Lich Su Dang (mini)

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Lich Su Dang (mini) as PDF for free.

More details

  • Words: 8,341
  • Pages: 3
CHƯƠNG I SỰ RA ĐỜI CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM (1920 - 1930) I.

HOÀN CẢNH LỊCH SỬ. • Tình hình thế giới cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 * Chủ nghĩa Tư Bản chuyển sang giai đọan Đế Quốc chủ nghĩa bắt đầu thực hiện các cuộc xâm chiếm, biến các nước nhỏ yếu thành thuộc địa của chúng, thế giới lúc này hình thành 2 mâu thuẫn : - Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với nhau, chia lại thị trường, đưa nhân loại hứng chịu cuộc chiến tranh thế giới lần thứ I (1914 - 1918)

-

Mâu thuẫn giữa các nước đế quốc với các dân tộc bị áp bức lệ thuộc, nó đã thúc đẩy 1 phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới phát triển mạnh mẽ. “Vô sản toàn thế giới và các dân tộc áp bức đoàn kết lại” * Thắng lợi của cách mạng tháng 10 Nga 1917: - Cuộc cách mạng này đã mở ra thời đại mới, thời đại quá độ từ Chủ nghĩa Tư bản lên Chủ nghĩa Xã hội trong thời đại mới, giai cấp vô sản trở thành giai cấp trung tâm. - Thắng lợi của Cách mạng tháng 10 là thắng lợi của chủ nghĩa Mac – Lênin trong thực tế đấu tranh cách mạng.

-

Thắng lợi của Cách mạng tháng 10 đã chỉ ra rằng muốn giải phóng dân tộc phải đi theo con đường cách mạng vô sản, phải có đảng đội tiên phong của giai cấp công nhân lãnh đạo. - Thông qua Role 3/1939 Quốc tế cộng sản 3 được thành lập: + Đã góp phần đánh bại quốc tế 2 cơ hội chủ nghĩa. + Quốc tế 3 truyền bá sâu rộng chủ nghĩa Mác – Lênin vào phong trào đấu tranh giành độc lập dân tộc của các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc, nó ủng hộ phong trào đấu tranh này. Quốc tế 3 được thành lập giúp các đảng xây dựng đường lối chiến lược và phương pháp đấu tranh cách mạng. + Sự phát triển của phong trào giải phóng chính trên toàn thế giới đã hình thành những trung tâm lớn và Asean là 1 trong những trung tâm lớn ảnh hưởng đến cách mạng Việt Nam.

-

Trong nước: Triều đình phong kiến Việt Nam ký với Pháp hiệp ước Apatot ký ngày (6/6/1884). Pháp chính thức áp đặt chế độ thực dân ở nước ta. Đồng thời duy trì chế độ phong kiến làm tay sai cho chúng thực hiện chính sách khai thác thuộc địa, khai thác tối đa (1896 - 1914) nước ta để phục vụ cho chính quốc. Chia nước ta thành 3 kỳ: Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ.

-

(1924 - 1930) Lần khai thác thứ 2 -> hệ quả làm biến đổi cơ cấu kinh tế Việt Nam. Công nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông vận tải – dịch vụ thương mại phát triển, biến đổi cơ cấu kinh tế dẫn đến biến đổi cơ cấu XH giai cấp địa chủ PK, giai cấp công nhân, giai cấp nhận thức XH, trong XH PK chỉ có nho giáo thống trị. XH VN hình thành 2 tầng lớp nho học và Tây học đấu tranh với nhau. - Phong trào yêu nước VN phát triển rầm rộ vừa chống ĐQ vừa chống PK - Đi theo 4 khuynh hướng: + Ý thức hệ PK (đại diện là vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết khởi xướng và kết thúc = cuộc 1989) + Phát triển theo xu hướng công nông dân (cuộc khởi nghĩa Yên Thế của Hoàng Hoa Thám) + Dân chủ TS (Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh)

+ Trí thức tiểu TS (Yên Bái do VN Quốc Dân Đảng khởi xướng 9/2/193)

phong trào công nhân và phong trào yêu nước hình thành Đảng.

-

-

Giai cấp công nhân VN chịu 3 tầng áp bước bóc lột.

-

Giai cấp công nhân VN hình thành và phát triển mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, giai cấp công nhân VN không có công nhân quý tộc.

> Nguyên nhận dẫn đến thất bại là do khủng hoảng về đường lối phương pháp đấu tranh > Tóm lại : Qua chặng đường dài lịch sử đấu tranh đã được khảo nghiệm với những khuynh hướng khác nhau từ PK -> TS đều bị thất bại và bế tắc nên nhất định phải tìm ra 1 con đường cách mạng mới phù hợp với yêu cầu khách quan của lịch sử. Yêu cầu khách quan của lịch sử là giải quyết 2 mâu thuẫn:mâu thuẫn của dân tộc VN với đế quốc và mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ PK -> mở đường cho XH VN tiến lên. II.

NGUYỄN ÁI QUỐC TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC – LÊNIN VÀO VIỆT NAM CHUẨN BỊ CHO VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG.

1.

Từ 1911 – 1920 Nguyễn Ái Quốc tìm đường cứu nước đã đến với CN Mác-lênin. * Nhân thân: Bác Hồ sinh ở Kim Liên – Nam Đàn – Nghệ An. Cha Bác: ông Nguyễn Sinh Sắc mồ côi cha mẹ từ lúc 5 tuổi. Ông bà Hoàng Xuân Đường là bạn của cha cụ Nguyễn Sinh Sắc quyết định gả con gái đầu cho Nguyễn Sinh Sắc.

-

Người xuất thân trong 1 gia đình nhà nho yêu nước có nguồn gốc là nông dân lao động, lớn lên ở 1 quê hương có truyền thống cách mạng lai được chứng kiến những phong trào đấu tranh chống đế quốc của dân tộc ta đầu những năm 20, người đã được vun đúc trong lò lửa cách mạng đó. - Đ/v Người: Bác nói viết dùng thành thạo 12 thứ tiếng, làm 12 nghề khác nhau có 102 tên gọi khác nhau. - 1911 Bác xuống tàu - 1912 Người tới Mỹ - 1913 Bác đến Anh - 1917 trở lại Pháp học tiếng Pháp – CM Tháng 10 Bùng nổ. - > Đau xót trước cảnh lầm than mất nước, 1911 Người ra đi tìm đường cứu nước, con đường đi này khác hẳn những con đường mà con người yêu nước khác đi.

