Ham Luong Chat Ran

  • June 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Ham Luong Chat Ran as PDF for free.

More details

  • Words: 8,641
  • Pages: 24
a) Hàm lượng chất rắn: Tổng lượng chất rắn là tính chất vật lý đặc trưng quan trọng của nước thải, bao gồm chất rắn nổi, chất rắn lơ lửng (hay huyền phù), chất rắn keo và chất rắn hoà tan. Tổng lượng chất rắn được xác định là phần coi lại sau khi cho bay hơi mẫu nước thải trên bếp cách thuỷ, tiếp tục sấy khô ở nhiệt độ 1030C cho tới khi khối lượng không đổi. Đơn vị tính là mg/l. (Theo kích thước, chất rắn trong nước được chia như trong Bảng 10 - Phụ lục). [38], [40], [49]. b) Hàm lượng ô xy hoà tan DO (Disslved Oxygen): Một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất của nước thải là hàm lượng oxy hoà tan vì oxy không thể thiếu được đối với tất cả các cơ thể sống trên cạn cũng như dưới nước. Oxy duy trì quá trình trao đổi chất, sinh ra năng lượng cho sự sinh trưởng, sinh sản và tái sản xuất. Oxy là loại khí khó hoà tan và không tác dụng với nước về mặt hoá học. Độ hoà tan của oxy phụ thuộc vào các yếu tố như áp suất, nhiệt độ và các đặc tính khác của nước (thành phần hoá học, vi sinh, thuỷ sinh sống trong nước...). Khi thải các chất thải sử dụng oxy vào các nguồn nước, quá trình oxy hoá sẽ làm giảm nồng độ oxy hoà tan vào các nguồn nước này, thậm chí có thể đe doạ sự ống của các loài cá, cũng như các loài sống dưới nước. Việc xác định thông số về hàm lượng oxy hoà tan có ý nghĩa quan trọng trong việc duy trì điều kiện hiếu khí của nước tự nhiên và quá trình phân huỷ hiếu khí trong quá trình XLNT. Mặt khác, hàm lượng oxy hoà tan còn là cơ sở của phép phân tích xác định nhu cầu oxy sinh hoá. [40], [49]. c) Nhu cầu oxy trong quá trình sinh hoá BOD (Biochemical Oxygen Demand): Nhu cầu oxy sinh hoá là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải đô thị và chất thải hữu cơ của công nghiệp và là thông số cơ bản để đánh giá mức độ ô nhiễm của nguồn nước.

1

BOD là lượng oxy vi sinh vật tính bằng miligam hoặc bằng gam, dùng để oxy hoá các chất hữu cơ nhờ vi khuẩn hiếu khí ở điều kiện 200C, đơn vị tính là mg/l. Phương trình tổng quát của phản ứng: Chất hữu cơ + O2 Vi khuẩn CO2 + H20 + tế bào mới + sản phẩm cố định. BOD có ý nghĩa biểu thị lượng các chất hữu cơ trong nước có thể bị phân huỷ bằng các vi sinh vật. Trong thực tế người ta không thể xác định lượng oxy cần thiết để phân huỷ hoàn toàn chất hữu cơ vì như thế tốn quá nhiều thời gian (mất 20 ngày), mà chỉ xác định lượng oxy cần thiết trong 5 ngày đầu ở nhiệt độ 200C (ký hiệu BOD5). Vì lúc này đã có khoảng 70 ÷ 80% các chất hữu cơ đã bị oxy hoá. [40]. d) Nhu cầu oxy hoá học COD (Chemical Oxygen Demand): Chỉ số COD là lượng oxy cần thiết tính bằng gam hoặc miligam cho quá trình oxy hoá các chất hữu cơ trong mẫu nước thành cacbonic và nước. Chỉ số COD biểu thị lượng chất hữu cơ có thể oxy hoá bằng hoá học, bao gồm cả lượng các chất hữu cơ không bị oxy hoá bằng vi sinh vật, do đó giá trị COD > BOD. Phép phân tích COD có ưu điểm là cho kết quả nhanh (hết khoảng 3h) nên đã khắc phục được nhược điểm của phép đo BOD. [40]. e) Các chất dinh dưỡng: - Hàm lượng nitơ: Nitơ có thể tồn tại ở các dạng chính sau: Nitơ hữu cơ, amoniac, nitric, nitrat. Vì nitơ là nguyên tố chính xây dựng tế bào tổng hợp protein nên một số liệu về chỉ tiêu nitơ sẽ rất cần thiết để xác định khả năng có thể xử lý một loại nước thải nào đó bằng các quá trình sinh học. Trong trường hợp không đủ nitơ, có thể bổ sung thêm để chất thải đó trở nên có khả năng xử lý bằng phương pháp sinh học.

2

- Hàm lượng phốt pho: Ngày nay người ta quan tâm nhiều hơn đến việc kiểm soát hàm lượng các hợp chất phốt pho trong NTSH và NTCN thải vào nguồn nước. Vì nguyên tố này là một trong những nguyên nhân chính gây ra sự phát triển “bùng nổ” của tảo ở một số nguồn nước mặt. Phốt pho trong nước thải thường tồn tại ở dạng orthophotphat (PO3-4, HPO2-4, H2PO2-4, H3PO4) hay polyphotphat {Na3(PO3)6 và photphat hữu cơ. - Hàm lượng Sunfat: Ion sunfat thường có trong nước cấp cho sinh hoạt cũng như trong nước thải. Lưu huỳnh cũng là một nguyên tố cần thiết cho tổng hợp protein và được giải phóng ra trong quá trình phân huỷ chúng. Sunfat bị khử sinh học ở điều kiện kỵ khí theo phản ứng sau: Chất hữu cơ + SO2 –4 Vi khuẩn kỵ khí S2 + H2O + CO2 S2 + 2H+

=

H2S

Khí H2S thoát vào không khí trên bề mặt nước thải trong cống, một phần khí này bị tích tụ tại các hốc bề mặt nhám của ống dẫn và có thể bị oxy hoá sinh học thành H2SO4. A xít này sẽ ăn mòn các ống dẫn, mặt khác khí H2S gây ra mùi hôi thối và độc hại cho công nhân các nhà máy xử lý nước thải. Hàm lượng sunfat cao trong nước sẽ ảnh hưởng tới việc hình thành H2S gây mùi khó chịu, nhiễm độc đối với các loài cá. f) Chỉ tiêu vi sinh của nước: Nước là một phương tiện lan truyền các nguồn dịch bệnh và trong thực tế các bệnh lây lan bằng đường nước là một nguyên nhân chính gây ra ốm đau và tử vong, nhất là ở các nước đang phát triển, bệnh tật đã làm tổn hại tới 35% tiềm năng sức lao động. [40], [49]. g) Các tác nhân độc hại và các hợp chất liên quan về mặt sinh thái:

