Báo-cáo-thực-tập.docx

  • Uploaded by: duong
  • 0
  • 0
  • December 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Báo-cáo-thực-tập.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 16,822
  • Pages: 77
CHƯƠNG 1:

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ SƠN Trong quá trình xây dựng, hầu hết các nhà xưởng, thiết bị cơ khí, giao thông vận tải đều cần có các loại sơn bảo vệ để chống sự ăn mòn và cũng để trang trí bề mặt. Chúng ta đều biết rằng, các nhà máy gang thép, cơ khí, điện, thủy lợi, các phương tiện giao thông vận tải và các vật dụng hằng ngày …đều là kim loại , gỗ… bề mặt chúng do tác dụng của khí quyển và tác dụng hóa học dễ bị phá hủy và ăn mòn, không thể sử dụng được. Bề mặt kim loại khi được phủ lớp sơn sẽ cách ly với môi trường bên ngoài, bảo vệ chống ăn mòn, tăng tuổi thọ của sản phẩm, trang trí bề mặt. công nghệ sơn còn tạo ra các loại sơn có tính năng đặc biệt: Chịu axit, chịu kiềm, chịu dầu, chịu nhiệt độ cao, cách điện…thỏa mãn yêu cầu bảo vệ sản phẩm trong những trường hợp đặc biệt. Sơn là hợp chất hóa học bao gồm nhựa hoặc dầu chưng luyện, có chất màu hoặc không có chất màu. Khi sơn lên bề mặt sản phẩm ta được lớp màng mỏng bám trên bề mặt, có tác dụng cách ly với môi trường khí quyển, bảo vệ và làm đẹp sản phẩm. Từ lâu đời, con người đã sản xuất và sử dụng sơn, loại nguyên liệu được sử dụng lâu đời nhất là các sản vật thiên nhiên, từ nhựa cây chế tạo sơn, ép hạt rồi chưng luyện thành dầu, sau đó cho thêm hoặc không cho thêm bột màu thiên nhiên. Trước kia công nghệ sơn chủ yếu là sơn dầu. Sự phát triển của công nghiệp hóa học tạo ra rất nhiều loại nhựa tổng hợp, chất làm dẻo, dung môi hữu cơ tạo …điều kiện phát triển mạnh ngành sơn. Hiện nay đã chế tạo được hàng nghìn loại sơn, đáp ứng và thỏa mãn mọi nhu cầu của công nghiệp. Công nghiệp sơn trở thành ngành sản xuất lớn hiện đại, đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Do sự tiến bộ không ngừng của khoa học kỹ thuật, công nghiệp sơn trở thành ngành công nghiệp tự động hóa, chất lượng sản phẩm cao. Vai trò của sơn: Sơn là vật liệu rất quan trọng trong đời sống hằng ngày. Có nhiều tác dụng khác nhau, nhưng tác dụng của sơn chủ yếu là:

Trang trí bề mặt: Khi bề mặt của sản phẩm được phủ sơn, đặc biệt là sơn mĩ thuật thì màng sơn rất bóng, đẹp, có thể tạo ra nhiều màu sắc, làm thay đổi cảm quan và tạo cảm giác thoải mái và dễ chịu. Bảo vệ bề mặt Điều quan trong nhất của sơn là bảo vệ bề mặt sản phẩm. Màng sơn mỏng hình thành trên bề mặt chi tiết cách ly với môi trường như là nước, không khí, ánh sáng mặt trời và môi trường bị ăn mòn bảo vệ được sản phẩm không bị ăn mòn. Nếu bề mặt có màng sơn cứng có thể làm giảm sự va đập, ma sát do đó sơn còn có tác dụng bảo vệ cơ khí. Công dụng đặc biệt: Ngoài các tác dụng bảo vệ và trang trí, sơn còn có các tác dụng đặc biệt như sơn lên xe quân sự để ngụy trang, sơn chống hà dùng trong công nghệ dầu biển, sơn còn dùng để đánh dấu để phân biệt các bộ phận khác nhau… Các loại sơn: Sơn có rất nhiều loại và tính chất khác nhau. Người ta phân loại sơn dựa vào các chất tạo màng làm cơ sở: -

sơn dầu

-

sơn nhựa đường.

-

Sơn tổng hợp như sơn ankyd. Epoxi, PU, polyester…

-

Sơn chống hà

-

Sơn ta

-

Sơn bột

-

Sơn tan trong nước

-

Sơn cách điện

Thành phần của sơn: Chất tạo màng:

Đây là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất quyết đinh tính chất của màng sơn. Bao gồm các loại dầu thảo mộc, nhựa thiên nhiên, polymer thiên nhiên, polymer tổng hợp. Chất làm khô: Làm tăng nhanh quá trình khô màng, có tác dụng như là chất xúc tác. Dung môi: Là chất lỏng hữu cơ dễ bay hơi, người ta sử dụng để làm tan chất tạo màng. Nó giúp polymer chuyển sang trạng thái dung dịch để có tác dụng che phủ tốt. Dung môi thường là những chất dễ cháy, rất độc nên khi sử dụng phải cẩn thận. Chất hóa dẻo màng sơn: Mục đích chính là làm tăng tính mềm dẻo, tăng độ chịu va đập, tăng tính chịu nhiệt độ, tăng khả năng chịu lạnh, bền với ánh sáng… Chất màu: Gồm màu hữu cơ và màu vô cơ. Ngoài tác dụng làm đẹp nó còn có tác dụng tăng độ bóng cho màng sơn. -Màu vô cơ: bền màu, bền nhiệt độ, bền ánh sáng. Môi trường, bức xạ, rẻ tiền nhưng không pha được màu sắc phong phú. Thông thường nó là các oxit kim loại hoặc muối kim loại. ví dụ TiO2: trắng, Fe3+ đỏ. -Màu Hữu cơ: thường là phẩm màu azo kém bền với môi trường, bức xạ, ánh sáng, nhiệt độ… nhưng đắt tiền và có thể pha được nhiều màu sắc phong phú. Ngoài tác dụng làm đẹp, nó còn có tác dụng làm tăng độ bóng cho màng sơn, làm thay đổi tính chất của màng sơn thường là tăng độ bền cơ học, tăng tính chịu môi trường, chịu màu cho màng sơn. I.

SƠN PU

1. Khái niệm: Sơn PU là loại sơn tổng hợp mà chất tạo màng được sử dụng là nhựa polyurethane. 2. Tính chất

Sơn PU có rất nhiều loại khác nhau về độ nhớt, hàm lượng chất khô và được phối trộn cho những yêu cầu khác nhau. Một trong những ưu điểm của loại sơn này là màng sơn khô nhanh. Màng sơn cứng được hình thành trong vòng 15 phút trong những điều kiện nhiệt độ và độ ẩm không khí được kiểm soát. Nhờ tính khô nhanh mà nó được ưa chuộng trong trang trí các sản phẩm gỗ như bàn, ghế, tủ, kệ, cửa…hoặc sử dụng trong những trường hợp trang trí không nhuộm gỗ hoàn toàn, chịu nhiệt và nước. Ngoài ra nó cũng được sử dụng để sơn trên bề mặt kim loại và sơn tường nhà… Sơn polyurethane thường có hai thành phần. Thành phần A là sơn, thành phần B là chất cứng isocyanate. Màng sơn sau khi đóng rắn không hoàn nguyên được ( có nghĩa là sau khi đóng rắn không thể hòa tan trở lại bằng dung môi ban đầu). Bề mặt sơn chống chịu nhiệt khô và ướt, chống mài mòn thích hợp với yêu cầu trang sức bề mặt có nhiều tác nhân phá hoại. Do có độ bóng cao và bám dính tốt nên được sử dụng nhiều trên nhựa gỗ ván nhân tạo và kim loại. 3. Thành phần của sơn PU: Sơn là một loại dung dich keo, phủ trên bề mặt sản phẩm. Sau một thời gian tạo thành màng bám chắc trên bề mặt, bảo vệ và trang trí sản phẩm.Vì vậy màng sơn phải có độ bám dính tốt, có độ cứng nhất định, chịu ma sát, bền, chịu khí hậu tốt, chịu nhiệt độ và độ ẩm, tính đàn hồi tốt, khô nhanh, có độ bóng và năng lực che phủ tốt. Hiện nay sơn có rất nhiều loại khác nhau, nhưng về cơ bản sơn PU có những thành phần sau: 3.1 Chất tạo màng: Là thành phần chủ yếu và quan trọng nhất quyết định tính chất của màng sơn. Đây là chất chủ yếu tạo thành màng bám trên bề mặt sản phẩm.Với sơn PU chất tạo màng đựợc sử dụng là nhựa polyurethane. Nhựa PU được tạo thành bởi phản ứng của Diisocyanate với diol.

nHO-R-OH + nOCN-R-CNO

(- CO-NH-R-NH-CO-O-R-O-)n

3.2 Chất đóng rắn: Làm đóng rắn PU, có tác dụng như là chất xúc tác. Thường sử dụng isocyanate. 3.3 Dung môi: Là chất lỏng hữu cơ dễ bay hơi, người ta thường dùng để hòa tan chất tạo màng. Nó giúp PU chuyển sang trạng thái dung dịch để có tác dụng che phủ tốt. Thường sử dụng là toluene, xylen/ butyl axetate. Ngoài ra còn sử dụng chất trợ bay hơi để làm tăng sự làm loãng của dung môi như rượu butylic. 3.4 Chất pha loãng: Các chất này chủ yếu làm tăng thể tích của sơn để đạt đến độ nhớt sử dụng, có thể hòa tan nhựa. Nguyên nhân chủ yếu của việc sử dụng chất pha loãng là giá thành của nó rẻ hơn dung môi rất nhiều, do đó nếu không làm trở ngại sự hòa tan của màng, đảm bảo chất lượng của màng sơn người ta thường sử dụng chất pha loãng thay cho dung môi để giảm giá thành của màng sơn. Chất pha loãng ngoài việc làm loãng sơn đến 1 độ nhớt nhất định, tốc độ bay hơi của nó phải nhanh hơn tốc độ bay hơi của dung môi, nếu như tốc độ bay hơi của nó chậm hơn dung môi thì chất tạo màng sẽ tách ra tạo nên màng sơn đóng cục, biến trắng. Thường sử dụng Acetone, butylacetate. 3.5 Chất hóa dẻo: Mục đích của chất hóa dẻo này là làm tăng tính mềm dẻo, tăng độ chịu va đập, tăng khả năng chịu nhiệt độ, bền ánh sang, đề phòng màng sơn bong nứt, giảm sự bốc cháy….chất dẻo là chất thấm ướt của bột màu nhưng lượng dung không được quá nhiều, nếu không màng sơn sẽ bị dính, nếu dùng quá ít màng sơn sẽ bị dòn. Thường sử dụng các loại dầu thực vật như dầu đay, dầu đậu qua chưng luyện…hoặc sử dụng các loại ester tổng hợp như (C6H4CH3)3PO4, C6H4(COOC2H5)2, hợp chất parafin clo hóa, diphenyl clo hóa…. Do đặc điểm của mạch PU nên người ta có thể không sử dụng chất hóa dẻo hoặc sử dụng 1% cloparafin.

3.6 Bột màu: Khái niệm: Bột màu là thành phần quan trọng tạo màu cho màng sơn. Bột màu là chất rắn có độ hạt rất nhỏ , không hòa tan trong dầu hoặc dung môi. Bột màu được mài nghiền với chất làm dẻo, có tác dụng che phủ bề mặt, chống xuyên thấu của tia tử ngoại làm cho màng sơn có màu, chịu nước, chịu khí hậu, nâng cao độ cứng, độ mài mòn, kéo dài tuổi thọ của màng sơn. Vì màng sơn mỏng nên bột màu dùng trong sơn phải có tỉ trọng nhẹ, che phủ bề mặt tốt, tính chất ổn định, không biến màu… Bột màu dùng trong sơn thường là các chất vô cơ không hòa tan trong nước, bao gồm một số kim loại, phi kim loại, chất oxi hóa, hợp chất của lưu huỳnh và muối, có khi là chất hữu cơ không hòa tan trong nước, chất nhuộm hữu cơ hòa tan trong nước hoặc trong rượu.

Tính

chất

của

bột

màu:

+ Năng lực thể hiện màu: năng lực thể hiện màu mạnh hay yếu là khi nó hỗn hợp với các chất màu khác. Ví dụ như bột màu đen của carbon cùng với bột màu trắng thành hỗn hợp màu tro, nếu cho bột màu đen carbon ít năng lực thể hiện màu mạnh, bột màu đen carbon nhiều thì năng lực thể hiện màu yếu. + Độ che phủ: Độ che phủ của chất màu là khả năng che phủ lớp nền, làm cho lớp nền không bị lộ ra qua màng sơn. + Tính chống gỉ: Lớp sơn lót cần có tính chống gỉ. Những kim loại như bột nhôm, bột kẽm có tác dụng thụ động hóa, đề phòng kim loại bị ăn mòn. + Bột hóa: Một số chất màu, đặc biệt là chất màu trắng ( như TiO2) trong màng sơn qua thời gian nhất định trên bề mặt hình thành lớp bột, có thể xóa đi để lại vết. Hiện tượng này gọi là bột hóa của sơn.

Ngoài những tính chất trên còn có tính chất khác như độ phân tán, hòa tan chịu nhiệt, chịu mốc, chịu ăn mòn hóa học… Một số loại bột màu:

Màu

hóa chất và tính chất

Trắng

titanoxit :có tính cản ánh sang và che lấp cao. Kẽm oxit: trắng sang nhưng không dùng được với sơn bóng axit Trắng chì oxit: dễ biến màu và độ hạt hơi thô Antimon oxit :dùng trong sơn chậm chảy Lithopone(oxit và sunfua kẽm): thay thế cho trắng chì oxit

Đen

Đen gas( gas black): màu đen tuyền, tan trong dầu và nước Đen thực vật màu: đen tản ánh sáng và che lấp cao Đen lamp :( từ hắc ín-dầu hắc) là chất tạo màu đen tốt nhất cho mọi trường hợp hoàn tất bề mặt gỗ.

