Nang Luong

  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Nang Luong as PDF for free.

More details

  • Words: 6,092
  • Pages: 13
LỜI MỞ ĐẦU Trước tiên chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến cô Trịnh Thu Huyền cùng thầy Đỗ Sơn Hải - Người đã giảng dạy và giúp đỡ chúng em trong suốt quá trình giảng dạy cũng như việc hoàn thành bản báo cáo này. Đồng thời cũng gửi lời cảm ơn các bạn trong khoa CTQT k32 đã đóng góp cho chúng tớ những góp ý rất bổ ích. Ngày nay toàn cầu hoá đang là xu thế chính chi phối toàn bộ đời sống quốc tế . Chính vì thế nó không những mang lại những cơ hội mà còn đặt ra rất nhiều thách thức cho các quốc gia đối với các vấn đề đòi hỏi sự chung tay góp sức của toàn nhân loại ( tội phạm , vũ khí hạt nhân, đói nghèo, môi truờng….), trong đó, năng lượng cùng nguy cơ thiếu hụt năng lượng trên phạm vi toàn cầu cũng đang là vấn đề vô cùng nhức nhối và cấp bách nhất hiện nay. Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và tiến bộ trong nhận thức xã hội của con người, tình trạng thiếu hụt và nguy cơ thiếu hụt năng lượng toàn cầu đã được quan tâm giải quyết, tuy vậy, việc thực hiện các giải pháp hiện có cũng như tìm ra giải pháp hiệu quả hơn cho vấn đề này vẫn còn là một nhiệm vụ khó khăn và cấp bách. Trong bài viết này chúng tôi trình bày về tổng quan của năng lượng, từ đó nhận định thực trạng năng lượng hiện nay đang thiếu hụt và đi vào tập trung lý giải tại sao coi vấn đề thiếu hụt năng lượng là vấn đề toàn cầ?Tác động của nó tới quan hệ quốc tế như thế nào? Đã có những giải pháp gì cho việc thiếu hụt nguồn năng lượng hiện nay trên thế giới và tính hiệu quả của chúng ra sao ?Đồng thời đưa ra một số dự báo cho tương lai.

1

I. Tổng quan 1. Khái niệm: 2. Phân loại: Hiện nay chúng ta đang khám phá và sử dụng 5loại năng lượng chính, đó là: 1. Năng lượng từ nhiên liệu hoá thạch. Các nguồn năng lượng cho nhóm chính này gồm than, dầu mỏ và khí đốt. Hiện nay các nguồn năng lượng này đóng góp tới hơn 90% năng lượng tiêu dùng cho toàn thế giới thông qua những tác dụng như sưởi ấm, đun nóng, sản xuất điện…Do những đặc tính như dễ khai thác, dễ sử dụng, tương đối rẻ và dễ vận chuyển nên loại nguyên liệu này được sử dụng nhiều nhất trong công nghịêp và phục vụ nhu cầu cuộc sống con người. 2. Năng lượng từ nhiên liệu nguyên tử. Mặc dù có những ưu điểm như giá thành rẻ, không sản sinh ra khói và khí CO2 nhưng do nguy hiểm trong việc sử dụng nếu xảy ra sự cố và vấn đề xử lý rác thải hạt nhân nên hiện nay các quốc gia phát triển vẫn dè dặt trong việc sử dụng nguồn năng lượng này. Trong vòng 30 năm trở lại đây không một nhà máy mới nào được cấp phép hoạt động tại các quốc gia tiến bộ. Các nhà máy mới được xây dựng chủ yếu hiện nay tại các quốc gia đang phát triển. 3. Năng lượng tái sử dụng. Các nguồn năng lượng cho nhóm này gồm năng lượng mặt trời, năng lượng từ sức gió, năng lượng từ sóng biển, năng lượng từ thuỷ triều, năng lượng từ sức nước, năng lượng từ lòng đất, năng lượng sinh khối. Đây là các nguồn năng lượng mới nên việc sử dụng chúng còn chưa được phổ biến và mang tính hiệu quả cao. 4. Năng lượng thuỷ điện tích năng. Đây là dạng năng lượng mà không gây ra ô nhiễm môi trường, có khả năng sản xuất ra điện cao nhưng do chi phí đầu tư cao mà lại phải phụ thuộc quá nhiều vào môi trường, thời tiết nên việc xây lắp và sử dụng vẫn còn nhiều giới hạn. 5. Năng lượng khí Hydro và pin nhiên liệu. Mặc dù đây là một nguồn năng lượng sạch và có rất nhiều ưu thế nhưng do giá thành còn quá cao nên chủ yếu đang dừng lại ở việc nghiên cứu và việc sử dụng chủ yếu tập trung ở các tổ hợp công nghiệp hiện đại như sản xuất xe hơi… 3.Thực trạng về năng lượng toàn cầu: a. Hiện trạng : Hiện nay thế giới phải đối mặt với một nguy cơ về sự thiếu hụt năng lượng. Tại Hội Nghị Năng lượng thế giới lần thứ 20 đang diễn ra tại Rome, Ý (từ 12-11 tới 15-11), dầu mỏ trở thành chủ đề trọng tâm được bàn thảo sôi nổi. Trong diễn văn khai mạc hội nghị, Thủ tướng Ý Romano Prodi nói rõ: "Giá dầu đã tăng gấp đôi trong năm 2007. Nền kinh tế thế giới đang bị đe dọa bởi giá dầu thô tăng cao". • Ngay từ năm 1972, Câu lạc bộ Rôma đã báo động về tình trạng tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt và đưa ra tiên đoán hết sức bi đát rằng thế giới sẽ ngừng phát triển. Ngay sau đó, cuộc khủng hoảng năng lượng 1972-1981 nổ ra và được các nhà phân tích đánh giá như là bằng chứng cho sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên dự trữ không thể khôi phục được và nhân loại bước vào thời đại “nạn đói năng lượng lâu dài”1. 1

