Tu Chu Va Dan Chu

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Tu Chu Va Dan Chu as PDF for free.

More details

  • Words: 1,506
  • Pages: 2
Tự chủ và dân chủ14:02' 16/04/2007 (GMT+7) (VietNamNet) - Một nền dân chủ tốt chỉ có thể đạt được khi nó được gieo trồng trên nền cuả xã hội dân sự phát triển lành mạnh, khi mọi người dân có đủ bản lĩnh, trí tuệ để tự chủ và làm chủ quyền và trách nhiệm công dân của mình. Nhìn vào tiến trình cuộc bầu cử Quốc hội Khóa XII, chúng ta chỉ mới thấy được những nỗ lực để đạt được điều này. Kết quả hiệp thương ba đã rõ và từ đó có thể “sơ kết” một vài điều về cuộc bầu cử. Ứng cử và rút lui: Quá dễ dàng Vào đầu tháng 3, ông Nguyễn Sĩ Dũng từng viết: “Bạn đã sẵn sàng ứng cử chưa? Chắc là chưa”. Cứ tưởng ông Dũng nhầm vì sau bài viết đầy trăn trở của ông Dũng, đã có tới 238 người nộp hồ sơ tự ứng cử. Đây là con số kỷ lục từ khi thiết chế dân chủ đại diện được lập ở nước ta. Nhưng sau hiệp thương vòng ba, con số người tự ứng cử còn lại chỉ là… hàng chục người, thì mới thấy rằng ông Dũng có lý.

Bỏ phiếu vòng hiệp thương 3 tại TƯ. Ảnh: C.M

Đúng là chúng ta chưa sẵn sàng cho tự ứng cử. Một người có thâm niên 2 khóa nghị sỹ địa phương, tâm huyết và dũng cảm như ông “hội đồng Khoa”, đã đột ngột rút lui bởi “lý do gia đình và công việc”. Chỉ trước khi rút lui hơn mười ngày, ông Khoa khẳng định rằng “tôi đã cân nhắc rất kỹ quyết định tự ứng cử”, ông đã “dọn mình” khi từ bỏ mức lương ngàn đô, từ bỏ xe hơi và chức giám đốc. Ông Khoa còn được dư luận và báo chí công khai ủng hộ. Thế mà… Có hàng trăm người ứng cử và tự ứng cử cũng rút lui bởi lý do tương tự ông “hội đồng Khoa”. Dẫu biết rằng ứng cử hay rút lui là quyền của mỗi công dân và cũng không nhất thiết phải kiểm tra lý do của họ, nhưng dư luận thì vẫn cứ âm ỉ như đó là chuyện bất thường. Bất thường vì so với những nước phát triển thì ứng cử viên người ta không ứng cử và rút lui dễ dàng như thế, bằng những lý do “trước sau bất nhất” như vậy. Ngày 14-4, năm phút trước khi MTTQ Trung ương tổ chức hiệp thương vòng ba, Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng Nguyễn Viết Chức cũng đã đột ngột viết đơn xin rút “vì lý do sức khỏe”. Khác với ông Khoa, ông Chức là người được tổ chức lựa chọn và giới thiệu rất chu đáo. Ông cũng đã được cử tri nơi công tác và nơi cư trú tín nhiệm, không có đơn thư khiếu tố gì. Vậy mà… Cũng có hàng chục người rút lui với cùng lý do như ông Chức. Hay chăng, chúng ta cần có quy định kiểm tra sức khỏe và chất vấn gia đình các ứng cử viên từ khi nộp hồ sơ ứng cử? Để các ứng viên khi rút lui không thể đưa ra những lý do quá dễ dàng như thế. Được như thế thì dư luận cũng không còn “cơ hội” để đồn thổi rằng ông này, ông khác rút lui vì bị ép nọ, ép kia. Văn hóa ủy quyền “Văn hóa ủy quyền” là cụm từ thường được Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An sử dụng khi tâm sự với các phóng viên bên hành lang Hội trường Ba Đình. Thực trạng một người bỏ phiếu hộ, bỏ phiếu thay nhiều người thường xảy ra ở các cuộc bầu cử là “biểu hiện sinh động” của nét “văn hóa ủy quyền” ấy. Chủ tịch Ủy ban trung ương MTTQ VN Phạm Thế Duyệt thì coi đây là “bệnh hình thức” và ông kêu gọi các ủy ban bầu cử, tổ bầu cử kiên quyết loại trừ tình trạng này. Trong khi những ví dụ trên cho thấy người dân vẫn chưa thật sự tự chủ và ý thức về quyền và nghĩa vụ công dân trong việc ứng cử và bầu cử, thì, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở Việt Nam luôn thuộc loại đứng đầu thế giới. Ngày bầu cử ở nước ta giống như ngày hội. Và một chuyện độc nhất vô nhị khác nữa là các tổ bầu cử luôn nhận được quyết định khen thưởng nếu họ sớm phát hết phiếu bầu. Thật may, năm nay ở Hà Nội chẳng hạn đã không còn đặt mục tiêu bỏ phiếu xong sớm là một tiêu chuẩn thi đua giữa các đơn vị bầu cử. Chủ tịch Uỷ ban Bầu cử của Thủ đô nhấn mạnh khi đi “thị sát” công tác chuẩn bị bầu cử của các quận huyện rằng, cho dù 100% cử tri bỏ phiếu xong thì các cán bộ ở các đơn vị vẫn phải trực đến phút cuối.

