Muoi Ba Ria

  • October 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Muoi Ba Ria as PDF for free.

More details

  • Words: 1,917
  • Pages: 4
Luân canh tôm - muối: Không phải dễ ăn Thứ bảy, 11/8/2007, 07:26 GMT+7 Nuôi tôm trên ruộng muối đã giúp nhiều hộ gia đình ở phường 12, TP. Vũng Tàu đổi đời. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có người phải trả giá đắt do thiếu kiến thức và lạm dụng mô hình luân canh tôm – muối. “CON TÔM ÔM HẠT MUỐI”...

Nuôi tôm trên ruộng muối cũng cần trang bị kiến thức và phương tiện như nuôi tôm công nghiệp mới đạt được hiệu quả cao. Trong ảnh: Vào mùa thu hoạch tôm

Ông Lê Quang Hùng, người nuôi tôm sú ở phường 12 cho biết: Nhiều năm qua, gia đình ông chỉ có nghề làm muối. Mấy năm muối rớt giá đời sống gia đình gặp nhiều khó khăn. Từ năm 2000, nhờ học được kinh nghiệm nuôi tôm sú trên ruộng muối qua mô hình của Trung tâm Khuyến ngư, ông bắt đầu làm quen với nghề nuôi tôm sú. Cũng trên 2.700m2 ruộng muối thay vì đến mùa mưa thì bỏ hoang, nay ông tận dụng để nuôi tôm. Năm đầu tiên nuôi, không ngờ ông thắng ngon ơ, bỏ túi gần 20 triệu đồng (tương đương số tiền thu lợi từ làm muối 4-5 năm). Tích lũy được một ít vốn và kiến thức, năm sau ông Hùng thuê thêm 1 ha ruộng muối và 2 nhân công mở rộng sản xuất. Mùa nắng làm muối, mùa mưa nuôi tôm, năm nào ông cũng có lãi, nhờ vậy, kinh tế gia đình ngày một khấm khá. Địa bàn phường 12 có điều kiện tự nhiên phù hợp với nghề làm muối. Nhiều hộ gia đình thu nhập chủ yếu từ nghề muối. Bình quân mỗi ha ruộng mặn thu được từ 80 – 100 tấn muối/vụ. Thế nhưng, với giá bán bình quân từ 180.000 đồng – 300.000 đồng/tấn, trừ công cán người làm muối thu lợi nhuận rất thấp. Hơn nữa, nghề muối chỉ làm được vào mùa khô, các tháng còn lại bà con diêm dân phải bươn chải nhiều nghề khác nhau để đắp đổi qua ngày, trong khi đó ruộng muối thì bỏ không. Trước thực trạng đó, năm 1999, Trung tâm Khuyến ngư xây dựng mô hình nuôi tôm sú công nghiệp tại phường 12 để bà con học thêm nghề mới. Năm đầu tiên, có khoảng 7 hộ áp dụng. Từ năm 2004, sau sự thành công của 5 mô hình trình diễn nuôi tôm trên ruộng muối do Trung tâm kết hợp với Hội Nông dân tỉnh xây dựng, nhiều hộ đã áp dụng và mở rộng sản xuất. Hiện nay, phường 12 có hơn 80 hộ nuôi tôm sú với tổng diện tích khoảng 200 ha, trong đó, có khoảng 60 ha nuôi trên ruộng muối đạt năng suất bình quân 1 – 1,2 tấn/ha. Có người do ít vốn và kinh nghiệm còn hạn chế, nên có lúc cũng gặp rủi ro, song nhìn chung nhờ nuôi tôm thu nhập của họ khá hơn so với “độc canh” nghề muối. “Trước kia muốn có tiền mua 1 kg gạo chúng tôi phải gò lưng giữa cái nắng gay gắt cào 30 kg muối, nay chỉ cần thu 1kg tôm là có thể mua được 20 kg gạo. Nhờ nuôi tôm chúng tôi mới có cơ may đổi đời, chứ làm muối suốt đời chắc cũng không thoát được nghèo” – ông Hùng nói. 90% HỘ NUÔI TÔM TRÁI VỤ THẤT BẠI

