Mau Ho So Moi Thau Xl

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Mau Ho So Moi Thau Xl as PDF for free.

More details

  • Words: 26,858
  • Pages: 65
........... ______________________________

HỒ SƠ MỜI THẦU XÂY LẮP GÓI THẦU: XÂY LẮP THUỘC DỰ ÁN: ........ ĐỊA ĐIỂM XÂY DỰNG ........

th¸ng 8 / 2007 ....... 1

_______________________________

HỒ SƠ MỜI THẦU XÂY LẮP GÓI THẦU: XÂY LẮP THUỘC DỰ ÁN: ................

CHỦ ĐẦU TƯ .......

CƠ QUAN TƯ VẤN .........

2

MỤC LỤC TT

Phần I CHƯƠNG I

Mục 1 Mục 2 Mục 3 Mục 4 Mục 5 Mục 6 Mục 7 Mục 8 Mục 9 Mục 10 Mục 11 Mục 12 Mục 13 Mục 14 Mục 15 Mục 16 Mục 17 Mục 18 Mục 19 Mục 20 Mục 21 Mục 22 Mục 23 Mục 24 Mục 25 Mục 26 Mục 27 Mục 28 Mục 29

Nội dung QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG HỒ SƠ MỜI THẦU THÔNG BÁO MỜI THẦU YÊU CẦU VỀ THỦ TỤC ĐẤU THẦU CHỈ DẪN ĐỐI VỚI NHÀ THẦU

Nội dung đấu thầu Nguồn vốn Tư cách hợp lệ của nhà thầu Hồ sơ mời thầu và giải thích làm rõ hồ sơ mời thầu Sửa đổi hồ sơ mời thầu Chi phí dự thầu Ngôn ngữ sử dụng Nội dung hồ sơ dự thầu Đơn dự thầu Giá dự thầu và biểu giá Đồng tiền dự thầu Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu Thời hạn hiệu lực của hồ sơ dự thầu Bảo đảm dự thầu Quy cách của hồ sơ dự thầu và chữ ký trong hồ sơ dự thầu Niêm phong và cách ghi trên túi đựng hồ sơ dự thầu Thời hạn nộp hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu nộp muộn Sửa đổi hoặc rút hồ sơ dự thầu Mở thầu Làm rõ hồ sơ dự thầu Đánh giá sơ bộ hồ sơ dự thầu Đánh giá về mặt kỹ thuật Đánh giá về mặt tài chính, thương mại và xác định giá đánh giá Sửa lỗi Hiệu chỉnh các sai lệch Mặt bằng để so sánh hồ sơ dự thầu Tiếp xúc với Bên mời thầu Điều kiện được đề nghị trúng thầu

3

Trang 5 6 7 7 7 8 8 8 8 8 9 9 9 9 10 10 11 11 12 12 12 13 13 13 14 14 15 15 15 16 16 17 17

TT Mục 30 Mục 31 Mục 32 Mục 33 Mục 34 Mục 35

Mục 36 Chương II Mục 1 Mục 2 Mục 3 Chương III PHẦN II

Chương I Mục 1 Mục 2 Chương II Mục 1 Mục 2 Chương III Mục 1 Mục 2 Mục 3 Mục 4 Phần III CHƯƠNG I CHƯƠNG II

Nội dung Quyền của Bên mời thầu được chấp nhận, loại bỏ bất kỳ hoặc tất cả các hồ sơ dự thầu Trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Công bố kết quả đấu thầu Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng Bảo đảm thực hiện hợp đồng Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu, chỉ dẫn địa chỉ bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị Xử lý vi phạm trong đấu thầu TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VÀ NỘI DUNG XÁC ĐỊNH GIÁ ĐÁNH GIÁ

Tiêu chuẩn đánh giá về kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu Tiêu chuẩn đánh giá về mặt kỹ thuật để chọn danh sách ngắn Nội dung xác định giá đánh giá BIỂU MẪU DỰ THẦU YÊU CẦU VỀ XÂY LẮP PHẠM VI CÔNG VIỆC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN

Phạm vi công việc Tiến độ thực hiện YÊU CẦU KỸ THUẬT

Yêu cầu chung Yêu cầu cụ thể THIẾT KẾ KỸ THUẬT THI CÔNG

Danh mục bản vẽ thiết kế thi công Biểu tiên lượng mời thầu Chỉ dẫn kỹ thuật Yêu cầu về quy cách, chất lượng một số vật tư, thiết bị chính sử dụng cho công trình YÊU CẦU VỀ HỢP ĐỒNG ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG BIỂU MẪU VỀ HỢP ĐỒNG

4

Trang 17 17 18 18 19 19

19 21 21 21 23 24 39 39 39 40 41 41 42 49 49 49 49 51 53 53 57

QUY ĐỊNH VỀ CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG HỒ SƠ MỜI THẦU TT Viết tắt 1 ĐG ...../QĐ

2 ĐG .....QĐ

3 ĐM 24/QĐ

4 ĐM 33/QĐ

5 LĐT 6 LXD

7 NĐ 16/CP

8 NĐ 111/CP

9 NĐ 112/CP

10 NĐ 209/CP 11 TT 04/BXD

12 TT 12/BXD

13 VND

Có nghĩa Đơn giá XDCB ..... phần xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số ...../2006/QĐ-UBND ngày ..... của Uỷ ban nhân dân ...... Đơn giá XDCB ..... phần lắp đặt ban hành kèm theo Quyết định số ...../2006/QĐ-UBND ngày ...... của Uỷ ban nhân dân ...... Định mức XDCB phần xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 24/2005/QĐ-BXD ngày 29/7/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Định mức XDCB phần lắp đặt ban hành kèm theo Quyết định số 33/2005/QĐ-BXD ngày 04/10/2005 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng. Luật đấu thầu số 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26 tháng 11 năm 2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành LĐT và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình Thông tư số 04/2005/TT-BXD ngày 01 tháng 4 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn việc lập và quản lý chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình Thông tư số 12/2005/TT-BXD ngày 15 tháng 7 năm 2005 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về Quản lý chất lượng công trình xây dựng và điều kiện năng lực của tổ chức, cá nhân trong hoạt động xây dựng Đồng Việt Nam 5

THÔNG BÁO MỜI THẦU ......... có kế hoạch tổ chức đấu thầu theo Luật Đấu thầu gói thầu Xây lắp, của dự án ................................ theo hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước, sử dụng nguồn vốn ............................. Bên mời thầu mời tất cả các nhà thầu có đủ năng lực, kinh nghiệm và có điều kiện tới tham gia đấu thầu gói thầu nêu trên. Nhà thầu có nguyện vọng tham gia đấu thầu có thể tìm hiểu thông tin chi tiết và sẽ được mua một bộ hồ sơ mời thầu hoàn chỉnh với giá là .............. đồng tiền Việt Nam (Bằng chữ: ..............) tại ......................... Địa chỉ: ......................... Số điện thoại: .................... fax: ........................ Thời gian bán Hồ sơ mời thầu từ ngày ...... tháng ..... năm 2007 đến trước .... giờ 00, ngày ..... tháng ..... năm 2007 (trong giờ hành chính). Hồ sơ dự thầu phải kèm theo bảo đảm dự thầu trị giá ........ đồng tiền Việt Nam (Bằng chữ: .........) và phải được gửi đến ......... chậm nhất là trước ..... giờ 00 (giờ Việt Nam), ngày .... tháng .... năm 2007. Hồ sơ dự thầu sẽ được mở công khai vào .... giờ 00 (giờ Việt Nam), ngày .... tháng ..... năm 2007 tại .................theo địa chỉ nêu trên. ................. kính mời các đại diện của các nhà thầu nộp Hồ sơ dự thầu tới tham dự lễ mở thầu vào thời gian và địa điểm nêu trên. Đại diện Bên mời thầu ...........................

6

Phần I YÊU CẦU VỀ THỦ TỤC ĐẤU THẦU Chương I CHỈ DẪN ĐỐI VỚI NHÀ THẦU Các thuật ngữ được sử dụng trong Hồ sơ mời thầu này được quy định và được hiểu như trong Điều 3 Chương I của Luật Xây dựng, Điều 4 Chương I của Luật Đấu thầu và Điều 2 của Nghị định số 111/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng Mục 1. Nội dung đấu thầu: thầu tham gia đấu thầu để xây dựng cho gói thầu Xây lắp - Dự án ........ Nội dung xây lắp chủ yếu: Trình bày quy mô chủ yếu của dự án .......................... Mục 2. Nguồn vốn và thời gian thực hiện hợp đồng: - Nguồn vốn ............................. - Thời gian thực hiện hợp đồng: ...... ngày Mục 3. Tư cách hợp lệ của nhà thầu 1. Nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu này phải là tổ chức, cá nhân có tư cách hợp lệ như quy định tại Điều 7, Điều 8 của LĐT. Có chứng chỉ hoặc đủ điều kiện xếp hạng 2 theo Điều 64 NĐ 16/CP hoặc đủ điều kiện quy định tại điểm 5 phần IV của TT 12/BXD 2. Nhà thầu chỉ được tham gia một Hồ sơ dự thầu với tư cách là nhà thầu độc lập hoặc liên danh. Mục 4. Hồ sơ mời thầu và giải thích làm rõ Hồ sơ mời thầu 1. Hồ sơ mời thầu bao gồm các nội dung được liệt kê tại Mục lục của Hồ sơ mời thầu này. Nhà thầu cần kiểm tra, nghiên cứu kỹ các nội dung của Hồ sơ mời thầu để tránh các rủi ro có thể xảy ra. 2. Trường hợp nhà thầu muốn được giải thích làm rõ Hồ sơ mời thầu thì phải gửi văn bản cho Bên mời thầu đến địa chỉ ......... (nhà thầu có thể thông báo trước cho Bên mời thầu qua fax, e-mail,...). Sau khi nhận được văn bản yêu cầu làm rõ Hồ sơ mời thầu trong thời gian không muộn hơn 12 ngày trước thời điểm đóng thầu, Bên mời thầu sẽ có văn bản trả lời và gửi cho tất cả các nhà thầu đã mua Hồ sơ mời thầu. 3. Trong văn bản đề nghị giải thích làm rõ Hồ sơ mời thầu nhà thầu phải chỉ ra cụ thể Phần, Chương, Mục, Khoản, Điểm nào cần giải thích làm rõ. Mục 5. Sửa đổi Hồ sơ mời thầu Trường hợp cần sửa đổi Hồ sơ mời thầu sau khi đã phát hành (bao gồm cả việc gia hạn thời hạn nộp Hồ sơ dự thầu nếu cần), Bên mời thầu sẽ gửi văn bản thông báo đến tất cả các nhà thầu đã mua Hồ sơ mời thầu trong thời gian trước thời điểm đóng thầu tối thiểu 10 ngày, tài liệu này là một phần của Hồ sơ mời thầu. Nhà thầu phải thông báo cho Bên mời thầu bằng văn bản hoặc fax là đã nhận được các tài liệu sửa 7

đổi đó. Trường hợp nhà thầu thông báo bằng fax thì sau đó bản gốc phải được gửi đến Bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu. Mục 6. Chi phí dự thầu Nhà thầu phải chịu mọi chi phí liên quan đến quá trình tham dự đấu thầu, kể từ khi mua Hồ sơ mời thầu cho đến khi công bố kết quả đấu thầu, riêng đối với nhà thầu được công nhận trúng thầu thì tính đến khi ký hợp đồng. 1. Bên mời thầu bán Hồ sơ mời thầu cho nhà thầu có nhu cầu tham gia đấu thầu với mức giá bán được quy định trong Thông báo mời thầu. Đối với nhà thầu liên danh thì chỉ một thành viên trong liên danh được mua Hồ sơ mời thầu. 2. Trường hợp nhà thầu cần thay đổi tư cách (tên) tham gia đấu thầu so với khi mua Hồ sơ mời thầu thì phải thông báo bằng văn bản tới Bên mời thầu. Bên mời thầu chỉ xem xét khi nhận được văn bản thông báo này trước thời điểm đóng thầu. Mục 7. Ngôn ngữ sử dụng Hồ sơ dự thầu cũng như tất cả văn bản và tài liệu trao đổi giữa Bên mời thầu và nhà thầu liên quan đến gói thầu này phải được viết bằng ngôn ngữ Việt Nam. Mục 8. Nội dung Hồ sơ dự thầu Hồ sơ dự thầu do nhà thầu chuẩn bị phải bao gồm những nội dung sau: 1. Đơn dự thầu theo quy định tại Mục 9 Chương I Phần này. 2. Giá dự thầu và các biểu mẫu theo quy định tại Chương III Phần này. 3. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu theo quy định tại Mục 12 Chương I Phần này. 4. Bảo đảm dự thầu theo quy định tại Mục 14 Chương I Phần này. 5. Các yêu cầu khác của Hồ sơ mời thầu này Mục 9. Đơn dự thầu Đơn dự thầu do nhà thầu chuẩn bị theo Mẫu số 1 Chương III Phần này. Đơn dự thầu hợp lệ phải do đại diện hợp pháp của nhà thầu ký (là người đứng đầu của nhà thầu hoặc người được ủy quyền kèm theo giấy ủy quyền bản gốc). Đối với nhà thầu liên danh, đơn dự thầu phải do đại diện hợp pháp của từng thành viên liên danh ký. Trường hợp các thành viên ủy quyền cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu thì phải nêu rõ trong văn bản thỏa thuận liên danh. Mục 10. Giá dự thầu và các biểu giá 1. Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu sau khi trừ phần giảm giá (nếu có). Nhà thầu chào giá cho toàn bộ khối lượng mời thầu trong biểu tiên lượng mời thầu ở Mục 2 Chương III Phần II của Hồ sơ mời thầu này theo loại hợp đồng đơn giá cố định. Giá dự thầu phải bao gồm toàn bộ các chi phí cần thiết để thực hiện gói thầu trên cơ sở yêu cầu về xây lắp nêu tại Phần II của Hồ sơ mời thầu này. 2. Trường hợp nhà thầu có thư giảm giá thì có thể nộp cùng với Hồ sơ dự thầu hoặc nộp riêng, song phải đảm bảo nộp tới Bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu. Trong thư giảm giá cần nêu rõ nội dung giảm giá và việc phân bổ chi tiết giảm giá vào các hạng mục cụ thể trong biểu giá dự thầu. Trường hợp không nêu chi tiết thì việc giảm giá được hiểu là giảm đều theo tỷ lệ cho từng hạng mục trong biểu giá dự thầu. 8

3. Nhà thầu phải điền đầy đủ các thông tin vào các biểu giá: Biểu tổng hợp giá dự thầu; biểu giá dự thầu; biểu chi phí trực tiếp trong giá dự thầu; biểu chiết tính các yếu tố cấu thành đơn giá dự thầu cho từng hạng mục công việc; biểu xuất xứ vật liệu sử dụng cho công trình; biểu dự kiến tiến độ thanh toán và tạm ứng lần lượt theo Mẫu số 2, số 3, số 4, số 5 số 6 và số 7 Chương III Phần này trên cơ sở các biểu không thể tách rời nhau, nếu thiếu 1 trong các biểu trên, giá dự thầu sẽ được coi là không hợp lệ và Hồ sơ dự thầu bị coi là vi phạm điền kiện tiên quyết. 4. Giá dự thầu phải kèm theo thuyết minh và được chia làm 2 phần gồm: Phần A: Là giá dự thầu theo khối lượng trong tiên lượng mời thầu: Được xác định trên cơ sở khối lượng mời thầu không chỉnh sửa do Bên mời thầu cung cấp tại Mục 2 Chương III Phần II và đơn giá dự thầu của nhà thầu lập theo quy định tại cột 5 Mẫu số 3 Chương III Phần này. Giá dự thầu phần này là cơ sở để xét thầu. - Trong biểu giá dự thầu ở Mẫu số 3 Chương III Phần này, nhà thầu phải điền đầy đủ thông tin mã hiệu đơn giá cột 2, nội dung công việc cột 3, đơn vị tính cột 4, khối lượng cột 5 theo thứ tự trong biểu tiên lượng mời thầu. - Cột 6 đơn giá dự thầu là đơn giá tổng hợp do nhà thầu tính toán cho các đầu mục công việc nêu tại cột 3 theo quy định tính toán cho đơn vị tại cột 4, đã bao gồm đầy đủ các chi phí của nhà thầu như: Chi phí vật liệu; giá nguyên vật liệu; nhân công; máy thi công; chi phí chung; chi phí trực tiếp khác; thu nhập chịu thuế tính trước; thuế VAT; chi phí xây dựng nhà tạm và nhà điều hành thi công; chi phí khác có liên quan. Cơ sở để tính đơn giá dự thầu căn cứ vào ĐM 24/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 29/7/2005 và ĐM 33/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng ngày 04/10/2005, ĐG .... /QĐUBND và ĐG ...../QĐ-UBND của ......... ngày ....., thông báo giá, các chính sách chế độ hiện hành của Bộ Xây dựng, Bộ Tài Chính và các văn bản hiện hành về XDCB tại thời điểm dự thầu. Các đơn giá chưa được Nhà nước quy định thì nhà thầu có thể tham khảo giá thị trường để xây dựng đơn giá dự thầu của mình. Nhà thầu cũng phải dự kiến những biến đổi của thị trường trong thời gian của hợp đồng và phải có giải thích cụ thể. - Cột 7 thành tiền là kết quả của phép nhân các thành phần theo từng hàng giữa cột 5 khối lượng và cột 6 đơn giá dự thầu. - Đơn giá dự thầu phải được xây dựng trên cơ sở hướng dẫn tại TT 04/BXD. - Cộng Phần A là kết quả tổng cộng các hàng thành tiền ở cột 7; Phần B: Là giá dự thầu theo khối lượng chênh lệnh do nhà thầu kiểm tra lại: Được xác định trên cơ sở khối lượng chênh lệch do nhà thầu kiểm tra lại so với khối lượng mời thầu do Bên mời thầu cung cấp trong phần tiên lượng mời thầu. Giá dự thầu phần này sau khi thống nhất trong phần thương thảo hợp đồng, sẽ được Chủ đầu tư trình phê duyệt và bổ sung vào hợp đồng theo Quyết định của người có thẩm quyền hoặc cấp có thầm quyền . - Trong quá trình tính toán kiểm tra lại khối lượng mời thầu so với Hồ sơ bản vẽ thiết kế thi công, nếu có những khối lượng chênh lệch thì nhà thầu phải chào riêng trong phần này và tính toán như Phần A Khoản 4 Mục này. Trong phần này Nhà thầu được quyền đưa toàn bộ các chi phí mà nhà thầu thấy còn thiếu hay thừa so với khối lượng trong biểu tiên lượng mời thầu và các chi phí cần thiết để hoàn thành công việc. 9

