Suy Ngam-nguon Dan Luan

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Suy Ngam-nguon Dan Luan as PDF for free.

More details

  • Words: 10,661
  • Pages: 25
[ALIGN=justify]Suy ngẫm_trang01 Vai trò quan trọng của người phản biện Chủ Nhật, 26/07/2009 Tôi quan tâm đến chính trị nhưng không tham gia, bởi dù thay chính quyền hiện tại bằng chính quyền khác đi chăng nữa tôi cũng xin giữ vai trò người phản biện. — Kami Cách mạng là vô ích? Thứ Hai, 20/07/2009 Không thể nói rằng những người cộng sản đã lừa nhân dân, không thể nói rằng họ đã cố tình đánh lừa rồi sau không chịu thực hiện. Sự thật là: họ không thể thực hiện được điều mà chính họ đã nhiệt liệt tin tưởng. Dĩ nhiên là họ không nhận như thế, họ không dám nhận ngay cả khi buộc phải hành động trái ngược hẳn với những điều đã hứa một cách thực tâm. Theo họ, công nhận điều đó cũng có nghĩa là công nhận rằng cách mạng là vô ích. — Milovan Djilas (1911-1995) trong tác phẩm "Giai cấp mới" (1957) Sống vì người khác Thứ Sáu, 17/07/2009 Chỉ có cuộc đời biết sống vì những người khác là đáng sống! — Albert Einstein Tự do phát ngôn kiểu Việt Nam Thứ Sáu, 17/07/2009 Tự do phát ngôn thì cứ tự do phát ngôn, nhưng quyền tự do sau phát ngôn thì tôi không bảo đảm... — Tiến sĩ Lê Đăng Doanh Không nên thờ ơ với vận mệnh đất nước Thứ Sáu, 17/07/2009 Đừng thơ ơ với vận mệnh đất nước, bởi nó gắn liền với tương lai của bạn và con cháu bạn! — Fattymonk’s Blog Lịch sử là gì? Thứ Ba, 07/07/2009 Người La Mã có câu "Lịch sử là thày dạy của cuộc đời". Người Việt Nam lại coi "lịch sử là sọt rác để phi tang quá khứ". Như vậy, con cháu chúng ta luôn học những bài học từ sọt rác? Nhà nước mạnh và tự tin sẽ không sợ... Thứ Năm, 02/07/2009 Nếu một nhà nước mạnh và tự tin thì theo tôi không nên ngại hay e sợ đối thoại với các tầng lớp nhân dân, kể cả với những ý kiến trái ngược với mình.. — Giáo sư Tô Duy Hợp

Tự do của những người bất đồng chính kiến Thứ Ba, 30/06/2009 Tự do dành riêng cho những ai ủng hộ chính phủ, dành riêng cho đảng viên của một đảng – dù đông đảo đến mấy –không phải là Tự do. Tự do luôn phải là Tự do của những người bất đồng chính kiến. — Rosa Luxemburg (1871-1919), sáng lập viên Đảng Cộng sản Đức Nhà nước không tròn trách nhiệm bảo vệ ngân sách, thì dân cũng không muốn đóng thuế Thứ Tư, 17/06/2009 Đcm, đến tiền nhân đạo ủng hộ bão lụt còn bị xâu vào cắn đớp bỏ mẹ nữa là tiền thuế. Có cần thiết ví dụ chứng minh không? Đóng thuế thì đúng, nhưng đóng cho các ANH hút hít thì đóng cái quặc! — Thành viên Sleepy, Tathy Tiêu tiền thuế cho đúng là trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà nước! Thứ Tư, 17/06/2009 Từ trước tới nay, đi đâu cũng chỉ thấy các bảng hiệu nêu "đóng thuế là trách nhiệm và nghĩa vụ của nhân dân", nhưng lại không thấy bảng biển gì bảo nhà nước phải có trách nhiệm khi tiêu các đồng tiền đó, ví dụ như là "Ngân sách nhà nước là thuế do dân đóng, tiêu tiền đúng mục đích, tiết kiệm, không lãng phí, không tham ô là trách nhiệm, nghĩa vụ và vinh dự của Nhà nước"... — Thành viên Phong Son, Tathy Suy ngẫm_trang02 Ta và Ngụy Thứ Năm, 11/06/2009 Trải qua bao năm tháng suốt từ trước Cách Mạng Tháng Tám đến ngày nay, từ những phút gian nguy giữa sống và chết, đến những ngày chia ngọt sẻ bùi từng thắng lợi, tôi đã bao lần được đồng bào che chở cưu mang, đã chứng kiến bao tấm gương hy sinh của những người thuộc mọi tầng lớp và lứa tuổi… Tiếc rằng một số năm sau đó, tư tưởng đại đoàn kết đã bị coi nhẹ, quan điểm giai cấp đã được vận dụng một cách máy móc, một chiều…. — Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt Lãnh đạo kiệt xuất Thứ Năm, 11/06/2009 Lãnh đạo nào cũng kiệt xuất cả mà sao đất nước vẫn ăn mày? — Blogger Chung Do Kwan Quyền lực và kiểm soát quyền lực Thứ Ba, 09/06/2009 Bất cứ cơ quan nào sử dụng quyền lực đủ để bảo vệ tôi chống lại sự cướp bóc của người hàng xóm của tôi, cũng có thể sử dụng quyền lực đó để huỷ hoại tôi hoặc biến tôi thành nô lệ. Sự nghịch lý này dựa trên nền tảng của lý thuyết về nhà nước tự nhiên hiện đại. Làm sao chúng ta có thể thoát khỏi tình trạng vô chính phủ mà không rơi vào chế độ chuyên chế?

— Stephen Holmes Hạn chế tự do báo chí là lăng mạ toàn thể quốc dân Thứ Hai, 20/04/2009 Hạn chế tự do báo chí tức là lăng mạ toàn thể quốc dân. Cấm đoán những cuốn sách này nọ chẳng khác nào tuyên bố rằng nhân dân hoặc là ngu si hoặc chỉ là một bầy nô lệ. — Claude Audrien Helvétius (1715–1771) Dân chủ và xã hội dân sự Thứ Ba, 14/04/2009 Tổ chức bầu cử chỉ cần 6 tháng, lập nên một nền kinh tế thị trường thì một năm, còn muốn tạo ra một xã hội dân sự phải cả một thế hệ. Mà không có xã hội dân sự thì không thể có dân chủ. — Ralf Dahrendorf Khác biệt giữa báo Đảng và báo Sài Gòn cũ Thứ Tư, 08/04/2009 Thời chế độ cũ, báo chí Sài Gòn phần lớn là đối lập. chính bản thân tôi thường vẽ tranh châm biếm ông Thiệu và gọi ông ta là Sáu Thẹo mà họ cứ cười. Bây giờ tất cả các báo đều của Đảng. Nhà báo chúng tôi ai cũng theo Đảng, nịnh Đảng muốn chết vậy mà hở một chút là phê bình kiểm điểm. Các anh thật quá đáng! — Huỳnh Bá Thành, cố tổng biên tập báo Công an TPHCM Lương ít lậu nhiều... để tạo sự trung thành Thứ Ba, 07/04/2009 Để duy trì được sự ổn định của đất nước, Nho giáo dùng mọi cách để bắt cá nhân phải lệ thuộc vào cộng đồng, bắt viên chức phải lệ thuộc vào người cầm quyền tối cao. Để làm được điều đó, nhà nước quân chủ Nho giáo đã sử dụng hai biện pháp sau: 1) Lương nhẹ bổng nặng (hay nói như ngày nay là "lương ít lậu nhiều"): Quan lại chủ yếu sống bằng bổng lộc, còn lương chỉ là tượng trưng. 2) Trọng đức khinh tài. — Đỗ Lai Thúy (Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người văn hóa) Phản Đảng thì được Thứ Tư, 01/04/2009 Đảng có thể kết tội tôi phản Đảng. Tội ấy tôi xin nhận. Nhưng đừng suy diễn rằng phản Đảng là phản quốc và kết tội tôi chống lại đất nước. Đó là sự xúc phạm ghê gớm nhất đối với mỗi con người Việt Nam còn giữ trong mình lòng tự hào và sự khắc khoải chờ mong về tương lai dân tộc. — Trương Hùng - Phản động là gì? Lòng yêu nước của người Việt Thứ Năm, 26/03/2009 Nó [lòng yêu nước của người Việt] không phải là một tình yêu vì người ta chỉ nhân danh tổ quốc để giết nhau chứ có bao giờ nhân danh tổ quốc để tha thứ và nhường nhịn nhau đâu. — Nguyễn Gia Kiểng (trích Tổ Quốc Ăn Năn)

