Tiểu lục địa Madagascar 70 triệu năm trước, Madagascar vốn là một phần đại lục cổ châu Phi nhưng do sự đứt gãy địa tầng mà rời khỏi đại lục. Tuy có cơ sở địa chất lâu đời như nhau nhưng sinh vật và cảnh quan nhân văn trên đảo này khác hẳn với châu Phi đại lục. Vì vậy, Madagascar mới được gọi là tiểu lục địa trên Ấn Độ Dương.
Đảo quốc lớn nhất châu Phi trông giống như một chiến hạm lớn chạy trên Ấn Độ Dương, phía nam đại lục châu Phi. Diện tích đảo chính, Madagascar là 590.000 km2, là bán đảo lớn thứ tư trên thế giới, sau Greenland, Ilian, Kalimantan. Phong cảnh Madagascar.
Bán đảo Madagascar trải dài theo phía nam, phía đông và tây tương đối hẹp. Cao nguyên chính giữa chạy dọc nam - bắc, tạo thành khung xương của địa hình toàn bán đảo. Tuy nằm cách xích đạo hơn 1.500 km nhưng nửa phần phía đông, vì suốt năm nhận gió mùa đông nam thổi từ Ấn Độ Dương vào, cộng thêm sự tác động từ khí hậu ẩm ướt đối với địa hình, nên đã hình thành khí hậu nhiệt đới mưa nhiều và độ ẩm cao. Phần phía tây khuất gió lại thuộc về khí hậu nhiệt đới thảo nguyên, hai mùa mưa khô rõ rệt. Điều làm người ta thấy lạ là cùng khí hậu thảo nguyên và nhiệt đới mưa nhiều nhưng ở Madagascar không có các loại động vật lớn thường thấy ở đại lục châu Phi như voi, hà mã, sư tử, ngựa vằn, hươu cao cổ… mà lại có rất nhiều động vật quý hiếm mà đại lục châu Phi không có như khỉ cáo và linh miêu mã đảo. Khỉ cáo mã đảo tổng cộng có 36 loài, ngoại hình trông rất đẹp, mặt cáo mình khỉ, tay ngắn, lông dày, đa số có đuôi để giữ thăng bằng khi chạy nhảy, vừa có cánh tay thiện nghệ để leo trèo. Loại phổ biến là khỉ cáo vằn, vóc dáng như mèo, lông nhung vừa dài vừa nhiều, đen trắng đan xen, miệng đen mặt trắng, đuôi vằn đen trắng đan xen rất đẹp và hấp dẫn người xem. Nó không bám trên cây như các loài khỉ cáo khác mà ở trên vách đá. Khỉ cáo đuôi ngắn là lớn nhất, chiều cao đạt tới 90 cm, thân dài 10 cm, đuôi dài 15 cm. Còn một loại khỉ tay rất đặc thù: toàn thân màu nâu tối, độ lớn cỡ như mèo, mặt ngắn, tai to, móng vuốt đặc biệt dài và linh hoạt, dùng để bắt côn trùng trong các bọng Linh miêu. cây hoặc các khe hở. Linh miêu mã đảo rất quý, thân hình giống như con chồn, độ lớn bằng con chó, chân ngắn, đuôi dài. Các đốm vằn trên mình tương đối ít. Không giống những con mèo bình thường khác, khỉ cáo và mèo mã đảo thuộc về động vật có vú nguyên thuỷ, có giá trị khoa học quan trọng đối với việc nghiên cứu sự tiến hoá của sinh vật, được mệnh danh là thạch hoá sống. Thực vật trên đảo cũng có rất nhiều chủng loại, trong đó có những loại đặc biệt như cây lữ nhân tiêu. Châu Phi đại lục vốn không có loại cây này, về sau được nhập giống ở Madagascar. Loại cây này cao hơn 10 m, thân giống cây dừa, nhìn từ xa, cành lá của nó trông giống như một chiếc quạt lớn xoè ra, giống bộ lông của một con công đang múa.
