[sapp] 600 Word Dictionary Of Management Accounting Ver 3.pdf

  • Uploaded by: Huong Giang Le Nguyen
  • 0
  • 0
  • December 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View [sapp] 600 Word Dictionary Of Management Accounting Ver 3.pdf as PDF for free.

More details

  • Words: 27,659
  • Pages: 134
1

2

Với mong muốn hỗ trợ các bạn sinh viên trong quá trình học tập, SAPP Academy trân trọng giới thiệu cuốn ebook "600-word Dictionary Of Management Accounting". Cuốn ebook là tập hợp của những chủ đề chính trong môn học F2 ACCA - Kế Toán Quản Trị. SAPP hy vọng rằng cuốn ebook có thể là bước đệm đầu tiên, giúp các bạn dễ dàng tiếp cận hơn với môn học này. SAPP Academy chúc các bạn thành công! - Ban biên tập -

3

4

5

Management Accounting Kế toán quản trị Accuracy

Tính chính xác

/'ækjurəsi/

Thông tin hiển nhiên cần phải chính xác, vì sử dụng thông tin không chính xác sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng

Analysing Data

Phân tích dữ liệu

/ˈæn.əl.aɪzɪŋ ˈdeɪ.tə/

Quá trình đánh giá các dữ liệu sử dụng lý luận phân tích và hợp lý để kiểm tra từng thành phần của dữ liệu được cung cấp

Anticipate

Dự đoán

/æn'tisipeit/

Dự đoán là tưởng tượng hay mong đợi điều gì đó sẽ xảy ra

Assessment Stage

Bước ước lượng

/ə'sesmənt steidʤ/

Bước ước lượng trong lập kế hoạch chiến lược dài hạn bao gồm việc đánh giá môi trường bên ngoài, đánh giá tổ chức, đánh giá các kỳ vọng và tương lai

Assets

Tài sản

/ˈæs.et/

Nguồn lực kinh tế do đơn vị kế toán kiểm soát và có khả năng đem lại lợi ích trong tương lai một cách tương đối chắc chắn

Assurance

Bảo đảm

/əˈʃuə.rəns/

Nhận trách nhiệm; chắc chắn, không sợ sơ suất

6

Carrying Out Plan

Tiến hành kế hoạch

/'kæring aut plæn/

Việc triển khai một chuỗi các hoạt động đã được dự tính từ trước

Clarity

Sự rõ ràng

/'klæriti/

Đặc điểm của thông tin tốt là cần phải rõ ràng đối với người sử dụng

Classifying

Sự phân loại

/ˈklæs.ɪ.faɪŋ/

Chức năng phân loại của kế toán thể hiện ở việc phân loại các nghiệp vụ và sự kiện kinh tế thành các nhóm và các loại khác nhau, việc phân loại này có tác dụng giảm được khối lượng lớn các chi tiết thành dạng cô đọng và hữu dụng

Communicating

Truyền tải (thông tin)

/kəˈmjuː.nɪ.keɪtŋ/

Chia sẻ thông tin với những người khác

Communication

Sự liên kết

/kə,mju:ni'keiʃn/

Đặc điểm liên kết của thông tin tốt thể hiện ở việc trong một tổ chức, mỗi cá nhân được giao quyền để thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, do vậy họ cần được cung cấp thông tin cần thiết để sử dụng

Comparing Actual Results Against Plans

So sánh kết quả thực tế so với kế hoạch So sánh để xem xét đã đạt được mục tiêu, mục đích ban đầu chưa

/kəm'peəiɳ æktjuəl ri'zʌlt ə'geinst plæn/ Completeness

Đầy đủ

/kəm'pli:tnis/

Nhà quản trị cần được cung cấp thông tin một cách đầy đủ để thực hiện công việc một cách phù hợp

Confidence

Sự tin cậy

/'kɔnfidəns/

Thông tin cần phải được tin tưởng bởi nhà quản lý, những người sử dụng nó

Controlling

Kiểm soát

/kənˈtrəʊlɪŋ/

Kiểm soát là quá trình đo lường kết quả thực hiện, so sánh với các tiêu chuẩn, phát hiện sai lệch và nguyên nhân, tiến hành các điều chỉnh nhằm làm cho kết quả cuối cùng phù hợp với mục tiêu đã được xác định 7

Corporate Plan

/'kɔ:pərit plæn/

Cost

/kɔst/

Cost Accounting

/kɔst ə'kauntiɳ/

Cost Data Collection

/kɔst 'deitə kə'lekʃn/ Cost Report

/kɔst ri'pɔ:t/

Customer

/'kʌstəmə/

Channel Of Communication

/'tʃænl ɔv kə,mju:ni'keiʃn/ Data

/deitə/

Decision Maker /diˈsiʒən ˈmeɪ.kər/

Kế hoạch của tổ chức Kế hoạch của tổ chức đại diện cho các mục tiêu và các hoạt động trong tương lai của tổ chức Chi phí Chi phí sản xuất, kinh doanh và chi phí khác được ghi nhận trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi các khoản chi phí này làm giảm bớt lợi ích kinh tế trong tương lai có liên quan đến việc giảm bớt tài sản hoặc tăng nợ phải trả và chi phí này phải xác định được một cách đáng tin cậy Kế toán chi phí Kế toán chi phí là việc thu thập các thông tin chi phí và liên kết đến chi phí của vật, thành lập ngân sách, chi phí tiêu chuẩn và chi phí thực tế của các hoạt động, các quy trình, các hoạt động, sản phẩm; và phân tích biến động, lợi nhuận hoặc sử dụng xã hội của các quỹ Thu thập dữ liệu chi phí Việc tập hợp các chi phí từ các nguồn khác nhau cho mục đính phân tích, tính giá Báo cáo chi phí Là tập hợp các thông tin về chi phí dưới các hình thức khác nhau được thực hiện với mục đích chuyển tải thông tin về chi phí phát sinh trong kỳ Khách hàng Một khách hàng là một cá nhân hoặc tổ chức mua sắm hàng hóa/ dịch vụ sản xuất bởi một doanh nghiệp Kênh truyền thông Các phương pháp để trung chuyển thông tin về quản trị, như thông tin về doanh thu, chi phí, giá thành

Dữ liệu Dữ liệu được coi như nguyên liệu thô cho quá trình xử lý dữ liệu. Dữ liệu liên quan đến số liệu thực tế, các sự kiện và các giao dịch... Người ra quyết định Người đưa ra quyết định cuối cùng sau một chuỗi các hành động xem xét và phân tích

8

Decision Making

Ra quyết định

/di'siʤn meikiɳ/

Ra quyết định liên quan đến việc xem xét các thông tin đã được cung cấp và thực hiện một thông báo

Disclosures

Trình bày, công bố

/dɪˈskləʊ.ʒərz/

Hành động làm điều gì hoặc sự thật gì đó cho mọi người đều biết

Employees

Người lao động

/,emplɔi'i:/

Cá nhân làm việc bán thời gian hoặc toàn thời gian theo hợp đồng lao động, và được công nhận quyền và nghĩa vụ

Evaluating Comparison

So sánh đánh giá

/i'væljueitiɳ kəm'pærisn/ Evaluation Stage

Bước đánh giá

/i,vælju'eiʃn steidʤ/

Bước đánh giá trong lập kế hoạch chiến lược dài hạn xem xét các phương án thay thế để đạt được mục tiêu

External Sources Of Information

Nguồn thông tin bên ngoài

/eks'tə:nl sɔ:s ɔv infə'meinʃn/

Các nguồn thông tin bên ngoài bao gồm thông tin thu thập được từ nhà nghiên cứu, thông tin xuất bản trên tạp chí, sách báo,..

Financial Accounting

Kế toán tài chính

Financial Accounting Record

Ghi chép tài chính của kế toán

Kế toán tài chính là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và /faɪˈnæn.ʃəl əˈkaʊn.tɪŋ/ cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán

/fai'nænʃəl ə'kauntiɳ rekɔ:d/

Financial Accounting Systems /fai'nænʃəl ə'kauntiɳ 'sistim/

Các ghi chép tài chính của kế toán là toàn bộ tài liệu và sổ sách được sử dụng trong quá trình chuẩn bị Báo cáo tài chính, bao gồm các ghi chép về tài sản và nợ phải trả, các giao dịch bằng tiền, sổ cái, sổ nhật ký, và các chứng từ kế toán bổ sung như séc, hóa đơn.. Hệ thống kế toán tài chính Hệ thống kế toán tài chính đảm bảo rằng các tài sản và nợ phải trả của một doanh nghiệp được hạch toán đúng và cung cấp thông tin về lợi nhuận cho các cổ đông và cho các bên quan tâm khác 9

Financial Information

Thông tin tài chính Các thông tin như mức tín dụng, số dư tài khoản, các yếu tố mang tính chất tiền tệ về một tổ chức sử dụng để lập hóa đơn, đánh giá tín dụng, giao dịch nợ và các hoạt động tài chính khác

Forecast

Dự báo Dự báo là đoán trước các hoạt động kinh doanh diễn ra trong một thời kỳ của tương lai. Thông thường, đó là một dự án được lập trên các giả định cụ thể, ví dụ như một chiến lược bán hàng xác định hoặc một triển vọng kinh doanh

/fai'nænʃəl ,infə'meinʃn/

/fɔ:'kɑ:st/

General Public

Công chúng

/'dʤenərəl 'pʌblik/ Government

/'gʌvnmənt/

Increase Market Share

/'inkri:s mɑ:kit ʃeə/

Information

/,infə'meinʃn/

Information Systems

/,infə'meinʃn sistim/

Chính phủ Chính quyền là một nhóm người điều hành, quản trị một cộng đồng, đơn vị. Họ thiết lập và quản lý chính sách công; thực hiện quyền lực điều hành, chính trị và chủ quyền thông qua hải quan, các tổ chức và pháp luật trong một nhà nước Tăng thị phần Một doanh nghiệp tăng thị phần bằng cách đổi mới, tăng cường mối quan hệ với khách hàng, hoặc mua lại các đối thủ cạnh tranh Thông tin Là dữ liệu đã được xử lý theo một cách nào đó để có ý nghĩa đối với người nhận nó Hệ thống thông tin Một sự kết hợp của phần cứng, phần mềm, cơ sở hạ tầng và nhân viên được đào tạo có tổ chức để tạo điều kiện cho việc lập kế hoạch, kiểm soát, phối hợp, và ra quyết định trong một tổ chức

/intristid pɑ:t/

Các bên quan tâm Những cá nhân hoặc tổ chức có thể bị ảnh hưởng bởi tình hình kinh doanh của doanh nghiệp hoặc mong muốn thu được lợi nhuận từ việc kinh doanh đó

Internal Sources Of Information /in'tə:nl sɔ:s əv ,infə'meinʃn /

Nguồn thông tin nội bộ Nguồn chính của thông tin trong một tổ chức bao gồm các ghi chép tài chính của kế toán, ghi chép về nhân sự, báo cáo sản xuất, bảng chấm công chi tiết

Interested Parties

10

Interpreting

Giải thích, mô tả

/ɪnˈtɜː.prɪtiɳ/

Chức năng giải thích, mô tả bao gồm các thao tác như việc truyền đạt thông tin đến những đối tượng quan tâm và giải thích các thông tin kế toán cần thiết cho việc ra các quyết định kinh doanh riêng biệt

Lender

Người cho vay

/lendə/

Người ứng một khoản tiền cho người vay trong một khoản thời gian định trước, với mức lãi suất cố định hoặc lãi suất biến đổi

Liabilities

Nợ phải trả

/ˌlaɪ.əˈbɪl.ə.tiz/

Nghĩa vụ tài chính hiện tại mà doanh nghiệp phải thanh toán bằng nguồn lực của mình và làm giảm lợi ích kinh tế trong tương lai một cách tương đối chắc chắn

Management

Quản trị

/mænidʤmənt/

Quản trị có thể được định nghĩa là việc sử dụng hiệu quả và phối hợp các nguồn lực, như vốn, tài sản cố định, nguyên vật liệu và lao động để đạt được mục tiêu đề ra với hiệu quả tối đa

Management Accounting

Kế toán quản trị

/ˈmæn.ɪdʒ.mənt əˈkaʊn.tɪŋ/ Management Accounting System /'mænidʤmənt ə'kauntiɳ sistim/

Management Control

Một hệ thống thu thập, xử lý và truyền đạt thông tin cho các nhà quản trị nội bộ doanh nghiệp để ra quyết định

Hệ thống kế toán quản trị Là một hệ thống kiểm soát quản lý là một hệ thống đo lường và điều chỉnh việc thực hiện các hoạt động của cấp dưới để đảm bảo rằng các mục tiêu của một tổ chức đang được đáp ứng và những kế hoạch đưa ra để đạt được chúng đang được thực hiện Kiểm soát quản lý

/'mænidʤmənt kən'troul/

Là một chức năng của quản lý bao gồm các bước: so sánh hiệu quả hoạt động thực tế và kế hoạch, đo lường sự khác biệt, xác định các nguyên nhân dẫn đến sai khác, thực hiện các hoạt động sửa chữa để tối thiểu hóa sai khác đó.

Management Information System /'mænidʤmənt infə'meinʃn sistim/

Hệ thống thông tin quản trị Là một hệ thống cung cấp và liên kết các thông tin cho phép nhà quản trị tiến hành các công việc của họ, do vậy, hệ thống quản trị thông tin có vai trò rất quan trọng trong kế toán chi phí và kế toán quản trị 11

Maximize Profit

Tối đa hóa lợi nhuận

/'mæksimaiz profit/

Trong kinh tế, tối đa hóa lợi nhuận là một quá trình ngắn hạn hoặc dài hạn trong đó doanh nghiệp xác định giá cả và mức sản lượng để có được lợi nhuận lớn nhất

Maximize Revenue

Tối đa hóa doanh thu

/'mæksimaiz revinju:/ Chiến lược tối đa hóa doanh thu ngầm định rằng một doanh nghiệp nên làm bất kể điều gì để có thể bán được càng nhiều sản phẩm/ dịch vụ càng tốt Maximize Shareholder Value

Tối đa hóa giá trị cổ đông

/'mæksimaiz 'ʃeə,houldə 'vælju:/

Một nguyên tắc quản trị trong đó nhà quản trị nên ưu tiên xem xét lợi ích của cổ đông trong các hoạt động kinh tế của doanh nghiệp

Measurement

Sự đo lường, phép đo

/ˈmeʒ.ə.mənt/

Đo lường bao hàm việc quy đổi thành tiền các yếu tố cần được ghi nhận và trình bày trên báo cáo tài chính

Minimize Costs

Tối thiểu hóa chi phí

/'minimaiz kɔst/

Mục tiêu tối thiểu hóa chi phí thông thường được sử dụng trong các trường hợp bị hạn chế khả năng ra quyết định, ví dụ như một cơ quan nhà nước được giao nhiệm vụ xây dựng một cây cầu, khi đó, chi phí phải được giảm thấp hết mức có thể

Non - Financial Information

Thông tin phi tài chính

/ˌnɒn fai'nænʃəl ,infə'meinʃn/ Non - Profit Making Organisation

/ˌnɒn profit meikiɳ ,ɔ:gənai'zeiʃn/ Notes To Financial Statement

/nɔt tu: fai'nænʃəl 'steitmənt/

Bao gồm các thông tin về quản trị, nguồn lực tự nhiên, vốn quan hệ xã hội và cộng đồng, vốn con người và vốn tri thức, được sử dụng nhiều trong phân tích và đánh giá doanh nghiệp Tổ chức phi lợi nhuận Tổ chức không phân phối các quỹ thặng dư của nó cho các chủ nhân hay cổ đông mà sử dụng các quỹ này để tài trợ cho các mục tiêu của tổ chức Thuyết minh báo cáo tài chính Là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo cáo tài chính, dùng để phân tích chi tiết các thông tin số liệu, các khoản mục bất thường đã được trình bày trong bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ

12

Objective Stage

Bước xác định mục tiêu

/ɔb'dʤektiv steidʤ/

Bước xác định mục tiêu trong lập kế hoạch chiến lược dài hạn đánh giá các mục tiêu của tổ chức

Operational Control

Kiểm soát hoạt động

/,ɔpə'reiʃənl kən'troul/

Là việc kiểm soát các chu trình kinh doanh thông thường được thực hiện như thế nào, nhưng không bao gồm việc kiểm soát các mục tiêu kinh doanh chiến lược

Operational Planning

Kế hoạch tác nghiệp

/,ɔpə'reiʃənl plæniɳ/

Kế hoạch tác nghiệp tập trung vào các quá trình cụ thể diễn ra trong cấp quản lý thấp nhất của tổ chức, trong đó, các nhà quản lý lập ra các nhiệm vụ hàng ngày cho phòng ban họ quản lý với mức độ chi tiết cao

Organization

Cơ quan, tổ chức

/,ɔ:gənai'zeiʃn/

Một tổ chức được định nghĩa là hai hay nhiều người làm việc, phối hợp với nhau để đạt kết quả chung, chẳng hạn một công ty may mặc, trạm xăng, cửa hàng bách hoá, hay siêu thị, vv…

Organizational Structure

Cơ cấu tổ chức

/ˌɔrɡənəˈzeɪʃənəl 'strʌktʃə/

Cơ cấu tổ chức là cách thức mà một công ty lớn hoặc tổ chức được tổ chức. Ví dụ: Các mỗi quan hệ tồn tại giữa các nhà quản lý và nhân viên

Personnel Records

Ghi chép về nhân sự

/,pə:sə'nel 'rekɔ:dz/

Toàn bộ các ghi chép liên quan đến nhân sự của một tổ chức. Các ghi chép này mang tính chất lũy kế, thực tế và khái quát các thông tin ảnh hưởng tới nguồn nhân lực của tổ chức

Planning

Lập kế hoạch

/ˈplæn.ɪŋ/

Lập kế hoạch là một chức năng của quản lý bao gồm xác định mục tiêu, yêu cầu công việc; xác định nội dung công việc; xác định phương thức, cách thức tiến hành kế hoạch; xác định việc tổ chức thực hiện, phân bổ nguồn lực

Primary Source

Nguồn sơ cấp

/'praiməri sɔ:s/

Nguồn dữ liệu sơ cấp có thể hiểu là nguồn lấy được bản gốc của một mục dữ liệu: các nhân chứng cho một sự kiện, địa điểm diễn ra trong câu hỏi, các tài liệu dưới sự giám sát

13

Product Planing

Lập kế hoạch sản phẩm

/ˈprɒd.ʌkt plæniɳ/

Lập kế hoạch sản phẩm bao gồm quản lý sản xuất và phát triển sản phẩm bằng cách lựa chọn chiến lược marketing và phân phối, cải tiến, định giá và đưa ra chương trình khyến mãi sản phẩm

Production Department Records

Báo cáo sản xuất Được dùng để tóm tắt các công việc xảy ra trong ngày, được viết trước khi tiến hành sản xuất bởi nhà quản trị

/production di'pɑ:tmənt rekɔ:d/ Production Planning /production plæniɳ/

Profit Making Organisation

Lập kế hoạch sản xuất Lập kế hoạch sản xuất là một quá trình quản lý trong đó các doanh nghiệp sản xuất đảm bảo rằng có đầy đủ nguyên vật liệu thô, nhân lực và các công cụ khác sẵn sàng để tạo ra thành phẩm theo một kế hoạch cụ thể Tổ chức lợi nhuận Tổ chức mà mục tiêu cơ bản là tạo ra lợi nhuận

/profit meikiɳ/ Profit

Lợi nhuận

/ˈprɒf.ɪt/

Phần thặng dư còn lại sau lấy doanh thu trừ đi tổng chi phí, là cơ sở để tính thuế và trả cổ tức

Recording

Sự ghi chép, sự ghi sổ

/rɪˈkɔː.dɪŋ/

Chức năng ghi chép của kế toán thể hiện ở việc quan sát, thu nhận và ghi chép một cách có hệ thống hoạt động kinh doanh hàng ngày các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các sự kiện kinh tế khác

Relevance

Sự liên quan

/'relivəns/

Thông tin cần phải liên quan đến mục đích nhà quản trị sử dụng nó

Research And Development Planing

Kế hoạch nghiên cứu và phát triển

/rɪˈsɜːt ænd dɪˈvel.əp.mənt ʃplæniɳ/ 14

Resource Allocation Phân bổ nguồn lực /rəˈzoːs æ lə'keiʃn/

Là quá trình cân đối lại các nguồn lực trong suốt quá trình doanh nghiệp tồn tại và phát triển

Resource Planing

Lập kế hoạch nguồn lực

/rɪˈzɔːs plæniɳ/

Một kế hoạch nguồn lực tóm tắt chi tiết tất cả các nguồn lực (thiết bị, tài chính, nhân lực, thời gian..) cần thiết để hoàn thành một nhiệm vụ cụ thể

Sales

Doanh thu

/seilz/

Tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động SXKD thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu

Secondary Source

Nguồn thứ cấp

/'sekəndəri sɔ:s/

Nguồn thứ cấp nhằm tăng thêm tính logic của dữ liệu, cung cấp các dữ liệu đã qua xử lý như: sách, báo, báo cáo bằng lời nói hoặc bằng văn bản

Selling Prices

Giá bán

/ˈselɪŋ praɪs/

Giá trị thị trường, hoặc giá trị trao đổi được chấp thuận, mà ở giá đó người mua sẽ cam kết mua một số lượng nhất định, trọng lượng (hoặc một phép đo lường khác) của hàng hóa, dịch vụ

Shareholders

Cổ đông

/ˈʃeəˌhəʊl.dərz/

Là người sở hữu cổ phần trong một công ty và do đó được một phần lợi nhuận của công ty và quyền biểu quyết về các chính sách kiểm soát của công ty

Stakeholders

Các bên liên quan

/ˈsteɪkˌhəʊl.dərz/

Các bên liên quan là các nhóm, cá nhân có lợi ích trong chiến lược của một tổ chức

Statement Of Cash Flow

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

/ 'steitmənt ɔv kæʃ flow/

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ hay báo cáo dòng tiền là một loại báo cáo tài chính thể hiện dòng tiền thực tế hoặc ước tính ra và vào một tổ chức trong một kỳ kế toán (tháng, quý, năm)

15

Statement Of Comprehensive Income / 'steitmənt ɔv kɔmpri'hensiv inkəm/

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, tóm tắt doanh thu thu được và chi phí phát sinh trong kỳ kế toán

Statement Of Changes In Equity

Báo cáo thay đổi vốn chủ sở hữu

Statement Of Financial Position

Bảng cân đối kế toán

Báo cáo tài chính cho thấy số dư đầu kỳ, các khoản bổ sung, / 'steitmənt ɔv tʃeindʤ các khoản khấu trừ và số dư cuối kỳ của các tài khoản vốn chủ in ekwiti/ sở hữu trong một kỳ kế toán

/'steitmənt ɔv fai'nænʃəl pə'ziʃn/

Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính tóm tắt số dư cuối kỳ của tài sản, nợ phải trả và nguồn vốn của doanh nghiệp (phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp) vào cuối kỳ kế toán

Strategic Planning

Kế hoạch chiến lược

/strə'ti:dʤik plæniɳ/

Kế hoạch chiến lược được thiết kế cho toàn bộ tổ chức và khởi nguồn từ sứ mệnh của tổ chức đó. Các nhà quản trị cấp cao, ví dụ như CEO hoặc Tổng giám đốc sẽ thiết kế hoặc điều hành một kế hoạch chiến lược nhằm đưa tổ chức đạt được một mục tiêu lâu dài và xác định trong tương lai

Strategies

Chiến lược

/'strætidʤiz/

Là việc xác định phương hướng và quy mô của một tổ chức trong dài hạn; ở đó tổ chức phải giành được lợi thế thông qua việc kết hợp các nguồn lực trong một môi trường mang tính cạnh tranh, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của thị trường cũng như đáp ứng được kỳ vọng của các tác nhân có liên quan đến tổ chức