Vàng

vàng ochre( sét có Fe2O3): màu vàng không sáng, che lấp vân gỗ nhưng

rất hữu ích khi pha với cánh kiến để làm tiệp màu gỗ, phối trộn với chất bít lỗ mạch. Vàng cadmin: ( CdS) vàng sáng, bền màu Siena thô ( Fe2O3) :vàng nâu, dùng tốt trong hoàn tất bề mặt bóng,trong suốt khi pha với dầu. Siena nung đỏ: hồng nhưng có xu hướng tủa thành bột nên cẩn thận khi pha trộn. Vàng

cam

crôm:

chất

màu

yếu,trong,dễ nhuộm các bột màu khác.

Lục

Lục Brunswick: ( crôm) chất màu yếu, trong, dễ nhuộm các bột màu khác. Lục oxit crôm: màu sang , bền với hóa chất. Lục Phthalocyanin: màu phức hợp kim loại, bền, dung trong các loại sơn do ICI chế tạo. Xanh xanh Prusse: ( KCl) màu tốt, khá bền nhưng kháng kiềm kém Xanh ultramarine: ( phức K2S) màu dễ phai, không thích hợp với xúc tác axit.

Xanh phtalocyanin: màu phức hợp kim loại, bền trong các loại sơn. Xanh cobalt( aluminat cobalt): màu bền nhưng ăn màu kém. Đỏ

đỏ carmin( 3Cds.2CdSe): màu rất bền Đỏ venetian( Oxit sắt): màu rất bền. Đỏ chì : dung trong sơn chống rỉ, phối trộn với sơn NC Nâu nâu Umber: ( oxit sắt-mangan) màu cơ bản để nhuộm các loại sơn khác nhưng làm chậm khô màng bóng. Umber nung nhưng màu nhạt hơn nâu Umber. Umber nung Thổ nhĩ kỳ màu cơ bản để nhuộm các màu khác Nâu Vandyke bột đất màu nâu dạng bột mịn. Nâu Vandyke kết tinh bột đất nên xử lý vớI NH3 để tan trong nước và giảm bay màu. Nâu Bismark nâu đỏ sáng, tan trong cồn và nước, nhuộm màu gỗ manhô guny.

3.7 Chất nhuộm: các chất màu nêu trên không phải là chất nhuộm vì những hạt màu không hấp thu vào gỗ và một số có tính cản quang ít nhiều che lấp bề mặt gỗ. Sự khác nhau căn bản giữa thuốc nhuộm và chất nhuộm là một bên là các bột màu (pigment) và một bên là thuốc nhuộm hay chất nhuộm. Bột màu chỉ bám dính trên bề mặt và thuốc nhuộm thì thấm ít nhiều vào trong cấu trúc gỗ. Trên cơ sở đó người ta chia thuốc nhuộm ra làm các loại sau: 1/Chất nhuộm hòa tan trong dầu: Nhóm thuốc nhuộm này chứa các thuốc nhuộm anilin, phức chất kim loại, chất nhựa và hắc ín trong dung môi hữu cơ không phân cực như dung môi dầu lửa hay tổng hợp, cùng một ít chất trợ khô. Chúng dung nhiều tạo màu cho gỗ vì tạo được những màu đặc trưng như màu nâu ánh sáng, màu gỗ satinwood, màu gỗ teak, màu gỗ manhô guny nhạt, màu gỗ hướng dương, màu gỗ thủy tùng… chất nhuộm này có nhược điểm là dễ mất màu theo thời gian. 2/ Chất nhuộm hòa tan trong nước: Chất nhuộm tan trong nước là dung dịch thuốc nhuộm anilin tan trong nước và được dung như loại thuốc nhuộm thông dụng cho cả gỗ là kim và gỗ lá rộng. Thường ở dạng dung dịch được đựng sẵn trong các chai hoặc ở dạng bột dùng pha chế với nước, với các màu từ màu gỗ dáng hương, gỗ thông gia, gỗ tùng, gỗ teak, gỗ dẻ sẫm và nhạt, maho guny nâu vàng và lục. Giá thành thấp. Màu nhuộm không che lấp cấu trúc gỗ, bền với ánh sáng và không bị phai màu theo thời gian. 3/ Chất nhuộm hòa tan trong cồn: Là bột màu phân tán trong môi trường cồn nhưng khó áp dụng hơn các loại khác. Chúng được cung cấp dưới dạng dung dịch pha sẵn trong cồn với các màu nâu ánh, màu gỗ dẻ, đen xanh nâu, màu gỗ sồi… hoặc dưới dạng thuốc nhuộm cơ bản để người sử dụng tự pha chế với cồn công nghiệp metilic hóa, hoặc cho thêm các chất nhựa tan trong cồn cần thiết như cánh kiến khử sáp. 4/ Chất nhuộm naphta:

Chất nhuộm này có màu trong suốt, bắt màu nhanh nhưng giá thành cao. Chúng có thể pha loãng được bằng dung môi naphta và không gây dựng đứng sợi gỗ trên bề mặt khi áp dụng. Thuốc nhuộm này có các màu từ gỗ dẻ đậm đến nhạt, dẻ hoàn kim, maho guny nâu cung với một số thuốc nhuộm tương hợp với naphta có màu đỏ, xanh, vàng, đen, lục, nâu. Loại này khô nhanh nên không dùng để phun hay sửa màu. 5/ Chất nhuộm không làm dựng đứng sợi gỗ: Loại này có tính thấm cao, khô nhanh, không gây hiệu ứng dựng đứng sợi gỗ, bền màu dưới ánh sang và có thể phun trên bề mặt gỗ, không làm thôi chất độn như nhiều loại khác. Có nhiều màu, từ màu gỗ teak, dẻ hoàn kim, dẻ nhạt và sẫm đến màu gỗ maho guny đỏ và nâu. 6/ Chất nhuộm dùng dung môi hỗn hợp: Chúng là hỗn hợp thuốc nhuộm phức hợp gốc kim loại với các chất nhựa và dung môi. Có tính bắt màu nhanh, sáng, tương hợp với các màng sơn bóng có xúc tác axit, có thể trộn với cánh kiến hay dung dưới lớp verni cánh kiến. Không làm dựng đứng sơ sợi. Dung môi thường sử dụng là hỗn hợp của cồn, naphta và aceton. Nhóm thuốc nhuộm nay đắt tiền nhưng màu trung thực có thể áp dụng bằng cách quét hay phun lên bề mặt gỗ sau khi chuẩn bị kỹ lưỡng. 7/ Chất nhuộm hóa học Đây là nhóm chất khác màu với các loại kể trên. Là những hóa chất thuần túy, trong suốt hay có màu, có thể phản ứng với vật liệu gỗ để tạo ra các màu khác nhau. Màu sắc hình thành trở thành một bộ phận trên gỗ rất bền. Chúng được sử dụng trong phục chế đồ gỗ hay sản xuất đồ mộc cao cấp. Do màu được hình thành bới các phản ứng hóa học, nên chúng có ưu điểm là tác động lên bề mặt gỗ khá đồng đều, tự nhiên. Với chất màu tan trong dầu, một bộ phận gỗ có thể hấp thu nhiều màu hơn bộ phận kia nên có thể có những chỗ đậm nhạt. Ví dụ như với gỗ dẻ tia lớn, chất màu hấp thu vào nhiều hơn nhưng điều này không xảy ra với chất màu hóa học.

Chất nhuộm hóa học được phân theo phản ứng của chúng: kiềm và axit. Chúng tan được trong nước vì thế có xu hướng làm dựng các sợi gỗ lên. Cả hai nhóm chất màu hóa học đều có tính ăn mòn. Hóa chất thường dung là bicromat kali, sulfat đồng, acid tannic, NH3, sunfat sắt, axit sunfuric, KMnO4, acid acetic, acid pyrogallic, HNO3,Na2CO3, xút. -Kali bicromat có dạng tinh thể màu vàng cam, độc, dung dịch đậm đặc được pha trong nước nóng cho tan hết. Nên dung nước cất hoặc nước đã làm mềm không có clo. Dung dịch phản ứng nhanh với tannin trong gỗ sẫm màu trong vòng 5phút. Được sử dụng nhiều với các loại gỗ có nhiều tannin như dẻ, nhưng cũng có thể tạo màu đồng đều trên gỗ khi đã được sử lí trước với acid tannic hay acid pyrogallic. Gỗ được xử lí trước bằng acid , để khô rồi quét dung dịch bicromat kali. -Sulfat đồng hay phèn xanh: Là chất kết tinh màu xanh, tan trong nước, độc, phản ứng với gỗ cho màu xanh xám, được dung để làm dịu màu đỏ của gỗ manhogany. -Acid tannic được sử dụng như là chất xử lí trước trong sự tạo màu với các hợp chất của tannin. Trước đây nguồn tannin được sử dụng trong mục đích này chủ yếu được chiết từ vỏ cây nhưng hiện nay acid tannic tổng hợp đã thay thế cho dầu. Gỗ có acid tannic cũng dễ ăn mòn các chi tiết có sắt tiếp xúc với nó tạo thành phức chất màu xanh đen. Lá trà già cũng là nguồn tannin chủ yếu. -Dung dịch NH3 được sử dụng với nồng độ 35%, hay tỉ trọng 0.880 để làm sẫm gỗ dẻ và gỗ maho gany nhờ tác dụng của hơi trong vòng 3-6 giờ. Lưu ý rằng dd NH3 gia dụng chỉ có nồng đọ 5%. Phải xông hơi trong phòng kín. -Sunfat sẳt cũng là hợp chất có màu lục, tác dụng lên gỗ cho màu xám bạc. Ion Fe3+ tác dụng lên gỗ cho màu sẫm. -Acid H2SO4 đặc xử lý nhanh cho màu nâu nhạt với gỗ dẻ, màu lục nhạt hay sẫm với gỗ thông. -KMnO4 hay thuốc tím làm sẫm màu gỗ dẻ, phản ứng nhanh nhưng mau bị mất màu nên hiện nay ít được sử dụng.

-Acid acetic thường được dùng để đổ lên bụi sắt hay đinh sắt, ngâm trong từ 6-8 giờ, chiết ra để làm sẫm gỗ dẻcho màu xám hoặc đen, tuỳ nồng độ. Dung dịch này tác dụng nhanh trong vòng 2-10 phút tuỳ nồng độ, thích hợp để làm “già” đồ gỗ giả cổ 8/ Chất nhuộm màu verni ( tan trong dầu) Verni tổng hợp nhuộm màu là một chất màu hoà tan hay phân tán trong môi trường nhựa lỏng. chúng bền hơn sơn dầu, có thể dùng để hoàn tất bề mặt gỗ một cách đơn giản bằng cách phun tay hay quét vài lớp trên nền gỗ đã được chuẩn bị kỹ để cải thiện mỹ quan. Chúng được sản xuất với tất cả các màu thông dụng trong việc trang trí bề mặt gỗ. do dễ sử dụng và khô nhanh nên chúng được sử dụng nhiều trong trang trí xây dựng và đồ mộc rẻ tiền thông thường. Nhược điểm của chúng là hấp thu kém , không thích hợp cho đồ mộc cao cấp, và khi bị tróc sẽ lộ ra màu gỗ tự nhiên. cần áp dụng trên nền gỗ thật khô vì khi gỗ ướt sẽ làm giảm khả năng bám dính. 9/ Chất nhuộm màu phân tán trong Acrylic: Các chất nhuộm màu và tạo màng trong sức ở dạng nhũ tương đục nhưng sau khi khô, tạo được màng bóng trong suốt bề mặt gỗ.chúng thích hợp để trang sức đồ gỗ trong nhà, sử dụng dễ dàng bằng cách quét cọ mềm lên bề mặt gỗ trần được trang bị kỹ hay bề mặt cũ đã được loại bỏ chất tạo màng cũ và làm sạch không còn dấu vết của dầu nhựa, hay silicol… Thường sơn từ hai đến 3 lớp, và sau khi khô ( khoảng 1 giờ) chúng có thể chịu được tia cực tím, không phai màu và không bị vàng và hầu như không mùi. Cọ sơn có thể rửa bằng nước nóng. Hiện nay các loại sơn bóng nhũ tương có thể sản xuất nhiều loại, có loại không màu tạo vẻ bóng mờ và màu sắc cũng đa dạng. Chúng cũng thay thế cho các trường hợp không sử dụng được sơn verni dùng dung môi tổng hợp thích hợp cho việc trang trí đồ gỗ nhà bếp, ở những nơi công cộng, các bệnh viện ( không gây dị ứng) và ở những nơi không muốn có mùi khó chịu… dù là rất nhẹ của dung môi. 10/ Chất màu dạng sáp: Đây là dạng màu mới, chế tạo bằng thuốc nhuộm anilin, bột màu không chì và sáp dễ hoà tan vào nhau dễ hoàn tất bề mặt gỗ 1 lần, dùng cho đồ mộc trong nhà kể cả ván sàn.

