Luan Vanc1 Hoan Thien

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Luan Vanc1 Hoan Thien as PDF for free.

More details

  • Words: 11,825
  • Pages: 48
1

LỜI NÓI ĐẦU Sản phẩm tấm lợp fibro-ximăng đã được sản xuất trên quy mô công nghiệp ở hàng chục quốc gia trên thế giới với lịch sử phát triển trên 100 năm nay. Do các tính năng ưu việt về cơ lý tính, giá rẻ, tuổi thọ theo thời gian tới hàng chục năm nên loại sản phẩm này đã được sử dụng rộng rãi với các tính năng như làm tấm lợp gợn sóng, vách ngăn phẳng, ống dẫn nước (kể cả ống chịu áp lực) và nhiều loại sản phẩm phục vụ trong dân dụng và trong công nghiệp khác. Ở Việt Nam tấm lợp fibro-ximăng được sử dụng rất phổ biến như nhà ở, chuồng trại chăn nuôi, xưởng sản xuất. Do giá thành thấp, nhưng độ bền cao nên sản phẩm này vẫn đang là lựa chọn của người dân nghèo trên mọi miền đất nước. Hiện nay sản lượng của tấm lợp fibro-ximăng đạt 65-70 triệu m2/năm. Từ năm 2004, theo số liệu dự báo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư đến năm 2010 nhu cầu sử dụng sản phẩm này là khoảng 100 triệu m2/năm, điều này cho thấy nhu cầu tăng trưởng ở nước ta là khá lớn, từ 6-7% /năm. Tuy nhiên hiện nay các nhà máy của ta còn đang sản xuất bằng các dây chuyền cũ kỹ, nhiều công đoạn còn thủ công cho nên để đáp ứng được sản lượng trên là một bài toán còn nan giải đối với các nhà sản xuất vì mua dây chuyền mới hiện đại của nước ngoài giá thành rất cao, dẫn đến giá sản phẩm cao, không phù hợp với kinh tế của đại đa số người dân Việt Nam. Mặt khác, với những dây chuyền sản xuất kiểu như vậy, việc kiểm soát công nghệ phụ thuộc phần lớn vào công nhân vận hành máy, do vậy chất lượng cũng như tính đồng đều của sản phẩm khó đảm bảo, khó cạnh tranh với các sản phẩm khác cùng tính năng.

2

Ứng dụng hệ thống SCADA(điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu) vào dây chuyền sản xuất này nhằm hiện đại hoá, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm là một vấn đề có ý nghĩa thực tiễn và cấp bách hiện nay. Khái niệm SCADA được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp và các nhà máy hiện đại. Đối với một nhà máy hiện đại, khi xây dựng và đưa vào hoạt động, để có thể tạo ra được sản phẩm đạt yêu cầu về chất lượng, đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của thị trường, nhà máy cần được trang bị các máy móc hiện đại, đạt được các tiêu chuẩn về chất lượng và môi trường, độ an toàn, năng suất và tiết kiệm. Chính vì thế, việc tích hợp tự động hóa nhà máy là một yêu cầu bức thiết được ra. Các hạng mục sản xuất được trang bị máy móc tự động, phần mềm điều khiển hiện đại để tiết kiệm nhiên liệu, điện năng, nhân công và đảm bảo chính xác theo yêu cầu Với vấn đề đặt ra như trên, tôi đã chọn đề tài “XÂY DỰNG HỆ THỐNG THU THẬP DỮ LIỆU, GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN (SCADA) CHO DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TẤM LỢP FIBRO-XIMĂNG”.

3

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. GIỚI THIỆU VỀ DÂY CHUYỀN SẢN XUẤT TẤM LỢP FIBRÔXIMĂNG. 1.1.1.

Sơ đồ nguyên lý.

1.1.2.

Các công đoạn và quy trình sản xuất.

Dây chuyền sản xuất tấm lợp fibrô-ximăng gồm 4 khu vực chính: • Khu vực chuẩn bị liệu. • Khu vực xeo cán. • Khu vực tạo hình sản phẩm. •

Khu vực dưỡng hộ và dỡ thiết bị. Ngoài ra còn các thiết bị phụ khác hỗ trợ cho qúa trình sản xuất như:

máy đánh bavia, hệ hai côn nước (trong, đục), hệ thống bơm. 1.1.2.1 Chuẩn bị và hòa trộn liệu  Chuẩn bị Amiăng. Amiăng chứa trong các bao được đổ vào nghiền sơ bộ trong máy nghiền bánh lăn (1) và có châm thêm nước sạch. Amiăng bị ướt sẽ làm các sợi tách nhanh hơn, phá vỡ các kết cấu vón cục nhưng không bẻ vụn các sợi.  Chuẩn bị Bột giấy. Giấy xé tơi được đưa vào nghiền trong máy nghiền bánh lăn và có châm thêm nước sạch.  Chuẩn bị huyền phù 2 thành phần

4

Amiăng và giấy sau khi đã được nghiền sơ qua cùng với nước được đưa sang máy Hollander I(2) hòa trộn thành hỗn hợp huyền phù.  Chuẩn bị huyền phù 3 thành phần. Huyền phù được xả từ máy Hollander I (máy nghiền trộn kiểu Hà Lan) sang máy Hollander II (3), tại đây dung dịch này được phối trộn thêm ximăng với tỉ lệ thích hợp và được đánh trong máy cho tới khi được trương nở tạo thành một dung dịch huyền phù đồng nhất 3 thành phần và từ đây được gọi tắt là “liệu”. 1.1.2.2 Xeo cán tấm phẳng(tấm lắc ướt) Công đoạn này bắt đầu từ máy khuấy phân phối (5)(6). Hỗn hợp huyền phù bao gồm dung dịch amiăng và ximăng được dự trữ trong máy khuấy phân phối để tránh lắng đọng và chuyển theo định lượng thời gian vào bể xeo của giàn xeo cán(7). Máy khuấy phân phối sẽ bổ xung nước đục vào bể xeo để đảm bảo thủy phần của “liệu” theo yêu cầu công nghệ.Theo nguyên tắc chênh lệch áp suất thủy tĩnh và tính mao dẫn, vật liệu xeo bám vào tang xeo, chuyển lên băng dạ kỹ thuật và được dán nhiều lớp lên tang định hình của máy xeo. Khi đạt đến chiều dày mong muốn, bộ phần dao cắt sẽ tách tấm lắc ướt ra khỏi tang định hình và chuyển lên băng tải cao su (8), kết thúc quá trình xeo cán. Trong quá trình xeo cán, thủy phần của liệu sẽ giảm đáng kể theo từng công đoạn để đạt được thủy phần và mật độ mong muốn cuả tấm lắc ướt. Dàn xeo cán tấm phẳng được trang bị các hệ chân không cao để giảm thủy phần trong liệu và hệ chân không thấp để làm khô băng dạ kỹ thuật. Huyền phù hay liệu được chuyển sang bể xeo chứa khoảng 15% chất rắn(amiăng , ximăng) và 85% nước. Quá trình lọc qua lưới của tang xeo làm mất đi khoảng 60% lượng nước. Qua các khâu hút chân không và tang định hình, lượng nước còn lại trong sản phẩm(tấm lắc ướt) khoảng 25% là tốt nhất.

5

1.1.2.3 Tạo hình sản phẩm. Công đoạn này gồm hai băng tải cao su và hệ thống dao cắt bavia dọc và dao cắt bavia ngang, goòng đón tấm lắc ướt, máy tạo sóng (10), các xe vận chuyển sản phẩm ra khu vực dưỡng hộ và hầm sấy bằng hơi nước (11). Tấm lắc ướt sau khi được cắt khỏi tang định hình sẽ được chuyển qua 2 băng tải cao su để tấm lắc ướt theo kích thước đã định bằng dao cắt bavia dọc và ngang. Sau khi ra khỏi băng tải cao su, tấm lắc ướt được đón tấm bằng xe goòng. Trên xe goòng có đặt sẵn tấm khuân bằng kim loại để định hình sản phẩm khi qua máy tạo sóng. Máy tạo sóng được thiết kế theo phương pháp ép co để tạo hình tấm lắc ướt mà không gây dãn sản phẩm. Sau khi qua máy tạo sóng, tấm lắc ướt có dạng sóng và được nhấc sang xe goòng để đưa sang hầm dưỡng hộ sản phẩm bằng hơi nước.

1.1.2.4

Dưỡng hộ và dỡ sản phẩm.

Sau khi tấm lắc ướt định hình, các xe goòng chuyển tấm sang vị trí dưỡng hộ sản phẩm bằng hơi nước. Sau khi ra khỏi hầm sấy và để nguội, tấm sản phẩm đã cứng và được đưa sang khu vực dưỡng hộ tự nhiên (12), có phun nước trong 3 ngày đầu để đạt được độ bền theo tiêu chuẩn. Sản phẩm sau khi dưỡng hộ sẽ được đưa vào khu vực dỡ sản phẩm ra khỏi khuôn.Công đoạn này gồm có máy hút dỡ chân không đảm bảo cho sản phẩm không bị rơi vỡ. 1.1.2.5 Các hệ thống phụ trợ.

 Máy đánh bavia (9) dùng để tận dụng mảnh tấm lắc ướt sinh ra trong quá trình cắt bavia.

6

 Hệ 2 côn nước công nghệ (15)(16) nhằm tận dụng nước và vật liệu thừa.  Hệ thống bơm bao gồm bơm bùn để chuyển liệu, bơm nước đục (14) phục vụ quá trình công nghệ.

