Sienkiewicz Henryk - Hai Nu Tac Gia

  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Sienkiewicz Henryk - Hai Nu Tac Gia as PDF for free.

More details

  • Words: 5,103
  • Pages: 12
Hai nữ tác giả

Henryk Sienkiewicz

Lê Bá Thự dịch

Hai nữ tác giả Henryk Sienkiewicz Lê Bá Thự dịch Marinhia và Irơca, hai chị em con dì con già, học cùng một lớp. Hôm nào cũng vậy, cứ tan học về và sau bữa cơm trưa là hai chị em lại đến với nhau, chẳng cứ gì ngày nắng ráo, mà cả hôm xấu trời cũng vậy, chả là, hai nhà chỉ cách nhau một đoạn mặt phố. Icơra ở với bố mẹ, còn Marinhia, mồ côi cha mẹ từ thuở lên ba, được bà Anhiela Ôchiaxka – một bà goá không con, nhưng là một bà dì có nhan sắc, hoàn toàn trẻ trung, chưa đầy hai mươi tám tuổi đời, goá bụa đã sáu năm – nuôi nấng. Bà dì trẻ này cưng cô cháu gái của mình đến độ, dẫu rất nặng tình với ông thi sĩ nọ, cái ông thi sĩ thường đề dưới các thi phẩm của mình bút danh “Lưỡi cày”, vậy mà đã bao lần dì cho ông ta hay rằng, trên cõi đời này chẳng có thứ gì lại có thể khiến cho dì bằng lòng chia li với cô cháu Marinhia. Về phía mình, ông Lưỡi Cày, tức thị ông Xtêphan Ôcơnnhinxki, đã cho hay là, cần gì phải đòi như vậy, bởi cả Marinhia nữa ông cũng thương với trọn tấm lòng. Tại cái chữ “cả” này mà má dì đỏ ửng, còn ông Xtêphan, ông cố tình nhấn mạnh chữ này là ông nói thực bụng, vì ông thương chân thành cả dì, cả cháu gái Marinhia xinh xắn và thậm chí cả Irơca nữa. Hai nữ nhi bé bỏng tức thị Marinhia và Irơca, cùng một tuổi, ngay đến sinh nhật của hai cô bé cũng chỉ lệch nhau có mấy ngày trong cùng một tháng – năm. Cả hai đều đã đầy mười một tuổi và cả hai đều đinh ninh, ở tuổi này thì con người ta đã có đủ nhận thức về thế giới và con người để mà tự lo, không cần người lớn tuổi phải chăm sóc từng li từng tí và được làm theo ý mình rồi. Rủi thay, cho dù đó là tuổi đã chững chạc chẳng thể phủ nhận, đám người lớn tuổi có một thói quen xấu là coi thường nó, ấy chính vì vậy mà nó mới hay vấp phải đủ loại hiểu lầm. Có một lần, chính Irơca bắt gặp chuyện hiểu lầm như vậy giữa Marinhia và dì trẻ. Thoạt đầu Irơca không nhận ra nét ưu phiền của cô chị, phần vì do tóc xoã xuống mặt nên chỉ còn nom thấy độc cái mũi nhỏ nhắn của Marinhia, thứ nữa, lại qua khung cửa sổ mở toang của căn phòng bên ngoài là một khu vườn ở đó hoa trắng phủ kín những bụi cây, nom y như tuyết. - Ôi chỗ này thơm quá đi mất! – Irơca thốt lên. - Hoa nhài nở mà, – Marinhia giọng buồn buồn đáp. http://vuontaodan.net

