Huong Dan Nhiem Vu Nam Hoc 2009 - 2010

  • May 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Huong Dan Nhiem Vu Nam Hoc 2009 - 2010 as PDF for free.

More details

  • Words: 6,090
  • Pages: 10
UBND TỈNH AN GIANG SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO Số Dự thảo

/HD-SGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Long Xuyên, ngày

tháng 7 năm 2009

HƯỚNG DẪN NHIỆM VỤ NĂM HỌC 2009-2010

Năm học 2009-2010, ngành GDĐT tỉnh An Giang tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết TW2 (khoá VIII), các nhiệm vụ, giải pháp do Bộ Chính trị chỉ đạo tại thông báo kết luận số 242-TB/TW, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GDĐT về nhiệm vụ của toàn ngành năm học 2009-2010, nghị quyết 02/NQ-TU về phát triển sự nghiệp GDĐT giai đoạn 2006-2010 và các chủ trương, chỉ đạo của UBND tỉnh. Căn cứ vào yêu cầu thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của các Nghị quyết và Chỉ thị của Đảng, Nhà nước; phát huy những thành tựu đã đạt được trong năm học vừa qua, năm học 2009-2010 ngành GDĐT An Giang tập trung thực hiện tốt các nhiệm vụ sau đây : A. NHIỆM VỤ CHUNG : Năm học 2009-2010 được triển khai với chủ đề : “Đổi mới công tác quản lý và đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực, thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục,”. Nhiệm vụ chung của toàn ngành là : 1. Tiếp tục triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua trong ngành, trong đó đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực. 2. Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá; ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp giảng dạy. 3. Nâng cao năng lực của hệ thống quản lý giáo dục. Tiếp tục đổi mới quản lý tài chính, đẩy mạnh huy động các nguồn lực phát triển giáo dục. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục. Nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch và điều hành thực hiện kế hoạch của cán bộ quản lý giáo dục. 4. Phát triển mạng lưới trường, lớp theo quy hoạch. Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục; hoàn thành chỉ tiêu chương trình kiên cố hoá phòng học và xây nhà công vụ giáo viên. Triển khai đề án xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia có hiệu quả, đúng tiến độ. Phát triển cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý và giảng dạy. 5. Chăm lo và đầu tư phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ QLGD. 6. Triển khai thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2009-2020, định hướng kế hoạch phát triển giáo dục & đào tạo giai đoạn 2011-2015-2020. 7. Thực hiện các giải pháp hạn chế tình trạng học sinh bỏ học, củng cố công tác phổ cập giáo dục, thực hiện tốt công tác phân luồng, phát triển các hình thức giáo dục thường xuyên, đào tạo tạo nghề để phục vụ yêu cầu xây dựng xã hội học tập. B. NHIỆM VỤ CHỦ YẾU : 1. Triển khai thực hiện chủ đề năm học : 1