1.1.3.

Yêu cầu về thu thập dữ liệu, điều khiển giám sát quá trình.

Từ yêu cầu công nghệ, yêu cầu về thu thập dữ liệu, điều khiển giám sát quá trình cụ thể như sau: 1.1.3.1 Khu vực chuẩn bị liệu. *) Thu thập dữ liệu Khu vực này chuẩn bị vật liệu để tạo huyền phù do vậy dữ liệu cần thu thập là rất chính xác để đảm bảo công nghệ. -

Dữ liệu khối lượng: cho một mẻ vật liệu ximăng, giấy, amiăng. -

Dữ liệu thể tích : lượng nước sạch đưa vào để trộn amiăng thành huyền phù một, hai thành phần.

-

Dữ liệu độ đậm đặc của huyền phù.

-

Dữ liệu về mức: mức cao, mức thấp của thùng nghiền tuần hoàn.

*) Điều khiển giám sát. - Các động cơ: máy nghiền, máy bơm chuyển liệu. - Ổn định dòng máy nghiền. - Cân định lượng: ximăng, giấy, amiăng - Các van khí nén đóng mở van xả cấp liệu. 1.1.3.2 Khu vực xeo cán. *) Thu thập dữ liệu. - Độ đậm đặc của liệu.

7

- Độ dày của tấm ướt trên xeo. - Số vòng quay của tang xeo. *) Điều khiển giám sát. - Các động cơ quay tang xeo, quay băng tải, quạt hút chân không. - Vị trí của cửa cấp liệu tại khuân phân phối. - Dao cắt tắm lắc ướt trên tang xeo sau khi đạt được số vòng quay quy định. 1.1.3.3

Khu vực tạo hình sản phẩm. *) Thu thập dữ liệu. *) Điều khiển giám sát. - Các động cơ: băng tải, chạy xe con, nâng hạ tấm. - Các van khí nén: đóng mở để co dãn bàn tạo sóng. - Vị trí chạy của xe con (chạy trái, phải), tay đỡ(nâng, hạ). - Dao cắt bavia. - Dấu in trên sản phẩm. 1.1.3.4 Khu vực dỡ tấm. *) Thu thập dữ liệu. - Số lượng sản phẩm đạt, loại. *) Điều khiển giám sát. - Các động cơ: chạy xe con, nâng hạ bàn hút khuôn, nâng hạ giá đỡ đóng mở, tay vẫy. - Vị trí chạy của xe con, tay đỡ.

8

1.2.

HỆ THỐNG THU THẬP DỮ LIỆU, GIÁM SÁT VÀ ĐIỀU KHIỂN 1.2.1.

SCADA.

1.2.1.1. Mở đầu. Supervisory Control And Data Acquisition (SCADA) là sự kết hợp giữa công nghệ tự động hóa và kỹ thuật điều khiển. Nó đang phát triển và có khuynh hướng phát triển ở trong mọi lĩnh vực của công nghiệp. Hơn mười năm trở lại đây ở các nước tiên tiến họ đã quan tâm mạnh mẽ đến SCADA .Sự phát triển như vũ bão của công nghê thông tin đã làm tăng mức độ tự động hoá đồng thời phân bố lại chức năng giữa con người với thiết bị và sinh ra vấn đề tương tác giữa con người – quan sát viên với hệ thống điều khiển. SCADA đã được đặt lên hàng đầu ở những nước phương tây vào những năm 80 thế kỷ XX, và ở Việt Nam bắt đầu từ những năm 90. 1.2.1.2. Định nghĩa SCADA . SCADA (Supervisory Control And Data Acquisition) là một hệ thống thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển các quá trình từ xa.Hay thực chất nó là một quá trình thu thập dữ liệu thời gian thực từ các đối tượng để xử lý, biểu diển, lưu trữ, phân tích và có khả năng điều khiển những đối tượng này Người vận hành có thể nhận biết và điều khiển hoạt động các thiết bị thông qua máy tính và mạng truyền thông. Nói cách khác, SCADA thường được dùng để chỉ tất cả các hệ thống máy tính được thiết kế để thực hiện các chức năng sau: 

Thu thập dữ liệu từ các thiết thiết bị công nghiệp hoặc các cảm biến.



Xử lý và thực hiện các phép tính trên các dữ liệu thu thập được.



Hiển thị các dữ liệu thu thập được và kết quả đã xử lý.

9



Nhận các lệnh từ người điều hành và gửi các lệnh đó đến các thiết bị của nhà máy.



Xử lý các lệnh điều khiển tự động hoặc bằng tay một cách kịp thời và chính xác. Trong những hệ thống SCADA dù ít hay nhiều cũng được thực hiện

những nguyên tắc như: làm việc với thời gian thực, sử dụng một khối lượng tương đối lớn thông tin thừa do tần số cập nhật dữ liệu cao, cấu trúc mạng, nguyên tắc hệ thống và môdun mở, có thiết bị dự trữ để làm việc trong trạng thái “dự trữ nóng”, … 1.2.1.3. Các lĩnh vực ứng dụng SCADA . Ngày nay hệ thống SCADA được ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp và được ứng dụng hiệu quả nhất trong vấn đề tự động hoá điều khiển quá trình liên tục và phân bố. Đặc biệt trong một số lĩnh vực sau: 

Công nghệ dầu khí.



Điều khiển sản xuất, chuyển tải và phân phối năng lượng điện.



Cung cấp nước, làm sạch nước và phân phối nước.



Điều khiển những đối tượng vũ trụ.



Điều khiển trong giao thông (tất cả các dạng giao thông: hàng không, đường sắt, đường bộ, đường thuỷ, tàu điện ngầm).



Viễn thông.



Quân sự.

10

1.2.1.4. Các hệ thống SCADA. SCADA InTouch

COMPANY Wonderware

COUNTRY USA

GeniDAQ

Advantech

Taiwan

Genesis32

Iconics

USA

Trace Mode

AdAstra

Russia

Vijeo Look

Schneider Electric

France

Citect

Ci Technologies

Australia

Factory Link

United States DATA Co.

USA

RSView

Rockwell Software Inc.

USA

LabView

National Instruments

USA

iFIX

Intellution

USA

WinCC

Siemens

Germany

Master SCADA

InSAT

Russia

CIMPLICITY

GE Fanuc

USA

Contour

Obedinenie Uig

Ucraina

Wizcon

Axeda

USA

Crug-2000

Crug

Russia

Elipse SCADA

Elipse Software

USA

11

1.2.1.5. Cấu trúc cơ bản của một hệ thống SCADA.

Instrucmentaion Comunication Network

Remote Station

Central Monitoring Station

CS GIÁM SÁT VIÊN

MTU

RTU

ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU KHIỂN

Hình.. : Cấu trúc cơ bản của hệ thống SCADA Một hệ thống SCADA cơ bản có các thành phần chính là: MTU, RTU và CS(Comunication System)-thành phần truyền thông.  MTU(Master Terminal Unit). MTU là trung tâm điều phối của một hệ thống SCADA. Nó thực hiện công việc xử lý dữ liệu và điều khiển ở mức cao với thời gian thực mềm (Có 2 loại hệ thống thời gian thực: hệ thống thời gian thực cứng và hệ thống thời gian thực mềm.)

12

MTU giao tiếp với người điều hành thông qua CS-khối truyền thông. Ngoài ra MTU còn được kết nối với các thiết bị ngoại vi như monitor, máy in và có thể kết nối với mạng truyền thông Nhiệm vụ của MTU bao gồm: 

Cập nhật dữ liệu từ các thiết bị RTU và nhận lệnh từ người điều hành.



Xuất dữ liệu đến các thiết bị thi hành RTU.



Hiển thị các thông tin cần thiết về các quá trình cũng như trạng thái của các thiết bị lên màn hình giúp cho người điều hành giám sát và điều khiển.



Lưu trữ, xử lý các thông tin và giao tiếp với các hệ thống thông tin khác. MTU có thể bằng những dạng khác nhau, từ một máy tính đơn lẻ với các

thiết bị cũ cho đến hệ thống máy tính lớn bao gồm các Server và Client.  RTU(Remote Terminal Unit) RTU- thiết bị đầu cuối từ xa, thường đặt tại nơi làm việc để thu nhận dữ liệu và thông tin từ xa ở chế độ thời gian thực từ các thiết bị hiện trường như các valve, các cảm biến, các đồng hồ đo… gửi đến MTU để xử lý và thông báo cho người điều hành biết trạng thái hoạt động của các thiết bị hiện trường. Mặt khác, nó nhận lệnh hay tín hiệu từ MTU để điều khiển hoạt động của các thiết bị theo yêu cầu. Thông thường các RTU lưu giữ thông tin thu thập được trong bộ nhớ của nó và đợi yêu cầu từ MTU mới truyền dữ liệu. Tuy nhiên ngày nay các RTU hiện đại có các máy tính và PLC có thể thực hiện điều khiển trực tiếp qua các địa điểm từ xa mà không cần định hướng của MTU. Việc sử dụng RTU có bộ xử lý cho phép làm giảm được yêu cầu đối với tốc độ của kênh truyền kết nối

13

với trung tâm điều khiển.  CS(Comunication System). CS là môi trường truyền thông giữa các khối thiết bị với nhau, bao gồm phần cứng và phần mềm.  Phần cứng: Là các thiết bị kết nối như moderm, hộp nối, cáp truyền và các thiết bị thu phát vô tuyến (trong hệ thống không dây- Wireless), các trạm lặp (trong trường hợp chuyển đi xa).  Phần mềm: Đó là các giao thức truyền thông(protocol), các ngôn ngữ lập trình được dùng để các thiết bị có thể giao tiếp với nhau. CPU của RTU nhận luồng dữ liệu nhị phân theo giao thức truyền thông. Các giao thức có thể là giao thức mở như TCP\IP (Transmission Control Protcol and Internet Protocol) hoặc các giao thức riêng. Những luồng thông tin được tổ chức theo mô hình 7lớp ISO/OSI. Mô hình OSI được sử dụng để đặt tiêu chuẩn cho cách trao đổi thông tin với các giao thức. Truyền thông và dữ liệu RTU nhận thông tin của nó nhờ vào sự nhận dạng mã trong dữ liệu truyền. Dữ liệu này được biên dịch và được CPU điều khiển thích hợp tác động tại chỗ. 1.2.2.