Dầu mỏ - Xung đột và kinh tế thế giới _ PGS,TS Kim Ngọc.

2

• Theo một kết quả thăm dò từ năm 1990 đến 1997 thì trữ lượng dầu mỏ còn có thể đáp ứng được yêu cầu trong khoảng 40 năm nữa, khí ga thiên nhiên đáp ứng được trong 60-70 năm2… • Các nguồn cung cấp năng lượng truyền thống – chủ yếu là dầu mỏ và than đá đang ngày càng cạn kiệt. Chúng ta đều biết rằng thế giới càng phát triển thì càng phụ thuộc vào các nguồn cung cấp năng lượng. Trong khi đó, các nguồn năng lượng sạch như thủy điện, điện mặt trời, điện hạt nhân… và các loại nhiêu liệu thay thế xăng dầu như hidro và nitơ hóa lỏng, hiện chưa đủ để đáp ứng nhu cầu vận chuyển, phát triển nông – công nghiệp hay phục vụ sinh hoạt hàng ngày của người dân và công nghệ cũng chưa cho phép để cung cấp chúng với giá rẻ-> sự phụ thuộc vào dầu mỏ à than đá càng cao. • Quan tâm hơn và chú trọng phát triển các nguồn năng lượng khác đầy tiềm năng như năng lượng hạt nhân. b. Nguyên nhân: Do đó việc đảm bảo chắc chắn nguồn năng lượng cho nhân loại vẫn còn là một vấn đề lớn bởi các lý do sau: Do điều kiện địa lý, thiên nhiên: việc phân bố năng lượng ở các vùng trên thế giới không đồng đều,và còn khắc nghiệt. Có nơi ở dưới biển sâu hay những vùng băng giá lạnh lẽo, hoang mạc nóng bức….-> việc khai thác, vận chuyển gặp khó khăn, chi phí cao. Các nơi có trữ lượng năng lượng lớn lại đang là điểm nóng của thế giới-nơi diễn ra các cuộc sung đột, chiến tranh -> không tồn tại môi trường thuận lợi cho phát triển khai thác hiệu quả, đồng thời tạo ra sự kìm hãm lớn. Ví dụ như Trung Đông hay Châu Phi, Châu Á Thái Bình Dương… Trình độ công nghệ khoa học của các quốc gia là khác nhau, giữa quốc gia đang phát triển và quốc gia phát triển ->không có khả năng áp dụng đồng đều công nghệ tiên tiến vào sản xuất. Việc khai thác và sử dụng chưa hợp lý gây tác động trở lại mạnh mẽ đối với môi trường sinh thái đe doan đời sống con người. Việc phát triển nguồn năng lượng hạt nhân để thay thế là một ưu thế. Song lại phải đối mặt với nhiều thách thức và tranh cãi trong dư luận quốc tế và sự phản kháng của cộng đồng thế giới. Thảm họa nguyên tử ở Trimailend (Mĩ) và bi kịch ở Trecnobưn đòi hỏi phải giảm mạnh việc xây dựng và đưa vào hoạt động các nhà máy điện nguyên tử. ->Tóm lại trong khi nhu cầu về năng lượng ngày càng tăng ( sinh hoạt và sản xuất)-> thiếu hụt nóăng lượng là điều tất yếu. II/ Thiếu hụt năng lượng là vấn đề toàn cầu: 1. Đe dọa đời sống:

2

Như trên

3

a. Sinh hoạt, nhu cầu của người dân: Con người cần có lửa để sưởi ấm, đun nấu thức ăn, thắp sáng, đun nấu thức ăn….đó là những nhu cầu căn bản nhất. Vậy không có năng lượng con người khó có thể duy trì một cuộc sống “ Người”. b. Suy giảm chất lượng cuộc sống: Ngày nay chúng ta đã quá quen thuộc với công nghệ, với kỹ thuật và phụ thuộc vào chúng như một phần tất yếu của cuộc sống, vậy sẽ ra sao nếu một ngày kia lò sưởi của họ không hoạt động trong mùa đông, xe hơi đang trên đường đến công sở phải dừng lại vì hết xăng…sẽ không có điện thoại để liên lạc, không có TV, tủ lạnh hay những chiếc xe sang trọng đắt tiền. Nếu không có năng lượng thì việc sản xuất ra đã khó chứ chưa kể đến là sử dụng được hay không. c. Gây ô nhiễm môi trường: Khi năng lượng trở nên cạn kiệt thì tất yếu dẫn đến việc giành giật làm sao để có được chúngbằng mọi cách, người ta sẽ ít quan tâm tới việc liệu khai thác , sử dụngnhư vậy có gây hại đến môi trường hay không hay chất lượng an toàn như thế nào-> đe dọa“môi sinh mạch sống”, sức khỏe , tính mạng sống còn của con người. Xuất hiện nhiều căn bệnh nan y mà khoa học chưa thể tìm ra liệu pháp. d. Nguyên nhân của những cuộc xung đột, chiến tranh: Chiến tranh vùng Vịnh. Chiến tranh Iraq, .. 2.Ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển: ->Sự phát triển kinh tế: • Nền kinh tế suy thoái và lâm vào khủng hoảng: Nếu như oxy giúp con người có thể duy trì sự sống con người thì có thể thấy năng lượng cũng đóng vai trò như vậy đối với sự phát triển kinh tế. Cần thấy rằng nền kinh tế của các quốc gia ít nhiều đều phải dựa vào công nghiệp mà các khu công nghiệp, khu chế xuất, các nhà máy muốn hoạt động đều phải dựa chủ yếu vào các nguồn năng lượng chủ yếu như than đá, dầu mỏ, khí…-> Phát triển kinh tế đồng thời với phát triển công nghịêp năng lượng và ngược lại phát triển công nghiệp năng lượng là để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế -> không thể thiếu năng lượng Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt năng lượng trầm trọng. Theo nguồn tin của nhà nước Trung Quốc, hiện trên cả nước, cầu đang vượt cung ở mức kỷ lục, 70 tỷ Watt. Thiếu hụt năng lượng-> nhiều nhà máy xí nghiệp đóng cửa-> gây trì trệ và cản trở sản xuất làm cho nền kinh tế gặp khó khăn và đi xuống  thiếu hụt năng lượng là rào cản lớn nhất cho việc phát triển kinh tế, làm giảm sức hút đầu tư, triệt tiêu mọi khả năng cạnh tranh của nhiều loại sản phẩm, làm mất cơ hội tăng GDP Với Ấn Độ thì việc thiếu hụt năng lượng còn cản trở công cuộc hiện đại hóa. Không thể phát triển và đưa nền kinh tế ổn định khi mà Tình trạng cắt điện đã trở thành cơm bữa đối với người dân Ấn Độ ->Sự phát triển xã hội: Cần thấy rằng, xã hội cấu thành từ nhân tố con người vì thế nếu không có năng lượng, chất lượng cuộc sống suy giảm cộng với kinh tế trì trệ yếu kém, -> đất nước gặp chậm phát triển và tụt hậu-> con người có thể quay trở về thời kỳ tiền văn minh. 4

3.Mối quan hệ mật thiết với các vấn đề toàn cầu khác:

ĐÓI NGHÈO

BẤT ỔN XH

DÂN SỐ

MÔI TRƯỜ NG

TỘI PHẠM

THIẾU HỤT NĂNG LƯỢNG.

