Question About Japanese

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Question About Japanese as PDF for free.

More details

  • Words: 8,473
  • Pages: 18
Question about Japanese’s life 1. Sinh hoạt của người Nhật 1.1. Người Nhật khởi đầu một ngày bằng những công việc như thế nào? Answer: Khi thức dậy, công việc đầu tiên là đánh răng và rửa mặt. Chuẩn bị đồ ăn sang. Người nào ngủ bằng Futon (Đệm) thì gấp gọn Futon lại rồi cho vào hộc tủ. Chải tóc, cạo râu (đối với Nam giới) rồi đi làm. 1.2. Thời gian làm việc ở công sở của họ như thế nào? Answer: Đối với người Nhật, làm thêm giờ là chuyện bình thường. Họ làm thêm giờ vì nhiều lý do (Có thể là vì muốn có thêm thu nhập, có thể là vì công việc cần phải hoàn thiện gấp…). Vì vậy, việc ra khỏi công ty đúng giờ là rất hãn hữu đối với giới công chức Nhật. 2. Giao tiếp, ứng xử 2.1. Trong văn hoá Nhật Bản, người Nhật xưng hô như thế nào? Answer: Thường thì họ gọi nhau bằng “Họ + san”. Nếu là trường hợp thân thiết họ có thể gọi nhau bằng Họ (Tuy nhiên, onsiters thì không nên sử dụng cách gọi này). Trong gia đình thì bố mẹ gọi con cái bằng tên, và con gọi Bố Mẹ bằng “Otosan = Bố, Okasan = Mẹ”. Tại công sở, nói chung thì người ta gọi nhau bằng “Họ + san”. Đối với những trường hợp có tước vị thì họ gọi bằng “Họ + Tước vị” (Hoặc bằng tước vị không) để thể hiện sự tôn kính. 2.2. Khi gặp nhau người Nhật có thói quen chào nhau như thế nào? Answer: Trong đời sống của người Nhật, chào hỏi được xem trọng đến mức độ rất cao. Cần sử dụng loại chào hỏi gì vào thời điểm nào thì cần phải học thêm tại các khoá học văn hoá Nhật. Tuy nhiên cần nắm vững nguyên tắc sau: a) Ai thấy trước thì chào trước b) Người có địa vị xã hội thấp và người trẻ tuổi thì chào trước 2.3. Người Nhật ứng xử thế nào khi có hẹn? Answer: Trong sinh hoạt, người Nhật rất chú trọng đến thời gian bắt đầu. Luôn lưu ý sao không bị trễ giờ bắt đầu của bất cứ công việc gì. Thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với người Nhật vì không muốn mọi người bị làm phiền do việc đến trễ của một người. Trễ giờ giấc không những là thất lễ mà còn có trường hợp làm mất uy tín của chính mình. 2.4. Muốn đến thăm nhà người khác, người Nhật thường làm như thế nào? Answer: Khi muốn đến thăm một ai đó, người Nhật không bao giờ đường đột đến thăm. Họ luôn liên lạc để hẹn trước. Họ cũng không bao giờ gọi điện thoại hẹn rồi sau đó đến luôn.

1

Thường là họ hẹn trước vài ngày để đối phương sắp xếp thời gian cho phù hợp nhất. Và khi có hẹn rồi, họ không bao giờ đến trễ. 2.5. Tiền boa có vị trí như thế nào trong văn hoá Nhật? Answer: Không có tập quán tiền boa trong cuộc sống của người dân Nhật Bản. Theo tập quán của người Nhật thì phí phục vụ đã bao gồm trong giá. Sự phục vụ là một hành vi miễn phí trong tập quán kinh doanh, và là hành động được thực hiện để làm khách hàng vui lòng hơn nữa và muốn khách hàng trở lại lần sau. 2.6. Khi không thông hiểu một vấn đề nào đó, người Nhật sẽ làm gì? Answer: Điểm đặc biệt trong cốt cách của người Nhật là họ thường hỏi đi hỏi lại cho đến khi thật sự rõ một vấn đề nào đó mới thôi. Họ quan niệm “Hỏi thì chỉ xấu hổ một chút thôi, nhưng nếu không hiểu mà làm và làm sai thì còn đáng xấu hổ hơn”. Vì thế, những công việc mà người Nhật làm thường rất chu đáo và cẩn thận. 2.7. Khi nhặt được đồ của ai đó, người Nhật sẽ làm gì? Answer: Đối với người Nhật, ngoại trừ những đồ vật mà bản thân họ đã mua và trả tiền, hoặc những đồ được nhận trực tiếp từ người khác, còn lại thì không được coi bất kỳ đồ vật nào là của riêng mình. Họ sẽ lập tức khai báo với cảnh sát những đồ vật quý giá… mà họ nhặt được để trả lại cho người bị mất. 3. Sử dụng nhà ở 3.1. Người Nhật sử dụng giầy/dép như thế nào? Answer: Việc phân biệt riêng giầy/dép đi trong nhà và giầy/dép đi ở ngoài được người Nhật rất chú trọng. Họ không mang giày/dép đi bên ngoài vào trong nhà. Phải cởi giày tại cửa ra vào, thay dép lê đi trong nhà hoặc đi chân không để vào nhà. 3.2. Phòng ngủ kiểu Nhật có đặc điểm gì? Answer: Phương thức đặc biệt của Nhật Bản là trải nệm trực tiếp trong phòng để ngủ. Đặc điểm của phương thức này là phải lấy chăn nệm ra và gấp gọn gàng vào cất đi mỗi ngày. Với phòng ngủ kiểu này, người Nhật sẽ sử dụng được tối đa diện tích nhà ở. Ban ngày, họ có thể dùng phòng đó cho những hoạt động khác. 3.3. Điểm gì đặc biệt trong tập quán tắm gội của Nhật? Answer: Chủ yếu tắm bằng bồn tắm. Cách dùng bồn tắm là: ngâm ấm cơ thể trong bồn một lần, xong rồi ra khỏi bồn để tắm rửa cơ thể, lấy gáo múc nước nóng trong bồn ra để xối sạch xà phòng… dính trên cơ thể, sau đó lại vào bồn tắm để ngâm ấm cơ thể. Tuyệt đối không được cọ rửa cơ thể hoặc gội rửa xà phòng còn dính trên người trong bồn tắm. Không được 2

