Bài gửi Diễn đàn www.ketcau.com
KHÔNG GIAN NGẦM ĐÔ THỊ VÀ LỢI ÍCH CỦA XÂY DỰNG NGẦM Nguyễn Đức Toản1
GIỚI THIỆU "Không gian ngầm - chiều thứ tư của các đô thị lớn", đó là chủ đề của Hội nghị hầm thế giới năm 2007 tại Praha Cộng hòa Séc vào tháng 5 năm 2007. Hội nghị này sẽ được tổ chức bởi Ủy ban hầm Séc (CTC) trực thuộc và thay mặt Hội hầm thế giới (ITA-AITES), dưới sự bảo trợ của Tổng thống nước Cộng hòa Séc, Thị trưởng Thủ đô Praha, và Bộ trưởng Phát triển vùng của CH Séc. Đã có hơn 310 báo cáo được đăng ký với Ủy ban hầm Séc. Chúng ta đã quen với ba chiều không gian phát triển của các thành phố lớn: chiều dài của những con đường và cây cầu, chiều ngang của sự bành trướng ra ngoại vi với các đường vành đai ngày càng có bán kính rộng hơn, và chiều cao với sự mọc lên ngày càng nhiều của các tòa nhà chọc trời. Chiều phát triển thứ tư đi xuống ngầm cũng là một xu hướng đã và đang phát triển mạnh, với sự ủng hộ ngày càng mang tính thực chất của các quốc gia và các tổ chức quốc tế. Lịch sử văn minh đang tiếp tục xu hướng bấy lâu là hướng tới cuộc sống đô thị như một cơ sở của tổ chức xã hội. Xu hướng này thấy rõ ở sự tăng lên không ngừng về số lượng và mật độ dân số trong các thành phố. Hiển nhiên là, sẽ nảy sinh một số vấn đề mà chúng tăng lên tỷ lệ thuận với quy mô của thành phố. Sử dụng không gian ngầm có một vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề đó của đô thị. Nhưng thấy rằng, cần phải xem xét đến nhiều khía cạnh khi phát triển không gian ngầm đô thị.
CÁC VẤN ĐỀ CỦA ĐÔ THỊ Sự phát triển dân số đô thị Áp lực gây bởi gia tăng dân số là một nhân tố quan trọng trong sự suy thoái môi trường, đặc biệt là sự khai thác quá mức tài nguyên thiên nhiên và chất lượng sống ở các vùng đô thị. Dân số đô thị thế giới năm 2003 là 3 tỷ người (trong tổng số hơn 6 tỷ), và dự báo sẽ tăng lên 5 tỷ vào năm 2030. Năm 2007 dân số sống trong các vùng đô thị sẽ lớn hơn 50 phần trăm, như thế là lần đầu tiên trong lịch sử, thế giới có số cư dân đô thị nhiều hơn cư dân nông thôn. Dự báo tỷ lệ cư dân đô thị trung bình trên thế giới sẽ là 61 phần trăm vào năm 2030. Tuy nhiên, gia tăng dân số sẽ đặc biệt nhanh tại các vùng đô thị của các khu vực ít phát triển, trong đó có nước ta. Ngành công nghiệp xây dựng ngầm cần được chuẩn bị cho những nhu cầu trước mắt về cơ sở hạ tầng. Khối lượng xây dựng cơ sở hạ tầng to lớn không chỉ cần để cho các thành phố được bền vững, mà còn để cho chúng có thể tồn tại được. Để đảm bảo được vấn đề môi trường và phát triển bền vững, thì dứt khoát phải lựa 1
Email:
[email protected] ; Mobile: 093-513.13.23
Page 1 of 12
Bài gửi Diễn đàn www.ketcau.com
chọn phương pháp xây dựng ngầm. Nó đòi hỏi những người trong ngành xây dựng ngầm phải chủ động thông báo tới các quan chức thành phố và các nhà quy hoạch, ngay tại những giai đoạn rất sớm của tiến trình phát triển của một thành phố, về tầm quan trọng của không gian ngầm đối với phát triển bền vững và đối với chất lượng của cuộc sống. Bố trí "không gian đô thị" cho các chức năng đô thị khác nhau Theo tiến trình phát triển, không gian của một đô thị càng trở nên đắt đỏ và khan hiếm hơn. Mật độ dân số ngày càng lớn tại khu trung tâm, và thành phố phải bành trướng ra các vùng ngoại ô. Nhu cầu giao thông trong khu trung tâm và giữa trung tâm với ngoại vi ngày càng lớn. Do vậy, một trong những vấn đề chính gặp phải khi quy hoạch các thành phố lớn là việc quản lý sự thiếu thốn không gian này, bằng cách phân bổ hợp lý nhu cầu sử dụng "không gian đô thị" cho các hoạt động khác nhau. Sự phân bổ này cần thực hiện giữa phần "tĩnh" của thành phố (nhà cửa, văn phòng, công trình công cộng...) với phần "động" của nó (hệ thống giao thông). Giao thông tốt sẽ tạo thuận lợi cho sự trao đổi giữa các thành phần tĩnh khác nhau và do đó thúc đẩy đời sống kinh tế, xã hội và văn hóa.