Nhận thấy nuôi tôm sú trên ruộng muối vào mùa mưa đạt hiệu quả kinh tế cao, thời gian qua nhiều hộ chủ quan thả nuôi luôn vào mùa khô bất chấp thời tiết không thuận lợi. Lý do khiến người dân liều lĩnh là tôm trái vụ có giá cao. Tuy nhiên, họ đã trả giá đắt cho sự liều lĩnh đó, gần 90% hộ nuôi tôm trái vụ đều bị thất bại. Kỹ sư Đào Thị Thanh, cán bộ kỹ thuật Trung tâm Khuyến ngư cho biết, khu vực ruộng muối phường 12 vào mùa khô có độ mặn rất cao. Thả nuôi vào mùa khô tôm chậm lớn. Hơn nữa, mực nước trong ruộng muối thấp, chỉ từ 50 – 80cm, khiến cho môi trường nước trong ruộng dễ biến động, nhất là các yếu tố về nhiệt độ, độ mặn, trong khi mực nước thấp, quạt khí không thể sử dụng hết công suất, dẫn đến tôm thường bị sốc và chết do thiếu ôxy. Chính vì những yếu tố bất lợi đó, Trung tâm Khuyến ngư khuyến cáo người dân chỉ nên tận dụng ruộng muối để nuôi tôm vào khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 11. Đây là thời điểm các yếu tố môi trường phù hợp cho tôm phát triển trên ruộng muối. Như vậy, bà con chỉ nên nuôi một vụ tôm trong năm, không nên thả thêm vụ 2 vào thời điểm giao mùa (từ tháng 10 đến tháng 2). “Nuôi tôm trên ruộng muối là phương thức tốt nhằm đa dạng hóa ngành nghề cải thiện thu nhập, song người dân cần có những kiến thức nhất định để bảo đảm hiệu quả đầu tư. Không nên chạy theo lợi nhuận mà đầu tư nuôi trái vụ dẫn đến “lợi bất cập hại” – ông Thân Văn Minh, Giám đốc Trung tâm Khuyến ngư khuyến cáo. Bài, ảnh: Song An

ghề làm muối: Chưa thoát khỏi phương pháp thủ công Thứ bảy, 28/4/2007, 07:54 GMT+7 Làm muối là một trong những nghề truyền thống của người dân Bà Rịa – Vũng Tàu. Với 737 ha ruộng muối, hàng năm bà con diêm dân sản xuất được khoảng 70.000 tấn muối. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lợi kinh tế biển này chưa được khai thác và phát huy hiệu quả đúng mức, do khâu chế biến và tiêu thụ muối còn yếu.

Thu hoạch muối tại cánh đồng muối An Ngãi, huyện Long Điền

So với các năm trước, năm 2006 giá muối có tăng hơn đôi chút nên thu nhập của gia đình anh Hồ Ngọc Long, (phường Phước Hiệp, TX. Bà Rịa) cũng tương đối khá. Thu hoạch 250 tấn muối, bán ra trừ chi phí anh còn thu được 20 triệu đồng. Anh Long cho biết, gia đình anh làm muối đã 50 năm nay. Cực lắm, nhưng anh vẫn phải bám ruộng, có năm lời chút đỉnh, có năm huề vốn và có năm lỗ. Năm nay, thời tiết nắng hạn kéo dài muối lại

