Nhan Chu

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Nhan Chu as PDF for free.

More details

  • Words: 18,531
  • Pages: 30
NHÂN CHỦ (1) Triết Gia Kim Định NỘI DUNG 1. NHÂN CHỦ 2. THIÊN KHỞI 3. ĐỊA KHỞI 4. NHÂN KHỞI 5. THÂN PHẬN CON NGƯỜI XUYÊN QUA TRIẾT LÝ ẤN ĐỘ 6. CON NGƯỜI QUA NHỮNG NÉT CĂN CƠ 7. THUYẾT THIÊN MỆNH 8. THỬ ĐỀ RA MỘT KHẨU HIỆU SỐNG: TẬN KỲ TÍNH 9. TÍNH MỆNH HAY VẤN ĐỀ CỨU CÁNH CỦA CON NGƯỜI 10. MẪU NGƯỜI QUÂN TỬ 11. TỔNG KẾT THỜI ĐẠI DÂN TỘC I. Nhân Chủ Con người chính ra phải là chủ nhân. Không những làm chủ các vật dụng cần thiết cho mình mà trước hết và trên hết là làm chủ ngay chính bản thân mình, tâm hồn mình, vận hệ mình. Vậy mà kỳ lạ thay cho tới nay con người chỉ là một nô lệ, không những trong lối sinh sống, lối hành tác mà luôn trong lối cảm nghĩ mà lẽ ra phải thiết lập được nền nhân chủ ngay trong đợt cảm nghĩ mà lẽ ra phải thiết lập được nền nhân chủ ngay trong đợt cảm nghĩ, ngay đợt lý tưởng nọ. Thế nhưng đó là điều cho tới nay hầu như không một nền triết học hay đức lý nào đã thành tựu, trái lại hầu hết đã mặc nhiên chấp nhận những tiền đề, những nguyên lý cũng như cung cách suy tư cảm nghĩ dẫn thẳng đến chỗ nô lệ con người. Đấy là lý do sâu xa giải nghĩa tại sao cho tới nay các nền thuyết lý tỏ ra vô tích sự trong việc giải phóng con người. Vậy đây là điều chúng ta cần phải khởi công ngay từ đợt lý tưởng này và câu hỏi đầu tiên đặt ra là tại sao các nền triết thuyết đã vô tình chấp nhận và củng cố tình trạng nô lệ con người. Sở dĩ như vậy vì đã đặt nền tảng ngoài con người,

nói theo Việt nho là đặt nền trên thiên hay địa tạm dịch là duy tâm hay duy vật, và do đó lâm vào cảnh vong thân hay vong bản, cả hai thuật ngữ đều nói lên sự quên bản gốc con người mà theo Việt nho là cái đức của thiên của địa “nhân giả kỳ thiên địa chi đức”. Sở dĩ các triết thuyết đã vong thân vì không nhận ra hai cội gốc đó, hoặc có thể thấy nhưng không biết cụ thể hóa chúng để trở thành mục tiêu phục vụ con người, nên triết vẫn vận hành trong duy thiên hay duy địa (hoặc duy tâm hay duy vật). Vậy cụ thể thì thiên địa chi đức là gì? Nếu nói theo câu “Thiên viên địa phương” (trời tròn đất vuông), thì đó là tự do và bình sản. Tự do đi với thiên viên chỉ cái gì tròn đầy không có hạn cục, giới mốc. Theo đó thiên chi đức có nghĩa là con người chỉ thực sự là người khi được hưởng một nền tự do chân chính, vì chỉ có thế nó mới phát triển hết mọi khả năng của mình, là những tiềm năng ăn sâu trong cõi mênh mông vô biên, vô tế, tức là tự do, thế nên tự do là một bổn gốc, vậy mà các triết học đã thất bại trong việc tranh thủ nền tự do, như sẽ chứng minh sau đây. Đàng khác, để duy trì tự do dù mới là thứ tự do hàng ngang thuộc xã hội cũng cần có một nền tảng khác không kém phần quan trọng, đó là ăn vì không ăn là chết. Muốn khỏi chết thì phải ăn, mà để mọi người được sống thì mọi người phải được ăn, vì thế mà cần đến thể chế quân phân tài sản, gọi là bình sản, nên bình sản là một gốc khác với “địa chi đức” hay là địa phương. Đành rằng không có bình sản cũng có thể có ăn, nhưng đó là cái ăn quá lệ thuộc làm mất tự do không còn hợp với bổn “thiên chi đức”. Vì vậy cần bình sản như một cội gốc thứ hai. Như thế tự do cũng như bình sản là hai yếu tố biểu thị bản chất cấu tạo nên con người: thiếu ăn thì hết sống, thiếu tự do thì sống không còn là cái sống của người, mà là của đoàn cừu, của đống đá, gạch, đất. Vậy không chú ý tớihai điểm đó là vong thân, vong bổn, cho nên sứ mạng của triết lý phải là giúp con người thực hiện được hai mục tiêu nọ. Nhưng cho tới nay chưa nơi nào đạt được hai mục tiêu trên, nên kể là chưa có cuộc giải phóng con người. Vì nếu không tư bản thì lại cộng sản, chưa có bình sản. Còn tự do thì mới tập tễnh ở đợt dân chủ chưa đâu đạt được nhân chủ. Nếu ta gọi tự do là nói còn bình sản là ăn, thì bên cộng sản (hãy tạm cho như thế) mới nghĩ đến cho ăn (nghĩ đến khác với cho thực sự), bên tự do mới nghĩ đến cho nói (*). Như vậy bên kia mới là cố đi tới địa chi đức, và bên này mới là cố đạt thiên chi đức. Cả hai đều vong bổn vì con người không là thiên chi đức, cũng không là địa chi đức, mà là cả hai. Đây là chân lý nền tảng, mà ngao ngán thay cho tới nay hầu như chưa nền triết học nào nhận ra được để mà phát triển thành lý tưởng hoạt động. Tất cả còn một chiều nên toàn nói những chuyện đâu đâu, xa với con người. Vì thế mà có một thảm trạng xảy ra là thiện chí giải phóng con người có thừa, nhưng không ai để ý đến bổn gốc, nên trên thế giới, phe tự do cũng như phe cộng sản, có hàng triệu người hy hiến thân tâm để phục vụ con người, mà trong thực tế lại chính là đang hợp tác vào việc rèn luyện cho vững thêm những xiềng xích trói buộc con người, cũng như tước đoạt thêm ít quyền làm người còn sót lại, đến nỗi có thể nói: Kể từ thiên hạ yêu nhau, Đống xương vô định đã cao bằng đầu.

(*) Câu này phải hiểu dọc dài xuyên qua hơn 20 thế kỷ vừa qua. Hiện nay đã có sự cải tiến. Nhưng vẫn còn mới, chưa đạt tới nền tảng. Thảm trạng đó đã xảy ra bởi thiếu minh triết, hay ít ra tại thiếu một triết lý đặt nền móng trên con người. Vì thế người ta cứ tiếp tục truyền đạt nền giáo dục cũng như quan niệm của xã hội phát xuất từ quý tộc La Hy xưa, mà không một lần nhìn cho rõ cái nền móng cũ đó thuộc loại nào. Hoá cho nên như gà ấp trứng vịet, con nở ra không chịu theo mẹ, mà đòi sống dưới nước. Con ngừơi đặt nền trên thiên hay địa cũng giống như vậy: thiện chí thì muốn làm ơn cho người, mà hậu quả công việc của mình lại quay ra đàn áp con người. Quả thực đường dẫn đến hỏa ngục lát toàn bằng thiện chí. Ta hãy thử đi xa hơn, rộng hơn để thấy sự thực đó. Trước hết hãy đi vào lịch sử, đặt lên triết học Âu Tây cái nhìn tổng quát thì sẽ nhận ngay ra những trục trặc về hai nền tảng kia. Ta biết tổ sư triết học Tây phương là bộ ba Socrate, Platon, Aristote. Vậy mà cả ba đều chấp nhận chế độ nô lệ (thuộc bổn tự do hay là thiên chi đức). Hơn thế nữa còn cho đó là sự cần thiết, vì không nô lệ thì lấy ai làm việc, mà thiếu người làm việc thì xã hội sụp đổ. Bởi thế Aristote bào chữa chiến tranh, vì nó là phương tiện giúp cho có được nô lệ, ông không cho chiến tranh là xấu, đó chẳng qua chỉ là cuộc săn nô lệ, một cách ngang nhiên, ông đã đồng hóa việc bắt nô lệ với việc đi săn thú, tức đồng hóa người với vật vậy. Chúng ta nên nhớ rằng triết học Tây Âu chẳng qua là việc nối dài Platon, Aristote. Thầy bảo sao muôn thế hệ trò cứ cúi đầu rập mẫu như thế, chẳng hề bao giờ biết rời bộ sách để nhìn thẳng vào thân phận con người mà suy tư, cùng lắm thì chỉ là đối lý với lẽ cũng lấy ở sách. Nếu Aristote giải nghĩa căn do nô lệ bằng nhiệt đới (tự do là hậu quả của xứ lạnh!), thì môn đệ lại giải nghĩa bằng tội, hoặc bằng hình phạt do tội. Mà ý niệm tội được duy trì nên chế độ nô lệ cũng được duy trì cho tới ngày được kỹ thuật phá vỡ. Để nói cụ thể thì chế độ nô lệ được giảm bớt khổ cực là nhờ những cải tiến kỹ thuật của cái khoang quàng cổ con vật kéo xe ở thế kỷ thứ 10, và những kỹ thuật chạy tàu thuyền từ thế kỷ thứ 13 trở đi (*). Rồi sau đó kỹ thuật tiến dần thì mới có xảy ra sự đi lên của việc bãi bỏ chế độ nô lệ: Hoa Kỳ bãi bỏ năm 1808 Anh bãi bỏ năm 1833 Pháp bãi bỏ năm 1845 Bồ Đào Nha bãi bỏ năm 1856 (*) Attelage moderne et le gouvernail d’étambot à charmière. (L’esclavage par M.Lengelle, Paris 1955 p.31) Xem bảng trên ta thấy việc giải phóng nô lệ chỉ xảy ra vào lúc khoa học kỹ thuật đã tiến mạnh, nên phải nói đó là hệ quả của kỹ thuật chứ không do thuyết lý nào hết. Đủ biết

những chữ tự do, bình đẳng, dù có đựơc triết học nói lên cũng chẳng qua là hò hét theo đuôi, theo lũ đông vậy thôi, chứ thực ra thiếu nền tảng, và do đó thiếu hiệu năng. Vì thế mà nó dẫn đến sự thực thứ hai là chế độ nô lệ đã không được bãi bỏ mà chỉ thay đổi hình thức hay là chuyển chỗ. Thí dụ cái nạn người bóc lột người đã từ nô lệ chuyển sang nông nô. Rồi từ nông nô chuyển sang thợ thuyền Âu Châu thế kỷ 19, rồi từ đó chuyển sang đầu cổ các dân nhược tiểu, hoặc tiếp nối dưới chế độ cộng sản để trở nên một thứ nô lệ cùng tột: nô lệ không những trong từng miếng cơm mà cả đến lời nói, cái nhìn, cảm nghĩ, nghe ngóng, cái cười. Tóm lại không thể đẩy chế độ nô lệ đến chỗ khốn cùng hơn được nữa. Như vậy là chế độ nô lệ chỉ đổi dạng thức chứ có được bãi bỏ đâu. Hay có thể nói lên sự thực đáng buồn hơn nữa, là kỹ thuật đã giải phóng nô lệ thì triết học (tư bản và cộng sản) lại nô lệ hóa nó trở lại dưới hình thái khoa học hơn, chứ thực tế chế độ nô lệ chưa được bãi bỏ. Vì tự do vốn gắn liền với chế độ quân phân tài sản, vậy mà quyền tư sản tuyệt đối vẫn đựơc duy trì và hiện nay trở nên tư bản, rồi cộng sản phản động lại lập ra chế độ vô sản, nhưng tựu trung vẫn là tư bản, chỉ thay đổi chủ. Vì thế mà liên hệ giữa con người với nhau vẫn chỉ là liên hệ chủ nô chứ chưa có liên hệ người với người. Cho nên cuối cùng phải kết luận là nhân loại vẫn thiếu tự do và bình sản tức thiếu hai bản gốc con người. Hiện nay hai chữ công bằng và tự do đang được nhắc nhở tới rất nhiều, nhưng không đạt được công hiệu nào khác ngoài việc nói lên sự thiếu sót của hai cái đó, y như người ta chỉ nói tới răng khi răng đau. Cũng vậy hiện nay công bằng và tự do được nói tới nhiều là tại chúng lâm bệnh, càng nói nhiều càng tỏ ra là con bệnh trầm trọng. Xét tới căn nguyên thì như Nietzsche nhận xét là tại chẳng ai đưa ra được hướng đi, tất cả đều chỉ là một đoàn cừu không người chăn. “Un seul troupeau, pas un berger”. Tại sao? Vì cho tới nay mới có triết đặt nền trên thiên hay địa, nên chỉ có phụng sự cho trời, cho đất, cho kỹ thuật, cho tiền tài, mà chưa phụng sự cho con người, vì thế thiện chí phụng sự con người không thiếu, nhưng thiếu một nền triết xây trên nhân chủ tính thành ra thiếu tất cả. Và đó là chỗ muốn góp phần của bộ triết lý nhân chủ này, một nền triết nhằm vận động đặt lại quyền làm người, đem chủ quyền đó đặt vào chính tay con người. Một nền triết nhằm tạo đời sống an nhiên thanh thoát cho cả thân lẫn tâm, cho mọi người không phân biệt tôn giáo, màu da, tư bản hay vô sản, mà là gửi tới con người xét là người, tức con người nhân chủ tự mình định đoạt về số phận mình, mà không phải hy sinh mình để đi nô lệ cho trời hay đất. Đây sẽ là một cuộc cách mạng vĩ đại nhất trong việc giải phóng con người, để đưa con người vào phần đất của mình, nơi mình làm chủ nhân ông, để có thể chấm dứt những lo âu gây nên do trời do đất, và được sống thanh thoát an nhiên, do đó triết lý nhân chủ cũng gọi là triết lý an vi. Vậy nó xin được quyền kêu gọi như sau: HỠI NGƯỜI HÃY ĐOÀN KẾT LẠI

Đó là lời kêu gọi đầu tiên được nghe trên mặt đất này. Cộng sản kêu gọi “hỡi những người vô sản hãy đoàn kết lại”. Hậu quả là bao triệu người “hữu sản” đã mất đầu. Cũng như những lời hô “hỡi các người cùng tôn giáo hãy đoàn kết lại” đã gây nên bao nhiêu cuộc chiến tranh tôn giáo. Vì thế, lần này phải hô: hỡi người mà không còn gì theo sau, chỉ biết đến người như một nhân chủ. Vì là nhân chủ nên nó sẽ không nói “hỡi các công nhân hãy đoàn kết lại”, hoặc “hỡi các người da trắng, hay hỡi các người da vàng, hay hỡi những người nghèo, hỡi những người đang bị đàn áp bóc lột hãy đoàn kết lại”. Mà chỉ nói có một tiếng Người tinh ròng không gì ngoại lai pha vào đó, chỉ là nguời và chỉ trên cương vị đó con người phải đoàn kết lại, để phá bỏ những xiềng xích do thiên hay địa tạo ra để con người trở lại ở nhà của mình để mình tự làm chủ lấy, làm một ông vua trong ba vua là trời, đất, người. Đây là địa vị vừa cao cả vừa quân bình nhất của con người mà cho tới nay chưa có nền triết thuyết nào biết đạt nổi và vì vậy đây sẽ là điều chúng ta thử khởi công trong quyển này dưới tiếng vang vọng của câu: HỠI NGƯỜI HÃY ĐOÀN KẾT LẠI. II. THIÊN KHỞI

1. Thế lực của một khởi đoan Chữ thiên ở đây được hiểu là những tin tưởng về thần thánh quỷ ma hiện hình trong văn hóa dưới danh từ thần thoại. Lịch sử văn hóa cho thấy tâm thức con người đối với thần thoại rất khác nhau: từ tin tưởng tuyệt đối (đó là thiên khởi) cho tới chối bỏ hoàn toàn (đó là địa khởi), còn với nhân khởi thì thần thoại lại là tấm gương phản chiếu khá trung thực bản chất của một nền văn hóa. Đó là những trang sách cổ xưa nhất và chiếu giãi một cách trung thành nhất cái vũ trụ quan và nhân sinh quan của một nhóm dân, của mỗi khối người. Theo đó thì thần thoại chính là di sản tinh thần của từng dân tộc, có thể dùng để tìm hiểu những khuynh hướng, những thế giới bận tâm của mỗi đoàn người. Vậy nên quan niệm coi thần thoại là giai đoạn tiền luận lý (prélogique) đã lỗi thời. Bây giờ đã đến giai đoạn cần dùng thần thoại như những bước đầu, như khởi đoan của một nền văn hóa. Nếu gạt sang bên những trường hợp ngoại lệ để nhìn một cách tổng quát, chú trọng đến những điểm then chốt thì ta sẽ tìm ra ở thần thoại những khởi đoan đặc biệt để hiểu một nền văn hóa nhất định. “Người sao chiêm bao vậy” mà ta có thể dịch sang Pháp văn: “dis-moi ton monde et je te dirai qui tu es”. Hãy nói cho ta nghe về các thần thoại của ngươi (chiêm bao của người đó) rồi ta sẽ nói cho ngươi biết ngươi là ai, văn hóa của ngươi xây trên nền tảng nào, khởi đầu từ đâu. Nói theo triết học hiện đại thì khởi đoan của một nền triết thực là quan trọng, nó chính là trung tâm chiếu giãi ảnh hưởng vào các vấn đề như trung tâm điểm tỏa ra chu vi. Khởi đoan đó triết hiện đại gọi là “sự kiện sơ khởi” (le fait primitif) tức là sự kiện đơn giản nhất không thể giản lược thêm được nữa. Vì thế nó có tính cách nền móng đến nỗi ta có thể nói như Holderling: Người ta bắt đầu làm sao thì sẽ kết thúc như vậy.

