Ob (2)

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Ob (2) as PDF for free.

More details

  • Words: 11,445
  • Pages: 24
Dữ kiện : - Tôi nghe người ở Delaware trực tiếp nói với tôi. - Dịp khác, tôi tình cờ nghe B cằn nhằn tương đối mãnh liệt với O cũng về chuyện này (có lẽ tiếng đồn đến tai). - Tôi từng chứng kiến O&B thường khoe khoang, một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, với cộng dồng người VN về thành tựu của con cái. - O nói với cộng đồng người VN ở Delaware "Phải làm vậy mới được" (khi họ tỏ ý khâm phục đặc tính chăm chỉ học hành của mấy đứa con) với mụch đích tạo ra ấn tượng cho người nghe rằng đó là kết quả của kỷ luật O đề ra, trong khi sự thật theo sự quan sát của tôi, và nhất là trong trường hợp của tôi, bản tánh học hành chăm chỉ từ nhỏ đến lớn xuât phác từ sự tự giác, ý thức, kỷ luật cá nhân chứ không nhờ vào sự đốc thúc của ai cả. - O khéo léo tự tâng bốc mình bằng cách phát biểu với dượng Đạt "Có con thông minh làm người ta cho rằng mình cũng thôntg minh". Sự tính toán nhưng lại đột xuất và không đúng lúc của lời phát biểu làm ai cũng chưng hửng ngạc nhiên. - B tỏ vẻ hãnh diện cực độ khi chụp hình với tôi đội áo, mũ, bằng khen và huy chương vào ngày tốt nghiệp trung học phổ thông. Mặc dù tôi biết cha mẹ hãnh diện về con cái là chuyện thường, nhưng tôi còn nhớ cảm giác ngạc nhiên, thậm chí đến mức độ sững sờ, của tôi ngay từ lúc ấy (chứ không phải chỉ là cảm nhận gần đây) khi mục kích cường độ của sự hãnh diện nhất thời lúc ấy (5-10 phút khi chụp hình), sự ân cần, nồng nhiệt bất thình lình, tương phản nhiều với thái độ không hề mảy may quan tâm đến quá trình cũng như kết quả học tập của tôi từ trước đây đến lúc ấy cũng như sau này. Theo tôi được biết, B gửi bức hình này đến nhiều người. - O&B bày tỏ sự bất bình, đay nghiến cực độ khi tôi không muốn O&B khoe khoang về tôi với người khác. Mãi sau này dì Thu cho tôi biết B cũng cho dì Thu biết rằng B rất cay đắng và hậm hực về chuyện kể trên, cho thấy O&B giữ ác cảm một cách vô cùng mãnh liệt về sự kiện này, chứng tỏ rằng sự khoe khoang và hãnh diện (ít nhất là về thành quẩ của con cái) đối với O&B rất ư là quan trọng, có thể nói là nó đóng một vai trò tưởng như không thể thiếu được trong cuộc sống của O&B. - Một cách vô cùng hảnh diện, B khoe với nhiều người trong cộng đồng VN ở Delaware cũng như với gia đình dì Quyên (có mặt tôi ở đó) rằng tôi và Huy được cân nhắc kiểm duyệt cho 125 học bổng để dự University of Delaware (sự thật là những học bổng ấy căn cứ vào hoàn cảnh tài chánh của gia đình chứ không phải căn cứ vào năng lực học).

- Khi News-journal đăng bài báo về gia đình O&B là di dân gương mẫu căn cứ vào thành tích học tập của mấy đứa con, O&B lập tức khoe với mọi người, một cách trực tiếp và gián tiếp đồng thời tỏ ra hãnh diện vô cùng tưởng chừng như đó là lý do sống không thể thiếu được đối với O&B. - O biểu hiện thái độ hồ hởi tột đỉnh khi được đóng vai trò lãnh đạo trong ban tổ chức trại hè Về Nguồn (trong thời gian cắt $ viện trợ khi tôi đang học y khoa) và cứ mỗi năm một thời gian sau đó lại hồi hộp mong ngóng đến dịp tham dự. - O&B xích mích gây cấn với gia đình dì Quyên vì O muốn có vai trò trong ban tổ chức Tết, xác định địa điểm tổ chức ở tiểu bang Delaware (cũng trong thời gian bỏ xó đứa con với hoàn cảnh điêu đứng). - O thoái từ trách nhiệm trong ban tổ chức Tết cho cộng đồng người Vietnam ở Delaware sau khi tôi trở về (anh Quốc Anh chuyển lời từ B) và nhiều người bắt đầu biết sự thật về cách đối xử của O&B với tôi (mặc dù trong thời gian hoạt động nổ lực cho cộng đồng và tự cho mình rằng biểu tượng của tình thương, O không ngần ngại bỏ xó đứa con lúc gian nan không kế sinh nhai trong suốt thời gian 9 tháng- B được biết hoàn cảnh của tôi qua anh Quốc Anh và Khanh, con của dì Thu, thường xuyên tiếp xúc với tôi trong thời gian ấy mặc dù sau này O&B chối nói rằng không biết, cũng như đã và đang nói dối trong vô vàn chuyện khác). - Dưới sự chứng kiến của tôi, B đi ngang qua mặt tôi như không có ở đó và một cách rõ rệt, hồ hởi khoe với anh Quốc Anh về bạn trai của Quế "Nó từ Harvard đó Quốc Anh", tỏ thái độ vô cùng đắc ý, hãnh diện trong khi đối xử với tôi thờ ơ lãnh đạm sau khi tôi trở về, trốn tránh trách nhiệm và cảm nghĩ tội lỗi (guilty feelings). Tôi chứng kiến nét mặt chưng hửng của anh Quốc Anh lúc ấy. - Khi tôi hỏi tại sao B trốn tránh tôi sau khi tôi trở về, mặc dù chính B là người chuyển lời qua anh Quốc Anh kêu gọi tôi về, B trả lời rằng gặp mặt tôi B cảm thấy ấy nấy ) => phản ứng mâu thuẩn với, theo tâm lý học, tinh thần bệnh hoạn không lành mạnh. Kết luận : - Tôi không có lý do gì để mà a) không tin giác quan của chính bản thân mình, hoặc b) không tin sự phát biểu với thái độ bàng quang.của một người nào đó không có lý do hoặc quyền lợi gì để mà nói dối về điều này. Mặt khác, phủ nhận a) và b) để tin O lại càng khó hơn vì lý do đơn giản là c) trong quá khứ O đã nhiều lần nói dối, biện luận và lừa gạt tôi. d)Trong bức thư tôi viết vừa qua nêu một số ví dụ tiêu biểu đã xảy ra mà O&B đã xuyên tạc, biện luận, vu khống về tôi, hay mê hoặc chính mình. Một cách chọn lọc, O chỉ minh biện, phủ nhận cho những sự kiện dính líu với nhân chứng ngoài họ hàng (Chị Mỹ và một người Việt ở Delaware) còn những nhân chứng trong họ hàng O không hề đá động đến. Lý do? Có phải vì O nghĩ rằng nhân chứng ngoài họ hàng sẽ khó tìm và xác nhận hơn? => rất thủ đoạn và tinh vi nhưng người đọc nào chỉ cần biết phân tích một chút ít càng thấy rõ bề trái của O&B.

Dữ kiện : a) Khi đàm thoại đối diện với O&B, tôi gọi bằng 'ba', 'má' chứ chưa bao giờ gọi 'ông', 'bà' và xưng bằng 'tôi' (mặc dù lúc trước trong thư viết tiếng Anh, tôi gọi O&B bằng ‘Mr. và Mrs. Nguyen’). b) O&B là cách xưng hô bình thường trong ngôi thứ 2 khi đàm thoại hoặc viết thư. Mr/Mrs là cách xưng hô lịch sự bình thường bên đây cũng như tại những quốc gia sử dụng Anh ngữ. c) Sau này tôi viết 'O&B' khi gửi thư viết tiếng Việt trực tiếp cho O&B một khi nhận xét cách đối xử của O&B không còn mang tính chất gì có thể gọi là từ bậc cha&mẹ. Kết luận : O&B lại nói dối và biện luận thứ 1.000.001. Xin hỏi lổ mũi O&B đã dài đến mức nào? O&B không xấu hổ với lương tâm hay sao mà cứ tiếp tục nối dối như thế này sau hơn 20 năm trường? Nếu để trốn tránh trách nhiệm đối với những hành động không đúng trong quá khứ, và mặt khác để giữ thể diện với người ta, O&B nối dối, biện luận, vu khống lại càng đi sâu thêm vào con đường tội lỗi sai lầm mà thôi. Hành động của O&B biểu hiện sự thiếu nhân cách và lòng kém tự trọng ngay cả nếu xuất phát từ lứa tuổi nhỏ hơn. Tôi chỉ phản ứng theo những gì O&B biểu hiện, chứ không phải ngược lại. O&B có thể xuyên tạc tùy ý như O&B đã làm từ bấy lâu nay, nhưng tôi tin rằng cuối cùng chân lý sẽ khải hoàng và mọi người sẽ biết sự thật.