Summarizing

Tổng hợp

/ˈsʌm.ər.aɪzɪŋ/

Chức năng tổng hợp của kế toán thể hiện ở việc tổng hợp các thông tin đã phân loại thành các báo cáo kế toán đáp ứng yêu cầu của người ra các quyết định

Suppliers

Nhà cung cấp

/sə'plaiəz/

Là một cá nhân hoặc một công ty chuyên cung cấp, hoặc bán hàng hóa/ dịch vụ

16

Tactical Planning

Lập kế hoạch chiến thuật

/'tæktikəl plæniɳ/

Kế hoạch chiến thuật hỗ trợ cho kế hoạch chiến lược bằng cách chuyển hóa kế hoạch chiến lược thành các kế hoạch cụ thể liên quan đến một lĩnh vực hoạt động riêng biệt của tổ chức

Tax Authority

Cơ quan thuế

/tæks ɔ:'θɔriti/

Là một thực thể nhà nước có trách nhiệm được quy định bằng luật pháp là truy cập, đánh giá và thu thuế. Mỗi cơ quan thuế đều có giới hạn quyền lực, ví dụ như giới hạn đến một nhóm người hoặc cơ quan cụ thể như trường học, bộ phận cứu hỏa…

Time Records

Bảng chấm công

/taim 'rekɔ:d/

Bảng chấm công được nhà quản trị sử dụng để theo dõi chi phí sản xuất trực tiếp. Báo cáo này ghi lại lượng thời gian mỗi người lao động sử dụng để hoàn thành các nhiệm vụ cho trước

Timing

Kịp thời

/'taimiɳ/

Thông tin cần được đưa ra kịp thời. Nếu thông tin được cung cấp sau khi đã đưa ra quyết định, thông tin này chỉ dùng để so sánh và quản trị dài hạn, và không phục vụ cho mục đích nào hết

The Cost Of A Department

Chi phí của một bộ phận Tổng chi phí phát sinh từ một phòng của doanh nghiệp

/ðə kɔst ɔv ei di'pɑ:tmənt/ The Cost Of Goods Produced /ðə kɔst ɔv gudz prəˈdʒuːs/ The Value Of Inventories /ðiː 'vælju: ɔv ˈɪn.vən.tər.iz/ Transactional Processing System /trænˈzækʃənəl ˈprəʊ.ses sistim/

Chi phí sản xuất sản phẩm Chi phí sản xuất sản phẩm được tính toán bằng chi phí nguyên vật liệu trực tiếp sử dụng, chi phí nhân công trực tiếp sử dụng và chi phí sản xuất chung được phân bổ Giá trị hàng tồn kho Giá trị hàng tồn kho bao gồm chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại Hệ thống xử lý giao dịch Hệ thống xử lý giao dịch là một chương trình thu thập, lưu trữ, sửa đổi các giao dịch của tổ chức, thông thường là các công ty tín dụng thiết lập trên hệ thống cửa hàng bán lẻ

17

Variance Analysis

Phân tích biến động

/'veəriəns ə'næləsis/

Là quá trình tính toán mức biến động giữa sản lượng, hoặc hiệu quả thực tế với sản lượng hoặc hiệu quả mục tiêu, dự toán và xác minh các nguyên nhân của biến động

Volume

Mức độ, sản lượng

/'vɔljum/

Bởi vì có giới hạn về vật lý và về tinh thần đối với những gì một người có thể đọc, phân tích, và hiểu một cách đúng đắn trước khi hành động, do vậy, thông tin cần có mức độ phù hợp

18

19

Sources Of Data Các nguồn dữ liệu Accounting Records /ə'kauntiɳ 'rekɔ:dz/

Ghi chép kế toán Ghi chép kế toán bao gồm hồ sơ kiểm kê, bảng lương, nhật kí bán hàng và nhiều ghi chép chi tiết khác. Một hệ thống toàn diện sẽ bao gồm các tài liệu hỗ trợ như ghi chép nhận hàng hoặc đơn đặt hàng và chúng có thể được phân tích

Accurate

Đúng đắn, chính xác

/'ækjurit/

Một khung mẫu chính xác khi mọi thông tin đều chính xác

Adequate

Phù hợp

/'ædikwit/

Các thông tin quản trị cần được đưa ra phù hợp với hoàn cảnh đưa ra các quyết định về quản trị

Bank

Ngân hàng

/bæɳk/

Là một tổ chức tài chính trong đó nhận các khoản tiền gửi từ công chúng và tạo ra tín dụng

Cluster Sampling

Chọn mẫu cụm

/'klʌstə 'sɑːmpling /

Là một phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên liên quan đến việc lựa chọn một tiểu mục xác định được của tổng thể như một mẫu, tiểu mục đó đưa lên làm đại diện của tổ hợp trong nghiên cứu

20

Complete

Hoàn chỉnh

/kəm'pli:t/

Một khung mẫu hoàn chỉnh đầy đủ khi toàn bộ phần tử trong tổng thể đều được liệt kê trong danh sách

Consultancies

Cơ quan/ văn phòng tư vấn

/kən'sʌltəntciz/

Công ty chuyên đưa ra các tư vấn một cách chuyên nghiệp tới các công ty khác và có thu phí

Continuous Data

Dữ liệu liên tục

/kən'tinjuəs 'deɪtə /

Là các dữ liệu mà có thể lấy ở bất kì giá trị nào. Dữ liệu liên tục được đo lường hơn là tính.

Convenient

Thuận tiện

/kən'vi:njənt/ Discrete Data

Dữ liệu rời rạc

/dis'kri:t 'deɪtə /

Những dữ liệu mà chỉ có thể được thực hiện trên một số lượng hữu hạn hoặc đếm được trong một phạm vi cho trước

Financial Newspapers – Financial Times

Báo tài chính Các ấn phẩm về tài chính được phát hành bởi các nhà xuất bản có uy tín

/fai'nænʃəl 'nju:z,peipə fai'nænʃəl taɪm/ Multistage Sampling Chọn mẫu đa tầng /'mʌltɪtjuːd 'sɑːmpling/

Là một phương pháp chọn mẫu xác suất trong đó bao gồm việc phân chia tổng thể thành một số tiểu tổ hợp và sau đó chọn mẫu ngẫu nhiên một số tiểu tổ hợp trong đó.

Non - Duplication

Không trùng lặp

/non- dju:pli'keiʃn/

Một khung mẫu không trùng lặp khi tất cả các phần tử đều xuất hiện chỉ một lần

Non - Probability Sampling Method

Phương pháp chọn mẫu phi xác suất

/non- probability 'sɑːmpling 'meθəd/

Phương pháp chọn mẫu phi xác suất là phương pháp chọn mẫu mà mỗi phần tử trong tổng thể không biết trước khả năng để được chọn vào mẫu

21

Population

Tổng thể

/,pɔpju'leiʃn/

Một tổng thể là một nhóm người hoặc các đối tượng liên quan tới người thu thập dữ liệu

Primary Data

Dữ liệu sơ cấp

/ 'praɪmərɪ 'deɪtə /

Dữ liệu được thu thập cho một mục đích riêng biệt.

Probability Sampling Method

Phương pháp chọn mẫu xác suất

/probability 'sɑːmpling 'meθəd/

Phương pháp chọn mẫu xác suất là phương pháp chọn mẫu mà khả năng được chọn vào mẫu của mỗi phần tử trong tổng thể là có thể tính toán được dựa trên lý thuyết xác suất thống kê

Production Data

Dữ liệu sản xuất

/production 'deitə/

Dữ liệu sản xuất về công suất máy,sự tiêu thụ nhiên liệu, thiết lập thời gian, vv có thể được sử dụng cho việc định giá và ra quyết định.

Qualitative Data

Dữ liệu định tính

/'kwɔlitətiv 'deɪtə /

Là dữ liệu có thuộc tính không thể đo lường

Quantitative Data

Dữ liệu định lượng

/'kwɔntitətiv 'deɪtə /

Là dữ liệu bao gồm các biến có thể đo lường được

Random Sampling

Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản

/'rændəm 'sɑːmpling/

Một mẫu ngẫu nhiên là một mẫu được chọn theo cách mà mỗi mục trong tổng thể có cơ hội được chọn ngang bằng nhau.

Sample

Mẫu

/'sɑːmpl/

Một mẫu là một phần tử được lựa chọn trong một tổ hợp

Sampling Frame

Khung mẫu

/ˈsɑːmplɪŋ freɪm/

Là một danh sách có đánh số tất cả các phần tử trong tổng thể. Một khung mẫu cần có các đặc điểm: hoàn chỉnh, chính xác, đầy đủ, cập nhật, thuận tiện và không trùng lặp

Secondary Data

Dữ liệu thứ cấp

/'sekəndəri 'deɪtə/

Là dữ liệu mà đã được thu thập ở bất kì nơi nào, cho một số mục tiêu khác nhưng có thể được sử dụng hoặc phù hợp cho việc nghiên cứu

22

Stratified Random Sampling /'strætɪfaɪed 'rændəm 'sɑːmpling/

Systematic Sampling /,sisti'mætik 'sɑːmpling/

Chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng Là một phương pháp chọn mẫu liên quan đến việc phân chia tổng thể thành các tầng hoặc các loại. Các mẫu ngẫu nhiên sau đó được chọn từ mỗi tầng hoặc loại đó

Chọn mẫu hệ thống Là phương pháp chọn mẫu bằng cách chọn tất cả các mục thứ n sau điểm xuất phát ngẫu nhiên

Up To Date

Cập nhật

/ʌp to deit/

Việc thu thập những thông tin mới nhất về một vấn đề đang được quan tâm

23

24

Cost Classification Phân loại chi phí Administration Costs /əd,minis'treiʃn kɔsts/

Chi phí quản lý Một khoản chi phí phát sinh trong việc kiểm soát và điều hành một tổ chức, nhưng không trực tiếp liên quan tới các hoạt động tài chính, marketing, hoặc sản xuất. Chi phí quản lý liên quan đến toàn bộ tổ chức, hoàn toàn trái ngược với các chi phí liên quan đến các bộ phận cá nhân

Avoidable Costs

Chi phí tránh được

/ə'vɔidəbl kɔsts/

Là chi phí cụ thể của một hoạt động kinh doanh sẽ tránh được nếu hoạt động kinh doanh không tồn tại

Bonus Payments

Các khoản tiền thưởng

/'bounəs 'peiməns/

Khoản thanh toán thêm ngoài khoản thanh toán thông thường khi kết quả kinh doanh tốt hơn mức tiêu chuẩn

Composite Code

Mã hóa hỗn hợp

/'kɔmpəzit koud/

Một ví dụ của mã hóa hỗn hợp chi phí là mã chi phí gồm có hai phần, phần thứ nhất là bản chất của chi phí, phần thứ hai là trung tâm chi phí được phân bổ vào

Controllable Cost

Chi phí kiểm soát được

/kən'trouləbl kɔst/

Chi phí có thể bị tác động bởi quyết định và hành động của ban quản lý

25

Cost Centres

Trung tâm chi phí

/kɔst sentəz/

Là một bộ phận trong tổ chức trong đó chi phí được tập hợp trước khi được phân tích thêm. Chi phí được phân tích theo các đơn vị của chi phí sau khi được tập hợp vào các trung tâm tương ứng

Cost Codes

Mã chi phí

/kɔst koudz/

Khi chi phí đã được phân loại, một hệ thống mã hóa có thể được áp dụng để việc quản lý dữ liệu chi phí trở lên dễ dàng hơn, cả trong các hệ thống thông thường và hệ thống máy vi tính

Cost Object

Mục tiêu chi phí

/kɔst 'ɔbdʤikt/

Mục tiêu chi phí là bất kỳ hoạt động nào mà việc đo lường riêng biệt chi phí được mong muốn

Cost Unit

Đơn vị chi phí

/kɔst 'ju:nit/

Một đơn vị chi phí là một đơn vị sản phẩm hoặc dịch vụ mà chi phí có thể liên quan. Các đơn vị chi phí là đơn vị điều khiển cơ bản cho mục đích định giá.

Department

Bộ phận

/di'pɑ:tmənt/

Một trung tâm chi phí có thể là một bộ phận trong tổ chức, tức là một khu vực chức năng chuyên biệt như kế toán, marketing, kế hoạch, mỗi bộ phận có một nhà quản lý riêng

Depreciation

Khấu hao

/di,pri:ʃi'eiʃn/

Sự giảm giá trị của một tài sản theo thời gian, được ghi lại trong kế toán như một khoản chi phí

Direct Expenses

Chi phí trực tiếp

/di'rekt iks'pens/

Là tất cả các chi phí phát sinh trên một sản phẩm cụ thể, không chỉ bao gồm chi phí vật liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp

Direct Labour

Nhân công trực tiếp

/di'rekt 'leibə/

Là tất cả tiền lương chi trả cho người lao động (bao gồm cả lương cơ bản và làm thêm giờ) nhằm tạo ra sản phẩm

Direct Materials

Nguyên vật liệu trực tiếp

/di'rekt mə'tiəriəlz/

Là tất cả các vật liệu trở thành một phần của sản phẩm (trừ khi sử dụng với số lượng không đáng kể và / hoặc có chi phí không đáng kể) 26

Discretionary Costs /ilek'trisiti kɔsts/

Electricity And Gas Bills

Chi phí tùy thuộc Chi phí có khả năng phát sinh phát sinh từ các quyết định trong quá trình lập ngân sách. Chúng có thể là khoản tiền cố định trong khoảng thời gian nhất định. Ví dụ như các chi phí quảng cáo, nghiên cứu và phát triển, và đào tạo Chi phí gas và điện

/ilek'trisiti ænd gæs bils/ Fixed Costs

Chi phí cố định

/fikst kɔsts/

Là chi phí phát sinh trong một khoảng thời gian cụ thể và trong mức độ hoạt động nhất định, không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của mức độ hoạt động

Hire Of Tools

Thuê công cụ

/'haiə əv tu:ls/

Một sự sắp xếp theo đó khách hàng phải trả tiền để có thể sử dụng một chiếc xe hơi, thuyền hoặc phần của thiết bị thuộc sở hữu của người khác trong một khoảng thời gian

Idle Time

Thời gian rỗi

/'aidl taim/

Thời gian phi sản suất của nhân viên hay máy móc, hoặc cả hai, trong đó nhân viên vẫn được trả tiền, do công việc ngừng bởi bất kỳ nguyên nhân nào. Ngoài ra còn được gọi là thời gian chờ đợi, hoặc thời gian chết

Indirect Cost

Chi phí gián tiếp

/indi'rekt cost/

Là chi phí phát sinh trong quá trình tạo ra một sản phẩm, cung cấp một dịch vụ hoặc điều hành một bộ phận, nhưng không đi vào trực tiếp và đầy đủ vào các sản phẩm, dịch vụ hoặc bộ phận

Investment Centre

Trung tâm đầu tư

/in'vestmənt 'sentə/

Là một trung tâm điểm với trách nhiệm bổ sung cho nguồn vốn đầu tư và có thể cung cấp tài chính, và có hiệu suất được đo bằng lợi nhuận trên đầu tư

Machine

Máy móc

/mə'ʃi:n/

Một số loại máy móc đặc biệt hoặc dây chuyền sản xuất trong một bộ phận có thể là một trung tâm chi phí

27

Maintenance Costs

Chi phí bảo dưỡng

/'meintinəns kɔst/

Các chi phí phát sinh để mang tài sản trở lại tình trạng trước đó hoặc để giữ cho các hoạt động của tài sản trong điều kiện hiện tại (trái ngược với việc nâng cấp tài sản)

Marketing Or Selling Chi phí tiếp thị, bán hàng và phân phối And Distribution Là những chi phí liên quan đến bán hàng, tiếp thị, kho bãi, bộ Costs phận vận chuyển /maketing ɔ: seling ænd ,distri'bju:ʃn kɔst/ Non - Production Costs

Chi phí phi sản xuất

/non – production kɔsts/

Chi phí phi sản xuất được đưa trực tiếp vào Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như chi phí phát sinh trong kỳ; chi phí này bao gồm chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp

Overtime Premium

Phí làm thêm giờ

/'ouvətaim 'pri:mjəm/

Khoản tiền trả cho số giờ làm thêm của người lao động

Production Or Manufacturing Costs

Chi phí sản suất

/production ɔ: ‚mænə'fæktʃəring kɔsts/ Production Overheads

Là các chi phí được xác định cho các hàng hóa đã sản suất hoặc mua để bán lại. Đây là những chi phí liên quan đến nhà máy

Chi phí sản xuất chung

/production ˈəʊ.və.hedz/

Bao gồm tất cả các chi phí nguyên vật liệu gián tiếp, chi phí nhân công gián tiếp và chi phí gián tiếp khác phát sinh trong nhà máy từ khi nhận được đơn đặt hàng cho đến khi hoàn thành sản phẩm

Profit Centres

Trung tâm lợi ích

/ˈprofɪt ˈsentə/

Là một trung tâm chịu trách nhiệm về cá chi phí và lợi nhuận

Project

Dự án

/project/

Dự án là một tập hợp các công việc, được thực hiện bởi một tập thể, nhằm đạt được một kết quả dự kiến, trong một thời gian dự kiến, với một kinh phí dự kiến

28

Rent And Rates /rent ænd reits/

Tiền thuê nhà và lãi suất Tiền thuê nhà: tiền phải trả để sử dụng văn phòng, nhà ở hay nhà máy... trong một khoảng thời gian. Lãi suất: là tỷ lệ mà theo đó tiền lãi được người vay trả cho việc sử dụng tiền mà họ vay từ một người cho vay

Rental Cost

Chi phí thuê mặt bằng

/'rentl kɔst/

Thường là một số tiền không đổi, ít nhất là trong một khoảng thời gian xác định, và vì vậy chi phí thuê mặt bằng là một chi phí cố định

Responsibility Centre

Trung tâm trách nhiệm

/ris,pɔnsə'biliti 'sentə/

Là một bộ phận hoặc tổ chức trong đó hiệu quả hoạt động là trách nhiệm trực tiếp của nhà quản lý cụ thể

Revenue Centres

Trung tâm doanh thu

/'revinju: 'sentə/

Một trung tâm chỉ dành cho việc nâng cao doanh thu

Sales Commission

Hoa hồng bán hàng

/seils kə'miʃn/

Là tỉ lệ phần trăm cố định của doanh thu bán hàng, vì vậy hoa hồng bán hàng là chi phí biến đổi, nó biến động cùng với sản lượng hàng bán

Telephone Call Charges

Cước cuộc gọi điện thoại

/'telifoun kɔ:l tʃɑ:dʤ/

Cước gọi điện thoại thường tăng nếu mức độ kinh doanh mở rộng, nhưng đối với điện thoại nối dây vẫn có một số yêu tố chi phí cố định, và vì vậy cước gọi điện thoại là chi phí hỗn hợp

Unavoidable Costs

Chi phí không thể tránh được

/,ʌnə'vɔidəbl kɔst/

Là chi phí sẽ phát sinh cho dù hoạt động kinh doanh có tồn tại hay không

Uncontrollable Cost

Chi phí không kiểm soát được

/,ʌnkən'trouləbl kɔst/

Là bất kì chi phí nào không thể bị tác động bởi ban quản lý trong một thời gian nhất định

Variable Costs

Chi phí biến đổi Là chi phí mà có xu hướng thay đổi theo mức độ hoạt động

/'veəriəbl kɔsts/

29

30

Cost Behavior Cách ứng xử với chi phí Activity Level

Mức độ hoạt động

/æk'tiviti 'levl/

Mức độ hoạt động, hay sản lượng đầu ra được ước lượng bởi một trong số các yếu tố: số lượng sản phẩm sản xuất, giá trị của hàng bán, số lượng hàng bán, số lượng hóa đơn đã phát hành

Assumptions

Giả định

/ə'sʌmpʃnz/

Các doanh nghiệp thường đưa ra các giả định về môi trường kinh doanh trong một khoảng thời gian trong tương lai để dự đoán các chương trình hoặc dự án sẽ bị ảnh hưởng như thế nào

Budgeting

Dự toán

/'bʌdʤitiɳ/

Dự toán là một kế hoạch định lượng chuẩn bị cho một khoảng thời gian cụ thể, dự toán thường được thể hiện trong các kì tài chính và chuẩn bị cho một năm

Cost Behavior

Cách ứng xử của chi phí

/kɔst bɪ'heɪvjə/

Cách ứng xử của chi phí là cách mà các chi phí bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi sản lượng đầu ra

High - Low Method

Phương pháp cực đại - cực tiểu

/hai- lou 'meθəd/

Phương pháp cực đại - cực tiểu là phương pháp xác định các yếu tố cố định và biến đổi của chi phí hỗn hợp dựa trên giả định các chi phí hỗn hợp là tuyến tính

31

Linear Equation

Phương trình tuyến tính

/'liniə i'kweiʃn/

Phương trình tuyến tính là một đường thẳng có công thức: y= a+bx, trong đó: y là biến phụ thuộc có giá trị phụ thuộc và giá trị của x x là biến tự do có giá trị giúp xác định giá trị tương ứng của y a là số hằng số, đó là một số cố định b cũng là một hằng số, là hệ số của x (có nghĩa là, số lượng mà giá trị của x cần được nhân để lấy được các giá trị của y)

Number Of Invoices Issued

Số lượng hóa đơn đã phát hành

/'nʌmbə əv 'invɔis 'isju:/ Number Of Items Sold

Số lượng hàng đã bán

/'nʌmbə əv 'aitem səʊld/ Number Of Units Produced

Số lượng đơn vị đã sản xuất

/'nʌmbə əv 'ju:nit prɒ'djuːst/ Semi - Variable Costs

Chi phí hỗn hợp

/semi - 'veəriəbl kɔsts/

Chi phí hỗn hợp là chi phí mà trong đó có cả yếu tố cố định và biến động, và do đó bị ảnh hưởng phần nào bởi những thay đổi trong mức độ hoạt động

Stepped Cost

Biến phí cấp bậc

/stept kɔst/

Là chi phí mà bản chất cố định nhưng chỉ trong một mức độ hoạt động nhất định

Value Of Items Sold

Giá trị các mặt hàng được bán

/'vælju: əv 'aitem səʊld/ Volume Of Output

Sản lượng đầu ra

/'vɔljum əv 'autput/

Số lượng sản phẩm đã sản xuất

32

33

Presenting Information Trình bày thông tin Appendices

Phụ lục

/ ə'pendisi:z/

Phần phụ lục chứa toàn bộ các diễn giải chi tiết, các bảng biểu và sơ đồ, giúp cho báo cáo trở nên linh hoạt và hấp dẫn

Bar Charts

Biểu đồ cột

/bɑː tʃɑːts/

Biểu đồ với các cột hình chữ nhật dọc, chiều dài của các cột tỷ lệ với giá trị của các phần tử mà nó đại diện. Biểu đồ cột thường sử dụng để so sánh giá trị các phần tử trong cùng một nhóm tại một thời điểm cụ thể

Memorandum

Thư ngỏ

/mɛməˈrandəm/

Thư ngỏ trong các doanh nghiệp kinh tế là một thông báo, một ghi chép hoặc tổng hợp ngắn gọn không chính thức được sử dụng để liên lạc hoặc đưa ra các điều khoản của một hợp đồng trong giai đoạn soạn thảo nháp

Pie Charts

Biểu đồ tròn

/pʌɪ tʃɑːts/

Biểu đồ tròn là phần trình bày đồ họa thông tin định lượng bằng phương tiện là hình tròn được chia thành các phần, trong đó kích thước của các phần có liên quan tương ứng với tỷ lệ số lượng. Trên thực tế, biểu đồ này hiển thị mối quan hệ theo phần trăm giữa các phần khi so với tổng thể

34

Purpose Of Reports

Mục đích của báo cáo

/ˈpəːpəs ɒv rɪˈpɔːts/

Gồm ghi chép lại các sự kiện trong quá khứ, do vậy, các hoạt động kiểm soát có thể thực hiện; các quyết định trong việc lập kế hoạch phụ thuộc vào các gợi ý đưa ra trong báo cáo

Report User

Người sử dụng báo cáo

/rɪˈpɔːt ˈjuːzə/

Bao gồm các đối tượng bên trong và bên ngoài tổ chức: nhà quản lý, nhà đầu tư, các chủ nợ, cơ quan thuế, ...