Văn hóa Việt Nam thui chột Thứ Năm, 26/03/2009 Các nước phương Tây vượt trội bởi vì văn hóa của họ lành mạnh, tâm lý của họ đúng đắn. Nước Việt Nam đau khổ và nghèo nàn bởi vì văn hóa Việt Nam thui chột và tâm lý người Việt Nam bệnh hoạn. — Nguyễn Gia Kiểng (trích cuốn Tổ Quốc Ăn Năn) Suy ngẫm_trang03 Con đường cá nhân Thứ Ba, 24/03/2009 Mỗi người có cách riêng để luồn lách và tồn tại. Tất cả đều khôn, không ai chịu dại cả. Kết quả tổng hợp là đất nước vẫn tiếp tục quằn quại trong độc tài và lạc hậu. MỘT DÂN TỘC GỒM TOÀN NHỮNG NGƯỜI KHÔN LÀ MỘT DÂN TỘC RẤT ĐẦN ĐỘN. Chỉ có thể coi là yêu nước những người sẵn sàng chấp nhận một sự dại dột nào đó cho đất nước. — Nguyễn Gia Kiểng (Tập hợp Dân Chủ Đa Nguyên) Con người tự do Thứ Tư, 18/03/2009 Nếu không xây dựng chế độ dân chủ để tự do trở thành cảm hứng cơ bản khích lệ con người tham gia một cách hiệu quả vào quá trình cạnh tranh toàn cầu thì không thể phát triển được. — Nguyễn Trần Bạt Quy luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu mỏ Thứ Tư, 18/03/2009 Mức độ tự do của các quốc gia dầu mỏ tỉ lệ nghịch với giá dầu. Theo qui luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu mỏ thì giá dầu trung bình thế giới càng cao, tự do ngôn luận, tự do báo chí, các thiết chế về bầu cử tự do và trung thực, tinh thần thượng tôn pháp luật, sự độc lập của toà án và các đảng phái chính trị càng mờ nhạt. — Thomas L. Friedman (Quy luật thứ nhất của nền chính trị dựa trên dầu mỏ) Người Việt hiếu học - có thật hay không? Thứ Tư, 18/03/2009 Nhân đây cũng xin nói ngoài lề là cái tinh thần rất nổi tiếng và thường xuyên được ca ngợi rằng, người Việt hiếu học, cha mẹ muốn con hay chữ, yêu thầy, theo tôi một phần cũng rất đáng kể xuất phát từ tinh thần yêu địa vị và trọng quyền lực. Nếu chữ nghĩa không mở ra được một triển vọng thơm tho như vậy, một người đi học thi đỗ làm quan thì cả họ được nhờ, tôi tin rằng cái sự hiếu học kia chắc chắn là giảm đi đáng kể. — Phạm thị Hoài (Tư cách trí thức Việt Nam) Thói xấu nào cũng do Cộng Sản? Thứ Tư, 18/03/2009 Chẳng lẽ cái thói chạy chọt, vây cánh, cửa quan, cửa quyền, bợ đỡ... rất nổi tiếng từ thời cụ Ngô Tất Tố cũng tại cộng sản hay sao? Chẳng lẽ văn chương Việt Nam cả một thế kỷ

15 chỉ được một ông Nguyễn Trãi, cả một thế kỷ 16 hầu như cũng toàn nhạt nhẽo và trung bình cả thì cũng tại cộng sản hay sao? — Phạm thị Hoài (Tư cách trí thức Việt Nam) "Thằng khách quan" Thứ Tư, 18/03/2009 "Thằng khách quan", tôi xin lỗi là phải dùng một từ như vậy, bởi vì trong tiếng Việt thì kẻ có tội rất to như thế phải bị gọi là thằng. Thằng khách quan nó có vô số hoá thân và đều được gọi tên rất rành mạch: lúc thì đó là thằng lịch sử, lúc thì đó là thằng bối cảnh, thằng hoàn cảnh, thằng tình hình chung, lúc thì đó là thằng ngoại xâm, thằng thế lực thù địch, thằng thực dân đế quốc, thằng thiên tai địch họa... — Phạm thị Hoài (Tư cách trí thức Việt Nam) Khai sáng là gì? Thứ Sáu, 13/03/2009 Khai sáng là bước ra khỏi tình trạng vị thành niên tự gây ra của con người. Tình trạng vị thành niên là sự không có khả năng vận dụng giác tính mà không cần sự chỉ đạo của người khác. Tình trạng vị thành niên này là tự gây ra, nếu nguyên nhân của chính nó không nằm ở chỗ thiếu giác tính mà nằm ở sự thiếu cương quyết và thiếu can đảm. Sapere aude! ["hãy can đảm nhận biết"], hãy can đảm tự dùng giác tính của mình! chính là phương châm của Khai Sáng." — Kant - Triết gia người Đức Bốn nghi vấn của Kant Thứ Sáu, 13/03/2009 Kant đề xuất bốn nghi vấn và tìm cách giải đáp chúng:1. "Tôi có thể biết được gì?" – Trong Nhận thức luận của ông2. "Tôi nên làm gì?" – Trong Luân lí học của ông3. "Tôi có thể hi vọng được gì?" – Trong Triết học tôn giáo của ông4. "Con người là gì?" – Trong Nhân loại học của ông — Kant - Triết gia người Đức Bản tính triết gia Thứ Sáu, 13/03/2009 Bản tính của một triết gia chân chính nằm ở chỗ ông ta không làm gì ngoài việc vận dụng sức mạnh và khả năng tự nhiên, cụ thể là qua cách nghiên cứu điều tra sự phê phán. — Immanuel Kant - triết gia người Đức Tư tưởng lớn Thứ Sáu, 13/03/2009 Những tư tưởng lớn thường gặp nhau. — Voltaire - Triết gia người Pháp Suy ngẫm_trang04 Côn đồ và vĩ nhân Thứ Sáu, 13/03/2009

"Kẻ cuồng tín mù quáng, cùng tín đồ Cơ Đốc thành thậtĐều mang cùng tính cách;Họ đều can đảm, đều có cùng ham muốn.Tội ác có anh hùng của nó, sai lầm có tử sĩ của nó.Lòng nhiệt thành và vô vọng là những gì chúng ta có!Thường những kẻ côn đồ giống các vĩ nhân." — Voltaire - Triết gia người Pháp Quyển sách giá ba mươi xu mới thực sự đáng sợ Thứ Sáu, 13/03/2009 "Hai mươi tập sách khổ lớn không bao giờ làm nổi một cuộc cách mạng; chính những quyển sách nhỏ giá ba mươi xu mới thực sự đáng sợ. Nếu Sách Phúc Âm có giá là một ngàn hai trăm sestertius (tiền La Mã) thì Kitô giáo có lẽ sẽ không bao giờ phát triển như ngày nay." — Voltaire - Triết gia người Phát Tôi chỉ có một Đảng Thứ Năm, 12/03/2009 Tôi chỉ có một Đảng: Đảng Việt Nam. — Hồ Chí Minh Độc lập - tự do Thứ Năm, 12/03/2009 Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành. — Hồ Chí Minh Không có gì quý hơn độc lập tự do! Thứ Năm, 12/03/2009 Không có gì quý hơn độc lập, tự do! — Hồ Chí Minh Chuẩn mực văn minh Thứ Hai, 09/03/2009 Ở những xã hội còn chưa văn minh, nhà chức trách thường nhân danh trật tự công cộng và đề cao ổn định xã hội để dành cho mình độc quyền tìm hiểu mọi sự việc diễn ra trong đời sống xã hội, gọi là "thực tế khách quan", qua đó can thiệp vào các tương quan dân sự và pháp lý, bất chấp tự do cá nhân của công dân có bị xâm phạm hay không. — Luật sư Lê Công Định Thứ Sáu, 06/03/2009 Và nếu sự cứng rắn của các anh không muốn được chớp sáng và cắt đứt, làm sao các anh có thể, một ngày kia, cùng ta - sáng tạo! Bởi những kẻ sáng tạo đều cứng rắn. Và in dấu tay lên vách thiên thu nhẹ tựa như lên sáp ong mềm dường như phải là diễm phúc của các anh. Diễm phúc được viết lên ý chí của thiên thu, tựa như trên đồng thau - cứng rắn hơn đồng thau, cao nhã hơn đồng thau. Chỉ kẻ cứng rắn nhất mới xứng danh là người cao nhã nhất.