a. Đổi mới công tác quản lý : Công tác quản lý từ Sở, Phòng GDĐT đến các đơn vị trường học có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy các hoạt động giáo dục và đào tạo. Đổi mới quản lý phải từ 2 mặt : hoàn thiện cơ chế, phương pháp quản lý và nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý, do đó yêu cầu đạt được trong năm học nầy là : –Tăng cường phân cấp trách nhiệm cho cán bộ quản lý trường học để tăng quyền tự chủ, đồng thời tăng cường công cụ, biện pháp thanh tra để theo dõi, giúp đỡ hoạt động của đơn vị trường học. –Hoàn thiện cơ chế phối hợp trong quản lý : phối hợp giữa ngành và chính quyền địa phương, phối hợp giữa các đơn vị giáo dục trên địa bàn, phối hợp giữa Ban Giám hiệu, Bí thư Chi bộ, Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn, nhằm phân định rõ trách nhiệm, không chồng chéo, dẫm đạp về công việc lẫn nhau. –Hoàn thiện các văn bản hướng dẫn, khung pháp lý cần thiết để cán bộ quản lý thực hiện. –Đẩy mạnh ứng dụng “công nghệ thông tin trong quản lý”, thay đổi thói quen, cách làm việc mang tính thủ công, truyền thống, chủ yếu chỉ dựa vào năng lực người quản lý. –Tăng cường bồi dưỡng năng lực cán bộ quản lý một cách cụ thể, đặc biệt là năng lực hoạch định kế hoạch và điều hành; năng lực quản lý tài chính; bồi dưỡng về lý luận chính trị. –Đề xuất những chính sách thu hút, đãi ngộ về vật chất, tinh thần. b. Đẩy mạnh phong trào thi đua xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” với các yêu cầu : Phong trào thi đua nầy sẽ có tác dụng thúc đẩy mọi mặt hoạt động của nhà trường, do đó các đơn vị trường học cần rà soát những vấn đề còn yếu kém, cần tác động thúc đẩy, bàn bạc trong hội đồng Sư phạm để xây dựng kế hoạch phấn đấu cụ thể của đơn vị trong năm học (dựa vào các tiêu chí thi đua đã phát động). Đồng thời cũng xây dựng một mục tiêu phấn đấu cụ thể cho cả giai đoạn từ nay đến năm 2012. Những nội dung thi đua cần cụ thể, có lộ trình thực hiện rõ ràng. Tổ chức ký cam kết thực hiện kế hoạch thi đua trong thời điểm khai giảng, thông tin cho Cha mẹ học sinh biết để cùng hỗ trợ nhà trường thực hiện. Thường xuyên đánh giá kết quả thực hiện phong trào, sơ kết ở học kỳ I và cuối năm học theo hướng dẫn của Sở, Phòng. Tiếp tục huy động nhiều ngành cùng tham gia phong trào, chia sẻ trách nhiệm và tạo điều kiện để hỗ trợ các đơn vị trường học thực hiện phong trào thi đua. 2. Tiếp tục triển khai các cuộc vận động và phong trào thi đua trong ngành –Tiếp tục triển khai cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" gắn kết với vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; kiên quyết xử lý các hiện tượng vi phạm đạo đức nhà giáo. Là năm cuối triển khai cuộc vận động “Hai không”, lưu ý thực hiện các giải pháp tổ chức nghiêm túc các kỳ thi; khắc phục bệnh thành tích trong công tác thi đua, khen thưởng. 2

–Tiếp tục đẩy mạnh phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” tạo điểm nhấn để thúc đẩy các hoạt động của nhà trường. 3. Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; ứng dụng CNTT vào đổi mới phương pháp giảng dạy, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện theo phương châm “dạy chữ, dạy người và dạy nghề”. 3.1 Định hướng chung : –Triển khai dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng phù hợp với từng đối tượng học sinh. Rút kinh nghiệm việc đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học xã hội để tiếp tục mở rộng phạm vi sang các môn học khác. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp dạy và học, tổ chức sớm hội thi sáng tạo các sản phẩm công nghệ thông tin, kết hợp với các cuộc hội thảo, rút kinh nghiệm xây dựng tiết dạy có ứng dụng công nghệ thông tin theo từng môn học, phù hợp với từng cấp học, từng lứa tuổi học sinh; tiến tới việc thu thập, biên soạn phổ biến tài liệu dùng chung. Thực hiện dạy học quan tâm đến học sinh trung bình, yếu, học sinh có nguy cơ bỏ học, áp dụng hình thức hỗ trợ nhau học nhóm, lớp, giúp các em có được tự tin, hứng thú trong học tập. Bên cạnh nâng cao chất lượng đại trà, khuyến khích và phát triển số học sinh năng khiếu, học sinh giỏi. Tổ chức thi chọn học sinh giỏi, trên cơ sở chọn lựa tự nhiên các em học tốt, không thực hiện hình thức lớp chọn tại các trường phổ thông. Lựa chọn phương án thích hợp để chuẩn bị và tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số, đặc biệt là học sinh mẫu giáo 5 tuổi, học sinh lớp1. Xây dựng chương trình linh hoạt cho học sinh khó khăn, học sinh có nguy cơ bỏ học. Tiếp tục mở rộng và nâng cao chất lượng dạy học 2 buổi/ngày ở những nơi có điều kiện, mở rộng loại hình bán trú, nhất là đối với cấp tiểu học. –Tiến hành kiểm tra, đánh giá theo hướng khuyến khích tinh thần tự học và ý thức sáng tạo của học sinh. Kiên quyết theo dõi và xử lý nghiêm tình trạng đánh giá không đúng kết quả học tập, đưa học sinh lên lớp nhưng chưa đạt chuẩn kỹ năng, kiến thức. –Coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, gắn với phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các hoạt động phong trào, ngoại khoá. Tăng cường giáo dục truyền thống yêu nước, tự hào dân tộc, giáo dục lý tưởng sống, giáo dục lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc… qua các hoạt động cụ thể : tìm hiểu di tích lịch sử, cách mạng địa phương; chăm sóc tôn tạo các khu di tích, thăm viếng gia đình bà mẹ anh hùng, gia đình liệt sĩ; đưa lịch sử địa phương vào chương trình giảng dạy. Các trường cần nghiên cứu để học sinh tham gia các hoạt động xã hội tình nguyện ở địa phương; quyên góp hỗ trợ, giúp đỡ nhau và giúp người có hoàn cảnh khó khăn. Giáo dục kỷ năng sống để học sinh sẳn sàng hoà nhập với cuộc sống, chú ý thực hiện phổ cập bơi, giáo dục giới tính, giáo dục ý thức tự tránh xa các tệ nạn ma tuý, aids, phim ảnh khiêu dâm, bạo lực… Tổ chức hình thức tư vấn cho học sinh về các vấn đề liên quan đến kỷ năng sống. 3

