Linh

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Linh as PDF for free.

More details

  • Words: 8,296
  • Pages: 14
Vị trí - Địa lý

Bản đồ hành chính tỉnh Ninh Bình Ninh Bình tiếp giáp với 4 tỉnh: Hòa Bình, Hà Nam ở phía bắc, Nam Định ở phía đông, Thanh Hóa ở phía tây, biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đông nam. Trung tâm tỉnh là thành phố Ninh Bình cách thủ đô Hà Nội 93 km về phía nam. Ở vị trí điểm mút của cạnh đáy tam giác châu thổ sông Hồng, Ninh Bình bao gồm cả ba loại địa hình. Vùng đồi núi hay còn gọi là vùng "bán sơn địa" ở phía Tây Bắc bao gồm các huyện Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp; vùng đồng bằng và vùng ven biển ở phía Đông Nam thuộc 2 huyện Kim Sơn và Yên Khánh. Xen giữa 2 vùng lớn là vùng chiêm trũng chuyển tiếp. Ninh Bình có bờ biển dài 18km. Bờ biển Ninh Bình hàng năm được phù sa bồi đắp lấn ra trên 100m. Ninh Bình nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa: mùa nóng, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10; mùa lạnh, khô từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau. • • • •

Lượng mưa trung bình hàng năm: 1.700-1.800 mm Nhiệt độ trung bình: 23,5°C Số giờ nắng trong năm: 1.600-1.700 giờ Độ ẩm tương đối trung bình: 80-85%

Diện tích:1.400 km², dân số (điều tra dân số 01/04/2009): 898.459 người với mật độ dân số 642 người/km². Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình có hai tôn giáo chính là: Phật giáo và Thiên chúa giáo. 15% dân số theo đạo Thiên chúa. Ninh Bình có 1 thành phố, 1 thị xã và 6 huyện trực thuộc là: • • •

Thành phố Ninh Bình (tỉnh lỵ) Thị xã Tam Điệp Huyện Gia Viễn

• • •

Huyện Kim Sơn Huyện Nho Quan Huyện Yên Khánh



Huyện Hoa Lư



Huyện Yên Mô

[sửa] Lịch sử - Văn hóa

[sửa] Lịch sử Ninh Bình xưa thuộc bộ Giao Chỉ, một trong 15 bộ của nước Văn Lang. Qua các đời nhà Hán, Lương, Đường thuộc châu Trường Yên. Năm 968, vua Đinh Tiên Hoàng dẹp xong loạn 12 sứ quân lên ngôi hoàng đế đóng đô tại Hoa Lư và đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Năm 1010, Lý Thái Tổ dời kinh đô về Thăng Long, Ninh Bình nằm trong phủ Trường An, sau đổi là châu Đại Hoàng vào cuối thế kỷ 12. Đời nhà Trần đổi thành lộ, rồi lại đổi thành trấn Thiên Quan. Đời Lê Thái Tông (1434-1439), Ninh Bình sáp nhập vào Thanh Hóa; thuộc trấn Sơn Nam đời vua Lê Thánh Tông; rồi lại thuộc về Thanh Hóa cho tới đời vua Minh Mạng. Thời nhà Nguyễn, địa bàn tỉnh Ninh Bình là 2 phủ Trường Yên và Thiên Quan. Năm 1831, Ninh Bình trở thành một trong số 13 tỉnh ở Bắc Kỳ với 6 huyện Yên Khánh, Nho Quan, Kim Sơn, Gia Khánh, Gia Viễn và Yên Mô, thuộc Liên khu 3. Sáu huyện vẫn giữ nguyên cho đến khi tỉnh Ninh Bình hợp nhất với các tỉnh Nam Định và Hà Nam thành tỉnh Hà Nam Ninh ngày 27/12/1975. Ninh Bình lại được tái lập theo Nghị quyết của Quốc hội khóa VIII, ngày 26/12/1991. Khi tách ra, tỉnh Ninh Bình có diện tích 1.386,77 km², dân số 787.877 người, gồm 2 thị xã Ninh Bình, Tam Điệp và 5 huyện Kim Sơn, Gia Viễn, Hoa Lư, Tam Điệp, Hoàng Long. Ngày 23/11/1993, huyện Hoàng Long đổi lại tên cũ là huyện Nho Quan. Ngày 4/7/1994, huyện Tam Điệp đổi lại tên cũ là huyện Yên Mô và tái lập huyện Yên Khánh từ 10 xã của huyện Tam Điệp cũ và 9 xã của huyện Kim Sơn. Về mặt quân sự, Ninh Bình cũng giữ một vị trí then chốt vì đèo Ba Dội nằm trong dãy Tam Điệp là một cửa giao thông hiểm yếu giữa Ninh Bình và Thanh Hóa, dùng đường bộ từ Thăng Long vào Thanh Hóa hay từ Đàng Trong ra Đàng Ngoài, đều phải vượt đèo này. Năm 1873 và 1887 Pháp chiếm đóng Ninh Bình. Năm 1886, có Đốc Tâm chỉ huy dân quân, được rất đông đồng bào Mường tham dự, tấn công quân Pháp nhiều trận, gây cho Pháp nhiều thiệt hại nặng nề. Tại Nho Quan, vào ngày 7 tháng 1 năm 1915, quân Việt Nam Quang Phục Hội đã đánh chiếm các đồn bốt của Pháp.

[sửa] Văn hóa Ninh Bình nằm ở vùng giao thoa văn hóa và giao thông giữa các khu vực: Tây Bắc, Đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ, là địa bàn ảnh hưởng của nền văn hóa Hòa Bình và văn hóa Đông Sơn. Với đặc điểm đó đã tạo ra một nền văn hóa Ninh Bình tương đối đa dạng và năng động, mang đặc trưng khác biệt trên nền tảng văn minh châu thổ sông Hồng. Vùng đất Ninh Bình là kinh đô của Việt Nam thế kỷ X, mảnh đất gắn với sự nghiệp của 6 vị vua thuộc ba triều đại Đinh - Lê – Lý. Ninh Bình cũng là nơi có nhiều căn cứ quân sự gắn với những chiến công hiển hách của các triều đại nhà Trần, triều đại Tây Sơn và Hậu Trần. Vùng đất này còn là quê hương của nhiều danh nhân đất Việt tiêu biểu như: Đinh Bộ Lĩnh; Trương Hán Siêu, Lý Quốc Sư, Vũ Duy Thanh, Lương Văn Tụy .v.v.

