Phỏng vấn sâu Đặng Thị Huyền Tuổi: 56 Thôn: Thái Hoà Xã : Tân Thái Huyện: Đại Từ Tỉnh: Thái Nguyên NPV: Đặng Bảo Khánh Ngày PV: 24/07/2008 H: Hôm qua có đoàn nghiên cứu họ và phỏng vấn anh chị 1 lần vào buổi chiều đúng không ạ ? Hôn nay thì chúng tôi muốn phỏng vấn sâu thêm anh chị 1 vài vấn đề liên quan về sức khoẻ. Trước khi vào cuộc phỏng vấn này thì tôi muốn hỏi chị là, vừa nãy chị có nói là nhà chị có 5 cháu. Thế thì có cháu nào ở cùng chị không ? NTL : Hiên nay thì không có cháu nào ở cả. H: Thế các cháu đi làm hả chị ? NTL : 2 cháu gái thì lấy chồng ở riêng. Còn 3 cháu trai thì 1 cháu cũng ra ở riêng rồi còn 2 cháu thì đi công tác hết. H: Các cháu ở Thái Nguyên hay là ..? NTL: 1 cháu thì làm ở Thái Nguyên, còn 1 cháu làm ở tận ở Bắc Cạn cơ. H: Còn bà cụ ở đây thì là bà nội đấy à ? Thế năm nay là bà bao nhiêu tuổi rồi ? NTL: Bà 82 tuổi. H: Thế cho hỏi là trong gia đình chị làm chủ yếu là nghề nông nghiệp hay là thế nào ? NTL: Chủ yếu là nông nghiệp, nhưng mà cũng ít đất đai thôi, bởi vì là ở lòng hồ mà. Nếu mà nước nó lên thì chúng tôi không có tí nào đất làm lúa cả. H: Nước lên tức là nó ngập hết lên cả à ? NTL: Nước ngập hết lên trên này đấy. Có những năm lên sát tận bờ ao của nhà tôi đây, nước còn mấp mé vào trong ao. H: Tức là thường tháng nào nước nó sẽ ngập ? NTL: Thường thường là khoảng độ tháng 8 này đây. Nước là người ta giữ vào thì nước sẽ lên. Trời mưa là nước sẽ lên to như thế. Thế còn thường xuyên là ít ruộng. H: Mỗi người được khoảng bao nhiêu sào hả chị ? NTL: Hiện tại có 3 khẩu ăn trực tiếp ở nhà, mà chỉ có 7 thước ruộng thôi. H: Thế chị chồng màu hay toàn chồng lúa ?
NTL: Màu ở đây là không có đất để chồng, thường xuyên ở đây chỉ làm những cây chè thôi. Làm những cây chè quanh nhà thôi, chè trên đồi, rồi chăn nuôi thêm. Trình độ làm ăn ở đây là hơi vất vả 1 tí. Ít đất canh tác. H: Thế chè chị trồng được bao nhiêu ? NTL: Trước đây thì trồng cũng nhiều lắm. Nhưng bây giờ các cháu nó ra ở riêng, cho mỗi đứa 1 ít. Bây giờ cũng chỉ còn 3, 4 sào thôi. H: Tức là trồng ở trên đồi ? NTL: Vâng. trồng ở trên đồi, có nhà. H: Có nhà ở đây, nhưng mà trồng trên đồi nước nó lên thì là hỏng hết à ? NTL: Không, nước thường xuyên nó lên, mới đầu chỉ mấp mé ở dưới thôi, khoảng độ vài ba hôm thì người ta lại tháo nước đi. Cây chè thì nó còn tồn tại được, chứ còn cây lúa mà nó ngập khoảng mấy ngày thì hỏng. Lúa con gái thì còn được thu, thế còn lúa mà đã có bông hoặc là có đòng thì là hỏng hết. H: Năm nay là chưa thấy nước lên ? NTL: Năm nay thì chưa có. Năm nay nước nó rút sâu đấy. Nó còn sâu đấy. Bây giờ nó đang ở chỗ này, nó còn vào khoảng khúc thứ 41, 42 gì đấy. Có lúc nó còn lên đến 46, thì nó sẽ lên tận đây. Người ta nói có 1 công trình thuỷ điện ở dưới chân đập, người ta sẽ giữ nước lên khúc 48 cơ. Ở đây có lẽ là phải chuyển. Thế nhưng mà cũng chưa hiểu có phải chuyển hay không. H: Thế những lúc họ cho nước lên, thì họ có báo cho mình không ? NTL: Có, họ báo đấy. Họ phải đền bù cho mình nữa. Tại vì đất ở đây có sổ đỏ hẳn hoi mà. H: Thế năm ngoái thì họ có đền bù không ? NTL: Năm ngoái thì nước không lên đến tận nhà, chỉ lên đúng cái mốc của họ là 46,25. H: Thế nhưng nếu mà kịch của nó là bao nhiêu ? NTL: Là 48, là nước sẽ vào tận đến nền nhà. H: À, thế là họ phải đền bù. Thế đền bù là khoảng bao nhiêu tiền hả chị ? NTL: Làm như của nhà nước. Thổ cư là đã có quy định rồi đấy chị. Nó có quy định bao nhiêu tiền 1m2 đấy. H: Chị ở đây mấy năm chị đã được đền bù chưa ? NTL: Chưa. H: À, tức là chưa bao giờ nước lên đến 48 ? NTL: Vâng, chưa bao giờ lên đến trên này. Chưa bao giờ lên đến cốt 48. Cốt 48 là người ta dự kiến làm thuỷ điện. Chứ còn chưa có. H: Thế thì từ xưa đến bây giờ là chị ở chỗ này, chưa phải di đi đâu ? NTL: Không. H: Thế là nhà mình trồng chủ yếu là nông nghiệp, lúa với chè.