–Tăng cường giáo dục hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, tư vấn tuyển sinh để học sinh biết được các loại hình học tập và lựa chọn hình thức học tập. Các trường đào tạo nghề, trung tâm giáo dục thường xuyên phải năng động tổ chức các lớp đào tạo nghề cần thiết cho địa phương để thu hút người học, tăng thực hành, giúp học viên nắm vững những kiến thức và tương đối thạo nghề sau khi hoàn thành khoá học. 3.2 Ngành học mầm non : –Thực hiện đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, củng cố và nâng chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ thông qua việc mở rộng thực hiện các chuyên đề đến các trường vùng khó khăn, các trường ngoài công lập; tăng cường trang thiết bị dạy học; tăng cường các họat động tuyên truyền và tư vấn kiến thức chăm sóc nuôi dạy trẻ cho các gia đình, để nâng cao kỹ năng sống và trách nhiệm của cha mẹ học sinh. –Tăng cường công tác quản lý các trường, lớp mầm non ngoài công lập. Có kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ cho các giáo viên, bảo mẫu trường ngoài công lập, bảo đảm đủ về số lượng và từng bước chuẩn hóa về chuyên môn, nghiệp vụ. Không xảy ra tai nạn, ngược đãi trong các cơ sở giáo dục mầm non. 3.3 Cấp tiểu học : –Mục tiêu chất lượng vẫn tập trung cho cấp tiểu học và lớp 1. Đổi mới giảng dạy theo phương châm “dạy học phân hóa, lấy học sinh trung bình, yếu làm trung tâm” không để tình trạng học sinh “đứng bên lề lớp học”, xem đây là giải pháp căn cơ để tăng cường chất lượng giáo dục đại trà, giảm bớt tình trạng học sinh bỏ học. Tăng cường tự chủ trong chuyên môn đối với các Phòng GDĐT và các trường ; điều chỉnh nội dung giảng dạy phù hợp với các đối tượng học sinh, đặc biệt là học sinh yếu kém, học sinh có nguy cơ bỏ học. –Áp dụng tài liệu hướng dẫn chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở từng khối lớp, xem đây là nội dung quan trọng trong dạy học, đánh giá, kiểm tra… ở nhà trường –Tiếp tục giao quyền chủ động cho hiệu trưởng trường tiểu học sắp xếp thời khoá biểu, kế hoạch dạy học phù hợp, lựa chọn kiến thức trong sách giáo khoa để dạy cho từng đối tượng học sinh. –Định kỳ khảo sát để nắm chất lượng học tập của học sinh, trên cơ sở đó tổ chức phụ đạo học sinh yếu và bồi dưỡng học sinh giỏi. Đẩy mạnh tổ chức thi “Rèn chữ viết” cho học sinh, giáo viên. 3.4 Cấp trung học : –Nhiệm vụ trọng tâm vẫn là đổi mới phương pháp dạy và học, tăng cường thực nghiệm, tăng thời gian tự học, tự nghiên cứu sách, giảm thuộc lòng, học theo khuôn mẫu, bài mẫu. Thực hiện mềm hóa chương trình cho phù hợp với từng đối tượng học sinh, từng vùng miền (khó khăn, bình thường, thuận lợi, vùng đông học sinh dân tộc). –Kết hợp tốt hình thức trắc nghiệm khách quan với tự luận để đổi mới kiểm tra, đánh giá, nhưng không thiên về trắc nghiệm. –Tăng số học sinh khá, giỏi, hạnh kiểm tốt. Cải thiện kết quả học tập các môn khoa học xã hội, kết quả thi tốt nghiệp THPT.