-

> (1911 -> 1920) Trước khi đến với CN Mác-Lênin Người bôn ba nhiều nơi, làm nhiều nghề và lăn lộn trong phong trào. Người quan sát, nghiên cứu suy nghĩ, người phát hiện 1 chân lý CNTB, CNĐQ, CNTD là nguồn gốc mọi sự đau khổ của giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, và người dân LĐ ở chính quốc cũng như thuộc địa.

-

Giai cấp công nhân VN không trải qua thời kỳ đấu tranh kinh tế lâu dài cho nên CN cơ hội không thâm nhập được.

-

Giai cấp TS VN ra đời từ giai cấp công nhân khi CNTB chuyển sang.

-

> Do có những yếu tố này CN Mác-Lênin dễ dàng thâm nhập váo giai cấp công nhân.

-

CN Mác-Lênin truyền bá vào phong trào yêu nước VN, từ sau CM T10 Nga 1917 đã chỉ ra rằng CM giải phóng dân tộc, XH VN đầu TK 20 phong trào yêu nước phát triển rầm rộ, nó luôn chứa đựng tinh thần dân tộc dân chủ nên dễ tiếp cận với vấn đề dân tộc dân chủ trong cách mạng giải phóng dân tộc của CN Mác-Lênin.

-

Phong trào yêu nước VN là sự phát huy truyền thống CM của dân tộc VN, phong trào này chưa bao giờ chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng cộng sản.

-

Chịu 3 tầng áp bức bóc lột nên trong đấu tranh họ có cùng nguyện vọng giành tự do dân chủ , đánh đuổi CNĐQ PK thực hiện độc lập dân tộc.

-

2 giai cấp này có mối quan hệ khăn khít tự nhiên với nhau, cho nên nó tạo điều kiện cho 2 giai cấp này luôn gắng bó với nhau trong đời sống hằng ngày cũng như trong CM.

-

Tuy mới ra đời chưa được bao lâu nhưng giai cấp công nhân VN đã trưởng thành nhanh chóng đã tô rõ khả năng của mình.

-

Cà 2 phong trào này đều chấp nhận con đường của CN Mác-Lênin con đường đấu tranh chống đế quốc và phong kiến giành độc lập và dân chủ, do những đặc điểm và những mối quan hệ trên mà 2 phong trào đi đến kết hợp. với nhau chặt chẽ trong đấu tranh và thống nhất với nhau trong mục tiêu hành động trở thành mảnh đất tốt cho CN Mác-Lênin chiến thắng mọi kẻ thù. - Việc tiếp thu CN MácLênintruyền bá phong trào VN, tiếp thu 1 cách sáng tạo - Người phát triển cụ thể hóa và làm phong phú thêm CN Mác-Lênin nhất là về CM giải phóng dân tộc. - Kiên quyết đấu tranh đánh bại những tư tưởng phi VS trong phong trào CM VN, như là đấu tranh chống CN quốc qia hẹp hòi, cải lương, chống lại những xuyên tạc của CNĐQ.

-

-

Người vận dụng những nguyên lý của CN Mác-Lênin để xây dựng đúng đắng đường lối phù hợp với CM VN như con đường tiến lên CNXH

-

Những cương lĩnh trên được đưa vào phong trào công nhân và phong trào yêu nướcVN thúc đẩy sự phát triền của CM đưa 2 phong trào này xích lại gần nhau, kết hợp với nhau hơn nữa tạo thành cuộc CM to lớn.

CM T10 thắng lợi là 1 sự kiện đặc biệt quan trọng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển vể chính trị tư tưởng của Người. > Tóm lại : từ 1 người yêu nước người trở thành 1 chiến sĩ cộng sản của phong trào cộng sản thế giới và VN. Từ đây thông qua vai trò của Người mà CN Mác-Lênin sớm được truyền bá vào VN.

2.

1921 – 1930 * Chuẩn bị điều kiện thành lập

Đảng - Chuẩn bị về tư tưởng: + Người truyền bá CN Mác-Lênin vào phong trào CM VN với thược chất CM của nó. + Quy luật hình thành Đản, CN Mác-Lênin kết hợp với

-

-

Người đã đào tạo 1 đội ngũ cán bộ trung kiên của Đảng có hiệu suất công tác rất cao., phương pháp đàp tạo của Người bao gồm : + Đạo đức, tri thức, năng lực họat động thực tiễn vì vậy Người đã chuyển những thanh niên yêu nước từ lập trường yêu nước sang lập trường VS.

+ Người xây dựng 1 hệ thống tổ chức tiền thân của Đảng tập dợt hoạt động tổ chức theo hình thức Đảng để rồi sau 5 năm tồn tại của nó đã chuẩn bị đủ diều kiện cho 1 Đảng ra đời tổ chức cơ sở đó, có cơ sở quần chúng rộng rãi. + Trong suốt một thời gian chuẩn bị cho quá trình thành lập 1 chính đảng CS VN. Quá trình chuẩn bị đã chín muồi cho sự ra đời của Đảng của giai cấp CS VN đầu năm 1930. Quá trình đó chứng minh rằng Nguyễn Ái Quốc có vai trò quyết định trong việc sáng lập ra Đảng ta.

III.

HỘI NGHỊ THÀNH LẬP VÀ CƯƠNG LĨNH CHÍNH TRỊ ĐẦU TIÊN CỦA ĐẢNG - Xác định con đường tiến lên của cách mạng Việt Nam. - Ý nghĩa sự ra đời của Đảng : + Đảng ra đời chấm dứt cuộc khủng hoảng đường lối đấu tranh của nhân dân VN + Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, cách mạng Việt Nam trở thành 1 bộ phận của cách mạng thế giới. + Kể từ đây phong trào cách mạng VN chuyển từ thời kỳ đấu tranh tự phát sang đường lối đấu tranh tự giác. + Đảng ra đời gắn liền với vai trò của Nguyễn Ái Quốc – người đã có công rèn luyện và sáng lập ra Đảng ta.