Hệ thống SCADA hiện đại. Các hệ thống SCADA hiện đại là một giai đoạn phát triển hệ thống tự động hoá trước đây, chính là hệ thống truyền tin và báo hiệu (Telemetry and Signalling).Cùng với sự phát triển vượt bậc của công nghệ viễn thông và công nghệ thông tin, các hệ thống SCADA ngày nay cho phép thu thập dữ liệu, điều khiển và giám sát trên một phạm vi rộng lớn hơn, có thể lên đến hàng ngàn hay thậm chí là cả hàng chục ngàn kênh Input/Output với tốc độ nhanh và độ tin cậy cao nhờ vào các giao thức mở và các mạng truyền thông như

14

mạng PROFIBUS, WAN, LAN, INTHENET và cả mạng Internet. Hầu hết các phần mềm SCADA ngày nay đều có hỗ trợ kết nối Internet. Mặt khác, trong hệ thống SCADA ngày nay có các PLC có khả năng đảm nhận việc giám sát và điều khiển tại các điểm cục bộ. Tuy nhiên MTU vẫn không thể thiếu trong hệ thống SCADA . Sơ đồ của một hệ thống SCADA hiện đại.

WEB Server

SCADA station

Modules of factory Resource management

SCADA station

VB, C++ Applications

Relation DB

QUẢN LÝ QUÁ TRÌNH

1.2.2.1

QUẢN LÝ CẤP

CÔNG TY

Realtime DB

r s o s

GIÁM SÁT

OPCServer

OPCServer

OPCServer

t

ĐIỀU KHIỂN TỰ ĐỘNG Hình …: Sơ đồ của một hệ thống SCADA hiện đại Đo lưu lượng Đo nhiệt độ Đo áp suất

Cơ cấu chuyển động

Analog I/O Discrete I/O Các phần tử điều khiển

Configuaration & maintenance

QUẢN LÝ CẤP TRƯỜNG

15

Internet Work Station

Work Station

Server

Modem Server

Files Server (DB)

LEVER 3 Mạng Công ty Modem

HUB

Radio hoặc Telephone line Modem SCADA development

SCADA

PLC

PLC

SCADA

HUB

SCADA

PC

LEVER 2 Mạng cơ sở SX LEVER 1 Cross board

I/O modules

Cảm biến Biến đổi khí nén/điện điện

RTUs

Descrete input modules

U,I,f

Bộ báo hiệu

Analog onput modules

Piston

Động cơ, máy bơm

Cảm biến khí nén

Hình ..: Sơ đồ hệ thống SCADA hiện đại mở rộng  Chức năng và nhiệm vụ của Level I. - Thu thập dữ liệu quá trình công nghệ thời gian thực. -

Tính toán theo algorithm và đưa ra tín hiệu điều khiển theo qui luật

cho trước. - Báo hiệu về việc vượt quá ngưỡng cho phép của các thông số.

16

- Ngăn chặn những hành động lỗi của người vận hành và thiết bị điều khiển. - Ngăn ngừa xảy ra cảnh báo.  Chức năng và nhiệm vụ của Level II - Thu thập thông tin từ cấp dưới, xử lý, lưu trữ và monitoring. - Đưa ra tín hiệu điều khiển trên cơ sở phân tích thông tin. - Chuyển thông tin về việc sản xuất ở các xưởng, xí nghiệp cho cấp cao hơn. -

Tính toán những thông số thứ cấp, trong đó, chỉ số chất lượng sản

phẩm, chỉ số kinh tế - kỹ thuật. - Lưu trữ thông tin. - Đưa ra các thông báo. - Chuẩn đoán về sự hư hỏng của các phần tử trong hệ thống. -

Xác định thông số, cấu hình của các thiết bị điều khiển và những bộ

điều khiển cục bộ của Level I. - Thay đổi cấu trúc các hệ thống điều khiển cục bộ, thay đổi trạng thái làm việc của các thiết bị điều khiển. 

Chức năng và nhiệm vụ của Level III. - Tối ưu các chỉ số kinh tế về sản xuất. - Điều khiển theo các chỉ số kinh tế, kinh tế-kỹ thuật. - Quản lý tài nguyên của công ty. - Lưu trữ thông tin. - Đưa ra kế hoạch sản xuất. 1.2.2.2

Cấu trúc của hệ thống .

17

Ngày nay, các hệ thống SCADA thế hệ mới được xây dựng theo cấu trúc phân bố, trong đó máy chủ được phân bố trên một số các bộ xử lý được nối với nhau thông qua mạng cục bộ (LAN). Trong đó, mỗi bộ xử lý có một nhiệm vụ riêng nhất định như: thu thập và xử lý, xây dựng hiển thị, tạo báo cáo …và một số bộ xử lý dùng để dự phòng. Hệ thống được thiết kế theo giao thức mở và cơ chế Client – Server.Với: 

IOS: module các ngõ vào ra dữ liệu (Data Input/Output Modules).



MMI: module giao tiếp giữa người và máy (Man- Machine Interface).



HDC: module lưu trữ dữ liệu thu thập được trong quá khứ (Historical for Data Collection Storage).



GW: cổng giao tiếp cho mạng LAN (Gateway for Inter-LAN Comunication).



APPS: module tính toán và xử lý ứng dụng (Aplication Calculation and Processing Module).

1.2.2.3

Các đặc tính chính của hệ thống .

Các hệ thống SCADA hiện nay có các đặc tính sau: 

Đồ họa hoàn toàn trong quá trình giám sát và điều khiển.



Có hệ thống lưu trữ dữ liệu (History) và hiển thị đồ thị quá trình, có khả năng hiển thị đa tín hiệu.



Hệ thống cảnh báo và ghi nhận sự kiện (Alarm/ Event System).



Hỗ trợ các chuẩn truyền thông nối tiếp, song song và giao thức TCP/IP.



Hệ thống báo cáo, báo biểu theo chuẩn công nghiệp.



Hỗ trợ các chuẩn giao diện OPC, OLE/DB và các giao diện công nghiệp khác.



Khả năng tích hợp tín hiệu Video động.

18



Khả năng đồng bộ về thời gian với hệ thống cũng như giữa các Server và Client.

1.2.2.4

Đặc điểm về giao tiếp người và máy.

Về phần giao tiếp giữa người và máy, các hệ thống SCADA ngày nay được trang bị các khối hiển thị hình ảnh VDU (Video Display Unit), hiển thị đầy đủ hình ảnh đồ họa của các quá trình. Ngoài ra còn có kèm theo mouse, trackball, joystick và bàn phím, các nút điều khiển được thay thế bằng các biểu tượng (Icon) trên màn hình. Chúng được tác động bằng mouse, bàn phím hay có thể chỉ tay lên biểu tượng trên màn hình đối với các màn hình cảm ứng. Các thiết bị đó giúp cho người điều hành có khả năng: 

Nhanh chóng hoán đổi giữa các hiển thị.



Nhanh chóng xem được chi tiết các thông tin được cập nhật.



Tạo và sửa đổi các hiển thị trực tiếp trên màn hình hệ thống.



Có những hiệu ứng đặc biệt giúp dễ dàng phân biệt trạng thái cũng như nhận biết dữ liệu (Ví dụ: các màu khác nhau cho các trạng thái khác nhau). Ngoài ra các VDU chạy trên môi trường Windows hay Windows-X còn

giúp điều hành viên có thể: Xem trên cùng một VDU nhiều mảng thông tin, và truy cập được các dữ liệu nằm rải rác theo địa lý hoặc các dữ liệu thuộc các cơ sở dữ liệu khác nhau. Về các RTU, không còn là những thiết bị thụ động nữa mà chúng làm nhiệm vụ thu thập và lưu giữ dữ liệu vùng. Nhiều mức xử lý dữ liệu và điều khiển được thực hiện tại các RTU.

19

Nhiều loại thiết bị có thể được nối vào các RTU như: PLC, máy đo lưu lượng, thiết bị lấy chuẩn trong cac bin hay các bồn chứa…Các RTU có thể được kết nối theo kiểu phân bố hoặc kiểu phân cấp. Dữ liệu của các RTU được xử lý tại trạm chủ. Về cơ sở dữ liệu, các dữ liệu được lưu trữ không chỉ là dữ liệu đo đạc từ xa được tính toán mà còn là các thông số bảo vệ, các sự kiện, các mẫu tin cũng như cảnh báo. Do tính chất phân bố của SCADA nên cơ sở dữ liệu cũng được phân bố. Cơ sở dữ liệu cũng có thể liên hệ với hệ thống quản trị thông tin(Managerment Information System) và hệ thống thông tin địa lý GIS(Geographic Information System). Ngoài ra, các dữ liệu có thể được bảo mật bằng các password.