3

- Kim loại nặng: Các chất này bao gồm: crôm, đồng, chì, thuỷ ngân... do các nhà máy thải ra. Do các chất này không thể phân huỷ nên các kim loại nặng tích tụ trong các chuỗi thức ăn của hệ sinh thái. Quá trình này bắt đầu với nồng độ thấp của các kim loại nặng tồn tại trong nước hoặc cặn lắng, rồi sau đó được tích tụ nhanh trong các thực vật và động vật. Cuối cùng đến sinh vật bậc cao nhất trong chuỗi thức ăn, nồng độ kim loại nặng đủ lớn để gây ra độc hại. - Dầu mỡ: là chất lỏng khó tan trong nước, tác động xấu tới cuộc sống hầu hết các loài động thực vật. Các loại thuỷ sinh và cây ngập nước dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp dinh dưỡng. - Mùi: Gây ra sự khó chịu cho con người do các nguyên nhân sau: có các chất hữu cơ thải ra từ cống rãnh khu dân cư, xí nghiệp chế biến thực phẩm; có nước thải công nghiệp hoá chất; có các sản phẩm từ sự phân huỷ cây cỏ, rong tảo, xác động vật. [40], [49]. 2.3. THÀNH PHẦN VÀ ĐẶC TÍNH NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ

2.3.1. Nước thải sinh hoạt (NTSH): Nước thải từ các hộ gia đình, khách sạn, trường học, cơ quan có đặc trưng cơ bản là chứa nhiều tạp chất khác nhau, trong đó có khoảng 52% là các chất hữu cơ, 48% là các chất vô cơ và một số vi sinh vật. (Tổng hợp trung bình của các tác nhân ô nhiễm do một người hàng ngày thải vào môi trường được nêu trong Bảng 10 - Phụ lục). [38]. Tuy nhiên, trong thực tế khối lượng trung bình các tác nhân ô nhiễm do con người là khác nhau ở các điều kiện sống khác nhau. Do vậy để đánh giá chính xác cần phải khảo sát cụ thể đặc điểm nước thải từng vùng dân cư. Từ kết quả nghiên cứu ở nhiều nước cho thấy các thông số đặc trưng nhất để đánh giá đặc điểm NTSH là chất hữu cơ (qua BOD), các chất dinh

4

dưỡng (N), (P) và chất rắn. Theo kinh nghiệm, tỷ lệ nồng độ (mg/l) giữa BOD/N/P cần thiết xử lý sinh học là 100/5/1. Nước thải sinh hoạt chưa xử lý có tỷ lệ là 100/7/5 và sau khi xử lý là 100/23/7. Như NTSH sau khi xử lý còn dư thừa N và P tạo điều kiện cho phát triển vi sinh và rong tảo, do đó xử lý tiếp tục N và P trước khi đổ ra sông (xử lý bậc ba) là cần thiết. Một đặc điểm quan trọng khác của NTSH là không phải có các chất hữu cơ dễ phân huỷ do vi sinh để tạo ra khí cacbonic và nước mà còn có các chất khó phân huỷ tạo ra trong quá trình xử lý. 2.3.2. Nước thải bệnh viện (NTBV): Tuỳ theo thành phần, tính chất, đặc thù và mức độ ô nhiễm nguồn thải, nước thải bệnh viện được chia ra làm 2 loại sau: a) Nước thải được quy ước là sạch: Bao gồm toàn bộ lượng nước mưa rơi trên bề mặt khuôn viên của bệnh viện, nước làm cho mát máy phát điện, nước xả từ các bộ phận làm lạnh, máy điều hoà không khí. Loại nước thải này theo nguyên tắc có thể xả ra nguồn tiếp nhận, không cần qua xử lý. b) Nước thải nhiễm bẩn: Bao gồm nước thải sinh hoạt, nước thải từ các khu vực khám chữa bệnh. Nước thải bệnh viện ngoài đặc tính nhiễm bẩn chung của nước thải sinh hoạt còn có các vi trùng gây bệnh. Nhóm nước thải này nhất thiết phải được xử lý đạt tiêu chuẩn xả vào nguồn loại B theo tiêu chuẩn TCVN 5945-1995 và tiêu chuẩn ngành 20TCN-51-84. (Kết quả phân tích thành phần tính chất nước thải của một số bệnh viện nêu trong Bảng 12 - Phụ lục). [50]. 2.3.3. Nước thải công nghiệp (NTCN): Nước thải công nghiệp không có đặc điểm chung mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng ngành sản xuất. Nước thải của các xí nghiệp sản xuất và chế biến thực phẩm (đường, sữa, thịt, tôm, cá, nước ngọt, bia...) chứa nhiều chất hữu cơ với hàm lượng cao; nước thải của các xí nghiệp thuộc da ngoài chất hữu cơ còn có kim loại nặng, sunfat. (Các tác nhân ô nhiễm chính 5

trong các loại nước thải công nghiệp được tổng kết trong Bảng 13 - Phụ lục). [38]. 2.3.4. Nước mưa: Nước mưa rơi xuống, mang theo tất cả những chất thải trên bề mặt đường, vỉa hè, rãnh đường, sân bãi.... vào cống rãnh hoặc môi trường tự nhiên. Đặc biệt là vào thời gian đầu của trận mưa, thì nước mưa làm nhiệm vụ rửa bề mặt đô thị. Vì vậy sự ô nhiễm của nước mưa có thể bằng hoặc lớn hơn so với nước thải đô thị rất nhiều. Theo các nghiên cứu ở TP Bordeaux của Pháp cho thấy: 1) Trong suốt thời gian của trận mưa, nồng độ bẩn thay đổi rất lớn: các vật chất ở trạng thái lơ lửng (S.S) thay đổi từ 18 đến 736mg/l; nhiễm bẩn hữu cơ BOD5 thay đổi từ 10 đến 80 mg/l và COD từ 60 đến 210 mg/l. 2) Nồng độ nhiễm bẩn tập trung cao trong mấy phút đầu của trận mưa: 5 phút đầu chiếm 75%; 15 phút đầu chiếm 95%. 3) Trong các vật chất lơ lửng thì tỷ lệ giữa chất vô cơ so với hữu cơ là 50/50 (khác xa so với nước thải dân dụng). 4) Nước mưa mang theo nhiều các chất độc hại vào môi trường tiếp nhận như: chì, kẽm, đồng, ni ken, crôm, phốt phát... Các chất hữu cơ thường là dầu mỡ, tanin... Ở nước ta, sự ô nhiễm do nước mưa gây ra cho môi trường tiếp nhận là rất lớn. Trong khi lượng chất thải đó chỉ là gây ra trong khi mưa và tập trung vào thời gian rất ngắn. Vì vậy người ta nói rằng sự ô nhiễm của nước mưa gây ra cho môi trường tiếp nhận như là một “tai hoạ bất ngờ” đối với đời sống của các thuỷ sinh vật trong nước. Các nhà khoa học nước ngoài cho rằng: vấn đề ô nhiễm của nước mưa cần phải được xem xét đến từ đâu, ngay khi lập dự án thoát nước. Họ cũng cho rằng để giảm sự ô nhiễm này nên sử dụng hệ thống cống riêng hoàn toàn và nước mưa sẽ được giảm ô nhiễm bằng các hồ chứa. 6

Ngoài ra dòng nước mưa chảy trên bề mặt các khu đất trồng trọt, sự ô nhiễm đang ngày càng tăng do sử dụng phân bón hoá học, thuốc trừ sâu. [38]. 2.4. VIỆC THU GOM VÀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI ĐÔ THỊ.