CHƯƠNG II : QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN (1930 – 1945) Có 3 thời kỳ: + 1930 – 1945 + 1936 – 1939 + 1940 – 1945 Đường lối của Đảng ở các thời kỳ có những sách lược khác nhau.  giai đoạn 1930 – 1945 chiến lược của Đảng là đấu tranh giành chính quyền. Cách Mạng VN lúc này là sự kết hợp của CM dân tộc dân chủ nhân dân + CM xã hội chủ nghĩa. Không có sự ngăn cách giữa 2 cuộc cách mạng. CM dân tộc dân chủ nhân dân, trong đó dân tộc:chống đế quốc, dân chủ:chống phong kiến. Nhưng phong kiến liên kết với đế quốc => dân chủ phải có dân tộc, đế quốc lại bắt tay với phong kiến => dân tộc phải có dân chủ. I) Phong trào cách mạng 1930 – 1935: 1) 1930 – 1931: a) Nguyên nhân lịch sử: - Cuộc tổng khủng hoảng kinh tế sâu sắc toàn diện trong hệ thống kinh tế TBCN thế giới (1929 – 1933) – “đại suy thoái” đưa đến hệ quả: chấm dứt thời kỳ ổn định của CNTB và gây ra cho CNTB nhiều khó khăn kinh tế + chính trị. Để khắc phục hậu quả, lối thoát cho các nước TB là: + Tăng cường bóc lột giai cấp CN, nhân dân lao động ở các nước TB chính quốc và thuộc địa. + Từng bước Phát xít hoá bộ máy thống trị, nên chính trị tư sản. Những quyền tự do dân chủ trước đây bị xóa bỏ. Đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng. + Tích cực chuẩn bị chiến tranh chia lại thị trường, vùng ảnh hưởng.

=> người dân VN bị dồn đến cuối đường, khốn khó cùng cực. - Liên Xô sau chiến thắng thù trong giặc ngoài tháng 10/1917 (đế quốc bên ngoài và lực lượng phản động bên trong. Liên Xô thực hiện), LX bắt tay vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần I (1928 – 1932) => thắng lợi (tổng sản phẩm nông nghiệp tăng, GDP tăng, xây dựng nhiều nông trường quốc doanh, cơ giới hóa nền kinh tế, năng suất lao động tăng, đời sống được cải thiện). Thắng lợi của kế hoạch 5 năm có ý nghĩa cổ vũ mạnh mẽ phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân, nhân dân trên toàn thế giới; làm các dân tộc bị áp bức hướng về LX. - Công cuộc khai thác thuộc địa lần II của CNTB (1924 – 1930) gây hậu quả: đảo lộn toàn bộ đời sống xã hội VN (xây thêm nhà máy để bóc lột công nhân, chiếm đất => bóc lột nông dân, tăng thuế tìm mọi cách bóc lột). - Đảng ra đời => đường lối mới: phong trào đấu tranh chuyển từ tự phát sang tự giác. Tuy mới thành lập, Đảng viên chưa nhiều nhưng họ là những hạt nhân lãnh đạo phong trào, là người cổ vũ và động viên,tổ chức quần chúng đấu tranh. b) Chủ trương của Đảng: - Đảng phát động quần chúng đấu tranh đòi tự do, dân chủ, đòi cải thiện đời sống. - Đảng phát động đấu tranh chống địch khủng bố trắng (giết sạch, đốt sạch, phá sạch), đòi trả tự do cho những người yêu nước bị bắt, tù đày; đòi bồi thường cho gia đình, làng mạc bị tàn phá. Khởi nghĩa Yên Bái 9/2/1930 VN quốc dân Đảng (Nguyễn Thái Học) phát động nhưng Đảng không ủng hộ vì chưa có điều kiện chín mùi. Kết quả địch đã “tắm” cuộc khởi nghĩa trong biển máu, giết sạch các thành viên thuộc quốc dân Đàng => Đảng chủ trương chống khủng bố trắng là vì vậy. - Phát động quần chúng đấu tranh thông qua đấu tranh để thống nhất Đảng về tư tưởng tổ chức và hành động đồng thời qua đấu tranh giác ngộ quần chúng biết rõ mục đích và nhược điểm của Đảng về những vấn đề đã và đang xãy ra. * Chủ trương đã đi vào thực tiễn ứng dụng của cuộc cách mạng như thế nào? Phong trào đấu tranh cách mạng lúc bấy giờ phát triển mạnh mẽ đỉnh cao là phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh (1930 – 10/1931) rõ nét nhất là 1/5/1930 phong trào đấu tranh của công nhân Phúc Riềng, cả nước có 1236 cuộc, riêng Nghệ Tĩnh có 439 cuộc. Có 3 nguyên nhân: - Là vùng đất có truyền thống yêu nước, đấu tranh CM ở Nghệ Tĩnh lực lượng công nhân tập hợp đông. - Tổ chức cơ sở Đảng ở Nghệ Tĩnh phát triển mạnh tuy nhiên những thành quả trên cũng có nhiều hạn chế. VD: không nắm vững đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn đã kết hợp cả phú nông và nông dân lại với nhau. - Đảng ta là Đảng của giai cấp lao khổ, sai lầm về nhận thức dẫn đến sai lầm về tổ chức. - TW phê phán sự lãnh đạo của một số Đảng bộ địa phương tách rời công tác với tổ chức. Có ý