- Giá trị phần này sẽ được đưa vào thương thảo trong phần thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Chủ đầu tư trình người có thẩm quyền phê duyệt xem xét chấp thuận bổ sung vào giá trị để ký hợp đồng nếu như khối lượng chênh lệch của nhà thầu đưa là hợp lý phù hợp với bản vẽ thiết kế thi công. Nếu thoả thuận không đạt kết quả thì chủ đầu tư sẽ báo cáo người có thẩm quyền quyết định xem xét đàm phán với các nhà thầu khác. Mục 11. Đồng tiền dự thầu Đồng tiền sử dụng trong Hồ sơ dự thầu là đồng tiền Việt Nam (VND). Mục 12. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu 1. Tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của nhà thầu: a) Đối với nhà thầu độc lập, phải cung cấp các tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ của mình bằng Bản sao có công chứng giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập đối với các tổ chức không có đăng ký kinh doanh. b) Đối với nhà thầu liên danh, phải cung cấp các tài liệu sau đây: - Các tài liệu nêu tại Điểm a) Khoản này đối với từng thành viên trong liên danh; - Văn bản thỏa thuận liên danh giữa các thành viên, trong đó phải nêu đầy đủ tên và chữ ký của các thành viên tham gia, nơi và ngày ký thỏa thuận liên danh, khối lượng công việc phải thực hiện và giá trị tương ứng của từng thành viên, trách nhiệm chung và trách nhiệm riêng của từng thành viên trong việc thực hiện gói thầu, tên thành viên đứng đầu liên danh là đại diện làm đầu mối để giải quyết các vấn đề liên quan đến quá trình đấu thầu. Trường hợp các thành viên ủy quyền cho thành viên đứng đầu liên danh ký đơn dự thầu thì phải nêu rõ trong văn bản thỏa thuận liên danh, 2. Tài liệu chứng minh kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu: a) Các hợp đồng đã và đang thực hiện ở vùng địa lý và hiện trường tương tự được liệt kê theo Mẫu số 8 và Mẫu số 9; kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu trong lĩnh thi công xây lắp được liệt kê theo Mẫu số 10; khả năng thực hiện gói thầu này của nhà thầu nếu trúng thầu được đánh giá qua biểu dự kiến bố trí nhân lực, máy móc và thiết bị để phục vụ thi công gói thầu này theo mẫu số 11 và số 12; sơ đồ tổ chức hiện trường theo Mẫu số 13; năng lực tài chính của nhà thầu được liệt kê theo Mẫu số 14 Chương III Phần này. Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu liên danh là tổng kinh nghiệm và năng lực của các thành viên; từng thành viên phải chứng minh kinh nghiệm và năng lực của mình là phù hợp với yêu cầu của Hồ sơ mời thầu cho phần việc được phân công thực hiện trong liên danh . b) Các tài liệu khác gồm: Bản sao có công chứng quyết định hoặc chứng chỉ hoặc các tài liệu chứng minh doanh nghiệp đủ điều kiện xếp hạng 2 theo Điều 64 NĐ 16/CP hoặc các tài liệu chứng minh đủ điều kiện xây dựng công trình cấp 3 hoặc cấp 4 theo quy định tại điểm 5 phần IV TT 12/BXD. Mục 13. Thời hạn hiệu lực của Hồ sơ dự thầu 1. Thời hạn có hiệu lực của hồ sơ dự thầu là ..... ngày kể từ thời điểm đóng thầu. Hồ sơ dự thầu có thời hạn hiệu lực ngắn hơn quy định sẽ bị coi là không hợp lệ và bị loại. 2. Trong trường hợp cần thiết sau khi được phép của người hoặc cấp có thẩm quyền, bằng văn bản, Bên mời thầu có thể yêu cầu các nhà thầu tham dự đấu thầu 10

gia hạn hiệu lực của Hồ sơ dự thầu kèm theo việc gia hạn tương ứng hiệu lực của bảo đảm dự thầu. Nếu nhà thầu nào không chấp nhận việc gia hạn thì Hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó không được xem xét tiếp và trong trường hợp này nhà thầu được trả lại bảo đảm dự thầu. Mục 14. Bảo đảm dự thầu 1. Khi tham dự đấu thầu, nhà thầu phải nộp bảo đảm dự thầu bằng một trong các hình thức bảo đảm dự thầu theo quy định tại điểm 32 Điều 4 của LĐT. Trường hợp nhà thầu lựa chọn thực hiện bảo đảm dự thầu bằng thư bảo đảm của ngân hàng thì sử dụng theo Mẫu bảo đảm dự thầu quy định tại Chương III Phần này. Bảo đảm dự thầu được nộp cùng với Hồ sơ dự thầu hoặc nộp riêng, song phải đảm bảo nộp tới Bên mời thầu trước thời điểm đóng thầu. 2. Bảo đảm dự thầu được coi là không hợp lệ nếu: Có giá trị thấp hơn; không đúng đồng tiền quy định; thời gian hiệu lực ngắn hơn; không nộp đúng địa chỉ và thời gian quy định trong Hồ sơ mời thầu; không đúng tên nhà thầu; không phải là bản gốc và không có dấu, chữ ký hợp lệ (đối với bảo đảm của ngân hàng). 3. Nhà thầu không trúng thầu sẽ được hoàn trả bảo đảm dự thầu trong vòng 30 ngày kể từ ngày công bố kết quả đấu thầu. Nhà thầu trúng thầu sẽ được hoàn trả bảo đảm dự thầu khi nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng. 4. Bảo đảm dự thầu không được hoàn trả trong các trường hợp khi nhà thầu: a) Rút Hồ sơ dự thầu trong khoảng thời gian Hồ sơ dự thầu còn hiệu lực; b) Trong thời hạn ba mươi ngày kể từ khi nhận được thông báo trúng thầu của Bên mời thầu mà không tiến hành hoặc từ chối tiến hành thương thảo, hoàn thiện hợp đồng hoặc đã thương thảo, hoàn thiện xong nhưng từ chối ký hợp đồng mà không có lý do chính đáng hoặc đã ký hợp đồng nhưng không nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Mục 34 Chương này; c) Vi phạm quy định về đấu thầu và bị xử lý theo Mục 36 Chương này; Mục 15. Quy cách của Hồ sơ dự thầu và chữ ký trong Hồ sơ dự thầu 1. Nhà thầu phải chuẩn bị 01 bản gốc và 03 bản chụp Hồ sơ dự thầu, ghi rõ "bản gốc" hay "bản chụp" tương ứng. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp của bản chụp so với bản gốc. 2. Hồ sơ dự thầu phải được đánh máy, in ấn rõ ràng, không tẩy xóa, không viết đè lên nhau, được đánh số trang có hệ thống và liên tục. Đơn dự thầu, thư giảm giá, các biểu mẫu và các văn bản bổ sung làm rõ Hồ sơ dự thầu của nhà thầu phải được đại diện hợp pháp của nhà thầu ký và đóng dấu. 3. Mỗi bộ hồ sơ dự thầu cho vào 01 phong bì, bên ngoài ghi rõ là "bản gốc" hay "bản chụp" và tất cả đựng vào 01 phong bì lớn. Mục 16. Niêm phong và cách ghi trên túi đựng Hồ sơ dự thầu 1. Hồ sơ dự thầu mang đến nộp phải được đựng trong túi có niêm phong bên ngoài (cách đánh dấu niêm phong do nhà thầu tự quy định). Nhà thầu phải ghi rõ các thông tin sau trên túi đựng Hồ sơ dự thầu: - Tên, địa chỉ, điện thoại của nhà thầu:............................................................ - Địa chỉ nộp Hồ sơ dự thầu: (tên, địa chỉ của Bên mời thầu)................................. - Tên gói thầu: Xây lắp - Dự án ....... 11

- Không được mở trước ...giờ, ngày....tháng... năm.....(ghi theo thời điểm mở thầu). - Trường hợp sửa đổi Hồ sơ dự thầu, ngoài các nội dung nêu trên còn phải ghi thêm dòng chữ "Sửa đổi hồ sơ dự thầu". 2. Hồ sơ dự thầu phải được niêm phong kín theo quy định (kể cả bản gốc, bản chụp và túi hồ sơ chung). Mục 17. Thời hạn nộp Hồ sơ dự thầu 1. Hồ sơ dự thầu do nhà thầu nộp trực tiếp hoặc gửi đến địa chỉ của Bên mời thầu nhưng phải đảm bảo Bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu lúc .... giờ 00, ngày .... tháng ..... năm 2007. 2. Bên mời thầu có thể gia hạn thời hạn cuối cùng của việc nộp Hồ sơ dự thầu (thời điểm đóng thầu) khi thấy cần thiết trong trường hợp cần tăng thêm số lượng Hồ sơ dự thầu hoặc khi sửa đổi Hồ sơ mời thầu theo Mục 5 Chương này. Mục 18. Hồ sơ dự thầu nộp muộn Hồ sơ dự thầu được gửi đến Bên mời thầu sau thời điểm đóng thầu đều được coi là không hợp lệ và được gửi trả lại cho nhà thầu nguyên trạng. Bất kỳ tài liệu nào liên quan đến Hồ sơ dự thầu kể cả thư giảm giá được nhà thầu gửi đến sau thời điểm đóng thầu để sửa đổi, bổ sung Hồ sơ dự thầu đã nộp đều được coi là không hợp lệ. Mục 19. Sửa đổi hoặc rút Hồ sơ dự thầu Khi muốn sửa đổi nội dung hoặc rút Hồ sơ dự thầu đã nộp, nhà thầu phải có văn bản đề nghị và Bên mời thầu chỉ chấp thuận nếu nhận được văn bản đề nghị của nhà thầu trước thời điểm đóng thầu; văn bản đề nghị rút Hồ sơ dự thầu phải được gửi riêng biệt với Hồ sơ dự thầu. Mục 20. Mở thầu 1. Việc mở thầu sẽ được tiến hành công khai ngay sau thời điểm đóng thầu. Bên mời thầu mời đại diện của các nhà thầu có tên trong danh sách nộp Hồ sơ dự thầu đến tham dự buổi mở thầu qua việc thông báo cho nhà thầu khi phát hành Hồ sơ mời thầu. Bên mời thầu cũng có thể sẽ mời đại diện của các cơ quan quản lý có liên quan đến tham dự buổi mở thầu. Thời gian mở thầu vào lúc .... giờ 00 ngày .... tháng .... năm 2007, tại .......... địa chỉ: ...... trước sự chứng kiến của những người có mặt và không phụ thuộc vào sự có mặt hay vắng mặt của các nhà thầu được mời. 2. Bên mời thầu sẽ tiến hành mở lần lượt Hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu (theo thứ tự chữ cái tên của các nhà thầu) mua Hồ sơ mời thầu và nộp Hồ sơ dự thầu trước thời điểm đóng thầu. Hồ sơ dự thầu của nhà thầu có văn bản xin rút (Bên mời thầu nhận được trước thời điểm đóng thầu) và Hồ sơ dự thầu của nhà thầu nộp sau thời điểm đóng thầu sẽ không được mở và được trả lại nguyên trạng cho nhà thầu. 3. Bên mời thầu sẽ tiến hành mở Hồ sơ dự thầu của từng nhà thầu theo trình tự như sau: a) Kiểm tra niêm phong Hồ sơ dự thầu; b) Mở Hồ sơ dự thầu; c) Đọc và ghi vào Biên bản mở thầu các thông tin chủ yếu: - Tên nhà thầu; - Số lượng bản gốc và bản chụp Hồ sơ dự thầu; 12

- Thời gian có hiệu lực của Hồ sơ dự thầu; - Giá dự thầu ghi trong đơn dự thầu và giảm giá (nếu có); - Giá trị, thời gian có hiệu lực và hình thức của bảo đảm dự thầu; - Văn bản để nghị sửa đổi Hồ sơ dự thầu (nếu có) theo quy định tại Mục 19 Chương này; - Các thông tin liên quan khác. 4. Biên bản mở thầu được đại diện các nhà thầu (nếu có mặt) và đại diện các cơ quan quản lý tham dự ký xác nhận. 5. Sau khi mở thầu, Bên mời thầu ký xác nhận vào từng trang bản gốc của tất cả các Hồ sơ dự thầu và quản lý các Hồ sơ dự thầu này theo chế độ quản lý hồ sơ "Mật". Việc đánh giá Hồ sơ dự thầu được tiến hành theo bản chụp. Nhà thầu phải chịu trách nhiệm về tính chính xác và phù hợp của bản chụp so với bản gốc. Trường hợp bản chụp có lỗi kỹ thuật như chụp nhoè, không rõ chữ, chụp thiếu trang,... thì lấy nội dung của bản gốc làm cơ sở. Trường hợp bản chụp có nội dung sai khác so với bản gốc thì tuỳ theo mức độ sai khác, Bên mời thầu sẽ quyết định xử lý cho phù hợp, chẳng hạn sai khác đó là không cơ bản, không làm thay đổi bản chất của Hồ sơ dự thầu thì được coi là lỗi chấp nhận được, nhưng nếu sai khác đó làm thay đổi nội dung cơ bản của Hồ sơ dự thầu so với bản gốc thì được coi là gian lận và Hồ sơ dự thầu sẽ bị loại cùng với việc xem xét không cho nhà thầu nhận lại bảo đảm dự thầu. Mục 21. Làm rõ Hồ sơ dự thầu Trong quá trình đánh giá Hồ sơ dự thầu, Bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu làm rõ một số nội dung của Hồ sơ dự thầu. Những đề nghị làm rõ của Bên mời thầu, những ý kiến trả lời của nhà thầu đều phải được thể hiện bằng văn bản và được coi là một phần của Hồ sơ dự thầu. Việc làm rõ Hồ sơ dự thầu được thực hiện bằng cách trực tiếp (Bên mời thầu mời nhà thầu đến gặp trực tiếp để trao đổi, những nội dung hỏi và trả lời phải lập thành văn bản) hoặc gián tiếp (Bên mời thầu gửi văn bản yêu cầu làm rõ và nhà thầu phải trả lời bằng văn bản). Khi làm rõ Hồ sơ dự thầu, nhà thầu không được làm thay đổi nội dung cơ bản của Hồ sơ dự thầu và không được thay đổi giá dự thầu. Mục 22. Đánh giá sơ bộ Hồ sơ dự thầu 1. Kiểm tra tính hợp lệ của Hồ sơ dự thầu gồm: a) Tư cách hợp lệ của nhà thầu theo Khoản 1 Mục 3 và Mục 12 Chương này; b) Bản gốc Hồ sơ dự thầu theo quy định tại Khoản 1 Mục 16 Chương này; c) Đơn dự thầu (Mẫu số 1 Chương III Phần này) theo quy định tại Mục 9 Chương này; d) Giá dự thầu và các biểu giá (Mẫu số 2, số 3, số 4, số 5, số 6 và số 7 Chương III Phần này) theo quy định tại Mục 10 Chương này; đ) Kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu (Mẫu số 8, số 9, số 10, số 11 số 12, số 13 và số 14 Chương III Phần này) theo quy định tại Mục 1 Chương II Phần này; e) Bảo đảm dự thầu (Mẫu số 15 Chương III Phần này) theo quy định tại Mục 14 Chương này; g) Xác minh tính chuẩn xác của các tài liệu mà nhà thầu đã kê khai về năng lực và kinh nghiệm của mình (nếu có dấu hiệu gian lận). 13

2. Loại bỏ các Hồ sơ dự thầu không đáp ứng được các điều kiện tiên quyết dưới đây: - Nhà thầu không có tên trong danh sách mua hồ sơ mời thầu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 16 NĐ 111/CP; - Nhà thầu không đảm bảo tư cách hợp lệ theo quy định tại Mục 3 Chương này; - Nhà thầu không đủ tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, kinh nghiệm, năng lực của nhà thầu theo quy định tại Mục 12 Chương này; - Không có bảo đảm dự thầu hoặc có bảo đảm dự thầu nhưng không hợp lệ như quy định tại Mục 14 Chương này; - Nhà thầu không nộp bản gốc, chỉ nộp bản chụp Hồ sơ dự thầu; - Đơn dự thầu không hợp lệ; - Hiệu lực của hồ sơ dự thầu không bảo đảm yêu cầu theo quy định trong hồ sơ mời thầu; - Hồ sơ dự thầu có giá dự thầu không cố định, chào thầu theo nhiều mức giá hoặc giá có kèm điều kiện; - Nhà thầu có tên trong hai hoặc nhiều Hồ sơ dự thầu; - Hồ sơ dự thầu không đáp ứng được yêu cầu về năng lực và kinh nghiệm theo Tiêu chuẩn đánh giá tại Chương III Phần này; Nhà thầu vi phạm một trong các điều kiện tiên quyết quy định trên đây sẽ bị loại và hồ sơ dự thầu không được xem xét tiếp. Mục 23. Đánh giá về mặt kỹ thuật Bên mời thầu tiến hành đánh giá về mặt kỹ thuật các Hồ sơ dự thầu đã vượt qua đánh giá sơ bộ trên cơ sở các yêu cầu của Hồ sơ mời thầu và Tiêu chuẩn đánh giá nêu tại Mục 2 Chương II Phần này. Những Hồ sơ dự thầu được đánh giá là đạt yêu cầu về mặt kỹ thuật sẽ được đưa vào danh sách ngắn và được đánh giá tiếp về mặt tài chính, thương mại. Mục 24. Đánh giá về mặt tài chính, thương mại và xác định giá đánh giá Bên mời thầu tiến hành đánh giá về mặt tài chính, thương mại và xác định giá đánh giá trong Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu thuộc danh sách ngắn theo các nội dung và trình tự sau: Sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch, đưa về một mặt bằng so sánh và xác định giá đánh giá như nêu tại Mục 3 Chương II Phần này. Mục 25. Sửa lỗi 1. Sửa lỗi là việc sửa lại những sai sót trong Hồ sơ dự thầu bao gồm lỗi số học, lỗi đánh máy, các lỗi khác và được tiến hành theo nguyên tắc sau: a) Đối với lỗi số học bao gồm những lỗi do thực hiện các phép tính cộng, trừ, nhân, chia không chính xác: - Trường hợp không nhất quán giữa đơn giá và thành tiền thì lấy đơn giá làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi; - Trường hợp không nhất quán giữa biểu giá tổng hợp và biểu giá chi tiết thì lấy biểu giá chi tiết làm cơ sở pháp lý cho việc sửa lỗi. - Lỗi số học được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc gía dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi sửa. 14

b) Lỗi nhầm đơn vị: sử dụng dấu "," (dấu phẩy) thay cho dấu "." (dấu chấm) và ngược lại thì được sửa lại cho phù hợp theo cách viết của Việt Nam. c) Đối với các lỗi khác: - Cột thành tiền được điền vào mà không có đơn giá tương ứng thì đơn giá được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho số lượng; - Khi có đơn giá nhưng cột thành tiền bỏ trống thì thành tiền sẽ được xác định bổ sung bằng cách nhân số lượng với đơn giá; - Nếu một nội dung nào đó có điền đơn giá và thành tiền nhưng bỏ trống số lượng thì số lượng bỏ trống được xác định bổ sung bằng cách chia thành tiền cho đơn giá của nội dung đó. Trường hợp số lượng được xác định bổ sung nêu trên khác với số lượng nêu trong Hồ sơ mời thầu thì được coi là sai lệch về phạm vi cung cấp và được hiệu chỉnh theo quy định tại Điểm a Khoản này; 2. Sau khi sửa lỗi theo nguyên tắc trên, Bên mời thầu sẽ thông báo bằng văn bản cho nhà thầu. Nhà thầu phải có văn bản thông báo cho Bên mời thầu về việc có chấp nhận sửa lỗi nêu trên hay không. Nếu nhà thầu không chấp nhận việc sửa lỗi thì Hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó sẽ bị loại. Trường hợp Hồ sơ dự thầu có lỗi số học vượt quá 10 % so với giá dự thầu cũng sẽ bị loại. Lỗi số học được tính theo tổng giá trị tuyệt đối không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi sửa. Mục 26. Hiệu chỉnh các sai lệch 1. Hiệu chỉnh các sai lệch là việc điều chỉnh những nội dung thiếu hoặc thừa trong Hồ sơ dự thầu so với yêu cầu của Hồ sơ mời thầu cũng như điều chỉnh những khác biệt giữa các phần của Hồ sơ dự thầu (giữa đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính) giữa con số và chữ viết; giữa nội dung trong đơn dự thầu và các phần khác của Hồ sơ dự thầu. Việc hiệu chỉnh sai lệch được thực hiện như sau: a) Trường hợp có những sai lệch về phạm vi khối lượng thì phần chào thiếu sẽ được cộng thêm vào, phần chào thừa sẽ được trừ đi theo nguyên tắc không thể tách ra trong giá dự thầu của nhà thầu đang tiến hành sửa sai lệch thì lấy mức giá chào cao nhất đối với nội dung này (nếu chào thiếu) và lấy mức giá chào thấp nhất (nếu chào thừa) trong số các Hồ sơ dự thầu khác vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật. Trong trường hợp chỉ có một nhà thầu duy nhất vượt qua bước đánh giá về mặt kỹ thuật thì tiến hành sửa sai lệch trên cơ sở lấy mức giá của nhà thầu này (nếu có) hoặc trong giá gói thầu được duyệt theo nguyên tắc lấy mức giá cao nhất (đối với chào thiếu) hoặc thấp nhất (đối với chào thừa) để áp dụng cho các nội dung nêu trên; b) Trường hợp có sai lệch giữa những nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật và nội dung thuộc đề xuất tài chính thì nội dung thuộc đề xuất kỹ thuật sẽ là cơ sở pháp lý cho việc hiệu chỉnh sai lệch; c) Trường hợp không nhất quán giữa con số và chữ viết thì lấy chữ viết làm cơ sở pháp lý cho việc hiệu chỉnh sai lệch; d) Trường hợp có sự sai khác giữa giá ghi trong đơn dự thầu (không kể giảm giá) và giá trong biểu tổng hợp giá dự thầu thì được coi đây là sai lệch và việc hiệu chỉnh sai lệch này được căn cứ vào giá ghi trong biểu giá tổng hợp sau khi được hiệu chỉnh và sửa lỗi theo biểu giá chi tiết.