Theo triết Nho ta phân ra ba khởi đoan là Thiên, Địa, Nhân theo câu “Thiên địa nhân vạn vật chi bổn dã”. Thiên là trỏ vào nền học vấn khởi đoan từ thần thoại, khi thần thoại đó được đại chúng tin tưởng đến độ đủ để bị nó sai sử. Chẳng hạn những dân như Phénicien thờ thần Moloch phải giết người để tế thần. Ở giai đoạn này chính là thần minh, chưa là thần thoại. Thần thoại chỉ đến sau giai đoạn gọi là địa khởi tức giai đoạn không còn tin vào những truyện về thần như là thần minh, mà chỉ coi đó là những huyền thoại cần gạt bỏ, hay chỉ coi là truyện cổ tích không còn đủ sức hướng dẫn con người. Quyền hướng dẫn đó phải chuyển sang lý trí suy luận mà sản phẩm chính yếu là những ý niệm rút ra từ sự vật hữu hình hợp cho giác quan. Nhân khởi cũng dùng lý trí như địa khởi nhưng khác ở hai điểm: một là bên trên lý trí còn dùng thêm tâm linh, thứ đến đối tượng học hỏi cũng như phụng sự là chính con người cụ thể, con người sống trong xương trong thịt. Vì thế được gọi là nhân thoại, tức chốt. Đó là nhân thoại mà không là thần thoại và chính đó là nền móng cho thuyết nhân chủ. Chính vì mối liên hệ mật thiết giữa thần thoại với triết lý nhân văn như vậy nên bây giờ chúng ta cần đọc lại ít trang thần thoại của một số dân tiêu biểu. 2. Một số thần thoại căn bản

2a. Thần thoại Hy Lạp Hésode là một thi sĩ Hy Lạp thiên về triết lý, ông nói về gốc tích loài người như sau: “Trời (Ouranos) và Đất (Gaea) phối hợp cùng nhau sinh ra một giống gọi là Titan, là những người kỳ lạ có khi là 50 đầu, có khi là 100 tay. Ouranos không ưa những con ấy nên bắt chúng giam cả lại trong âm phủ (Tartare). Nhưng Mẹ Đất không ưng cử chỉ bạo tàn đó mới xúi các con giết cha. Một đứa tên là Thời (Kronos) đứng ra đảm nhận công tác thi hành dự tính đó; Mẹ Đất rất vui mừng liền trao cho con Thời một cái liềm có lưỡi răng cưa. Khi Trời đến thăm vợ Đất, có Đêm (Trèbe) lẽo đẽo theo sau, đến khi tình âu yếm trào lên, thì bố Trời quấn quýt ôm ngay lấy mẹ Đất. Nhân lúc vướng vít đó Kronos liền xông đến xẻo cha ra từng mảnh rồi vất xuống đại dương máu chảy lai láng biến thành những thần giận dữ (Furies). Còn chung quanh những miếng thịet nổi lềnh bềnh trên mặt nước sóng đánh vào xùi bọt lên, và tự bọt ấy sinh ra những nữ thần Vénus (Aphrodite). Làm xong việc đó Kronos lại kéo các anh em Titans lên chiếm lấy dinh Trời (Olyme). Anh em tôn Kronos lên ngai vua; Kronos kết bạn với chị là Rhéa. Theo lời tiên tri của cha Trời và mẹ Đất, thì Kronos sẽ bị một trong các con hắn truất ngôi nên hễ Rhéa sinh ra được con nào thì Kronos liền ăn thịt hết, trừ có Zéus đã được mẹ giấu vào hang sâu trên đảo Crète. Quả thật khi lớn lên Zéus đã tìm cách truất phế quyền cha là Kronos; bắt Kronos phải nhả hết các con ra, và giẩy các Titans xuống lòng đất sinh ra loài người. Từ đấy Zéus làm chủ tể trời đất, đặt

trụ sở trên núi Olympe là ngọn núi cao nhất bên Hy Lạp và khởi đầu sinh ra các thần cũng như con người, bởi Zéus phải lòng nhiều con gái trần gian, đêm nào Zéus cũng xuống bờ biển Địa Trung Hải để mò gái, nhờ đó nhiều người có họ máu với Thần minh. Các thần đều vâng phục mệnh lệnh của Zéus, trừ có nữ thần Junon là em sinh đôi của Zéus và cũng là vợ của Zéus thì không chịu vì bà rất đanh đá chua ngoa, nên có lần Zéus bắt bà treo tòng teng giữa trời, hai chân bị buộc đá thêm vào cho nặng. Tuy ông ghê như thế nhưng bà cũng gớm: có lần bà trói cổ Zéus; may nhờ có thần Briarée gỡ cho mới thoát… Dân Hy Lạp mừng lễ thần Zéus và Junon rất long trọng, dâng cho ông ngày thứ năm gọi là Jeudi (Jovis Dies), còn Junon thì kính tháng sáu nên gọi là Juin. Ngoài ra dân Hy Lạp cũng còn thờ nữ thần Venus tính tình dữ tợn hay tích lòng cừu oán: ngày kính là thứ sáu (Vendredi). Roma thờ thần chiến tranh Mars nhiều hơn Hy Lạp nên lấy tháng Mars làm đầu năm. Hai dân La Hy còn thờ thần bợm rượu tên là Bacchus. Cuộc rước gọi là baccanales, khi đám rước về đích điểm thì nữ nam ráp lại một. Trong các Titans có Japet sinh ra một con tên là Prométhée được thần Minerve cho lên trời chơi. Prométhée nhờ cơ hội đó mới ăn cắp lửa đem về soi cho trần thế bớt tăm tối. Chẳng may Zéus phát giác ra được mới bắt Prométhée trói lên núi Caucase cho chim kền kền đến móc gan. Nhưng hễ ban ngày chim móc đi bao nhiêu gan thì ban đêm lại mọc ra bấy nhiêu. Sau 13 thế hệ Prométhée được cởi trói, nhưng Zéus đã đeo vào tai hắn một vòng sắt có miếng đá tiêu biểu cho núi Caucase, và gọi là cái nhẫn “Định Mệnh” nghĩa là phải đau khổ mới trông biết được một cái gì. Bởi vậy người ta lập đền thờ Prométhée ở Académie để ghi nhớ ơn đã đưa lừa xuống cõi âm u này và trong ngày lễ kính họ tổ chức những cuộc chạy đuốc, như ta thấy còn truyền tụng ngày nay trong thế vận hội. (*) (*) Mythologie Grecaue et Romaine de Commelin. Ed. Gerner, Paris

2b. Thần thoại Babylon Đầu tiên có Thái hoang: “Vào thời đại ở trên chưa có gì gọi được là trời, dưới chưa có gì gọi được là đất. Biến đại dương Apsu là cha các thần pha nước vào với Thái hoang Tiamat để sinh ra các thần tử tôn con cháu. Dần dần các vật bắt đầu lớn lên và thành hình. Đột nhiên nữ thần Tiamat khởi công giết hết mọi thần khác để cho Thái hoang một mình cai trị. Nhưng Thái hoang vì là Thái hoang (lộn xộn không có thứ tự nào hết) nên cai trị thế nào được. Bởi vậy mới xảy ra một cuộc đảo lộn phá mọi trật tự. Bấy giờ có thần Marduk phồng miệng thổi ra một luồng gió mạnh và dùng khí giới múa tròn để làm thành một trận bão tạt vào mồm Tiamat chính lúc nó mở ra để chực nuốt thần Marduk, bụng Tiamat tức khắc phồng lên, Marduk đâm cho một nhát vào bụng Tiamat liền nổ tan tành. Thần Marduk liền mổ Tiamat làm hai, một miếng treo lên làm trời, còn miếng kia trải ra làm đất.

Sau đó thần Marduk lấy đất sét nhào vớihàn huyết mình mà tạo dựng nên loài người để phụng sự các thần. Lúc đó con người hãy còn đơn sơ dốt nát như thú vật, mãi về sau mới có một loài dị thần nữa cá nửa người, nhưng khôn sáng như một hiền triết dạy cho ngừơi thái cổ hiểu biết các nghệ thuật, khoa học, cách thức xây thành, và ít nhiều luật lệ. Nhưng cũng vì những luật lệ đó mà sinh ra chuyện rắc rối: các thần giận loài người mà họ đã dựng nên vì không tuân luật nên mới làm hồng thủy để tiêu diệt loài người. May nhờ có thần minh triết tên là Ea động tình thương nhân loại ra tay cứu vớt một người tên là Sahamashnapisthim và vợ con ông ta vào tàu. Nước dâng lên cuồn cuộn, thây người trôi như cỏ rác. Các thần thấy thế liền khóc lọc nghiến răng nghĩ đến sự dại dột của mình và hỏi nhau: từ nay lấy ai cúng tế cho chúng ta. Đang khi ấy Sahamashnapisthim nhờ có tàu nên sống sót, và cuối cùng đỗ cạn trên đỉnh núi Nisir. Thoạt tiên ông thả một con chim câu đi do thám tình hình rồi sau đó ông dâng lễ vật cho các thần. Các thần nhận lễ vật với sự bỡ ngỡ và biết ơn. Các thần hít mùi, thấy rất tốt… Các thần xúm xít bâu lại trên của lễ như đàn ruồi.” Trên đây là mấy câu truyện thần thoại mẫu. Sau đây chúng ta thử tìm đọc ra ý nghĩa. Trên đã nói có hai lối tiếp thâu thần thoại, một là coi thần thoại như sự kiện lịch sử, hai là coi thần thoại chỉ là thần thoại. Lối sau này mới là đường lối của triết gia bàn về sau, ở đây chỉ bàn về lối một. Lối tiếp nhận thần thoại như lịch sử là coi thần thoại như biến cố đã xảy ra ở một nơi, trong một thời kỳ nhất định nào đó có thực sự, nên chưa là thần thoại mà chính là thần minh làm chủ tế điều động con người, vì thế niềm tin đó dễ trở thành lực lượng đàn áp biến lịch sử con người thành những trang đẫm máu của cuộc tranh đấu cho nền tự do con người. Để đi sát thực tại hơn chúng ta hãy nhìn qua lịch sử một vài nơi đã tiếp nhận thần thoại như là sự kiện lịch sử: Babylon, Assyrie, Hy Lạp v.v… mà chúng ta đã phát họa vài nét chung về thần thoại của họ để thấy hậu quả ra sao. Babylon: “Tôn giáo đối với họ chỉ là vấn đề nghi lễ hình thức hơn là vấn đề đời sống trong sạch gương mẫu. Giữ đạo là dâng cúng và tụng cho đủ một số kinh hạt nào đó, còn bên ngoài có thể khoét mắt người đối địch, cắt tay chân tù nhân, hoặc nướng sống trong lửa hồng mà không cho là mất lòng thần minh. Sau đó đi theo kiệu tượng Marduk diễn lại tấn kịch của thần chết đi và sống lại v.v…” Quan niệm thần như thế là lo cho thần chứ có lo chi cho con người. Dân Assyrie: thờ thần Ashur, là thần mặt trời có tính hiếu chiến và không thương kẻ thù địch; cái đạo họ theo chỉ cốt dạy cho dân ngoan ngoãn vâng phục cấp trên và biết cầu cho được nhiều ân huệ của thần thánh bằng ma thuật và sát tế mạng người. Trong một bia mới tìm ra được, nguời ta đọc thấy như sau: “tất cả những chiến sĩ bại trận này đã phạm tội đến thần Ashur và tìm cách chống đối với trẫm… Trẫm đã cho nhổ lưới chúng ra khỏi miệng và tiêu diệt chúng, những kẻ sống sót thì trẫm cho thiêu tế… chân tay chúng đã bị giật ra khỏi thân thể và ném cho chó cho heo ăn. Trong khi thi hành những việc này thì trẫm đã làm vui lòng các đại thần”.

Vua xứ Moap tên là Mesha đã giết con trưởng nam mà tế thần để xin thần giúp giải vây thành: khi thành được thoát nạn, vua cho là nhờ ơn thần mà được thắng trận nên đã giết thêm 7000 mạng người Do Thái để tạ ơn thần. Thần Moloch được những dân như Phéniciens, Carthage thờ, họ phải đem con đến để tế sống, khi đứa trẻ bị đặt vào hai bàn tay tượng giơ cao ra đàng trước thì liền tụt vào trong bụng tượng đang được nung đỏ, mẹ đứa trẻ phải đứng dự tế, không được tỏ dấu thương hay ứa ra một giọt nước mắt. Nếu nhỡ khóc là tỏ dấu bất kính. Mỗi lần tế như vậy người ta nướng sống có cả trăm đứa trẻ. Một dạo ở Carthage các nhà trưởng giả đi mua trẻ nhà nghèo về để tế thay; nhưng năm 307 trước dương lịch thành bị vây, họ sợ thần thịnh nộ nên các nhà quý tộc phải đưa chính con của mình ra tế. Lần ấy 200 trẻ bị đốt. Nhiều nơi người ta phải đánh trống đánh chiêng để lấn át tiếng trẻ thét vang khi bị bỏ vào lửa. Đó là kể sơ qua một vài trường hợp chứ còn biết bao nhiêu nữa. Bạn sẽ nói đó là những dân man rợ. Không đâu, trình độ văn minh mấy dân vừa nói trên cũng đã cao lắm rồi. Tuy thế mỗi khi văn minh cao lên, tình trạng trên có bớt đi nhưng không hết hẳn, nó thường biến thái và trở nên tinh tế hơn nên khó nhận ra mà thôi, chứ chư hết nạn giết người ngay được, không giết nhiều thì giết ít. Nhà túng không tiền nuôi con, mà vẫn phải đóng góp để xây cất điện đài thì đây cũng là một hình thái sát tế. Cho nên những việc sát tế như vậy vẫn còn kéo dài trong nhân loại tuy dưới những hình thức biến thái và nhẹ bớt đi đôi phân, nhưng người ta lại đánh những trống kèn mang tên khác, chẳng hạn như: nhân loại, tương lai, tự do, khổ hạnh… Tên tuy đẹp nhưng thực ra đó là những Moloch mới đã nuốt hại biết bao người vô tội. Bolchevich thí dụ đã giết từng trăm triệu người. Bây giờ chúng ta bàn kỹ hơn về Hy Lạp, bởi chính từ nơi đây đã phát xuất nền nhân bản của Au Châu thời phục hưng mà người ta hay coi là nền nhân bản cao nhất, nếu không là duy nhất. Tuy thế ta thấy nơi đây thần thoại cũng đã có thời được đón nhận như là lịch sử. Con người theo quan niệm cổ truyền Hy Lạp thuộc dòng dõi Titan là tử tôn của thần linh như đã kể trên. Loài người như vậy là con của các thần theo nghĩa huyết thống sinh lý. Chính sự xuất sinh do dòng dõi thần minh đó mới đem lại cho con người quyền làm người: vì thế những dân ngoại bang hay người không sinh bởi thần đều là nô lệ không được quyền làm người. Bởi quan niệm như thế, nên hầu hết gia phả của những dòng tộc lớn đều đưa ra tên một thần làm tông tổ. Có đủ số tên thần cho các gia đình lớn là vì nơi các thần, việc ngoại tình hay cả loạn luân không bị coi là một tội mà chỉ làmột truyện thường tình. Sau này ta thấy nhiều lần việc san sẻ vợ hay việc cho mượn vợ được khuyến khích (Civ IV tr.117 và 114). Lycurgue chế nhạo các kẻ không cho vợ đi nằm với những người khỏe để có con xinh cũng phát xuất từ quan niệm đó. Tóm lại ban đầu Hy Lạp tin thần thoại như Kinh thánh và tin phải sinh ra bởi dòng máu thần minh mới là người tự do. Chính niềm tin này đã đặt nền cho chế độ nô lệ trùm lên đầu có đến bảy tám mươi phần trăm dân chúng.

3. Khởi đầu nhân bản đấu tranh Cũng chính từ quan niệm trên mà nảy sinh nền nhân bản của Hy Lạp, nhưng đó chỉ là nền bản đấu tranh mà không là nền nhân bản an nhiên nhân chủ. Nền nhân bản đó phát xuất từ việc con các thần chống đối các thần, nên thật ra chưa là nhân bản mà là thần bản chống nhau, chống thực sự có đổ máu, mà thí dụ rõ nhất là cáci chết của Socrate đã bị án tử vì chống đối thần minh. Sở dĩ như vậy vì dân chúng tin tưởng những truyện thần thoại coi như lịch sử có thực, rồi luật pháp, chế độ và tục lệ đều căn cứ trên sự tin tưởng này. Đời sống quốc gia nhờ đó mà được thắt chặt và thần thoại trở thành cái hồn thiêng liêng của đất nước. Sau này đế quốc Hy Lạp sụp đổ một phần là vì cái hồn đó đã tắt thở. Nhưng ai làm cho hồn đó tắt thở. Thưa chính là những người như Socrate, Sophocle, Euripide, được người ta kính trọng như là những nhà sáng lập ra nhân bản học. Nhưng tại sao họ lại làmmột việc có hại cho nước họ như thế? Đó là thảm kịch. Là vì sự tin tưởng vào thần thoại chỉ hợp với đại chúng, cho con người sơ khai chất phát, tin tưởng thấy thần linh mọi nơi, và dẫu thần làm những việc vô lý như giết cha mẹ, yêu thiên tư… người ta cũng không đặt vấn đề, cho hay lòng tin tưởng thường rất mù quáng. Nhưng đến một giai đoạn tiến hóa nào đó, có mấy phần từ tinh anh nhận ra chỗ vô lý kia, họ so sánh hoc hỏi, mới nhận ra những điều trái ngược, nhiều khi rất tai hại, nhưng lại được đặt vào miệng của thần minh, thành thử thần xuất hiện như thiên tư, ghen tị, thù oán, nhỏ nhen, đủ mọi tật xấu. Những cái đó có thể ẩn tàng những chân lý sâu xa nào đó, nhưng lâu ngày người ta để mất ý thức và nay chỉ còn là kế hoạch kẻ cai trị cố duy trì làm phương thế bắt đại chúng vâng phục nhà cầm quyền thì khó, nhưng nói phải vâng phục thần minh thì dễ: tất cả trong dân gian đều tin như thế và đều kính sợ thần uy lực hơn con người biếtbao: vâng phục thần là chí lý, mà không ngờ đứng sau thần minh là các nhà chuyên chế. Mánh khoé đó có thể rất tốt cho sự bảo vệ xãhội, nhưng vì đã để mất tinh hoa nên thần thoại lấn át con người đến mức độ tàn tệ gây công phẫn nơi những người đã tiến hóa cao đủ để nhận ra và thế là họ phải đứng lên tranh đấu bênh vực con người, và đó là ngày khai sinh ra triết học tức là lúc con người thức dậy khỏi giấc mơ huyền thoại, giấc mơ ma thuật: mắt họ dần dần mở ra, họ không thể chấp nhận là thật nữa những cái họ vừa nhìn ra là ảo mộng. Họ tìm cách đánh thức anh em để khỏi mang ách nặng vô lối. Thế là xảy ra cuộc xung đột giữa họ với thần, hay đúng hơn với đám đông còn bám vào thần thoại như bám lấy tấm ván cứu rỗi. Khi đám đông thấy có người muốn vất tấm ván đó thì tất nhiên họ phải tự vệ, họ coi cái mớ tin tưởng kia quan trọng như một sống một còn, không phải của riêng ai mà là của cả một dân tộc, một quốc gia, là hương hoa tinh thần đảm bảo an ninh cho đất nước cũng như cho từng cá nhân, nên coi những người đả động đến cái di sản thiêng liêng đó là những tội nhân, vi phạm đến cái cốt tuỷ, cái hồn thiêng của họ. Đó là lý do sự bắt bớ một Socrate, một Euripide, một Apasie… tóm lại là tất cả những người bắt đầu sống đời sống suy tư dựa trên lý trí. Một ít tên tuổi kể trên chỉ là đại diện cho biết bao người khác trải qua các đời đã khổ sở, đã phải liều chết vì tranh đấu cho tự do con người khỏi ách thần thoại. Kết quả ở bên Hy Lạp là lớp thần

thoại cổ truyền đã chết ít ra trong lớp trí thức và lôi cuốn theo cả sự tan rã của đế quốc Hy Lạp. Đó là thảm trạng cho nền nhân bản Hy Lạp: đánh đổ được thần thoại nhưng một trật bóp chết tinh thần quốc gia; thực là “giết được chuột nhưng đốt luôn cả nhà”. Và thảm hại hơn nữa là nền nhân bản mới thiết lập không đứng nổi, thành ra trong công việc của các triết gia, phần tiêu cực thì nhiều, phần tích cực thì ít vì nền nhân bản đó chưa đạt tới nền móng sâu thẳm là tâm linh thì đã bị ngã quỵ trước lớp thần thoại khác xuất phát từ miền Cận Đông truyền sang dưới hình thức các tôn giáo gốc ở Babylon, Assyrie, Ai Cập. Các tôn giáo này có nhiều yếu tố tích cực giống với Kytô giáo, nên nhiều giáo phụ đã hồ nghi là quỷ ma bày bịa để làm lạc hướng loài người không nhìn ra được Chúa Cứu thế. Chính những yếu tố tích cực đó (yêu người không phân biệt đẳng cấp) đã là cớ chính đánh đổ nền nhân bản vừa mới xuất hiện chưa trút bỏ được tiền đề của thần thoại, thí dụ giai cấp bất bình đẳng, vì thế bị quật ngã do mấy tôn giáo mới tràn vào. Chính vì vậy ta cần học thêm mấy tôn giáo này để hiểu rõ nguyên do.

