Mua Xuan Trong Tho Van Xua Va Nay

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Mua Xuan Trong Tho Van Xua Va Nay as PDF for free.

More details

  • Words: 4,641
  • Pages: 13
còn hơn hai tuần nữa là đến ngày tết cổ truyền cuả người việt chúng ta, nếu còn sinh sống ở việt nam mà có làm ăn khấm khá thì cả nhà mới có một cái tết tươm tất, đầy đủ trái cây và bánh mứt, rồi trong nhà có đủ hoa kiểng chưng ba ngày tết lấy hên với hoa tươi , tràng pháo, rồi gói bánh chưng, bánh tét, bày trên bàn thờ để cúng rước Ông bà đêm giao thừa. Đầu năm thì xuất hành lấy hên cho đúng hướng để được phát tài cả năm, rồi người xông đất nhà phải tốt tướng, vui vẻ đem lại cho gia chủ niềm vui và phát đạt trong năm. khi lưu lạc ra nước ngoài, chỉ có những người sinh sống ở mỷ hay canada, pháp nơi qui tụ nhiều cưã hàng buôn bán, nhà hàng, trung tâm băng nhạc, cưã hàng kinh doanh, điạ ốc v.v... thì mới thấy rộn ràng không khí tết như ở vn còn những nước bắc Âu xa xôi thì hầu như ai đón tết nhà nấy , không có thì giờ hay thời gian để tụ họp tổ chức hội tết với nhau, vì vậy chỉ tìm không khí tết qua các dvd nhạc, truyền hình trên internet hay trong phim tài liệu để nhớ , để thương về cái tết quê nhà mà có lẻ đến khi về hưu mới có thể về thăm quê hương vào dịp tết để tìm lại cái không khí rộn ràng thân yêu đó. tuy vậy đối với những người yêu mến thơ văn xưa và nay, ta vẫn có thể tìm thấy cái không khí tết quê hương khi ngồi xuống sưu tầm, đọc lại những vần thơ cũ... Đã từ xa xưa khi nói đến tết nguyên Đán là người ta nghỉ ngay đến bài thơ "Ông Đồ già" cuả nhà thơ vũ đình liên : mổi năm hoa đào nở, lại thấy Ông đồ già, bày mực tàu giấy đỏ, bên phố đông người qua. bao nhiêu người thuê viết, tấm tắc ngợi khen tài, hoa tay thảo những nét, như phượng múa rồng bay. nhưng mổi năm mổi vắng, người thuê viết nay đâu, giấy đỏ buồn không thắm, mực đọng trong nghiên sầu. Ông đồ vẫn ngồi đấy, qua đường không ai hay, lá vàng rơi trên giấy, ngoài trời mưa bụi bay, vũ Đình liên bài thơ này thú thật đã mấy chục năm rồi có khi chưa đọc đến, thế mà làm như nó in sâu trong tiềm thức cuả mỗi người từ ngày còn ấu thơ nên không dễ gì quên được . cụ phan chu trinh trong tập di cảo phan tây hồ năm 1927 có sáng tác bài thơ " ngày tết ở kinh thành" : sông hương núi ngự cảnh riêng vui, nhà cữa thành xuân, vẻ tốt tươi, xống xếnh áo xanh theo thói lạy, kề cà rượu trắng gặp nhau mời. còn ba ngày tết là vui nước, vì mấy đồng lương hóa lụy người, say dở ra về vô tích sự, gặp nhau nói chuyện khéo mua cười. phan chu trinh năm 1927 nhà thơ hồ dzếnh sáng tác bài thơ " chiều xuân trung kỳ " vào khoảng năm 1938, trên đường từ savanakhet - Đông hà rẽ qua thăm huế. thời đó miền trung còn có tục lệ đơm cỗ vào dịp tết. con gái đi lấy chồng, ở riêng thường cùng chồng đội mâm cỗ về nhà ba mẹ cúng gia tiên. từng đôi lưá tụ tập đời đò sang sông, tiếng bỡn cợt, chế diễu nmhau râm ran trên mặt nước trong xanh êm ả. quang cảnh ngày xuân đó gợi tưởng đến những ngày " cưới lại ", tăng thêm hạnh phúc cuộc