20

1.3. 1.3.1.

MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP Mạng truyền thông công nghiệp. 1.3.1.1. Giới thiệu chung về mạng truyền thông công nghiệp *) Khái niệm. Mạng truyền thông công nghiệp hay mạng công nghiệp là một khái niệm chung chỉ các hệ thống truyền thông số, truyền bít nối tiếp, được sử dụng để ghép nối với các thiết bị công nghiệp. Về cơ sở kỹ thuật, mạng công nghiệp và các hệ thống mạng viễn thông có rất nhiều điểm tương đồng, tuy nhiên cũng có nhiều điểm khác biệt sau: Đặc điểm so sánh

Mạng viễn thông

Mạng công nghiệp

Phạm vi địa lý và thành viên Lớn hơn tham gia Phương pháp truyền thông (điều Phức tạp hơn biến, dồn kênh, chuyển mạch, truyền tải….) Con người(chủ yếu), Đối tượng

thiết bị kỹ thuật.

Dạng thông tin

Tiếng nói, hình ảnh, văn bản, dữ liệu..

Thiết

bị

công

nghiệp Dữ liệu Kỹ thuật truyền dữ

Kỹ thuật truyền thông

Phong phú

liệu theo chế độ bít nối tiếp

Mạng truyền thông công nghiệp là một dạng đặc biệt của mạng máy tính.có thể so sánh như sau: Đặc điểm

Mạng máy tính Mạng công nghiệp Sử dụng kỹ thuật truyền thông số hay truyền dữ liệu

21

Giống nhau Mạng máy tính được coi là một phần trong mô hình phân cấp của mạng công nghiệp(cấp điều khiển, giám sát điều hành sản Khác nhau

xuất và quản lý công ty) Yêu cầu cao về tính Yêu cầu cao về tính realtime, độ tin bảo mật

cậy, khả năng tương thích

*) Vai trò. Sử dụng mạng truyền thông công nghiệp, đặc biệt là bus trường để thay thế cách nối điểm- điểm cổ điển giữa các thiêt bị công nghiệp mang lại hàng loạt lợi ích sau: - Đơn giản hóa cấu trúc liên kết giữa các thiết bị công nghiệp: Một số lượng lớn các thiết bị thuộc các chủng loại khác nhau được ghép nối với nhau thông qua một đường truyền duy nhất. - Tiết kiệm dây nối và công thiết kế, lắp đặt hệ thống : Toàn bộ lượng lớn cáp truyền được thay thế bằng một đường truyền duy nhất, chí phí về nguyên vật liệu và công lắp đặt được giảm đáng kể. - Nâng cao độ tin cậy và độ chính xác cuả thông tin: Khi dùng phương pháp truyền tín hiệu tương tự cổ điển, tác động của nhiễu dễ làm thay đổi nội dung thông tin mà thiết bị không có cách nào nhận biết. Nhờ kỹ thuật truyền thông số, thông tin truyền đi khó bị sai lệch hơn, các thiết bị nối mạng có khả năng phát hiện và chẩn đoán lỗi đồng thời việc bỏ qua nhiều lần chuyển đổi qua lại tương tự- số, số - tương tự nâng cao độ chính xác của thông tin. - Nâng cao độ linh hoạt, tính năng mở của hệ thống : - Đơn giản, tiện lợi hóa việc tham số hóa, chẩn đoán, định vị lỗi, sự cố lỗi của các thiết bị : - Mở ra nhiều chức năng và khả năng ứng dụng mới của hệ thống :

22

Mạng truyền thông công nghiệp ứng dụng rộng rãi trong hầu hết các lĩnh vực công nghiệp : như điều khiển quá trình, tự động hóa xí nghiệp, tự động hóa tòa nhà, điều khiển đèn giao thông…các hệ thống bus trường trong điều khiển quá trình đã thay thế các mạch dòng tương tự 4-20mA. *) Mô hình phân cấp mạng truyền thông công nghiệp MẠNG CÔNG TY MẠNG XÍ NGHIỆP -Bus hệ thống -Bus quá trình -Bus điều khiển

QUẢN LÝ CÔNG TY

-Bus trường -Bus cảm biến/ chấp hành -Bus thiết bị

Điều hành sản xuất

Điều khiển, giám sát

Điều khiển

Cảm biến/ Chấp hành

Tương ứng với năm cấp chức năng là bốn cấp hệ thống truyền thông. Từ cấp điều khiển giám sát trở xuống thuật ngữ “mạng” được thay thế bởi “Bus” (với lý do phần lớn các hệ thống mạng phía dưới đều có cấu trúc vật lý hoặc logic kiểu bus). Bus trường(fieldbus): Đây là cấp nằm tại hiện trường và tất nhiên cấp này nằm sát với dây chuyền sản xuất nhất. Các thiết bị chính trong cấp này là sensor và cơ cấu chấp hành, chúng có thể được nối mạng trực tiếp hoặc thông qua đường

23

Bus để nối với cấp trên (cấp điều khiển).Hệ thống Bus dùng để kết nối các thiết bị ở cấp hiện trường với cấp điều khiển gọi là Bus trường (fieldbus), trong thực tế hệ thống Bus này đòi hỏi cần có đáp ứng thời gian thực trong các cuộc trao đổi thông tin. Và một đặc trưng của các cuộc trao đổi tin trong cấp trường là các bản tin thường có chiều dài không lớn khoảng vài byte (thời gian phản ứng tiêu biểu từ 0.1 đến vài miligiây, tốc độ truyền thông cần ở phạm vi Mbit/s hoặc thấp hơn ). Các sensor và cơ cấu chấp hành được nối trên đường Bus có thể là các thiết bị thông minh hoặc cũng có thể là các thiết bị thông thường có sử dụng thêm các bộ chuyển đổi giao thức tương thích. Một số kiểu Bus trường chỉ thích hợp nối mạng các thiết bị cảm biến và cơ cấu chấp hành với các bộ điều khiển, cũng được gọi là bus chấp hành/cảm biến. Khái niệm Bus thiết bị được sử dụng trong công nghệ chế tạo(tự động hóa dây chuyền sản xuất, gia công, lắp ráp) hoặc một số ứng dụng khác như tự động hóa tòa nhà, sản xuất xe hơi….Thực tế chức năng của Bus trường và Bus thiết bị ngày càng tương đương, do vậy người ta cũng có thể dùng chung một khái niệm là Bus trường Điển hình của Bus trường là: Profibus-DP, Profibus-PA, INTERBUS, ControlNet,

CAN,

P-Net,

Modbus,

WorlFIP,

Foundation

Fielbus,

DeviceNet, , AS-i, EIB, Bitbus……. Bus hệ thống (Systembus) Bus hệ thống hay còn được gọi là bus quá trình(Process Bus. ). Khi bus hệ thống được sử dụng chỉ để ghép nối theo chiều ngang của máy tính điều khiển thì người ta sử dụng khái niệm Bus điều khiển. Cấp này bao gồm các trạm điều khiển hiện trường (Field Control Station-FCS), các bộ điều khiển logic lập trình được (Programmable Logic Controller-PLC), các thiết bị quan

24

sát… Chức năng thu thập các tín hiệu từ hiện trường, thực hiện điều khiển cơ sở, điều khiển logic, tổng hợp dữ liệu ...Các thiết bị ở cấp này được kết nối với nhau và kết nối với các thiết bị ở cấp trên(cấp điều khiển giám sát) thông qua Bus hệ thống, thực tế các bản tin trao đổi trên Bus hệ thống cũng đòi hỏi tính năng thời gian thực cao, mặt khác đặc thù của các bản tin là chiều dài lớn hơn nhiều so với các bản tin trao đổi trên Bus trường(thời gian phản ứng tiêu biểu vài trăm miligiây, tốc độ truyền thông từ vài trăm kbit/SCADA đến vài Mbit/s). Điển hình của Bus hệ thống là: Profibus-FMS, ControlNet, Industrial Ethernet, Fieldbus Foudation’s High, Speed Ethernet (HSE), Ethernet/IP, Modbus Plus… Cấp điều khiển giám sát: Các thiết bị trong cấp này bao gồm các trạm giao tiếp người máy HIS, các trạm thiết kế kỹ thuật EWS, và các thiết bị phụ trợ khác. Chức năng của cấp này là thực hiện điều khiển quá trình (Process Control), thực hiện các thuật toán điều khiển tối ưu...Việc kết nối các thiết bị ở cấp này với các thiết bị ở cấp trên (cấp quản lí kỹ thuật) được thực hiện thông qua mạng Ethernet, thực chất đây là một mạng cục bộ LAN, với tính năng trao đổi thông tin không nhất thiết trong thời gian thực, Cấp quản lí kỹ thuật và cấp quản lí kinh tế: Thực chất các cấp này rất quan trọng đối với các hoạt động của công ty, tuy nhiên yêu cầu về tốc độ trao đổi thông tin cũng như đòi hỏi về thời gian thực là không cao, chức năng của các cấp này là quản lí tình trạng hoạt động của các thiết bị trong toàn hệ thống cũng như hoạch định chiến lược phát triển sản xuất dựa trên tình trạng của thiết bị .Một số giao thức dùng trong các hệ thống mạng này là Fast Ethernet,TCP/IP

