TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING ------
MÔN: KINH DOANH QUỐC TẾ ĐỀ TÀI NHÓM:
PHÂN TÍCH SỨC HẤP DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG ẤN ĐỘ ĐỂ THU HÚT CÁC CÔNG TY ĐA QUỐC GIA ĐẦU TƯ
GVHD: TS. Đinh Thị Thu Oanh Lớp: LT23.1FT002 Sinh viên thực hiện: Nhóm 5
MỤC LỤC I. ĐỊA LÝ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN ..................................................... 3 1. 2. 3. 4.
VỊ TRÍ ĐỊA LÝ: .......................................................................................................................................3 KHÍ HẬU: ...............................................................................................................................................3 TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN: ..................................................................................................................3 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ ĐỊA LÝ: ....................................................................................3
II. DÂN CƯ ............................................................................................................. 4 1. DÂN CƯ: .................................................................................................................................................4 2. NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ DÂN CƯ: ......................................................................................5
III. VĂN HÓA – XÃ HỘI ...................................................................................... 5 1. 2. 3. 4. 5.
NGÔN NGỮ:............................................................................................................................................5 TÔN GIÁO: .............................................................................................................................................5 TRANG PHỤC: ........................................................................................................................................5 THÓI QUEN: ...........................................................................................................................................6 NHỮNG THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN VỀ VĂN HÓA- XÃ HỘI: ..................................................................6
IV. CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT ............................................................................ 6 1. 2.
PHÁP LUẬT: ...........................................................................................................................................6 AN NINH QUỐC PHÒNG: ........................................................................................................................6
V. KINH TẾ: ........................................................................................................... 7 1. 2. 3. 4. 5.
MÔI TRƯỜNG KINH TẾ: .........................................................................................................................7 KINH DOANH QUỐC TẾ: ........................................................................................................................8 CÁC CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI THUẾ KINH TẾ: ............................................................................................9 CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH ĐẦU TƯ CỦA NƯỚC NGOÀI..................................................................10 THU HÚT ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI: .........................................................................................................10
VI. NHỮNG LƯU Ý KHI HỢP TÁC VỚI ẤN ĐỘ ........................................... 13
PHÂN TÍCH SƠ LƯỢC VỀ ẤN ĐỘ I. ĐỊA LÝ VÀ CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN 1. Vị trí địa lý: - Diện tích: 3,287.6 nghìn km2, lớn thứ 7 trên Thế giới. - Đường bờ biển: 7,516 Km - Thủ đô Niu Đê-li - Thuộc khu vực Nam Á. - Là cửa ngỏ giao thương của nhiều quốc gia: + Bắc giáp: Trung Quốc, Nepal và Bhutan. + Đông giáp: Myanmar, Bangladesh. + Tây Bắc: Pakistan, Afganistan. + Tây Đông và Nam: Ấn Độ Dương. 2. Khí hậu: - Biến đổi từ nhiệt đới ở phía Nam đến ôn hòa ở phía Bắc và bị ảnh hưởng lớn bởi dãy nùi Himalaya và sa mạc Thar. (Chú thích: Núi Himalaya, cùng với dãy núi Hindu Kush ở Pakistan, là một tấm chặn tự nhiên ngăn gió lạnh từ Trung Á thổi đến. Chúng khiến cho đa phần lục địa Ấn Độ ấm hơn hầu hết các nơi khác có cùng vĩ độ. Sa mạc Thar khiến gió mùa tây nam mang theo nhiều hơi ẩm vào trong lục địa Ấn Độ gây ra mưa từ tháng 6 tới tháng 9). - Khí hậu chia thành 3 mùa rõ rệt: mùa nóng từ tháng 3 – 5, mùa mưa từ tháng 6 – 10 và mùa lạnh khô từ tháng 11 – 3 năm sau. - Nhiệt độ trung bình tháng 1: từ 15 – 270C, tháng 5: từ 28 - 300C. 3. Tài nguyên thiên nhiên: - Khu rừng ngập mặn Sundarbans, có dãy Himalaya cảnh quan tự nhiên hùng vĩ, hấp dẫn khách du lịch. - Khí hậu nhiệt đới gió mùa, lượng mưa lớn, đồng bằng sông Hằng đã trở thành một nền nông nghiệp trù phú. - Là cao nguyên Đê-can rộng lớn, hai bên cao nguyên là hai dãy núi Gát Đông và Gát Tây nằm song song với bờ biển. - Ấn Độ là nơi khởi nguồn của nhiều con sông lớn, gồm sông Hằng, Brahmaputra, Yamuna, Godavari, Kaveri, Narmada và Krishna. - Ấn Độ có ba quần đảo – Lakshadweep ngoài khơi bờ biển: Tây nam là Quần đảo Andaman, Nicobar dãy đảo núi lửa phía đông nam và Sunderbans ở vùng châu thổ sông Hằng ở Tây Bengal. - Khoáng sản tương đối phong phú, Ấn Độ có nhiều quặng sắt (hơn 22 tỉ tấn chiếm 1/4 thế giới), dầu mỏ, mangan, than đá. 4. Những thuận lợi và khó khăn về địa lý: * Thuận lợi: - Thuận lợi cho việc giao thương, giao lưu trao đổi kinh tế, khoa học trong khu vực và trên thế giới bằng đường biển, đường bộ,đường hàng không. - Vị trí chiến lược về quốc phòng. - Khoáng sản giàu có (quặng sắt, dầu mỏ, than đá và mangan, tài nguyên biển..) thuận lợi cho việc khai thác, phát triển công nghiệp.