1

Sưu tầm: conbo

Hai nữ tác giả

Henryk Sienkiewicz

Lê Bá Thự dịch

Mãi tới lúc này Irơca mới nhìn kĩ cô chị: - Có chuyện gì mà nom chị buồn thiu làm vậy? Chị bị làm sao thế hả chị? - Không buồn sao được, khi lúc nào cũng chỉ vậy hả? - Cũng chỉ như vậy nghĩa là làm sao? - Nghĩa là lúc nào dì cũng coi mình là trẻ con. - Thế chị tưởng bố em và mẹ em nhìn em khác hay sao? Marinhia đưa tay gạt làn tóc sáng, nhún vai, đoạn lẩm bẩm phàn nàn: - Đã mười hai tuổi rồi thế mà còn bị trông nom cứ như “bé” lên năm không bằng, nói thật chứ ai mà chịu nổi như vậy. Dì đâu có nghĩ cái gì mình cũng biết cả rồi, mà cái gì chưa biết thì mình suy đoán. - Đoán hả? Đoán gì nào? - Ối thứ – Marinhia đáp. – Còn em thì chẳng vậy hay sao? - Dĩ nhiên… thế nhưng để hoàn toàn ăn chắc… - Ăn chắc thì chị đây cũng chịu. Tuy vậy, dẫu sao thì mình cũng đã hiểu biết tới mức là mình có thể đọc mọi thứ được rồi, thế mà dì chỉ cho đọc mỗi các truyện dành cho trẻ em. - Dứt khoát là không thể chịu như vậy được, – Irơca đáp với vẻ tự trọng. Nhưng sau giây lát lại nói tiếp: - Thế chị có bị mắng về chuyện đọc sách hay không? - Sao lại không! Cách đây một giờ mình lôi trong tủ ra một cuốn tiểu thuyết cực kì hấp dẫn có tiêu đề là “Đứa con trai tự nhiên”, đoạn mình ngồi đọc. Mới đọc được mấy trang thì dì đến, dì giật phắt lấy cuốn sách rồi quát mắng, tệ quá đi mất. - Hay nhỉ! Đứa con trai tự nhiên… chắc là phải hấp dẫn lắm đây! Nhưng mà chị ơi, đứa con trai tự nhiên là cái gì vậy? - Tự nhiên, đó là… đó là… em thấy đó… Gay!… Cái này quả chị không rành cho lắm, nhưng chị đoán ngay rằng, một khi có thể là tự nhiên được, thì cũng có thể là nhân tạo được chứ sao. - Vậy nhân tạo là gì vậy? Lông mày của Marinhia dựng đứng. Chẳng riêng gì gương mặt mà toàn bộ dáng hình của cô bé cho thấy em đang vắt óc nghĩ suy. - Nhân tạo đó là, em thấy không… đó là…

http://vuontaodan.net

2

Sưu tầm: conbo

Hai nữ tác giả

Henryk Sienkiewicz

Lê Bá Thự dịch

- Tịt mất rồi, thế sao chị lại bảo là chị đoán được hết mọi thứ? - Khoan. Ra rồi. Tự nhiên dứt khoát đó phải là cái sinh ra sau khi cưới còn cái nhân tạo là cái trước đó. - Được đấy! Được đấy! Có điều nếu vậy thì hai chị em mình, giả dụ thế thì chỉ có thể có con trai nhân tạo mà thôi. - Có lẽ là như vậy. - Ôi nhưng mà hình như mới chỉ có một trường hợp như vậy thôi! Tuy nhiên, trường hợp như thế này đối với Irơca là một cái gì đó rất nhộn, bởi lẽ cô bé bỗng nhiên phì cười, hai mắt sáng bừng hỏi chị: - Chị ơi, chị thích có con trai nhân tạo không nào? Song Marinhia trợn ngược đôi mắt xanh lá dừa xinh của mình, ra bộ một người chín chắn không nói ra miệng ý nguyện của mình khi chưa tính hết mọi nhẽ, đáp lại: - Chị thích có một con chó phoóc. Dừng lại một lát cô bé nói tiếp: - … Trắng, tai đen huyền, lưng đốm đen. - Em thì em lại thích có ngay hẳn một cặp cơ. - Quả là chuyện này có khi còn nhộn hơn. Chỗ này cô bé thở dài, rồi với nỗi buồn vu vơ của một người đàn bà quen thất vọng, nói tiếp: - Mà hai chị em mình chẳng bao giờ được vậy đâu. Irơca lo ngại kiểu khác: - Chị Marinhia ơi, thế nhỡ chị đoán sai – và biết đâu đứa con trai nhân tạo chẳng qua chỉ là một con búp bê thì sao? - Thì để nó cho cô gái khác. Chị to đầu như thế này ai lại đi chơi búp bê. - Nhất hạng trước mặt mọi người. - Nhất hạng trước mặt mọi người. Hiểu rồi. - Rốt cuộc, hoá ra chị em mình chẳng biết gì sất. - Giá dì cho phép mình đọc hết “Đứa con trai tự nhiên” này thì nhất định mình sẽ đoán ra được nhân tạo là gì, mà phải rồi!… Đàn bà, mặc dầu chị cũng chẳng biết lớn đến mức nào, dẫu sao cũng chẳng thể đoán ra hết được mọi thứ đâu. - Vậy thì chị hãy đi mà chui vào tủ, đóng kín cửa lại và đọc đi.