4. Những lý do ngã gục của nền nhân bản Hy Lạp Vào khoảng thế kỷ thứ bốn trước dương lịch các đạo miền Cận Đông khởi đầu tràn vào Hy Lạp, Roma và các miền phụ cận Địa Trung Hải. Thần được Hy Lạp nhận lâu đời trước nhất là Dionysos với những lễ nghi trọng thể để kỷ niệm sự hấp hối, cuộc tử nạn và phục sinh của thần mà người ta coi là Chúa Cứu thế. Người ta giết con gà đực đã được đồng hóa với Đấng cứu chuộc, rồi các người dự tế uống máu thông công ơn lành. Bên xứ Cappado có đạo thờ nữ thần tên là Ma về sau lan tràn sang xứ Ionie và Italie. Các tư tế của nữ thần này gọi là fantici, vì ở gần đền thờ gọi là fanum. Lúc tế tự thì họ nhảy múa theo nhịp kèn đồng và trống phách, nhịp đánh càng ngày càng mau cho đến lúc “xuất thần” thì họ cắn tay lấy máu vấy lên tường và những người dự lễ. Tư tế nữ thần Cibèle thì thường tự hoạn. Giao thiệp với thần thánh ít khi có lợi: không mất cái nọ cũng mất cái kia để biểu lộ sự vong thân của con người. Nữ thần Isis: Nhưng nổi hơn cả Cibèle và Ma là nữ thần Isis từ Ai Cập truyền bá ra mau lẹ: đó là mẹ đau thương, lân tuất và hay an ủi kẻ ưu phiền, chồng của nữ thần tên là Osiris được người ta mừng lễ sống lại trọng thể: họ rước tượng thần qua các đường phố và hát vang trời. “Chúng ta đã tìm lại được Orisis rồi”. Con của hai thần là Horus mà trong các bức chạm người ta thường thấy Isis bế trên tay. Lúc kiệu qua các phố người ta đọc kinh cầu xưng tụng là bà nữ vương trên trời, là “sao biển”, là “Mẹ Thiên Chúa”. Trong các tôn giáo thịnh đạt thời này thì đạo thờ Isis giống Kytô nhiều nhất vì lịch sử rất cảm động, lễ nghi đã tinh luyện, ca nhạc trong buổi lễ rất du dương với các tư tế vận áo trắng đầu hớt tóc kiểu triều thiên hành lễ rất trịnh trọng, với sự kính nể người nữ và niềm nở đón nhận mọi người bất phân quốc tịch, giàu nghèo, đẳng cấp. Vì thế đạo Isis truyền mạnh sang Hy Lạp thế kỷ thứ bốn trước dương lịch, rồi truyền sang đảo Sicile thế kỷ thứ ba, và xâm nhập Roma từ thế kỷ thứ hai, để rồi lan ra cùng khắp

đế quốc Roma. Ngày nay người ta còn tìm thấy được dấu vết ở các vùng chung quanh Địa Trung Hải, trên sông Seine, sông Danube, cho đến cả Londres bên Anh. Eleusis: Ngoài ra có nữ thần Eleusis cũng năng được nhắc tới. Người nhập đạo hay phải ăn chay, tắm trong một nơi đã chỉ định để tẩy rửa mình cách thiêng liêng, phải thú tội (điều làm cho Néron rất ngại ngùng) đoạn làm tế lễ thần thường là bằng một con heo. Đó là vài tôn giáo nổi hơn của một cao trào tôn giáo Cận Đông tràn sang Hy Lạp, Roma, Âu Châu, làm chìm mất nền nhân bản vừa nhú mọc (W.Durant, Story of Civ).

5. Lý do cuộc tái chiếm của thần thoại dưới hình thức tôn giáo W.Durant đưa ra mấy lý do sau đây: a) Những tôn giáo mới kể trên đây không có những truyện quá lố lăng như loạn luân, đam mê sắc dục, với những chuyện cha con,vợ chồng mưu hại nhau như kiểu thần thoại Hy Lạp, trái lại mang theo một cái gì thiêng liêng, có ý nghĩa cao hơn như thần Eleusis chịu chết rồi sống lại tượng trưng cho thiên nhiên mỗi năm tàn rụi mùa đông để mùa xuân lại đua nở. b) Các tôn giáo có tính cách phổ biến và bao dung không phân biệt giữa người ngoại quốc với chính dân Hy Lạp, giữa giàu và nghèo, giữa người thong dong và người nô lệ. Tất cả mọi người không phân biệt sang hèn, nam nữ, nô lệ hay thong dong đều được coi như nhau trước mặt các thần mới, do đó các tầng lớp nghèo túng và nô lệ ttin theo rất mau. c) Lại có những khía cạnh gây cảm tình rất dễ mủi lòng như nữ thần Cybèle và Isis là những mẹ bi ai đang bị đau thương dày vò rất giống từng triệu bà mẹ sầu héo thống khổ trong đời. Đã thế lại có đền thờ rộng rãi, nghi tiết cảm động nên rất hợp cho tâm tình đại chúng. d) Đang lúc đó nhân bản của các triết gia chỉ là cái gì thuộc văn nghệ dựa trên lý trí, chỉ có một số nhỏ những nhà trí thức mới lãnh hội nổi. Đã vậy nền nhân bản đó chỉ có mạnh ở chỗ đả phá thần thoại và rậm lời kể lể nhưng chưa có đủ yếu tố tích cực và vững chắc về tự do cũng như độc lập về tài sản. Về những điểm then chốt này thì nhân bản còn giống hệt thần thoại, vì thế không gây được ơn ích thực sự cho con người. Nói rằng Hy Lạp tranh đấu cho tự do con người thì cũng có, nhưng chưa chắc tới một phần mười người được hưởng thứ tự do đó, ngoại giả vẫn y nguyên, trước sau vẫn là nô lệ. Ta thấy còn xa biết bao họ mới đi đến được nhân bản trung thực, nhằm giải thoát mọi người. Platon cũng như Aristote vẫn còn coi chế độ nô lệ là hợp lý, đúng với luật thiên nhiên.

Cuối cùng chính triết học phải nhìn nhận rằng nhân bản suông, mà loại trừ thần thoại và tôn giáo ra ngoài thì không đủ sức làm mối dây thiêng liêng bảo tồn được tổ quốc, nhất là sau khi những hệ thống triết lý quay ra chống đối nhau, thì người ta đâm nghi ngờ về khả năng tri thức của lý trí: những hệ thống của Aristote, những lâu đài ý hệ của Platon lại làm nảy ra những người như Pyrrhon nghi ngờ cho đến cả sự hiện hữu của vạn vật. Đang lúc đó lòng tin tưởng là điều cần thiết cho con người không kém cơm bánh, cho nên nghi ngờ chỉ làtrạng thái bất ổn, và chính bản thân Pyrrhon lúc về già đã trở nên giáo sĩ thượng phẩm trong thị xã của ông, được mọi người cung kính như bậc tư tế. Zénon không tin linh hồn hằng sống, nhưng đến Sénèque cùng môn phái của Stoicien thì đã nói về thiên cung và âm phủ y như một tín đồ của phái Eleusis, và từ đấy triết học Stoique đã đèo bồng thêm tính chất thần học… Tựu trung Stoique đã đóng góp vào việc ngự trị của tinh thần Đông phương trên văn minh Hy Lạp. Trước khi bị Roma chinh phục, Hy Lạp đã thôi là Hy Lạp. Thế là công việc kiến tạo nền nhân bản bị bỏ dở dang từ đấy. Hy Lạp cũng như sau này Roma thường hay nói đến quyền lợi mà nhiều người bên ta lấy làm quý trọng cao cả, đâm ra trách cứ văn hóa Việt nho không biết tranh đấu cho quyền lợi! Có biết đâu rằng các nền triết Tây, luật Tây hay nói lớn lối về quyền lợi là tại đến 80% dân chúng mất mọi quyền lợi, mà quan trọng hơn cả là quyền làm người. Đó chẳng qua là luật “chỉ nói đến nước khi thiếu nước”. Nói nhiều đến quyền lợi vì biết bao người bị tước mất quyền làm người. Humanum paucis vixit genus: nhân loại chỉ sống cho một thiểu số. Cho tới ngày nay người ta thường đề cao triết học Hy Lạp coi như độc nhất vô nhị trong việc gây nên nhân bản, nhưng xét lại thấu đáo mới thấy rằng nó chưa thành công để thiết lập một khoa nhân bản trung thực gồm bên trong là chiều kích siêu linh, bên ngoài là trù liệu cho mọi người được tự do và độc lập trong tài sản. Vì thiếu những yếu tố đó nên nhân bản thất bại kéo theo những khuyết điểm sau: Những trận giặc vô nhân đạo do ý hệ gây ra. Quy chế nô lệ được duy trì miên viễn và được triết học bênh vực. Địa vị phục tùng quá khắt khe của người đàn bà. Thiếu chữ lễ nên sống buông lung. Cá nhân quá trớn thiếu hẳn óc công thể. Không lập nổi một nền tự do hòa bình. Tình trạng dở dang của nhân bản nọ vẫn kéo dài như thế khi chuyển sang Roma. Nơi đây người cha vẫn còn được quyền giết con, chồng được quyền giết vợ huống chi nô lệ, thì không những hắn mà cả vợ con đều là “của” cầm trong tay chủ (manicipia). Nếu trốn thì sẽ bị đóng đinh vào thập giá. Ngày thường nô lệ phải nai lưng làm cho chủ ăn

nhậu thỏa thuê, đến dịp đại lễ thì phải ra đấu với thú dữ, hoặc giết lẫn nhau cho chủ giải trí. Họ phải chết như vậy từng ngàn từng vạn. Trong tám cuộc đại hí do đại đế Auguste tổ chức, mười ngàn người bị chết trong đấu trường. Ai không tỏ ra hăm hở giết lát thì bị thích chữ vào mặt cho thêm hăng hái: ban sáng xua người ra cho thú dữ ăn thịt, ban trưa xua ra cho khán giả bắn chơi. Trước tấm bi kịch đó, các nhà trí thức, các triết gia không những đã không phản đối, lại còn hoan nghênh. Pline đã tán dương hoàng đế Trajan có công tổ chức những cuộc vui lớn lao, để gia tăng lòng hùng dũng của dân chúng. Tacite chỉ nhận xét: “Tuy có đổ máu thật nhưng được cái toàn là máu người hèn”. Cicéron viết: “Vui thú biết bao, giải trí dường nào cho một tinh thần đã được nhân bản hóa, được tinh luyện khi xem một con vật bị người săn đánh trúng ngực, hay một trong những kẻ giống ta, một người yếu đuối bị xé bởi một con thú mạnh mẽ hơn”. Chỉ có Sénèque nói lên được một hai câu khác giọng: “Con người một vật thiêng liêng đối với con người lại bị giết để làm trò mua vui ư?”. Nhưng mấy tiếng đó chỉ là con nhạn lạc loài giữa mùa đông giá tuyết. Trên ghế hàng đầu: các sãi giữ lửa, các hàng tư tế cũng đều mua vui như thế cả… và sự thể ở đâu vẫn nằm lì đó. Mãi sau này nhờ kinh tế tiến triển, lương tâm con người được thức tỉnh, mà nó bớt đi dần như tục nô lệ, hay là mất hẳn đi như những cuộc đại hí, thì nguyên uỷ là do căn cứ ngoại tại, như đế quốc Roma không còn, nhưng vẫn chưa có một nền nhân bản trung thực làm nền móng, ảnh hưởng thần thoại vẫn còn đè nặng trên thể chế xã hội.

THỜI PHỤC HƯNG Thời phục hưng được gọi là thời nhân bản nhưng thật ra đó mới là trở lại với sách vở Hy Lạp nhiều hơn là sáng tạo. Do vậy mỗi khi nói đến nhân bản là người ta liên tưởng tức thì tới một số sách của Hy Lạp tranh đấu cho tự do con người chống với thần thoại và gọi là “cổ điển nhân văn” (les humanités) nhưng xây trên nguyên tắc duy nhân (anthopologie hoặc anthropocentrique) nghĩa là con người được coi như thực thể bít kín không có liên hệ nào với Trời hay Đất chi cả, tức là thứ người trừu tượng con người của ảo mộng duy lý, thiếu mất chiều kích tâm linh vũ trụ. Đến thời phục hưng thế kỷ thứ 16, nền nhân bản đó được khai thác trở lại nhưng vẫn đặt trên nền cũ, tuy có thêm đôi chút tiến bộ do lương tri, chứ còn triết vẫn một chiều duy lý. Do đó những thuyết của Aristote, Platon chú trọng chế độ nô lệ là cần thiết cho xã hội vẫn được tiếp tục bảo vệ và truyền bá cho đến thời mới. Những triết gia như Hobbes, Darwin, Machiavel, Hegel… vẫn biện hộ cho việc dùng võ lực để chiếm đoạt và bóc lột các dân tiểu nhược. Ong Burckardt định nghĩa tinh thần phục hưng là sự khám phá ra cá nhân. Theo tôi đó chỉ là sự báo thù cho con người đã bị quên đi quá lâu nay được chú ý đến thì đi tới chỗ quá đáng gọi là cá nhân chủ nghĩa, tức là con người sống buông lung, không có đạo sống. Trong suốt thời cổ Au Châu nhờ có tôn giáo duy trì trật tự, nhưng bước sang thời mới họ giũ ách tôn giáo mà chưa tìm ra được đạo làm người trung thực thì đã bị bước vao thế kỷ 19 là thời khoa học cơ khí tiến lên tưng bừng rầm rộ làm át mọi giá trị nhân văn và dẫm chân lên con người. Một đàng đối nội đã sản ra

những quái thai như phát xít quốc xã và cộng sản! Phát xít đồng hóa con người với chính phủ mà họ gọi là nhà nước! Quốc xã tận diệt những người khác chủng tộc! Cộng sản giản lược con người vào yếu tố kinh tế vật chất. Đàng khác đối ngoại đã tru diệt biết bao dân tộc để chiếm đất đai. Nguyên một việc buôn người da đen đã tiêu diệt tới hai trăm triệu nhân mạng. Kant viết: “Sự bất công do các nước Tây Âu phạm đối với dân các nước bên ngoài ngay tự buổi tiếp xúc đầu tiên làm cho chúng ta phải rùng mình kinh hãi. Họ coi việc khám phá ra các dân da màu là một sự chinh phục. Mỹ Châu, những miền của dân da đen những đảo có đồ gia vị, đối với họ là những đất không có chủ, vì họ coi những dân bản thổ như không có… Tất cả những việc đó là việc làm của những cường quốc khoe mình là sùng đạo và mặc dầu họ phạm pháp ngập đầu tội ác, họ vẫn tự xưng minh thuộc đạo chính thống ngang với các kẻ được Chú chọn (*). Sự thiều nền nhân bản đã là một trong những lý do coi rẻ mạng sống các dân tộc khác, đồng thời là căn nguyên gây nên cơn khủng hoảng tinh thần lớn lao hiện nay mà chưa biết bao giờ mới thoát khỏi. Người ta vẫn mong chờ sự xuất hiện của một nhà phân tâm lịch sử để cứu gỡ lương tâm con người khỏi ách nô lệ thần thoại. (*) Trưng theo W.Durant: Vies et Doctrines des philosophes. Payot, p.316 Chưa giũ xong ách thần thoại thì làm sao có được nhân bản. Tuyên Ngôn Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc chẳng hạn (1944) chưa phải do một nền triết lý có căn cơ siêu hình mà mới là những thể chế thuộc trung tầng của lương tri và nền kinh tế thịnh vượng là những cái không bao giờ vượt qua nhãn giới thông thường và trực tiếp. (Còn tiếp) >>> VIQR <<< NHA^N CHU? (1) Trie^'t Gia Kim DDi.nh NO^.I DUNG 1. NHA^N CHU? 2. THIE^N KHO+?I 3. DDI.A KHO+?I 4. NHA^N KHO+?I 5. THA^N PHA^.N CON NGU+O+`I XUYE^N QUA TRIE^'T LY' A^'N DDO^. 6. CON NGU+O+`I QUA NHU+~NG NE'T CA(N CO+ 7. THUYE^'T THIE^N ME^.NH 8. THU+? DDE^` RA MO^.T KHA^?U HIE^.U SO^'NG: TA^.N KY` TI'NH 9. TI'NH ME^.NH HAY VA^'N DDE^` CU+'U CA'NH CU?A CON NGU+O+`I 10. MA^~U NGU+O+`I QUA^N TU+? 11. TO^?NG KE^'T THO+`I DDA.I DA^N TO^.C