Chất màu dạng này thường được cung cấp dưới dạng nhũ tương, có nhiều màu và có dạng dung dịch dễ phun. Chất màu được quét bằng cọ mềm, nước đầu quét ngang thớ và nước sau quét dọc thớ, mục đích là phân bố nhuc tương đều lên trên bề mặt cho gỗ hấp thụ. 11/ Chất màu dùng cho đồ gỗ giả cổ. Có một số màu dùng cho các đồ mộc mới cần làm giả cổ. chúng là các loại bột màu không chì, nghiền mịn và phân tán trong nướcvà có hai màu: nâu và đen. 12/ Chất màu có tác dụng bảo quản: Các chất này gồm các chất phối trộn với chất dầu làm chất mang và một số chất khác để nhuộm màu gỗ và không tạo màng. Chúng cũng có tác dụng chống mối mọt, côn trùng và kéo dài tuổi thọ của gỗ. Các chất này phải không có mùi khó chịu, mùi nay do chất bảo quản gây ra. Các chất bảo quản tổng hợp thường có mùi nhẹ và các muối tan trong nước thường không mùi. Sau khi xử lí bề mặt gỗ chúng bay hơi để lại chất màu cùng các hoá chất bảo quản như muối naphtenat và pentaclorophenonlat. 3.8 Chất độn: Bột độn: Bột độn là chất màu trắng hoặc không màu, không thể hiện màu, độ che phủ kém . Bột độn là nguyên liệu rẻ tiền và dễ kiếm. Bột độn cho vào sơn làm tăng độ dày màng sơn, nâng cao độ cứng, chịu mài mòn, chịu nước… Thành phần và tính chất của bột độn như sau:

Thành phần BaSO4

Tính chất chịu axit, chịu kiềm, chống tia tử ngoại, làm màng sơn cứng, tỉ trọng lớn dễ kết tủa, dùng làm mattit, sơn lót, sơn chịu axit.

không hoà tan trong nước, dễ bị nước

CaCO3

hấp phụ, kiềm yếu Dùng làm sơn lót, mattit. Chống bột màu kết tủa, chịu nước, chịu

3MgO4SiO2H2O

mài mòn. Dùng làm sơn lót, mattit. Hấp phụ nước mạnh. Dùng rất ít làm

CaSO4H2O

sơn lót, mattit.

Bột chống gỉ: Loại bột này không thể hiện màu trang sức, nhưng có màu và độ che phủ tốt, có tính năng chống gỉ tốt, đề phòng kim loại bị ăn mòn, kéo dài thời gian sử dụng và được sử dụng rộng rãi. Thành phần

tính chất và công dụng

Pb3O4

là chất chổng gỉ tốt nhất trên bề mặt sắt thép, độ che phủ tốt dùng làm sơn lót chống gỉ nhưng rất độc

ZnCrO4

là chất chống gỉ tốt nhất trên bề mặt nhôm, Mg, cũng có thể dùng cho sắt thép. Tính chống gỉ tốt, dùng chủ yếu chống gỉ cho kim loại nhẹ.

Ba(BO2)2

là chất chống gỉ loại mới. Tính chống gỉ tốt, chống mốc, chống hà, chống bột hoá, chịu nhiệt… có thể thay thế cho Pb3O4. không độc, dùng cho sơn chống gỉ, sơn chống mốc, sơn chịu nhiệt.

Ví dụ về một đơn công nghệ sơn: Hoá chất

percent ( %)

Nhựa poly urethane

50

Bột màu pigment

5

Xylen/ Butylacetate

25

Bột độn

5

Phụ gia

1

Isocyanate

18

4. Ứng dụng của sơn PU: Được sử dụng nhiều trong sơn gỗ, kim loại, đồ gia dụng bằng gỗ. Gỗ sau khi sơn không những kéo dài được thời gian sử dụng mà còn làm cho bề mặt được trang trí đẹp. Chất lượng sơn trên gỗ được quyết định bởi xử lí bề mặt trước khi sơn, chọn nguyên liệu sơn, tính hợp lý của quy trình công nghệ. Sơn trên gỗ bao gồm hai loại: -

sơn trang trí che lấp vân gỗ

-

sơn trang trí vẫn đảm bảo vân gỗ.

II.

NITROCELLULOSE

Phản ứng nitrat

Cellulose nitrate (nitrocellulose) là sản phẩm của phản ứng nitrosulfuric (acid nitric và acid sulfuric)

với

cellulose.

R-OH + O2N-H <=> R-ONO2 + H2O Trong phản ứng này, 3 nhóm OH của vòng glucose khan bị ester hoá ngẫu nhiên.Sơn gốc nitroxenlulo (N) có hàm lượng N 11.7%-12.2%, thường được cho thêm nhựa ankyd không khô hoặc nhựa mềm để tăng tính dẻo và dung môi để pha loãng Sơn khô nhanh, bề mặt 15 phút, bên trong mất từ 1-1.5h, tạo màng cứng, chịu mài mòn và đánh bóng được

Nhược điểm là lượng dung môi nhiều dễ cháy, độ phẳng kém, gia công khi ẩm ướt dễ biến trắng

Ứng dụng: làm sơn lót cho xe ô tô, máy cơ khí, chất dẻo, da, đồ dung trong nhà… Hoặc có thể làm sơn lớp thứ 2 và sơn bề mặt

Chất nhuộm màu: tùy theo màu mà có tỉ lệ % khác nhau

Dầu thầu dầu là chất làm dẻo phi dung môi, được nghiên với chất nhuộm màu tạo chất phân tán và thấm ướt tốt, có thể thay bằng dibutyl phtalat

Nhựa hỗn hợp: nitroxenlulo (độ nhớt ½ giây, Mw=21000-24600), nhựa ankyd không khô, nhựa tùng tương và một số loại dung môi hòa tan

Một số lưu ý khi gia công sơn gốc nitroxenlulo

Sơn gốc nitro xenlulo chịu ánh sáng kém, thường để ngoài trời trên một năm sẽ mất bóng, do đó thường được cho thêm nhựa acrylat tính dẻo để cải thiện đồng thời tăng thêm độ bóng, độ trong và độ bám chắc Để cải thiện độ bền thời tiết, khí hậu thì thường được cho thêm một lượng nhựa gốc amin đồng thời làm tính trong suốt, hàm lượng chất rắn Để sơn phun sơn gốc nitro xenlulo thường dung thêm chất pha loãng Khi gia công có độ ẩm cao thì phải ngừng gia công để hạn chế màng sơn bị biến trắng, mất bóng Do hàm lượng chất rắn trong sơn thấp nên phải gia công sơn nhiều lần mới đạt được độ dầy mong muốn, thời gian giữa hai lần phun là 10 phút III.

MỘT SỐ LOẠI SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY

1. SƠN ĐỒ GỖ NỘI THẤT SƠN GỐC DUNG MÔI - NHÓM NC SƠN NCMOD Sơn chất lượng cao NCMOD (Nitrocellulose Modified): Sơn biến tính với nhựa Acrylic Urethane, chất lượng tương đương với PU, tiện dụng cho các hàng gỗ trang trí nội thất. Sản phẩm chịu được nước, kiềm và acid nhẹ. Độ bám cao, không rạn nứt và bong tróc.

ĐẶC TÍNH *

Màu sắc : Trong suốt, hơi có màu vàng hổ phách hoặc trắng

*

Độ bóng: 90-95% (máy đo Horiba với gốc đo 600), ngoài ra có các loại bóng mờ

từ 10% trở lên tuỳ theo yêu cầu *

Độ cứng : 2H

*

Hàm lượng rắn của sơn: 45 ± 3%.

*

Chịu nước ( nước nóng và lạnh ), chịu kiềm và acid nhẹ

*

Thời gian khô của màng sơn: -

Không bám bụi : 10 phút

-

Không dính dấu tay : 30 phút

-

Thời gian vô bao bì : 12 giờ

*

Dùng cho các loại gỗ và có thể pha ra nhiều màu sơn khác nhau theo nhu cầu

*

Sơn đạt tiêu chuẩn kiểm định đánh giá theo hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu

(REACH), Mỹ (CPSIA) CHỦNG LOẠI *

Sơn lót NCMOD & sơn phủ NCMOD (độ bóng, mờ theo yêu cầu sản phẩm).

*

Xúc tác cứng NCMOD.

*

Dung môi NCMOD & dung môi đặc biệt -Super Thinner (dùng trong điều kiện thời

tiết quá nóng hoặc ẩm ướt) TỶ LỆ PHA SƠN

*

Sơn NCMOD ( kể cả sơn lót và sơn phủ) :10

*

Dung môi NCMOD

: 01.

*

Xúc tác cứng NCMOD

: 10

*

Nếu cần dùng Super Thinner thì pha vào hỗn hợp sơn: 5-10% super thinner

QUY TRÌNH TỔNG QUÁT 1. Xử lý bề mặt sản phẩm: Trám trét, chà nhám cho bề mặt sản phẩm láng mịn 2. Xử lý màu: Phun Stain màu hoặc bả bột màu 3. Sơn lót NCMOD : Sơn lót 1 hoặc 2 lần tùy theo yêu cầu của sản phẩm. 4. Sơn phủ NCMOD : Pha hỗn hợp sơn phủ, màu theo tỷ lệ hướng dẫn pha sơn và màu thích hợp. Phun đều 2 passes cho 1 lần sơn phủ. 5.

Hong phơi sản phẩm sau 12 giờ, đóng gói.

ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN *

Bảo quản trong nhà kho, thoáng mát và khô ráo. Nhiệt độ nhà kho 26 – 300C

*

Thùng phải được đậy kín trước và sau khi sử dụng

AN TOÀN *

Các thành phần của sơn là các hóa chất dễ cháy, cần tránh xa hơi nóng, tia lửa và

ngọn lửa. *

Phải mang khẩu trang và găng tay khi sử dụng. Tránh để sơn bắn vào mắt, da,

miệng. SƠN NCNA Sơn NCNA (Nitrocellulose Lacquer) là một loại sơn tổng hợp chất lượng cao, không độc tố (non-aromatic) tiện dụng cho sản phẩm gỗ cho trẻ em, chén, đĩa gỗ và nội thất gia đình.

ĐẶC TÍNH *

Màu sắc : trong suốt hoặc trắng.

*

Màng sơn: sáng, láng, khô rất nhanh sau khi sơn.

*

Độ chịu nước: nước nóng và lạnh .

*

Hàm lượng rắn: 42 ±3%

*

Độ bám trên bề mặt gỗ cao, không tróc, không rạn nứt

*

Dùng cho các lọai gỗ và có thể pha ra nhiều màu sơn khác nhau theo nhu cầu

*

Sơn đạt tiêu chuẩn kiểm định đánh giá theo hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu

(REACH), Mỹ (CPSIA) CHỦNG LỌAI * Sơn lót NCNA & Sơn phủ NCNA(độ bóng, mờ theo yêu cầu) *

Dung môi NCNA & dung môi đặc biệt-Super Thinner (dùng trong điều kiện thời

tiết quá nóng hoặc ẩm ướt) TỶ LỆ PHA SƠN: *

Sơn NCNA ( kể cả sơn lót và sơn phủ) : 1

*

Dung môi NCNA

*

Nếu cần dùng Super Thinner thì pha vào hỗn hợp sơn: 5-10% Super Thinner.

: 1.5 – 2.

QUI TRÌNH TỔNG QUÁT 1.

Xử lý bề mặt sản phẩm: Trám trét mặt gỗ (nếu cần thiết), chà nhám

2.

Xử lý màu: Phun Stain màu hoặc bả bột màu

3.

Sơn lót NCNA: Sơn lót 1 hoặc 2 lần tùy theo yêu cầu của sản phẩm.

4.

Sơn phủ NCNA: Pha hỗn hợp sơn phủ, màu theo tỷ lệ hướng dẫn pha sơn và màu

thích hợp. Phun đều 2 passes cho 1 lần sơn phủ. 5. Hong khô sản phẩm sau 12 giờ, đóng gói. ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN *

Bảo quản trong nhà kho, thoáng mát và khô ráo (nhiệt độ 26 – 300C).

*

Thùng phải được đậy kín trước và sau khi sử dụng.

AN TOÀN *

Các thành phần của sơn là các hóa chất dễ cháy, cần tránh xa hơi nóng, tia lửa

và ngọn lửa. * Phải mang khẩu trang và găng tay khi sử dụng. Tránh để sơn bắn vào mắt, da, miệng. SƠN NCHB Sơn chất lượng cao NCHB (Nitrocellulose Lacquer): Sơn tổng hợp tiện dụng cho các hàng nội thất cao cấp, đặc biệt cho hàng giả cổ. Màng sơn khô rất nhanh sau khi sơn. Sơn có độ bám trên mặt gỗ cao, không bong tróc và rạn nứt.

ĐẶC TÍNH * Màu sắc: Vàng hổ phách hoặc trắng * Hàm lượng rắn: 45 ±3% * Độ chịu nước: Nước nóng và lạnh * Màng sơn khô rất nhanh, dễ sử dụng * Độ bám trên mặt gỗ rất cao, không rạn nứt, bong tróc * Dùng cho các loại gỗ và có thể pha ra nhiều màu sơn khác nhau theo nhu cầu * Sơn đạt tiêu chuẩn kiểm định đánh giá theo hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu (REACH), Mỹ (CPSIA). ICHỦNG LOẠI * Sơn lót NCHB & sơn phủ NCHB(độ bóng, mờ theo yêu cầu sản phẩm). * Dung môi NCHB & dung môi đặc biệt - Super Thinner (dùng trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc ẩm ướt) TỶ LỆ PHA SƠN * Sơn NCHB ( kể cả sơn lót và sơn phủ) : 1 * Dung môi NCHB

: 1.5 – 2.

* Nếu cần dùng Super Thinner thì pha vào hỗn hợp sơn: 5-10% super thinner. QUY TRÌNH TỔNG QUÁT 1. Xử lý bề mặt sản phẩm: Trám trét, chà nhám cho bề mặt sản phẩm láng 2. Xử lý màu: Phun Stain màu hoặc bả bột màu 3. Sơn lót NCHB: Sơn lót 1 hoặc 2 lần tùy theo yêu cầu của sản phẩm. 4. Sơn phủ NCHB : Pha hỗn hợp sơn phủ, màu theo tỷ lệ hướng dẫn pha sơn và màu thích hợp. Phun đều 2 passes cho 1 lần sơn phủ. 5. Hong phơi sản phẩm, sau 12 giờ, đóng gói. ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN * Bảo quản trong nhà kho, thoáng mát và khô ráo (nhiệt độ 26 – 300C) * Thùng phải được đậy kín trước và sau khi sử dụng. AN TOÀN

* Các thành phần của sơn là các hóa chất dễ cháy, cần tránh xa hơi nóng, tia lửa và ngọn lửa. * Phải mang khẩu trang và găng tay khi sử dụng. Tránh để sơn bắn vào mắt, da, miệng. SƠN GỐC DUNG MÔI - NHÓM PU SƠN PUHJFD Sơn PUHJFD là một loại sơn có chất lượng cao, 2 thành phần. Chuyên dùng cho các hàng mộc nội thất và ngoài trời. Sơn PUHJFD có độ cứng, bám dính tốt, độ ổn định cao. Đặc biệt, sơn PUHJFD có thời gian khô và đóng rắn rất nhanh. ĐẶC TÍNH *

Màu sắc : trong và trắng.