Nhà thể thao và bể bơi trong nền đá ở Na Uy Nhu cầu tạo thuận lợi cho phát triển kinh tế Các thành phố đã luôn và sẽ tiếp tục đóng một vai trò chính trong phát triển kinh tế vùng, quốc gia và quốc tế. Chúng có mọi ưu điểm tích cực cho nền kinh tế và là động lực cho thay đổi công nghệ. Chúng có sự tập trung lớn về đầu tư cho cơ sở hạ tầng, nhà cửa, và các công trình xã hội, văn hóa và giáo dục. Do vậy, nếu các thành phố tạo được tính hiệu quả cho các hoạt động kinh tế đô thị thì chắc chắn sẽ ảnh hưởng tốt đến tính hiệu quả của cả nền kinh tế nói chung. Đây chính là một vấn đề luôn phải được quan tâm giải quyết. Những áp lực lên môi trường đô thị Điều kiện môi trường đô thị thường gây mối lo ngại lớn, vì cư dân đô thị đặc biệt phải hứng chịu các tác động kết hợp của ô nhiễm nước và không khí, các vấn đề về chất thải, tiếng ồn, tắc nghẽn và sự thiếu không gian và cây xanh. Những vấn đề này là không chỉ riêng cho một kích cỡ, tuổi hay loại thành phố nào, cũng không chỉ là đặc thù cho các thành phố của riêng một quốc gia nào. Các vấn đề về môi trường đô thị tồn tại ở mọi quốc gia, mặc dù chúng là nguyên nhân cho nhiều cấp độ lo ngại Page 2 of 12
Bài gửi Diễn đàn www.ketcau.com
khác nhau, từ mức lo ngại sâu sắc và trung bình đến không đáng kể và cục bộ. Những tác động lên môi trường tổng thể Vì các thành phố lớn trên khắp thế giới đang tạo ra những luồng cung cấp lớn, nên chúng có thể bị xem là một mối đe dọa tới môi trường. Các thành phố cũng có thể được xem là một mối đe dọa tới phát triển bền vững toàn cầu, vì chúng sản sinh ra những khối lượng lớn chất thải không thể tái sinh và ô nhiễm, mà sự ô nhiễm này lại bị hấp thụ trở lại bởi hệ sinh thái, gây nên những vấn đề ở quy mô địa phương đến toàn cầu. Do đó, các vấn đề về môi trường đang tạo ra bởi các thành phố là rất lớn, và ngày càng tăng lên. Quan hệ giữa thành phố và không gian ngầm Không phải mọi thành phố đều có tiềm năng sử dụng không gian bên dưới của nó như nhau. Mặc dù bất kỳ thành phố nào cũng có một không gian sử dụng được dưới ngầm, nhưng có nhiều yếu tố tạo thuận lợi và cả những yếu tố gây trở ngại cho việc sử dụng nó, không phụ thuộc vào khả năng tài chính của cộng đồng trong đô thị. Không gian ngầm đô thị bao gồm ba phần chính: -
phần ngầm nông sát với mặt đất: việc sử dụng nó bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các yêu cầu của thành phố. Có thể gọi đây là phần ngầm "đa mục đích". Thường thì phần ngầm này cấu thành từ các loại đất mềm, đất phù sa hay đất đắp. Tuy nhiên, chất lượng của đất không phải là một nhân tố quyết định việc sử dụng nó như thế nào. Việc sử dụng nó chủ yếu được quy định bởi các bó buộc của đô thị và trực tiếp liên quan đến mục đích sử dụng;