nghĩa sai về giai cấp bằng việc cưỡng bức quần chúng đi làm CM. * Kết luận: ý nghĩa và thành quả: - Kể từ khi Đảng ra đời cao trào CM 1930-1931, mà đỉnh cao là Xô Viết NT thực sự là cao trào đấu tranh của giai cấp công nhân rộng lớn diễn ra sôi nổi mạnh mẽ đều khắp trên phạm vi cả nước. - Qua phong trào CM thời kỳ này, nó khẳng định đường lối dân tộc dân chủ của Đảng vạch ra từ đầu là đúng đắn, khẳng định vai trò của Đảng đối với CMVN. - Qua thực tế đấu tranh công nông tin vào sức mạnh của mình, tin vào giai cấp vô sản. - Dân tộc đấu tranh để lại kinh nghiệm xây dựng trong đấu tranh sự liên minh kì diệu giữa gc công nhân và nông dân do gc công nhân lãnh đạo. - Qua đấu tranh năng lực của cán bộ Đảng viên và gc được nâng lên nhiều mặt đặc biệt là khởi nghĩa giành chính quyền. Những năm 30-31 Đảng phát động được cao trào CM; xây dựng được khối công nhân liên minh trong thực tế đó là 1 thắng lợi to lớn, có được thắng lợi đó là do Đảng có đường lối CM và đường lối xây dựng Đảng đúng đắn. Nhưng nếu tưởng rằng có đường lối đúng đắn tức khắc cách mạng thắng lợi là 1 sai lầm vì muốn có phong trào và đấu tranh CM Đảng phải đề ra chủ trương chính sách thích hợp để đưa đường lối đúng đắn vào phong trào cách mạng của giai cấp, biến đường lối thành sức mạnh vật chất. => cao trào CM 30-31 là cuộc tổng diễn tập lần 1 cho CMT8 sau này. 2) Thời kỳ 32-35: Năm 1931 Trần Phú mất trong tù. 6/1932 Đảng vạch ra đường lối CM được quốc tế cộng sản công nhận và dần dần phong trào cách mạng được hồi phục có 3 nguyên nhân: - Nhạy bén - Sự dũng cảm của cán bộ, của Đảng viên trước sự áp bức đàn áp của địch. - Phong trào Xô Viết 30-31 đã in đậm trong mỗi con người nên nó thúc giục công nông tiếp tục đấu tranh CM. * Đại hội Đảng 1 (27 – 31/3/1935) - Đại hội diễn ra trước quốc tế 7 của quốc tế cộng sản. - Đại hội lần này vắng mặt Lê Hồng Phong do dẫn đoàn Đông Dương dự đại hội 7 của quốc tế cộng sản ở Mạc Tư Khoa. II) PHONG TRÀO DÂN CHỦ 1936 – 1939: 1) Hoàn cảnh lịch sử: - Thời kỳ này chuyên chính Phát Xít được xác lập ở nhiều nước (Đức – Ý – Nhật) bao gồm Ba Lan, Phần Lan, Áo, Hy Lạp… CN Phát Xít hình thành và phát triển là bọn hiếu chiến độc tài, dã man của bọn tài chính phản động. + Thực hiện xoá mọi quyền tự do dân chủ tư sản dù là đơn sơ nhất. + Thực hành khủng bố trắng đổi với bất cứ sự chống lại chúng. + Sự bóc lột thậm tệ đối với giai cấp CN và ND đồng thời xúc tiến chuẩn bị chiến tranh thế giới chi lại thị trường thế giới, tiêu diệt Liên Xô, nhà nước XHCN đầu tiên của TG. - Trước nguy cơ đó chủ trương của quốc tế CS: + 7/1935 đại hội 7 của quốc tế CS được triệu tập tại Mạc Tư Khoa có 65 đoàn đại biểu. Đại hội chỉ rõ CN Phát Xít là kẻ thù nguy hiểm của nhân dân TG lúc này. Đại hội nêu ra nhiệm vụ của giai cấp CN TG lúc này là đấu tranh

chống CN Phát Xít và chiến tranh đế quốc giành dân chủ và hoà bình. Chủ trương lập mặt trận nhân dân rộng rãi chống CN Phát Xít. -> đấu tranh chống Phát Xít Nhận xét:Đại hội 7 qtế cộng sản là sự chuyển hướng chỉ đạo chiến lược rất quan trọng trong phong trào. Tình hình ở nước Pháp: 5/1936 mặt trận nhân dân Pháp giành được thắng lợi trong cuộc tổng tuyển cử, thành viên tham gia trong mặt trận này . Ở Pháp chính phủ mặt trận nhân dân được thành lập, đây là chính phủ tiến bộ. Tình hình Đông Dương hậu quả của cuộc khủng hoảng 29-33 cùng với thủ đọan vơ vét bóc lột của ĐQ Pháp và tay sai đã đẩy mọi mặt của đời sống nhân dân lao động vào tình trạng khốn đốn, nhân dân Đông Dương bao gồm nhiều giai cấp, nhiều tầng lớp tuy có quyền lợi và nguyện vọng khác nhau trừ 1 số tư sản mại bản tay sai đều có nguyện vọng chung trước mắt la được cải thiện đời sống và tự do dân chủ. 2) Chủ trương của Đảng: - Hội nghị toàn quốc của Đảng họp ở Thượng Hải – Trung Quốc do Lê Hồng Phong chủ trì. - Mục đích của hội nghị: Vận dụng nghị quyết đại hội 7 vào VN, bổ sung những hạn chế của ĐH 7 lần I + Đề ra chủ trương thích hợp để CM VN tiến lên. Nội dung : hội nghị quyết định chuyển hướng mục tiêu và nhiệm vụ trước mắt của CM, kẻ thù chủ yếu trước mắt của nhân dân Đông Dương lúc này là bè lũ tay sai. Quyết định lập mặt trận rộng rãi, lúc đầu có tên là “Mặt trận phản đế” -> 8/1938 đổi tên thành “Mặt trận dân chủ Đông Dương”. - Hội nghị lần này đề ra phương pháp đấu tranh chuyển từ đấu tranh bí mật bất hợp pháp sang đấu tranh công khai hợp pháp và nữa hợp pháp là chủ yếu. - Khẩu hiệu đấu tranh trong thời kỳ này là “Ủng hộ mặt trận nhân dân Pháp, ủng hộ chính quyền” Đảng ta vận dụng tinh thần này nhằm đoàn kết CM VN với nhân dân tiến bộ Pháp chống kẻ thù chung là CN Pháp Xít Pháp ở Pháp và ở Đông Dương. - Đầu tranh công khai nhưng vẫn phài có bộ phận CM, phát triển phong trào CM nhưng phải thu nạp Đảng viên và củng cố hàng ngũ Đảng. - Những quyết định của hội nghị lần này đánh dấu bước trưởng thành mới của Đảng ta trong việc chỉ đạo chiến lược, sách lược của Đông Dương. - Các hội nghị TW tiếp theo (3/1937) (9/1937) (7/1938) Tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh chủ trương đồng thời uốn nắng những tư tưởng lệch lạc hữu khuynh và tả khuynh, đường lối tổ chức và cách đấu tranh không phù hợp với nhiệm vụ chính trị mới. - Phong trào dân chủ 19361939 : cuộc vận động dân chủ 19361939 đã xây dựng được 1 đạo quân chính trị to lớn của CM tạo ra 1 trận địa mới cho cao trào giải phóng dân tộc trong những năm 40-45. - Cao trào 1936-1939 là cuộc tổng diễn tập lần thứ 2 cho thắng lợi CMT8 vì : + Đưa được hàng triệu quần chúng vào phong trào đấu tranh chính trị rộng khắp chuẩn bị điều kiện để đưa quần chúng vào những trận chiến đấu quyết liệt mới, nó sử dụng được nhiều hình thức đấu tranh phong phú đa dạng.

+ Nó đào tạo được nhiều Đảng bộ cốt cán chuẩn bị lực lượng cho giai đọan CM sau.  Nhận xét:



Trên cơ sở mục đích lâu dài xác định mục đích trước mắt là bước đi của Đảng ta vì xây dựng mục đích lâu dài và hướng CM thì chưa đủ, nếu dùng lại ở đó CM chưa quyết định được nên phải quyết định bước đi tiếp theo. Bước đi này là tiền đề cho những bước đi sau.