I. Nha^n Chu? Con ngu+o+`i chi'nh ra pha?i la` chu? nha^n. Kho^ng nhu+~ng la`m chu? ca'c va^.t du.ng ca^`n thie^'t cho mi`nh ma` tru+o+'c he^'t va` tre^n he^'t la` la`m chu? ngay chi'nh ba?n tha^n mi`nh, ta^m ho^`n mi`nh, va^.n he^. mi`nh. Va^.y ma` ky` la. thay cho to+'i nay con ngu+o+`i chi? la` mo^.t no^ le^., kho^ng nhu+~ng trong lo^'i sinh so^'ng, lo^'i ha`nh ta'c ma` luo^n trong lo^'i ca?m nghi~ ma` le~ ra pha?i thie^'t la^.p ddu+o+.c ne^`n nha^n chu? ngay trong ddo+.t ca?m nghi~ ma` le~ ra pha?i thie^'t la^.p ddu+o+.c ne^`n nha^n chu? ngay trong ddo+.t ca?m nghi~, ngay ddo+.t ly' tu+o+?ng no.. The^' nhu+ng ddo' la` ddie^`u cho to+'i nay ha^`u nhu+ kho^ng mo^.t ne^`n trie^'t ho.c hay ddu+'c ly' na`o dda~ tha`nh tu+.u, tra'i la.i ha^`u he^'t dda~ ma(.c nhie^n cha^'p nha^.n nhu+~ng tie^`n dde^`, nhu+~ng nguye^n ly' cu~ng nhu+ cung ca'ch suy tu+ ca?m nghi~ da^~n tha(?ng dde^'n cho^~ no^ le^. con ngu+o+`i. DDa^'y la` ly' do sa^u xa gia?i nghi~a ta.i sao cho to+'i nay ca'c ne^`n thuye^'t ly' to? ra vo^ ti'ch su+. trong vie^.c gia?i pho'ng con ngu+o+`i. Va^.y dda^y la` ddie^`u chu'ng ta ca^`n pha?i kho+?i co^ng ngay tu+` ddo+.t ly' tu+o+?ng na`y va` ca^u ho?i dda^`u tie^n dda(.t ra la` ta.i sao ca'c ne^`n trie^'t thuye^'t dda~ vo^ ti`nh cha^'p nha^.n va` cu?ng co^' ti`nh tra.ng no^ le^. con ngu+o+`i. So+? di~ nhu+ va^.y vi` dda~ dda(.t ne^`n ta?ng ngoa`i con ngu+o+`i, no'i theo Vie^.t nho la` dda(.t ne^`n tre^n thie^n hay ddi.a ta.m di.ch la` duy ta^m hay duy va^.t, va` do ddo' la^m va`o ca?nh vong tha^n hay vong ba?n, ca? hai thua^.t ngu+~ dde^`u no'i le^n su+. que^n ba?n go^'c con ngu+o+`i ma` theo Vie^.t nho la` ca'i ddu+'c cu?a thie^n cu?a ddi.a “nha^n gia? ky` thie^n ddi.a chi ddu+'c”. So+? di~ ca'c trie^'t thuye^'t dda~ vong tha^n vi` kho^ng nha^.n ra hai co^.i go^'c ddo', hoa(.c co' the^? tha^'y nhu+ng kho^ng bie^'t cu. the^? ho'a chu'ng dde^? tro+? tha`nh mu.c tie^u phu.c vu. con ngu+o+`i, ne^n trie^'t va^~n va^.n ha`nh trong duy thie^n hay duy ddi.a (hoa(.c duy ta^m hay duy va^.t). Va^.y cu. the^? thi` thie^n ddi.a chi ddu+'c la` gi`? Ne^'u no'i theo ca^u “Thie^n vie^n ddi.a phu+o+ng” (tro+`i tro`n dda^'t vuo^ng), thi` ddo' la` tu+. do va` bi`nh sa?n. Tu+. do ddi vo+'i thie^n vie^n chi? ca'i gi` tro`n dda^`y kho^ng co' ha.n cu.c, gio+'i mo^'c. Theo ddo' thie^n chi ddu+'c co' nghi~a la` con ngu+o+`i chi? thu+.c su+. la` ngu+o+`i khi ddu+o+.c hu+o+?ng mo^.t ne^`n tu+. do cha^n chi'nh, vi` chi? co' the^' no' mo+'i pha't trie^?n he^'t mo.i kha? na(ng cu?a mi`nh, la` nhu+~ng tie^`m na(ng a(n sa^u trong co~i me^nh mo^ng vo^ bie^n, vo^ te^', tu+'c la` tu+. do, the^' ne^n tu+. do la` mo^.t bo^?n go^'c, va^.y ma` ca'c trie^'t ho.c dda~ tha^'t ba.i trong vie^.c tranh thu? ne^`n tu+. do, nhu+ se~ chu+'ng minh sau dda^y. DDa`ng kha'c, dde^? duy tri` tu+. do du` mo+'i la` thu+' tu+. do ha`ng ngang thuo^.c xa~ ho^.i cu~ng ca^`n co' mo^.t ne^`n ta?ng kha'c kho^ng ke'm pha^`n quan tro.ng, ddo' la` a(n vi` kho^ng a(n la` che^'t. Muo^'n kho?i che^'t thi` pha?i a(n, ma` dde^? mo.i ngu+o+`i ddu+o+.c so^'ng thi` mo.i ngu+o+`i pha?i ddu+o+.c a(n, vi` the^' ma` ca^`n dde^'n the^? che^' qua^n pha^n ta`i sa?n, go.i la` bi`nh sa?n, ne^n bi`nh sa?n la` mo^.t go^'c kha'c vo+'i “ddi.a chi ddu+'c” hay la` ddi.a phu+o+ng. DDa`nh ra(`ng kho^ng co' bi`nh sa?n cu~ng co' the^? co' a(n, nhu+ng ddo' la` ca'i a(n qua' le^. thuo^.c la`m ma^'t tu+. do kho^ng co`n ho+.p vo+'i bo^?n “thie^n chi ddu+'c”. Vi` va^.y ca^`n bi`nh sa?n nhu+ mo^.t co^.i go^'c thu+' hai. Nhu+ the^' tu+. do cu~ng nhu+ bi`nh sa?n la` hai ye^'u to^' bie^?u thi. ba?n cha^'t ca^'u ta.o ne^n con ngu+o+`i: thie^'u a(n thi` he^'t so^'ng, thie^'u tu+. do thi` so^'ng kho^ng co`n la` ca'i so^'ng cu?a ngu+o+`i, ma` la` cu?a ddoa`n cu+`u, cu?a ddo^'ng dda', ga.ch, dda^'t. Va^.y kho^ng chu' y' to+'ihai ddie^?m ddo' la` vong tha^n, vong bo^?n,

cho ne^n su+' ma.ng cu?a trie^'t ly' pha?i la` giu'p con ngu+o+`i thu+.c hie^.n ddu+o+.c hai mu.c tie^u no.. Nhu+ng cho to+'i nay chu+a no+i na`o dda.t ddu+o+.c hai mu.c tie^u tre^n, ne^n ke^? la` chu+a co' cuo^.c gia?i pho'ng con ngu+o+`i. Vi` ne^'u kho^ng tu+ ba?n thi` la.i co^.ng sa?n, chu+a co' bi`nh sa?n. Co`n tu+. do thi` mo+'i ta^.p te^~nh o+? ddo+.t da^n chu? chu+a dda^u dda.t ddu+o+.c nha^n chu?. Ne^'u ta go.i tu+. do la` no'i co`n bi`nh sa?n la` a(n, thi` be^n co^.ng sa?n (ha~y ta.m cho nhu+ the^') mo+'i nghi~ dde^'n cho a(n (nghi~ dde^'n kha'c vo+'i cho thu+.c su+.), be^n tu+. do mo+'i nghi~ dde^'n cho no'i (*). Nhu+ va^.y be^n kia mo+'i la` co^' ddi to+'i ddi.a chi ddu+'c, va` be^n na`y mo+'i la` co^' dda.t thie^n chi ddu+'c. Ca? hai dde^`u vong bo^?n vi` con ngu+o+`i kho^ng la` thie^n chi ddu+'c, cu~ng kho^ng la` ddi.a chi ddu+'c, ma` la` ca? hai. DDa^y la` cha^n ly' ne^`n ta?ng, ma` ngao nga'n thay cho to+'i nay ha^`u nhu+ chu+a ne^`n trie^'t ho.c na`o nha^.n ra ddu+o+.c dde^? ma` pha't trie^?n tha`nh ly' tu+o+?ng hoa.t ddo^.ng. Ta^'t ca? co`n mo^.t chie^`u ne^n toa`n no'i nhu+~ng chuye^.n dda^u dda^u, xa vo+'i con ngu+o+`i. Vi` the^' ma` co' mo^.t tha?m tra.ng xa?y ra la` thie^.n chi' gia?i pho'ng con ngu+o+`i co' thu+`a, nhu+ng kho^ng ai dde^? y' dde^'n bo^?n go^'c, ne^n tre^n the^' gio+'i, phe tu+. do cu~ng nhu+ phe co^.ng sa?n, co' ha`ng trie^.u ngu+o+`i hy hie^'n tha^n ta^m dde^? phu.c vu. con ngu+o+`i, ma` trong thu+.c te^' la.i chi'nh la` ddang ho+.p ta'c va`o vie^.c re`n luye^.n cho vu+~ng the^m nhu+~ng xie^`ng xi'ch tro'i buo^.c con ngu+o+`i, cu~ng nhu+ tu+o+'c ddoa.t the^m i't quye^`n la`m ngu+o+`i co`n so't la.i, dde^'n no^~i co' the^? no'i: Ke^? tu+` thie^n ha. ye^u nhau, DDo^'ng xu+o+ng vo^ ddi.nh dda~ cao ba(`ng dda^`u. (*) Ca^u na`y pha?i hie^?u do.c da`i xuye^n qua ho+n 20 the^' ky? vu+`a qua. Hie^.n nay dda~ co' su+. ca?i tie^'n. Nhu+ng va^~n co`n mo+'i, chu+a dda.t to+'i ne^`n ta?ng. Tha?m tra.ng ddo' dda~ xa?y ra bo+?i thie^'u minh trie^'t, hay i't ra ta.i thie^'u mo^.t trie^'t ly' dda(.t ne^`n mo'ng tre^n con ngu+o+`i. Vi` the^' ngu+o+`i ta cu+' tie^'p tu.c truye^`n dda.t ne^`n gia'o du.c cu~ng nhu+ quan nie^.m cu?a xa~ ho^.i pha't xua^'t tu+` quy' to^.c La Hy xu+a, ma` kho^ng mo^.t la^`n nhi`n cho ro~ ca'i ne^`n mo'ng cu~ ddo' thuo^.c loa.i na`o. Hoa' cho ne^n nhu+ ga` a^'p tru+'ng vi.et, con no+? ra kho^ng chi.u theo me., ma` ddo`i so^'ng du+o+'i nu+o+'c. Con ngu+`o+i dda(.t ne^`n tre^n thie^n hay ddi.a cu~ng gio^'ng nhu+ va^.y: thie^.n chi' thi` muo^'n la`m o+n cho ngu+o+`i, ma` ha^.u qua? co^ng vie^.c cu?a mi`nh la.i quay ra dda`n a'p con ngu+o+`i. Qua? thu+.c ddu+o+`ng da^~n dde^'n ho?a ngu.c la't toa`n ba(`ng thie^.n chi'. Ta ha~y thu+? ddi xa ho+n, ro^.ng ho+n dde^? tha^'y su+. thu+.c ddo'. Tru+o+'c he^'t ha~y ddi va`o li.ch su+?, dda(.t le^n trie^'t ho.c A^u Ta^y ca'i nhi`n to^?ng qua't thi` se~ nha^.n ngay ra nhu+~ng tru.c tra(.c ve^` hai ne^`n ta?ng kia. Ta bie^'t to^? su+ trie^'t ho.c Ta^y phu+o+ng la` bo^. ba Socrate, Platon, Aristote. Va^.y ma` ca? ba dde^`u cha^'p nha^.n che^' ddo^. no^ le^. (thuo^.c bo^?n tu+. do hay la` thie^n chi ddu+'c). Ho+n the^' nu+~a co`n cho ddo' la` su+. ca^`n thie^'t, vi` kho^ng no^ le^. thi` la^'y ai la`m vie^.c, ma` thie^'u ngu+o+`i la`m vie^.c thi` xa~ ho^.i su.p ddo^?. Bo+?i the^' Aristote ba`o chu+~a chie^'n tranh, vi` no' la` phu+o+ng tie^.n giu'p cho co' ddu+o+.c no^ le^., o^ng kho^ng cho chie^'n tranh la` xa^'u, ddo' cha(?ng qua chi? la` cuo^.c sa(n no^ le^., mo^.t ca'ch ngang nhie^n, o^ng dda~ ddo^`ng ho'a vie^.c ba('t no^ le^. vo+'i vie^.c ddi sa(n thu', tu+'c ddo^`ng ho'a ngu+o+`i vo+'i va^.t va^.y. Chu'ng ta ne^n nho+' ra(`ng trie^'t ho.c Ta^y A^u cha(?ng qua la` vie^.c no^'i da`i Platon, Aristote. Tha^`y ba?o sao muo^n the^' he^. tro` cu+' cu'i dda^`u ra^.p ma^~u nhu+ the^',

cha(?ng he^` bao gio+` bie^'t ro+`i bo^. sa'ch dde^? nhi`n tha(?ng va`o tha^n pha^.n con ngu+o+`i ma` suy tu+, cu`ng la('m thi` chi? la` ddo^'i ly' vo+'i le~ cu~ng la^'y o+? sa'ch. Ne^'u Aristote gia?i nghi~a ca(n do no^ le^. ba(`ng nhie^.t ddo+'i (tu+. do la` ha^.u qua? cu?a xu+' la.nh!), thi` mo^n dde^. la.i gia?i nghi~a ba(`ng to^.i, hoa(.c ba(`ng hi`nh pha.t do to^.i. Ma` y' nie^.m to^.i ddu+o+.c duy tri` ne^n che^' ddo^. no^ le^. cu~ng ddu+o+.c duy tri` cho to+'i nga`y ddu+o+.c ky~ thua^.t pha' vo+~. DDe^? no'i cu. the^? thi` che^' ddo^. no^ le^. ddu+o+.c gia?m bo+'t kho^? cu+.c la` nho+` nhu+~ng ca?i tie^'n ky~ thua^.t cu?a ca'i khoang qua`ng co^? con va^.t ke'o xe o+? the^' ky? thu+' 10, va` nhu+~ng ky~ thua^.t cha.y ta`u thuye^`n tu+` the^' ky? thu+' 13 tro+? ddi (*). Ro^`i sau ddo' ky~ thua^.t tie^'n da^`n thi` mo+'i co' xa?y ra su+. ddi le^n cu?a vie^.c ba~i bo? che^' ddo^. no^ le^.: Hoa Ky` ba~i bo? na(m 1808 Anh ba~i bo? na(m 1833 Pha'p ba~i bo? na(m 1845 Bo^` DDa`o Nha ba~i bo? na(m 1856 (*) Attelage moderne et le gouvernail d’e'tambot a` charmie`re. (L’esclavage par M.Lengelle, Paris 1955 p.31) Xem ba?ng tre^n ta tha^'y vie^.c gia?i pho'ng no^ le^. chi? xa?y ra va`o lu'c khoa ho.c ky~ thua^.t dda~ tie^'n ma.nh, ne^n pha?i no'i ddo' la` he^. qua? cu?a ky~ thua^.t chu+' kho^ng do thuye^'t ly' na`o he^'t. DDu? bie^'t nhu+~ng chu+~ tu+. do, bi`nh dda(?ng, du` co' ddu+.o+c trie^'t ho.c no'i le^n cu~ng cha(?ng qua la` ho` he't theo dduo^i, theo lu~ ddo^ng va^.y tho^i, chu+' thu+.c ra thie^'u ne^`n ta?ng, va` do ddo' thie^'u hie^.u na(ng. Vi` the^' ma` no' da^~n dde^'n su+. thu+.c thu+' hai la` che^' ddo^. no^ le^. dda~ kho^ng ddu+o+.c ba~i bo? ma` chi? thay ddo^?i hi`nh thu+'c hay la` chuye^?n cho^~. Thi' du. ca'i na.n ngu+o+`i bo'c lo^.t ngu+o+`i dda~ tu+` no^ le^. chuye^?n sang no^ng no^. Ro^`i tu+` no^ng no^ chuye^?n sang tho+. thuye^`n A^u Cha^u the^' ky? 19, ro^`i tu+` ddo' chuye^?n sang dda^`u co^? ca'c da^n nhu+o+.c tie^?u, hoa(.c tie^'p no^'i du+o+'i che^' ddo^. co^.ng sa?n dde^? tro+? ne^n mo^.t thu+' no^ le^. cu`ng to^.t: no^ le^. kho^ng nhu+~ng trong tu+`ng mie^'ng co+m ma` ca? dde^'n lo+`i no'i, ca'i nhi`n, ca?m nghi~, nghe ngo'ng, ca'i cu+o+`i. To'm la.i kho^ng the^? dda^?y che^' ddo^. no^ le^. dde^'n cho^~ kho^'n cu`ng ho+n ddu+o+.c nu+~a. Nhu+ va^.y la` che^' ddo^. no^ le^. chi? ddo^?i da.ng thu+'c chu+' co' ddu+o+.c ba~i bo? dda^u. Hay co' the^? no'i le^n su+. thu+.c dda'ng buo^`n ho+n nu+~a, la` ky~ thua^.t dda~ gia?i pho'ng no^ le^. thi` trie^'t ho.c (tu+ ba?n va` co^.ng sa?n) la.i no^ le^. ho'a no' tro+? la.i du+o+'i hi`nh tha'i khoa ho.c ho+n, chu+' thu+.c te^' che^' ddo^. no^ le^. chu+a ddu+o+.c ba~i bo?. Vi` tu+. do vo^'n ga('n lie^`n vo+'i che^' ddo^. qua^n pha^n ta`i sa?n, va^.y ma` quye^`n tu+ sa?n tuye^.t ddo^'i va^~n ddu+.o+c duy tri` va` hie^.n nay tro+? ne^n tu+ ba?n, ro^`i co^.ng sa?n pha?n ddo^.ng la.i la^.p ra che^' ddo^. vo^ sa?n, nhu+ng tu+.u trung va^~n la` tu+ ba?n, chi? thay ddo^?i chu?. Vi` the^' ma` lie^n he^. giu+~a con ngu+o+`i vo+'i nhau va^~n chi? la` lie^n he^. chu? no^ chu+' chu+a co' lie^n he^. ngu+o+`i vo+'i ngu+o+`i. Cho ne^n cuo^'i cu`ng pha?i ke^'t lua^.n la` nha^n loa.i va^~n thie^'u tu+. do va` bi`nh sa?n tu+'c thie^'u hai ba?n go^'c con ngu+o+`i. Hie^.n nay hai chu+~ co^ng ba(`ng va` tu+. do ddang ddu+o+.c nha('c nho+? to+'i ra^'t nhie^`u, nhu+ng kho^ng dda.t ddu+o+.c co^ng hie^.u na`o kha'c ngoa`i vie^.c no'i le^n su+. thie^'u so't cu?a hai ca'i ddo', y nhu+

