Lua Gao

  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Lua Gao as PDF for free.

More details

  • Words: 3,624
  • Pages: 7
LỜI GIỚI THIỆU GS. TS. Nguyễn Văn Luật cayluongthuc.blogspot.com. Nội dung của cuốn sách về cây lúa Việt Nam được xuất bản lần này là sự kế thừa và phát triển cuốn “CÂY LÚA VIỆT NAM TK 20” đã phát hành thành ba tập gần 1.500 trang trong các năm 2001, 2002, và 2003. Nhà nước tiếp tục đặt hàng với Nhà Xuất bản Nông nghiệp in ấn và phát hành cuốn sách “CÂY LÚA VIỆT NAM” là do nhiều độc giả yêu cầu, cũng do nhiều tác giả muốn bổ xung những nội dung trước thế kỷ 20, và cập nhật phát sinh mới ở đầu thế kỷ 21, tuy mới trải qua chưa đầy 1 thập kỷ. Sách do tập thể tác giả biên soạn. GSTS. Nguyễn Văn Luật, anh hùng lao động, nguyên Viện trưởng Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long chủ biên. Nông nghiệp Việt Nam bắt đầu từ cây ăn củ và cây lúa. Trong thế kỷ 20 ở Việt Nam, lịch sử nông nghiệp nói chung và cây lúa nói riêng được nghiên cứu bởi nhiều nhà khoa học thuộc các ngành khác nhau, như khảo cổ học, ngôn ngữ học, nhân chủng học, địa lý, di truyền, sinh lý thực vật, nông học, và nhiều nhà khoa học khác. Những báo cáo khoa học chủ yếu dựa trên nhiều kết quả khảo sát các di chỉ khảo cổ, đã đưa ra hàng loạt bằng chứng về nền Văn hóa hang động Hòa Bình ở Việt Nam ta, từ đó phát hiện ra “chốn tổ” của cây lúa, bắt đầu từ hàng chục thiên niên kỷ tính đến nay. Đồng thời, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy Việt Nam là một trong các nước Đông Nam Châu Á có người tiền sử xuất hiện. Người tiền sử trở thành người nông dân khi sáng tạo và sử dụng những nông cụ bằng đá, và nền văn minh trồng lúa khởi đầu. Trải qua hàng thiên niên kỷ, quá trình phát triển của nền văn minh trồng lúa đã để lại bằng chứng phong phú về các nền văn hóa kế tiếp nhau: nền văn hóa Hòa Bình, Sơn Vi, Phùng Nguyên, Đồng Đậu, Gò Mun, Đông Sơn (tiêu biểu là các trống đồng Ngọc Lũ).. Qua nghiên cứu khảo sát các nền văn hóa trên, sự tiến bộ của nông cụ phát lộ, từ đồ đá, đến đồ đồng, đồ sắt. Đến nay, quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nghề trồng lúa cho năng suất lao động ngày một cao trên cơ sở kế thừa và phát triển các nền văn minh trồng lúa. Về giống lúa, trải qua hàng ngàn đời, người nông dân đã chọn lọc những biến dị trong tự nhiên những giống lúa đáp ứng nhu cầu lương thực ngày càng cao. Trên cơ sở nguồn gene đa dạng chứa nhiều đặc tính quý nằm trong hàng ngàn giống cổ truyền, các nhà di truyền tạo