đời. ngày nay phong tục đó nơi còn , nơi mất, nhưng kỷ niệm về những chuyến đò đơm cổ vẫn man mác trong ký ức tuổi già và lưu lại dáng nét trong thơ : chiều xuân trung kỳ chiều xuân sang chuyến đò đông, trai tơ khăn lục, gái hồng thắm môi. da sông mát rãi da trời, Đây mùa xuân bén trên loài cỏ hoa. hiu hiu..chiều ngả tà tà... buồn lên xóm vắng, cây nhòa khói xanh. Đời em như một lời tranh, và gần như tiếng bên đình trẻ reo. nghìn thu hội lại một chiều, buồn hơn nhớ, nhẹ hơn điều trông mong. có tơ giăng mối hai lòng, có muôn quán gió luồn trong một người. hồ dzếnh 1938 rồi Ông lại lãng mạn buông thả lời thơ cuả mình trong bài thơ xuân Ý : trời đẹp như trời mới tráng gương, chim ca tiếng hát rộn ven đường, có ai bên cửa ngồi hong tóc, cho chảy lan thành một suối hương. sắc biếc giao nhau, cành bắt cành, nước trong,hồ ngợp thủy tinh xanh, chim bay cành trĩu trong xuân ý, em đợi chờ ai, khuất bức mành? giữa một giờ thiêng tình rất đẹp, mắt buồn và rất ... rất thanh thanh, này ai bán nguyệt, người ai nhỏ, em ạ,yêu nhau chết cũng đành. hồ dzếnh cũng như hồ dzếnh, nhà thơ nguyễn bính cũng cảm xúc khi nhìn thấy các cô gái giặt những giãi luạ trên sông vân, mà sáng tác bài thơ "gái xuân " em như cô gái hãy còn xuân, trong trắng thân chưa lấm bụi trần, xuân đến, xuân đi, hoa mận nở, gái xuân giũ lụa trên sông vân, lòng xuân lơ đãng, má xuân hồng, cô gái xuân mơ chuyện vợ chồng, Đôi tám xuân đi trên mái tóc, Đêm xuân cô ngủ có buồn không? nhưng rồi có lẻ tác giả cũng thất tình như những chàng trai trẻ khác thời đó nên sáng tác thêm sau đó hai bài thơ " mai tàn" và "rượu xuân" hoa mai trắng xoá dưới chân đồi, theo gió xuân đưa rụng tả tơi... nàng hỡi! xuân này nàng có nhớ, ¨xuân xưa ai nhặt cánh hoa mai? gói lại thân đưa đến tặng nàng, nàng ơi! này những cánh mai tàn. nhặt trên đồi nọ, trong khi gió,