-
phần ngầm sâu: chất lượng đất đá là nhân tố quyết định việc sử dụng nó. Cái gọi là chất lượng này có liên quan đến điều kiện địa chất và địa chất thủy văn, vì chúng quyết định mức độ khó khăn và giá thành của việc xây dựng công trình ngầm;
Page 3 of 12
Bài gửi Diễn đàn www.ketcau.com
-
các dải đá gốc: tạo nên không gian với các ưu điểm rõ ràng, bởi vì, nói chung các loại đá cấu thành nên các khu vực đó đều có chất lượng tốt và hầu như không chứa nước ngầm. Trên hết, chúng có lợi điểm đặc biệt là nằm tại cao độ dễ tiếp cận, trong khi đó dưới ngầm chỉ có thể tiếp cận được bằng các đường dốc, giếng đứng hay cầu thang.
Có một vài yếu tố khác cũng đóng một phần vai trò trong việc lựa chọn mục đích sử dụng không gian ngầm đô thị, ví dụ như: -
trường hợp các thành thị hay quận mới: chúng cho ta cơ hội duy nhất để tổ chức và quy hoạch sử dụng không gian ngầm, thực hiện các biện pháp tạm thời thích hợp để tạo điều kiện cho việc xây dựng ngầm trong tương lai, hay để giảm chi phí xây dựng;
-
sự tồn tại các con đường rộng và các khoảng không gian mở chưa được xây dựng: chúng sẽ giúp giảm một số các bó buộc về thi công (thi công lộ thiên, khả năng duy trì dòng giao thông trong khi thi công,…).
LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG KHÔNG GIAN NGẦM ĐÔ THỊ Những lợi ích của công trình ngầm xuất phát trực tiếp từ chất lượng đặc thù của không gian ngầm. Không gian ngầm có thể dung chứa được các hoạt động mà nó khó hay không thể hoặc không được chấp nhận đặt trên mặt đất. Nó cung cấp một sự bảo vệ tự nhiên cho bất cứ cái gì đặt dưới ngầm. Sự bao kín của công trình ngầm giúp bảo vệ môi trường mặt đất khỏi các rủi ro và xáo trộn thường đi liền với một số họat động nhất định. Nhờ có bức màn tự nhiên của môi trường địa chất mà mọi thứ xây ngầm đều được tách biệt, giúp che giấu các công trình kỹ thuật không hấp dẫn về mặt thẩm mỹ. Những lợi ích về sử dụng đất và vấn đề về vị trí Trong nhiều trường hợp, việc sử dụng không gian ngầm xuất phát từ sự thiếu không gian mặt đất, hay do các vấn đề về vị trí. -
Sử dụng không gian ngầm cho phép xây dựng công trình tại một vị trí mà nó là không thể được đối với một công trình mặt đất, do thiếu đất hay do dư luận phản đối, ví dụ, các hệ thống kỹ thuật công cộng, lưu trữ các vật liệu không mong muốn, và bãi đỗ xe.
-
Giải pháp ngầm cho phép xây dựng kế bên các công trình hiện có, hoặc trên các địa điểm không thể xây dựng được, nhờ đó cung cấp các dịch vụ tốt hơn cho người sử dụng.