15

2. Hồ sơ dự thầu có tổng giá trị các sai lệch vượt quá 10% so với giá dự thầu sẽ bị loại. Giá trị các sai lệch được tính theo tổng giá trị tuyệt đối, không phụ thuộc vào việc giá dự thầu tăng lên hay giảm đi sau khi hiệu chỉnh sai lệch. Mục 27. Mặt bằng để so sánh Hồ sơ dự thầu Mặt bằng để so sánh Hồ sơ dự thầu bao gồm mặt bằng kỹ thuật, thương mại, tài chính và các nội dung khác. Các yếu tố để đưa giá dự thầu về cùng một mặt bằng so sánh như tiến độ thực hiện; chi phí quản lý, vận hành, duy tu, bảo dưỡng, tuổi thọ công trình và các yếu tố kỹ thuật khác. Mục 28. Tiếp xúc với Bên mời thầu Trừ trường hợp được yêu cầu làm rõ Hồ sơ dự thầu theo quy định lại Mục 21 Chương này, không nhà thầu nào được phép tiếp xúc với Bên mời thầu về các vấn đề liên quan đến Hồ sơ dự thầu của mình cũng như liên quan đến gói thấu trong suốt thời gian kể từ thời điểm mở thầu đến thời điểm công bố kết quả đấu thấu. Mục 29. Điều kiện được đề nghị trúng thầu Nhà thầu được xem xét đề nghị trúng thầu nếu đáp ứng điều kiện sau: Được xếp thứ nhất theo giá đánh giá (sau khi sửa lỗi và hiệu chỉnh sai lệch) thấp nhất nhưng không thấp hơn giá thành xây dựng và không vượt giá gói thầu được duyệt. Mục 30. Quyền của Bên mời thầu được chấp nhận, loại bỏ bất kỳ hoặc tất cả các Hồ sơ dự thầu. Bên mời thầu được quyền chấp nhận hoặc loại bỏ bất kỳ Hồ sơ dự thầu hoặc hủy đấu thầu vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình đấu thầu trên cơ sở tuân thủ các quy định của LĐT và NĐ 111/CP. Mục 31. Trình duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu Trên cơ sở xem xét báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu, hồ sơ trình duyệt do Bên mời thầu báo cáo, chủ đầu tư lập báo cáo trình người quyết định đầu tư hoặc người được uỷ quyền xem xét, quyết định. Hồ sơ trình duyệt của chủ đầu tư về kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu và các tài liệu liên quan. 1. Báo cáo kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm: a) Cơ sở pháp lý của việc thực hiện lựa chọn nhà thầu; b) Nội dung của gói thầu; c) Quá trình tổ chức đánh giá Hồ sơ dự thầu của các nhà thầu; d) Đề nghị phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu bao gồm: - Tên nhà thầu được đề nghị lựa chọn (kể cả tên nhà thầu phụ nếu cần thiết). Trường hợp là nhà thầu liên danh phải nêu tên tất cả thành viên trong liên danh; - Giá đề nghị trúng thầu; - Hình thức hợp đồng; - Thời gian thực hiện hợp đồng. Trường hợp không chọn được nhà thầu thì phải đề nghị phương án xử lý tiếp theo. 2. Tài liệu liên quan gồm: 16

a) Bản chụp quyết định đầu tư và các tài liệu để ra quyết định đầu tư; kế hoạch đấu thầu; b) Hồ sơ mời thầu c) Phiếu đăng ký đăng tải các thông tin quy định tại Điều 5 của LĐT. d) Quyết định thành lập tổ chuyên gia đấu thầu, hợp đồng thuê tư vấn đấu thầu; đ) Danh sách các nhà thầu mua Hồ sơ mời thầu; e) Biên bản đóng thầu, biên bản mở thầu; g) Các Hồ sơ dự thầu và các tài liệu làm rõ, sửa đổi, bổ sung liên quan đến Hồ sơ dự thầu; h) Báo cáo đánh giá Hồ sơ dự thầu của tổ chuyên gia đấu thầu, tư vấn đấu thầu; k) Văn bản phê duyệt các nội dung của quá trình thực hiện lựa chọn nhà thầu theo quy định (nếu có); l) Các tài liệu khác có liên quan. Mục 32. Công bố kết quả đấu thầu 1. Ngay sau khi có quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu của Người có thẩm quyền, Bên mời thầu công bố kết quả đấu thầu qua việc thông báo bằng văn bản cho các nhà thầu tham dự đấu thầu mà không phải giải thích lý do cho các nhà thầu không trúng thầu. Đồng thời Bên mời thầu gửi kết quả đấu thầu để đăng tải trên Tờ thông tin và Trang Web về đấu thầu của nhà nước. 2. Bên mời thầu gửi thông báo trúng thầu bằng văn bản tới nhà thầu trúng thầu kèm theo Mẫu hợp đồng theo quy định tại Chương II Phần III của Hồ sơ mời thầu này đã được điền các thông tin có thể của gói thầu, nêu rõ những vấn đề cần trao đổi khi thương thảo hoàn thiện hợp đồng và thông báo về thời gian mời đến thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Mục 33. Thương thảo, hoàn thiện và ký kết hợp đồng Việc thương thảo, hoàn thiện hợp đồng để ký kết hợp đồng với nhà thầu trúng thầu phải thực hiện theo quy định tại Điều 42 LĐT và theo trình tự sau: 1. Sau khi nhận được thông báo trúng thầu, trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thông báo trúng thầu, nhà thầu trúng thầu phải gửi cho Bên mời thầu thư chấp thuận đến thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Quá thời hạn nêu trên, nếu Bên mời thấu không nhận được thư chấp thuận hoặc nhà thầu từ chối đến thương thảo hoàn thiện hợp đồng thì bảo đảm dự thầu của nhà thầu này sẽ bị xử lý theo quy định. Đồng thời, Bên mời thầu sẽ báo cáo để Người có thẩm quyền cho phép mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo tới thương thảo hoàn thiện hợp đồng. 2. Theo thỏa thuận đã được thống nhất, Bên mời thầu và nhà thầu trúng thầu tiến hành thương thảo hoàn thiện hợp đồng. Trường hợp thương thảo, hoàn thiện hợp đồng không thành thì chủ đầu tư báo cáo người quyết định đầu tư huỷ quyết định phê duyệt kết quả đấu thầu trước đó và xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo đến thương thảo hợp đồng, trong trường hợp này phải yêu cầu nhà thầu gia hạn hiệu lực Hồ sơ dự thầu nếu cần thiết. Các bước công việc tiếp theo thực hiện theo quy định tại Điều 19 và Điều 20 NĐ 111/CP. Nội dung thương thảo hoàn thiện hợp đồng bao gồm các vấn đề còn tồn tại, chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là việc áp 17

giá đối với những sai lệch trong Hồ sơ dự thầu trên nguyên tắc đảm bảo giá ký hợp đồng không vượt giá trúng thầu được duyệt. Trường hợp giá ký hợp đồng vượt giá trúng thầu thì Bên mời thầu sẽ báo cáo người có thẩm quyền xem xét, quyết định theo Điều 57 NĐ 111/CP. Sau khi đạt được kết quả thương thảo hoàn thiện, hai bên sẽ tiến hành ký kết hợp đồng. Trong trường hợp liên danh, hợp đồng được ký kết phải bao gồm chữ ký của tất cả các thành viên trong liên danh. Mục 34. Bảo đảm thực hiện hợp đồng 1. Nhà thầu trúng thầu phải thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng trước khi hợp đồng có hiệu lực để đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện hợp đồng. 2. Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng bằng ....% giá trị hợp đồng. 3. Thời gian có hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng phải kéo dài cho đến khi chuyển sang thực hiện nghĩa vụ bảo hành. 4. Nhà thầu không được nhận lại bảo đảm thực hiện hợp đồng trong trường hợp từ chối thực hiện hợp đồng sau khi hợp đồng có hiệu lực. Mục 35. Giải quyết kiến nghị trong đấu thầu, chỉ dẫn địa chỉ bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn về giải quyết kiến nghị 1. Mọi kiến nghị trong đấu thầu của các nhà thầu phải được gửi về bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng tư vấn, địa chỉ: ...... 2. Điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị a) Kiến nghị phải là của nhà thầu tham gia đấu thầu gói thầu này. b) Đơn kiến nghị phải có chữ ký và đóng dấu của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu, được đóng dấu (nếu có). c) Thời hạn gửi kiến nghị: Đối với kiến nghị về các vấn đề liên quan trong quá trình đấu thầu mà không phải là kết quả lựa chọn nhà thầu thì thời gian để kiến nghị được tính từ khi xảy ra sự việc đến trước khi có thông báo kết quả đấu thầu. Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu, thời gian để kiến nghị tối đa là mười ngày kể từ ngày thông báo kết quả đấu thầu. d) Nội dung kiến nghị chưa được nhà thầu nộp đơn kiện ra Tòa án. đ) Đối với kiến nghị về kết quả lựa chọn nhà thầu thì khi gửi kiến nghị tới người quyết định đầu tư, nhà thầu phải nộp một khoản chi phí cho bộ phận thường trực giúp việc của Hội đồng giải quyết kiến nghị Cục thuế tỉnh là 0,01% giá dự thầu của nhà thầu có kiến nghị nhưng tối thiểu là 2.000.000 đồng và tối đa là 30.000.000 đồng; trường hợp nhà thầu có kiến nghị được kết luận là đúng thì chi phí do nhà thầu nộp sẽ được hoàn trả bởi cá nhân, tổ chức có trách nhiệm liên đới. 3. Giải quyết kiến nghị: a) Thời hạn giải quyết kiến nghị quy định tại Điều 73 của LĐT được tính từ ngày bộ phận hành chính của người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị. b) Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị thông báo bằng văn bản cho nhà thầu về việc không xem xét, giải quyết kiến nghị nếu kiến nghị của nhà thầu không đáp ứng đầy đủ các điều kiện nêu tại Khoản 2 Mục này. 18

c) Nhà thầu được quyền rút đơn kiến nghị trong quá trình giải quyết kiến nghị nhưng phải bằng văn bản. Mục 36. Xử lý vi phạm trong đấu thầu 1. Các tổ chức, cá nhân nào vi phạm luật đấu thầu sẽ bị sử lý theo quy định tại chương IX của NĐ 111/CP 2. Ngoài ra nhà thầu có các hành vi vi phạm dưới đây thì Bên mời thầu sẽ báo cáo người có thẩm quyền xem xét quyết định loại bỏ Hồ sơ dự thầu của nhà thầu đó và không cho nhận lại bảo đảm dự thầu, đồng thời khi có quyết định của người có thẩm quyền, Bên mời thầu sẽ gửi đăng tải tên của nhà thầu và nội dung vi phạm trên Tờ thông tin và Trang Web về đấu thầu của nhà nước. Các hành vi vi phạm của nhà thầu bao gồm: a) Gian lận trong báo cáo, cung cấp thông tin; kê khai sai sự thật về năng lực tài chính, năng lực kỹ thuật, kinh nghiệm thực hiện cũng như những nội dung khác (trong Hồ sơ dự thầu, văn bản làm rõ Hồ sơ dự thầu và các tài liệu liên quan). b) Đưa hối lộ cho cá nhân thuộc Bên mời thầu và các cơ quan có liên quan đến quá trình đấu thầu. c) Thông đồng, móc ngoặc với nhau làm ảnh hưởng đến lợi ích của Bên mời thầu. d) Móc nối với cá nhân thuộc Bên mời thầu để mua bán thông tin về nội dung Hồ sơ mời thầu (trước ngày phát hành), thông tin liên quan đến quá trình xét thầu (từ khi mở thầu đến khi công bố kết quả đấu thầu).

19

Chương II TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ VÀ NỘI DUNG XÁC ĐỊNH GIÁ ĐÁNH GIÁ Trình tự thực hiện đánh giá Hồ sơ dự thầu được tiến hành lần lượt theo thứ tự các bước quy định tại Khoản I (từ Mục 22 đến Mục 27) Giai đoạn 1: Đánh giá về năng lực và kinh nghiệm nhà thầu: *Tiêu chí này căn cứ từng công trình cụ thể : (VD: doanh thu yêu cầu = 3 lần giá trị công trình đang mời thầu ) - Nhà thầu có số năm hoạt động thi công xây lắp trên 5 năm: Đạt - Là Nhà thầu chính đã và đang thi công ít nhất 03 công trình xây dựng dân dụng có qui mô tương tự (số tầng và diện tích sàn), giá trị mỗi hợp đồng ≥ 5,0 tỷ đồng trong 3 năm gần đây (kèm theo hợp đồng xây lắp và tài liệu chứng minh được sao y bản chính hoặc công chứng): Đạt - Nhà thầu phải có tối thiểu 01 kỹ sư chuyên ngành xây dựng dân dụng (kinh nghiệm ≥ 5 năm) là chỉ huy trưởng công trường; có tối thiểu 01 kỹ sư chuyên ngành xây dựng dân dụng (kinh nghiệm ≥ 3 năm) đảm nhận giám sát kỹ thuật công trình tại hiện trường (kèm theo Bằng tốt nghiệp Đại học và hợp đồng lao động được sao y bản chính hoặc công chứng): Đạt - Nhà thầu phải có Báo cáo tài chính đầy đủ theo qui định hiện hành trong 3 năm liên tục gần đây (2003, 2004, 2005 hoặc 2004, 2005, 2006). Tình hình tài chính lành mạnh và không bị cơ quan Pháp luật phong toả tài khoản. Đạt - Nhà thầu phải có Biên bản kiểm tra Quyết toán thuế hoặc văn bản xác nhận của cơ quan quản lý thuế (Nhà thầu đã thực hiện nghĩa vụ nộp thuế) trong 3 năm liên tục gần đây (2003, 2004, 2005 hoặc 2004, 2005, 2006): Đạt - Năng lực tài chính: Doanh thu xây lắp của Nhà thầu trong 3 năm liên tục gần đây (2003, 2004, 2005 hoặc 2004, 2005, 2006) tính trung bình mỗi năm đạt từ 15 tỷ đồng trở lên. Đạt Nhà thầu đạt đủ các nội dung trên mới được xem là đủ năng lực và kinh nghiệm để tham dự thầu, nếu không đạt 1 trong các nội dung trên sẽ bị loại. Giai đoạn 2: Bước 1: Đánh giá về tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng và khả năng tài chính: STT

I I.1 I.1.1 I.1.2 I.1.3 I.1.4 I.2

Các tiêu chuẩn đánh giá Tiêu chuẩn chất lượng kỹ thuật Nêu đầy đủ, rõ ràng chủng loại vật tư thiết bị xây lắp (Số lượng, chất lượng, tính năng kỹ thuật) đúng yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Nêu đầy đủ, rõ ràng, đủ độ tin cậy. Nêu chưa đầy đủ, rõ ràng < 3 loại vật tư, thiết bị chủ yếu. Nêu chưa đầy đủ, rõ ràng 3-:-7 loại vật tư, thiết bị chủ yếu. Nêu chưa đầy đủ, rõ ràng >7 loại vật tư, thiết bị chủ yếu. Tính hợp lý và khả thi của các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công đạt

20

I.2.1 I.2.2 I.2.3 I.3

I.3.1 I.3.2 I.3.3 I.4 I.4.1 I.4.2 I.4.3 I.5 I.5.1 I.5.2 I.5.3

II II.1

II.1.1

theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu. Nêu đầy đủ, rõ ràng và chi tiết các giải pháp kỹ thuật, biện pháp tổ chức thi công. Nêu chưa đầy đủ, rõ ràng và chi tiết cụ thể. Không có các giải pháp kỹ thuật, biện pháp thi công cho gói thầu. Sơ đồ tổ chức hiện trường và bố trí mặt bằng thi công (mặt bằng công trình xây dựng, vị trí bãi tập kết vật tư, thiết bị thi công, nguồn cấp điện, nước, nhà WC tạm cho công nhân... Sơ đồ tổ chức hiện trường và bố trí mặt bằng thi công rõ ràng, hợp lý. Có sơ đồ tổ chức hiện trường và bố trí mặt bằng thi công nhưng chưa rõ ràng, hợp lý. Không có sơ đồ tổ chức hiện trường và bố trí mặt bằng thi công. Tính phù hợp của thiết bị thi công (Số lượng, chủng loại, tiến độ huy động...). Có đầy đủ thiết bị thi công đảm bảo yêu cầu của gói thầu thuộc sở hữu của nhà thầu. Có thiết bị thi công đảm bảo yêu cầu của gói thầu thuộc sở hữu của nhà thầu và một số phải đi thuê. Không có thiết bị thi công theo yêu cầu của gói thầu. Bảo đảm điều kiện vệ sinh môi trường, an toàn lao động, phòng chống cháy nổ. Nêu đầy đủ các giải pháp rõ ràng, hợp lý (Rào chắn, nhà wc tạm cho công nhân, các trang bị bảo hộ, bảng biểu nội qui... Có nêu những giải pháp nhưng chưa rõ ràng. Không nêu các giải pháp. Tiêu chuẩn kinh nghiệm và năng lực của nhà thầu Thống kê đầy đủ danh mục các công trình có quy mô tương đương trong 3 năm gần đây. Có ≥ 1 kỹ sư chuyên ngành làm quản lý, chỉ huy trưởng công trình có nhiều hơn 5 năm kinh nghiệm. Có ≥ 1 kỹ sư chuyên ngành đảm nhận giám sát kỹ thuật thi công công trình có nhiều hơn 3 năm kinh nghiệm. Thống kê đầy đủ danh mục các công trình xây dựng dân dụng có quy mô tương tự, giá trị hợp đồng ≥ 5 tỷ đồng trong 3 năm gần đây (kèm theo hợp đồng xây lắp và tài liệu chứng minh được sao y bản chính hoặc công chứng) mỗi công trình được tính 03 điểm cho tới tối đa là 15 điểm.

II.1.2

Có ≥ 1 kỹ sư chuyên ngành làm quản lý, chỉ huy trưởng công trình có nhiều hơn 5 năm kinh nghiệm (kèm theo Bằng tốt nghiệp Đại học và hợp đồng lao động được sao y bản chính hoặc công chứng).

II.1.3

Có ≥ 1 kỹ sư chuyên ngành đảm nhận giám sát kỹ thuật thi công công trình có nhiều hơn 3 năm kinh nghiệm (kèm theo Bằng tốt nghiệp Đại học và hợp đồng lao động được sao y bản chính hoặc công chứng).

III

Tiêu chuẩn khả năng cung cấp tài chính

III.1

Doanh thu > 30 tỷ/năm; Cam kết ứng 100% vốn và nhận tiền thanh toán khối lượng hoàn thành khi Nhà nước cấp vốn.