Do cuống lá của nó thon dài mềm mại, phần gốc có nhiều nước, khách du lịch chỉ cần khoét bằng dao nhỏ là có thể giải khát với loại nước có vị ngọt trong cây. Trong thuyết cấu tạo Bankuai, đại lục châu Phi, Nam Mỹ, Nam Cực, châu Đại Dương, Ấn Độ và Madagascar từng dính liền với lục địa cổ Tongwana phương nam. Về sau, lục địa cổ phát sinh các đứt gãy nên dần dần tách ra, sau một thời gian dài mới chuyển đến các vị trí như ngày nay. Phần phía tây đảo Madagascar và tuyến bờ biển Mozambique tuy cách xa nhưng lại rất ăn khớp với nhau. Bờ biển thẳng tắp phía đông và bờ biển phía tây Ấn Độ gần như xuất phát từ một tuyến. Những điều này đều là chứng cứ của thuyết di dời đại lục. Đảo Madagascar từ sau khi tách rời đại lục cổ Tonwana đã rơi vào tình trạng cách ly với thế giới trong một thời gian dài. Sự tiến hoá của sinh vật đi theo con đường phát triển độc lập, làm sinh sôi nhiều loài chim quý, thú lạ, kỳ hoa dị thảo đã tuyệt chủng rất sớm ở nhiều nơi nhưng lại được bảo tồn nơi đây. Vì thế, tiểu lục địa trên Ấn Độ Dương lại có thêm biệt hiệu là hòn đảo của những hoá thạch sống. Cư dân sốn trên đảo có chủng tộc, ngôn ngữ và phong tục tập quán riêng biệt. Người Madagascar da màu vàng, vóc dáng hoàn toàn khác với người Ảrập và người da đen của đại lục châu Phi, lại rất giống cư dân Đông Nam Á xa xôi. Tiếng Madagascar và ngôn ngữ của khu vực Đông Nam Á cũng gần giống nhau, xét về phân loại ngôn ngữ (cùng ngữ hệ Mã Lai - Polinixi). Theo khảo sát và chứng minh tổ tiên của người Madagascar chủ yếu đến từ vùng Đông Nam Á ở bên kia Ấn Độ Dương. Từ trước Công nguyên đã có dân tộc Đông Nam Á như Indonesia dùng thuyền vượt đại dương để sinh sống trên đảo, dần dần dung hợp với Khỉ cáo. người da đen, người Ảrập đến đảo sau này. Chính vì nguồn gốc lịch sử của huyết thống chủng tộc và sự di dời dân tộc này nên người Madagascar được xem là người da vàng châu Phi. Đảo Madagascar vẫn giữ nhiều phong tục tập quán của người Đông Nam Á. Vùng nông thôn mang đậm nét Đông Nam Á. Nhà cửa, nông trại, thường được dựng bằng tre trúc, hai mái nghiêng được phủ bằng các loại rơm cỏ và lá cọ, trên tường còn có các khám thờ. Cư dân trên đảo từ việc ăn uống, ở đến các thể thức nghi lễ hôn nhân, tang chế đều giữ lại nhiều nét đặc sắc của Đông Nam Á. Nhiệt độ trên đảo Madagascar tương đối cao, nhiều mưa, điều kiện khí hậu thuận lợi cho việc phát triển cây lúa. Lúa là cây lương thực chủ yếu của người Madagascar, kỹ thuật sản xuất cũng được truyền từ Đông Nam Á tới. Vì nước nhiều nên cây cỏ xanh tốt, lại không có ruồi nhọn vòi tấn công gia súc nên cư dân trên đảo có thói quen nuôi bò. Việc nuôi bò ở đây cũng đặc biệt, chủ yếu là bò có hình dáng u lưng lạc đà. Ở đây có hơn 10 triệu con bò, tương đương tổng số dân trong nước nên được gọi là “vùng đất của bò u”. Ở Madagascar, bò chiếm vị trí vô cùng đặc biệt, khắp nơi trên đảo đâu đâu cũng có hình tượng của bò: trên quốc huy, tiền tệ, huy chương hướng đạo sinh… Những tấm bảng sừng sững hai bên đường cũng vẽ hình đầu bò. Trên tấm bia kỷ niệm độc lập dựng năm 1960 cũng có hình bò u. Ở miền Nam, lễ đính hôn của chàng trai khi cầu hôn là “trộm” bò để thấy sự đảm lược và lòng dũng cảm của người cầu hôn, từ đó có thể lọt vào mắt xanh của cô gái.
(Theo sách Những nền văn minh thế giới)