http://vuontaodan.net

3

Sưu tầm: conbo

Hai nữ tác giả

Henryk Sienkiewicz

Lê Bá Thự dịch

Tuy nhiên trong con tim bé bỏng của Marinhia đang ẩn náu một con người thực sự thật thà, trung thực, vì thế cho nên cô bé mới dang hai tay với vẻ bất lực đáp: - Ha! – Khi mình đã hứa với dì rồi, là sẽ không bao giờ lấy một cuốn sách nào ra khỏi tủ mà dì chưa cho phép. - Lại là chuyện khác, khi chị đã hứa mất rồi, – Irơca, tuy vậy cũng trung thực, đáp lai. Giây phút im lặng bao trùm. - Đến là khổ với cái bà dì này, – rốt cuộc Marinhia phàn nàn. – Dì mà là người khác chắc mình phải ghét lắm đây. - Đố chị ghét nổi dì Anhiela đó. - Tại vì, hôm mình bị lên sởi dì ngồi lì suốt ngày ở chiếc ghế đặt cạnh giường mình… Và chẳng những dì đẹp mà dì còn rất phúc hậu trong nhiều chuyện. - Y hệt bố em. - Muốn gì thì gì, ở tuổi chị em mình chẳng thể có chuyện lại phải có người đi phân phát cho chúng ta từng cuốn sách được đọc, y như là người ta phải chia kẹo cho trẻ con để chúng đừng ăn vô tội vạ. - Bực quá đi mất, hoàn toàn không phải lối. - Còn bảo là, không có cách nào khác! Thế rồi, Irơca vốn tinh khôn, láu lỉnh hơn Marinhia, bắt đầu đi đi lại lại trong phòng một cách gấp gáp, phổng cái mũi hồng nho nhỏ của mình, lắc lư cái đầu đen nhánh, cuối cùng cô ả nhảy cả hai chân lên ghế bành, đung đưa trên đệm, đoạn thốt lên mừng rỡ: - Có cách rồi! Có rồi! Có rồi! - Cách gì? – Marinhia hỏi. - Cách này chắc là được? - Nói ngay đi xem nào! - Hai chị em mình sẽ viết tiểu thuyết. - Tiểu thuyết? - Rồi, nhưng phải là tiểu thuyết thật búa bổ vào, sau đó ta đưa cho người chạy giấy mang đi in. Chị còn nhớ không, có lần chú Xtêphan nói với dì Anhiela là các báo hiện giờ người ta đang rất cần cả tiểu thuyết dài lẫn tiểu thuyết ngắn, cho nên ta gửi cho họ loại nào thì họ cũng sẽ in ngay thôi, nhất hạng, nếu trong tòa soạn không có ai suy đoán chị em mình chưa phải là người hoàn toàn lớn. http://vuontaodan.net