*

Độ bóng: 10 – 95%

*

Hàm lượng rắn: 52±3%

*

Chịu nước tốt, dung môi tốt

*

Độ bám trên bề mặt gỗ cao, không tróc, không rạn nứt

*

Dùng cho các lọai gỗ và có thể pha ra nhiều màu sơn khác nhau theo nhu cầu

*

Sơn đạt tiêu chuẩn kiểm định đánh giá theo hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu

(REACH), Mỹ (CPSIA). HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: *

Tỷ lệ pha sơn: Sơn phủ bóng (kể cả sơn trắng) PUHJFD/ Cứng PUHXXT / Dung môi PU 2

*

Độ phủ : 5m2 / 1 Kg

*

Độ nhớt (sau khi pha): 13 – 15 giây (phễu số 4).

/

0.5

/

QUY TRÌNH TỔNG QUÁT 1. Xử lý bề mặt sản phẩm: Trám trét mặt gỗ (nếu cần thiết), chà nhám. 2.

Xử lý màu: Phun Stain màu hoặc bã bột màu

1-1.5

3.

Sơn lót PU: Sơn lót 1 hoặc 2 lần tùy theo yêu cầu của sản phẩm.

4. Sơn phủ PUHJFD: Pha hỗn hợp sơn phủ, màu theo tỷ lệ hướng dẫn pha sơn và màu thích hợp. Phun đều 2 passes cho 1 lần sơn phủ. 5. Sản phẩm để khô 24 giờ (tùy theo độ dày màng sơn) và đóng gói. ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN *

Bảo quản trong nhà kho, thoáng mát và khô ráo (nhiệt độ 26 – 300C)

*

Thùng phải được đậy kín trước và sau khi sử dụng.

AN TOÀN * Các thành phần của sơn là các hóa chất dễ cháy, cần tránh xa hơi nóng, tia lửa và ngọn lửa. *

Phải mang khẩu trang và găng tay khi sử dụng. Tránh để sơn bắn vào mắt, da,

miệng. SƠN PUSM2 Sơn cao cấp PUSM2 là loại sơn 2 thành phần tiện dụng cho đồ gỗ trang trí nội thất cao cấp. Sơn có độ cứng, độ bám dính tốt và độ bền cao; đặc biệt có khả năng chống chịu tia UV và thời tiết tốt. ĐẶC TÍNH *

Màu sắc: Dung dịch trong suốt hoặc có màu trắng

*

Hàm lượng rắn: 50 ± 3%

*

Độ cứng cao (trên 3H)

*

Chịu được dung môi và nước (nước nóng và lạnh) tốt

*

Màng sơn bóng láng. Sơn có độ bám dính tốt, không bong tróc, không rạn nứt

*

Thời gian khô :

*

-

Khô mặt: 20 phút

-

Khô cứng: 6-8 giờ.

-

Đóng gói: sau 18 – 24 giờ (trọng lượng 1Kg/cm2).

Dùng cho các loại gỗ và có thể pha ra nhiều màu sơn khác nhau theo nhu cầu

*

Sơn đạt tiêu chuẩn kiểm định đánh giá theo hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu

(REACH), Mỹ (CPSIA). HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG *

Tỷ lệ pha trộn: Bóng sáng (mờ )PUSM2 / Cứng PUSM2 / Dung môi pha loãng PU 3

/

1

/

1.5

Bóng sáng (mờ )PUSM2 trắng / Cứng PUSM2 / Dung môi pha loãng PU 3

/

0.7

/

*

Định mức trung bình: 5m2 / 1 kg

*

Độ nhớt (sau khi pha trộn): 13 – 15 giây (đo bằng phễu số 4).

1.5

QUY TRÌNH TỔNG QUÁT 1.

Xử lý bề mặt sản phẩm: Trám trét, chà nhám cho bề mặt sản phẩm láng

2.

Xử lý màu: Phun Stain màu hoặc bả bột màu

3.

Sơn lót PU: Sơn lót 1 hoặc 2 lần tùy theo yêu cầu của sản phẩm.

4. Sơn phủ PUSM2: Pha hỗn hợp sơn phủ, màu theo tỷ lệ hướng dẫn pha sơn và màu thích hợp. Phun đều 2 passes cho 1 lần sơn phủ. 5.

Hong phơi sản phẩm, sau 24 giờ (tùy theo độ dày màng sơn) và đóng gói.

ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN *

Bảo quản trong nhà kho, thoáng mát và khô ráo. Nhiệt độ nhà kho 26 – 300C

*

Thùng phải được đậy kín trước và sau khi sử dụng.

AN TOÀN * Các thành phần của sơn là các hóa chất dễ cháy, cần tránh xa hơi nóng, tia lửa và ngọn lửa. *

Phải mang khẩu trang và găng tay khi sử dụng. Tránh để sơn bắn vào mắt, da,

miệng. SƠN PUBTXX

Sơn PUBTXX là sơn tổng hợp 2 thành phần, chất lượng cao, tiện dụng cho đồ gỗ trang trí nội thất. Sơn có độ bám trên mặt gỗ cao, không tróc và rạn nứt. Đồng thời, sơn có tính chịu nước và dung môi tốt.

ĐẶC TÍNH *

Màu sắc : màu vàng hổ phách và màu trắng của sơn trắng

*

Độ bóng: 10 – 95%; hàm lượng rắn: 45±3%

*

Chịu nước tốt và dung môi tốt.

*

Độ bám trên bề mặt gỗ cao, không tróc, không rạn nứt

*

Dùng cho các lọai gỗ và có thể pha ra nhiều màu sơn khác nhau theo nhu cầu

*

Sơn đạt tiêu chuẩn kiểm định đánh giá theo hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu

(REACH), Mỹ (CPSIA). CHỦNG LOẠI *

Sơn lót PU và sơn phủ bóng PUBTXX, bóng mờ PUBTXX ( độ mờ theo yêu cầu sản

phẩm). *

Dung môi PU

*

Xúc tác cứng PU.

TỶ LỆ PHA SƠN *

Sơn PU ( kể cả sơn lót và sơn phủ): 2

*

Xúc tác cứng PU

: 1

*

Dung môi PU

: 2

QUY TRÌNH TỔNG QUÁT 1.

Xử lý bề mặt sản phẩm: trám trét, chà nhám cho bề mặt sản phẩm láng

2.

Xử lý màu: phun Stain màu hoặc bả bột màu

3.

Sơn lót PU: Sơn lót 1 hoặc 2 lần tùy theo yêu cầu của sản phẩm.

4.

Sơn phủ PUBTXX: Pha hỗn hợp sơn phủ, màu theo tỷ lệ hướng dẫn pha sơn và

màu thích hợp. Phun đều 2 passes cho 1 lần sơn phủ. 5.

Hong phơi sản phẩm 24 giờ (tùy theo độ dày màng sơn) và đóng gói.

ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN *

Bảo quản trong nhà kho, thoáng mát và khô ráo (nhiệt độ 26 – 300C)

*

Thùng phải được đậy kín trước và sau khi sử dụng.

AN TOÀN * Các thành phần của sơn là các hóa chất dễ cháy, cần tránh xa hơi nóng, tia lửa và ngọn lửa. *

Phải mang khẩu trang và găng tay khi sử dụng. Tránh để sơn bắn vào mắt, da,

miệng. 2. SƠN GỖ NGOÀI TRỜI SƠN PUHXXT Sơn PUHXXT là sơn chất lượng cao, 2 thành phần chuyên dùng cho hàng gỗ nội thất và gỗ ngoài trời. Sơn có độ cứng cao, bám dính tốt, độ ổn định cao. Đặc biệt, sơn có tính chống chọi tia UV, thời tiết tốt; chịu được nước và dung môi. ĐẶC TÍNH *

Màu sắc : Sơn trong và sơn trắng

*

Độ bóng: 10 – 95%

*

Hàm lượng rắn: 50±3%

*

Chịu nước tốt & chịu dung môi tốt

*

Độ bám trên bề mặt gỗ cao, không tróc, không rạn nứt, không thay đổi chất lượng

màng sơn và màu sắc ở điều kiện ngòai trời *

Dùng cho các lọai gỗ và có thể pha ra nhiều màu sơn khác nhau theo nhu cầu

*

Sơn đạt tiêu chuẩn kiểm định đánh giá theo hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu

(REACH), Mỹ (CPSIA). HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG *

Tỷ lệ pha sơn: Sơn phủ bóng trong PUHXXT / Cứng PUHXXT / Dung môi PUHXXT 2

/

0.7

/

1

Sơn phủ bóng trắng PUHXXT / Cứng PUHXXT / Dung môi PUHXXT 2 *

/

0.5

/

1

Độ nhớt (sau khi pha): 13 – 15 giây (phễu số 4).

QUY TRÌNH TỔNG QUÁT 1.

Xử lý bề mặt sản phẩm: Trám trét, chà nhám cho bề mặt sản phẩm láng

2.

Xử lý màu: Phun Stain màu hoặc bả bột màu

3.

Sơn lót PUHXXT : Sơn lót 1 hoặc 2 lần tùy theo yêu cầu của sản phẩm.

4.

Sơn phủ PUHXXT: Pha hỗn hợp sơn phủ, màu theo tỷ lệ hướng dẫn pha sơn và

màu thích hợp. Phun đều 2 passes cho 1 lần sơn phủ. 5.

Hong phơi sản phẩm, sau 24 - 48 giờ (tùy theo độ dày màng sơn) và đóng gói.

ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN *

Bảo quản trong nhà kho, thoáng mát và khô ráo (nhiệt độ 26 – 300C)

*

Thùng phải được đậy kín trước và sau khi sử dụng

AN TOÀN * Các thành phần của sơn là các hóa chất dễ cháy, cần tránh xa hơi nóng, tia lửa và ngọn lửa. *

Phải mang khẩu trang và găng tay khi sử dụng. Tránh để sơn bắn vào mắt, da,

miệng. 3. SƠN THỦ CÔNG MỸ NGHỆ

SƠN PUSM2 Sơn cao cấp PUSM2 là loại sơn 2 thành phần tiện dụng cho đồ gốm và đồ gỗ trang trí nội thất cao cấp. Sơn có độ cứng, độ bám dính tốt và độ bền cao; đặc biệt có khả năng chống chịu tia UV và thời tiết tốt. ĐẶC TÍNH *

Màu sắc: Dung dịch trong suốt hoặc có màu trắng

*

Hàm lượng rắn: 50 ± 3%

*

Độ cứng cao (trên 3H)

*

Chịu được dung môi và nước (nước nóng và lạnh) tốt

*

Màng sơn bóng láng. Sơn có độ bám dính tốt, không bong tróc, không rạn nứt

*

Thời gian khô : -

Khô mặt: 20 phút

-

Khô cứng: 2 giờ.

-

Đóng gói: sau 18 – 24 giờ (trọng lượng 1Kg/cm2).

*

Dùng cho các loại gỗ và có thể pha ra nhiều màu sơn khác nhau theo nhu cầu

*

Sơn đạt tiêu chuẩn kiểm định đánh giá theo hệ thống tiêu chuẩn Châu Âu

(REACH), Mỹ (CPSIA). HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG *

Tỷ lệ pha trộn: Bóng sáng (mờ )PUSM2 / Cứng PUSM2 / Dung môi pha loãng PU 3

/

1

/

1.5

Bóng sáng (mờ )PUSM2 trắng / Cứng PUSM2 / Dung môi pha loãng PU 3

/

0.7

/

*

Định mức trung bình: 5m2 / 1 kg

*

Độ nhớt (sau khi pha trộn): 13 – 15 giây (đo bằng phễu số 4).

1.5

QUY TRÌNH TỔNG QUÁT 1.

Xử lý bề mặt sản phẩm: trám trét, chà nhám cho bề mặt sản phẩm láng

2.

Xử lý màu: phun Stain màu hoặc bả bột màu

3.

Sơn lót PU: Sơn lót 1 hoặc 2 lần tùy theo yêu cầu của sản phẩm.

4. Sơn phủ PUSM2: Pha hỗn hợp sơn phủ, màu theo tỷ lệ hướng dẫn pha sơn và màu thích hợp. Phun đều 2 passes cho 1 lần sơn phủ. 5.

Hong phơi sản phẩm, sau 24 giờ (tùy theo độ dày màng sơn) và đóng gói.

ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN *

Bảo quản trong nhà kho, thoáng mát và khô ráo. Nhiệt độ nhà kho 26 – 300C

*

Thùng phải được đậy kín trước và sau khi sử dụng.

AN TOÀN * Các thành phần của sơn là các hóa chất dễ cháy, cần tránh xa hơi nóng, tia lửa và ngọn lửa. *

Phải mang khẩu trang và găng tay khi sử dụng. Tránh để sơn bắn vào mắt, da,

miệng. 4. SƠN VÁN SÀN SƠN PUBTVS Sơn chất lượng cao PUBTVS: Sơn 2 thành phần, chuyên dùng cho các sản phẩm gỗ ván sàn. Sơn có độ bám dính tốt, độ cứng cao (không tróc, chống trầy xước tốt và chịu các tác động tốt của nước – dung môi.

ĐẶC TÍNH: *

Màu sắc : vàng hổ phách.

*

Độ bóng: 10 – 95%.

*

Độ bám trên bề mặt gỗ cao và chống trầy xước tốt, không tróc, không rạn nứt.

*

Hàm lượng rắn: 50±3%.

