QUỸ MÔI TRƯỜNG TOÀN CẦU I. Định nghĩa Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) là một cơ chế tài chính nhằm trợ giúp môi trường toàn cầu bằng các hoạt động hợp tác, làm hài hoà mối quan hệ giữa môi trường và phát triển bền vững. II. Nội dung hoạt động Các hoạt động hợp tác tài chính của GEF tập trung vào những vấn đề trọng tâm gồm:
III. Các giai đoạn hình thành và phát triển
Năm 1994: 34 quốc gia đóng góp 2 tỷ USD Ngày 5/12/1994: Việt Nam chính thức là thành viên của “GEF” Năm 1998: 26 quốc gia đóng góp 2,75 tỷ USD Năm 2006: có 177 quốc gia thành viên IV. Cơ Cấu Quản Lý Và Tổ Chức
Cơ Cấu Tổ Chức Hội đồng GEF
Giám đốc ban quản trị
WF UNEP
Ủy ban điều hành
Đại hội đồng GEF
Ban thư ký
Cơ quan thực hiện UNDP
Đầu mối nước sở tại
Ban tư vấn khoa học kỹ thuật
V. CÁC LĨNH VỰC HOẠT ĐỘNG 1. Đa dạng sinh học Thực trạng: Sự suy giảm nhanh chóng nguồn gen, loài, hệ sinh thái và đa dạng sinh học Là nguồn lợi kinh tế, văn hóa; là chìa khóa của của phát triển bền vững. Mục đích: Bảo tồn và sử dụng bền vững hệ sinh thái GEF hỗ trợ bảo vệ 4 dạng hệ sinh thái Hệ sinh thái khô hạn và bán khô hạn Hệ sinh thái biển, ven biển và nước ngọt Hệ sinh thái rừng Hệ sinh thái núi cao Các dự án bảo vệ đa dạng sinh học của GEF là danh mục được đầu tư nhiều nhất: Chiếm 36% kinh phí của GEF
Từ 1991-2006, GEF đã cung cấp $2.2 tỉ USD cho 750 dự án bảo tồn đa dạng sinh học ở 155 quốc gia 2. Biến đổi khí hậu Thực trạng: Khí hậu toàn cầu đang biến đổi, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sống của con người Mục đích: Thực hiện các dự án nhằm thích nghi hoặc giảm nhẹ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Hàng năm, GEF đã phân bổ ~$250 triệu USD cho các dự án năng lượng hiệu quả, năng lượng tái tạo được và giao thông bền vững Các chương trình tập trung vào: Loại bỏ các trở ngại để bảo tồn năng lượng và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng Tăng cường sử dụng các loại năng lượng có khả năng tái tạo Giảm chi phí dài hạn của các công nghệ sử dụng năng lượng ít gây phát thải nhà kính 3. Bảo vệ nguồn nước quốc tế Thực trạng: • Sự xuống cấp chất lượng nước do ô nhiễm từ hoạt động phát triển • Suy thoái hệ sinh thái tự nhiên ở các vùng cửa sông, bờ biển, hồ chứa... Các chương trình hoạt động: • Chương trình bảo toàn lưu vực nước • Các khu vực đa trọng điểm hoà nhập đất và nước • Chống ô nhiễm nguồn nước 4. Chống suy giảm tầng Ozôn Thực trạng: Sự suy giảm tầng ôzôn do các hoạt động của con người, ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe Mục đích:GEF trợ giúp các dự án ngăn ngừa giải phóng các chất gây suy yếu tầng ôzôn Hoạt động: Sự tài trợ của GEF dựa trên chương trình quốc gia được chính phủ phê duyệt và tuân theo nghị định thư Môntreal Các hoạt động: • Giảm các chất làm suy thoái tầng ôzôn với chi phí thấp