nhúng khăn tắm vào trong bồn tắm. Vì trong gia đình người Nhật, mọi người lần lượt sử dụng bồn tắm theo thứ tự, do đó, người nào sử dụng phòng tắm trước thì phải để ý sao cho nước không bị bẩn để người sau có thể sử dụng được. 3.4. Tắm ở nhà tắm công cộng/ hoặc ở những suối nước nóng ở Nhật Bản có điểm gì đặc biệt? Answer: Nhật Bản là một đất nước có nhiều núi lửa, do đó cũng có rất nhiều suối nước nóng tự nhiên. Mỗi suối nước nóng có một đặc trưng của nó, có lợi cho sức khoẻ. Cách sử dụng suối nước nóng/ hoặc nhà tắm công cộng cũng giống như tắm bồn. Có nghĩa là không được làm bẩn nước để không ảnh hưởng đến người khác. Đặc biệt đây là nơi có rất nhiều người sử dụng nên tuyệt đối không được để những đồ quý giá tại chỗ thay đồ mà tốt nhất là gửi đồ tại tiếp tân của nhà tắm công cộng hoặc suối nước nóng. 3.5. Người Nhật sử dụng đơn vị tính như thế nào để biểu thị diện tích nhà ở? Answer: Người Nhật biểu thị kích cỡ phòng theo phương pháp tính bội số của Chiếu (Tatami). Tatami là loại chiếu trải phòng đặc biệt ở Nhật Bản, nền chiếu được đan rắn chắc bằng rơm và bề mặt đan bằng cỏ chiếu. Vì bề mặt chiếu là các cọng chiếu, mềm và dễ hư nên điểm cần chú ý là không được đi giầy/dép trên nó. 4. Ăn uống và cách thức bỏ rác 4.1. Người Nhật tiến hành bữa ăn theo cách thức nào? Answer: Người Nhật sử dụng bàn ăn và dung đũa khi ăn. Họ rất ghét phương pháp ăn bằng tay vì tay sẽ trở nên dơ bẩn. Họ cho rằng có nhiều vi khuẩn khác nhau trong tay (Dù có rửa tay một chút thì cũng không tẩy sạch hết vi khuẩn kẹt trong móng tay..). Vì thế, nếu ngồi ăn cùng người Nhật thì tốt nhất là không nên dùng tay để ăn. 4.2. Văn hoá ẩm thực Nhật Bản có điểm gì độc đáo? Answer: Nếu bạn đã hơn một lần được thưởng thức một bữa ăn đậm phong cách Nhật thì hẳn điều mà bạn không thể quên được là có rất nhiều loại bát/đĩa được bày trên bàn ăn. Người Nhật coi trọng hình dáng, hương vị có sẵn của vật liệu, coi trọng vẻ đẹp của hình dáng sắp xếp món ăn… Vì thế có điểm đặc thù là mỗi món ăn được bày trên một đĩa riêng biệt nên có nhiều loại chén bát bày ra trên bàn. Và vừa ăn vừa thưởng thức hương vị của từng món ăn. 4.3. Quan niệm về ăn uống của người Nhật như thế nào? Answer: Có thể do sự khác biệt về văn hoá ẩm thực nên các bạn có thể ăn theo cách nào cũng được (ăn bằng dĩa, thìa, đũa…). Tuy nhiên, có một điểm chung đó là khi ăn tuyệt đối không được để thức ăn thừa ra trên bàn hoặc vứt xuống sàn nhà. Bàn ăn dơ bẩn thì thấy rất mất vệ 3

sinh. Thức ăn thừa phải để ra một góc trống của đĩa, tuyệt đối không vứt bừa bãi. Như thế sẽ dễ dàng hơn khi dọn dẹp. 4.4. Rác thải sinh hoạt của người Nhật được xử lý như thế nào? Answer: Tuỳ vào mỗi địa phương mà có quy chế khác nhau trong việc xử lý rác thải. Tuy nhiên, có thể nói rằng rác thải sinh hoạt hang ngày của người Nhật được phân loại theo hình thức: Rác cháy được và Rác không cháy được. Và người dân phải có trách nhiệm phân loại rác ngay tại trong gia đình. Mỗi loại rác sẽ được thu gom vào những ngày khác nhau, nên tuyệt đối không được mang nhầm rác ra nơi thu gom. 4.5. Thái độ của người dân Nhật như thế nào đối với việc thu gom rác thải? Answer: Tại Nhật Bản, để thuận lợi cho việc xử lý, tái sử dụng và tái sinh rác, hầu hết tất cả các thành thị xã thôn đều có quy định một số quy tắc và dân chúng thì rất hợp tác với những quy định này. Các quy định này có đôi chút khác nhau trong các thành thị xã thôn, nhưng tất cả mọi người dân đều tuân thủ đúng những quy định đó. 5. Tập quán mua sắm 5.1. Khi mua đồ tại các cửa hàng bán buôn hoặc bán lẻ, thói quen của người Nhật là gì? Answer: Tại các cửa hàng bán lẻ, tất cả hàng hoá đều có ghi giá. Có trường hợp những mặt hàng như thịt, cá, rau, trái cây.. không có ghi giá trên đó, hoặc bán thấp hơn giá đã in.. thì chắc chắn là có bảng giá để riêng một chỗ khác. Người Nhật thông thường thì mua hàng theo đúng giá, không bao giờ mặc cả giảm giá. 5.2. Giới doanh nhân ở Nhật có thói quen niêm yết giá như thế nào? Answer: Người bán hàng cũng không bao giờ bán gian lận với giá cao hơn. Nếu cửa hàng muốn gian lận lấy lời thì khách cũng sẽ biết và hơn nữa sẽ bị mất tin tưởng của khách hàng. Khi khách hàng nghĩ là họ vị mua đắt, họ sẽ chuyển sang mua ở nơi khác, sẽ so sánh giá cả và chất lượng… 5.3. Khi muốn mua các loại đồ ăn, người Nhật thường làm gì? Answer: Ở Nhật Bản người ta không bao giờ tuỳ tiện ăn thử một đồ bày trong cửa hàng. Trường hợp có thể thử, chắc chắn là nó sẽ được chuẩn bị để sao cho mọi người biết đó là đồ ăn thử. Ngoài ra, người tiêu dùng Nhật tuyệt đối không thử bất cứ sản phẩm nào vì nó sẽ trở thành một vấn đề rắc rối với người của cửa hàng. 5.4. Quan niệm của người Nhật như thế nào khi mua sắm tại các cửa hàng tự phục vụ? Answer: Tại cửa hàng tự phục vụ có chế độ tự lấy hàng muốn mua bỏ vào làn rồi cuối cùng đem thanh toán chung tại quầy thanh toán. Ở những nơi này, ngoài quầy thanh toán ra thì bạn 4