nhắn bão : " tình duyên tôi lỡ làng" rượu xuân cao tay nâng chén rượu hồng, mừng em: em sắp lấy chồng xuân nay. uống đi, em uống cho say, Để trong mơ sống những ngày xuân qua. Đây tình duyên của đôi ta, Đến đây là ... đến đây là...là thôi! em đi dệt mộng cùng người, lẻ loi chỉ một góc trời riêng anh. tuy vậy nguyễn bính cũng sáng tác bài thơ "xuân về" với đầy đủ phong cảnh, màu sắc, sinh hoạt ngày xuân thật là phong phú : Đã thấy xuân về với gió Đông, với trên màu mà gái chưa chồng, bên hiên hàng xóm, cô hàng xóm, ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong. từng đàn con trẻ chạy xum xoe, mưa tạnh trời quang,nắng mới hoe, lá nõn nhành non ai tráng bạc, gió về từng trận gió bay đi. thong thả dân gian nghỉ việc đồng, lúa thì con gái mượt như nhung, Đầy vườn hoa bưỡi, hoa cam rụng, ngào ngạt hương bay bướm vẻ vòng. trên đường cát mịn một đôi cô, yếm đỏ khăn thâm trẩy hội chùa, gậy trúc dắt bà già tóc bạc, tay lần tràng hạt miệng nam mô. hàn mặc tử cũng lãng mạn không kém hồ dzếnh và nguyễn bính với bài thơ "gái quê" xuân trẻ , xuân non, xuân lịch sự, tôi đều nhận thấy trên môi em, làn môi mong mỏng tươi như máu, Đã khiến môi tôi mấp máy thèm. từ lúc tóc em bỏ trái đào, tới chừng cặp mà đỏ au au, tôi đều nhận thấy trong con mắt, một vẻ ngây thơ và ước ao. lớn lên ,em đã biết làm duyên, mỗi lúc gặp tôi che nón nghiêng, nghe nói ba em chưa chịu nhận, cau trầu của khách láng giềng bên . hay cảnh sắc mùa xuân Ông đem vào bài thơ " mùa xuân chín" trong làn nắng ững khói mơ tan, Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng, sột soạt gió trêu tà áo biếc, trên giàn thiên lý- bóng xuân sang. sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời, bao cô thôn nữ hát trên đồi,

ngày mai trong đám xuân xanh ấy, có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi. tiếng ca vắt vẻo kưng chừng núi, hổn hển như lời của nước mây, thầm thì với ai ngồi dưới trúc, nghe ra ý vị và thơ ngây. khách xa, gặp lúc mùa xuân chín, lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng: -"chị ấy năm nay còn gánh thóc, dọc bờ sông trắng nắng chang chang?" Ông ngoại tôi là nhà thơ kỉnh chỉ thì có cái thú ngâm vịnh, xướng họa với các cụ thúc giạ, cụ thảo am, thảo trì trong hương bình thi xã, Ông đã họa bài thơ tết cuả cụ thúc giạ như sau : ngày xuân thi rượu cứ nghê nga, vui sương như yên mới thật là, nhắc điệu hát xưa cho liễu hát, Đặt bài ca mới để châu ca. vuốt râu đứng lắng oanh kêu bạn, vách mảy ngồi xem cúc nở hoa, phúc lộc đã nhiều gồm cả thọ, tuổi trời hơn tớ đến mười ba. kỉnh chỉ năm 1939 hay năm 1942 ông khai bút với bài thơ sau: mảnh giấy hoa tiên ngọn bút thần, Đề thơ ngày tết một đôi vần, trẻ trung mới đó đà ra lão, lạnh lẻo qua rồi lại có xuân. bốn bể đương còn cơn khói lữa, hai vai còn nặng gánh quân thần, lạy trời nam việt năm nhâm ngọ, gió thuận mưa hòa khỏi cực dân. trong bài thơ sau " xuân cảm" năm 1963 ông vẫn vui với thú xem hoa, vãn cảnh ngâm vịnh, mặc dù tết năm đó là tết chiến đấu phải tiết kiệm nên mứt món chỉ bày loại rẻ tiền, bớt mua sắm nhiều phong tục ngày tết cũng giản đơn hơn: bảy tư tuổi thọ bảy ba xuân, một tuổi mừng thêm xuân một lần, oanh yến, rộn ràng ca trước ngỏ, chi lan tươi tắn nở ngoài sân. kinh sương mai dẫu gầy đôi chút, cợt gió đào thêm đẹp bội phần, bức vẽ ngày xuân duyên dáng nhỉ, Ở xa biết có được như gần. mặc ai năm mới tiệc lung tung, sơ lược riêng mình rứa cũng xong, xuân quý mão là xuân chiến đấu, bắt hồ cướp giáo đợi anh hùng. mứt món chỉ bày đồ rẻ rẻ, gia tư vì ở bậc trung trung, Đổi thay biết đã bao thồi cuộc,