Mặt trận dân chủ Đông Dương là hình thức tập hợp lực lượng sáng tạo của Đảng: + Đó là sự vận dụng sáng tạo nghị quyết đại hội 7 qtế năm 1935, Đảng ta không sao chép, không máy móc. + Hệ thống mặt trận phản ánh rõ mục đích CM đáp ứng được nguyện vọng quần chúng nên được đông đảo quần chúng tham gia. + Điều kiện trong đấu tranh nhưng trên cơ sở nền tảng của liên minh công nông.



Phương pháp cách mạng, phương pháp bao giờ cũng gắn với mục tiêu đề ra, định ra được nhiều hình thức phong phú cho nên phát huy được sức mạnh tổng hợp của quần chúng. Khi bị kẻ thù đàn áp Đảng đã nhanh chóng rút vào hoạt động bí mật. III) PHONG TRÀO GIẢI PHÓNG DÂN TỘC, KHỞI NGHĨA DÀNH CHÍNH QUYỀN (1939-1945) 1 – Tình Hình * Tình hình thế giới : Chiến tranh thế giới lần thứ 2 chính thức bùng nổ. 1/9/1939 Đức tấn công BaLan, 2 ngày sau Anh, Pháp tấn công Đức. -> Chiến tranh thế giới sẽ gây thảm họa cho nhân loại, tạo ra điều kiện cho CM phát triển -> Tác động đến VN. - Tình hình ở nước Pháp: chính phủ nhân dân và mặt trận bình dân bị đổ, chính phủ Phátxít do Pê-tanh cầm quyền được xác lập, chính phủ này đã bóp chết mọi quyền tự do dân chủ trong nước. * Tình hình trong nước : - Bọn thực dân Pháp ở Động Dương ngóc đầu dậy tăng cường khủng bố đàn áp CM, thực hiện chính sách kinh tế thời chiến vơ vét bóc lột sức người sức của phục vụ cho chiến tranh, chính sách này đã dẫn đến tình hình : + Làm cho >< giữa dân tộc và ĐQ và tay sai trở thành >< chủ yếu lúc này. + Quyết định giải phóng dân tộc lúc này được đặt ra một cách bức thiết. + Với chính sách này của thực dân Pháp -> phân hóa XH sâu sắc, đại địa chủ Việt Gian phản bội dân tộc. + Tư sản VN phân hóa thành 2 bộ phận :



Tư sản mại bản, tư sản dân tộc VN bị chèn ép với chính sách thực dân -> bất mãn với chính sách của Pháp, địa chủ nhỏ, trung tiểu TS cũng bất mãn.



Trí thức tiểu TS, đời sống hết sức khó khăn bấp bênh, công nông là 2 giai cấp chịu hậu quả nặng nề nhất. Tóm lại những điều kiện trên tạo khả năng để Đảng ta có thể tập hợp mở rộng lực lượng, trước tình hình đó đòi hỏi Đảng phải chỉ đạo chiều hướng chiến lược và sách lược. 2 – Chủ trương của Đảng - Thể hiện trong các văn kiện Đảng. * Văn kiện :



Hội nghị TW Đảng lần VI tổ chức 11/1939 tại Bà Điểm – Hóc Môn do Nguyễn Văn Cừ và Lê Duẫn chủ trì, TW VI đã bàn bạc tòan diện các chủ trương của Đảng trong tình hình mới, hội nghị nêu lên chủ trương chuyển hướng chiến lược sách lược đầu tiên; nhiệm vụ chiến lược : ĐQ, PK

TW 6 chủ trương lập mặt trận phản đế.



Hội nghị TW Đảng lần VII (11/1940) do Trường Chinh chủ trì tại Đình Bảng – Bắc Ninh. - TW 7 tán thành chủ trương chuyển hướng chiến lược, sách lược do hội nghị TW 6 nêu là hoàn toàn đúng đắn. - TW 7 phải giải quyết hậu quả của khởi nghĩa Bắc Sơn. Nhật đáng úp Pháp ở Bắc Sơn. Duy trì lực lượng khởi nghĩa Bắc Sơn thành đội du kích Bắc Sơn. - TW 7 do đại biểu Xứ ủy Nam Kỳ



Hội nghị TW lần 8 (5/1941) tại Bắc Bó – Cao Bằng do Nguyễn Ái Quốc chủ trì Hội nghị TW 8 có 1 ý nghĩa lịch sử đặc biệt quan trọng, hội nghị đã hoàn chỉnh chất lượng và số lượng được vạch ra từ TW 6, đã giải quyết 1 cách sâu sắc và đầy đủ, vấn đề CM là hàng đầu. - Đề cao trách nhiệm giải phóng dân tộc. - Xây dựng mặt trận Việt Minh nhằm tập hợp rộng rãi lực lượng. - TW quyết định xây dựng lực lượng vũ tranh và căn cứ địa CM. - TW 8 quyết định hình thái khởi nghĩa đó là thực hiện khởi nghĩa toàn phần hướng tới tổng khởi nghĩa. - TW 8 thống nhất ý chí hoạt động của Đảng. Tăng cường công tác xây dựng Đảng và kiện toàn ban chấp hành TW Đảng và bầu đồng chí Trường Chinh …………………………………. - Mùa xuân 1943 Hồng quân Liên Xô bắt sống 3300 tên lính Đức, 3 vị nguyên thủ quốc gia. - Đầu 1944 Liên Xô thắng lớn ở trận Lênin-crat