NTL: Vâng chủ yếu là thế. Nếu nước rút thì trồng lúa. Còn nước không rút thì trông vào chè với lại chăn nuôi. H: Thế còn trồng mầu thì mình không trồng được ? NTL: Trồng mầu thì mình không có đất. H: Thế xin hỏi chị là: Trong những năm qua thì vấn đề sức khoẻ của gia đình thế nào ? Trong này nói thì bà..? NTL: Bà thì cứ đau ốm triền miên. H: Là bệnh gì đấy hả chị ? NTL: Bà bị bệnh dạ dày lâu rồi, uống thuốc men thì nó cũng đỡ. Nhưng từ tháng 8 năm ngoái đến bây giờ là nó vừa tái phát đau dạ dày, vừa đau xương, đau khớp, đau người, đau đủ thứ. Coi những là có thời gian không thể dậy được, cứ đi viện thôi. Xuống viện Đông y, rồi viện A, đi cả chỗ những bác sĩ tư. Hiện tại bây giờ cũng đang điều trị của bác sĩ tư. Tại vì đi viện nhiều quá cũng ngại. H: Khi mà phát hiện bà bị dạ dày thì các con trong nhà đã làm gì để giúp bà ? NTL: Thì cũng chỉ đi mua thuốc, đi khám, đi soi, đi chụp điện. Rồi người ta bán cho mình uống thuốc gì thì mình uống thuốc đấy. H: Thế là đi khám ở trạm y tế hay là ở đâu ? NTL: Khám ở ở trạm thì ít thôi. Chủ yếu là khám ở bệnh viện tỉnh. H: Bà bị dạ dày từ năm bao nhiêu ? NTL : Lâu rồi. Bà bị là khoảng từ năm 70 đổ lại đây, mấy chục năm rồi. H: Thế là chị đã dùng cả thuốc Đông y, cả Tây y ? NTL: Vâng, bà là dùng cả thuốc Đông y, cả Tây y. Bà dùng đủ cả. H: Thế chị có biết lúc bà bị là bà có biểu hiện như thế nào ? Chị là con dâu đúng không ? NTL: Vâng. Bà cứ bị đau tức ở ngực, ở mỏ ác này. Thế xong rồi buồn nôn khan. Đi khám thì người ta bảo bị dạ dày. Đi soi, đi chụp điện, người ta cũng bảo như thế, thì bán thuốc cho mình uống. Thì uống cũng đỡ đi 1 khoảng thời gian mấy năm. Cái đợt vừa rồi ốm, đau nhiều quá. Đau xương, đau khớp. Em có nghe người ta nói là nếu mà người đã ảnh hưởng dạ dày rồi thì uống thuốc khớp thì nó sẽ tái phát. Thì đúng cái đợt vừa rồi nó tái phát. Phải đi điều trị ở viện A 10 ngày thì nó khỏi cái bụng đấy. Không thấy nó đau nữa. Nhưng mà đau xương thì nó đau triền miên. Đau người, chỗ nào cũng đau cả. H: Thế chị có nghĩ là uống cái thuốc khớp đấy nó ảnh hưởng đến dạ dày không ? NTL: Có. Tại vì tôi cũng đã bị 1 lần như thế rồi .Ví dụ như là đau khớp tay này. Cách đây 2 năm, bị tay khớp tay thì đi mua cái thuốc đấy để uống. Ra trạm y tế mua thuốc này thì người tabans cho thuốc này để uống, cũng dặn là
uống thuốc sau khi ăn cơm. phải ăn cơm no thì mới được uống. Nhưng mà mình uống nó không ưa. Cứ uống vào là bị đau. 6h tối ăn cơm no xong là uống thuốc. Đến 8h là nó đau ghê lắm. Ra hỏi chú bác sĩ thì chú bảo để thuốc lại không uống nữa. Tôi ngừng uống thế là không đau nữa. H: Thế là chị nghĩ chị bị dạ dày ? NTL: Vâng. Chắc chắn là như thế tại ai cũng bảo uống thuốc đấy là nó bị ảnh hưởng đến dạ dày. H: Thế chắc là lần vừa rồi bà uống thuốc thấp khớp ? NTL: Không, bà thì không uống thuốc đấy đâu chị ạ. Cũng có thế là có 1 lần nào đó uống rồi. Nhưng thường thường là điều trị ở bệnh viện Đông y của tỉnh thì họ chỉ cho uống thuốc Nam thôi. Và uống thuốc Bắc của người ta sắc với mấy viên thuốc Đông y to tướng ấy. Người ta chỉ cho uống thế thôi chứ không uống thuốc kia đâu. Uống thuốc Tây thì chỉ có thuốc B6, rồi B1 thôi. H: Thế trong khi bà bị bệnh như thế thì mọi người trong gia đình có bàn nhau xem là sẽ đưa bà đi khám bệnh viện nào, khám như thế nào không ? NTL: Nói chung là anh em trong gia đình thì cũng đồng tâm là cho bà xuống viện. Đi những nơi cao hơn thì không phải mình không có khả năng, mà cũng chưa cần thiết bởi vì trong bệnh viện tỉnh người ta cũng có thể điều trị được, nên cũng không cho đi. Các bác sĩ cao tay, giỏi giang thì người ta bảo bệnh các cụ chỉ là bệnh già thôi, nên chỉ cần điều trị cho đỡ, về có gì bất trắc lại xuống. Thế thôi chứ họ bảo không cần phải đi những nơi xa. H: Chị nói là trong năm vừa rồi là bà đang điều trị. Thế chị có thể cho biết là lịch trình bắt đầu từ tháng mấy không ? NTL: Bắt đầu thứ tháng 9 âm đấy chị ạ. H: Tháng 9 âm là từ tháng 10 dương lịch đấy ạ ? NTL: Đấy, khoảng từ tháng 10 dương lịch năm ngoái đến bây giờ. H: Tháng 10 năm 2007? Thế chị đưa bà đi đâu ? NTL: Bắt đầu là đến viện Đông y đấy. H: Thế xong rồi thế nào nữa chị ? NTL: Xuống Đông y rồi còn đi khám tư nhiều chỗ lắm chị ạ. H: Thế nhưng bây giờ chị cứ kể lần lượt xem nào ? NTL: Vâng. Thế xong rồi đi vào 1 ông bác sĩ. Bác sĩ Tài Thu, hay bác sĩ Thông ý. Nghe nói ông này giỏi nhất về cái khoản châm cứu ý. H: Tức là sau khi đi Đông y thì chị mới đi Hà Nội ? NTL: Đi Đông y xong là đến cái chỗ ông ý là ở gần Thái Nguyên thôi. H: Cái này là bác sĩ tư à ? NTL: Bác sĩ cũng làm nhà nước trước. Người ta là tư thì tư nhưng mang tính chất là cộng đồng, kể cả trong cả ngoài, nhiều người đến học lắm.