— Nietzsche Trách nhiệm trí thức Thứ Ba, 03/03/2009 Sự có mặt đơn độc của cuốn sách trong hàng nghìn đầu sách xuất bản hàng năm về đủ các lĩnh vực cũng đặt ra cho chúng ta thấy một vấn đề lớn: Việt Nam đang rất thiếu những tác phẩm nghiên cứu quy mô, cẩn trọng và công bằng về chủ quyền, lãnh hải, lãnh thổ. Đây là trách nhiệm của giới trí thức, giới sử học đối với đất nước. — Đoan Trang, nhân việc đọc cuốn "Hoàng Sa Trường Sa - lãnh thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế" của Nguyễn Q.Thắng Tinh thần độc lập Thứ Tư, 25/02/2009 Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm. — Fukuzawa Yukichi Mọi người đều có quyền bình đẳng Thứ Năm, 19/02/2009 Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc. — Trích bản Tuyên ngôn Độc Lập đọc ngày 2/9/1945 Suy ngẫm_trang05 Thư của Nguyễn Ái Quốc gửi Bộ trướng Ngoại Giao Mỹ Thứ Hai, 16/02/2009 1) Ân xá toàn diện cho những dân bản xứ vốn bị lên án vì những hoạt động chính trị 2) Cải tổ nền công lý Ðông Dương bằng cách ban cho nhân dân bản xứ những bảo đảm về công lý như những người Âu Châu được hưởng, và xóa bỏ toàn bộ guồng máy tòa án đặc biệt vốn là những phương tiện để khủng bố và đàn áp những thành phần có trách nhiệm của nhân dân An Nam. 3) Tự do báo chí và ngôn luận 4) Tự do lập hội và hội họp 5) Tự do di chuyển và xu — Tám yêu cầu của Nguyễn Ái Quốc cho nhân dân An Nam Tự do báo chí Thứ Hai, 16/02/2009 Tây cốt làm dân ta ngu, làm cho dân ta hèn. Ngu thì phải hèn. Ta ngu hèn thì nó dễ trị, dễ ăn hiếp, dễ bóc lột. 1) Là cách bưng mắt. Nó không cho ta tự do ra báo chí. Nên trong nước và thiên hạ có việc gì lạ cũng không biết. 2) Là cách lừa gạt. — Hồ Chí Minh

Chính tại Cơ Chế!?! Thứ Bảy, 14/02/2009 Ở Việt Nam, ai cũng đổ tội cho CƠ CHẾ, nhưng không ai có ý định thay đổi cơ chế đó cả! Xã hội mà công dân không có quyền sống thật Thứ Sáu, 13/02/2009 Một xã hội mà công dân không được quyền sống thật, nói thật, nhà văn cũng không được quyền bộc bạch tâm sự riêng tư của mình trên trang giấy là một xã hội không có chân móng. — Nguyễn Khải (tùy bút "Đi tìm cái tôi đã mất") Hiểu và không hiểu Thứ Tư, 11/02/2009 Khi tôi đọc một cuốn sách về vật lý học của Eisntein mà tôi không hiểu gì cả, thì điều đó chẳng thành vấn đề: nó sẽ khiến tôi hiểu một điều gì khác. — Trích từ Claude Roy, “Picasso: War and Peace”, GRAPHIS No.10 (1959). Sự phồn vinh của một quốc gia Thứ Tư, 11/02/2009 Sự phồn vinh của một quốc gia không quyết định bởi quốc khố giàu có, không quyết định bởi thành quách phòng thủ kiên cố, cũng không quyết định bởi sự tráng lệ của những công trình công cộng, mà quyết định bởi tố chất giáo dưỡng của công dân, tức là nền giáo dục mà mọi người được tiếp thu, ở kiến thức sâu rộng và nhân cách của mọi người. Đó mới chính là sức mạnh thực sự, là nguyên khí thực sự của đất nước! — Martin Lodo Cay đắng thay, ta lại đúc nên chính bộ máy này Thứ Hai, 09/02/2009 Cay đắng thayMỉa mai thayTrọn tuổi xuân ta hiến dâng cuồng nhiệtLại đúc nên chính bộ máy này. — Nhà thơ Bùi Minh Quốc, trong bài "Cay đắng thay” Ác luân hồi Thứ Hai, 09/02/2009 Những mơ xoá ác ở trên đời. Ta phó thân ta với đất trời. Ác xoá đi thay bằng Cực Thiện. Tháng ngày biến hoá, Ác luân hồi. — Trung Tướng Trần Độ, buồn trước sự biến chất của thể chế mà mình đã đổ máu để gây dựng Chuyên chính vô sản Thứ Hai, 09/02/2009 Nền chuyên chính vô sản này làm tê liệt toàn bộ đời sống tinh thần của một dân tộc, làm tê liệt sự hoạt động tinh thần của nhiều thế hệ, ra sức nô dịch toàn bộ tinh thần cuả nhiều thế hệ, làm nhiều thế hệ con người trở thành những con rối chỉ biết nhai như vẹt các nguyên lý bảo thủ giáo điều… Nó đang làm hại cả một nòi giống.

— Trung tướng Trần Độ Quân trị và dân trị Thứ Sáu, 06/02/2009 So sánh hai cái chủ nghĩa quân trị và dân trị, thì ta thấy chủ nghĩa dân trị hay hơn cái chủ nghĩa quân trị nhiều lắm. Lấy theo ý riêng của một người hay là của một triều đình mà lên trị nước, thì cái nước ấy không khác nào một đàn dê, được no ấm vui vẻ hay là phải đói rét khổ sở chỉ tùy theo lòng của người chăn. — Phan Chu Trinh Công dân và chính trị Thứ Sáu, 06/02/2009 Chính những người CÔNG DÂN đã đưa thể chế chính trị và bộ máy nhà nước của chúng ta lại gần với cuộc sống, khiến cho nó có trách nhiệm và chịu trách nhiệm, và giữ cho nó trung thực. Không ai khác có thể làm được điều này... — John Gardner Chính phủ và thị trường Thứ Sáu, 06/02/2009 Một chính phủ có thể nhìn thấy nhiều vấn đề có nghĩa vụ phải hành động. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc chính phủ ôm đồm mọi việc. Vận hành nền kinh tế thị trường có nghĩa là nhiều vấn đề sẽ do thị trường quyết định. Vì vậy, thách thức lớn của một chính phủ trong nền kinh tế thị trường là từ bỏ sự can thiệp của mình. VN đang trong con đường tìm tòi cách thức để chính phủ tập trung hơn vào nhiệm vụ hạt nhân của mình — Klaus Rohland Tham nhũng ở Việt Nam là feature Thứ Sáu, 06/02/2009 Tham nhũng ở đâu khác thì có thể là lỗi (bug), chứ ở Việt Nam là một đặc điểm (feature). Tham nhũng là chức năng, là kết quả đương nhiên của cơ chế “Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, dân làm ... dân.” — Vũ Quí Hạo Nhiên Dân chủ và Chủ nghĩa xã hội Thứ Sáu, 06/02/2009 Dân chủ mở rộng phạm vi của quyền tự do cá nhân, Chủ nghĩa xã hội hạn chế nó. Dân chủ duy trì các quyền con người ở mức cao nhất có thể, còn Chủ nghĩ xã hội biến mỗi người thành một đặc vụ, một con số thuần túy. Dân chủ và Chủ nghĩa xã hội không có gì chung, trừ một từ: Bình đẳng. Nhưng hãy để ý sự khác biệt: Trong khi dân chủ tìm kiếm sự bình đẳng từ tự do cá nhân, chủ nghĩa xã hội tìm kiếm bình đẳng trong trạng thái kiềm chế và nô lệ... — Alexis de Tocqueville Dân chủ - hình thức chính quyền khả dĩ nhất Thứ Sáu, 06/02/2009