4

–Củng cố chất lượng giáo dục trường chuyên theo hướng đào tạo nhân tài cho đất nước, không chú trọng dạy để thi học sinh giỏi, thi đỗ đại học cao. –Mở rộng việc theo dõi, học tập kinh nghiệm các tiết dạy qua mạng. 3.5 Giáo dục thường xuyên : –Củng cố kết quả công tác xóa mù chữ và giáo dục tiếp tục sau khi biết chữ, kết quả công tác phổ cập giáo dục, không xảy ra tình trạng mất chuẩn. –Nâng chất lượng hệ giáo dục thường xuyên để tạo uy tín đối với người học. Tiếp tục thanh tra, kiểm tra đối với việc giảng dạy ngoại ngữ, tin học, kiên quyết xử lý các trường hợp gian dối trong tổ chức học tập và thi cử. –Biên soạn tài liệu học tập phù hợp với đối tượng học là người lớn, khai thác tiềm năng kinh nghiệm của người học. –Khai thác, sử dụng tốt hơn phương tiện dạy học, sử dụng học liệu nghe-nhìn, nhất là ở các trung tâm giáo dục thường xuyên. –Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra đối với hệ giáo dục thường xuyên, kiên quyết xử lý các trường hợp gian dối trong tổ chức học tập và thi cử. Tổ chức quản lý tốt các cơ sở đào tạo tư nhân (phần trách nhiệm của Sở GDĐT). 4. Mở rộng quy mô các ngành học, bậc học : 4.1 Định hướng chung : Từng bước mở rộng quy mô học sinh, huy động học sinh mầm non và phổ thông chiếm khoảng 17,8% so với tổng dân số, nâng số sinh viên đại học, cao đẳng/vạn dân lên 120 người. Củng cố, duy trì và nâng tỉ lệ đạt chuẩn phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi và phổ cập giáo dục THCS. Thực hiện tốt các biện pháp theo chỉ thị 30-CT/TU và kế hoạch 15/KH-UBND nhằm khắc phục tình trạng học sinh bỏ học, làm tốt công tác tư vấn, hướng nghiệp và phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS và THPT. Điều chỉnh cơ cấu hợp lý giữa các trình độ đào tạo trung cấp-cao đẳngđại học. 4.2 Ngành học mầm non : Tiếp tục duy trì kết quả phổ cập mẫu giáo 5 tuổi, bổ sung điều kiện về CSVC và giáo viên. Để mở rộng quy mô nhà trẻ, các huyện chủ động bàn bạc để chuyển một số nhóm giữ trẻ vùng lũ có điều kiện để thành các điểm giữ trẻ thường xuyên. Sở, Phòng GDĐT sẽ chủ động làm việc với Liên đoàn lao động và các doanh nghiệp để phát triển các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo trong các nhà máy, xí nghiệp có đông lao động nữ. Tiếp tục phát triển các trường, lớp mẫu giáo tư, dân lập ở những vùng thuận lợi Cháu đi nhà trẻ đạt 3.900 em, so với dân số độ tuổi đạt 6,2%, tăng 13% so năm học trước, vùng bình thường 3% và vùng thuận lợi 10%. Huy động học sinh mẫu giáo đạt 49.850 em, tăng 12% so năm học trước, tỉ lệ huy động so dân số độ tuổi không dưới 40% ở vùng bình thường và 80% ở vùng thuận lợi, bình quân chung là 60%. Tỉ lệ cháu 5 tuổi đi học mẫu giáo đạt 95%, với 27.600 cháu. 4.3 Cấp tiểu học : –Huy động hết số trẻ 6 tuổi và độ tuổi 7 chưa đi học vào lớp 1, phấn đấu huy động tối đa số học sinh bỏ học năm trước trở lại trường. Tổng số học sinh tiểu học đầu 5