2.4.1. Hệ thống thoát nước, phân loại và đặc tính kỹ thuật: a) Sơ đồ hệ thống thoát nước: [24]. (Tham khảo Hình 32) Hình 32: Sơ đồ các kiểu hệ thống thoát nước đô thị.

(Nguồn: Trần Thị Hường, Chuẩn bị kỹ thuật cho khu đất xây dựng đô thị, Nhà xuất bản Xây dựng, năm 1995).

* Hệ thống cống thoát nước chung: Là hệ thống, trong đó tất cả các loại nước thải (nước mưa, nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp) được dẫn, vận chuyển trong cùng một mạng lưới đường cống tới trạm XLNT hoặc xả trực tiếp ra nguồn tiếp nhận. Ưu điểm: Đảm bảo tốt nhất về phương diện vệ sinh, vì toàn bộ phần nước bẩn (nếu có trạm XLNT) đều được xử lý trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Đạt giá trị kinh tế đối với mạng lưới thoát nước các khu nhà cao tầng, vì khi đó tổng chiều dài của mạng lưới tiểu khu và đường phố giảm được 30 - 49% so với HTTN riêng hoàn toàn; chi phí quản lý mạng lưới giảm 15 - 20%. Trong đô thị chỉ có một hệ thống thoát nước. Khuyết điểm: Chế độ thuỷ lực không ổn định; mùa mưa nước chảy đầy cống, có thể bị ngập lụt, nhưng mùa khô khi chỉ có nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp (lưu lượng nhỏ nhiều lần so với nước mưa) thì tốc độ dòng chảy không đảm bảo điều kiện kỹ thuật, gây nên lắng đọng cặn, làm giảm khả năng truyền tải và tự làm sạch - phải tăng số lần nạo vét, thau rửa cống. Nước thải chảy tới trạm bơm, trạm XLNT không điều hoà về lưu lượng và chất lượng, nên công tác điều phối trạm bơm và trạm

7

XLNT trở nên phức tạp, khó đạt hiệu quả mong muốn. Vốn đầu tư xây dựng ban đầu (không có sự ưu tiên trong đầu tư xây dựng) vì chỉ có một HTTN duy nhất. Hệ thống cống chung phù hợp với: giai đoạn đầu xây dựng hệ thống riêng, trong nhà có xây dựng bể tự hoại. Phù hợp với những đô thị hoặc khu vực đô thị xây dựng nhà cao tầng: Bên cạnh có nguồn tiếp nhận lớn cho phép xả nước thải vào với mức độ yêu cầu xử lý thấp; điều kiện địa hình thuận lợi cho thoát nước, hạn chế được số lượng trạm bơm và áp lực bơm. Phù hợp với nơi có cường độ mưa nhỏ. [22], [24]. * Hệ thống cống thoát nước riêng: Là hệ thống có hai hay nhiều mạng lưới: một mạng lưới để vận chuyển nước thải bẩn (như NTSH, NTBV, NTCN), trước khi xả vào nguồn tiếp nhận phải qua xử lý; một mạng lưới khác dùng để vận chuyển nước thải quy ước là sạch (như nước mưa) có thể xả thẳng vào nguồn tiếp nhận. Tuỳ theo độ nhiễm bẩn, NTCN có thể được vận chuyển chung với NTSH (nếu độ nhiễm bẩn cao) hoặc chung với nước mưa (nếu độ nhiễm bẩn thấp). Trường hợp mỗi loại nước thải được vận chuyển trong hệ thống thoát nước riêng gọi là hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn. Khi chỉ có hệ thống cống ngầm để vận chuyển NTSH và NTCN, còn NTCN quy ước là sạch và nước mưa cho vận chuyển theo mương, rãnh lộ thiên (mương, rãnh tự nhiên sẵn có) đỏ trực tiếp vào nguồn tiếp nhận - gọi là hệ thống riêng kông hoàn toàn. Hệ thống này thường ở giai đoạn trung gian trong quá trình xây dựng hệ thống riêng hoàn toàn. Ưu điểm: So với hệ thống thoát nước chung thì có lợi hơn về mặt xây dựng và quản lý, giảm được vốn đầu tư xây dựng đợt đầu. Chế độ thuỷ lực của hệ thống làm việc ổn định. Công tác quản lý, duy tu bảo dưỡng hiệu quả.

8

Khuyết điểm: Vệ sinh kém hơn so với những hệ thống khác, vì phần chất bẩn trong nước mưa không được xử lý mà xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận, nhất là trong giai đoạn đầu của mùa mưa hoặc thời gian đầu của các trận mưa lớn, khi công suất của nguồn tăng lên không đáng kể, điều kiện pha loãng kém, dễ làm cho nguồn bị quá tải bởi chất bẩn. Tồn tại song song một lúc nhiều mạng lưới thoát nước trong đô thị, gây khó khăn cho công tác xây dựng, quản lý và vận hành. Tổng giá thành xây dựng và quản lý cao. Hệ thống riêng hoàn toàn phù hợp cho những đô thị lớn, xây dựng tiện nghi và cho các xí nghiệp công nghiệp; có khả năng xả toàn bộ lượng nước mưa vào nguồn tiếp nhận (nước mặt); điều kiện địa hình không thuận lợi, đòi hỏi phải xây dựng nhiều trạm bơm nước thải khu vực; khu vực có cường độ mưa lớn. Hệ thống riêng không hoàn toàn thì phù hợp với những vùng ngoại ô hoặc giai đoạn đầu xây dựng hệ thống thoát nước của các đô thị. [22], [24]. * Hệ thống cống thoát nước nửa riêng: Là hệ thống trong đó ở những điểm giao nhau giữa hai mạng lưới độc lập, người ta xây dựng giếng tràn - tách nước mưa. Tại những giếng này, khi lưu lượng nước mưa ít (giai đoạn đầu của những trận mưa lớn kéo dài) chất lượng nước mưa bẩn, nước mưa sẽ chảy vào mạng lưới thoát nước sinh hoạt, theo cống góp chung dẫn lên trạm xử lý; khi lưu lượng nước mưa lớn (các trận mưa kéo dài, ví dụ sau 20 phút đầu của những trận mưa lớn), chất lượng tương đối sạch, nước mưa sẽ tràn qua giếng tách theo cống xả ra nguồn tiếp nhận. Ưu điểm: Theo quan điểm vệ sinh, tốt hơn hệ thống riêng, vì trong thời gian mưa các chất bẩn không xả trực tiếp vào nguồn tiếp nhận. Khuyết điểm: Vốn đầu tư xây dựng ban đầu cao, vì phải xây dựng song song hai hệ thống mạng lưới đồng thời. Những chỗ giao nhau của hai