Ninh Bình là vùng đất có nhiều lễ hội văn hóa đặc sắc như Lễ hội cố đô Hoa Lư, lễ hội chùa Bái Đính, lễ hội đền Nguyễn Công Trứ, lễ hội đền Thái Vi... Các lễ hội khác: lễ hội Yên Cư, hội thôn Tập Minh, lễ hội động Hoa Lư...

[sửa] Giao thông

Nút giao thông QL 1A và QL10 Ninh Bình là một điểm nút giao thông quan trọng, tất cả các huyện, thành phố, thị xã đều có đường quốc lộ đi qua: • • • • • •



Quốc lộ 1A xuyên Việt đi qua các huyện Gia Viễn, Hoa Lư, Yên Mô, Tp Ninh Bình và Tx Tam Điệp với tổng chiều dài gần 40 km. Quốc lộ 10 nối từ Quảng Ninh qua các tỉnh duyên hải Bắc bộ: Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định tới thành phố Ninh Bình đi các huyện Yên Khánh, Kim Sơn. Quốc lộ 12A, 12B nối thị xã Tam Điệp, Nho Quan với đường Hồ Chí Minh, tỉnh Hoà Bình và Vĩnh Phúc. Quốc lộ 45 nối Nho Quan với Thanh Hóa. Mạng lưới giao thông tỉnh lộ khá thuận tiện với những tuyến xe buýt nội tỉnh. Hiện đang có 3 dự án đường cao tốc đi qua Ninh Bình được triển khai: đường cao tốc Ninh Bình - Cầu Giẽ; đường cao tốc Ninh Bình - Vinh và đường cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh. Bến xe Ninh Bình nằm gần nút giao thông giữa QL1 và QL10 ở Tp Ninh Bình.

Về giao thông đường sắt Ninh Bình có trục đô thị Tam Điệp – Ninh Bình nằm trên tuyến đường sắt Bắc-Nam. Trên địa bàn tỉnh có các ga Ninh Bình, ga Cầu Yên, ga Ghềnh và ga Đồng Giao. Theo quy hoạch xây dựng mới, đường sắt cao tốc Bắc Nam chạy thẳng từ Hà Nội sẽ đặt ga chính ở Ninh Bình, Vinh. Về giao thông đường thủy Ninh Bình có hệ thống sông ngòi dày đặc: sông Đáy là sông lớn nhất chảy vào giữa ranh giới Ninh Bình với Hà Nam, Nam Định. Sông Càn với nhiều nhánh nhỏ, phần hạ lưu chảy giữa ranh giới huyện Kim Sơn với tỉnh Thanh Hóa. Các sông nội tỉnh khác: sông Hoàng Long, sông Vạc, sông Vân, sông Bôi, sông Lạng, sông Bến Đang đem lại nguồn lợi đáng kể về tưới tiêu, giao thông và khai thác thuỷ sản. Cảng Ninh Phúc là cảng sông cấp I. Ngoài ra có cảng Ninh Bình, cảng Cầu Yên, cảng Non Nước, cảng Bình Minh và cảng Phát Diệm.

[sửa] Kinh tế Ninh Bình có vị trí quan trọng của vùng cửa ngõ miền Bắc và vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc. Đây là nơi tiếp nối giao lưu kinh tế và văn hoá giữa khu vực châu thổ sông Hồng với Bắc Trung Bộ, giữa vùng đồng bằng Bắc Bộ với vùng rừng núi Tây Bắc. Thế mạnh kinh tế nổi bật của Ninh Bình là các ngành công nghiệp vật liệu xây dựng và du lịch. Trong những năm gần đây kinh tế Ninh Bình liên tục tăng trưởng ở mức 2 con số, Năm 2005 chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh xếp thứ 41/42, năm 2006 vươn lên xếp thứ 18/64, năm 2007 xếp thứ 24/64, năm 2008 xếp 23/63, liên tục đứng thứ 5 ở miền Bắc. Năm 2007, Ninh Bình là một trong những tỉnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn của Việt Nam; thu ngân sách đạt 1.140 tỷ đồng, là tỉnh thứ 26/64 đạt mức thu 1000 tỷ. Trong khi diện tích và dân số tỉnh chỉ đứng thứ 56/64 và 43/64. Cơ cấu kinh tế trong GDP năm 2007: Công nghiệp - xây dựng: 40%; Nông, lâm - ngư nghiệp: 26%; Dịch vụ: 34%

[sửa] Công nghiệp

Cảng Ninh Phúc ở khu CN Ninh Phúc Ninh Bình có tiềm năng và thế mạnh phát triển công nghiệp vật liệu xây dựng với số lượng nhà máy sản xuất xi măng nhiều trong đó nổi bật là các doanh nghiệp xi măng Vinakansai, xi măng Hệ Dưỡng, xi măng Tam Điệp, xi măng Phú Sơn, xi măng Duyên Hà, xi măng Hướng Dương .v.v. Sản phẩm chủ lực của địa phương là xi măng, đá, thép, vôi, gạch .v.v. Tính đến năm 2009, Ninh Bình có 7 khu công nghiệp,[1] gồm: Gián Khẩu, Ninh Phúc, Tam Điệp, Phúc Sơn, Sơn Hà, Xích Thổ và Khánh Cư, 22 cụm công nghiệp với diện tích 880 ha. Nghề thủ công truyền thống địa phương có: thêu ren ở Hoa Lư, dệt chiếu và làm hàng cói mỹ nghệ ở Kim Sơn, Yên Khánh..., đan lát mây tre ở Gia Viễn, Nho Quan, sản xuất đồ đá mỹ nghệ ở Ninh Vân (Hoa Lư). Theo Cục thống kê tỉnh Ninh Bình, tổng giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh ước đạt hơn 6.000 tỷ đồng trong năm 2008, tăng gần 50% so với năm 2007. Một số nhà máy đã đi vào sản xuất cho ra sản phẩm như nhà máy xi măng Duyên Hà, xi măng Hướng Dương, Công ty may Đài Loan, Cơ sở chế biến hạt điều - Cty CP xuất khẩu đầu

tư Ninh Bình, Sản phẩm lò quay ximăng 2,3 triệu tấn/năm của Công ty Cơ khí lắp máy Ninh Bình, các sản phẩm cơ khí công nghệ cao của Công ty cơ khí Quang Trung, sản phẩm hoa quả đóng hộp của Công ty cổ phần Thực phẩm xuất khẩu Đồng Giao…đã góp phần tăng giá trị công nghiệp. Về thu hút đầu tư, tỉnh có những dự án công nghiệp với mức đầu tư lớn đang được triển khai xây dựng như: Nhà máy phân đạm công suất 56 vạn tấn/năm, nhà máy sản xuất phụ tùng động cơ tàu thuỷ Vinashin vơi vốn đầu tư 1.200 tỷ đồng, nhà máy sản xuất sôđa đầu tư 1.300 tỷ, nhà máy sản xuất phôi thép Ninh Bình đầu tư 560 tỷ đồng.