sẽ không nhìn thấy bất cứ một nhân viên nào. Tuy nhiên không vì thế mà có thể làm bừa được vì có hệ thống camera quan sát gắn ở nhiều nơi trong cửa hàng, chỉ cần làm một hành động bất chính thì lập tức sẽ có nhân viên của cửa hàng chạy đến ngay. 5.5. Mua sắm hàng hoá ở Nhật phải chịu thuế tiêu thụ như thế nào? Answer: Nếu mua hàng tại một cửa hàng thì thông thường phải chịu thuế tiêu thụ là 5% của giá mua (Kể từ thời điểm ngày 30/09/2003). Hàng hoá ở Nhật được hiển thị rõ ràng, như là “Hàng đã gồm thuế”, “Hàng chưa gồm thuế”… Các sản phẩm bán tại các máy bán hàng tự động là các sản phẩm đã có thuế tiêu thụ. Ngoài ra thì hầu hết các hàng hoá đều phải trả thêm 5% thuế tiêu thụ ngoài giá đã được ghi trên đó. 6. Giao thông và phương tiện đi lại 6.1. Lưu thông trên đường xá ở Nhật theo quy trình như thế nào? Answer: Trong luật lệ giao thông của Nhật Bản thì “Xe bên trái, người bên phải”. Có nghĩa là người điều khiển phương tiện giao thông luôn luôn đi bên trái đường, tránh nhau cũng tránh bên trái. Và đi bên trái mới là đúng luật lệ giao thông. 6.2. Người Nhật ứng xử như thế nào với đèn tín hiệu giao thông? Answer: Ở Nhật Bản, người ta rất tuân thủ tín hiệu đèn giao thông. Khi đèn đỏ, dù hai bên trái phải không có xe đi nữa thì cũng không chạy và đợi cho đến khi đèn xanh. Ngược lại, khi gặp đèn xanh thì cũng không đạp phanh mà sẽ nhấn ga chạy tiếp. Tuyệt đối họ không bao giờ băng qua đường khi có đèn đỏ. 6.3. Muốn đi sang đường người Nhật thường làm gì? Answer: Người đi bộ không được qua đường một cách cẩu thả, phải tập cho mình thói quen băng qua trên vạch đường dành cho người đi bộ. Khi đi xe đạp muốn quẹo phải ở ngã ba, ngã tư thì phải dắt xe băng qua đường chung với người đi bộ. Phải tập cho mình thói quen tuân theo những luật lệ giao thông để tránh xảy ra tai nạn đáng tiếc. 6.4. Đi tàu điện tại Nhật Bản phải chú ý đến điều gì? Answer: Xe điện là loại phương tiện giao thông vừa rẻ, vừa nhanh và có thể đi xa được. Khi đi tàu điện, nhất định phải mua vé đi đến nơi muốn đến. Hãy cẩn thận để không bị mất vé giữa đường vì sẽ bị yêu cầu trả tiền cho đến nơi muốn đến một lần nữa. Có rất nhiều loại tầu, và các ga tàu dừng lại cũng khác nhau. Cần kiểm tra kỹ xem loại nào dừng ở ga muốn đi trước khi mua vé tàu.

5

Thêm nữa, trường hợp đi tàu tốc hành thì ngoài tiền xe, còn phải trả thêm tiền tốc hành. Khi không biết là bao nhiêu tiền thì giải pháp tốt nhất là mua vé giá thấp nhất tại ga lên ban đầu và thanh toán tại ga đến, trả theo yêu cầu của nhân viên nhà ga.. 6.5. Điều cấm kỵ khi đi trên các phương tiện công cộng tại Nhật là gì? Answer: Đó là cấm không được hút thuốc trên đó. Một số nhà ga hoặc bến chờ tàu điện cũng có một số trường hợp cấm hút thuốc, hoặc có quy định thời gian nào được hút thuốc. Tuy nhiên, trong nhà ga của tàu điện ngầm thì cấm hút thuốc cả ngày. Đây là một phép tắc của xã hội mà mọi người nhất thiết phải tuân theo. 6.6. Đi xe buýt ở Nhật có điểm gì khác biệt? Answer: Xe buýt một người có lẽ là đặc điểm nổi bật ở đây. Có nghĩa là chỉ do một tài xế vận hành tất cả. Khi đi xe buýt xin hãy chuẩn bị sẵn tiền lẻ trước như 10yên hoặc 100yên. Tiền xe buýt thì thông thường được biểu thị trên bảng giá đặt gần người tài xế, do đó cần phải chú ý xem. Cũng giống như các nước khác trên thế giới, khi đi xe buýt tuyệt đối không được hút thuốc lá, cũng có ghế ưu tiên dành cho người già, trẻ em và phụ nữ có thai… Đặc biệt, các tuyến xe buýt ở Nhật vô cùng phức tạp. Để tránh nhầm lẫn, các onsiter cần hỏi kỹ người hướng dẫn sinh hoạt. 6.7. Taxi ở Nhật Bản là loại phương tiện giao thông công cộng như thế nào? Answer: Đó là loại phương tiện công cộng hết sức tiện lợi vì bạn có thể đi đến bất cứ nơi nào trong khu phố, cũng như có thế đưa bạn đến bất cứ nơi nào mà bạn muốn đến. Nó sẽ là loại phương tiện rất tốt khi dùng trong những trường hợp sau: a) Trường hợp khẩn cấp b) Không rõ lộ trình của nơi muốn đến c) Khi trời mưa bão… Xe taxi ở Nhật Bản có cửa đóng mở tự động. Khách không cần đóng hay mở cửa xe. Đặc biệt họ tuân thủ đúng số lượng khách chuyên chở quy định. Không bao giờ chở quá số lượng cho phép (Thông thường xe 4 chỗ có thể ngồi đến 5 người, bao gồm cả lái xe. Nếu nhiều hơn 5 người thì chắc chắn sẽ phải chia ra sử dụng 2 xe.. .) Chính vì có những tiện dụng như vậy nên giá taxi ở Nhật rất cao. 7. Ngân hàng và bưu điện 7.1. Tại Nhật Bản, tiền tệ được quản lý và lưu thông như thế nào?

