8 Tháng Sau Khi Ra đời

  • Uploaded by: khuong
  • 0
  • 0
  • April 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View 8 Tháng Sau Khi Ra đời as PDF for free.

More details

  • Words: 2,774
  • Pages: 5
8 tháng sau khi ra đời, Windows XP đã trở nên phổ biến nhờ nhiều tính năng mới và sự ổn định vượt trội so với các phiên bản trước. Sắp tới, bản sửa lỗi Service Pack 1 (SP1) của hệ điều hành này sẽ được tung ra. Nếu bạn muốn nâng cấp hệ điều hành của mình, dưới đây là một số thông tin về việc cài đặt Windows XP. Xác định cấu hình phù hợp Hệ điều hành ra sau luôn yêu cầu cấu hình của phần cứng (CPU, RAM, Video, Hard drive v.v.) cao hơn các hệ điều hành trước đó. Cấu hình tối thiểu của Windows XP (theo Microsoft) như sau: - CPU: 233 Mhz. - RAM: 64 MB. - Card màn hình (video card): Super-VGA với độ phân giải tối thiểu 800 x 600. - Ổ đĩa cứng (Hard drive): 1,5 GB trống (chưa sử dụng). - Ổ đĩa quang (CD hoặc DVD). - Chuột và bàn phím. Tuy nhiên, với cấu hình tối thiểu, hệ điều hành sẽ chạy rất chậm. Nếu máy tính của bạn đã sử dụng 2,5-3 năm thì có lẽ bạn hãy nâng cấp phần cứng trước khi cài Windows XP. Để hệ điều hành này chạy ở mức độ “chập nhận được” thì cầu hình của máy nên tương đương: - CPU: 500 Mhz. - RAM: 256 MB. - Video: hỗ trợ 3D với 8 MB video RAM (VRAM) trở lên. - Hard drive: ATA-66 hoặc nhanh hơn với khoảng 10 GB trống. Ổ cứng cũng nên có bộ nhớ đệm (buffer memory) 512 K trở lên. - Ổ đĩa quang (CD hoặc DVD với chuẩn ATAPI, CD nên có tốc độ từ 8x trở lên). - Chuột và bàn phím theo chuẩn PS/2. Cấu hình càng cao thì càng tăng hiệu suất của hệ thống. Nhận dạng các thiết bị ngoại vi Do Windows XP có một giao diện hoàn toàn mới, sử dụng nhiều màu sắc và không gian 3 chiều (3D) cho các Task Bar cũng như các cửa sổ và hộp thoại, video card đóng một phần khá quan trọng cho hiệu suất của máy. Để Windows XP thể hiện tốt giao diện 3D, card màn hình cần có từ 16 MB VRAM trở lên. Các thiết bị ngoại vi khác (âm thanh, modem, card mạng v.v.) cũng phải thuộc loại khá mới và được sản xuất bởi các công ty có tên tuổi. Những thiết bị này được lắp vào máy qua các khe cắm (I/O Slot) trên bo mạch chủ (motherboard). Có 3 loại khe cắm phổ biến, bao gồm: ISA, PCI và AGP, được phân biệt với nhau về màu sắc và vị trí trên motherboard. Hầu hết các máy tính để bàn đều có từ hai khe cắm PCI trở lên, còn các khe cắm ISA chỉ có phổ biến ở các máy cũ (250 Mhz hoặc chậm hơn), cũng như AGP chỉ phổ biển ở máy mới (500 Mhz hoặc nhanh hơn). Tuy nhiên, khá nhiều motherboard có cả 3 loại khe cắm này. Khe cắm AGP (thường có màu nâu hoặc xanh) nằm ở trên cùng. (Nếu có thì mỗi motherboard chỉ có 1 khe cắm này để dùng