9

mạng lưới phải xây dựng giếng tách nước mưa, thường không đạt hiệu quả mong muốn về vệ sinh, quản lý phức tạp. Hệ thống thoát nửa riêng phù hợp với những đô thị có dân số > 50.000 người. Nguồn tiếp nhận nước thải đô thị có công suất nhỏ và không có dòng chảy. Những nơi có nguồn nước dùng vào mục đích tắm, thể thao. Khi yêu cầu tăng cường bảo vệ nguồn nước khỏi bị nhiễm bẩn do nước thải mang vào. [22], [24]. 2.4.2. Các phương pháp xử lý nước thải: Nươc thải chứa nhiều tạp chất khác nhau, do vậy XLNT là loại bỏ hoặc hạn chế những thành phần gây ô nhiễm để sau khi xử lý nước đạt tiêu chuẩn chất lượng ở mức chấp nhận được theo các chỉ tiêu đặt ra của TCVN. Theo yêu cầu chất lượng nước đạt được sau khi thải, các quá trình XLNT được nhóm thành các công đoạn: xử lý cấp I, cấp II và cấp III. [40]. Hình 33: Sơ đồ nguyên lý và các mức độ xử lý nước thải

(Nguồn: Trần Văn Nhân - Ngô Thị Nga, Giáo trình công nghệ xử lý nước thải, Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, năm 1999)

a) Có các cấp độ xử lý nước thải như sau: Xử lý cấp I: Gồm các quá trình xử lý sơ bộ và lắng, bắt đầu từ song hoặc lưới chắn rác, và kết thúc sau lắng cấp I. Công đoạn này có nhiệm vụ khử hoặc loại bỏ các vật rắn nổi có kích thước lớn và các tạp chất rắn có thể lắng ra khỏi nước thải để bảo vệ máy bơm và đường ống. Thường gồm các quá trình lọc qua song (hoặc lưới) chắn, lắng, tuyển nổi, tách dầu mỡ và trung hoà.

10

Xử lý cấp II: Gồm các quá trình sinh học (đôi khi cả quá trình hoá học), có quá trình khử hầu hết các tạp chất hữu cơ hoà tàn có thể khử bằng con đường sinh học (khử BOD). Đó là các quá trình: hoạt hoá bùn, lọc sinh học, hay oxy hoá sinh học trong các hồ (hồ sinh học) và phân huỷ yếm khí. Tất cả các quá trình này đều sử dụng khả năng của các vi sinh vật chuyển hoá các chất thải hữu cơ về dạng ổn định và năng lượng thấp. Xử lý cấp III: Thường gồm các quá trình vi lọc, kết tủa hoá học và đông tụ, hấp thụ bằng than hoạt tính, trao đổi ion, thẩm gấu ngược, điện tích thấm, các quá trình khử các chất dinh dưỡng, clo hoá, ozon hoá. Theo bản chất quá trình làm sạch, người ta chia ra các phương pháp xử lý: Cơ học, hoá lý, hoá học, sinh học. Do nước thải chứa nhiều tạp chất không hoà tan và nhiều loại vi khuẩn gây bệnh nên cần phải được tách cặn và khử trùng trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. (Mục đích và yêu cầu của phương pháp xử lý nước thải được nêu trong Bảng 14 - Phụ lục). [22], [35]. b) Có các phương pháp xử lý nước thải sau: 1) Phương pháp cơ học. 2) Các phương pháp hoá lý. 3) Các phương pháp hoá học. 4) Các phương pháp sinh học. 2.5. TÁC HẠI CỦA NƯỚC THẢI ĐỐI VỚI VỆ SINH MÔI TRƯỜNG, SỨC KHOẺ CON NGƯỜI VÀ MỸ QUAN ĐÔ THỊ.

Nước thải đô thị, nếu không được thu gom vận chuyển và xử lý triệt để, cho chảy bừa bãi, trực tiếp chảy ra sông hồ, biển sẽ không chỉ ảnh hưởng xấu đến hoạt động và môi trường sống đô thị mà còn ảnh hưởng tới sức khoẻ con người, tới mỹ quan đô thị, tới môi trường và các hệ sinh thái lân cận.

11

2.5.1. Tác hại của nước thải đối với vệ sinh môi trường: Nước thải đô thị nếu không được tổ chức thu gom tốt thì sẽ gây úng ngập trên đường phố và các khu dân cư. Nước thải sinh hoạt, công nghiệp, bệnh viện sẽ trộn với nước mưa phủ kín lên các vùng bị ngập, làm ô nhiễm môi trường đất, nước và không khí, có những tác hại sau đối với vệ sinh môi trường: - Nước thải thường có mùi hôi do các chất hữu cơ phân huỷ, trong quá trình thu gom nước thải nước cuốn theo rác bẩn gây mùi hôi thối khó chịu cho người dân sống lân cận và vùng bị ngập. - Nước thải đô thị khi không được xử lý triệt để, xả ra sông hồ, biển, làm ô nhiễm các vùng này, làm giảm lượng oxy hoà tan trong nước, làm chết tôm cá và các loài thuỷ sinh khác. - Nước thải làm tăng hàm lượng các chất dinh dưỡng dẫn tới sự phì dưỡng hoá, tạo sự bùng nổ rong tảo, dẫn tới ảnh hưởng tiêu cực cho phát triển thuỷ sản, cấp nước và du lịch cảnh quan. - Nước thải không được xử lý thải ra biển, làm thay đổi môi trường nước ven bờ, ảnh hưởng xấu tới các hệ sinh thái biển, chất lượng nước ven bờ, ảnh hưởng tới các bãi tắm, ảnh hưởng tới khách du lịch. 2.5.2. Tác hại của nước thải đối với sức khoẻ con người: Khi các chất thải phân huỷ, các kim loại nặng và các chất độc hại trong nước có nguy cơ gây ra ác khối u và ung thư cho con người. Trong nước thải có rất nhiều vi trùng đặc biệt là vi trùng gây bệnh (tả, lỵ, thương hàn...) làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của con người. Nước thải là môi trường phát triển cho các loài vi trùng và ký sinh trùng gây bệnh như (ruồi, muỗi...). 2.5.3. Nước thải ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị: Nếu nước không được thu gom vận chuyển và xử lý tốt, nước sẽ ứ động trong đô thị, trong đường phố, khu dân cư, làm ngập úng, cản trở mọi hoạt động của đô thị

12

(giao thông, sinh hoạt...) ảnh hưởng tới mỹ quan đô thị. Làm yếu nền đất, phá huỷ nền đường và các công trình, chết cây cối... Nước thải không được xử lý thải ra các dòng sông, vịnh biển, gây mùi hôi thối, màu sắc... gây mất mỹ quan, ảnh hưởng đến hoạt động du lịch. 2.6. ĐỊNH HƯỚNG THOÁT NƯỚC CÁC ĐÔ THỊ VIỆT NAM, NĂM 2020