6

Answer: Người Nhật thường gửi tiền vào ngân hàng hoặc bưu điện. Họ ít khi tích luỹ tiền trong nhà hoặc mang theo người một số tiền lớn. Bởi lẽ, gửi tiền ở ngân hàng thì an toàn hơn và hơn nữa còn có lãi. Khi muốn mở một tài khoản cá nhân ở ngân hàng thì chỉ cần mang theo tiền và giấy chứng minh thư nhân dân (hoặc đăng ký tạm trú đối với người nước ngoài) đến, điền đầy đủ thông tin cá nhân lên một form đăng ký có sẵn của ngân hàng là mở được tài khoản. Sau khi mở xong tài khoản, mỗi chủ tài khoản sẽ được cấp một sổ tài khoản. Trong sổ này sẽ ghi lại một cách cụ thể những số tiền ra – vào tài khoản. Khi muốn rút tiền, chỉ cần ghi số tài khoản, số tiền cần rút, họ tên và ký tên vào trong form có sẵn ở ngân hàng, và nộp cùng với sổ tài khoản cho quầy giao dịch của ngân hàng là có thể nhận được số tiền cần rút ngay. Tuy nhiên, chỉ có thể rút tiền vào thời gian từ 9:00AM đến 3:00PM các ngày từ thứ 2 đến thứ 6 trong tuần mà thôi. 7.2. Làm thế nào để có thể chuyển tiền ra ngoài phạm vi nước Nhật? Answer: Cách tốt nhất khi muốn chuyển tiền cho bạn bè, người thân ở các quốc gia ngoài Nhật Bản là sử dụng ngân hàng. Tuy nhiên, không phải bất cứ chi nhánh ngân hàng nào cũng có thể chuyển tiền ra nước ngoài được. Chỉ những nơi có ghi hàng chữ “Gaikoku Kawase Konin Ginko = Ngân hàng được phép đổi ngoại tệ” thì mới có thể chuyển tiền được. Điểm để nhận biết loại ngân hàng này là trong ngân hàng sẽ có ghi dòng chữ “Gaikoku Kawase = Đổi ngoại tệ”. Các thủ tục chuyển tiền cũng rất đơn giản. Chỉ cần điền đầy đủ thông tin vào form có sẵn để ở quầy giao dịch của ngân hàng, nộp số tiền cần gửi, lệ phí chuyển tiền, tên chi nhánh ngân hàng gần người nhận nhất… là ngân hàng bên Nhật sẽ có trách nhiệm chuyển tiền đến gần địa chỉ người nhận. Địa chỉ người nhận nhất thiết phải ghi bằng chữ la tinh (Không được ghi bằng chữ Nhật). 7.3. Sử dụng dịch vụ chuyển phát nhanh ở Nhật như thế nào? Answer: Tại Nhật Bản, hệ thống chuyển phát nhanh tại nhà rất phát triển, do đó có thể gửi bất cứ loại hàng hoá nào trừ những thứ quý giá, nguy hiểm và động vật đi đến bất cứ nơi nào trong nước Nhật. Bạn có thể giao hàng đến các tiệm gạo, tiệm sữa bò, tiệm giặt ủi, siêu thị 24giờ… các tiệm này sẽ phục vụ như một quầy giao dịch. Tuy nhiên, cũng có những nơi công ty cho người đến tận nhà lấy hàng trực tiếp. 7.4. Các loại thẻ có ý nghĩa như thế nào trong xã hội Nhật? Answer: Việc dùng thẻ phát triển rất mạnh tại Nhật Bản. Một thẻ có thể vừa dùng để mua sắm và vừa dùng để mua vé tàu điện. Dùng thẻ có rất nhiều tiện ích như: 7

 Bạn không phải lúc nào cũng mang theo nhiều tiền trong người  Bạn có thể mua được rất nhiều đồ mà không sợ thiếu tiền 7.5. Những loại thẻ nào được dùng phổ biến ở Nhật? Answer: Có rất nhiều loại thẻ đang được sử dụng tại Nhật. Tuy nhiên, phổ biến nhất vẫn là 2 loại sau: a) Thẻ ngân hàng Đó là loại thẻ rút tiền tự động. Bạn có thể rút tiền ở bất cứ địa điểm nào có đặt máy rút tiền của ngân hàng. Cũng giống như nhiều quốc gia khác, để có thể rút được tiền bạn cần có một password cho tài khoản của mình và tuyệt đối không được để lộ password này cho ai vì có thể bạn sẽ bị rỗng tài khoản nếu lộ password. Khi bị mất thẻ phải lập tức thông báo cho ngân hàng biết để họ khoá tài khoản của bạn lại cũng như làm các thủ tục cấp lại thẻ mới cho bạn. b) Thẻ điện thoại Đó là loại thẻ gọi điện thoại trả trước. Thẻ này rất gọn nhẹ và có thể bảo quản dễ dàng trong ví. Mỗi một cuộc gọi hết bao nhiêu tiền, và số dư trong thẻ là bao nhiêu thì sau mỗi một cuộc gọi máy điện thoại công cộng sẽ hiện lên để bạn kiểm tra. Một điều phải hết sức lưu ý đó là phải kiểm tra kỹ thẻ khi mua vì có thể sẽ mua phải thẻ giả. Nếu vô tình bạn dùng thẻ này để gọi điện thoại công cộng thì sẽ trở thành hành vi vi phạm pháp luật. 7.6. Làm thế nào để thực hiện được cuộc gọi quốc tế từ Nhật? Answer: Bạn có thể gọi điện thoại quốc tế từ máy điện thoại công cộng. Những máy điện thoại công cộng có thể gọi quốc tế được đó là những máy có tấm biển màu vàng, trong đó có ghi hàng chữ “Điện thoại công cộng kiêm điện thoại quốc tế dùng thẻ”. Quay số điện thoại theo thứ tự sau đây thì có thể gọi trực tiếp đến mọi nơi trên thế giới Số của công ty điện thoại quốc tế

Số biểu thị đây là cuộc gọi quốc tế

Số mã quốc gia

Số mã vùng muốn gọi (Bỏ số ‘0’ ở đầu)

Số điện thoại muốn gọi

Ví dụ: Khi muốn gọi đến số 04-1234567 của Việt Nam thì gọi như sau: 001.0041.0061.0033 → 010 → 84 → 4 → 1234567 Gọi điện thoại quốc tế được giảm giá nếu gọi vào ban đêm. Tuy nhiên, nói chung là gọi điện thoại quốc tế khá đắt, nên tốt hơn là nên mua thẻ điện thoại để gọi hết bao nhiêu tiền máy sẽ hiện lên luôn. 8

7.7. Nguyên tắc sử dụng điện thoại di động như thế nào? Answer: Tại Nhật Bản có nguyên tắc sử dụng điện thoại di động. Trước tiên, khi ở trong xe điện, hoặc bệnh viện… do song điện từ của điện thoại di động có thể ảnh hưởng đến những người có đeo máy trợ tim nhân tạo, do đó người ta phải tắt máy điện thoại di động đi và không được sử dụng nó. Trong tiệm café cũng có nơi cấm sử dụng điện thoại di động. Ngay cả các nơi có thể sử dụng được thì cũng không nên nói chuyện điện thoại lớn tiếng hoặc cười lớn tiếng… có thể làm cho người xung quanh khó chịu. Đặc biệt, phí điện thoại di động đắt hơn nhiều so với điện thoại cố định nên cần thiết phải lưu ý thời gian gọi điện 8. Bốn mùa và thức ăn cho từng mùa 8.1. Làm thế nào để nhận biết được sự thay đổi mùa ở Nhật? Answer: Tại Nhật Bản, bốn mùa Xuân-Hạ-Thu-Đông thay đổi một cách rõ rệt, và thiên nhiên thể hiện cho thấy rõ bốn mùa ấy. Thông thường, mùa Xuân từ tháng 3 đến tháng 5, mùa Hè từ tháng 6 đến tháng 8, mùa Thu từ tháng 9 đến tháng 11, mùa Đông từ tháng 12 đến tháng 2. Mỗi mùa kéo dài 3 tháng. Các mùa khác tương đối dễ chịu, tuy nhiên mùa đông thì khá lạnh, đặc biệt lạnh đối với những người đến từ những quốc gia không có tuyết như Việt Nam. Nhiệt độ vào mùa đông thay đổi rất lớn trong ngày, có khi chênh nhau đến 10oC. 8.2. Đặc trưng của mỗi mùa ở Nhật là gì? Answer: Sự thay đổi mùa ở Nhật Bản rất dễ nhận ra. Nó có những dấu hiệu đặc trưng cho từng mùa. Mùa Xuân: Đặc trưng là Hoa Anh Đào (Sakura) nở rộ. Người Nhật chờ đón ngày Hoa nở đẹp nhất (Mankai) để tổ chức đi ngắm hoa. Người ta ngồi hang giờ dưới gốc những cây anh đào lớn để vừa uống rượu ngâm thơ, vừa thưởng thức vẻ đẹp của hoa Sakura. Mùa Hạ: Đặc trưng của mùa hạ ở Nhật Bản là những cơn mưa triền miên, kéo theo những cơn bão lớn. Mùa thu: Có lẽ đây là mùa mà phong cảnh thiên nhiên đẹp nhất ở Nhật. Đây là thời điểm toàn bộ lá cây chuyển màu từ màu xanh sang màu đỏ (hoặc màu vàng). Mùa này còn được gọi là mùa Lá Đỏ (Momiji). Thiên nhiên Nhật rực rỡ với những vùng miền toàn một màu đỏ tươi. Mùa Đông: Cây cối rụng lá, tuyết bao phủ khắp vùng. Thời tiết trở lạnh. Khắp nước Nhật toàn một màu trắng. 8.3. Chương trình dự báo thời tiết có ý nghĩa như thế nào đối với người dân Nhật Bản? 9