Hội nghị toàn quốc của Đảng ở Tân Trào – Tuyên Quang (1415/8/1945) - Hội nghị nhận định cơ hội rất tốt cho ta giành độc lập đã tới và quyết định khởi nghĩa toàn dân, cơ hội tổng khởi nghĩa đã đến, phải cướp chính quyền từ tay phát xít Nhật và tay sai trước khi quân đồng minh vào Đông Dương. - 8/8/1945 Hồng quân Liên Xô tiến quân như vũ bão vào Nhật. - Nguyên tắc hành động tập trung, thống nhất, kịp thời. Hội nghị nêu 3 chủ trương lớn: quân sự và chính trị phải phối hợp với nhau, lực lượng CM giành chính quyền = phương pháp bạo lực CM, bao gồm 2 lực lượng : đấu tranh vũ trang kết hợp đấu tranh chính trị. - Làm tan rã tinh thần quân địch và dụ chúng hàng trước khi đánh. - Đánh chíếm ngay nếu chắc thắng không kể TP hay nông thôn. - Hội nghị có nêu chính sách đối nội, đối ngoại. * Đối nội: Thông qua 10 chính sách của mặt trận Việt Minh, coi đó là chính sách cơ bản của toàn Đảng toàn dân(văn kiện Đảng tập 7, trang 425) * Đối ngọai: nắm 2 chủ trương triệt để lợi dụng >
ĐH cử ra ủy ban giải phóng dân tộc VN tức chính phủ lâm thời nước VN DC CH và cử HCM làm chủ tịch. - Quốc dân ĐH có 2 ý nghĩa : Hội nghị toàn quốc của Đảng và ĐH quốc dân có ý nghĩa trọng đại đề ra chủ trương khởi nghĩa kịp thời, kế họach khởi nghĩa đúng đắng và biểu thị sự đoàn kết nhất trí của toàn Đảng toàn dân trong giờ phút quyết định của lịch sử. - Những tư tưởng chủ đạo của hội nghị và ĐH có tác dụng bảo vệ được những thành quả CM sau khi giành chính quyền. 3 – Cuộc tổng khởi nghĩa T8 – 1945 thắng lợi VN DC CH ra đời. - Khởi nghĩa diễn ra trong quá trình khác nhau. 28 tỉnh thành phân làm Bắc Kỳ. - Tổng khởi nghĩa rất phong phú. Tổng khởi nghĩa T8 thực sự là cuộc nổi dậy toàn dân vào lúc thời cơ chín muồi, khéo kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang mà đấu tranh chính trị là chủ yếu, đấu tranh vũ trang là rất quan trọng, khéo kết hợp đấu tranh chính trị, ấu tranh vũ trang với binh vận nổi dậy đồng loạt ở cả nông thôn, thành thị, nhờ đó cuộc tổng khởi nghĩa có sức mạnh to lớn giành thắng lợi nhanh gọn chỉ trong hơn 10 ngày. Lần đầu tiên trong lịch sử chính quyền cả nước thuộc về tay nhân dân. - CMT8 thành công đã phát huy được sức mạnh của cả dân tộc không thụ động trông chờ vào lực lượng bên ngoài, đem sức ta giải phóng cho ta và được thực hiện ở 3 cao trào CM 3031, 36-39, 39-45. - Thắng lợi cuộc CMT8 chính là thành công của sự phát triển lực lượng trên tất cả các địa bàn chiến lược và được chia thành 3 chặng + 1939  9/3/1945 chặng này phát triển phong trào cách mạng giải phóng dân tộc, đối tượng CM là NhậtPháp. + Sau 9/3/1945 cho đến 13/8/1945 chặn này phát triển cao trảo CM khán Nhật cứu nước (thời kỳ cứu nước tiền khởi nghĩa) + 13/8/1945  28/8/1945 Tổng khởi nghĩa phát triển trên tất cả địa bàn CM thành công trong cả nước. - CMT8 thành công thể hiện tính chủ động giành thắng lợi, chính quyền dưới sự lãnh đạo của Đảng công sản Đông Dương. - Thành công của CMT8 là thành công của Đảng về giải quyết vấn đề thời cơ CM, kẻ thù của CM đã khủng hoảng đến tột độ, quần chúng nhân dân không thể sống như trước đã ngã về phe CM. - 9/3/1945 Nhật hất cẳng Pháp độc chiếm Đông Dương.

Chương 3: ĐẢNG LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP VÀ CAN THIỆP CỦA Mỹ(1945 – 1954) I/Lãnh Đạo xây dựng và bảo vệ chính quyền , chuẩn bị kháng chiến trong cả nước (1945 – 1946) 1/ Hoàn cảnh lịch sử: *Thế giới : Sau năm 1945 hình thành mâu thuẩn chủ yếu giữa 1 bên là các lực lượng XHCN Độc lập dân tộc dân chủ và hòa bình mà Liên Xô là trụ cột với 1 bên là chủ nghĩa ĐQ cùng với lực lượng phản Động do ĐQ Mỹ cầm đầu. * Việt Nam : - Thuận lợi: +Đã và đang củng cố từ trung ương đến địa phương

+Khối đại đoàn kết dân tộc được mở rộng và phát triển +Uy tín của Đảng CS ĐD và Hồ Chủ Tịch ngày càng lớn +Con Đường Đi lên của CM VN phù hợp cới xu thế phát triển của thời đại - Khó khăn: +Phải đối đầu với giặc đói +Chống lại giặc dốt +Giặc xâm lược ->Tóm lại:chưa bao giờ như lúc này trên đất nước ta CM phải đương đầu một lúc với nhiều kẻ thù hung bạo sảo quyệt hợp sức tiêu diệt chính quyền cách mạng 2/Chủ trương của Đảng a/Chỉ thị “kháng chiến toàn quốc “25/11/1945 * Có 3 nhiệm vụ : -Củng cố chính quyền. -Chống thực dân Pháp xâm lược và bài trừ nội phản -Cải thiện đời sống của nhân dân * Các biện pháp:SGK b/Thực hiện chính sách hòa hoãn , tranh thủ thời gian chuẩn bị kháng chiến toàn quốc. Xác định cho được tên nào là kẻ thù chính *Mỹ: -Là quốc gia trẻ nhất trong hệ thống ĐQ CN -Trên con đường phát triển CNTB mất 150 năm so sánh với các nước phương tây là mạnh nhất ->Mỹ lúc này chưa phải là kẻ thù trực tiếp của VN *Anh:->không phải kẻ thù trực tiếp của VN *Tưởng: - Nội bộ quân Tưởng đang mất đoàn kết - Tập trung lực lượng để đối phó với đấu tranh của nhân dân TQ do sự lãnh đạo của đảng CS TQ *Pháp: Pháp hết sức ngang ngược ngang nhiên không công nhận chính quyền cách mạng dùng lưc luợng vũ trang chống phá chính quyền CM Pháp quyết định đưa quân đổ bộ vào VN. -> Tóm lại:Từ sự phân tích trên Đảng khẳng định TD Pháp là kẻ thù của dân tộc ta lúc này. * Sách lược phân hóa kẻ thù của Đảng -Hòa với Tưởng để đánh Pháp ở NB + Vì sao? Xuất phát từ so sánh lưc lượng lúc này ta phải biết hòa hoãn với địch và củng cố chính quyền +Có 3 chủ trương: @ Ta chủ động gặp gỡ thương lượng hòa giải với Tưởng @ Đảng không do dự quyết đoán mau lẹ sử dụng những biện pháp dù là những biện pháp đau đớn để cứu vãng tình thế : cho bọn tay sai của Tưởng tham gia vào chính phủ liên hiệp coi đây là nhân nhượng cần thiết nhưng chính quyền thực tế vẫn nằm trong tay nhân dân lao động , quyền lãnh đạo thuộc về Đảng ta (quân Đội, công an ,…)vẫn do Đảng ta thực hiện * Với sách lược này có 3 tác dụng: -Tập trung đánh phá vào Nam bộ tránh 1 lúc đánh cả Tưởng và Pháp khi lực lượng không cho phép -Làm thất bại thái Độ láo xược ý đồ xâm lược của Tưởng -Ta khoét sâu vào nội bộ giữa Pháp và Tưởng -Hòa với Pháp để nhanh chống gạt Tưởng về nước . Tại sao? Đảng ta nhận định bọn ĐQ đã sắp xếp cho Pháp quay trở lại nước ta 1 lần nữa nếu cầm súng chống Pháp lúc này tức chúng ta phải chống với nhiều kẻ thù trong khi lực lượng không cho phép . Nếu nhân nhượng Pháp thì ta có thời gian chuẩn bị lực lượng chống Pháp và ta phải chọn phương pháp này . - Ký với Pháp hiệp định sô bộ 6/3/1946 có những nội dung sau:

+Pháp công nhận nước CHDC VN là 1 nước tự do có 3 kì ở trong liên bang Đông Dương và khối liên hiệp Pháp. +VN thỏa thuận để quân Đội P vào bắc VN thay Tưởng , hạn cho Pháp ở đây không quá 5 năm +Hai bên đình chiến để mở cuộc đàm phán chính thức trong khi đàm phán quân đội 2 bên hiện đang ở đâu vẫn ở đó *Đánh giá tác dụng của hội nghị -Qua sách lược này ta mượn tay P để gạt 18 vạn quân Tưởng ra khỏi bắc VN tránh 1 lúc đánh 2 kẻ thù, Tưởng rút, tay sai của chúng cũng nhanh chóng tan rã . -Ta tranh thủ thời gian để củng cố lực lượng vũ trang và chuẩn bị mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài tất yếu sẽ đến. -Đây là thỏa hiệp CM vì do tính khách quan bắt buộc ta phải ký với P chứ không phải run sợ trước kẻ thù. Đây là thỏa hiệp nhượng bộ trên cơ sở thỏa hiệp theo nguyên tắc, thảo hiệp nhưng không ảo tưởng về kẻ địch mà xây dựng lực lượng CM về mọi mặt để sẵn sàng đập tan mọi âm mưu của kẻ thù. ->Tóm lại:do có sự chuẩn bị và dự đoán khoa học được những âm mưu của kẻ thù Đảng ta đã điềm tĩnh bước vào nhiệm vụ lãnh Đạo nhân dân thực hiện cuộc kháng chiến chống P một lần nữa. II/ Kháng chiến toàn quốc (1946 – 1950) 1.Quyết định kháng chiến toàn quốc và đường lối của Đảng a/ Quyết định kháng chiến toàn quốc -17/12/1946 Pháp gây rối và gửi tối hậu thư cho ta và khước từ mọi sự hòa hoãn của ta -18/12/1946 Ban thường vụ /họp do chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì hội nghị ,Hội nghị đi đến quyết định kháng chiến toàn dân toàn diện ,lâu dài và dựa vào sức mình là chính. Trên cơ sở đường lối kháng chiến thì 19/12/1946 Hồ chủ tịch kêu gọi toàn quốc kháng chiến b/Dường lối kháng chiến -Kháng chiến toàn dân : +Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng sức mạnh nằm ở nhân dân +Xuất phát từ lực lượng -Kháng chiến toàn diện , kháng chiến trên tất cả các mặt: Kinh tế, văn hóa chính trị, Đối ngọai,…mọi mặt điều quan trọng trong đó quan trọng nhất là về mặt quân sự vì quân sự không mạnh thì không đè được ý chí xâm lược của địch . -Đầu năm 1950,Hồ chủ tịch bí mật qua Trung Quốc nhờ Stalin giúp đỡ phong trào cách mạng *Lâu dài không có nghĩa là đánh kéo dài mà vừa đánh vừa giữ gìn lực lượng chuyển thiếu thành đủ, yếu thành mạnh đồng thời làm cho địch bị tiêu hao mệt mỏi chuyển từ mạnh thành yếu *Dựa vào sức mình là chính: quyết định của Đảng sức mạnh chiến thắng kẻ thù là đoàn kết toàn dân cả nứớc một lòng hi sinh chiến đấu . Đảng phải phát động toàn dân tham gia kháng chiến trên cả mọi mặt ,muốn người ta giúp mình trước hết phải tự mình đã. Câu hỏi: Đường lối kháng chiến của Đảng chúng ta vạch ra trong thời gian này có gì đó giống đường lối kháng chiến của Mao Trạch Đông (TQ) ->khác hoàn toàn :bước vào cuộc kháng chiến Đảng ta nêu vấn đề một cách khoa học ,xác định mục đích kháng chiến -Đảng ta xây dựng lực lượng kháng chiến là ở dân