Sự tích người gỗ Pinocchio mỗi lần nói dối lổ mũi lại dài thêm 1 phân. Như tôi đã giải thích, tôi không gọi O/B theo ngôi vị vì cách đối xử, hành động của O/B không tương ứng với ngôi vị ấy. Đơn giản chỉ có thế. Không chỉ người lớn tuổi hơn, ai đối xử có nhân cách căn bản tối thiểu, từ trong họ hàng cũng như người dưng, tôi đều kính trọng. Điều này O/B cũng biết qua những người đã tiếp xúc với tôi. "Khi người dưới nói với người trên những lời xấu xa thô lỗ thi người ta cũng nói người đó hỗn". O viết như thế với ý định gì? Ám chỉ hành động của tôi trong quá khứ? Nếu vậy, O có thể dẫn chứng chi tiết? Tôi đã nói những gì “xấu xa thô lỗ” và nói với “người trên” là ai? Nếu chỉ vì gọi "Ông"/"Bà" thay vì "cha"/"mẹ" là những lời “xấu xa thô lỗ”, O không nhận thấy phán xét như thế quả thật là không đúng và quá đáng? Hay thực tế là O nhận thấy như thế nhưng vẫn phát biểu điều mà chính O cũng biết không đúng sự thật cho bầng được theo “nghệ thuật gây gỗ” O&B đã từng thực hiện hay với mụch đích xuyên tạc, vu khống như vô số những lần khác mà O&B đã bày tỏ quá nhiều kinh nghiệm trong suốt thời gian qua? Xét lại, chẳng lẽ O không thấy sự biện luận của O lần này rất yếu và khó tin? Giả sử những gì O biện luận là sự thật, O&B sẵn sàng đối xử một cách thiếu tình thương, thiếu trách nhiệm, thiếu nhân đạo, thiếu luân lý và nhân cách (nói dối, xuyên tạc, biện luận, vu khống và tiếp tục như thế) đối với đứa con đến độ hậu quả đem lại sự sụp đổ con đường công danh sự nghiệp, hao tổn thời gian, tiền bạc vô số kể, đình trệ hôn nhân, nợ nần học phí chồng chất cũng như ảnh hưởng biết bao khía cạnh khác trong cuộc sống của nó về tinh thần lẫn vật chất, nguyên nhân tại sao? Chỉ vì cách xưng hô 'O&B'? Giả sử như lời biện luận ấy của O&B là sự thật, cách đối xử như vậy không phải là quá đáng lắm sao? Đã biện luận rồi mà tình huống vẫn không thấy chánh đáng như thế, huống hồ chi là sự thật?

Tôi nghĩ một trong những điều đáng buồn là O&B có cơ hội được sống ở một nước văn minh nhưng lại không chịu mở mang tiếp thu những điều hay lẽ phải, những tinh hoa của môi trường tiến bộ mà chỉ muốn sống trong ảo tưởng, chỉ quay quần với những người Việt thụ động nói xuôi, trong hoặc ngoài họ hàng, tâng bốc hoặc không dám cho biết ý kiến thành thực, vì thành kiến hoặc quyền lợi cá nhân (hoặc cả hai), đề thỏa mãn cái ngã và thói quen không lành mạnh của O&B. Từ ngày đặt chân lên USA đến nay, tôi chưa hề nghe, thấy, đọc, hay xem sự việc nào tương tự trong đó cha mẹ mà lại đối xử với đứa con như thế. Dĩ nhiên là càng hiếm hơn nữa trong trường hợp cha & mẹ không phải là thất học. Dĩ nhiên là càng hiếm hơn nữa trong trường hợp đứa con lại đang học chương trình y khoa vất vả. Tôi nghĩ O&B biết những gì O&B làm là sai ngay cả đối với tiêu chuẩn Vietnam nên O&B mới phải đặt điều biện luận nói dối với người Vietnam, trong và ngoài họ hàng. http://www.unification.net/ws/theme062.htm Đạo Khổng: Confucius said, "I do not see what use a man can be put to, whose word cannot be trusted. How can a wagon be made to go if it has no yoke-bar, or a carriage if it has no collar-bar?" 14. Confucianism. Analects 2.22 Confucius said, "I do not see what use a man can be put to, whose word cannot be trusted. How can a wagon be made to go if it has no yoke-bar? ..." Tạm dịch: Đức Khổng nói :"Tôi không thấy một người có lợi ích gì nếu lời nói của người ấy không tin được. Làm sao chiếc xe kéo có thể được nếu nó không có cần cổ (để súc vật kéo)? …" Đạo Lão: Do not assert with your mouth what your heart denies. 2. Taoism. Tract of the Quiet Way Tạm dịch: Không nên xác nhận với cái miệng những điều mà trái tim từ chối (biết là sai). Đạo Do Thái:

No man should talk one way with his lips and think another way in his heart. 3. Judaism. Talmud, Baba Metzia 49 Tạm dịch: Không có người nào nên nói một đằng với đôi môi và suy nghĩ một nẽo trong trái tim.

Đạo Hồi: O you who believe, wherefore do you say what you do not? Very hateful is it to God, that you say what you do not. 5. Islam. Qur'an 61.2-3 Tạm dịch: Hỡi tín đồ, tại sao bạn nói những điều bạn không tin? Rất phạm thượng đối với Đấng Ơn Trên, bạn nói những điều bạn không tin (biét là sai)

Đạo Phật: A liar lies to himself as well as to the gods. Lying is the origin of all evils; it leads to rebirth in the miserable planes of existence, to breach of the pure precepts, and to corruption of the body. 16. Buddhism. Maharatnakuta Sutra 27, Bodhisattva Surata's Discourse Tạm dịch: Kẻ nói dối nói dối với bản thân cũng như nói dối với những Đấng Thiên Linh. Nói dối là nguồn gốc của tất cả sự xấu xa; nó đưa đến đầu thai vào hoàn cảnh khổ cực, phạm giới và hủy hoại cơ thể. O&B thấy đó, hầu như đạo nào trên thé gian này cũng răn bảo khuyến khích sự thật thà và cảnh cáo lời nói dối cũng như sự dối trá. Điều căn bản này từ đứa trẻ nào ở xã hội nào cũng biết. Tôi nghĩ rằng O&B biết là sai những vần làm vì http://www.thuvienhoasen.org/u-thapthien.htm Trích một đoạn:

4. Không nói dối

Không nói dối là nghĩ thế nào nói thế ấy, trong lòng và lời nói không trái nhau, việc phải thì nói phải, việc quấy thì nói quấy, việc có thì nói có, chuyện không thì nói không. Có người cho rằng nói dối để lừa phỉnh chơi, thì không hại gì. Thật ra, sự nói dối ấy vẫn có hại, vì nó làm cho ta quen với thói xấu ấy, và làm cho người chung quanh không tin ở lời nói của ta nữa, dù đôi khi ta nói thật. Nói dối vì sợ hãi, khiếp nhược, lại càng nên tránh, vì nó làm cho ta quen tánh che giấu tội lỗi, và không chịu sửa chữa. Nói dối để thu lợi hay khoe khoang, lại càng nặng tội. Nhà buôn nói dối rất dễ ế hàng; và nhất là kẻ học Đạo, nếu nói dối rằng mình đã chứng quả Thánh, hay đắc đạo để cho người kính phục, sùng bái mình, thì sẽ mắc tội đại vọng ngữ, bị đọa vào ba đường ác. Nói dối, chỉ trong trường hợp để cứu khổ độ nguy cho người và vật mới không phạm tội. Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không nói dối mà lại nói lời ngay thật, thì được những điều lợi ích như sau: a) Miệng thường thơm sạch b) Thế gian và nhânm, thiên đều kính yêu c) Lời nói không lầm lộn và vui vẻ d) Trí tuệ thù thắng, không ai hơn đ) Được hưởng lạc thú như ý nghuyện và ba nghiệp đều sạch.

5. Không nói thêu dệt Không nói thuê dệt, nghĩa là không trau chuốt lời nói, không thuê hoa, dệt gấm, không ngọt ngào đường mật, để lung lạc lòng dạ của người, để quyến rũ làm những điều sái quấy. Những kẻ nói lời thuê dệt là những kẻ có lòng dạ bất chính, lợi dụng lòng dễ tin của người để trục lợi. Những người nầy thường bị người đời chê cười, khinh rẻ và tránh xa, để khỏi bị tổn hại tài sản, danh giá và tánh mạng nữa. Theo kinh Tập Thiện Nghiệp đạo, người không nói lời thuê dệt sẽ được ba điều lợi ích: a) Được người trí thức yêu mến. b) Hay đáp được những câu hỏi khó khăn. c) Được làm người có uy đức, cao quý trong cõi nhân thiên.