21

III.1.1 III.1.2 III.1.3 III.1.4

Doanh thu > 30 tỷ/năm. Doanh thu từ 20 tỷ/năm - 30 tỷ/năm. Doanh thu từ 15 tỷ/năm - 20 tỷ/năm. Cam kết ứng 100% vốn để thi công công trình không tính lãi do trả chậm trong quá trình thi công. III.1.5 Cam kết ứng 70% đến < 100% vốn để thi công công trình không tính lãi do trả chậm trong quá trình thi công. III.1.6 Cam kết ứng < 70% vốn để thi công công trình không tính lãi do trả chậm trong quá trình thi công.

IV

Tiêu chuẩn tiến độ thi công

IV.1 IV.2

Có biểu đồ tiến độ thi công và đúng thời hạn nêu trong hồ sơ mời thầu. Nếu sớm hơn thời gian thi công theo yêu cầu, cứ 1 ngày được cộng thêm 0,5 điểm nhưng không quá 5 điểm. Nếu chậm hơn thời gian thi công theo yêu cầu, cứ 1 ngày trừ đi 0,5 điểm nhưng không quá 5 điểm. Không có biểu đồ tiến độ thi công.

IV.3 IV.4

*Điểm tối đa của từng mục căn cứ từng công trình cụ thể Tổng số điểm (I+II+III+IV) = 100 điểm. Các nhà thầu đạt số điểm tối thiểu 70 điểm trong tổng số điểm qui định của bước 1 trở lên sẽ được chọn vào danh sách để xét tiếp bước 2. Bước 2: Đánh giá về mặt tài chính giá cả và thương mại: Tổ tư vấn đấu thầu sẽ tiến hành đánh giá về mặt tài chính, thương mại các hồ sơ dự thầu được xếp loại, bao gồm: - Sửa chữa các lỗi số học. - Hiệu chỉnh các sai lệch. - Đưa về cùng mặt bằng giá để so sánh. Đồng tiền được sử dụng là đồng tiền Việt Nam. - Xác định giá đánh giá của các hồ sơ dự thầu. Giá bỏ thầu lớn hơn giá xét thầu thì hồ sơ đó bị loại. - Nhà thầu nào có giá trị đánh giá thấp nhất (Không vượt giá gói thầu được duyệt) sẽ được Hội đồng kiến nghị trúng thầu với giá trúng thầu tương ứng.

22

Chương III BIỂU MẪU DỰ THẦU Mẫu số 1 ĐƠN DỰ THẦU .........., ngày......... tháng......... năm ......... Kính gửi: ......... Sau khi nghiên cứu Hồ sơ mời thầu và văn bản sửa đổi Hồ sơ mời thầu số [ghi số của văn bản bổ sung nếu có] mà chúng tôi đã nhận được, chúng tôi, [ghi tên nhà thầu], cam kết thực hiện gói thầu Xây lắp - Dự án ...... theo đúng yêu cầu của Hồ sơ mời thầu với tổng số tiền: + Phần A: Khối lượng trong tiên lượng mời thầu là ........................ + Phần B: Khối lượng chênh lệch do nhà thầu kiểm tra lại là ........ Tổng cộng: ........................ [ghi giá trị bằng số, bằng chữ và đồng tiền dự thầu] cùng với các biểu giá dự thầu kèm theo trong thời gian là: ........................... ngày. Nếu Hồ sơ dự thầu của chúng tôi được chấp nhận, chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng tương đương với [ghi tỷ lệ phần trăm theo quy định tại Điểm 34.2 Mục 34 Khoản I Phần này] giá hợp đồng theo quy định trong Hồ sơ mời thầu và cam kết thực hiện theo đúng hợp đồng. Hồ sơ dự thầu này có hiệu lực trong thời gian ......... ngày, kể từ ......... giờ, ngày ......... tháng ......... năm ......... [ghi thời điểm đóng thầu]. Đại diện hợp pháp của nhà thầu (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

23

Mẫu số 2 BIỂU TỔNG HỢP GIÁ DỰ THẦU (Kèm theo đơn xin dự thầu) TT 1 2 3

Nội dung Giá trị VNĐ Phần A: Khối lượng trong tiên lượng mời thầu Phần B: Khối lượng chênh lệch do nhà thầu kiểm tra lại Phần giảm giá Tổng cộng giá dự thầu

Ghi chú

Số tiền bằng chữ: Đại diện hợp pháp của nhà thầu (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu) Ghi chú: Phần này ngoài việc phải đóng trong Hồ sơ dự thầu, nhà thầu phải copy vào đĩa CD đảm bảo sử dụng được (sử dụng chương trình Excel) nộp kèm theo Hồ sơ dự thầu.

24

Mẫu số 3 BIỂU GIÁ DỰ THẦU TT MHĐG 1

2

Khối Đơn giá lượng dự thầu 3 4 5 6 A. Khối lượng lấy theo bảng tiên lượng mời thầu

Nội dung công việc

Đơn vị

Thành tiền 7

Ghi chú 8

1 ... Cộng phần A B. Khối lượng chênh lệch do nhà thầu kiểm tra lại. 1 ... Cộng phần B Giá dự thầu cho gói thầu (A+B):.... Giảm giá nếu có Tổng cộng giá dự thầu cho gói thầu .....VND; (bằng chữ):..... Đại diện hợp pháp của nhà thầu (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu) Ghi chú: Phần này ngoài việc phải đóng trong Hồ sơ dự thầu, nhà thầu phải copy vào đĩa CD đảm bảo sử dụng được (sử dụng chương trình Excel) nộp kèm theo Hồ sơ dự thầu.

25

Mẫu số 4 BIỂU CHI PHÍ TRỰC TIẾP TRONG GIÁ DỰ THẦU T T

MH ĐG

Nội dung công việc

Đơ n vị

1

2

3

4

Khối lượn g 5

Tổng cộng

Đơn giá V N MT L C C 6 7 8

Thành tiền V N MTC L C 9 10 11 ...

...

...

Trong Biểu chi phí trực tiếp trong giá dự thầu, nhà thầu phải điền đầy đủ thông tin mã hiệu đơn giá cột 2; nội dung công việc cột 3; đơn vị tính cột 4; khối lượng cột 5; giá vật liêu, nhân công, máy thi công trong chi phí trực tiếp ở cột 6, 7, 8; trong chi phí trực tiếp ở cột 9, 10, 11. Các cột thành tiền 9, 10, 11 là kết quả của phép nhân tương ứng các thành phần theo từng hàng giữa cột khối lượng ở cột 5 với các cột đơn giá 6, 7, 8. Ghi chú: Phần này ngoài việc phải đóng trong Hồ sơ dự thầu, nhà thầu phải copy vào đĩa CD đảm bảo sử dụng được (sử dụng chương trình Excel) nộp kèm theo Hồ sơ dự thầu.

26

Mẫu số 5 BIỂU CHIẾT TÍNH CÁC YẾU TỐ CẤU THÀNH ĐƠN GIÁ DỰ THẦU CHO TỪNG HẠNG MỤC CÔNG VIỆC Ví dụ cho một công việc : Mã hiệu Thành phần hao phí Đơn vị Đơn giá 1HA.2313 Đổ bê tông cột <=4m, M3 Vữa mác 200, Đá 1x2 Vật liệu Xi măng PC30 kg Cát vàng m3 Đá dăm 1x2 m3 Nhân công Nhân công 3,5/7 công Máy thi công Máy trộn 250L ca Máy đầm dùi 1,5kw ca Trực tiếp khác Chi phí chung Thu nhập chịu thuế tính trước Đơn giá dự thầu xây lắp trước thuế Thuế giá trị gia tăng đầu ra Đơn giá dự thầu xây lắp sau thuế Chi phí xây dựng nhà tạm tại hiện trường Công đơn giá dự thầu

STT

Khối KL định Đơn Thành lượng mức giá tiền ... ... ... ... ... ... ... ... ...

... ... ... ... ... ... ... ...

... ... ... ... ... ... ... ...

... ... ... ... ... ... ... ...

...% ...% ... ...% ...

... ... ... ...

...%

... ...% ...

... ...

...

Ghi chú: Phần này ngoài việc phải đóng trong Hồ sơ dự thầu, nhà thầu phải copy vào đĩa CD đảm bảo sử dụng được (sử dụng chương trình Excel) nộp kèm theo Hồ sơ dự thầu.

27

Mẫu số 6 BIỂU MẪU XUẤT XỨ VẬT LIỆU SỬ DỤNG CHO CÔNG TRÌNH (Kèm theo đơn dự thầu) TT 1 2 3 4 5

Tên vật liệu

Đơn vị

Số lượng

Quy cách, tiêu chuẩn

Đơn giá

Tên nhà sản xuất

Ghi chú

...

Ghi chú: Nhà thầu phải ghi chú đầy đủ chủng loại vật liệu chính cũng như vật liệu phụ sẽ sử dụng vào thi công công trình. Phải điền đầy đủ các cột của biểu mẫu này, vì đây là căn cứ quan trọng để xét tính hợp lý khả thi của giá dự thầu.

28

Mẫu số 7 BIỂU DỰ KIẾN TIẾN ĐỘ THANH TOÁN VÀ TẠM ỨNG TT 1 2 3 4 ...

Thời gian

Giá trị thực hiện

Giá trị đề nghị thanh toán

Hoàn vốn tạm ứng

T ổng cộng

Tạm ứng Tháng thứ nhất Tháng thứ 2 Tháng...... Thanh toán lần cuối Đại diện hợp pháp của nhà thầu (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

29

Ghi chú

Mẫu số 8 BÁO CÁO DANH MỤC CÁC HỢP ĐỒNG TƯƠNG TỰ ĐÃ THỰC HIỆN 1.Tên nhà thầu:...................................................................................................... -Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................................... - Điện thoại: ......................................... Fax: .......................................................... - Địa chỉ các văn phòng đại diện, điện thoại.........fax......................( nếu có) 2. Danh mục các gói thầu tương tự, ở vùng địa lý, hiện trường tương tự như gói thầu này đã thực hiện trong 3 năm gần đây: Đơn vị tính:....... (VND) TT

Tên hợp đồng

Thời gian Tên chủ thực hiện dự án

Nội dung Giá trị hợp Ghi chú thực hiện đồng (1)

1 2 3 .... Nhà thầu phải gửi kèm theo bản kê khai này bản chụp có công chứng các văn bản, tài liệu có liên quan đến các hợp đồng đó (xác nhận của chủ dự án về hợp đồng đã thực hiện công trình chất lượng cao nếu có) ......, ngày..... tháng.... năm..... Đại diện hợp pháp của nhà thầu (Ghi tên, chức danh, ký tên và đóng dấu) Ghi chú: (1) Nếu nhà thầu tham gia với tư cách là liên danh hoặc nhà thầu phụ thì chỉ ghi giá trị tương ứng với phần tham gia của mình. Nếu Hợp đồng ký bằng đồng tiền khác thì quy đổi về VND.

30

Mẫu số 9 BÁO CÁO DANH MỤC CÁC HỢP ĐỒNG TƯƠNG TỰ ĐANG THỰC HIỆN 1.Tên nhà thầu:...................................................................................................... -Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................................... - Điện thoại: ......................................... Fax: .......................................................... - Địa chỉ các văn phòng đại diện, điện thoại.......fax......................( nếu có) 2. Danh mục: Đơn vị tính:......... (VND) Tên hợp TT đồng

Giá trị Tên Giá trị phần hợp chủ công việc chưa (1) đồng dự án hoàn thành

Ngày hợp đồng có hiệu lực

Thời gian thực hiện hợp đồng

1 2 3 4 .... Nhà thầu phải gửi kèm bản kê khai này bản chụp có công chứng các văn bản, tài liệu có liên quan đến các hợp đồng đó (xác nhận của chủ dự án về hợp đồng đang thực hiện, phần công việc đã hoàn thành) ......, ngày..... tháng.... năm..... Đại diện nhà thầu (Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu) Ghi chú: (1) Nếu nhà thầu tham gia với tư cách là liên danh hoặc nhà thầu phụ thì chỉ ghi giá trị tương ứng với phần tham gia của mình. Nếu Hợp đồng ký bằng đồng tiền khác thì quy đổi về VND.

31

Mẫu số 10 BÁO CÁO VỀ KINH NGHIỆM VÀ NĂNG LỰC CỦA NHÀ THẦU TRONG XÂY DỰNG 1.Tên nhà thầu:...................................................................................................... -Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................................... - Điện thoại: ......................................... Fax: .......................................................... - Địa chỉ các văn phòng đại diện, điện thoại.........fax......................( nếu có) 2. Kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng - Hạng năng lực hoạt động trong lĩnh vực thi công xây dựng ............................... Loại hình công trình xây dựng Số năm kinh nghiệm 3. Công trình, gói thầu nhà thầu đã thực hiện trong 3 năm gần đây: 4. Năng lực của nhà thầu: Tổng số lao động hiện có: - Số lượng cán bộ quản lý:...................................................................... - Số lượng cán bộ chuyên môn:............................................................... - Số lượng cán bộ kỹ thuật:......................................................................... Thiết bi, máy móc thi công hiện có:....................................................... ......, ngày..... tháng.... năm..... Đại diện nhà thầu (Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu) Ghi chú: Trường hợp nhà thầu là một liên danh thì báo cáo phải được lập đầy đủ các nội dung trên cho từng thành viên trong liên danh đó.

32

Mẫu số 11 BỐ TRÍ NHÂN LỰC THI CÔNG GÓI THẦU NÀY 1. Biểu kê danh sách các cán bộ chủ chốt dự kiến tham gia thi công gói thầu Công việc

Tên

Tuổi

Năm công tác (1)

Học vấn (2)

Nhiệm vụ dự kiến được giao

Kinh nghiệm có liên quan

1. Quản lý chung - Tại trụ sở - Tại hiện trường 2. Quản lý hành chính - Tại trụ sở - Tại hiện trường 3. Quản lý lỹ thuật - Tại trụ sở - Tại hiện trường 4. Các công việc khác Ghi chú: (1) Gửi kèm theo một bảng tóm tắt thâm niên công tác, tên, tuổi, chức danh sẽ đảm nhận của mỗi cán bộ chủ chốt và các công trình dân dụng đã thi công. (2) Gửi kèm theo bản sao có công chứng bằng tốt nghiệp của cán bộ này. Nhà thầu phải cam kết sẽ bố trí đúng những người vào các vị trí công tác đã kê trong biểu trên để điều hành thi công gói thầu này. Trường hợp bất khả kháng muốn thay đổi phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư. 2. Biểu kê công nhân kỹ thuật các ngành nghề nhà thầu dự kiến tham gia thi công gói thầu này TT

Công nhân theo ngành nghề

Số lượng

Bậc 3/7

Bậc 4/7

Bậc 5/7

Bậc 6/7

Bậc 7/7

1 vv Gửi kèm theo bản sao có công chứng Chứng chỉ hành nghề của các công nhân này. ......, ngày..... tháng.... năm..... Đại diện nhà thầu (Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

33

Mẫu số 12 BIỂU KÊ THIẾT BỊ THI CÔNG DỰ KIẾN SỬ DỤNG CHO GÓI THẦU

TT

Mô tả thiết bị (loại, Số Nước kiểu, nhãn lượng SX hiệu)

Năm sản xuất

Số thiết bị còn lại Thuộc Đi Thuê sở hữu

Công xuất hoạt động

Ghi chú

1 2 3 vv ......, ngày..... tháng.... năm..... Đại diện nhà thầu (Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu) Ghi chú: Phần ghi chú cần ghi rõ nguồn gốc thiết bị thuộc sở hữu hay đi thuê, thời hạn sử dụng của thiết bị để xác định giá trị, chất lượng còn lại của thiết bị. Chỉ thống kê các loại máy sẽ sử dụng để thi công gói thầu này. Nhà thầu phải cam kết sẽ bố trí đúng những máy móc thiết bị đã kê trong biểu trên để phục vụ thi công gói thầu này. Trường hợp bất khả kháng muốn thay đổi phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư.

34

Mẫu số 13 SƠ ĐỒ TỔ CHỨC HIỆN TRƯỜNG 1. Sơ đồ tổ chức hiện trường:................................................................................. .............................................................................................................................. 2. Thuyết minh sơ đồ tổ chức hiện trường:...........................................................

.............................................................................................................................. 3. Mô tả mối quan hệ giữa trụ sở chính và việc quản lý ngoài hiện trường: ..........

.............................................................................................................................. 4. Chỉ rõ trách nhiệm và thẩm quyền nào sẽ được giao phó cho quản lý hiện trường: .

.............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. ......, ngày..... tháng.... năm..... Đại diện nhà thầu (Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

35

.. . .

Mẫu số 14 BÁO CÁO VỀ NĂNG LỰC TÀI CHÍNH CỦA NHÀ THẦU 1.Tên nhà thầu:...................................................................................................... -Địa chỉ trụ sở chính:............................................................................................... - Điện thoại: ......................................... Fax: .......................................................... - Địa chỉ các văn phòng đại diện, điện thoại.....fax......................( nếu có) 2. Tóm tắt các số liệu về tài chính trong 3 năm tài chính gần đây, kèm theo bản chụp báo cáo tài chính (Bảng cân đối kế toán và kết quả hoạt động kinh doanh) đã được kiểm toán hoặc tờ khai quyết toán thuế của nhà thầu có xác nhận của cơ quan thuế đối với hoạt động tài chính của nhà thầu trong năm (có công chứng). Đơn vị tính:............. (VND) TT Nội dung 1 Tổng tài sản 2 Tổng nợ phải trả 3 Vốn lưu động 4 Doanh thu 5 Lợi nhuận trước thuế 6 Lợi nhuận sau thuế

Năm 200... Năm 200.

Năm 200.

3. Cam kết tín dụng (khả năng vay): Tên và địa chỉ ngân hàng cung cấp tín dụng ....., ngày..... tháng.... năm..... Đại diện nhà thầu (Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

36

Mẫu số 15 BẢO ĐẢM DỰ THẦU ..........., ngày.... tháng..... năm..... Kính gửi: ..... Căn cứ vào việc [tên nhà thầu tham dự thầu], sau đây gọi là "Nhà thầu", sẽ tham dự đấu thầu thi công gói thầu Xâp lắp - Dự án ..... Chúng tôi [điền tên Ngân hàng] có trụ sở đăng ký tại [ghi địa chỉ của Ngân hàng], sau đây gọi là "Ngân hàng", xin cam kết với Bên mời thầu bảo đảm cho Nhà thầu tham dự đấu thầu gói thầu này bằng một khoản tiền là .........đồng tiền Việt Nam ( ....đồng chẵn ). Ngân hàng chúng tôi xin cam kết trả cho Bên mời thầu số tiền nói trên ngay sau khi nhận được văn bản yêu cầu của Bên mời thầu. Bên mời thầu không phải giải thích về yêu cầu của mình, chỉ cần ghi rõ số tiền phải trả là do nhà thầu (tên Nhà thầu) vi phạm một trong các quy định đã nêu trong Hồ sơ mời thầu, NĐ 111/CP và Luật Đấu thầu. Bảo lãnh này có hiệu lực trong toàn bộ thời gian có hiệu lực của Hồ sơ dự thầu theo quy định của Hồ sơ mời thầu cộng thêm 30 ngày sau khi Hồ sơ dự thầu hết hiệu lực. Bất cứ yêu cầu nào của Bên mời thầu liên quan đến bảo đảm phải được gửi tới Ngân hàng trước thời hạn nói trên. Đại diện hợp pháp của Ngân hàng (Ghi rõ tên, chức danh, ký tên và đóng dấu)

37

Phần II YÊU CẦU VỀ XÂY LẮP Chương I PHẠM VI CÔNG VIỆC VÀ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN Mục 1. Phạm vi công việc: Là toàn bộ các công việc đã được xác định trong Hồ sơ mời thầu này, hồ sơ thiết kế đã được duyệt và khối lượng phát sinh thực tế trong quá trình thi công theo hồ sơ thiết kế hoặc do Chủ đầu tư yêu cầu. Bao gồm các hạng mục chính sau:

Mục 2. Tiến độ thực hiện 1. Tiến độ thi công xây lắp công trình là một phần của Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công mà nhà thầu phải nộp và là yếu tố cạnh tranh của các nhà thầu. Nhà thầu cần căn cứ vào tiến độ yêu cầu của Bên mời thầu, căn cứ vào năng lực của mình và các yếu tố cạnh tranh để quyết định tiến độ tối ưu trên cơ sở đảm bảo thời gian theo yêu cầu kỹ thuật đưa vào Hồ sơ dự thầu của mình. Tổng thời gian thực hiện hợp đồng không được vượt quá thời gian dự kiến đã quy định tại Điểm 1.2 Mục1 Khoản I Phần này. 2. Nhà thầu phải nộp theo Hồ sơ dự thầu bảng tiến độ thi công bao gồm cả Biểu đồ nhân lực để hoàn tất công trình theo tiến độ thi công mà Bên mời thầu dự kiến cho gói thầu. 3. Biểu đồ tiến độ thi công sẽ được Bên mời thầu sử dụng để đánh giá Hồ sơ dự thầu. 4. Trong tiến độ cần nêu rõ và cụ thể cho từng hạng mục, đơn vị của tiến độ là ngày. Có thể đề xuất những tiến độ thi công cụ thể giúp cho gói thầu hoàn thành ngắn hơn thời gian dự kiến. 5. Cùng với tiến độ thi công nhà thầu phải lập tiến độ điều động nhân lực, máy thi công dự kiến theo khả năng thi công và mặt bằng thi công của gói thầu. 6. Sau khi thương thảo hợp đồng thành công nhà thầu phải nộp cho Chủ đầu tư Biểu đồ tiến độ thi công, điều động nhân lưc, máy móc thi công chính thức để Chủ đầu tư làm cơ sở theo dõi giám sát quá trình thực hiện hợp đồng theo tiến độ.