năm học là 174.860 em, không giảm so năm học trước. Tỉ lệ đi học đúng độ tuổi ở toàn cấp tiểu học không dưới 85%. Tỉ lệ bỏ học không cao hơn 3%. –Giao quyền chủ động cho hiệu trưởng lựa chọn dạy 2 buổi/ngày cho học sinh lớp 2 hay lớp 5, duy trì việc dạy 2 buổi/ngày cho tất cả học sinh khối lớp 1, vùng dân tộc, vùng khó khăn (trường thuộc xã), tăng số trường tổ chức học bán trú. Phấn đấu có thêm 48 trường tiểu học đạt chuẩn trong năm 2010. Mở rộng trường, lớp có dạy môn tự chọn (tiếng anh, tin học). Tăng số lượng giáo viên chuyên dạy các môn năng khiếu (thể dục, âm nhạc, mỹ thuật). 4.4 Bậc trung học : a. Cấp THCS : –Huy động hầu hết số học sinh hoàn thành cấp tiểu học vào lớp 6. Tích cực huy động số học sinh bỏ học và chưa đi học năm trước trở lại trường (với hình thức học tập phù hợp) để đảm bảo kết quả công tác phổ cập giáo dục. Tổng số học sinh THCS toàn tỉnh là 115.000 em, tăng 3,6% so năm học trước. Tỉ lệ đi học của cấp THCS so dân số độ tuổi đạt trên 70%. Giảm tỉ lệ bỏ học ở mức 5%. Có biện pháp phân luồng học sinh sau cấp THCS, triển khai đề án phân luồng phát triển đào tạo nghề, tăng cường giáo dục hướng nghiệp, tư vấn nghề nghiệp, từng bước đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực địa phương và giảm sức ép phát triển cấp THPT. –Quan tâm đầu tư xây dựng phòng học bộ môn, khu văn phòng và các phòng khác theo điều lệ trường trung học. Phấn đấu có 13 trường đạt chuẩn quốc gia. b. Cấp THPT (phụ lục 2) : –Phát triển quy mô cấp THPT để tỉ lệ đi học so dân số độ tuổi đạt 40%. Tổng số học sinh THPT là 47.400 em, tăng 7,7% so năm học trước. Trong đó tuyển mới lớp 10 phổ thông đạt trên 80% so với số tốt nghiệp THCS. Tỉ lệ bỏ học của học sinh cấp THPT dưới 7%. –Tiếp tục đầu tư các phòng học bộ môn, hoàn thiện các trường tách cấp THCS. Phấn đấu các trường trung học đạt chuẩn quốc gia là 13 trường. 4.5 Giáo dục thường xuyên : –Thực hiện tốt công tác củng cố kết quả công tác phổ cập, kiên quyết không để xảy ra tình trạng mất chuẩn ở những xã đã đạt chuẩn. Chủ động nắm nguồn học sinh không trúng tuyển vào lớp 10 phổ thông và phối hợp với trường THPT tuyển sinh hệ giáo dục thường xuyên, tổ chức lớp học ban ngày. Tổ chức tốt các lớp ôn tập kiến thức cho thí sinh tự do dự thi tốt nghiệp THPT trước kỳ thi để cải thiện kết quả tốt nghiệp. –Các trung tâm GDTX phải thật sự năng động để mở rộng hoạt động, đáp ứng yêu cầu phân luồng ở hệ giáo dục thường xuyên, chủ động liên kết để mở các lớp dạy nghề ngắn hạn hệ vừa làm, vừa học, đào tạo từ xa… đáp ứng nhu cầu học tập ở địa phương. 4.6 Giáo dục chuyên nghiệp : –Tham mưu mở rộng chính sách cử tuyển đại học, cao đẳng, TCCN đối với học sinh người dân tộc. Tăng cường phối hợp với Sở Nội vụ và Ban Dân tộc để xét tuyển sinh, quản lý và bố trí sử dụng học sinh hệ cử tuyển sau khi tốt nghiệp. 6

