Trong những tháng đầu năm 2005, nhất là trong tháng 5, tình hình tai nạn giao thông đường bộ (TNGTĐB) tiếp tục gia tăng với tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng. Ông Trân Sơn- Thượng tá Phó Trường Phòng Hướng dẫn luật và Điều tra xử lý tai nạn giao thông- Cục Cảnh sát giao thông đường bộ- đường sắt (Bộ Công an) cho biết như vậy. Những con số đáng sợ Theo con số chưa đầy đủ, từ đầu năm 2005 đến nay, cả nước xảy ra hơn 5.028 vụ TNGTĐB, làm hơn 3827 người chết và 4.420 người bị thương. Trong đó, tai nạn do ý thức chủ quan của người tham gia giao thông chiếm tới .72% (gồm: do không làm chủ tốc đô 31%; tránh vượt ẩu 12,8% thiếu chú ý quan sát 18%; uống rượu, bia quá nồng độ do phép 7,2%...). Đối tượng gây TNGTĐB chủ yếu do người điều khiển mô tô, xe gắn máy chiếm tới 75,6%; do lái xe ô tô chiếm 20,3%... Địa bàn xảy ra nhiều tai nạn giao thông là quốc lộ, chiếm 43,6%; tỉnh lộ 18,1%, nội thị 22,7%... Số vụ tai nạn nghiêm trọng có lới 45 vụ, làm 188 người thiệt mạng, 182 người bị thương. Trong đó, vụ tai nạn chết nhiều người nhất tà ở Kon Tum (31 người); tiếp dó là ở Lai Châu (19 người); Gia Lai (10 người)... Những địa bàn xảy ra nhiều TNGTĐB là Bình Thuận, Hà Tây, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Tây Ninh, Nghệ An, Bình Phước, Gia Lai, Lai Châu...Những vụ TNGTĐB đặc biệt nghiêm trọng đã liên tiếp xảy ra trên các tuyến đường đèo dốc. Nguyên nhân của tai nạn giao thông Nguyên nhân xảy ra TNGTĐB gia tăng với tính chất và mức độ ngày càng nghiêm trọng, trước hết là do hệ thống giao thông đường bộ, tuy trong những năm gần đây đã được đầu tư nâng cấp nhiều, nhưng vẫn còn nhiêu bất cập, với chất lượng đường giao thông còn thấp và tình trạng ùn tặc còn diễn ra ở nhiều nơi, nhiều lúc. Hiện nay, mạng lưới giao thông đường bộ của nước ta có chiều dài khoảng 205.000 km, nhưng tỷ lệ mặt đường được rải nhựa, bê tông chỉ chiếm trên 30% (không tính đường xã, huyện). Đặc điểm giao thông đường bộ của ta chủ yếu còn là đồng mức, đồng cấp, giao cắt đồng mức (nghĩa là các phương tiện tham gia giao thông đường bộ cùng một tuyến đường). Đường hẹp, mặt đường lại gồ ghề do nhiều lần chắp vá. Hệ thống giao thông đường bộ của ta lại có tới 193 đèo dốc cao, chiếm khoảng 1.200 km chiều dài, trong đó 20 quốc lộ có 88 đèo dốc cao, phần lớn đường đèo dốc được xây dựng từ lâu, địa bàn hiểm trở, quanh co, bề rộng mặt đường hẹp, bình quân khoảng 10- 15 vòng cua một đèo dốc. Hệ thống biển báo, cọc tiêu, gương cầu lồi, đường lánh nạn... chưa đồng bộ và chưa được cải thiện nhiều. Ngay trong quá trình thi công, sửa chữa đường bộ cũng đã nảy sinh nhiều tiêu cực như: trộm cắp nguyên vật liệu, thi công không bảo đảm quy trình kỹ thuật... Hiện tượng đường bị biến thành sân phơi nông sản, nơi tập kết vật liệu xây dựng còn khá phổ biến. Thêm nữa, tình trạng lấn chiếm vỉa hè, hành lang giao thông, buôn bán rong trên đường cũng chậm được khắc phục... Một nguyên nhân đáng quan tâm hơn là trình độ dân trí, ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông còn thấp, dẫn đến vi phạm luật còn khá phổ biến. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân phương tiện tham gia giao thông ngày càng gia tăng trong khi trình độ và năng lực quản lý, sử dụng còn nhiều yếu kém, bật cập. Giải pháp nào để hạn chế tai nạn giao thông? Làm thế nào để giảm số vụ TNGTĐB đang là đòi hỏi bức xúc hiện nay và là việc cần làm ngay. Các cơ quan chức năng cần tăng cường công tác tuyện truyền hướng dẫn việc chấp hành luật lệ giao thông, đồng thời tăng cường công tác quản lý các loại phương tiện giao thông. Đồng thời, phải khảo sát, xác định những điểm đen thường xảy ra TNGT để có biện pháp khắc phục và xóa điểm đen. Mới đây, Thủ tướng Chính phủ vừa giao cho Bộ trưởng Bộ Công an ban hành quy định về chế độ trách nhiệm của cán bộ, chiếm sỹ CSGT tại các cung đường, nếu để xảy ra tai nạn nghiêm trọng, CSGT phụ trách cung đường phải bị kỷ luật. Theo đó, Bộ Công,an phải tăng cường giám sát kiểm tra thường xuyên, đột xuất, có các hình thức đội đặc nhiệm, kiểm tra chéo... đối với
công tác của lực lượng CSGT; xử lý trách nhiệm đối với cán bộ quản lý trực tiếp, nếu đơn vị để xảy ra tiêu cực, tham nhũng; xử lý nghiêm những chủ phương tiện, lái xe đưa hối lộ cho lực lượng CSGT. Đối với những đoạn đường cao tốc, đoạn dường thường xảy ra TNGT phải đặt dải phân cách nhằm hạn chế việc lấn đường, chạy quá tốc độ cho phép. Đối với những đoạn đường đèo dốc, nguy hiểm cần đầu tư kinh phí đê nâng cấp, sửa chữa, làm mới, phát quang cây cối, đặt gương cầu lồi, tường hộ lan, cọc tiêu nhằm giảm TNGT. Nâng cao chất lượng đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép lái xe cho người tham gia điều khiển phương tiện giao thông; nâng cao chất lượng đăng kiểm kỹ thuật phương tiện, kiên quyết loại bỏ những phương tiện giao thông đã hết niên hạn sử dụng theo NĐ 92/CP và NĐ 23/CP của Thủ tướng Chính phủ cũng là những việc làm thiết thực và cần nghiêm túc hơn. Cùng với công tác tuyên truyền, cần tăng cường cưỡng chế thi hành pháp luật đối với những người vi phạm luật lệ giao thông như: vượt đèn đỏ, đi sai phần dường quy định, chạy quá tốc độ cho phép, không có giấy phép lái xe hợp lệ, chở quá số người, uống rượu bia quá nồng độ quy định, người điều khiển xe mô tô không đội mũ bảo hiểm, lạng lách, đánh võng, đua xe trái phép. Trong đó, phải kiên quyết lập hộ sơ xử lý pháp luật hình sự đối với các vụ TNGTĐB nghiêm trọng đủ yếu tố cấu thành tội phạm. Hiện nay, lực lượng CSGT cả nước đang tập trung tiến hành đồng bộ, mạnh mẽ các biện pháp để thực hiện công điện số 409 của Thủ tướng Chính phủ, điện số 41 của Bộ Công an, kế hoạch số 989 của Tổng Cục cảnh sát về tiếp tục thực hiện NĐ 13/CP của Chính phủ; đặc biệt, điện số 500 của Bộ Công an về mở đợt cao điểm bảo đảm trật tự an toàn giao thông từ 10/5 đến 20/9/2005. Đây cũng là những việc làm cấp bách thiết thực nhằm hạn chế và đẩy lùi tình trạng tai nạn giao thông đang có xu hướng gia tăng và ngày càng nghiêm trọng.