- Nhiều sông ngòi thuận lợi cho vịêc khai thác phát triển thủy điện. - Đồng bằng sông Hằng rộng lớn, đất phì nhiêu, màu mỡ thuận lợi trồng lúa, cây lương thực.cao nguyên Đê-can thích hợp các cây chịu hạn; dải đồng bằng ven biển thíchhợp cây lương thực, cây công nghiệp nhiệt đới, vùng núi cao thích hợp phát triển rừng. - Chủ yếu khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi cho nông nghiệp phát triển. - Vùng biển rộng lớn, đường bờ biển dài thuận lợi cho đánh bắt, nuôi trồng thủy sản * Khó khăn: - Hạn hán thường xảy ra gây tình trạng thiếu nước vào mùa đông và mùa xuân trên diện rộng. - Bão, lũ lụt xảy ra vào mùa hè Hoang mạc Thar, Lũ lụt ở Konkata. II.
DÂN CƯ 1. Dân cư: - Ấn Độ là quốc gia đông dân đứng thứ 2 trên Thế Giới: trên 1,346.7 tỷ người (Theo số liệu Liên Hợp Quốc – 31/12/17), cơ cấu dân số trẻ. - Mật độ dân số: 457 người/ km2 - Tốc độ gia tăng dân số hiện nay: khoảng 1.2% một năm. - Tuổi thọ trung bình: nam – 67.4, nữ - 70.5, thấp hơn tuổi thọ trung bình của dân số Thế Giới.
Trích nguồn: https://danso.org/an-do/ - Theo ước tính, tỷ lệ thay đổi dân số hàng ngày của Ấn Độ vào năm 2018 sẽ như sau: + 69.107 trẻ em được sinh ra trung bình mỗi ngày. + 27.138 người chết trung bình mỗi ngày. + -1.225 người di cư trung bình mỗi ngày. - Tỷ lệ giới tính của Ấn Độ: 1,076 nam trên 1,000 nữ, cao hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. - Tỷ lệ dân số phụ thuộc theo độ tuổi: + Tỷ lệ trẻ em phụ thuộc ở Ấn Độ là 41,3%. + Tỷ lệ người cao tuổi phụ thuộc ở Ấn Độ là 9,3%. - Dân cư tập trung sinh sống đông đúc tại các trung tâm đô thị. - Trình độ dân số: 72,14% dân số trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) ở Ấn Độ có thể đọc và viết.
2. Những thuận lợi và khó khăn về dân cư: * Thuận lợi: - Nguồn lao động dự trữ dồi dào, năng động, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ Khoa học – Kỹ thuật. - Thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế truyền thống đòi hỏi nhiều lao động cũng như các ngành hiện đại cần nhiều chất xám, giúp đẩy mạnh phát triển kinh tế. - Tiềm năng về thị trường tiêu thụ rộng lớn. * Khó khăn: Sự bùng nổ tạo ra nhiều sức ép lên các vấn đề: + Kinh tế: Dân số tăng nhanh, nhu cầu tiêu dùng vượt quá khả năng đáp ứng của nền kinh tế. Mỗi năm xây thêm 13.500 trường học, đào tạo 350 nghìn giáo viên, tạo thêm 6 tr việc làm, xây dựng 2,5 tr căn nhà, phải sản xuất thêm khoảng 10 tr tấn lương thực. + Xã hội: Dân số tăng góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng nghèo khổ, có 40 70% dân số nông thôn sống dưới mức nghèo khổ, nhiều trẻ em buộc phải lao động với mức lương thấp, thất nghiệp cao, y tế, giáo dục kém phát triển. + Môi trường: Khai thác nhiều tài nguyên thiên nhiên tài nguyên có nguy cơ cạn kiệt, môi trường ô nhiễm III.
