Shcdqld Tripod Com Quocca Quocky Vnch

  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Shcdqld Tripod Com Quocca Quocky Vnch as PDF for free.

More details

  • Words: 3,833
  • Pages: 6
QUOC KY QUOC CA VIET NAM CONG HOA

Search:

The Web

Page 1 sur 6

Tripod

(xin bấm hình trên có bài Quốc Ca)

Khi đọc sách sử, chúng ta đã thấy xuất hiện bóng dáng lá cờ từ xa xưa lắm, nhất là trong khi bày binh bố trận, hai bên đều có cờ hiệu riêng mà quân tướng dưới cờ phải sống chết bảo vệ và cố triệt hạ lá cờ đối phương : một biểu hiệu của sự chiến thắng. Trong thời quân chủ phong kiến, ông Vua nắm trọn quyền lãnh đạo đất nước hoặc các bộ tộc hoàn toàn làm chủ lãnh địa nên hiệu kỳ được xem là tiêu biểu của Vua hay một triều đại hoặc các bộ tộc đó. Các lá cờ tiêu biểu đó dĩ nhiên là có thể thay đổi tuy theo ý muốn của người nắm giữ quyền uy. Ý niệm lấy lá cờ làm biểu tượng cho một quốc gia mới xuất hiện từ cuộc cách mạng Pháp 1789, hệ quả của cuộc cách mệnh này là đất nước không thuộc quyền sở hữu riêng của nhà Vua hay một gia tộc có thế lực nào mà thuộc quyền sở hữu chung của mọi người cùng chấp nhận sống chung trong một cương vực lãnh thổ. Do đó, lá cờ cũng phải là biểu trưng của toàn dân không thể được thay đổi tùy tiện. Sự hình thành lá cờ ba màu (tam sắc) xanh trắng đỏ của Pháp hiện nay là do sự tương nhượng giữa Vua Louis 16 đang trị vì nước Pháp và nhân dân thị xã Paris nổi dậy đòi cải tổ chế độ : cờ hiệu tiêu biểu cho hoàng gia có màu trắng thêu một hoa huệ màu vàng, lá cờ thị xã Paris gồm hai màu xanh và đỏ xếp bằng nhau, kết hợp hai lá cờ trên lại, màu trắng được đặt ở giữa, hai màu xanh đỏ ghép hai bên thành lá cờ xanh trắng đỏ như hiện nay. Ba màu trên cũng phù hợp với ba tiêu ngữ cách mạng Pháp: Tự Do Bình Ðẳng - Bác Aùi. ề Quốc kỳ của chúng ta, trước khi bàn đến Quốc kỳ hiện tại, chúng ta tìm hiểu những Quốc kỳ xuất hiện trước đó. Theo truyền thuyết, Quốc kỳ nuớc ta xuất hiện lần đầu tiên khi phái bộ Phan Thanh Giản yết kiến Vua Nã Phá Luân đệ tam vào năm 1863 để thương thảo việc chuộc lại ba tỉnh Biên Hòa, Gia Ðịnh và Ðịnh Tường. Vì phải có Quốc kỳ theo nghi thức ngoại giao, cụ Phan Thanh Giản đã quyền biến lấy vải vàng có vạch đỏ ở giữa mang trên lễ phục thay thế. Về phương diện chính thức, Quốc kỳ nước Ðại Nam ra đời trong tình hình nhiễu nhương thời đệ nhị thế chiến, trước sức ép của Nhật ở Ðông Nam Á. Toàn quyền Decoux phải nhượng bộ nhiều đòi hỏi của quân Nhật về quyền thông quá trên lãnh thổ Việt Nam đồng thời cũng áp dụng chánh sách xoa dịu phần nào người Việt Nam. Lợi dụng tình huống đó Hoàng đế Bảo Ðại ban chiếu ấn định Quốc kỳ nước Ðại Nam (chủ quyền lúc ấy, thực ra chỉ có Trung Kỳ và Bắc Kỳ (bảo hộ), vì Nam Kỳ bị ép nhượng làm thuộc địa cho Pháp theo Hòa Ước Giáp Tuất năm 1874) là lá cờ nền vàng, một sọc đỏ nằm ngang ở giữa to bằng một phần ba (1/3) chiều ngang lá cờ, gọi là cờ Long Tinh. Long là rồng tượng trưng cho nhà vua, Tinh là cờ, Long Tinh chỉ là cờ của nhà Vua. Ðến khi Nhật đảo chánh Pháp ngày 9 tháng 3 năm 1945 tuyên bố trả độc lập cho Việt Nam, Hoàng đế Bảo Ðại tuyên bố nước nhà độc lập, Cụ Trần Trọng Kim nhận thành lập Chánh phủ độc lập tự chủ, việc làm trước hết là tạo ra Quốc kỳ và Quốc ca (sẽ bàn sau). Cụ chọn lá cờ màu vàng giữa có http://shcdqld.tripod.com/quocca.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