25

1.3.1.2

Cơ sở thực hiện mạng truyền thông trong công nghiệp

*) Mô hình tham chiếu OSI (Open Systems Interconnection) - 1983 tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO (International Standards Organization) đã đưa ra 1 kiến trúc giao thức với chuẩn ISO 7498 được gọi là mô hình tham chiếu OSI, nhằm hỗ trợ việc xây dựng các hệ thống truyền thông có khả năng giao tiếp với nhau. - Chuẩn này không đưa ra quy định nào về cấu trục một bản tin, và cũng không định nghĩa một chuẩn dịch vụ cụ thể nào. OSI chỉ là một mô hình kiến trúc phân lớp với mục đích phục vụ việc xắp xếp và đối chiếu các hệ thống truyền thông có sẵn, trong đó bao gồm việc so sánh đối chiếu các giao thức và dịch vụ truyền thông, cũng như làm cơ sở cho phát triển hệ



Lớp ứng dụng

Lớp ứng dụng

Lớp biểu diễn dữ liệu

Lớp biểu diễn dữ liệu

Lớp kiểm soát nối

Lớp kiểm soát nối

Lớp vận chuyển

Lớp vận chuyển

Lớp mạng

Lớp mạng

Lớp liên kết dữ liệu

Lớp liên kết dữ liệu

Lớp vật lý

Lớp vật lý

Lớp vật lý (Physical Layer) Môi trường Lớp này được định nghĩa là sự kếttruyền nối vậtdẫn lý giữa PC và mạng như sau:

TẦNG DÀNH CHO TRUYỀN THÔNG

Giao thức

TẦNG DÀNH CHO XỬ LÝU DỮ LIỆU

thống.

26



-

Theo cấu trúc mạng

-

Theo các chuẩn truyền dẫn: áp hoặc dòng

-

Theo phương thức mã hoá tín hiệu

-

Theo giao diện cơ học (cáp hoặc giắc cắm)

Lớp liên kết dữ liệu (Data Link Layer) -

Protocol phù hợp với việc truy cập mạng theo các bản tin nhận và gửi.

-

Chia các khối dữ liệu lớn thành các khung định dạng dữ liệu.

Cả hai lớp này được gọi là lớp phần cứng, trong mạng cục bộ lớp này được chia làm 2 lớp con: lớp điều khiển truy nhập môi trường ( MAC – Median Access Control) và lớp điều khiển liên kết logic (LLC – Logical Link Control). Trong một số hệ thống lớp này có thể đảm nhiệm thêm chức năng như kiểm soát lưu thông và đồng bộ hoá việc chuyển giao các khung dữ liệu. 

Lớp mạng (Network Layer) -

Truyền thông tin tối ưu trên mạng.

-

Điều khiển các thông điệp trạng thái để gửi chúng tới các thiết bị khác trong mạng.





Lớp vận chuyển (Transport Layer) -

Quản lý địa chỉ của thiết bị trên mạng

-

Định vị các đối tác truyền thông thông qua địa chỉ.

-

Đồng bộ hoá giữa các đối tác.

-

Xử lí lỗi và kiểm soát dòng thông tin.

Lớp kiểm soát nối (Session Layer) Chức năng của lớp này là kiểm soát mối liên kết truyền thông giữa các chương trình ứng dụng, bao gồm việc tạo lập, quản lí và kết thúc các đường nối giữa các ứng dụng của đối tác.



Lớp biểu diễn dữ liệu (Presentation Layer)

27

Chức năng của lớp này là chuyển đổi các dạng biểu diễn dữ liệu khác nhau về cú pháp thành dạng chuẩn, để các đối tác truyền thông khác nhau có thể giao tiếp với nhau. 

Lớp ứng dụng (Application Layer) Có chức năng cung cấp các dịch vụ cao cấp (dựa trên cơ sở các giao thức cao cấp) cho người sử dụng và các chương trình ứng dụng. Các dịch vụ ở lớp này chủ yếu được thực hiện bằng phần mềm. **) Cấu trúc mạng (Topology) Trước khi trình bày về cấu trúc mạng hãy xem xét khái niệm liên kết: Liên kết: Là mối liên hệ vật lý hoặc logic giữa hai hay nhiều đối tác truyền thông. Với liên kết vật lý các đối tác là các trạm truyền thông được liên kết với nhau qua một môi trường vật lý. Liên kết logic có thể hiểu như sau: Đối tác truyền thông không nhất thiết phải là một thiết bị phần cứng mà có thể là một chương trình hệ thống hay một chương trình ứng dụng trên một trạm nên quan hệ giữa các đối tác này chỉ có tính logic. Tương ứng với một đối tác vật lý thường có nhiều đối tác logic và tất nhiên nhiều mối liên kết logic được xây dựng trên cơ sở một mối liên kết vật lý. Các loại liên kết:

-

Liên kết điểm - điểm (Point to Point) : Mối liên kết này chỉ có 2 đối tác

thạm gia, về mặt vật lý hai tạm được nối với nhau bởi một đường truyền. Để thực hiện một mạng truyền tin dựa trên liên kết này sẽ là tập hợp của nhiều đường dây độc lập. -

Liên kết điểm - nhiều điểm (multi – drop): Nhiều trạm được nối

chung với một trạm chủ (master). Như vậy các đối tác sẽ được nối chung vào một đường dây.

28

-

Liên kết nhiều điểm – nhiều điểm (multi – point): nhiều đối tác tham gia

và thông tin được trao đổi theo nhiều hướng. Cũng tương tự liên kết điểm – nhiều điểm với liên kết này các đối tác cũng được nối trên cùng một đường dây. Định nghĩa: Cấu trúc mạng là tổng hợp của các mối liên kết.Cấu trúc mạng cũng hiểu là cách sắp xếp, tổ chức về mặt vật lý của mạng nhưng cũng hiểu là cách sắp xếp logic của các nút mạng. Các loại cấu trúc mạng: Cấu trúc bus

Cấu trúc này tiết kiệm chi phí do việc sử dụng chung một đường dẫn cho tất cả các trạm. Có 3 kiểu cấu hình trong cấu trúc bus: daysy-chain(mỗi trạm được nối trực tiếp qua một một giao lộ của hai đoạn dây dẫn), trunkline/drop- line(mỗi trạm được nối qua một đường nhánh) , mạch vòng không tích cực(tương tự như trunk_line/drop-line nhưng chỉ khác đường truyền được khép kín)

29

Cấu trúc sao

Các đối tác trao đổi thông tin với nhau thông qua một trạm chủ, tuy nhiên một sự cố của trạm chủ sẽ dẫn đến sự tê liệt của toàn hệ thống do đó trạm chủ đòi hỏi phải có độ tin cậy cao. Đối với mạng truyền thông công nghiệp , cấu trúc hình sao tìm thấy trong phạm vi nhỏ ví dụ các bộ chia.Các hệ thống mạng Ethenet công nghiệp ngày nay sử dụng cấu trúc này kết hợp với kỹ thuật chuyển mạch kênh và phương pháp truyền dẫn tốc độ cao. Cấu trúc mạch vòng

Trong cấu trúc này các thành viên được nối với nhau tạo thành mạch vòng

30

khép kín, tín hiệu được truyền đi theo chiều cố định.Ưu điểm của phương pháp này là mỗi nút mạng có thể là bộ khuếch đại điều đó khiển cho khoảng cách đối với cấu trúc này có thể là rất xa. Mặt khác mỗi đối tác ngăn mạch vòng làm hai phần nên khả năng xảy ra xung đột sẽ giảm do tín hiệu chỉ được truyền đi theo một chiều. Cấu trúc cây Sao

Mạch vòng

Bus

Cấu trúc cây là tổng hợp của nhiều liên kết với các cấu trúc như đường thẳng, sao, mạch vòng... Đây là cấu trúc thường gặp trong thực tế. Cấu trúc lai

31

***) Môi trường truyền dẫn  Các đặc tính của môi trường truyền dẫn Môi trường truyền dẫn là môi trường mà tín hiệu thông tin truyền qua (thực chất đó là đường truyền). Môi trường truyền dẫn có ảnh hưởng lớn tới tốc độ truyền dẫn, chất lượng đường truyền... Ta xét các đặc tính sau: -

Dung lượng truyền của môi trường truyền dẫn được tính theo công thức sau: Uk = Tk*Fk*Hk ở đó: Tk - Thời gian trong đó có mặt tín hiệu truyền đi Fk - Khoảng tần số làm việc của kênh Hk - Đặc tính chỉ rõ sự tăng công suất tín hiệu Pth so với công suất nhiễu Pnh trong kênh

Người ta còn gọi Uk là khả năng truyền của môi trường truyền dẫn -

Tốc độ truyền thông tin: V=I/T ở đó: I – Lượng thông tin truyền. T – Thời gian truyền lượng thông tin I.  Các loại môi trường truyền dẫn Đường hai dây hở. Là loại môi trường truyền dẫn đơn giản, hai dây dẫn được cách li với nhau bằng khoảng không. Loại này có thể nối các thiết bị với chiều dài không lớn lắm và tốc độ truyền không quá 19.2 Kbis/s. Đường dây này được ứng dụng trong truyền số liệu giữa các DTE và DCE. Nhược điểm của loại dây này là chịu tác động của nhiễu xuyên âm, ngoài ra cấu trúc hở khiến nó nhạy cảm với nhiễu gây ra bởi các nguồn bức xạ, đó cũng chính là lí do khiến cho môi trường truyền dẫn này hạn chế về tốc độ và chiều dài dây dẫn.