H: Thế chị đi khám cái viện Đông y này là của Thái Nguyên hay của Hà Nội? NTL: Của Thái Nguyên. H: Xuống Đông y của Thái Nguyên này, xong rồi chị đến bác sĩ Thông. Cũng thuộc Đông y hay là..? NTL: Vâng, cũng thuộc Đông y. H: Thế rồi sau đó chị đi đâu ? NTL: Sau đó về 1 thời gian rồi lại xuống bệnh viện A. Để điều trị cái đau bụng này chị này. Điều trị cái mà nó tái phát cái dạ dày ý. H: À, thế còn đi cái Đông y kia là bệnh ..? NTL: Đông y là bệnh đau xương kia đến để châm cứu. H: À, Đông y là đau thấp khớp đấy. Xong đến bác sĩ Thông cũng là thấp khớp. NTL: Vâng, cũng là Đông Y. H: Cũng là mình đến để chữa thấp khớp ? NTL: Vâng. H: Thấp khớp này là mới xuất hiện hay là thế nào ? NTL: Đấy là mới từ năm ngoái thôi đấy. H: Tức là tháng 10 năm ngoái ? Thế còn chị đến bệnh viện A là.. ? NTL: Bệnh viện A là điều tri đau dạ dày. H: Thế rồi sau đó là đi đâu nữa ? NTL: Không đi đâu nữa. Về là có các anh em bác sĩ, hiện giờ là ông ấy đang dạy ở trường Đại học Y Khoa Thái Nguyên ý. Ông lại là anh em, thường xuyên là ông ý đến khám bệnh và cho đơn để mua thuốc thôi. H: Mua thuốc là chữa bệnh gì ? NTL: Chỉ cơn đau xương này thôi chị. H: À, cái người họ hàng này là chữa đau xương ? NTL: Vâng, ông ý là bác sĩ trường Đại học Y Khoa ý, ông ý lại là anh em mà, thi thoảng ông ý đến ông lại cho thuốc để uống cho đỡ đau thôi chứ không.. H: Tức là không liên quan gì đến vấn đề dạ dày đấy ? NTL: Vâng, không liên quan gì đến dạ dày cả. H: Thế sau đấy thì đi đâu nữa ? NTL: Không đi đâu nữa, chỉ ở quanh nhà thôi. Xong thi thoảng lại ra trạm ở đây thôi. H: À, sau đấy là cũng ra trạm ? NTL: Ra trạm hỏi han. Thì bởi vì cụ cũng có tiêu chuẩn bảo hiểm mà. H: Thế còn mấy tháng nay ? NTL: Mấy tháng nay thì bà vẫn phải tiêm thuốc thường xuyên. H: Thế bây giờ bà ở nhà hay ở đi điều trị ?