4

Sưu tầm: conbo

Hai nữ tác giả

Henryk Sienkiewicz

Lê Bá Thự dịch

Bây giờ đến lượt Marinhia chững chạc nhảy cẫng. - Tuyệt, tuyệt vời! Chị em mình sẽ viết tiểu thuyết. Một cuốn tiểu thuyết lãng mạn dày cộp, trong đó toàn chuyện yêu đương. - Cứ cho mỗi ông phải lòng một bà. - Đúng! Lúc này Marinhia thình lình sững lại. - Nhưng mà, – cô chị hỏi, – làm vậy phỏng có giúp gì cho việc được phép đọc các cuốn tiểu thuyết khác hay không nhỉ? - Chị không hiểu hả? Khi tiểu thuyết của chúng ta được phát hành, thì dì của chị và bố mẹ của em sẽ phán là, sách này đâu có dành cho chúng ta và không cho phép chúng mình đọc, lúc đó hai chị em ta sẽ đứng bên nhau mà thưa rằng, chính hai chị em mình là tác giả đấy chứ ai. - Tuyệt vời! Đây sẽ là một trò chơi! Rồi dĩ nhiên sau đó hai chị em mình tha hồ mà đọc. Đến đây hai cô nàng tác giả tương lai hả lòng, hả dạ tay nắm chặt tay quay tít mù làm trò “cối xay”. Tuy nhiên, bởi vì những nghĩ suy nghiêm túc chẳng thể chiều lâu những trò chơi nông nổi, cho nên khi đầu hai chị em choáng váng thì cả hai liền ghìm ngay, Irơca lên tiếng: - Thôi, đừng để phí thời giờ! Ngồi vào bàn đi! - Nào, ta viết đi, – Marinhia hoạ theo. Và chỉ trong nháy mắt hai cô bé đã ngự bên chiếc bàn mà Marinhia hàng ngày vẫn ngồi học bài. Mực, giấy, bút, mọi thứ đều đã sẵn sàng. Chỉ cần gọi nguồn cảm hứng tới giúp nữa là bắt đầu. Cớ sao nguồn cảm hứng bao giờ cũng hiện diện ở bên dưới trần nhà, thực khó lòng trả lời được câu hỏi này. Chỉ có một điều chắc chắn là mặc dầu chẳng có ai mách cho Marinhia và Irơca chuyện đó, vậy mà cả hai cô ả lúc này đều ngước mắt nhìn lên trần nhà. Trên mặt bàn, một hồi lâu lặng lẽ như tờ, còn dưới gầm bàn mấy cặp tất đen cùng mấy cặp hài vàng nho nhỏ đung đưa qua lại, ra phía trước rồi lại về phía sau, bằng động tác đều đều mà trong ngôn ngữ dân gian người ta gọi là “nặn nồi”. Xét cho cùng có lẽ chưa phải là một động tác chững chạc cho lắm, nhưng đối với những người mà khi ngồi trên ghế chân còn chưa chạm đất thì chẳng nỡ bảo đó là động tác xoàng. Marinhia là người trước tiên phá màn im lặng và động tác “nặn nồi”: - Hai người mà cùng viết chung một cuốn tiểu thuyết liệu có được hay không nhỉ? http://vuontaodan.net

5

Sưu tầm: conbo

Hai nữ tác giả

Henryk Sienkiewicz

Lê Bá Thự dịch

- Được chứ, – Irơca đáp. – Có lần trò chuyện với bố mẹ em chú Xtêphan đã nói như vậy, khi chú đọc cho bố mẹ em nghe cuốn tiểu thuyết do hai ông tác giả Pháp cùng viết. Mà một khi hai nam tác giả viết chung được thì hai nữ tác giả cũng viết chung được chứ sao. - Vậy bây giờ hai chị em mình đứa viết, đứa đọc được không? - Không được, chúng mình sẽ cùng sáng tác, nhưng mỗi đứa sẽ viết riêng rẽ trên giấy của mình. Tiếp nữa, em lấy giấy của chị, chị lấy giấy của em, rồi cả hai cùng suy ngẫm về những gì đã viết, ai mà được ý gì mới thì hôm sau phát biểu. - Đồng ý, vậy thì ta bắt đầu. Dưới gầm bàn động tác “nặn nồi” lại tái diễn, được cái không đến nỗi lâu như trước đó. - Đặt tên nhân vật là gì được đây? – Irơca hỏi. - Ai? - Cái nhà chị này không hiểu à? Chàng mà sẽ phải lòng nàng ấy chứ ai. - Chị hiểu quá đi chứ lị. Gọi là Xtêphan vậy. - Còn nàng thì gọi là Anhiela, như dì ấy à? - Mà đừng… Có lẽ nghĩ tên khác đi thì hơn, sợ dì nổi giận vì chúng mình lại đi miêu tả dì và chú Xtêphan. Chị cho em biết một chuyện bí mật. Thế này nhé, chị được người hầu báo cho biết, chú Xtêphan sẽ cưới dì. Thế là chị đi hỏi dì ngay, có đúng vậy không, nhưng dì chỉ đỏ mặt, bảo chị đừng có bô bô cái mồm. - Em thì em lại nghe bố em nói với mẹ em thế này cơ: “Anh chàng lúc nào cũng sẵn sàng, còn cô nàng thì không từ chối”. Em tò mò lắm nhé, muốn biết như thế nghĩa là gì, nhưng bố mẹ bảo em là chớ có can dự vào những chuyện chẳng béo bổ gì. - Như vậy Xtêphan và Anhiela không được chứ gì? - Không được, nhưng biết đặt tên là gì bây giờ nhỉ? - Cho chàng là Iuliusơ đi. - Được. Tên đẹp lắm. Còn nàng? - Iđalya. - Cừ lắm. Rõ ràng là chị có tài. - Có lẽ có chút xíu thôi, – Marinhia khiêm tốn đáp.