BỆNH TẬT

BUÔN BÁN VŨ

KHÍ CHÍÊN TRANH

III/ Tác động tới quan hệ quốc tế Hiện nay, hầu hết các nước, đặc biệt là các nước thế giới thứ ba đều tập trung sức phát triển kinh tế và đều đang đứng trước vấn đề bức thiết về nhu cầu năng lượng đang tăng lên nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, sự quan tâm tiếp cận và bảo vệ nguồn cung cấp các năng lượng sống còn đã là một chủ đề quan trọng trong chính sách an ninh của các quốc gia, từ đó ảnh hưởng sâu sắc tới quan hệ quốc tế, thể hiện ở những mặt sau 1.Tình hình QHQT trở nên căng thẳng và bất ổn định hơn: a. Nội bộ quốc gia: • Các quốc gia không có hoặc thiếu hụt năng lượng sẽ gây ra khủng hoảng và bất ổn định trong nước.Tình trạng tranh giành giữa các nhóm lợi ích với nhau trong nộ bộ quốc gia đó gia tăng. Vấn đề thiểu hụt năng lượng khi xảy ra sẽ tác động lên mọi mặt của đời sống kinh tế, chính trị xã hội của một quốc gia.  Kinh tế: Thiếu hụt năng lượng sẽ đẩy giá năng lượng lên cao kéo theo chi phí sản xuất tăngchi phí sản xuất tănggiá sản phẩm sản xuất tăngsức mua giảm  giảm nhịp độ phát triển thậm chí làm cho nền kinh tế kém phát triển  Chính trị, xã hội: Khi tình trạng thiếu hụt năng lượng xảy ra, đòi hỏi các chính phủ phải điều chỉnh chính sách của minh ( tăng giá năng lượng, dỡ bỏ trợ cấpngười nghèo chịu tác động trực tiếp, không có khả năng “đi kịp” giá xăng dầu ngày càng leo thang gây bất công xã hộiđình công, phản đối của những tầng lớp nàybất ổn định trong lòng quốc gia. 5

Philippin và Indonesia, do giá xăng dầu tăng cao, chính phủ phải tăng giá xăng dầu trong nước đồng thời cắt giảm trợ giá xăng dầu. Nhưng do không làm tốt công tác tuyên truyền vận động nên động thái này của chính phủ đã vấp phải sự phản ứng gay gắt của người dân. Hàng loạt các cuộc đình công, biểu tình phản đối đã nổ ra gây bất ổn về chính trị • Các quốc gia có trữ lượng dầu lớn:  Một thực tế rất đáng lo ngại là những quốc gia xuất khẩu dầu lửa lớn nhất trên thế giới lại là những quốc gia chứa đựng những rủi ro rất lớn về tình hình an ninh Ả Rập Xê Út, quốc gia chiếm 25% trữ lượng dầu thế giới với những nhà máy lọc dầu và hệ thống kho chứa khổng lồ từng là mục tiêu tấn công của các tổ chức Hồi giáo cực đoan (2002). Bên cạnh đó, tình hình an ninh tại Iraq, những bất ổn chính trị tại Venezuela, Nigeria và những phức tạp chính trị tại Trung Á, vùng Caspia... Một số nước xuất khẩu dầu mỏ khác như Mexico, Colombia, Azerbaijan, Indonesia... cũng có những bất ổn về chính trị…  Sự tranh giành giữa các nhóm lợi ích: Thiếu hụt năng lượng khi xảy ra đẩy giá năng lượng lên cao làm gia tăng giá trị của những nguồn lợi này. Như thế, sẽ diễn ra sự tranh giành giữa các nhóm lợi ích trong và ngoài nước. Sự tranh giành nếu không giải quyết kịp thời sẽ dẫn đến mâu thuẫn xung đột và nếu không được giải quyết kịp thời có thể dẫn đến nội chiến. Ở Nighêria các nhóm vũ trang, các phe phái đã nổi dậy chiếm đóng, cướp bóc các mỏ dầu điển hình như nhóm MEND đã tấn công các cơ sở sản xuất dầu lớn, bắt cóc các chuyên gia của Anh và Mỹ đòi các khoản tiền chuộc lên đến hàng tỉ đô la làm đình đốn việc sản xuất, gây bất ổn về chính trị. b. Giữa các quốc gia với nhau: • Xung đột, chiến tranh: Trung Đông, Trung Á, Biển Đông, Châu Mĩ là tâm điểm. Các cuộc chiến tranh quân sự, thương mại, ngoại giao của thế kỉ XX, đều gắn chặt hoặc có nguyên nhân trực tiếp từ vấn đề năng lượng Mĩ đã không ngần ngại sử dụng đến vũ lực để bảo vệ, xâm chiếm giành giật các nguồn năng lượng (đặc biệt là dầu mỏ). Mang quân đánh Iraq năm 2003 Một số nguồn dầu mỏ hứa hẹn nhất nằm ở các khu vực ngoài khơi mà quyền sở hữu đối với các khu vực đó đang là vấn đề tranh chấp quyết liệt. 5 quốc gia ven biển Catxpi vẫn chưa thỏa thuận được về kế hoạch phân chia các khu vực tài nguyên ở ngoài biển này. Vịnh Pecxich, Vịnh Guinea, biển Timốp…. 6