2.6.1. Định hướng, nguyên tắc và mục tiêu phát triển thoát nước: a) Mục tiêu: Nhằm định hướng cho việc phát triển lĩnh vực thoát nước đô thị, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và bảo vệ môi trường; trên cơ sở đó, lập kế hoạch đầu tư phù hợp để phát triển HTTN các đô thị một cách ổn định và bền vững trong từng giai đoạn. [44]. Mục tiêu trước mắt (đến năm 2005): Chuẩn bị tốt cho việc phát triển hệ thống thoát nước các đô thị, nhanh chóng cải thiện tình hình thoát nước tại các đô thị. [44]. 1. Ưu tiên giải quyết thoát nước mưa: - Xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa ở các đô thị loại I và loại II; trước hết tại Thủ đô Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. - Cải thiện một bước tình hình thoát nước mưa ở các đô thị loại III đến loại V; đối với các đô thị có điều kiện địa hình thuận lợi, có thể nghiên cứu cải thiện HTTN mưa ở mức cao hơn. - Mở rộng phạm vi phục vụ của các hệ thống thoát nước từ 30% 40% hiện nay lên 50 - 60%; đối với Thủ đô Hà Nội đạt 80%. 2. Cải tạo và nâng cấp hệ thống thoát nước thải: - Ưu tiên Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các thành phố lớn, các trung tâm du lịch như Hải Phòng, Đà Nẵng, Hạ Long, Huế, Vũng tàu.

13

- Xử lý cục bộ nước thải bệnh viện và nước thải công nghiệp trước khi xả vào cống chung của thành phố. - Xoá bỏ hồ xí thùng trong các đô thị trước năm 2005 (đối với Thủ đô Hà Nội, xoá bỏ xí thùng trước năm 2001); có đủ nhà vệ sinh công cộng tại những nơi có nhiều khách vãng lai như chợ, bến tàu, bến xe. - Giừ gìn, chống xuống cấp hệ thống thoát nước hiện có tại các đô thị. - Xây dựng hệ thống thoát nước và xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường tại các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị mới. 3. Xây dựng mô hình doanh nghiệp công ích cho các công ty thoát nước đô thị: Từng bước khắc phục cơ chế bao cấp; ban hành chính sách giá dịch vụ thoát nước để các công ty thoát nước có nguồn vốn tự trang trải chi phí quản lý vận hành. 4. Chuẩn bị tiền đề cho sự phát triển lâu dài và bền vững: kiện toàn tổ chức ở các cấp cơ sở, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo cán bộ công nhân; tăng cường hệ thống pháp luật về quản lý và sử dụng nguồn nước; tuyên truyền giáo dục, nâng cao dân trí cộng đồng; sản xuất thiết bị, phụ tùng, vật tư trong nước phục vụ cho ngành cấp thoát nước. Mục tiêu lâu dài (đến năm 2010): Giải quyết cơ bản yêu cầu thoát nước nhằm bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường đô thị, phục vụ tốt đời sống nhân dân, thúc đẩy phát triển kinh tế một cách nhanh chóng, bền vững. Các mục tiêu là: 1. Xoá bỏ tình trạng ngập úng thường xuyên trong mùa mưa tại các đô thị; từng đô thị có hệ thống thoát nước thải với công nghệ xử lý phù hợp đảm bảo vệ sinh môi trường. Mở rộng phạm vi phục vụ các HTTN đô thị từ 50 - 60% lên 80 - 90%; đối với Thủ đô Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và các đô thị loại II, các đô thị nằm trong vùng trọng điểm phát triển kinh tế,

14

phát triển du lịch, các khu vực công nghiệp, khu chế xuất, đạt 90 100%. 2. Thiết lập cơ chế tài chính đảm bảo sự phát triển bền vững cho các hệ thống thoát nước đô thị. 3. Phát triển khoa học kỹ thuật; ứng dụng công nghệ mới thông qua chuyển giao công nghệ, hiện đại hoá HTTN đô thị để đạt trình độ quốc tế hoặc tương đương các nước trong khu vực. 4. Áp dụng các tiêu chuẩn, quy phạm tiên tiến, đưa lĩnh vực thoát nước đô thị Việt Nam hội nhập với các nước trong khu vực và Thế giới. [44]. 2.6.2. Các biện pháp chủ yếu thực hiện mục tiêu phát triển thoát nước đô thị Việt Nam đến năm 2020: a) Kiện toàn tổ chức, tăng cường pháp chế, giáo dục cộng đồng: - Tổ chức hợp lý chuyên ngành thoát nước thuộc Bộ Xây dựng để phối hợp với các bộ, ngành liên quan làm tốt chức năng quản lý nhà nước như: hoạch định chính sách, lập kế toán, giám sát, điều phối, đào tạo, nghiên cứu chuyển giao công nghệ, quản lý dự án. - Kiện toàn tổ chức nâng cao năng lực đối với chuyên ngành thoát nước thuộc Sở Xây dựng, Sở Giao thông công chính và các công ty thoát nước đô thị để quản lý và thực hiện quy hoạch, kế hoạch thoát nước các đô thị trên địa bàn. Theo quan điểm phục vụ thì việc phân bố này rất hợp lý, tuy nhiên ở góc độ môi trường cũng có sự điều tra đánh giá tác động môi trường đầy đủ. Theo nhận định ở trên, khu vực phía Nam Hà Nội bị ô nhiễm hơn phía Bắc Hà Nội đặc biệt sông Kim Ngưu, do đó việc bố trí nhà máy nước Nam Dư Thượng ở Phía Nam với công suất lớn 120.000m3/ngày đêm (vì nguuồn bổ cập nước của vùng này rất thuận lợi). Trong điều kiện khu vực sông Hạ

15

Đình, Pháp Vân, Tương Mai ngay từ khâu quy hoạch là 1 việc làm có thể ngăn chặn được ô nhiễm có hiệu quả nhất. 3.5. Kết luận chương 3 3.5.1. Đô thị hóa là một quy luật tất yếu và là đặc trưng của thế kỷ. Nó tác động mạnh mẽ đến môi trường sinh thái trên phạm vi toàn thế giới. Cho nên dủ ở đâu, đô thị muốn phát triển đều cần có môi trường lành mạnh, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm cho người dân đô thị có chất lượng cuộc sống cao với mức tiêu dụng bền vững, Do vậy, xây dựng môi trường đô thị lành mạnh, bền vững là mục tiêu của quy hoạch xây dựng đô thị. Muốn có môi trường đô thị bền vững phải thực hiện môi trường trong quy hoạch đô thị. 3.5.2. Môi trường vừa là cơ sở hình thành các chức năng của đô thị, ngược lại các chức năng của đô thị lại tác động vào môi trường theo hướng tích cực hoặc tiêu cực. Do có cần thiết phải xác định một cách hợp lý vị trí tương quan giữa các khu chức năng (đặc biệt là chức năng ở và sản xuất) để hạn chế những tiêu cực do ô nhiễm môi trường từ sản xuất và giao thông gây ra. Muốn giải quyết tốt việc đó phải dựa vào mức độ độc hại của từng loại sản xuất và từng loại công nghệ khác nhau. 3.5.3. Để thực hiện quy hoạch môi trường trong quy hoạch phát triển đô thị, tác giả đề xuất nội dung quy hoạch môi trường và kiến nghị bổ sung nội dung trình tự quy hoạch đô thị theo yêu cầu bảo vệ môi trường. Đồng thời tác giả cũng xem xét kiểm tra chứng chỉ bằng ví dụ cho Hà Nội. Trên cơ sở đó đề xuất một số chỉ tiêu, biện pháp bảo vệ môi trường cho quy hoạch chung năm 2020 của Hà Nội. 3.3.4. Những nội dung bảo vệ môi trường đô thị trong quy hoạch chung Việc bảo vệ môi trường đô thị trong quy hoạch chung bao gồm nhiều vấn đề như bảo vệ thiên nhiên, cảnh quan đô thị, bảo tồn di sản văn hoá -