Dân chủ là một hình thức chính quyền tồi, nhưng các hình thức khác mà nhân loại đã từng thử nghiệm còn tồi hơn. — Sir Winson Churchill Bàn tay vô hình Thứ Sáu, 06/02/2009 Mỗi cá nhân đều lao động hết sức mình để làm tăng của cải vật chất trong xã hội. Anh ta thường không có ý chăm lo cho lợi ích cộng đồng, cũng như không biết rằng điều mình làm sẽ đem lại ích lợi cho cộng đồng. — Adam Smith Vai trò của Nhà nước Thứ Sáu, 06/02/2009 Nhà nước và các cấp chính quyền phải “phục vụ” người dân chứ không phải là “chăm lo” cho dân. Nếu “phục vụ” không đạt thì có thể bị phạt, sẽ làm tăng tính trách nhiệm và hiệu quả của công tác quản lý (“đầy tớ” bị chủ phạt khi không hoàn thành trách nhiệm) chứ nếu “chăm lo” không đạt thì khó có động lực để cải tiến tốt hơn (cha mẹ “chăm lo” cho con không đạt thì có ai kỷ luật cha mẹ đâu?!) Giáo dục Việt Nam xuất phát từ triết lý sai lầm! Thứ Sáu, 06/02/2009 Chúng ta [Việt Nam] đang có một nền giáo dục xuất phát từ triết lý sai. Một triết lý trái ngược với yêu cầu tối đa giải phóng năng lực cá nhân, khuyến khích sự mạo hiểm, kêu gọi tính sáng tạo. Đó là nền giáo dục buồn tẻ của việc học thuộc lòng, lấy tiêu chí lớn nhất là sự vâng lời, đồng phục và làm theo. Một nền giáo dục kiêng kỵ sự khác biệt, sợ hoài nghi và ngăn trở óc phê phán. — Lê Quang Huy Động cơ không tải! Thứ Sáu, 06/02/2009 Mỗi Đảng bộ là một động cơ. Thiên chức của động cơ ấy là phải đem lại sản phẩm.Trước hết là lựa chọn ra những con người trung thực, trí lực, gạt bỏ những dối trá, hèn kém. Không làm được như vậy, thì đơn giản chỉ như động cơ chạy không tải, dẫu có còn chạy. Và điều cần nói nhất là khi một máy chạy không tải, nó vẫn ngốn nhiên liệu. Nhiên liệu cho động cơ tổ chức Đảng cơ sở là thời gian, công sức, vật chất... — Trần Chí Hiển Đảng làm thay tất cả! Thứ Sáu, 06/02/2009 Các lãnh đạo nhà nước và chính phủ vừa là thành viên trung ương đảng, thậm chí là thành viên ban bí thư, hay bộ chính trị, đồng thời lại là đại biểu quốc hội. Sự phân quyền rõ ràng giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp không được thể hiện trong cơ chế chính trị hiện tại ở VN. Có thể nói Đảng làm thay tất cả! — Nam Nguyên

Suy ngẫm_trang07 Tăng vai trò thị trường Thứ Sáu, 06/02/2009 Tất cả các thành tích của cải cách kinh tế Trung Quốc từ 1978 có thể kết vào đúng một câu: "Giảm sự can thiệp trực tiếp của chính quyền và tăng vai trò làm chủ của thị trường"! — Hồ Thư Lập Xã hội hóa để chống tham nhũng! Thứ Sáu, 06/02/2009 Chống tham nhũng, điều quan trọng hơn là phải đẩy mạnh toàn bộ nền dân chủ, để cho sự kiểm soát không phải từ cơ quan chức năng mà từ rất nhiều phía khác nhau của cả xã hội. — Lê Thành Kiên, con trai bác TBT Lê Duẩn Chính trị là gì? Thứ Sáu, 06/02/2009 Chính trị là tiến trình mà theo đó các nhóm đưa ra quyết định. — Wikipedia Cái giá của thông tin Thứ Sáu, 06/02/2009 Thế kỷ 21 là thế kỷ mà nguyên liệu đem bán có giá nhất, đắt nhất không phải là sắt thép, ximăng, gạo... mà là thông tin. — Trần Ngọc Hùng - phó chủ tịch kiêm tổng thư ký Tổng hội Xây dựng VN Thoát Á luận Thứ Sáu, 06/02/2009 Vậy chúng ta phải làm gì bây giờ? Chúng ta không có thời giờ để chờ đợi sự khai sáng của các nước láng giềng, để từ đó cùng nhau hướng tới phát triển Châu Á. Tốt hơn hết là chúng ta hãy tách ra khỏi hàng ngũ các nước Châu Á, đứng chung vào hàng ngũ các quốc gia văn minh phương Tây. Còn về các đối xử với Trung Quốc và Triều Tiên, chúng ta không có tránh nhiệm phải làm điều gì đặc biệt cho họ chỉ bởi vì họ là hàng xóm của chúng ta. — Fukuzawa Yukichi (trích Thoát Á Luận) Đảng xưa và đảng nay Thứ Sáu, 06/02/2009 Đảng ngày xưa vì nước vì dân, Đảng ngày nay vì quyền lợi cá nhân của "giai cấp mới", tầng lớp tư bản đỏ. Một vị anh hùng thắng trận trở về quay ra cướp của giết người, đàn áp dân lành, liệu chúng ta có nên tiếp tục tôn vinh thờ phụng anh ta? Công bằng là gì? Thứ Sáu, 06/02/2009

Trước hết cần xác định thế nào là công bằng? Công bằng xã hội về phương diện kinh tế không có nghĩa là thành quả phát triển của xã hội được chia đồng đều cho mọi người. — Giáo Sư Trần Văn Thọ Độc tài Đảng trị Thứ Sáu, 06/02/2009 Có thể đi đến một kết luận là: Hệ thống chính trị của chúng ta đang bộc lộ ngày càng nhiều những bất cập trong việc giải quyết những vấn đề lâu dài, cơ bản, cấp bách của dân tộc và của đất nước... Nhược điểm lớn nhất của thể chế chính trị của chúng ta là gì? Là chế độ đảng trị, chuyên chế và mất dân chủ rất nặng nề. — Tiến sĩ Lê Đăng Doanh Hệ thống chính trị nhìn vào thấy đảng dày đặc! Thứ Sáu, 06/02/2009 Hệ thống chính trị của chúng ta nhìn vào thấy là đảng dày đặc. Chính phủ có bộ nào, cục ban nào, Đảng có hết tất cả thứ ấy. Lại thêm bộ máy gọi là tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức quần chúng... nhưng thực sự là cánh tay nối dài và là cái loa của Đảng... — Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thuyết trình trước Bộ Chính Trị Suy ngẫm_trang08 Khai sáng là gì? Thứ Sáu, 06/02/2009 Khai sáng là sự thoát ly của con người ra khỏi tình trạng vị thành niên do chính con người gây ra. Vị thành niên là sự bất lực không thể vận dụng trí tuệ của mình một cách độc lập mà không cần sự chỉ đạo của người khác. — Immanuel Kant Tuyên truyền và độc tài Thứ Sáu, 06/02/2009 Đằng sau một bộ máy tuyên truyền một chiều bao giờ cũng là khuôn mặt của một kẻ độc tài... Độc quyền thông tin và dối trá Thứ Sáu, 06/02/2009 Độc quyền thông tin có nghĩa là độc quyền dối trá. Tự do và an toàn Thứ Sáu, 06/02/2009 Những người đồng ý từ bỏ một chút tự do để tìm kiếm sự an toàn thì không xứng đáng được hưởng tự do và an toàn, và họ sẽ mất cả hai thứ đó... — Benjamin Franklin Tự do trong công ước quốc tế Thứ Sáu, 06/02/2009