NTL: Bà ở dưới em chú. H: À, chứ không phải là đi bệnh viện ? NTL: Ở dưới nhà em chú dưới đấy là nó cứ đón những anh em, bạn bè làm cùng cơ quan ấy. Người ta đến khám chữa, xong người ta xem xét sức khỏe cho cụ thôi. Cụ thì thường xuyên kêu đau người, các bác ấy là cũng có kinh nghiệm dày dặn. Người ta cũng bảo là bệnh già. H: Tức là cũng ở nhà cái ông này ? NTL: Vâng, bây giờ cũng đang ở dưới nhà em chú ruột. H: Cũng ở gần đây hả chị ? NTL: Vâng, ở chỗ Phú Xuân này, dưới độ chục cây. H: À, cái nhà cái ông mà chị vừa nói là họ hàng đấy chứ gì ? NTL: Không cái ông đấy là ông chỉ đến khám thôi còn ở, là ở chỗ em chú ruột đấy. Bà đang ở dưới đấy. Bởi vì chú cũng là người nhà nước mà, có điều kiện hơn. Chú cũng bảo thôi cứ để bà dưới đấy cho chú, chú ấy cũng có xe có cộ. Cụ già bây giờ là cứ hay đột xuất ý chị, thì là chú ý khắc đưa cụ ra viện thì chú ý báo, cũng gần gũi hơn. Thế thì cụ ở dưới đấy. H: Tức là ở dưới này cũng là tư rồi còn gì nữa phải không ? Tức là hàng ngày ông có thể.. NTL: Hàng ngày ông ý cũng thường xuyên, vài ngày vào 1 lần chẳng hạn. Ông ấy vào xem sức khỏe cho, kiểm tra huyết áp rồi xem sức khỏe như thế nào. H: Nhưng mà đấy cũng là 1 phòng khám tư hay chỉ là nhà ? NTL: Không, là nhà . Ở nhà em chú ý mà. H: Nhưng mà cái ông chú này là.. NTL: Ông chú thì ông chỉ làm việc nhà nước thôi, còn ông kia là ông ý làm ở trong trường Đại học Y Khoa thôi, ông ấy đi dạy ở trong đấy. Ông ý là anh em nên thi thoảng ông ý đến xem giúp thôi. H: À, chứ không phải là bệnh viện tư. Tôi lại cứ tưởng là bệnh viện tư. NTL: Không phải. Ông ý chỉ là đến ông ý giúp thôi, anh em mà lị. Anh em thì ông chỉ đến giúp phụ thôi, kiểm tra sức khỏe cho cụ yên tâm thôi. Chư không phải ông ý là người làm tư. H: Thế coi như là ở hẳn dưới đó ? NTL: Vâng, bà cụ là ở hẳn với em chú ruột. Còn cái ông khám là ông bạn bè thôi. H: À thế à. Thế ông khám bạn bè tên là gì ? NTL: Ông ý tên là Chức, ông ý làm ở trường ĐH Y Khoa ý mà , ông ý nhận cụ là mẹ kết nghĩa. Anh em kết nghĩa với lại chúng tôi. Thế, ông ý chỉ là người đến thăm non, ông ý thăm cho thôi, cho bà cụ yên tâm thôi. Chứ không phải là đi khám tư hay gì cả.
H: Thế thì đi khám vừa bị dạ dày, vừa bị thấp khớp thì chủ yếu là chữa về cái gì khi mà chị đến các bệnh viện ý ? NTL: Đi 2 cái bệnh viện, thì ở viện A là chữa dạ dày, còn bệnh viện Đông y là chỉ để châm cứu thôi. Cứ châm cứu, uống thuốc thôi. Cứ mỗi ngày 1 lần châm cứu thôi, còn uống thuốc là 2 lần. Thì người ta cứ cho thuốc là uống đấy thôi, chứ cũng chả hiểu nó là như nào. Nhưng theo kiểu Đông y thì chỉ có thuốc Nam, thuốc Bắc gì đấy. Thuốc Bắc thì người ta sắc người ta mang đến tận nơi cho. H: Chỗ Đông y á chị ? NTL: Vâng, chỗ Đông y. H: Tức là nằm luôn tại đấy, có.. NTL: Nằm luôn tại đấy thôi. H: Bà nằm tại đấy bao nhiêu ngày ? NTL: Khoảng độ 10 ngày. Em cũng không hiểu thế nào, nhưng mà thường xuyên là nằm xong 10 ngày là người ta cho về. H: Thế nhưng mà tại sao bọn chị không chữa Tây y mà lại chữa Đông y ? NTL: Nói chung là cụ cũng thường xuyên vào đấy. Mà cũng có những anh em thì người ta bảo là các cụ cứ đau xương, đau khớp thế này thì cứ cho cụ qua Đông y để châm cứu. Bởi vì là, nguyên nhân là nó lại như này nữa, 1 phần là cụ tuổi già, 2 nữa là cụ có tuổi rồi, có hôm là cụ ở nhà đây thì mới đi tắm. Thì có 1 thau nước rất nhỏ thôi. Có cái bờ tường xây, cao cũng khoảng cái bờ ghế này này. Nước thì ở dưới này, thì cụ cũng bảo cụ ở nhà, thì cụ bê lên để phơi nắng, để tắm cho nó đỡ rét. Thế là bê cái thau nước lên thì thấy nó nhíu ở đằng lưng, từ hôm đấy trở đi là nó cứ đau như thế. Thế thì người ta mới bảo là đem xuống Đông y để châm cứu. Thế nhưng mà tuổi già nó cũng phát sinh nhiều cái bệnh ra ý chị. Không những đau lưng, xong rồi dần dần nó cũng đau xuống các cái khớp tay, khớp chân này. Các chỗ, cả ngón chân, cả ngón tay nó cũng đau. H: Thế là bệnh thấp khớp của cụ là có từ tháng 10 năm ngoái đúng không ? NTL: Triền miên từ năm ngoái đến giờ. H: Thế còn dạ dày là từ lâu lắm rồi ? NTL: Dạ dày là từ lâu lắm rồi, thế rồi là mua thuốc uống. Xong rồi là nó khỏi, mấy năm có đau nữa đâu. Đợt vừa rồi là không ai nghĩ nó lại tái phát dạ dày. Cụ cứ ăn vào là tự nhiên lại nôn ra, nôn cứ ra mật xanh, mật vàng ra ý. Thế thì đi xuống khám thì người ta bảo là bị đau dạ dày. Điều trị dạ dày là nó cũng khỏi, cái đấy nó cũng không đau rồi. H: Tức là vừa rồi không đi điều tri ở bệnh viện A, tức là khỏi đấy ? NTL: Vâng. H: Còn đau người là vẫn tiếp tục ? NTL: Vâng, cứ tiếp tục thuốc men, rồi là các khoản.