[sửa] Nông nghiệp Ninh Bình có lợi thế phát triển ngành nông nghiệp đa dạng nhiều thành phần. Các vùng chuyên canh nông nghiệp chính của tỉnh: vùng nông trường Đồng Giao chuyên trồng cây công nghiệp như cây dứa thơm, vùng Kim Sơn trồng cây cói làm chiếu và các mặt hàng mỹ nghệ khác, vùng biển Kim sơn nuôi tôm sú, nuôi cá và nuôi lợn, vùng Ninh Phúc, Ninh Sơn trồng hoa và rau sạch. Cơ cấu Nông, lâm, thuỷ sản trong GDP của tỉnh, năm 2007 đạt 26% (mục tiêu đến năm 2010 là 17%). Trong nông nghiệp, giữa các lĩnh vực sản xuất cũng có sự chuyển dịch. Năm 2001, nông nghiệp chiếm 93,4%, lâm nghiệp 1,3%, thuỷ sản 1,7%, đến năm 2007, tỷ lệ đó là: Nông nghiệp 86,9%, lâm nghiệp 1,7%, thuỷ sản 11,4%. Lĩnh vực nuôi thuỷ sản phát triển khá ổn định, nhất là ở khu vực nuôi thả thuỷ sản nước ngọt. Diện tích nuôi thuỷ sản năm 2007 đạt 9.021 ha, tăng 27,7% so với năm 2004; trong đó diện tích nuôi thả vùng nước ngọt đạt 6.910 ha, nuôi thuỷ sản nước lợ 2.074 ha. Sản lượng thuỷ sản năm 2007 đạt 18.771 tấn. Trong đó sản lượng tôm sú đạt 1.050 tấn, cua biển đạt 1.280 tấn. Tổng giá trị thuỷ sản năm 2007 đạt 350 tỷ đồng, tăng 73,4 tỷ đồng so với năm 2004. Về hạ tầng, tỉnh đang đầu tư, nâng cấp, xây mới nhiều trạm bơm nước, kênh mương. Các tuyến đê quan trọng như: Đê biển Bình Minh II; đê tả, hữu sông Hoàng Long; đê Đầm Cút, đê Năm Căn, hồ Yên Quang, âu Cầu Hội... được nâng cấp theo hướng kiên cố hoá.

[sửa] Dịch vụ

Sân vận động trung tâm tp Ninh Bình Ninh Bình có vị trí hội tụ giao thông liên vùng rất thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa với các địa phương khác trong cả nước. Về du lịch, Ninh Bình có điều kiện phát triển

đa dạng các loại hình du lịch: sinh thái - nghỉ dưỡng, văn hóa - lịch sử - tâm linh, du lịch mạo hiểm, thể thao. Về thể thao, giải trí, Ninh Bình có những công trình thể thao cấp quốc gia là nhà thi đấu Ninh Bình và sân vận động Ninh Bình. Từ năm 2006 tỉnh có một đội bóng đá là câu lạc bộ bóng đá Xi măng The Vissai Ninh Bình và một đội bóng chuyền hạng mạnh là Tràng An Ninh Bình. Về giáo dục và đào tạo tỉnh có trường đại học Hoa Lư và 4 trường cao đẳng. Ninh Bình đang có nhiều nỗ lực kêu gọi đầu tư vào lĩnh vực du lịch, dịch vụ. Tỉnh coi đây là lĩnh vực kinh tế mũi nhọn. Tốc độ tăng giá trị sản xuất các ngành dịch vụ đạt 16% Từ năm 2004, Sở Công Thương Ninh Bình đã xây dựng quy hoạch mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh đến năm 2010 và định hướng đến năm 2015. Năm 2008, toàn tỉnh có 107 chợ, trong đó chợ Rồng ở thành phố Ninh Bình là chợ loại 1, 5 chợ loại 2 (chợ Đồng Giao, chợ Nam Dân, chợ Ngò...) còn lại là chợ loại 3.

[sửa] Du lịch [sửa] Tiềm năng Bài chi tiết: Du lịch Ninh Bình

Phong cảnh Ninh Bình – Non nước hữu tình Ninh Bình có tiềm năng du lịch rất lớn, nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử văn hoá nổi tiếng như: •

• •

Cố đô Hoa Lư là kinh đô của nhà nước phong kiến tập quyền đầu tiên ở Việt Nam, hiện còn nhiều di tích cung điện, đền, chùa, lăng mộ... liên quan đến các triều đại Đinh, Tiền Lê và Lý. chùa Bái Đính là một quần thể gồm khu chùa cổ và khu chùa mới với quy mô là ngôi chùa lớn nhất Đông Nam Á. Khu du lịch sinh thái Tràng An với hệ thống các hang động, thung nước, rừng cây và các di tích lịch sử gắn với kinh thành xưa của Cố đô Hoa Lư. Nơi đây đang được các nhà khoa học lập hồ sơ đề cử Unesco công nhận là di sản thế giới.





• •





Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động đã được tặng chữ: "Nam thiên đệ nhị động" hay "vịnh Hạ Long cạn" với các điểm du lịch như: Tam Cốc, đền Thái Vi, chùa Bích Động, động Tiên, chùa Linh Cốc v.v. Vườn quốc gia Cúc Phương với diện tích rừng nguyên sinh khoảng 22.000 ha, là rừng quốc gia đầu tiên của Việt Nam. Nơi đây có nhiều động thực vật quý hiếm, có cây chò ngàn năm tuổi, có động Người Xưa. Nhà thờ Phát Diệm là công trình kiến trúc tôn giáo kết hợp hài hòa giữa kiến trúc phương đông và phương tây. Là một công trình kiến trúc đá độc đáo. Khu bảo tồn thiên nhiên Vân Long là khu bảo tồn thiên nhiên ngập nước lớn nhất đồng bằng Bắc Bộ. Tại đây có suối nước nóng Kênh Gà, động Vân Trình, Kẽm Trống và nhiều núi hang đẹp khác. Vùng ven biển Kim Sơn được UNESCO đưa vào danh sách các địa danh thuộc khu dự trữ sinh quyển đồng bằng sông Hồng, là một khu dự trữ sinh quyển thế giới tại Việt Nam. Ngoài ra còn có: động Mã Tiên, núi Ngọc Mỹ Nhân, núi Non Nước, sông Hoàng Long, hồ Kỳ Lân, khu căn cứ cách mạng Quỳnh Lưu, Phòng tuyến Tam Điệp, hồ Đồng Thái, sân golf Yên Thắng 54 lỗ hiện đại và lớn nhất Việt Nam...