chọn giống lúa đã kế thừa và phát triển, đã áp dụng phương pháp lai tạo truyền thống, và nhiều phương pháp hiện đại khác như tạo chọn cơ thể biến đổi di truyền (GMO) mà nhiều nước đã có giống cây trồng đưa vào sản xuất đại trà. Trong một tương lai không xa, cũng như bông vải, ngô, đậu tương, ta sẽ có những giống lúa kháng sâu bệnh, kháng hạn tốt, và sẽ có gạo cho người bướu cổ, mờ mắt, thiếu máu, dính bệnh tiểu đường, huyết áp cao.. Một nền văn hóa phi vật thể xung quanh nghề trồng lúa ở Việt Nam đã chứa đựng biết bao kinh nghiệm truyền lại cho hậu thế bằng ca dao, tục ngữ. Một số minh chứng: “Tốt giống, tốt má, tốt mạ, tốt lúa”; “ Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”; “Nhất thì, nhì thục”; “Gió đông là chồng lúa chiêm, Gió bấc là duyên lúa mùa”; “Cô kia tát nước bên đàng, Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi”.. Những kinh nghiệm trên vẫn còn nguyên giá trị khuyến nông. Ở một cuộc hội thảo quốc tế lớn trong năm lúa gạo quốc tế (2004) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh, tôi đã có dịp góp ý về khẩu hiệu “Chúng ta không làm nông nghiệp bằng kinh nghiệm” là chưa đủ, mà phải là “Chúng ta không làm nông nghiệp chỉ bằng kinh nghiệm”. Ý kiến này được nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước tán thành. Bởi vì, để nền nông nghiệp phát triển nhanh và bền vững, cần có kinh nghiệm + công nghệ mới. Trên cơ sở này, năng suất, sản lượng và chất lượng lúa nước của ta tăng trưởng không ngừng, góp phần làm cho nước ta từ một nước thiếu ăn, đến một nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Từ sau đổi mới, sản lượng lúa ở Việt Nam ta năm sau luôn cao hơn năm trước. Đến năm 2008 này, Việt Nam ta lại đạt sản lượng lúa kỷ lục: vượt 38 triệu tấn, tăng khoảng 2,6 triệu tấn so với năm 2007, và tiếp tục giữ vị trí thứ 2 trong thị trường xuất khẩu gạo. Trong những thập kỷ tới, thế kỷ tới, nền văn minh trồng lúa hiện nay thế tất sẽ để lại kinh nghiệm bổ ích cho nền văn minh trồng lúa mai sau với công nghệ cao, bao gồm các bước phát triển lên tầm cao của công nghệ sinh học, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ vũ trụ, công nghệ hải dương học.. Nhiều công nghệ cao hiện đã manh nha và thể hiện nhiều hứa hẹn, như những tiến bộ về tạo chọn giống lúa mới bằng nhiều phương pháp hiện đại bên cạnh phương pháp lai tạo truyền thống; về công nghệ thông tin sử dụng GIS trong việc theo dõi sâu bệnh và sự sinh trưởng phát triển của lúa; điều khiển tiêu tưới bằng computer theo lịch trình cài đặt trước; điều khiển bằng remote các máy nông nghiệp tự đi, tự bay; sử dụng tia lade trong khâu san phẳng ruộng; áp dụng công nghệ nano trong sản xuất phân bón và thuốc bảo vệ thực vật.

