Microsoft Powerpoint - Iso 14000.pdf

  • Uploaded by: Cuong Doan Danh
  • 0
  • 0
  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Microsoft Powerpoint - Iso 14000.pdf as PDF for free.

More details

  • Words: 1,758
  • Pages: 19
ISO 14000 : HỆ THỐNG QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG

qKHÁI QUÁT VỀ ISO:

1 . Định nghĩa và nguồn gốc của ISO

ISO là tên viết tắt của tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế International Organnization for Standardization , đây là tổ chức có tính liên minh với nhau trên toàn thế giới với 163 quốc gia thành viên

q

Lợi ích của tổ chức ISO

q

Các loại tiêu chuẩn ISO

Các bộ tiêu chuẩn : ISO 9000

ISO 14000

ISO 22000

Hệ thống quản lí chất lượng gồm :( 9000; 9001; 9004...

Hệ thống quản lí môi trường gồm:( 14001; 14004;...

Hệ thống quản lí an toàn thực phẩm gồm : ( 22002; 22003;...)

1. Khái niệm ISO 14000 Tiêu chuẩn ISO 14000 là tiêu chuẩn về Hệ thống quản lý môi trường (EMS), dùng để khuyến khích các tổ chức sản xuất (doanh nghiệp, công tỵ) không ngừng cải thiện và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường bằng HTQLMT của chính công ty mình, luôn luôn tiến hành đánh giá và cải tiến sự thực hiện bảo vệ môi trường của công

v 2.

Mục tiêu áp dụng ISO 1400

+ Hỗ trợ bảo vệ môi trường và ngăn ngừa ô nhiễm cân đối với nhu cầu kinh tế xã hội. + Xây dựng các tiêu chuẩn toàn cầu đối với hệ thống quản lý môi trường. + Giải quyết mối quan tâm của phát triển bền vững ở các nước công nghiệp và đang phát triển. + Cung cấp các cột mốc chung đối với công nghiệp thương mại. + Cung cấp các phương pháp tiên phong tiếp cận các vấn để môi trường.

v 3.

Lý do áp dụng ISO 1400

+ Được quốc tế chấp nhận đối với một HTQLMT hữu hiệu (tinh giảm thủ tục, hạn chế trùng lặp), + Hệ thống này được xây dựng dễ dàng áp dụng phân tích tổng hợp hơn so với các hộ thống khác. + Hỗ trợ các yêu cầu môi trường (phòng tránh ô nhiễm và bảo vệ MT tốt hơn). + Có tiềm năng giảm chi phí vận hành (ví dụ như giảm chi phí bảo hiểm do giảm rủi ro, tảng cường tích lũy và lợi ích nội bộ). + Tăng cường uy tín và tăng thị phần. + Tạo điều kiện hàng rào thương mại phi thuế quan. + Khi vận dụng sẽ có tác động đến: thiết kế và sản xuất sản phẩm, lựa chọn nguyên liệu đầu vào, các loại dữ liệu mỏi trường thu thập, các phương tiện trao dổi dữ liệu khía cạnh môi trường nội bộ và đối với bên ngoài, do đó có tác động có lợi đến chất lượng môi trường xung quanh.

v 4.

Cấu trúc của ISO 1400

Giới thiệu ISO 14001 ISO 14001 là tài liệu quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý môi trường trong bộ tiêu chuẩn ISO 14000. — Chúng bao gồm các yếu tố của hệ thống quản lý môi trường mà các tổ chức/doanh nghiệp muốn được chứng nhận phù hợp với các tiêu chuẩn về HTQLMT mà họ đã đăng ký. —

Cũng cần lưu ý rằng các tiêu chuẩn môi trường mà công ty đật ra có thể không phải là các tiêu chuẩn môi trường tối ưu mà chỉ là một mức phân đấu đặt ra của công ty. Công ty sẽ phải luôn không ngừng cải tiến các "mức" đã đặt ra này để chúng ngày càng tốt hơn và càng gần với mức tối ưu —

Lợi ích của việc áp dụng iso 14001 a. Về quản lý: — Giúp tổ chức/doanh nghiệp xác định và quản lý các vấn đề môi trường một cách toàn diện: — Chủ động kiểm soát để đảm bào đáp ứng các yêu cầu của pháp luật về môi trường: — Phòng ngừa rủi rom tổn thất từ các sự cố về môi trường. b. Về tạo dựng thương hiệu: — Nâng cac hình ảnh của tổ chức/doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và cộng đồng: — Giành được ưu thế trong cạnh tranh khi ngày càng có nhiều công ty, tập đoàn yêu cầu hoặc ưu tiên lựa chọn các nhà cung cấp áp dụng hệ thống quản lý môi trường theo ISO 14000. c. Về tải chính: — Tiết kiệm chi phí sản xuất do quản lý và sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả;

Khó khăn và yêu cầu Nhận diện các khó khăn của doanh nghiệp khi thực hiện ISO 14001: * Về nhận thức: — Khái niệm này còn mới đối với doanh nghiệp — Chưa tiếp cận được thông tin về ISO 14001 do hạn chế về thời gian và trình độ — Chưa có kinh nghiệm áp dụng *Về kỹ năng quản lý — Thiếu ban chỉ dạo thực hiện dự án *Về tài chính: — chí phí tốn kém nên doanh nghiệp cố giảm chi phí tư vấn và thực hiện không hiệu quả.