Mọi người đều có quyền giữ quan điểm của mình mà không bị ai can thiệp vào. Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận. Quyền này bao gồm cả quyền tự do tìm kiếm, nhận và truyền đạt mọi loại tin tức, ý kiến, không phân biệt ranh giới, hình thức tuyên truyền miệng, hoặc bằng bản viết, in, hoặc bằng hình thức nghệ thuật, hoặc thông qua mọi phương tiện đại chúng khác tùy theo sự lựa chọn của họ... — Công ước Quốc tế về quyền con người - Nhà xuất bản Sự Thật, 1992 Tự do và bình đẳng trong Tuyên ngôn Độc lập Thứ Sáu, 06/02/2009 Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc... — Tuyên ngôn Độc Lập, 1945 Tự do và sự hiểu biết Thứ Sáu, 06/02/2009 Càng hiểu biết, con người càng tự do. — Voltaire Thay đổi để tiến lên Thứ Sáu, 06/02/2009 Thay đổi định kiến trong từng cá nhân đã khó, thay đổi quan niệm và lối sống của cả một xã hội còn khó hơn nhiều lần. Nhưng nếu mỗi cá nhân không tự vận động để thay đổi mình và giúp xã hội thay đổi, thì đến bao giờ đất nước ta mới có thể tiến lên được? — Nguyễn Tiến Trung - Tập hợp Thanh niên Dân chủ Độc lập - một khái niệm hẹp! Thứ Sáu, 06/02/2009 Nếu xét một quốc gia hay một dân tộc, như một tập hợp về lãnh thổ về con người, thì có thể thấy, không có nước nào độc lập cả! Hành động của những người ở một nơi xa chúng ta hàng vạn dặm có thể ảnh hưởng đến chính đời sống hàng ngày của chúng ta. Và trong bối cảnh đó sự phụ thuộc lẫn nhau, sự nương tựa vào nhau là những khái niệm càng có ý nghĩa sống còn đối với mỗi dân tộc, mỗi quốc gia. — Nguyễn Quang A Suy ngẫm_trang09 Xã hội không có tự do ý kiến là xã hội chết! Thứ Sáu, 06/02/2009 Một xã hội không cho mọi người tự do trình bày ý kiến của mình là một xã hội chết rồi. Trong quá khứ, chúng ta mắc quá nhiều sai lầm bởi không ai cho chúng ta được tự do trình bày ý kiến riêng của mình, trong tất cả các lĩnh vực, từ lớn đến bé, từ quân sự đến kinh tế. Không phải không biết mà không dám nói, nhiều người biết nhưng không dám trình bày. — Nghệ sĩ Nhân dân Trần Văn Thuỷ Thông tin và kinh tế tri thức

Thứ Sáu, 06/02/2009 Làm thế nào để có kinh tế tri thức? Không có tự do thông tin làm gì có kinh tế tri thức? Làm thế nào để có tác phẩm hay? Không có tự do tư tưởng làm gì có tác phẩm hay? — Nhà thơ Hoàng Hưng Bàng quan và thờ ơ Thứ Sáu, 06/02/2009 Rồi phẩm chất của mỗi công dân Việt Nam chúng ta, ngay kể cả các công chức nhà nước cũng cần phải có những điều cần xem lại. — Nghệ sĩ Phó Đức Phương Vĩ đại và tâm huyết Thứ Sáu, 06/02/2009 Không thể đạt được cái gì vĩ đại, nếu thiếu tâm huyết! — Ralph Waldo Emerson Sức khỏe và môi trường Thứ Sáu, 06/02/2009 Môi trường là của chung, vì vậy chúng ta dường như không ai nghĩ đến chuyện giữ gìn nó cả. Nhưng nên nhớ rằng bạn người thân của bạn có thể sẽ trở thành nạn nhân kế tiếp của một môi trường ô nhiễm đấy! Theo thống kê chưa đầy đủ, hàng năm Việt Nam có hàng chục ngàn người mắc những bệnh liên quan tới ô nhiễm môi trường, từ nhẹ như tiêu chảy, đau mắt, sổ mũi nhức đầu tới nặng như u bướu, ung thư... Hãy bảo vệ môi trường, trước khi quá muộn! Khoảng cách giàu nghèo Thứ Sáu, 06/02/2009 Phát triển là gì? Phát triển là người ta khai thác năng lực tự nhiên của con người một cách hệ thống và có tính hiệu quả cao nhất, mà năng lực của con người thì không giống nhau. Một người học 20 tiếng một ngày thì không thể đem so với một người học 2 tiếng đã ngủ gật được. Vào những năm tôi học đại học, không có đèn điện như bây giờ, tôi phải học bằng đèn dầu. Số lượng dầu mà tôi thắp để học bằng tiêu chuẩn của hai gia đình đông con. — Nguyễn Trần Bạt Dân chủ và quyền lực Thứ Sáu, 06/02/2009 Mọi nền dân chủ đều dựa trên định đề rằng quyền lực là thứ cực kỳ nguy hiểm, và vì thế người ta tìm mọi cách ngăn không cho một cá nhân hay một nhóm nhỏ nắm giữ quá nhiều quyền lực trong thời gian quá dài. — Aldous Huxley Dân chủ và sự tham gia Thứ Sáu, 06/02/2009 Để thể chế dân chủ hoạt động, chúng ta phải tham gia vào nó, chứ không thể đơn thuần là quan sát viên. Những ai không bỏ phiếu sẽ không có quyền than phiền!

— Louis L'Amour Liệu thế giới có phẳng được hay không? Thứ Sáu, 06/02/2009 Anh cho mỗi người một cơ hội giống nhau nhưng mỗi người nhận được cơ hội một cách khác nhau. Thế giới có bình đẳng về cơ hội thì cơ hội cũng không được nhận thức một cách bình đẳng và do đó thế giới không phẳng được. — Joseph. E. Stiglitz - Giải thưởng Nobel kinh tế năm 2001 Tự do và dân chủ Thứ Sáu, 06/02/2009 Tự do là khi người dân có thể cất tiếng nói, và dân chủ là khi chính quyền lắng nghe. — Alastair Farrugia Suy ngẫm_trang10 Dân chủ và bình đẳng Thứ Sáu, 06/02/2009 Dân chủ không đảm bảo bình đẳng về điều kiện sống - nó chỉ đảm bảo bình đẳng về cơ hội. — Irving Kristol Báo chí và chính quyền Thứ Sáu, 06/02/2009 Nền tảng của chính phủ chúng ta là ý kiến của người dân, và như thế mục tiêu quan trọng đầu tiên sẽ là duy trì quyền nêu lên ý kiến. Nếu tôi buộc phải quyết định xem chúng ta có cần một chính phủ không có báo chí hay có nền báo chí mà không cần chính phủ, tôi sẽ không ngần ngại lựa chọn giải pháp thứ hai. Nhưng tôi phải nhấn mạnh rằng mỗi người trong xã hội phải đón nhận những tờ báo đó và có khả năng đọc chúng! — Thomas Jefferson Kinh tế và chính trị Thứ Sáu, 06/02/2009 Kinh tế thị trường không thể phát huy tác dụng nếu không đi đôi với Nhà nước pháp quyền. Kinh tế chỉ có thể phát triển một cách bền vững trong môi trường cạnh tranh. Người tài chỉ có thể xuất hiện thông qua sự lựa chọn dân chủ. — Võ Văn Kiệt - Nguyên Thủ tướng Nước CHXHCN Việt Nam Hết lòng năn nỉ chẳng ai tin Thứ Sáu, 06/02/2009 Từ ngày đi sứ tới Tây kinhThấy việc Âu Châu phải giật mìnhKêu tỉnh đồng bang mau kíp bướcHết lòng năn nỉ chẳng ai tin... — Phan Thanh Giản - đại thần Triều Nguyễn Nói dối phổ biến... Thứ Sáu, 06/02/2009