38

Chương II YÊU CẦU KỸ THUẬT THI CÔNG Mục 1. Yêu cầu chung 1. Yêu cầu kỹ thuật đòi hỏi thực hiện thi công phần kiến trúc tuân thủ theo các tiêu chuẩn quy phạm Nhà nước về công tác xây dựng đã quy định trong Tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam do Bộ Xây Dựng ban hành và các chỉ định kỹ thuật trong bản vẽ thi công. 2. Ngoài việc tuân theo những quy định về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy cũng như các tiêu chuẩn khác có liên quan do Nhà nước ban hành. 3. Yêu cầu kỹ thuật thi công cho phần nề, sơn, trát... 4. Theo hợp đồng, nhà thầu phải chịu trách nhiệm cung cấp toàn bộ máy móc, thiết bị, vật liệu xây dựng, công nhân và nhà xưởng thi công. 5. Nhà thầu chịu trách nhiệm khảo sát hiện trường, kiểm tra, xác định toàn bộ các kích thước, cao độ và điều kiện làm việc trước khi thi công. 6. Nhà thầu phải phối hợp với các nhà thầu phụ (nếu có) trong các vấn đề theo đúng chỉ định của bản vẽ kỹ thuật. 7. Toàn bộ phần thiết kế, lắp đặt và độ an toàn của hệ thống dàn giáo, cột chống thi công thuộc về trách nhiệm của nhà thầu. 8. Trong quá trình thi công, nhà thầu cần báo cho Chủ đầu tư và cơ quan thiết kế biết về những vấn đề còn chưa rõ ràng trong Hồ sơ thiết kế để xử lý. 9. Trong quá trình thi công, những thay đổi về thiết kế và những công tác phát sinh ngoài thiết kế phải được sự đồng ý của Chủ đầu tư và phải được ghi chép, vẽ chi tiết, lưu giữ để làm cơ sở thanh toán hợp đồng, lập Hồ sơ hoàn công sau khi được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. 10. Toàn bộ quá trình thi công phải tiến hành công tác nghiệm thu từng đợt đối với các khối lượng lớn hoặc trước khi chuyển giai đoạn thi công theo kế hoạch và trình tự thi công đã thoả thuận trong hợp đồng. Toàn bộ các biên bản nghiệm thu từng đợt và biên bản nghiệm thu bàn giao sử dụng phải được giữ làm cơ sở lập Hồ sơ hoàn công sau này. 11. Vật liệu xây dựng và chất lượng sản phẩm phải đạt yêu cầu tốt nhất và phải thoả mãn các quy định của yêu cầu kỹ thuật và Tiêu chuẩn quy phạm. Trong trường hợp không có các quy định và tiêu chuẩn của Việt Nam thì phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn Quốc tế tương đương do Nhà thầu đề xuất và được sự chấp thuận của Chủ đầu tư, cơ quan thiết kế và Kỹ sư giám sát chất lượng. 12. Tất cả các công việc phải được hoàn thành đúng hạn, không có sai sót và phải được sự chấp nhận của Kỹ sư giám sát chất lượng. 13. Gạch sử dụng có kích thước tiêu chuẩn và gạch loại A1, nung đủ lửa, đều viên. Gạch không được có vết nứt, rạn hay sứt mẻ, không có tạp chất và lỗi khác. Khi ngâm gạch trong nước một giờ, trọng lượng gạch không được tăng quá 1/6 trọng lượng lúc đầu. Độ bền nén của gạch không được thấp hơn 13,8N/mm2. Gạch non hoặc gạch nung 39

quá lửa hay có lỗi đều không được chấp nhận. Trong suốt quá trình thi công phải sử dụng cùng một loại kích thước gạch. 14. Tất cả gạch phải được xây thẳng hàng, đều mạch, vuông góc và đều mặt trừ khi có các chỉ định khác của Chủ đầu tư. Gạch xây mạch dọc sẽ có các quy định riêng. 15. Khi tưới nước, phải giữ ẩm tường trong vòng 14 ngày bằng các vật liệu thấm nước hoặc bằng hệ thống ống phun, vòi sen hoặc các phương pháp chỉ định để bề mặt tường luôn ẩm. 16. Các khe hở mỏng hơn 3mm và dài dưới 2mm phải được trát kín. 17. Trước khi bắt đầu trát, Nhà thầu phải kiểm tra lại hiện trường, độ ẩm và điều kiện thích hợp cho công tác trát. Tất cả các công việc về lắp đặt các đường ống kỹ thuật và các thiết bị trong tường phải được hoàn thành trước khi trát. 18. Máy trộn vữa sẽ theo chỉ định của kỹ sư giám sát chất lượng. Máy trộn phải được rửa sạch 2 lần một ngày trong quá trình sử dụng, nếu thỉnh thoảng dùng thì phải được rửa sạch ngay sau khi sử dụng. Không trộn vật liệu quá 5 phút. 19. Vữa sau khi trộn chỉ được sử dụng trong vòng 30 phút, không được trộn lại. 20. Sau khi trát xong, tường được giữ ẩm trong 7 ngày. 21. Nhà thầu phải trát 5m2 làm mẫu để Kỹ sư giám sát chất lượng duyệt. 22. Việc tuân thủ các quy phạm trong thiết kế phải được thực hiện nhất quán. Trong quá trình thực hiện thi công, yêu cầu nhà thầu phối hợp với Chủ đầu tư, đơn vị thiết kế và cơ quan Quản lý chất lượng xây dựng cơ bản địa phương để đảm bảo công tác thi công và nghiệm thu công trình. Mục 2. Yêu cầu chi tiết 1. Công tác bê tông: a) Những vấn đề chung: Toàn bộ công tác bê tông phải thực hiện theo các tiêu chuẩn qui phạm dưới đây: TCVN 5724-93 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép TCVN 4453-95 Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép TCVN 8874-91 Cốt thép cho bê tông TCVN 337-346-86 Cát xây dựng TCVN 1770-86 Cát xây dựng - yêu cầu kỹ thuật TCVN 1771-86 Đá dăm dùng trong xây dựng TCVN 2682-92 Xi măng Porland TCVN 4487-89 Xi măng - phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị thí nghiệm TCVN 4560-87 Nước dùng cho bê tông và vữa TCVN 3015-3110-89 Hỗn hợp bê tông b) Vật liệu - thành phần. Bê tông kết cấu thông thường sẽ được sản xuất từ các vật liệu thành phần sau: Xi măng Porlant thoả mãn các yêu cầu của TCVN - 2682-96; cốt liệu dùng cho bê tông thoả mãn các yêu cầu của TCVN 1770-86 và 1771-86; nước dùng cho bê tông thoả mãn TCVN 4560-87. - Xi măng: Xi măng Porland PC30 theo tiêu chuẩn TCVN - 2682-96 40

+ Nhà thầu phải xuất trình chứng chỉ của nhà máy sản xuất cho mỗi lô xi măng, chứng chỉ này được chấp nhận kết quả thí nghiệm. + Tổ chức giám sát công trình có quyền yêu cầu Nhà thầu tiến hành thử nghiệm bất kỳ chỉ tiêu nào của xi măng tỏ ra đáng ngờ hoặc có khả năng ảnh hưởng tới chất lượng công trình. Chi phí này Nhà thầu chịu. + Mặc dù các thí nghiệm đã được tiến hành, Tổ chức giám sát công trình vẫn có quyền yêu cầu không được sử dụng những bao xi măng bị hư hỏng và chuyển các bao này ra khỏi công trường, Nhà thầu phải có biện pháp bảo quản xi măng, biện pháp chống ẩm và thông gió dưới sàn. + Không được phép sử dụng loại xi măng khác. - Cốt liệu: Cốt liệu sử dụng trong công trình phải thoả mãn các yêu cầu của TCVN 1771 -86 + Cốt liệu phải có đủ chứng chỉ thí nghiệm các tính chất trước khi đưa vào sử dụng. Cốt liệu sử dụng phải không có phản ứng kiềm. + Cát: Thoả mãn các yêu cầu TCVN 1770-86 + Đá dăm: Thoả mãn các yêu cầu TCVN 1771-86 + Cấp phối cốt liệu: Cấp phối cốt liệu cho công tác bê tông cốt thép được thực hiện theo TCVN 1771-86. Sau khi thiết kế xong thành phần cấp phối bê tông Nhà thầu phải tiến hành lấy mẫu thí nghiệm trực tiếp tại hiện trường để kiểm tính. + Thử và nghiệm thu cốt liệu: Mẫu cốt liệu đúng tiêu chuẩn do Nhà thầu đệ trình sau khi được phê chuẩn sẽ lưu lại tại công trường làm chuẩn so sánh với các đợt cung cấp về sau trong quá trình thi công. Bất kỳ cốt liệu nào không được nghiệm thu sẽ phải chuyển khỏi công trường. - Nước: Nước sử dụng cho công tác bê tông phải sạch và không chứa các tạp chất có hại. Tốt nhất là sử dụng nước từ nguồn nước sạch c) Hỗn hợp bê tông: Nhà thầu phải trình GSKTCT bản thiết kế hỗn hợp bê tông được sử dụng trong công trình để GSKTCT xem xét trước khi sử dụng. Bảng thiết kế này bao gồm những chi tiết sau: Loại và nguồn xi măng; loại và nguồn cốt liệu; biểu đồ thành phần hạt cát và đá dăm; tỷ lệ nước - xi măng theo trọng lượng; độ sụt quy định cho hỗn hợp bê tông khi thi công; thành phần vật liệu cho lm3 bê tông; - Mẻ trộn thử của hỗn hợp bê tông + Ba mẻ trộn thử quy mô sản xuất sẽ được làm với mẫu vật liệu bê tông mà Nhà thầu đề nghị lấy mẫu và thí nghiệm theo TCVN 3105-93 + Bê tông sẽ không được đưa vào công trình nếu chưa có ý kiến chấp thuận của Cán bộ tư vấn giám sát về bảng thiết kế hỗn hợp bê tông. - Mẻ trộn thi công. + Cốt liệu thô và cốt liệu mịn được định lượng riêng biệt bằng thiết bị cân. Xi măng trộn theo bao có trọng lượng đóng gói sẵn của nhà sản xuất, phải định kỳ kiểm tra trọng lượng tịnh của xi măng trong bao. + Tỷ lệ nước tối ưu sẽ được xác định theo các nguyên tắc nêu ở trên. Do độ ẩm của cốt liệu thường xuyên thay đổi, lượng nước sẽ được điều chỉnh có tính đến độ ẩm này cũng như tính đến độ hút nước của cốt liệu. 41

- Trộn bê tông. + Phải sử dụng máy trộn bê tông. Quy trình trộn phải tuân theo "Quy phạm thi công và nghiệm thu bê tông cốt thép" + Chỉ được phép trộn tay đối với khối lượng rất nhỏ cho các chi tiết quy định cụ thể và trong các trường hợp như thế lượng xi măng sẽ phải tăng thêm 10%. - Độ sụt của bê tông: Độ sụt phải được kiểm tra thường xuyên bằng thiết bị thử độ sụt chuyên dụng theo TCVN 3105-93. - Vận chuyển: Hỗn hợp bê tông sẽ được chuyển tới vị trí cuối cùng càng nhanh càng tốt bằng phương tiện có khả năng ngăn ngừa hiện tượng phân tầng. Thời gian vận chuyển theo quy định trong qui phạm kỹ thuật. - Đổ bê tông + Không được tiến hành đổ bê tông vào phần công trình nào mà chưa có bản nghiệm thu cốt thép và ván khuôn. + Bê tông đổ vào công trình theo phương thức được quy định và được đầm chặt bằng tay hay bằng máy. Chiều dầy một lớp đổ trong ván khuôn không được quá 40cm đối với kết cấu cột và đầm sâu. Không được dùng đầm để chuyển bê tông từ nơi này đến nơi khác. + Không được ngừng quá trình đổ bê tông liền khối theo phần khối thiết kế đã quy định. Nếu bị dừng do nguyên nhân không thể xác định trước thì phải có báo cáo lập tại hiện trường chỉ rõ vị trí, ngày, giờ để có giải pháp xử lý. - Đầm bê tông: Sử dụng đầm bàn hay đầm sâu bê tông theo đúng hướng dẫn trong Quy phạm kỹ thuật của Việt Nam. d) Bảo dưỡng bê tông - Ngay sau khi bê tông được đổ và hoàn thiện bề mặt, phải áp dụng các biện pháp bảo vệ bề mặt bê tông chống tác dụng trực tiếp của ánh sáng mặt trời. Thông thường sau một ngày có thể phủ và giữ ẩm bề mặt bằng bao đay sạch, giấy chống thấm, tấm platstic, hoặc nếu điều kiện cho phép thì phun màng mỏng chống thấm lên bề mặt bê tông. - Bê tông được dưỡng hộ liên tục ít nhất 7 ngày và được tưới nước trong suốt thời gian đó. Nếu sau khi tháo ván khuôn, các lỗ rỗng và lỗ tổ ong bị thấm nước thì phải đục lỗ các phần rỗng sau đó chèn bằng hỗn hợp bê tông chất lượng dính bám cao hơn. e) Thủ tục thử nghiệm bê tông - Sau khi tiến hành đổ bê tông công trình, phải lấy mẫu bê tông công trình tại chính nơi đang đổ bê tông. Mẫu lấy phải ghi rõ ngày tháng, công trình, độ sụt. Báo cáo kết quả thí nghiệm công trình là một bộ phận của công tác bàn giao công trình. Công tác lấy mẫu, dưỡng hộ và thí nghiệm thực hiện theo các tiêu chuẩn TCVN 3105-79 Và TCVN 3118-79. Mỗi tổ mẫu thí nghiệm gồm 6 viên kích thước tiêu chuẩn: 3 viên thí nghiệm ở tuổi 7 ngày và 3 viên thí nghiệm ở tuổi 28 ngày. - Nhà thầu phải có các thiết bị phục vụ thí nghiệm và lấy mẫu TN hiện trường tại công trình và duy trì trong suốt thời gian thi công. Các thiết bị này được coi và tính điểm như thiết bị thi công; 42

- Nhà thầu phải thường xuyên duy trì công tác thí nghiệm kiểm tra chất lượng công trình trong suốt quá trình thi công. Các báo cáo kết quả thí nghiệm về cốt liệu, xi măng và bê tông được lưu tại hiện trường cho mỗi phần công việc. Cường độ bê tông thực tế là cường độ của mẫu chuẩn ở tuổi 28 ngày. Cường độ này không được dưới 95% mác bê tông. Lượng mẫu lấy sẽ căn cứ vào nguyên tắc: ít nhất một cấu kiện chức năng độc lập có một tổ mẫu thí nghiệm. e) Mặt ngoài của bê tông: Ngay sau khi tháo ván khuôn, phải tiến hành hoàn thiện càng sớm càng tốt mặt ngoài của bê tông. Ba via cần phải loại cẩn thận và các lỗ rỗng phải được lấp đầy bằng vữa xi măng. 2. Cốt thép. a) Các vấn đề chung. - Toàn bộ cốt thép dùng cho công trình này là thép loại CI và CII và phải thoả mãn TCVN 5574-91 . - Nhà thầu phải cung cấp các chứng chỉ của nhà sản xuất hoặc người cung cấp, các chứng chỉ thí nghiệm cần thiết cho Cán bộ Giám sát thi công trước khi cốt thép được đặt vào kết cấu công trình. Chi phí thí nghiệm do Nhà thầu chịu. - Trong quá trình thi công, Cán bộ giám sát công trình có quyền yêu cầu Nhà thầu thí nghiệm bổ xung (bằng chí phí của Nhà thầu) các thử nghiệm cần thiết bất chấp các kết quả thử trước đã được nghiệm thu chấp thuận. b) Lưu kho và làm sạch. - Toàn bộ cốt thép trước và sau khi uốn phải đặt dưới mái che và cao ít nhất 45cm cách mặt đất . - Toàn bộ thép tròn được phân loại thành từng khu riêng biệt trong kho theo kích thước và chủng loại để nhận biết và sử dụng. - Cốt thép phải được làm sạch trước khi đặt vào khuôn và không được dính dầu, mỡ hoặc các chất có hại khác khi đổ bê tông . c) Uốn thép: Cốt thép được uốn nguội và dung sai uốn phải phù hợp với TCVN 8874-91 d) Cố định thép. Cốt thép được đặt vào trong ván khuôn phải được cố định chống dịch chuyển tại các vị trí chính xác trong bản vẽ. Tại các vị trí giao nhau, phải buộc bằng sợi thép. Đai cốt và thanh nối liên kết chặt vào thép dọc bằng buộc hoặc hàn chắc. Sợi thép buộc là loại sợi mềm đường kính 0,8mm -1mm. Đuôi buộc phải xoắn vào trong. đ) Nối thép: Thực hiện theo chỉ dẫn trên bản vẽ. e) Hàn thép: Công tác hàn cốt thép được tiến hành phù hợp với TCVN 5724-93 3. Ván khuôn. a) Những vấn đề chung: Loại gỗ dùng cho ván khuôn, kích thước, hình dạng phải phù hợp với kết cấu xây dựng và được xử lý tốt. Ván khuôn gỗ trước khi dùng lại phải rút đinh, làm sạch và sửa chữa trước khi dùng lại.