Scatter Diagrams

Biểu đồ phân tán

/ˈskatə ˈdʌɪəɡramz/

Là một kỹ thuật đồ thị để nghiên cứu mối quan hệ giữa hai bộ số liệu liên hệ xảy ra theo cặp. Biểu đồ phân tán trình bày các cặp như một đám mây điểm. Mối liên hệ giữa các bộ số liệu liên hệ được suy ra từ hình dạng các đám mây đó

Sections

Chương, mục, khoản

/ˈsɛkʃns/

Văn bản báo cáo nên được chia thành các chương để việc đọchiểu được rõ ràng, việc đánh số các chương cũng được khuyến khích

Sources Of Information

Nguồn thông tin

/sɔːs ɒv ɪnfəˈmeɪʃn/ Summary Of Recommen-dations /ˈsʌmri ɒv ˌrɛkəmɛnˈdeɪʃnz/

Trong văn bản báo cáo, phần nguồn thông tin cần xác minh rõ các hiểu biết về nguồn thông tin Tổng hợp giới thiệu Phần tổng hợp giới thiệu đưa ra các kết luận và giới thiệu các văn bản đọc hiểu thêm

Terms Of Reference

Điều khoản tham chiếu

/təːmz ɒv ˈrɛfrns/

Trong văn bản báo cáo, các điều khoản tham chiếu xác định mục đích, điều khoản và phạm vi của báo cáo

Title

Tiêu đề

/ˈtʌɪtl/

Tiêu đề của báo cáo xác minh cụ thể người sử dụng báo cáo, người viết và ngày viết báo cáo

Usages Of Reports

Các ứng dụng của báo cáo

/ˈjuːsɪdʒ ɒv rɪˈpɔːts/

Bao gồm tư vấn và giúp đỡ nhà quản lý trong việc ra quyết định, như một bản ghi cố định và nguồn tài liệu tham khảo; để truyền tải thông tin đến các bên quan tâm

35

Written Reporrts

Văn bản báo cáo

/ˈrɪtn rɪˈpɔːts/

Một văn bản báo cáo là tập hợp những thông tin (thường thể hiện bằng các hình thức văn bản, lời nói, phát thanh, truyền hình, hoặc chiếu phim, slide, Power point....) được thực hiện với mục đích cụ thể nhằm thông tin chuyển tiếp hoặc tường trình, kể lại các sự kiện nhất định trong một hoàn cảnh hiện hành và có thể có hoặc không những nội dung kiến nghị, đề xuất

36

37

Material Costs Chi phí nguyên vật liệu Average Inventory

Hàng tồn kho bình quân

/ˈav(ə)rɪdʒ ˈɪnv(ə)nt(ə)rɪ/

Được tính toán bằng cách so sánh giá trị hoặc số lượng của hàng hóa qua hai hoặc nhiều hơn các khoảng thời gian quy định cụ thể. Hàng tồn kho trung bình là giá trị trung bình của một hàng tồn kho trong suốt một khoảng thời gian nhất định

Bin Cards

Thẻ kho

/bɪn kɑːdz/

Một thẻ kho cho thấy mức độ hàng tồn kho của một loại hàng hóa/ sản phẩm tại một địa điểm cửa hàng cụ thể

Bulk Purchasing Discounts

Giảm giá do mua hàng số lượng lớn

/bʌlk 'pə:t∫əsɪŋ ˈdɪskaʊnts/ Clerical And Administrative Costs

Giảm giá do mua hàng số lượng lớn, hay chiết khấu thương mại có được khi doanh nghiệp bán giảm giá niêm yết cho khách hàng mua hàng với khối lượng lớn Chi phí văn phòng và chi phí quản lý Trong mua sắm hàng tồn kho, chi phí văn phòng và chi phí quản lý là chi phí kế toán cho việc mua, nhận hàng

/ˈklɛrɪk(ə)l ənd ədˈmɪnɪstrətɪv kɒsts/ Continuous Or Periodic Basis /kənˈtɪnjʊəs ɔː ˌpɪərɪˈɒdɪk ˈbeɪsɪs/

Cơ sở thường xuyên hoặc cơ sở định kì Kiểm kê định kỳ là một quá trình mà tất cả các khoản mục hàng tồn kho được kiểm kê kho và tính giá trị tại một điểm thời gian thiết lập sẵn, thường là vào cuối kỳ kế toán. Kiểm kê thường xuyên là quá trình đếm và định giá các mặt hàng được lựa chọn tại các thời điểm khác nhau trên cơ sở luân phiên liên tục.

38

Cost Of Production Stoppages /prəˈdʌkʃ(ə)n ˈstɒpɪdʒz/

Thiệt hại do ngừng sản xuất Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân thiếu nguyên vật liệu, các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ chi phí bảo dưỡng... đó được coi là những thiệt hại khi ngừng sản xuất

Cost Per Unit /kɒst pəː ˈjuːnɪt/

Giá thành đơn vị Là chi phí phát sinh do một công ty sản xuất, lưu trữ và bán một đơn vị sản phẩm cụ thể. Đơn giá bao gồm tất cả các chi phí cố định (ví dụ: nhà máy và thiết bị) và tất cả các chi phí biến đổi (lao động, vật liệu, vv) tham gia trong sản xuất

Costs Of Storage /kɒsts ɒv ˈstɔːrɪdʒ/

Chi phí bảo quản Chi phí bảo quản hàng tồn kho là chi phí giữ hàng tồn kho trong những điều kiện đặc biệt cho đến khi cần sử dụng

Damage, Deterioration And Theft /ˈdamɪdʒ dɪˌtɪərɪəˈreɪʃn ənd θɛft/

Thiệt hại, hư hỏng và mất cắp

Economic Order Quantity (EOQ) /ˌiːkəˈnɒmɪk ˈɔːdə ˈkwɒntɪti/

Mô hình đặt hàng kinh tế Số lượng đặt hàng theo mô hình đặt hàng kinh tế (EOQ) là số lượng đặt hàng mà giảm thiểu tối đa chi phí tồn kho với giả định rằng hàng tồn kho trung bình tương đương với một nửa số lượng đặt hàng lại

First In, First Out (FIFO) /fɜːrst ɪn /fɜːrst aʊt/

Nhập trước xuất trước FIFO giả định rằng các nguyên liệu được xuất kho theo thứ tự những hàng tồn kho sớm nhất xuất trước, hàng xuất ra được định giá là chi phí mua hàng của hàng tồn sớm nhất còn lại trong kho

Finished Goods /ˈfɪnɪʃt ɡʊdz/

Thành phẩm Là nguyên liệu hoặc sản phẩm đã hoàn thiện về mặt giá trị thông qua hoạt động sản xuất hoặc các hoạt động chế biến, và đang được lưu tại hàng tồn kho để giao, bán, hoặc sử dụng

Free Inventory /friː ˈɪnv(ə)nt(ə)rɪ/

Trình bày lượng hàng tồn kho sẵn sàng cho sử dụng trong tương lai, và được tính toán như sau: Lượng hàng tồn trong kho + hàng đặt từ nhà cung cấp - hàng tồn chưa xuất kho

39

Frequency Of Usage Tần suất sử dụng /ˈfriːkwnsi ɒv ˈjuːsɪdʒ/

Số lần sử dụng được tính trên một khoảng thời gian nhất định

Good Receive Note (GRN)

Phiếu nhận hàng

/ɡʊdz rɪˈsiːvd nəʊt dʒiː ɑː ɛn/

Phiếu nhận hàng xác nhận rằng hàng hóa đã được giao nhận vào thời điểm phát hành, thường được so sánh với yêu cầu mua hàng trước khi tiến hành thanh toán

Holding Costs

Chi phí lưu kho

/ˈhəʊldɪŋ kɒsts/

Số tiền doanh nghiệp chi trả để giữ và duy trì hàng hóa trong kho của mình, bao gồm chi phí thuê kho để có không gian cần thiết; các công cụ, nguyên vật liệu và nhân công vận hành kho bãi, phí bảo hiểm và tiền lãi đầu tư vào hàng tồn kho

Insurance Costs

Chi phí bảo hiểm

/ɪnˈʃʊər(ə)ns kɒsts/

Lượng hàng tồn kho lưu trữ càng lớn, mức phí bảo hiểm chi trả để bảo đảm hàng tồn kho cũng càng lớn

Interest Charge

Lãi vay phải chịu

/ˈɪnt(ə)rɪst tʃɑːdʒ/

Chi phí lãi vay phải chịu trong quá trình lưu trữ hàng tồn kho là chi phí lãi vay ngân hàng cần để tài trợ tài chính cho việc giữ hàng tồn kho

Inventory Code Number

Mã hàng tồn kho

/ˈɪnvntrɪ kəʊd ˈnʌmbə/

Hàng tồn kho có thể được mã hóa theo ba cách: đánh số đơn giản từ 1 đến hết; thiết lập mã hỗn hợp bao gồm thông tin về địa chỉ đặt hàng, loại mặt hàng; hoặc mã hóa bằng máy đánh và đọc mã vạch

Inventory Control

Kiểm soát hàng tồn kho

/ˈɪnvntrɪ kənˈtrəʊl/

Việc kiểm soát hàng tồn kho bao gồm chức năng đặt và mua hàng tồn kho, nhận hàng nhập kho, lưu kho, xuất hàng tồn kho và kiểm soát mức độ hàng tồn kho

Inventory Count

Kiểm kê hàng tồn kho

/ˈɪnv(ə)nt(ə)rɪ kaʊnt/

Bao gồm việc đếm hàng tồn kho vật lý vào một ngày nhất định, và sau đó kiểm tra sự không cân bằng thể hiện trong biên bản kiểm kê

Issue Of Raw Material

Xuất nguyên vật liệu thô

/ˈɪʃuː ɒv rɔ: mə'tiəriəl/

Xuất nguyên vật liệu thô khỏi kho để phục vụ sản xuất kinh doanh 40

Inventory Discrepancies /ˈɪnv(ə)nt(ə)rɪ dɪsˈkrɛp(ə)nsis/ Inventory Master File /ˈɪnvntrɪ ˈmɑːstə fʌɪl/

Sự chênh lệch hàng tồn kho Sự chênh lệch hàng tồn kho giữa kiểm đếm vật lý và số liệu trên hệ thống máy tính có thể do sai sót của con người hoặc do mất cắp Bảng thông tin về hàng tồn kho Các doanh nghiệp sản xuất lớn thường có một bảng thông tin về hàng tồn kho. Bảng tổng hợp này chứa đựng tất cả thông tin về từng mã hàng bao gồm cả nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ và thành phẩm mà doanh nghiệp đang nắm giữ và cần phải biết

Last In, First Out (LIFO)

Nhập sau xuất trước

Materials Requisition Note

Phiếu xuất nguyên vật liệu

/məˈtɪərɪəl ˌrɛkwɪˈzɪʃn nəʊt/

Materials Returned Note /məˈtɪərɪəl rɪˈtəːnd nəʊt/ Materials Transfer Note

LIFO giả định rằng nguyên liệu được xuất kho theo thứ tự hàng tồn kho muộn nhất được xuất đầu tiên: những hàng được giao gần nhất được xuất kho trước những mặt hàng trước đó, và có giá tương tự như vậy

Nguyên liệu chỉ có thể được xuất kho sau khi nhận được phiếu xuất nguyên vật liệu. Lưu ý là phiếu xuất nguyên vật liệu nên ghi lại số lượng hàng hoá xuất kho, các trung tâm chi phí hoặc chỉ số công việc mà các nguyên liệu sẽ được sử dụng Phiếu trả nguyên vật liệu Việc trả lại nguyên vật liệu đòi hỏi phải có Phiếu trả nguyên vật liệu. Đây là phiếu ngược lại của phiếu xuất nguyên vật liệu ngoại trừ việc có màu sắc khác Phiếu vận chuyển nguyên vật liệu

/məˈtɪərɪəl transˈfəː nəʊt/

Việc vận chuyển nguyên vật liệu đòi hỏi một phiếu vận chuyển nguyên vật liệu trong đó cho thấy có bộ phận vận chuyển các nguyên vật liệu đó và bộ phận nhận hàng

Maximum Level

Mức cao nhất

/ˈmaksɪməm ˈlɛv(ə)l/

Trong kế toán quản trị, mức hàng tồn kho cao nhất được tính toán = mức đặt hàng lại + lượng đặt hàng lại - (mức sử dụng thấp nhất) * (thời gian chờ đặt hàng ngắn nhất)

41

Minimum Level

Mức thấp nhất

/ˈmɪnɪməm ˈlɛv(ə)l/

Trong kế toán quản trị, mức hàng tồn kho thấp nhất được tính toán= mức đặt hàng lại - (lượng hàng tồn kho sử dụng trung bình) * (thời gian từ lúc khách đặt hàng/ hoặc từ lúc doanh nghiệp triển khai đơn hàng cho đến khi giao hàng đến tay khách hàng)

Obsolete

Lỗi thời

/ˈɒbsəliːt/

Hàng hóa tồn kho lỗi thời là hàng tồn kho hết hạn sử dụng, cần được xóa sổ hoặc thanh lý

Ordering

Đặt hàng

/ˈɔːdərɪŋ/

Đặt hàng là một thuật ngữ kinh doanh, là lời đề nghị ký kết hợp đồng xuất phát từ phía người mua được đưa ra dưới hình thức đặt hàng

Ordering Costs

Chi phí đặt hàng

/ˈɔːdərɪŋ kɒsts/

Các chi phí phát sinh mỗi khi đặt một đơn hàng, bao gồm chi phí cho hệ thống xử lý hóa đơn, chi phí liên lạc, chi phí tìm kiếm nhà cung cấp, phí vận chuyển, …

Periodic Weighted Average

Bình quân cả kỳ dự trữ

/ˌpɪərɪˈɒdɪk weɪtɪd ˈav(ə)rɪdʒ/ Perpetual Weighted Average

Theo phương pháp giá bình quân gia quyền cả kỳ dự trữ, giá bình quân hồi tố được tính cho tất cả các nguyên liệu xuất kho trong kỳ Bình quân sau mỗi lần nhập

/pəˈpɛtʃʊəl weɪtɪd ˈav(ə)rɪdʒ/

Phương pháp bình quân gia quyền sau mỗi lần nhập tính toán giá bình quân cho tất cả các đơn vị hàng tồn trong kho. Hàng xuất kho được tính giá theo chi phí bình quân, và lượng hàng tồn kho còn lại sẽ phải có cùng đơn giá đơn vị

Purchase Costs

Chi phí mua hàng

/ˈpəːtʃəs kɒsts/

Là giá cả của hàng hóa/ dịch vụ sẵn sàng cho việc mua bán

Purchase Order

Đơn đặt hàng

/ˈpəːtʃəs ˈɔːdə/

Trong đơn đặt hàng, người mua nêu cụ thể với người bán về hàng hóa định mua và tất cả những nội dung cần thiết cho việc ký kết hợp đồng; nội dung của đơn đặt hàng bao gồm: tên hàng, quy cách, phẩm chất, số lượng, thời gian giao hàng...

42

Purchase Requisition /ˈpəːtʃəs ˌrɛkwɪˈzɪʃn/

Yêu cầu mua hàng Văn bản được tạo ra bởi phòng, ban sử dụng hàng hóa hoặc bộ phân kho nhằm để thông báo với bộ phận mua hàng về các hàng hóa mà phòng ban đó cần mua: chất lượng, thời gian sử dụng, ..

Quotations /kwəˈteɪʃnz/

Bảng báo giá Văn bản chính thức thường được nhà cung cấp có đủ năng lực gửi đến theo yêu cầu của người mua hàng nhằm cung cấp hàng hóa và dịch vụ theo yêu cầu của người mua tại một mức giá xác định, trong một khoảng thời gian nhất định. Bảng báo giá có thể bao gồm cả các điều khoản về thanh toán và bảo hành

Raw Materials /rɔː məˈtɪərɪəl/

Nguyên vật liệu thô Nguyên liệu hoặc các chất được sử dụng trong việc sản xuất sơ cấp hoặc sản xuất hàng hóa. Nguyên liệu thô thường là tài nguyên thiên nhiên như dầu mỏ, sắt và gỗ. Trước khi được sử dụng trong quá trình sản xuất nguyên liệu thô thường được biến đổi để được sử dụng trong các quá trình khác nhau. Nguyên liệu thô thường được gọi tắt là hàng hóa, được mua và bán trên sàn giao dịch hàng hóa trên thế giới

Receipt Of Raw Material /rɪˈsiːt ɒv məˈtɪərɪəl/

Biên nhận nguyên vật liệu thô Việc tiếp nhận các loại nguyên vật liệu và đưa vào trong kho

Reorder Level /riːˈɔːdə ˈlɛvl/

Mức đặt hàng lại Mức đặt hàng lại là số lượng ít nhất hàng hóa, sản phẩm mà một công ty cần phải giữ trong kho, khi lượng hàng tồn kho xuống thấp hơn mức này, hàng hóa, sản phẩm cần phải được đặt hàng lại

Reorder Quantity /riːˈɔːdə ˈkwɒntɪti/

Lượng đặt hàng lại Là lượng hàng tồn kho được đặt hàng thực sự mỗi lần

Seasonal Fluctuations /ˈsiːz(ə)n(ə)l ˌflʌktʃʊˈeɪʃ(ə)ns/

Biến động mùa vụ

Selling Price Per Unit /sɛllɪŋ prʌɪs pəː ˈjuːnɪt/

Giá bán đơn vị Giá bán của một đơn vị sản phẩm hoàn thành

43

Slow - Moving Inventories /sləʊ ˈmuːvɪŋ ˈɪnv(ə)nt(ə)rɪs/ Spare Parts/ Consumables /spɛː pɑːts/ /kənˈsjuːməblz/ Standard Cost Pricing

Hàng tồn kho chậm luân chuyển Hàng tồn kho chậm luân chuyển thường do được lưu trữ quá nhiều, thường dễ trở thành hàng lỗi thời và bị xóa sổ

Đồ phụ tùng Phụ tùng là một phần có thể thay thế được của máy móc, được giữ dưới dạng hàng tồn kho và sử dụng để sửa chữa, thay thế các đơn vị hỏng hóc Giá thành định mức

/ˈstandəd kɒst prʌɪsɪŋ/

Là phương pháp tính giá thành trong đó đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là nhóm sản phẩm còn đối tượng tính giá thành là từng qui cách sản phẩm trong nhóm sản phẩm đó.

Storing Materials

Bảo quản nguyên vật liệu

/stɔːrɪŋ məˈtɪərɪəls/

Nguyên vật liệu được bảo quản trong kho nhằm mục đích giúp việc xuất kho nhanh chóng, xác minh đầy đủ các loại nguyên vật liệu trong mọi thời điểm, có chính xác địa điểm của hàng tồn kho, bảo vệ hàng tồn kho khỏi hỏng hóc, trộm cắp; sử dụng hiệu quả không gian kho chứa và bảo đảm các giấy tờ ghi chép về hàng tồn kho luôn chính xác và cập nhật

The Economic Batch Quantity

Mô hình đặt hàng kinh tế theo lô

/ðə ˌiːkəˈnɒmɪk batʃ ˈkwɒntɪti/

Mô hình đặt hàng kinh tế theo lô (EBQ) là một biến thể của EOQ và được sử dụng khi việc cung ứng lại diễn ra dần dần thay vì ngay lập tức

/tranˈspɔːt kɒsts/

Chi phí vận chuyển Chi phí vận chuyển đưa hàng vào từ nhà cung cấp hoặc đưa hàng ra đến khách hàng

Wastage

Lãng phí

/ˈweɪstɪdʒ/

Việc lãng phí hàng tồn kho nên được ghi chép lại để số lượng kiểm đếm vật lý phù hợp với số lượng trên hệ thống kế toán

Work In Progress (WIP)

Sản phẩm dở dang

Transport Costs

/wəːk ɪn ˈprəʊɡrɛs/

WIP đề cập đến nguyên liệu đã bước vào quá trình sản xuất nhưng chưa phải là một sản phẩm hoàn chỉnh, do đó nó đề cập đến tất cả các nguyên liệu và một phần thành phẩm ở các giai đoạn khác nhau của quá trình sản xuất. WIP không bao gồm hàng tồn kho nguyên liệu đầu chu kỳ và sản phẩm hoàn chỉnh vào cuối chu kỳ sản xuất 44

45

Labour Costs Chi phí nhân công Actual Hours Taken

Thời gian tiêu tốn thực tế

/ˈæktʃuəl-ˈaʊə(r)ˈteɪ.kən/ Actual Hours Worked

Thời gian làm việc thực tế

/ˈæktʃuəl-ˈaʊə(r)wɜːkd/ Advertisements, Selection And Placement

Quảng cáo, sự lựa chọn và sắp xếp Để tìm được lao động thay thế, doanh nghiệp cần mất chi phí để quảng cáo, lựa chọn lao động và sau đó có sắp xếp phù hợp

/ədˈvɜː.tɪs.mənt ənd sɪˈlek.ʃən ˈpleɪs.mənt/ Automation

Tự động hóa

/ˌɔːtəˈmeɪʃn/

Một công việc được thực hiện mà không có sự giúp đỡ của bất kỳ sự can thiệp trưc tiếp của con người

Bonus/ Incentive Schemes

Chế độ thưởng

/ˈbəʊ.nəs ɪnˈsen.tɪv skiːm/

Chế độ thưởng được sử dụng trong các doanh nghiệp sử dụng hệ thống trả lương theo giờ, trong đó người lao động không thể nâng cao thu nhập bằng cách làm việc hiệu quả hơn nếu như không có chế độ thưởng

46

Capacity Ratio

Tỷ lệ năng suất

/kəˈpæsəti-ˈreɪʃiəʊ/

Tỷ lệ năng suất = (Thời gian làm việc thực tế của nhân công trực tiếp/ thời gian làm việc của nhân công trực tiếp theo ngân sách) x 100%

Daily Time Sheets

Bảng chấm công hằng ngày

/ˈdeɪ.li-taɪm-ʃiːts/

Bảng chấm công hàng ngày là bảng chấm công được điền bởi người lao động nhằm ghi chép lại lượng thời gian lao động đã sử dụng. Tổng thời gian trên bảng chấm công cần tương thích với thời gian trên bảng ghi chép thời gian người lao động có mặt

Day - Rate System

Hệ thống trả lương theo ngày

/deɪ-reɪt-ˈsɪs.təm/

Hệ thống trả lương theo ngày là hệ thống mà lương được tính bằng công thức: Lương phải trả = số giờ làm việc * mức trả lương theo giờ

Differential Piecework Scheme

Chương trình trả lương tính theo sản phẩm khác nhau

/ˌdɪf.əˈren.ʃəlˈpiːs.wɜːk-skiːm/

Đưa ra khuyến khích với người lao động nhằm tăng sản lượng bằng cách trả một tỷ lệ theo sản phẩm cao hơn, theo đó gia tăng mức sản xuất

Efficiency Ratio

Tỷ lệ hiệu quả

/ɪˈfɪʃnsi-ˈreɪʃiəʊ/

Tỷ lệ hiệu quả = (Thời gian làm việc kỳ vọng của nhân công trực tiếp theo công suất thực/ thời gian làm việc thực tế của nhân công trực tiếp) x 100%

Group Bonus Scheme

Chương trình thưởng nhóm

High Day - Rate System

Hệ thống trả lương theo ngày cao

Hiring Extra Staff

Thuê nhân viên làm thêm

Là kế hoạch khuyến khích liên quan tới việc thực hiện kết quả /ɡruːp-ˈbəʊ.nəs-skiːm/ làm việc của toàn bộ một nhóm công nhân, một bộ phận hay thậm chí là toàn bộ nhà máy