6. Không nói lưỡi hai chiều Không nói lưỡi hai chiều, hay nói hai lưỡi, nghĩa là không đến bên nầy nói xấu bên kia, không đến bên kia nói xấu bên này; không đem chuyện người nầy ra dèm pha, mà cũng không khuê chuyện người nọ ra nhạo báng; không làm cho đôi bên san hận đấu tranh, cũng không đứng trung gian gây ác cảm cho hai đàng thù oán. Tóm lại, người không nói hai lưỡi là người không có ác tâm, không dùng lời trái ngược để làm cho những kẻ thân thành thù, gần thành xa. Người không nói hai lưỡi, không khi nào có chuyện lôi thôi với bà con, và cũng không có việc phiền muộn với hàng xóm, nên được thân bằng quyến thuộc, kẻ xa người gần kính mến. Người không nói hai lưỡi mà còn nói những lời êm ái hòa thuận, làm cho bạn bè thêm kính trọng nhau, bà con thêm tin yêu nhau, khiến cho ai ai cũng vui vẻ bằng lòng nhau. Những người ấy đi đến đâu cũng được tiếp đãi tử tế, gặp việc gì khó cũng dàn xếp được dẽ dàng. Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không nói hai lưỡi, sẽ được những điều lợi ích sau đây: a) Bà con, dòng họ được luôn luôn sum họp b) Tình bằng hữu của thiện tri thức được vững bền bất hoại c) Đức tin bất hoại d) Pháp hạnh bất hoại

7. Không nói lời hung ác Không nói hung ác là không nói những lời hung dữ ác độc, cộc cằn, thô tục làm cho người nghe khó chịu; không mắng nhiếc làm cho người nghe hổ thẹn, tủi đau v.v... Người không nói lời hung ác, chẳng hề bươi móc việc không hay của ai, mà trái lại, ưa bày những điều tốt đẹp của kẻ khác. Lời lẽ của họ thốt ra dịu dàng, thanh nhã, hiền hậu, toàn là lời đạo đức, từ bi, lợi lạc cho tất cả chúng sinh, ai nghe cũng hân hoan, kính trọng. Theo kinh Thập Thiện Nghiệp đạo, người không nói lời hung ác mà lại nói lời ôn hòa, được những công đức như sau: a) Nói lời nào cũng khôn khéo đúng lý và lợi ích b) Nói điều gì, ai cũng nghe theo và tin cậy c) Nói ra lời nào cũng không ai chỉ trích mà còn được mến yêu.



Dữ kiện : a) Không có hội đồng y-khoa nào cho học lại mà không có lý do chánh đáng, nhất là 3 lần. b) Lần sau cùng hội đồng nhận xét rằng tôi có khả năng học vấn, nhưng gặp trở ngại về phương diện khác (nhưng không chỉ định là phương diện gì), nên mới cho ân huệ re-apply sau một năm. c) Trong thời gian ấy tôi phấn đấu làm mọi cách để thoả mãn phương diện mà đã ảnh hưởng đến con đường học vấn của tôi trong thời gian qua, điển hình là cách đối xử không tốt từ O&B. Để khắc phục điều này một cách thực tế và nhất là để có tài liệu hay một chứng minh cụ thể nào đó với hội đồng, tôi mới liên lạc với O&B cùng gặp Mrs. Hellen Rudnick- bà counselor ở Jewish Community Center ở Wilmington, DE- để hy vọng bắt đầu hàn gắn, vun xới lại mối liện hệ rạn nứt từ bấy lâu nay. http://www.siegeljcc.org/index.php?submenu=AboutUs&src=gendocs&ref=Directions&c ategory=AboutUs d) Bức đầu tiên bắt đầu sự hằn gắn là mở cuộc đàm thoại trung thực. Muốn đàm thoại trung thực thì phải nhận xét trung thực. Chỉ là điều kiện tối thiểu mà thôi. Tôi muốn O&B nhận xét trung thực về cách đối xử của O&B đối với tôi qua những lời nói và hành động khắc nghiệt trong quá khứ là không đúng. Nếu O&B cho cách đối xử như thế là không đúng, đó là lời xin lỗi. By definition, an apology is an acknowledgment of mistake/wrong doing [Theo định nghĩa, lời xin lỗi là sự công nhận sai lầm- Điều này tôi cũng đã giải thích với O&B lúc ấy dưới sự hiện diện của Mrs. Rudnick]. Thế thôi. Tôi đề nghị như thế không phải vì muốn hạ nhục ai hoặc thỏa mãn tự ái của ai cả. e) Muốn có kết quả trung thực thì quá trình phải trung thực, từ nội dung đến hình thức. Về phương diện gia đình, làm sao có thể hàn gắn được nếu B cứ cương quyết rằng B đã không có làm gì sai cả (như B đã viết trong thư) hay O nói rằng nếu sự việc xảy ra lần nữa O cũng chẳng thay đổi cách đối xử của O (như O đã tuyên bố với tôi ờ dưới basement khi không có mặt người khác 2 năm sau đó)? f) Về phương diện học tập/nghề nghiệp, làm sao tôi có thể trình bày với hội đồng một cách mạnh mẽ rằng O&B và tôi đã hàn gắn thực sự nếu sự hàn gắn đó không

g)

h) i) j) k)

phải là sự thật và O&B không chịu nhìn nhận rằng O&B đã đối xử với tôi không đúng? Làm sao Mrs. Rudnick có thể viết bài tường trình kết quả tốt nếu những gì bà ta viết không phản ảnh sự tiến tiến triển (vì ngay cả giai đoạn đầu cũng chưa vượt qua được) Sau khi Mrs. Rudnick cho O&B thời gian 1-2 tuần để suy nghĩ, O&B quyết định không chịu xin lỗi, và nói rằng nếu O&B xin lỗi, tôi cũng phải xin lỗi O&B. Tôi hỏi O&B có thể cho tôi biết chi tiết lỗi của tôi là gì, O&B không trả lới. O lập đi lập lại phrase "insolent child [con mất dậy]" với Mrs. Rudnick. Sự hàn gắn chỉ có thể xảy ra nếu những yếu tố gây ra sự rạn nứt bị trừ khử hoặc khống chế. Những yếu tố đó là sự thiếu tình thương, thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức, thiếu nhân cách một cách tuyệt đối và- hơn thế nữa, sự chênh lệch sâu sắc của những yếu tố ấy với tự ái, cái "tôi", cái "ngã", một cách tương đối. O&B không chịu làm g) cũng vì O&B vẫn còn mang những đặc tính trong i) nên theo h), đã không thể nào tiến triễn được hoặc đem lại kết quả như ý muốn. Tôi đã phải lái xe đi rất xa (6hr) mỗi lần họp mặt như thế. Tôi tìm hiểu và chọn Jewish Community Center ở Delaware để thuận lợi cho O&B.

Kết luận : a) O&B không chịu thực hiện điều cần thiết để tiến hành, mặc dù O&B biết rằng điều này giúp tôi có triển vọng trở lại học y khoa => thiếu tình thương và trách nhiệm. b) O&B không chịu xin lỗi mặc dù biết rằng mình có lỗi (biết mình làm sai, có lỗi nên mới phải cứ luôn xuyên tạc, nói dối với người khác) => tự ái, cái "tôi", cái "ngã" cao hơn tình thương và trách nhiệm (nếu có). Mặc dù O&B từ chối không muốn tham dự vào quá trình hàn gắn, nhờ sự trình bày của Mrs. Rudnick và sự ủng hộ triệt để của Dr. Thomas Butler- người thầy cố vấn, hội đồng phán xét cho tôi trở lại học. Dr. Butler đã viết một lá thư rất dài, trút đầy tâm huyết, cho hội đồng nhằm mụch đích nâng đở hoàn cảnh của tôi lúc ấy (cũng như sau này cho lần cuối cùng). Trong quá trình giúp đở tôi, ông ta hy sinh chẳng những thời gian mà còn uy tín (vì khi nếu sự việc không thành công, uy tín củ ông ta bị sụt giảm dưới mắt hội đồng và đồng nghiệp). Tôi không tránh khỏi và vẫn còn nhớ cảm giác so sánh tự nhiên lúc ấy. Người ngoài vì đạo đức, trách nhiệm, lẻ phải mà muốn giúp đỡ và muốn tôi thành công. Ngược lại, người trong gia đình nhưng vì tự ái, thiếu tình thương, trách nhiệm nên không muốn giúp đỡ và không muốn tôi thành công. Mrs. Rudnick cũng rất ngạc nhiên qua cách đối xử của O&B, nhất là người đạo Do Thái (Jewish), mối liên hệ và tình cảm gia đình đối với họ lại càng quan trọng hơn so với người Mỹ nói chung. Tôi trở lại học chương trình y khoa năm thứ III vô cùng vất vả chưa được bao lâu, O&B cắt $ viện trợ ($230-$300 một tháng) đến 9 tháng (mặc dù sau này B phản ứng nhanh