Chúng tôi đã có dịp tham quan sự vận hành những công nghệ cao trên ở trong và ngoài nước, trừ một thông tin mới về công nghệ vũ trụ và công nghệ hải dương học: người ta có thể khống chế được các cơn bão bằng cách tác động vào nguyên nhân ở nơi sinh ra bão: Bão là do năng lượng từ đại dương có thể hóa giải bằng nhiều cách. Đã có một số công nghệ khả thi được nghiên cứu từ 40-50 năm trước đây. Như ở Mỹ có thử nghiệm ở phạm vi hạn chế: dùng chất hút ẩm thả vào nơi sinh ra bão làm cho các hạt nước tích tụ tạo mưa ngay ở nơi đó, vừa không làm hại đất liền, vừa giảm cấp bão. Một nhà khoa học Việt Nam đề xuất: ta có thể dùng bột sắn để tích tụ hạt nước làm mưa, bột sắn có thể tích tụ gấp 400 lần trọng lượng của nó, rẻ hơn ở Mỹ có khả năng tích tụi gấp 1.500 lần. Ta có rất nhiều máy bay IL 18 hết hạn sử dụng, động cơ của chúng có thể nghiên cứu tạo vòng xoáy làm giảm cấp bão. Hơn 50 nhà khoa học, phần lớn đứng đầu các ngành về nông nghiệp Việt Nam, đã cùng nhau thực hiện ý nguyện chung là, ghi nhận những đóng góp về mặt khoa học công nghệ cho nghề trồng lúa chủ yếu trong thế kỷ 20 bằng những kết quả nghiên cứu khoa học, nhất là sau đổi mới (sau 1986). Đồng thời, đề xuất những kinh nghiệm, những ý kiến cho bước phát triển tới. Ý tưởng trên được thể hiện bằng biên soan cuốn sách “CÂY LÚA VIỆT NAM”, sẽ thể hiện trong 10 phần, bao gồm 50 chương, có thể in và phát hành vào 2 đến 3 tập với trên 2.000 trang, khổ 19 x 27, do Nhà Xuất bản Nông nghiệp in ấn và phát hành. Tập 1 sẽ ra mắt độc giả ngay trong cuối năm 2008 này. Nội dung 10 phần của cuốn sách được tóm lược như sau: (i) Nguồn gốc và lịch sử phát triển nghề trồng lúa; (ii) Các vùng sinh thái canh tác lúa; (iii) Di truyền tạo chọn giống lúa; (iv) Thủy lợi với sản xuất lúa (v) Sinh lý, phân bón và kỹ thuật canh tác lúa; (vi) Đất lúa; (vii) Bảo vệ sản xuất lúa; (viii) Cơ giới hóa sản xuất lúa; (ix) Bảo quản và chế biến lúa gạo; và (x) Những vấn đề kinh tế xã hội trong sản xuất lúa. Nội dung của cuốn sách về cây lúa Việt Nam được xuất bản lần này là sự kế thừa và phát triển cuốn “CÂY LÚA VIỆT NAM TK 20” đã phát hành thành 3 tập gần 1.500 trang trong các năm 2001, 2002, và 2003. Nhà nước tiếp tục đặt hàng với Nhà Xuất bản Nông nghiệp in ấn và phát hành cuốn sách “CÂY LÚA VIỆT NAM” là do nhiều độc giả yêu cầu, cũng do nhiều tác giả muốn bổ xung những nội dung trước thế kỷ 20, và cập nhật phát sinh mới ở đầu thế kỷ 21, tuy mới trải qua chưa đầy 1 thập kỷ. Đối tượng chủ yếu của cuốn sách này là những người có trình độ đại học và trên đại học, như Khoa Nông học Đại học Cần Thơ đã phô tô ra 10 cuốn cho các nghiên cứu sinh thạc sỹ và tiến sỹ tham khảo. Có một điều khá lý thú là, có cán bộ khuyến nông địa phương,

và cả nông dân địa phương ở vùng sâu, như ở huyện Cầu Kè tỉnh Trà Vinh, huyện Mỹ Tú tỉnh Sóc Trăng gặp tôi chủ động trao đổi một số kỹ thuật trong cuốn sách. Là vì, các tác giả cuốn sách phần lớn đã trải qua nghiên cứu và giảng dậy 30-40 năm, ngoài lý luận còn có nhiều kinh nghiệm cụ thể đã kết hợp giới thiệu vào trong chương viết của mình. Để có sự liên kết hữu cơ giữa những phần, những chương của cuốn sách, ban biên tập chúng tôi đã nghiên cứu hàng chục cuốn sách về lúa của các tác giả trong và ngoài nước, cộng với kinh nghiệm của mình, đã trao đổi với từng tác giả hay nhóm tác giả, phần lớn bằng văn bản đề cương tham khảo. Các tác giả hợp tác rất tốt, trước hết bằng sự nỗ lực viết rất tốt phần viết của mình. Tuy nhiên, không tránh khỏi nhiều thiếu sót, mong được lĩnh giáo độc giả. Xin cám ơn! GsTs Nguyễn Văn Luật (Sử dụng bản do tác giả gửi) Được đăng bởi Hoang Kim vào lúc 11/08/2008 Nhãn: Cây lúa Việt Nam xưa, nay và ngày mai