16

mà đặc biệt là bảo tồn kiến trúc cổ, bảo vệ môi trường sinh thái, chống ô nhiễm ... nhưng giới hạn của đề tài chỉ nghiên cứu vệ sinh môi trường đô thị. Do đó chỉ xem xét ở phạm vi này. Sau khi phát hiện được các không gian bất lợi về môi trường theo các mức độ khác nhau, cần phải: - Xác định rõ nguyên nhân gây ra những bất lợi đó. - Xây dựng các chỉ tiêu môi trường (dựa vào những quy định, tiêu chuẩn môi trường Việt Nam và dựa vào định hướng phát triển của đô thị theo từng thời kỳ). - Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường đô thị lâu dài và trước mắt theo thứ tự ưu tiên trong mối liên quan giữa quy hoạch hạ tầng kỹ thuật, công nghệ, tuyên truyền giáo dục, quản lý v.v... và phân định rõ trách nhiệm của các cơ quan, các ngành liên đới. Để cụ thể hoá những biện pháp bảo vệ môi trường đô thị, tác giả xin được lấy Hà Nội làm ví dụ minh hoạ. 3.4. Ví dụ giải quyết quy hoạch môi trường đô thị trong quy hoạch chung Hà Nội 3.4.1. Thực trạng môi trường ở Hà Nội Do tác động của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá và nhiều yếu tốt khác đã gây ra ô nhiễm, xuống cấp môi trường Hà Nội. Nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, sức khoẻ của nhân dân và sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố. Đó là việc ô nhiễm đất, nước không khí, tiếng ồn, mật độ dân số cao, nhà ở còn thiếu và các dịch vụ đô thị chưa đáp ứng đầy đủ. 3.4.1.1. Ô nhiễm và xuống cấp môi trường nước a. Cấp nước: Nguồn nước cung cấp cho Hà Nội, chủ yếu là nước ngầm. Theo đánh giá của chương trình cấp nước Hà Nội thì trữ lượng nước ngầm có thể khai 17

thác được thuận lợi, chất lượng tương đối tốt, đủ khả năng đảm bảo cho nhu cầu hiện tại và trong tương lai. Nếu xét theo địa chất thuỷ văn thì hoàn toàn có thể đáp ứng được nhu cầu dùng nước đến năm 2010 với khoảng 700.000m3/ngày đêm [84]. Hiện tại chất lượng nước vẫn đảm bảo nhưng một số nơi đã có sự nhiễm bẩn Nitơ và kim loại nặng như: sắt, phốt pho, mangan. Một số nhà máy nước ở Phía Nam và Tây Nam thành phố như Hạ Đình, Tương Mai, Pháp Vân v.v... đã có biểu hiện ô nhiễm nước ngầm như bảng 13. Bảng 13: Chất lượng nước ngầm ở một số bãi giếng Ngày

Nhà máy bãi,

pH

NH4

NO3

PO4-3

Σ Fe

Cl

giếng

Độ cứng

CaO

MgO

Mn+2

T/phần

9/1/91

Pháp Vân (2)

7

16.00

có vết

2.00

7.68

25.56

6.72

33.6

28.8

00

21/8/91

Pháp Vân (6)

6,8

20.00

có vết

3.00

7.5

22.72

7.16

38.1

24.00

0.22

8/12/91

Pháp Vân (9)

6,5

15.00

0

2.69

7.99

19.88

8.73

51.5

25.6

0.22

17/7/91

Hạ Đình (16)

6,8

20.00

0.00

2.00

9.16

19.88

0.00

40.32

30.00

0.17

2/8/91

Hạ Đình (18)

6,6

20.00

0.00

3.00

10.13

28.40

0.00

49.28

28.80

0.40 sắt

8/8/94

Pháp Vân

7,6

30.00

1.25

0.50

25.56

1.05

21/4/94

Pháp Vân

7,4

8.0

2.50

0.25

22.72

0.4

23/9/94

Pháp Vân

8,0

30.00

1.25

0.50

25.56

1.6

3/7/94

Hạ Đình

7,4

8.0

2.50

0.5

19.88

5.40

19/5/94

Hạ Đình

7,6

12.00

1.25

2.00

25.56

4.60

17/9/94

Hạ Đình

7,8

12.00

2.5

1.0

25.6

2.00

Những con số trên chứng tỏ rằng nguồn gốc nước ngầm đã bị ô nhiễm. Sở dĩ có hiện tượng ô nhiễm nước ngầm này vì theo đánh giá của công trình nghiên cứu nước ngầm thì 40% lượng nước bổ cập cho nguồn nước ngầm của Hà Nội là từ nước mặt, mà nguồn nước ở các sông hồ Hà Nội, bị nhiễm bẩn nặng nề bởi nước thải và rác thải (trừ Hồ Tây nhiễm bẩn nhẹ hơn). Mặt khác do thiếu nước nhân dân tưk đào bể dưới đất chứa sâu 0,6 - 1,5m đã làm cho nước sạch bị ô nhiễm (vì nước bên ngoài ngấm vào bể), đây là nguyên nhân phát triển các loại vi trùng gây bệnh. b. Thoát nước 18

• Hệ thống nước Hà Nội có những đặc điểm sau: - Địa hình Hà Nội rất bằng phẳng với hướng dốc từ Bắc xuống Nam, có độ nhỏ (0,003) và dốc không đều, có nhiều chỗ trũng, nền xây dựng luôn thấp hơn mực nước sông vừa khó khăn trong việc thoát nước đặc biệt là năm 1971 mực nước sông Hồng 14,13 mà cốt nền Hà Nội từ 4,5 đến 7,5m. - Hệ thống thoát nước hà Nội bao gồm mạng lưới rãnh kênh, mương sông và sóng ngầm thoát chung cho cả 3 loại nước mưa, nước thải sản xuất và sinh hoạt kể cả nước thải từ các bệnh viện) với tổng chiều dài 145km cống và 78km kênh, sông thương như bảng 14 và hình 50. Trong 40 năm phát triển, diện tích tăng ; ên 3300 ha, dân số tăng 80 km nhưng chỉ xây dựng thêm được 75km cống ngầm (trong đó nội thành cũ xây thêm hơn 10km, khu vực nội thành mở rộng xây thêm hơn 60km cống). Bảng 14: Thực trạng hệ thống thoát nước ở Hà Nội Dân số vạn người