Chúng ta đang ở trong tình trạng nói dối phổ biến, nhưng không ai tự nhận mình nói dối cả! — Cố Tổng Bí thư Trường Chinh Lợi ích cá nhân vs lợi ích XHCN Thứ Sáu, 06/02/2009 Lợi ích của cán bộ hiện nay đã phát triển đến mức không thể điều hòa được với lợi ích của bà con nông dân. Cán bộ có những lợi ích đặc biệt có thể nói ra và cũng khó nói ra. Điều này khiến lời hứa toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân hiện nay của cán bộ, đảng viên ở một số địa phương đã thành lời nói giả dối, tự thân nó đã lừa dối người. — Lý Xương Bình - trích cuốn "Tôi nói thật với Thủ tướng" Óc nô lệ Thứ Sáu, 06/02/2009 Người Tàu vì còn chưa cạo hết những tư tưởng cũ ở trong óc đi, nên trong mấy năm đó tuy đã đánh đổ Mãn Thanh, lập nên Dân quốc, nhưng mọi việc trong cũng vẫn còn hư bại. Nước thì nước Dân chủ mà óc của dân chúng thì là óc nô lệ, bởi vậy hồi Dân quốc ngũ niên (1916), Viên Thế Khải mới nổi lên xưng hoàng đế. — Phan Khôi - trích "Vấn đề cải cách" Thiếu trung thực!?! Thứ Sáu, 06/02/2009 Bây giờ trung thực phải đặt lên trước vì là cái thiếu nhất! — Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng - NXBCTQG, Hà Nội 2002 Tất cả là lỗi của Cộng Sản Thứ Sáu, 06/02/2009 Sau một thời gian tham gia các diễn đàn trong nước và hải ngoại, em có một định nghĩa mới về Cộng Sản như sau: Cộng Sản là thứ để các bác trút giận và đổ lỗi khi gặp bất cứ vấn đề gì không như ý trong xã hội: "tại xã hội Cộng Sản nó thế", "tại đám Cộng Sản lên cầm quyền nên mới thế", "nếu không có tụi Cộng Sản này thì tao đã thế này, thế kia rồi", "nếu không có Cộng Sản thì Việt Nam đã thế này thế kia rồi". Nói tóm lại thì tất cả mọi tội lỗi đều đổ lên đầu cộng sản cả. Như vậy có quá bất công không vậy các bác ? — Thành viên Luke - Diễn đàn X-cafevn.org Lừa đảo và tính chất bất đối xứng thông tin Thứ Sáu, 06/02/2009 Khoa học thông tin đã chứng minh sự lừa đảo liên quan đến bất đối xứng về thông tin. Bên lừa biết bản chất, giá trị của món hàng nhưng không cung cấp thông tin cho người mua, người mua cũng không có khả năng kiểm chứng chất lượng hàng hóa mà mình mua tại thời điểm mua hàng. Khi mua rồi mới té ngửa ra là “nói vậy mà không phải vậy” thì đã muộn. — Tiến sĩ Lê Đăng Doanh

Suy ngẫm_trang11 Đừng ảo tưởng Thứ Sáu, 06/02/2009 Đừng có ảo tưởng rằng những người quan liêu, bảo thủ sẽ tự giác trao cho nhân dân quyền dân chủ, tự giác cụ thể hóa để thực hiện sự nghiệp đổi mới. Vấn đề tùy thuộc rất nhiều vào sự đấu tranh [của nhân dân]. — Luật sư Nguyễn Hữu Thọ Giá trị chung của nhân loại Thứ Sáu, 06/02/2009 Dân chủ, pháp trị, tự do, nhân quyền… là thành quả chung của văn minh nhân loại đạt được trong chiều dài lịch sử và là giá trị chung được theo đuổi bởi toàn thể nhân loại… — Thủ Tướng Trung Quốc Ôn Giá Bảo Chủ nghĩa tư bản thân hữu Thứ Sáu, 06/02/2009 Chủ nghĩa tư bản thân hữu còn được dùng để chỉ tình trạng bố làm chính trị, còn con cái thì làm kinh tế. Gia đình giàu có lên nhanh chóng nhờ “tài kinh doanh” của những người con. Tuy nhiên, đằng sau cái “tài kinh doanh” đó bao giờ cũng thấp thoáng hình bóng của ông bố. Vị trí lãnh đạo của ông bố đã đưa lại những hợp đồng giá trị, những mối quan hệ làm ăn dễ dàng cho những người con. — Tiến sĩ Nguyễn Sĩ Dũng Tổ quốc và XHCN Thứ Sáu, 06/02/2009 ... Có một cách nhìn méo mó từ phía một số người cộng sản rằng yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là đúng, còn những người yêu nước khác mà không yêu chủ nghĩa xã hội thì không yêu nước đủ như mình. Có hàng trăm con đường yêu nước khác nhau. Tổ quốc Việt Nam không của riêng một đảng, một phe phái, tôn giáo nào! — Cố thủ tướng Võ Văn Kiệt Độc lập và tự do Thứ Sáu, 06/02/2009 Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì! — Hồ Chí Minh Tư tưởng tự do Thứ Sáu, 06/02/2009 Chế độ ta là chế độ dân chủ, tư tưởng phải được tự do... Ðối với mọi vấn đề, mọi người tự do bày tỏ ý kiến của mình, góp phần tìm ra chân lý. — Hồ Chí Minh Kách mệnh và quyền lực Thứ Sáu, 06/02/2009

Kách mệnh rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh phúc. — Hồ Chí Minh Nhân dân và Chính phủ Thứ Sáu, 06/02/2009 Nhân dân có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ. Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ. Từ Chủ tịch nước đến giao thông viên cũng vậy, nếu không làm được việc cho dân, thì dân không cần đến nữa. — Hồ Chí Minh Luật pháp CHXHCN Việt Nam Thứ Sáu, 06/02/2009 Luật pháp ở VN hiện nay thực sự không phải là luật pháp, mà nó chỉ là một mớ kỷ luật áp dụng để bảo vệ chế độ, bảo vệ cho những người đang đương quyền mà thôi. Luật pháp ở những nước khác là dùng để bảo vệ người dân, mang lại an ninh trật tự cho xã hội, và bảo vệ những người thấp cổ, bé miệng. Còn ở Việt Nam thì pháp luật bảo vệ cho chế độ và những người đang cầm quyền. — Luật sư Tạ Quang Trung nói về điều 88 Bộ luật Hình Sự Dân ngu và cai trị Thứ Sáu, 06/02/2009 Thật may phước cho nhà cầm quyền nào có người dân không biết suy nghĩ! — Adolf Hitler Suy ngẫm_trang12 Sự im lặng của người tốt Thứ Sáu, 06/02/2009 Trong thế giới này, chúng ta xót xa không chỉ vì lời nói và hành động của những kẻ xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của cả những người tốt. — Martin Luther King Bàn về Tự do Thứ Sáu, 06/02/2009 Tự do là quyền bất khả thương lượng của mỗi con người... Tự do có thể bị kháng cự hoặc trì hoãn, nhưng tự do không thể bị từ chối... Vũ khí mạnh nhất trong công cuộc chống lại chủ nghĩa cực đoan không phải là đạn hay bom – mà là lời kêu gọi toàn cầu cho tự do. Tự Do là thiết kế của Tạo Hóa, và là khát vọng của mọi tâm hồn. Tự do là cách tốt nhất để phát huy sự sáng tạo và tiềm năng kinh tế của một quốc gia. — Tổng thống George Bush - phát biểu tại Tiệp Khắc ngày 5/6/2007 Bàn về Tự do Thứ Sáu, 06/02/2009

Tự do không có giới hạn thời gian, tự do không thuộc về riêng một chính quyền hoặc một thế hệ nào, mà tự do là ước mơ và là quyền của mọi con người, mọi quốc gia trong mọi thời đại. — Tổng Thống Vaclav Havel Trách nhiệm công dân Thứ Sáu, 06/02/2009 Chúng ta có thể trách cứ cơ quan công quyền không “công khai minh bạch”, không thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm, không có những giải pháp tức thời và lâu dài cho tất cả những tiêu cực xã hội... Nhưng, đã lần nào bạn yêu cầu tính minh bạch, công khai chưa? Hay bạn ngại phiền phức? Đã lần nào bạn dũng cảm chỉ ra khuyết điểm của công chức nơi cơ quan họ chưa? Đã khi nào bạn thử đề nghị một giải pháp quyết liệt chưa? — Chân Luận Tôn trọng con người là từ chối bạo lực Thứ Sáu, 06/02/2009 Trong thời đại của ta, không phải tài nguyên, dù đất hay biển, mà chính con người mới là vốn quý nhất của một đất nước. Trong con người, thì tính thiện là vốn quý nhất. Có tính thiện thì xã hội mới hòa thuận để phát triển. Đã tôn trọng con người thì dứt khoát phải từ chối bạo lực. Vì dùng bạo lực, dù là bạo lực với người ngoài, sẽ hủy diệt tính thiện của người dân nước mình, tạo ra một xã hội không nhân bản, đi dần tới chỗ diệt vong. — Nguyễn An Nguyên Tự do ngôn luận Thứ Sáu, 06/02/2009 Tự do ngôn luận là quyền cơ bản của công dân. Quyền của dân phải được trả lại cho dân và thực thi đầy đủ. Một xã hội như vậy sẽ tạo ra không gian không hạn chế cho tinh thần kinh doanh, trí sáng tạo của mọi tầng lớp, của mỗi người Việt Nam. Trong một xã hội thực sự sôi nổi, sống động như vậy, mỗi người có thể trực tiếp và gián tiếp đóng góp cho việc quản lý xã hội, đóng góp cho quê hương, cho đất nước. — Nhà báo Phan Thế Hải Minh bạch và nguy cơ kinh tế Thứ Sáu, 06/02/2009 Trong một xã hội không có minh bạch về thông tin thì những người làm ăn lương thiện chết hết, vì sẽ bị những thằng lừa đảo cướp hết khách hàng. Người bán đồ rởm thì sẽ lãi, người bán đồ thật sẽ không thể sống được. Thế tức là nguy cơ rất lớn! — Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thuyết trình trước Bộ Chính Trị Tài nguyên và chọn lựa đầu tư Thứ Sáu, 06/02/2009 Đấy tôi xin báo cáo các anh các chị là tại sao thằng Nhật Bản nó không làm máy bay? Không phải là công nghiệp của nó không làm được máy bay đâu. Mà bởi vì là nó làm cái máy ảnh kỹ thuật số nó lãi nhiều hơn. Chứ máy bay không có nhôm, không có thứ này khác, nó làm làm gì. Chứ không phải thằng Nhật Bản là thằng ngu, thằng khờ, đến mức nó không làm được máy bay.