26/01/2007

QUOC KY QUOC CA VIET NAM CONG HOA

Page 2 sur 6

quẻ ly màu đỏ, hình thức giống như lá cờ hiện nay chỉ có sọc đỏ ở giữa là đứt đoạn, theo Cụ giải thích (Một cơn gió bụi, trg 60): "Lá cờ vàng là từ xưa nước ta vẫn dùng. Trong sách "Quốc sử diễn ca" nói bà Triệu Ẩu nổi lên đánh quân Tàu, đã dùng lá cờ ấy khởi nghĩa, nên ta có câu rằng: "Ðầu voi phất ngọn cờ vàng." Vậy lấy sắc cờ vàng là hợp với ý cách mạng của Tổ Quốc, lấy dấu hiệu quẻ ly là vì trong lối chữ tối cổ của ta có tám chữ viết bằng vạch liền (dương) và vạch đứt (âm) để chỉ tám quẻ, chỉ bốn phương chánh và bốn phương bàng, nói ở trong kinh Dịch, mà quẻ Ly chỉ phương Nam. Chữ Ly còn có nghĩa là lửa, là văn minh, là ánh sáng phóng ra bốn phương. Lấy sắc vàng là hợp với lịch sử, lấy quẻ Ly là hợp với vị trí nước ta lại có nghĩa chỉ một nước văn hiến như ta thường xưng. Như thế là lá cờ vàng quẻ Ly có đủ các ý nghĩa." Ngoài ra theo giáo sư Nguyễn Ngọc Huy, bên trong quẻ Ly có một vạch đứt lên kết hai vạch liền, đó là chữ Công theo Hán tự như thủ công, công nghệ mang ý nghĩa siêng năng, khéo léo của dân tộc Việt Nam trong các ngành hoạt động sản xuất công nghệ. Khi phe Trục đầu hàng, phe Ðồng Minh yểm trợ Pháp trở lại Ðông Dương , vẫn nặng óc thực dân, chánh quyền Pháp thời ấy khuyến khích phong trào tự trị, nương thế đó, Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc ra đời ngày 23-61946 với lá cờ nền vàng, ba sọc xanh và hai sọc trắng xen kẽ. Theo giáo sư Nguyễn Ngọc Huy: "Xét về mặt thẩm mỹ, cờ này rất khó coi...tôi đã đặt cho no biệt danh là lá cờ sốt rét." Còn Quốc kỳ của chúng ta hiện nay do cựu Hoàng Bảo Ðại lựa chọn trong một phiên họp với đại diện các Ðoàn thể Chính trị và Tôn giáo và nhân sĩ quốc gia tại Hương Cảng năm 1948. Mẫu cờ này do họa sĩ nổi tiếng Lê Văn Ðệ vẽ, ba sọc đỏ trên nền vàng và được Chánh phủ Trung Ương Lâm Thời Việt Nam Nguyễn Văn Xuân thành lập ngày 2-6-1948 chánh thức dùng làm Quốc kỳ lần đầu tiên thay cờ quẻ Ly và được dùng liên tục cho đến ngày nay, tính ra đúng nửa thế kỷ. Xét về ý nghĩa thì ba vạch liền thuộc quẻ Càn, tượng trưng cho Trời, Cho Vua, chỉ tánh cương kiện, tiêu biểu cho quyền uy. Trong một thể chế dân chủ thì có thể hiểu quẻ Càn biểu trưng chủ quyền tối thượng của quốc gia và là thực lực hùng mạnh của dân tộc. Về khía cạnh chính trị, sắc cờ vàng (như lý giải của cụ Trần Trọng Kim ở trên) là hợp với cái ý cách