*

Dùng cho các loại gỗ và có thể pha ra nhiều màu sơn khác nhau theo nhu cầu

*

Sơn đạt tiêu chuẩn kiểm định đánh giá theo hệ thống tiêu chuẩn

Châu Âu (REACH), Mỹ (CPSIA). HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG: * Tỷ lệ pha sơn: Sơn phủ bóng trong PUBTVS / Cứng PU / Dung môi PU 2 *

/

1

/

2

Độ phủ : 5-6m2 / 1 Kg

QUI TRÌNH TỔNG QUÁT 1.

Xử lý bề mặt sản phẩm: Trám trét mặt gỗ (nếu cần thiết), chà nhám

2.

Bã bột hoặc Stain màu: Tùy sản phẩm. Để khô bề mặt sau khi thực hiện.

3.

Sơn lót PU: Có thể sơn lót 1 hoặc 2 lần tùy theo yêu cầu của sản phẩm

- Pha hỗn hợp sơn lót theo tỷ lệ hướng dẫn pha sơn, phun đều 2 passes cho 1 lần lót. - Sau 60 – 90 phút, chà nhám 4. Sơn phủ PUBTVS: Pha hỗn hợp sơn phủ, màu theo tỷ lệ hướng dẫn pha sơn và màu thích hợp. Phun đều 2 passes cho 1 lần sơn phủ. 5. Sản phẩm để khô 24 giờ, đóng gói. ĐIỀU KIỆN BẢO QUẢN *

Bảo quản trong nhà kho, thoáng mát và khô ráo (nhiệt độ: 26 – 300C)

*

Thùng phải được đậy kín trước và sau khi sử dụng

AN TOÀN * Các thành phần của sơn là các hóa chất dễ cháy, cần tránh xa hơi nóng, tia lửa và ngọn lửa. *

Phải mang khẩu trang và găng tay khi sử dụng. Tránh để sơn bắn vào mắt, da,

miệng.

CHƯƠNG 3: QUY TRÌNH KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG I.

Quy trình kiểm tra sản phẩm dầu bóng

Mục đích: thiết lập quy trình kiểm tra chất lượng sản phẩm sơn NC,PU và các loại khác chặt chẽ, nhằm đảm bảo chất lượng đạt yêu cầu trước khi giao cho khách hàng Phạm vi áp dụng: áp dụng cho phòng QC Nội dung: Phương pháp thực hiện

Quy trình thực hiện

Ghi vào sổ nhận mẫu

Nhận mẫu sản phẩm

Để mẫu đúng nơi quy định

Kiểm tra thông tin sản phẩm

Tên sản phẩm, mã số sản phẩm, khối lượng mẫu, bao bì đựng mẫu

Kiểm tra cảm quan sản phẩm

Màu sắc, độ trong, tạp chất Độ hòa tan, độ nhớt, thời gian khô, độ trắng, độ

Kiểm tra tất cả các chí tiêu trên từng loại sản phẩm

Xem xét kết quả kiểm tra

no

Thông báo kết quả, lưu hồ sơ

Điều chỉnh

Sản phẩm không phù hợp

bóng, độ bám dính… yes

Đối chiếu kết quả kiểm tra với tiêu chuẩn. Quyết định kết quả

Ký xác nhận vào phiếu kết quả kiểm tra. Chuyển kết quả tới các bộ phận

Báo cáo kết quả không đạt cho bộ phận có liên quan bằng văn thư nội bộ Ghi vào sổ SP không phù hợp. báo cáo sản phẩm không phù hợp chuyển qua phòng RD và các bộ phận liên quan.

Quy trình kiểm tra dung môi Phương pháp thực hiện

Quy trình thực hiện

Ghi vào sổ nhận mẫu

Nhận mẫu sản phẩm

Để mẫu đúng nơi quy định

Kiểm tra thông tin sản phẩm

Tên sản phẩm, mã số sản phẩm, khối lượng mẫu, bao bì đựng mẫu

Kiểm tra cảm quan sản phẩm

Màu sắc, độ trong, tạp chất

Kiểm tra tất cả các chí tiêu trên từng loại sản phẩm

Tỷ trọng Độ hòa tan ảnh hưởng đến sơn bóng( bóng sáng tự nhiên và

Xem xét kết quả kiểm tra

yes

bóng sáng trắng)… Đối chiếu kết quả kiểm tra với tiêu chuẩn. Quyết định kết quả

no

Thông báo kết quả, lưu hồ sơ

Ký xác nhận vào phiếu kết quả kiểm tra. Chuyển kết quả tới các bộ phận

Báo cáo kết quả không đạt cho bộ phận có liên quan bằng văn thư nội bộ Ghi vào sổ SP không phù hợp. báo cáo sản phẩm không phù hợp chuyển qua phòng RD và các bộ phận liên quan.

Quy trình kiểm tra màu thành phẩm Mục đích : thiết lập quy trình kiểm tra màu sắc các loại sản phẩm màu sản xuất tại xưởng màu chặt chẽ, nhằm đảm bảo màu sắc đạt yêu cầu trước khi giao cho khách hàng. Nội dung : Phương pháp thực hiện

Quy trình thực hiện

Lấy mẫu trực tiếp tại xưởng pha màu

Nhận mẫu sản phẩm

Kiểm tra thông tin sản phẩm

Tên sản phẩm, mã số sản phẩm.

Thực hiện kiểm tra trên từng loại sản phẩm

yes

Xem xét kết quả kiểm

Độ hòa tan, Pha và kéo màu trên giấy trắng. trường hợp kéo màu lên giấy không đạt, pha màu theo quy định và phun lên thẻ gỗ theo quy trình. Kiểm tra các tiêu chí chất lượng khác của sản phẩm sơn màu, sản phẩm stain màu và dầu màu outdoor So sánh màu sắc đã kéo trên giấy trắng và màu phun với thẻ màu chuẩn/ thẻ màu tạm. Đối chiếu kết quả kiểm tra với tiêu chuẩn. Ký xác nhận vào thẻ màu và phiếu kết quả kiểm tra. Lưu hồ sơ, thẻ màu và hũ màu

Báo cáo kết quả không đạt cho bộ phận có liên quan bằng văn thư nội bộ Ghi vào sổ SP không phù hợp. báo cáo sản phẩm không phù hợp chuyển qua phòng RD và các bộ phận liên quan.

II.

Quy trình kiểm tra nguyên liệu màu và màu đơn

Mục đích: thiết lập quy trình kiểm tra màu sắc các loại nguyên liệu màu ( màu nhập và màu nghiền) và sản phẩm màu, đơn chặt chẽ nhằm đảm bảo màu sắc đạt yêu cầu trước khi sử dụng pha màu thành phẩm và giao cho khách hàng.

Phương pháp thực hiện

Quy trình thực hiện

Ghi vào sổ nhận mẫu

Nhận mẫu sản phẩm

Để mẫu đúng nơi quy định

Kiểm tra thông tin sản phẩm

Tên sản phẩm, mã số sản phẩm, khối lượng mẫu, bao bì đựng mẫu

Kiểm tra cảm quan sản phẩm

Tên, hệ màu Dạng bột/dạng past

Kiểm tra tất cả các chí tiêu trên từng loại sản phẩm

Xem xét kết quả kiểm tra

Tạp chất Hiện tượng lắng yes

Độ hòa tan, màu sắc, độ lắng, tỷ trọng Độ bền màu

Đối chiếu kết quả kiểm tra với tiêu chuẩn. Quyết định kết quả

Ký xác nhận vào phiếu kết quả kiểm tra. Chuyển kết quả tới các bộ phận

Báo cáo kết quả không đạt cho bộ phận có liên quan bằng văn thư nội bộ Ghi vào sổ SP không phù hợp. báo cáo sản phẩm không phù hợp chuyển qua phòng RD và các bộ phận liên quan. Dán nhãn không phù hợp trên sản phẩm

III.

Quy trình kiểm tra sản phẩm

Mục đích: thiết lập quy trinh kiểm tra sản phẩm ( nguyên liệu) chặt chẽ, nhằm đảm bảo chất lượng sản ( nguyên liệu) đạt yêu cầu trước khi giao ( trước khi sử dụng) Quy trình thực hiện Nhận thông tin, mẫu sản phẩm

Xem xét, xử lý thông tin

Thực hiện kiểm tra

Phương pháp thực hiện Ghi tên sản phẩm vào sổ Để mẫu đúng nơi quy định

1. Xem xét thông tin liên quan đến sản phẩm/ nguyên liệu: Sản phẩm sản xuất hàng ngày Sản phẩm trả về Nguyên liệu mới nhập Thông tin khiếu nại khách hàng 2. Phân công nhân viên thực hiện

Thực hiện kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật theo hướng dẫn từng chỉ tiêu của sản phẩm/ nguyen liệu. Ghi chép kết quả vào form tương ứng. Đối chiếu kết quả kiểm tra với tiêu chuẩn. Quyết định kết quả.

Ký xác nhận vào phiếu kết quả kiểm tra. Chuyển kết quả tới các bộ phận liên quan: phiếu kết quả Báo cáo kết quả không đạt cho bộ phận có liên quan bằng văn thư nội bộ Ghi rõ nội dung và tỷ lệ điều chỉnh Ghi vào sổ SP không phù hợp. báo cáo sản phẩm không phù hợp chuyển qua phòng RD và các bộ phận liên quan.

HƯỚNG DẪN KIỂM TRA CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG CỦA SẢN PHẨM

IV. ĐỘ MỊN

1. Quy định: -

Sản phẩm kiểm tra:

+ Các loại lót màu trắng, bóng màu trắng sản xuất tại xưởng Dầu Bóng. + Các loại màu nghiền tại xưởng Dầu Bóng → Kiểm tra độ mịn trong từng giai đoạn theo quy định tại xưởng Dầu Bóng -

Độ mịn của sản phẩm phải có giá trị nhỏ hơn 10𝜇m

2. Dụng cụ, thiết bị: Bộ dụng cụ kiểm tra độ mịn Elcometer 2041/2 của BYK có độ mịn từ 0-25 𝜇m 3. Phương pháp kiểm tra: Bước 1: Lau sạch dụng cụ kiểm tra bằng vải sạch, mềm. Bước 2: Cho 2 giọt sản phẩm cần kiểm tra lên thước. Bước 3: Dùng dao đặt vuông góc với thước và kéo đều tay với tốc độ vừa phải cho đến hết thước. Bước 4: Kiểm tra màng sơn/ màu trên thước, ngay tại vị trí màng sơn/ màu bắt đầu bị xước sẽ tương ứng với độ mịn của sản phẩm. → Kiểm tra 3 lần và ghi chú kết quả vào phiếu tương ứng. ĐỘ BỀN MÀU VÀ ĐỘ BỀN THỜI TIẾT 1. Quy định: -

Phun/lau màu lên thẻ kiểm tra

+ Nguyên liệu màu đơn và màu đơn thành phẩm: Cao su > lót AC > bóng AC 90% (101-3) + 10% màu. + Các loại sản phẩm Dầu Bóng, sơn màu : Cao su > lót (tùy theo loại sơn cần kiểm tra) > phun sơn. + Các loại sản phẩm ngoài trời : tùy theo loại màu và quy trình theo yêu cầu khách hàng / lãnh đạo. -

Thời gian kiểm tra

+ Kiểm tra độ bền màu bằng hệ thống đèn UV, phơi nắng ( lưu ý không phơi mưa) Màu dye : phơi nắng 10 giờ Màu pigment: phơi nắng 40 giờ + kiểm tra độ bền thời tiết bằng cách phơi nắng/ mưa và máy thời tiết( QUV) + phơi nắng mưa: phơi liên tục trong một tháng + máy thời tiết QUV: thực hiện theo chuẩn ASTM G53( thực hiện 40 chu kỳ) -

Phân loại độ bền màu và độ bền thời tiết của sản phẩm A: không đổi màu B: hơi bị đổi màu ( đậm hoặc nhạt) C: đổi màu thấy rõ ( gần mất màu) D: hoàn toàn mất màu

 : Sậm màu * : Nhạt màu V: Ngã vàng Vp: Ngã vàng, phấn hóa -

Bảng quy chiếu thời gian phơi nắng và chiếu đèn UV

2. Dụng cụ, thiết bị:

Máy thời tiết QUV Đèn UV 5 bóng Giấy bạc, bao nylong 3. Phương pháp thực hiện: a) Phương pháp 1: kiểm tra độ bền màu bằng hệ thống đèn chiếu UV -

Kiểm tra hệ thống đèn chiếu UV trước khi sử dụng + bật role thời gian, chỉnh về thời gian cần chiếu UV + kiểm tra hệ thống bóng đèn, đảm bảo 5 bóng đèn còn sáng + tắt đèn cho mẫu vào chuẩn bị thực hiện chiếu mẫu

-

Thực hiện: + che 0.5 mẫu cần chiếu bằng giấy bạc và cho mẫu vào buồng chiếu + sau khi chiếu đủ thời gian, hệ thống đèn sẽ tự động ngắt. để nguội mẫu khoảng từ 1 đến 2 giờ lấy mẫu ra và so sánh màu sắc của phần chiếu UV và phần không chiếu UV.

b) Phương pháp 2: kiểm tra độ bền màu và độ bền thời tiết bằng ánh sáng mặt trời -

Che ½ mẫu bằng giấy bạc và phơi mẫu ngoài trời nơi có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp. ghi lại thời gian lúc bắt đầu phơi. Lưu ý không phơi vào lúc trời mưa.

-

Sau khi phơi đủ thời gian, lấy mẫu vào và so sánh màu sắc phần phơi nắng và phần không phơi nắng.

c) Phương pháp 3:kiểm tra độ bền thời tiết bằng máy thời tiết QUV -

Sản phẩm kiểm tra đã được phun/ lau lên gỗ theo quy định và đã để khô hoàn toàn ( từ 4 đến 6 ngày)

-

Mẫu gỗ kiểm tra bằng máy QUV phải có kích thước dài x rộng x dày = 3.0 x 3.5 x 0.5 (cm). lưu ý phải được phun lau toàn bộ bề mặt gỗ.