Hiện nay Ninh Bình có các khu du lịch đã và đang hoàn thiện hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là di sản thế giới:[2][3][4] • •

Khu di tích lịch sử văn hóa Cố đô Hoa Lư: di sản văn hóa thế giới Vườn quốc gia Cúc Phương, khu du lịch sinh thái hang động Tràng An: di sản thiên nhiên thế giới.

Vườn quốc gia Cúc Phương là một địa điểm khảo cổ. Các di vật của người tiền sử có niên đại khoảng 12.000 năm đã được phát hiện như mồ mả, rìu đá, mũi tên đá, dao bằng vỏ sò, dụng cụ xay nghiền ... trong một số hang động ở đây chứng tỏ con người đã từng sinh sống tại khu vực này từ 7.000 đến 12.000 năm trước. Năm 1960, rừng Cúc Phương được công nhận là khu bảo tồn rừng và được thành lập theo Quyết định 72/TTg ngày 7 tháng 7 năm 1962 với diện tích 20.000 ha đánh dấu sự ra đời khu bảo vệ đầu tiên của Việt Nam. Quyết định số 18/QĐ-LN ngày 8 tháng 1 năm 1966 chuyển hạng lâm trường Cúc Phương thành VQG Cúc Phương. Quyết định số 333/QĐ-LN ngày 23 tháng 5 năm 1966 quy định chức năng và trách nhiệm của Ban quản lý rừng. Ngày 9 tháng 8 năm 1986, Cúc Phương được nêu trong danh sách các khu rừng đặc dụng theo Quyết định số 194/CT của Chính phủ Việt Nam với phân hạng quản lý là Vườn quốc gia diện tích 25.000 ha. Luận chứng kinh tế-kỹ thuật của vườn quốc gia được phê duyệt ngày 9 tháng 5 năm 1988 theo Quyết định số 139/CT. Trong đó, ranh giới của vườn được xác định lại với tổng diện tích là 22.200 ha, bao gồm 11.350 ha thuộc địa giới tỉnh Ninh Bình, 5.850 ha thuộc địa giới tỉnh Thanh Hóa và 5.000 ha thuộc địa giới tỉnh Hòa Bình. Toạ độ rừng: Từ 20°14' tới 20°24' vĩ bắc, 105°29' tới 105°44' kinh đông. -----------------------------------------------------------------------------------

[sửa] Địa hình - Thủy văn Cúc Phương nằm ở phía đông nam của dãy núi Tam Điệp, một dãy núi đá vôi chạy từ tỉnh Sơn La ở hướng tây bắc. Dải núi đá vôi này với ưu thế là kiểu karst tự nhiên, hình thành trong lòng đại dương cách đây khoảng 200 triệu năm. Dãy núi này nhô lên đến độ cao 636 m tạo thành một nét địa hình nổi bật giữa một vùng đồng bằng. Phần dãy núi đá vôi bao quanh vườn quốc gia có chiều dài khoảng 25 km và rộng đến 10 km, ở giữa có một thung lũng chạy dọc gần hết chiều dài của dãy núi. Địa hình karst ảnh hưởng rõ nét đến hệ thống thủy văn của Cúc Phương. Phần lớn nước trong vườn quốc gia bị hệ thống các mạch nước ngầm hút rất nhanh, nước sau đó thường chảy ra ở những khe nhỏ ở bên hai sườn của vườn quốc gia. Do vậy, không có các ao hồ tự nhiên hay các thủy vực tĩnh nằm trong vườn, mà chỉ có một dòng chảy thường xuyên là sông Bưởi. Con sông này nằm ở phía tây của vườn, chảy đổ vào sông Mã. Rừng Cúc Phương còn đóng vai trò bảo vệ đầu nguồn hồ chứa nước Yên Quang. Hồ cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp các vùng lân cận.

[sửa] Đa dạng sinh học [sửa] Thực vật Thảm thực vật Cúc Phương với ưu thế là rừng trên núi đá vôi. Rừng có thể hình thành nên nhiều tầng tán đến 5 tầng rõ rệt, trong đó tầng vượt tán đạt đến độ cao trên 40 m. Do địa hình dốc, tầng tán thường không liên tục và đôi khi sự phân tầng không rõ ràng. Nhiều cây rất phát triển hệ rễ bạnh vè để đáp ứng với tầng đất mặt thường mỏng. Vườn quốc gia hiện là nơi có nhiều loài cây gỗ lớn như chò xanh, chò chỉ hay đăng [1], hiện đang được bảo vệ để thu hút du khách thăm quan. Đây cũng là nơi phong phú về các cây gỗ và cây thuốc. Cúc Phương có hệ thực vật phong phú. Hiện nay, các nhà khoa học đã thống kê được gần 2.000 loài thực vật có mạch thuộc 887 chi trong 221 họ thực vật. Các họ giàu loài nhất trong hệ thực vật Cúc Phương là các họ Đại kích, Hòa thảo, Đậu, Thiến thảo, Cúc, Dâu tằm, Nguyệt quế, Cói, Lan và Ô rô [2]. Khu hệ thực vật ở Cúc Phương là tập hợp yếu tố địa lý thực vật bao gồm Trung Quốc-Himalaya, Ấn Độ-Myanma và Malesia[1]. Đến nay, đã có 3 loài thực vật có mạch đặc hữu được xác định cho hệ thực vật Cúc Phương là hồ trăn Cúc Phương, mua Cúc Phương và cui Cúc Phương [3]. Vườn quốc gia Cúc Phương cũng được xác định là 1 trong 7 trung tâm đa dạng thực vật của Việt Nam[2].