Là hệ thống mà ở đó nhân viên được trả mức lương theo giờ /haɪ-deɪ-reɪt-ˈsɪs.təm/ cao với kỳ vọng họ sẽ làm việc hiệu quả hơn các nhân viên tại công ty khác với mức lương theo giờ thấp hơn

/ˈhaɪərɪŋ-ˈekstrəstɑːf/

47

Hours Budgeted

Quỹ thời gian dự toán

/aʊər-ˈbʌdʒ.ɪtɪd/ Individual Bonus Scheme

Chương trình thưởng cá nhân

/ˌɪn.dɪˈvɪdʒ.u.əlˈbəʊ.nəs-skiːm/

Chương trình khuyến khích mà tại đó mỗi cá nhân làm việc chất lượng để có phần thưởng thêm vào lương cơ bản của họ, phần thưởng của mỗi cá nhân được tính toán riêng biệt

Inefficiency

Không hiệu quả

/ˌɪnɪˈfɪʃənsi/

Người lao động mới làm việc không hiệu quả làm cho năng suất lao động thấp hơn, gây ra chi phí thay thế nhân sự

Job Cards

Thẻ việc

/dʒɒb-kɑːdz/

Thẻ công việc được chuẩn bị riêng cho mỗi công việc/ dự án

Labour Attendance Time

Thời gian lao động có mặt

/ˈleɪ.bər-əˈten.dənstaɪm/

Được theo dõi và ghi chép lại, ví dụ bằng thẻ từ hoặc đồng hồ báo. Thời gian làm việc có thể được ghi lại trong bảng chấm công theo ngày, theo tuần hoặc thẻ công việc tùy thuộc vào từng trường hợp

Labour Turnover

Vòng luân chuyển lao động

/ˈleɪ.bər-ˈtɜːnˌəʊ.vər/

Hệ số vòng luân chuyển lao động là tỷ lệ số người lao động rời khỏi công ty, và tỷ lệ này cần được giữ ở mức thấp hết mức có thể. Chi phí duy trì hệ số vòng luân chuyển lao động ở mức thấp bao gồm chi phí ngăn ngừa, và chi phí thay thế lao động

Lack Of Expertise

Thiếu chuyên môn

/læk-əv-ˌek.spɜːˈtiːz/

Người lao động làm việc thiếu tính chuyên môn làm gia tăng lãng phí, gây ra chi phí thay thế nhân sự

Laying Off Staff

Sa thải nhân viên

/leɪŋ-ɑːf-stɑːf/

Việc loại bỏ một số lượng lớn nhân sự do tái cấu trúc hoặc giảm nhu cầu về nhân sự

Overtime Premiums

Mức phí làm thêm giờ

/ˈəʊ.və.taɪmˈpriː.mi.əmz/

Người lao động làm thêm giờ được trả lương theo mức phí làm thêm giờ, thông thường mức phí này cao hơn mức trả lương theo giờ thông thường

48

Pension Schemes

Chế độ lương hưu

/ˈpen.ʃən-ski:mz/

Là chế độ bảo hiểm xã hội đảm bảo thu nhập cho người lao động hết tuổi lao động hoặc không còn tham gia quan hệ lao động nữa

Piecework Scheme

Lương tính theo sản phẩm

/ˈpiːs.wɜːk-skiːm/

Theo cách trả lương theo sản phẩm, lương được tính theo công thức sau: Lương = số sản phẩm sản xuất ra * tỷ lệ trả lương theo sản phẩm

Preventive Cost

Chi phí ngăn ngừa

/prɪˈven.tɪv-kɒst/

Những chi phí phát sinh trong khi tìm kiếm giải pháp ngăn ngừa người lao động rời đi và bao gồm - Chi phí quản trị nhân sự để duy trì mối quan hệ tốt - Chi phí cho chính sách phúc lợi, ví dụ như chăm sóc y tế, dịch vụ phúc lợi như canteen và nhà trẻ

Production

Sản lượng

/prəˈdʌkʃn/

Sản lượng là số lượng hay mức hàng hóa sản xuất ra với mục đích để bán

Production Volume Ratio

Tỷ lệ khối lượng sản xuất

/prəˈdʌkʃn-ˈvɒljuːmˈreɪʃiəʊ/

Tỷ lệ khối lượng sản xuất = (Thời gian làm việc kỳ vọng của nhân công trực tiếp theo công suất thực/ thời gian làm việc của nhân công trực tiếp theo ngân quỹ) x 100%

Productivity

Năng suất

/ˌprɒdʌkˈtɪvəti/

Là công cụ đo lường tính hiệu quả của lượng đầu ra được sản xuất

Profit - Sharing Scheme

Chương trình chia sẻ lợi nhuận

Rate Of Pay Per Hour

Mức trả lương theo mỗi giờ

Là kế hoạch mà các nhân viên nhận một tỷ lệ nhất định lợi /ˈprɒf.ɪt ˌʃeə.rɪŋ-ski:m/ nhuận của công ty của họ (mức độ tiền thưởng tùy thuộc vào vị trí làm việc và thâm niên làm việc của nhân viên)

/reɪt-əv-peɪ-pɜːr-aʊər/

Là số tiền doanh nghiệp phải trả cho người lao động trong mỗi giờ làm việc

49

Rate Of Pay Per Unit Mức trả lương theo đơn vị sản phẩm /reɪt-əv-peɪ-pɜːrˈjuː.nɪt/

Là số tiền doanh nghiệp phải trả cho người lao động cho mỗi đơn vị sản phẩm họ sản xuất ra

Remuneration Methods

Phương pháp trả thù lao

/rɪˌmjuː.nərˈeɪ.ʃənˈmeθ.ədz/

Phần thưởng cho nhân viên dưới dạng trả lương gồm các khoản dự phòng, lợi ích (như xe công ty, hỗ trợ y tế, lương hưu), thưởng, ưu đãi tiền

Replacement Costs

Chi phí thay thế (nhân sự)

/rɪˈpleɪs.mənt-kɒsts/

Là toàn bộ các chi phí phát sinh để thuê được nhân sự mới, bao gồm chi phí lựa chọn và thay thế, chi phí khi nhân sự mới làm việc không hiệu quả, năng suất thấp, chi phí đào tạo; suy giảm sản lượng đầu ra do trì hoãn lao động mới; gia tăng lãng phí và thất thoát do lao động mới thiếu kinh nghiệm

Salaried Labour

Lao động được trả lương

/'sælərid 'leibə/

Những lao động được trả lương hàng tháng

Share Option Scheme

Chương trình lựa chọn cổ phiếu

/ʃeər-ˈɒp.ʃən-ski:m/

Là chương trình mà các nhân viên của công ty có quyền được mua cổ phiếu của công ty họ làm việc tại một mức giá đặc biệt

Standard Costing

Chi phí tiêu chuẩn

/ˈstændəd-ˈkɒstɪŋ/

Là quá trình lập kế hoạch chi phí cho kỳ sắp tới, tại cuối kỳ kế toán, so sánh các tính toán với chi phí thực để thực hiện những điều chỉnh cần thiết trong kế hoạch

Standard Hour Of Production

Sản lượng tiêu chuẩn một giờ

/ˈstændəd-ˈaʊə(r)-əvprəˈdʌkʃn/

Là một khái niệm được dùng trong phương pháp tính giá thành định mức, được tính toán là số lượng đơn vị có thể được sản xuất bởi một nhân công làm việc trong điều kiên tiêu chuẩn ở một mức chuẩn trong một giờ

Sub - Contracting

Hợp đồng thầu phụ

/ˌsʌbkənˈtrækt/

Là đồng ý cho một công ty khác thực hiện một phần của dự án

50

Time Work

Công việc trả lương theo thời gian

/taɪm-wɜːk/

Dạng thông thường nhất của công việc trả lương theo thời gian là hệ thống trả lương theo ngày, theo công thức sau Lương = số giờ làm việc * tỷ lệ trả lương theo giờ

Training Costs

Chi phí đào tạo

/ˈtreɪ.nɪŋ-kɒsts/

Chi phí đào tạo nhân sự mới là một loại chi phí thay thế nhân sự

Unit Produced

Số đơn vị sản phẩm được sản xuất ra

/ˈjuː.nɪt-prəˈdʒuːd/ Weekly Time Sheets

Bảng chấm công hằng tuần

/ˈwiː.kli-taɪm-ʃiːts/

Bảng chấm công hàng tuần tương tự như bảng chấm công hàng ngày, nhưng được tổng hợp tại các trung tâm chi phí vào cuối mỗi tuần

Work Force

Lực lượng lao động

/ˈwɜːkfɔːs/

Tổng số nhân viên trong tổ chức, nền công nghiệp hay quốc gia

Working Overtime

Làm thêm giờ

/ˈwɜːkɪŋ-ˈəʊvətaɪm/

Việc làm của nhân viên hay nhân công quá thời gian làm việc cơ bản được quy định theo luật công ty, hợp đồng công việc, các quy chế hay các thỏa thuận của công đoàn

51

52

Overhead Chi phí sản xuất chung Absorption Costing

Phương pháp tính giá toàn bộ

/əbˈzɔːp.ʃən-ˈkɒs.tɪŋ/

Mục đích của phương pháp tính giá toàn bộ là phân bổ vào tổng chi phí sản xuất sản phẩm một lượng chi phí chung. Absorption costing là phương pháp phân chia chi phí sản xuất chung cho các sản phẩm khác nhau trên cơ sở công bằng

Administration Overhead

Chi phí quản lý doanh nghiệp

/ədˌmɪn.ɪˈstreɪ.ʃənˌəʊvəˈhed/

Gồm các chi phí về lương nhân viên bộ phận quản lý doanh nghiệp (Tiền lương, tiền công, phụ cấp,. . .); bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn của nhân viên quản lý doanh nghiệp; chi phí vật liệu văn phòng, công cụ lao động, khấu hao TSCĐ dùng cho quản lý doanh nghiệp; tiền thuê đất, thuế môn bài; khoản lập dự phòng phải thu khó đòi; dịch vụ mua ngoài (Điện, nước, điện thoại, bảo hiểm tài sản. . .); chi phí bằng tiền khác (Tiếp khách, hội nghị khách hàng. . .)

Allocation

Sự phân bổ

/ˌæləˈkeɪʃn/

Quá trình trong đó toàn bộ chi phí được phân bổ trực tiếp vào các đơn vị chi phí, hoặc các trung tâm chi phí

Indirect Labour Costs

Chi phí nhân công gián tiếp

/ˌɪn.daɪˈrekt-ˈleɪ.bərkɒsts/ Indirect Materials Expenses /ˌɪn.daɪˈrektməˈtɪə.ri.əl-kɒsts/

Chi phí lao động gián tiếp bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương, các khoản trích khác có liên quan đến nhân viên mà không thể phân bổ cho một đơn vị sản phẩm cụ thể Chi phí nguyên vật liệu gián tiếp Chi phí của các nguyên vật liệu mà không thể phân bổ trực tiếp và toàn bộ vào một đơn vị sản phẩm được sản xuất ra

53

Inventory Valuations

Định giá hàng tồn kho

/ˈɪn.vən.tər.iˌvæl.juˈeɪ.ʃənz/

Định giá hàng tồn kho là một trong số những mục đích của việc sử dụng phương pháp định phí toàn bộ, do khi chi phí thay đổi ảnh hưởng đến giá hàng tồn kho và giá vốn hàng bán

Ledger Entries

Bút toán ghi sổ

/ˈledʒ.ər-ˈen.tri/ Overhead

Chi phí chung

/ˌəʊvəˈhed/

Các chi phí phát sinh trong khi tạo ra một sản phẩm, cung cấp một dịch vụ, hoặc điều hành một bộ phận, tuy nhiên, không thể phân bổ trực tiếp và toàn bộ lên sản phẩm, dịch vụ hoặc bộ phận đó. Chi phí chung phát sinh do người lao động gián tiếp, nhân công gián tiếp, hoặc các chi phí gián tiếp khác

Pricing Decisions

Quyết định giá

/ˈpraɪsɪŋ-dɪˈsɪʒ.ən/

Quyết định giá bán sản phẩm chỉ có thể được thực hiện khi nhà quản trị tính toán được toàn bộ chi phí sản xuất sản phẩm, phương pháp định phí toàn bộ giúp phân bổ chi phí sản xuất chung, từ đó tính được giá phí đơn vị, giúp quyết định giá bán sản phẩm

Reciprocal Method

Phương pháp đối ứng tài khoản

/rɪˈsɪp.rə.kəl-ˈmeθ.əd/ Phương pháp dùng để ghi một nghiệp vụ kinh tế phát sinh vào ít nhất hai tài khoản kế toán ( tài khoản kép) có liên quan theo đúng mối quan hệ khách quan giữa các đối tượng kế toán Selling And Distribution Overhead

Chí phí bán hàng và phân phối

/ˈselɪŋ-ændˌdɪs.trɪˈbjuː.ʃənˌəʊvəˈhed/

Chi phí thực tế phát sinh trong quá trình bán sản phẩm, hàng hoá, cung cấp dịch vụ bao gồm các chi phí chào hàng, giới thiệu sản phẩm, quảng cáo sản phẩm, hoa hồng bán hàng, chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hoá (Trừ hoạt động xây lắp), chi phí bảo quản, đóng gói, vận chuyển,…

Using Algebra

Sử dụng đối ứng đại số

/juːzɪŋ-ˈæl.dʒə.brə/

54

55

Marginal And Absorption Phương pháp tính giá toàn bộ và phương pháp tính giá trực tiếp

Breakeven Point

Điểm hòa vốn

/ˌbreɪkˈiːvən-pɔɪnt/

Khái niệm đề cập đến doanh thu cần thiết để trang trải được tất cả chi phí (cố đinh và biến đổi) trong một kỳ kế toán nhất định

Budgeted Production

Sản lượng dự toán

/ˈbʌdʒ.ɪtɪdprəˈdʌk.ʃən/

Số lượng đơn vị sản phẩm cần được sản xuất, và được tính toán từ doanh thu dự báo và số hàng hóa thành phẩm đang nắm giữ

Contribution

Lãi góp

/kɒntrɪˈbjuːʃ(ə)n/

Lãi góp, hay lợi nhuận góp là phần chênh lệch giữa doanh thu và biến phí của sản phẩm và dịch vụ. Trong phương pháp tính giá trực tiếp, lãi góp chính bằng doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán

Full Production Cost

Toàn bộ chi phí sản xuất

/pɔɪnt-prəˈdʌk.ʃənkɒst/

Tất cả chi phí để sản xuất ra sản phẩm, bao gồm cả chi phí cố định và chi phí biến đổi

56

Long - Run Effect

Tác động lâu dài

/lɒŋrʌn-ɪˈfekt/

Kết quả ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh trong một thời gian dài trong tương lai

Manipulation

Kiểm soát, vận dụng

/məˌnɪpjuˈleɪʃn/

Sự kiểm soát của một ai đó hoặc vật gì nhằm mục đích kiếm lợi, thường không công bằng

Marginal Cost

Số dư đảm phí

/ˈmɑː.dʒɪ.nəl-kɒst/

Là biến phí sản xuất một đơn vị sản phẩm (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp + chi phí nhân công trực tiếp + chi phí trực tiếp khác + biến phí sản xuất chung)

Marginal Costing

Phương pháp tính giá trực tiếp

/ˈmɑː.dʒɪ.nəl-kɒstin/

Là phương pháp tính giá thay thế cho phương pháp tính giá toàn bộ, trong đó, toàn bộ biến phí sản xuất được tính là giá vốn hàng bán, và lợi nhuận góp được tính bằng doanh thu trừ đi giá vốn hàng bán

Period Cost

Chi phí thời kỳ

/ˈpɪə.ri.əd-kɒst/

Là một loại chi phí cố định, như là phí thuê hay bảo hiểm, mà liên quan đến một giai đoạn hoạt động của doanh nghiệp

Profit And Loss Account

Tài khoản xác định kết quả hoạt động kinh doanh

/ˈprɒfɪt/ /(ə)n/ /lɒs/ /əˈkaʊnt/

Tài khoản này dùng để xác định và phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh và các hoạt động khác của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán năm

Profit Measurement

Đo lường lợi nhuận

/ˈprɒf.ɪt-/ˈmeʒ.ə.mənt/ Trong phương pháp tính giá trực tiếp, việc đo lường lợi nhuận được thực hiện dựa trên phân tích lãi gộp Reconciling Profit

Đối chiếu lợi nhuận

/ˈrek.ən.saɪlɪŋˈprɒf.ɪt/

Giải thích lý do tại sao lợi nhuận lại khác biệt giữa các hệ thống tính toán chi phí khác nhau

Technique To Reconciling Profits

Kỹ thuật đối chiếu lợi nhuận

/tekˈniːk-tuːˈrek.ən.saɪlɪŋˈprɒf.ɪts/

57

58

Job, Batch & Service Costing Tính giá theo sản phẩm, công việc hay đơn đặt hàng Awareness And Responsibility /əˈweə.nəs ən rɪˌspɒn.sɪˈbɪl.ə.ti/

Nhận thức và trách nhiệm Sử dụng phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng trong các dịch vụ nội bộ giúp tăng nhận thức và trách nhiệm của người lao động do người lao động sẽ sử dụng các dịch vụ nội bộ cẩn trọng hơn khi họ phải trả tiền cho nó và biết được chi phí chính xác của các dịch vụ này

Batch Costing

Phương pháp tính chi phí theo lô

/bætʃ kɒstɪŋ/

Tương tự như phương pháp tính phí theo đơn hàng, trong đó mỗi lô các sản phẩm tương tự được xác định một cách riêng rẽ. Một lô là một nhóm các sản phẩm tương tự nhau nhưng vẫn duy trì sự tách biệt trong suốt các bước của quy trình sản xuất, và được ứng xử như là một đơn vị chi phí

Bill Of Materials

Mục lục nguyên vật liệu

/bɪl əv məˈtɪə.ri.əlz/

Tài liệu thể hiện danh sách tất các các nguyên vật liệu và các phần cần thiết để sản xuất một sản phẩm

59

Computerized Job Costing System

Hệ thống phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng bằng máy tính

/kəmˈpjuː.tər.aɪz dʒɒb Hệ thống tính giá trong đó mỗi đơn hàng có một mã đơn hàng ˈkɒs.tɪŋ ‘sistim/ riêng biệt, tuy nhiên mỗi loại chi phí lại được mã hóa cùng mã số trong tất cả đơn hàng, do vậy, chi phí có thể được phân tích theo mã đơn hàng, hoặc theo loại chi phí Cost Plus Pricing

Phương pháp định giá cộng thêm vào chi phí

/kɒst plʌs ˈpraɪsɪŋ/

Là phương pháp mà lợi tức cận biên được tính thêm vào tổng chi phí để đưa ra giá bán

Damaged Inventory

Hàng tồn kho bị hỏng

/ˈdæm.ɪdʒd ˈɪn.vən.tər.i/

Hàng tồn kho không đảm bảo các tiêu chuẩn để tiếp tục tham gia vào quá trình sản xuất, trao đổi, mua bán có thể do hư hỏng hoặc lỗi thời

Heterogeneity

Tính không đồng nhất

/ˌhɛt(ə)rə(ʊ)dʒɪˈniːɪti/

Các dịch vụ mang tính không đồng nhất, tức là chất lượng dịch vụ có thể khác nhau giữa các lần phục vụ, ví dụ như cắt tóc.

Intangibility

Vô hình

/ɪntan(d)ʒɪˈbɪlɪti/

Đặc điểm của dịch vụ là vô hình, tức là không sờ hay chạm vào được

Internal Services

Dịch vụ nội bộ

/ɪnˈtɜː.nəl ˈsɜː.vɪs/

Dịch vụ nội bộ là dịch vụ thực hiện giữa các phòng ban hoặc các đơn vị kinh doanh trong cùng một tổ chức

Job Cost Information

Thông tin giá thành đơn hàng

/dʒɒb kɒstˌɪn.fəˈmeɪ.ʃən/

Các thông tin về giá thành đơn hàng cần cung cấp bao gồm thông tin về chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí trực tiếp khác,chi phí sản xuất chung, chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp, chi phí sửa chữa…

Job Cost Sheet

Bảng tính giá thành công việc

/dʒɒb kɒst ʃiːt/

Là một danh sách các chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công để sản xuất một số lượng sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp một dịch vụ cụ thể

60

Job Costing

Phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng

/dʒɒb ˈkɒs.tɪŋ/

Là phương pháp được áp dụng khi công việc được thực hiện theo các yêu cầu đặc biệt của khách hàng và mỗi đơn hàng thực hiện trong một khoảng thời gian ngắn có thể so sánh được

Material Transfer Note

Phiếu chuyển giao nguyên vật liệu

/məˈtɪə.ri.əl trænsˈfɜːr nout/ Performance Of Jobs /pəˈfɔː.məns əv dʒɒb/

Là chứng từ thể hiện một bộ phận đã chuyển nguyên vật liệu đi và bộ phận được nhận đã nhận được nguyên vật liệu đó

Thực hiện đơn đặt hàng Quy trình thực hiện một đơn đặt hàng cụ thể như sau. Đầu tiên, khách hàng tiềm năng tiếp cận nhà cung cấp mục tiêu, chỉ định các yêu cầu đặc biệt của đơn đặt hàng, các chi tiết chính xác của hàng hóa cần cung cấp như số lượng, chất lượng, kích thước, màu sắc, ngày vận chuyển và các yêu cầu đặc biệt khác. Sau đó, bộ phận dự toán chuẩn bị bản dự toán cho đơn đặt hàng gồm lượng nguyên vật liệu và nhân công hao phí, chi phí sản xuất chung,.. Nếu bản dự toán được chấp thuận, đơn đặt hàng sẽ được lên kế hoạch sản xuất

Perishability

Dễ hư hỏng

/pɛrɪʃəˈbɪlɪti/

Dễ hư hỏng trong đặc điểm của dịch vụ tức là có thể xuống cấp nhanh chóng

Product Costing

Phương pháp tính giá theo theo sản phẩm

/ˈprɒd.ʌkt ˈkɒs.tɪŋ/

Với các phương pháp tính giá theo sản phẩm, trong các chi phí cấu tạo nên sản phẩm thì chi phí về nguyên vật liệu chiếm một tỉ trọng lớn đáng kể trong tổng chi phí

Prospective Customer

Khách hàng tiềm năng

/prəˈspektɪv ˈkʌs.tə.mər/ Realistic Apportionment /ˌrɪəˈlɪs.tɪk əˈpɔːʃənmənt/

Người thật sự cần sản phẩm, muốn sở hữu sản phẩm đó và có khả năng về tài chính để quyết định mua hàng

Phân bổ chi phí thực tế Sử dụng phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng trong các dịch vụ nội bộ giúp phân bổ chi phí một cách thực tế do chi phí được phân bổ về các trung tâm trách nhiệm hoặc người tiến hành hoạt động phát sinh chi phí

61

Rectification Costs

Chi phí sửa chữa

/ˈrek.tɪ.faɪ kɒsts/

Chi phí sửa chữa trong kế toán chi phí theo phương pháp đơn đặt hàng có thể được xử lý theo hai cách - Cách 1: Nếu chi phí sửa chữa không thường xuyên diễn ra và phát sinh trong từng đơn hàng cụ thể, chi phí sửa chữa sẽ được phân bổ trực tiếp vào đơn hàng phát sinh - Cách 2: Nếu sửa chữa là hoạt động thường xuyên diễn ra trong các bộ phận, chi phí này cần được coi như chi phí sản xuất chung.