-
Sử dụng không gian ngầm giúp tạo ra các hệ thống vận tải công cộng lớn trong
Page 4 of 12
Bài gửi Diễn đàn www.ketcau.com
đô thị, có các đặc điểm là an toàn, thân thiện với môi trường, nhanh, và không bị ách tắc. -
Cũng có khi phải phân tách các hoạt động giao thông có thể xung đột với nhau. Giao cắt khác mức với một hành lang chui xuống ngầm nói chung là có ảnh hưởng ít hơn nhiều tới cộng đồng hiện hữu.
-
Một vài mức công trình giao thông có thể xây kết hợp với nhau tại các nút giao thông đô thị quan trọng, nhằm tạo ra sự kết nối dễ dàng giữa chúng.
-
Bãi đỗ xe và các phố buôn bán lớn dưới ngầm sẽ nhường không gian cho các khu giải trí và sân chơi trên mặt đất.
Lợi ích về mặt cách ly Nền đất là khối vật chất lớn không nhìn qua được và có nhiều ưu điểm về mặt cách ly. -
Dưới ngầm có thể cách ly với mọi dạng khí hậu. Nhiệt độ trong lòng đất tạo ra một môi trường nhiệt vừa phải và đồng đều, giúp tiết kiệm năng lượng và bảo quản nhiều loại sản phẩm.
-
Công trình ngầm được bảo vệ tự nhiên khỏi thời tiết khắc nghiệt, chống lại sự phá hoại kết cấu do lũ, và có thể chống chịu động đất tốt.
-
Lớp đất phủ có tác dụng chống lại sự truyền tiếng ồn trong không khí; nếu nguồn dao động là tại hay gần bề mặt, thì mức độ dao động sẽ giảm đi nhanh chóng theo chiều sâu và theo khoảng cách của nguồn dao động.
-
Vỏ trái đất có thể hấp thụ chấn động và năng lượng dao động của một vụ nổ. Nếu xảy ra nổ, phóng xạ nguyên tử, và các tai nạn công nghiệp, thì công trình ngầm là nơi trú ẩn khẩn cấp có giá trị, nếu được trang bị khả năng cách ly hoặc lọc không khí ô nhiễm bên ngoài.
Page 5 of 12
Bài gửi Diễn đàn www.ketcau.com
-
Công trình ngầm có số lượng điểm dẫn xuống hạn chế và dễ dàng được kiểm soát, đó là lợi điểm chính về an ninh.
-
Các hầm dịch vụ đa chức năng ít chịu ảnh hưởng của các điều kiện bên ngoài hơn các công trình mặt đất, và sẽ chỉ gây xáo trộn không đáng kể trên mặt đất khi phải sửa chữa hay bảo trì các thiết bị đã lắp đặt bên trong chúng.
-
Công trình ngầm với tính bao kín của nó có thể bảo vệ mặt đất khỏi các mối phiền toái và nguy hiểm gây bởi các kho chứa vật liệu và các quá trình độc hại, ví dụ như kho chứa chất thải hạt nhân, hay lò phản ứng hạt nhân.
Lợi ích về mặt bảo vệ môi trường -
Một công trình nằm ngầm một phần hoặc ngầm toàn bộ có ảnh hưởng về tầm nhìn ít hơn một công trình mặt đất tương đương. Điều này là quan trọng khi cần che giấu các công trình kỹ thuật thiếu hấp dẫn tại các địa điểm nhạy cảm, hoặc khi công trình công nghiệp phải đặt gần với khu dân cư.
-
Ngày càng có nhu cầu tăng lên phải đặt tất cả các công trình dịch vụ công cộng xuống ngầm, để tránh tác động về thị giác và để bảo vệ chính các công trình dịch vụ ấy.
-
Công trình ngầm giúp bảo tồn thảm thực vật thiên nhiên, do đó ít gây nguy hại tới chu trình sinh thái địa phương và toàn cầu.
-
Các hầm giao thông làm sạch bóng dáng xe cộ khỏi các đường phố, tiếng ồn giao thông giảm đi, không khí trở nên bớt ô nhiễm và diện tích phố xá có thể dùng một phần cho mục đích khác.