cho video card.) Các khe cắm PCI (màu trắng) sẽ ở bên dưới khe cắm AGP, và các khe cắm ISA (màu đen) ở dưới cùng. Các thiết bị PCI có hiệu suất cao hơn những thiết bị cùng loại sử dụng khe cắm ISA. Tương tự, card màn hình AGP thì nhanh hơn card PCI. Hầu hết các thiết bị ISA sẽ không thương thích với Windows XP. Tốt nhất là dùng card màn hình AGP cho Windows XP. Để tiết kiệm khe cắm, một số motherboard có âm thanh và video gắn kèm (on-board), các thiết bị âm thanh và video on-board thường có hiệu suất kém hơn những thiết bị lắp thêm vào (và đồng thời cũng không nâng cấp được). Tuy gắn kèm nhưng các thiết bị này cũng tuân theo chuẩn AGP hoặc PCI. Tên của card màn hình, tốc độ CPU, số lượng RAM, tên ổ đĩa cứng và một số thiết bị khác thường sẽ xuất hiện mỗi lần máy được bật lên. Để biết cụ thể về tên của các thiết bị, bạn có thể làm theo những bước sau trong Windows 9x/Me: Start -> Settings -> Control Panel -> System; chọn tab “Device Manager” (nếu là Windows 2k thì chọn tab “Hardware” rồi nhấn vào nút “Device Manager”), tiếp theo kích đúp chuột vào tên các thiết bị trong danh sách. Ngoài ra, còn một cách khác là mở máy và đọc thông số bên trên các thiết bị. Trình điều khiển Sau khi biết tên các thiết bị, bước tiếp theo là tìm hiểu xem chúng có tương thích với Windows XP hay không. Hệ điều hành quản lý và làm việc với các thiết bị ngoại vi thông qua một phầm mềm chuyên dụng gọi là “trình điều khiển” (hay driver). Một thiết bị sẽ tương thích với hệ điều hành khi nó có trình điều khiển dành cho hệ điều hành đó. Bản thân Windows XP tích hợp rất nhiều trình điều khiển chung (generic drivers) để trực tiếp hỗ trợ cho phần lớn thiết bị phổ biến. Để biết những thiết bị nào của máy tính không được Windows XP hỗ trợ, bạn có thể khởi động hệ điều hành hiện thời (Windows 9x/Me/2k) rồi chạy Windows XP Setup, khi màn hình Welcome to Microsoft Windows XP hiện ra, bạn chọn nút "Check System Compatibility”, tiếp theo chọn “Check my system automantically” (Nếu máy nối mạng Internet thì dùng tuỳ chọn cho phép “download updated Setup files” trước khi tiếp tục). Lúc này, chương trình Setup sẽ tìm hiểu hệ thống và đưa ra một danh sách về các phần cứng và phần mềm không tương thích. Các nhà sản xuất cũng tạo ra các trình điều khiển dành cho thiết bị để người dùng có thể tải về từ trang web của họ. Những phiên bản mới của trình điều khiển sẽ tốt hơn các phiên bản cũ. Windows XP ra đời đã khá lâu, vì vậy hầu hết các thiết bị có thể hoạt động được với hệ điều hành này đều đã có trình điều khiển. Tuy nhiên, trong trường hợp không có, trình điều khiển dành cho Windows 2000 có thể sẽ thay thế được. Lưu ý: Chỉ nên cài hệ điều hành mới khi có đủ các trình điều khiển. BIOS Khi máy tính bật lên, trước khi khởi động vào một hệ điều hành, bạn có thể thấy khá nhiều thông tin hiện ra trên màn hình. Các thông tin này được thể hiện nhờ BIOS. BIOS (Basic Input/Output System) có nhiệm vụ nhận dạng, kiểm tra và quản lý ở mức thấp các thiết bị để máy tính, bao gồm: card màn hình, CPU, RAM, ổ cứng, chipset và các thiết bị ngoại vi khác. Có nhiều mẫu BIOS với những chức năng khác nhau, tuy nhiên trên thực tế chúng đều là các phần mềm được cài cố định trên một chip bán dẫn ROM (Read Only Memory). Các thông số của BIOS cũng như thông tin về ngày tháng được chứa tại CMOS, một chip bán dẫn khác hoạt động bằng pin và độc lập với nguồn điện của máy. BIOS chỉ hỗ trợ những hệ điều hành ra đời cùng hoặc trước thời điểm bo mạch chủ được sản xuất. Vì vậy, các BIOS trước Windows XP sẽ có nhiều khả năng không hỗ trợ tốt hệ điều hành