• Hoàn tất việc loại bỏ dần các chất làm suy yếu tầng ôzôn • Tránh vi phạm các biện pháp kiểm soát đã được thông qua trong Nghị định thư Môntreal Từ năm 1991-2004, GEF đã trợ giúp hơn $177 triệu USD cho các dự án trong lĩnh vực này 5. Chống suy thoái đất Thực trạng: Sự gia tăng hiện tượng suy thoái rừng và hoang mạc hoá trên thế giới (Châu Phi, Trung Đông, Châu Á và Mỹ La Tinh) Mục đích: Kết hợp quản lý đất đai bền vững với định hướng phát triển của quốc gia Hoạt động: • Là một danh mục đầu tư của GEF hình thành năm 2002 • Từ năm 2002-2005, GEF đã đầu tư ~$250triệu USD vào lĩnh vực này 6. Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ (POPs) Thực trạng: • POPs là nhóm các thành phần hữu cơ được sản xuất và phát thải ra môi trường bởi hoạt động của con người • POPs là các chất gây nguy hiểm phá hủy hệ sinh thái và là nguyên nhân gây bệnh cho người và động vật Mục đích: • Kiểm soát, xử lý và tiêu hủy hoàn toàn các kho thuốc bảo vệ thực vật là các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy - những hóa chất rất độc hại đã bị cấm sử dụng còn tồn lưu • Tập trung vào 12 nhóm chất chính (DDT, dioxin, PCBs...) Hoạt động: • Là một danh mục đầu tư của GEF hình thành năm 2002 • Tổ chức liên kết, chia sẻ kinh nghiệm quản lý giữa các quốc gia về POPs • Giải quyết hậu quả do ô nhiễm POPs gây ra VI. CÁC CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG 1. Khái niệm chung
Các hoạt động của Quỹ Môi trường Toàn cầu sẽ được lập kế hoạch theo 3 loại rõ ràng, có tính liên kết với nhau: • Các chương trình hành động • Các hoạt động trợ giúp • Các biện pháp đối phó ngắn hạn Các chương trình hành động • Là một khuôn khổ kế hoạch dựa trên các khái niệm dành cho việc thiết kế, thực hiện và phối hợp Một tập hợp các dự án để đạt được mục tiêu môi trường toàn cầu trong một lĩnh vực trọng tâm thực hiện Những người thực hiện dự án khác. Các hoạt động trợ giúp • Gồm phát hiện, tổng hợp thông tin, phân tích chính sách và các chiến lược, kế hoạch hành động. • Thường sẽ được tài trợ chi phí đầy đủ nếu chúng liên quan trực tiếp đến các lợi ích môi trường toàn cầu đã thoả thuận và phù hợp với hướng dẫn của Công ước. Các biện pháp đối phó ngắn hạn • Một số dự án không liên quan đến hai loại trên sẽ có mức ưu tiên thoả đáng để có thể được xem xét tài trợ. • Có thể mang lại những lợi ích ngắn hạn với một chi phí thấp. 2. Các chương trình cụ thể 2.1. Đa dạng sinh học Hai biện pháp quan trọng trong các chương trình hành động của đa dạng sinh học • Các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học: tập trung vào các hoạt động bảo tồn nội vi và các vùng lân cận với khu bảo tồn. • Sử dụng bền vững đa dạng sinh học: được thực hiện dựa vào các khu bảo tồn và ngoài phạm vi các khu bảo tồn được chỉ định (bao gồm cả các khu bảo tồn được bảo vệ), và phải được đưa vào việc quản lý các khu vực phụ cận tự nhiên và đã bị thay đổi . Các hệ sinh thái (HST) khô cạn và bán khô cạn • Tập trung vào việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học đặc hữu thuộc:
các hệ sinh thái đất liền các hệ sinh thái kiểu đại tây dương Các hệ sinh thái ven biển, biển và nước ngọt • Tập trung vào việc bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học trong các hệ sinh thái Ven biển Đầm lầy Rừng đước Khu vực cửa sông Hệ sinh thái biển Hệ sinh thái nước ngọt Các hệ sinh thái rừng Việc thiết lập và tăng cường các hệ thống khu bảo tồn, bao gồm cả các khu vực được bảo vệ Việc trình diễn và phát triển các biện pháp sử dụng bền vững trong lĩnh vực lâm nghiệp như là một phần của việc quản lý đất kết hợp trong nông nghiệp