-Phương pháp tiến hành kháng chiến đó là dùng bạo lực CM trong khi đó ở TQ chỉ đề ra kháng chiến lâu dài -Của ta thì lực lượng kháng chiến là ở dân ,toàn dân tộc Việt Nam phải ra sức bảo vệ dân tộc .ở Việt Nam nơi nào có dân là nơi đó có tổ chức Đảng còn ở TQ thì đưa cơ sở Đảng đến nơi độc lâp -Trong chỉ Đạo chiến tranh chúng ta chủ động tấn công chiến lược , chiến thuật còn TQ thì phòng ngự theo 16 chữ vàng :Địch tiến ta lùi ,địch mở ta đóng địch mõi ta đánh, địch lùi ta tiến -Trong đấu tranh ta kết hợp cả đấu tranh chính trị lẫn quân sự còn TQ thì tuyệt đối hóa lực lượng võ trang *Kết luận :Đường lối kháng chiến của Đảng ta vạch ra trong giai Đọan cách mạng này vô cùng đúng đắn và sáng tạo nó là ngọn đèn pha soi đường là tiếng kèn sung trận có tác dụng động viên dẫn dắt tổ chức nhân dân ta trong cuộc kháng chiến vĩ đại chống thực dân Pháp xâm lược 2/ Thực hiện kháng chiến toàn dân toàn diện lâu dai dựa vào sức mạnh chính mình(Đọc sách ) III/ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần 2 của Đảng và Đẩy mạnh kháng chiến Đến thắng lợi . 1/ Hoàn cảnh lịch sử _Thời gian trôi qua giữa hai kì Đại hội 15 năm 8 tháng tình hình thế giới có nhiều sự thay đổi *Thế giới: -Sau chiến tranh thế giới lần hai:3 dòng thác cách mạng mạnh mẽ liên tục liên tục tấn công vào chủ nghĩa ĐQ :hình thái CNXH hình thành , phong trào giải phóng dân tộc thế giới phát triển mạnh mẽ , phong trào Đấu tranh của giai cấp công nhân do các Đảng lãnh đạo phát triển. -Phong trào Đấu tranh của các nứớc ĐNÁ , cuộc kháng chiến anh dũng của nhân dân Triều Tiên đã nói lên sức mạnh to lớn của phong trào dân tộc đã có tác động mạnh mẽ đến cách mạng Việt Nam *Trong nước - Sau CMT8 1945 Đảng phải rút vào hoạt động bí mật trong 1 thời gian dài nên mối quan hệ của Đảng và quần chúng ngày một xa hơn nên đã đưa Đảng ra hoạt động công khai để lãnh đạo cổ vũ toàn dân kháng chiến thắng lợi. -Đường lối cách mạng đã đưa ra trong đại hội lần 1 : lần này cần bổ sung đường lối CM dân tộc dân chủ cho phù hợp với tình hình mới . -Từ khi thành lập Đảng ,ĐCS Đông Dương là Đảng của giai cấp công nhân 3 nước Campuchia, Lào, VN. Sau năm 1945, 3 dân tộc đã thành lập 3 nhà nước riêng biệt và vẫn tiếp tục kháng chiến , điều kiện lịch sử của mỗi nước đòi hỏi Đảng Mác Lênin phải được thành lập ở từng nước để lãnh đạo cách mạng từng nước sâu sắc hơn . 2/Nội dung của Đại hội Đại hội nghe báo cáo 2 văn kiện +Báo cáo chính trị do Hồ chủ tịch trình bày trước Đại hội : nhắc lại truyền thống Đấu tranh dân tộc và tinh thần chiến đấu của quân và dân ta , báo cáo là 2 văn kiện có lí luận thực tiẽn , bởi vì tổng kết hơn 20 năm đấu tranh cách mạng vạch ra phương hướng nhiệm vụ cho cách mạng VN. +Bàn về cách mạng : do Trường Chinh trình bày trước Đại hội Đã quyết Đònh những vấn Đề: *Khẳng định đường lối cách mạng Việt Nam trong kháng chiến là hoàn toàn đúng đắn đồng thời Đại hội phê phán nhũng quyết định sai lầm về cuộc kháng chiến : bi quan thiếu tin tưởng nóng vội và ĐH vạch trần âm mưu can thiệp ở ĐD. * Đại hội đề ra 2 nhiệm vụ : Cấp bách đưa cuộc kháng chiến đến thắng lợi hoàn toàn

Đưa Đảng ra hoạt động công khai lấy tên là Đảng lao động Việt Nam để lãnh đạo toàn dân đến thắng lợi hoàn toàn *Đại hội tiến hành phân tích những vấn Đề cô bản về Đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở nước ta tiến hành trong cuộc kháng chiến chống Pháp như : xác định đường lối cách mạng , kẻ thù trước mắt của cách mạng , nhiệm vụ cơ bản của cách mạng , lực lượng cách mạng đường lối cách mạng VN… @Nhận xét: *Đường lối chiến lược vươn cao 2 ngọn cờ độc lập dân tộc và CNXH được Đảng đặt ra từ khi thành lập đến Đại hội 2 được tiếp tục quán triệt sâu sắc hơn và được cụ thể hóa bằng những chủ trương và biện pháp phù hợp điều kiện lúc này nhằm chuẩn bị cho sự tiến triển từ CM DT DC sang CM CNXH một khi kháng chiến kết thúc * Đánh dấu một mốc phát triển mới của Đảng . o Kể từ khi thành lập Đảng được Đại hội trong nước o Phát huy nguyên tắc tập trung dân dân chủ o Đại hôi quyết định đưa Đảng ra hoat động công khai *Chủ trương tách Đảng CSĐD thành 3 Đảng Mác Lênin ở 3 nước là phù hợp với yêu cầu khách quan của sự phát triển cách mạng từng nước và nguyện vọng của nhân dân từng nước ->Tóm lại Đại hội 2 là ĐH kháng chiến và nhiệm vụ của ĐH là Đẩy cuộc kháng chiến đến thắng lợi đến thắng lợi hoàn toàn và xây dựng Đảng lao Động VN 3/ Đẩy mạnh kháng chiến thắng lợi -Hội nghị Liên Việt đã đánh dấu bước phát triển của Đảng CS ĐD -Ngân hàng Việt Nam ra đời. -1950 ta chủ động mở 3 chiến dịch Trung du, con Đường số 1, con Đường Hòa Bình -8/5 -> 9/6 hội nghị Giơnevơ gồm Anh, Mỹ, Pháp, Liên Xô, TQ, VN chính quyền CM, VN Bảo Đại. -20/6-> 10/7 Không có sự quyết định nào. -10/7 -> 21/7 giai đoạn triệu tâp , CN DC CH giữ vững lập trường của mình @Những nhân tố và bài học kinh nghiệm -Vai trò lãnh đạo của Đảng CSVN đường lối đúng đắn sáng tạo , Độc lập tự chủ, biết dựa vào sức mạnh của nhân dân. -Tinh thần yêu nước của dân tộc khi có lí luận của CN Mác Lênin soi Đường. -Có quân đội nhân dân VN anh hùng. -Có chính quyền dân chủ nhân dân từng bước được cũng cố trong 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược. -Thắng lợi này chính là thắng lợi của liên minh 3 nước cùng đứng trên 1 chiến hào cùng là TD Pháp và can thiệp của mình. -Thắng lợi này nhờ có sự ủng hộ của LX, phe CNXH, lực lượng CM thế giới đối với sự nghiệp CM nước ta.

Related Documents

Lich Su Dang (mini)
June 2020 2
Lich Su Dang
June 2020 7
9cau Lich Su Dang
May 2020 7
Diem X Lich Su Dang
October 2019 11
Lich Su
August 2019 35
Tai Lieu On Tap Lich Su Dang
November 2019 11