43

b) Kết cấu: Ván khuôn được sản xuất phù hợp với TCVN 5724-92. Công tác thiết kế ván khuôn phải đảm bảo kết cấu vững chắc, duy trì ổn định trong suốt quá trình đổ bê tông . c) Chuẩn bị ván khuôn trước khi đổ bê tông: Mặt trong của ván khuôn phải được quét lớp chống dính. Ngay trước khi đổ bê tông, ván khuôn phải được làm sạch khỏi bụi, bẩn bằng vòi phun nước sạch. d) Kiểm tra và nghiệm thu: Phải có biên bản nghiệm thu ván khuôn ngay trước khi đổ bê tông, trong đó phải chỉ ra kích thước, dung sai chi tiết chờ sẵn, độ sạch và độ ổn định. đ) Tháo ván khuôn: Ván khuôn được tháo không có chấn động và rung. Thời gian tối thiểu cần thiết kế từ khi đổ bê tông tới khi tháo ván khuôn, đối với các phần kết cấu khác nhau theo tiêu chuẩn nhà nước. Việc tuân thủ yêu cầu này không giải phóng trách nhiệm cho Nhà thầu sự chậm tiến độ nếu bê tông không đủ độ cứng. 4. Công tác xây. a) Gạch: Toàn bộ gạch xây phải là gạch loại 1 đúng kích thước, tiêu chuẩn nhà nước, vuông thành, sắc cạnh, không có khuyết tật nung. b) Vữa: Các yêu cầu về xi măng, cát, nước: - Xi măng PC30 theo tiêu chuẩn TCVN - 2682-96 - Cát dùng cho công tác xây phải thoả mãn yêu cầu tiêu chuẩn Việt Nam. Nguồn cát lấy từ sông, không có tạp chất, sét, bùn. Cát được sàng để đạt modul độ lớn của cát hạt mịn dùng để trát. - Nước: Sử dụng nước sinh hoạt - Cấp phối vữa phải đạt mác thiết kế. Vữa có thể trộn máy, trộn tay trên nền sạch, không thấm nước. Vật liệu được định lượng bằng hộp lượng cố định và được tính toán chính xác, gạt ngang bằng. Vữa đã trộn không được sử dụng quá 30 phút, vữa cũ quá thời hạn không được trộn lại để dùng. c) Thi công. - Chuẩn bị gạch - Gạch phải được làm ướt trong nước sạch ít nhất 30 phút trước khi xây. Không được sử dụng gạch có khuyết tật xây lẫn. - Lỗ chờ được đặt trong khung gỗ đúng kích thước thiết kế và cố định tại vị trí quy định. Khung gỗ phải được sơn lót và cố định vào gạch bằng đinh đuôi cá. - Tải trọng kết cấu: - Không được tiến hành công tác xây trước 7 ngày sau khi tháo ván khuôn và thanh chống của kết cấu bê tông. - Toàn bộ tường phải được che nắng trong khi xây và những ngày tiếp theo. - Liên kết vào kết cấu bê tông (cột, tường...). Trong kết cấu bê tông sẽ có xây gạch về sau, Nhà thầu phải để thép chờ ngang 10 dài khoảng 200mm. 5. Công tác chống thấm

44

Vật liệu chống thấm sử dụng trong công trình phải theo đúng yêu cầu của thiết kế. Nhà thầu phải tuyệt đối tuân thủ quy trình chống thấm để đảm bảo chất lượng. Nhà thầu phải bảo hành công tác chống thấm theo quy định chung. 6. Công tác mộc a) Vật liệu gỗ: Gỗ dùng trong công trình phải đúng chủng loại thiết kế, đã được xử lý tốt, không có khuyết tật. Trước khi lắp dựng, Nhà thầu phải xuất trình các chứng chỉ cần thiết liên quan tới gỗ được sử dụng trong công trình. Kích thước chi tiết gỗ ghi trên bản vẽ là kích thước hoàn công với dung sai cho phép là 2mm. Nếu gỗ dùng trong công tác mộc có độ ẩm lớn hơn 15 % sẽ bị loại bỏ mọi chi phí thay thế chi tiết đã gia công nếu bị co ngót trong chi tiết hoàn thiện do Nhà thầu chịu trách nhiệm. b) Đinh và bu lông: Trước khi đóng đinh và bắt bu lông cần tiến hành khoan lỗ mồi với đường kính không quá 75% kích thước đinh và 68% đường kính bu lông. 7. Công tác trát a) Trước khi trát bề mặt phải sạch và tưới nước ẩm. Chiều dầy lớp vữa trát là 15mm và được trát 02 lượt. Chiều dày mỗi lượt trát từ 5 - 8mm. b) Mặt tường sau khi trát phải thẳng đứng, phẳng và phải bảo dưỡng tránh nứt rạn chân chim. c) Độ sai cho phép là 0,5% theo chiều đứng và 0,8% theo chiều ngang. 8. Công tác lát gạch, ốp gạch, trát, láng . a) Yêu cầu chung Trước khi thực hiện các công tác này bề mặt cấu kiện phải phẳng sạch, nếu không đạt yêu cầu phải xử lý trước khi thực hiện các công tác này. Phải lắp đặt xong hệ thống ống cấp, thoát, đường dây dẫn trước khi thực hiện công tác này. Nhà thầu phải kiểm tra kỹ các bản vẽ và làm rõ với Cán bộ tư vấn giám sát trên công trường: vị trí cắt gạch, xử lý mép gạch, bố trí gạch khu vực có chu vi không đều, và các khác biệt khác...Nhà thầu phải cung cấp mẫu gạch ốp, lát, làm mẫu granitô cho Bên mời thầu lựa chọn và thực hiện đúng chủng loại đã được Bên mời thầu chấp thuận. b) Vữa lót và vữa gắn gạch sử dụng mác 50#. c) Gạch ốp, lát: Gạch phải được ngâm nước kỹ trước khi ốp, lát. Dung sai cho phép bề mặt sau khi hoàn thiện là 0,5%. Các mạch vữa lát gạch rộng 4-5mm, phải phẳng đều và thẳng hàng. Hạn chế tối đa việc cắt gạch và phải bố trí các viên gạch bị cắt ở những vị trí khuất. - Công tác ốp gạch men: - Các viên gạch men phải đồng đều về màu sắc, kích thước, lớp men đủ chiều dày và phủ kín mặt gạch. - Nếu ốp vào 2 mặt vuông góc với nhau thì cạnh viên gạch phải cắt vát 450. d) Công tác granitô: Hạt đá phải phân bố đều, bề mặt phải cứng, nhẵn bóng. 9. Công tác sơn: Trước khi thực hiện công tác sơn cần phải hoàn thành những công tác sau: a) Thi công xong công tác mái. b) Thi công xong các lớp chống thấm 45

c) Lắp đặt xong cửa sổ, cửa đi. d) Hoàn thiện công tác trát, lát, ốp. đ) Không thực hiện công tác sơn khi bề mặt cấu kiện có độ ẩm vượt quá độ ẩm cho phép. Độ ẩm cho phép đối với kết cấu gỗ khi sử dụng sơn dầu là 12%. e) Vật liệu sơn phải được đóng gói cẩn thận và còn nguyên nhãn hiệu của nhà sản xuất Khi bao gói hư hỏng hoặc mất nhãn hiệu hoặc có sự nghi ngờ về chất lượng cần phải được kiểm tra chất lượng trước khi sử dụng cho công trình. g) Kiểm tra và sửa chữa những khiếm khuyết trên bề mặt cần sơn. Bề mặt cấu kiện trước khi sơn phải làm sạch bụi, làm nhẵn bề mặt, những chỗ khiếm khuyết cần phải trám ma tít cho nhẵn trước khi đánh giấy nhám. h) Công tác sơn thực hiện từng lớp theo chủng loại và độ dày theo yêu cầu của thiết kế và có nghiệm thu. Chỉ được thực hiện lớp sơn kế tiếp sau khi có sự đồng ý của Cán bộ tư vấn giám sát. k) Bề mặt sơn phải cùng màu, mịn, bóng và không lộ lớp sơn lót bên trong. l) Sơn vào sắt thép: (Sơn lan can) m) Làm sạch các vỉ hàn n) Sơn chống rỉ r) Sơn lót s) Sơn hoàn thiện, mầu sơn theo chỉ định của thiết kế. t) Sơn gỗ: u) Sơn lót v) Sơn hoàn thiện, mầu sơn theo chỉ định của thiết kế.

46

Chương III THIẾT KẾ KỸ THUẬT THI CÔNG Mục 1. Danh mục bản vẽ thiết kế thi công (Theo danh mục hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công Dự án ........... do Công ty ............. thiết kế, đã được ......... phê duyệt) Mục 2. Biểu tiên lượng mời thầu (xem phụ lục trang ......) Mục 3. Chỉ dẫn kỹ thuật 1. Tiêu chuẩn thiết kế: Dự án ........ được thiết kế theo các tiêu chuẩn , Quy chuẩn Xây dựng Việt Nam chủ yếu sau: • TCVN 5637-1991 - Quản lý chất lượng xây công trình. Nguyên tắc cơ bản. • TCVN 5951-1995 - Hướng dẫn xây dựng sổ tay chất lượng. • TCVN 4085-1985 - Kết cấu gạch đá. Quy phạm thi công và nghiệm thu. • TCVN 4459 -1987 - Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng. • TCVN 4055 -1985 - Tổ chức thi công. • TCVN 4087 -1985 - Sử dụng máy xây dựng - Yêu cầu chung. • TCVN 4091 -1985 - Nghiệm thu các công trình xây dựng. • TCVN 4447 -1987 - Công tác đất - Quy phạm thi công và nghiệm thu. • TCVN 4459 : 1987 Hướng dẫn pha trộn và sử dụng vữa trong xây dựng • TCXD 200 : 1997 Nhà cao tầng. Kỹ thuật bơm bêtông • TCXD 202 : 1997 Nhà cao tầng. Thi công phần thân. • TCXD 203 : 1997 Nhà cao tầng. Kỹ thuật đo đạc phục vụ công tác thi công. • TCVN 4452 -1987 - Quy phạm thi công và nghiệm thu các kết cấu bê tông và BTCT lắp ghép. • TCVN 4453 -1987 - Kết cấu BT và BTCT toàn khối - Quy phạm thi công và Nghiệm thu. • TCXD 234 : 1999 Nối cốt thép có gờ • TCVN 5724 -1993 - Công tác BT nền móng - Quy phạm thi công và nghiệm thu. • TCVN 4085 -1995 - Công tác xây - Quy phạm thi công và nghiệm thu. • TCVN 4516 -1988 - Hoàn thiện mặt bằng - Quy phạm thi công và nghiệm thu. • TCVN 79 -1980 - Thi công nghiệm thu các công tác nền móng. • TCVN 5841 -1991 - Bể chứa nước bằng BTCT - Quy phạm thi công và nghiệm thu. • TCVN 3944 : 1995 Chống ăn mòn trong xây dựng. Kết cấu bê tông và bê tông cốt thép. Phân loại môi trường xâm thực 47

• TCVN 5674 -1992 - Công tác hoàn thiện trong xây dựng - Quy phạm thi công và nghiệm thu. • TCVN 5718 -1993 - Công tác chống thấm - Quy phạm thi công và nghiệm thu. • TCXD - 170 - 1989 -Kết cấu thép. Gia công lắp ráp và nghiệm thu • TCXD - 195 - 1997 - Nhà cao tầng - Móng cọc khoan nhồi. Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu. • TCXDVN 286 : 2003" Đóng và ép cọc - Tiêu chuẩn thi công và nghiệm thu • TCVN 5640 -1991 - Bàn giao công trình xây dựng - Nguyên tắc cơ bản. • TCXD159 - 1986 - Trát đa trang trí - Thi công và nghiệm thu. • TCVN 567 -1992 - Công tác sơn, trần - Quy phạm thi công và nghiệm thu. • TCVN 5641 -1991 - Công tác bể chứa BTCT - Quy phạm thi công và nghiêm thu. • TCVN 4519 -1988 - Quy phạm thi công và nghiệm thu cấp thoát nước bên trong công trình. • TCVN 5576 - 1991 - Hệ thống cấp thoát nước. Quy phạm quản lý kỹ thuật. • TCXD 66 : 1991 Vận hành khai thác hệ thống cấp thoát nước. Yêu cầu an toàn. • TCVN 5744 : 1993 Thang máy. Yêu cầu an toàn trong lắp đặt và sử dụng • TCVN 5867 : 1995 Thang máy, cabin, đối trọng, ray hướng dẫn. Yêu cầu an toàn • TCVN 5639 - 1991 - Nghiệm thu thiết bị đã lắp đặt xong. • TCVN 4762 - 1989 - Cáp điện lực dây dẫn. • TCVN 5738 : 1993 Hệ thống báo cháy. Yêu cầu kỹ thuật • TCXD 232 : 1999 Hệ thống thông gió, điều hoà không khí và cấp lạnh. Chế tạo lắp đặt và nghiệm thu. • TCVN 5175 -1990 Huỳnh quang, đèn cao áp, tăng phô đèn. • TCXD 25 - 1991- Lắp đặt đường dây trong nhà và công trình công cộng. • TCVN 4756 - 1989 Quy phạm nối đất và nối không các thiết bị điện. • Các yêu cầu kỹ thuật được quy định trong Hồ sơ thiết kế kèm theo và các quy định kỹ thuật hiện hành khác có liên quan. • Các phương pháp thử và phương pháp lấy mẫu thử áp dụng theo Tuyển tập xây dựng Việt Nam. ( Tập X và XI) • TCVN 2287 1978 - Hệ thống tiêu chuẩn lao động. Quy định căn bản. • TCVN 2291 - 1978 - Phương tiện bảo vệ người lao động. Phân loại. • TCVN 4086 - 1985 An toàn điện trong xây dựng. Yêu cầu chung. • TCVN 4244 - 1986 - Quy phạm an toàn thiết bị nâng. • TCVN 5308 - 1991 - Quy phạm an toàn trong xây dựng. 48

• TCVN 3255 - 1986 - An toàn nổ. Yêu cầu chung. • TCVN 3254 - 1989 - An toàn cháy. Yêu cầu chung. 2. Biện pháp tổ chức thi công a) Nhà thầu phải nộp Hồ sơ thiết kế tổ chức thi công trong Hồ sơ dự thầu gồm: Thuyết minh + bản vẽ và bảng sơ đồ tổ chức thi công cho các hạng mục công trình. Trong sơ đồ đó cần nêu rõ vị trí và chức năng của những người điều hành chủ chốt. b) Trong gói thầu nếu có những hạng mục thi công có tính phức tạp về tổ chức cần có các biện pháp tổ chức thi công cụ thể cho các công tác này. c) Biện pháp tổ chức thi công cần nêu rõ sự phối hợp giữa các đơn vị thi công và các đơn vị quản lý về nhân lực, tiến độ và chất lượng. 3.3. Biện pháp kỹ thuật thi công a) Nhà thầu phải nộp Hồ sơ thiết kế biện pháp kỹ thuật thi công gồm: thuyết minh về biện pháp thi công kèm với Hồ sơ dự thầu trong đó mô tả chi tiết biện pháp thi công được đề xuất để thi công công trình và nguồn nhân lực sử dụng để hoàn tất công trình đúng thời hạn. b) Nhà thầu phải nêu rõ những biện pháp cụ thể tại hiện trường thi công của gói thầu sau khi đã nghiên cứu và khảo sát thực địa. Biện pháp thi công cần được lập sao cho đảm bảo việc thi công không ảnh hưởng đến các hoạt động khác của Bên mời thầu và môi trường xung quanh của khu vực thi công. c) Nhà thầu phải nêu rõ những biện pháp cụ thể để triển khai thi công theo tiến độ bàn giao mặt bằng đã được Bên mời thầu thông báo. d) Nhà thầu phải nêu rõ những biện pháp cụ thể về an toàn lao động, phòng cháy chữa cháy, lụt lội và đảm bảo môi trường trong thời gian thi công. e) Nhà thầu phải nêu rõ những biện pháp cụ thể nhằm theo dõi và quản lý chất lượng thi công. Mục 4. Yêu cầu về quy cách, chất lượng một số vật tư, thiết bị chính sử dụng cho công trình. Các vật tư, thiết bị không liệt kê trong bảng này lấy theo quy định của thiết kế và tuân theo tiêu chuẩn Việt Nam. Khi có yêu cầu của Bên mời thầu, Nhà thầu phải thử hoặc cung cấp mẫu để kiểm tra và chỉ khi nào có sự chấp thuận của Bên mời thầu bằng văn bản thì mới được thi công hàng loạt. TT Tên vật tư, thiết bị Đặc tính kỹ thuật 1 Xi măng Xi mămg Portland PCB30 – 2

Xi măng trắng

3

Cát đen

4 5

Cát vàng Đá dăm

TCVN 2682:1992. Xi mămg Portland PCW30 – TCVN 25691:1992. Cát nước ngọt, không lẫn tạp chất, TCVN 1770:1986. Không lẫn tạp chất, TCVN 1770: 1986. Không lẫn tạp chất, TCVN 1771: 1986. 49

TT 6

Tên vật tư, thiết bị Bê tông

7 8 9

Vữa xây dựng Nước cho bê tông và vữa Thép cốt bê tông

10

Thép cac-bon cán nóng

11

Gạch xây

12

Gạch lát nền, ốp tường

13 14

Tôn mái mầu Đá granite

15 16 17

Cửa, khuôn cửa và phụ kiện Khoá cửa Bột bả tường

18

Sơn silicat

19

Thiết bị vệ sinh

20

Đèn huỳnh quang

21

ổ cắm, công tắc

22

Áp t« m¸t

23

Vá tñ ®iÖn

24

Qu¹t giã

Đặc tính kỹ thuật Đảm bảo các chỉ tiêu kỹ thuật theo yêu cầu thiết kế về thành phần cấp phối, cường độ, dộ sụt. Tuân theo tiêu chẩn TCVN 4314: 1986. Tuân theo tiêu chẩn TCVN 4506: 1987. Tuân theo tiêu chẩn TCVN 1651: 1985, cường độ theo yêu cầu thiết kế. Tuân theo tiêu chẩn TCVN 5709: 1993, cường độ theo yêu cầu thiết kế. Gạch tuynel mác 75, tuân theo tiêu chẩn TCVN 1450: 1986 Granite nhân tạo, ceramic, kích thước theo yêu cầu thiết kế sản xuất trên dây chuyền công nghệ tiên tiến. Liên doanh Đá granite phong hoá, màu sắc theo yêu cầu thiết kế. Pano gỗ tự nhiên, tuân theo tiêu chẩn TCVN 1071: 1971 Khoá cửa có tay nắm, hợp kim không gỉ Sử dụng đúng chủng loại riêng biệt cho trong nhà và ngoài trời. Quy trình thi công theo hướng dẫn của nhà sản xuất Sử dụng đúng chủng loại riêng biệt cho trong nhà và ngoài trời. Quy trình thi công theo hướng dẫn của nhà sản xuất Sản phẩm của các liên doanh sản xuất tại Việt Nam Đèn huỳnh quang, tấm chắn kim loại tán xạ sản xuất tại Việt Nam, chấn lưu nhập ngoại Trị số dòng điện tuân theo yêu cầu thiết kế. Tuân theo tiêu chuẩn IEC TrÞ sè dßng ®iÖn tu©n theo yªu cÇu thiÕt kÕ. Tu©n theo tiªu chuÈn IEC S¬n tÜnh ®iÖn, chÕ t¹o t¹i ViÖt nam §¶m b¶o c¸c th«ng sè, chØ tiªu kü thuËt theo yªu cÇu thiÕt kÕ.

