Ôtô cũ - thủ phạm gây ô nhiễm môi trường
Page 1 of 2
Ôtô cũ - thủ phạm gây ô nhiễm môi trường (Lao động, 26/2/2006)
Trong vòng h n 15 năm k t khi m ca vi th gii bên ngoài, s buông l#ng qu%n lý đã làm Tirana (Albania) tr thành đim t,p kt c.a xe bãi rác, bin n i đây thành m4t trong nh5ng thành ph6 ô nhi7m nh8t th gii, %nh hưng tr:m tr;ng đn si... Trong b6i c%nh Chính ph. VN cho phép nh,p khEu ôtô cũ t 1.5 ti, bài h;c t Tirana có th giúp ích cho chúng ta trong viIc qu%n lý thJ trư>ng nhiKu r.i ro này. Bùng nổ ôtô cũ Khi chính quyền cũ tại Albania sụp đổ vào cuối những năm 1980, đất nước này mới chỉ có khoảng 2.000 xe ôtô. Phương tiện giao thông chủ yếu tại thủ đô Tirana là ngựa và xe súc vật kéo. Và chỉ trong vòng hơn 15 năm kể từ khi mở cửa với thế giới bên ngoài, cùng với phần còn lại của đất nước, Tirana đã phải trả giá cho sự buông lỏng quản lý của mình.
Sự hỗn loạn của xe hơi tại đây đã lên đến đỉnh điểm, khi các đường phố
Khói, bụi dày đặc trên các đường
tràn ngập bởi hàng nghìn xe Mercedes đời cũ ăn cắp ở Tây Âu. Nạn hối lộ lan tràn đã phá hỏng những quy định nhập khẩu ôtô, kết quả là rất nhiều xe
phố của Tirana.
bị cấm ở EU đã được nhập trái phép vào nước này. Trong số trên 300.000 xe con, xe tải và xe bus lưu hành tại thủ đô Tirana, có tới 90% đã được sử dụng hơn 9 năm, 83% chạy bằng dầu diesel chất lượng thấp, số còn lại chủ yếu chạy bằng xăng pha chì với hàm lượng lưu huỳnh cực cao, đã bị cấm ở EU. Những xe này thải ra không khí một lượng khói bụi lớn gấp 10 lần các loại xe đời mới.
Khói, bụi và bệnh tật Hiện Tirana bị coi là thủ đô ô nhiễm nhất ở Châu Âu. Trong giờ cao điểm, khói và bụi dày đặc như sương mù, bầu không khí chứa đầy chì và các phần tử nhỏ xíu có tên gọi PM10 rất hại cho phổi và là nguyên nhân gây ung thư. Vào buổi sáng, lượng PM10 trung bình lớn hơn 10 lần so với giới hạn cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các dữ liệu của Viện Môi trường Quốc gia cho thấy, hàng năm có tới 50.000 tấn chất gây ô nhiễm không khí được thải ra từ các phương tiện giao thông ở Tirana, tức là mỗi người dân thủ đô phải gánh chịu khoảng 48kg. Theo Agron Deliu - chuyên gia môi trường của Bộ Y tế, vấn đề rất trầm trọng do ô nhiễm phát tán "trong tầm thở của con người và ô nhiễm không khí do xe ôtô gây ra vẫn chưa được kiểm soát bởi luật, trong bối cảnh xe cũ đã qua sử dụng được nhập khẩu ồ ạt". Mihallaq Qirjo - GĐ văn phòng Albania của Trung tâm Môi trường khu vực Trung và Đông Âu - nhận xét: "Albania đã chuyển từ ô nhiễm do công nghiệp sang ô nhiễm do xe hơi!".
Ô nhiễm không khí tại Tirana đã đạt tới mức rất nguy hiểm, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khoẻ con người. Theo một báo cáo, trong vòng 10 năm qua ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông gây ra đã làm tăng 20% tỉ
file://D:\Enviro's Webs\Ôtô cũ - thủ phạm gây ô nhiễm môi trường.htm
4/14/2006
Ôtô cũ - thủ phạm gây ô nhiễm môi trường
Page 2 of 2
lệ tử vong tại một số khu vực của thành phố. Các số liệu của Viện Thống kê chỉ ra rằng, các bệnh về đường hô hấp đứng thứ ba trong số các nguyên nhân gây tử vong.
Ethem Ruka - Bộ trưởng Bộ Môi trường - cho biết: "Chúng tôi liên tục nhận được thông tin về những bệnh nhân ung thư, tim mạch, phổi do những chất độc trong không khí gây ra". Còn Deliu đặc biệt lo ngại về tác hại của chì. Ông nói: "Chì có thể gây thiểu năng trí tuệ, đặc biệt là đối với trẻ em, đồng thời có thể gây ra những khiếm khuyết lớn về di truyền cho các thế hệ tương lai".
Nỗ lực bước đầu Vấn đề trở nên gay gắt đến nỗi Bộ Môi trường và Bộ Giao thông Albania đã phải thành lập nhóm khẩn cấp để xây dựng những điều luật nhằm kiểm soát xe hơi và làm giảm càng nhiều càng tốt những tác nhân gây ô nhiễm ra khỏi đường phố. Edi Rama - Thị trưởng Tirana - nói: "Đã đến lúc chính quyền phải kiểm soát chặt chẽ hơn vấn đề ô nhiễm không khí và cấm một số phương tiện giao thông lưu hành". Ông cho biết: "Phần lớn ôtô ở Albania là xe ăn cắp; chẳng ai biết chính xác số lượng của chúng và chúng đến đây từ đâu. Bước đầu tiên đơn giản nhất là cấm toàn bộ xe ăn cắp không được hoạt động trên đường phố".
Đó cũng là mối quan tâm của Bộ trưởng Ethem Ruka, người đã ưu tiên cho các giải pháp giảm ô nhiễm tại Tirana. "Điều bắt buộc phải làm là kiểm soát chất lượng không khí. Hiện chúng đều đang ở quá mức giới hạn cho phép - Ông nói - Tôi coi tội phạm môi trường cũng nghiêm trọng như tội cướp nhà băng. Giàu hay nghèo, sống trong căn hộ cao cấp hay lều tạm, tất cả chúng ta đều thở chung một bầu không khí. Tất cả chúng ta đều phải chung sức giải quyết vấn đề này, không thể coi đó là việc của người khác". Theo ước tính của ông, để thoát khỏi thảm hoạ môi trường Albania cần "ít nhất 1 tỉ USD" - số tiền quá lớn đối với một nước nghèo.
Tuy nhiên, tiền chưa phải là vấn đề duy nhất. Theo Rama, để giải quyết những vấn đề về môi trường cần có sự phối hợp hành động giữa văn phòng của ông, quốc hội và rất nhiều cơ quan khác của chính phủ. "Thật không may - Ông nói - Để các cơ quan (tại đất nước này) làm việc được với nhau lại là công việc khó nhất mà người ta có thể tưởng tượng".
file://D:\Enviro's Webs\Ôtô cũ - thủ phạm gây ô nhiễm môi trường.htm
4/14/2006