VĂN HÓA – XÃ HỘI 1. Ngôn ngữ: - Ấn Độ đa dạng về ngôn ngữ, có tổng cộng 22 ngôn ngữ đồng chính thức. - Các ngôn ngữ tại Ấn Độ thuộc một số hệ ngữ khác nhau: Indo-Arya, Dravida, Hán – Tạng, Nam Á, Tai-Kadai, … - Tuy nhiên, hai ngôn ngữ chính thức của đất nước này là: tiếng Hindu và tiếng Anh.
-
2. Tôn giáo: Tôn giáo và triết học cực kỳ phát triển. Tôn giáo phổ biến ở Ấn Độ là: Hindu giáo, Hồi giáo, Phật giáo… Doanh nghiệp đầu tư vào Ấn Độ cần quan tâm đến: + Tôn giáo thống trị. + Tầm quan trọng của tôn giáo trong xã hội. + Mức độ thuần nhất của tôn giáo. + Sự tự do tín ngưỡng trong xã hội. Người Hindu giáo thờ bò vì vậy họ không sử dụng các thức ăn chế biến từ bò. Người Hồi giáo không uống rượu và các thức uống lên men, kiêng ăn thịt lợn.
3. Trang phục: - Trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn Độ là saree, salwar-kameez và ghaghra cholis (lehengas) - Trang phục truyền thống của nam giới là Dhoti, Lungi hay Kurta. - Thông thường, khi làm việc, nam giới nên mặc comple với cà vạt. Tuy nhiên, áo vét ngoài không cần thiết trong mùa hè.
- Quần âu và váy là những trang phục của các nữ doanh nhân. Tuy nhiên, không nên mặc váy để lộ chân.
-
4. Thói quen: Người Ấn độ thích dùng tay (tay phải) bốc thức ăn. Ở Ấn Độ, người dân có thói quen tập Yoga để tăng cường sự dẻo dai và mở mang trí tuệ. Người Ấn độ thích uống trà, ăn ngọt. Người Ấn Độ thường ăn sáng rất sớm (trước khi mặt trời mọc). Bữa sáng của họ hầu như không có thịt. Người Ấn Độ có thói quen viết tắt. Đàn ông Ấn Độ có thói quen vệ sinh vô tư nơi công cộng. 5. Những thuận lợi và khó khăn về văn hóa- xã hội: * Thuận lợi: Sự đa dạng dân tộc tạo cho ấn Độ có một nền văn hóa phong phú, đa dạng, giàu bản sắc dân tộc. * Khó khăn: Sự đa dạng dân tộc, tôn giáo dẫn đến mâu thuẫn, xung đột tôn giáo, bạo loạn xả ra ở một số nơi. - Sự bất đồng ngôn ngữ giữa các vùng, các dân tộc gây trở ngại giao tiếp. Tình trạng bất bình đẳng trong xã hội vẫn nặng nề, chưa thể xóa bỏ. - Sự bất đồng chính kiến giữa các đảng Phái làm chậm tiến trình cải cách ở ấn Độ Người dân ấn Độ chạy loạn do xung đột sắc tộc Cảnh sát ấn Độ luôn trong tình trạng báo động IV.