 quan hệ quốc tế bất ổn định đe doạ và thách thức đối với hệ thông luật pháp và các cơ chế quốc tế. 2.Thúc đẩy quá trình hình thành tư duy toàn cầu, các cơ chế hợp tác quốc tế: a. Vì sao cần hợp tác? Thiếu hụt năng lượng là một vấn đề toàn cầu và đã là một vấn đề toàn cầu thì bản thân một quốc gia không thể tự giải quyết được mà cần có sự hợp tác, phối hợp giữa các quốc gia, các tổ chức quốc tế với nhau thì mới có thể giải quyết được. b. Tính chất của cơ chế hợp tác: • Hợp tác ở đây có tính chất hai mặt: tính tích cực và tiêu cực.  Tích cực: a. Khi hợp tác với nhau các quốc gia có thể tìm được tiếng nói chung trong nhiều vấn  vạch được các đường lối chung, các chính sách chung trong vấn đề năng lượng toàn cầu. Nhờ đó, các quốc gia có thể đảm bảo được lợi ích chung của tất cả các thành viên.  Tính tiêu cực: b. Tạo nên sự nghi kị của các quốc gia với nhau trong việc phát triển các nguồn năng lượng.Không phải ngẫu nhiên mà vấn đề Iran hiện nay lại trở thành một điểm nóng của thời sự quốc tế. Các nước Phương Tây, các nước láng giềng và các nước đối đich do lo sợ Iran có thể lợi dụng chương trình sản xuất năng lượng nguyên tử của mình đẻ sản xuất vũ khí hạt nhân nên đã dung mọi biện pháp gây khó dễ như cử các đoàn thanh sát viên của Liên Hợp Quốc, cấm vận kinh tế, quân sự… để buộc Iran giải trình và chấm dứt chương trình năng lượng hạt nhân của mình. c. Xảy ra mâu thuẫn trong quá trình hợp tác: Do các quốc gia luôn có các chính sách về năng lượng khác nhau nên trong quá trình hợp tác luôn, căng thẳng và lợi ích khó có thể công bằng được giữa các nước giàu và nước nghèo. d. Quá trình hợp tác: • Không phủ nhận lợi ích quốc gia là tối cao nhưng cũng chính vì thế mà các quốc gia cùng ngồi lại giải quyết “nạn đói” năng lượng trên toàn cầu này. Hi sinh lợi ích của mình để đạt được lợi ích lâu dài, nhât là trong thời đại toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế như hiện nay bởi họ hiểu rằng, vấn đề thiếu hụt của 1 quốc gia láng giềng hay 1 quốc gia trong cộng đồng quốc tế sớm muộn gì nhân lọa cũng phải chiu chung số phận.Đây cũng là một trong những mặt trái của toàn cầu hóa, của các TNS gây ra • Các quốc gia bắt tay nhau trong quá trình nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực năng lượng (năng lượng thay thế, các công nghệ tiết kiệm năng lượng…) hay có thể hỗ trợ nguồn năng lượng cho nhau (thông qua trao đổi – buôn bán) đảm bảo cho quá trình phát triển của các nước được ổn định, tăng trưởng Hè năm 2007 Trung Quốc đã giúp ta điện tiêu dùng để vượt qua mùa hè khắc nghiệt nhằm duy trì cuộc sống sinh hoạt, sản xuất 3.Thách thức luật pháp quốc tế: a. Đe dọa nguyên tắc chủ quyền của các quốc gia

7

• Để đảm bảo an ninh năng lượng và lợi ích của mình, một quốc gia có thể sẵn sàng vi phạm chủ quyền của một quốc gia khác như can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia đó, tấn công vũ trang chiếm đóng các quốc gia có chủ quyền. • Như vào năm 2003, để đảm bảo được an ninh năng lượng của mình, Mỹ và các nước đồng minh đã tiến hành xâm lược Irac, một quốc gia có chủ quyền mặc dù vấp phải sự phản đối của Liên Hợp Quốc và cộng đồng quốc tế. Hành động đơn phương của Mỹ và các nước đồng minh trên đã đặt ra rất nhiều thách thức cho hệ thống luật pháp quốc tế. b. Vi phạm các quy chế về cạnh tranh của các tổ chức quốc tế • Các quốc gia nhằm cứu vãn nền sản xuất trong nước có thể có những chính sách như là trợ giá năng lượng… điều này vi phạm về các quy chế cạnh tranh công bằng của các tổ chức thương mại quốc tế như WTO….vi phạm luật pháp kinh tế quốc tế.