http://vuontaodan.net

6

Sưu tầm: conbo

Hai nữ tác giả

Henryk Sienkiewicz

Lê Bá Thự dịch

Có điều chẳng thấy ngòi bút sột soạt trên giấy đâu cả, mà chỉ thấy quản bút kẹt giữa hai hàm răng của hai nàng tác giả. Bên cạnh đó là hai cặp mắt không ngớt nhìn nhau và những biểu hiện nản lòng. Thình lình Marinhia đặt bút xuống bàn. - Được, nhưng rồi sẽ sao đây, nếu hai chị em ta được phép đọc tiểu thuyết do chính chúng ta viết? - Cả với tình huống đó em cũng có cách rồi. - Nói xem nào. - Em đã bảo chị rồi còn gì, đã là tiểu thuyết thì phải hãi hùng, nghĩa là phải cực kì khiếm nhã. - À thế! Đúng rồi. - Phải để cho bố mẹ em và dì Anhiela biết rằng, bây giờ thì chẳng có gì cần phải giấu hai chị em mình cả. Sau một hồi vắt óc suy nghĩ, gương mặt Irơca rạng rỡ hẳn lên. Rõ ràng là cô nàng nghĩ ra được một ý thiên tài. - Em, – cô bé nói, – đề nghị mào đầu như thế này: “Iuliusơ và Iđalya mới quen nhau tại một cuộc khiêu vũ, chẳng mấy chốc họ trở nên cực kì khiếm nhã…” - Tuyệt! – Marinhia đáp lại. – Rồi nhất định là chúng mình sẽ không được phép đọc truyện này cho mà xem. Và lần này thì hai ngòi bút bắt đầu sột soạt ngon lành trên giấy, có điều sau cú mào đầu hoàn toàn suôn sẻ Marinhia lại dừng tay viết: - Em thấy không… được… chỉ có điều là thoạt tiên họ phải làm quen với nhau, rồi chuyện trò với nhau và yêu nhau. Chị biết chắc là trong các cuốn tiểu thuyết không dành cho trẻ em bao giờ cũng có chuyện yêu đương. - Rồi, em cũng thừa biết phải thế. Vậy thì bây giờ ta cho thế này nhé: “Iuliusơ và Iđalya thoạt đầu quen nhau tại một cuộc khiêu vũ, sau đó trò chuyện với nhau và khi chàng và nàng yêu nhau chẳng mấy chốc họ trở nên cực kì khiếm nhã…” - Như thế hay hơn, nhưng phải nghĩ xem, họ có thể làm gì để gọi là khiếm nhã. - Hãy… hãy cho chàng và nàng hôn nhau chẳng hạn. - Liệu như vậy thì đã đủ chưa? Chú Xtêphan bao giờ cũng hôn vào đầu chị, còn dì Anhiela thì chú hôn vào tay – và bao giờ cũng làm vậy ba lần.