Điều kiện tiên quyết dể xây dựng thành công EMS ISO 14001 — Lãnh đạo có nhận thức đúng và quyết tâm thực hiện. — Lãnh đạo phải đề cử người có năng lực quản lý dự án để kiểm soát dự án. — Phải có quy trình thực hiện khoa học. — Quan trọng nhất là có sự tham gia của mọi nguồn lực trong doanh nghiệp.

Các bước thực hiện ISO 14001

1. Khởi động dự án Chính thức tư vấn và doanh nghiệp chọn ngày khởi động dự án. Lãnh đạo doanh nghiệp họp toàn thể cán bộ công nhân viên tuyên bố chương trình xây dựng Hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14001 2. Bổ nhiểm EMR – Đại diện lãnh đạo môi trường, thành lập ban ISO, Đội ứng phó tình trạng khẩn cấp Doanh nghiệp sẽ bổ nhiệm một thành viên trong Ban giám đốc giữ vai trò EMR, được uỷ quyền của lãnh đạo để xây dựng, theo dõi duy trì hệ thống. Các thành viên trong Ban ISO bao gồm đại diện các bộ phận của doanh nghiệp – chính ban này sẽ giữ vai trò soạn thảo tài liệu, tiến hành đánh giá hệ thống nội bộ …Ban ứng phó tình trạng khẩn cấp để ứng phó với tình trạng cháy, tràn hoá chất… 3. Khảo sát chi tiết các hoạt động Tư vấn sẽ khảo sát chi tiết các hoạt động của doanh nghiệp để cơ sở xác định nhu cầu đào tạo và làm căn cứ hoạch định hệ thống quản lý môi trường của doanh nghiệp theo tiêu chuẩn ISO 14001 4. Tiến hành đào tạo nhận thức & viết tài liệu EMR, các thành viên ban ISO và các nhân viên khác sẽ được Tư vấn tiến hành đào tạo nhận thức môi trường, nhận thức ISO 14001 và phương pháp áp dụng ISO 14001 và một số nội dung phụ trợ khác

5. Đánh giá hiệu lực đào tạo Sau khoá học, học viên sẽ được đánh giá xem mức độ tiếp thu, nếu chưa đạt yêu cầu, Tư vấn sẽ bổ sung những kiến thức bị hỏng của những học viên không đạt 6. Lập kế hoạch chi tiết Tư vấn sẽ thống nhất với EMR và được sự phê duyệt của Lãnh đạo doanh nghiệp về kế hoạch chi tiết cho các hạng mục tư vấn 7. Soạn thảo hệ thống tài liệu Dưới sự hướng dẫn của tư vấn, các thành viên trong Ban ISO được phân công sẽ tiến hành soạn thảo các tài liệu theo kế hoạch tư vấn đã thống nhất 8. Đo đạc thông số môi trường Thông qua việc xác định các yêu cầu luật pháp về môi trường doanh nghiệp phải tuân thủ, hoạt động đo đạc môi trường (nước thải, khí thải, tiếng ồn..) sẽ được thực hiện để nắm rõ thực trạng hoạt động môi trường hiện tại của doanh nghiệp 9. Điều chỉnh hạ tầng, thiết lập công nghệ xử lý (nếu có) Sau khi có kết quả đo môi trường, tư vấn và doanh nghiệp sẽ xác định điều chỉnh cơ sở hạ tầng cần thiết hoặc xác định các công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường.

10. Xem xét hệ thống tài liệu Các tài liệu soạn thảo hoàn tất sẽ được bên Tư vấn và lãnh đạo doanh nghiệp xem xét, nếu thấy hợp lý, Lãnh đạo doanh nghiệp sẽ ký ban hành, những tài liệu chưa hợp lý sẽ được điều chỉnh cần thiết 11. Áp dụng Sau khi tài liệu được ký duyệt, các bộ phận trong doanh nghiệp sẽ áp dụng những tài liệu đã được viết. Có thể có những khoá đào tạo vận hành ở giai đoạn này. 12. Đào tạo đánh giá nội bộ Các thành viên trong Ban ISO sẽ được đào tạo các kỹ năng đánh giá nội bộ theo tiêu chuẩn ISO 19011 13. Đánh giá nội bộ lần 1 Tư vấn sẽ thực hiện đánh giá lần 1 để rà soát việc áp dụng và làm cơ sở thực tế cho những học viên đã được đào tạo đánh giá nội bộ 14. Khắc phục Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 14001 15. Đánh giá lần 2 Các thành viên trong ban ISO doanh nghiệp sẽ tiến hành đánh giá nội bộ

16. Khắc phục Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục 17. Xem xét của lãnh đạo Theo yêu cầu ISO 14001, Ban lãnh đạo doanh nghiệp sẽ xem xét hệ thống theo hướng dẫn của tiêu chuẩn ISO 14001 để nắm được tình hình hệ thống áp dụng và xem xét chuẩn bị việc chứng nhận hệ thống 18. Đăng ký chứng nhận Xét thấy hệ thống đã sẵn sàng, Tư vấn và Doanh nghiệp sẽ thống nhất ngày đánh giá của Tổ chức chứng nhận 19. Đánh giá chứng nhận Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá chứng nhận theo kế hoạch 20. Khắc phục Những lỗi phát hiện trong lần đánh giá sẽ được doanh nghiệp khắc phục cho hoàn chỉnh theo yêu cầu ISO 14001 21. Nhận giấy chứng nhận Sau khi khắc phục xong lỗi (nếu có), Tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ ISO 14001 cho Doanh nghiệp

Related Documents


More Documents from "ANTNCT"