-

Tùy theo yêu cầu của từng loại sản phẩm, kiểm tra độ bền thời tiết bằng máy QUV ( 10 chu kỳ, 20 chu kỳ theo chuẩn ASTM G53)

ĐỘ DẺO

Dụng cụ và thiết bị: tấm Sn mỏng, có thể bẻ gãy Phương pháp thực hiện: Bước 1: pha sản phẩm theo tỷ lệ pha tương ứng với từng loại sản phẩm Bước 2: dùng súng sơn, phun mẫu sơn đã pha lên tấm thiếc chuẩn, độ dày màng sơn ướt 100𝜇m. Sau đó, hong phơi mẫu ở nhiệt độ phòng nơi thoáng sạch ít gió và không có ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp sau 24 giờ. Bước 3: bẻ gập miếng thiếc lại, sau đó đập cho miếng thiếc thẳng ra, đánh giá độ dẻo dai của màng sơn. CẢM QUAN SẢN PHẨM 1. Dụng cụ và thiết bị: Becher, kính trong suốt không màu. 2. Quy định: -

Điều kiện môi trường 28 − 350 𝐶,độ ẩm 45-70%.

-

Kiểm tra nhiệt độ sản phẩm đạt 300 𝐶 ± 20 𝐶

3. Phương pháp thực hiện: Loại sản phẩm kiểm tra

Phương pháp thực hiện

-Sản phẩm Dầu bóng

Rót sản phẩm ra becher và quan sát bằng mắt : kiểm tra màu sắc, độ trong và tạp

-Sản phẩm ngoài trời không màu -Sản phẩm Dung môi

chất.

-Nguyên liệu màu đơn (màu nhập và màu -Kiểm tra tên và bao bì nguyên liệu: xem nghiền). -Sản phẩm màu đơn

tem nhãn của nguyên liệu, tình trạng bao bì. -Kiểm tra nguyên liệu nhập: + Màu past : kiểm tra hiện tượng lắng, tách lớp trên bề mặt và tạp chất nhìn thấy, sau đó dùng cây khuấy đều kiểm tra độ đặc của past màu, hiện tượng lắng, vón cục. + Bột màu : dùng mắt kiểm tra màu sắc và tạp chất nhìn thấy, dùng tay kiểm tra độ mịn và tơi xốp. -Kiểm tra bán thành phẩm màu nghiền tại công ty : kiểm tra hiện tượng lắng, tách lớp trên bề mặt và tạp chất nhìn thấy, sau đó dùng cây khuấy đều kiểm tra độ đặc của past màu, hiện tượng lắng màu,vón cục. -Kiểm tra sản phẩm màu đơn pha tại xưởng Màu : kiểm tra màu sắc đặc trưng, độ đồng nhất và tạp chất nhìn thấy.

4. Kết quả : tham chiếu “tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm” ĐỘ TRẮNG VÀ ĐỘ PHỦ 1. Dụng cụ và thiết bị:

-

Thước đo độ dày 100𝜇m

-

Giấy trắng đen, gỗ cao su bã bột tự nhiên và không bã bột.

-

Máy so màu hiệu X-rite

-

Tủ sấy

2. Quy định: 2.1.

Đối với phương pháp kiểm tra bằng mắt:

-

Thực hiện kéo so sánh song song giữa mẫu kiểm tra và mẫu chuẩn.

-

Mức độ sai lệch cho phép : ± 10% so với mẫu chuẩn.

2.2.

Đối với phương pháp kiểm tra bằng máy so màu:

-

Độ trắng (màu sắc của sơn trắng) : được xác định qua thông số L*, a*, b*.

-

Độ phủ (mức độ che phủ của mẫu sơn trên tấm nền) : được xác định qua thông số Opacity.

-

Thực hiện kéo mẫu kiểm tra trên nền giấy trắng đen. Nền giáy trắng đen sử dụng phải được kiểm soát bề mặt trước mỗi đợt mua về:

Thông số L*, a*, b* : phần giấy trắng : 94.28,-0.53,-0.3, ∆E cho phép ≤ 0.5 Phần giấy đen : 28.94,+0.29,+0.7, ∆E cho phép ≤ 2 -

Tiêu chuẩn của 1 sản phẩm bao gồm:

+ Chuẩn chính : Bảng thông số L*, a*, b* và Opacity chuẩn. Bảng thông số này được thiết lập dựa trên ít nhất 3 lô hàng sản xuất đạt yêu cầu. + Chuẩn phụ : Tờ giấy kéo mẫu sơn chuẩn và mẫu dung dịch sơn chuẩn. 2.3. -

Quy định chung:

Mẫu chuẩn : là mẫu sản xuất đầu tiên, mẫu chuẩn được thay thế theo chu kỳ định kỳ 2 tháng 1 lần (trừ trường hợp hiếm sản xuất) hoặc trường hợp ngoại lệ.

-

Quy định vệ sinh và bảo dưỡng định kỳ thước kéo:

+ Vệ sinh sạch sẽ và dùng vải sạch lau khô thước kéo trước khi sử dụng.

+ Sau khi sử dụng, dùng cọ cà dung môi XCN rửa sạch sơn bám trong khe thước và ngâm vào ống đựng dung môi acetone (sạch). 3. Phương pháp thực hiện: 3.1.

Kiểm tra độ trắng, độ phủ bằng mắt:

3.1.1. Độ trắng: -

Bước 1 : Pha sản phẩm tùy loại theo quy định. Điều chỉnh độ nhớt mẫu cần kiểm tra và mẫu chuẩn đạt gần như nhau (nếu giữa 2 mẫu có độ nhớt sai lệch thì độ sai lệch không quá 0.5 giây).

-

Bước 2 : Kéo đồng thời mẫu kiểm tra và mẫu chuẩn trên cùng 1 nền giấy trắng đen.

-

Bước 3 : Để khô tấm mẫu và quan sát bằng mắt ở nơi đủ ánh sáng.

 Ngoại lệ: *Trường hợp sản phẩm dùng để pha sơn màu và lót màu có độ trắng vượt qua mức sai lệch ± 10% so với mẫu chuẩn. +Pha thành công thức sơn màu hoặc lót màu : chọn một màu đậm hay một màu lợt. +Phun lên gỗ theo quy trình, so sánh màu sắc với thẻ gốc. +Đánh giá mức độ sai lệch để quyết định điều chỉnh sơn trắng hay lót trắng. +Quy định : mức độ sai lệch của sơn màu sử dụng lót/bóng mới so với mẫu chuẩn là 89/10 thì cho sử dụng, không cần phải điều chỉnh lại độ trắng của lót/bóng trắng. *Trường hợp sản phẩm giao cho khách hàng : độ trắng sai lệch từ ± 10-20% chấp nhận cho khách hàng. 3.1.2. Độ phủ: -

Bước 1 : Pha sản phẩm tùy loại theo quy định. Điều chỉnh độ nhớt mẫu cần kiểm tra và mẫu chuẩn đạt gần như nhau.

-

Bước 2 : Kéo đồng thời sản phẩm cần kiểm tra và sản phẩm chuẩn trên cùng 1 tấm cao su phẳng hoặc giấy sọc trắng-đen.

-

Bước 3 : Để khô và so sánh mức độ lấp tôm gỗ của 2 màng sơn hoặc mức độ lấp màu đen trên giấy.

3.2.

Kiểm tra độ trắng, độ phủ bằng máy so màu:

-

Bước 1 : Pha đúng tỷ lệ quy định, khuấy kỹ đo độ nhớt.

-

Bước 2 : Sau khi mẫu có độ nhớt đạt yêu cầu, dùng thước kéo kéo màng sơn trên giấy trắng đen (kéo đều tay, tốc độ 15cm/5s)

-

Bước 3 : Sau khi kéo xong ghi giờ → để giấy kéo vào tủ sấy 450 𝐶 theo thời gian quy định : NC (15 phút), PU (25 phút).

-

Bước 4 :

+ Dùng máy so màu đo thông số L*, a*, b* của mẫu kiểm tra trên phần giấy trắng và tham chiếu tiêu chuẩn để đánh giá kết quả. Trường hợp, mẫu kiểm tra có thông số L*, a*, b* sai lệch với thông số chuẩn → tính ∆E giữa mẫu kiểm tra và thông số chuẩn: ∆E = √(∆𝐿)2 + (∆𝑎)2 + (∆𝑏)2 , ∆E cho phép ≤ 0.5 + Dùng máy so màu đo thông số Opacity và tham chiếu tiêu chuẩn để đánh giá kết quả. -

Bước 5 : Phơi tờ giấy kéo ở nhiệt độ phòng , nơi thoáng mát, không bị nắng và để qua ngày (sau 18 giờ đến 48 giờ) đo lại thông số L*, a*, b* và Opacity.

*Ngoại lệ : Trường hợp thông số kiểm tra vượt ngoài tiêu chuẩn cho phép : Thực hiện kiểm tra so sánh song song giữa mẫu kiểm tra và mẫu chuẩn trên cùng nền giấy hoặc nền gỗ và xem xét từng trường hợp cụ thể của mặt hàng để có hướng xử lý. 4. Phụ lục Thông số L*, a*, b* và Opacity chuẩn.

Tên sản phẩm/ Độ bóng

Thông số L*, a*,b* ( hoặc ∆𝐸) và Ghi chú Opacity (%) kéo giấy ( mức chấp nhận: ∆𝐸: 0.5, Opacity: ± 1%) Nền giấy trắng đen:  Phần trắng: L*: 94.28, a*: -0.53; -b* : -0.3, ∆𝐸 ≤ 2  Thước kéo độ dày 100 𝜇𝑚 Đo sau sấy 15 Đo qua ngày ( phút -450C

Bóng NC NY Trắng 10%

Tham

sau 18h-48h)

chiếu Tham

Bóng 10%:

chiếu Tỷ lệ pha theo

Bóng 10%:

∆𝐸 ≤ 0.5

∆𝐸 ≤ 0.5

-80.5 => 81.5% -80 => 81% Bóng NC NY

20-50%

L* : 90.5-95.19 L*:

94.96-

95.07 Trắng 20 =>

a*: -1.0-> -1.1

50%

a*: -1.0->-1.1 b*: >2.05 20-30%

Opacity: 83.5%

40-50%

Opacity: 84.5%

+1.78b*: +1.68-2.03 82- Opacity: 81.583% 83- Opacity: 82.584%

tiêu chuẩn: 1 sơn – DM NC HB

Bóng NC NY Trắng 70%

L*:

95.13- L*: 95.1-95.3

95.38 a*: -1.0-> -1.13 a*: -1.01-> - (∆𝐸 ≤ 0.46) 1.14

(∆𝐸 ≤ b*: +1.56-1.95

0.46) b*: +1.54-1.9 Opacity:

84- Opacity: 83.5-

85%

84.5%

MỨC TĂNG ĐỘ NHỚT THEO THỜI GIAN VÀ THỜI GIAN SỐNG CỦA SẢN PHẨM Dụng cụ và thiết bị Phễu đo độ nhớt: 2 cup ( hiệu Anest IwaTa,NK2) và BS 4 cup ( hiệu BYK, ATSM D1200) Giá đỡ phễu, đồng hồ bấm giây có chia độ đến 0.2 giây Dụng cụ pha chế: cân điện tử, ly đựng mẫu, đũa khuấy. Quy định: Điều kiện môi trường 28o-350C, độ ẩm 45% đến 70%, nhiệt độ sản xuất 300C ±20C. Sử dụng phễu BS 2 cup để kiểm tra hàng sản xuất Chỉ kiểm tra các sản phẩm có sử dụng cứng Thực hiện: 1. Kiểm tra mức tăng độ nhớt theo thời gian

-

Pha sản phẩm cần kiểm tra theo quy định. Sau đó, khuấy đều. khối lượng hỗn hợp pha: 250g. đo độ nhớt và ghi lại giá trị độ nhớt và thời gian bắt đầu.

-

Để ly mẫu pha ở nhiệt độ phòng: nơi thoáng, sạch, ít gió và không có nắng mặt trời chiếu trực tiếp, sau các khoảng thời gian: + đối với lô sản xuất đầu tiên, lô điều chỉnh công thức và lô sản phẩm mới: đo độ nhớt sau 2 giờ, 4 giờ, 6 giờ. + đối với lô sản xuất hàng ngày: đo độ nhớt lúc mới pha, sau 4 giờ khuấy mẫu và đo lại độ nhớt.

2. Thời gian sống -

Pha sản phẩm kiểm tra theo quy định. Sau đó, khuấy trộn tan hoàn toàn

-

Để dung dịch đã pha nơi thoáng mát, thời điểm dung dịch đặc sệt hoặc dạng bánh đúc hoặc lợn cợn khuấy không tan trở lại trong dung môi. Kết quả: tham chiếu tiêu chuẩn kiểm tra chất lượng sản phẩm

ĐỘ NHỚT Dụng cụ và thiết bị: Phễu đo độ nhớt: 2 cup ( hiệu Anest IwaTa, NK2) và BS 4 cúp ( Hiệu BYK, ATSM D2100) Giái đỡ phễu, đồng hồ bấm giây có chia độ đến 0.2s Dụng cụ pha chế: Cân điện tử, ly đựng mẫu, đũa khuấy. Quy trình -

Điều kiện môi trường 28o-350C, độ ẩm 45% đến 70%, nhiệt độ sản xuất 300C ±20C.

-

Sử dụng phễu BS 2 cup để kiểm tra hàng sản xuất

-

Trường hợp độ nhớt lỏng/ đặc vượt ngoài quy định, sử dụng phểu BS4 cup chuẩn để kiểm tra trước khi quyết định điều chỉnh.