này. Tương tự như trình điều khiển, nhà sản xuất thường viết các phiên bản mới cho BIOS để sửa lỗi hoặc để hỗ trợ các hệ điều hành mới và người dùng có thể tải về từ trang web của họ. Cách nâng cấp BIOS khác nhau tuỳ từng loại. Tuy nhiên, đây là quá trình cần được làm một cách cẩn thận theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất. Bạn chỉ nên nâng cấp BIOS khi cần thiết. Việc cài đặt Windows XP chỉ nên tiến hành khi bạn biết phần cứng và phần mềm (đang và sẽ dùng) tương thích với hệ điều hành. Bên cạnh đó, hiểu về bản thân hệ điều hành và các kiểu định dạng, phân vùng ổ đĩa cũng rất quan trọng. Các phiên bản của Windows XP Windows XP có hai phiên bản: Home và Professional (Pro). Bản Pro có tất cả các tính năng của bản Home và thêm những điểm sau: 1. Remote Desktop: người dùng có thể sử dụng máy tính (chạy Windows XP Pro) từ xa bằng một máy tính khác thông qua kết nối TCP/IP (mạng nội bộ hay Internet). 2. Khả năng tham gia vào domain: Cho phép người dùng truy cập vào hệ thống mạng lớn dưới dạng một workstation. 3. Hỗ trợ Encrypting File System (EFS): hệ thống mã hoá file cho phép người dùng mã hoá các thư mục và file để đảm bảo bí mật. 4. Chức năng hoàn trả lại hệ thống (System Restore) của Windows XP Pro mạnh hơn của Windows XP Home. Windows XP Pro còn có khả năng phúc hồi trình điều khiển (Driver rollback) cho phép sử dụng lại phiên bản trước của trình điều khiển nếu phiên bản mới cài vào gây lỗi. 5. Hỗ trợ máy tính có 2 bộ vi xử lý (CPU). Windows XP Home chỉ có duy nhất một lợi thế so với Windows XP Pro, đó là rẻ hơn. Ngoài ra, mỗi phiên bản của Windows XP còn chia thành bản đầy đủ (Full) và bản nâng cấp (Upgrade). Bản Upgrade rẻ hơn bản Full. Tuy nhiên chỉ có thể cài đặt vào những máy đã đang sử dụng Windows. Bản Upgrade của Windows XP Home cho phép bạn nâng cấp lên từ Windows 98 hoặc Me. Bản Upgrade của Windows XP Pro cho phép bạn nâng cấp lên từ Windows 98/Me hoặc 2K. Khi mua, nếu không thấy ghi là Upgrade thì có nghĩa đó là bản Full. Lưu ý: Nếu bạn đang sử dụng Windows XP Home, bạn cũng có thể nâng cấp lên Windows XP Pro. Các định dạng (format) của đĩa cứng Tương tự như Windows 2000, Windows XP hỗ trợ cả hai định dạng của đĩa cứng là FAT32 và NTFS (FAT16 cũng được hỗ trợ. Tuy nhiên, định dạng này chỉ cho phép tạo ổ đĩa có độ lớn không quá 2,1 GB). Nếu so sánh thì NTFS có những điểm sau đây ưu việt hơn FAT: 1. Chấp nhận lỗi của đĩa: NTFS cho phép hệ điều hành biết và không ghi thông tin lên phần đĩa đã bị hỏng (nếu có) để đảm bảo tính toàn vẹn của thông tin. 2. Bảo mật: NTFS hỗ trợ các mức bảo mật khác nhau cho đến từng file cụ thể. Ngoài ra NTFS hộ trợ EFS tạo điều kiện cho người dùng tăng tính năng bảo mật bằng cách mã hoá file và thư mục. 3. Nén file và thư mục: NTFS cho phép bạn nén thông tin lại để tiết kiện ổ đĩa. Điều này có thể thực hiện dễ dàng trên toàn ổ đĩa, hay ở mức thư mục hoặc file.