tết nhất nay còn chút cổ phong. nhà thơ bùi giáng tuy sinh năm 1927, nhưng bắt đầu sáng tác từ năm 1962, 1963 là thời điểm của chiến tranh nam bắc hay lật đổ chính quyền, Ông cũng cảm xúc với vẻ đẹp mùa xuân nhưng cũng đau buồn cho số phận con người trước chiến tranh. khép mắt ngày mở mắt dòng xanh xuân đổ lại, mùa trổ bông là chi cít chim kêu, vườn vẫn đợi tin hoa về tuổi dại, bóng nguyệt trùm là phủ rộng sân rêu. ngày mở mắt ngó trời xanh xa thế, Ở đây là màu đất cỏ xuân con, hè nắng hạ với thu đông buồn thế, với tình yêu em giữ mất hay còn. trong khóe mắt em ngậm ngùi ngày đó, lúc dung nhan về đối diện trăng tà, màu nước chãy vô ngần không giải top3, gió biên thùy về bích ngạn chiêu hoa. giờ khép mắt nhớ một lần ngẫu nhỉ, nhớ rất nhiều ngày loạn ngửa đêm nghiêng, cuồng dại nát liễu hồn xuân rủ rỉ, giờ ra đi em cảm thấy có quyền. sau nhà thơ bùi giáng là một loạt nhà thơ trong quân đội, với họ muà xuân hình như luôn bị ám ảnh bởi hình ảnh chiến tranh , nhất là tết mậu thân 1968. tuy vậy nhà thơ kim tuấn của miền trung thơ mộng vẫn lạc quan khi sáng tác bài thơ nổi tiếng "nụ hoa vàng ngày xuân" mà sau này đươc nhạc sĩ nguyễn hiền phổ thành bản nhạc cũng nổi tiếng không kém là "anh cho em muà xuân" : nụ hoa vàng ngày xuân anh cho em mùa xuân, nụ hoa vàng mới nỡ, chiêù Đông nào nhung nhớ, Đường lao xao lá đầy, chân bước mòn vỉa phố, mắt nhìn lên ngọn cây. anh choem mùa xuân, muà xuân này tất cả, lỗc non vừa trẩy lá, thơ còn thương cõi đời, con chim mừng ríu rít, vui khói chiều chơi vơi, Đất mẹ gầy cỏ lúa, Đồng ta xanh mấy mùa , con trâu từ đồng cỏ, giục mõ về rộn khuya, ngoài đê diều thẳng cánh, trong xóm vang chuông chùa, chiều in vào bóng núi, câu hát hò vẳng đưa, tóc mẹ già mây bạc, trăng chờ trong liếp dừa, con sông dài mấy nhánh, cát trắng bờ quê xưa.