Lợi ích về mặt địa hình -
Ở các vùng đồi núi, hầm sẽ cải thiện hoặc khiến cho khả thi nhiều phương án giao thông như đường bộ, đường sắt, kênh, v.v... Hầm cũng là một lựa chọn quan trọng khi vượt sông, eo biển và cảng biển.
-
Nói chung, sử dụng không gian ngầm tạo nên nhiều lợi ích về bố trí các công trình và cơ sở hạ tầng. Những ưu điểm này chủ yếu có được là nhờ khả năng tương đối tự do (trong phạm vi các giới hạn về địa chất, giá thành, và sở hữu đất) trong việc thiết kế một công trình theo ba chiều và nhờ loại trừ được các rào Page 6 of 12
Bài gửi Diễn đàn www.ketcau.com
cản vật lý trên mặt đất.
Cộng đồng công nghiệp nhẹ / nông nghiệp bền vững hoàn chỉnh
TĂNG CƯỜNG LỢI ÍCH CỦA VIỆC SỬ DỤNG KHÔNG GIAN NGẦM ĐÔ THỊ Các khía cạnh về an toàn, tâm lý và sức khỏe Con người chưa bao giờ tự phát và có thể là chưa bao giờ nhiệt tình ẩn náu dưới ngầm; họ đã dùng không gian này chỉ để tự bảo vệ mình. Sự miễn cưỡng tự nhiên này vẫn giữ nguyên cho tới ngày nay, và nhiều người cho rằng họ có cảm giác e sợ và thậm chí lo lắng khi họ đi xuống hệ thống tàu điện ngầm hay một ga-ra để xe ngầm. Như vậy, nhu cầu của con người và các giá trị nhân sinh phải luôn là các tiêu chí chính khi xét đến các giải pháp và các hệ thống ngầm. Phải dành sự ưu tiên cao cho sức khỏe, an toàn và các yếu tố tâm lý nhằm tránh được các quan điểm tiêu cực không cần thiết về sử dụng các phương tiện ngầm. Cần phải có những bước đi nhằm tạo ra các điều kiện vệ sinh và thoải mái nhưng vẫn an toàn cho việc sử dụng các phương tiện ấy.
Page 7 of 12
Bài gửi Diễn đàn www.ketcau.com
Bảo vệ môi trường ngầm Không gian ngầm là một phần của môi trường và cũng phải được bảo vệ, bao gồm môi trường địa chất và nước ngầm. Sử dụng không gian ngầm là có tính không hồi phục được: chúng ta không thể phá dỡ và xây dựng lại các công trình ngầm giống như trên mặt đất. Tính chất không thể hồi phục này trong sử dụng không gian ngầm là một vấn đề lớn cần nghiên cứu khi phát triển không gian này. Do đó, cần tránh việc "tiêu thụ" nó theo cách thức không được kiểm soát và không theo quy hoạch. Không gian ngầm cũng dễ bị tổn hại, thể hiện ở các tác động xấu đến mực nước ngầm, lưu lượng và chất lượng nước ngầm. Mọi việc đào ngầm đều có ảnh hưởng đến môi trường địa chất xung quanh, mà ở đó đã tồn tại những điều kiện ban đầu nhất định. Nếu việc đào đất không được kiểm soát tốt, nó sẽ gây ra hậu quả tai hại đối với các công trình bên cạnh. Không gian ngầm đôi khi chứa những di sản khảo cổ mà ngày nay được bảo vệ một cách có hệ thống. Không bao giờ được xem nhẹ khía cạnh bảo vệ di sản, và bó buộc này phải được tính đến trong tiến độ dự án. Quan hệ giữa công trình ngầm và mặt đất Mọi công trình ngầm đều phải có các kết nối với mặt đất. Việc thiết kế và xây dựng các công trình đòi hỏi có các kết nối đó, đặc biệt là xác định vị trí cửa ra của chúng tại mặt đất, là rất khó khăn, nhất là trong các vùng đô thị. Vấn đề này không được phép xem nhẹ, vì nó thường gây ra khó khăn lớn trong thiết kế, thi công, và thậm chí cả vận hành các công trình ngầm. Một vài ví dụ như sau:
-
Các kết cấu chuyển tiếp giữa phần nổi và phần ngầm là một dạng kết cấu kết nối giữa công trình ngầm và mặt đất. Cần chú ý đặc biệt khi xử lý các khu chuyển tiếp này và tác động môi trường của chúng. Tác động gây mất tính liên tục của các kết cấu đặc biệt trong khu chuyển tiếp, tính thẩm mỹ và tính hòa hợp của chúng với xung quanh luôn phải được nghiên cứu kỹ lưỡng. Với các hầm đường bộ, các vấn đề thẩm mỹ và hòa hợp này sẽ kết hợp với vấn đề ô nhiễm do khói thải tại các cổng hầm.