ngu+o+`i ta chi? no'i to+'i ra(ng khi ra(ng ddau. Cu~ng va^.y hie^.n nay co^ng ba(`ng va` tu+. do ddu+o+.c no'i to+'i nhie^`u la` ta.i chu'ng la^m be^.nh, ca`ng no'i nhie^`u ca`ng to? ra la` con be^.nh tra^`m tro.ng. Xe't to+'i ca(n nguye^n thi` nhu+ Nietzsche nha^.n xe't la` ta.i cha(?ng ai ddu+a ra ddu+o+.c hu+o+'ng ddi, ta^'t ca? dde^`u chi? la` mo^.t ddoa`n cu+`u kho^ng ngu+o+`i cha(n. “Un seul troupeau, pas un berger”. Ta.i sao? Vi` cho to+'i nay mo+'i co' trie^'t dda(.t ne^`n tre^n thie^n hay ddi.a, ne^n chi? co' phu.ng su+. cho tro+`i, cho dda^'t, cho ky~ thua^.t, cho tie^`n ta`i, ma` chu+a phu.ng su+. cho con ngu+o+`i, vi` the^' thie^.n chi' phu.ng su+. con ngu+o+`i kho^ng thie^'u, nhu+ng thie^'u mo^.t ne^`n trie^'t xa^y tre^n nha^n chu? ti'nh tha`nh ra thie^'u ta^'t ca?. Va` ddo' la` cho^~ muo^'n go'p pha^`n cu?a bo^. trie^'t ly' nha^n chu? na`y, mo^.t ne^`n trie^'t nha(`m va^.n ddo^.ng dda(.t la.i quye^`n la`m ngu+o+`i, ddem chu? quye^`n ddo' dda(.t va`o chi'nh tay con ngu+o+`i. Mo^.t ne^`n trie^'t nha(`m ta.o ddo+`i so^'ng an nhie^n thanh thoa't cho ca? tha^n la^~n ta^m, cho mo.i ngu+o+`i kho^ng pha^n bie^.t to^n gia'o, ma`u da, tu+ ba?n hay vo^ sa?n, ma` la` gu+?i to+'i con ngu+o+`i xe't la` ngu+o+`i, tu+'c con ngu+o+`i nha^n chu? tu+. mi`nh ddi.nh ddoa.t ve^` so^' pha^.n mi`nh, ma` kho^ng pha?i hy sinh mi`nh dde^? ddi no^ le^. cho tro+`i hay dda^'t. DDa^y se~ la` mo^.t cuo^.c ca'ch ma.ng vi~ dda.i nha^'t trong vie^.c gia?i pho'ng con ngu+o+`i, dde^? ddu+a con ngu+o+`i va`o pha^`n dda^'t cu?a mi`nh, no+i mi`nh la`m chu? nha^n o^ng, dde^? co' the^? cha^'m du+'t nhu+~ng lo a^u ga^y ne^n do tro+`i do dda^'t, va` ddu+o+.c so^'ng thanh thoa't an nhie^n, do ddo' trie^'t ly' nha^n chu? cu~ng go.i la` trie^'t ly' an vi. Va^.y no' xin ddu+o+.c quye^`n ke^u go.i nhu+ sau: HO+~I NGU+O+`I HA~Y DDOA`N KE^'T LA.I DDo' la` lo+`i ke^u go.i dda^`u tie^n ddu+o+.c nghe tre^n ma(.t dda^'t na`y. Co^.ng sa?n ke^u go.i “ho+~i nhu+~ng ngu+o+`i vo^ sa?n ha~y ddoa`n ke^'t la.i”. Ha^.u qua? la` bao trie^.u ngu+o+`i “hu+~u sa?n” dda~ ma^'t dda^`u. Cu~ng nhu+ nhu+~ng lo+`i ho^ “ho+~i ca'c ngu+o+`i cu`ng to^n gia'o ha~y ddoa`n ke^'t la.i” dda~ ga^y ne^n bao nhie^u cuo^.c chie^'n tranh to^n gia'o. Vi` the^', la^`n na`y pha?i ho^: ho+~i ngu+o+`i ma` kho^ng co`n gi` theo sau, chi? bie^'t dde^'n ngu+o+`i nhu+ mo^.t nha^n chu?. Vi` la` nha^n chu? ne^n no' se~ kho^ng no'i “ho+~i ca'c co^ng nha^n ha~y ddoa`n ke^'t la.i”, hoa(.c “ho+~i ca'c ngu+o+`i da tra('ng, hay ho+~i ca'c ngu+o+`i da va`ng, hay ho+~i nhu+~ng ngu+o+`i nghe`o, ho+~i nhu+~ng ngu+o+`i ddang bi. dda`n a'p bo'c lo^.t ha~y ddoa`n ke^'t la.i”. Ma` chi? no'i co' mo^.t tie^'ng Ngu+o+`i tinh ro`ng kho^ng gi` ngoa.i lai pha va`o ddo', chi? la` nguo+`i va` chi? tre^n cu+o+ng vi. ddo' con ngu+o+`i pha?i ddoa`n ke^'t la.i, dde^? pha' bo? nhu+~ng xie^`ng xi'ch do thie^n hay ddi.a ta.o ra dde^? con ngu+o+`i tro+? la.i o+? nha` cu?a mi`nh dde^? mi`nh tu+. la`m chu? la^'y, la`m mo^.t o^ng vua trong ba vua la` tro+`i, dda^'t, ngu+o+`i. DDa^y la` ddi.a vi. vu+`a cao ca? vu+`a qua^n bi`nh nha^'t cu?a con ngu+o+`i ma` cho to+'i nay chu+a co' ne^`n trie^'t thuye^'t na`o bie^'t dda.t no^?i va` vi` va^.y dda^y se~ la` ddie^`u chu'ng ta thu+? kho+?i co^ng trong quye^?n na`y du+o+'i tie^'ng vang vo.ng cu?a ca^u: HO+~I NGU+O+`I HA~Y DDOA`N KE^'T LA.I. II. THIE^N KHO+?I 1. The^' lu+.c cu?a mo^.t kho+?i ddoan Chu+~ thie^n o+? dda^y ddu+o+.c hie^?u la` nhu+~ng tin tu+o+?ng ve^` tha^`n tha'nh quy? ma hie^.n hi`nh trong va(n ho'a du+o+'i danh tu+` tha^`n thoa.i. Li.ch su+? va(n

ho'a cho tha^'y ta^m thu+'c con ngu+o+`i ddo^'i vo+'i tha^`n thoa.i ra^'t kha'c nhau: tu+` tin tu+o+?ng tuye^.t ddo^'i (ddo' la` thie^n kho+?i) cho to+'i cho^'i bo? hoa`n toa`n (ddo' la` ddi.a kho+?i), co`n vo+'i nha^n kho+?i thi` tha^`n thoa.i la.i la` ta^'m gu+o+ng pha?n chie^'u kha' trung thu+.c ba?n cha^'t cu?a mo^.t ne^`n va(n ho'a. DDo' la` nhu+~ng trang sa'ch co^? xu+a nha^'t va` chie^'u gia~i mo^.t ca'ch trung tha`nh nha^'t ca'i vu~ tru. quan va` nha^n sinh quan cu?a mo^.t nho'm da^n, cu?a mo^~i kho^'i ngu+o+`i. Theo ddo' thi` tha^`n thoa.i chi'nh la` di sa?n tinh tha^`n cu?a tu+`ng da^n to^.c, co' the^? du`ng dde^? ti`m hie^?u nhu+~ng khuynh hu+o+'ng, nhu+~ng the^' gio+'i ba^.n ta^m cu?a mo^~i ddoa`n ngu+o+`i. Va^.y ne^n quan nie^.m coi tha^`n thoa.i la` giai ddoa.n tie^`n lua^.n ly' (pre'logique) dda~ lo^~i tho+`i. Ba^y gio+` dda~ dde^'n giai ddoa.n ca^`n du`ng tha^`n thoa.i nhu+ nhu+~ng bu+o+'c dda^`u, nhu+ kho+?i ddoan cu?a mo^.t ne^`n va(n ho'a. Ne^'u ga.t sang be^n nhu+~ng tru+o+`ng ho+.p ngoa.i le^. dde^? nhi`n mo^.t ca'ch to^?ng qua't, chu' tro.ng dde^'n nhu+~ng ddie^?m then cho^'t thi` ta se~ ti`m ra o+? tha^`n thoa.i nhu+~ng kho+?i ddoan dda(.c bie^.t dde^? hie^?u mo^.t ne^`n va(n ho'a nha^'t ddi.nh. “Ngu+o+`i sao chie^m bao va^.y” ma` ta co' the^? di.ch sang Pha'p va(n: “dis-moi ton monde et je te dirai qui tu es”. Ha~y no'i cho ta nghe ve^` ca'c tha^`n thoa.i cu?a ngu+o+i (chie^m bao cu?a ngu+o+`i ddo') ro^`i ta se~ no'i cho ngu+o+i bie^'t ngu+o+i la` ai, va(n ho'a cu?a ngu+o+i xa^y tre^n ne^`n ta?ng na`o, kho+?i dda^`u tu+` dda^u. No'i theo trie^'t ho.c hie^.n dda.i thi` kho+?i ddoan cu?a mo^.t ne^`n trie^'t thu+.c la` quan tro.ng, no' chi'nh la` trung ta^m chie^'u gia~i a?nh hu+o+?ng va`o ca'c va^'n dde^` nhu+ trung ta^m ddie^?m to?a ra chu vi. Kho+?i ddoan ddo' trie^'t hie^.n dda.i go.i la` “su+. kie^.n so+ kho+?i” (le fait primitif) tu+'c la` su+. kie^.n ddo+n gia?n nha^'t kho^ng the^? gia?n lu+o+.c the^m ddu+o+.c nu+~a. Vi` the^' no' co' ti'nh ca'ch ne^`n mo'ng dde^'n no^~i ta co' the^? no'i nhu+ Holderling: Ngu+o+`i ta ba('t dda^`u la`m sao thi` se~ ke^'t thu'c nhu+ va^.y. Theo trie^'t Nho ta pha^n ra ba kho+?i ddoan la` Thie^n, DDi.a, Nha^n theo ca^u “Thie^n ddi.a nha^n va.n va^.t chi bo^?n da~”. Thie^n la` tro? va`o ne^`n ho.c va^'n kho+?i ddoan tu+` tha^`n thoa.i, khi tha^`n thoa.i ddo' ddu+o+.c dda.i chu'ng tin tu+o+?ng dde^'n ddo^. ddu? dde^? bi. no' sai su+?. Cha(?ng ha.n nhu+~ng da^n nhu+ Phe'nicien tho+` tha^`n Moloch pha?i gie^'t ngu+o+`i dde^? te^' tha^`n. O+? giai ddoa.n na`y chi'nh la` tha^`n minh, chu+a la` tha^`n thoa.i. Tha^`n thoa.i chi? dde^'n sau giai ddoa.n go.i la` ddi.a kho+?i tu+'c giai ddoa.n kho^ng co`n tin va`o nhu+~ng truye^.n ve^` tha^`n nhu+ la` tha^`n minh, ma` chi? coi ddo' la` nhu+~ng huye^`n thoa.i ca^`n ga.t bo?, hay chi? coi la` truye^.n co^? ti'ch kho^ng co`n ddu? su+'c hu+o+'ng da^~n con ngu+o+`i. Quye^`n hu+o+'ng da^~n ddo' pha?i chuye^?n sang ly' tri' suy lua^.n ma` sa?n pha^?m chi'nh ye^'u la` nhu+~ng y' nie^.m ru't ra tu+` su+. va^.t hu+~u hi`nh ho+.p cho gia'c quan. Nha^n kho+?i cu~ng du`ng ly' tri' nhu+ ddi.a kho+?i nhu+ng kha'c o+? hai ddie^?m: mo^.t la` be^n tre^n ly' tri' co`n du`ng the^m ta^m linh, thu+' dde^'n ddo^'i tu+o+.ng ho.c ho?i cu~ng nhu+ phu.ng su+. la` chi'nh con ngu+o+`i cu. the^?, con ngu+o+`i so^'ng trong xu+o+ng trong thi.t. Vi` the^' ddu+o+.c go.i la` nha^n thoa.i, tu+'c cho^'t. DDo' la` nha^n thoa.i ma` kho^ng la` tha^`n thoa.i va` chi'nh ddo' la` ne^`n mo'ng cho thuye^'t nha^n chu?. Chi'nh vi` mo^'i lie^n he^. ma^.t thie^'t giu+~a tha^`n thoa.i vo+'i trie^'t ly' nha^n va(n nhu+ va^.y ne^n ba^y gio+` chu'ng ta ca^`n ddo.c la.i i't trang tha^`n thoa.i cu?a mo^.t so^' da^n tie^u bie^?u. 2. Mo^.t so^' tha^`n thoa.i ca(n ba?n

2a. Tha^`n thoa.i Hy La.p He'sode la` mo^.t thi si~ Hy La.p thie^n ve^` trie^'t ly', o^ng no'i ve^` go^'c ti'ch loa`i ngu+o+`i nhu+ sau: “Tro+`i (Ouranos) va` DDa^'t (Gaea) pho^'i ho+.p cu`ng nhau sinh ra mo^.t gio^'ng go.i la` Titan, la` nhu+~ng ngu+o+`i ky` la. co' khi la` 50 dda^`u, co' khi la` 100 tay. Ouranos kho^ng u+a nhu+~ng con a^'y ne^n ba('t chu'ng giam ca? la.i trong a^m phu? (Tartare). Nhu+ng Me. DDa^'t kho^ng u+ng cu+? chi? ba.o ta`n ddo' mo+'i xu'i ca'c con gie^'t cha. Mo^.t ddu+'a te^n la` Tho+`i (Kronos) ddu+'ng ra dda?m nha^.n co^ng ta'c thi ha`nh du+. ti'nh ddo'; Me. DDa^'t ra^'t vui mu+`ng lie^`n trao cho con Tho+`i mo^.t ca'i lie^`m co' lu+o+~i ra(ng cu+a. Khi Tro+`i dde^'n tha(m vo+. DDa^'t, co' DDe^m (Tre`be) le~o dde~o theo sau, dde^'n khi ti`nh a^u ye^'m tra`o le^n, thi` bo^' Tro+`i qua^'n quy't o^m ngay la^'y me. DDa^'t. Nha^n lu'c vu+o+'ng vi't ddo' Kronos lie^`n xo^ng dde^'n xe?o cha ra tu+`ng ma?nh ro^`i va^'t xuo^'ng dda.i du+o+ng ma'u cha?y lai la'ng bie^'n tha`nh nhu+~ng tha^`n gia^.n du+~ (Furies). Co`n chung quanh nhu+~ng mie^'ng thi.et no^?i le^`nh be^`nh tre^n ma(.t nu+o+'c so'ng dda'nh va`o xu`i bo.t le^n, va` tu+. bo.t a^'y sinh ra nhu+~ng nu+~ tha^`n Ve'nus (Aphrodite). La`m xong vie^.c ddo' Kronos la.i ke'o ca'c anh em Titans le^n chie^'m la^'y dinh Tro+`i (Olyme). Anh em to^n Kronos le^n ngai vua; Kronos ke^'t ba.n vo+'i chi. la` Rhe'a. Theo lo+`i tie^n tri cu?a cha Tro+`i va` me. DDa^'t, thi` Kronos se~ bi. mo^.t trong ca'c con ha('n trua^'t ngo^i ne^n he^~ Rhe'a sinh ra ddu+o+.c con na`o thi` Kronos lie^`n a(n thi.t he^'t, tru+` co' Ze'us dda~ ddu+o+.c me. gia^'u va`o hang sa^u tre^n dda?o Cre`te. Qua? tha^.t khi lo+'n le^n Ze'us dda~ ti`m ca'ch trua^'t phe^' quye^`n cha la` Kronos; ba('t Kronos pha?i nha? he^'t ca'c con ra, va` gia^?y ca'c Titans xuo^'ng lo`ng dda^'t sinh ra loa`i ngu+o+`i. Tu+` dda^'y Ze'us la`m chu? te^? tro+`i dda^'t, dda(.t tru. so+? tre^n nu'i Olympe la` ngo.n nu'i cao nha^'t be^n Hy La.p va` kho+?i dda^`u sinh ra ca'c tha^`n cu~ng nhu+ con ngu+o+`i, bo+?i Ze'us pha?i lo`ng nhie^`u con ga'i tra^`n gian, dde^m na`o Ze'us cu~ng xuo^'ng bo+` bie^?n DDi.a Trung Ha?i dde^? mo` ga'i, nho+` ddo' nhie^`u ngu+o+`i co' ho. ma'u vo+'i Tha^`n minh. Ca'c tha^`n dde^`u va^ng phu.c me^.nh le^.nh cu?a Ze'us, tru+` co' nu+~ tha^`n Junon la` em sinh ddo^i cu?a Ze'us va` cu~ng la` vo+. cu?a Ze'us thi` kho^ng chi.u vi` ba` ra^'t ddanh dda' chua ngoa, ne^n co' la^`n Ze'us ba('t ba` treo to`ng teng giu+~a tro+`i, hai cha^n bi. buo^.c dda' the^m va`o cho na(.ng. Tuy o^ng ghe^ nhu+ the^' nhu+ng ba` cu~ng go+'m: co' la^`n ba` tro'i co^? Ze'us; may nho+` co' tha^`n Briare'e go+~ cho mo+'i thoa't… Da^n Hy La.p mu+`ng le^~ tha^`n Ze'us va` Junon ra^'t long tro.ng, da^ng cho o^ng nga`y thu+' na(m go.i la` Jeudi (Jovis Dies), co`n Junon thi` ki'nh tha'ng sa'u ne^n go.i la` Juin. Ngoa`i ra da^n Hy La.p cu~ng co`n tho+` nu+~ tha^`n Venus ti'nh ti`nh du+~ to+.n hay ti'ch lo`ng cu+`u oa'n: nga`y ki'nh la` thu+' sa'u (Vendredi). Roma tho+` tha^`n chie^'n tranh Mars nhie^`u ho+n Hy La.p ne^n la^'y tha'ng Mars la`m dda^`u na(m. Hai da^n La Hy co`n tho+` tha^`n bo+.m ru+o+.u te^n la` Bacchus. Cuo^.c ru+o+'c go.i la` baccanales, khi dda'm ru+o+'c ve^` ddi'ch ddie^?m thi` nu+~ nam ra'p la.i mo^.t. Trong ca'c Titans co' Japet sinh ra mo^.t con te^n la` Prome'the'e ddu+o+.c tha^`n Minerve cho le^n tro+`i cho+i. Prome'the'e nho+` co+ ho^.i ddo' mo+'i a(n ca('p lu+?a ddem ve^` soi cho tra^`n the^' bo+'t ta(m to^'i. Cha(?ng may Ze'us pha't gia'c ra ddu+o+.c mo+'i ba('t Prome'the'e tro'i le^n nu'i Caucase cho chim ke^`n ke^`n dde^'n mo'c gan. Nhu+ng he^~ ban nga`y chim mo'c ddi bao nhie^u gan thi` ban dde^m la.i