50

PhÇn III YÊU CẦU VỀ HỢP ĐỒNG Chương I ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG Điều 1. Giải thích từ ngữ Trong hợp đồng này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau: 1. “Hợp đồng” là sự thoả thuận giữa Bên giao thầu và Bên nhận thầu thể hiện bằng văn bản ký được hai bên ký kết, bao gồm cả phụ lục và tài liệu kèm theo. 2. “Giá trị hợp đồng” là tổng số tiền mà Bên giao thầu phải trả cho Bên nhận thầu theo Hợp đồng. 3. " Đơn giá hợp đồng" là đơn giá dự thầu của Nhà thầu được phê duyệt để thực hiện khối lượng công việc theo nội dung của hợp đồng. 4. “Bên giao thầu” là Chủ đầu tư ...... sau đây được gọi tắt là Bên A. 5. “Bên nhận thầu ” là Nhà trúng thầu có trách nhiệm thực hiện các công việc của hợp đồng (Tên bên nhần thầu) sau đây được gọi tắt là Bên B. 6. “Nhà tư vấn ” là tổ chức được chỉ định tư vấn cho Chủ đầu tư nhằm thực hiện mục đích của hợp đồng. 7. “Ngày” là ngày dương lịch, được tính liên tục, kể cả ngày lễ và ngày nghỉ cuối tuần. 8. “Kỹ sư giám sát thi công” là đại diện do Nhà tư vấn chỉ định được Bên A đồng ý thay mặt mình giám sát thực hiện các công việc theo hợp đồng này. 9. “Bản vẽ” là tất cảc các bản vẽ thiết kế thi công, các phụ lục mô tả đặc điểm kỹ thuật, thuyết minh được Bên giao thầu cung cấp cho Bên nhận thầu theo đúng hợp đồng và tất cả các bản vẽ, bản tính toán, mẫu mã, kiểu mẫu, mô hình, những sách hưỡng dẫn về kỹ thuật thi công, bảo quản và thông tin kỹ thuật khác có tính chất tương tự Bên B đề nghị được Bên A chấp nhận. 10. “Công trình” là toàn bộ phần việc được giao thầu theo hợp đồng này giữa Bên A và Bên B. 11. Các từ ngữ khác được hiểu đã như nêu trong Chương I Phần I của Hồ sơ mời thầu. Điều 2. Nguyên tắc áp dụng Điều kiện của hợp đồng sẽ được áp dụng đầy đủ, trừ khi có quy định khác nêu tại biên bản thương thảo hoàn thiện Hợp đồng giữa hai bên. Điều 3. Việc nhà thầu sử dụng tài liệu của Chủ đầu tư . Bên A giữ bản quyền và các quyền sở hữu trí tuệ khác về các đặc tính kỹ thuật, bản vẽ và các tài liệu khác do Bên A giao cho Bên B. Bên B có thể bằng chi phí của mình, sao chụp, sử dụng và nhận thông tin về những tài liệu này vì mục đích của hợp đồng. Nếu không được sự đồng ý của Bên A, Bên B không được sao chụp, sử dụng 51

hoặc thông tin những tài liệu đó cho bên thứ 3, trừ khi điều đó là cần thiết vì mục đích của hợp đồng. Điều 4. Bản quyền Bên B phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại phát sinh do việc khiếu nại của bên thứ ba về việc vi phạm bản quyền sở hữu trí tuệ liên quan tới các tài liệu mà Bên A đã cung cấp cho Bên B. Điều 5. Hồ sơ hợp đồng 1. Hợp đồng; Nội dung chủ yếu của hợp đồng phải bao gồm: Nội dung công việc phải thực hiện; chất lượng và yêu cầu kỹ thuật của công trình; thời gian và tiến độ thực hiện; điều kiện nghiệm thu, bàn giao; giá cả, phương thức thanh toán; thời hạn bảo hành; trách nhiệm do vi phạm hợp đồng; các loại thoả thuận khác; ngôn ngữ sử dụng trong hợp đồng. 2. Các tài liệu kèm theo hợp đồng a) Các tài liệu kèm theo hợp đồng xây dựng là bộ phận không thể tách rời của hợp đồng. Tài liệu kèm theo hợp đồng có thể bao gồm toàn bộ hoặc một phần các nội dung sau: Thông báo trúng thầu; điều kiện của hợp đồng; đề xuất của nhà thầu; các chỉ dẫn kỹ thuật; các bản vẽ thiết kế; các sửa đổi, bổ sung bằng văn bản; các bảng, biểu; bảo đảm thực hiện hợp đồng và các bảo đảm khác nếu có; các biên bản đàm phán thương thảo hợp đồng; các tài liệu khác có liên quan. b) Các bên tham gia hợp đồng thoả thuận về thứ tự ưu tiên khi áp dụng các tài liệu hợp đồng trên đây. Điều 6. Kiểm tra và thử nghiệm vật tư, thiết bị sử dụng vào công trình 1. Bên A hoặc đại diện của Bên A có quyền kiểm tra, thử nghiệm vật tư, thiết bị được cung cấp để khẳng định vật tư đó có phù hợp với yêu cầu của Hợp đồng hay không. 2. Bất kỳ vật tư, thiết bị nào qua kiểm tra, thử nghiệm mà không phù hợp theo Hợp đồng thì Bên A có quyền từ chối và Bên B phải có trách nhiệm thay thế bằng vật tư, thiết bị khác hoặc tiến hành những điều chỉnh cần thiết để đáp ứng đúng các yêu cầu kỹ thuật, mỹ thuật. Trường hợp Bên B không có khả năng thay thế hay điều chỉnh các vật tư, thiết bị không phù hợp, Bên A có quyền tổ chức việc thay thế hay điều chỉnh đó nếu thấy cần thiết, mọi rủi ro và chi phí liên quan do Bên B chịu. 3. Khi thực hiện các nội dung nêu tại Khoản 2 Điều này, Bên B không được miễn trừ nghĩa vụ bảo hành hay các nghĩa vụ khác theo Hợp đồng. Điều 7. Hiệu chỉnh, bổ sung Hợp đồng 1. Trong quá trình thực hiện Hợp đồng, Bên A có thể yêu cầu hiệu chỉnh, bổ sung thay đổi các nội dung sau đây a) Bản vẽ thiết kế thi công; b) Khối lượng; c) Các vật tư được chỉ định trong bản vẽ thiết kế thi công và Hồ sơ dự thầu; 52

d) Các nội dung khác; Từ các hiệu chỉnh, bổ sung hoặc thay đổi nêu tại Điểm a, b, c sẽ dẫn đến việc hiệu chỉnh tương ứng về đơn giá hợp đồng theo. Việc hiệu chỉnh đơn giá dự thầu được quy định như sau: Căn cứ vào đơn giá vật tư dự thầu trong biểu chiết tính các yếu tố cấu thành giá dự thầu của Hồ sơ dự thầu thay thế giá vật tư tương ứng và điều chỉnh lại theo các yếu tố trong biểu đó để hiệu chỉnh lại đơn giá hợp đồng. Đơn giá hợp đồng phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước khi thanh toán. 2. Việc hiệu chỉnh, bổ sung như trên có thể làm tăng hoặc giảm giá trị cũng như thời gian thực hiện Hợp đồng, vì thế những nội dung tương ứng của Hợp đồng cần thay đổi cho phù hợp. Trong vòng thời gian 3 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu thay đổi của Bên A, Bên B có trách nhiệm trả lời và đưa ra các yêu cầu cụ thể cho việc hiệu chỉnh, bổ sung này là cơ sở để hai bên thương thảo và ký kết Phụ lục bổ sung hợp đồng. Điều 8. Thầu phụ 1. Bên B phải thông báo bằng văn bản cho Bên A về tên các nhà thầu phụ và phạm vi công việc của họ (nếu có) nếu chưa ghi rõ trong Hồ sơ dự thầu của mình. Thông báo này không miễn trừ cho Nhà thầu các nghĩa vụ và trách nhiệm thực hiện Hợp đồng. 2. Nhà thầu phụ trong phạm vi công việc của mình cũng phải đảm bảo tư cách và tính hợp lệ như đúng quy định trong Hồ sơ dự thầu. Điều 9. Gia hạn hợp đồng Trong thời gian thực hiện Hợp đồng, nếu Bên nhận thầu gặp khó khăn gây chậm trễ trong việc thực hiện theo thời gian quy định trong hợp đồng thì Bên B phải thông báo cho Bên A biết đồng thời nêu rõ lý do cùng với thời gian dự tính kéo dài. Khi nhận được thông báo của Bên B, Bên A phải có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét về đề nghị của Bên B. Việc Bên A đồng ý gia hạn Hợp đồng sẽ là cơ sở để hai bên thương thảo và ký kết Phụ lục bổ sung hợp đồng. Điều 10. Chấm dứt Hợp đồng do sai phạm của Bên nhận thầu 1. Bên A có thể chấm dứt việc thực hiện một phần hoặc toàn bộ Hợp đồng, bằng cách thông báo bằng văn bản cho Bên B khi Bên B không thực hiện một phần hoặc toàn bộ nội dung công việc theo Hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong Hợp đồng, hoặc trong khoảng thời gian đã được Bên A gia hạn khi mức phạt, bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng đạt mức tối đa như quy định tại Điều 13 của Mẫu hợp đồng. 2. Trong trường hợp Bên A chấm dứt việc thực hiện một phần hay toàn bộ Hợp đồng theo Khoản 1 Điều này, Bên A có thể ký hợp đồng với nhà thầu khác để thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt đó. Bên B sẽ chịu trách nhiệm bồi thường cho Bên A những chi phí vượt trội cho việc thực hiện phần hợp đồng bị chấm dứt này. Tuy nhiên, Bên B vẫn phải tiếp tục thực hiện phần hợp đồng không bị chấm dứt và chịu trách nhiệm bảo hành phần hợp đồng do mình thực hiện. Điều 11. Chấm dứt hợp đồng do Bên nhận thầu bị phá sản Bên A có thể gửi thông báo chấm dứt Hợp đồng cho Bên B khi phát hiện Bên B bị phá sản mà không phải chịu bất cứ chi phí đền bù nào. Việc chấm dứt Hợp đồng này không làm mất đi quyền lợi của Bên A được hưởng theo quy định của Hợp đồng và pháp luật. 53

Điều 12. Luật áp dụng Hợp đồng sẽ được diễn giải và áp dụng theo đúng luật pháp hiện hành và hướng dẫn hợp đồng trong hoạt động xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư số 02/2005/TT-BXD ngày 25 tháng 02 năm 2005. (nay đã thay đôỉ) Điều 13. Thông báo 1. Bất cứ thông báo nào của một bên gửi cho bên kia liên quan đến Hợp đồng phải được thể hiện bằng văn bản, theo địa chỉ được ghi dưới đây. - Địa chỉ bên giao thầu: ..................., địa chỉ .................. Điện thoại: .............,

Fax:…… ......., Email:.........................

- Địa chỉ liên lạc của Bên nhận thầu:.................................................................. Điện thoại: ......., Fax: ......., Email:......................... 2. Thông báo của một bên sẽ được coi là có hiệu lực kể từ ngày bên kia nhận được hoặc theo ngày hiệu lực nêu trong thông báo, tùy theo ngày nào đến muộn hơn.

54

Chương II BIỂU MẪU HỢP ĐỒNG Mẫu hợp đồng HỢP ĐỒNG Số -------- /HĐ - XD Về việc: THI CÔNG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH I . Các căn cứ để ký kết hợp đồng: Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2004 của Chính phủ về Quản lý chất lượng công trình xây dựng; Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; Nghị định số 112/2006/NĐ-CP ngày 29/9/2006 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của NĐ 16/CP Căn cứ ...... (Các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn Luật xây dựng ) Theo văn bản ( quyết định, phê duyệt, đề nghị ) hoặc sự thỏa thuận của...... Hôm nay, ngày. tháng . năm . tại ..... chúng tôi gồm các bên dưới đây: II. Các bên ký hợp đồng: 1. Bên giao thầu ( sau đây gọi tắt là bên A ): - Tên đơn vị: ........................................................................................ - Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................... - Họ tên, chức vụ người đại diện ( hoặc người được uỷ quyền ): - Điện thoại: ..; Fax: ..; Email: .... ( nếu có ) - Số hiệu tài khoản giao dịch tại kho bạc hoặc tại tổ chức tín dụng của đơn vị:... - Mã số thuế: ........................................................................................... - Theo văn bản ủy quyền số .... ( nếu có ) 2. Bên nhận thầu ( sau đây gọi tắt là bên B ): - Tên đơn vị: ........................................................................................ - Địa chỉ trụ sở chính: .................................................................................... - Họ tên, chức vụ người đại diện ( hoặc người được uỷ quyền ): - Điện thoại: ..; Fax: ..; Email: .... ( nếu có ) - Số hiệu tài khoản giao dịch tại tại kho bạc hoặc tại tổ chức tín dụng của đơn vị: ... - Mã số thuế: ........................................................................................... 55

- Thành lập theo quyết định số: .... năm ....

hoặc đăng ký kinh doanh cấp ngày .... tháng

- Theo văn bản ủy quyền số .... ( nếu có) - Chứng chỉ năng lực hành nghề số: ... do ... cấp ngày ... tháng ... năm ... HAI BÊN THOẢ THUẬN KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XÂY DỰNG VỚI NHỮNG ĐIỀU KHOẢN SAU Điều 1. Nội dung công việc và sản phẩm của hợp đồng: Bên A giao cho Bên B thực hiện thi công xây dựng, lắp đặt công trình ....... theo đúng thiết kế được duyệt, được nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Điều 2. Chất lượng và các yêu cầu kỹ thuật: Bên B phải thực hiện theo đúng thiết kế; bảo đảm sự bền vững và chính xác của các kết cấu xây dựng và thiết bị lắp đặt theo quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam và các quy chuẩn, tiêu chuẩn do Nhà thầu áp dụng trong Hồ sơ dự thầu. Điều 3. Thời gian và tiến độ thực hiện (Hợp đồng phải ghi rõ thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành bàn giao sản phẩm của hợp đồng; tiến độ thực hiện từng hạng mục, từng công việc phải phù hợp với Khoản 2 Mục 1 Chương I Phần I của HSMT, biểu đồ tiến độ thi công trong HSDT và kết quả thương thảo hoàn thiện hợp đồng giữa hai bên). Các bên tham gia hợp đồng phải thiết lập phụ lục phần không tách rời của hợp đồng để ghi rõ yêu cầu về tiến độ đối với từng loại công việc phải thực hiện. Sau khi xác định thời gian cụ thể Bên B phải nộp biểu đồ tiến độ thi công công trình cho Bên A trong vòng 10 ngày để Bên giao thầu làm cơ sở theo dõi giám sát. Điều 4. Điều kiện nghiệm thu và bàn giao công trình xây dựng 1. Điều kiện nghiệm thu: - Các bên tham gia hợp đồng phải tuân theo các quy định về quản lý chất lượng công trình sau: (Nêu những quy định, quy phạm, tiêu chuẩn...do Bên B áp dụng trong HSDT và các quy định, quy phạm, tiêu chuẩn...hiện hành của Việt Nam). - Bên A sẽ thực hiện nghiệm thu từng công việc xây dựng; từng bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng; từng hạng mục công trình xây dựng, công trình xây dựng đưa vào sử dụng. Đối với các bộ phận bị che khuất của công trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp theo; - Bên A chỉ nghiệm thu khi đối tượng nghiệm thu đã hoàn thành và có đủ hồ sơ theo quy định; - Công trình chỉ được nghiệm thu đưa vào sử dụng khi đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế, đảm bảo chất lượng và đạt các tiêu chuẩn theo quy định. 2. Điều kiện để bàn giao công trình đưa vào sử dụng: - Đảm bảo các yêu cầu về nguyên tắc, nội dung và trình tự bàn giao công trình đã xây dựng xong đưa vào sử dụng theo quy định của pháp luật về xây dựng; 56

- Đảm bảo an toàn trong vận hành, khai thác khi đưa công trình vào sử dụng. Việc nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng phải thành lập Hội đồng nghiệm thu bàn giao công trình, thành phần của Hội đồng nghiệm thu theo quy định của pháp luật về nghiệm thu, bàn giao công trình xây dựng. Điều 5. Bảo hành công trình 1. Bên B có trách nhiệm thực hiện bảo hành công trình sau khi bàn giao cho Bên A. Nội dung bảo hành công trình bao gồm khắc phục, sửa chữa, thay thế thiết bị hư hỏng, khiếm khuyết hoặc khi công trình vận hành, sử dụng không bình thường do lỗi của nhà thầu gây ra; 2. Thời hạn bảo hành công trình là 12 tháng tính từ ngày Bên B bàn giao công trình hoặc hạng mục công trình phải bảo hành cho Bên A; 3. Mức tiền cam kết để bảo hành công trình: - Bên B có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của Bên A theo mức bằng 5% giá trị hợp đồng. - Bên B chỉ được hoàn trả tiền bảo hành công trình sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được Bên A xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành; - Tiền bảo hành có thể được thay thế bằng thư bảo đảm của ngân hàng có giá trị tương đương, hoặc có thể được gán trừ vào tiền thanh toán khối lượng công trình hoàn thành do hai bên thoả thuận. Điều 6. Giá trị hợp đồng: - Hợp đồng được áp dụng loại hợp đồng theo đơn giá cố định . - Giá trị hợp đồng: Toàn bộ giá trị của hợp đồng bao gồm giá trị của từng phần việc cụ thể 1. Giá trị hợp đồng phần: ...... (chi tiết tại phụ lục của HĐ): ...... đ 2. Giá trị hợp đồng phần: ...... (chi tiết tại phụ lục của HĐ): ..... đ 3. Giá trị hợp đồng phần: ...... (chi tiết tại phụ lục của HĐ): ...... đ Tổng giá trị hợp đồng: ....... đồng ( Chi tiết từng phần được thể hiện cụ thể ở các phụ lục kèm theo của HĐ ) Giá trị hợp đồng trên có thể được điều chỉnh trong các trường hợp sau: a) Bổ sung, điều chỉnh khối lượng thực hiện so với hợp đồng: - Nếu khối lượng công việc phát sinh đã có đơn giá trong hợp đồng (Đơn giá trúng thầu được duyệt) thì giá trị phần khối lượng phát sinh được tính theo đơn giá đó nhưng không được vượt đơn giá tại địa phương tại thời điểm thi công; - Nếu khối lượng công việc phát sinh không có đơn giá ghi trong hợp đồng thì giá trị phát sinh được tính theo đơn giá địa phương nơi xây dựng công trình tại thời điểm phát sinh, nếu không có đơn giá tại địa phương hai bên thống nhất xây dựng mức giá mới và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt để áp dụng; 57

- Nếu khối lượng công việc thay đổi (tăng hoặc giảm) hơn 20% so với khối lượng công việc đã ghi trong hợp đồng thì hai bên có thể thoả thuận xác định đơn giá mới; - Trường hợp thoả thuận không thành thì nội dung công việc phát sinh đó sẽ hình thành một gói thầu mới và tiến hành lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu. - Phần khối lượng theo hợp đồng mà Bên B không thực hiện thì không được thanh toán; - Khối lượng phát sinh thực hiện chỉ được thanh toán khi dự toán phát sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt. b) Khi Nhà nước thay đổi chính sách: Thay đổi tiền lương, thay đổi giá nguyên vật liệu do nhà nước quản lý giá, thay đổi các chế độ, chính sách mới làm thay đổi mặt bằng giá đầu tư xây dựng công trình. - Các trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 11 của Hợp đồng này; Các bên tham gia hợp đồng thương thảo để xác định giá trị hợp đồng điều chỉnh phù hợp với các quy định của pháp luật. c) Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng quy định tại Điều 11 của Hợp đồng này, các bên tham gia hợp đồng thương thảo để xác định giá trị hợp đồng điều chỉnh phù hợp với các quy định của pháp luật. Các trường hợp này chỉ được điều chỉnh khi được cấp có thẩm quyền cho phép. Điều 7. Tạm ứng và thanh toán hợp đồng 1. Tạm ứng: Việc tạm ứng vốn được thực hiện bằng hình thức chuyển khoản ngay sau khi hợp đồng có hiệu lực. Nội dung tạm ứng được quy định như sau: - Mức tạm ứng: (Theo giá trị đề xuất trong biểu dự kiến tiến độ tạm ứng và thanh toán của HSDT nhưng tối đa là 20% giá trị hợp đồng). - Thu hồi vốn tạm ứng: Được thực hiện theo biểu dự kiến tiến độ tạm ứng và thanh toán của HSDT nhưng phải đảm bảo nguyên tắc: Bắt đầu khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành đạt từ 20% đến 30% giá trị hợp đồng và được thu hồi dần vào từng thời kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành. Vốn tạm ứng được thu hồi hết khi gói thầu được thanh toán khối lượng hoàn thành đạt 80% giá trị hợp đồng. - Đồng tiền tạm ứng theo Hợp đồng: Là đồng tiền Việt Nam (VND). 2. Thanh toán: Căn cứ giá hợp đồng và các thoả thuận trong hợp đồng, trên cơ sở khối lượng thực hiện, hai bên tiến hành thanh toán bằng hình thức chuyển khoản theo tiến độ thanh toán đã nêu trong biểu dự kiến tiến độ tạm ứng và thanh toán của Hồ sơ dự thầu. Nội dung thanh toán được quy định như sau: - Trong thời hạn 3 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đề nghị thanh toán hợp lệ của Bên B, Bên A phải hoàn thành các thủ tục và chuyển đề nghị giải ngân tới cơ quan cấp phát; - Đồng tiền thanh toán theo Hợp đồng: Là tiền VND. 58