H: Nhưng mà, tại sao chị lại không chọn trạm y tế xã ? NTL: Xã, không phải là không chọn mà người ta không thể châm cứu được. Ở đây không có người chuyên môn. Thì mình nhà nông cứ thường xuyên suy nghĩ là: cho xuống các bệnh viện lớn của tỉnh thôi. Chứ còn xã thì người ta, có thể không châm cứu được, hay cũng không điều trị như thế bao giờ, thế nên là không ra đấy. H: À, tức là ở xã thì nó không..? NTL: Vâng, xã thì nó không có cái châm cứu đấy thì mới không ra thôi. Chứ còn ở xã họ cũng làm việc rất là nhiệt tình. Ví dụ như là các bác sĩ ở đây, nếu như là có ai cần đón đến nhà thì người ta vẫn đi giúp thôi. H: Thế thì chị thấy trạm y tế xã này thế nào ? NTL: Người ta làm ăn thì cũng được, nói chung là bây giờ kinh tế thị trường thôi. Thuốc men người ta bán, khám bệnh thì cũng bảo đảm với cái cơ chế bây giờ của người ta sinh sống. Người ta làm cũng rất tốt, rất nhiệt tình thôi cũng không có vấn đề gì cả. H: Thế nhưng mà cảnh quan xung quanh trạm y tế thì chị thấy thế nào, phòng khám bệnh, hoặc các thứ.. ? NTL: Cảnh quan thì cũng được, cũng sạch sẽ đấy. Nhà sinh nở, hay khu điều trị thì cũng rất được. H: Thế thì trong khi đấy, mình cũng có đến trạm y tế. Nhưng chị cũng nghĩ là trạm y tế không có châm cứu ? NTL: Vâng, thế nên mới phải đi xuống đằng dưới kia. Mới lại ở dưới kia cũng thuận lợi hơn. Các em ở dưới đấy, rồi anh em bạn bè người ta làm trong những ngành chuyên môn, người ta có dày dặn kinh nghiệm hơn, thì là đi xuống đấy. Chứ không phải là ở đây người ta không điều trị, vì ở đây người ta không có những chuyên môn đấy, nên là mình không điều trị thôi. Chứ còn người ta làm thì cũng được. H: Nhà chị có hay ra trạm y tế xã không ? NTL: Cũng không hay ra. Thi thoảng lúc nào có cảm cúm thì ra mua thuốc men thôi. Cũng có bảo hiểm thì ra xin thôi. H: Thế thì bà có bảo hiểm không ? NTL: Có, bà có bảo hiểm gia đình liệt sĩ mà. H: À, bà là gia đình liệt sĩ. Thế còn anh chị là tự mua bảo hiểm hay là thế nào ? NTL: Bọn em là bảo hiểm của huân huy chương kháng chiến. H: Huân huy chương kháng chiến ? NTL: Kháng chiến chống Mỹ đấy. Ai có huân huy chương, rồi có công làm việc thời gian chống Mỹ thì là có bảo hiểm. Người ta cho bảo hiểm. H: Thế là huân chương kháng chiến này là cả anh cả chị đều được đúng không ?
NTL: Vâng. H: Huân chương kháng chiến loại gì, chị có biết không ? NTL: Anh ý nhà em là huân chương hạng gì em không nhớ, còn em là hạng 3. H: Thế thì như thế là mình không phải mua ? NTL: Vâng. Không phải mua, Nhà nước cấp cho. H: Năm nào cũng được ? NTL: Năm nào cũng thay, cứ đến cuối năm là người ta phát. H: Thế là có từ năm bao nhiêu ? NTL: Có mới được có độ khoảng 3 năm nay thôi. H: Thế là bà là của liệt sĩ ? NTL: Bà là của liệt sĩ. H: Là con út của bà hay là thế nào ? NTL: Con cả. H: Con mẹ liệt sĩ đấy ? NTL: Vâng. H: Thế thì hàng tháng bà cũng được hưởng lương ? NTL: Có, bà cũng có lương. H: Lương là lương liệt sĩ ? NTL: Vâng. H: Thế lương là được khoảng bao nhiêu ? NTL: Bắt đầu từ đầu năm tức là mỗi tháng được 560.000. H: Năm ngoái thì được bao nhiêu ? NTL: Năm ngoái thì được 470.000. H: Anh ý mất ở trong ..? NTL: Mất ở trong miền Nam ý ạ. Anh cả anh ý đi từ năm 17 tuổi ý mà. Mà đến tận năm 75 mới chết. Đến 25/3 năm 75 mới mất. Thời đấy là đang tổng tiến công, còn có 5 ngày nữa là giải phóng thôi. H: Thế khi bà đi khám bệnh viện Đông y thì có mất tí tiền nào không ? NTL: Chắc là có bảo hiểm là không mất tiền đâu chị ạ. H: Nhưng có phải mua thêm thuốc ngoài không ? NTL: Không. Nói chung mua thì mua thuốc bổ cho cụ ăn, chứ còn trong thời điểm điều trị không phải mua thứ gì cả. H: Thế bệnh viện A chị có phải mua thêm thuốc ngoài không ? NTL: Bệnh viện A cũng không mua đâu. H: Tức là có thẻ bảo hiểm ? NTL: Vâng, có thẻ bảo hiểm không mua đâu. Nếu mà sau này mình về nhà điều trị thêm thì phải mua thôi. Chứ còn trong bệnh viện không phải mua. H: Thế nhưng chị có nghĩ là trong 12 tháng qua thì các cái tiền của bà đi khám, chữa bệnh là khoảng bao nhiêu không ?