CHÍNH TRỊ - PHÁP LUẬT 1. Pháp luật: - Pháp luật của Ấn Độ chịu ảnh hưởng nhiểu bởi tôn giáo: đạo Hindu, đạo Phật, đạo Sikh… và quan trọng nhất là đạo Hindu. Trong đó, các quy định về pháp lý và tôn giáo lẫn lộn với nhau buộc các môn đồ phải có lòng tin vào giáo điều. - Ấn Độ là quốc gia có hệ thống đa Đảng thuộc loại lớn nhất thế giới, bao gồm 28 bang và 7 vùng lãnh thổ. - Có ba nhánh chính phủ: Lập pháp, Hành pháp và Tư pháp. - Luật pháp quốc gia có quyền lực cao hơn luật pháp của các bang. - Các bang có quyền tự trị và quyền lập pháp của riêng mình. - Pháp luật của Ấn Độ bị ảnh hưởng bởi Common Law từ thời thực dân Anh xấm chiếm cho đến nay. 2. An ninh quốc phòng: - Hiện tại, Ấn Độ luôn đề cao an ninh quốc gia. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố hướng tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương "mở và tự do", giới quan sát
rất kỳ vọng vào sự hồi sinh của Đối thoại Tứ giác An ninh (Mỹ, Australia, Nhật Bản và Ấn Độ). - Theo học thuyết mới, không chỉ bảo vệ quốc phòng và an ninh trên toàn bộ lãnh thổ đất nước, Quân đội Ấn Độ còn phải đối phó với các mối đe doạ tiềm tàng ngày càng hiện hữu từ Trung Quốc và Pakistan. Bên cạnh đó là các cuộc chiến tranh phi đối xứng và chiến tranh sử dụng các loại vũ khí thế hệ thứ tư. - Ấn Độ đã tăng ngân sách quốc phòng để mua sắm, sản xuất nhiều loại vũ khí hiện đại. Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Pranab Mukherjee cho biết, kế hoạch tăng ngân sách quốc phòng này là nhằm tăng cường an ninh quốc gia để tạo điều kiện bảo đảm phát triển kinh tế. - Ấn Độ là nước nhập khẩu vũ khí lớn thứ hai thế giới, trong đó Nga, Anh và Israen là 3 nhà cung cấp lớn nhất với tỷ lệ lần lượt là 71%, 9% và 6%. Bên cạnh đó, Ấn Độ cũng sẽ đấu tư để nâng cấp các loại xe tăng, các thiết bị không người lái trên không (UAVs) và 300 máy bay trực thăng lục quân, phát triển tên lửa đất đối không Akash (SAMs), có tầm bắn 25 km với khả năng mang đầu đạn có trọng lượng 55 kg. - Thời gian gần đây, Ấn Độ đã tiến hành thử nghiệm và cho ra đời nhiều loại vũ khí hiện đại để nâng cao sức chiến đấu cho quân đội. Tăng khả năng phối hợp tác chiến giữa 3 quân chủng là Hải, Lục và Không quân trong cả hai điều kiện xung đột cường độ thấp, cường độ thông thường và trong chiến tranh tâm lý. V.
KINH TẾ: 1. Môi trường kinh tế: - Tiền tệ: Rupee Ấn Độ (INR), tỷ giá 1 Rupee ~ 319.40 VND, 1 Rupee ~ 0.014 USD Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 6 trên thế giới với GDP danh nghĩa là 2.45 nghìn tỷ đô la. Quốc gia này đứng thứ 3 về GDP về sức mua tương đương 9.49 nghìn tỷ USD. Dân số cao của đất nước kéo mức GDP trên đầu người xuống còn 1.850 USD. GDP của Ấn Độ vẫn phụ thuộc nhiều vào nông nghiệp (17%), lĩnh vực dịch vụ (57%) và công nghiệp (26%). - GDP bình quân đầu người: 1.820 USD/năm (tính theo sức mua tương đương, 2016). - Là một trong những nước có khoảng cách chênh lệch giàu nghèo lớn nhất thế giới. Vài năm gần đây, Ấn Độ duy trì tăng trưởng kinh tế cao, chỉ đứng sau Trung Quốc trong số các nền kinh tế chính, trở thành một thành viên động lực mới trong tăng trưởng kinh tế toàn cầu. - Theo số liệu từ Tổng cục thống kê Ấn Độ, xét theo tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế (GVA), sản xuất chế tạo, bất động sản, nông nghiệp là ba ngành có tỉ trọng lớn nhất, chiếm gần 50% trong tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế nước này giai đoạn 2016-2017.
Cơ cấu các ngành tại Ấn Độ theo chỉ số GVA - Nguồn: Tổng cục Thống kê Ấn Độ * Công nghiệp có nhiều ngành đạt trình độ cao, giá trị sản lượng công nghiệp đứng hàng thứ 10 trên thế giới.Tám ngành công nghiệp chủ chốt gồm than, dầu thô, khí đốt tự nhiên, sản phẩm lọc dầu, phân bón, sắt, xi măng và điện. Ngoài ra, Ấn Độ còn có thế mạnh về lĩnh vực công nghệ thông tin, công nghiệp phần mềm * Nông nghiệp Nông nghiệp là ngành sản xuất quan trọng tại Ấn Độ, Khoảng 58% hộ dân tại nông thôn phụ thuôc vào nông nghiệp. Sản xuất nông nghiệp không ngừng phát triển trong những năm gần đây, với cuộc “cách mạng xanh" và “cách mạng trắng”, Ấn Độ đã giải quyết tốt vấn đề lương thực, thực phẩm cho nhân dân.Xuất khẩu nông sản đóng góp 10% trị giá tổng xuất khẩu của cả nước. Các sản phẩm chủ yếu của nông nghiệp là lúa mỳ, gạo, đỗ tương, ngô, thực phẩm, chè, bông và thực phẩm chế biến, thủy và hải sản, gia vị... * Dịch vụ: đang phát triển, Trong ngành dịch vụ các phân ngành dịch vụ máy tính, chuyên môn, tư vấn, thương mại, du lịch là những phân ngành tăng trưởng năng động và mạnh mẽ nhất.