–Tiếp tục tham mưu cải tiến công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, TCCN, nhất là tuyển sinh vào hệ TCCN, trung cấp nghề, khắc phục tình trạng chưa hợp lý giữa cơ cấu ngành nghề đào tạo với nhu cầu về nguồn nhân lực ở địa phương, từng bước nâng tỷ lệ lực lượng lao động được đào tạo về các ngành kỹ thuật và công nghệ. 5. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý các cấp. Đổi mới quản lý tài chính, đẩy mạnh huy động các nguồn lực phát triển giáo dục. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục : 5.1 Về công tác quản lý : –Triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 35/2008/TTLT-BGDĐT-BNV và quyết định số , ngày của UBND tỉnh An Giang, hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở GD-ĐT. Hướng dẫn việc thực hiện thông tư 07, đẩy mạnh phân cấp quản lý và tăng tự chủ cho các cơ sở giáo dục & đào tạo. Xây dựng và thực hiện tốt cơ chế phối hợp giữa đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể trong trường học, trên cơ sở phát huy tốt vai trò lãnh đạo của đảng, tổ chức thực hiện của chính quyền và giám sát, phát động phong trào thi đua thực hiện tốt nhiệm vụ của các đoàn thể. –Tiếp tục thực hiện cải cách hành chính, đơn giản hóa và công khai hoá các thủ tục hành chính, quy trình hành chính theo cơ chế một cửa. Triển khai tốt các quy trình theo ISO 9001:2000 tại cơ quan Sở GDĐT. –Bồi dưỡng để nâng cao năng lực xây dựng kế hoạch và điều hành kế hoạch cho cán bộ quản lý, đặc biệt là tại trường học. Xây dựng kế hoạch phát triển giáo dục & đào tạo giai đoạn 2011-2015-2020, trên cơ sở đánh giá việc thực hiện kế hoạch giai đoạn 2001-2010. –Thực hiện có hiệu quả Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, ra mắt cổng thông tin điện tử của ngành, trong đó tích hợp những ứng dụng quản lý cơ bản như quản lý hồ sơ công việc; quản lý số liệu thống kê; quản lý số liệu nhân sự; quản lý công tác thi cử, tuyển sinh; quản lý tài chính; quản lý trường học và trang web giáo dục. Phối hợp Sở KH-CN-MT triển khai cơ sở dữ liệu giáo dục trên bản đồ số hoá. Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ quản lý. Tổ chức họp giao ban, hội thảo chuyên đề và một số hội thi bằng hình thức theo dõi trực tuyến qua mạng. –Rà soát hệ thống các văn bản pháp luật về công tác giáo dục và đào tạo, đặc biệt là hệ thống các chính sách giáo dục đã bị lạc hậu, không phù hợp để đề xuất cấp thẩm quyền huỷ bỏ, sửa đổi, để từng bước hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách. Thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo và bảo lưu có thời hạn phụ cấp đứng lớp của giáo viên chuyển sang quản lý khi Bộ GDĐT ban hành. Nâng cao chất lượng công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và người học trong toàn ngành và cho học sinh, sinh viên. –Tham mưu UBND các cấp bố trí tỉ lệ chi cho hoạt động là 20% (không bao gồm các khoản chi cho con người), tính trên địa bàn cấp huyện. Ngành GDĐT cân đối cơ cấu nầy phù hợp từng trường. Bảo đảm ngân sách tập trung cho các nhiệm vụ trọng tâm, tránh lãng phí, không được để xảy ra tình trạng chậm thanh toán các chế độ cho giáo viên. Mở rộng trường có hoạt động dịch vụ để tự chủ về ngân sách. 7