-

Sai số cho phép trong giá trị độ nhớ là -1s đến 2s

-

Kết quả kiểm tra đạt: tham chiếu trong kết quả quy định tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Phương pháp Bước 1: đo nhiệt độ của sản phẩm với sản phẩm Dầu Bóng bằng nhiệt kế. Các sản phẩm trước khi kiểm tra độ nhớt phải có nhiệt độ 300C ±20C. trường hợp nhiệt độ sản phẩm cao hơn thì ngâm hũ đựng sản phẩm ( đã đóng kín nắp) vào nước lạnh để nhiệt độ hạ xuống. Bước 2: Pha sản phẩm với cứng( nếu có) vào dung môi theo quy định, khối lượng hộn hợp khoảng 120 đến 150g, khuấy kỹ. Bước 3: Kiểm tra phễu, treo phễu lên giá đỡ và gữ cho phễu ở trạng thái thăng bằng. Bước 4: Bịt lỗ phễu bằng đầu ngón tay, rót từ từ mẫu cần đo vào phễu cho đến khi phễu cho đến khi mẫu tràn qua mép phễu. đăt cốc dưới dáy phễu, buông ngón tay ra, đồng thời bấm đồng hồ tính giây cho đến khi dòng chảy dứt. lặp lại cách đo thêm 2 lần nữa, lấy giá trị trung bình của 3 lần đo. Giá trị này chính là độ nhớt của sản phẩm. Kết quả: tham chiếu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm. THỜI GIAN KHÔ Quy định 1. Thời gian khô  Thời gian khô cấp 1 ( ráo mặt, không bám bụi) : Phun/ kéo sản phẩm cần kiểm tra lên nền => thời điểm dùng tay vuốt nhẹ lên mặt sơn mà không để lại vết trên bề mặt.  Thời gian khô cấp 2 -

Sơn lót: từ khi phun/kéo sản phẩm cần kiểm tra lên nền-> thời điểm dùng giấy nhám #320 dán lên vật hình chữ nhật có khối lượng 1.5kg, dùng tay đẩy tới- lui đều trên bề mặt màng sơn khoảng 8-10 lần so với chiều dài 15cm, dùng chổi lông quét giấy nhám thấy bột tơi mịn, không bám bệt trên giấy nhám.

-

Sơn phủ bóng/mờ, sản phẩm ngoài trời: Sau khi phun/kéo sản phẩm cần kiểm tra lên nền -> thời điểm dùng ngón tay ấn mạnh trong khoảng thời gian 1 phút trên bề mặt màng sơn mà không để lại vết dính.

-

Thời gian khô của sản phẩm stain màu- dầu màu ngoài trời phun lên quy trình: Là khoảng thời gian tính từ lúc phun stain màu ( hoặc nhúng đầu màu) lên phôi gỗ đến lúc có thể dùng vải trắng sạch chà mạnh lên bề mặt mà trên bải trắng không bám màu.

2. Độ dính mặt -

Là khoảng thời gian tính từ lúc phun sơn lên gỗ theo quy trình đến thời điểm có thể dùng vật cân có trọng lượng 0.5kg/1 cm2 dằn liên tục trong 12 giờ mà màng sơn không bị vết dính trên đó.

-

Đợ dính mặt chỉ kiểm tra những sản phẩm Dầu Bóng : bóng/ mờ.

3. Kết quả kiểm tra đạt: tham chiếu kết quả trong quy định tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Dụng cụ và thiết bị  Dụng cụ kiểm tra thời gian khô: -

Nền thử : kính phẳng, gỗ cao su ( hoặc gỗ thông, gỗ MDF)

-

Súng sơn, thước kéo.

-

Vật nặng bằng sắt hình chữ nhật có khối lượng 1.5kg.



Dụng cụ kiểm tra độ dính mặt:

-

Cục cân 2kg. Giấy mouss

-

Miếng gỗ/kính có diện tích: 2*2*0.5 ( cm)

Thực hiện Loại sản phẩm Các loại Dầu Bóng, sơn

Phương pháp thực hiện -

màu, lót màu

Pha sơn với dung môi và cứng/ phụ gia khuấy kỹ hỡn hợp pha.

-

Quy trình:

Ghi chú

Sơn Lót( hệ dung môi): phung đều 2 paths dung dịch sơn đã pha lên tấm kính hoặc nền gỗ cao su đẽ bã WF tự tiên Sơn bóng/ mờ: Kéo lên tấm kính hoặc phun lên nền gỗ cao su đã phun sơn lót tương ứng với cùng loại sản phẩm. -

Sau khi phun hoặc kéo sản phẩm xong, ghi lại giờ và để tấm nền tại nơi thoáng mát, ít gió bụi, không có nguồn ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp và kiểm tra thời gian khô C1 và C2

Các loại thành phẩm

-

Pha sản phẩm với dung môi và phụ gia,

ngoài trời không màu

khuấy kỹ. -

Cho chảy trên tấm kính(

kính

dựng

nghiêng 1 góc 30 450)

-

Ghi lại giờ và kiểm tra thời gian khô cấp 2

Các loại thành phẩm

 Sản

ngoài trời có màu

phẩm

stain

màu hệ SBM, SCB: -chuẩn bị nền: gỗ bạch đàn (acacia) được chà nhám láng mịn bề mặt. - khuấy đều sản phẩm và pha phụ gia, khuấy đều lại - phun đều 2 pass màu cần kiểm tra lên gỗ theo quy trình làm mẫu. - ghi lại giờ và để tấm nền tại nơi thoáng mát, ít gió bụi, không có nguồn ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp để kiểm tra thời gian khô cấp 2. * Sản phẩm stain màu SP 3010: - chuẩn bị nền: gỗ bạch đàn (acacia) được chà nhám láng mịn bề mặt -> nhúng dầu màu, để khô 2 giờ.

Pha stain màu và phụ gia, khuấy đều và phun màu (2pass) lên gỗ đã chuẩn bị. -ghi lại giờ và để tấm nền tại nơi thoáng mát, ít gió bụi, không có nguồn ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp để kiểm tra thời gian khô cấp 2 Sản phẩm dầu màu OBT,

-

Gỗ bạch đàn (acacia) được chà nhám láng

dầu bảo quản không màu

mịnh bề mặt -

Khuấy đều sản phẩm cần kiểm tra, nhúng ngập tấm nền trong sản phẩm 2 phút – lấy ra ngoài 2 phút và dùng bải thấm dầu lau đều màu trên phôi gỗ

-

Ghi lại giờ và để tấm nền tại nơi thoáng mát, ít gió bụi, không có nguồn ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp để kiểm tra thời gian khô cấp 2

Phương pháp kiểm tra độ dính mặt -

Thực hiện quy trình chuẩn bị màng sơn: Gỗ cao su -> WF -> phun sơn lót (2paths, độ dày 125𝜇𝑚)-> phun sơn phủ bóng ( 2 paths, độ dày 125 𝜇𝑚

-

Ghi lại thời gian và hong phơi màng sơn ở điều kiện nhiệt độ phòng, nơi thoáng sạch, không có nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

-

Cách dằn mẫu kiểm tra: Màng sơn -> Lót giất mouss -> Miếng gỗ 4cm2 -> quả cân 2kg, dằn sau 12h

-

Màng sơn sau khi dằn đủ thời gian, lấy vật dằn ra và quan sát bằng mắt thong72 kiểm tra theo quy định.

ĐỘ CỨNG Quy định: -

Màng sơn phải dược để khô hoàn toàn (24h đối với sơn không cứng, 72h đối với sơn có cứng)

-

Quy trình phun mẫu kiểm tra độ cứng màng sơn: Gỗ cao su -> WF -> lót -> phun bóng

-

Phụ lục 01: quy định mức độ cứng màng sơn.

Dụng cụ và thiết bị: Bộ dụng cụ bút chì kiểm tra độ cứng 291 –Erichsen Phương pháp thực hiện Chuốt bút chì sao cho đầu than nhô ra khoảng 5mm, dùng giấy nhám #400 để mài đầu bút chì phẳng, không để nhọn. Để phôi mẫu trên một mặt phẳng, sau đó đặt xe đẩy lên trên bề mặt, gắn bút chì vào khuôn giữ sao cho đầu bút chì nhô ra khoảng 10mm, dùng giọt thủy để kiểm tra lại độ thăng bằng của bề mặt.

Dùng nhón tay cái và ngón trỏ giữ trục bánh xe và đẩy xe đẩy về phía trước thiêu chiều dọc của phôi màu đều tay. Kết quả Tham chiếu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Phụ lục 01 quy định mức độ đo độ cứng màng sơn. PHÂN LOẠI MỨC ĐỘ ĐỘ CỨNG CỦA MÀNG SƠN Phân loại mức độ kiểm tra độ cứng màng sơn: Sơn hệ NC ( không màu và có màu) :Bút chì có độ cứng 5B Sơn hệ PU ( không màu và có màu) : Bút chì có độ cứng 1H MÀU SẮC 1. Quy định: -

Phương pháp kiểm tra được quy định như sau:

+ Nguyên liệu màu đơn : kéo giấy trắng. + Màu thành phẩm : kéo giấy trắng và phun thẻ gỗ (đối với màu kéo giấy không đạt) -

Sử dụng bóng NC trong kiểm tra màu sắc:

+ Màu thành phẩm : sử dụng bóng NC 90% đang sản xuất. + Nguyên liệu màu và màu đơn thành phần : sử dụng bóng NC không màu. -

Màu pha và màu chuẩn phải giống nhau, chấp nhận sai số ở mức độ ±5%

2. Dụng cụ và thiết bị: Cân điện tử, thước kéo, súng sơn, ly nhựa, muỗng. 3. Thực hiện: a. Phương pháp 1 : kéo màu lên giấy trắng.

-

Pha bóng NC 90% thành dung dịch theo tỷ lệ 1 bóng NC 90% - 1.5 dung môi NC 02.

-

Pha 5-30% màu (tùy mức độ đậm –lợt của màu) cần kiểm tra và màu lưu (màu chuẩn) với bóng NC pha loãng như trên.

-

Múc 2 muỗng hỗn hợp màu (màu lưu và màu pha) lên cùng một tấm giấy trắng. Dùng thước kéo có độ dày 75𝜇m kéo tạo thành lớp màng có màu.

-

Để khô, so sánh màu sắc.

b. Phương pháp 2 : phun màu lên thẻ gỗ. -

Chuẩn bị gỗ theo quy trình : gỗ giống màu và giống loại, chà nhám và lau sạch bụi.

-

Pha màu theo công thức và theo quy trình.

-

Phun/lau màu lên gỗ, lưu ý chỉnh súng sơn theo quy định và phun đúng 2 patts.

-

Để màng sơn khô và so sánh màu với thẻ gốc.

ĐỊNH TÍNH NƯỚC – DẦU 1. Quy định: -

Sản phẩm kiểm tra : sơn bóng AC

-

Phun lên 10 tấm kính và kiểm tra các lõm trắng. Các lõm có kích thước từ đầu tăm trở lên bắt đầu tính.

-

Số lượng lõm trắng trong 10 tấm kính : nhỏ hơn hoặc bằng 6 lõm.

-

Màu sử dụng : đỏ 3304 đã được kiểm tra không có nước – dầu. Màu sử dụng trong sơn pha sẵn là 8%.

-

Lưu một độ bóng AC 20%, cứng AC và dung môi AC làm sản phẩm chuẩn.

-

Mức độ nước – dầu :

+ Đạt : không xuất hiện lõm trắng. + Chấp nhận : xuất hiện tối đa 6 lõm trắng trên 10 lần phun. + Không đạt : xuất hiện nhiều hơn 6 lõm trắng trên 10 lần phun. 2. Dụng cụ và thiết bị:

Kính trong suốt. Súng sơn. 3. Thực hiện: -

Bước 1 :

+ Lau kính bằng acetone và để khô hoàn toàn, lau sạch bằng vải khô. + Kiểm tra dây hơi và súng sơn, đảm bảo các thiết bị không có dầu, nước. -

Bước 2 : Pha bóng với cứng, dung môi và màu theo quy định. Khuấy kỹ.

-

Bước 3 : Phun lên 10 tấm kính, để khô và đếm số lõm trắng trên 10 tấm kính.

TỶ TRỌNG 1. Quy định: -

Sai số cho phép : trong sản xuất ± 0.005 g/ml.

-

Điều kiện môi trường kiểm tra : nhiệt độ 28 − 350 𝐶, độ ẩm 45-70%.

-

Định kỳ 6 tháng kiểm tra và cập nhật lại tỷ trọng của sản phẩm.

2. Dụng cụ và thiết bị: -

Cup đo tỷ trọng thể tích 100 ml

-

Cân điện tử.

3. Phương pháp thực hiện: -

Bước 1 : Khuấy đều sản phẩm, gạn bỏ hết bọt khí (nếu có).

-

Bước 2 :

+ Bấm để đưa cân điện tử về 0. + Đặt cup lên cân, bấm cân về 0. -

Bước 3 : Đặt cup đo lên 1 mặt phẳng, mở nắp và rót đầy dung dịch sao cho tràn qua mép cup. Gạn bỏ bọt khí, đậy nắp lại. Lau sạch phần dung dịch tràn xung quanh phễu.

-

Bước 4 : Đưa cup đo đã lau sạch ở bước 3 lên cân điện tử, ghi lại khối lượng thể hiện trên cân m(g).

-

Bước 5 : tính tỷ trọng của sản phẩm theo công thức d = m/100.

→ Lặp lại thao tác đo trên thêm 2 lần. Giá trị trung bình giữa 3 lần đo chính là tỷ trọng của sản phẩm. 4. Kết quả: -

Tham chiếu “giá trị tỷ trọng của sản phẩm”

-

Phụ lục 01 : giả trị tỷ trọng của sản phẩm

ĐỘ BÓNG Quy định -

Độ bóng của sản phẩm trên cùng một tấm kính/ gỗ không được chênh lệch quá 5 độ.

-

Độ bóng giữa 2 lô sản phẩm và cùng độ bóng không được chênh lệch quá 5 độ, mức lệch độ bóng là +5

-

Độ dày màng sơn ướt: phun 2 paths, 100µm ± 25µm.