1.1

47

60

Cống ngầm Khu vực

Toàn thành phố Hà Nội Các khu phố xây dựng cũ Các khu vực khác

Diện tích (ha)

Kênh sông mương (km)

Σ chiều dài (km)

Mật độ (m/ha)

Cống (m/ng)

4300

145

31

0.15

78.0

1008

74/85

85

0.18

0

gần 3300

60

17

0.10

78.0

Chú thích

Σ lg nước thải 310.000 330.000m3/ngđ 74 km cống xây trước năm 1954 93000m3ngđ 220000m3/ngđ

[Nguồn 84] Qua bảng trên thấy rằng mật độ cống ở khu xây cũ dày hơn khu xây dựng sau này. Điều đó chứng tỏ các khu xây mới chưa được đầu tư thoả đáng hệ thống thoát nước (số lượng và chất lượng không cao, nhiều kênh

19

mương hở, toàn thành phố có 235 km đường phố mà chỉ có 50% đường phố có cống phục vụ). Mặt khác độ dốc cống quá nhỏ (0,0012 - 0,0015) không thuận lợi cho việc thoát nước, do đó dễ bị lắng đọng bùn cát trong cống, ngăn dòng chảy và chậm thoát nước. Đây cũng là một trong những nguyên nhân chính ra việc nhanh úng ngập mỗi khi mưa to tại Hà Nội. - Ao hồ sông ngòi Hà Nội có vai trò lớn trong việc chứa và điều tiết, thoát nước. Nó gồm 592 ha hồ, 117 ha sông, 30 ha kênh mương (chiếm 17% tổng diện tích nội thành có khả năng chứa 15 triệu m3 nước) [6,7,68]. Do quá trình đô thị hoá nhiều hồ bị san lấp, nhiều sông mương bọ lấn đất, thu hẹp diện tích. Trước đây có 220 hồ ao nay chỉ còn khoảng 100 ao hồ lớn nhỏ, trong đó có gần 20 hồ lớn có khả năng thoát nước và làm mất cân bằng hệ sinh thái ao hồ ở Hà Nội. Sự ô nhiễm và xuống cấp của hệ thống thoát nước Hà Nội; lượng nước thải sản xuất của 274 nhà máy xí nghiệp, 540 cơ sở dịch vụ, 450 hợp tác xã thủ công nghiệp, 3350 tổ sản xuất và lượng nước thải sinh hoạt của hàng triệu con người, cùng với nước thải của khoảng 36 bệnh viện đều thải nước bẩn trực tiếp ra sông ngòi, ao hồ không hề qua xử lý đã gây ra ô nhiễm lớn cho nguồn nước mặt và nước ngầm Hà Nội. (như bảng 15)

20

Bảng 15: Đặc tính và sự ô nhiễm sông hồ Hà Nội [34, 85] Đặc tính Dài (km)

Rộng (km)

Sâu (km)

5,8 6,7

20-30 10-30

2-4 2-3

Lưu lượng xả ngàn m3/ng 45-50 60-65

Kim Ngưu

12,12

25-30

3-4

85-100

S.Nhuệ

150-220

50-140

0,5-1

S. Tô Lịch

13,5

30-45

3-4

100-120

S.Nhuệ

60-350

14-120

0,5-7,9

57 68

5.5-10 15-20

>6 <5 5-7 5-7 4,19,06 0,22,89 <5

Sông, hồ

Sông Lừ Sông Sét

Nơi xả

S.Tô Lịch Kim Ngưu

Sự ô nhiễm sông hồ Cặn lơ Oxy BOD lửng hoá mg/l mg/l mg/l 15-30 150-200 115-180 0,2-0,5

Hồ Tây Trúc Bạch

Diện tích 446 26

2-4 1,5-2

Nguồn xả vào Hồ Trúc Bạch Cống Ng. Trường Tộ

Bẩy mẫu Giảng Võ Hoàn Kiếm

21 6,5 11

2-2,5 2,5-3 1,5-2

Cống Tr. Bình Trọng Khu Giảng Võ Bờ Hồ

60 54 133,3

13,4 16,5 14,25

Th. Công

6,8

3-4

Khu ở Thành Công

49,6

14,5

Th.Quang

5,5

3-4

Cống Quang Trung, Trần Bình Trọng

15-20

Ghi chú

Bị ô nhiễm Ô nhiễm nặng Ô nhiễm nhất Ô nhiễm nhẹ hơn Ô nhiễm nhẹ ô nhiễm nặng Ô nhiễm Ô nhiễm Ô nhiễm Ô nhiễm nặng Ô nhiễm

Ngoài ra một số mặt hồ khác như Giám, Văn chương, Nam Đồng cũng bị ô nhiễm nặng, nước có màu xanh đen. Do khả năng thoát nước của hệ thống thoát nước kém (mật độ cống thưa thớt) nên thành phố hay bị ngập úng. Với cường độ mưa 100mm/h có gần 50 điểm bị ngập lụt. Riêng đợt mưa 5 ngày với lượng mưa 560mm (tháng 11/1984) đã gây úng ngập 2/3 diện tích thành phố, nơi sâu nhất 1,5m và sau 2 tuần mới rút hết nước (như Kim Liên, Giáp Bát, Ga Hà Nội). Trong thời gian mưa ngập nước cống cùng nước phân rác nổi dềnh lên mặt đất gây ô nhiễm môi trường đô thị nặng nề. Khi nước rút để lại lớp bùn rất mất vệ sinh và mỹ quan đô thị, ảnh hưởng đến đời sống, sức khoẻ của nhân dân. Thường sau mỗi lần nước ngập, các ổ dịch bệnh lại phát triển. - Một số khu vực không có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh hoặc đã bị hư hỏng, nước chảy tràn trên bề mặt đường phố và khu ở. Mặt khác do 21

thiếu quy hoạch sử dụng đất, chưa xem xét đầy đủ toàn diện đến yêu cầu thoát nước nên việc san lấp ao hồ làm giảm dung tích điều hoà nước của hệ thống thoát nước. Nhận xét chung hệ thống thoát nước của Hà Nội thiếu về số lượng và yếu về chất lượng, hoạt động kém đã ảnh hưởng đến môi trường đô thị của Hà Nội. Đặc biệt các công trình xử lý nước thải hầu như không hoạt động được do nhiều lý do (như bảng 16). Riêng công trình xử lý nước thải bệnh viện Bạch Mai, vừa được cải tạo đưa vào sử dụng. Bảng 16. Hiện trạng một số công trình xử lý nước thải cục bộ của Hà Nội STT 1