2. Kinh doanh quốc tế: (các nước xuất/nhập khẩu với Ấn Độ, hàng hóa xuất/nhập khẩu chủ lực, báo cáo kinh doanh quốc tế) - Năm 2016-2017, xuất khẩu đạt 276,28 tỷ USD, tăng 5,33% so với năm 2015-2016. Nhập khẩu đạt 384,32 tỷ USD, tăng 0,87% so với năm 2015-2016. Tổng xuất nhập
khẩu là 660,60 tỷ USD. Thâm thụt thương mại là 108,04 tỷ USD, giảm mạnh so với mức 118,72 tỷ USD của năm trước. Xuất nhập khẩu của Ấn Độ Đơn vị: tỷ USD
Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ - Các đối tác xuất khẩu chính: Mỹ 42,331 tỷ USD; U.A.E. 31,306 tỷ USD; Hồng Kông 14,158 tỷ USD; Trung Quốc 10,197 tỷ USD; Singapore 9,569 tỷ USD; Việt Nam 6,815 tỷ USD; Bangladesh 6,728 tỷ USD; Bỉ 5,669 tỷ USD; Nepal 5,4 tỷ USD; Malaysia 5,234 tỷ USD… - Các mặt hàng xuất khẩu chính: kim hoàn, đá quý 43,785 tỷ USD; dầu mỏ khí đốt 32,277 tỷ USD; phương tiện giao thông 22,556 tỷ USD; máy và thiết bị 22,38 tỷ USD; hàng may mặc 22,201 tỷ USD; sắt thép 14,677 tỷ USD; hóa chất 13,156 tỷ USD; dược phẩm 12,996 tỷ USD; bông 6,638 tỷ USD… - Các đối tác nhập khẩu chính: Trung Quốc 61,286 tỷ USD; Mỹ 22,244 tỷ USD; U.A.E. 21,498 tỷ USD; Ả Rập Xê Út 19,945 tỷ USD; Thụy Sỹ 17,249 tỷ USD; Indonesia 13,437 tỷ USD; Hàn Quốc 12,593 tỷ USD; Iraq 11,702 tỷ USD; Đức 11,584 tỷ USD; Australia 11,154 tỷ USD… - Các mặt hàng nhập khẩu chính: dầu mỏ khí đốt 103,069 tỷ USD; máy và thiết bị 70,673 tỷ USD; mỹ nghệ kim hoàn 53,767 tỷ USD; hóa chất 20,208 tỷ USD; mã 87 phương tiện vận tải 18,784 tỷ USD; sắt thép 11,708 USD; nhựa và sản phẩm 11,569 tỷ USD; dầu ăn động và thực vật 10,948 tỷ USD… 3. Các chính sách ưu đãi thuế kinh tế: - Ấn Độ xem chính sách thương mại như một công cụ để đạt các mục tiêu tăng trưởng về kinh tế, công nghiệp hóa và tự cấp tự túc.