-
Các lối tiếp cận xuống công trình ngầm là dạng khác của kết cấu kết nối. Trong vùng đô thị thì luôn có những khó khăn trong việc thi công các kết cấu như vậy. Page 8 of 12
Bài gửi Diễn đàn www.ketcau.com
Nhưng những kết cấu đó lại là một phần chính của việc thiết kế các dự án ngầm. Do vậy, chúng phải được nghiên cứu và đanh giá cẩn thận từ những giai đoạn sớm nhất của quá trình thiết kế. -
Một dạng kết nối ngầm-nổi khác là các lối ra của các công trình kỹ thuật, mà chúng đôi khi được gọi là các "công trình phụ", nhưng không thể thiếu cho việc vận hành công trình ngầm. Một ví dụ điển hình là các kết cấu thông gió. Chúng có thể gây nên các vấn đề nghiêm trọng về lựa chọn địa điểm, do bởi ô nhiễm và các xáo trộn đối với xung quanh về tiếng ồn, ô nhiễm không khí, vận tốc gió, và thẩm mỹ.
Các kỹ thuật thi công Công trình ngầm trong đô thị thường đòi hỏi những kỹ thuật thi công phức tạp. Đặc biệt là trong vùng đã xây dựng dày đặc, cần phải tránh thiệt hại cho công trình kế bên và giảm tác động đến cuộc sống đô thị. Đây chính là một rào cản cho việc hiện thực hóa các giải pháp ngầm. Nhưng trong vòng 30-40 năm qua đã có tiến bộ đáng kể về các phương pháp thi công ngầm, giúp vượt qua được trở ngại nói trên. -
Hiện tượng rão rời chuyển dịch đất do đào ngầm, mà nó gây hư hại cho công trình kế bên, đang ngày càng được kiểm soát tốt hơn.
-
Chi phí và thời gian cho thi công ngầm tiếp tục giảm đi tương đối so với xây dựng nổi.
-
Tiến bộ về công nghệ đã đem lại mức độ an toàn cao cho các dự án kỹ thuật dân dụng ngầm.
-
Một thế hệ máy làm hầm mới với khiên đào cân bằng áp lực (áp lực vữa hay đất EPB) đang giúp mở rộng khả năng cơ giới hóa ngày càng nhiều các ứng dụng khác nhau.
-
Phương pháp đào hở cũng đạt được nhiều tiến bộ, đặc biệt trong lĩnh vực chắn giữ đất (tường vữa hay tường đúc sẵn trong đất, kỹ thuật bơm vữa, kỹ thuật neo).