Service Cost Analysis

Phân tích chi phí dịch vụ

/kɒst ˈsɜː.vɪs kɒst əˈnæl.ə.sɪs/

Là việc tính toán các chỉ tiêu về chi phí như chi phí kế hoạch, chi phí đơn vị sản phẩm, giá bán, phân tích theo biến phí, định phí... với đối tượng sử dụng thông tin là nội bộ doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc đạt được các mục tiêu

Service Costing

Phương pháp tính phí theo dịch vụ

/ ˈsɜː.vɪs ˈkɒs.tɪŋ/

Là phương pháp tính chi phí liên quan đến việc thiết lập chi phí cho dịch vụ, dùng chủ yếu cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ

Simultaneity

Liên tục

/,sɪm.əlˈteɪ.ni.əti/

Các dịch vụ được tiến hành mang tính chất liên tục

Transport Costs

Chi phí vận chuyển

/ˈtræn.spɔːt kɒsts/

Chi phí vận chuyển được sử dụng trong môn F2 được hiểu là thuật ngữ liên quan đến chi phí của dịch vụ vận chuyển được sử dụng bởi một công ty, mà không phải chi phí của một tổ chức chuyên về vận chuyển, ví dụ công ty đường sắt

62

63

Process Costing Tính giá theo giai đoạn sản xuất Abnormal Gain

Thừa ngoài định mức

/æbˈnɔː.məl ɡeɪn/

Đạt được khi mức thiếu hụt thực tế thấp hơn mức thiếu hụt định mức, hoặc mức thiếu hụt dự tính, điều này thể hiện một chi phí với giá trị âm

Abnormal Loss

Thiếu hụt ngoài định mức

/æbˈnɔː.məl lɒs/

Sự mất mát vượt quá mức độ dự tính, nó được tính vào chi phí

Actual Loss

Thiếu hụt thực tế

/ˈaktʃʊəl lɒs/

Hao hụt thực tế phát sinh trong quá trình sản xuất sản phẩm

By - Product

Sản phẩm phụ

/ˈbaɪˌprɒd.ʌkt/

Sản phẩm phụ hoặc sản phẩm không quan trọng (phát sinh trong quá trình sản xuất), giá trị của nó chiếm một phần nhỏ so với giá trị sản phẩm chính

Continuous Production

Sản xuất liên tục

/kənˈtɪn.ju.əs prəˈdʌk.ʃən/

Là phương pháp dòng sản phẩm thường dùng để sản xuất chế tạo hoặc xử lý nguyên vật liệu mà không bị chen ngang

64

Costs Incurred

Chí phí phát sinh

/kɒst ɪnˈkɜːr/

Chi phí lũy kế trong hoạt động kinh doanh, được ghi chép như một khoản nợ trên bảng cân đối kế toán của công ty cho đến khi nó được trả hết hoặc thanh toán. Chi phí phát sinh có thể bao gồm chi phí trực tiếp sản xuất hoặc chi phí sản phẩm, chi phí không trực tiếp như chi phí sản xuất chung và cả những chi phí bất thường

Equivalent Units Of Production

Sản lượng tương đương

Expected Output

Sản lượng kỳ vọng

/ɪkˈspekt ˈaʊt.pʊt/

Là số lượng sản phẩm mong muốn sản xuất được và dựa vào đó để tính toán chi phí của một đơn vị sản phẩm

Input

Sản phẩm đầu vào

/ˈin.pʊt/

Các nguyên liệu thô hoặc chính là các sản phẩm đầu ra của chu trình trước để đưa vào chu trình sản xuất tiếp theo

Joint Product

Sản phẩm chính

/dʒɔɪnt ˈprɒd.ʌkt/

Sản phẩm kết hợp là hai hay nhiều sản phẩm tách biệt trong một quá trình, mỗi sản phẩm đều có giá trị đáng kể khi so sánh với sản phẩm khác

Loss In Process

Hao hụt trong quá trình

/lɒs ɪn ˈprəʊ.ses/

Là sự hao phí phát sinh trong quá trình sản xuất do một số nguyên nhân như hư hỏng, lãng phí, bay hơi...

Normal Loss

Thiếu hụt trong định mức

/ˈnɔː.məl lɒs/

Sự mất mát dự tính trong quá trình sản xuất. Nó không được tính vào chi phí

Output

Sản phẩm đầu ra

/ˈaʊtpʊt/

Sản phẩm được tạo ra sau khi kết thúc một quá trình sản xuất sản phẩm

Process Costing

Phương pháp tính phí theo quy trình

/ˈprəʊ.ses ˈkɒs.tɪŋ/

Đây là một phương pháp tính chi phí chủ yếu trong sản xuất nơi mà các sản phẩm được sản xuất hàng loạt thông qua một hoặc nhiều quy trình

Là chỉ số công việc được hoàn thành sản phẩm bời nhà sản /ɪˈkwɪv.əl.ənt ˈjuː.nɪt əv xuất, cái mà một phần đơn vị sản phẩm được hoàn thành khi prəˈdʌk.ʃən/ kết thúc kì kế toán

65

Revenue From Scrap

Doanh thu từ thanh lý

/ˈrev.ən.juː frɒm skræp/

Là tổng giá trị kỳ vọng nhận được khi bán các phế liệu đã làm hao hụt sản phẩm trong quá trình sản xuất

Scrap Value

Giá trị thanh lý

/skræp ˈvæl.juː/

Là giá trị kỳ vọng của những hao hụt trong quá trình sản xuất đã trở thành phế liệu khi nó bán đi

Spoilage

Sự làm hỏng

/ˈspɔɪ.lɪdʒ/ Wastage

Lãng phí

/ˈweɪ.stɪdʒ/

66

67

Process Costing, Joint Products Tính giá theo giai đoạn sản xuất và trường hợp dây chuyền sản xuất được nhiều sản phẩm

Indistinguishable

Không thể phân biệt được

/ˌɪn.dɪˈstɪŋ.ɡwɪ.ʃə.bəl/

Không thể xác định vì sự khác biệt hoặc riêng biệt

Principal Product

Sản phẩm chính

/ˈprɪn.sə.pəl ˈprɒd.ʌkt/

Là sản phẩm đầu ra trong quá trình sản xuất nhưng chiếm giá trị đáng kể so với các sản phẩm cùng được tạo ra trong quá trình sản xuất đó

Physical Measurement

Đo lường vật lý

/ˈfɪz.ɪ.kəl ˈmeʒ.ə.mənt/ Split - Off Point /splɪt-ɒf pɔɪnt/

Là sự đo lường mang tính chất vật lý như khối lượng, thể tích, số lượng… Điểm chia tách Là nơi mà sản phẩm chính và sản phẩm phụ sản xuất cùng nhau từ đó trở đi được tách ra một cách riêng rẽ

68

Supplementary Or Secondary Product /ˌsʌp.lɪˈmen.tər.i ɔːr ˌsʌp.lɪˈmen.tər.i ˈprɒd.ʌkt/

Sản phẩm phụ hoặc sản phẩm thứ cấp Sản phẩm phụ là sản phẩm được tạo ra thêm trong quá trình sản xuất sản phẩm chính. Giá trị của sản phẩm phụ cũng nhỏ so với giá trị sản phẩm chính

69

70

Alternative Costing Principles Phương pháp tính phí thay thế Accumulating Of Costs /ə'kju:mjuleitin ɔv kɒst/ Activities Cause Costs /æk'tivitis kɔ:z kɒsts/

Activity Based Costing /æk'tiviti beisd kɒstin/

Chi phí lũy kế Chi phí lũy kế là cộng dồn chi phí các kỳ hoặc chuyển tiếp trong bảng cân đối kế toán doanh nghiệp tháng, quý, năm

Tất cả hoạt động đều gây ra chi phí Đây là một trong ba nguyên lý của phương pháp xác lập chi phí dựa theo hoạt động (ABC). Theo đó, mọi hoạt động như đặt hàng, lên kế hoạch sản xuất hay lắp đặt hệ thống đều gây ra chi phí Hệ thống xác lập chi phí dựa theo hoạt động Hệ thống xác lập chi phí dựa theo hoạt động bao gồm xác định các nhân tố chi phí (các chi phí phát sinh) tạo ra trong các hoạt động chính của công ty…

71

Actual Quality

Chất lượng thực tế

/'æktjuəl 'kwɔliti/

Sau khi thiết lập tiêu chuẩn chất lượng và quy trình hoạt động để đạt được tiêu chuẩn, doanh nghiệp cần phải giám sát chất lượng làm việc thực tế

Competitive Market Price

Mức giá cạnh tranh của thị trường

/kəm'petitiv 'mɑ:kit prais/

Giá cạnh tranh được thiết lập là giá của sản phẩm hay dịch vụ phụ thuộc vào mức độ cạnh tranh được tính tới. Nó thường được sử dụng bởi những doanh nghiệp bán các mặt hàng tương đương bởi vì dịch vụ có thể đa dạng từ doanh nghiệp này đến doanh nghiệp khác trong khi thuộc tính của sản phẩm vẫn tương đương

Component

Thành phần

/kəm'pounənts/

Là một trong những yếu tố để tạo nên một vật hay một tổ chức

Continuous Improvement

Sự cải tiến liên tục

/kən'tinjuəs im'pru:vmənt/

Là việc kiểm tra liên tục và cải tiến các quy trình hiện có và nó rất khác biệt so với những phương pháp như quy trình tái cơ cấu doanh nghiệp, để tìm kiếm sự thay đổi triệt để để cải thiện việc vận hành của công ty

Cost Driver

Nhân tố chi phí

/kɒst draivə/

Một nhân tố chi phí là một đơn vị của hoạt động gây ra sự thay đổi trong chi phí hoạt động đó

Customer Expectations

Kỳ vọng của khách hàng

/'kʌstəmə ,ekspek'teiʃns/

Là những điều mà khách hàng mong muốn nhận được khi mua một sản phẩm hoặc dịch vụ

Data Processing

Xử lý dữ liệu

/ˈdeɪtə ˈprəʊsɛsin/

Là một dãy các hành động hoặc các thao tác chuyển đổi các dữ liệu đầu vào thành dữ liệu đầu ra hữu ích

Decline

Suy thoái

/di'klain/

Trong giai đoạn suy thoái, thị trường đã mua về đủ số sản phẩm và đạt tới điểm bão hòa, cầu sẽ bắt đầu giảm xuống. Thậm chí điều này sẽ gây ra thua lỗ và là thời điểm mà doanh nghiệp quyết định dừng cung cấp sản phẩm hay dịch vụ

72

Diversity Of Operations /dai'və:siti ɔv ,ɔpə'reiʃn/

Sự đa dạng trong vận hành Phương pháp tính phí dựa theo hoạt động ghi nhận sự đa dạng trong vận hành của các doanh nghiệp do không chỉ phân bổ chi phí đơn thuần theo số giờ làm việc hoặc sô giờ máy chạy, mà phân bổ chi phí theo các nhân tố chi phí sau đó mới phân bổ xuống sản phẩm

Economies Of Scale

Tính kinh tế của quy mô

/ˌiː.kəˈnɒm.ɪks ɔv skeil/

Là những lợi thế chi phí mà doanh nghiệp có được do kích thước, đầu ra hoặc quy mô hoạt động, với chi phí cho mỗi đơn vị sản lượng nói chung giảm với quy mô ngày càng tăng, khi mà chi phí cố định được trải ra với nhiều đơn vị đầu ra hơn

Entire Life Cycle

Toàn bộ vòng đời

/in'taiə laif 'saikl/

Thuật ngữ này dựa trên sự phát triển của một sản phẩm qua 4 quy trình hay vòng đời từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Quy trình bắt đầu từ khâu giới thiệu sản phẩm, và sau đó nó chuyển sang giai đoạn tăng trưởng, ổn định và cuối cùng với việc giảm doanh số bán hàng

First Item Inspection

Kiểm duyệt sản phẩm đầu tiên

/fə:st 'aitem in'spekʃn/

Quá trình kiểm tra những sản phẩm đầu tiên trong quá trình sản xuất để đảm bảo rằng chúng thoải mãn những yêu cầu được đề ra

Full Product Costs

Tổng chi phí sản phẩm

/ful ˈprɑː.dʌkt kɒst/

Là tổng tất cả các chi phí cần thiết để tạo ra 1 sản phẩm

Growth

Tăng trưởng

/grouθ/

Trong giai đoạn tăng trưởng, sản phẩm này có được một thị trường lớn hơn do nhu cầu tăng lên. Doanh thu bán hàng tăng và các sản phẩm bắt đầu mang đến lợi nhuận

Introduction

Giới thiệu

/,intrə'dʌkʃn/

Là pha đầu tiên trong vòng đời của sản phẩm, trong đó các sản phẩm mới thâm nhập thị trường, rất cần quảng cáo để tạo nên nhận biết của khách hàng về sản phẩm

Life Cycle Costing

Giá thành vòng đời

/laif 'saikl kɒstin/

Là lũy kế các chi phí trong suốt vòng đời của sản phẩm

73

Major Activities

Các hoạt động chủ yếu

/'meidʤə æk'tivitis/

Các hoạt động chiếm phần lớn chi phí hoạt động trong tổ chức

Materials Handling

Xử lý nguyên vật liệu

/mə'tiəriəls 'hændlin/

Là tất cả những hoạt động liên quan đến việc vận chuyển, bảo quản, lưu trữ, kiểm tra vật liệu và sản phẩm qua việc sản xuất, lưu kho, phân phối, tiêu dùng và thanh lý

Maturity

Ổn định

/məˈtjʊə.rɪ.ti/

Trong giai đoạn ổn định, sự tăng lên trong cầu hàng hóa sẽ giảm xuống và bước vào thời kỳ ổn định. Sản phẩm tiếp tục mang lại lợi nhuận và có thể được định hình lại hoặc cải tiến để ổn định lượng cầu

Non-Factory Floor Activities

Hoạt động phi sản xuất

/nɑːn 'fæktəri flɔːr æk'tivitis/

Một số ví dụ của hoạt động phi sản xuất là quản trị chất lượng, thiết kế sản phẩm

Number Of Despatches /'nʌmbə ɔv des'pætʃin/

Sản lượng xuất kho

Number Of Orders

Số lượng đơn đặt hàng

/'nʌmbə ɔv 'ɔ:dəs/

Đối với hoạt động đặt hàng, trong phương pháp xác lập chi phí dựa theo hoạt động, số lượng đơn đặt hàng được coi là một nhân tố chi phí (cost driver)

Number Of Production Runs

Số lượng dây chuyền sản xuất

/'nʌmbə ɔv prəˈdʌk.ʃən rʌn/

Đối với hoạt động vận chuyển, trong phương pháp tính phí dựa theo hoạt động, sản lượng vận chuyển được coi là một nhân tố chi phí (cost driver)

Số lượng các bộ phận được tạo nên từ các công đoạn trong quá trình sản xuất được đem ra phân tích kỹ lưỡng để chuyên môn hóa và hình thành. Đối với hoạt động xử lý nguyên vật liêu, trong phương pháp xác lập chi phí dựa theo hoạt động, số lượng dây chuyền sản xuất được coi là một nhân tố chi phí (cost driver)

Ordering

Đặt hàng

/'ɔ:dəin/

Việc yêu cầu của nhà đầu tư với người môi giới hoặc đại lý để mua hoặc bán hàng theo một cách thức được quy định

74

Performance Measures /pəˈfɔː.mənts 'meʤə/

Đo lường hiệu quả Tất cả những khác biệt giữa chi phí tiêu chuẩn và chi phí thực tế có thể được sử dụng để làm nền tảng cho việc đo lường hiệu quả hoạt động của nhà quản lý trung tâm chi phí. Việc đo lường hiệu quả bao gồm cả công việc bán hàng, phân phối và bộ phận quản lý, sự ảnh hưởng của nhà cung cấp bên ngoài và thái độ của khách hàng

Procedure

Quy trình

/prəˈsiː.dʒəs/

Từng chuỗi hoạt động hoặc quá trình hoạt động (xác định rõ điểm đầu và cuối) được vận hành theo thứ tự để thực hiện chính xác công việc

Product Specification

Tiêu chuẩn sản phẩm

/ˈprɑː.dʌkt ,spesifi'keiʃn/

Là một bản báo cáo mà cung cấp tất cả các chi tiết của sản phẩm, những đặc tính, chức năng cần thiết để tạo ra sản phẩm đó

Product’s Inception

Bắt đầu sản phẩm

/ˈprɑː.dʌkt's in'sepʃn/

Là giai đoạn đầu tiên trong toàn bộ vòng đời của sản phẩm. trong đó doanh nghiệp bắt đầu nghiên cứu, phát triển sản phẩm

Production Scheduling

Lên kế hoạch sản xuất

/prəˈdʌk.ʃən 'ʃedju:in/

Research And Development /ri'sə:tʃ ənd di'veləpmənt/

Retirement And Disposal Costs /ri'taiəmənt ənd dis'pouzəl kɒst/

Là thời gian biểu dùng cho việc sử dụng nguồn lực và vận hành được yêu cầu bởi doanh nghiệp để cung cấp hàng hóa và dịch vụ. Một doanh nghiệp điển hình sẽ thay đổi lịch trình sản xuất của mình để đáp ứng một lượng lớn đơn đặt hàng của khách hàng, để đáp ứng được các thay đổi về nguồn lực, giảm chi phí và để tăng hiệu quả sản xuất chung Nghiên cứu và phát triển Nghiên cứu và phát triển bao gồm các hoạt động điều tra mà doanh nghiệp lựa chọn để tiến hành với ý định đưa ra một phát hiện mà có thể dẫn đến sự phát triển của sản phẩm mới hoặc quy trình mới, hoặc để cải thiện sản phẩm hay quy trình hiện có. Trong giai đoạn này, doanh nghiệp tốn chi phí để mua các dữ liệu kỹ thuật Chi phí hưu trí và sa thải Chi phí hưu trí và sa thải bao hàm trong chi phí đào tạo để giúp người lao động có những kỹ năng cần thiết phục vụ công việc

75

Return On Sales

Tỷ suất sinh lời trên doanh thu

/ri'tə:n ɔn seils/

Là tỷ số được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty, nó cũng được biết như tỷ số lợi nhuân hoạt động biên của công ty

Setting Up

Lắp đặt

/'setiɳ p/

Những chi phí phát sinh trong việc hình thành máy móc cho việc vận hành sản phẩm. Những chi phí này thường là chi phí cố định trong những lô hàng có liên quan, vì vậy nên chi phí đó sẽ được chia đều trên số lượng các đơn vị sản xuất

Standards Of Quality

Tiêu chuẩn chất lượng

/'stændəd ɔv 'kwɔliti/

Bước đầu tiên trong quy trình quản lý chất lượng của doanh nghiệp

Support Overhead

Chi phí hỗ trợ chung

/sə'pɔ:t 'ouvəhed/

Chi phí phân bổ cho sản phẩm dựa trên mức sử dụng của sản phẩm trong hoạt động sản xuất chung

Target Costing

Phương pháp tính phí mục tiêu

/'tɑ:git kɒstin/

Phương pháp tính phí mục tiêu bao gồm việc thiết lập giá cả mục tiêu bằng cách trừ đi một mức lợi nhuận mong muốn từ mức giá cạnh tranh của thị trường

Zero Defect Philosophy

Học thuyết không mắc lỗi

/'ziərou di'fekt fi'lɔsəfi/

Một cách suy nghĩ và làm củng cố thêm quan điểm cho rằng khiếm khuyết không thể chấp nhận được, và tất cả mọi người nên "làm những điều đúng ngay lần đầu tiên". Ý tưởng ở đây là bạn có thể tăng lợi nhuận cả bằng cách loại bỏ các chi phí của việc thất bại và tăng doanh thu thông qua việc tăng sự hài lòng của khách hàng

76

77

Forecasting Dự báo Actual Figure

Số liệu thực tế

/'æktjuəl figə/

Số liệu chính xác được thống kê bởi các cơ quan thống kê

Causation

Quan hệ nhân quả

/kɔ:'zeiʃn/

Nếu 2 biến có tương quan với nhau, kể cả là đồng biến hay nghịch biến, nó là do quan hệ nhân quả

Coefficient Of Determination

Hệ số xác định

/,koui'fiʃnt ɔv di,tə:mi'neiʃn/

Dùng để đo lường tỉ lệ (hay %) sự biến động của biến phụ thuộc được giải thích bởi sự biến động của biến độc lập khác -> biểu thị độ mạnh tương quan giữa 2 biến

Constant

Hằng số

/'kɔnstənt/

Một biến trở thành hằng số một khi nó đã được gán giá trị

Correlation Coefficient

Hệ số tương quan

/ˌkɒr.əˈleɪ.ʃən ,koui'fiʃnt/

Hệ số tương quan đo lường mức độ tương quan tuyến tính giữa 2 biến

Correlation

Sự tương quan

/ˌkɒr.əˈleɪ.ʃən/

2 biến được gọi là tương quan với nhau nếu sự thay đổi giá trị của biến này bị phụ thuộc bởi sự thay đổi giá trị của biến khác

78

Change In Tastes And Preferences

Thay đổi về thị hiếu và sở thích

/tʃeindʤ in teists ənd ˈprefərəns/

Thay đổi trong thói quen kinh doanh của người tiêu dùng dựa trên những thay đổi trên thị trường, do đó ảnh hưởng đến kết quả dự báo

Deseasonalization

Loại bỏ tính chất thời vụ

/'di:si:zənlzeiʃn/

Việc loại bỏ tính chất thời vụ được thực hiện khi những biến thời vụ (được lấy từ nguồn gốc dữ liệu trước đó) sẽ được loại bỏ, đưa ra một chỉ số mà có thể làm căn cứ để xác định xu hướng

Equation

Phương trình

/i'kweiʃn/

Là một tuyên bố toán học được sử dụng để đánh giá giá trị. Một phương trình có thể sử dụng bất kỳ sự kết hợp nào của toán học, bao gồm cộng, trừ, chia, hay nhân

Fisher’s Ideal Index

Chỉ số theo thuyết Fisher

/Fischer’s ai'diəl 'indeks/

Chỉ số này được tìm thấy bằng cách lấy trung bình hình học của các chỉ số Paasche và Laspeyre

Forecasting Techniques

Kỹ thuật dự báo Quy trình tính toán những gì có thể xảy ra trong tương lai

/fɔ:'kɑ:stin tek'ni:ks/ High – Low Method

Phương pháp cực đại - cực tiểu

/hai- lou meθəd/

Là phương pháp dùng để phân chia chi phí ra thành chi phí cố định và chi phí biến đổi dựa trên mức độ cao nhất hoặc thấp nhất của hoạt động

Index

Số chỉ số

/'indeks nʌmbəs/

Chỉ số là một đánh giá qua thời gian, là trung bình trong thay đổi giá trị (giá hoặc lượng) của một nhóm hàng hóa xác định trong một khoảng thời gian trong quá khứ

Laspeyre Indices

Chỉ số Laspeyre

/Laspeyre 'indeks/

Chỉ số Laspeyre dựa theo chỉ số số lượng/giá cả từ những dữ liệu cơ bản về trọng lượng

79

Linear Regression Analysis /'liniə rɪˈgreʃən ə'næləsis/

Phép phân tích hồi quy tuyến tính Phép phân tích hồi quy tuyến tính (phương pháp bình phương nhỏ nhất) là một phương thức để ước lượng một đường phù hợp nhất trên biểu đồ phân tán. Khi xác định được một phương trình ứng với đường phù hợp nhất đó, dự báo có thể được thực hiện

Multiplicative Model

Mô hình nhân

/,mʌlti'plikətiv ˈmɒd.əl/

Mô hình phân tích trong đó kết hợp ảnh hưởng của các nhân tố là sản phẩm của ảnh hưởng tạo ra bởi mỗi nhân tố riêng rẽ

Negative Correlation

Tương quan nghịch biến

/'negətiv ˌkɒr.əˈleɪ.ʃən/

Tương quan nghịch biến đạt được khi giá trị thấp của một biến được gắn liền với giá trị cao của biến khác và ngược lại, giá trị cao của một biến lại gắn với giá trị thấp của biến còn lại

Paasche Indices

Chỉ số Paasche

/Paasche 'indeks/

Chỉ số Paasche dựa theo chỉ số số lượng/giá cả từ những dự liệu hiện tại về trọng lượng