4. Quản lý và hạn chế tài nguyên: cho phép quản trị mạng hạn chế mức độ, dung lượng đĩa mà một người dùng cụ thể có thể sử dụng. Nhìn chung, chỉ NTFS mới cho phép sử dụng hết các tính năng về quản lý tài nguyên của Windows XP (đặc biệt là đối với bản Pro). Tuy nhiên, DOS và Windows 9x/ME không hỗ trợ định dạng NTFS (không nhận dạng, đọc/ghi được). Vì vậy sẽ có 2 lý do để cài Windows XP mà dùng định dạng FAT32: 1. Nếu bạn muốn sử dùng hệ điều hành Windows 98/95 hoặc ME trên cùng một máy với Windows XP. 2. Nếu bạn muốn có thể khởi động máy vào DOS để sửa chữa hoặc thay đổi khi hệ thống bị trục trặc. Việc tạo phân vùng và định dạng đĩa không cần thiết phải được thực hiện trước khi cài đặt mới. Chương trình Setup của Windows XP làm việc này một cách rất nhanh gọn. Tạo thêm ổ đĩa Ổ đĩa mà được thể hiện bằng các ký tự C:\ hoặc D:\ trên thực tế là những “phân vùng” (partition). Trên một ổ cứng (thiết bị lưu trữ được lắp vào máy), có thể tạo ra một hoặc nhiều partition. Việc tạo ra các partion như vậy gọi là “phân vùng cho ổ đĩa”. Mỗi phân vùng trên ổ cứng sẽ được hệ điều hành gắn cho một chữ cái để làm tên, phân vùng cần được định dạng (format) trước khi có thể hoạt động như một ổ đĩa. Tổng dung lượng của các phân vùng trên cùng một đĩa cứng sẽ tương đương dung lượng của đĩa cứng đó. Nếu bạn chỉ dùng 1 hệ điều hành thì không cần thiết phải có nhiều hơn một ổ đĩa. (Mặc dù có 2 ổ đĩa trở nên rất thuật tiện cho việc sao lưu dữ liệu hoặc sửa chữa máy). Tuy nhiên, nếu bạn muốn cài đặt nhiều hệ điều hành trên cùng một máy thì việc tạo ra nhiều ổ đĩa là điều không tránh khỏi. Có hai cách để tạo thêm ổ đĩa: Tạo ra nhiều ổ đĩa trên một đĩa cứng hoặc lắp thêm đĩa cứng. 1. Phân vùng đĩa cứng: Nếu là đĩa cứng mới, việc phân vùng có thể làm bằng Fdisk (có trong đĩa khởi động của Windows 98: khởi động vào DOS rồi gõ Fdisk tại dấu nhắc, sau đó nhấn Enter) hoặc chỉ cần cài đặt hệ điều hành từ ổ CD-ROM, chương trình cài đặt sẽ thực hiện công việc này. Nếu là đĩa cứng hiện đang được sử dụng, bạn cần dùng một số tiện ích để làm việc này. Hiện thời Partition Magic 7.0 của PowerQuest là tốt nhất. Sử dụng một đĩa cứng với nhiều phân vùng có điểm lợi là tiết kiệm cả về không gian bên trong vỏ máy, cũng như tài chính và công sức (không cần phải mở máy ra và lắp đặt thiết bị). Ngoài ra, không phải máy nào cũng có đủ nguồn điện và cho một thiết bị mới. Tuy nhiên, cách này có một số bất lợi sau: - Tốc độ chậm: Do nằm cùng một đĩa cứng cơ học nên việc di chuyển file giữa các ổ đĩa (phân vùng) sẽ chậm hơn nhiều so với tốc độ thực của đĩa cứng. - Không an toàn cho việc sao lưu: vì cùng nằm trên một đĩa cứng, nếu đĩa cứng này bị hỏng cơ học thì toàn bộ thông tin trên tất cả các ổ đĩa sẽ bị ảnh hưởng. - Không tận dụng được tính năng “prefetch” của Windows XP: Windows XP sẽ tự động sắp xếp các file thường xuyên được truy cập vào cùng một chỗ để tăng tốc độ truy cập. Điều này sẽ bị ảnh hưởng nếu các file này lại nằm ở các ổ đĩa khác nhau trên cùng một đĩa cứng.

2. Lắp thêm ổ cứng: Đây là biện pháp tốt nhất, nhưng yêu cầu phải có không gian và nguồn điện bên trong vỏ máy. Lắp thêm đĩa cứng và cài mỗi hệ điều hành trên một đĩa cứng (trong trường hợp này, mỗi đĩa cứng chỉ có một partition), sẽ làm cho hệ điều hành hoạt động tốt hơn. Đồng thời, việc di chuyển file sẽ nhanh hơn và sao lưu cũng an toàn hơn. Nếu bạn định cài Windows XP theo kiểu dual boot cùng với một hệ điều hành khác, lắp thêm một đĩa cứng là việc rất nên làm. Các đĩa cứng đời mới sẽ tận dụng được những tính năng của Windows XP tốt hơn. Lưu ý: Nếu lắp thêm đĩa cứng vào cùng một cáp IDE với ổ đĩa cũ, jumper của đĩa cứng mới cần phải để ở chế độ Slave và jumper của đĩa cứng cũ phải để ở chế độ Master. Không nên để đĩa cứng và đĩa quang sử dụng chung một cáp IDE vì điều này sẽ làm chậm tốc độ của đĩa cứng. Với đĩa cứng có tốc độ từ ATA-66 hoặc nhanh hơn cần dùng cáp IDE loại 80-pin. Tác giả bài viết : Đông ngô

Related Documents

Ra
May 2020 23
Ra
April 2020 28
Ra
April 2020 27
I 8
August 2019 37
Khi Tuong
October 2019 27
Khi Cong
November 2019 15

More Documents from ""