NTL: Cái đấy là hoàn toàn do người em chú, nó chi cái khoản đấy. Chứ còn chúng em thì không biết là hết bao nhiêu. Nhưng em nghĩ là nó cũng không hết nhiều. Bởi vì đã đi vào bệnh viện thì không mất tiền . Chỉ có mất tiền ăn thôi. H: Thế có phải quà cáp cho bác sĩ không ? NTL: Quà cáp thì chắc cũng chả đáng bao nhiêu đâu. Chứ còn nếu nói thế thì chỗ bà điều trị đều là nhiều chỗ anh em thôi. Người ta thân quen, người ta giúp là chính. Chứ còn không phải đến mức độ quà cáp đâu. H: Thế xin hỏi chị là trong quá trình đi khám bệnh cho bà thì các con của bà là có ý kiến để họp bàn, để xem là nên đưa bà đi Đông y, Tây y, hay là chỗ nào không ? NTL: Nói chung là ở đây có mấy anh em nhà ở cũng gần gần nhau, nên là đi đâu cũng quyết tâm hết về 1 mối. Cho bà đi bệnh viện nào là mọi người đồng tâm hết. Nói chung trong gia đình ở đây thì các em ở đây kể cả từ con gái đến con trai không ai có ý kiến gì ngang trái hết. Đi đâu, làm cái gì là đều nhất tâm hết, không có gì là ngang trái cả. H: Tức là đưa ra 1 giải pháp mà mọi người.. NTL: Tức là đưa ra 1 giải pháp rồi tất cả đều đồng ý hết, để đưa bà xuống viện là để điều trị ở viện, là con cái thay nhau đi trông nom thôi. Chứ không ai có ý kiến ngang trái là đưa chỗ nọ, hay chỗ kia cả. H: Thế hồi đi bệnh viện Đông y có ai trông bà không ? NTL: Có chứ ạ. Ai cũng phải đi. 3 chị em nhà tôi. Anh em thì có 8 anh em, nhưng mà nói về các thím, thì các thím phải đi làm nhà nước, không thê đến mà chăm được. Thế thì mình ở nông thôn thì mình có thể đi chăm được. H: À. Thế là chị lên chị chăm bà đấy ? NTL: Vâng. Tôi với lại 1 đứa em cô nữa, 1 đứa em thím nữa. Ở nông thôn thì cứ thay nhau, mỗi người vài 3 hôm. Có người xuống thì người ở đấy lại về. Cứ thay nhau như thế. Đến hôm nào ra viện thì thôi. H: Thế còn nằm thì có đến bệnh viện Đông y để nằm nữa không chị ? NTL: Có chứ. Nằm ở đấy chục ngày. H: Thế là chị cũng lên đấy để chăm ? NTL: Cũng phải ở đấy với bà chứ. Bởi vì cái thời gian đấy là bà yếu lắm. Ăn thì vẫn ăn được bình thường. Nói chuyện thì vẫn vô tư. Người vẫn béo khỏe, chỉ tội là không dậy được thôi. Đái, ỉa hết ở trên giường. Ỉa thì phải nâng dậy rồi cho cái bô vào. Còn đái thì phải lót cho cụ đi ở giường chứ có dậy được đâu. Cái thời gian đấy là đau đến thế đấy chị ạ. H: À thế à. Nhưng mà các bác sĩ vẫn quan niệm đấy là bệnh dạ dày à ? NTL: Không. Đấy là cái thời điểm của Đông y đấy. H: À thế à. Là nó đau đấy là ?
NTL: Vâng. Đau không dậy được ấy chứ. Nâng dậy nếu mà bó vào người thì cũng kêu ô ố ra ấy chứ. Không thể chịu được ý. Nói chung là cái thời điểm đấy cụ đau lắm không dậy được. Nếu mà đỡ để ngồi dậy thì đằng sau phải dựa mấy cái gối bông cho nó êm thì mới ngồi. Ngồi lâu lâu thì nó tê đi thì nó đỡ đau thôi. Thế nhưng mà cứ híc người 1 cái là nó đau. H: Thế là sau 10 ngày thì bà đỡ ? NTL: Sau 10 ngày thì nó đỡ dần đỡ dần thì bây giờ chống 2 tay 2 gậy thì vẫn đi được. Chứ còn buông gậy ra là không đi được. H: Thế còn nằm ở chỗ bệnh đau dạ dày đấy thì..? NTL: Năm ở chỗ đau dạ dày thì cụ lại bò dậy được. Đây nó đỡ thì bò dậy được, thế nhưng mà vẫn không khỏi được. Bây giờ vẫn không đi được. Ngồi dậy thì vẫn dậy được thế nhưng mà vẫn phải 2 tay 2 gậy như thế này. Chống vào đây là dậy, là đi được. Cái ông bác sĩ vào ông bảo là bà phải chịu khó để dậy để đi chứ không có là liệt toàn thân là chết đấy. Thế là cụ cứ chịu khó, dậy để chống gậy để đi. Cứ 2 tay 2 cái gậy. Thế còn trước là không đi được đâu. Cứ phải mần theo cái thành giường thì mới đi được. H: Thế trong làng mình các cụ già có bị thế này không ? NTL: Ở làng mình đây thì ít người bị như thế. Các cụ cũng đau đấy, nhưng không đau dữ dội đến mức độ như cụ ở đây. Cụ ở đây đau lắm. Cụ cứ kêu thôi. Đau lắm. Đau hết cả thịt. Người thì vẫn rất tỉnh táo, vẫn rất khỏe. Tinh tú chứ không có lẫn mã gi cả. Chỉ tội đau thôi. Bệnh tật giời chia chứ biết làm thế nào được. Thế bảo có gánh nặng, mỗi đứa san san ra gồng cho 1 tí chứ biêt làm thế nào bây giờ. H: Thế thì từ 4 tuần nay, chị thấy sức khỏe cụ như thế nào ? NTL: Cụ thì vẫn bình thường thôi. Đại thể là nó không khỏi thôi, vẫn chống gậy đi lại bình thường, ăn uống vẫn bình thường. Thế nhưng mà nó cứ đau như thế thôi. Cứ ngồi thế này 1 lúc thôi thì lâu lâu mới ngồi dậy được. H: Thế là ở dưới kia, cụ ở cách đây bao nhiêu cây ? NTL: 12 cây. H: Ở đấy thì nhà cửa nó cũng rộng rãi ? NTL: Không nhà cửa em chú rộng lắm. Chú thì chú làm giám đốc của trung tâm nước sinh hoạt, vệ sinh môi trường nông thôn ý. Chứ còn thím thì về hưu rồi. Thế là nó ở nhà dưới đó, cơm cháo chăm sóc. Ăn uống thì vẫn ngồi ăn bình thường. Chỉ mỗi tội đứng lên đi thì nó khó thôi. Đấy là chú thứ 2. H: Đấy là con trai thứ 2 . NTL: Vâng, Bà cụ được 6 người con trai cơ. Thế nhưng mà anh cả hy sinh rồi, bây giờ còn 5. Với 3 cô con gái. H: Thế là cụ ở đấy 1 thời gian cụ lại trở đây ? NTL: Rồi cụ lại về đây. Cụ cũng mới đi ấy mà, cách đây độ 1 tháng thôi. Về nhà xong rồi lại vừa mới đi ấy mà.