[sửa] Động vật Rừng Cúc Phương có hệ sinh thái khá phong phú và đa dạng, gồm 97 loài thú (trong đó nổi bật nhất là các loài khỉ châu Á), 300 loài chim, 76 loài bò sát, 46 loài lưỡng cư, 11 loài cá và hàng ngàn loài côn trùng. Nhiều loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam. Cúc Phương là nơi sinh sống của một số quần thể thú quan trọng về mặt bảo tồn, trong đó có loài linh trưởng đang bị đe dọa tuyệt chủng trên toàn cầu ở mức đe dọa cực kỳ nguy cấp là voọc quần đùi trắng và loài sẽ bị nguy cấp trên toàn cầu là cầy vằn bắc [4], loài báo hoa mai là loài bị đe dọa ở mức quốc gia. Cúc Phương cũng có hơn 40 loài dơi đã được

ghi nhận tại đây. Đến nay, đã có 313 loài chim được xác định ở Cúc Phương[5]. Cúc Phương nằm tại vị trí tận cùng phía bắc của vùng chim đặc hữu vùng đất thấp Trung Bộ[6], tuy nhiên, chỉ có một loài có vùng phân bố giới hạn được ghi nhận tại đây là khướu mỏ dài [5]. Cúc Phương được công nhận là một vùng chim quan trọng tại Việt Nam[7]. Nhiều nhóm sinh vật khác cũng đã được điều tra, nghiên cứu ở Cúc Phương trong đó có ốc. Khoảng 111 loài ốc đã được ghi nhận trong một chuyến điều tra gần đây trong đó có 27 loài đặc hữu[8]. Khu hệ cá trong các hang động ngầm cũng đã được nghiên cứu, ít nhất đã có một loài cá được ghi nhận tại đây là loài đặc hữu đối với vùng núi đá vôi, đó là cá mèo Cúc Phương. Cúc Phương đã xác định được 280 loài bướm, 7 loài trong số đó lần đầu tiên được ghi nhận ở Việt Nam tại Cúc Phương vào năm 1998[9].

Các vấn đề về bảo tồn Khi thành lập, khu vực Cúc Phương có khoảng 5.000 người sống trong vùng lõi, hiện vẫn còn khoảng 2.000 người sống dọc theo bờ sông Bưởi bên trong vườn. Khoảng trên 50.000 dân sống ở vùng đệm của vườn, phần lớn sống phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên bên trong vườn[4]. Lâm sản bị khai thác mạnh nhất là gỗ và củi. Việc thu hoạch ốc, nấm, măng làm thức ăn cũng như việc đi lấy thân chuối làm thức ăn gia súc diễn ra thường xuyên[14]. Hoạt động săn bắn và bán động vật hoang đã làm suy giảm nghiêm trọng số lượng các loài thú, chim và bò sát trong vườn. Một số loài thú lớn như hổ, vượn đen má trắng đã tuyệt chủng ở Cúc Phương do sức ép từ các hoạt động săn bắn và diện tích của vườn là quá nhỏ không đáp ứng được yêu cầu bảo tồn các loài này. Về khai thác du lịch, một lượng lớn du khách đến Cúc Phương cũng tạo khó khăn với việc quản lý. Hoạt động của vườn lại quá tập trung vào việc phát triển du lịch cũng làm giảm hiệu quả của công tác bảo tồn đa dạng sinh học. Việc xây dựng các hồ nhân tạo trong vườn cũng dẫn đến một số khoảnh rừng bị phát quang và làm thay đổi chế độ thủy văn của vùng. Hiệp hội động vật học Frankfurt cùng Bộ Lâm nghiệp Việt Nam đã thành lập Trung tâm Cứu hộ Linh trưởng nguy cấp (EPRC) ở Cúc Phương năm 1993[15] nhằm nuôi nhốt, gây giống và nghiên cứu đối với các loài vượn, cu li và voọc của Việt Nam. EPRC nhận linh trưởng từ các cơ quan nhà nước tịch thu từ những đối tượng buôn bán trái phép động vật hoang dã để chữa trị và chăm sóc tại Trung tâm. Cúc Phương cũng là nơi triển khai dự án sinh sản, sinh thái của loài cầy vằn bắc và chương trình sinh thái học và bảo tồn rùa. Tính đến năm 2004 trại nuôi cầy vằn đã có 28 cá thể, trong số đó 20 con đã ra đời trong trại. Sáu cặp cầy vằn đã được gửi đi Anh để tạo quần thể gây giống và sáu cặp nữa sẽ được gửi sang Mỹ với cùng một dụng ý[16]. Dự án bảo tồn Cúc Phương (CPCP) đã được Tổ chức Bảo tồn Động Thực vật hoang dã Quốc tế thực hiện từ năm 1996 đến năm 2002. Phối hợp với các tổ chức hữu quan tại Việt Nam, FFI chương trình Việt Nam đã thực hiện dự án do World Bank và GEF tài trợ có tên gọi là "Dự án bảo tồn cảnh quan núi đá vôi Pù Luông-Cúc Phương" đã thực hiện trong giai đoạn 2002-2005 nhằm bảo vệ vùng núi đá vôi cũng như các loài hoang dã sống

thông qua việc thành lập một khu bảo vệ mới, tăng cường năng lực cho các đơn vị liên quan. Dự án còn tăng cường hiện trạng bảo tồn các loài vuon mông trắng và kêu gọi, xây dựng sự ủng hộ từ cộng đồng trong công tác bảo tồn vùng núi đá vôi