chóng chối truớc khi mở checkbook kiểm tra rồi sau đó công nhận). Hậu quả thế nào O&B cũng đã rõ ... Dữ kiện : a) B cho tôi biết B có mua tặng Mrs. Rudnick bó hoa vào dịp lễ nào đó sau đó b) Khi ai (trong và ngoài họ hàng) biết sự thật một phần nào đó về những chuyện đã xảy ra và cách đối xử của O&B đối với tôi, B tức tốc gọi điện thoại phân bua, xuyên tạc, vu khống, biện luận với người khác rất lâu, hơn 1-2 tiếng đồng hồ. Hành động này xày ra rất nhiều lần. Kết luận : - B lo bảo vệ thể diện, bề ngoài, sợ người khác nghĩ không tốt về mình mặc dù điều đó là sự thật. - B dùng năng lượng, thời gian không làm điều đúng mà để che đậy điều sai. - Hành động xảy ra nhiều lần ở thời điểm khắc nhau => biết sai mà vẫn cứ làm (để rồi khi không ai biết chuyện thì thôi, nhưng nếu người ta biết chuyện thì xuyên tạc, biện luận cho mình, vu khống nạn nhân) => sự thiếu công lý, thiếu đạo đức, thủ đoạn. Dữ kiện : c) B nhờ người khác chuyển lời kêu gọi tôi về lần I nhưng không chịu nhận là B đã làm gì sai cả. d) Khi tôi chuyển lời lại rằng như thế không chấp nhận được, gần 1 năm sau B nhờ người khác chuyển lời kêu gọi tôi về lần II chịu nhận là B đã làm sai. e) Sau khi tôi trở về, B lại khằng định rằng B đã không có làm gì sai trong một lần trao đổi với tôi (mâu thuẫn với những gì B nhờ người khác chuyển lời đến tôi lần II). Tôi nghe thế thu dọn hành lý để ra đi lần nữa. Chỉ lúc ấy B mới lại chấp nhận rằng B đã làm sai nhưng lại bắt tôi không được nói với ai rằng B đã thú nhận như thế. Kết luận : - Tự ái, cái "tôi", cái "ngã", sân si bao la, mênh mông vô vàn, tương phản mãnh liệt với ... - Tình thương con kém cõi, yếu ớt. - Rất hiếm thay ! Dữ kiện : f) Khi tôi về được vài ngày B đã bắt đầu cố ý tránh mặt. Tôi hỏi lý do, B đáp rằng gặp mặt tôi làm B áy náy, đau lòng. g) Vài tuần sau, sự kiện bài báo ... (đã trình bày nhiều lần]

h) Tôi chứng kiến sự ngạc nhiên của bà ngoại và những người khác khi biết rằng B đã nhờ người chuyển lời kêu gọi tôi về. B muốn mọi người hiểu rằng tôi trở về vì cần sự giúp đỡ nào đó của O&B, chứ không phải sự thật là hảo ý "từ bi hỉ xả" của tôi sau khi nhận được lời chuyển của B từ anh Quốc Anh nên B nếu đã không xuyên tạc thì cũng không kể sự thật với người khác i) “

” “ … “ Dữ kiện : a) Chị Mỹ, cũng như bao người bàng quang khác, không có lý do gì tự nhiên bất thình lình lại đặt điều xuyên tạc nói hoang như thế. Hơn nữa, nếu có xuyên tạc ắt hẳn là có khuynh hướng nói tốt về O&B mà thôi vì chị Mỹ thường xuyên giao thiệp với O&B (mặc dù B nói dối với bà ngoại rằng không biết chị Mỹ là ai để bà ngoại lại quát nạt tôi là người đặt điều nói dối trong khi chính O&B là người đặt điều lấp liếm, nói dối trắng trợn) và theo thói quen và thành kiến người Vietnam ngưỡng mộ giai cấp trong xã hội. b) B học nội trú chung trường với dì Ngọc Hương là chị ruột của chồng chị Mỹ và ngay sau khi qua USA có lái xe đi từ Delaware lên Virginia gặp mặt chơi. Chuyện này tôi chứng kiến vì tôi có tham dự trong chuyến đi này. Chẵng những thế … c) Chị Mỹ cho tôi biết rằng hầu như mỗi năm, O&B đều lái xe xuống xem hoa anh đào ở Washington DC (Hoa Thịnh Đốn) cùng với vợ chồng anh chị ấy. d) Vào ngày lễ Tạ Ơn (2004), Chị Mỹ cho tôi xem phim video vợ chồng chị ấy cùng với O&B đi Trung Quốc (2003). Chị Mỹ có lẽ thấy tôi lẻ loi không có gia đình sum họp như mọi gia đình khác theo truyền thống ngày lễ, nên mời tôi về nhà ăn tối với gia đình chị ấy. e) Khi tôi về thăm bà ngoại (2004) kể chuyện O&B đặt điều nói dối về tôi như thế, bà ngoại lập tức thậm tệ mắng tôi là đặt điều nói láo trong khi sự thật kẻ đặt điều nói láo

trắng trợn như thế không phải là tôi) bênh vực O&B như thường lệ và nói rằng B nói với bà ngoại rằng O&B không hề biết chị Mỹ là ai cả. f) Kinh nghiệm của tôi cho thấy giác quan của tôi chưa lầm lẫn đến nỗi không biết mình nghe gì hoặc thấy gì. Ít nhất là tôi chưa đến mức tuổi mà những hiện tương đó có thể xảy ra. Mặt khác ... g) Kinh nghiệm của tôi cho thấy O&B đã nói dối với tôi và với người khác vô số lần trong quá khứ (và hiện tại những gì O viết trong lá thư O gửi đây. Xin hỏi có cần bằng chứng nào hiền nhiên hơn thế nữa không?). Kết luận : - O&B đặt điều xuyên tạc nói dối với chị Mỹ cũng như với bao nhiêu người khác để che đậy cho những hành động sai lầm của mình và bây giờ cũng như bao lần khác khi phải đương đầu với những lời xuyên tạc ấy thì lại theo thói quen thuần túy khả uý một lần nửa lại chối phăng phác, biện luận thêm vào với những lời nói dối trắng trợn, cứ thế những lời nói dối chồng chất lên nhau, hết lớp này đến lớp khác, biện luận cho lời nói dối và nói dối cho lời biện luận, tạo nên một cái vòng lẩn quẩn triền miên, đi sâu vào con đường sai lầm tội lỗi. - Oái oăm là mặc dù O&B biết là sai mà vẫn cứ làm vì O&B đã có chủ trương đối phó bằng những lời nói dối, xuyên tạc, biện luận, vu khống một khi bị chất vấn, phát giác hoặc phát hiện. Có khi nào O&B tự hỏi rằng nếu ai cũng chủ trương như O&B thì thế gian này sẽ ra gì nữa? - Trong bức thư tôi viết vừa qua nêu một số ví dụ tiêu biểu đã xảy ra mà O&B đã xuyên tạc, biện luận, vu khống về tôi, hay mê hoặc chính mình. Một cách chọn lọc, O chỉ minh biện, phủ nhận cho những sự kiện dính líu với nhân chứng ngoài họ hàng (Chị Mỹ và một người Việt ở Delaware) còn những nhân chứng trong họ hàng O không hề đá động đến. Lý do? Có phải vì O nghĩ rằng nhân chứng ngoài họ hàng sẽ khó tìm và xác nhận hơn? => rất thủ đoạn và tinh vi nhưng người đọc nào chỉ cần biết phân tích một chút ít càng thấy rõ bề trái của O&B. Dữ kiện : a) Kết quả quá trình thực tập ở bệnh viện (năm thứ 3 chhương trình y khoa), kết thúc sau khi bị O&B cắt viện trợ tài chánh. Kết quả tương đối tốt (giỏi và xuất sắc) này O&B chẳng những đã không muốn biết đến mà còn càng không muốn xác nhận vì nó phản ành sự thật phũ phàng và tương phản với những lời ngụy biện của O&B từ bấy lâu nay với mọi người. Hành động này của O&B cũng song song với những gì tôi biết về O&B trong suốt thời gian tôi biết O&B: Chuyện học hành, an ninh, hạnh phúc, công danh sự nghiệp của tôi không hề là vấn đề quan tâm của O&B, trừ khi O&B được hãnh diện khoe khoang với người khác.