và lâm nghiệp (tập trung chủ yếu vào các khu vực có hệ sinh thái rừng nhiệt đới và ôn đới có nguy cơ bị đe doạ) Việc trình diễn và áp dụng các kỹ thuật bảo tồn các họ hoang dã của động vật và thực vật được thuần chủng Các hệ sinh thái núi • Hướng vào việc bảo tồn và sử dụng các khu vực đa dạng sinh học đang chịu áp lực ngày càng tăng của con người và có nguy cơ gây nên hiện tượng thoái hoá đất • Bao gồm các khu vực Mesoamerican, Andean, Đông Phi, khu vực Hymalaya và các vùng núi ở bán đảo Đông dương, đảo nhiệt đới Các hoạt động trợ giúp • Xem xét lại và đánh giá thông tin. • Hỗ trợ cho các hoạt động do các nước đề xuất nhằm kiểm kê và lên danh sách đa dạng sinh học hiện có; chuẩn bị và xây dựng các nhiệm vụ lập kế hoạch về đa dạng sinh học và phổ biến thông tin. Các biện pháp đối phó ngắn hạn
• Các hoạt động với trọng tâm là các loài hoặc các hệ sinh thái đang bị đe doạ hoặc gặp nguy hiểm • Các hành động nhằm giảm các mối đe doạ trung gian đối với các loài di cư • Các chương trình hỗ trợ cho việc thực hiện các cơ hội không lường trước đối với hành động quốc gia và hợp tác quốc tế nhằm làm giảm những rủi ro cụ thể về tổn thất đa dạng sinh học. 2.2. Biến đổi khí hậu Các biện pháp dài hạn • Các biện pháp dài hạn được sự tài trợ của Quỹ Môi trường Toàn cầu sẽ được chuẩn bị trong khuôn khổ các chương trình hành động và được nhấn mạnh vào 2 hướng: Loại bỏ các rào cản trong việc thực hiện các công nghệ Giảm chi phí cho các công nghệ có nhiều triển vọng Xóa bỏ các cản trở đối với bảo tồn năng lượng và sử dụng hiệu quả năng lượng • Giảm rủi ro của sự biến đổi khí hậu bằng cách giảm mạng lưới phát thải khí nhà kính từ các nguồn con người gây ra, bảo vệ và tăng cường loại trừ các khí này bằng các bể chứa . Loại bỏ các rào cản đối với việc áp dụng trên quy mô lớn Thực hiện và phổ biến các công nghệ có hiệu suất năng lượng cao mà chi phí kinh tế thấp nhất Thúc đẩy việc sử dụng năng lượng một cách hiệu quả hơn Thúc đẩy việc chấp nhận năng lượng có khả năng tái tạo bằng việc xóa bỏ các rào cản và giảm thiểu các chi phí thực hiện Loại bỏ các rào cản đối với việc sử dụng các công nghệ sử dụng năng lượng tái tạo (RETs) mang tính thương mại hoặc gần mang tính thương mại Giảm bất kì chi phí gia tăng nào đối với RETs do thiếu kinh nghiệm thực tế, các thị trường khởi đầu hẹp, hoặc do ứng dụng phân tán Giảm thiểu chi phí dài hạn của các công nghệ năng lượng phát thải khí nhà kính với số lượng thấp Làm giảm phát xả khí nhà kính từ các nguồn do con người gây ra
Bằng cách tăng thị phần của các công nghệ có mức phát xả khí nhà kính thấp mà hiện vẫn chưa trở thành các công nghệ thay thế với chi phí thấp nhất được áp dụng rộng rãi cho các ứng dụng cụ thể ở các nước tiếp nhận Tăng cường giao thông bền vững về môi trường • Giảm các mức phát tán khí nhà kính từ các nguồn giao thông đường bộ ở các nước nhận tài trợ. • Bằng cách tạo điều kiện để các nước nhận tài trợ cam kết áp dụng các biện pháp giao thông có mức khí nhà kính thấp và loại bỏ các biện pháp không bền vững phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới . Các hoạt động trợ giúp hỗ trợ cho các thông báo quốc gia • Tạo nền móng để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu thông qua các hoạt động do các nước đề xuất. • Việc lập kế hoạch và xây dựng nội lực, bao gồm cả việc củng cố tổ chức, đào tạo, nghiên cứu và giáo dục Các dự án ngắn hạn • Tài trợ những chương trình ưu tiên quốc gia, có hiệu quả về chi phí trong một thời gian ngắn, và có thể thành công. • Cơ sở hợp lý để hỗ trợ cho các dự án này chủ yếu là dự kiến làm giảm được các chất gây hiệu ứng nhà kính. 3.3. Nguồn nước quốc tế Các chương trình hành động về nguồn nước • Gồm các hoạt động giải quyết các mối quan ngại hàng đầu về vấn đề môi trường liên quốc gia đang tồn tại ở một số nguồn nước nhất định. • Mục tiêu: giúp các nhóm nước cùng hành động để rút ra bài học về và giải quyết các mối quan ngại hàng đầu liên quan đến môi trường các nguồn nước có chung ranh giới . • Đặc điểm: Tập trung vào việc giải quyết những tổn thất cụ thể của nguồn nước Hỗ trợ cho các quá trình nhận thức của các nước để phối hợp hoạt động và hành động tập thể Chương trình hành động hỗn hợp trong các lĩnh vực trọng tâm đất và nước
• Gồm sự kết hợp quản lý nguồn nước và đất với tư cách là một bộ phận chủ yếu của việc giải quyết sự thoái hoá các nguồn nước quốc tế. • Các dự án về các nguồn nước quốc tế để giải quyết các điều kiện và nhu cầu đặc biệt của các quốc đảo nhỏ đang phát triển. • Một số nước có thể có mong muốn giải quyết các khu vực đa dạng sinh học biển độc nhất hoặc có nguy cơ bị đe doạ trong một dự án liên kết lĩnh vực trọng tâm đa dạng sinh học/các nguồn nước quốc tế. Các chương trình hành động về chất gây ô nhiễm • Gồm các hoạt động giúp chứng minh các cách thức khắc phục các rào cản đối với việc chấp nhận các thực tiễn tốt nhất để giới hạn sự ô nhiễm của các nguồn nước quốc tế (không có bất cứ yêu cầu nào ràng buộc các dự án này với các quy trình công tác đa quốc gia cụ thể) • Các dự án được khuyến khích nếu có nguy cơ đe doạ sắp xảy ra 4. Quản lý tổng hợp hệ sinh thái Các mục tiêu: • Nhằm mục đích xúc tác việc áp dụng rộng rãi các biện pháp can thiệp quản lý toàn diện hệ sinh thái nhằm lồng ghép các mục đích sinh thái, kinh tế và xã hội. • Phù hợp với nguyên tắc chi phí gia tăng và cách tiếp cận rộng theo chương trình. Hỗ trợ kỹ thuật • Các nghiên cứu điều tra sinh thái, kinh tế và xã hội học để cung cấp thông tin • Xây dựng và cải tiến các chính sách, các quy định, các biện pháp kích thích thích hợp và thị trường • Phát triển nguồn nhân lực • Xây dựng các cơ chế để giải quyết tranh chấp giữa những người sử dụng tài nguyên và các bên liên quan khác • Phát triển các mối cộng tác giữa các khu vực nhà nước/cộng đồng/tư nhân phục vụ công tác quy hoạch và thực hiện quản lý tổng hợp hệ sinh thái Các khoản đầu tư • Phục hồi và/hoặc cải thiện công tác quản lý các diện tích đất chăn thả