— Tiến sĩ Lê Đăng Doanh thuyết trình trước Bộ Chính Trị Khiếp sợ Thứ Sáu, 06/02/2009 Không phải quyền lực làm cho tha hóa, mà chính là sự khiếp sợ. — Bà Aung San Suu Kyi - trong tiểu luận Tự do khỏi sự khiếp sợ Suy ngẫm_trang13 Công thức tham nhũng Thứ Sáu, 06/02/2009 THAM NHŨNG = QUYỀN LỰC ĐỘC ĐOÁN + BƯNG BÍT THÔNG TIN – TRÁCH NHIỆM GIẢI TRÌNH Dũng khí người Việt dưới sự lãnh đạo của Đảng CSVN Thứ Sáu, 06/02/2009 Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì dũng khí cuả người Việt Nam bị tước sạch, không còn dũng khí nữa. 1000 năm Tàu nó đô hộ, đàn áp cũng khiếp. 100 năm Tây nó đô hộ, đàn áp cũng khiếp lắm. Thế mà người dân Việt Nam càng dũng khí càng anh hùng. Nhưng có năm mươi mấy năm mà Đảng Cộng sản nó tước hết ý chí anh hùng của người dân Việt Nam và giới trí thức văn nghệ sĩ Việt Nam, gần như trong bụng toàn thỏ đế, toàn cáy. — Nhà văn Trần Mạnh Hảo Tôn trọng lịch sử Thứ Sáu, 06/02/2009 Cao hơn nữa, lịch sử cần phải được nhìn nhận như một bộ môn khoa học. Tại sao vậy? Bởi tri thức của con người gắn liền với lịch sử. Từ việc đơn giản như dùng đũa ăn cơm, tới phức tạp như điều hành một nhà nước, tất cả đều xuất phát từ những bài học lịch sử. Yêu nước là gì? Thứ Sáu, 06/02/2009 Một con người chân chính phải biết theo đuổi điều tốt, điều đúng, chống lại cái xấu, cái sai, và một người yêu nước là người căm ghét cái xấu ở chính đất nước mình hơn cả: "The true patriot hates injustice in his own land more than anywhere else" (Clarence Darrow). Vậy một người yêu nước phải là người mạnh mẽ vạch trần và lên án những cái xấu, cái dở của đất nước mình trước hết, và chống lại những mặt xấu đó mạnh mẽ hơn hết. — Blogger Tristesse Yêu nước kiểu đó... thật đáng ghét Thứ Sáu, 06/02/2009 Động từ "yêu nước" thật đáng ghét khi người ta nhân danh nó, lợi dụng nó để biện minh, tuyên truyền cho những việc khuất tất không hề liên quan gì tới tình yêu nước. Thật đáng ghét khi mồm hô yêu nước mà tay bòn rút của công! Thật đáng khinh khi luôn cho rằng mình yêu nước hơn người khác, và những người có tư tưởng khác mình là không yêu nước.

Thật đáng ghê tởm và phỉ nhổ khi chém giết đồng loại nhân danh yêu nước. — Bulldog's blog Chủ nghĩa xã hội và khoa học Thứ Sáu, 06/02/2009 Về mặt đạo đức, CNXH không thể tạo dựng mà chỉ phá hủy nền tảng của tất cả các giá trị đạo đức: tự do và trách nhiệm cá nhân. Về mặt chính trị, nó sớm hay muộn dẫn tới chính phủ toàn trị. Về mặt vật chất, nó sẽ làm tổn hại đáng kể quá trình tạo ra của cải, nếu không muốn nói, nó là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo trên thực tế... — F.A. Hayek - tiểu luận "Chủ nghĩa xã hội và khoa học" Pháp trị là gì? Thứ Sáu, 06/02/2009 Pháp trị, trước hết, có nghĩa là sự tuyệt đối thượng tôn luật pháp chứ không phải là ảnh hưởng của quyền lực chuyên chế, và loại bỏ hẳn tính độc đoán, các đặc quyền, và sự tùy tiện của nhà cầm quyền. — Albert Venn Dicey Bạo chúa XHCN Thứ Sáu, 06/02/2009 Có bao giờ các nhà lãnh đạo xã hội chủ nghĩa, trong đó có các nhà lãnh đạo Việt Nam trước đây cũng như hiện nay, chịu tự vấn rằng vì sao dưới chế độ tốt đẹp nhất của nhân loại lại sản sinh ra những quái nhân hung hãn nhất loài người thời hiện đại, sẵn sàng tiêu diệt đồng loại, đồng chí bằng những phương cách man rợ nhất? — Lê Tuấn Huy Tội ác của Stalin Thứ Sáu, 06/02/2009 Những người bị thảm sát, khủng bố là những con người ưu tú, nhất có trí tuệ cao nhất và là những người can đảm nhất của nước Nga và Liên Xô thời đó. — Tổng thống Nga Vladimir Putin nói trong buổi tưởng niệm các nạn nhân chế độ Stalin Thế nào là một Đảng hỏng? Thứ Sáu, 06/02/2009 Một Đảng mà dấu diếm khuyết điểm của mình là một Đảng hỏng. Một Đảng có gan thừa nhận khuyết điểm của mình, vạch rõ, vì đâu mà có khuyết điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, như thế mới là một Đảng tiến bộ, mạnh dạn, chắc chắn, chân chính... — Hồ Chí Minh trong cuốn "Sửa đổi lối làm việc" Suy ngẫm_trang14 Muốn có dân chủ thì phải đấu tranh Thứ Sáu, 06/02/2009 Đừng có ảo tưởng rằng những người quan liêu, bảo thủ sẽ tự giác trao cho nhân dân quyền dân chủ, tự giác cụ thể hóa để thực hiện sự nghiệp đổi mới. Vấn đề tùy thuộc rất nhiều vào sự đấu tranh. — Luật sư Nguyễn Hữu Thọ

Tư cách động lập của Việt Nam Thứ Sáu, 06/02/2009 Quý quốc chớ lo không có ngày độc lập, mả chỉ nên lo quốc dân không có đủ tư cách độc lập. Thực lực của quý quốc là dân trí dân khí và nhân tài! — Lương Khải Siêu khuyên Phan Bội Châu Dân chủ và cực đoan Thứ Sáu, 06/02/2009 Một dân tộc được truyền cảm hứng bởi nền dân chủ… sẽ nhất định quay lưng lại với chủ nghĩa cực đoan! — Benazir Bhutto Lịch sử là sọt rác Thứ Sáu, 06/02/2009 Ta có khuynh hướng coi lịch sử là sọt rác để phi tang quá khứ! — Nhà sử học Dương Trung Quốc Quân đội "trung" với ai? Thứ Sáu, 06/02/2009 [Nguyễn Tiến] Trung cho biết là sẽ không thể thề “trung với Đảng” được mà sẽ thề là “trung với nước, hiếu với dân”. Ngay khi cụ Hồ còn sống, cụ không bao giờ dám nói quân đội “trung với Đảng”, mà chỉ nói “trung với nước”. Việc tùy tiện sửa lại lời thề của người quân nhân là sai trái, đi ngược lại với tư tưởng Hồ Chí Minh. — BBC Việt Ngữ phỏng vấn Nguyễn Tiến Trung Dân trí có cần không? Thứ Sáu, 06/02/2009 Dân trí có cần không? Để thay đổi một cơ chế thì không cần dân trí. Để đất nước phát triển thì phải cần dân trí. Để thay đổi một cơ chế thì không cần dân trí. Nhưng để tạo ra một CƠ CHẾ TỐT thì phải cần dân trí. Đầy tớ và chủ nhân Thứ Sáu, 06/02/2009 đây là thời chủ nhân ăn mày ăn nhặt trong khi đầy tớ nhân dân ăn ngập mặt ngập mũi ăn hớt, ăn bẩn, ăn tục, ăn lận, ăn chận, ăn cướp, ăn gian, ăn tham, ăn lường, ăn bịp, ăn suông, ăn ké, ăn chia, ăn sống, ăn lạnh, ăn nóng, ăn theo, ăn chực, ăn vạ, ăn lẻ, ăn si,ăn tất tần tật chỉ trừ ăn năn… — Phan Nhiên Hạo Tự do ngôn luận kiểu "Cách mạng" Thứ Sáu, 06/02/2009 Theo Hữu Loan, khi một nhà báo hỏi: “Như vậy là Cách mạng đã cấm tự do ngôn luận?”