- Thực hiện một loạt các biện pháp, chính sách như ưu đãi thuế, xúc tiến xuất khẩu và thuận lợi hóa tín dụng. - Chính phủ trung ương đang cố gắng cảithiện cơ sở hạ tầng phục vụ xuất khẩu, giảm chi phí xuất khẩu, hoàn thuế gián thu. - Các biện pháp về ngân sách hàng năm đều đề cầp sự cần thiết mở rộng thị trường và đa dạng hóa xuất khẩu. - Kể từ năm 2007, nước này đã ký Hiệp định thương mại tự do với Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có hiệu lực vào năm 2010. Theo nội dung các hiệp định, nhượng bộ thuế thuộc các hiệp định song phương với các nước đã ký hiệp định khu vực mà Ấn Độ là một thành viên thường có phạm vi rộng và thuế giảm sâu hơn so với các hiệp định khu vực. Về nguyên tắc xuất xứ, không cần thiết phải có các nguyên tắc xuất xứ riêng biệt của sản phẩm cả trong hiệp định song phương và hiệp định khu vực. Tuy nhiên, các tiêu chí xuất xứ của sản phẩm không do các quy tắc riêng biệt điều tiết nhìn chung được xử lý một cách hài hòa. 4. Chính sách khuyến khích đầu tư của nước ngoài. - Một công ty nước ngoài có thể hoạt động tại Ấn Độ vừa như là một công ty Ấn Độ, vừa như là một công ty nước ngoài. Tuy nhiên, phương thức thành lập công ty sẽ tạo thuận lợi cho công ty trong việc tiếp cận tín dụng và thị trường tài chính Ấn Độ, cũng như trong việc ký kết và thực hiện các hợp đồng đứng chính danh tên của mình và việc tiếp cận và sử dụng các tài sản vô hình. Các công ty nước ngoài có thể vận hành thông qua bất cứ hình thức công ty nào theo quy định của nước này trên cơ sở phê duyệt của Ngân hàng dự trữ Ấn Độ và những cơ quan liên quan theo quy định của Luật đầu tư hợp nhất. Các chi nhánh riêng biệt có thể được thành lập trong các lĩnh vực mà Luật đầu tư hợp nhất cho phép 100% vốn nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể thành lập các liên doanh để đầu tư trong các lĩnh vực mà luật đầu tư thống nhất không cho phép 100% vốn nước ngoài. - Có 12 bước thủ tục cần thiết để thành lập một doanh nghiệp/công ty tại Ấn Độ. Việc này áp dụng trong trong toàn quốc. Ngân hàng thế giới đánh giá cần 29 ngày với chi phí 56,54% của thu nhập bình quân đầu người (GNI) để thành lập một doanh nghiệp tại Ấn Độ. 5. Thu hút đầu tư nước ngoài: - Từ nhiều năm nay, Ấn Độ đã chú trọng thu hút đầu tư từ nước ngoài (FDI) và đạt được những kết quả đáng khích lệ. Trong năm 2016-2017, Ấn Độ thu hút 43,478 tỷ USD đầu tư nước ngoài, tăng khá so với mức 40 tỷ USD của năm 2015-2016. - Các quốc gia đẫn đầu FDI tại Ấn Độ năm 2016/17: Mauritius 15,73 tỷ USD; Singapore 8,71 tỷ USD; Nhật Bản 4,71 tỷ USD; Hà Lan 3,37 tỷ USD; Mỹ 2,38 tỷ USD; Vương quốc Anh 1,48 tỷ USD... - Các công ty đa quốc gia đã đầu tư vào Ấn Độ: Intel, Coca Cola, Samsung, …
- FDI chủ yếu trong các lĩnh vực: Dịch vụ 8,68 tỷ USD; Viễn thông 5,56 tỷ USD; Máy tính điện từ (cả phần cứng và phần mềm) 3,65 tỷ USD; Thương mại 2,34 tỷ USD; Công nghiệp ô tô 1,61 tỷ USD... - Từ tháng 4/2000 đến tháng 3/2017, Ấn Độ thu hút 484,351 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài, gồm vốn FDI, tái đầu tư và vốn khác. - Các lĩnh vực bị cấm đầu tư đến năm 2011 là bán lẻ, sổ số, đánh bạc, bất động sản (trừ phát triển đô thị, nhà, xây dựng cơ sở hạ tầng và các dự án phát triển – xây dựng), nông nghiệp (trừ trồng hoa, trồng rau, trồng cây lấy hạt, chăn nuôi, nuôi cá, thủy sản, trồng rau và trồng nấm trong nhà và các dịch vụ nông nghiệp có liên quan), sản xuất xì gà, thuốc lá và phụ liệu, xe lửa và năng lượng hạt nhân. - Ấn Độ vẫn hạn chế đầu tư từ các công ty hoặc công dân của một vài nước nhất định. Các công dân hoặc pháp nhân Pakistan không được phép đầu tư vào Ấn Độ. Các công dân và công ty Bangladesh chỉ được đầu tư vào Ấn Độ khi có giấy phép của chính phủ Ấn Độ. Công dân Ấn Độ sống ở Nepal và Bhutal và người Nepal, nguời Bhutal được đầu tư trên cơ sở chuyển tiền trực tiếp từ trong nước của họ sang Ấn Độ bằng ngoai tệ tự do chuyển đổi thông qua hệ thống ngân hàng thông thường. - Quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Ấn Độ trong kinh tế và các chính sách ưu đãi: Trong năm 2016-2017, Ấn Độ nhập khẩu từ Việt Nam 3,321 tỷ USD và xuất khẩu sang Việt Nam 6,815 tỷ USD. Tổng xuất nhập khẩu đạt 10,136 tỷ USD. Ấn Độ xuất siêu ở mức cao là 3,494 tỷ USD. Năm 2015-2016, Ấn Độ nhập khẩu từ Việt Nam 2,56 tỷ USD và xuất khẩu sang Việt Nam 5,266 tỷ USD.