High Honors (Giỏi) = top %15 Above Expected Competence (Xuất sắc) = top %30 Expected Competence (Trung bình) = %60 http://www.jefferson.edu/jmc/students/SHB2006.pdf http://www.angelfire.com/pa/Med/images/fammed1.gif http://www.angelfire.com/pa/Med/images/fammed12.gif http://www.angelfire.com/pa/Med/images/med1.gif http://www.angelfire.com/pa/Med/images/med2.gif http://www.angelfire.com/pa/Med/images/med3.gif http://www.angelfire.com/pa/Med/images/med4.gif http://www.angelfire.com/pa/Med/images/med5.gif http://www.angelfire.com/pa/Med/images/med6.gif http://www.angelfire.com/pa/Med/images/ophtho.gif http://www.angelfire.com/pa/Med/images/ent.gif http://www.angelfire.com/pa/Med/images/neuro.gif

Dữ kiện : a) O đuổi tôi ra khỏi nhà năm 1986, chỉ mới 3 năm sau khi qua USA. Lý do: tôi muốn sử dụng số $ của tôi đi làm (bỏ báo, nhà hàng) để giành được bấy lâu để mua chiếc xe không nhất thiết là xe mới nhưng tốt hơn, an toàn hơn thay vì dùng số $ ấy để sửa xe lần nữa vì chiếc xe cũ đã đến tuổi của nó cứ hư liên miên hết bộ phận này đến bộ phận khác, tốn $ sửa đã rất nhiều vô ích. Cứ bỏ $ sửa nửa thì thật là thiếu tính toán và không có lý. $ sửa bấy lâu cũng là $ của tôi đi làm để giành mà có. Vì công sức tôi làm ra số $ ấy và số $ có giới hạn, tôi muốn sử dụng nó một cách hữu hiệu nhất. Mặc cho tôi giải thích, O cứ nằng nặc muốn tôi làm theo ý của O mà không hề cung cấp lý do nào cả, chánh đáng hay không chánh đáng. Tôi nói O muốn như thế là không có lý. O bất chợt nổi giận to tiếng đuồi tôi ra khỏi nhà, chấn động hàng xóm lúc ấy (vì đang ngồi ngoài nhà- Stone Throw Condominium). Khi tôi bước vào trong nhà, O ép tôi vào phòng nhỏ có bàn thờ Phật. O

đứng trước cửa chặn lại, đàm thoại trao đổi với B dùng ngôn ngữ miệt thị tôi như không có mặt tôi ở đó. b) O đuổi tôi ra khỏi nhà năm 1990 khi tôi và Quế đang có xích mích chuyện gì đó. Điều O&B thường xuyên bất chấp phải trái, bênh vực con gái và cũng là con út cũng dễ hiểu và tuy rằng không đúng nhưng có thể hình dung được. Điều khó hình dung được là cũng vì thế, chuyện nhỏ nhen không mảy may khiêu khích, liên hệ gì đến O, mà đuổi tôi ra khỏi nhà. Đã thế, O lại không chút ngần ngại thốt ra những câu nói vô cùng độc ác mà đương nhiên O đã biết (và sau đó lại chối- Surprise!) và tôi cũng đã đề cập hơn một lần trong những bức thư trước, trong sự điềm đạm, bình tỉnh, ung dung (mà sau này B lại biện luận lấm liếm [-Surprise!] rằng trong sự nổi giận nhất thời). c) Tự tôi tìm cách ra đi năm 1997 sau khi tìm được internship chỉ đủ trả $ thuê phòng, vừa làm vừa học ngành vi tính, để giữ lòng tự trọng của tôi khi cả O lẫn B tạo môi trường huỷ diệt nó (B cắt bài báo, đem tôi lên diễn đàn, mấy em họ Khanh&Duy mụch kích sự hất hủi của O&B đối với tôi nên đối xử với tôi thiếu lể phép tương ứng. d) Tôi đã không nói O đuổi tôi ra khỏi nhà năm 1997. Tôi đã giải thích hơn một lần lý do tại sao tôi ra đi năm 1997 không chỉ trong bức thư này mà còn trong những bức thư trước. e) Kinh nghiệm của tôi cho thấy O&B đã nói dối, xuyên tạc, biện luận, vu khống rất nhiều lần trong quá khứ (cũng như hiện tại). Kết luận : - O biết sự thật nhưng lại muốn và cố ý bẻ méo nó, lấp liếm, biện luận lần thứ 1.000.003. WHEN WILL THIS EVER STOP? - Chẳng những không thật thà mà còn không công bình chính trực, chẳng những không không ăn năn mà còn thủ đoạn vu khống đối phương "làm thêm một điều sai lầm với ba má", chẳng những không biết hổ thẹn mà còn không có lương tâm, nhân đạo, đành lòng vu khống nạn nhân chì để bảo vệ thể diện, cái “ngã”, cái “tôi”.

- Xin thành thật cám ơn sự trao đổi đầy hảo ý của O. Nếu hành động của O&B đi dôi với lời nói thì thật vô cùng quý báu biết bao! Nếu thực tình ý của O&B như thế, áp dụng được trong hoàn cảnh của tôi, thì quý hóa và hạnh phúc cho tôi rất nhiều và dĩ nhiên kết cục đã không như ngày nay. Nếu thực tình sự việc như O nói chứ không phải sự thật bị bẻ méo, lấp liếm, biện luận, vu khống thì tôi đã không phải ngồi đây viết lá thứ này rồi.

Dữ kiện : a) Tôi cố gắng phấn đấu học tập ngay từ thuở còn bé với hoài bão học y khoa trở thành bác sĩ b) Tôi đã thực hiện được một phần kế hoạch được vào trường y khoa nhưng bị cản trở, thành công biến thành thất bại chỉ vì cách đối xử không đúng của O&B, sụp đổ con đường công danh sự nghiệp mà tôi đã hy sinh rất nhiều những yếu tố kể trên. c) Chương trình y khoa đòi hỏi nhiều sự hy sinh, bao gồm thời gian, tài chánh, tinh thần, vật chất… vv. Trước khi chọn con đường nghề nghiệp này, dĩ nhiên tôi đã phải cân nhắc và ý thức được điều này. d) Sau này tôi học vi tính cũng phải đã cân nhắc và ý thức được những diều kể trên, nhất là diều bắt đầu từ số 0. e) Trong suốt quá trình sống, học tập, phấn đấu, xây dựng ước mơ nghề nghiệp của tôi, từ nhỏ đến lớn, bao gồm khoàng thời gian trước, trong lúc và sau lúc học y khoa vào thời điểm sau này, O&B không hề quan tâm (chỉ ngoại trừ khi được hãnh diện) mà khi không được hãnh diện thì hất hủi và hảm hại thêm. f) Tự tôi học y khoa. Tự tôi nghiên cứu thị trường tìm ngành nghề có thể có thâu nhập mau chóng và ổn định nhất. g) O&B lẫn lơ thờ ơ. B thì tránh gặp mặt tôi vì B có lần nói với tôi như thế sẽ gây cho B sự ấy nấy. O thì bám sát tôi đòi trả $ student loan'ss cosigner mặc dù biết rằng lúc ấy tôi không có 1 đồng xu dính túi và đang trong trạng thái hoang mang. Sau khi chú Bào can thiệp đến 6-7 lần, O mới thôi và không muốn ứng $ ra cho tôi học vi tính. Kết luận : - Một người vô tư nhưng có ý thức, với tư tưởng nhân từ, tinh thần quả cảm, ý chí nhẫn nại, khả năng căn bản, ước mơ lành mạnh trên con đường thực hiện hoài bão nghề nghiệp có khuynh hướng sắp thành công cũng vì cách đối xử của O&B mà thất bại. Xuyên tạc, biện luận, vu khống chưa đủ, bay giờ O lại giảng “morale”, đạo đức giả với chính nạn nhân của mình? Quả thật kim chỉ cường độ bi hài, lố bịch đã bay ra khỏi mặt đồng hồ!

Dữ kiện : a) Hơn một người nhân chứng cho tôi biết O&B đã vẫn tiếp tục xuyên tạc về tôi (ở thời điểm khác nhau) sau khi tôi ra đi lần II. b) Thậm chí cũng như trước lúc tôi ra đi lần II, B nói xấu tôi, phân bua với một số nhân chứng lâu hơn 1 hr trên điện thoại. c) Trong quá khứ O&B đã nhiều lần nói dối, xuyên tạc, biện luận và vu khống về tôi với người khác. Kết luận : [Rất khó sửa đổi lời nói dối để cho vừa sự thật nên một lời nói dối sẽ sanh ra nhiều lời nói dối khác cho đến một lúc nào đó, một nơi nào đó, sẽ bị lộ tẫy và mâu thuẫn lẫn nhau.]

