống ai, từ chủ đề, kết cấu, nhân vật, đến cách dùng từ, đặt câu .... Vì thế: - Ông thường hướng cảm hứng tới cái phi thường, khác thường, tuyệt mỹ, gây cảm giác mãnh liệt. Ông không chịu được cái bằng phẳng, nhạt nhẽo. - Phong cách tự do phóng túng và ý thức sâu sắc về cái “tôi” cá nhân tất yếu đưa Nguyễn Tuân đến thể tuỳ bút, nơi có cơ hội cho ông phô diễn đầy đủ về tài hoa uyên bác. Uyên bác - ấy là kho kiến thức đồ sộ dị thường, trên đủ mọi lĩnh vực như lịch sử, địa lý, võ thuật, quân sự, điện ảnh, điêu khắc, hội hoạ, văn chương, sinh vật học, địa chất học ... khiến nhiều trang văn của ông có giá trị như những trang khảo cứu công phu. Tài hoa - ấy là kho ngôn ngữ phong phú lạ thường, được sử dụng điêu luyện, công phu, luôn gây hứng thú, bất ngờ. 3. Sau Cách mạng Tháng 8, vẫn trên cái nền tài hoa uyên bác ấy, văn Nguyễn Tuân có những thay đổi. Ông không đối lập xưa với nay, chuyển cảm hứng từ cái đẹp phi thường sang cái đẹp bình dị ngay trong cuộc sống lao động bình thường của nhân dân. TL: Phong cách nghệ thuật độc đáo làm nên cái tài của Nguyễn Tuân. Nhưng ở nhà văn lớn, cái tài gắn với cái tâm rất sâu sắc, làm nên sự trường tồn của những áng văn hay. Nguyễn Tuân là một nhà văn như thế.

Đề 2: Trình bày ngắn gọn về con người và sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân trong khoảng 40 dòng. Nguyễn Tuân (1910-1987) quê ở xã Nhân Mục, phường Nhân Chính, quận Thanh Xuân (Hà Nội). Ông là một nghệ sĩ lớn, một nhân cách lớn trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Nguyễn Tuân đã để lại cho văn học nước nhà một sự nghiệp sáng tác sâu sắc về nội dung và độc đáo về phong cách. I. Con người Nguyễn Tuân có bốn đặc điểm 1. Giàu lòng yêu nước và tinh thần dân tộc, với màu sắc riêng gắn liền với những giá trị cổ truyền của dân tộc. 2. Ý thức cá nhân phát triển rất cao. 3. Rất mực tài hoa, am hiểu nhiều lĩnh vực nghệ thuật. 4. Biết quý trọng nghề nghiệp của mình. II.

Sự nghiệp văn học của Nguyễn Tuân chia thành 2 giai đoạn 1. Trước Cách mạng Tháng 8 ông sáng tác xoay quanh 3 đề tài: - Chủ nghĩa xê dịch: ghi lại vẻ đẹp của cảnh sắc và phong vị đất nước trên con đường “xê dịch” khắp đó đây, với những cảm nghĩ tài hoa độc đáo của nhà văn. Tác phẩm chính: Một chuyến đi, Thiếu quê hương. - Đề tài “vang bóng một thời” là cảm hứng phủ nhận hiện tại, hướng về cái đẹp trong quá khứ mà dư âm còn vang vọng lại. Tập Vang bóng một thời đặt trên nền cảm hứng ấy, miêu tả những thú chơi tao nhã tinh tế của những nhà nho tài tử cuối mùa. - Đề tài đời sống trụy lạc: phản ánh tình trạng khủng hoảng tinh thần của Nguyễn Tuân, dẫn đến sự ăn chơi truỵ lạc như uống rượu, hát ả đào, hút thuốc phiện. Tác phẩm chính: Chiếc lư đồng mắt cua. Điểm nổi bật trong các tác phẩm trên là tình yêu đất nước, tình yêu thiên nhiên, tình yêu những giá trị văn hoá cổ truyền của dân tộc, tình yêu những con người tài hoa nghệ sĩ. 2. Sau Cách mạng Tháng 8 Nguyễn Tuân hăng hái dùng ngòi bút của mình phục vụ hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc, ngợi ca vẻ đẹp đất nước và con người Việt Nam trong Công cuộc lao động xây dựng đất nước - Đề tài xây dựng đất nước có tập tuỳ bút Sông Đà miêu tả phong cảnh Tây Bắc hùng vĩ mà thơ mộng, say mê khám phá “chất vàng mười” trong tâm hồn con người lao động. - Đề tài kháng chiến có tập ký Hà Nội ta đánh Mĩ giỏi.