mo.c ra ba^'y nhie^u. Sau 13 the^' he^. Prome'the'e ddu+o+.c co+?i tro'i, nhu+ng Ze'us dda~ ddeo va`o tai ha('n mo^.t vo`ng sa('t co' mie^'ng dda' tie^u bie^?u cho nu'i Caucase, va` go.i la` ca'i nha^~n “DDi.nh Me^.nh” nghi~a la` pha?i ddau kho^? mo+'i tro^ng bie^'t ddu+o+.c mo^.t ca'i gi`. Bo+?i va^.y ngu+o+`i ta la^.p dde^`n tho+` Prome'the'e o+? Acade'mie dde^? ghi nho+' o+n dda~ ddu+a lu+`a xuo^'ng co~i a^m u na`y va` trong nga`y le^~ ki'nh ho. to^? chu+'c nhu+~ng cuo^.c cha.y dduo^'c, nhu+ ta tha^'y co`n truye^`n tu.ng nga`y nay trong the^' va^.n ho^.i. (*) (*) Mythologie Grecaue et Romaine de Commelin. Ed. Gerner, Paris 2b. Tha^`n thoa.i Babylon DDa^`u tie^n co' Tha'i hoang: “Va`o tho+`i dda.i o+? tre^n chu+a co' gi` go.i ddu+o+.c la` tro+`i, du+o+'i chu+a co' gi` go.i ddu+o+.c la` dda^'t. Bie^'n dda.i du+o+ng Apsu la` cha ca'c tha^`n pha nu+o+'c va`o vo+'i Tha'i hoang Tiamat dde^? sinh ra ca'c tha^`n tu+? to^n con cha'u. Da^`n da^`n ca'c va^.t ba('t dda^`u lo+'n le^n va` tha`nh hi`nh. DDo^.t nhie^n nu+~ tha^`n Tiamat kho+?i co^ng gie^'t he^'t mo.i tha^`n kha'c dde^? cho Tha'i hoang mo^.t mi`nh cai tri.. Nhu+ng Tha'i hoang vi` la` Tha'i hoang (lo^.n xo^.n kho^ng co' thu+' tu+. na`o he^'t) ne^n cai tri. the^' na`o ddu+o+.c. Bo+?i va^.y mo+'i xa?y ra mo^.t cuo^.c dda?o lo^.n pha' mo.i tra^.t tu+.. Ba^'y gio+` co' tha^`n Marduk pho^`ng mie^.ng tho^?i ra mo^.t luo^`ng gio' ma.nh va` du`ng khi' gio+'i mu'a tro`n dde^? la`m tha`nh mo^.t tra^.n ba~o ta.t va`o mo^`m Tiamat chi'nh lu'c no' mo+? ra dde^? chu+.c nuo^'t tha^`n Marduk, bu.ng Tiamat tu+'c kha('c pho^`ng le^n, Marduk dda^m cho mo^.t nha't va`o bu.ng Tiamat lie^`n no^? tan ta`nh. Tha^`n Marduk lie^`n mo^? Tiamat la`m hai, mo^.t mie^'ng treo le^n la`m tro+`i, co`n mie^'ng kia tra?i ra la`m dda^'t. Sau ddo' tha^`n Marduk la^'y dda^'t se't nha`o vo+'iha`n huye^'t mi`nh ma` ta.o du+.ng ne^n loa`i ngu+o+`i dde^? phu.ng su+. ca'c tha^`n. Lu'c ddo' con ngu+o+`i ha~y co`n ddo+n so+ do^'t na't nhu+ thu' va^.t, ma~i ve^` sau mo+'i co' mo^.t loa`i di. tha^`n nu+~a ca' nu+?a ngu+o+`i, nhu+ng kho^n sa'ng nhu+ mo^.t hie^`n trie^'t da.y cho ngu+`o+i tha'i co^? hie^?u bie^'t ca'c nghe^. thua^.t, khoa ho.c, ca'ch thu+'c xa^y tha`nh, va` i't nhie^`u lua^.t le^.. Nhu+ng cu~ng vi` nhu+~ng lua^.t le^. ddo' ma` sinh ra chuye^.n ra('c ro^'i: ca'c tha^`n gia^.n loa`i ngu+o+`i ma` ho. dda~ du+.ng ne^n vi` kho^ng tua^n lua^.t ne^n mo+'i la`m ho^`ng thu?y dde^? tie^u die^.t loa`i ngu+o+`i. May nho+` co' tha^`n minh trie^'t te^n la` Ea ddo^.ng ti`nh thu+o+ng nha^n loa.i ra tay cu+'u vo+'t mo^.t ngu+o+`i te^n la` Sahamashnapisthim va` vo+. con o^ng ta va`o ta`u. Nu+o+'c da^ng le^n cuo^`n cuo^.n, tha^y ngu+o+`i tro^i nhu+ co? ra'c. Ca'c tha^`n tha^'y the^' lie^`n kho'c lo.c nghie^'n ra(ng nghi~ dde^'n su+. da.i do^.t cu?a mi`nh va` ho?i nhau: tu+` nay la^'y ai cu'ng te^' cho chu'ng ta. DDang khi a^'y Sahamashnapisthim nho+` co' ta`u ne^n so^'ng so't, va` cuo^'i cu`ng ddo^~ ca.n tre^n ddi?nh nu'i Nisir. Thoa.t tie^n o^ng tha? mo^.t con chim ca^u ddi do tha'm ti`nh hi`nh ro^`i sau ddo' o^ng da^ng le^~ va^.t cho ca'c tha^`n. Ca'c tha^`n nha^.n le^~ va^.t vo+'i su+. bo+~ ngo+~ va` bie^'t o+n. Ca'c tha^`n hi't mu`i, tha^'y ra^'t to^'t… Ca'c tha^`n xu'm xi't ba^u la.i tre^n cu?a le^~ nhu+ dda`n ruo^`i.” Tre^n dda^y la` ma^'y ca^u truye^.n tha^`n thoa.i ma^~u. Sau dda^y chu'ng ta thu+? ti`m ddo.c ra y' nghi~a. Tre^n dda~ no'i co' hai lo^'i tie^'p tha^u tha^`n thoa.i, mo^.t la` coi tha^`n thoa.i nhu+ su+. kie^.n li.ch su+?, hai la` coi tha^`n thoa.i chi? la` tha^`n thoa.i. Lo^'i sau na`y mo+'i la` ddu+o+`ng lo^'i cu?a trie^'t gia ba`n ve^` sau, o+? dda^y chi? ba`n ve^` lo^'i mo^.t.

Lo^'i tie^'p nha^.n tha^`n thoa.i nhu+ li.ch su+? la` coi tha^`n thoa.i nhu+ bie^'n co^' dda~ xa?y ra o+? mo^.t no+i, trong mo^.t tho+`i ky` nha^'t ddi.nh na`o ddo' co' thu+.c su+., ne^n chu+a la` tha^`n thoa.i ma` chi'nh la` tha^`n minh la`m chu? te^' ddie^`u ddo^.ng con ngu+o+`i, vi` the^' nie^`m tin ddo' de^~ tro+? tha`nh lu+.c lu+o+.ng dda`n a'p bie^'n li.ch su+? con ngu+o+`i tha`nh nhu+~ng trang dda^~m ma'u cu?a cuo^.c tranh dda^'u cho ne^`n tu+. do con ngu+o+`i. DDe^? ddi sa't thu+.c ta.i ho+n chu'ng ta ha~y nhi`n qua li.ch su+? mo^.t va`i no+i dda~ tie^'p nha^.n tha^`n thoa.i nhu+ la` su+. kie^.n li.ch su+?: Babylon, Assyrie, Hy La.p v.v… ma` chu'ng ta dda~ pha't ho.a va`i ne't chung ve^` tha^`n thoa.i cu?a ho. dde^? tha^'y ha^.u qua? ra sao. Babylon: “To^n gia'o ddo^'i vo+'i ho. chi? la` va^'n dde^` nghi le^~ hi`nh thu+'c ho+n la` va^'n dde^` ddo+`i so^'ng trong sa.ch gu+o+ng ma^~u. Giu+~ dda.o la` da^ng cu'ng va` tu.ng cho ddu? mo^.t so^' kinh ha.t na`o ddo', co`n be^n ngoa`i co' the^? khoe't ma('t ngu+o+`i ddo^'i ddi.ch, ca('t tay cha^n tu` nha^n, hoa(.c nu+o+'ng so^'ng trong lu+?a ho^`ng ma` kho^ng cho la` ma^'t lo`ng tha^`n minh. Sau ddo' ddi theo kie^.u tu+o+.ng Marduk die^~n la.i ta^'n ki.ch cu?a tha^`n che^'t ddi va` so^'ng la.i v.v…” Quan nie^.m tha^`n nhu+ the^' la` lo cho tha^`n chu+' co' lo chi cho con ngu+o+`i. Da^n Assyrie: tho+` tha^`n Ashur, la` tha^`n ma(.t tro+`i co' ti'nh hie^'u chie^'n va` kho^ng thu+o+ng ke? thu` ddi.ch; ca'i dda.o ho. theo chi? co^'t da.y cho da^n ngoan ngoa~n va^ng phu.c ca^'p tre^n va` bie^'t ca^`u cho ddu+o+.c nhie^`u a^n hue^. cu?a tha^`n tha'nh ba(`ng ma thua^.t va` sa't te^' ma.ng ngu+o+`i. Trong mo^.t bia mo+'i ti`m ra ddu+o+.c, nguo+`i ta ddo.c tha^'y nhu+ sau: “ta^'t ca? nhu+~ng chie^'n si~ ba.i tra^.n na`y dda~ pha.m to^.i dde^'n tha^`n Ashur va` ti`m ca'ch cho^'ng ddo^'i vo+'i tra^~m… Tra^~m dda~ cho nho^? lu+o+'i chu'ng ra kho?i mie^.ng va` tie^u die^.t chu'ng, nhu+~ng ke? so^'ng so't thi` tra^~m cho thie^u te^'… cha^n tay chu'ng dda~ bi. gia^.t ra kho?i tha^n the^? va` ne'm cho cho' cho heo a(n. Trong khi thi ha`nh nhu+~ng vie^.c na`y thi` tra^~m dda~ la`m vui lo`ng ca'c dda.i tha^`n”. Vua xu+' Moap te^n la` Mesha dda~ gie^'t con tru+o+?ng nam ma` te^' tha^`n dde^? xin tha^`n giu'p gia?i va^y tha`nh: khi tha`nh ddu+o+.c thoa't na.n, vua cho la` nho+` o+n tha^`n ma` ddu+o+.c tha('ng tra^.n ne^n dda~ gie^'t the^m 7000 ma.ng ngu+o+`i Do Tha'i dde^? ta. o+n tha^`n. Tha^`n Moloch ddu+o+.c nhu+~ng da^n nhu+ Phe'niciens, Carthage tho+`, ho. pha?i ddem con dde^'n dde^? te^' so^'ng, khi ddu+'a tre? bi. dda(.t va`o hai ba`n tay tu+o+.ng gio+ cao ra dda`ng tru+o+'c thi` lie^`n tu.t va`o trong bu.ng tu+o+.ng ddang ddu+o+.c nung ddo?, me. ddu+'a tre? pha?i ddu+'ng du+. te^', kho^ng ddu+o+.c to? da^'u thu+o+ng hay u+'a ra mo^.t gio.t nu+o+'c ma('t. Ne^'u nho+~ kho'c la` to? da^'u ba^'t ki'nh. Mo^~i la^`n te^' nhu+ va^.y ngu+o+`i ta nu+o+'ng so^'ng co' ca? tra(m ddu+'a tre?. Mo^.t da.o o+? Carthage ca'c nha` tru+o+?ng gia? ddi mua tre? nha` nghe`o ve^` dde^? te^' thay; nhu+ng na(m 307 tru+o+'c du+o+ng li.ch tha`nh bi. va^y, ho. so+. tha^`n thi.nh no^. ne^n ca'c nha` quy' to^.c pha?i ddu+a chi'nh con cu?a mi`nh ra te^'. La^`n a^'y 200 tre? bi. ddo^'t. Nhie^`u no+i ngu+o+`i ta pha?i dda'nh tro^'ng dda'nh chie^ng dde^? la^'n a't tie^'ng tre? the't vang khi bi. bo? va`o lu+?a. DDo' la` ke^? so+ qua mo^.t va`i tru+o+`ng ho+.p chu+' co`n bie^'t bao nhie^u nu+~a. Ba.n se~ no'i ddo' la` nhu+~ng da^n man ro+.. Kho^ng dda^u, tri`nh ddo^. va(n minh ma^'y da^n vu+`a no'i tre^n cu~ng dda~ cao la('m ro^`i. Tuy the^' mo^~i khi va(n minh cao le^n, ti`nh tra.ng tre^n co' bo+'t ddi nhu+ng kho^ng he^'t ha(?n, no' thu+o+`ng bie^'n

tha'i va` tro+? ne^n tinh te^' ho+n ne^n kho' nha^.n ra ma` tho^i, chu+' chu+ he^'t na.n gie^'t ngu+o+`i ngay ddu+o+.c, kho^ng gie^'t nhie^`u thi` gie^'t i't. Nha` tu'ng kho^ng tie^`n nuo^i con, ma` va^~n pha?i ddo'ng go'p dde^? xa^y ca^'t ddie^.n dda`i thi` dda^y cu~ng la` mo^.t hi`nh tha'i sa't te^'. Cho ne^n nhu+~ng vie^.c sa't te^' nhu+ va^.y va^~n co`n ke'o da`i trong nha^n loa.i tuy du+o+'i nhu+~ng hi`nh thu+'c bie^'n tha'i va` nhe. bo+'t ddi ddo^i pha^n, nhu+ng ngu+o+`i ta la.i dda'nh nhu+~ng tro^'ng ke`n mang te^n kha'c, cha(?ng ha.n nhu+: nha^n loa.i, tu+o+ng lai, tu+. do, kho^? ha.nh… Te^n tuy dde.p nhu+ng thu+.c ra ddo' la` nhu+~ng Moloch mo+'i dda~ nuo^'t ha.i bie^'t bao ngu+o+`i vo^ to^.i. Bolchevich thi' du. dda~ gie^'t tu+`ng tra(m trie^.u ngu+o+`i. Ba^y gio+` chu'ng ta ba`n ky~ ho+n ve^` Hy La.p, bo+?i chi'nh tu+` no+i dda^y dda~ pha't xua^'t ne^`n nha^n ba?n cu?a Au Cha^u tho+`i phu.c hu+ng ma` ngu+o+`i ta hay coi la` ne^`n nha^n ba?n cao nha^'t, ne^'u kho^ng la` duy nha^'t. Tuy the^' ta tha^'y no+i dda^y tha^`n thoa.i cu~ng dda~ co' tho+`i ddu+o+.c ddo'n nha^.n nhu+ la` li.ch su+?. Con ngu+o+`i theo quan nie^.m co^? truye^`n Hy La.p thuo^.c do`ng do~i Titan la` tu+? to^n cu?a tha^`n linh nhu+ dda~ ke^? tre^n. Loa`i ngu+o+`i nhu+ va^.y la` con cu?a ca'c tha^`n theo nghi~a huye^'t tho^'ng sinh ly'. Chi'nh su+. xua^'t sinh do do`ng do~i tha^`n minh ddo' mo+'i ddem la.i cho con ngu+o+`i quye^`n la`m ngu+o+`i: vi` the^' nhu+~ng da^n ngoa.i bang hay ngu+o+`i kho^ng sinh bo+?i tha^`n dde^`u la` no^ le^. kho^ng ddu+o+.c quye^`n la`m ngu+o+`i. Bo+?i quan nie^.m nhu+ the^', ne^n ha^`u he^'t gia pha? cu?a nhu+~ng do`ng to^.c lo+'n dde^`u ddu+a ra te^n mo^.t tha^`n la`m to^ng to^?. Co' ddu? so^' te^n tha^`n cho ca'c gia ddi`nh lo+'n la` vi` no+i ca'c tha^`n, vie^.c ngoa.i ti`nh hay ca? loa.n lua^n kho^ng bi. coi la` mo^.t to^.i ma` chi? la`mo^.t truye^.n thu+o+`ng ti`nh. Sau na`y ta tha^'y nhie^`u la^`n vie^.c san se? vo+. hay vie^.c cho mu+o+.n vo+. ddu+o+.c khuye^'n khi'ch (Civ IV tr.117 va` 114). Lycurgue che^' nha.o ca'c ke? kho^ng cho vo+. ddi na(`m vo+'i nhu+~ng ngu+o+`i kho?e dde^? co' con xinh cu~ng pha't xua^'t tu+` quan nie^.m ddo'. To'm la.i ban dda^`u Hy La.p tin tha^`n thoa.i nhu+ Kinh tha'nh va` tin pha?i sinh ra bo+?i do`ng ma'u tha^`n minh mo+'i la` ngu+o+`i tu+. do. Chi'nh nie^`m tin na`y dda~ dda(.t ne^`n cho che^' ddo^. no^ le^. tru`m le^n dda^`u co' dde^'n ba?y ta'm mu+o+i pha^`n tra(m da^n chu'ng. 3. Kho+?i dda^`u nha^n ba?n dda^'u tranh Cu~ng chi'nh tu+` quan nie^.m tre^n ma` na?y sinh ne^`n nha^n ba?n cu?a Hy La.p, nhu+ng ddo' chi? la` ne^`n ba?n dda^'u tranh ma` kho^ng la` ne^`n nha^n ba?n an nhie^n nha^n chu?. Ne^`n nha^n ba?n ddo' pha't xua^'t tu+` vie^.c con ca'c tha^`n cho^'ng ddo^'i ca'c tha^`n, ne^n tha^.t ra chu+a la` nha^n ba?n ma` la` tha^`n ba?n cho^'ng nhau, cho^'ng thu+.c su+. co' ddo^? ma'u, ma` thi' du. ro~ nha^'t la` ca'ci che^'t cu?a Socrate dda~ bi. a'n tu+? vi` cho^'ng ddo^'i tha^`n minh. So+? di~ nhu+ va^.y vi` da^n chu'ng tin tu+o+?ng nhu+~ng truye^.n tha^`n thoa.i coi nhu+ li.ch su+? co' thu+.c, ro^`i lua^.t pha'p, che^' ddo^. va` tu.c le^. dde^`u ca(n cu+' tre^n su+. tin tu+o+?ng na`y. DDo+`i so^'ng quo^'c gia nho+` ddo' ma` ddu+o+.c tha('t cha(.t va` tha^`n thoa.i tro+? tha`nh ca'i ho^`n thie^ng lie^ng cu?a dda^'t nu+o+'c. Sau na`y dde^' quo^'c Hy La.p su.p ddo^? mo^.t pha^`n la` vi` ca'i ho^`n ddo' dda~ ta('t tho+?. Nhu+ng ai la`m cho ho^`n ddo' ta('t tho+?. Thu+a chi'nh la` nhu+~ng ngu+o+`i nhu+ Socrate, Sophocle, Euripide, ddu+o+.c ngu+o+`i ta ki'nh tro.ng nhu+ la` nhu+~ng nha`