được giá (350.000 đồng/ tấn) nên anh hy vọng đến cuối vụ bán hết sản phẩm sẽ thu được một khoản lãi kha khá. Cánh đồng muối của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tập trung nhiều nhất ở xã An Ngãi (huyện Long Điền), phường 11, 12 (TP. Vũng Tàu), xã Tân Hòa, Phước Hòa (huyện Tân Thành) và phường Phước Trung (TX. Bà Rịa ). Từ nhiều năm qua, diêm dân trong tỉnh vẫn giữ nghề làm muối theo lối truyền thống: sử dụng quạt gió và máy bơm, đưa nước vào ô phơi. Nghề làm muối tuy vất vả, chịu nhiều thăng trầm do biến động thị trường nhưng đến nay vẫn còn gần 2.300 diêm dân bám nghề. Những năm gần đây, do giá muối thấp, đời sống diêm dân gặp nhiều khó khăn, nhiều hộ đã chuyển sang đầu tư nuôi thủy sản và làm nghề khác, vì thế, diện tích ruộng muối ngày càng giảm. Năm 2006, toàn tỉnh chỉ còn 737 ha ruộng muối, giảm 129 ha so với năm 2005, sản lượng đạt 65.300 tấn, giảm hơn 15.400 tấn so với vụ trước. Năng suất bình quân đạt trên 90 tấn/ ha. Do quy trình sản xuất còn mang tính thủ công, chưa được đầu tư đúng mức về kỹ thuật nên chất lượng hạt muối chưa cao, còn lẫn nhiều tạp chất. Trong khi đó, tỉnh chưa có nhà máy sản xuất muối công nghiệp, hoạt động chế biến muối chủ yếu nhờ vào 6 cơ sở chế biến với quy mô nhỏ, áp dụng quy trình sản xuất truyền thống. Sản phẩm muối chủ yếu phục vụ tiêu dùng, chăn nuôi, chế biến và bảo quản hải sản. Hàng năm, lượng muối tiêu thụ trong tỉnh chỉ chiếm 22% - 25% tổng sản lượng, số còn lại bán ra ngoài tỉnh, do vậy, năm nào muối cũng còn tồn đọng rất lớn. Gia đình anh Văn Tân Thành, ở ấp Long Tân, thị trấn Long Điền có 1,5 ha đất làm muối, năm 2006, anh thu được 100 tấn muối, gọi thương lái năm lần, bảy lượt mới bán hết. Đến thời điểm này giá muối vẫn không dưới 300 đồng/kg, nhưng do chất lượng muối của tỉnh kém nên giá bán ra thấp hơn so với muối ở các tỉnh khác. Từ thực trạng đó, người làm muối ở Bà Rịa – Vũng Tàu cho rằng, đã đến lúc tỉnh cần đầu tư đẩy mạnh công nghệ chế biến để nâng cao chất lượng và giá trị hạt muối, có như vậy mới bảo tồn và phát huy được nghề truyền thống của địa phương. Được biết, năm 2002, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã quy hoạch sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối trên địa bàn tỉnh đến năm 2010. Theo đó, đến năm 2010 diện tích muối toàn tỉnh sẽ là 785 ha, đạt sản lượng 68.800 tấn, năng suất từ 85 - 90 tấn/ ha, sản lượng muối qua chế biến đạt 30.000 tấn/ năm. Việc làm này nhằm duy trì và sử dụng có hiệu quả tiềm năng ruộng mặn hiện có, phát triển nghề làm muối theo phương pháp thâm canh, từng bước cơ giới hóa các khâu sản xuất, đồng thời đổi mới công nghệ chế biến, nhằm giảm công lao động, giảm giá thành sản phẩm. Cũng trên cơ sở quy hoạch sản xuất, chế biến và lưu thông muối, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có dự án: “Xây dựng mô hình phát triển kinh tế xã hội nông thôn vùng muối An Ngãi”. Trong tương lai khu vực này sẽ phát triển thành khu sản xuất muối sạch theo quy trình tiên tiến. Đồng thời, để đẩy mạnh đầu ra, góp phần nâng cao giá trị hạt muối của tỉnh, Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn kiến nghị UBND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích diêm dân tham gia sản xuất theo loại hình kinh tế hợp tác,

tạo thuận lợi cho việc chuyển giao, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng và tìm kiếm thị trường tiêu thụ; có chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất muối công nghiệp, khuyến khích các cơ sở chế biến, thu mua muối cho diêm dân với giá sàn hợp lý. Trên thực tế, đến vụ này, bà con diêm dân vẫn còn sản xuất muối theo phương pháp thủ công. Các ngành chức năng chưa có một động thái nào giúp diêm dân nâng cao chất lượng sản phẩm và giảm chi phí trong sản xuất. Việc tiêu thụ muối cũng hoàn toàn phụ thuộc vào tư thương. Nhưng, dù sao dự án trên cũng mở ra một hy vọng mới cho người làm muối. Bài, ảnh: Huỳnh Liên

Related Documents

Muoi Ba Ria
October 2019 4
Muoi Ba
November 2019 8
Ria
June 2020 11
Ria
June 2020 15
Ria
November 2019 21
Ria
November 2019 19