32

Cáp đôi dây xoắn Đây là môi trường truyền dẫn có tính lịch sử trong truyền số liệu và hiện này nó vẫn là môi trường truyền dẫn được dùng rất phổ biến. Nó được phát minh cùng thời với điện thoại, và giá thì tương đối rẻ tiền. Cáp đôi dây xoắn có thể loại trừ tốt hơn. Trong một cáp có nhiều cặp dây xoắn vào nhau. Một đôi dây xoắn bao gồm hai sợi dây được quấn cách li ôm vào nhau do cấu trúc như thế mà trường điện từ của hai dây sẽ trung hoà lẫn hau, mặt khác dây tín hiệu và dây đất xoắn vào nhau giúp cho tín hiệu giaothoa được cả hai dây thu nhận, không làm ảnh hưởng lên tín hiệu vi sai. Chính vì vậy mà nhiễu ra môi trường xung quanh và nhiễu xuyên âm giảmthiểu đáng kể.

Hình 1.9. Cấu tạo của cáp đôi dây xoắn Đường dây xoắn đôi thích hợp với thiết bị điều khiển đường dây và mạch thu riêng, sử dụng tốc độ bit dưới 1 Mb/s cho khoảng cách từ vài m đến 15km và tốc độ bit thấp hơn cho khoảng cách dài hơn. Điển hình của cáp đôi dây xoắn là việc ứng dụng trong các hệ thống truyền thông sử dụng chuẩn RS485 với tốc độ truyền thông thường là 64Kb/s và 96Kb/s Tuy vậy cáp đôi dây xoắn có nhược điểm là chịu ảnh hưởng của nhiễu kí sinh và hiện tượng can nhiệt (couplage) .Có 2 loại cáp xoắn đôi: Cáp xoắn đôi không bọc kim (UTP –Unshielded Twisted Pair) dùng rộng rãi trong mạng điện thoại và trong nhiều ứng dụng truyền số liệu; cáp xoắn đôi bọc kim (STP – ShieldedTwisted Pair), có một màn chắn để bảo vệ giảm ảnh hưởng của tín hiệu giao thoa.

33

Cáp đồng trục Hạn chế chính của cáp xoắn đôi gây ra bởi hiệu ứng bề mặt. Khi tốc độ bit (cũng là tần số) của tín hiệu truyền dẫn tăng lên thì luồng chảy của dòng điện trong dây chỉ ở trên bề mặt, do vậy sử dụng ít hơn tiết diện sẵn có, dẫn đến sự tăng điện trở của dây đối với tín hiệu cao tần, làm tăng suy hao.Ngoài ra, ở tần số cao, năng suất tín hiệu bị mất mát nhiều hơn do hiệu ứng bức xạ. Vì vậy, với những ứng dụng đòi hỏi tốc độ bit cao hơn 1 Mbps, cần phải có thiết bị điện tử thu và điều khiển tinh vi hơn hoặc sử dụng một môi trường truyền dẫn khác.Cáp đồng trục làm giảm tối thiểu hai hiệu ứng trên. Cáp có chất dẫn điện ở chính giữa trục và bao quanh trục cũng là chất dẫn điện. Khoảng giữa hai lớp chất dẫn điện thường được làm đầy bởi chất cách điện rắn hoặc cấu trúc tổ ong.

Hình 1.10. Cấu tạo của cáp đồng trục Chất dẫn điện ở giữa là màn chắn hữu hiệu với tín hiệu nhiễu bên ngoài. Sự tổn hao tín hiệu rất nhỏ gây ra do bức xạ điện từ và hiệu ứng bề mặt. Cáp đồng trục có thể sử dụng với nhiều kiểu tín hiệu khác nhau, tốc độ điển hình là 10Mbps.Cáp đồng trục được sử dụng rộng rãi, chế độ hoạt động có thể sử dụng dải cơ sở (BaseBand) hoặc dải rộng (BroadBand). Với BaseBand toàn bộ hiệu suất đường truyền được dành cho một kênh truyền thông duy nhất trong khi đó BroadBand thì sử dụng cho 2 hoặc nhiều kênh cùng phân chia dải thông của đường truyền.

34

Hình 1.11. Minh hoạ dải cơ sở và dải rộng -

Phương thức truyền dải cơ sở có thể truyền được cả tín hiệu tương tự và

tín hiệu số. Khoảng cách truyền ở giải cơ sở từ 1km đến 3km tốc độ trong giải này là 1Mb/s đến 10Kb/s.Với giải rộng khoảng cách từ 10Km đến 50Km, tốc độ có thể lên đến 350Mb/s.Với điều chế dải rộng cáp đồng trục khá nhạy cảm với nhiễu tần số thấp, hệ số chống nhiễu từ 50dB đến 60 dB. Trong trường hợp điều chế dải rộng thì kém nhạy cảm hơn, hệ số chống nhiễu từ 80dB đến 100dB. Sợi quang Đây là môi trường truyền dẫn đang được sử dụng rộng rãi trong công nghiệp bởi các ưu điểm sau: -

Dung lượng truyền lớn.

-

Tính bảo mật tín hiệu khi truyền cao.

-

Trọng lượng nhẹ (đặc biệt thích hợp với kỹ thuật hàng không).

-

Khả năng chống nhiễu tốt.

-

Tốc độ truyền cao (có thể lên đến hàng trăm Mb/s).

-

Không bị ăn mòn trong các môi trường oxi hoá.

Chúng ta hãy xét một số các vấn đề lí thuyết trước khi xem xét sợi quang Bản chất và các đặc trưng của sóng ánh sáng Bản chất sóng ánh sáng -

Ánh sáng cường độ lớn không phải bao gồm những lượng tử năng lượng lớn mà gồm rất nhiều lượng tử lan truyền. Bản chất của sóng ánh sáng có cả tính chất sóng và tính chất hạt. Tốc độ lan truyền của sóng ánh sáng là 3.108m/s trong chân không.

35

-

Khi nghiên cứu các phần tử thu quang người ta sử dụng các đặc tính hạt của nó. Khi nghiên cứu quá trình lan truyền của cáp quang trên sợi quang người ta lại quan tâm đến tính chất sóng của nó.

Các đặc trưng cơ bản Dải phổ bức xạ quang học. Đặc trưng cơ bản của các nguồn bức xạ điện từ là dải phổ bức xạ quang học hay dải bước sóng tương ứng: -

ánh sáng sử dụng trong thông tin quang là ánh sáng trong vùng hồng

ngoại: +Hồng ngoại gần IR-A: 0.78mm – 1.4 mm. +Hồng ngoại giữa IR-B: 1.4mm – 6 mm. +Hồng ngoại gần IR-A: 6mm – 1mm. -

Phổ bức xạ có 3 loại khác nhau là phổ liên tục, phổ rời rạc và phổ hấp

thụ. Trong thông tin quang người ta sử dụng phổ liên tục và phổ rời rạc. Đặc tính không kết hợp: Khi các nguồn bức xạ hoạt động, từng nguyên tử sẽ bức xạ ngẫu nhiên các xung ánh sáng,. Mỗi xung ánh sáng chứa đựng 1 dao động riêng. Các xung ánh sáng chỉ tồn tại trong 1 thời gian ngắn (18-8) và đi được khoảng 3m. Sau đó các nguyên tử ngừng bức xạ trong một thời gian dài, trong thời gian đó các nguyên tử khác lại bức xạ và nó tạo ra ánh sáng liên tục. Do các nguyên tử nên pha của chúng là ngẫu nhiên, do đó không thể có hiện tượng giao thoa trong một thời gian dài và người ta gọi đó là đặc tính không kết hợp của ánh sáng. Nguyên lí truyền dẫn ánh sáng -

Dựa vào hiện tượng phản xạ toàn phần

-

Khi n1>n2 và ỏt <= ỏ

Cấu tạo sợi quang Cáp sợi quang gồm một sợi thuỷ tinh đơn cho mỗi tín hiệu được truyền, nằm trong vỏ bọc ngăn ánh sáng bên ngoài. Tín hiệu ánh sáng sinh ra bởi máy

36

phát quang. Máy phát quang thực hiện sự chuyển đổi từ điện sang quang. Tương tự, máy thu quang thực hiện chức năng ngược lại tại đầu cuối thu. Máy phát quang sử dụng LED hoặc ILD, máy thu quang sử dụng diode quang hoặc transistor quang để thực hiện các chuyển đổi.

Hình 1.12. Nguyên lí làm việc của cáp quang Trong sợi quang đa mode chiết suất bậc, vật liệu chế tạo vỏ và lõi khác nhau nhưng chiết suất là đồng nhất. Các tia sáng do diode phát ra với góc nhỏ hơn góc tới hạn sẽ được phản xạ toàn phần tại giao diện lõi – vỏ và lan truyền dọc theo lõi bằng cách phản xạ nhiều lần. Các tia sáng phát ra tại diode với góc khác nhau sẽ truyền đi với thời gian khác nhau, dẫn đến tín hiệu thu có độ rộng xung lớn hơn tín hiệu vào, làm giảm tốc độ bit. Phân loại sợi quang Theo đặc tính truyền dẫn người ta chia sợi quang thành 2 loại: Sợi SM và sợi MM -

Sợi SM (Single Mode): được hiểu là một trạng thái dao động điện từ ứng với nghiệm cao của phương trình sóng. Số lượng các Mode có quan hệ với sóng điện từ đơn thoả mãn các phương trình Maxwell và điều kiện bờ lấy từ sợi quang.