Partly Correlated

Tương quan từng phần

/'pɑ:tli kɔrileitd/

Hai biến là tương quan từng phần nếu không có một mối liên hệ chính xác nào

Perfectly Correlated

Tương quan toàn phần

/'pə:fiktli 'kɔrileitd/

Hai biên được gọi là tương quan toàn phần nếu tất cả các điểm biểu thị cặp giá trị đều nằm trên 1 đường thẳng trên biểu đồ. Giữa hai biến này tồn tại mối quan hệ tuyến tính

Political Change

Thay đổi về chính trị

/pə'litikə tʃeindʤs/

Thay đổi về chính trị ảnh hưởng đến việc dự báo do rủi ro mà lợi nhuận của một nhà đầu tư có thể bị ảnh hưởng như kết quả của việc thay đổi về chính trị hoặc sự bất ổn trong một quốc gia. Tình hình bất ổn ảnh hưởng đến lợi nhuận của nhà đầu tư có thể xuất phát từ một số thay đổi của chính phủ, các cơ quan lập pháp, các nhà hoạch định chính sách nước ngoài khác hoặc các cơ quan quân sự

Positive Correlation

Tương quan đồng biến

/'pɔzətiv ˌkɒr.əˈleɪ.ʃən/

Tương quan đồng biến đạt được khi giá trị thấp của một biến được gắn liền với giá trị thấp của biến khác và ngược lại, giá trị cao của biến này đi cùng với giá trị cao của biến kia 80

Quantity Index

Chỉ số số lượng

/'kwɔntiti 'indeks/

Chỉ số lượng đo lường sự thay đổi trong giá trị phi tiền tệ của một nhóm hàng hóa qua thời gian

Regression Lines And Time Series

Đường hồi quy và chuỗi thời gian

/rɪˈgreʃən lains ənd time 'siəri:z/

Retail Price Index (RPI)

Đường hồi quy là đường thể hiện sự dự đoán giá trị của biến phụ thuộc dựa vào những giá trị của ít nhất một biến độc lập Một chuỗi thời gian là một chuỗi các giá trị hoặc các số được ghi chép qua thời gian. Chuỗi thời gian gồm 4 yếu tố: xu hướng, các biến động thời vụ, các biến động theo chu kỳ và biến động ngẫu nhiên Chỉ số giá bán lẻ

/'ri:teil prais 'indeks/

Chỉ số giá bán lẻ dùng để đo những thay đổi trong chi phí của các khoản chi tiêu của các hộ gia đình

Sales Forecasting

Dự đoán doanh thu

/seils fɔ:'kɑ:stin/

Dự báo doanh thu bán hàng đạt được, dựa trên dữ liệu bán hàng trong quá khứ, những phân tích của các cuộc khảo sát thị trường về xu hướng và ước tính của nhân viên bán hàng. Nó là cơ sở của một kế hoạch kinh doanh vì mức doanh thu bán hàng thực tế ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của một doanh nghiệp

Seasonal Variation

Biến thời vụ

/'si:zənl veəri'eiʃn/

Là những biến động trong ngắn hạn của các giá trị đã được ghi lại, bởi trong trường hợp khác nhau mà ảnh hưởng đến kết quả ở những thời điểm khác nhau trong năm, những ngày khác nhau trong tuần, những thời điểm khác nhau trong ngày hay bất cứ thứ gì khác

Technological Changes

Thay đổi về công nghệ

/,teknə'lɔdʤikəl tʃeindʤs/

Time Series Analysis /time 'siəri:z ə'næləsis/

Thay đổi về công nghệ ảnh hưởng đến việc dự báo do thay đổi trong chức năng của sản phẩm làm thay đổi mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra. Thường thì nó được hiểu là sự tiến bộ trong công nghệ hoặc quy trình Phân tích chuỗi thời gian Phân tích chuỗi thời gian bao gồm các phương pháp để phân tích dữ liệu chuỗi thời gian, để từ đó trích xuất ra được các thuộc tính thống kê có ý nghĩa và các đặc điểm của dữ liệu

81

The Least Squares Method /ði li:st skweə meθəd/

Phương pháp bình phương nhỏ nhất Trong toán học, phương pháp bình phương tối thiểu, còn gọi là bình phương nhỏ nhất hay bình phương trung bình tối thiểu, là một phương pháp tối ưu hóa để xác định một đường phù hợp nhất cho một dải dữ liệu bằng việc sử dụng các phép tính đơn giản và đại só tuyến tính

Trend

Xu hướng

/trend/

Là những biến động quan trọng dài hạn trong một thời gian của giá trị dữ liệu được ghi lại

Trend Line

Đường xu hướng

/trend lain/

Là đường thẳng hoặc cong trong đồ thị xu hướng chỉ ra mô hình chung hoặc hướng của chuỗi dữ liệu thời gian (thông tin theo thứ tự thời gian). Đường xu hướng có thể được vẽ bằng cách nối các điểm dữ liệu thực tế với nhau

Uncorrelated

Không tương quan

/ənkɔrileitd/

Giá trị của biến này không liên quan đến các biến còn lại

Variables

Biến số

/'veəriəbls/

Là một biểu tượng cho một con số mà chúng ta chưa biết, nó sẽ nhận các giá trị khác nhau trong những trường hợp khác nhau

82

83

Budgeting Dự toán Alternative Courses Of Action

Phương án lựa chọn của hoạt động Là bước thứ tư trong chu kì lên kế hoạch và kiếm soát dự toán

/ɔːlˈtɜːnətɪv kɔːsiz əv ˈækʃn/ Annual Budget

Dự toán thường niên

/ˈænjuəl ˈbʌdʒɪt/

Một dự toán được chuẩn bị cho một kì 12 tháng, phác thảo cả chi phí lẫn doanh thu kì vọng nhận được và trả đi trong năm tiếp theo

Appearance

Bề ngoài

/əˈpɪərəns/

Bề ngoài của trang tính bao gồm các định dạng về kí tự, về văn bản và toàn bộ những gì có mặt trên trang tính

Automated Process

Chu trình tự động

/ˈɔːtəmeɪtɪd ˈprəʊses/

Quy trình tự động liên quan đến việc sử dụng công nghệ máy tính và công nghệ phần mềm để giúp các nhà máy điện và các nhà máy trong các ngành công nghiệp khác nhau hoạt động hiệu quả hơn và an toàn

Basic Layout

Bố trí cơ bản

/ˈbeɪsɪk ˈleɪaʊt/

Bố trí cơ bản của bảng tính bao gồm các ô được sắp xếp thành các dòng và cột. Mỗi ô có thể chứa kí tự, một số, hoặc một công thức toán học

84

Bottom Up (Participatory)

Từ dưới lên

/ˈbɒtəm ʌp/

Một dự toán từ dưới lên là một hệ thống dự toán mà ở đó những người giữ dự toán có cơ hội để tham gia lập các dự toán của họ

Budget Committee

Ủy ban dự toán

/ˈbʌdʒɪt kəˈmɪti/

Các ủy ban dự toán là cơ quan phối hợp trong việc chuẩn bị và quản lí dự toán

Budget Constrained

Ngân sách bị giới hạn

/ˈbʌdʒɪt kənˈstreɪnd/

Giới hạn ngân sách đại diện cho tất cả các kết hợp của hàng hóa và dịch vụ mà doanh nghiệp có thể mua được với giá hiện tại trong thu nhập của mình

Budget Guideline

Các nguyên tắc lập dự toán

/ˈbʌdʒɪt ˈɡaɪdlaɪnz/

Một tập hợp các văn bản, tài liệu hướng dẫn cho việc lập dự toán. Tất cả các công đoạn của việc lập dự toán đều phải tuân theo các tài liệu này

Budget Manual

Sách hướng dẫn lập ngân sách/ dự toán

/ˈbʌdʒɪt ˈmænjuəl/

Một tập hợp các hướng dẫn quản lí trách nhiệm của những người và những phương pháp, hình thức và ghi chép liên quan đến chuẩn bị và sử dụng của dữ liệu dự toán

Budget Period

Chu kì dự toán

/ˈbʌdʒɪt ˈpɪəriəd/

Chu kì thời gian mà dự toán liên quan tới

Budget Policy

Chính sách dự toán

/ˈbʌdʒɪt ˈpɒləsi/

Chính sách của việc lập kế hoạch doanh thu và chi phí

Budget Review

Phê duyệt dự toán

/ˈbʌdʒɪt rɪˈvjuː/

Quy trình phê duyệt dự toán sẽ diễn ra trong chu kì vài năm, chứ không phải thường niên. Chu kì này cũng như các chương trình và các dịch vụ cần được phê duyệt sẽ được xác định bởi lãnh đạo điều hành

Budgetary Planning

Kế hoạch dự toán

/ˈbʌdʒɪtəri ˈplænɪŋ/

Lập kế hoạch dự toán đòi hỏi phải xác định các nguồn thu nhập và tính đến tất cả các chi phí hiện tại và trong tương lai, với mục tiêu đáp ứng mục tiêu tài chính của một doanh nghiệp, đảm bảo tiết kiệm sau khi phân bổ cho chi tiêu 85

Budgetary Process

Chu trình dự toán

/ˈbʌdʒɪtəri ˈprəʊses/

Quy trình mà một tổ chức hay cá nhân lập và quản lí một kế hoạch tài chính

Budgetary Slack

Phần lỏng của dự toán

/ˈbʌdʒɪtəri slæk/

Phần lỏng của dự toán là phần chênh lệch giữa chi phí cần thiết tối thiểu và chi phí được xây dựng trong dự toán hoặc phát sinh thực tế

Budgetary Control System

Hệ thống kiểm soát dự toán

/ˈbʌdʒɪtəri kənˈtrəʊl ˈsɪstəm/

Kiểm soát phương thức hoạt động của một tổ chức thông qua việc thành lập các chuẩn mực và mục tiêu liên quan đến doanh thu và chi phí, và một sự giảm sát liên tục và điều chỉnh hiệu suất đổi với chúng

Congruence

Hợp thức

/ˈkɒŋɡruəns/

Là sự tích hợp của nhiều mục tiêu, hoặc là trong một tổ chức hoặc giữa nhiều nhóm. Hợp thức là kết quả của sự liên kết của các mục tiêu để đạt được một nhiệm vụ bao quát

Chart

Biểu đồ

/tʃɑːts/

Một lược đồ thể hiện thông tin dưới dạng một loạt các đường, khối,...

Enter And Edit Data

Nhập và chỉnh sửa dữ liệu

/ˈentər ənd ˈedɪt ˈdeɪtə/

Thao tác sử dụng bàn phím để nhập và chỉnh sửa dữ liệu trên bảng tính điện tử

Fill Cells

Điền vào các ô

/fɪl selz/

Thao tác sử dụng bàn phím để điền dữ liệu vào các ô trống trong bảng tính điện tử

Final Acceptance Of Budget

Chấp thuận cuối cùng của dự toán

/ˈfaɪnl əkˈseptəns əv ˈbʌdʒɪt/

Khi tất cả các dự toán phù hợp với nhau, chúng được tổng hợp vào một dự toán tổng hợp bao gồm một dự toán báo cáo lãi lỗ, dự toán báo cáo tình hình tài chính và dự toán tiền

Fixed Budget

Dự toán tĩnh

/fɪkst ˈbʌdʒɪts/

Một dự toán liên quan tới một mức độ riêng biệt của doanh nghiệp

86

Flexible Budget

Dự toán linh hoạt

/ˈfleksəbl ˈbʌdʒɪts/

Một dự toán thay đổi ứng xử đối với sự thay đổi trong doanh số hoặc đầu ra

Functional Budget

Dự toán chức năng

/ˈfʌŋkʃənl ˈbʌdʒɪts/

Là dự toán cho các chức năng và các phòng ban của một tổ chức. Vì thế chúng bao gồm các dự toán sản xuất, dự toán tiếp thị, dự toán tiêu thụ, dự toán nhân viên, dự toán mua hàng và dự toán nghiên cứu - phát triển

Graph

Đồ thị

/ɡræfs/

Một lược đồ cho thấy mối quan hệ giữa hai bộ số lượng hoặc giá trị, mỗi đại lượng được thể hiện trên một trục

Identify Alternative Courses Of Action

Xác định phương án lựa chọn của hoạt động

/aɪˈdentɪfaɪ ɔːlˈtɜːnətɪv kɔːsɪz əv ˈækʃn/

Xác định các phương án lựa chọn của hoạt động là bước thứ hai trong chu kì lên kế hoạch và kiểm soát dự toán

Identify Objectives

Xác định mục tiêu

/aɪˈdentɪfaɪ əbˈdʒektɪvz/

Xác định mục tiêu là bước đầu tiên trong chu kì lên kế hoạch và kiểm soát dự toán

Incentives

Ưu đãi

/ɪnˈsentɪvz/

Một thứ gì đó khuyến khích một khách hàng mua hàng, hoặc người làm thuê làm việc tốt hơn

Insert And Delete Columns And Rows

Chèn và xóa các cột và các dòng

/ɪnˈsɜːt ənd dɪˈliːt ˈkɒləmz ənd rəʊz/

Thao tác sử dụng các thiết bị đầu vào để chèn và xóa các cột trong bảng tính điện tử

87

Labour Budget

Dự toán chi phí nhân công

/ˈleɪbər ˈbʌdʒɪt/

Dự toán chi phí nhân công trực tiếp là việc dự kiến tổng số lượng thời gian cần thiết để hoàn thành khối lượng sản phẩm sản xuất và đơn giá thời gian lao động trực tiếp

Marketing Budget

Dự toán chi phí tiếp thị

/ˈmɑːkɪtɪŋ ˈbʌdʒɪts/

Một dự tính chi phí cần thiết để quảng cáo một sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp. Một dự toán tiếp thị điển hình sẽ bao gồm tất cả các chi phí quảng cáo, bao gồm truyền thông tiếp thị như phát triển website, quản cáo và quan hệ công chúng, cũng như các chi phí thuê nhân viên tiếp thị và sử dụng không gian văn phòng

Materials Purchases Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp Budget Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là việc dự kiến số /məˈtɪəriəlz ˈpɜːtʃəsɪz lượng và giá trị nguyên vật liệu sử dụng trong kì cho hoạt động ˈbʌdʒɪt/ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Measure Actual Results /ˈmeʒər ˈæktʃuəl rɪˈzʌlts/ Negotiated Style Of Budgeting

Đo lường kết quả thực tế Đo lường kết quả thực tế và so sánh với kế hoạch là bước thứ sáu của chu kì lên kế hoạch và kiếm soát dự toán

Phong cách đàm phán của dự toán

/nɪˈɡəʊʃieɪt staɪl əv ˈbʌdʒɪtɪŋ/

Một dự toán được đàm phán là một dự toán mà những dự toán dự phòng được lập rộng rãi trên cơ sở những đàm phán giữa người giữ dự toán và những người họ báo cáo

Non - Accounting

Phi kế toán

/nɒn-əˈkaʊntɪŋ/

Không dựa trên các cơ sở kế toán

Non - Controllable Costs

Chi phí không kiểm soát được

/nɒn-kənˈtrəʊləbl kɒsts/

Một khoản chi phí không thể bị thay đổi bởi một cá nhân, một phòng ban hay doanh nghiệp

88

Operational Managers /ˌɒpəˈreɪʃənl ˈmænɪdʒərz/

Performance Evaluation /pəˈfɔːməns ɪˌvæljuˈeɪʃn/

Performance Measures

Nhà quản trị hoạt động Các nhà quản lí hoạt động thường là một người đa năng trong tổ chức, và khi có một câu hỏi về doanh nghiệp không được sáng tỏ mà phòng nào đó cần xử lí, các nhà quản lí hoạt động giải quyết câu hỏi đó Đánh giá hiệu suất Định nghĩa hình thức của một hành động liên quan đến công việc của một cá nhân và kết quả của họ trong một tình huống cụ thể. Trong giao dịch tài chính, mục tiêu của nó là để đánh giá mức độ mà các cá nhân đã đóng góp cho công ty hay các khách hàng, cho dù thành tích của anh/cô ấy ở trên hay dưới định mức của thị trường, công nghiệp. Cũng được gọi là đo lường hiệu suất Đo lường hiệu quả

/pəˈfɔːməns ˈmeʒərz/

Là một chỉ số định lượng được sử dụng để đánh giá một tổ chức hay doanh nghiệp đạt được mục tiêu mong muốn của mình tốt như thế nào

Production Budget

Dự toán sản xuất

/prəˈdʌkʃn ˈbʌdʒɪts/

Là một kế hoạch tài chính cho những khoản mục nằm trong quá trình sản xuất. Một dự toán sản xuất điển hình cho một doanh nghiệp sản xuất sẽ bao gồm một ước tính số lượng hàng cần được sản xuất để phù hợp với mục tiêu doanh thu và các yêu cầu về hàng tồn kho

Profit Conscious

Lợi nhuận rõ ràng

/ˈprɒfɪt ˈkɒnʃəs/

Phong cách lợi nhuận rõ ràng nghĩa là nhà quản lý đánh giá về khả năng giảm chi phí và tăng lợi nhuận trong dài hạn

Putting Plan Into Practice

Đưa kế hoạch vào thực tế

/pʊtɪŋ plæn ˈɪntə ˈpræktɪs/ Respond To Divergences /rɪˈspɒnd tuː daɪˈvɜːdʒənsɪz/

Đưa kế hoạch vào thực tế là đưa một quy trình được đề nghị thành quy trình thực tế

Phản hồi tới những sự khác biệt Phản hồi tới những sự khác biệt là bước thứ bảy, bước cuối cùng của chu kì lên kế hoạch và kiếm soát dự toán

89

Responsibility Accounting /rɪˌspɒnsəˈbɪləti əˈkaʊntɪŋ/

Kế toán trách nhiệm Sự lưu giữ các ghi chép tài chính với một sự nhấn mạnh về người có trách nhiệm với mỗi khoản mục

Restricts Output

Giới hạn đầu ra

/rɪˈstrɪkts ˈaʊtpʊt/

Cũng được hiểu là giới hạn cung cấp, xảy ra khi các đối thủ cạnh tranh đồng ý ngăn chặn, giới hạn hoặc hạn chế khối lượng hoặc chủng loại của các hàng hóa hoặc dịch vụ cụ thể có sẵn

Sales Budget

Dự toán tiêu thụ

/seɪlz ˈbʌdʒɪt/

Là dự toán được lập ra đầu tiên và là căn cứ để xây dựng các dự toán khác. Dự đoán tiêu thụ được dự đoán dựa trên mức tiêu thụ ước tính với giá bán

Setting Budget

Lập dự toán

/ˈsetɪŋ ˈbʌdʒɪt/

Là việc lập kế hoạch sử dụng tiền của doanh nghiệp. Kế hoạch này cho phép doanh nghiệp xác định trước xem có đủ tiền để làm các thứ mà doanh nghiệp cần làm

Short Term Achievements

Thành tựu ngắn hạn

/ʃɔːt tɜːm əˈtʃiːvmənts/

Kết quả đạt được trong ngắn hạn, hết sức có ý nghĩa, sau một quá trình hoạt động thành công

Spreadsheet

Bảng tính

/ˈspredʃiːt/

Một bảng tính là một giấy tờ chia thành các hàng và cột. Giao điểm của một hàng và một cột được gọi là một ô

Top Down (Imposed)

Từ trên xuống

/tɒp daʊn/

Một dự toán từ trên xuống là một dự toán được lập mà không cho phép người giữ dự toán cuối cùng có cơ hội tham gia vào chu trình dự toán

90

91

Capiture Expenditures Chi phí vốn hóa Avoidable Costs

Chi phí có thể tránh được

/əˈvɔɪ.də.bəl kɒst/

Chi phí có thể bị loại bỏ hoặc qua việc không sử dụng hoặc không còn thực hiện hoạt động đó

Capital Expenditure

Chí phí vốn hóa

/ˈkæp.ɪ.təl ɪkˈspen.dɪ.tʃər/

Chi phí vốn phát sinh từ việc mua một tài sản dài hạn hoặc nâng cao năng lực sản xuất của chúng

Capital Income

Thu nhập từ vốn

/ˈkæp.ɪ.təl ˈɪn.kʌm/

Lợi nhuận từ việc bán tài sản phi thương mại

Differential Costs

Chi phí khác

/ˌdɪf.əˈren.ʃəl kɒst/

Các chi phí khác nhau giữa chi phí của 2 quyết định có thể thay thế cho nhau hoặc sự thay đổi về mức độ sản lượng đầu ra

Direct Consequence Hệ quả trực tiếp của quyết định Of A Decision Các chi phí phát sinh liên quan nếu như quyết định đó được /daɪˈrekt thực hiện ˈkɒn.sɪ.kwəns əv ə dɪˈsɪʒ.ən/

92

Non - Current Asset

Tài sản dài hạn

/ˌnɒn ˈkʌr.ənt ˈæs.et/

Là tài sản được kì vọng sẽ năm giữ trong khoảng thời gian nhiều hơn 12 tháng

Non - Relevant Variable Costs

Chi phí biến đổi không liên quan

/ˌnɒn-ˈrel.ə.vənt ˈveə.ri.ə.bəl kɒst/

Chi phí sẽ phát sinh khi mà chi phí biến đổi thực thế là chi phí chìm

Opportunity Costs

Chi phí cơ hội

/ˌɒp.əˈtʃuː.nə.ti kɒst/

Chi phí thay thế bị bỏ ra để theo đuổi một hành động nhất định

Relevant Costs

Chi phí liên quan

/ˈrel.ə.vənt kɒst/

Chi phí chỉ liên quan đến một quyết định quản lý cụ thể, và nó sẽ thay đổi trong tương lai từ kết quả của quyết định

Replacement Costs

Chí phí thay thế

/rɪˈpleɪs.mənt kɒst/

Chi phí thay thế tài sản của công ty với một tài sản tương tự hoặc cùng giá trị

Revenue Expenditure

Chi phí tạo doanh thu

/ˈrev.ən.juː ɪkˈspen.dɪ.tʃər/ Self Constructed Asset /self kənˈstrʌkt ˈæs.et/

Chi phí phát sinh cho mục đích thương mại hoặc duy trì năng lực sản xuất hiện tại của tài sản dài hạn

Tài sản tự xây dựng Một tài sản mà doanh nghiệp lựa chọn để xây dựng dưới sự quản lý của chính họ

Sunk Costs

Chi chí chìm

/sʌŋk kɒst/

Chi phí đã phát sinh và vì vậy không còn ảnh hưởng đến việc ra quyết định

93

94

Method Of Project Appraisal Các phương pháp thẩm định dự án Annuity

Khoản nhận (trả) hàng năm

/əˈnjuː.ə.ti/

Khoản tiền nhận (trả) hàng năm là số tiền bằng nhau qua các năm mà doanh nghiệp phải thanh toán hoặc nhận được. Định nghĩa này được sử dụng trong công thức tính giá trị hiện tại thuần của các dự án.

Breakeven

Điểm hòa vốn

/ˌbreɪkˈiːvən/

Điểm hòa vốn trong giá trị hiện tại thuần là giá trị doanh thu của dự án làm giá trị hiện tại thuần bằng 0, tức là điểm mà công ty không tạo ra lỗ hoặc lãi.