• Khẳng định rằng thiếu hụt năng lượng là vấn đề toàn cầu-> đòi hỏi sự nỗ lực hợp tác của không chỉ 1 quốc gia mà của mọi quốc gia trong cộng đồng quốc tế. IV. Giải pháp: 1. Các giải pháp đã và đang có: a. Những tổ chức quốc tế, những cơ chế hợp tác đa phương, diễn đàn đa phương: • IAEA, OPEC: Hai cơ quan chuyên trách về năng lượng, tiết kiệm năng lượng • APERC của APEC: Trung Tâm Nghiên cứu Năng lượng Châu Á Thái Bình Dương • NGOs, TNCs • Liên Hợp Quốc: Các cơ quan của LHQ • Diễn đàn, hội nghị trực tiếp hay gián tiếp đề cập đến vấn đề năng lượng trên toàn cầu :Hội nghị Rôma, Hội nghị Bali Thực thi giải quyết của cơ chế này:  Các cơ chế đa phương này thường tập trung vào việc nghiên cứu, phân tích và đưa ra các khuyến nghị cho các quốc gia trong quá trình giải quyết vấn đề năng lượng đầy cấp bách, trong đó thường bao gồm các biện pháp ngắn hạn để giải quyết những sự cố cung cấp năng lượng cấp thời cũng như các biện pháp chính sách dài hạn để giải quyết các vấn đề mang tính chiến lược. Chương trình năng lượng quốc tế của cơ quan năng lượng quốc tế IEA, sáng kiến an ninh năng lượng - ESI của APEC và Hiệp định an ninh dầu mỏ của 8



b.   

c.   



d.

ASEAN – APSA). Các biện pháp ngắn hạn có thể kể đến như thiết lập những cơ chế chia sẻ các thông tin nhằm mục đích tạo cho các nước thành viên khả năng đánh giá chính xác tình trạng thực tế của các sự cố hay thông tin của thị trường năng lượng và đưa ra các biện pháp giải quyết phù hợp Các cơ chế hợp tác trong việc đối phó với các tình trạng khẩn cấp để đảm bảo rằng chính phủ và các ngành nhận thức được trách nhiệm của họ trong các sự cố khẩn cấp về năng lượng, lên kế hoạch chuẩn bị sẵn sàng để đối phó với các sự cố năng lượng và xây dựng các kho dự trữ nhiên liệu hay hợp tác với nhau trong việc đảm bảo an ninh của các tuyến đường vận chuyển nhiên liệu chủ yếu Kết hợp chặt chẽ với Cơ quan Hàng hải Quốc tế - IMO để tiến hành các nghiên cứu nhằm nâng cao an ninh hàng hải Hợp tác song phương: Phối hợp giải quyết với nhau nhiều vấn đề mang tính kĩ thuật khác như thăm dò, khai thác, sản xuất, nghiên cứu, các nguồn năng lượng... Trao đổi, chuyển giao công nghệ nhân lực, thương lượng, giúp đỡ… Nhượng bộ vì lợi ích của cả hai bên: Ấn Độ, Trung Quốc, đặc biệt là Nga ủng hộ Iran Các nước lớn này đều có quyền lợi kinh tế trong quan hệ với Iran, đặc biệt là trên lĩnh vực dầu lửa, do vậy họ sẽ không để Mỹ dễ dàng tấn công quân sự Iran như đã từng với Iraq Sudan là một nước có nhiều dầu mà nguồn dầu của nước này chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc. Động tới Sudan là sẽ động tới Trung Quốc, một quốc gia đang khát dầu và là một ông lớn của thế giới, một thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Và Sudan là phần trong chính sách ngoại giao dầu mỏ của Trung Quốc đang vấp phải sự phản đối của cộng đồng quốc tế Từng quốc gia: Thực hiện tiết kiệm năng lượng Phát triển năng lượng thay thế Gây chiến tranh, giành giật…. Hiện nay, cả thế giới đang quan tâm sát sao đến việc Mỹ sẽ "đối xử" thế nào với Iran, quốc gia có trữ lượng dầu mỏ chiếm 20% thế giới và được coi là "cừu địch" với Mỹ kể từ năm 1979 đến nay Phòng thủ, tự vệ: Tổng thống Mahmoud Ahmadinejad đã thẳng thừng tuyên bố Iran sẽ đáp trả Mỹ nếu bị tấn công quân sự, thậm chí sẽ ngừng ngay việc xuất khẩu dầu mỏ. Venezuela thì cũng cứng rắn với Mỹ không kém Iran sau khi mua của Nga khoảng 3 tỉ USD vũ khí và khởi công một nhà máy sản xuất súng AK đầu tiên tại châu Mỹ La-tinh để "đối phó với nguy cơ bị xâm lược", như lời Tổng thống Hugo Chavez của Venezuela…. Cá nhân:

9

 Cá nhân là tế bào của xã hội, vì thế tưởng như vai trò nhỏ nhưng hành động vủa mỗi cá nhân là vô cùng quan trọng. Vì vậy cần có ý thức trách nhiệm cao đối với bản thân xã hội và cộng đồng bắt đầu từ những việc nhỏ nhất. 2. Tính hiệu quả của các giải pháp trên: Đa phương: Không thể phủ nhận đóng góp to lớn của cơ chế đa phương,các tổ chức và cơ chế hợp tác quốc tế trong quá trình giải quyết vấn đề thiếu hụt năng lượng toàn cầu. Thông qua quá trình hợp tác đa phương, song phương các quốc gia mới có thể cùng nhau giải quyết một vấn đề có phạm vi rộng và tính chất hết sức phức tạp như vậy. Tthực tế là việc bảo đảm chắc chắn nguồn năng lượng và tránh các xung đột nảy sinh chỉ chiếm một phần nhỏ trong chương trình nghị sự đầy những việc phải làm của các nhà hoạch định chính sách quốc tế. Việc điều hòa lợi ích của nhiều quốc gia để từ đó đi đến thống nhất quan điểm giải quyết và phối hợp đồng bộ hoạt động giải quyết chung không bao giờ là một nhiệm vụ dễ dàng. Hoạt động của phần lớn các tổ chức quốc tế này vẫn chưa thực sự mạnh mẽ, triệt để, xứng với kì vọng mà người ta dành cho nó. Vai trò chính trị còn bị hạn chế của các tổ chức này đối với các quốc gia. Do đó, thế giới hiện nay đang rất nỗ lực để xây dựng cũng như củng cố, tăng cường vai trò chính trị, khả năng hành động độc lập của các tổ chức, thể chế khu vực và quốc tế, coi đây là một trong những giải pháp quan trọng và căn bản hàng đầu nhằm góp phần trực tiếp vào việc nâng cao hiệu quả của tiến trình giải quyết các vấn đề về năng lượng trên phạm vi toàn cầu. Song phương Các quốc gia có điều kiện phối hợp với nhau hiệu qủa, triệt để hơn do dễ có những điểm tương đồng cũng như dễ đạt được đồng thuận về các nội dung cụ thể. Các nước phát triển giúp đỡ các nước kém phát triển hơn mình cũng mang lại hiệu quả khá tốt trong việc giải quyết các vấn đề về năng lượng. Tuy nhiên cần phải chú ý đến tác động tiêu cực của hoạt động này đối với quan hệ quốc tế khi các nước có nguồn năng lượng dồi dào hơn sử dụng nó để gây sức ép chính trị lên các nước đang phải phụ thuộc nhiều vào nguồn năng lượng nhập khẩu. Một ví dụ gần đây trong tranh cãi giữa Nga và Ukraina về việc cung cấp khí đốt giá rẻ từ Nga cho thấy, nguồn năng lượng thiết yếu sẽ có thể được đem ra làm con bài chính trị nguy hiểm, nó không những làm quan hệ quốc tế trở nên căng thẳng phức tạp hơn mà còn trực tiếp đe dọa đến cuộc sống của hàng triệu người nếu như nguồn cung cấp khí đốt bị cắt giữa mùa đông khắc nghiệt. Quốc gia: Quá trình thay đổi chính sách theo hướng đảm bảo an ninh năng lượng, giải quyết thiếu hụt năng lượng đã được quan tâm thực hiện một cách tương đối triệt để. Nảy sinh vấn đề bất cập: Lợi ích của riêng từng nước gây ảnh hưởng đến lợi ích của nước khác, thậm chí ảnh hưởng đến lợi ích chung của nhân loại từ đó tác động ngược trở lại, càng khiến cho quan hệ quốc tế căng thẳng hơn. Đó là khi các nước trong nỗ 10