Ý tưởng xây dựng hang ngầm lớn tương lai trong đất yếu ở Nhật Page 9 of 12
Bài gửi Diễn đàn www.ketcau.com
Khảo sát địa chất Đối với mọi việc xây dựng ngầm, điều rất quan trọng là phải dự báo được các tính chất của nền đất, bởi vì sự hiểu biết không đúng có thể gây ra những hiệu quả nghiêm trọng cho một dự án về mặt ngày tháng hoàn thành và chi phí phát sinh. Do đó, khảo sát địa chất là vô cùng quan trọng, và phải phát triển các hệ thống phục vụ vẽ bản đồ địa chất, điều kiện địa chất thủy văn và địa chấn, và phải có kế hoạch tiền khảo sát (đo đạc địa chấn và địa vật lý khác, khoan lấy mẫu và xác định các tính chất vật lý của đất đá). Cũng cần phải có thông tin tin cậy về vị trí và đặc điểm của các công trình ngầm, các phương tiện và thiết bị dịch vụ công cộng hiện có, để có thể quyết định được vị trí phù hợp nhất của công trình dự kiến, phương pháp thi công thích hợp nhất, và các biện pháp đề phòng cho các công trình xung quanh. Xem xét về kinh tế Chi phí vẫn là một rào cản lớn đối với phát triển không gian ngầm đô thị. Cho dù đã có những tiến bộ quan trọng về tri thức và phương pháp thi công, giá thành xây dựng của các công trình ngầm vẫn được xem là cao hơn các công trình trên mặt đất. Chi phí và thời gian xây dựng ngầm đang tiếp tục giảm đi so với xây dựng trên mặt đất. Những cải thiện về mặt công nghệ đã giúp đạt được mức độ an toàn cao hơn trong các công trình ngầm. Tuy nhiên, những cải thiện đạt được trong xây dựng ngầm có thể bị bù trừ một phần lớn bởi các tiêu chuẩn thiết kế cao hơn và bởi chi phí cho giảm thiểu tác động môi trường. Những thông tin về ảnh hưởng của tiến bộ công nghệ đến an toàn, rủi ro và chi phí cần phải được phổ biến tốt hơn đến các cộng đồng thiết kế, quy hoạch và ra quyết định. Đánh giá các dự án Đánh giá việc sử dụng không gian ngầm có liên quan chặt chẽ tới sự đánh giá của cộng đồng về những mặt không thuận lợi của các kết cấu trên mặt đất về mặt gây suy thoái môi trường. Tuy nhiên, đa số các ưu điểm của công trình ngầm, đặc biệt là ưu điểm về bảo vệ môi trường, lại không thể đánh giá được bằng giá trị tiền tệ. Về mặt sử dụng lâu dài, xây dựng ngầm có thể có tính kinh tế hơn công trình trên mặt đất, ví dụ về mặt tiết kiệm năng lượng. Cũng cần kể đến giá trị của đất bề mặt, vì quỹ đất có thể được dùng cho các mục đích khác nhờ chuyển công trình xuống ngầm. Như vậy, quá trình ra quyết định về xây dựng một công trình ngầm (đặc biệt là khi nó được so sánh với một giải pháp trên bề mặt) không những cần phải tính đến các chi phí, mà còn cần tính đến nhiều ưu điểm tiềm năng của giải pháp ngầm, nhất là những ưu điểm về mặt tác động đến môi trường.
TỪ SỬ DỤNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KHÔNG GIAN NGẦM Để có cuộc sống chất lượng trong các khu vực đô thị dày đặc, thì tiền đề là các thành phố phải có khả năng vận hành tốt cả về mặt xã hội và mặt vệ sinh. Mục tiêu của quy hoạch đô thị không phải là để thiết kế một thành phố lý tưởng cho tương lai, với một xã hội lý tưởng có những con người lý tưởng, mà phải là để quản lý được một di sản vì lợi ích chung, không chỉ với một giá trị về mặt kinh tế, mà còn Page 10 of 12
Bài gửi Diễn đàn www.ketcau.com