O&B đã đi quá xa vào con đường sai lầm chẵng những đã không ăn năn mà còn tiếp tục suy nghĩ và hành đông với phẩm chất kém thể hiện qua những lời xuyên tạc, nói dối, biện luận, vu khống vô cùng trắng trợn tiếp diễn tưởng như không bao giờ kết thúc (điễn hình như trong bức thư này đây).

- Nếu được thế thì rất tốt cho O&B. Có thể bước đầu tiên là tập THỰC HÀNH những điều dạy căn bản nhất của đạo làm người cũng như đạo Phật.

- Nếu O&B muốn cho có kết quả tốt đến cho tôi như O&B nói, ắt hẳn O&B đã không bày tỏ thái độ, lời nói và hành động hoàn toàn tương phản ý muốn đó trong suốt thời gian qua để kết cuộc là đưa đến thực tế như ngày nay. Ngay cả giả sử nếu điều O nói trên là đúng, rõ ràng là cái ngã, sự khoe khoang, sự thiếu trách nhiệm, thiếu tình thương, thiếu nhân đạo, nhỏ nhen, thiếu tư cách (chơi xỏ đứa con, đóng kịch), thiếu luân lý (nói dối, biện luận), sự ngoan cố (tiếp tục nói dối, biện luận sau hơn 20 năm và

vẫn tiếp diễn) chinh phục được ý muốn tốt đẹp nào đó kể trên (nếu có) một cách vẻ vang và hết sức dễ dàng vậy. - Tôi biết ích lợi của sự thiền định đã từ lâu, chẳng những giúp trong con đường tâm linh mà còn sức khỏe. Ngay khi còn ở Vietnam tôi cũng đã thiền và sau khi qua USA tôi cũng tiếp tục khi có thời gian. Điều này O mụch kích sao bây giờ O viết như là không biết? Lại thêm một biểu hiện giả mạo, lấp liếm, defense mechanism thiếu lành mạnh theo tâm lý học nửa chăng? Trong thời gian học y khoa, từ những năm đầu cho đến khi thực tập trong bệnh viện, khi có thời gian tôi vẫn thiền (cũng như ăn chay). Điều này gia đình dì&dượng Đạt có biết vì tôi có thường xuyên đến nhà nấu đồ ăn chay để giành ăn 2-3 tuần trong lúc thực tập ở bệnh viện xa. Như O&B cũng đã biết, sự khó khăn của tôi gây ra bởi một phần rất lớn, nếu không muốn nói là tất cả, bởi cách đối xử khắc nghiệt của O&B chứ không phải liên quan đến vấn đề thiền định chi cả. Ngay cả nếu thiện định mà O&B đối xử như thế thì thật sự không làm giảm bớt khó khăn bao nhiêu. Ngược lại, O thiền định thường xuyên dưới bàn thờ Phật nhưng lại hành động mang tính chất hoàn toàn đối nghịch ý nghĩa của Phật giáo (thiếu thật thà, thiếu nhân đạo, thiếu tình thương, thiếu trách nhiệm, thiếu đạo đức) thì rõ ràng là kết quả của sự thiền định không được hữu hiệu đối với O? Nếu thế, O có trong vị trí khuyên người khác? Có lẽ O thiền chỉ vì lý do sức khỏe? Nếu thế thì sao O lại vô cùng sốt sắn, trong tư cách đạo mạo, giảng đạo Phật giáo liên hệ với thiền định với người khác trong cộng đồng Vietnam? -Tôi nghĩ ai trong hoàn cảnh của tôi cũng sẽ bị hoang mang nhiều, có cha mẹ nói một đằng làm một nẽo và đối xử như O&B với những đặc chất nêu trên. Sự hoang mang này (ngoài sự thiếu thốn về vật chất sau khi O&B cắt tiền viện trợ) gây trở ngại cho tôi không ít, nhất là trong điều kiện đòi hỏi của chương trình y khoa. Tôi đã phải nổ lực cố gắng nhiều, chủ động trấn áp tác động của sự hoang mang này trong vi thức và tiềm thức, để khắc phục hoàn cảnh và chế ngự tình hình. Như O&B đã biết (mặc dù cố ý không muốn chấp nhận vì muốn trốn trách nhiệm), sự cố gắng này không phải là vô ích vì đã đem lại kết quả tương đối khả quan (cho đến lúc O&B tạo thêm thử thách). Tiếc thay, sức người có giới hạn và kết quả ra sao O&B cũng đã biết. -Tôi thành thực cảm ơn O đã ban cho lời giảng huấn về nghệ thuật thiền đinh luyện tập tâm trí thanh tịnh. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng lời giảng huấn này nếu xuất phát từ một người thành tâm, có lòng nhân đạo và không trực tiếp gây ra sự bất an về tinh thần (chưa kể bao ảnh hưởng trầm trọng khác) cho nạn nhân có thể có phần nào là thích hợp hơn chăng? -O&B có thể biện luận rằng cách đối xử của O&B không gây tác động gì ảnh hưởng đến việc học hành của tôi, nhưng tôi biết chính O&B cũng biết những lời biện luận của O&B chỉ là những lời biện luận mà thôi, không hơn không kém.

Những kỷ niệm đẹp luôn là những kỷ niệm đẹp và tôi tin rằng phần lớn ai cũng muốn có kỷ niệm đẹp. Chỉ tiếc rằng số lượng và chất lượng của những kỷ niệm ấy không nhiều theo nhật ký/hồi ký của tôi, nhất là khi so sánh với những kỷ niệm không đẹp. Điều này cũng dễ hiểu và có thể xác định được một cách dễ dàng, vì nếu sự việc đã khác thế, thực tế ắt hẵn đã không như ngày nay. Tôi đã giúp người trong quá khứ với lòng thương người tự nhiên- một trong những nguyên nhân tôi muốn làm việc trong ngành y khoa, tận dụng những gì mình có tự nhiên thích hợp với nghề nghiệp. Hoài bão làm bác sĩ xuất phát từ lúc còn học tiểu học ở Vietnam. Điều này tôi nghĩ O&B cũng biết. Khi mới qua USA được 1 năm, tôi đã bắt đầu thiện nguyện ở bệnh viện vào mùa hè trung học (đồng thời làm việc mùa hè cùng một lúc) và tiếp tục trên đại học. Có thể nói rằng mọi hoạt động, phấn trong quãng đời thanh, thiếu niên của tôi cũng chỉ nhằm vào mụch đích đạt được ý nguyện nghề nghiệp trong tương lai. O&B vì những đặc tính không tốt của mình mà phá hủy sự nghiệp của một con người tốt. Theo quan điểm Phật giáo về sự việc đầu thai để trả cái nghiệp và để có cơ hội tu. Tu là sửa. Muốn tu có kết quả cần có thử thách, cũng như muốn học có kết quả phải có kiểm tra. Cuộc sống trần gian là một trường học tâm linh khổng lồ. Trong thời gian không phải là ngắn, những bài kiểm tra đưa ra, O&B đều thi rớt và có thể không còn cơ hội trong kiếp này nữa. Trong bao nhiêu thử thách trong quá khứ, mỗi chặn đường O&B đã đều có sự lựa chọn tự do và hầu hết mỗi lần như thế O&B đều chọn con đường sai lầm mà đi, luôn: Đặt cái ngã và sự khoe khoang trên tình thương và trách nhiệm. Đặt thể diện trên sự thật thà. Đặt sự đóng kịch giả dối trên nhân cách. Đặt hình thức và bề ngoài trên nội dung và phẩm chất. Đặt sự keo kiệt và nhỏ nhen trên lòng từ bi nhân đạo. Đặt sự tính toán, tinh vi, nham hiểm trên sự đơn giản, thật thà, liêm sỹ. Những đặc tính này đã thể hiện quá rõ rệt, qua thời gian rất dài (cũng vì thế mà sự tổn hại càng lớn cho tôi) và đã hằn quá sâu, sâu đến mức mặc dù O&B ra sức chối cãi, biện luận, những đặc tính ấy vẫn tiếp tục bộc phát, điển hình như những gì O&B xuyên tạc với gia đình bác Phú ngay cả trong thời gian gần đây- lời xuyên tạc tuy đơn