Bảo vệ rừng gắn với du lịch sinh thái ở Ninh Bình 06/01/2009 10:59:42 AM

Tháng 7/2008, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng duyên hải Bắc Bộ đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050. Đánh giá về tiềm năng du lịch vùng quy hoạch ghi rõ: Vùng duyên hải Bắc Bộ có tiềm năng du lịch rất lớn, đặc biệt tập trung các tỉnh, thành phố Quảng Ninh, Hải Phòng, Ninh Bình. Đây là vùng có cảnh quan thiên nhiên, các vùng sinh thái biển đảo, ven biển, di tích văn hóa, lịch sử... Trong vùng có các khu bảo tồn thiên nhiên và vườn quốc gia với nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái, văn hóa lịch sử. Là khu vực tập trung nhiều di tích văn hóa, lịch sử, trong đó có nhiều di tích đã được xếp hạng. Khu du lịch Tràng An, Cố đô Hoa Lư của Ninh Bình được lựa chọn để đầu tư xây dựng thành một trong bốn trung tâm du lịch cấp quốc tế (Hạ Long, Hải Phòng, Trà Cổ). Về tổ chức không gian du lịch vùng duyên hải Bắc Bộ bao gồm các trung tâm du lịch: Thành phố Hải Phòng, Thái Bình, Ninh Bình là nơi hội tụ các di tích văn hóa, lịch sử, lễ hội truyền thống. Vùng du lịch sinh thái hang động Tràng An, rừng quốc gia Cúc Phương, suối nước nóng Canh Gà, Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long. Như vậy, định hướng phát triển du lịch trong đó có du lịch Ninh Bình là một trong những nội dung quan trọng của quy hoạch xây dựng vùng du lịch duyên hải Bắc Bộ. Ninh Bình sẽ trở thành trung tâm du lịch cấp quốc tế. Vì thế, Tỉnh ủy Ninh Bình đã có nghị quyết về du lịch, với định hướng: Trên cơ sở chương trình hành động quốc gia về du lịch, phải xây dựng chương trình hành động cụ thể đối với phát triển kinh tế du lịch tỉnh. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Ninh Bình đến năm 2010 gồm 7 khu du lịch chính: Khu du lịch Tam Cốc - Bích Động và cố đô Hoa Lư; khu du lịch trung tâm thị xã Ninh Bình với Dục Thúy Sơn, Ngọc Mỹ Nhân và hồ Kỳ Lân; khu du lịch Vườn quốc gia Cúc Phương, Kỳ Phú, hồ Đồng Chương, khu du lịch suối nước nóng Kênh Gà - động Vân Trình, Vân Long, chùa Địch Lộng; khu du lịch phòng tuyến Tam Điệp - Biện Sơn; khu du lịch hồ Yên Đồng, Yên Thắng, động Mã Tiên, cửa Thần Phù; khu du lịch quần thể Nhà thờ đá Phát Diệm và vùng ven biển Kim Sơn. Mục tiêu là tập trung xây dựng, ban hành chính sách, cơ chế ưu đãi đầu tư, tranh thủ mọi nguồn vốn để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn nghiệp vụ. Luật du lịch năm 2005 chỉ rõ tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên; du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào tự nhiên và văn hóa bản địa. Tài nguyên và sản phẩm du lịch sinh thái trước hết là thiên nhiên, từ thiên nhiên. Ngược lại, các hoạt động của du lịch sinh thái hướng tới nâng tầm nhận thức của con người sống thân thiện với thiên nhiên; khám phá, hưởng thụ và đóng góp cho các nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững. Vì vậy, bảo vệ thiên nhiên, bảo vệ rừng gắn với du lịch, nhất là du lịch sinh thái là xu thế tất yếu của quá trình phát triển bền vững. Trên địa bàn tỉnh Ninh Bình, mối quan hệ đó được thể hiện rất cụ thể bằng việc quy hoạch du lịch, các đề án, dự án về du lịch, các hoạt động du lịch gắn bó chặt chẽ với các chương trình bảo vệ rừng, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Nhận thức được hoạt động du lịch sinh thái phải là công cụ để bảo tồn nên việc xây dựng các mô hình khai thác du lịch gắn với bảo vệ rừng được quan tâm, ngày càng phổ biến. Mô hình bảo tồn gắn với du lịch ở Vườn quốc gia Cúc Phương, ở Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long, Khu du lịch Tràng An là những điển hình. Ngược lại, trong quy hoạch dự án về bảo vệ, phát triển rừng tại các khu rừng đặc dụng, phải có chương trình phát triển du lịch. Khu du lịch Tràng An được xây dựng trong lòng khu rừng văn hóa, lịch sử, môi trường Hoa Lư, diện tích trên 2.100ha; trong đó đất rừng núi, đất ngập nước gần 1.250ha. Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Vân Long với diện tích trên 2.600ha; trong đó

có hơn 500ha đất ngập nước, còn lại là rừng trên núi đá. Đây là địa bàn đang được triển khai các dự án du lịch sinh thái trọng điểm của tỉnh. Tam Cốc - Bích Động, Yên Đồng - Yên Thái và một số khu du lịch hang động khác trên địa bàn tỉnh Ninh Bình đều nằm trong rừng và gắn với các hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học. Như vậy, phần lớn các khu du lịch trọng điểm của Ninh Bình đều nằm trong rừng, chủ yếu là rừng đặc dụng; trong đó hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học đi tiên phong, tạo tiền đề cho du lịch, trước hết và chủ yếu là du lịch sinh thái. Một nhân tố khác góp phần vào thành công của mô hình bảo vệ rừng gắn với du lịch là có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Nếu chỉ tuyên truyền bảo vệ rừng, chỉ có thu nhập từ tiền nhận khoán khoanh nuôi, bảo vệ rừng thì sự tham gia bảo vệ rừng của người dân chưa thật hiệu quả. Phải thừa nhận rằng, thời gian gần đây, trong các khu rừng đặc dụng ở Ninh Bình có hoạt động du lịch, công tác bảo vệ rừng đã chuyển biến tích cực. Đơn cử như ở Vườn quốc gia Cúc Phương, du khách đến đây không chỉ để thưởng ngoạn, khám phá thiên nhiên, mà còn được hiểu biết thêm những giá trị của đa dạng sinh học, ý nghĩa của việc bảo vệ rừng và công sức của những người làm bảo tồn; họ trở thành những tuyên truyền viên cho bảo vệ rừng. Một bộ phận nhân dân sinh sống xung quanh Vườn đã tích cực tham gia vào hoạt động bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Các khu rừng đặc dụng khác do tỉnh quản lý, có hoạt động du lịch sinh thái như Tràng An, Vân Long, Tam Cốc - Bích Động, rừng đã được bảo vệ tốt, nay tình hình còn khá hơn. Bởi, người dân nơi đây trước kia là lực lượng tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp phá rừng lấy gỗ củi, phá núi lấy đá nung vôi, săn bắn bẫy bắt động vật hoang dã. Bây giờ họ sống nhờ vào du lịch. Vì vậy, họ phải bảo vệ rừng, bảo vệ cảnh quan để du lịch phát triển, mang lại thu nhập ngày càng cao hơn. Tuy nhiên, mối quan hệ giữa bảo tồn, bảo vệ rừng với du lịch không phải đã xuôi chèo, mát mái. Không ít những mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình triển khai các hoạt động này. Phần lớn nguyên nhân của sự không đồng thuận là do phát triển du lịch gây ra. Như các tuyến du lịch không phù hợp với quy định của bảo tồn. Vấn đề quản lý thống nhất trong cùng một khu vực mà ở đó hai hoạt động do hai chủ thể thực hiện. Vấn đề gây ô nhiễm môi trường nói chung ảnh hưởng đến sự tồn tại của cảnh quan thiên nhiên. Vấn đề phân phối lại nguồn thu từ du lịch chưa được công bằng. Các đơn vị làm du lịch đều biết, nếu không có rừng, không có cảnh quan thì không có hoạt động tham quan, không bán vé cảnh quan. Nhưng không ít nơi, chủ rừng lo bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng và “đứng xem” du lịch thu tiền vé cảnh quan. Để khắc phục những bất cập trên, một số việc hiện đang được Ninh Bình chỉ đạo. Một là: Triển khai mạnh mẽ, thực hiện nghiêm các quy định trong hoạt động bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học và du lịch sinh thái. Cụ thể là quy chế quản lý các hoạt động du lịch sinh thái tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, ban hành kèm theo Quyết định số 104/2007/QĐ-BNN, ngày 27/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Việc tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái tại vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên phải được lập thành đề án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt. Các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên được thành lập trung tâm du lịch sinh thái và giáo dục môi trường; liên kết, liên doanh làm du lịch. Mỗi vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên hoạt động du lịch sinh thái có trách nhiệm bố trí cán bộ chuyên trách, xây dựng và tổ chức đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch sinh thái. Cán bộ được phân công làm công tác hướng dẫn viên, thuyết minh du lịch sinh thái phải có kiến thức về bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, du lịch và văn hóa bản địa. Hướng dẫn viên du lịch phải có các tiêu chuẩn theo quy định. Hai là: Phải có quy chế phối hợp bảo vệ rừng kết hợp du lịch giữa chủ rừng với các chủ thể làm du lịch trong khu rừng đặc dụng. Trong đó, một vấn đề hết sức quan trọng là chia sẻ trách nhiệm và hưởng lợi trong hoạt động du lịch. Hiện tại một số khu du lịch ở Ninh Bình, Chi cục Kiểm lâm phối hợp với các tổ chức kinh doanh du lịch xây dựng trạm truyền thông bảo vệ rừng. Đất, vốn để xây dựng trạm do doanh nghiệp hỗ trợ; kiểm lâm bố trí lực lượng phối hợp tuyên truyền và bảo vệ rừng, bước đầu có kết quả tốt. Với tiềm năng sẵn có và nằm trong không gian du lịch trọng điểm của vùng duyên hải Bắc Bộ, có định hướng đúng, quyết tâm cao, một số mô hình bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học đang vận hành tốt, chắc chắn bảo vệ rừng và phát triển du lịch sinh thái ở Ninh Bình từng bước tiến tới mô hình phát triển bền vững.