lực đảm bảo nguồn năng lượng cho mình đã gây ra những tranh chấp, giành giật với nước khác về các nguồn năng lượng dồi dào (Mĩ với tình trạng xung đột ở khu vực Trung Đông, Tây Á; Trung Quốc với vấn đề Sudan...). VI/ Dự báo: Theo dự đoán của các nhà khoa học, yêu cầu về năng lượng của cả thế giới sẽ tăng gấp đôi vào năm 2025, trong khi đó các nguồn năng lượng hoá thạch đang cạn kiệt dần. Sức ép đối với các nguồn cung cấp dầu mỏ toàn cầu là đặc biệt nghiêm trọng. Theo tính toán của các chuyên gia, thế giới sẽ tiêu thụ khoảng 679 tỉ thùng dầu từ nay đến năm 2020, chiếm 2/3 trữ lượng dầu mỏ của thế giới3. Cuộc khủng hoảng năng lượng 1972-1981 vốn được coi là bằng chứng của sự cạn kiệt các nguồn dự trữ không thể khôi phục được lại đã tạo đà phát triển cho công nghệ tiết kiệm năng lượng mà chủ yếu là công nghệ thăm dò điều tra địa chất, khai thác quy mô lớn các nguồn than và dầu khí mới ở các khu vực khác nhau trên thế giới. Theo một kết quả thăm dò từ năm 1990 đến 1997 thì trữ lượng dầu mỏ còn có thể đáp ứng được yêu cầu trong khoảng 40 năm nữa, khí ga thiên nhiên đáp ứng được trong 60-70 năm và than đá là 230 năm4…Trong vòng mấy thập kỉ tiếp theo có thể các nguồn năng lượng truyền thống vẫn đóng vai trò chủ đạo nhưng với sự cạn kiệt dần của nó và nỗ lực của con người trong việc tìm ra các nguồn năng lượng mới như năng lượng hạt nhân, năng lượng hydrogen… cùng sự vô tận của các năng lượng tái tạo được như năng lượng măt trời, năng lượng gió… chắc chắn sẽ đóng góp một phần không nhỏ vào việc đáp ứng nhu cầu của con người. Như vậy, sẽ không có khả năng về một nguy cơ năng lượng toàn cầu như nhận thức trước đây về sự thiếu tuyệt đối các nguồn năng lượng trên thế giới, ít nhất là trong 20 năm đầu thế kỉ XXI. Tuy nhiên, đó không phải là một tin tốt hoàn toàn, bởi một điều chắc chắn: sức ép về năng lượng trên toàn cầu sẽ không thể giảm đi, thậm chí, sẽ ngày một tăng lên khi nhu cầu tiêu thụ của con người không ngừng gia tăng. Điều này đặt ra cho nhân loại thách thức to lớn trong việc đảm bảo năng lượng cho quá trình phát triển trong tương lai.

3 4

Hành trang tri thức thế kỉ XXI. Nxb Văn hóa thông tin 2003. Dầu mỏ-xung đột và kinh tế thế giới _ PGS, Ts Kim Ngọc

11

KẾT LUẬN Từ những phân tích đã nêu ở trên, chúng ta có thể thấy rằng, vấn đề về năng lượng – mà quan trọng nhất là tình trạng và nguy cơ thiếu hụt năng lượng hiện nay trên thế giới thực sự là một vấn đề toàn cầu, có phạm vi tác động rộng lớn, có khả năng ảnh hưởng tới sự sống còn của con người cũng như tới sự phát triển của từng quốc gia và của toàn thế giới. Tác động của vấn đề năng lượng và thiếu hụt năng lượng đến quan hệ quốc tế hiện đang hết sức sâu sắc và phổ biến. Người ta có thể dễ dàng tìm thấy mối liên hệ với các vấn đề liên quan tới năng lượng trong hầu hết các điểm nóng xung đột trên thế giới cũng như tìm thấy một trong những nguyên do gây ra những biến động khó lường của nền kinh tế toàn cầu là có liên quan tới việc cung cấp các nguồn năng lượng chủ yếu. Chính vì vậy, vấn đề về đảm bảo nguồn năng lượng cho cuộc sống và phát triển của con người trên toàn thế giới thông qua các cơ chế hợp tác song phương, đa phương cùng những nỗ lực của chính các quốc gia cần phải được xem trọng hơn nữa trong thời gian tới. Vẫn biết rằng việc thực hiện những biện pháp cấp bách để giải quyết những tác động tiêu cực của tình trạng thiếu hụt năng lượng trên phạm vi toàn thế giới là một nhiệm vụ không hề đơn giản, thế nhưng, đứng trước những nguy cơ đã được minh chứng là hoàn toàn có thể xảy ra nếu vẫn giữ tình trạng khai thác, sử dụng một cách thiếu tính toán như hiện nay thì không chỉ các tổ chức quốc tế, các quốc gia mà ngay chính bản thân mỗi người cần phải có những nhận thực rõ ràng và triệt để về vấn đề năng lượng để có thể góp phần tham gia tích cực vào quá trình giải quyết vấn đề toàn cầu này.Nếu không làm được như vậy thì sẽ nhận được hệ lụy “ đời cha ăn mặn đời con khát nước” là tất yếu.

Danh mục tài liệu tham khảo: 1. Paula Dobriansky,Secretary of State for Global Affairs 2. www.uncjin.org/Documents/Conventions/conventions.html 12

3. PGS, Ts Kim Ngọc ,Dầu mỏ-xung đột và kinh tế thế giới 4. Hành trang tri thức thế kỉ XXI. Nxb Văn hóa thông tin 2003. 5. Nguyễn Trọng Chuẩn, Những vấn đề toàn cầu trong hai thập niên đầu thế kỉ XXI

13

Related Documents