giản nhưng thể hiện tất cả những đặt tính kể trên- khoe khoang, tính toán, tinh vi, nham hiểm, thiếu trung thực và nhân cách, thiếu tình thương và trách nhiệm. Nếu mỗi lần O&B làm sai hay nói láo O&B phải chịu một hình phạt nào đó ngay tức khắc, ắt hẳn O&B sẽ không dám làm sai nữa và có lẽ hậu quả đã không như ngày nay. Tôi biết O&B không có bà con lớn tuổi hơn có đạo đức ở gần để nể sợ và O&B không có lòng tin THỰC SỰ vào đấng thiêng liêng (vì cứ nối dối, xuyên tạc trong khi cứ tiếp tục làm những điều sai ấy- nguồn gốc mà cũng là mụch tiêu của những lời nói dối, biện luận ấy- một cái vòng lẩn quẫn) để kiểm tra và hạn chế những suy nghĩ và hành động sai lầm, nhưng người có đạo đức và ý thức tự giác không cần như thế để sống tốt hơn. Như đã đề cập trong lá thư trước, nếu tôi bị đặt vào hoàn cảnh để phải đối phó với sự đối xử khắc nghiệt của O&B vì cái nghiệp của tôi, điều đó tôi chấp nhận mặc dù O&B làm như thế và tiếp tục làm điều sai không có lợi gì cho O&B cả. Mặc khác, nếu hoàn cảnh tạo ra để thử thách tôi, tôi đáp ứng với thử thách bằng cách chủ động và cố gắng không làm điều sai như O&B vậy. Ví dụ như ... tôi cũng có thể đặt điều xuyên tạc ngược lại về O&B nhưng tại sao tôi không làm điều đó? Tôi cũng đã có thể quyên sinh để trốn hoàn cảnh và tâm trạng khổ ải cách đối xử của O&B gây ra (sự thống khổ đến mức đó là sự thật), tại sao tôi không làm chuyện đó? Nếu tôi ĐÃ làm việc tốt nào đó chẵng lẽ tôi lại không biết lý do, ý nghĩa hoặc hậu quả của việc làm đó mà phái cần O hoặc ai khác nhắc nhở, giải thích? O không thấy sự mâu thuẩn trong những gì O trình bày sao? O trình bày thế với mụch đích khéo biện luận cho những hành động của O chăng? Tôi được biết O có giúp người khác, nhưng tôi nghĩ nếu làm tròn bổn phận đối với hoàn cảnh thiên sự tạo ra trước thì mới có lý hơn vậy, cũng như cha mẹ có đứa con tật nguyền (hay không thích nó vì lý do nào đó không chánh đáng) rồi cố ý ruồng bỏ nó trong khi đi chăm sóc cho con ai khác không bị tật nguyền, không tốn kém bằng, không đụng chạm đến tự ái hoặc lý do riêng tư, mâu thuẩn, kỳ quặc nào đó, để rồi có cớ nói hoặc tạo ra ấn tượng cho người khác rằng 'bù qua, xớt lại', tuy sống không có tình thương và trách nhiệm với đứa con nhưng lại là biểu hiện của sự từ bi bác ái cho nhân loại nói chung hoặc cộng đồng người Vietnam ở nơi nào đó nói riêng thì chỉ là ảo tưởng và thật là không đúng sự thật mà còn trái ngược với luân lý làm người vậy. THAT child is born into THAT family for A REASON. Người biết đạo hiểu rằng đứa con tật nguyền ấy chào đời vào gia đình ấy là có lý do (như đã trình bày bên trên). Nếu ai cũng từ chối trách nhiệm ấy thì xã hội sẽ ra sao? Riêng nếu O&B ngoại hoặc O&B nội từ chối trách nhiệm ấy đối với O&B thì O&B cảm thấy thế nào? Tóm lại, nếu O cho rằng kẻ sanh trưởng trước có quyền hành định đoạt vận mệnh và cuộc sống của kẻ sanh sau, cũng như con cái sanh ra chỉ nhằm mụch đích làm thỏa mãn cái ngã của O&B, nếu được thì ưu đãi, nếu không được thì bạc đãi, và O&B có quyền nói dối biện luận khi cần thiết bất cứ lúc nào thì thật rõ ràng là O không hiểu và thực hành đạo lý Phật giáo như O luôn đạo mạo giải thích cho người khác. Đó là chưa nói đến sống trong một nền văn minh, có lẻ O cũng nên biết rằng vấn đề quyền tự chủ căn bản (basic human rights) bắt nguồn ngay từ giây phút chào đời.

“ không chủ động trong sinh hoạt hằng ngày rồi bị tình cảm hay xúc động nhất thời chi phối và làm lẫn lộn cả việc tốt lẫn việc xấu”. O viết thế với ý gì ? O ám chỉ hành động của tôi trong quá khứ? Nếu thế, O có thể nêu ví dụ cụ thể? a) Tôi không nghĩ rằng tôi không phải là như thế, ít nhất là không tệ hơn mức trung bình như bao người bình thường khác để mà cần sự lưu ý như trên. b) Quả đúng là có thời gian tôi bi hoang mang nhiều, nhưng như tôi đã trình bày, và chắc chắn rằng O&B cũng phải biết vì O&B là người trong cuộc (mặc dù giả vờ, biện luận cách mấy đi nữa), lý do là cách đối xử khắc nghiệt trực tiếp của O&B. O&B là người trong cuôc, chẳng lẽ nào O&B lại không biết? Nếu biết thì tại sao O&B lại cứ giả vờ như không biết? Mụch đích phủ nhận sự thật và trốn tránh hậu quả, trách nhiệm? Đã có rất nhiều sự viẽc xảy ra trong quá khứ O&B cũng đã đóng kịch tương tự, như không có chuyện gì xảy ra, hay như không biết chuyện gì xảy ra, hay như không dính líu gì, thay như không có trách nhiệm gì, trong khi nếu bàng quang xét lậi sự thật và xác nhận một cách khiêm nhường, O&B đã đóng một vai trò rất lớn trực tiếp và gián tiếp gây ra hậu quả như ngày nay. Hành động chủ trương tiết tục đóng kịch, cố ý trốn tránh, bẻ méo sự thật để trốn trách nhiệm như thế chẳng những biểu hiện sự thiếu sự công lý, quân minh mà cònh mang tính chất bệnh hoạn, không khỏe mạnh về tinh thần. Riêng B lánh mặt, trốn tránh tôi sau khi chính B là người gửi lời xin lỗi qua anh Q. Anh kêu gọi tôi về. Khi tôi hỏi, B đáp rằng gặp mặt tôi làm B cảm thấy đau lòng, cắn rứt. Is running away from problems is how you deal with problems? O&B đối phó với thử thách bằng cách trốn tránh nó? Hèn gì O&B vẫn có thể sinh hoạt vui tươi, cắm trại, tổ chức Tết, ca hát, tiệc tùng, du lịch trong thời gian tôi bị gian nan, hất hủi cho đến một lúc bị lương tâm cắn rứt nhất thời 4 năm sau khi O đuổi tôi ra khỏi nhà (lần đầu tiên O&B gửi thư kêu tôi về vào tháng 9 và 10 năm 2004). Trước khi O&B lập tức giẩy nẩy, theo phản xạ từ chối mọi sự dính líu, trách nhiệm với những lời xuyên tạc, biện luận cố hữu như mọi khi từ trước đến nay; O&B nên xét lại thời gian và thời điểm trong cuộc đời của mình. Nói dối ở lứa tuổi nào cũng không tốt, ở lứa tuối của O&B, có cơ hội sống ở một xã hội tiến bộ văn minh, lại càng khó xem hơn, huống chi điều này lại ảnh hưởng đến con đường đạo đức và tâm linh cho kiếp này và kiếp sau. Nếu như O&B không có làm gì sai như O&B nói, tại sao lương tâm lại bị cắn rứt? cắn rứt đến mức trầm trọng đến nổi bộc phá ra những hành động, những defense mechanism vô cùng kỳ quặc? Một trong nhiều ví dụ cụ thề- chuyện B cắt bài báo ... Hành động này biểu lộ sự thiếu thật thà (vì tôi không có cờ bạc, chơi bời, xì ke, không lo học hành như nhân vật trong bài báo mà B muốn yếm chỉ tôi mặc dù B biết rõ điều này), thiếu lành mạnh về tinh thần (chạy trốn sự cắn rứt của lương tăm bằng cách trốn trách nhiệm và tìm cách đổ lỗi cho người khác, bao gồm cả nạn nhân), mà còn biểu lộ lòng cực kỳ thiếu tình thương và nhân đạo (đứa con mới trãi qua bao gian truân đọc bài báo sẽ cảm thấy thế nào, giả sử bài báo phản ành sự thật đi chăng nữa?).