http://vuontaodan.net

7

Sưu tầm: conbo

Hai nữ tác giả

Henryk Sienkiewicz

Lê Bá Thự dịch

- Thế ngộ nhỡ Iuliusơ và Iđalya hôn luôn vào môi nhau thì sao nào? - Trong cuộc khiêu vũ? Thế thì khiếm nhã lắm. Nhưng còn tiếp nữa là gì nào? - Bởi vì, tất thảy gộp lại mới được nhiều lắm là khoảng ba dòng… cứ cho là năm đi, mà tiểu thuyết thì chí ít cũng là một tập. - Đúng. Ta phải nghĩ xem, còn có thể làm gì nữa để khiếm nhã? Nguồn cảm hứng, lơ lửng dưới trần nhà, lần này tỏ ra hoàn toàn vô tình trước những cái nhìn vô vọng của hai nữ tác giả, và rồi bầu không khi im lặng lại bao trùm căn phòng. - Tiếp đó có lẽ cho họ ôm nhau…, – Marinhia nói. Song Irơca lắc đâu. - Không được đâu! Chẳng có ai người ta lại chắp tay sau lưng khi hôn nhau cả, đã hôn là phải ôm nhau. Bao giờ cũng làm như vậy. - Đúng, – Marinhia khẳng đinh. – Chỗ này cần phải hư cấu, sau khi hôn nhau và ôm nhau thì chàng và nàng làm gì tiếp. Thế là cô bé chìm vào suy tư, lát sau giương to đôi mắt đoạn e lệ cất lời: - Ví dụ cho họ mang về bàn mình cả hai bánh ga tô dành cho toàn bộ khách nhảy thì có được không? - Ê! – Irơca đáp, – y hệt trẻ con!… Thế thì có lẽ là háu ăn, chứ đâu phải là yêu. - Em nói có lí do đó. Nhất định phải cho chàng và nàng làm chuyện gì đó thực khiếm nhã trong tình yêu. - Nhưng mà làm gì mới được cơ chú? Một tiếng thở dài thoát ra từ lồng ngực Marinhia. Hoá ra viết tiểu thuyết đâu phải là chuyện dễ. - Thế mà các nhà văn viết tiểu thuyết họ làm được mới gọi là giỏi. Marinhia nảy ra một ý kiến mới: - Cứ đi mà hỏi thẳng chú Xtêphan có được không? Mỗi lần chú ấy đến chơi thì bao giờ cũng vậy, trước khi dì ra với chú ấy, dì phải sửa sang lại mái tóc cái đã, vậy đó là lúc để chúng mình hỏi chú ấy. Chị sẽ không tiết lộ cho chú ấy biết là chúng mình đang viết chung một cuốn tiểu thuyết mà chỉ hỏi chú ấy, sau khi hôn nhau và ôm nhau rồi thì người ta còn làm gì nữa với tình yêu? Irơca bóp trán. http://vuontaodan.net

8

Sưu tầm: conbo

Hai nữ tác giả

Henryk Sienkiewicz

Lê Bá Thự dịch

- Em đang tính trong đầu, sau đó còn làm gì nữa. Phải cái chú Xtêphan đâu có phải là nhà văn viết tiểu thuyết, chỉ là thi sĩ thôi, mà các thi sĩ thì có khi họ cũng chẳng rành chuyện đó. Phần nữa, ngại rằng chú ấy lại suy diễn là chị em mình đang có mưu mô gì đây… - Mà khoan! Em biết rồi! - Cái gì? Cái gì? - Ta viết thế này vậy: “Iuliusơ và Iđalya thoạt đầu quen nhau và yêu nhau, sau đó họ trở nên khiếm nhã, rồi chàng đã quyến rũ nàng”. - Thế nghĩa là làm sao? - Chỗ này thì quả tình em cũng chịu, nhưng em kể cho chị nghe một câu chuyện đã xảy ra như thế nào. Có một lần, bố em đọc to cho mẹ em cùng nghe một cuốn tiểu thuyết gì đó, lúc đó em ngồi ở phòng bên và tai em nghe rõ mồn một câu này: “Sau cái ngày bất hạnh, ngày Etvarơ quyến rũ Magơđalena…” Bỗng mẹ em bảo bố em đừng đọc tiếp nữa, rồi nhắc: “Coi chừng, Irơca đang ở phòng bên”. Bố bèn đuổi em vào tít tận phòng trong. Cho nên em mới đoán rằng đó là một thứ gì đó mà chúng ta không được biết. - Còn chị thì chị cho rằng, quyến rũ đồng nghĩa với đưa đi, tức là cùng đi với nhau đến một phương trời nào đó. - Em nghĩ, phải là một cái gì đó tệ hơn thế. - Em biết đó, các cặp vợ chồng trẻ hầu như ai người ta cũng xuất dương sau khi cưới. Có nghĩa là chàng đoạt nàng, rồi đưa nàng đi. Phong tục là thế mà. - Vậy thì cùng lắm chúng ta có thể viết như thế này: “Iuliusơ và Iđalya, sau khi quen nhau, sau khi yêu nhau và vô vàn những chuyện khiếm nhã, đã cưới nhau, rồi sau đó chàng đã quyến rũ nàng”. - Phải cái, nếu đó là phong tục thì ở chỗ này chẳng có gì là dị thường cả. - Nếu vậy thì việc gì mẹ lại bảo: “Coi chừng, Irơca đang ở phòng bên?”. - Đúng thế, thế mới lạ chứ, phải suy ngẫm kĩ điều này. Sau ý kiến nhận xét như vậy là khoảnh khắc suy tư, trong đó hai cô bé mỗi lúc càng nhận rõ, viết tiểu thuyết bao giờ cũng kèm theo vô vàn trắc trở. - Ôi, – Irơca nói, – giá mà có người toan quyến rũ ai đó ngay trước mắt chúng ta? - Thì chí ít chúng mình cũng sẽ biết được, đó là gì, – Marinhia đáp. http://vuontaodan.net