sa'ng la^.p ra nha^n ba?n ho.c. Nhu+ng ta.i sao ho. la.i la`mmo^.t vie^.c co' ha.i cho nu+o+'c ho. nhu+ the^'? DDo' la` tha?m ki.ch. La` vi` su+. tin tu+o+?ng va`o tha^`n thoa.i chi? ho+.p vo+'i dda.i chu'ng, cho con ngu+o+`i so+ khai cha^'t pha't, tin tu+o+?ng tha^'y tha^`n linh mo.i no+i, va` da^~u tha^`n la`m nhu+~ng vie^.c vo^ ly' nhu+ gie^'t cha me., ye^u thie^n tu+… ngu+o+`i ta cu~ng kho^ng dda(.t va^'n dde^`, cho hay lo`ng tin tu+o+?ng thu+o+`ng ra^'t mu` qua'ng. Nhu+ng dde^'n mo^.t giai ddoa.n tie^'n ho'a na`o ddo', co' ma^'y pha^`n tu+` tinh anh nha^.n ra cho^~ vo^ ly' kia, ho. so sa'nh hoc ho?i, mo+'i nha^.n ra nhu+~ng ddie^`u tra'i ngu+o+.c, nhie^`u khi ra^'t tai ha.i, nhu+ng la.i ddu+o+.c dda(.t va`o mie^.ng cu?a tha^`n minh, tha`nh thu+? tha^`n xua^'t hie^.n nhu+ thie^n tu+, ghen ti., thu` oa'n, nho? nhen, ddu? mo.i ta^.t xa^'u. Nhu+~ng ca'i ddo' co' the^? a^?n ta`ng nhu+~ng cha^n ly' sa^u xa na`o ddo', nhu+ng la^u nga`y ngu+o+`i ta dde^? ma^'t y' thu+'c va` nay chi? co`n la` ke^' hoa.ch ke? cai tri. co^' duy tri` la`m phu+o+ng the^' ba('t dda.i chu'ng va^ng phu.c nha` ca^`m quye^`n thi` kho', nhu+ng no'i pha?i va^ng phu.c tha^`n minh thi` de^~: ta^'t ca? trong da^n gian dde^`u tin nhu+ the^' va` dde^`u ki'nh so+. tha^`n uy lu+.c ho+n con ngu+o+`i bie^'tbao: va^ng phu.c tha^`n la` chi' ly', ma` kho^ng ngo+` ddu+'ng sau tha^`n minh la` ca'c nha` chuye^n che^'. Ma'nh khoe' ddo' co' the^? ra^'t to^'t cho su+. ba?o ve^. xa~ho^.i, nhu+ng vi` dda~ dde^? ma^'t tinh hoa ne^n tha^`n thoa.i la^'n a't con ngu+o+`i dde^'n mu+'c ddo^. ta`n te^. ga^y co^ng pha^~n no+i nhu+~ng ngu+o+`i dda~ tie^'n ho'a cao ddu? dde^? nha^.n ra va` the^' la` ho. pha?i ddu+'ng le^n tranh dda^'u be^nh vu+.c con ngu+o+`i, va` ddo' la` nga`y khai sinh ra trie^'t ho.c tu+'c la` lu'c con ngu+o+`i thu+'c da^.y kho?i gia^'c mo+ huye^`n thoa.i, gia^'c mo+ ma thua^.t: ma('t ho. da^`n da^`n mo+? ra, ho. kho^ng the^? cha^'p nha^.n la` tha^.t nu+~a nhu+~ng ca'i ho. vu+`a nhi`n ra la` a?o mo^.ng. Ho. ti`m ca'ch dda'nh thu+'c anh em dde^? kho?i mang a'ch na(.ng vo^ lo^'i. The^' la` xa?y ra cuo^.c xung ddo^.t giu+~a ho. vo+'i tha^`n, hay ddu'ng ho+n vo+'i dda'm ddo^ng co`n ba'm va`o tha^`n thoa.i nhu+ ba'm la^'y ta^'m va'n cu+'u ro^~i. Khi dda'm ddo^ng tha^'y co' ngu+o+`i muo^'n va^'t ta^'m va'n ddo' thi` ta^'t nhie^n ho. pha?i tu+. ve^., ho. coi ca'i mo+' tin tu+o+?ng kia quan tro.ng nhu+ mo^.t so^'ng mo^.t co`n, kho^ng pha?i cu?a rie^ng ai ma` la` cu?a ca? mo^.t da^n to^.c, mo^.t quo^'c gia, la` hu+o+ng hoa tinh tha^`n dda?m ba?o an ninh cho dda^'t nu+o+'c cu~ng nhu+ cho tu+`ng ca' nha^n, ne^n coi nhu+~ng ngu+o+`i dda? ddo^.ng dde^'n ca'i di sa?n thie^ng lie^ng ddo' la` nhu+~ng to^.i nha^n, vi pha.m dde^'n ca'i co^'t tuy?, ca'i ho^`n thie^ng cu?a ho.. DDo' la` ly' do su+. ba('t bo+' mo^.t Socrate, mo^.t Euripide, mo^.t Apasie… to'm la.i la` ta^'t ca? nhu+~ng ngu+o+`i ba('t dda^`u so^'ng ddo+`i so^'ng suy tu+ du+.a tre^n ly' tri'. Mo^.t i't te^n tuo^?i ke^? tre^n chi? la` dda.i die^.n cho bie^'t bao ngu+o+`i kha'c tra?i qua ca'c ddo+`i dda~ kho^? so+?, dda~ pha?i lie^`u che^'t vi` tranh dda^'u cho tu+. do con ngu+o+`i kho?i a'ch tha^`n thoa.i. Ke^'t qua? o+? be^n Hy La.p la` lo+'p tha^`n thoa.i co^? truye^`n dda~ che^'t i't ra trong lo+'p tri' thu+'c va` lo^i cuo^'n theo ca? su+. tan ra~ cu?a dde^' quo^'c Hy La.p. DDo' la` tha?m tra.ng cho ne^`n nha^n ba?n Hy La.p: dda'nh ddo^? ddu+o+.c tha^`n thoa.i nhu+ng mo^.t tra^.t bo'p che^'t tinh tha^`n quo^'c gia; thu+.c la` “gie^'t ddu+o+.c chuo^.t nhu+ng ddo^'t luo^n ca? nha`”. Va` tha?m ha.i ho+n nu+~a la` ne^`n nha^n ba?n mo+'i thie^'t la^.p kho^ng ddu+'ng no^?i, tha`nh ra trong co^ng vie^.c cu?a ca'c trie^'t gia, pha^`n tie^u cu+.c thi` nhie^`u, pha^`n ti'ch cu+.c thi` i't vi` ne^`n nha^n ba?n ddo' chu+a dda.t to+'i ne^`n mo'ng sa^u tha(?m la` ta^m linh thi` dda~ bi. nga~ quy.

tru+o+'c lo+'p tha^`n thoa.i kha'c xua^'t pha't tu+` mie^`n Ca^.n DDo^ng truye^`n sang du+o+'i hi`nh thu+'c ca'c to^n gia'o go^'c o+? Babylon, Assyrie, Ai Ca^.p. Ca'c to^n gia'o na`y co' nhie^`u ye^'u to^' ti'ch cu+.c gio^'ng vo+'i Kyto^ gia'o, ne^n nhie^`u gia'o phu. dda~ ho^` nghi la` quy? ma ba`y bi.a dde^? la`m la.c hu+o+'ng loa`i ngu+o+`i kho^ng nhi`n ra ddu+o+.c Chu'a Cu+'u the^'. Chi'nh nhu+~ng ye^'u to^' ti'ch cu+.c ddo' (ye^u ngu+o+`i kho^ng pha^n bie^.t dda(?ng ca^'p) dda~ la` co+' chi'nh dda'nh ddo^? ne^`n nha^n ba?n vu+`a mo+'i xua^'t hie^.n chu+a tru't bo? ddu+o+.c tie^`n dde^` cu?a tha^`n thoa.i, thi' du. giai ca^'p ba^'t bi`nh dda(?ng, vi` the^' bi. qua^.t nga~ do ma^'y to^n gia'o mo+'i tra`n va`o. Chi'nh vi` va^.y ta ca^`n ho.c the^m ma^'y to^n gia'o na`y dde^? hie^?u ro~ nguye^n do. 4. Nhu+~ng ly' do nga~ gu.c cu?a ne^`n nha^n ba?n Hy La.p Va`o khoa?ng the^' ky? thu+' bo^'n tru+o+'c du+o+ng li.ch ca'c dda.o mie^`n Ca^.n DDo^ng kho+?i dda^`u tra`n va`o Hy La.p, Roma va` ca'c mie^`n phu. ca^.n DDi.a Trung Ha?i. Tha^`n ddu+o+.c Hy La.p nha^.n la^u ddo+`i tru+o+'c nha^'t la` Dionysos vo+'i nhu+~ng le^~ nghi tro.ng the^? dde^? ky? nie^.m su+. ha^'p ho^'i, cuo^.c tu+? na.n va` phu.c sinh cu?a tha^`n ma` ngu+o+`i ta coi la` Chu'a Cu+'u the^'. Ngu+o+`i ta gie^'t con ga` ddu+.c dda~ ddu+o+.c ddo^`ng ho'a vo+'i DDa^'ng cu+'u chuo^.c, ro^`i ca'c ngu+o+`i du+. te^' uo^'ng ma'u tho^ng co^ng o+n la`nh. Be^n xu+' Cappado co' dda.o tho+` nu+~ tha^`n te^n la` Ma ve^` sau lan tra`n sang xu+' Ionie va` Italie. Ca'c tu+ te^' cu?a nu+~ tha^`n na`y go.i la` fantici, vi` o+? ga^`n dde^`n tho+` go.i la` fanum. Lu'c te^' tu+. thi` ho. nha?y mu'a theo nhi.p ke`n ddo^`ng va` tro^'ng pha'ch, nhi.p dda'nh ca`ng nga`y ca`ng mau cho dde^'n lu'c “xua^'t tha^`n” thi` ho. ca('n tay la^'y ma'u va^'y le^n tu+o+`ng va` nhu+~ng ngu+o+`i du+. le^~. Tu+ te^' nu+~ tha^`n Cibe`le thi` thu+o+`ng tu+. hoa.n. Giao thie^.p vo+'i tha^`n tha'nh i't khi co' lo+.i: kho^ng ma^'t ca'i no. cu~ng ma^'t ca'i kia dde^? bie^?u lo^. su+. vong tha^n cu?a con ngu+o+`i. Nu+~ tha^`n Isis: Nhu+ng no^?i ho+n ca? Cibe`le va` Ma la` nu+~ tha^`n Isis tu+` Ai Ca^.p truye^`n ba' ra mau le.: ddo' la` me. ddau thu+o+ng, la^n tua^'t va` hay an u?i ke? u+u phie^`n, cho^`ng cu?a nu+~ tha^`n te^n la` Osiris ddu+o+.c ngu+o+`i ta mu+`ng le^~ so^'ng la.i tro.ng the^?: ho. ru+o+'c tu+o+.ng tha^`n qua ca'c ddu+o+`ng pho^' va` ha't vang tro+`i. “Chu'ng ta dda~ ti`m la.i ddu+o+.c Orisis ro^`i”. Con cu?a hai tha^`n la` Horus ma` trong ca'c bu+'c cha.m ngu+o+`i ta thu+o+`ng tha^'y Isis be^' tre^n tay. Lu'c kie^.u qua ca'c pho^' ngu+o+`i ta ddo.c kinh ca^`u xu+ng tu.ng la` ba` nu+~ vu+o+ng tre^n tro+`i, la` “sao bie^?n”, la` “Me. Thie^n Chu'a”. Trong ca'c to^n gia'o thi.nh dda.t tho+`i na`y thi` dda.o tho+` Isis gio^'ng Kyto^ nhie^`u nha^'t vi` li.ch su+? ra^'t ca?m ddo^.ng, le^~ nghi dda~ tinh luye^.n, ca nha.c trong buo^?i le^~ ra^'t du du+o+ng vo+'i ca'c tu+ te^' va^.n a'o tra('ng dda^`u ho+'t to'c kie^?u trie^`u thie^n ha`nh le^~ ra^'t tri.nh tro.ng, vo+'i su+. ki'nh ne^? ngu+o+`i nu+~ va` nie^`m no+? ddo'n nha^.n mo.i ngu+o+`i ba^'t pha^n quo^'c ti.ch, gia`u nghe`o, dda(?ng ca^'p. Vi` the^' dda.o Isis truye^`n ma.nh sang Hy La.p the^' ky? thu+' bo^'n tru+o+'c du+o+ng li.ch, ro^`i truye^`n sang dda?o Sicile the^' ky? thu+' ba, va` xa^m nha^.p Roma tu+` the^' ky? thu+' hai, dde^? ro^`i lan ra cu`ng kha('p dde^' quo^'c Roma. Nga`y nay ngu+o+`i ta co`n ti`m tha^'y ddu+o+.c da^'u ve^'t o+? ca'c vu`ng chung quanh DDi.a Trung Ha?i, tre^n so^ng Seine, so^ng Danube, cho dde^'n ca? Londres be^n Anh.

Eleusis: Ngoa`i ra co' nu+~ tha^`n Eleusis cu~ng na(ng ddu+o+.c nha('c to+'i. Ngu+o+`i nha^.p dda.o hay pha?i a(n chay, ta('m trong mo^.t no+i dda~ chi? ddi.nh dde^? ta^?y ru+?a mi`nh ca'ch thie^ng lie^ng, pha?i thu' to^.i (ddie^`u la`m cho Ne'ron ra^'t nga.i ngu`ng) ddoa.n la`m te^' le^~ tha^`n thu+o+`ng la` ba(`ng mo^.t con heo. DDo' la` va`i to^n gia'o no^?i ho+n cu?a mo^.t cao tra`o to^n gia'o Ca^.n DDo^ng tra`n sang Hy La.p, Roma, A^u Cha^u, la`m chi`m ma^'t ne^`n nha^n ba?n vu+`a nhu' mo.c (W.Durant, Story of Civ). 5. Ly' do cuo^.c ta'i chie^'m cu?a tha^`n thoa.i du+o+'i hi`nh thu+'c to^n gia'o W.Durant ddu+a ra ma^'y ly' do sau dda^y: a) Nhu+~ng to^n gia'o mo+'i ke^? tre^n dda^y kho^ng co' nhu+~ng truye^.n qua' lo^' la(ng nhu+ loa.n lua^n, ddam me^ sa('c du.c, vo+'i nhu+~ng chuye^.n cha con,vo+. cho^`ng mu+u ha.i nhau nhu+ kie^?u tha^`n thoa.i Hy La.p, tra'i la.i mang theo mo^.t ca'i gi` thie^ng lie^ng, co' y' nghi~a cao ho+n nhu+ tha^`n Eleusis chi.u che^'t ro^`i so^'ng la.i tu+o+.ng tru+ng cho thie^n nhie^n mo^~i na(m ta`n ru.i mu`a ddo^ng dde^? mu`a xua^n la.i ddua no+?. b) Ca'c to^n gia'o co' ti'nh ca'ch pho^? bie^'n va` bao dung kho^ng pha^n bie^.t giu+~a ngu+o+`i ngoa.i quo^'c vo+'i chi'nh da^n Hy La.p, giu+~a gia`u va` nghe`o, giu+~a ngu+o+`i thong dong va` ngu+o+`i no^ le^.. Ta^'t ca? mo.i ngu+o+`i kho^ng pha^n bie^.t sang he`n, nam nu+~, no^ le^. hay thong dong dde^`u ddu+o+.c coi nhu+ nhau tru+o+'c ma(.t ca'c tha^`n mo+'i, do ddo' ca'c ta^`ng lo+'p nghe`o tu'ng va` no^ le^. ttin theo ra^'t mau. c) La.i co' nhu+~ng khi'a ca.nh ga^y ca?m ti`nh ra^'t de^~ mu?i lo`ng nhu+ nu+~ tha^`n Cybe`le va` Isis la` nhu+~ng me. bi ai ddang bi. ddau thu+o+ng da`y vo` ra^'t gio^'ng tu+`ng trie^.u ba` me. sa^`u he'o tho^'ng kho^? trong ddo+`i. DDa~ the^' la.i co' dde^`n tho+` ro^.ng ra~i, nghi tie^'t ca?m ddo^.ng ne^n ra^'t ho+.p cho ta^m ti`nh dda.i chu'ng. d) DDang lu'c ddo' nha^n ba?n cu?a ca'c trie^'t gia chi? la` ca'i gi` thuo^.c va(n nghe^. du+.a tre^n ly' tri', chi? co' mo^.t so^' nho? nhu+~ng nha` tri' thu+'c mo+'i la~nh ho^.i no^?i. DDa~ va^.y ne^`n nha^n ba?n ddo' chi? co' ma.nh o+? cho^~ dda? pha' tha^`n thoa.i va` ra^.m lo+`i ke^? le^? nhu+ng chu+a co' ddu? ye^'u to^' ti'ch cu+.c va` vu+~ng cha('c ve^` tu+. do cu~ng nhu+ ddo^.c la^.p ve^` ta`i sa?n. Ve^` nhu+~ng ddie^?m then cho^'t na`y thi` nha^n ba?n co`n gio^'ng he^.t tha^`n thoa.i, vi` the^' kho^ng ga^y ddu+o+.c o+n i'ch thu+.c su+. cho con ngu+o+`i. No'i ra(`ng Hy La.p tranh dda^'u cho tu+. do con ngu+o+`i thi` cu~ng co', nhu+ng chu+a cha('c to+'i mo^.t pha^`n mu+o+`i ngu+o+`i ddu+o+.c hu+o+?ng thu+' tu+. do ddo', ngoa.i gia? va^~n y nguye^n, tru+o+'c sau va^~n la` no^ le^.. Ta tha^'y co`n xa bie^'t bao ho. mo+'i ddi dde^'n ddu+o+.c nha^n ba?n trung thu+.c, nha(`m gia?i thoa't mo.i ngu+o+`i. Platon cu~ng nhu+ Aristote va^~n co`n coi che^' ddo^. no^ le^. la` ho+.p ly', ddu'ng vo+'i lua^.t thie^n nhie^n. Cuo^'i cu`ng chi'nh trie^'t ho.c pha?i nhi`n nha^.n ra(`ng nha^n ba?n suo^ng, ma` loa.i tru+` tha^`n thoa.i va` to^n gia'o ra ngoa`i thi` kho^ng ddu? su+'c la`m mo^'i da^y thie^ng lie^ng ba?o to^`n ddu+o+.c to^? quo^'c, nha^'t la` sau khi nhu+~ng he^. tho^'ng trie^'t ly' quay ra cho^'ng ddo^'i nhau, thi` ngu+o+`i ta dda^m nghi ngo+` ve^` kha? na(ng tri thu+'c cu?a ly' tri': nhu+~ng he^. tho^'ng cu?a Aristote, nhu+~ng la^u dda`i y' he^. cu?a Platon la.i la`m na?y ra nhu+~ng ngu+o+`i nhu+ Pyrrhon nghi ngo+` cho dde^'n ca? su+. hie^.n hu+~u cu?a va.n va^.t. DDang lu'c ddo' lo`ng tin tu+o+?ng la` ddie^`u ca^`n thie^'t cho con ngu+o+`i kho^ng ke'm co+m ba'nh, cho ne^n nghi ngo+`