BIỂN HỌC VÔ BỜ, SIÊNG NĂNG LÀ BẾN Chừng nào mỗi chúng ta chưa ứa nước mắt thấm hiểu sự nhọc nhằn của người nông dân một nắng hai sương làm ra hạt gạo. Chừng nào những giá trị lao động khoa học cao quý, liên tục, âm thầm chưa mang lại đủ niềm vui cho bữa ăn của người dân nghèo. Chừng đó chúng ta sẽ còn phải DẠY VÀ HỌC. Cái gốc của sự học là HỌC LÀM NGƯỜI. TINKHOA HOC, HOCMOINGAY, DAYVAHOC là tìm tòi nhằm giúp bạn tiết kiệm thời gian. TINKHOAHOC giúp bạn thông tin chuyên đề. HOCMOINGAY chọn báo giùm bạn. Mục đích sau cùng của DẠY VÀ HỌC là thấu suốt bản chất sự vật, có lời giải đúng và LÀM được việc (Learning to doing). Bạn nếu không nhớ địa chỉ, xin hãy gõ vào một trong ba cụm từ DAYVAHOC, TINKHOA HOC, HOCMOINGAY ở ô tìm kiếm của Google, Yahoo ... bạn sẽ tìm được ngay.

Trong quan điểm đương đầu với sự tăng dân số, sản lượng gạo hàng năm của thế giới phải tăng 760 triệu tấn vào năm 2020. Tuy nhiên, nhiều nước, đặc biệt là tại châu Á, thiếu đất trồng để tăng sản lượng gạo, và vì vậy hầu hết nhu cầu gạo phải được đáp ứng bằng cách tăng năng suất. Việc sử dụng gạo lai đang được đề xuất như là một chiến lược để giúp tăng tối đa năng suất gạo hiện tại tại nhiều nước như Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Việt