Answer: Đối với người dân Nhật Bản, một trong những công việc hàng ngày là xem dự báo thời tiết. Trong chương trình dự báo thời tiết còn có những cảnh báo qua các nhiệt độ cao nhất, nhiệt độ thấp nhất trong ngày, và thời tiết cho từng nửa ngày, hướng và tốc độ của gió, chiều cao của sóng và những lưu ý về thời tiết bất thường như sấm sét, khô hạn dị thường. Do đó, dự báo thời tiết của Nhật Bản rất chi tiết và chính xác. Người ta căn cứ vào dự báo thời tiết để có những phòng hộ cá nhân tốt nhất, tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. 8.4. “Cleaning” ở Nhật là loại dịch vụ như thế nào? Answer: Là những tiệm giặt là quần áo. Những tiệm này phục vụ cho thời điểm giao mùa, bởi vì quần áo ở Nhật chỉ có thể mặc trong cùng mùa, sang mùa khác không thể mặc trang phục đó được nên nhất thiết phải giặt giũ, phơi khô và cất đi. Chi phí để giặt quần áo không lớn lắm mà chất lượng phục vụ lại tốt nên mặc dù các tiệm “Cleaning” ở Nhật rất nhiều nhưng vẫn đông khách. 8.5. Thức ăn theo từng mùa ở Nhật phân chia như thế nào? Answer: Ở một khía cạnh nào đó thì thức ăn nấu chin cũng có chia theo từng mùa. Ví như mùa nào thì ăn món gì. Tuy nhiên, về cơ bản thì các loại thực phẩm không phân định theo mùa. Có những loại thực phẩm trước đây chỉ có trong mùa đông, nhưng nay nhờ can thiệp của khoa học kỹ thuật mà mọi thực phẩm đều có quanh năm. Chỉ khác là nếu mua thực phẩm trái mùa thì giá cả cao hơn nhiều so với giá đúng mùa. 9. Những lễ hội trong năm 9.1. Có những lễ hội nào trong năm của Nhật Bản? Answer: Theo lịch của Nhật Bản có 14 ngày lễ trong năm. Ý nghĩa của những ngày lễ rất quan trọng trong việc hiểu biết văn hoá và truyền thống của Nhật Bản. Ngày lễ của Nhật Bản có những đặc điểm khác biệt với ngày lễ của các nước khác như sau: a) Không có căn cứ lý do tôn giáo trong ngày lễ của Nhật Bản. b) Nhật Bản xem trọng ngày 1 tháng 1 (Ngày bước sang năm mới) hơn là những ngày lễ tôn giáo. c) Ở một số nước có ngày lễ khác nhau tuỳ theo từng khu vực, nhưng ở Nhật ngày lễ thống nhất trong cả nước. d) Ở Nhật Bản hầu hết những ngày lễ thì năm nào cũng giống năm nào do sử dụng lịch dương. e) Ngày ở giữa hai ngày lễ được gọi là “Ngày nghỉ của dân chúng”. Nếu ngày nghỉ rơi vào ngày chủ nhật thì ngày thứ hai kế tiếp sẽ là ngày nghỉ bù. 10

Ngày tháng và ý nghĩa của 14 ngày lễ ở Nhật như sau: Ngày tháng Ngày 1 tháng 1 Ngày thứ 2 của tuần thứ

Tên ngày lễ Nguyên Đán Ngày Trưởng Thành

Ý nghĩa Ngày chúc mừng năm mới Ngày chúc mừng thanh niên nam nữ bước

Ngày Quốc Khánh Ngày Xuân Phân

vào tuổi 20. Ngày kỷ niệm thành lập nước Nhật Ngày trân trọng, cảm tạ thiên nhiên (Ngày

Ngày 29 tháng 4 Ngày 3 tháng 5 (Ngày 4 tháng 5)

Ngày Cây Xanh Ngày Hiến Pháp (Ngày nghỉ của dân

này có thể thay đổi theo từng năm) Ngày hoà hợp với thiên nhiên, cây cỏ Ngày ban hành hiến pháp của Nhật (Ngày ở giữa hai ngày lễ)

Ngày 5 tháng 5

chúng) Ngày Thiếu Nhi

2 tháng 1 Ngày 11 tháng 2 Ngày 20 tháng 3

Ngày thứ 2 của tuần thứ

em Ngày để nhận thức tầm quan trọng của

Ngày Biển

3 tháng 7 Ngày thứ 2 của tuần thứ

Ngày chúc mừng sự trưởng thành của trẻ

ngành hàng hải và cảm ơn ngành hàng hải Ngày Kính Lão

3 tháng 9

cùng những con người trong ngành này Ngày chúc thọ và tạ ơn những vị lão thành, là những người đã có đóng góp cho