chi? la`tra.ng tha'i ba^'t o^?n, va` chi'nh ba?n tha^n Pyrrhon lu'c ve^` gia` dda~ tro+? ne^n gia'o si~ thu+o+.ng pha^?m trong thi. xa~ cu?a o^ng, ddu+o+.c mo.i ngu+o+`i cung ki'nh nhu+ ba^.c tu+ te^'. Ze'non kho^ng tin linh ho^`n ha(`ng so^'ng, nhu+ng dde^'n Se'ne`que cu`ng mo^n pha'i cu?a Stoicien thi` dda~ no'i ve^` thie^n cung va` a^m phu? y nhu+ mo^.t ti'n ddo^` cu?a pha'i Eleusis, va` tu+` dda^'y trie^'t ho.c Stoique dda~ dde`o bo^`ng the^m ti'nh cha^'t tha^`n ho.c… Tu+.u trung Stoique dda~ ddo'ng go'p va`o vie^.c ngu+. tri. cu?a tinh tha^`n DDo^ng phu+o+ng tre^n va(n minh Hy La.p. Tru+o+'c khi bi. Roma chinh phu.c, Hy La.p dda~ tho^i la` Hy La.p. The^' la` co^ng vie^.c kie^'n ta.o ne^`n nha^n ba?n bi. bo? do+? dang tu+` dda^'y. Hy La.p cu~ng nhu+ sau na`y Roma thu+o+`ng hay no'i dde^'n quye^`n lo+.i ma` nhie^`u ngu+o+`i be^n ta la^'y la`m quy' tro.ng cao ca?, dda^m ra tra'ch cu+' va(n ho'a Vie^.t nho kho^ng bie^'t tranh dda^'u cho quye^`n lo+.i! Co' bie^'t dda^u ra(`ng ca'c ne^`n trie^'t Ta^y, lua^.t Ta^y hay no'i lo+'n lo^'i ve^` quye^`n lo+.i la` ta.i dde^'n 80% da^n chu'ng ma^'t mo.i quye^`n lo+.i, ma` quan tro.ng ho+n ca? la` quye^`n la`m ngu+o+`i. DDo' cha(?ng qua la` lua^.t “chi? no'i dde^'n nu+o+'c khi thie^'u nu+o+'c”. No'i nhie^`u dde^'n quye^`n lo+.i vi` bie^'t bao ngu+o+`i bi. tu+o+'c ma^'t quye^`n la`m ngu+o+`i. Humanum paucis vixit genus: nha^n loa.i chi? so^'ng cho mo^.t thie^?u so^'. Cho to+'i nga`y nay ngu+o+`i ta thu+o+`ng dde^` cao trie^'t ho.c Hy La.p coi nhu+ ddo^.c nha^'t vo^ nhi. trong vie^.c ga^y ne^n nha^n ba?n, nhu+ng xe't la.i tha^'u dda'o mo+'i tha^'y ra(`ng no' chu+a tha`nh co^ng dde^? thie^'t la^.p mo^.t khoa nha^n ba?n trung thu+.c go^`m be^n trong la` chie^`u ki'ch sie^u linh, be^n ngoa`i la` tru` lie^.u cho mo.i ngu+o+`i ddu+o+.c tu+. do va` ddo^.c la^.p trong ta`i sa?n. Vi` thie^'u nhu+~ng ye^'u to^' ddo' ne^n nha^n ba?n tha^'t ba.i ke'o theo nhu+~ng khuye^'t ddie^?m sau: Nhu+~ng tra^.n gia(.c vo^ nha^n dda.o do y' he^. ga^y ra. Quy che^' no^ le^. ddu+o+.c duy tri` mie^n vie^~n va` ddu+o+.c trie^'t ho.c be^nh vu+.c. DDi.a vi. phu.c tu`ng qua' kha('t khe cu?a ngu+o+`i dda`n ba`. Thie^'u chu+~ le^~ ne^n so^'ng buo^ng lung. Ca' nha^n qua' tro+'n thie^'u ha(?n o'c co^ng the^?. Kho^ng la^.p no^?i mo^.t ne^`n tu+. do ho`a bi`nh. Ti`nh tra.ng do+? dang cu?a nha^n ba?n no. va^~n ke'o da`i nhu+ the^' khi chuye^?n sang Roma. No+i dda^y ngu+o+`i cha va^~n co`n ddu+o+.c quye^`n gie^'t con, cho^`ng ddu+o+.c quye^`n gie^'t vo+. huo^'ng chi no^ le^., thi` kho^ng nhu+~ng ha('n ma` ca? vo+. con dde^`u la` “cu?a” ca^`m trong tay chu? (manicipia). Ne^'u tro^'n thi` se~ bi. ddo'ng ddinh va`o tha^.p gia'. Nga`y thu+o+`ng no^ le^. pha?i nai lu+ng la`m cho chu? a(n nha^.u tho?a thue^, dde^'n di.p dda.i le^~ thi` pha?i ra dda^'u vo+'i thu' du+~, hoa(.c gie^'t la^~n nhau cho chu? gia?i tri'. Ho. pha?i che^'t nhu+ va^.y tu+`ng nga`n tu+`ng va.n. Trong ta'm cuo^.c dda.i hi' do dda.i dde^' Auguste to^? chu+'c, mu+o+`i nga`n ngu+o+`i bi. che^'t trong dda^'u tru+o+`ng. Ai kho^ng to? ra ha(m ho+? gie^'t la't thi` bi. thi'ch chu+~ va`o ma(.t cho the^m ha(ng ha'i: ban sa'ng xua ngu+o+`i ra cho thu' du+~ a(n thi.t, ban tru+a xua ra cho kha'n gia? ba('n cho+i. Tru+o+'c ta^'m bi ki.ch ddo', ca'c nha` tri' thu+'c, ca'c trie^'t gia kho^ng nhu+~ng dda~ kho^ng pha?n ddo^'i, la.i co`n hoan nghe^nh. Pline dda~ ta'n du+o+ng hoa`ng dde^' Trajan co' co^ng to^? chu+'c nhu+~ng cuo^.c vui lo+'n lao, dde^? gia ta(ng lo`ng hu`ng du~ng cu?a da^n chu'ng. Tacite chi? nha^.n xe't: “Tuy co' ddo^? ma'u tha^.t nhu+ng

ddu+o+.c ca'i toa`n la` ma'u ngu+o+`i he`n”. Cice'ron vie^'t: “Vui thu' bie^'t bao, gia?i tri' du+o+`ng na`o cho mo^.t tinh tha^`n dda~ ddu+o+.c nha^n ba?n ho'a, ddu+o+.c tinh luye^.n khi xem mo^.t con va^.t bi. ngu+o+`i sa(n dda'nh tru'ng ngu+.c, hay mo^.t trong nhu+~ng ke? gio^'ng ta, mo^.t ngu+o+`i ye^'u dduo^'i bi. xe' bo+?i mo^.t con thu' ma.nh me~ ho+n”. Chi? co' Se'ne`que no'i le^n ddu+o+.c mo^.t hai ca^u kha'c gio.ng: “Con ngu+o+`i mo^.t va^.t thie^ng lie^ng ddo^'i vo+'i con ngu+o+`i la.i bi. gie^'t dde^? la`m tro` mua vui u+?”. Nhu+ng ma^'y tie^'ng ddo' chi? la` con nha.n la.c loa`i giu+~a mu`a ddo^ng gia' tuye^'t. Tre^n ghe^' ha`ng dda^`u: ca'c sa~i giu+~ lu+?a, ca'c ha`ng tu+ te^' cu~ng dde^`u mua vui nhu+ the^' ca?… va` su+. the^? o+? dda^u va^~n na(`m li` ddo'. Ma~i sau na`y nho+` kinh te^' tie^'n trie^?n, lu+o+ng ta^m con ngu+o+`i ddu+o+.c thu+'c ti?nh, ma` no' bo+'t ddi da^`n nhu+ tu.c no^ le^., hay la` ma^'t ha(?n ddi nhu+ nhu+~ng cuo^.c dda.i hi', thi` nguye^n uy? la` do ca(n cu+' ngoa.i ta.i, nhu+ dde^' quo^'c Roma kho^ng co`n, nhu+ng va^~n chu+a co' mo^.t ne^`n nha^n ba?n trung thu+.c la`m ne^`n mo'ng, a?nh hu+o+?ng tha^`n thoa.i va^~n co`n dde` na(.ng tre^n the^? che^' xa~ ho^.i. THO+`I PHU.C HU+NG Tho+`i phu.c hu+ng ddu+o+.c go.i la` tho+`i nha^n ba?n nhu+ng tha^.t ra ddo' mo+'i la` tro+? la.i vo+'i sa'ch vo+? Hy La.p nhie^`u ho+n la` sa'ng ta.o. Do va^.y mo^~i khi no'i dde^'n nha^n ba?n la` ngu+o+`i ta lie^n tu+o+?ng tu+'c thi` to+'i mo^.t so^' sa'ch cu?a Hy La.p tranh dda^'u cho tu+. do con ngu+o+`i cho^'ng vo+'i tha^`n thoa.i va` go.i la` “co^? ddie^?n nha^n va(n” (les humanite's) nhu+ng xa^y tre^n nguye^n ta('c duy nha^n (anthopologie hoa(.c anthropocentrique) nghi~a la` con ngu+o+`i ddu+o+.c coi nhu+ thu+.c the^? bi't ki'n kho^ng co' lie^n he^. na`o vo+'i Tro+`i hay DDa^'t chi ca?, tu+'c la` thu+' ngu+o+`i tru+`u tu+o+.ng con ngu+o+`i cu?a a?o mo^.ng duy ly', thie^'u ma^'t chie^`u ki'ch ta^m linh vu~ tru.. DDe^'n tho+`i phu.c hu+ng the^' ky? thu+' 16, ne^`n nha^n ba?n ddo' ddu+o+.c khai tha'c tro+? la.i nhu+ng va^~n dda(.t tre^n ne^`n cu~, tuy co' the^m ddo^i chu't tie^'n bo^. do lu+o+ng tri, chu+' co`n trie^'t va^~n mo^.t chie^`u duy ly'. Do ddo' nhu+~ng thuye^'t cu?a Aristote, Platon chu' tro.ng che^' ddo^. no^ le^. la` ca^`n thie^'t cho xa~ ho^.i va^~n ddu+o+.c tie^'p tu.c ba?o ve^. va` truye^`n ba' cho dde^'n tho+`i mo+'i. Nhu+~ng trie^'t gia nhu+ Hobbes, Darwin, Machiavel, Hegel… va^~n bie^.n ho^. cho vie^.c du`ng vo~ lu+.c dde^? chie^'m ddoa.t va` bo'c lo^.t ca'c da^n tie^?u nhu+o+.c. Ong Burckardt ddi.nh nghi~a tinh tha^`n phu.c hu+ng la` su+. kha'm pha' ra ca' nha^n. Theo to^i ddo' chi? la` su+. ba'o thu` cho con ngu+o+`i dda~ bi. que^n ddi qua' la^u nay ddu+o+.c chu' y' dde^'n thi` ddi to+'i cho^~ qua' dda'ng go.i la` ca' nha^n chu? nghi~a, tu+'c la` con ngu+o+`i so^'ng buo^ng lung, kho^ng co' dda.o so^'ng. Trong suo^'t tho+`i co^? Au Cha^u nho+` co' to^n gia'o duy tri` tra^.t tu+., nhu+ng bu+o+'c sang tho+`i mo+'i ho. giu~ a'ch to^n gia'o ma` chu+a ti`m ra ddu+o+.c dda.o la`m ngu+o+`i trung thu+.c thi` dda~ bi. bu+o+'c vao the^' ky? 19 la` tho+`i khoa ho.c co+ khi' tie^'n le^n tu+ng bu+`ng ra^`m ro^. la`m a't mo.i gia' tri. nha^n va(n va` da^~m cha^n le^n con ngu+o+`i. Mo^.t dda`ng ddo^'i no^.i dda~ sa?n ra nhu+~ng qua'i thai nhu+ pha't xi't quo^'c xa~ va` co^.ng sa?n! Pha't xi't ddo^`ng ho'a con ngu+o+`i vo+'i chi'nh phu? ma` ho. go.i la` nha` nu+o+'c! Quo^'c xa~ ta^.n die^.t nhu+~ng ngu+o+`i kha'c chu?ng to^.c! Co^.ng sa?n gia?n lu+o+.c con ngu+o+`i va`o ye^'u to^' kinh te^' va^.t cha^'t. DDa`ng kha'c ddo^'i ngoa.i dda~ tru die^.t bie^'t bao da^n to^.c dde^?

chie^'m dda^'t ddai. Nguye^n mo^.t vie^.c buo^n ngu+o+`i da dden dda~ tie^u die^.t to+'i hai tra(m trie^.u nha^n ma.ng. Kant vie^'t: “Su+. ba^'t co^ng do ca'c nu+o+'c Ta^y A^u pha.m ddo^'i vo+'i da^n ca'c nu+o+'c be^n ngoa`i ngay tu+. buo^?i tie^'p xu'c dda^`u tie^n la`m cho chu'ng ta pha?i ru`ng mi`nh kinh ha~i. Ho. coi vie^.c kha'm pha' ra ca'c da^n da ma`u la` mo^.t su+. chinh phu.c. My~ Cha^u, nhu+~ng mie^`n cu?a da^n da dden nhu+~ng dda?o co' ddo^` gia vi., ddo^'i vo+'i ho. la` nhu+~ng dda^'t kho^ng co' chu?, vi` ho. coi nhu+~ng da^n ba?n tho^? nhu+ kho^ng co'… Ta^'t ca? nhu+~ng vie^.c ddo' la` vie^.c la`m cu?a nhu+~ng cu+o+`ng quo^'c khoe mi`nh la` su`ng dda.o va` ma(.c da^`u ho. pha.m pha'p nga^.p dda^`u to^.i a'c, ho. va^~n tu+. xu+ng minh thuo^.c dda.o chi'nh tho^'ng ngang vo+'i ca'c ke? ddu+o+.c Chu' cho.n (*). Su+. thie^`u ne^`n nha^n ba?n dda~ la` mo^.t trong nhu+~ng ly' do coi re? ma.ng so^'ng ca'c da^n to^.c kha'c, ddo^`ng tho+`i la` ca(n nguye^n ga^y ne^n co+n khu?ng hoa?ng tinh tha^`n lo+'n lao hie^.n nay ma` chu+a bie^'t bao gio+` mo+'i thoa't kho?i. Ngu+o+`i ta va^~n mong cho+` su+. xua^'t hie^.n cu?a mo^.t nha` pha^n ta^m li.ch su+? dde^? cu+'u go+~ lu+o+ng ta^m con ngu+o+`i kho?i a'ch no^ le^. tha^`n thoa.i. (*) Tru+ng theo W.Durant: Vies et Doctrines des philosophes. Payot, p.316 Chu+a giu~ xong a'ch tha^`n thoa.i thi` la`m sao co' ddu+o+.c nha^n ba?n. Tuye^n Ngo^n Nha^n Quye^`n cu?a Lie^n Hie^.p Quo^'c cha(?ng ha.n (1944) chu+a pha?i do mo^.t ne^`n trie^'t ly' co' ca(n co+ sie^u hi`nh ma` mo+'i la` nhu+~ng the^? che^' thuo^.c trung ta^`ng cu?a lu+o+ng tri va` ne^`n kinh te^' thi.nh vu+o+.ng la` nhu+~ng ca'i kho^ng bao gio+` vu+o+.t qua nha~n gio+'i tho^ng thu+o+`ng va` tru+.c tie^'p. (Co`n tie^'p)

Related Documents

Nhan Chu
November 2019 17
Chu Nhan Trong Hon Nhan
November 2019 22
Chu
May 2020 21
Nhan
June 2020 18
Tu Chu Va Dan Chu
November 2019 32
Chu That
July 2020 11