Nam, Indonesia và Philippines. Thông tin sẵn có trong các phân tích kinh tế cho thấy rằng những nước như Ấn Độ, Philippines, Sri Lanka, Việt Nam và Bangladesh với tỷ lệ đất và lao động cao và tỷ lệ diện tích được tưới nước cao hơn có thể có nhu cầu về công nghệ gạo lai nhiều nhất. Việc phát triển gạo lai thành công vào đầu những năm 1970 tại Trung Quốc là một đột phá lớn trong nhân giống gạo, cung cấp sự tiếp cận hiệu quả nhằm tăng năng suất gạo. Gần đây, gạo lai chiếm 15 triệu ha hay phân nữa trong tổng diện tích tại Trung Quốc. Đã được chứng minh thực tế trong nhiều năm rằng gạo lai cho năng suất cao hơn 20% so với những giống lai cùng dòng được cải tiến. Năng suất gạo tăng hàng năm tại Trung Quốc do việc trồng gạo lai có thể nuôi sống 60 triệu người mỗi năm. Kinh nghiệm của Trung Quốc cho thấy rằng việc tăng diện tích gạo lai là cách kinh tế và hiệu quả nhất để đáp ứng nhu cầu gạo trong tương lai cho dân số đang tăng. Theo Tổ Chức Lương Nông (FAO), diện tích gieo trồng lúa lai trong năm 1990 là 10% diện tích trồng lúa thế giới nhưng diện tích này sản xuất 20% tổng sản lượng gạo. Từ điều này, chúng ta có thể phỏng chừng rằng, nếu gạo thông thường được thay thế hoàn toàn bằng gạo lai, tổng sản lượng gạo trên thế giới sẽ tăng gấp đôi và có thể đáp ứng nhu cầu của hơn 1 tỷ người. Vì vậy, tăng cường phát triển gạo lai trên thế giới sẽ rất hữu ích trong việc giải quyết nạn đói. Sự tiến bộ trong sản xuất gạo lai tại Trung Quốc đã khuyến khích mạnh nhiều nước phát triển gạo lai riêng của họ. Viện Nghiên Cứu Gạo Bangladesh (BRRI) bắt đầu nghiên cứu gạo lai vào thập niên 1990, và đã phát triển thành công và giới thiệu một loại gạo lai cho gieo trồng thương mại vào năm 2002. Việc sử dụng gạo lai đang được đề nghị như là chiến lược để giúp tăng tối đa năng suất gạo hiện tại ở những nước như Bangladesh, Ấn Độ, Sri Lanka, Việt Nam, Indonesia, Philippines v.v. để đáp ứng nhu cầu dự kiến. Các công tác khoa học đang tiến triển để đạt được triển vọng 15 tấn gạo lai/ha. Công tác phát triển khoa học và công nghệ sẽ không bao giờ dừng. Cây trồng C4, chẳng hạn như bắp, có khả năng quang hợp cao hơn cây trồng C3. Việc chuyển đổi các gene C4 từ bắp sang gạo có thể làm tăng khả năng quang hợp của gạo. Thật thú vị, các gene C4 từ bắp đã được nhân bản thành công và được Đại Học Hong Kong Chinese và Trung Tâm Nghiên Cứu và Phát Triển Gạo Lai Quốc Gia Trung Quốc chuyển sang cây lúa. Nhờ vào quá trình này, chỉ tiêu năng suất 13,5 tấn được ấn định cho gạo siêu lai vào năm 2010. Dựa vào các kinh nghiệm và các khám phá, các nhà khoa học tại Viện Nghiên Cứu Gạo Quốc Tế (IRRI), Philippines, tin rằng mức năng suất gạo có thể tăng khoảng 20% thông qua việc cải tiến có chọn lọc các thành phần năng suất. Trên cơ sở các phân tích trên diện rộng của triển vọng năng suất và các đặc điểm tăng trưởng, họ đang tạo ra những loại cây trồng mới (NPT) cho hệ sinh thái tưới bằng nước mưa và tưới tiêu. Việc nhân bản những giống có cấu trúc hình thái mới được phát triển cho hệ sinh thái tưới tiêu được ghi nhận đang trong quá trình kiểm tra thực nghiệm. Những giống này được cho rằng có thể cho năng suất 13-15