Ngày 23 tháng 9

Ngày Thu Phân

sự phát triển của xã hội Ngày tạ ơn, tưởng nhớ đến tổ tiên (Ngày

Ngày thứ 2 của tuần thứ

Ngày Thể duc - Thể thao

này có thể thay đổi theo từng năm) Ngày để lưu tâm, tiếp cận với thể dục-thể

2 tháng 10 Ngày 3 tháng 11 Ngày 23 tháng 11 Ngày 23 tháng 12

thao, nhận thức tầm quan trọng để nuôi Ngày Văn Hoá

dưỡng cả tâm hồn và thể xác Ngày yêu tự do và hoà bình, và tiếp xúc

Ngày Cảm tạ Lao Động

với văn hoá Nhật Bản Ngày để cho dân chúng cảm tạ lao động,

Ngày Sinh Nhật của

chúc mừng sản xuất lẫn nhau Ngày sinh Nhật của đương kim Thiên

Thiên Hoàng Hoàng 9.2. Tuần lễ Vàng (Golden Week) ở Nhật là gì? Answer: Ngày 3 tháng 5 (Ngày lập pháp), ngày 4 tháng 5 (Ngày nghỉ của dân chúng), ngày 5 tháng 5 (Ngày thiếu nhi), ba ngày này là những ngày nghỉ lễ liên tiếp hang năm. Nếu trước hoặc sau 3 ngày này là ngày Quốc tế lao động, ngày thứ bảy hoặc chủ nhật thì sẽ có khoảng 5 ngày nghỉ liên tiếp. Tuỳ vào tình trạng của từng đơn vị kinh doanh, có những nơi chuyển đổi những ngày nghỉ khác bù vào đây để có thể được nghỉ liên tiếp một tuần. Tháng 5 là mùa 11

Xuân, khí hậu rất tốt, phong cảnh thiên nhiên rất đẹp, do đó rất nhiều người Nhật đi du lịch hoặc đi chơi. Từ đó, người ta gọi kỳ nghỉ liên tục này là Tuần Lễ Vàng (Golden Week). 9.3. “Obon” là lễ hội như thế nào ở Nhật? Answer: “Obon” hay còn gọi là “Lễ Vu Lan” là một trong những lễ hội lớn trong năm. Nó diễn ra vào khoảng thời gian trung tuần tháng 7 (từ 13 đến 15) hoặc trung tuần tháng 8 (từ 13 đến 15). Người Nhật có quan niệm, vào lễ Obon là lúc ông bà tổ tiên trở về nhà, do đó họ dâng lễ trên bàn thờ phật, và những người thân bình thường sống xa nhau cùng tụ họp lại để cúng kính tổ tiên. Mặc dù thời gian này thay đổi tuỳ theo từng khu vực, có thể là giữa tháng 7 hoặc giữa tháng 8 nhưng đây cũng là thời gian người ta nghỉ hè liên tục nhiều ngày nên thường tổ chức lễ này rất chu đáo. 9.4. Tiết “Setsubun” có ý nghĩa như thế nào ở Nhật? Answer: “Setsubun” (Tiết Đổi mùa) diễn ra vào trước ngày lập Xuân, khoảng ngày 3 hoặc ngày 4 tháng 2. Lễ hội này được du nhập từ Trung Quốc vào. Tại các hộ gia đình, khi đêm xuống người ta tiến hành quăng hạt đậu nành ra ngoài, vừa quăng vừa nói “Ma quỷ đi ra, phúc đức đi vào”. Đây là lễ hội đuổi tà khí ra khỏi nhà, mời phúc đức vào nhà. Theo phong tục, nếu sau đó nhặt hạt đậu đã quăng lại và ăn số hạt bằng số tuổi của mình thì sẽ khoẻ mạnh và sẽ vượt qua được tất cả khó khăn trong năm. 9.5. Có lễ hội cho các bé gái ở Nhật không? Answer: Theo lịch, ngày 5 tháng 5 là ngày Tết Thiếu Nhi, nhưng thực tế ra đấy chỉ là ngày lễ dành cho các em bé trai. Tuy nhiên, các em bé gái cũng có ngày lễ dành riêng cho mình, đó là ngày 3 tháng 3. Ngày này có tên là Hinamatsuri (Lễ hội bé gái). Đây là lễ hội được tổ chức để chúc mừng và cầu nguyện cho các cô gái sau khi trưởng thành được may mắn, gặp tình duyên tốt và sống hạnh phúc. Trong ngày này, người ta bày bộ “Búp bê Hina” để tỏ ý chúc mừng. Theo truyền thuyết thì tình duyên tốt sẽ bị lỡ mất nếu cứ mãi trưng bày bộ búp bê này, do đó người ta phải cất nó đi ngay sau ngày 3 tháng 3. 9.6. Lễ hội “Tanabata” là lễ hội gì? Answer: “Tanabata” (Lễ hội trừ tịch) là lễ hội có nguồn gốc từ Trung Quốc. Người Trung Quốc cho rằng sao Ngưu Lan và sao Chức Nữ bị ngăn cách bởi song ngân hà, nhưng hai sao này mỗi năm sẽ gặp nhau một lần vào ngày 7 tháng 7. Vào ngày này tại Trung Quốc có phong tục là cầu cho người con gái giỏi việc may vá, còn tại Nhật Bản thì người ta viết những điều mong ước vào giấy màu và trang trí trên cành trúc. Trong những năm gần đây việc trang trí này trở nên rất lộng lẫy, và đã trở thành lễ hội nổi tiếng toàn quốc tại Thành phố Sendai và Thành phố Hiratsuka. 12

9.7. Tầm quan trọng của tôn giáo trong xã hội Nhật Bản? Answer: Quan niệm về tôn giáo của người Nhật là một điều ngạc nhiên và khó hiểu đối với người nước ngoài. Mặc dù có rất nhiều tổ chức tôn giáo tồn tại ở Nhật Bản, nhưng đại đa số người Nhật không có lòng tín ngưỡng rõ rệt đối với tôn giáo cụ thể nào. Bạn có thể nhìn thấy điều này qua sinh hoạt hang ngày của người Nhật. Vào ngày Tết, họ đi lễ đền (Thần đạo) để cầu nguyện, vào tiết thanh minh mùa xuân hoặc mùa thu họ đi chùa, đi thăm mồ mả tổ tiên (Phật giáo), vào dịp giáng sinh (Thiên chúa giáo) thì họ lại chúc mừng ngày lễ với bánh…. Có nghĩa là họ không tuân thủ theo một hình thức tôn giáo nào. Và phần lớn người Nhật không có hiểu biết và kiến thức tôn giáo. Tuy nhiên, ở Nhật Bản quyền tự do tín ngưỡng được bảo vệ bởi hiến pháp, nên tất cả mọi người đều có quyền theo tín ngưỡng của riêng mình. Vấn đề tín ngưỡng là một vấn đề cá nhân, do đó, khi sinh sống ở Nhật, tuyệt đối không được yêu cầu người Nhật phải nhún nhường mình vì bất cứ lý do nào liên quan đến tôn giáo. 10. Y tế, bảo hiểm và một số lĩnh vực khác 10.1.Người dân Nhật Bản quan tâm đến vấn đề sức khoẻ của mình như thế nào? Answer: Nhật Bản là quốc gia có chế độ y tế rất phát triển. Bác sỹ được phân theo chuyên khoa rất chi tiết, do đó tuỳ theo loại bệnh hoặc thương tích khác nhau sẽ phải đi khám bác sỹ khác nhau. Ngoài ra, người Nhật còn tiến hành khám sức khoẻ định kỳ. Cứ đến thời gian (6 tháng hoặc 1 năm) người ta lại chủ động đi khám chữa bệnh mặc dù tại thời điểm đó họ hoàn toàn không có bệnh gì. Việc đi khám sức khoẻ định kỳ này sẽ giúp cho người Nhật tự quản lý được sức khoẻ của mình, đồng thời còn có thể kịp thời phát hiện những mầm bệnh mới để điều trị đúng lúc. Họ rất coi trọng sức khoẻ của bản thân, nên họ thực hiện việc đi khám chữa bệnh một cách rất tích cực và tự giác. 10.2.Chi phí chữa bệnh ở Nhật như thế nào? Answer: Nhìn trong một bình diện chung thì chi phí khám chữa bệnh ở Nhật rất cao. Tuy nhiên, nếu người dân tham gia mua bảo hiểm thì sẽ có một số dịch vụ được bảo hiểm chi trả. Người nước ngoài sang sinh sống và làm việc ở Nhật Bản cũng sẽ được (phải) mua bảo hiểm. Khi đã mua bảo hiểm rồi thì những chi phí điều trị sau sẽ được bảo hiểm toàn bộ. a) Bị thương tích trong thời gian làm việc tại Nhật b) Bị bệnh trong thời gian làm việc tại Nhật c) Do sơ ý làm đồ vật người khác bị đổ vỡ hoặc người khác bị thương. 13