5.2 Về công tác thanh tra : –Đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, thực hiện tốt yêu cầu “công khai, minh bạch”. Xử lý đúng mức các trường hợp vi phạm chuẩn mực đạo đức nhà giáo. Thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 49/2005/NĐ-CP. –Phát huy vai trò tư vấn, giúp đở các đơn vị qua hoạt động thanh tra, tham mưu, đề xuất các cấp quản lý trong việc ban hành và thực hiện các chủ trương cho phù hợp, đẩy mạnh thanh tra đột xuất, thanh tra theo các chuyên đề. –Thực hiện 3 công khai và 4 kiểm tra tại các cơ sở giáo dục & đào tạo. +Công khai chất lượng, kết quả công tác giáo dục & đào tạo. +Công khai các điều kiện về cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên nhà trường. +Công khai các nguồn thu và chi tài chính. +Kiểm tra việc sử dụng các nguồn ngân sách. +Kiểm tra thu và sử dụng học phí. +Kiểm tra các khoản đóng góp cho nhà trường. +Kiểm tra việc thực hiện các dự án đầu tư : chương trình kiên cố hoá trường lớp học và nhà công vụ; đề án thực hiện mục tiêu mức chất lượng tối thiểu trường tiểu học; đề án xây dựng trường chuẩn; chương trình mục tiêu quốc gia… 5.3 Xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ : –Tiếp tục chỉ đạo, kiểm tra việc sàng lọc, tinh giản biên chế theo Nghị định 132/2007/NĐ-CP của Chính phủ (tập trung vào đối tượng yếu kém về năng lực, vi phạm đạo đức, lối sống. Điều chỉnh CBQL Sở, Phòng và trường học thường xuyên để đổi mới, nâng chất lượng hoạt động. Kiên quyết xử lý các trường hợp tiêu cực, vi phạm. Cho thôi giữ chức vụ những người kém năng lực, thiếu nhiệt tình, thiếu trung thực, không còn thích hợp với yêu cầu mới. –Vận động CB-GV trong toàn ngành nâng cao tinh thần trách nhiệm, không vi phạm các chuẩn mực đạo đức nhà giáo, là tấm gương sáng để học sinh noi theo. Khuyến khích mở rộng kênh thông tin lấy ý kiến góp ý cho CBQL, góp ý với CB Sở, Phòng. –Phối hợp chặt chẽ với Ban Tuyên giáo, ngành tư pháp xây dựng kế hoạch và nội dung giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục pháp luật, tổ chức xuyên suốt trong năm học, vào những thời điểm thích hợp để không ảnh hưởng kế hoạch giảng dạy. Mục tiêu là nâng cao nhận thức, hiểu rõ các chủ trương, đường lối, có bản lĩnh để tiếp nhận, xử lý các luồng thông tin, phân biệt đúng sai; chấp hành tốt các chủ trương, đường lối, chính sách, không để mắc các sai phạm. – Xây dựng lộ trình để giáo viên tự bồi dưỡng phổ cập tiếng Anh tối thiểu trình độ B, chuẩn bị triển khai dạy song ngữ ở các trường trung học. Chú trọng bồi dưỡng chuẩn hóa các chức danh trường học. Tiếp tục bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý của hiệu trưởng trường phổ thông, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý tài chính cho cán bộ quản lý và đội ngũ kế toán, bồi dưỡng năng lực xây dựng kế hoạch (trung hạn, dài hạn) cho cán bộ quán lý trường 8

học. Triển khai đánh giá hiệu trưởng trường phổ thông thông qua việc kiểm tra kiến thức quản lý trường học và qua kênh ý kiến của cán bộ, giáo viên. –Thực hiện tốt, thường xuyên công tác quy hoạch cán bộ, thực hiện luân chuyển cán bộ quản lý, kế toán, cán bộ tổ chức theo quy định. Xem xét lại khả năng giảng dạy của giáo viên để thực hiện việc luân chuyển, điều hoà về chất lượng giảng dạy giữa các trường lân cận nhau và bổ sung nhân tố mới cho trường chuyên. Từng bước đáp ứng yêu cầu giảm khoảng cách chênh lệch chất lượng giữa các trường, tiến đến giữa các vùng. –Chuẩn hoá về chuyên môn và đủ về số lượng đối với đội ngũ giáo viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp, trường đào tạo nghề các cấp, trung tâm GDTX để từng bước đa dạng hoá ngành nghề đào tạo và nâng chất lượng sinh viên ra trường. Sở GDĐT và trường ĐH An Giang phối hợp chặt chẽ để cân đối giữa đào tạo và sử dụng, gắn kết nội dung đào tạo với chủ trương đổi mới giáo dục. 6. Củng cố và tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục : –Tiếp tục triển khai công tác quy hoạch mạng lưới cơ sở GDĐT để phù hợp với yêu cầu phát triển KT-XH tại địa phương, tích cực triển khai quy hoạch quỹ đất để mời gọi đầu tư, đẩy mạnh công tác xã hội hóa. Triển khai đề án xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở cả 3 cấp học; đề án kiên cố hóa trường lớp học giai đoạn 2 và nhà công vụ cho giáo viên; đề án đầu tư trường THPT DTNT tại TP Long Xuyên để đảm bảo tiến độ và hiệu quả. Tổng kết và phát huy hiệu quả đề án thực hiện mục tiêu mức chất lượng tối thiểu trường tiểu học; dự án Giáo dục cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn năm 2009. -Tập trung đầu tư để đảm bảo tất cả các điểm trường đều có đầy đủ các điều kiện sinh hoạt (điện, nước, nhà vệ sinh). –Phát huy hiệu quả các trang thiết bị dạy học đã được đầu tư, kết hợp với việc bảo quản tốt nhằm phục vụ thiết thực công tác giảng dạy và học tập. Các trường chủ động thực hiện chỉnh trang trường, lớp, tạo cảnh quan sư phạm. –Hoàn thành việc kết nối mạng giáo dục cho tất cả các cơ sở giáo dục trong tỉnh theo kế hoạch. –Mở rộng hoạt động dịch vụ có thu trong trường học để huy động sự đóng góp của Cha mẹ học sinh vào việc phục vụ trực tiếp cho việc học tập của con em họ. 7. Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục : –Tiếp tục quán triệt quan điểm “Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân”. Tăng cường các biện pháp huy động sự tham gia, hỗ trợ của các ngành vào việc thực hiện các hoạt động giáo dục. Công tác XHH thể hiện toàn diện ở 3 nội dung : huy động sự hợp tác của gia đình và nhà trường trong thực hiện các hoạt động giáo dục, chăm lo việc học tập con em ; hỗ trợ đầu tư CSVC, điều kiện học tập, giúp những gia đình khó khăn tiếp tục đưa con em đi học và học tập lên cao ; đa dạng hóa loại hình giáo dục & đào tạo, kêu gọi đầu tư để phát triển cơ sở GDĐT ngoài công lập theo quy hoạch mạng lưới trường, đầu tư trang thiết bị dạy học dưới hình thức dịch vụ để phục vụ trực tiếp cho học sinh. –Tham mưu UBND để có chính sách cụ thể để phát triển giáo dục ngoài công lập, kể cả thu hút nguồn lực đầu tư ngoài nước : xây dựng Đề án quy hoạch quỹ đất cho giáo dục; danh mục mời gọi đầu tư; hoàn thiện chính sách thu hút đầu tư… Xây dựng 9