-

Sợi MM (Multiple Modes): Được hiểu là có đồng thời nhiều Mode. Sợi MM có đường kính dk lớn hơn sợi SM.Có thể hiểu Mode là các tia sáng thành phần.Theo sự thay đổi của chiết suất mà người ta phân sợi quang thành một số loại sau:

-

Sợi SI-MM (Step Index – Multiple Modes)

-

Sợi GI-MM (Granded Index – Multiple Modes)

37

-

Sợi SI-SM (Step Index – Single Mode)

Đồ thị sau chỉ ra sự liên hệ giữa tốc độ truyền và khoảng cách truyền của cáp đôi dây xoắn, cáp đồng trục và cáp quang Hình 1.13. Đồ thị liên hệ giữa tốc độ truyền và khoảng cách truyền của cáp đôi dây xoắn, cáp đồng trục và cáp quang Vệ tinh Ngoài môi trường hữu tuyến, số liệu còn có thể được truyền bằng cách dùng sóng vô tuyến qua không gian như hệ thống vệ tinh. Số liệu được điều chế bởi một chùm sóng cực ngắn hình nón, phát từ mặt đất lên vệ tinh. Chùm tia này được thu và truyền đến đích đã định bằng cách dùng 1 antenna định hướng và bộ chuyển tiếp. Một vệ tinh đơn có nhiều bộ chuyển tiếp như vậy, mỗi bộ tiếp nhận một dải tần số riêng. Một kênh vệ tinh điển hình có băng thông lớn (500MHz) và có thể cung cấp hàng trăm kênh số liệu tốc độ cao bằng cách dùng kỹ thuật ghép kênh. Vệ tinh dùng cho mục đích liên lạc thường là vệ tinh địa tĩnh. Người ta chọn quỹ đạo của vệ tinh để cung cấp một tuyến thông tin tầm nhìn thẳng giữa trạm phát và thu.

Hình 1.14. Truyền dẫn bằng sóng vệ tinh Mỗi trạm mặt đất thu, phát tại các tần số khác nhau, thực tế thường sử dụng hệ thống nhiều trạm thu phát, tổ chức thành mạng. Sóng cực ngắn trên mặt đất (viba):Đường truyền sóng cực ngắn được sử dụng rộng rãi khi việc xây dựng một môi trường hữu tuyến là không thực tế,

38

hoặc quá đắt, ví dụ qua sông hồ, sa mạc. Vì sóng cực ngắn truyền qua không khí nên có thể bị gián đoạn bởi các vật cản do con người và điều kiện thời tiết có hại. Cũng như vệ tinh,chùm tia sóng cực ngắn truyền qua không gian nên không hiệu quả. Truyền dẫn bằng sóng cực ngắn có thể cho phép khoảng cách đến 50km. Sóng vô tuyến tần thấp:Sóng vô tuyến tần thấp được sử dụng ở những nơi có liên kết cố định qua một khoảng cách vừa phải bằng cách dùng máy phát và thu ở mặt đất.Ví dụ, dùng để kết nối các máy tính trong thành phố với một máy phát ở xa.máy vô tuyến (gọi là trạm gốc) được đặt ở điểm cố định, cung cấp liên kết vô tuyến giữa mỗi máy tính và trạm trung tâm.Nếu ứng dụng yêu cầu khu vực bao phủ rộng lớn, cần phải sử dụng nhiều trạm gốc. Khu vực bao phủ của mối trạm gốc bị giới hạn do giới hạn công suất phát, vì vậy mỗi trạm gốc chỉ cung cấp vừa đủ kênh phục vụ cho toàn bộ tải trong khu vực đó. Có thể đạt được vùng phủ sóng lớn hơn bằng cách sắp xếp nhiều trạm gốc theo cấu trúc tế bào. Thực tế, kích thước tế bào thay đổi và được xác định bởi các yếu tố như mật độ đầu cuối và địa thế địa phương. Mỗi trạm gốc hoạt động sử dụng một dải tần khác với trạm lân cận. Tuy nhiên, vì phủ sóng của mỗi trạm gốc bị giới hạn nên có thể sử dụng lại dải tần của các vùng khác trong mạng. Các trạm gốc được kết nối đến mạng cố định. Thông thường, tốc dộ truyền số liệu giữa các máy tính trong một tế bào là 10Kbps. ****) Các phương pháp truy nhập đường truyền Trong mạng truyền tin có nhiều đối tác tham gia, cần thiết phải có sự điều khiển để sao cho ở mỗi thời diểm chỉ có đối tác được gửi thông tin đi, rõ ràng cần thiết phải có phương pháp thích hợp để phân chia thời gian gửi dữ liệu trên đường truyền. Việc truy nhập đường truyền liên quan đến các yếu tố sau:

39

-

Độ tin cậy khi truyền thông tin

-

Tính năng thời gian thực

-

Hiệu suất sử dụng đường truyền.

Người ta đưa ra các phương pháp truy nhập đường truyền như sau:

Phương pháp truy cập Master/ Slave Với phương pháp truy nhập này, trạm chủ sẽ được quyền phân chia thời gian truy cập đường truyền cho các trạm tớ hình 3.15.

Hình 1.15. Truy cập Master/slave Trạm chủ có thể gửi các yêu cầu tuần tự đến các trạm tớ hoặc có thể chỉ định trạm tớ bất kỳ theo mục đích truy nhập.Ưu điểm của phương pháp này là cấu trúc mạng đơn giản, nhưng các hoạt động của mạng lại phụ thuộc vào trạm chủ nên đòi hỏi độ tin cậy của trạm chủ là rất cao, mặt khác do thông tin giữa các trạm tớ đều phải thông qua trung gian là trạm chủ đã khiến cho hiệu suất đường truyền trong phương pháp này là không cao. Phương pháp truy cập Token Passing Cấu trúc của một token như sau:

40

Hình 1.16. Định dạng của 1 token Token Passing là 1 khung truyền có cấu trúc đặc biệt với các thông tin dữ liệu chính, nó được sử dụng như thẻ bài có thể tác dụng trao quyền gửi thông tin khi một trạm nào đó có được thẻ bài này. Việc gửi thẻ bài được thực hiện theo 1 chu trình định sẵn. Đối với các mạng có cấu trúc khép kín người ta đưa ra khái niệm Token ring. Sơ đồ như sau: Hình 1.17. Phương pháp truy nhập Token Ring Hình 1.18. Phương pháp truy nhập Token bus Một trạm đang giữ Token không những có quyền giữ thông tin đi mà còn có thể kiểm soát thông tin của các trạm khác. Nếu thấy trạm chuẩn bị nhận Token bị lỗi nó sẽ không giữ Token cho trạm này, hoặc nếu token không được gửi (có nghĩa là trạm token bị lỗi) thì 1 trạm nào đó sẽ tự tạo ra token để đảm bảo hoạt động của hệ thống là thông suốt. CDMA/ CD(Carrier Sense Multiple Access with Collision Detection) Trong phương pháp này, các trạm đều được truy nhập bus mà không có một sự kiểm soát nào. Nguyên tắc hoạt động được mô tả như sau: + Mỗi trạm đều cảm nhận đường truyền (carier sense), chỉ khi đường truyền rỗi thì mới được truyền thông tin trên đó. + Do độ trễ của sự lan truyền mà vẫn xảy ra trường hợp lặp 2 hay nhiều trạm cùng đưa thông tin lên đường truyền và khi phát các trạm này vẫn phải cảm nhận xem có xảy ra xung đột không (Collision Detection)

41

Hình 1.19. Nhiều trạm nhận cùng gửi thông tin lên đường truyền + Khi hai hay nhiều trạm nhận cùng đưa thông tin lên đường truyền (tức xung đột xảy ra) thì các trạm này đều phải huỷ bỏ bản tin gửi của mình . Hình 1.20. Các thông báo gửi bị huỷ bỏ + Chờ trong thời gian ngẫu nhiên các trạm này sẽ gửi lại thông báo Hình 1.21. Trạm n1 gửi thông báo

Thực tế việc phát hiện xung đột được thực hiện bằng cách so sánh tín hiệu phát và tín hiệu phản hồi. Trong trường hợp có xung đột thì các trạm này lập tức không phát nữa, và các trạm nhận thì không nhận được byte kết thúc của khung truyền nên coi như thông báo này bị huỷ bỏ. Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản và linh hoạt nhưng không phù hợp với các hệ thống mạng cấp thấp do tính không ổn định về thời gian đáp ứng. CSMA/ CA (Carrier Sense Multiple with Collision Avoidance) Phương pháp này cũng giống phương pháp CSMA/ CD, nhưng chúng sử dụng phương pháp mã hoá bit thích hợp để khi xảy ra xung đột 1 tín hiệu này sẽ lấn át tín hiệu kiểm tra. Ví dụ: b. n1 liên tục phát và n3 dừng phát

42

Hình 1.22. Nguyên lí hoạt động của CDMA/CA Phương pháp này ra đời đã cải thiện được tính năng thời gian thực mà phương pháp CSMA/ CD gặp phải. 1.3.1.2.

Các giao thức công nghiệp (Industrial Protocol)

*)Khái niệm giao thức (Protocol) Trong quá trình trao đổi thông tin trên mạng, các đối tác truyền thông cần thiết phải tuân theo các quy tắc thủ tục chung để phục vụ cho việc giao tiếp gọi là giao thức, giao thức chính là cơ sở cho việc thực hiện và sử dụng các dịch vụ truyền thông. Quy định một giao thức bao gồm các phần sau: -

Khởi tạo: Phần này khởi tạo các thông số của giao thức và bắt đầu truyền dữ liệu trên đường truyền

-

Tạo khung và đồng bộ khung: Phần này định nghĩa thời điểm khởi đầu và thời điểm kết thúc của khung để bên nhận có thể đồng bộ dữ liệu khi nhận.