2 3 5 6

Hiện trạng hoạt động của công trình xử lý nước thải Nhà máy chế tạo máy Bể lắng 2 vỏ, bể lọc vi Chỉ có trạm bơm bơm công cụ số 1 Hà Nội sinh, sân phơi bùn nước thải qua bể lắng 2 vỏ rồi xả ra mương Nhà máy xà phòng Hà Bể thu và trung hoà a Hoạt động thất thường Nội xít Bệnh viện Quân y 108 Bể lọc sinh học Hỏng từ lâu đã sửa chữa để đưa vào hoạt động Bệnh viện Nhi Thuỵ Hệ thống xử lý đồng bộ Không hoạt động do Điển thiếu phụ tùng thay thế Bệnh viện Thanh Nhàn Hệ thống xử lý đồng bộ Hỏng, không hoạt động Đơn vị có công trình xử lý nước thải cục bộ

Chủng loại công trình xử lý cục bộ

(Nguồn 3.9) Theo kết quả nghiên cứu của chương trình quan trắc (monitoring) hiện trạng chất lượng nước mặt của lưu vực sông Hồng cho thấy hầu hết các sông trong lưu vực sông Hồng bị ô nhiễm nhẹ và hầu hết các hồ và sông ở Hà Nội bị ô nhiễm nặng [34, 84]. Theo dự đoán việc nhiễm bẩn của nước ngầm vùng phía Nam Hà Nội có thể do nguyên nhân chính là do nhiễm bẩn của nước thải thành phố gây nên theo bảng 17.

22

Bảng 17. Độ nhiễm bẩn amôniắc trong nước ngầm của một số vùng phía nam Hà Nội. Vùng nước ngầm bị nhiễm bẩn Vùng Tương Mai Vùng Pháp Vân Vùng Hạ Đình

Độ nhiễm bẩn amoniac 10 - 20mg/l 10 - 20mg/l 10 - 20mg/l (Nguồn 39)

3.4.1.2. Ô nhiễm và xuống cấp về môi trường không khí Môi trường không khí ở Hà Nội bị nhiễm bẩn bởi các nguồn công nghiệp, giao thông, sinh hoạt hàng ngày và do hoạt động xây dựng. a. Do hoạt động công nghiệp Công nghiệp Hà Nội chưa phát triển, sản lượng còn nhỏ bé nhưng môi trường không khí lại bị ô nhiễm nhiều. Trong 274 xí nghiệp thì có 68 xí nghiệp nội thành và 43 xí nghiệp ngoại thành gây ô nhiễm. Theo kết quả của đề tài nghiên cứu đánh giá hiện trạng môi trường không khí, nước và tiếng ồn Hà Nội thì ô nhiễm không khí ở 4 Quận nội thành Hà Nội theo bảng 18. b. Do hoạt động của giao thông Giao thông là nguồn gây ô nhiễm lớn đối với môi trường không khí ở Hà Nội. Theo những nghiên cứu của đề tài 52D 0501 và chiến lược phát triển giao thông đô thị đến 2010 của Hà Nội cho thấy rằng cường độ giao thông của xe cơ giới ở Hà Nội không lớn nhưng xe cũ, đường hẹp, mặt đường xấu, xe thô sơ đi lẫn với cơ giới nên tốc độ luôn thay đổi. Nhiều ngã giao nhau bị ùn tắc (Ngã Tư sở, Khâm Thiên, Ngã Tư vọng, Thái Hà, Kim Liên...). Xe dừng lâu nên thải nhiều chất độc hại (khí, khói, bụi như khí CO3 NO2, CO2) bụi chì - hợp chất chì. Trên các trục đường Giải Phóng, Nguyễn Trãi, Mai Động, Lò Đúc, Minh Khai cách đường 50m - 70m. Nồng độ các chất thải đều vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần như: CO:

gấp 1,5 - 1,7 lần tiêu chuẩn cho phép. 23

NO2:

gấp 2,5 - 2,9 lần tiêu chuẩn cho phép.

Bụi lơ lửng:

gấp 5 - 20 lần tiêu chuẩn cho phép.

Bụi lắng:

gấp 43 - 60 lần tiêu chuẩn cho phép.

Khí SO2 (Ngã tư sở)

gấp 3 - 15 lần tiêu chuẩn cho phép.

Bụi chì trên mặt đường gấp 6 - 14 lần tiêu chuẩn cho phép. Bảng 18. Tình trạng ô nhiễm môi trường không khí nội thành Hà Nội do các nhà máy xí nghiệp sản xuất gây ra. Nồng độ các chất ô nhiễm chính trong Địa phương Quận Đống Đa: Ô nhiễm nhất là khu vực CN Thượng Đình, tiếp đến là phường Khương Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân Nam, Nhân Chính, Nguyễn Trãi. Quận Hai Bà Trưng: Khu Đông Nam của Quận bị ô nhiễm không khí nặng nhất như các phường Ô Cầu Dền, Bách Khoa (gần xí nghiệp Ba nhất) các phường xung quanh nhà máy rượu, dệt kim Đông Xuân, dệt 8 - 3 cơ khí Mai Động. Quận Ba Đình: Bị ô nhiễm SO2 ở các Phường cạnh nhà máy Bia Hà Nội, giấy Trúc Bạch, Da Thuỵ Khê, nồng độ các chất ô nhiễm khác nói chung xấp xỉ tiêu chuẩn cho phép. Quận Hoàn Kiếm:

không khí Bụi lơ lửng 0,3-1mg/l gấp 2-6 lần T/c cho phép 0,3-1mg/l gấp 2-6 lần T/c cho phép

0,15 mg/m3 chưa bị ô nhiễm

SO2

Co2

CO

0,150,3mg/m3 gấp 3-6 lần T/c cho phép

610mg/m3 gấp 3-6 lần T/c cho phép

2-5mg/m3 gấp 2-5 lần T/c cho phép

0,150,5mg/m3 gấp 3-10 lần T/c cho phép

6-10 mg/m3 gấp 3-5 lần T/c cho phép

5-10 mg/m3 gấp 5-10 lần T/c cho phép

0,01-0,15 mg/m3 gấp 1-3 lần T/c cho phép

2mg/m3 chưa bị ô nhiễm

1mg/m3 chưa bị ô nhiễm

Tuy có bị ảnh hưởng của một số nhà máy trong Quận như: Văn phòng phẩm Hồng Hà, nhựa Hà Nội, Ô tô Ngô Gia Tự và một số nhà máy trong Quận nhưng nói chung môi trường không khí Quận Hoàn Kiếm chưa bị ô nhiễm.

(Nguồn 7,15, 25, 92)

Tuy nhiên trong một số nghiên cứu gần đây của viện bảo hộ lao động và Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội thì nồng độ NOx chưa vượt quá nhiều lần so với nồng độ tiêu chuẩn cho phép [34].

24

Related Documents

Ham Luong Chat Ran
June 2020 24
Chat Luong
October 2019 29
Ham Ran
April 2020 27
Quan Ly Chat Luong
December 2019 32
So Tay Chat Luong
November 2019 22