• Phục hồi và/hoặc cải thiện công tác quản lý một lưu vực đầu nguồn có rừng hoặc các vùng đất ngập nước đồng bằng thường ngập lụt và giảm các mức phát tán khí thải thực sự hoặc cải thiện mức lưu giữ các khí nhà kính • Quản lý tổng hợp các hệ sinh thái ven biển và biển • Xây dựng các biện pháp để kiểm soát ô nhiễm từ các nguồn ô nhiễm xác định và không xác định Nghiên cứu có mục tiêu • Xây dựng các hệ quản lý tổng hợp tài nguyên thiên nhiên • Phát triển các cách tiếp cận quản lý tổng hợp hệ sinh thái có cải tiến và chi phí hiệu quả đối với các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở các hệ sinh thái khác nhau VI. Một số hoạt động cụ thể 1. TG GEF trải qua 15 năm (1991 – 2006), hiện có 177 quốc gia thành viên. Từ năm 1991 đến năm 2001, GEF đã cấp hơn 1 tỷ USD cho 110 dự án về năng lượng sạch ở 50 nước. Từ năm 1991-2006, GEF đã cung cấp 2,2 tỉ USD cho 750 dự án bảo tồn đa dạng sinh học ở 155 quốc gia. Từ năm 1991-2004, GEF đã trợ giúp hơn 177 triệu USD cho các dự án chống suy giảm tầng ôzôn. Đến năm 2006, GEF đã tài trợ cho hơn 1800 dự án tại hơn 150 quốc gia mang lại các lợi ích cho môi trường toàn cầu. 2. VN GEF là nguồn tài chính rất đáng kể đối với Việt Nam, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang đối mặt với sự thiếu hụt các nguồn lực cho bảo vệ môi trường. GEF đã hỗ trợ Việt Nam rất nhiều trong việc giải quyết những thách thức về môi trường cũng như đáp ứng được những cam kết quốc tế về môi trường. Hỗ trợ của GEF có ý nghĩa lớn nhất đối với việc đạt được mục tiêu phát triển bền vững ở Việt Nam.
Từ năm 1993 đến năm 2006 Số dự án đã tài trợ: 32 dự án. Tổng số tiền tài trợ: 131 triệu USD. 3. D ự ki ến cho t ư ơng l ai Trên Thế giới GEF đang triển khai dự án hỗ trợ các đầu mối quốc gia nhằm thực hiện hiệu quả hơn chức năng của mình, với tổng tài trợ là 32.000 USD. GEF đã cam kết tài trợ 200 triệu USD cho hơn 20 dự án về hệ thống năng lượng mặt trời ở các vùng nông thôn của châu Á, châu Phi và Nam Mỹ. Trong giai đoạn 2006-2010, các quốc gia tài trợ cam kết đóng góp 3,13 tỷ USD nhằm hỗ trợ các dự án thuộc 6 lĩnh vực trọng tâm. Ở Việt Nam Trong giai đoạn 2006 - 2010, GEF sẽ hỗ trợ: 10,2 triệu USD cho bảo vệ đa dạng sinh học. 8,5 triệu USD cho biến đổi khí hậu. Ngoài ra, có thể được nhận hỗ trợ trong các lĩnh vực thoái hóa đất và sử lý chất thải. 4. Những dự án tiêu biểu 4.1. Trên thế giới
4.2. Việt Nam - PARC là dự án đầu tiên được Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) và Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tài trợ, do Chính phủ Việt Nam thực hiện.
PARC là một trong những dự án đầu tiên sử dụng phương pháp tiếp cận sinh thái cảnh quan, kết hợp nhu cầu phát triển kinh tế và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. PARC được tiến hành từ năm 1999 đến năm 2004. - D ự án “KBTB” Hòn Mun
Khu bảo tồn biển Hòn Mun nằm trong vịnh Nha Trang (Khánh Hòa) với diện tích 160km2, bao gồm 9 hòn đảo. Hòn Mun là KBTB thí điểm đầu tiên ở Việt Nam. Dự án khu bảo tồn biển Hòn Mun được thực hiện từ năm 2001 đến năm 2005. Dự án được tài trợ bởi: Quỹ môi trường toàn cầu (GEF) thông qua ngân hàng Thế giới: 970.000 $ Cơ quan phát triển Quốc tế Đan Mạch (DANIDA): 860.000 $ Dự án được thực hiện bởi: Bộ thủy sản và tổ chức bảo tồn thiên nhiên Quốc tế (IUCN). - Dự án VEEPL Là dự án chiếu sáng công cộng hiệu suất cao tại Việt Nam. Dự án được thực hiện trong giai đoạn 2006 - 2010. Dự án do Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST) phối hợp với Chương trình Phát triển Liên hợp quốc thực hiện (UNDP). Dự án có tổng ngân sách 15 triệu USD, trong đó Quỹ Môi trường toàn cầu (GEF) đóng góp 3 triệu USD.