Việc tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu cao trong khi có nhiều người bỏ phiếu thay, chỉ chứng minh được người dân có ý thức chính trị tốt chứ chưa chứng minh được ý thức công dân cao. Một xã hội có ý thức công dân cao thì người ta không ủy quyền, nhượng quyền một cách dễ dàng như thế. Ba tầng đại diện của cử tri Có lẽ, bởi vì xã hội vẫn còn nặng văn hóa ủy quyền, nên để có được những đại biểu ngồi ở cơ quan quyền lực cao nhất của nhân dân, cuộc bầu cử ở ta vẫn phải trải qua bốn tầng đại diện. Tầng đại diện thứ nhất được thiết lập ở vòng hiệp thương thứ nhất. Khi MTTQ hiệp thương để hình thành cơ cấu đại biểu Quốc hội. Quốc hội là một định chế của nền dân chủ đại diện, nhưng khi một cơ cấu cứng đã được xác lập rồi, thì những người muốn tham gia khó có thể có sự lựa chọn ngoài cơ cấu. Nếu bạn là người tự ứng cử, thì đây chính là thử thách đầu tiên của bạn, vì bạn phải tìm cách vượt qua các vòng hiệp thương. Tầng đại diện thứ hai là khi các ứng cử viên bước vào vòng “sơ loại”. Hãy tạm gọi như thế đối với bước lấy ý kiến tín nhiệm cử tri nơi công tác và cử tri nơi cư trú. Khoảng bốn, năm chục cử tri sẽ đại diện cho hàng ngàn cử tri khác đánh giá sự tín nhiệm của họ đối với ứng cử viên. Qua được bước này thật không dễ. Về nguyên tắc thì đại diện của cử tri không phải là tất cả cử tri. Vì vậy trả lời báo chí, Chủ tịch Phạm Thế Duyệt mới khẳng định rằng tín nhiệm dưới 50% ở vòng hai chưa chắc đã bị loại ở vòng ba. Tuy vậy, vòng ba đã kết thúc và tất cả những ứng viên chưa quá bán đều bị loại. Tầng đại diện thứ ba chính là hội nghị hiệp thương vòng ba. Ở vòng này, các thành viên MTTQ có quyền quyết định cuối cùng về danh sách ứng cử viên. Các “dữ liệu” thu thập tại 2 tầng đại diện trên sẽ là căn cứ chính để hội nghị hiệp thương vòng ba đưa ra quyết định. Và về nguyên tắc thì các ứng cử viên bị loại ở vòng này không có cơ hội để đảo ngược kết quả. Sau ba tầng đại diện, cử tri cả nước mới thực hiện quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mình: bỏ phiều bầu đại biểu Quốc hội. Có một điều cũng khá đặc biệt ở nước ta là cử tri bị động chờ danh sách các ứng cử viên để chủ động bầu cử. Nói như thế là vì quyết định danh sách ứng cử viên tại các tổ bầu cử là quyền của Hội đồng bầu cử, không phải ai muốn về đâu thì về. Về hình thức, tiến trình bầu cử “năm bước, ba vòng” ở ta là rất chặt chẽ và trật tự. Nhưng sự chặt chẽ và trật tự ấy có thực sự lựa chọn được một Quốc hội xứng đáng hay không? Đây mới là một câu hỏi không dễ trả lời. Có lẽ vì vậy, sau vòng hiệp thương ba, Chủ tịch Phạm Thế Duyệt phát biểu trước báo giới rằng rất cần sửa đổi Luật Bầu cử Quốc hội để khắc phục các bất cập tại cuộc bầu cử này. Cần phải sửa để niềm mong muốn của Bác Hồ là bao nhiêu lợi ích đều là vì dân, bao nhiêu quyền lực đều ở nơi dân trở thành hiện thực. •

Diệp Linh

Related Documents

Tu Chu Va Dan Chu
November 2019 32
Chu
May 2020 21
Dan-chu-va-phat-trien
November 2019 35
Chu Ky Dien Tu
November 2019 27
Chu Ky Dien Tu
June 2020 11
Luc-tu-minh-chu-p2
April 2020 3