Qua hai sáng tác này, con người Việt Nam hiện lên không chỉ cần cù, dũng cảm mà còn rất mực tài hoa. Tóm lại: Nguyễn Tuân là một nghệ sỹ có đóng góp lớn đối với lịch sử văn học dân tộc, đặc biệt là nâng thế tuỳ bút lên một trình độ mới. Nguyễn Tuân có nhiều đóng góp về phương diện ngôn ngữ văn học, đem đến cho văn học Việt Nam một phong cách nghệ thuật đặc biệt tài hoa, uyên bác.

PHONG CÁCH NGHỆ THUẬT THƠ TỐ HỮU A. Mở Thơ Tố Hữu là lá cờ đầu của thơ ca Cách mạng VN. Thơ TH nằm trong mạch chảy của thơ chính trị thế giới với những tên tuổi nổi tiếng của Maiacôpxki, Lui Aragông, Bectôn Bơretsơ, Nadim Hikmet .... Sức mạnh của thơ TH là ở lý tưởng cộng sản nồng cháy và tính dân tộc đậm đà với 1 phong cách nghệ thuật độc đáo.

B. Thân: Vẻ đẹp phong cách nghệ thuật thơ TH thể hiện ở 4 đặc điểm sau: 1. TH là nhà thơ của lý tưởng cộng sản, thơ TH tiêu biểu cho khuynh hướng thơ trữ tình chính trị - Tố Hữu là nhà thơ - chiến sĩ, làm thơ trước hết là để phục vụ cho sự nghiệp CM, cho lý tưởng của Đảng. Mọi chuyện lớn nhỏ trong thơ TH đều “là để nói cho được cái lý tưởng cộng sản ấy thôi” (Chế Lan Viên). - Thơ TH là thơ trữ tình chính trị: Chính trị là nguồn cảm hứng lớn nhất trong thơ TH. TH là nhà thơ của lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của cuộc sống và con người CM. Mỗi bước ngoặt của đời sống CM đều vọng vào thơ TH và nhận được sự đồng cảm rộng rãi của bạn đọc. TH kế tục truyền thống thơ CM đầu thế kỉ XX, biến đổi trên cơ sở những thành tựu hiện đại hoá của thơ ca đương thời, tạo ra một tiếng thơ sôi nổi, trẻ trung, mới mẻ của thơ ca CM. 2. Nội dung trữ tình chính trị gắn liền với khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn - Khuynh hướng sử thi nổi bật trong thơ TH kể từ tập Việt Bắc. Cái tôi trữ tình giai đoạn đầu là cái tôi chiến sỹ, về sau trở thành cái tôi nhân danh cộng đồng, nhân danh Đảng và dân tộc. Nhân vật trữ tình thể hiện tập trung phẩm chất của giai cấp, dân tộc, thời đại được thể hiện bằng bút pháp thần thoại hoá. - Cảm hứng chủ đạo trong thơ TH là cảm hứng lãng mạn hướng vào tương lai, khơi dậy niềm vui, niềm tin tưởng say mê con đường CM, tác động mạnh mẽ vào tâm hồn, tình cảm của người đọc. 3. Thơ TH có giọng tâm tình, ngọt ngào tha thiết, giọng của tình thương mến Cơ sở của giọng thơ ấy là điệu tâm hồn riêng của con người và văn hoá Huế cùng quan niệm riêng của TH về thơ: “Thơ là chuyện đồng điệu (.....), thơ là tiếng nói đồng ý, đồng tình, tiếng nói đồng chí”. Nhà thơ dễ rung động với tình nghĩa CM, luôn hướng tới đồng chí, đồng bào để trò chuyện, giãi bày, kêu gọi, nhắn nhủ .... 4. Thơ TH đậm đà tính dân tộc trong cả nội dung và nghệ thuật biểu hiện Hiện thực CM, đạo lý CM đều hoà nhập với truyền thống tình cảm và đạo lý dân tộc. TH thể hiện thành công các thể thơ dân tộc (lục bát, song thất lục bát, 4 chữ, 5 chữ, 7 chữ), hay sử dụng các phép ví von so sánh dân gian, hình ảnh thơ hiên về gợi tình hơn gợi hình, đặc biệt nhạc điệu thơ phong phú nhịp nhàng, dễ đi vào lòng người.

C. Kết

Thơ TH là thành công xuất sắc của thơ ca CM. Con đường thơ TH kết hợp hài hoà 2 yếu tố CM và dân tộc trên cơ sở một phong cách thơ độc đáo, có sức hấp dẫn bền lâu.

Related Documents

Tac Ja
November 2019 9
Moraleja,ja,ja,ja..
October 2019 41
Tac
May 2020 10
Tac
December 2019 16
Tac
May 2020 9
Tac
November 2019 13