mệnh của Tổ Quốc, biểu tượng quốc gia dân tộc, ba vạch biểu trưng cho ba miền đất nước bất khả phân ly. ói đến Quốc kỳ, không thể không đề cập đến Quốc ca vì đó là hai biểu tượng gắn bó với nhau như hình với bóng. Cững như ý niệm về Quốc kỳ, từ xưa các vị lãnh đạo thế quyền hay thần quyền trong các chế độ quân chủ phong kiến thường dùng những khúc nhạc hay bài ca cáo tế trời đất, nguyện cầu thần linh, ca tụng công đức, tán thán cảnh thái bình an lạc,... xướng lên hay đồng hát ca trong các buổi tế lễ chánh thức có sự hiện diện của họ, đó chỉ là biểu tượng riêng của người đang nắm giữ quyền uy. Ý niệm chọn bài hát làm biểu tượng chung cho dân tộc cũng xuất hiện đầu tiên trong cuộc cách mạng Pháp năm 1789, đó là bản "La Marseillaise". Tiên khởi chỉ là bản nhạc quân hành do Ðại úy Rouget De Lisle soạn (25-4-1792) theo lời yêu cầu của Thị trưởng Strasbourg để khích lệ đạo quân sông Rhin có tựa la Chant de guerre pour l’armée du Rhin, về sau có tên phổ biến là "La Marseillaise" vì đoàn quân chí nguyện ở Marseille hát vang trên đường kéo về Paris, đến ngày 14-71795 thì chính thức trở thành bài Quốc ca Pháp. Phần Việt Nam chúng ta, có thể nói nhờ tiêm nhiễm Tây học, ý thức tầm quan trọng của biểu tượng quốc gia thể hiện qua Quốc kỳ và Quốc ca, Hoàng đế Bảo Ðại đã ấn định bản Quốc ca cùng lúc với lá Quốc kỳ Long Tinh đã đề cập ở trên, đó là bài Ðăng đàn cung, một bản nhạc rất xưa, âm điệu trang nghiêm được tấu lên khi các Vua triều Nguyễn làm tế lễ cáo trời đất ở đàn Nam Giao Huế, lời hát ca tụng giang sơn gấm vóc, tưởng niệm công lao tiền nhân: Bên núi sông hùng vĩ trời Nam. Ðã bao đời vết anh hùng chưa hề tan. Vì đâu máu ai ghi ngàn thu. Còn tỏ tường bên núi sông. Xác thân tan tành. Vì nước quên mình. Chúng ta đều ước mong rằng: Dân Việt Nam anh dũng muôn năm. Thừa cơ Nhật đảo chánh Pháp, Hoàng đế Bảo Ðại tuyên bố nước nhà độc lập, nội các Trần Trọng Kim đã chọn lá cờ Quẻ Ly thay lá cờ Long Tinh, nhưng vẫn giữ bài Ðăng đàn cung làm Quốc ca vì chưa có bài nào hay và có nghĩa lý hơn (theo giải thích của Cụ Trần Trọng Kim trong Một cơn gió bụi, trg 60). Còn thành phần theo phong trào Nam Kỳ tự trị với sự hình thành Nam Kỳ Cộng Hòa Quốc, theo giáo sư Nguyễn Ngọc Huy họ "đã dùng làm bản Quốc ca một bản phổ nhạc của mấy câu thơ đầu trong Chinh Phụ Ngâm http://shcdqld.tripod.com/quocca.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