Compound Interest

Lãi kép

/ˈkɒm.paʊnd ˈɪn.trəst/

Lãi tính trên số vay ban đầu và lãi lũy kế của kỳ trước của các khoản nợ hoặc tiền gửi

Cost Of Capital

Chi phí vốn

/kɒst əv ˈkæp.ɪ.təl/

Là số tiền dành cho các tài sản hữu hình mà sẽ được sử dụng trong hơn một năm trong hoạt động của một doanh nghiệp

95

Decision Making

Ra quyết định

/dɪˈsɪʒ·ənˌmeɪ·kɪŋ/

Quá trình đưa ra lựa chọn, quyết định quan trọng

Discounted Cash Flow

Chiết khấu dòng tiền

/dɪsˈkaʊntɪd ˈkæʃ ˌfləʊ/

Discounted Payback

Phương pháp chiết khấu dòng tiền là phương pháp đánh giá sử dụng để ước lượng giá trị thời gian của tiền. Chiết khấu dòng tiền có thể được sử dụng trong phương pháp giá trị hiện tại thuần hoặc tỷ lệ hoàn vốn nội bộ để đánh giá khả năng sinh lời của dự án. Hoàn vốn có chiết khấu

/dɪsˈkaʊntɪd ˈpeɪ.bæk/

Hoàn vốn có chiết khấu áp dụng chiết khấu cho các khoản thu trong thời kỳ hoàn vốn, tức là sau khi giá trị hiện tại thuần của dự án lớn hơn 0

Discounting

Chiết khấu

/dɪsˈkaʊntɪŋ/

Trong thẩm định dự án, chiết khấu là việc tính ra số tiền cần phải đầu tư ở hiện tại để có được một số tiền ở tương lai, ví dụ để có 10,000$ sau 4 năm với lãi suất 6% thì hiện tại cần đầu tư bao nhiêu tiền

Effective Rate Of Interest

Tỷ suất hiệu quả

/ɪˈfektɪv reɪt əv ˈɪn.trəst/ Internal Rate Of Return

Là tỷ suất tương quan hàng năm khi lãi suất là lãi kép với kỳ tính lãi nhỏ hơn một năm. Ví dụ với các công ty tín dụng áp dụng lãi kép là 2%/ năm, tỷ suất hiệu quả sẽ là 26.82%/ năm. Tỉ suất hoàn vốn nội bộ

/ɪnˈtɜː.nəl reɪt əv rɪˈtɜːn/

Tỉ suất hoàn vốn nội bộ sử dụng phương pháp thử các tỷ lệ chiết khấu khác nhau để tính toán tỉ lệ chiết khấu tạo ra khi giá trị hiện tại thuần bằng không.

Liquidity

Thanh khoản

/lɪˈkwɪdɪti/

Khả năng chuyển đổi một tài sản thành tiền một cách dễ dàng

Net Present Value

Giá trị hiện tại thuần

/net ˈprez.ənt ˈvæl.juː/ Là hiệu số của giá trị hiện tại dòng doanh thu (cash inflow) trừ đi giá trị hiện tại dòng chi phí (cash outflow) tính theo tỷ lệ chiết khấu lựa chọn.

96

Payback Period

Thời gian hoàn vốn

/ˈpeɪ.bæk ˌpɪə.ri.əd/

Là thời gian diễn ra hoạt động đầu tư ban đầu để thu hồi dòng tiền từ dự án. Phương pháp thời gian hoàn vốn sẽ bị ảnh hưởng đặc biệt nếu như có vấn đề về tính thanh khoản hoặc dự báo trong tương lai là không chắc chắn

Perpetuity /ˌpɜː.pəˈtʃuː.ə.ti/

Vô hạn

Profitability

Khả năng tạo ra lợi nhuận

/ˌprɒfɪtəˈbɪlɪti/

Phương pháp thời gian hoàn vốn chỉ tính ra thời gian dự án trở nên có lãi mà bỏ qua khả năng tạo ra lợi nhuận của dự án

Time Value Of Money

Giá trị thời gian của tiền

/taɪm ˈvæl.juː əv ˈmʌn.i/

Một thứ kéo dài mãi mãi hoặc không xác định được thời kỳ cụ thể

Theo nguyên tắc giá trị thời gian của tiền, số tiền nhận được sớm từ hoạt động đầu tư hoặc trả lại sớm cho khoản nợ sẽ có giá trị hơn là số tiền nhận được hoặc phải trả vào thời gian sau

97

98

Standard Cost Giá thành định mức Collection Of Actual Costs /kəˈlekʃn əv ˈæktʃuəl kɒsts/

Tổng hợp chi phí thực tế Trong phương pháp giá thành định mức, việc tổng hợp các chi phí thực tế phát sinh là bước thứ hai trong quy trình kiểm soát chi phí. Sau khi thiết lập các chi phí định mức phát sinh cho việc sản xuất sản phẩm/ dịch vụ, các chi phí thực tế phát sinh được tổng hợp lại và sau đó chi phí thực tế được so sánh với định mức để phân tích biến động.

Control Technique

Kỹ thuật kiểm soát

/kənˈtrəʊl tekˈniːk/

Phương pháp chi phí định mức được sử dụng như một kỹ thuật kiểm soát khi biến động chi phí thực tế phát sinh với định mức được phân tích để quản lý

Direct Labour Standard Rates

Tỉ lệ nhân công trực tiếp định mức

/daɪˈrekt ˈleɪbər ˈstændəd reɪts/

Tỉ lệ nhân công trực tiếp hợp lí được sử dụng để tạo ra một đơn vị sản phẩm

Efficiency Targets

Mục tiêu hiệu quả

/ɪˈfɪʃnsi ˈtɑːɡɪts/

Định mức làm việc được sử dụng để đặt mục tiêu hiệu quả trong doanh nghiệp. Có bốn loại định mức tương ứng với bốn điều kiện hoạt động của doanh nghiệp: lý tưởng, có thể đạt được, hiện tại và cơ bản.

Forecast Movement

Dự báo biến động

/ˈfɔːkɑːst ˈmuːvmənt/

Dự báo các biến động có thể xảy ra đối với dự toán linh hoạt trong tương lai 99

Inflation

Lạm phát

/ɪnˈfleɪʃn/

Một sự tăng lên rất lớn của cung tiền hay tín dụng so với sự sản xuất hàng hóa và dịch vụ, kết quả là giá cả cao hơn và sức mua của tiền bị suy giảm

Overhead Absorption Standard Rates

Tỉ lệ phân bổ chí phí sản xuất chung định mức Tỉ lệ phân bổ chi phí sản xuất chung vào trong từng sản phẩm hợp lí, có thể chấp nhận được.

/ˌəʊvəˈhed əbˈsɔːpʃn ˈstændəd reɪts/ Performance Standards

Hiệu suất định mức Điểm chuẩn mà tại đó hiệu suất thực tế được đo lường.

/pəˈfɔːməns ˈstændədz/ Production Scheduling

Kế hoạch sản xuất

/prəˈdʌkʃn ˈskedʒuːlɪŋ/

Thời gian biểu cho việc sử dụng các nguồn lực và quá trình theo yêu cầu của doanh nghiệp để sản xuất hàng hóa và cung cấp dịch vụ.

Regular Suppliers

Nhà cung cấp thường xuyên

/ˈreɡjələr səˈplaɪərz/

Nhà cung cấp thường xuyên là nhà cung cấp mà doanh nghiệp thường xuyên mua hàng từ họ, có xu hướng mua hàng, đặt hàng lâu dài từ họ.

Resource Requirements

Yêu cầu nguồn lực

/rɪˈsɔːs rɪˈkwaɪəmənts/

Một khi đã xác định tất cả các công việc yêu cầu cho dự án, doanh nghiệp cần xác định các nguồn lực cần thiết để hoàn thành mỗi công việc.

Standard Cost

Chi phí định mức

/ˈstændəd kɒst/

Một chi phí định mức là một chi phí đơn vị được ước tính trước, sử dụng để định giá hàng tồn kho và kiểm soát

Standard Cost Card

Thẻ giá thành định mức

/ˈstændəd kɒst kɑːd/

Một thẻ chi phí định mức chứa một khoản mục của số lượng tiêu chuẩn của vật liệu, lao động và chi phí cần thiết để tạo ra một đơn vị sản phẩm.

100

Standard Cost Of Sale /ˈstændəd kɒst əv seɪl/ Standard Direct Cost /ˈstændəd daɪˈrekt kɒst/ Standard Full Production Cost /ˈstændəd fʊl prəˈdʌkʃn kɒst/

Giá vốn định mức Giá vốn hàng bán được xác định trước, trong điều kiện bình thường

Chi phí trực tiếp định mức Chi phí trực tiếp được xác định trước, trong điều kiện bình thường

Tổng chi phí sản phẩm định mức Tổng chi phí sản phẩm được xác định trước, trong điều kiện bình thường

Standard Profit

Lợi nhuận định mức

/ˈstændəd ˈprɒfɪt/

Là lợi nhuận được xác định trước, trong điều kiện bình thường.

Standard Resource Requirements

Yêu cầu nguồn lực định mức

/ˈstændəd rɪˈsɔːs rɪˈkwaɪəmənts/ Standard Sales Price /ˈstændəd seɪlz praɪs/

Các yêu cầu về các nguồn lực được sử dụng cho công việc một cách hợp lí, hiệu quả, tiết kiệm nhất.

Giá bán định mức Một giá bán hàng hóa và dịch vụ được xác định trước, trong điều kiện bình thường

Standard Variable Cost /ˈstændəd ˈveəriəbl kɒst/

Chi phí biến đổi định mức

Stock Valuation

Định giá cổ phiếu

/stɒk ˌvæljuˈeɪʃn/

Một sự ước lượng giá trị của cổ phiếu tại cuối kì kế toán.

Time Consuming Process

Quá trình tiêu hao thời gian

Chi phí biến đổi được xác định trước, trong điều kiện bình thường.

Một quá trình cần hay tiêu tốn rất nhiều thời gian

/taɪm kənˈsjuːmɪŋ ˈprəʊses/

101

102

Cost Variances Biến động chi phí Direct Material Price Variance

Biến động giá nguyên vật liệu trực tiếp

/daɪˈrekt məˈtɪəriəl praɪs ˈveəriəns/

Phần chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu thực tế cho một sản phẩm so sánh với phần đã được đưa vào dự toán

Direct Material Total Variance

Biến động tổng nguyên vật liệu trực tiếp

/daɪˈrekt məˈtɪəriəl ˈtəʊtl ˈveəriəns/ Direct Material Usage Variance /daɪˈrekt məˈtɪəriəl ˈjuːsɪdʒ ˈveəriəns/ Fixed Overhead Volume Capacity Variance /fɪkst ˌəʊvəˈhed kəˈpæsəti ˈveəriəns/

Phần chênh lệch giữa chi phí nguyên vật liệu được dự toán cho một sản phẩm và chi phí nguyên vật liệu thực tế sau khi sản xuất Biến động tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp Phần chênh lệch giữa lượng nguyên vật liệu cần thiết để tạo ra một sản phẩm và lượng nguyên vật liệu đã được đưa vào dự toán để tạo ra sản phẩm Biến động chi tiêu định phí sản xuất chung Biến động chi tiêu định phí sản xuất chung tính toán sự biến động trong phân bổ các định phí sản xuất chung sản phầm do sự thay đổi trong số giờ sản xuất so với dự toán

103

Fixed Overhead Volume Efficiency Variance /fɪkst ˌəʊvəˈhed ˈvɒljuːm ɪˈfɪʃnsi ˈveəriəns/

Biến động khối lượng định phí sản xuất chung Biến động khối lượng định phí sản xuất chung tính toán sự biến động trong phân định phí sản xuất chung do sự thay đổi trong hiệu quả khối lượng sản xuất trong một kì.

Fixed Production Overhead Variance /fɪkst prəˈdʌkʃn ˌəʊvəˈhed ˈveəriənsɪz/

Biến động của định phí sản xuất chung

Idle Time Variance

Biến động thời gian nghỉ

/ˈaɪdl taɪm ˈveəriəns/

Phần chênh lệch giữa số giờ làm việc dự toán và số giờ được trả tiền nhưng không làm việc

Sales Variance

Biến động của doanh thu

/seɪlz ˈveəriənsɪz/

Biến động doanh thu là số chênh lệch giữa doanh thu thực tế và doanh thu dự toán. Nó được sử dụng để đo lường hiệu quả hoạt động của bộ phận bán hàng và phân tích kết quả kinh doanh để hiểu rõ hơn các điều kiện thị trường

Variable Cost Variance

Biến động của biến phí

/ˈveəriəbl kɒst ˈveəriənsɪz/ Variable Production Overhead Variance /ˈveəriəbl prəˈdʌkʃn ˌəʊvəˈhed ˈveəriənsɪz

Phần chênh lệch giữa định phí sản xuất chung đã phát sinh và tổng số chi phí chung được phân bổ thực tế

Phần chênh lệch giữa biến phí được dự toán và biến phí phát sinh thực tế

Biến động của biến phí sản xuất chung Phần chênh lệch giữa chi phí sản xuât một số lượng sản phẩm thực tế và chi phí sản xuất một số lượng sản phẩm trên dự toán, về biến phí sản xuất chung.

Variance

Biến động

/ˈveəriəns/

Phần chênh lệch giữa các chi phí trên dự toán và thực tế

104

105

Performance Measurement Thực hiện đo lường Asset Turnover

Số vòng quay của tài sản

/ˈæset ˈtɜːrnoʊvər/

Số vòng quay của tài sản là thước đo tài sản đang được sử dụng để tạo ra doanh thu có hiệu quả hay không. Hệ số này được tính bằng (doanh thu/vốn sử dụng)

Attainable

Khả thi

/əˈteɪnəbl/

Tính khả thi nghĩa là tầm quan trọng của mục tiêu đó là tính thực tế và có thể đạt được

Cost/ Sales Ratio /kɔːst/ seɪl ˈreɪʃioʊ/

Tỷ số chi phí/doanh thu Các tỉ số chi phí/doanh thu bao gồm 3 tỉ số cơ bản trong phân tích báo cáo tài chính: - Chi phí sản xuất chung ÷ Doanh thu - Chi phí vận chuyển và quảng cáo ÷ Doanh thu - Chi phí quản lý doanh nghiệp ÷ Doanh thu

Current Ratio

Chỉ số thanh toán hiện hành

/ˈkɜːrənt ˈreɪʃioʊ/

Là một hệ số tiêu chuẩn về tính thanh khoản và được tính bằng tài sản ngắn hạn/nợ ngắn hạn

106

Measurement

Đo lường được

/ˈmeʒərmənt/

Nhấn mạnh sự cần thiết khi sử dụng các tiêu chí cụ thể để có thể đo lường xem đã đạt được bao nhiêu phần mục tiêu

Policies And Standards Of Behavior /ˈpɑːləsi ənd ˈstændərd əv bɪˈheɪvjər/

Các chính sách và chuẩn mực hành xử

Productivity

Năng suất

/ˌproʊdʌkˈtɪvəti/

Đây là số lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ sản xuất được (đầu ra) dựa trên các nguồn lực đưa vào. Ví dụ có bao nhiêu sản phẩm được tạo ra trên một giờ, hoặc trên một nhân viên, hoặc trên một tấn nguyên liệu. Năng suất đo lường các nguồn lực đang được sử dụng có hiệu quả hay không

Profit Margin

Biên lợi nhuận

/ˈprɑːfɪt ˈmɑːrdʒən/

Lợi nhuận cận biên được tính bằng (Lợi nhuận/Doanh thu) x 100%. Lợi nhuận cận biên cung cấp cho nhà quản lý một cách đơn giản để đo lường hiệu suất làm việc

Purpose

Mục đích

/ˈpɜːrpəs/

Ý định, chức năng, điều mà công ty hướng tới phải đạt được

Quick Ratio

Hệ số khả năng thanh toán nhanh

/kwɪk ˈreɪʃioʊ/

Là tỉ lệ giữa (Tài sản ngắn hạn - Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn

Result - Oriented

Hướng đến kết quả

/rɪˈzʌlt ˈɔːriənteɪtid/

Là một thuật ngữ dùng để mô tả mục tiêu một cá nhân hay một tổ chức tập trung vào kết quả chứ không phải là quá trình để sản xuất ra một sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ

Return On Investment (ROI)

Lợi tức/ hiệu suất đầu tư

/rɪˈtɜːrn ɔːn ɪnˈvestmənt/

Các nhiệm vụ được chuyển đổi thành hiệu suất công việc hàng ngày. Ví dụ, nhiệm vụ của một công ty là phải cung cấp các dịch vụ chăm sóc khách hàng, vậy thì nó phải đáp ứng được tất cả các vấn đề như là sự lịch sự với khách hàng, nhanh chóng trả lời tất cả các cuộc điện thoại

Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư được tính bằng (Lợi nhuận/Nguồn vốn sử dụng) x 100% và thể hiện cứ 100 đồng nguồn vốn đầu tư thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận

107

Specific

Cụ thể

/spəˈsɪfɪk/

Tính cụ thể nhấn mạnh sự cần thiết xác định một mục tiêu cụ thể hơn là một mục tiêu tổng quát

Strategic Scope /strəˈtiːdʒɪk skoʊp/

Phạm vi chiến lược

Strategy /ˈstrætədʒi/

Chiến lược

Phạm vi chiến lược của một tổ chức được xác định bởi những ranh giới mà các nhà quản lý đặt ra. Những ranh giới có thể được thiết lập về mặt địa lý, thị trường, phương thức kinh doanh, sản phẩm hoặc bất kỳ những tham số nào là đặc trưng của tổ chức

Chiến lược là nhiệm vụ phải đưa ra những tư duy, phương hướng thương mại cho tổ chức và do đó xác định hai hành động: (a) Những sản phẩm dịch vụ mà tổ chức cung cấp là gì và vị thế cạnh tranh của nó như thế nào (b) Những tiềm năng để có thể phát triển, và cách thức cạnh tranh với các doanh nghiệp khác là gì

Time Bounded

Giới hạn về thời gian

/taɪm baʊndid/

Giới hạn về thời gian nhấn mạnh tầm quan trọng của mục tiêu nền tảng trong một khung thời gian đã được định sẵn

Values And Culture

Các giá trị và văn hóa

/ˈvæljuː ənd ˈkʌltʃər/

Các giá trị của doanh nghiệp là những niềm tin căn bản, không cần phải nói ra thành lời giữa những người cùng làm việc trong tổ chức. Giá trị của doanh nghiệp (một tập thể) chính là sự dung hòa giữa giá trị của các cá nhân. Trong những xung đột về đạo đức, các cuộc đụng độ giữa các giá trị của tổ chức và cá nhân sẽ khó giải quyết nếu các nguyên tắc của một ai đó không cho phép họ thỏa hiệp với những gì tổ chức muốn

108

109

Applications Of Measurement Áp dụng đo lường Balanced Scorecard

Bảng điểm cân bằng

/ˈbælənst ˈskɔːrkɑːrd/

Sự đo lường bảng điểm cân bằng thể hiện trong bốn quan điểm khác nhau: sự hài lòng của khách hàng, thành công về mặt tài chính, hiệu quả của quá trình và sự tăng trưởng

Benchmarking

Điểm chuẩn

/ˈbentʃmɑːrkɪŋ/

Một loại biện pháp so sánh thông qua đó một tổ chức sẽ nỗ lực để có thể nâng cao hiệu suất

Capacity Ratio

Tỷ suất năng suất lao động

/kəˈpæsəti ˈreɪʃioʊ/

Tỷ suất sử dụng năng suất so sánh số giờ làm việc thực tế và dự kiến, từ đó đo lường mức độ sử dụng được nguồn lực theo kế hoạch đã đạt được bao nhiêu

110

Competitive Performance

Hiệu quả cạnh tranh

/kəmˈpetətɪv pərˈfɔːrməns/

Hiệu quả cạnh tranh tập trung vào các lĩnh vực như tốc độ tăng doanh thu, thị phần hay khả năng có được các hợp đồng kinh doanh mới

Cost Centre

Trung tâm chi phí

/kɔːst ˈsentər/

Trung tâm chi phí là một đơn vị trực thuộc công ty không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, và nó vẫn cần tiền để vận hành. Một số ví dụ điển hình: bộ phận kỹ thuật trong nhà máy, bộ phận hành chính, IT hay kế toán trong bất cứ công ty nào

Financial Performance /fəˈnænʃl pərˈfɔːrməns/

Hiệu quả tài chính Hiệu quả tài chính là phép đo xem một doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản nó có để tạo ra bao nhiêu doanh thu

Flexibility

Tính linh hoạt

/ˌfleksəˈbɪləti/

Tính linh hoạt là khả năng thích ứng của một hệ thống, chẳng hạn như một quá trình sản xuất, cách tính chi phí là khác nhau cho mỗi loại sản phẩm trong một phạm vi nhất định và khung thời gian nhất định Sự đổi mới, cải tiến

Innovation /ˌɪnəˈveɪʃn/

Quá trình biến đổi một ý tưởng hay sáng chế thành một hàng hóa hoặc dịch vụ tốt hơn để tạo ra thêm giá trị cho công ty và khách hàng

Investment Centre

Trung tâm đầu tư

/ɪnˈvestmənt ˈsentər/

Trung tâm đầu tư là trung tâm mà nhà quản trị không chỉ chịu trách nhiệm về doanh thu, chi phí mà còn quyết định về mức vốn đầu tư

Machine Down Time

Thời gian máy hư hỏng

/məˈʃiːn daʊn taɪm/

Là khoảng thời gian mà máy móc bị hỏng, nó cho biết tổng thời gian vô ích của máy móc

Management Performance Measures /ˈmænɪdʒmənt pərˈfɔːrməns ˈmeʒər/

Đo lường hiệu quả quản lý Đo lường hiệu quả quản lý có thể bao gồm: Các biện pháp chủ quan, sự phán xét từ bên ngoài, thẩm định, các biện pháp kế toán

111

Non - Profit Seeking Organisations /nɑːn - ˈprɑːfɪt siːkɪŋ ˌɔːrɡənəˈzeɪʃn/

Non - Financial Objectives /nɑːn - fəˈnænʃl əbˈdʒektɪv/ Performance For Overhead /pərˈfɔːrməns fɔːr ˌoʊvərˈhed/ Performance Measures For Labour /pərˈfɔːrməns ˈmeʒər fɔːr ˈleɪbər/

Performance Measures For Material /pərˈfɔːrməns ˈmeʒər fɔːr məˈtɪriəl/

Performance Measures For Sale /pərˈfɔːrməns ˈmeʒər fɔːr seɪl/

Các tổ chức phi lợi nhuận Bao gồm các tổ chức khu vực tư nhân như tổ chức từ thiện, nhà thờ và phần nhiều là các khu vực công. Một vấn đề lớn với nhiều tổ chức phi lợi nhuận, đặc biệt là các cơ quan chính phủ, đó là rất khó để xác định mục tiêu của họ Các mục tiêu phi tài chính Mục tiêu phi tài chính bao gồm các phúc lợi của người lao động và xã hội nói chung cộng với việc thực hiện trách nhiệm đối với khách hàng và nhà cung cấp Hiệu quả sử dụng chi phí sản xuất chung Đo lường sự chênh lệch giữa chi phí sản xuất chung và hiệu quả hoạt động

Đo lường hiệu quả sử dụng lao động Chi phí lao động theo truyền thống được đo lường trong điều kiện hiệu suất tiêu chuẩn (lý tưởng, có thể đạt được...) và sự chênh lệch tốc độ và hiệu quả đạt được Các biện pháp đo lường hiệu quả lao động tập trung vào các vấn đề như khả năng giao tiếp, mối quan hệ giữa các cá nhân với đồng nghiệp, ấn tượng của khách hàng và mức độ tiến bộ của các kĩ năng Đo lường hiệu quả của việc sử dụng nguyên vật liệu Cách đo lường truyền thống là dựa vào sự chênh lệnh giữa chi phí đầu vào, giá bán và sự sử dụng. Nhiều hệ thống cũ cũng phân tích cả sự lãng phí nữa. Cách đo lường trong môi trường kinh doanh hiện đại bao gồm số lượng bị loại bỏ trong số những vật liệu được cung cấp, và cả thời gian, đọ tin cậy của việc giao nhận nguyên vật liệu Đo lường hiệu quả của việc bán hàng Theo truyền thống, hiệu quả của việc bán hàng được đo lường trong các điều kiện có sự chênh lệch về giá, về khối lượng hàng hóa và chênh lệch về doanh thu. Một số cách đo lường khác là dựa vào doanh thu mục tiêu và thị phần mục tiêu. Chúng có thể được phân tích chi tiết theo vùng, lãnh thổ, sản phẩm, người bán…

112

Production Cycle Time

Thời gian một chu kì sản xuất

/prəˈdʌkʃn ˈsaɪkl taɪm/

Thời gian của 1 chu kì sản xuất bao gồm cả thời gian không tạo ra thêm giá trị như thời gian cài đặt, thời gian chết, thời gian nhàn rỗi...