-

Điều khiển luồng dữ liệu: để đảm bảo rằng với tốc độ này thì bên thu có thể nhận số liệu mà không bị thiếu.

-

Điều khiển truy cập đường truyền: ứng dụng truyền bán song công

-

Sửa lỗi: Các kí thuật ngày nay sử dụng sửa lỗi tổng khối và CRC.

-

Điều khiển Time Out: áp dụng với các bộ truyền khi nó không nhận được dữ liệu trong khoảng thời gian định trước và bộ nhận không thể nhận được các bản tin trước đó.

**)Giao thức công nghiệp Các yêu cầu đối với các Protocol công nghiệp. -

Dễ dàng cho các hệ thống xử lí: Mức độ yêu cầu của các hệ thống truyền thông công nghiệp ở cấp độ phân xưởng là ở cấp thấp. Cần thiết chọn các giao thức đơn giản chẳng hạn giao thức ASCII.

43

-

Tính bảo toàn dữ liệu khi truyền là cao: Trong môi trường công nghiệp có rất nhiều nhiễu điện từ, cần thiết phải truyền số liệu sao cho không có lỗi, giao thức được chọn phải có khả năng kiểm soát lỗi hiệu quả chẳng hạn như phương pháp soát lỗi CRC.

-

Chuẩn hoá các giao thức: Xuất phát từ yêu cầu trao đổi thông tin giữa các đối tác trao đổi thông tin (PLC, PC ...) được sản xuất bởi các hãng khác nhau, cần thiết phải có giao thức truyền thông công nghiệp chung,chẳng hạn MobBus.

-

Tốc độ truy cập các thông số cao: Yêu cầu việc cập nhật các thông số từ các thiết bị trường nối tiếp nhau là gần như đồng thời. Một số các giao thức công nghiệp điển hình như: ASCII, Modbus, Can...sẽ được xét trong phần mạng của Simatic-net.

1.4. 1.4.1.

ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu.  Nghiên cứu lý thuyết hệ thống SCADA.  Nghiên cứu về mạng truyền thông công nghiệp …  Nghiên cứu về hệ SIMENTIC của Simens.  Xây dựng hệ thống SCADA cho dây chuyền sản xuất tấm lợp fibrôximăng.

1.4.2.

Phạm vi nghiên cứu. Việc xây dựng một hệ thống SCADA hoàn chỉnh cho một dây chuyền sản xuất đòi hỏi nhiều công sức và thời gian.Với thời gian ngắn như vậy đề tài chỉ có thể xây dựng hệ thống SCADA cho một công đoạn cụ thể, trên cơ sở đó sẽ phát triển được toàn bộ hệ thống một cách dễ dàng hơn.

44

Cụm xeo cán là một công đoạn quan trọng trong quá trình sản xuất tấm lợp fibro-ximăng. Để đảm bảo được độ dày của tấm lợp, người công nhân phải liên tục kiểm tra độ đậm đặc của liệu, từ đó có thể điều khiển cửa cấp liệu rộng hẹp theo ý muốn. Việc kiểm tra mang tính định tính như vậy dẫn đến độ dày mỏng của tấm lợp khó kiểm soát, chất lượng sản phẩm không đồng đều. Mặt khác trong quá trình tạo hình sản phẩm, có một lượng tương đối được thải ra từ tấm xeo ướt, khối lượng đó sẽ được châm thêm nước và đánh lại rồi quay lại công đoạn xeo cán. Như thế việc kiểm soát thành phần của liệu theo quy định cũng là một việc khó khăn. Nó phụ thuộc toàn bộ vào kinh nghiệm của người công nhân đứng máy. 1.4.3.

Mục tiêu nghiên cứu. Với vấn đề đặt ra ở trên thì nhiệm vụ quan trọng là nghiêm cứu và tìm ra một loại cảm biến đo nồng độ phù hợp với loại huyền phù gồm: nước, ximăng, giấy, amiăng.Công việc này tương đối khó khăn vì…………. Sau khi tìm được loại cảm biến đó thì việc thể kiểm soát được độ đậm đặc của liệu trước khi đưa vào xeo cán trở nên dễ dàng và từ đó ta có thể tích hợp vào hệ thống SCADA để thu thập dữ liệu và giám sát. Do việc sản xuất là liên tục cho nên việc ứng dụng một hệ thống mới vào sản xuất không phải là một vấn đề đơn giản. Vì vậy mục tiêu của đề tài là thực hiện xây dựng hệ thống SCADA cho dây chuyền dưới dạng Demo sát với thực tế nhất.Điều này sẽ không ảnh hưởng đến công việc sản xuất của doanh nghiệp mà vẫn đạt được yêu cầu công việc đặt ra.

45

CHƯƠNG 2. LỰA CHỌN GIẢI PHÁP TỔ CHÚC HỆ THỐNG SCADA CHO DÂY CHUYỀN. 2.1. Các thành phần thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển. a, Khu vực chuẩn bị liệu. *)Thiết bị chấp hành. 2.

2 máy nghiền: bơm nghiền, bơm chuyển liệu, bơm sau khuấy turbo, bơm sau khuấy pha loãng.

3.

3 xi lanh khí nén điều khiển van: Mở van xả trên và dưới (tuần hoàn) của máy nghiền, đóng mở van chuyển liệu (xuống máy nghiền hoặc cấp chuyển sang máy khuấy hollender II). *)Điều khiển giám sát.

4.

Hoạt động quá trình.

5.

Điều khiển ổn định dòng máy nghiền.

6.

Điều khiển cân định lượng ximăng, giấy, PVA,bông thủy tinh, amiăng *)Thu thập dữ liệu.

7.

Thùng nghiền tuần hoàn : mức cao, mức thấp.

8.

Khối lượng ximăng tại thùng cân ximăng,giấy, amiăng.

b, Khu vực xeo cán. *)Thiết bị chấp hành. 9.

Động cơ quay tang xeo: điều khiển tốc độ bằng biến tần Simens Micromaster440-15kW.

10.

Động cơ quay băng tải số 1: điều khiển tốc độ bằng biến tần Simens Micromaster440-5,5kW.

46

11.

Động cơ quay băng tải số 2: điều khiển tốc độ bằng biến tần Simens Micromaster440-5,5kW.

12.

Các xilanh điều khiển van công nghệ, vị trí của van(đóng, mở). *) Thu thập dữ liệu.

13.

Độ dày của tấm ướt trên xeo.

14.

Số vòng quay của tang xeo. *)Điều khiển giám sát.

15.

Hoạt động của quá trình.

16.

Điều chỉnh vị trí cấp liệu tại khuân phân phối.

b, Khu vực tạo hình sản phẩm. *)Thiết bị chấp hành. 17.

Động cơ quay băng tải số 2: điều khiển tốc độ bằng biến tần Simens Micromaster440-kW.

18.

Quạt chân không của máy tạo sóng.

19.

3 động cơ của máy tạo sóng: động cơ chạy xe con, động cơ nâng, hạ tấm- điều khiển tốc độ bằng biến tần Simens Micromaster440-2.2kW. *)Điều khiển giám sát.

20.

Logic quá trình công nghệ. *)Thu thập dữ liệu.

-

Hoạt động của băng tải số 2. - Xe con chạy phải, trái, nâng hạ bàn hút khuôn, tạo sóng, co dãn bàn tạo sóng, nâng hạ giá đỡ đóng mở, tay vẫy. *)Điều khiển giám sát. 21.

Logic quá trình công nghệ.

c, Khu vực dỡ tấm.

47

*)Thiết bị chấp hành. 22.

3 động cơ của máy dỡ tấm: động cơ chạy xe con, động cơ nâng, hạ tấmđiều khiển tốc độ bằng biến tần Simens Micromaster440-2.2kW *)Thu thập dữ liệu. - Xe con chạy phải, trái, nâng hạ bàn hút khuôn, nâng hạ giá đỡ đóng mở, tay vẫy. *)Điều khiển giám sát.

23.

Logic quá trình công nghệ.

Chương 2. Lựa chọn giải pháp tổ chức hệ thống SCADA cho dây chuyền SX tấm lợp fibro-ximăng 2.1. Các thành phần thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển - Các phần tử cảm biến đo lường. - Các phần tử chấp hành. - Quy trình và tham số công nghệ. - Điều khiển logic hoạt động của quá trình công nghệ. 2.2. Lựa chọn thiết bị phần cứng 2.3. Lựa chọn công cụ phần mềm 2.4. Kết luận chương 2 Chương 3. Tích hợp và thiết kế hệ thống. 3.1. Tổ chức phần cứng hệ thống - Thiết bị đầu cuối trung tâm. - Các thiết bị đầu cuối từ xa. - Mạng truyền thông. 3.2. Xây dựng giao diện người máy 3.3. Thiết kế phần mềm thu thập dữ liệu, giám sát và điều khiển

48

3.4. Kết luận chương 3 Kết luận chung

Related Documents

Luan Vanc1 Hoan Thien
June 2020 7
Tieu Luan Hoan Chinh
December 2019 16
Hoan Thien Dtcs Dong Co
November 2019 9
Luan Van Chua Hoan Chinh
November 2019 12
Do An Mon Hoc Hoan Thien
November 2019 14