mô hình trường tự chủ về tài chính để nhân rộng ở những vùng thuận lợi, trên cơ sở hết sức năng động để đáp ứng yêu cầu học tập của học sinh về điều kiện học tập, nhu cầu ở nội trú, nhu cầu tăng cường học tập các môn ngoại ngữ, năng khiếu… –Các tổ chức, đoàn thể, đặc biệt là Hội Khuyến học cùng với ngành giáo dục & đào tạo tiếp tục thực hiện tốt công tác khuyến học, khuyến tài, giúp đỡ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục đi học. Vận động nhân dân hiểu và chia sẻ chi phí giáo dục, đào tạo giữa Nhà nước và người học. Tham mưu với UBND địa phương và Sở, Phòng GDĐT khen thưởng, biểu dương kịp thời những cá nhân có thành tích đóng góp tốt thực hiện công tác giáo dục. –Hướng dẫn Hội đồng trường hoạt động theo quy định Luật Giáo dục & điều lệ nhà trường. Cải tiến hoạt động Ban đại diện Cha mẹ học sinh trong các trường học theo điều lệ, lấy hoạt động của Ban đại diện lớp làm trung tâm. Các cuộc họp Ban đại diện Cha mẹ học sinh không quá chú trọng vào việc vận động đóng góp mà phải đạt yêu cầu : biết tình hình học tập, đạo đức của con em mình để phối hợp giáo dục ; biết tình hình hoạt động và khó khăn của nhà trường để có thể tham gia hỗ trợ ; biết những chủ trương, chính sách về công tác giáo dục để cùng thực hiện. –Phối hợp với các cơ quan thông tấn báo chí, Đài PTTH, truyền thanh địa phương bằng kế hoạch cụ thể, thể hiện được : nội dung, chủ đề tuyên truyền; thời gian, thời lượng; hình thức thể hiện. Không hô hào phối hợp chung chung. Trên đây là những nhiệm vụ trọng tâm của ngành GDĐT cần phải thực hiện ở năm học 2009-2010. Căn cứ hướng dẫn nầy, các Phòng chức năng thuộc Sở xây dựng kế hoạch và chương trình công tác thực hiện nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành học, cấp học; các đơn vị sinh hoạt, phổ biến hướng dẫn nầy đến CBGV trong toàn ngành để thực hiện. GIÁM ĐỐC Nơi nhận : - Bộ GDĐT (VP1, 2); - UB MTTQ, HĐND, UBND tỉnh; - VP Tỉnh ủy, UBND tỉnh; - Đ/c PCT tỉnh phụ trách VH-XH; - Ban Tuyên giáo TU; - Các Sở ngành liên quan; - Trường ĐHAG, trường Cao đẳng nghề, trường TCCN, trường chính trị Tôn Đức Thắng; - UBND các huyện, thị, TP; - Các đ/c trong BGĐ, CĐ ngành; - Các Phòng thuộc Sở; - Phòng GDĐT, các đơn vị trực thuộc Sở; - Lưu: VPS, VT.

10

Related Documents