anh cho em mùa xuân, bàn tay thơm sữa ngọt, giải đất liền chim hót, người yêu nhau trọn đời, mái nhà ai mới lợp, trẻ đùa vui nơi nơi, hết mưa buồn phố nhỏ, hẹn cho nhau cuộc đời, khi hoa vàng sắp nỡ, trời sắp sang mùa xuân, anh cho em tất cả, tình yêu non nước này, bài thơ còn xao xuyến, nắng vàng trên ngọn cây. sau năm 1975 là nối tiếp những mùa xuân nghèo nàn, dù vẫn có mai vàng, cúc đỏ hay hoa Đào tươi tắn ở miền bắc, nhưng đa số người dân miền nam phải vất vả với miếng ăn, nên không rỏ có nhà thơ nào tha thiết với mùa xuân không? có lẻ chỉ có những nhà thơ của xả hội chủ nghĩa vì miếng cơm manh áo phải làm thơ ca tụng những mùa xuân như xuân đại thắng 1975. còn những nhà thơ cuả sài gòn năm xưa có lẻ cuôc sống quá vất vã , có người còn bị đi học tập cải tạo nữa nên có lẻ mùa xuân không còn ý nghĩa nữa đối với họ . tuy vậy tôi cũng đã sưu tầm được một số bài thơ sáng tác sau 1975 của các nhà thơ lão thành như cụ Định an(ở vn), cụ tô giang tử(Đaklak,vn) và cụ Đông mai (ở mỷ) xuân Đất khách khác dòng, khác hướng, khác ông bà, Đất họ, xuân mình ngó chẳng ra, dỉ vãng mơ màng tràng pháo chuột, thời gian nhòe nhoẹt bức tranh gà. gió vàng, héo hắt đôi hàng cúc, tuyết trắng tan hoang mấy chậu trà, sực nhớ ba đình hương khói ngút, trong lòng bổng nổi trận phong ba. Đông mai xuân quê nhà Đầu năm tưỡng vọng đến Ông bà, sắm một con bò chẳng nghỉ ra, kiết xác mơ đừng dâng bánh trái, nghèo xơ, hết cách cúng xôi gà. Đành chờ cháu đến cho bao gạo, dám đợi người thân biếu gói trà, xuân đến xuân đi tâm niệm khấn, chuông chùa văng vẵng tiếng gần xa. tô giang tử cúng Ông bà ngày ba mươi tết cúng Ông bà, mình giả đò quên vợ nhớ ra, b án chi ếc đờn cò mua khúc cá, Đem đôi hàm ếch đổi con gà, cháu từ Đồng tháp đem cho gạo, bạn ở cao nguyên gởi tặng trà, chợt nhớ bàn thờ đi tháng trước, thôi đành lễ bái giữa hàng ba. Định an

tuy cuộc sống khó khăn, nhưng đối với lứa tuổi còn cắp sách đến trường, em tôi nhà thơ trẻ diệu hoài vẫn vô tư và vui mừng khi mùa xuân thứ mười sáu đến với mình : xuân mưòi sáu thích quá mùa xuân đến thật rồi, mẹ ơi! may áo mới đi thôi, xuân này,mẹ nhé con thêm tuổi… mẹ mắng “ lớn rồi cứ lôi thôi!” mười sáu mùa xuân tuổi của con, mẹ ơi! có phải tuổi trăng tròn, từ nay con lớn rồi mẹ nhỉ? mặc áo dài nghe trông rất ngoan. mùng một đầu năm hái lộc xuân, dáng đi người lớn chẵng ngại ngần, Áo bay trong nắng đùa với gió, “mười sáu lớn rồi” nghỉ bâng khuâng. mẹ ơi! con chẵng thích đi chơi, dù vẫn đi luôn chẵng nghỉ ngơi(???) con đã thấy buồn khi xuân tới, cái buồn đầy mãi chứ không vơi. “Ước gì con cứ mãi ngây thơ, Đừng có chiều nay đứng ngẫn ngơ, những buổi thả hồn theo nhung nhớ, mẹ ơi! sao cứ phải đợi chờ??” mùa xuân mươi sáu đã lớn thêm, thêm tuổi trăng soi tím cỏ mềm, thêm những nổi buồn vô duyên cớ, và những đợi chờ(?) quá mông mênh. diệu hoài -ngày tròn mười sáu 11.03.1982 xuân mười bảy xuân đến rồi sao bé chẳng vui, ¨như con chim nhỏ cứ ngủ vùi, suốt mùa đông và khi xuân tới, tiếc hoài ngày cũ sẽ không nguôi. xuân mười bãy giã từ tuổi dại, buổi sớm mai rạng rỡ hoa cài, em đã lớn, sầu vương thêm trên tóc, Đếm ngày buồn, dáng đẹp lên ngai. diệu hoài – 11.03.83 trong cùng năm đó tôi đón mùa xuân đầu tiên ở Đan mạch , ở bắc Âu xa xôi và lần đầu tiên thấy ngoài trời tuyết rơi lạnh lẽo : muà xuân đầu xứ lạ những bông tuyết rơi đầy trên mặt lộ, gió đầu xuân gờn gợn thổi trên hồ, một mình đi lặng lẽ giũa kinh đô, nghe giá buốt cô đơn đòi tỵ nạn. nhớ quê hương, nhớ biết bao ngày tháng, Đầu mùa xuân mai nở rộ trên cành, nắng vừa lên, đàn én liệng trời xanh, Đời hớn hở vui tươi trong áo mới. nguyên thảo - copenhagen 01.03.83 Đầu năm 1986 tôi khai bút với bài thơ sau:

xuân cảm năm qua tháng lại đã ba mươi, Đã mấy xuân qua ở xứ người, trần gian nào thấy ai tri kỷ, Đường tình còn lẻ bước đơn côi. nhấp chén men say cùng bè bạn, uống chung sầu muộn với người thôi, hân hoan câu chúc đầu năm mới, duyên may hạnh phúc đến cùng tôi. nguyên thảo 1.03.85 và rồi những giấc mơ mùa xuân ôi sao đẹp quá !!! giấc mơ xuân nắng xuân vàng rực rỡ, Đàn Én liệng trời cao, mai, lan đua nhau nỡ, pháo vang lời đón chào. tung tăng và hớn hở, dáng em hồn nhiên sao tim lòng như rộng mỡ, Đón tình anh bước vào. tuyết rơi ngoài song cữa, gió rít với mù sương, thời gian trôi lần lữa, Đông tàn xuân vấn vương. nhưng rồi cơn gió lạnh, anh giật mình xôn xao, giấc mơ xuân đẹp quá, Đời tỵ nạn buồn sao. nguyên thảo - xuân 1986 năm 1989 bác tôi nhà thơ nguyễn khoa thi sáng tác bài thơ “ xuân tha hương“ xuân về hoa lá chen đầy cữa, nghỉ nổi tan thương chạnh cỏi lòng, biến cố năm xưa còn dấu lữa, quê hương xa lánh sống lưu vong. nhìn ra đất khách hoa đua nở, ngoảnh lại quê nhà cảnh xác xơ, tiếng hát ru con nghe nức ở, chồng đày rừng thẳm, vợ bơ vơ. quê người nương tựa đời dang dỡ, tâm trí băn khoăn những xót thương, năm mới nâng ly nghe nhắc nhở, năm rồi đói khát ở quê hương. chơi xuân lại nhớ người tri kỷ, thồi vận còn xui tuôi đã già, con cháu ngày mai trên đất mỷ, có về tô điểm lại sơn hà? ng.k.t xuân 89 ba tôi sang đoàn tụ gia đình với con tại Đan mạch, nhận được bài thơ này Ông xin phép sữa lại với lời thơ lạc quan hơn: xuân ước mơ xuân về mai lạ đua chen nỡ, Đất khách buồn thương chạnh cỏi lòng,