Phá rừng giữa "thanh thiên bạch nhật" Trong vai những người đi mua đầm, chúng tôi đã gặp một số người đang sửa sang đầm tôm, họ nói: " Trước đây là rừng sú, vẹt đấy các anh ạ. Sao các anh làm đầm mà đi muộn thế? Đất đầm ở đây bây giờ đắt lắm rồi, trên 50 triệu đồng một hécta. Muốn mua đầm các anh phải gặp trực tiếp các ông chủ ấy. Chúng tôi chỉ là những người dân ở Thanh Hoá đi làm thuê". Theo chi nhánh Công ty TNHH Hải Châu tại Ninh Bình: Công ty nhận khoán bảo vệ 160ha rừng ngập mặn phòng hộ ven biển, cuối năm 2002 lâm tặc đã chặt phá hơn 38ha, đầu năm 2003 lâm tặc lại chặt phá thêm hơn 40ha nữa. Lâm tặc phá rừng rất "khoa học" tốn ít công, không gây ồn ào. Chúng dùng phương pháp cho rừng chết từ từ, đó là cách đắp bờ, khoanh vùng ngăn nước thuỷ triều lại làm cho sú, vẹt bị ngập, dẫn đến rừng chết úng.

Nhiều kilômét rừng ngập mặn giờ đây không còn một cây.

Đơn cử chỉ trong một tháng 4.2003, các cán bộ của công ty đã bắt quả tang và lập biên bản đến 4 vụ đắp bờ,

khoanh vùng để phá rừng ngập mặn. Như ngày 10.4.2003 các cán bộ của công ty là Phan Thanh Thuỷ, Vũ Văn Vịnh, Vũ Văn Toán lập biên bản 10 người đang đắp bờ, khoanh vùng 16.000m2 rừng ngập mặn. Ngày 13.4.2003 công ty lại lập biên bản 6 tổ gồm 18 người đang đào đắp khoanh vùng 144.000m2 rừng. Ngày 15.4.2003 lại bắt được 4 tổ 12 người đang đắp bờ khoanh vùng 64.000m2 và ngày 23.4.2003 lập biên bản 3 tổ 9 người đang đào đắp khoanh vùng 36.000m2 rừng phòng hộ... Khi bị bắt quả tang và lập biên bản, những người này khai báo với công ty họ chỉ đi làm thuê. Những ông chủ ở đây là những người có nhiều tiền và có thế lực trong vùng. Họ không trực tiếp phá rừng, họ thuê những người nông dân đói khổ làm công việc phạm pháp này. Điều đó lý giải vì sao họ bị bắt nhiều lần, bị lập biên bản về hành vi phá rừng, nhưng rồi sau lại... tiếp tục vi phạm. Nhưng có một điều lạ là những ông chủ này coi đất rừng như đất không chủ, mạnh ai người ấy phá, biến hàng trăm hécta rừng xanh mướt thành những đầm tôm mà không hề bị cơ quan chức năng nào xử lý (?!). Ngày 14.6, theo báo cáo ban đầu của ông Vũ Ngọc Châu - Chủ tịch UBND huyện Kim Sơn, kết quả kiểm tra tại hiện trường đã phát hiện 24 đầm tôm được làm trái phép. Trong số 24 đầm có

đầm của Đồn biên phòng 104 mới đo vẽ được diện tích là 15ha, đang chờ xử lý. Còn lại 23 đầm của 35 chủ đầm tham gia, đáng tiếc trong số 35 chủ đầm này có 7 người là đảng viên. Đây là số đầm do dân tự đào đắp quây đầm trái phép. Và kiểm tra tại hiện trường đã phát hiện 154,05ha rừng, đất rừng bị xâm hại. Hàng trăm hécta rừng không phải là cái kim, con kiến mà che mắt được các cơ quan chức năng của xã, của huyện Kim Sơn. Tại các khu rừng, cây bị chặt chết thì nằm ngổn ngang, cây còn sống thì đang bị dìm trong nước chờ ngày chết úng. Nhiều lãnh đạo xã, huyện không ít lần đi trên đê biển Bình Minh 2, dưới chân họ là rừng bị tàn phá, chẳng lẽ nào họ lại không nhìn thấy cảnh tượng này (?!). Trạm kiểm lâm ở cách rừng phòng hộ chỉ khoảng 2km, phải chăng họ cũng làm ngơ? Theo thông tin từ Trạm kiểm lâm Kim Sơn, trạm đã bắt được một trường hợp phá rừng với 13 đối tượng vi phạm, và đã chuyển hồ sơ cho công an huyện nhưng đến nay vẫn không có hồi âm (?!). Thế nhưng, theo quy định của pháp luật, chính lực lượng kiểm lâm có quyền ra quyết định khởi tố vụ án phá rừng. Vậy sao kiểm lâm không khởi tố vụ án mà lại đùn đẩy, giao hồ sơ sang công an (?!). Và còn hàng chục vụ phá rừng khác diễn ra suốt nhiều tháng nay, lực lượng kiểm lâm có biết?