tấn/ha bằng cách thay thế những giống hiện tại có năng suất 6-7 tấn/ha. Trên phương diện toàn cầu, có nhiều tranh cãi về ảnh hưởng của Cây Trồng Biến Đổi Gene (GMO: Genetically Modified Organism). Những nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và các nhà công nghệ (RST) ủng hộ sự tiến bộ và phổ biến cây trồng Biến Đổi Gene. Chúng ta thường thấy, một nhóm những nhà tự nhiên và hoạt động xã hội, các nhà xã hội học, nhà kinh tế xã hội (NCS) cho thấy rằng GMO có thể không là sự may mắn cho nhân loại. Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đối với chuỗi thức ăn và dinh dưỡng đối với con người cũng như tạo ra sự mất cân bằng tự nhiên. Các chính phủ của các nước phát triển và đang phát triển hiện chia thành hai nhóm; một nhóm tán đồng quan điểm với những nhà nghiên cứu, các nhà khoa học và các nhà công nghệ (RST) và một nhóm khác ủng hộ NCS. Nếu chúng ta tưởng tượng về nhu cầu lương thực cho người đói trên toàn cầu, từ kinh nghiệm quá khứ của chúng ta, chúng ta có thể nhìn thấy rằng vào năm 2050, nhu cầu ngũ cốc lương thực toàn cầu sẽ tăng khoảng 40% bởi vì việc tăng dân số và thu nhập được cải thiện. Lo ngại của nhóm RST là làm thế nào đáp ứng nhu cầu 880 triệu tấn gạo để nuôi sống dân số thế giới vào năm 2025 trong khi cần 554 triệu tấn gạo vào năm 1995. Nhu cầu lương thực tăng sẽ phải được đáp ứng với ít đất hơn, ít nước hơn, ít lao động hơn và ít thuốc trừ sâu hơn. Vì vậy, chuyển nghiên cứu năng suất tốt hơn chưa được phát triển thành mục tiêu chính đối với những nhà khoa học trên khắp thế giới. Công nghệ sinh học sẽ là khuynh hướng thay đổi chính trong nông nghiệp. Công nghệ sinh học và công nghệ gene có thể là con đường để tạo ra sự thay đổi cách mạng và là người dẫn đường trong thời đại mới của sự tạo ra giá trị trong nông nghiệp. Hãy bỏ qua điều này sẽ tạo ra một giai đoạn chiến lược và cạnh tranh - như RST dự báo. Việc chấp nhận gạo biến đổi gene (GM) tại Trung Quốc không chỉ liên quan đến cây trồng lương thực quan trọng nhất trên thế giới, mà còn liên quan đến văn minh châu Á. Điều này sẽ là sự khuyến khích rằng sẽ có tác độnglớn trong việc chấp nhận gạo GM tại châu Á và, tổng quát hơn, sẽ có tác động đến việc chấp nhận lương thực, thức ăn gia súc và cây trồng biến đổi gene trên toàn thế giới. Vào năm 2003, 3 nước đông dân nhất châu Á là (i) Trung Quốc, (ii) Ấn Độ và (iii) Indonesia (tổng dân số 2,5 tỷ người và tổng GDP là hơn 1.500 tỷ USD) chính thức trồng cây trồng biến đổi gene (GM). Philippines cũng trồng khoảng 20.000 ha bắp vàng (Bt maize) lần đầu tiên vào năm 2003. Ngoài ra, 3 nước lớn tại châu Á và khu vực Thái Bình Dương nằm trong 10 nước hàng đầu trồng cây trồng GM vào năm 2003. Gạo Bt (gạo vàng) có thể sẽ được chấp nhận tại Trung Quốc trong tương lai không xa. Đánh giá về tất cả các yếu tố của vấn đề này, triển vọng cho năm 2010 cho thấy tiếp tục tăng việc phổ biến cây trồng GM toàn cầu, tăng đến 152 triệu ha, với khoảng 15 triệu nông dân trồng cây trồng GM tại 30 nước. Cho đến nay 18 nước đã chấp nhận cây trồng biến đổi gene. Vào năm 2004, diện tích cây trồng GM trên toàn cầu cho thấy tăng trưởng hai con số trong 7 năm liên tiếp, với mức tăng trưởng 20%, so với 15% trong năm 2003 và 12% trong năm 2002. Diện tích cây trồng biến đổi gene được chấp nhận toàn cầu trong năm 2004 là 33

triệu ha, liên quan đến 8,25 triệu nông dân tại 18 nước, tăng so với 27 triệu ha trong năm 2003 được 7 triệu nông dân gieo trồng tại 17 nước và 6 triệu nông dân tại 16 nước vào năm 2002. Vào năm 2004, cây trồng biến đổi gene chiếm 5% trong số 1,49 tỷ ha đất gieo trồng toàn cầu. Tăng diện tích cây trồng GM 13,31 triệu ha từ năm 2003 và 2004 là mức cao thứ hai. Đặc biệt nhất là 90% nông dân thụ hưởng là những người nghèo từ những nước đang phát triển, những người mà thu nhập được tăng lên của họ từ cây trồng GM tiếp tục làm giảm nghèo. (Nguồn: MediumGrainRice)

Related Documents

Lua Gao
May 2020 22
Lua
May 2020 19
Lua
November 2019 33
Lua
November 2019 26
Lua
May 2020 23
Lua
May 2020 17