26/01/2007

QUOC KY QUOC CA VIET NAM CONG HOA

Page 3 sur 6

khúc mà tác giả là giáo sư Võ Văn Lúa... Sau đó lại dùng một bản nhạc khác cũng của vị giáo sư này làm Quốc ca, nhưng về nhạc và lời, bản sau này cũng chẳng hơn gì bản trước. Còn Quốc ca của chúng ta hiện nay có một quá trình chuyển biến khá lý thú, nhạc thì do ông Lưu Hữu Phước sáng tác trong lúc ông còn là một sinh viên Nha khoa ở Hà Nội. Cũng cần nhắc lại là Viện Ðại học Hà Nội là Viện Ðại học duy nhất cho toàn Ðông Dương nên ngoài sinh viên Việt Nam là đa số còn có sinh viên Miên, Lào và cả sinh viên Pháp cư trú ở Ðông Dương. Ðây là nơi tập trung tinh hoa của Việt Nam , bấp chất mọi nguy hiểm do việc ngăn trở của thực dân, nhiều sinh viên thời đó đã bí mật hoạt động chống thực dân, giành độc lập như Nguyễn Thái Học (Cao Ðẳng Thương Mãi), Trương Tử Anh (Luật), Nguyễn Tôn Hoàn (Y khoa), Phạm Ðăng Cảnh (Y khoa) Mai Văn Bộ (Y khoa), Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng... Nhân dịp tổ chức buổi nhạc hội gây quỹ giúp bệnh nhân nghèo ngày 15-3-1942, Tổng hội sinh viên Hà Nội muốn có một bản nhạc tiêu biểu cho hoạt động sinh viên; với tư cách Trưởng ban âm nhạc của Tổng hội, ông Nguyễn Tôn Hoàn đã chọn bản nhạc này vì nhận thấy nhịp điệu hành khúc hùng mạnh kích thích tinh thần, lời ca thì do nhiều người họp soạn như Ðặng Ngọc Tốt, Mai Văn Bộ, Huỳnh Văn Tiểng, Hoàng Xuân Nhị...... Tựa là Marche des étudiants (Sinh viên hành khúc) : Lời Pháp Eùtudiants! Du sol l’appel tenace Pressant et fort, retentit dans l’espace. Des côtes d’Annam aux ruines d’Angkor. À travers les monts du Sud jusqu’au Nord. Une voix monte ravie. Servir la chère patrie! Toujours sans reproche et sans peur. Pour rendre l’avenir meilleur. La joie, la ferveur, la jeunesse. Sont pleines de fermes promesses. Refrain: Te servir, chère Indochine. Avec coeur et discipline. C’est notre but, c’est notre loi. Et rien n’ébranle notre foi. Riêng về lời Việt, rõ ràng là các đồng tác giả đã chủ tâm hướng đến khích động tinh thần yêu nước và dấn thân của cả tầng lớp thanh niên thời ấy:

Lời ca thứ I. Này sinh viên ơi ! Ðứng lên đáp lời sông núi. Ðồng lòng cùng đi ,đi đi mở đường khai lối. Vì non sông nước xưa, truyền muôn năm chớ quên. Nào anh em Bắc Nam, cùng nhau ta kết đoàn. Hồn thanh xuân như gương trong sáng. Ðừng tiếc máu nóng, tài xin ráng. Dầu bao chông gai vững lòng chi sá. Ðường mới kíp phóng mắt nhìn xa bốn phương. Tung cánh hồn thiếu niên ai đó can trường. Ðiệp khúc: Sinh viên ơi! Ta quyết đi đến cùng. Sinh viên ơi! Ta thề đem hết lòng. Tiến lên đồng tiến, vẻ vang đời sống. Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng. Lời ca thứ II. Này sinh viên ơi! Dấu xưa vết còn chưa xóa. Hùng cường trời Nam, ghi trên bản vàng bia đá. Bình bao phen Tống Nguyên, từng ca câu hải hoàn. Hồ Tây tranh phong oai son phấn. Lừng tiếng sát thát Trần Quốc Tuấn. Mài kiếm cứu nước nhớ người núi Lam.

http://shcdqld.tripod.com/quocca.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

26/01/2007

QUOC KY QUOC CA VIET NAM CONG HOA

Page 4 sur 6

Trừ Thanh, Quang Trung giết hằng bao đám. Nòi giống có khí phách từ xưa chớ quên. Mong đến ngày vẻ vang, ta thắp hương nguyền. Ðiệp khúc: Sinh viên ơi, ta quyết đi đến cùng. Sinh viên ơi, ta thề đem hết lòng. Tiến lên đồng tiến, vẻ vang đời sống. Chớ quên rằng ta là giống Lạc Hồng. Lời ca thứ III. Này sinh viên ơi, muốn đi đến ngày tươi sáng. Hành trình còn xa, chúng ta hãy cùng nhau gắng. Ngày xưa ai biết đem tài cao cho núi sông. Ngày nay ta cũng đem lòng son cho giống dòng. Là sinh viên vun cây văn hóa. Từ trước sẵn có nhiều hoa lá. Ðời kiến thiết đáp lòng những ai. Bền chí quyết cố gắng làm cho khắp nơi. Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời.