với một giá trị được công nhận thích đáng về lịch sử, thẩm mỹ, đạo đức, văn hóa và cá nhân. Do đó, một trong những mục tiêu chính của quy hoạch đô thị là dung hòa tốt nhất vị trí của các công trình phục vụ nhiều chức năng đa dạng, và đảm bảo dễ dàng tiếp cận được các tổ hợp công trình đó, trong khi vẫn bảo vệ được chất lượng môi trường đô thị. Như đã nói ở trên, không gian ngầm đóng một vai trò quan trọng về mặt này, xét tới các khía cạnh như giảm ô nhiễm và tiếng ồn, sử dụng hiệu quả không gian, phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường sống, an toàn và sức khỏe cộng đồng. Việc đưa những giải pháp ngầm vào thực tế phụ thuộc phần lớn vào tính hiệu quả của các kỹ thuật thi công. Chúng ta phải luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của các bên tham gia xây dựng công trình ngầm (nhà hoạch định, chủ đầu tư, tư vấn và nhà thầu thi công), những người đã thúc đẩy hoặc trực tiếp thực hiện công việc. Tuy nhiên, tiến bộ kỹ thuật dù có quan trọng đến đâu thì bản thân nó cũng chưa đủ để hiện thực hóa việc sử dụng không gian ngầm đô thị một cách tốt hơn. Nhiều trường hợp cho thấy việc chiếm lĩnh không gian này được thực hiện theo một cách thức rất vô tổ chức, theo kiểu "đến trước thì được phục vụ trước". Do đó, điều quan trọng là các chính quyền địa phương phải kiểm soát việc sử dụng không gian ngầm trong các thành phố của họ, thông qua các luật và quy định thích hợp. Mục tiêu chủ yếu của các luật và quy định này là nhằm đạt tới sự sử dụng không gian ngầm đô thị một cách tốt nhất có thể được, trong liên quan với quy hoạch thành phố trên mặt đất, vì lợi ích của toàn thể cộng đồng đô thị. Do đó, cần phải xét đến việc sử dụng không gian ngầm khi đề ra các phác thảo quy hoạch quy mô lớn cho các thành phố, và khi đưa ra các quyết sách lớn về quy hoạch đô thị. Theo cách này, dự kiến sử dụng không gian ngầm đô thị có thể đưa vào hồ sơ nghiên cứu về đô thị hóa ở cả cấp độ địa phương và cấp độ vùng. Nhưng bất kỳ giải pháp hoàn chỉnh nào cũng khó có thể thực hiện được trong một thời gian ngắn, do tính phức tạp của các vấn đề liên quan. Ngành công trình ngầm phải sẵn sàng tiếp tục đóng góp vào việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp thực tế, hướng đến một chính sách mạch lạc và chặt chẽ hơn trong việc sử dụng tối ưu không gian ngầm. Tóm lại, không gian ngầm là một “mặt trận mới” phục vụ cho các giải pháp về môi trường hiệu quả, và vì một xã hội công nghiệp tiến bộ. Ngành công nghiệp hầm và công trình ngầm có bản chất sáng tạo và nhiều lần đã thể hiện khả năng đổi mới. Các chủ đầu tư và nhà quy hoạch cần có niềm tin vào ngành công nghiệp hầm và công trình ngầm. Ngành công nghiệp này sẽ đáp ứng được mọi thách thức do vậy các nhà quy hoạch có thể hoạch định một cách dũng cảm và với Tầm nhìn của Nhà làm hầm./.
Page 11 of 12
Bài gửi Diễn đàn www.ketcau.com
TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]
Fischer H.C. 1999. Planning & underground space. Past, Present and Future of Tunnelling, "1974 - 1999 ITA - AITES 25 Years", by ITA - AITES, www.itaaites.org
[2]
Godard J.P. 2004. Urban underground space and benefits of going underground. World Tunnel Congress 2004 and 30th ITA General Assembly Singapore, 22-27 May 2004 - ITA Open Session
[3]
International Tunnelling Association (ITA-AITES) 2002. "Why go underground? Contribution of the Use of Underground Space to Sustainable Development" – TRIBUNE, Special Issue - March 2002
[4]
Nordmark A. 2002. The Saga of the WG4 - Subsurface Planning. International Tunnelling Association (ITA-AITES)
[5]
Parker H.W. 2006. Visions in planning tunnels & underground space. Lecture and Extended Abstract International Seminar on Tunnels and Underground Works. Lisbon 2006
[6]
Stein R. 2006. Master plan for a sustainable supply and disposal infrastructure of mega cities. Underground Infrastructure Training and Competence Center (UNITRACC), Bochum, Germany
Page 12 of 12