Kiểm lâm Ninh Bình với công tác phòng cháy, chữa cháy rừng Ninh Bình có tổng diện tích rừng gần 30.000 ha, tuy diện tích không lớn, song rừng của Ninh Binh có giá trị lớn trên nhiều lĩnh vực. Ngoài những giá trị về đa dạng sinh học, phòng hộ, bảo vệ môi trường..., rừng còn có vai trò rất quan trọng trong việc tôn tạo cảnh quan danh thắng, làm nên một bức tranh Ninh Bình “Non nước hữu tình”, điểm đến của đông đảo du khách trong và ngoài nước. Nông dân xã Thạch Bình cải tạo vườn đồi đưa cây keo lai vào trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Ảnh: Đức Lam

Để giữ gìn và phát huy những giá trị đó, nhiệm vụ bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng đã và đang là nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng kiểm lâm Ninh Bình trong suốt 35 năm qua. Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, cùng với sự nỗ lực của các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân các địa phương trong tỉnh, lực lượng kiểm lâm Ninh Bình đã hoàn thành nhiệm vụ bảo vệ rừng, rừng tại gốc đã được bảo vệ tốt, độ che phủ của rừng đã và đang dần được nâng cao. Trong đó công tác phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) đã được triển khai thực hiện một cách có hiệu quả, số vụ cháy rừng hàng năm đã giảm, thiệt hại do cháy rừng thấp. Các khu rừng đặc dụng, khu danh lam thắng cảnh, khu di tích lịch sử được bảo vệ nghiêm ngặt, không có tình trạng cháy rừng xảy ra... Đạt được kết quả đó, lực lượng kiểm lâm Ninh Bình đã tích cực tham mưu cho chính quyền địa phương các cấp triển khai đồng bộ và toàn diện các biện pháp PCCCR; tận tuỵ bám dân, bám rừng, tích cực tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân nâng

cao ý thức trách nhiệm bảo vệ rừng; quản lý chặt chẽ tình trạng đốt nương làm rẫy, hướng dẫn bà con thực hiện các biện pháp an toàn lửa rừng; hoàn thành xây dựng dự án tăng cường năng lực và phương án kế hoạch PCCCR, xây dựng bản đồ phân vùng trọng điểm cháy rừng để quản lý và chỉ đạo; xây dựng gần 50 km đường băng cản lửa, mua sắm và cấp phát nhiều dụng cụ chữa cháy rừng các loại... Công tác thường trực, dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng đã được duy trì tốt. Việc kiểm tra, đôn đốc, thực hiện các biện pháp an toàn lửa rừng đối với các chủ rừng, các địa phương vùng trọng điểm cháy rừng được thực hiện thường xuyên, liên tục, nhất là trong những ngày nắng nóng có nhiều nguy cơ xảy ra cháy rừng. Việc tổ chức chữa cháy rừng đã có sự chỉ đạo, chỉ huy thống nhất, có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các lực lượng Kiểm lâm - Quân đội - Công an và dân phòng.. Bên cạnh những việc đã làm được, công tác PCCCR vẫn còn bộc lộ một số nhược điểm: nhiệm vụ phòng cháy ở một số địa phương, một số chủ rừng thực hiện chưa được tốt, ý thức lửa rừng của một bộ phận dân cư chưa cao, việc đầu tư cơ sở vật chất cho công tác PCCCR chưa đảm bảo, tình trạng cháy rừng vẫn còn xảy ra, tuy số vụ không nhiều, thiệt hại không lớn song cháy rừng đã ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng, ảnh hưởng đến môi trường, tác dụng phòng hộ và các giá trị phi vật chất khác. Thời gian tới, chi cục kiểm lâm Ninh Bình đề xuất một số giải pháp chủ yếu như: Đẩy mạnh hơn nữa việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các cấp uỷ đảng, chính quyền và nhân dân về công tác PCCCR. Đối với các địa phương vùng trọng điểm cháy rừng, khu danh lam thắng cảnh, các khu vực kho tàng phải sớm hoàn thiện hệ thống biển cảnh báo nguy cơ cháy rừng, nội quy an toàn PCCCR; tổ chức thực hiện tốt một số biện pháp lâm sinh trong phòng cháy rừng, nâng cao chất lượng hệ thống đường băng cản lửa, tổ chức đốt trước có điều khiển đối với các khu rừng có khả năng kiểm soát được; thực hiện phương thức nông lâm kết hợp đối với rừng mới trồng. Đối với những vùng trọng điểm cháy rừng, bố trí lựa chọn cây trồng có khả năng chống chịu lửa cao, tỉa thưa điều chỉnh mật độ hợp lý với một số khu rừng trồng đã khép tán; vệ sinh các khu rừng thông đang khai thác nhựa...; tăng cường hơn nữa công tác chỉ đạo, điều hành của Ban chỉ huy PCCCR các cấp, nhất là tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp an toàn phòng cháy, chữa cháy rừng đối với các chủ rừng, các địa phương vùng trọng điểm cháy rừng; xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm nội quy an toàn PCCCR. Đối với những vùng trọng điểm cháy rừng, bố trí lực lượng phân công thường trực canh gác lửa rừng 24/24h trong những ngày cao điểm có nhiều khả năng xảy ra cháy rừng từ cấp IV đến cấp V... Mùa nắng nóng năm 2008 đã bắt đầu, tình hình thời tiết sẽ diễn ra khá phức tạp, hiện tượng Elnino có thể xảy ra, nguy cơ xảy ra cháy rừng luôn là một tiềm ẩn lớn, vì vậy, nhiệm vụ PCCCR đang là nhiệm vụ trọng tâm của lực lượng kiểm lâm và những người làm lâm nghiệp.

Related Documents

Linh
June 2020 12
Linh
October 2019 28
Linh
July 2020 13
Linh
June 2020 13
Mieu Linh
November 2019 14
Linh Vat
June 2020 12