- Mỗi đợt thanh toán Bên A sẽ thanh toán tối đa đến 90% giá trị hoàn thành đã được nghiệm thu kể cả số tạm ứng phải trừ; - Khi hoàn thành toàn bộ khối lượng theo hợp đồng, hai bên tiến hành nghiệm thu quyết toán và thanh lý hợp đồng, Bên A sẽ thanh toán tối đa 90% giá trị hợp đồng cho Bên B. Khi công trình được phê duyệt báo cáo quyết toán Bên A sẽ thanh toán tiếp cho Bên B 5% tạm giữ chờ quyết toán. Khi công trình hoàn thành nghĩa vụ bảo hành Bên A sẽ thanh toán tiếp cho Bên B 5% tạm giữ chờ bảo hành công trình. Trường hợp Bên B nộp thư bảo đảm bảo hành công trình thì hai bên phải xác định số tiền bảo hành công trình mà Bên B phải nộp theo quy định, Bên A sẽ trả cho Bên B số tiền tạm giữ chờ bảo hành công trình sau khi Bên A nhận được thư Bảo đảm bảo hành công trình. 3. Hồ sơ thanh toán: a) Biên bản xác nhận khối lượng thực hiện theo giai đoạn có chữ ký của đại diện Bên A, tư vấn giám sát và Bên B; b) Bảng tính giá trị khối lượng được thanh toán theo loại giá hai bên đã thống nhất trong hợp đồng. c) Phiếu giá thanh toán. d) Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư. Điều 8. Biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng 1. Bên B phải nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo nội dung dưới đây để đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Hợp đồng. - Thời hạn nộp bảo đảm thực hiện hợp đồng: 5 ngày trước khi ký Hợp đồng, hoặc sau khi ký Hợp đồng được thống nhất trong phần thương thảo hoàn thiện hợp đồng. - Hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng: + Bên B tự lựa chọn 1 trong các hình thức bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Khoản 33 Điều 4 của LĐT phải kèm theo văn bản xác nhận tuân theo các điều kiện của Hợp đồng và thực hiện quy định tại Mục 34 Khoản I Phần B1. + Nếu Bảo đảm bằng thư bảo đảm của một Ngân hàng hợp pháp hoạt động tại Việt Nam thì phát hành theo Mẫu quy định tại Khoản II Phần này hoặc mẫu khác nếu được Bên mời thầu chấp nhận. - Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng là ..... % giá trị Hợp đồng.(thường là 5%) - Hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng: Bảo đảm thực hiện hợp đồng có hiệu lực kể từ này phát hành cho đến khi công trình được nghiệm thu bàn giao chuyển sang chế độ bảo hành cùng với việc nộp tiền bảo hành công trình theo quy định. 2. Bảo đảm thực hiện hợp đồng sẽ được trả cho Bên A như một khoản bồi thường cho bất cứ thiệt hại nào phát sinh do lỗi của Bên B khi Bên B không hoàn thành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình theo Hợp đồng.

59

3. Bên A phải hoàn trả bảo đảm thực hiện hợp đồng cho Bên B không chậm hơn 15 ngày kể từ ngày công trình được bàn giao, nghiệm thu, đồng thời Bên B đã nộp tiền bảo hành công trình theo quy định . - Giá trị bảo đảm thực hiện hợp đồng được giải toả dần theo khối lượng thực hiện tương ứng. Điều 9. Bảo hiểm Các bên tham gia phải mua bảo hiểm thuộc trách nhiệm của mình theo quy định. - Bên A phải mua bảo hiểm công trình. - Bên B phải mua bảo hiểm cho vật tư, thiết bị, nhà xưởng phục vụ thi công, bảo hiểm đối với người lao động, bảo hiểm trách nhiệm dân sự đối với người thứ ba. Điều 10. Tranh chấp và giải quyết tranh chấp 1. Bên A và Bên B có trách nhiệm giải quyết các tranh chấp phát sinh giữa hai bên thông qua thương lượng, hòa giải. 2. Nếu tranh chấp không thể giải quyết được bằng thương lượng, hoà giải trong thời gian 20 ngày kể từ ngày phát sinh tranh chấp thì bất kỳ bên nào cũng đều có thể yêu cầu đưa việc tranh chấp đến toà án theo quy định của pháp luật để giải quyết. Chi phí cho việc giải quyết tranh chấp do bên có lỗi chịu. Điều 11. Bất khả kháng 1. Trong Hợp đồng này, bất khả kháng được hiểu là những sự kiện xảy ra mang tính khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên tham gia hợp đồng như động đất, bão, lũ, lụt, lốc, sóng thần, lở đất; hoả hoạn; chiến tranh hoặc có nguy cơ xảy ra chiến tranh, ... và các thảm hoạ khác chưa lường hết được, sự thay đổi chính sách hoặc ngăn cấm của cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam ... 2. Việc một bên không hoàn thành nghĩa vụ của mình do sự kiện bất khả kháng sẽ không phải là cơ sở để bên kia chấm dứt hợp đồng. Tuy nhiên bên bị ảnh hưởng bởi sự kiện bất khả kháng có nghĩa vụ phải: + Tiến hành các biện pháp ngăn ngừa hợp lý và các biện pháp thay thế cần thiết để hạn chế tối đa ảnh hưởng do sự kiện bất khả kháng gây ra + Thông báo ngay cho bên kia về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong vòng 7 ngày ngay sau khi xảy ra sự kiện bất khả kháng. 3. Trong trường hợp xảy ra sự kiện bất khả kháng, thời gian thực hiện hợp đồng sẽ được kéo dài bằng thời gian diễn ra sự kiện bất khả kháng mà bên bị ảnh hưởng không thể thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng của mình 4. Bên B sẽ không bị xử lý bảo đảm thực hiện hợp đồng, không phải bồi thường thiệt hại hay bị phạt, bị chấm dứt Hợp đồng trong những trường hợp bất khả kháng. 5. Khi xảy ra trường hợp bất khả kháng, Bên B phải kịp thời thông báo bằng văn bản cho Bên A về sự kiện đó và nguyên nhân gây ra sự kiện. Đồng thời, Bên B chuyển cho Bên A giấy xác nhận được cấp bởi một tổ chức có thẩm quyền về sự kiện bất khả kháng đó. Trừ khi có ý kiến của Bên A bằng văn bản, Bên B vẫn phải tiếp tục thực hiện các nghĩa vụ Hợp đồng của mình theo hoàn cảnh thực tế cho phép và phải tìm mọi biện 60

pháp hợp lý để thực hiện các phần việc không bị ảnh hưởng của trường hợp bất khả kháng. Điều 12. Tạm dừng, huỷ bỏ hợp đồng 1. Tạm dừng thực hiện hợp đồng: a) Các trường hợp tạm dừng thực hiện hợp đồng: - Do lỗi của Bên A hoặc Bên B gây ra; - Các trường hợp bất khả kháng; - Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận. b) Một bên có quyền quyết định tạm dừng hợp đồng do lỗi của bên kia gây ra, nhưng phải báo cho bên kia biết bằng văn bản và cùng bàn bạc giải quyết để tiếp tục thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết; trường hợp bên tạm dừng không thông báo mà tạm dừng gây thiệt hại cho bên kia thì phải bồi thường cho bên thiệt hại. c) Thời gian và mức đền bù thiệt hại do tạm dừng hợp đồng do hai bên thoả thuận để khắc phục. 2. Huỷ bỏ hợp đồng a) Một bên có quyền huỷ bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện huỷ bỏ mà các bên đã thoả thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên vi phạm hợp đồng phải bồi thường thiệt hại; b) Bên huỷ bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc huỷ bỏ; nếu không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia, thì bên huỷ bỏ hợp đồng phải bồi thường cho bên bị thiệt hại; c) Khi hợp đồng bị huỷ bỏ, thì hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm bị huỷ bỏ và các bên phải hoàn trả cho nhau tài sản hoặc tiền; 3. Tranh chấp trong xử lý Trường hợp không đạt được thoả thuận giữa các bên, việc giải quyết tranh chấp thông qua hoà giải, Trọng tài hoặc toà án giải quyết theo quy định của pháp luật. Điều 13. Phạt khi vi phạm hợp đồng Trừ trường hợp bất khả kháng theo Điều 11, nếu Bên B không thực hiện một phần hay toàn bộ nội dung công việc theo Hợp đồng trong thời hạn đã nêu trong Hợp đồng hoặc trong khoảng thời gian đã được Bên A gia hạn, thì Bên A có thể khấu trừ vào giá trị hợp đồng một khoản tiền bồi thường thiệt hại (nếu có) hoặc một khoản tiền phạt tương ứng với giá trị phần trăm nội dung công việc tính cho mỗi tuần lễ bị chậm cho đến khi nội dung công việc trong Hợp đồng được thực hiện. Khi đạt đến mức tối đa, Bên A có thể xem xét chấm dứt Hợp đồng theo Điều 11 của Điều kiện hợp đồng. Mức tối đa của khoản khấu trừ này được quy định như sau: - Mức tiền phạt bồi thường thiệt hại do vi phạm về chất lượng bằng ......% giá trị hợp đồng 61

- Mức tiền phạt bồi thường thiệt hại do vi phạm về chất lượng tối đa là 12% giá trị hợp đồng - Mức tiền phạt cho mỗi tuần lễ (7 ngày) chậm chễ bằng .....% giá trị hợp đồng. - Mức tiền phạt tối đa cho mỗi tuần lễ (7 ngày) chậm chễ là 12% giá trị hợp đồng. Điều 14. Quyền và nghĩa vụ của bên A - Bàn giao mặt bằng thi công và các công việc giao thầu theo hợp đồng này cho Bên B trước thời hạn khởi công. - Thanh toán cho Bên B theo đúng thời hạn ghi trong Hợp đồng. - Cử kỹ sư có trình độ thay mặt mình giám sát thi công và thông báo bằng văn bản họ tên và phạm vi trách nhiệm của kỹ sư cho Bên B trước khi khởi công. Trường hợp có sự thay đổi kỹ sư, Bên A cũng phải thông báo ngay bằng văn bản cho Bên B. - Bên A không phải chịu bất cứ trách nhiệm gì liên quan đến việc quản lý, bảo vệ công trình và tổ chức thi công, sau khi đã bàn giao mặt bằng thi công cho Bên B và cho tới khi Bên B bàn giao lại công trình đã được hoàn thành cho Bên A. Trong thời gian thi công Bên A không được cho phép cho bất cứ Nhà thầu nào vào thi công các phần việc không liên quan đến công trình trên mặt bằng công trình mà không có sự đồng ý bằng văn bản của Bên B. Trường hợp cần phải mời các Nhà thầu khác vào thi công các phần việc khác của công trình, Bên A phải thông báo trước cho Bên B về kế hoạch thi công các công việc đó và phải được Bên B đồng ý. - Bên A chịu các rủi ro tổn thất hoặc thiệt hại do bên A sử dụng hoặc chiếm dụng một bộ phận hay một phần mặt bằng thi công công trình đã giao cho Bên B. Bên A chị rủi ro tổn thất hoặc thiệt hại do thiết kế công trình. Điều 15. Quyền và nghĩa vụ của Bên B - Phải thi công và hoàn thành công trình theo đúng hợp đồng, chỉ dẫn của Nhà tư vấn và phải sửa chữa bất kỳ một sai sót nào trong công trình. - Phải chịu trách nhiệm về sự đầy đủ, ổn định và an toàn của mọi thao tác trên công trường và mọi biện pháp thi công. - Phải chịu trách nhiệm về bất kỳ một sai sót nào của các nhà thầu phụ. - Phải thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ môi trường cả trong và ngoài công trình. - Có trách nhiệm cung cấp toàn bộ điện, nước và các dịch vụ khác cần đến để phục vụ việc thi công . - Phải nộp các mẫu vật liệu và các thông tin cần thiết cho Nhà tư vấn trước khi sử dụng vào công trình. - Chịu trách nhiệm bảo đảm thi công công trình đạt chất lượng theo đúng yêu cầu của hồ sơ thiết kế thi công và HSMT, nếu công tác thi công không đạt tiêu chuẩn chất lượng như yêu cầu trong thiết kế thì phải chịu mọi chi phí liên quan đến việc làm hỏng, làm sai và làm lại cho đúng với yêu cầu về chất lượng ghi trong Hồ sơ thiết kế. 62

- Có trách nhiệm quản lý, đảm bảo an ninh, an toàn trên công trình và giữ gìn sạch sẽ môi trường xung quanh, chịu trách nhiệm trước pháp luật về ô nhiễm môi trường do xe máy, thiết bị thi công và vật liệu xây dựng gây ra trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng này. - Tự thu xếp, thuê mướn và sắp đặt nơi ăn, ở cho cán bộ công nhân làm việc trên công trình trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng. - Có trách nhiệm phối hợp với các Nhà thầu được Bên A mời thi công các phần việc khác của công trình trong thời gian chưa bàn giao công trình cho Bên A. - Phải tuân thủ các quy định về an toàn hiện hành. - Phải chú ý bảo đảm an toàn cho tất cả những người có quyền có mặt trên công trường. - Phải làm hàng rào bảo vệ, hệ thống chiếu sáng, bảo vệ, canh gác công trình cho tới khi hoàn thành và bàn giao công trình. Điều 16. Quyền và nghĩa vụ của Nhà tư vấn và kỹ sư giám sát - Chủ đầu tư sẽ chỉ định Nhà tư vấn, là người sẽ thực hiện các nhiệm vụ được phân công trong hợp đồng tư vấn. Nhà tư vấn có trách nhiệm cử những kỹ sư có trình độ chuyên môn phù hợp và các cán bộ chuyên ngành khác có đủ năng lực để thực hiện nhiệm vụ này. - Nhà tư vấn không có quyền sửa đổi hợp đồng. - Nhà tư vấn không có quyền giảm bớt bất kỳ nhiệm vụ, nghĩa vụ hoặc trách nhiệm nào theo hợp đồng cho một bên nào và bất kỳ sự chấp nhận, kiểm tra, đồng ý, xem xét, thẩm tra, chỉ dẫn, thông báo, đề xuất, yêu cầu, thử hoặc hành động tương tự nào của nhà tư vấn (Bao gồm cả trường hợp không có sự phản đối) cũng như không hề miễn cho nhà thầu khỏi bất kỳ trách nhiệm nào theo hợp đồng, bao gồm cả trách nhiệm đối với sai sót, bỏ sót, không nhất quán và không tuân thủ đúng. - Kỹ sư giám sát chịu trách nhiệm thay mặt cho Bên A giám sát việc thực hiện hợp đồng, ký nghiệm thu chất lượng các công tác khuất kín, các loại nguyên vật liệu đưa vào thi công công trình. - Kỹ sư có quyền đình chỉ thi công, không ký nghiệm thu, yêu cầu làm lại khi: Phát hiện Bên B thi công không theo đúng thiết kế; không đúng yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng thiết kế hoặc Bên B sử dụng nguyên vật liệu không đủ tiêu chuẩn chất lượng. - Kỹ sư có quyền phản đối, yêu cầu sa thải ngay khỏi công trường bất kỳ người nào do Bên B tuyển dụng khi người đó có hành vi sai phạm, không có năng lực trong việc thi công các công việc theo hợp đồng này. Bên B phải có trách nhiệm thay thế ngay những người bị sa thải trong trường hợp nêu trên. - Nếu có trường hợp khẩn cấp xẩy ra ảnh hưởng đến an toàn tính mạng con người hoặc công trình hoặc tài sản tiếp giáp, thì kỹ sư được phép (mà không giảm bớt nghĩa vụ và trách nhiệm của Bên B theo hợp đồng) chỉ thị cho Bên B thực hiện những biện pháp cần thiết để khắc phục các thiệt hại hoặc giảm bớt nguy cơ xẩy ra trường hợp 63

khẩn cấp đó mặc dù chưa có sự đồng ý của Bên A, Bên B vẫn phải chấp hành chỉ thị của kỹ sư. - Tất cả những hướng dẫn và Quyết định của Nhà tư vấn hoặc người đại diện của Bên B đều phải thông qua Bên A. Điều 17. Điều khoản chung 1. Các phụ lục sau là một bộ phận không thể tách rời hợp đồng này: - Phụ lục 1: Thời gian và tiến độ thực hiện - Phụ lục 2: Hồ sơ thiết kế, ... - Phụ lục 3: Tiến độ thanh toán - Phụ lục . 2. Hợp đồng này cũng như tất cả các tài liệu kèm theo, thông tin liên quan đến hợp đồng sẽ được các bên quản lý theo quy định hiện hành của nhà nước về bảo mật. 3. Hai bên cam kết thực hiện tốt các điều khoản đã thoả thuận trong hợp đồng. 4. Hợp đồng làm thành 10 bản có giá trị pháp lý như nhau, Bên A giữ 6 bản, Bên B giữ 4 bản; 5. Hợp đồng này có hiệu lực kể từ ngày Bên A nhận được Bảo đảm thực hiện hợp đồng của Bên B. ĐẠI DIỆN BÊN A

ĐẠI DIỆN BÊN B

64

Mẫu bảo đảm thực hiện hợp đồng BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG (Kèm theo bản hợp đồng) ......, ngày..... tháng........năm.............. Kính gửi: ........ ( điền tên chủ đầu tư ) (sau đây gọi là Bên A”) Theo đề nghị của .......(điền tên Nhà thầu) (sau đây gọi là Bên B”) là Nhà thầu trúng thầu gói thầu ( ...... điền tên gói thầu ) cam kết sẽ ký Hợp đồng thi công xây lắp công trình (sau đây gọi là Hợp đồng”) Theo quy định trong Hồ sơ mời thầu này, Bên B phải nộp cho Bên A bảo đảm của một ngân hàng với một khoản tiền xác định để đảm bảo nghĩa vụ và trách nhiệm của mình trong việc thực hiện Hợp đồng. Chúng tôi, (điền tên ngân hàng) ở (điền tên nước) có trụ sở đăng ký tại (ghi địa chỉ của Ngân hàng) (sau đây gọi là Ngân hàng”), xin cam kết bảo đảm cho việc thực hiện hợp đồng của Bên B với số tiền là ....................................VND ( bằng chữ ........đồng Việt Nam). Chúng tôi cam kết thanh toán vô điều kiện, không hủy ngang cho Bên A bất cứ khoản tiền nào trong giới hạn: ( điền số tiền bằng số, chữ và đồng tiền sử dụng ) như đã nêu, khi có văn bản của Bên A thông báo Bên B vi phạm Hợp đồng trong thời hạn hiệu lực của bảo đảm thực hiện hợp đồng. Bảo đảm này có hiệu lực kể từ ngày phát hành cho đến hết ngày... tháng... năm. Đại diện hợp pháp của Ngân hàng (Ghi rõ tên, chức danh, ký tên, đóng dấu)

65

Related Documents