Ðiệp khúc : Sinh viên ơi, ta quyết đi đến cùng. Sinh viên ơi, ta thề đem hết lòng. Tiến lên đồng tiến, vẻ vang đời sống. Chớ quên rằng ta là giống lạc Hồng.

Với âm điệu hùng tráng, với lời ca phấn kích, lại được lớp sinh viên tranh đấu Nam Trung Bắc chú tâm phổ biến nên bản nhạc nhanh chóng được loan truyền khắp mọi nơi. Bài Sinh viên hành khúc lời Việt (phần một} sau đó trở thành đoàn ca của tổ chức Thanh Niên Tiền Phong (1945) lời vẫn giữ y chỉ thay hai chữ Sinh viên bằng hai chữ Thanh niên với tựa mới là Tiếng Gọi Thanh Niên hay là Thanh Niên Hành Khúc. Cũng trong mục đích biểu dương ý chí độc lập thống nhất dân tộc, cùng lúc với việc chọn lá Quốc kỳ và Quốc ca được cựu Hoàng Bảo Ðại và các đại diện đoàn thể chính trị tôn giáo và nhân sĩ hiện diện ở Hương Cảng lúc đó (1948) bàn đến; là chọn lựa bản nhạc Sinh viên Hành khúc, lời ca mang nhiều ý nghĩa lại được phổ biến không những trong giới thanh niên sinh viên mà quần chúng Bắc Trung Nam cũng biết đến rât nhiều, ông Nguyễn Tôn Hoàn đề nghị lấy bản này làm Quốc thiều Việt Nam, mọi người đều đồng ý, bản nhạc một lần nữa đổi tựa là Tiếng Gọi Công Dân, lời ca (phần một) như cũ, chỉ thay đổi chữ Sinh Viên hay Thanh Niên ra thành Công Dân. Sự lựa chọn này được Chánh phủ lâm thời Việt Nam Nguyễn Văn Xuân chánh thức hợp thức hóa cùng lúc với lá Quốc kỳ đã đề cập ở trên. Ðến khi ông Ngô Ðịnh Diệm truất phế Bảo Ðại năm 1955. Quốc hội lập hiến năm 1956 có tính đến việc chọn bài Quốc ca khác, do đó Quốc hội đã quyết định giữ lại bản nhạc, chỉ thay đổi lời như chúng ta đang hát hiện nay: Này công dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng. Ðồng lòng cùng đi, hy sinh tiếc gì thân sống. Vì tương lai quốc dân, cùng xông pha khói tên. Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền. Dầu cho thây phơi trên gươm giáo. Thù nước lấy máu đào đem báo. Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy. Người công dân luôn vững bền tâm chí. Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi. http://shcdqld.tripod.com/quocca.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

26/01/2007

QUOC KY QUOC CA VIET NAM CONG HOA

Page 5 sur 6

Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời.