Profit Centre

Trung tâm lợi nhuận

/ˈprɑːfɪt ˈsentər/

Là trung tâm mà nhà quản trị chịu trách nhiệm về cả doanh thu và chi phí

Quality Of Service

Chất lượng dịch vụ

/ˈkwɑːləti ʌv ˈsɜːrvɪs/

Là mức độ cung cấp các dịch vụ thúc đẩy được sự hài lòng của khách hàng

Resource Utilization

Sự tận dụng nguồn tài nguyên

/rɪˈsɔːrs ˌjuːtələˈzeɪʃn/

Sự tận dụng nguồn tài nguyên thường được đo lường trong điều kiện về năng suất. Nó có thể dễ dàng đo lường được sự thay đổi tùy theo các dịch vụ được chuyển giao

Revenue Centre

Trung tâm doanh thu

/ˈrevənuː ˈsentər/

Là một phòng ban, hay một đơn vị của một công ty có nhiệm vụ tạo ra doanh thu thông qua bán hàng và cung cấp dịch vụ, ví dụ: các cửa hàng, kho cảng, trung tâm kinh doanh...

Value Added Time

Thời gian tạo ra giá trị gia tăng

/ˈvæljuː ædid taɪm/

Là thời gian sản xuất trực tiếp để tạo ra sản phẩm

Welfare Of Employee

Phúc lợi của người lao động

/ˈwelfer ʌv ɪmˈplɔɪiː/

Phúc lợi của người lao động được thể hiện khi một công ty cố gắng để cung cấp một mức lương tốt, điều kiện làm việc thoải mái và an toàn, đào tạo tốt, có sự phát triển nghề nghiệp và lương hưu đầy đủ.

113

114

Cost Management Quản trị chi phí Control Over Spending Decisions

Kiểm soát các quyết định chi tiêu

/kənˈtroʊl ˈoʊvər ˈspendɪŋ dɪˈsɪʒn/ Cut Stores Costs

Cắt giảm chi phí hàng tồn kho

/kʌt stɔːr kɔːst/ Efficiency Of Materials Usage /ɪˈfɪʃnsi ʌv məˈtɪriəl ˈjuːsɪdʒ/

Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu Hiệu quả sử dụng nguyên vật liệu là một mô tả hoặc số liệu thể hiện mức độ sử dụng các nguyên vật liệu, công trình xây dựng hoặc các quá trình vật lý được tiến hành theo một cách mà sự tiêu thụ, kết hợp, hoặc sự lãng phí một vật liệu là ít nhất so với các biện pháp sử dụng trước

115

Efficiency Or Productivity /ɪˈfɪʃnsi ɔːr ˌproʊdʌkˈtɪvəti/

Hiệu quả hay hiệu suất Hiệu năng được đo bằng số lượng sản phẩm đầu ra trong một khoảng thời gian nhất định. Hiệu quả liên quan đến chất lượng công việc, nghĩa là có thể bao gồm việc tạo ra sản phẩm với ít chất thải, sử dụng ít tài nguyên hơn hoặc chi tiêu ít tiền hơn

Finance Costs

Các chi phí tài chính

/faɪˈnæns kɔːst/

Trung tâm chi phí là một đơn vị trực thuộc công ty không trực tiếp tạo ra lợi nhuận, và nó vẫn cần tiền để vận hành. Một số ví dụ điển hình: bộ phận kỹ thuật trong nhà máy, bộ phận hành chính, IT hay kế toán trong bất cứ công ty nào.

Methods Of Work /ˈmeθəd ʌv wɜːrk/

Các phương pháp làm việc

Stores Control

Kiểm soát hàng tồn kho

/stɔːr kənˈtroʊl/

Một hoạt động nhằm đảm bảo công ty luôn luôn biết chính xác trong kho đang có bao nhiêu hàng hõa sẵn sàng để bán

Value Analysis

Sự phân tích giá trị

/ˈvæljuː əˈnæləsɪs/

Phân tích giá trị là một cách tiếp cận có kế hoạch và khoa học với mục đích để cắt giảm chi phí, mà ở đó phải đánh giá các thành phần vật chất của một sản phẩm và thiết kế của sản phẩm để có thể sửa đổi và cải tiến mà không làm giảm giá trị của sản phẩm của khách hàng hoặc người sử dụng

Work Study

Vừa học vừa làm

/wɜːrk ˈstʌdi/

Một phương tiện để nâng cao năng suất của một đơn vị điều hành bằng việc tổ chức lại cách làm việc. Có hai phần chính: Phương pháp học và đo lường hiệu quả công việc

Hiệu quả tài chính là phép đo xem một doanh nghiệp có thể sử dụng tài sản nó có để tạo ra bao nhiêu doanh thu

116

A

Assurance

5

Attainable

105

Automated Process

83

Automation

45

Average Inventory

37

Abnormal Gain

63 Avoidable Costs

24

Abnormal Loss

63 Avoidable Costs

91

Absorption Costing

52 Awareness And Responsibility

58

Accounting Records

19

Accumulating Of Costs

70

B

Accuracy

5

Accurate

19

Activities Cause Costs

70

Activity Based Costing

70 Balanced Scorecard

Activity Level

30 Banks

19

Actual Figure

77 Bar Charts

33

Actual Hours Taken

45 Basic Layout

83

Actual Hours Worked

45 Batch Costing

58

Actual Loss

63 Benchmarking

109

Actual Quality

71 Bill Of Materials

58

Adequate

19 Bin Cards

37

Administration Costs

24 Bonus Payments

24

Administration Overhead Advertisements, Selection And Placement Allocation

52 Bonus/Incentive Schemes

45

45 Bottom Up (Participatory)

84

52 Breakeven

94

Alternative Courses Of Action

83 Breakeven Point

55

109

Analysing Data

5 Budget Committee

84

Annual Budget

83 Budget Constrained

84

Annuities

94 Budget Guidelines

84

Anticipate

5 Budget Manual

84

Appearance

83 Budget Period

84

Appendices

33 Budget Policy

84

Assessment Stage Asset Turnover Assets Assumptions

5 Budget Review

84

105 Budgetary Planning

84

5 Budgetary Process

85

30 Budgetary Slack

85 117

Budgeting

30 Continuous Improvement

71

Bulk Purchasing Discounts

37 Continuous Or Periodicbasis

37

By - Product

63 Continuous Production

63

Contribution Control Over Spending Decisions Control Technique

55

C

Controllable Cost

114 98 24

Capacity Ratio

46 Controlling

6

Capacity Ratios

109 Convenient

20

Capital Expenditure

91 Congruence

Capital Income

91 Corporate Plan

Carrying Out Plan Causation

6 Correlation Coefficient 77 Correlation.

85 7 77 77

Clarity

6 Cost

7

Classifying

6 Cost Accounting

7

Clerical And Administrative Costs

37 Cost Behavior

30

Cluster Sampling

19 Cost Centre

110

Coefficient Of Determination

77 Cost Centres

25

Collection Of Actual Costs

98 Cost Codes

25

Communicating

6 Cost Data Collection

Communication Comparing Actual Results Against Plans Competitive Market Price

6 Cost Driver

71

6 Cost Object

25

Competitive Performance Complete Completeness

71 Cost Of Capital 110 Cost Of Production Stoppages 20 Cost Per Unit 6 Cost Plus Pricing

Components

71 Cost Report

Composite Code

24 Cost Unit

Compound Interest

94 Cost/ Sales Ratio

Computerized Job Costing System

59 Costs Incurred

Confidence

6 Costs Of Storage

Constant

77 Current Ratio

Consultancies

20 Customer Expectations

Continuous Data

20 Customers

7

94 38 38 59 7 25 105 64 38 105 71 7 118

Cut Stores Costs Channel Of Communication

114 Discounting 7 Discrete Data

95 20

Change In Tastes And Preferences

78 Discretionary Costs

26

Charts

85 Diversity Of Operations

72

D

E

Damage, Deterioration And Theft

Economic Order Quantity (Eoq) 38 Economics Of Scale

Damaged Inventory

59 Effective Rate Of Interest

Daily Time Sheets

Data

46

7 Efficiency Of Materials Usage

Data Processing

71 Efficiency Or Productivity

Day-Rate System

46 Efficiency Ratio

38 72 95 114 115 46

Decision Makers

7 Efficiency Targets.

98

Decision Making

8 Electricity And Gas Bills

26

Decision Making

95 Employees

Decline

71 Enter And Edit Data

85

Department

25 Entire Life Cycle

72

Depreciation

78

Differential Cost

25 Equation Equivalent Units Of 78 Production 91 Evaluating Comparison

Differential Piecework Scheme

46 Evaluation Stage

Direct Consequence Of A Decision

91 Evaporation

64

Direct Expenses

25 Expected Output External Sources Of 25 Information 98

64

Deseasonalization

Direct Labour Direct Labour Standard Rates Direct Material Price Variance

102

Direct Material Total Variance

102

Direct Material Usage Variance.

102

Direct Materials Disclosures

8

64 8 8

8

F

25 Fill Cells 8 Final Acceptance Of Budget

Discounted Cash Flow

95 Finance Costs

Discounted Payback

95 Financial Accounting

85 85 115 8 119

Financial Accounting Record

8 Growth

Financial Accounting Systems

8

Financial Information Financial Newspapers – Financial Times Financial Performance

9 20 110

72

H

Finished Goods

38 Heterogeneity

59

First In, First Out (FIFO)

38 Hi – Low Method

78

First Item Inspection

72 High Day - Rate System

46

Fischer’s Ideal Index

78 High-Low Method

30

Fixed Budgets

85 Hire Of Tools

26

Fixed Costs

26 Hiring Extra Staff

46

Fixed Overhead Capacity Variance Fixed Overhead Volume Efficiency Variance Fixed Production Overhead Variances.

102 Holding Costs

39

103 Holding Costs

39

103 Hours Budgeted

47

Flexibility

110

Flexible Budgets Forecast

86 9

Forecast Movement

98

Forecasting Techniques

78

I

Free Inventory

Identify Alternative Courses Of Action 38 Identify Objectives

Frequency Of Usage

39 Idle Time

Full Product Costs

72 Idle Time Variance

Full Production Cost

55 Incentives

Functional Budgets

86 Increase Market Share

G General Public Good Receive Note (GRN) Government

86 86 26 103 86 9

Index Numbers

78

Indirect Cost

26

Indirect Labour

52

Indirect Materials Expenses

52

Indistinguishable

67

9 Individual Bonus Scheme 39 Inefficiency 9 Inflation

47 47 99

Graphs

86 Information

9

Group Bonus Scheme

46 Information Systems

9

120

Innovation

110 abour Attendance Time

47

Input

64 Labour Budget

87

Insertand Delete Columns And Rows

86 Labour Turnover

47

Insurance Costs

39 Lack Of Expertise

47

Intangibility

59 Laspeyre Indices

78

Interest Charges

39 Last In, First Out (LIFO)

40

Interested Parties

9 Laying Off Staff

47

Internal Rate Of Return

95 Ledger Entries

53

Internal Services

59 Lenders

10

Internal Sources Of Information

9 Liabilities

10

Interpreting

10 Life Cycle Costing

72

Introduction

72 Linear Equation

31

Inventory Code Number

39 Linear Regression Analysis

79

Inventory Control

39 Liquidity

95

Inventory Count

39 Long - Run Effect

56

Inventory Discrepancies

40 Loss In Process

64

Inventory Master File

40

Inventory Valuations

53

Investment Centre

26

Investment Centre

110

Issue Of Raw Material

M

39 Machine

J Job Cards Job Cost Information Job Cost Sheet Job Costing Joint Products

L

26

Machine Down Time

110

Maintenance Costs

27

Major Activities

73

Management

10

47 Management Accounting Management Accounting 59 Systems 59 Management Control Management Information 60 Systems Management Performance 64 Measures Manipulation

10 10 10 10 110 56

Marginal Cost

56

Marginal Costing

56

Marketing Budgets

87 121

Marketing Or Selling And Distribution Costs Material Transfer Note

27 Non - Financial Information

11

Materials Transfer Note

60 Non - Financial Objectives Non - Probability Sampling 73 Method 87 Non - Production Costs Non - Profit Making 40 Organisation Non - Profit Seeking 40 Organisations 40 Non - Relevant Variable Costs

Maturity

73 Normal Activity Levels

60

Maximize Profits

11 Normal Loss

64

Maximize Revenue

11 Notes To Financial Statements

11

Maximize Shareholder Value

11 Number Of Despatches

73

Maximum Level

40 Number Of Invoices Issued

31

Measure Actual Results

87 Number Of Items Sold

31

Measurement

11 Number Of Orders

73

Materials Handling Materials Purchases Budget Materials Requisition Note Materials Returned Note

111 20 27 11 111 92

Measurement

106 Number Of Production Runs

73

Memorandum

33 Number Of Units Produced

31

Methods Of Work

115

O

Minimize Costs

11

Minimum Level

41

Multiplicative Model

79

Multistage Sampling

20 Objective Stage

N

12

Obsolete

41

Operational Control

12

Operational Managers

88

Operational Planning

12

Opportunity Cost

92

Negative Correlation

79 Ordering

41

Negotiated Style Of Budgeting

87 Ordering

73

Net Present Value

95 Ordering Costs

41

Non - Accounting

87 Organization

12

Non - Controllable Costs

87 Organizational Structure

12

Non - Current Asset

92 Output

64

Non - Duplication

20 Overhead Overhead Absorption Standard 73 Rates

53

Non - Factory Floor Activities

99 122

Overtime Premium

27 Pricing Decisions

53

Overtime Premiums

47 Primary Data

21

Primary Source

12

Principal Product

67

Probability Sampling Method

21

Procedures

74

Paasche Indices

79 Process Costing

64

Partly Correlated

79 Product Costing

60

Payback Period

96 Product Planing

13

Pension Schemes

48 Product Specification

74

Perfectly Correlated

79 Product’s Inception

74

Performance Evaluation

88 Production

48

P Performance For Overheads

111 Production Budgets

Performance Measures

74 Production Cycle Time

Performance Measures

88 Production Data

Performance Measures For Labours Performance Measures For Materials Performance Measures For Sales

111 Production Department Records Production Or Manufacturing 111 Costs 111 Production Overheads

88 112 21 13 27 27

Performance Of Jobs

60 Production Planning

13

Performance Standards

99 Production Scheduling

74

Period Cost

56 Production Scheduling.

99

Periodic Weighted Average

41 Production Volume Ratio

48

Perishability

60 Productivity

48

Perpetual Weighted Average

41 Productivity

106

Perpetuity

96 Profit And Loss Account

56

Personnel Records

12 Profit Centre

27

Pie Charts

33 Profit Centre

112

Piecework Scheme

48 Profit Conscious

88

Planning

12 Profit Making Organisation

13

Policies And Standards Of Behavior

106 Profit Margin

106

Political Changes

79 Profit Measurement

56

Population

21 Profitability

96

Positive Correlation

79 Profits

13

Preventive Costs

48 Profit-Sharing Scheme

48

123

Project

27 Regular Suppliers

99

Prospective Customer

60 Relevance

13

Purchase Costs

41 Relevant Costs

92

Purchase Order

41 Remuneration Methods

49

Purchase Requisition

42 Rent And Rates

28

Purpose

106 Rental Cost

28

Purpose Of Reports

34 Reorder Level

42

Putting Plan Into Practice

88 Reorder Quantity

42

Physical Measurement

67 Replacement Costs

49

Replacement Costs

92

Report User

34

Q Qualitative Data Quality Of Service

Research And Development Research And Development Planing 21 Resource Allocation 112 Resource Planing

Quantitative Data

21 Resource Requirements

Quantity Index

80 Resource Utilization

Quick Ratio Quotations

74 13 14 14 99 112

106 Respond To Divergences

88

42 Responsibility Accounting

89

Responsibility Centre

28

Restricts Output

89

Result - Oriented

106

R

Retail Price Index (RPI)

80

Retirement And Disposal Costs

74

Random Sampling

21 Return On Investment (ROI)

106

Rate Of Pay Per Hour

48 Return On Sales

75

Rate Of Pay Per Unit

49 Revenue Centre

112

Raw Materials

42 Revenue Centres

28

Realistic Apportionment

60 Revenue Expenditure

92

Receipt Of Raw Material

42 Revenue From Scrap

65

Reciprocal Method

53

Reconciling Profit

56

Recording

13

Rectification Costs

61

Regression Lines And Time Series

80

S 124

Salaried Labour

49 Spreadsheet

89

Sales

14 Stakeholders

14

Sales Budget

89 Standard Cost

99

Sales Commission

28 Standard Cost Card

99

Sales Forecasting

80 Standard Cost Of Sale

100

103 Standard Cost Pricing

43

Sales Variances Sample

21 Standard Costing

Sampling Frame

21 Standard Direct Cost

100

Scatter Diagrams

34 Standard Full Production Cost

100

Scrap Value

65 Standard Hour Of Production

49

Seasonal Fluctuations

100

Secondary Data

42 Standard Profit Standard Resource 80 Requirements 21 Standard Sales Price

Secondary Source

14 Standard Variable Cost

100

Sections

34 Standards Of Quality

75

Self Constructed Assets

14

Selling Price Per Unit

92 Statement Of Cash Flow Statement Of Comprehensive 53 Income 42 Statement Of Changes In Equity

Selling Prices

14 Statement Of Financial Position

15

Semi-Variable Costs

31 Stepped Cost

31

Service Cost Analysis

61 Stock Valuation

100

Service Costing

61 Stores Control

115

Setting Budget

89 Storing Materials

Setting Up

75 Strategy

Share Option Scheme

49 Strategic Planning

Shareholders

14 Strategic Scope

Short Term Achievements

89 Strategies

15

Simultaneity

61 Stratified Random Sampling

22

Slow - Moving Inventories

43 Sub - Contracting

49

Sources Of Information

34 Summarizing

15

Spare Parts/ Consumables

43 Summary Of Recommendations

34

Seasonal Variations

Selling And Distribution Overhead

Specific Split - Off Point Spoilage

107 Sunk Cost Supplementary Or Secondary 67 Product 65 Suppliers

49

100 100

15 15

43 107 15 107

92 68 15

125

Support Overheads

75

Systematic Sampling

22

T

U Unavoidable Costs

28

Uncontrollable Cost

28

Tactical Planning

16 Uncorrelated

81

Target Costing

75 Unit Produced

50

Tax Authority

16 Up To Date

22

Technique To Reconciling Profits

56 Usages Of Reports

34

Technological Changes

80

Telephone Call Charges

28

Terms Of Reference

34

Time Bounded

107

V

Time Records

16 Value Added Time

112

Time Series Analysis

80 Value Analysis

115

Time Value Of Money

96 Value Of Items Sold

31

Time Work

50 Values And Culture

107

Timeconsuming Process. Timing

100 Variable Cost Variances

103

103

Top Down (Imposed)

16 Variable Costs Variable Production Overhead 34 Variances 89 Variables

The Cost Of A Department

16 Variance

103

The Cost Of Goods Produced

16 Variance Analysis

17

The Economic Batch Quantity (EBQ)

43 Volume

17

The Least Squares Method

81 Volume Of Output

31

The Value Of Inventories

16

Training Costs

50

Transactional Processing Systems

16

Transport Costs

43

Transport Costs

61 Wastage

43

Trend

81 Wastage

65

Trend Line

81 Weekly Time Sheets

50

Title

28

81

W 126

Welfare Of Employees

112

Work Force

50

Work In Progress

43

Work Study

115

Working Overtime

50

Written Reporrts

35

Z Zero Defect Philosophy

75

127

Mặc dù đã hết sức cố gắng để đem đến cho độc giả một cuốn ebook hoàn chỉnh nhất, nhưng việc xảy ra sai sót là điều khó tránh khỏi. Trong cuốn sách chắc vẫn sẽ còn tồn tại những lỗi sai hay những sự nhầm lẫn. Nếu bạn phát hiện ra sự nhầm lẫn nào đó, SAPP Academy hy vọng có thể nhận được sự phản hồi qua sapp.edu.vn. Những ý kiến đóng góp của độc giả sẽ giúp SAPP hoàn thiện cuốn ebook ở trong những phiên bản tiếp sau. Hơn thế nữa, sự cộng tác của độc giả cũng là một nguồn cảm hứng quan trọng để những con người đang làm việc tại SAPP có thể tiếp tục đưa ra những sản phẩm hữu ích hơn nữa cho các bạn sinh viên.

Cuốn ebook chỉ mang tính chất tham khảo. Nhiều thuật ngữ chuyên ngành có thể được hiểu theo nhiều cách khác nhau, và SAPP chỉ đưa ra định nghĩa mà SAPP nghĩ đó là định nghĩa phù hợp nhất dành cho các bạn sinh viên. Để có thể sử dụng tốt nhất cuốn sách, ngoài việc tham khảo định nghĩa có sẵn trong cuốn ebook này, các bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về những thuật ngữ chuyên ngành trên các công cụ tìm kiếm như Google, Yahoo... để có một cái nhìn chính xác hơn về từng thuật ngữ được giới thiệu. - Ban biên tập -

128

Giới thiệu về SAPP Academy SAPP Academy - Học viện kế toán kiểm toán thực hành là học viện dẫn đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán thực hành chất lượng cao tại Hà Nội, chuyên đào tạo sinh viên kế toán kiểm toán các trường đại học lớn như Kinh tế quốc dân, Học viện tài chính, Ngoại thương, Học viện ngân hàng... Với hàng trăm học viên đã, đang làm việc tại BIG4 và Non-BIG lớn của Việt Nam, SAPP Academy tự hào được đồng hành trên con đường thành công của các học viên.

100% GIẢNG VIÊN ĐẾN TỪ BIG4 Học tập với các giảng viên có nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế tại các hãng kiểm toán hàng đầu thế giới.

PHƯƠNG PHÁP HỌC BLENDED LEARNING Gia tăng tương tác giữa giảng viên và học viên qua các công cụ học tập mới như flashcard, video, phần mềm...

THỰC HÀNH TRÊN

DỊCH VỤ CHĂM SÓC

CASE STUDY THỰC TẾ

HOÀN HẢO

Thực hành với số liệu thực tế, áp dụng kiến thức vào các vấn đề thực tế trong công việc.

Trợ giảng và hệ thống đánh giá, theo dõi kết quả học tập giúp hỗ trợ và duy trì động lực của học viên trong suốt khóa học.

CÁC KHÓA HỌC ACCA - Kế toán công chứng Anh quốc  Kế toán Kiểm toán thực hành trên Excel  Excel thực hành cơ bản 

Tiếng Anh chuyên ngành  Chuẩn bị cho tuyển dụng BIG4 

129

Giảng Viên

130

131

132

133

SAPP Academy - Học viện kế toán kiểm toán thực hành là học viện dẫn đầu trong lĩnh vực đào tạo kế toán, kiểm toán thực hành chất lượng cao tại Hà Nội, chuyên đào tạo sinh viên kế toán kiểm toán các trường đại học lớn như Kinh tế quốc dân, Học viện tài chính, Ngoại thương, Học viện ngân hàng... Với hàng trăm học viên đã, đang làm việc tại BIG4 và Non-BIG lớn của Việt Nam, SAPP Academy tự hào được đồng hành trên con đường thành công của các học viên.

SAPP Academy - Học viện kế toán kiểm toán thực hành Vp chính: Tầng 6, số 2, ngõ Trại Cá, Trương Định, Hà Nội Vp đại diện: Số 31, ngách 56/34, Lê Văn Hiến, Bắc Từ Liêm, Hà Nội T 0969 729 463

F

facebook.com/sapp.edu.vn

E [email protected]

W sapp.edu.vn

134

Related Documents


More Documents from "Zafour"

Magazine Pdf.pdf
June 2020 7
November 2019 14
Cambridge 1.pdf
November 2019 20
Pccc.pdf
November 2019 19
November 2019 20