9

Sưu tầm: conbo

Hai nữ tác giả

Henryk Sienkiewicz

Lê Bá Thự dịch

Tiếng chuông réo cắt ngang câu chuyện, liền đó ông Xtêphan Ôcơnhinxki, tức “Lưỡi Cày” xuất hiện trước cửa. Dẫu là tác giả của ba tá bài thơ, nhìn chung ông “Lưỡi Cày” giống một con người. Mắt chẳng đượm chút buồn, sáng sáng tắm rửa, không vận áo choàng, mặc áo sơ mi, chẳng đội tóc dài, điều đó giải thích rằng, ông chẳng thèm chắp vá tài năng của mình bằng thứ áo choàng và chùm tóc giả. Bởi lẽ ông còn có một gia tài lớn hơn tài năng gấp bội, cho nên chẳng ai ghen tị với thơ ông, ông được đàn bà mến mộ và hầu như thán phục. Giờ đây ông đang ôm trong tay bó hoa và chiếc hộp nhỏ được buộc bằng dải lụa hồng. Bước vào phòng ông vồn vã chào hai nữa tác giả, hôn lên mái đầu của mỗi cô nàng. - Xin mời chú ngồi chơi ạ, – Marinhia nói. – Hoa mới đẹp làm sao. Miệng nói vậy, nhưng mắt cô bé cứ nhìn chằm chằm vào cái hộp nhỏ. - Hoa cho dì, còn hộp kẹo phần các cháu, – ông Xtêphan nói. – Dì có nhà không? - Dạ thưa chú có đấy ạ. Chắc dì cháu đã nghe thấy tiếng chuông, nhưng phải một lát nữa dì mới ra được, bởi vì mỗi lần chú đến dì đều phải đi sửa lại mái đầu, đôi khi còn đeo cà vạt, thậm chí còn thoa một chút phấn cho má dì đỡ rám. Ông Xtêphan quẳng chiếc hộp nhỏ xuống bàn, rồi nắm lấy hai bàn tay của Marinhia, lắc mạnh, đoạn hớn hở mặt mày noi: - Ôi, hỡi cô bé mau mồm quý hoá của tôi ơi, giá mà cháu biết được chú sung sướng đến mức nào khi tai chú được nghe như vậy và vì lẽ đó mà chú quý cháu biết nhường nào. Marinhia rút hai bàn tay ra, nghiêng mái đầu xinh xinh của mình, say đắm nhìn chú Xtêphan, xoay tròn bím tóc đuôi sam, rồi hỏi: - Có thực là chú quý cháu không nào? - Quý nhất trên đời này là đằng khác. - Vậy thì, chú trả lời thực bụng giùm cháu một câu hỏi có được không nào? - Xin dốc cả tâm can. - Vì, – Marinhia nói rụt rè, – điều này em có phần khiếm nhã, nhưng thực tình chúng cháu muốn biết, – cả cháu và cả Irơca nữa. - Cái gì? Cái gì nào? - Dạ thế này, cả cháu, cả Irơca, hai chị em cháu muốn biết họ làm gì khi một ông quyến rũ một bà nào đó?