d) Khi bị chết hoặc bị thương hoặc bị thương nặng trong tình trạng nguy kịch, chi phí đưa đón thân nhân…. sẽ được chi trả. Tuy nhiên, những trường hợp sau đây không thuộc đối tượng được bảo hiểm. a) Những bệnh liên quan đến thai sản. b) Những bệnh về răng (Trừ chi phí điều trị răng do tai nạn gây ra) 10.3.Bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm như thế nào? Answer: Bảo hiểm xã hội có hai hình thức: Bảo hiểm sức khoẻ quốc dân và Bảo hiểm sức khoẻ. a) Bảo hiểm sức khoẻ quốc dân Khi đăng ký cư trú ngoại kiều, đối với tu nghiệp sinh có thời hạn cư trú trên một năm thì sẽ được là đối tượng được mua bảo hiểm. b) Bảo hiểm sức khoẻ Khi tu nghiệp sinh chuyển thành thực tập sinh kỹ thuật, nếu công ty tiếp nhận là doanh nghiệp được bảo hiểm sức khoẻ thì thực tập sinh kỹ thuật sẽ được quyền gia nhập Bảo hiểm sức khoẻ. Phí mua bảo hiểm này sẽ bị trừ vào lương. Nếu công ty đó không được bảo hiểm sức khoẻ thì thực tập sinh phải mua Bảo hiểm sức khoẻ quốc dân. 10.4.Thế nào là bảo hiểm bồi thường tai nạn lao động? Answer: Khi thực tập sinh kỹ thuật bị tai nạn trong thời gian thực tập kỹ thuật hoặc trong thời gian trên đường đi đến nơi làm việc, tuỳ theo tình trạng sẽ được nhận trợ cấp bồi thường chi phí điều trị, trợ cấp bồi thường phí nghỉ không làm việc được, trợ cấp cho gia quyến nếu chẳng may thiệt mạng… 10.5.Chế độ Koban là gì? Answer: “Koban” là một mạng lưới địa phương độc đáo của cảnh sát Nhật, được gọi là “Koban - Đồn cảnh sát” hoặc “Chuzaisho - Trạm thường trú”. Tại Nhật Bản, các đồn cảnh sát có ở khắp mọi khu vực và có cảnh sát thường trú ở đó. Qua chế độ này, cảnh sát có thể nắm được tình hình của khu vực để duy trì an ninh trật tự cho khu vực, hoặc thường xuyên đi kiểm tra để giữ an toàn cho dân chúng trong khu vực, và chế độ này đã đóng vai trò rất to lớn. Cảnh sát Nhật Bản không chỉ xử lý sự kiện hoặc sự cố mà còn đóng nhiều vai trò như chỉ đường, tìm trẻ lạc, chứng nhận đồ nhặt được… và được người dân trong khu vực tin cậy và yêu mến. Khi có một sự kiện xảy ra, cảnh sát ở Đồn đó sẽ có mặt kịp thời tại hiện trường và trong nháy mắt bủa ra mạng lưới cảnh báo… Cảnh sát và chế độ Koban của Nhật được người nước ngoài đánh giá rất cao. 10.6.Nhiệm vụ của Sở cứu hoả tại Nhật Bản là gì? 14

Answer: Khác với nhiều quốc gia, sở cứu hoả chỉ là đơn vị chuyên phụ trách những vấn đề liên quan đến hoả hoạn, nhưng sở cứu hoả ở Nhật không chỉ làm nhiệm vụ chữa cháy mà những khi có trường hợp cần cấp cứu thì Sở cứu hoả sẽ cho ngay xe cứu thương đến đưa bệnh nhân tới bệnh viện. Khi cần cấp cứu hoặc cần chữa cháy, xin hãy liên hệ với Sở cứu hoả, hãy gọi số 119. Do vậy, khi tai nạn giao thông xảy ra và có người bị thương thì cần thiết phải liên hệ cả với cảnh sát (số 110) và sở cứu hoả (số 119) 10.7.Động đất, một loại thiên tai xảy ra như thế nào tại Nhật? Answer: Nhật Bản là quốc gia có nhiều trận động đất. Mỗi năm ở Nhật có trung bình trên 1.000 trận động đất lớn nhỏ khác nhau. Người Nhật đã quen với việc thỉnh thoảng mặt đất chao đảo, đồ đạc ngả nghiêng, thậm chí rơi vỡ. Người ta quen với động đất đến mức trong gia đình người Nhật họ thực hiện nhiều đối sách với động đất. Bạn có thể nhìn thấy đồ đạc trong nhà, nhất là những đồ dễ vỡ được thiết kế một lớp vỏ bọc bên ngoài để nếu có động đất khiến nó rơi xuống thì cũng sẽ không bị vỡ. Những trận động đất nghiêm trọng xảy ra có thể gây thiệt hại lớn. Năm 1923, có một trận động đất lớn, người ta quen gọi là trận động đất Kanto, đã gây thiệt hại lớn cho nhiều khu vực mà trung tâm là Tokyo. Người ta dự đoán rằng vùng Kanto có thể xảy ra động đất lớn lần nữa trong tương lai gần. 10.8.Chính quyền Nhật Bản đã có những can thiệp nào để đối sách với động đất? Answer: Động đất là một loại hình thiên tai gần như không thể thiếu ở Nhật Bản, và là loại hình thiên tai không dự đoán trước được. Do vậy, chính quyền địa phương rất chú ý đến việc phòng ngừa bất cập xảy ra như chỉ định nơi sơ tán rộng rãi cho người dân địa phương, đảm bảo thực phẩm và nước uống trong trường hợp khẩn cấp. Chính quyền địa phương cũng lưu ý người dân những vấn đề sau: a. Khi có động đất, trước tiên hãy tắt lửa b. Khi có động đất lớn xảy ra, hãy mở cửa sổ hoặc cửa ra vào để có lối thoát hiểm. c. Hãy cố định vào vách tường những đồ đạc có thể bị nghiêng đổ. d. Hãy gửi đồ quý giá ở Ngân hàng… e. Cần xác nhận trước nơi sơ tán rộng rãi đã được chỉ định f. Phải chuẩn bị nước uống và thực phẩm cho 2 – 3 ngày, thuốc, băng cứu thương, đèn pin, radio… 10.9.Thời gian xảy ra mưa bão ở Nhật là thời gian nào?