H: Ở cùng 1 huyện nhưng mà xã khác ? NTL: Vâng, xã khác. Dưới xã Phú Xuân cơ. Đi theo con đường lòng hồ này ra khu du lịch, xong đi xuôi xuống cây số 12 thì nhà ở đấy. H: Xin hỏi chị là trong 1 năm qua chị đã đưa bà đi bệnh viện Đông y này, bệnh viện A này. Rồi đi khám của 1 ông bác sĩ gần như là tư đấy. 3 cái cơ sở đấy thì chị thấy hài lòng và không hài lòng ở những điểm gì ? NTL: Nói chung là người ta phục vụ cũng rất là tận tình thôi chị ạ. H: Cả 3 nơi ? NTL: Cả 3 nơi người ta đều rất tận tình. Từ bác sĩ chuyên khoa cho đến anh em, các hộ lí, kể cả các sinh viên thực tập người ta cũng rất là chu đáo, chứ không có vấn đề gì để cho mình phải khó khăn cả. Thế nên là cũng rất là hài lòng. H: Thế hiện nay thì mình lưu ý chữa về dạ dày hay là chữa về bệnh thấp khớp ? NTL: Lưu ý là về cái bệnh đau người, đau xương ý. Còn dạ dày là ở nhà chúng tôi vẫn nghĩ là cụ khỏi rồi. Bởi vì khỏi mấy năm nay không đau nữa mà. Thế xong đợt vừa rồi là tự nhiên nó như thế chứ còn khỏi lâu rồi, mấy năm nay không đau. H: Cái khoản tiền mà mình mua thuốc thêm có nhiều không chị ? NTL: Tiền mua thuốc thêm, cái này thì. Nếu mà về nuôi nấng cụ thì cụ ở với ai thì con cái ấy tự nuôi. Chứ còn thuốc men thêm thì cụ có lương. Có thể cụ chi phí, đưa cho các chú ở dưới mà, các chú am hiểu nhiều, quen biết nhiều mà thì các chú mới mua. Chứ còn ở nhà thì bọn em không quan tâm đến việc đấy, có quan tâm thì cũng không làm được. Cũng không biết được để mà mua. Các chú nó lo lấy việc đấy. H: Nhưng mà cụ vừa mới xuống chứ có phải là cụ xuống lâu rồi đâu ? NTL: Cụ về đây ở được 2 tháng thế rồi cụ lại đi, cụ lại xuống đấy. Chứ còn trước đây nếu mà ở bệnh viện, nếu về thì cứ lại về nhà cái chú đấy. Bởi vì chú ấy nó có xe tư, xe riêng mà. Thế là nó cứ đưa đi đón về cũng thuận lợi hơn. Cụ cứ ở dưới đấy, chứ không mấy khi về nhà. Về nhà 2 tháng rồi lại xuống đấy. H: Tức là anh chị ở đây là con thứ 2 đấy ? NTL: Vâng, thứ 2 mà. Tính ra với cái anh hy sinh là thứ 2. Bây giờ thì là 3, 3 là ở đây chứ không gọi là. Từ trước đến giờ vẫn ở đây, chứ còn ốm đau là cứ đưa xuống các chú, các chú lo việc đấy. Lúc nào phải đi trông nom, chăm bẵm thì chú cứ báo với anh em thôi. H: Trong 3 cái nơi điều tri đấy thì chị có không hài lòng cái điểm gì đấy không ? NTL: Nói chung là cũng chẳng có vấn đề gì để mình không hài lòng đâu chị ạ. Bởi vì người ta đến khám bệnh cũng rất là vô tư. Tiêm thuốc, phát thuốc
cũng rất là hài hòa vô tư thôi chả có vấn đề gì để mình không hài lòng cả, chỉ có điều là có người, người ta phản ánh là đi khám thì là nó khó. Ví dụ như là có bảo hiểm thì khó hơn là không có bảo hiểm chẳng hạn. Đấy là việc dân người ta bình luận như thế thôi. Chứ thực tế ra là để vào là rất thuận tiện. Nằm và điều trị rất thuận tiện. H: Tức là khi mình xếp hàng vào để khám hay là thế nào ? NTL: Ví dụ như là những người, người ta đi khám bệnh mà không điều trị ý. Thì người ta bảo là đi khám có bảo hiểm chờ đợi lâu lắm. Người ta nói như thế, nhưng cũng có thể là đúng như thế. Thế nhưng mà còn mình đi khám rồi, mình đi điều trị thì người ta chăm sóc cũng chẳng có gì phải phàn nàn cả. H: Từ hôm mà bà xuống nhà cậu em đến giờ thì sức khỏe của bà thế nào ? Có khá hơn không ? NTL: Đại thể là cũng bình thường, cũng đỡ đau hơn, bởi vì là bà tự dậy được, chứ không phải nâng