Các mặt hàng xuất khẩu chính từ Việt Nam Đơn vị: Triệu USD
Nguồn: Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ - Theo số liệu của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ năm 2016 đạt 2,688 tỷ USD USD, tăng 8,7% so với mức 2,454 tỷ USD của năm 2015./. - Hiệp định Thương mại hàng hoá ASEAN-Ấn Độ: lộ trình cắt giảm thuế được chia theo 5 danh mục có tiến độ và mức độ giảm thuế khác nhau, bao gồm Danh mục giảm thuế thông thường (NT), Danh mục nhạy cảm (SL), Danh mục nhạy cảm cao (HSL), Danh mục các sản phẩm đặc biệt và Danh mục loại trừ (EL). - Với tư cách là nước thành viên mới của ASEAN (CLMV), Việt Nam được cắt giảm thuế theo lộ trình dài hơn 5 năm so với các nước ASEAN và Ấn Độ. Tuy có lộ trình dài hơn nhưng Việt Nam vẫn được hưởng đầy đủ ưu đãi từ cam kết giảm thuế của Ấn Độ và các nước ASEAN khác. - Ấn Độ cam kết cắt giảm thuế quan đối với nhiều mặt hàng mà Việt Nam có thế mạnh xuất khẩu như hàng may mặc, dày dép, gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, than đá, cao su, sắt thép v.v. Ngoài ra, theo yêu cầu của Việt Nam, Ấn Độ nhất trí giảm thuế đối xuống còn 45% đối với cà phê và chè đen, và 50% đối với hạt tiêu vào năm
2018. Đây là các sản phẩm được cho là rất nhạy cảm với Ấn Độ nhưng lại có lợi ích xuất khẩu đặc biệt đối với Việt Nam.
VI.
NHỮNG LƯU Ý KHI HỢP TÁC VỚI ẤN ĐỘ
Một số quy tắc cơ bản trong giao tiếp kinh doanh sau đây sẽ có ích nếu bạn đang làm ăn với các đối tác đến từ Ấn Độ. - Giờ hành chính của Ấn Độ: 09:30 AM – 05:00 PM, từ thứ hai đến thứ 6. - Một cái bắt tay nhẹ nhàng không quá mạnh là cách thức truyền thông để bắt đầu một cuộc họp. Bạn nên bắt đầu cuộc họp bằng những vấn đề nhỏ xung quanh mục đích chính của cuộc họp sau đó mới dần bàn phần quan trọng nhất của công việc. Trong cuộc họp, tốt nhất bạn nên xưng hô với các đối tác Ân độ bằng các chức danh của họ như "Professor X" (Giáo sư X), "Mr. X" (Ông X) hay "Miss X" (Cô X) kèm theo họ chứ không phải tên riêng. - Danh thiếp nên được đưa ra ngay từ đầu cuộc họp. Bạn chú ý chuẩn bị đầy đủ danh thiếp cho tất cả những thành viên có mặt trong cuộc họp. - Các quy tắc giao tiếp trong kinh doanh ở Ấn Độ tương tự như hầu hết các nước ở Tây Âu. Phần lớn các khách hàng Ấn Độ có trình độ về quản lý và kỹ thuật đều giao tiếp tiếng Anh rất tốt. - Các lãnh đạo trong các công ty ở Ấn Độ thường mặc vest. Tuy nhiên, do điều kiện thời tiết nên họ có thể mặc những trang phục đơn giản hơn. Các nữ doanh nhân thường mặc trang phục truyền thống. - Mặc dù theo như phong tục ở Ấn Độ thì bạn có thể bắt tay nam giới khi bắt đầu cuộc họp, nhưng với phụ nữ bạn nên tránh điều này. Nên chú ý, chỉ khi người phụ nữ chủ động mời bạn bắt tay thì bạn mới nên thực hiện nghi thức này với họ. Một nghi thức chào truyền thống khác nữa là bạn chắp hai tay, để dưới cằm, mỉm cười, đầu hơi cúi nhẹ và nói "Namaste". - Trong văn hoá Ấn Độ, sẽ không phải phép lịch sự nếu hai người khác giới ôm hôn nhau ở nơi công cộng. - Khi bạn muốn tặng quà cho đối tác của mình, hãy lưu ý giấy gói