Ông Trường Chinh sửng sốt: “Anh nói sao? Các anh được tha hồ tự do chửi đế quốc đó thôi.” — Osin's Blog Việt Nam sẽ đi đến đâu với nền văn hóa này? Thứ Sáu, 06/02/2009 Mọi sinh vật khi ra đời đều phải được giáo dục. Con mèo muốn bắt được chuột phải có mẹ hướng dẫn. Con gà muốn bới được thóc phải có mẹ tập nghề. — Thiện Đạo Suy ngẫm_trang15 Có công phá rào?!? Thứ Sáu, 06/02/2009 Lại bài ca ngợi phá rào mới chả phá vách! Sao không ai chửi bỏ mẹ những thằng nào đã dựng nên những cái hàng rào của nợ ấy nhỉ? — Thành viên diễn đàn Tathy nói về bài viết ca ngợi công lao đột phá đổi mới của cụ Võ Văn Kiệt Chủ nghĩa tư bản và lòng tham quyền lực Thứ Sáu, 06/02/2009 Có chính phủ nào mà lại không được xây dựng trên lòng tham quyền lực? Vấn đề lớn nhất của tổ chức xã hội nằm ở chỗ làm thế nào để hạn thấp nhất lòng tham đó. Chủ nghĩa tư bản là một hệ thống như thế. — Milton Friedman Dân chủ là gì? Thứ Sáu, 06/02/2009 Dân chủ là khi tôi, vợ tôi, con tôi, gia đình tôi ăn rau mà bị ngộ độc thì có người phải chịu trách nhiệm, phải bồi thường, chứ không chỉ nhận được những lời hứa suông "sẽ kiểm tra", "sẽ xử lý" v.v... Tham nhũng và đạo đức Thứ Sáu, 06/02/2009 Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ! Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống. — Ông Trần Quốc Thuận, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam Chế độ Toàn Trị Thứ Sáu, 06/02/2009 Chế độ Toàn Trị có thể xem là chế độ Độc Tài mà đã tiến thêm một bước dài trên con đường độc tài. Thay vì đóng cửa, xoá bỏ những tổ chức xã hội dân sự (như một số chế độ độc tài quân sự đã làm), chế độ Toàn Trị thay thế chúng bằng các tổ chức xã hội dân sự

giả hiệu có vẻ giống như trong các chế độ tự do dân chủ, nhằm ngăn cản bất cứ một hành động độc lập nào ngoài vòng kiểm soát của họ xảy ra trong xã hội. — Trích tác phẩm "Chủ nghĩa toàn trị giữa ngã ba đường" Sự khác biệt giữa Đảng viên và thường dân Thứ Sáu, 06/02/2009 Đảng viên phạm tội thì tha / Nhân dân phạm tội thì ra pháp trường Tà trị và chính trị Thứ Ba, 03/02/2009 Ở những nơi tà trị thì con người e ngại chính trị. — Dzu Kaka's blog Tham nhũng và đạo đức Thứ Ba, 03/02/2009 Cơ chế hiện nay đang tạo kẽ hở cho tham nhũng, vơ vét tiền của của Nhà nước. Không tham nhũng mới là lạ! Nhưng cái mà chúng ta mất lớn nhất lại không phải là mất tiền, mất của, dù số tiền đó là hàng chục tỉ, hàng trăm tỉ. Cái lớn nhất bị mất, đó là đạo đức. Chúng ta sống trong một xã hội mà chúng ta phải tự nói dối với nhau để sống. — Ông Trần Quốc Thuận, phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam Phát triển bền vững Thứ Ba, 03/02/2009 Phát triển bền vững (sustainable development) là sự phát triển có sử dụng các nguồn lực hiện có một cách khôn khéo, sao cho không chỉ đáp ứng được nhu cầu của hiện tại, mà còn không đánh mất khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ trong tương lai. Đừng để con cháu chúng ta phải oán trách cha ông vì để lại cho chúng nguồn lực cạn kiệt và một môi trường bị tàn phá hoàn toàn... "Thương nước" thì phải làm thế nào? Thứ Ba, 03/02/2009 Cái “thương nước” tôi nói đây không phải là xúi dân “tay không” nổi lên, hoặc đi lạy nước này cầu nước khác để phá loạn trong nước đâu! Tôi xin thưa: Nước ta đã hư hèn bị mắc trong tay người ta rồi, thì bây giờ ta phải đem lòng thương nước, bênh vực lẫn nhau, mà giúp cho nhau để cứu chuộc lại cái danh giá cùng lợi quyền của ta về sau. — Phan Chu Trinh (Đạo đức và Luân lý Đông Tây) Suy ngẫm_trang16 Dân chủ và phi bạo lực Thứ Ba, 03/02/2009 Một xã hội muốn duy trì nền dân chủ phải biết từ chối bạo lực, và phải phát triển những phương tiện phi bạo lực để đấu tranh với cái xấu và thúc đẩy cái tốt. — A.J. Muste Dân tộc cần phải biết hiệp sức làm điều đúng!

Thứ Hai, 02/02/2009 Thương hại thay! Ngưới nước ta không hiểu cái nghĩa vụ loài người ăn với loài người đã đành, đến cái nghĩa vụ mỗi người trong nước cũng chưa hiểu gì cả. Bên Pháp mỗi khi người có quyền thế, hoặc chính phủ lấy sức mạnh mà đè nén quyền lợi riêng của một người hay của một hội nào, thì người ta hoặc kêu nài, hoặc chống cự, hoặc thị oai, vận động kỳ cho đến được công bình mới nghe. Vì sao mà người ta làm được như thế? — Phan Chu Trinh (Đạo đức và Luân lý Đông Tây) Chủ nghĩa cộng sản là gì? Thứ Hai, 02/02/2009 Chủ nghĩa Cộng Sản không phải là tình yêu. Chủ nghĩa Cộng Sản là cái búa để chúng ta đè bẹp kẻ thù. — Mao Trạch Đông Quyền được nói Thứ Hai, 02/02/2009 Tôi có thể không đồng ý những điều anh nói, nhưng tôi có thể chết để bảo vệ quyền anh được nói những điều đó! — Voltaire Dân trí tồi Thứ Hai, 02/02/2009 Ở nước ta, vài nghìn năm lại, giờ quen theo nết dã man, theo đường gian lận; Chính trị đã không ra gì, còn nói gì đến Giáo dục nữa. Gọi rằng Giáo dục, chẳng qua là một đường Khoa cử văn từ đó thôi; Đến nỗi vì ngu nên yếu, vì nhác nên nghèo, nước mới không nên nước. Học đến lịch sử 2000 năm, mới biết là cái lịch sử không chính trị, không giáo dục vậy! — Phan Bội Châu Anh hùng và tội đồ của dân tộc Thứ Hai, 02/02/2009 Riêng tôi có nhận xét rằng mỗi cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân ta đều gắn với những vị anh hùng dân tộc. Đó là những con người có chí cao, có gan lớn, đã phất cao ngọn cờ dân tộc, nhờ đó tập hợp được quần chúng đứng lên đánh đuổi quân xâm lược. — Tiến Nguyễn (Thư ngỏ gửi ông Nguyễn Khắc Phục) [/ALIGN]

Related Documents

Suy Ngam
June 2020 7
Tieu Luan Dan So
October 2019 14
Suy Dinh Duong
July 2020 8
Suy Niem Mua Vong
December 2019 17