Mặt khác, O&B biết như thế mà cứ tiếp tục ngụy biện đổ lổi cho nạn nhân của hành động O&B là rất sai, thiếu thật thà và thiếu nhân đạo. Hành động lúc ấy đã thiếu nhân đạo rồi, O&B thấy chưa đủ sao? Thôi thế thì chấp nhận rằng a) Sự đối xử khắc nghiệt, thiếu tình thương và trách nhiệm, đầy mâu thuẫn, thủ đoạn, manipulative, giả dối của O&B không ành hưởng gì đến cuộc sống tinh thần của tôi, nhất là khi tôi đang học y khoa, và ngay cả b) Chuyện cắt tiền viện trợ trong giai đoạn thử thách năm thứ 3, cũng khõng thể nào ảnh hưởng đến cuộc sống vật chất và chuyện học hành của tôi chút nào cả mà tất cả chỉ vì tôi không chủ động trong sinh hoạt hằng ngày rồi bị tình cảm hay xúc động nhất thời chi phối và làm lẫn lộn cả việc tốt lẫn việc xấu c) Mặc dù tôi đã cố gắng phấn đấu vượt thử thách (kết quả học tập khả quan đến khi bi cắt tiền viện trợ)? Xin O&B đọc lại đoạn trên 20 lần xem có lý không. Seriouly, I think there is something severely wrong with your ego and honesty that are transparently magnified with your total lack of integrity and human compassion. Time and time again, you have consistently tried to resolve the ego-based internal conflicts by intentionally lying and worse, blaming the victim of your own actions, instead of admitting the truth. Kết luận : a) O&B biếu hoài bão của tôi từ nhỏ nhưng vẫn đã có thể làm những gì O&B làm. Điều này biểu hiện sự thiếu tình thương. b) O&B biết tôi luôn tự giác chăm chỉ học hành, cố gắng phấn đấu, không hề chơi bời nhưng O&B vẫn đã có thể làm những gì O&B làm. Điều này biểu hiện sự thiếu trách nhiệm. Vì nếu cha & mẹ có trách nhiệm, không có tình thương cũng có thể giúp con đạt được những gì nó phấn đấu. c)

b) Neu su lien he duoc bao boc boi da so ky niem, hau qua

Đã lâu rồi con cũng nhớ ba lắm!

How would you like that for a similar faked response? O đọc thế có thể tin được không? Có thật là O&B nhớ tôi hay O viết như thế vì O có dự định cho người khác đọc những gì O viết (điều này tôi có thể đoán được chắc chắn 100% với lý do đơn giản mà thôi) để tạo cho họ ấn tượng sai lầm hoàn toàn trái ngược với sự thật như O&B đã đóng kịch với tôi trong sự có mật của người khác rất nhiều lần trong quá khứ? Tài trình diễn đóng kịch siêu việt của O&B đã giúp O&B đoạt đượt giải Oscar nào chưa? Khi có mặt chỉ tôi và O, O không ngần ngại thốt ra những câu nói vô cùng khắc nghiệt. Khi người ngoài có mặt, O lại chủ mưu tính toán nói những câu ân cần, chăm sóc mà tôi chỉ nghe O thốt ra trong sự có mặt của người khác. Khi người ấy không còn có mặt nữa, O thay đổi lời nói, thái độ 180 độ. B thì đónh kịch bật khóc khi gặp những người đàn bà tương đối biết thương con cái và biết chút nào sự thật về hoàn cảnh của tôi (nếu người ấy không biết chút gì, B chỉ đặt điều xuyên tạc, vu khống như thường lệ mà không khóc) hỏi thăm về tôi. Khiếp thay! O&B sống trong sự giả dối như thế có thể che mắt thiên hạ được bao lâu? Có lợi gì cho con đường tâm linh của O&B sau này? Nếu O&B thật sự nhớ tôi như O nói, sao O&B đã không kêu gọi tôi trở về trong suốt thời gian từ giữa năm 1999 (O đưổi tôi ra khỏi nhà) đến cuối năm 2004 (năm mà O&B viết thư và nhờ người chuyển lời kêu gọi tôi về)? Nếu O thật sự nhớ đến tôi như O nói, sao O lại bày tỏ sắc mặt xám xịt mỗi khi gặp mặt tôi trong suốt thời gian ấy và ngay cả sau khi O đã viết thư kêu gọi tôi về? Điều này cho thấy lá thư của O viết dưới sự ảnh hưởng nào đó chứ không phải xuất phát từ thực tâm như O trình bày. Rõ ràng là trước mặt tôi O&B không thèm bận tâm che dấu sự mâu thuẩn, giả dối và chỉ làm như thế trước mặt người khác. Dữ kiện : - Khi tôi mượn dây thừng trong garage của O để cột chiếc xe đạp chở lên Philadelphia lúc đang học y khoa, O biến sắt mặt xám xịt không muốn cho mượn. - Khi tôi về nhà lấy tài liệu để đổi địa chỉ ngân hàng (sau khi O gửi thư nói rẳng nếu tôi không muốn O mở thư từ của tôi ra xem thì phải đổi địa chỉ nơi khác), O ra mở cửa gặp tôi bất thình lình biến sắt mặt xám xịt đến độ Eliot Shin, bạn học y khoa tôi nhờ chở về lúc ấy chứng kiến kinh ngạc mà hỏi tôi "Who is that guy?" (O đó là ai vậy?). Khi nghe câu trả lời của tôi, hắn lại càng kinh ngạc hơn. Thế đấy, người bên ngoài bàng quang mụch kích thái độ của O cũng có ấn tượng không tốt, và kinh ngạc vì không tưởng tượng được rằng đó là thái độ của một người cha. - Cũng như khi tôi trở về sau này (Quốc Anh chuyển lời của B), O ra mở cửa gặp tôi bất thình lình biến sắt mặt xám xịt. Kết luận : -

Lại thêm một biểu hiện của sự đạo đức giả, giả dối, đóng kịch. O&B sống trong sự giả dối từ tình cảm đến hành động đến mức trơ trẻn mà không thấy xấu hổ với lương tâm chút nào ư?

Kết luận tổng hợp :

-Hoàn cảnh éo le của tôi hiếm vì sự họp mặt của nhiều yếu tố không thường xảy ra cùng một lúc là hiếm. Vô số những sự kiện cụ thể đạ xảy ra cho thấy những yếu tố đó là như sau : - Không chỉ một người, cả O lẫn B đều thiếu tính thương. - Không chỉ một người, cả O lẫn B đều thiếu trách nhiệm. - Không chỉ một người, cả O lẫn B đều có cái "ngã", cái "tôi", tự ái hơn bình thường, ít nhất là nhiều hơn tình thương lẫn trách nhiệm. - Không chỉ một người, cả O lẫn B đều muốn được recognition, muốn hãnh diện về thành quả của con cái đến mức độ lạ lung nếu không muốn nói là bất thuờng. - Không chỉ một người, cả O lẫn B đều nói dối, xuyên tạc, biện luận, lấp liếm, vu khống. *Nếu chỉ một người thì không hậu quả không như ngày nay, vì ắt hẳn đã có sự can thiệp của người kia hoặc người kia sẽ không tiếp ứng gây thêm sự trầm trọng. - Anh, em trong gia đình không can thiệp vì lý do cá nhân, mặc dù biết O&B hành động không đúng. - Họ hàng ở gần O&B không dám can thiệp vì sợ ảnh hường đến quyền lợi cá nhân (vì dựa vào sự giúp đỡ nào đó từ O&B) mặc dù họ biết O&B hành động không đúng. - Họ hàng có thể quang minh, công lý hơn vụ lợi cá nhân thì ở xa O&B, không can thiệp được vì họ ở xa. * Nếu có ít nhất một người dám can thiệp thì ắt hẳn hậu quả đã không như ngày nay, hoặc mức trầm trọng đã không như ngày nay. - Nếu tôi không học y khoa sớm (sau khi qua USA 6.5 năm). có lẽ đã không phải gặp những khó khăn về Anh ngữ trong giai đoạn đầu, mặc dù những khó khăn đó, nếu không có sự "hổ trợ" của O&B thì hậu quả đã không như ngày nay. O&B chẳng những không giúp hoặc làm giảm khó khăn này mà còn làm tăng thêm những khó khăn mới qua nhựng yếu tố kể trên. - Nếu tôi không học y khoa mà chọn ngành khác (mậc dù qua quan điểm của người trong cuộc cũng như nhận xét bàng quang, tôi có thể cam đoan rằng tôi đã tốt nghiệp chương trình y khoa nếu không bị ảnh hưởng bởi cách đối xử khắc nghiệt của O&B).

Related Documents

Ob (2)
November 2019 3
Ob
June 2020 40
Ob
November 2019 69
Ob
November 2019 66
Ob
April 2020 51
Ob
June 2020 30