15

Answer: Từ mùa hè sang mùa thu (tháng 6 đến tháng 9) là thời gian có nhiều mưa bão tại Nhật. Đặc biệt có khuynh hướng tập trung nhiều bão vào tháng 9. Vào thời gian này, có rất nhiều thông tin chi tiết về bão trên TV, báo chí và radio… Người dân Nhật Bản đặc biệt chú ý đến những thông tin này. Khi bão đến gần Nhật Bản thì đi du lịch, đặc biệt là leo núi, tắm biển là rất nguy hiểm Để đảm bảo an toàn cho cá nhân, trong sinh hoạt hàng ngày cần có những chú ý sau: a. Đóng cửa chắn mưa đề phòng khi có gió lớn b. Lấy đồ phơi ở bên ngoài ban công vào, gom xếp gọn các chậu kiểng lại hoặc mang chúng vào trong nhà. c. Hãy chuẩn bị sẵn đèn pin, thuốc men và dụng cụ y tế…. d. Không nên đi ra ngoài vì cột điện, cây cối có thể đổ xuống rất là nguy hiểm.

11.Giới thiệu những ngôn ngữ sử dụng tại bệnh viện Đầu Atama ga sukoshi itamimasu (Hơi nhức đầu) Atama ga itakute gaman ga dekimasen (Đau đầu không chịu được) Atama ga appaku sareru yooni itamimasu (Đau đầu như bị bóp nén) Atama no kono bubun ga tokuni itamimasu (Chỗ này trên đầu đặc biệt rất đau) Atama ga zukizuki myaku o utsu yooni itamimasu (Đầu đau giật từng cơn như nhịp mạch) Atama ga omoku kanjimasu (Cảm thấy nặng đầu) Noboseta yoona kibun desu (Cảm thấy choáng váng, chóng mặt) Shui no mono ga guru-guru mawaru yoodesu (Cảm thấy xung quanh quay cuồng) Kumo no ue o aruite iru yoona fuwa-fuwa shita kanji ga shimasu (Cảm giác loạng choạng giống như đang đi trên mây) Tatte iruto taoresoona kanji ga shimasu (Khi đứng lên thấy như muốn ngã) Mắt Me no nakani nanika ga haitta yoona ibutsukan ga arimasu (Cảm giác như có vật lạ ở trong mắt) Me o tojiruto mabuta ga zun to itamimasu (Khi nhắm mắt lại thì mí mắt đau nhói lên) Me ga chiku-chiku shimasu (Mắt bị xót như kim châm) Me no okuni omogurushii itami o kanjimasu (Cảm thấy đau nhức nặng nề ở sâu bên trong mắt) Me no mawari ga kayuin desu (Ngứa xung quanh mắt) 16

Me no naka ga kayukute tamarimasen (Ngứa bên trong mắt không chịu được) Me ga tsukaremasu (Mỏi mắt) Me ga chika-chika shimasu (Mắt bị chớp nhoáng) Me ga juuketsu shiteimasu (Mắt đỏ ngầu) Shiryoku ga dandan ochite kita yoodesu (Dường như thị lực giảm dần) Me ga kasunde miemasu (Mắt nhìn thấy lờ mờ) Tooku no mono ga boyakete miemasu (Nhìn vật ở xa thì thấy mờ) Me ga niju ni miemasu (Thấy một thành hai) Me ga chira-chira shite agete iraremasen (Mắt bị chớp nhoáng không mở ra được) Asa okita toki ni meyani ga takusan deteimasu (Khi thức dậy buổi sang, mắt có nhiều rỉ mắt) Saka matsuge de Me ga itamimasu (Mắt bị đau do lông quặm) Iro no kubetsu ga tsukimasen (Không phân biệt được màu sắc) Me ga kurande memai ga shimasu (Cảm thấy hoa mắt, chóng mặt) Kontakuto renzu ga torenaku narimashita (Không thể lấy kính áp tròng ra) Yoruni naruto Me ga miemasen (Mắt không thể nhìn thấy gì vào ban đêm) Tai và Mũi Mimi ga enshou o okoshite iru yoodesu (Dường như bị viêm tai) Haha o kamu to mimi ga kiin to hibikimasu (Tai nhói đau khi hỉ mũi) Mono o kamu to mimi ga itaidesu (Khi nhai thấy đau tai) Mimi no naka ga goro-goro shimasu (Cảm thấy có cái gì đó ở trong tai) Mimi dare ga demasu (Tai bị chảy nước) Miminari ga shimasu (Ù tai) Hito no hanashi ga kikitori nikuidesu (Khó nghe được tiếng người khác nói) Hana ga muzu-muzu shite kushami ga demasu (Mũi ngưa ngứa, hắt hơi) Tsuzukezama ni kushami ga demasu (Hắt hơi liên tục) Hana ga tsumarimasu (Nghẹt mũi) Hanachi ga dete tomarimasen (Chảy máu cam không ngừng) Kandemo kandemo hanamizu ga tomarimasen (Hỉ mũi nhiều lần nhưng nước mũi vẫn cứ chảy ra không ngừng) Miệng và Răng Kuchi no naka ga kanso shite zara-zara desu (Trong miệng bị khô, nứt nẻ) Kuchi no naka ni haremono ga arimasu (Có chỗ bị sưng trong miệng) Ha ga itakute hitobanjuu nemuremasen (Đau răng suốt đêm không thể ngủ được) 17

Ha ga shiku-shiku itamimasu (Răng bị nhức giật giật) Haguki ga harete ha o migaku to shukketsu shimasu (Lợi bị sưng, khi đánh răng bị chảy máu) Ha ga uita yoona kanji ga shimasu (Có cảm giác như cái răng bị trồi lên) Haguki ga harete totemo itamimasu (Lợi bị sưng và rất đau) Ha o nukazuni ookyuushochi dake shite kudasai (Đề nghị không nhổ răng mà chỉ chữa cấp cứu thôi) Ha no tsumemono ga torete shimaimashita (Chỗ bọc răng bị tuột ra)

18

Related Documents

Question About Japanese
November 2019 4
About Japanese Gaap
October 2019 7
Question About Hell
November 2019 2
Question About Business
October 2019 14
Japanese
May 2020 28