nữa. Trước đây, là cứ phải nâng. Mà nâng thì lâu lắm. Phải sờ vào người cụ mà cụ bảo được rồi thì mới dám nâng dậy. Chứ nếu không là không dám nâng dậy đâu. Nó đau quá. Nhưng dạo này là nâng dậy được rồi. Cụ khắc tự dậy được, nhưng chỉ lâu thôi. H: Tức là bà có thẻ bảo hiểm y tế thuộc gia đình liệt sĩ. Tức là con trai cả. Chị có bảo là sức khỏe của bà dạo này khá hơn là do uống thuốc hay là do tập luyện ? NTL: Do thuốc. Đằng thì thuốc tiêm, đằng thì uống thuốc Bắc đấy chị. H: Tức là bà vừa tiêm, vừa uống thuốc ? NTL: Vâng. Vừa tiêm, vừa uống thuốc. Tiêm là cái ông bác sĩ nghỉ hưu đấy. Thì ông ý chả là quen thân mà. Nên ông cũng thỉnh thoảng vào tiêm cho. Tiêm cho là dậy đỡ đau hẳn đi. Thế thì khắc dậy được chứ không đến mức độ phải nâng như trước nữa. H: Thế còn uống thuốc Đông y ? NTL: Vâng, cả thuốc Đông Y, cả tiêm. Tiêm thì chả biết ông ý tiêm cho thuốc gì. Ông ấy bảo chỉ cần tiêm 5 mũi là người sẽ đỡ hẳn đi. Thế là tiêm 5 mũi là cụ đỡ đau hẳn đi đấy. H: À. Thế chị nghĩ đấy là do thuốc Tây hay là..? NTL: Chắc là do thuốc Tây thôi. Hôm xuống bà bảo thế thôi chứ có nhìn thấy thuốc đâu. H: À thế ạ. Nhưng mà chị vừa nói là cái dạng bà vừa đau khớp thế thì ở thôn mình có nhiều không ? NTL: Nói chung là ở đây không thấy ai đau ở cái mức độ như thế đâu. Các cụ cũng già tuổi, cũng cỡ tuổi như thế. Cũng có cụ đau, thì chỉ đau bình thường chứ không đau tới mức độ như cụ ở đây. Cụ ở đây, em cảm tưởng như là cụ đau lắm, không thể dậy được, động đâu đau đấy. Kiểu như đau
xương, rồi đau thịt chỗ nào cũng đau. Dạo này cũng khá hơn, dậy được rồi. Đau thì vẫn đau nhưng khắc dậy được rồi. Nhưng mà dậy được thì lâu lắm, lâu lắm mới bò ra. Làm thế nào cứ như là người ta tập dượt đi xong mãi mới ngồi dậy được. H: Thế hỏi chị 1 câu: Trong 5 năm qua thì chị thấy trạm y tế xã mình có thay đổi nhiều không ? NTL: Năm năm đổ lại đây cũng thay đổi nhiểu, ví dụ như là những phòng khám này thì nó có những thiết bị khá hơn, với lại xây dựng thêm được 1 cái nhà ra đằng sau, rất là sạch sẽ, rộng rãi. H: Thiết bị khá hơn thì họ có những cái gì mới ? NTL: Ví dụ như là phòng khám có những cái bàn ghế này, những đồ dùng, dụng cụ của người ta ý, có vẻ là khang trang hơn. Em cũng không hay ra trạm đâu, nhưng mà nghe mọi người nói chuyện là trạm xá bây giờ cũng khá hơn ngày xưa nhiều, đầy đủ hơn. Nhà cửa khang trang hơn, sạch sẽ. H: Thế so với các trạm y tế của các xã khác thì như thế nào ? Chị có hay đi đến đấy không ? NTL: Chả đến đấy bao giờ. Nhưng mà nhìn cũng khá hơn nhiều so với trước. Sau này chuyển dịch đất, dân lòng hồ cứ chuyển từ chỗ nọ sang chỗ kia đã vất vả hơn nhiều rồi. Đến bây giờ, đến chỗ đấy mới được 1 khoảng thời gian nó mới.. H: À thế là trước đây trạm y tế là nó ở chỗ khác. NTL: Trước nó ở mãi dưới lòng hồ cơ, chuyển dịch hết chỗ nọ chỗ kia, có thời điểm còn phải ở nhờ nhà dân ý. Bởi vì nó cũng chưa có mà, chưa làm được. Cái xã này cũng vất vả lắm. Trước nó nằm ở dưới lòng hồ. cũng chuyển hết chỗ nọ đến chỗ kia, không ổn định được. H: Thế nhà chị ở đây đã chuyển chưa ? NTL: Chỗ này, em cũng mới mua từ năm 84. Ở từ năm đấy. H: Thế thì trước chị ở chỗ nào ? NTL: Trước ở chỗ dưới trường học, giờ cái chỗ đấy để lại cho các cháu ở. Bây giờ người ta mới có dự án này, dự án đắp cái đập ở dưới chỗ nó gọi là núi Cốc đấy. H: Cám ơn chị nhé.