quà không được là màu trắng hay màu đen vì người Ấn Độ tin rằng những màu này hay mang lại điều không may. Mặt khác, những màu theo họ sẽ mang lại may mắn là màu đỏ, xanh lá và màu vàng. Theo quan niêm của họ, bạn không nên mở quà trước sự có mặt của người tặng. Nếu họ tặng bạn một món quà, bạn hãy mở nó sau khi người tặng quà đi khỏi phòng. - Người Ấn Độ thích nhận được các món quà như hoa, sôcôla, nước hoa hay những đồ điện nhỏ. Bạn nên chú ý tránh những quà tặng có liên quan đên các quan niệm tôn giáo hay đạo đức của họ. Ví dụ bạn đừng nên tặng họ một bức tranh về một chú chó vì theo họ chó là loài động vật không sạch sẽ. Một điều nữa bạn nên nhớ là người Ấn Độ không uống rượu và ăn thịt bò. - Trong cuộc họp, bạn đừng bao giờ chống tay lên hông vì hành động đó được coi như biểu hiện sự tức giận của người Ấn Độ. - Thời gian tốt nhất trong năm để đi thăm họ là vào giữa tháng Mười và tháng Ba. Bạn không nên sắp xếp lịch làm việc với họ vào các ngày nghỉ lễ. Một điều quan trọng bạn cần chú ý là ngoài các ngày nghỉ lễ lớn, người Ấn Độ còn có các lễ hội tôn
giáo khác và nó không theo như đúng lịch dương mà chúng ta hay dùng. Vì vậy, hãy tìm hiếu kỹ những ngày này thông qua đại sứ quán Ấn Độ của nước mình để có được lịch hẹn phù hợp nhất. - Người Ấn Độ không phải là người đặc biệt đúng giờ, vậy nên khi định giờ cuộc hẹn, bạn có thể linh động đôi chút thời gian để tiếp đón đối tác của mình. - Quy tắc bàn tay trái: Ở Ấn Độ họ luôn coi rằng bàn tay trái là bàn tay bị dơ bẩn. Nếu bạn thuận tay trái, đến đây, người Ấn sẽ nhìn bạn với con mắt không mấy thiện cảm. Họ chỉ uống nước bằng tay trái chứ không cầm thức ăn bằng tay trái. Và nếu bạn đưa cho người Ấn bất cứ thứ gì bằng tay trái, lập tức họ sẽ cho là bạn không tôn trọng và đang sỉ nhục họ đấy. - Khi trò chuyện với người Ấn, có thể trao đổi về vấn đề gia đình, môn cricke, chính trị, tôn giáo, … Nhưng tránh các chủ đề cá nhân, đói nghèo và các trợ giúp nước ngoài mà Ấn Độ đã nhận được. - Người Ấn rất đa nghi và thường để ý ngay từ đầu để đánh giá người khác. - Ở Ấn Độ, địa vị thường được quyết định bởi tuổi tác, trình độ học vấn, nghề nghiệp. Ngoài ra, việc làm ở các cơ quan nhà nước được xem là có uy tín hơn những công việc ở các cơ quan tư nhân. - Không nên để ví ở túi sau. - Không nên chỉ tay vì điều này được xem là không được lịch sự. - Không nên huýt sáo nơi công cộng. - Không nên chỉ chân vào người khác bởi vì bàn chân được xem là không được sạch sẽ. - Khi đàm phán, không nên sa vào các vấn đề về luật. - Lòng mến khách đóng một vai trò quan trọng trong công việc. Người Ấn Độ thường phục vụ trà và có một cuộc nói chuyện nho nhỏ trước khi vào công việc. - Khi được mời, người Ấn thường từ chối trong lần đầu tiên. Tuy nhiên, sẽ đồng ý trong lần được mời thứ hai hoặc thứ ba. - Trong suốt quá trình đàm phán, trao đổi với những người bạn là một phần quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ. - Tránh mang những món hàng làm từ da thuộc vì bò được xem là con vật linh thiêng ở Ấn Độ.