http://vuontaodan.net

10

Sưu tầm: conbo

Hai nữ tác giả

Henryk Sienkiewicz

Lê Bá Thự dịch

Có ai toan đoán sự thông tuệ của ông Xtêphan qua nét mặt ông lúc này mà chẳng sinh nghi việc ông có ba tá bài thơ, thậm chí cả ba bài, bởi ông thi sĩ tội nghiệp giờ đây có bộ mặt nom vừa ngỡ ngàng, vừa ngây ngô, đến nỗi chẳng dễ gì kiếm được một nét mặt tương tự ở khắp cả thành Pamas. - Lạy Chúa tôi, xin người hãy rủ lòng thương!… Marinhia ơi!… Cháu vừa nói gì vậy? Tưởng ông chú chưa hiểu ý mình, Marinhia bèn nhắc lại câu hỏi theo cách khác. - Chúng cháu muốn biết, quyến rũ thì trước khi cưới hay là sau khi cưới và đó là gì vậy? - Ôi Marinhia!!! – ông Xtêphan thốt lên một cách thất vọng. Và lúc này nét mặt của ông chẳng những ngây ngô mà còn hoàn toàn đần độn. - Chú nói đi nào, – Marinhia năn nỉ, – chú hứa rồi mà. - Im nào! Chú sẽ chẳng nói gì hết! Chẳng nghĩ gì hết! - Thế thì có lẽ chính bản thân chú cũng chẳng biết rồi. Thấy vậy, Irơca bĩu môi ra chiều khinh bỉ: - Em đã bảo mà, các thi sĩ thì họ biết gì những chuyện đó. - Rõ quá rồi còn gì, – Marinhia góp thêm, – ấy vậy mà các nhà văn viết tiểu thuyết thì người nào cũng biết cả. - Đúng. Và nỗi bực mình, tới mức đâm ra khinh thường các thi sĩ nói chung và nhất là ông Xtêphan, xâm chiếm tâm hồn hai nữ tác giả. Lúc này dì xuất hiện trước khung cửa mở toang. Marinhia lao ngay tới bên dì, do bực tức, thất vọng và vỡ mộng cô bé thét to: - Dì ơi, chớ bao giờ dì lấy chú Xtêphan, bởi vì ngay đến quyến rũ là gì chú ấy cũng không biết. Rủi thay lúc này đã xảy ra một tai hoạ còn tệ hại hơn, bởi lẽ một ý nghĩ ập vào đầu bà dì đang ngỡ ngàng chẳng kém ông thi sĩ rằng trong tình cảnh cùng đường như thế này người đàn bà trẻ chỉ còn có nước là ngất xỉu mà thôi! Thế là dì ngã phịch xuống đi văng, tựa đầu vào thành ghế, hai mắt nhắm nghiền, toàn thân bất động. Nỗi hoảng sợ tràn ngập căn phòng. Ông Xtêphan lao vào cấp cứu, ông hô hoán: “Nước! Nước!”, giọng ông hốt hoảng đến nỗi tưởng như cả ngôi nhà đang bốc lửa. Marinhia và Irơca chạy đi tìm bình nước lọc. Dì không hề mở mắt, bởi vậy cho nên ông Xtêphan bèn ngồi xuống bên dì, http://vuontaodan.net

11

Sưu tầm: conbo

Hai nữ tác giả

Henryk Sienkiewicz

Lê Bá Thự dịch

ôm ngang lưng dì, đặt đầu dì tựa vào ngực mình, cúi xuống gương mặt dì, đoạn gọi dì một cách tình cảm, lo lắng và trịnh trọng: - Tỉnh dậy đi, hỡi thiên thần! Tỉnh dậy đi, hỡi thiên thần! Cùng lúc bộ ria mép của ông mon men xán lại sát khuôn mặt dì. Chuyện kết cục ở đó, bởi khi thiên thần tỉnh dậy thì nàng không còn thuộc về câu chuyện này nữa rồi. Mặt khác, cần phải mách trước cho bạn đọc hay, cuốn tiểu thuyết có tiêu đề “Iuliusơ và Iđalya” sẽ chẳng bao giờ ra đời, và rằng, hai nữ tác giả tuổi thơ đã vĩnh viễn gác việc viết tiểu thuyết lại, quả đây là một thiệt thòi lớn cho văn học.

Hết

http://vuontaodan.net

12

Sưu tầm: conbo

Related Documents