Dụng cụ và thiết bị -

Thước kéo: độ dày 100µm ( hiệu Buiged)

-

Súng sơn

-

Nền kiểm tra: kính đen ( độ bóng đạt 105 ±4%), nền gỗ : cao su, thông

-

Máy đo độ bóng hiệu Horiba IG-310, Japan

Phương pháp thực hiện 1. Phương pháp 1: phun lên nền gỗ đã được phun lót tương ứng Bước 1: chuẩn bị nền gỗ: tùy từng loại theo quy định đối với từng loại sản phẩm. + Các loại sơn bóng không màu và sơn trắng ( hệ dung môi) :Nền cao su -> bã WF ( lấp đầy tôm gỗ) -> phun lót -> phun bóng. + các loại sơn màu: theo quy trình sản xuất

Bước 2: pha sản phẩm cần kiểm tra theo tỷ lệ quy định. Sau đó, khuấy trọn tan hoàn toàn, Bước 3: Dùng giấy nhám #320, #400 ( đã qua sử dụng) vuốt ả nhám màng sơn lót đều khắp mặt. sau đó, dùng súng phun, phun đều 2 pass hỗn hợp pha với độ dày 100-125µm trên tấm nền. Bước 4: hong phơi phôi mẫu ở nhiệt độ phòng nơi thoáng mát, ít gió bụi và không có nắng mặt trời chiếu trực tiếp sau 16h. 2. Phương pháp 2: kéo sơn trên kính Bước 1: pha sản phẩm cẩn kiểm tra theo quy định. Sau đó, khuấy trọn tan hoàn toàn Bước 2: lau kính thật sạch bằng vải, độ bóng của kính phải đạt 104±4% Bước 3: múc dung dịch đã pha lên kính và dung thước kéo có độ dày 100µm kéo đều tay Bước 4: Ghi thời gian lúc kéo và để vào tủ sấy đúng nhiệt độ quy định và thời gian sấy đối với từng loại sản phẩm Bước 5: khi đủ thời gian sấy ( mỗi loại sơn có thời gian khác nhau). Lấy tấm kính ra khỏi tủ sấy, đo độ bóng – ghi lại kết quả. Bước 6: Tiếp tục hong phơi tấm kính ở nơi thoáng, sạch, ít gió và không có nắng mặt trời chiếu trực tiếp sau 16 giờ, đo lại độ bóng. Kết quả: Tham chiếu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Phụ lục: bảng quy chiếu độ bóng kéo kính và nền gỗ ĐỘ BÁM DÍNH Quy định: Màng sơn để khô 20 -24 giờ mới cắt kiểm tra độ bám dính Xác xuất kiểm tra trong 1 ngày: + các loại sơn lót: kiểm tra 100%

+ các loại bóng sáng, bóng 70% bóng 10 % và matt : kiểm tra 100% + các bóng từ 20% đến 60% còn lại: sản phẩm pha từ bóng 10%/ matt và bóng sáng/ bóng 70%: không kiểm tra, sản phẩm khuấy trực tiếp : kiểm tra 100% Quy trình phun mẫu kiểm tra độ bám: + sản phẩm sơn lót, sơn bóng: Gỗ cao su -> WF -> sau 2-3h, phun lót đã pha dung môi và cứng. + sản phẩm Glaze: Gỗ cao su -> Stain màu VS 37 -> lót NC HB -> sau 2-3h, Glaze màu ( màu VS 37) -> 30-45 phút, lót NC HB. + sản phẩm WF : Gỗ cao su -> WF/WF màu( màu A 64) -> sau 2-3h, phun lót NC,PU tự nhiên. + Stain lau DL 2610: Gỗ cao su -> lau màu ( màu lau MD 126TB) -> sau 2-3h, lót NC 1705. Dụng cụ và thiết bị -

Dao cắt bằng thép có lưỡi sắc hiệu SDI hoặc dao cắt chuyên dụng.

-

Thước kẻ có chia độ mm, băng keo trong, cọ mềm, kính lúp.

Thực hiện: -

Cách 1: sử dụng dao cắt hiệu SDI + Đặt phôi mẫu lên một mặt phẳng cứng sao cho mẫu không bị biến dạng trong khi

kiểm tra. + Tì thước kẻ lên bề mặt phôi mẫu, dùng dao cắt mạng lưới, khoảng cách giữa các đường cách nhau 1.5-2 mm + Dùng chổi long mềm quét sạch vụn sơn trên mạng lưới.

+ Dùng băng keo dán chồng lên mạng lưới và tì mạnh để lớp băng keo này dán chặt vào mạng lưới, sau đó giật mạnh sao cho lớp băng keo này bung ra khỏi mạng lưới vết cắt. -

Cách 2: Dao cắt chuyên dụng + Sử dụng dao cắt chuyen dụng phải tì sao cho dao cắt sau vào lớp nền của phôi mẫu và vết cắt phải tạo mạng lưới đều.

Kết quả: Tham chiếu tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm Phụ lục 01 mức độ bám dính màn sơn ĐỘ HÒA TAN VÀ CẢM QUAN MÀNG SƠN Dụng cụ và thiết bị: nền kính phẳng, nền gỗ cao su Quy định: -

Điều kiện môi trường 28-350C độ ẩm 45-70%

-

Kết quả kiểm tra đạt tham chiếu kết quả trong quy định tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm.

Phương pháp thực hiện Loại sản phẩm kiểm tra Các loại Dầu bóng, Sơn

Phương pháp thực hiện -

màu, sơn nước

Pha loãng sản phẩm với dung môi và cứng/ phụ gia ( nếu có) thành dung dịch, khuấy kỹ.

-

Kiểm tra + sơn lót: chảy lên kính phẳng và phun

Ghi chú

lên nền gỗ cao su bã bột tự nhiên và màu. + sơn bóng: Bóng

sáng,

bóng

10% và bóng matt: kéo lên kính, phun lên nền gỗ cao su đã phun sơn lót cùng hệ. Bóng mờ còn lại: kéo lên kính phẳng -

Để màng sơn khô và kiểm tra

Các loại bán thành phẩm

 Dầu OBT: cho chảy

ngoài troi72L dầu OBT,

kính trong, để ráo

stain nhựa

kiểm tra màng dầu.  Stain nhựa: -

Pha

loãng

stain

nhựa, dung môi và phụ

gia

nếu

có,

khuấy kỹ. -

Cho chảy kính trong, để ráo kiểm tra màng nhựa

Nguyên liệu màu đơn màu

-

Pha loãng nguyên

nhập, màu nghiền và màu

liệu màu với dung

đen

môi theo tỷ lệ quy định.

-

Cho chảy kính và để khô kiểm tra bề mặt màng màu

Sản phẩm Dung Môi

-

Pha dung môi/ bóng sáng/ cứng theo tỷ lệ quy định

-

Khuấy kỹ hộn hợp pha và quan sát bằng mắt thường

-

Cho chảy tự do trên tấm kính trong suốt, sau khi màng sơn khô ráo, dùng mắt quan sát.

CHƯƠNG 4: MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ NHÀ MÁY 4.1 MÁY NGHIÊN DÙNG TRONG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SƠN Nghiền là công đoạn chính trong quá trình sản xuất sơn, quá trình này tạo ra một dạng chất lỏng mịn, dàn đều tốt trên bề mặt vật cần sơn. Hiện tại, các dây chuyền sản xuất sơn có các loại máy nghiên bi (hạt ngọc) loại ngang và đứng. Tùy theo yêu cầu về độ nhớt của paste sơn và chủng loại sơn mà người ta sử dụng máy nghiền loại ngang hoặc đứng. Có hai loại máy nghiền dùng trong công nghệ sản xuất sơn tại công ty là: - Máy nghiền bi trục đứng - Máy nghiền bi nằm ngang Một máy nghiền dùng trong công nghiệp sản xuất sơn, tùy thuộc vào từng loại máy có thể sẽ có những chi tiết cầu tạo khác nhau nhưng chúng luôn có một số bộ phận chung như sau: - Thân máy

- Giá đỡ (ngang hoặc đứng tùy từng loại) - Khớp nối - Trục nghiền - Trục phụ và miếng đệm bịt kín đầu trục - Ông dẫn paste ngoài - Vỏ áo giải nhiệt - Đai và dây đai truyền động - Bi và trục đỡ bị - Motor bơm, motor chính - Đầu vào và ra của nước giải nhiệt - Bộ phận ống dẫn, các khớp nối….

Máy hoạt động theo nguyên tắc va chạm ma sát, làm việc theo cơ chế liên tục. Sự cọ xát giữa bi với vật liệu nghiền và giữa bi với thành thiết bị làm cho các hạt nhựa, bột màu vỡ ra, phân tán đều trong sơn. Paste sơn sau khi ra khỏi máy nghiền được lược qua một lớp lưới lọc quy định độ mịn cần thiết (tùy thuộc vào yêu cầu của từng xí nghiệp, từng công ty mà độ mịn có thê khác nhau, thường lấy khoảng <10𝐴0 . Trong quá trình nghiền cần chú ý đám bảo nhiệt độ tối đa trong khi nghiền là 500C được khống chế nhờ lớp vỏ áo làm nguội bằng nước.

Nguyên tắc hoạt động Nguyên liệu được đựng trong thùng chứa nguyên liệu đi qua vào bơm hai bánh răng, được bơm bánh răng đưa vào máy nghiền bi từ dưới lên nhờ đoạn ống dẫn và có van điều chỉnh lưu lượng trước cửa nhập liệu. Khi đi qua ống nhập liệu, nguyên liệu được đưa lên qua các ô bi nhờ áp lực bơm tại đây trục đang được quay với tốc độ cao nhờ truyền động trực tiếp từ động cơ. Tại đây nhờ các bi ma sát voi nhau và với thành thiết bị voi tốc độ cao.Nhờ sự ma sát đó làm cho các chất độn, chất phụ gia được nghiền mịn. Khi đi qua hết các vòng bi thì nguyên liệu đã đạt độ mịn theo yêu cầu thì sẽ được đưa ra khỏi máy nghiền qua ống xuất liệu, còn nếu cảm thấy sản phẩm chưa đạt yêu cầu thì sẽ được qua ống hồi lưu trở về thùng chứa nguyên liệu ban đầu và

quá trình lặp lại. Độ mịn của sản phẩm phụ thuộc vào tốc độ quay và thời gian lưu lại của nguyên liệu trong máy nghiền. Vật liệu nghiền Thông thường khi nghiền thô người ta hay sử dụng bi có đường kính từ 50 + 100 mm, còn khi nghiên tinh thì sử dụng bi có đường kính từ 15+ 50 mm. Yêu cầu là vừa phải chịu được tác động va đập với vật liệu nghiền và thành tang nghiền vừa phải chịu ma sát xuất hiện khi nó chuyển động tương đối trong bồn nghiền.

Làm mát Vật liệu làm mát có thể là không khí (dùng quạt gió tăng quá trình trao đổi nhiệt với không khi), chất lỏng như nước hoặc dầu hay dung dịch hóa học hoặc chất rắn. Các hệ thông làm mát: tùy trường hợp cụ thể ta có các hệ thông làm mát sau: - Làm mát tự nhiên bằng gió: đôi tượng làm mát được chế tạo có nhiều cách tỏa nhiệt và việc thoát nhiệt được thực hiện bằng gió tự nhiên. Hình thức này được thấy ở động cơ xe máy,ô tô, động cơ điện... - Làm mát cưỡng bức bằng gió: dùng quạt gió quạt vào đôi tượng làm mát. Làm mát bằng nước: xung quanh đối tượng làm mát ta chế tạo các khoảng trống và đưa nước tuần hoàn vào đó làm mát. Dùng hệ thống bơm: để bơm dầu bôi trơn đã làm lạnh vào các chi tiết cần làm mát. Một số lưu ý khi sử dụng: Trước khi nghiền Bình nghiền, các đường dẫn, các van phải được làm sạch. Hệ thống làm mát phải được kiểm tra chặt chẽ. Chạy thử máy không tải trước khi nghiền thử cả bơm và bộ phận nghiền chính. Trong quá trình nghiền

Thường xuyên kiểm tra hệ thống làm mát (tránh trường hợp mở van cấp nước mà không mở van xả nước). Các thố sơn (trước và sau máy nghiền) phải được che chắn cần thận (tránh hậu quả do hệ thống làm mát gặp sự cô). Các biện pháp an toàn trong quá trình nghiền Không nên đi ra khỏi khu vực máy khi máy đang hoạt động. Khi gặp sự cô phải tiến hành dừng ngay máy, trong trường hợp không dừng được thì phải nhanh chóng cắt cầu dao Không để sơn trong buồng nghiền khi chưa chạy hết, nếu do sự cô (mất điện,...) thì phải xả sơn và bi ra, tiến hành vệ sinh buông nghiền Thường xuyên vệ sinh các van, bơm sơn, hệ thống đường ống dẫn sau khi làm. Kiểm tra nguồn nước làm lạnh, áp suât bơm, đai siêt ống dẫn... Thông tin sơ lược về các loại máy nghiền sử dụng trong xưởng sơn: a) Thông số kỹ thuật máy nghiền bi đứng SM6:

- Công suất motor chính dẫn động trục nghiền: 7,5HP - 3 pha, n = 1450 vòng/phút - Sản xuất tại Nhật. - Bơm nạp liệu: Gear Pump mới 100% được dẫn động bằng motor biến tốc, công suất motor 01HP - 3 pha, tốc độ điều chỉnh vô cấp từ 10 - 20 vòng/phút. - Dung tích bi chứa trong thung nghiền 4,5 - 5 lít - Ruột thùng nghiền bằng thép cứng mạ bề mặt làm việc bằng Crom cứng chống mài mòn. - Đĩa nghiền bằng gang đúc hợp kim Crom - niken chịu mài mòn. - Độ mịn của Paste sau khi nghiền: <15 micon. - Có hệ thống nước vào ra làm mát ruột thùng nghiền. - Tủ điện điều khiển đi kèm

b) Thông số kỹ thuật máy nghiền bi nằm ngang ……………

Sự cố và cách khắc phục.

More Documents from "duong"

Thuc-tap-1.docx
December 2019 22
Dt Thi Nghiem Chxd2 - 2009
December 2019 12
December 2019 19
Bao-cao-thuc-tap.docx
December 2019 26
Cauchuyennho
November 2019 4