biến cố năm xưa đâu còn nữa, quê hương đổi mới tựa cầu mong. nhìn ra xứ lạ lòng nhung nhớ, ngoảnh lại quê nhà vẫn uớc mơ, múa hát lên đi lòng rạng rở, không còn suy nghỉ chuyện vu vơ. quê người nương náu lòng chờ đợi, tâm trí thảnh thơi vẫn nhớ thương, năm mới nâng ly nghe nhắc nhở, ngày về sum hop tại quê hương. chơi xuân nhớ tới người tri kỷ, thời vận làm chi tuổi đã già, con cháu ngày mai trên đất mỷ, sẻ về tô điểm lại sơn hà. n.k.l. 1993 năm 1995 nhà thơ nguyên sa trong những bài thơ xuân Áo vàng – thơ xuân Áo xanh thơ xuân áo vàng mùa xuân em mặc áo vàng, Ở trong thơ cổ có hòang hạc bay, em vừa xoay nhẹ vai gầy, nhìn coi vũ điệu vào đầy giấc mơ. nhìn coi chổ cuối bài thơ, nụ hôn màu đỏ trời cho rượu đào. anh nhìn em mới bước vào, nhìn xuân, xuân cất tiếng chào đầu năm. thơ xuân áo xanh mùa xuân em mặc áo xanh, biển thu mình lại dưới cành lá nâu. bướm vàng cột tóc ai sau, cám ơn em đã mang màu cho xuân. cuộc đời dẫu có phù vân, Ở trong mây nổi có phần thiên thu. tôi xin họa thêm với: mùa xuân em mặc áo xanh, nụ cười e ấp dưới vành nón nghiêng. xinh tươi sóng mắt mơ huyền, cho tôi dao động lòng riêng một lần. từ xa em bước đến gần, tim tôi thổn thức trăm phần xuyến xao. mắt nhìn thay tiếng hỏi chào, môi cười em khẻ thầm trao ý tình. nguyên thảo và tôi cảm hứng từ hai bài thơ xuân Áo vàng và Áo xanh sáng tác luôn bài thơ xuân Áo hồng mùa xuân em mặc áo hồng, Đào tươi xao xuyến cõi lòng riêng tôi. mời em xích lại đây ngồi, cùng nhau tâm sự đầy vơi tiếng lòng. thả hồn mộng ảo hư khong, dắt nhau lên tới non bồng Đào nguyên. hỏi Ông tơ phải thiên duyên,

cho tôi tròn mộng hương nguyền trăm năm. nguyên thảo nhà thơ dương trọng dật ngày 2.7.2004 sáng tác bài thơ sau khi người yêu đi lấy chồng: xuân muộn lang thang dạo bước sông cầu trầu đi Để lại vị cau chẳng nồng em mang câu hát theo chồng tôi về uống cả cánh đồng tương tư một mình dựa gốc mù u bướm vàng không đậu lời ru xa rồi gió đông thổi héo nụ cười sông sâu sóng cả không mời sao qua ? nào đâu mớ bảy mớ ba ngõ quê xuân muộn mùa hoa đã tàn yếm đào theo gió sang ngang tôi về thổi chút lửa than cháy lòng. nhà thơ bùi chí vinh với giọng thơ dể thương phải lòng con gái bắc trong ngày xuân: ngày xuân nghe giọng bắc con mắt cái miệng biết cười cho nên giọng nói, trời ơi, dịu dàng !! phải rằng tình bắc duyên nam ? mà nghe có tiếng hò khoan trữ tình .... phải rằng quan họ bắc ninh ? mà nghe như thể rập rình hội lim .... phải rằng con mắt lim dim ? mà nghe có tiếng ai tìm trống cơm giọng em như quạt mo thơm còn anh giống hệt thằng bờm ngẩn ngơ anh cầm chiếc quạt mà mơ run tay viết một bài thơ nhói lòng tiếng em hay tiếng biển Đông mà nghe như sóng tơ đồng hoà âm tiếng em dù rất thì thầm mà nghe đủ bốn ngàn năm vỡ oà tiếng em, tiếng mẹ cha ta nên quê hương mãi đậm đà cháu con mai này nước chảy đá mòn riêng em giọng nói vẫn còn xuân xanh ... nhà thơ mường mán về lại quê nhà và ky niệm qua bài thơ sau :