Ðiệp khúc: Công dân ơi! mau hiến thân dưới cờ. Công dân ơi! mau làm cho cõi bờ. Thoát cơn tàn phá, vẻ vang đời sống. Xứng danh ngàn năm dòng giống Lạc Hồng. Tính ra đến nay, Quốc kỳ và Quốc ca đã xuất hiện vừa tròn nửa thế kỷ. Sau ngày Cộng sản chiếm miền Nam, hàng triệu người bỏ nước ra đi tỵ nạn chính trị ở xứ người; trong khi tuyệt đại đa số vẫn coi Quốc kỳ và Quốc ca là bảo vật thiêng liêng cần phải trân trọng giữ gìn thì có một số người chủ trương phủ nhận, viện lẽ nào là lá cờ bại trận, nào là lá cờ của thời thực dân hoặc của những nhân vật lãnh đạo bất xứng, về Quốc ca thì cho là không nên tiếp tục dùng bản nhạc của người Cộng sản (Lưu Hữu Phước). Thái độ cần có của chúng ta như thế nào? Trước hết, xét về nguyên lai và lịch sử Quốc Kỳ và Quốc ca, chúng ta đã thấy đó là những biểu tượng hào hùng của cả một dân tộc xuất phát từ ý chí tranh đấu mãnh liệt giành độc lập và thống nhất lãnh thổ từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau, hình ảnh lá cờ lại có những ý nghĩa triết lý sâu sắc đáng được ngưỡng mộ, âm hưởng nhạc quốc thiều đã khắn sâu vào tâm tưởng mọi người, lời nhạc hùng khích lệ bao thế hệ đã theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc, lên đường đáp lời sông núi và nhiều người đã hy sinh dưới ngọn cờ thiêng liêng này. Dù lịch sử có thăng trầm, Quốc Kỳ và Quốc ca luôn luôn hiện diện như điểm hội tụ của mọi thành phần dân tộc không chấp nhận Cộng sản, có tác dụng như chất xúc tác kết hợp mọi tổ chức tranh đấu trong tinh thần "một mẹ trăm con" giống Lạc Hồng. Một khi đã trở thành biểu tượng chung của toàn dân thì không còn là của riêng ai nữa. Những lý do như lá cờ xuất hiện từ thời thực dân hay của những nhân vật lãnh đạo bất xứng cũng như không nên sử dụng bản nhạc của tên Cộng sản Lưu Hữu Phước đều thiếu lý do vững chắc. ả lại, thử hỏi ai có quyền nhân danh tập thể người Việt Quốc gia lưu vong ấn định Quốc kỳ, Quốc ca và Quốc khánh, nhất là trong tình trạng nước mất nhà tan như hiện nay, đặt vấn đề thay đổi Quốc kỳ, Quốc ca càng không hợp thời , không đúng chỗ nếu không muốn nói là phi lý. ủ trương phủ nhận hay thay đổi Quốc kỳ và Quốc ca trong tình trạng hiện nay là chủ trương của những kẻ muốn phủ nhận Chánh nghĩa Quốc gia mà hàng triệu người đã hy sinh xương máu để bảo vệ. Chỉ có những kẻ muốn lũng đoạn hàng ngũ quốc gia mới chủ trương phủ nhận hay thay đổi Quốc kỳ, Quốc ca. Chúng ta cương quyết không để mắc mưu Cộng sản. Quốc kỳ và Quốc ca là những báu vật còn sót lại, chúng ta phải biết trân trọng quý báu bảo vệ. Có thể nói Quốc kỳ, Quốc ca là những linh vật bất khả phân ly và có khả năng quy tụ mọi thành phần người Việt quốc gia. Nhìn biểu hiệu Quốc kỳ, nghe xướng xuất Quốc ca tức thì anh em nhận diện nhau vui mừng hớn hở, trái lại, đối với bọn Việt cộng, bọn Cộng sản nằm vùng, bọn xu thời khi nghe và thấy Quốc ca và Quốc kỳ có tác dụng như lá bùa thiêng, như câu thần chú trừ tà ếm quỷ, ở đâu phất phới bóng cờ vàng ba sọc đỏ là Việt cộng phải lánh xa, nơi nào vang vọng âm thanh Tiếng Gọi Công Dân là Việt cộng phải kinh hãi, chánh tà nhờ đó mà dễ phân biệt. Hơn bao giờ hết, mọi người chúng ta phải cố xiển dương Quốc kỳ và Quốc ca như nhiều nơi đã tranh đấu xây dựng kỳ đài để Quốc kỳ luôn tung bay trước gió, biểu dương ý chí đấu tranh kiên cường của người Việt quốc gia, khẳng định với bọn Việt cộng và bè lũ tay sai là chúng ta vẫn còn đây như chí sĩ Trần Văn Bá đã cổ võ trong ngày hội Tết sinh viên tại Paris năm 1976. úng ta: Hãy nắm tay nhau giữ vững cờ. Mặc người đổi dạ chạy nhi nhô. Cờ ta phất phới bay trong gió. Chính nghĩa ngàn năm sẽ chẳng mờ. Ta giữ cờ ta phất phới bay. Hai mươi năm đã... vẫn còn đây. Hai mươi năm nữa dù dâu bể. Quê Mẹ cờ ta phất có ngay.

http://shcdqld.tripod.com/quocca.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

26/01/2007

QUOC KY QUOC CA VIET NAM CONG HOA

Page 6 sur 6

Nhóm Công tác HÙNG-NGUYÊN

Search:

The Web

Tripod

Planet

Share This Page

Report Abuse

Build a Site

Browse Sites

« Previous | Top 100 | Next »

http://shcdqld.tripod.com/quocca.htm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com

26/01/2007

Related Documents