về bến xuân xưa Áo biếc xưa về qua bến tạnh ngày xuân tóc mới chớm ngang vai chị đi thoáng chút hương xoan muộn sóng sánh nghiêng lòng bao gã trai khăn đào xưa đùa cùng gió nội theo người qua trăm chặng lao đao chị gánh sương đi từ hừng sáng khuya về, vai nặng gánh trăng sao cậu bé ngày xưa thường tha thẩn Ôm đàn ra bến hát nghêu ngao Đón chị, đón quà, và đón cả vòng tay thơm gió bụi ngọt ngào hương xoan nay đã xa vời vợi thuyền cũ đi về vắng bóng ai lênh đênh trên bến vần thơ trắng nhuộm áo khăn xưa màu trăng phai. rồi Ông lãng mạn với nàng xuân hà nội : với xuân hà nội mùa cốm xa rồi hương còn đây sâm cầm về đâu cánh nghiêng trời biếc xanh tà áo em qua ngõ gói cả sông hồ thương nhớ ai. heo may về phố cho khăn áo lũ lượt xuống đường đón gió mai em đi về phía xuân đang chớm ta ngẩn ngơ tìm phía nắng phai. trễ chuyến giao thừa không về kịp ta hái đóa quỳnh khuya lẻ loi Đi từ năm cũ sang năm mới hoa lỡ thì mà người đâu hay. hoa đào qua phố rao xuân chín Áo đào qua ngõ gọi thầm nhau hà nội chừng như thôi trở rét Đóa quỳnh chợt thức giữa chiêm bao. và Ông lại đau khổ khi nghe tin người yêu đi lấy chồng : bông hồng đầu năm mưa chẳng nhảy valse trên đường nữa vàng chi lắm thế nắng mai ơi hình như có điệu tango mới Đưa bước em qua ngõ nhà người Đông biếc đã phai ngoài dậu trúc tết hồng xác pháo cuối hiên mai có chàng nghiêng ngó xuân sau trước

rồi chợt thấy mình đi theo ai dòng sông uốn lượn theo chân sáo chim lợp vòm me khúc nhạc vui Đi lễ chùa xa nên em vội quên cả giấu duyên trên miệng cười màu áo hoa ngâu như là sóng tóc mơ se mộng với mây trời thầm cuốn lòng ai lên tận núi chùa xa chuông điểm nhịp sương rơi lóng ngóng ẩn mình sau hương khói với cành hoa nói hộ trên tay sao anh chẳng dám trao thiên hạ Để hồng úa rụng chỉ còn gai bông hồng chưa nhận em đâu biết có kẻ khật khùng suốt tết nay trái tim thôi nhảy soul trong ngực bởi đã hoá thành bong bóng bay ... nhà thơ mai hữu phước nghe xuân về với cảm xúc riêng tư say đắm: muà xuân gõ cữa mắt ai màu nhung êm nhìn nắng rơi bên thềm. mùa xuân về gõ cửa tiếng chim hờ quen tên. mưa đan từng sợi nhỏ gió so làn tóc mây, Áo xanh màu nhung nhớ ngẩn ngơ hồn đêm vây. tay ngà nâng phiến lá cánh hoa vàng mong manh, làn môi hờ ngây ngất Đắm say dòng thư xanh. em như mùa xuân chín anh nghe lòng tha phương. tình nào như mây trắng bao nhiêu là tơ vương... xuân lại về gõ cửa em reo mừng xuân tươi, gã khờ năm xưa ấy bên em chừ yên vui. Đà nẵng, những ngày cuối năm bính tuất – 2006 với bao nhiêu nhà thơ sưu tầm được tôi mong rằng cũng đủ cho ta hãnh diện thấy người việt nam chúng ta ngoài sự thông minh, xuất chúng trong lãnh vực khoa học kỷ thuật được thế

giới biết đến còn có những, nhà thơ nhà văn lãng mạn trong văn học nghệ thuật mà có lẽ cũng phải nên giới thiệu họ với thế hệ thứ hai và cả bạn bè ngoại quốc. nguyên thảo - viết xong ngày 28.01.2008

Related Documents

Gop La Mua Xuan
July 2020 1
Tho-ho-xuan-huong
May 2020 3
Tho - Van
August 2019 19