Hai Phong Than Yeu.docx

  • Uploaded by: Minh Chung
  • 0
  • 0
  • April 2020
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Hai Phong Than Yeu.docx as PDF for free.

More details

  • Words: 1,547
  • Pages: 4
Hải Phòng là thành phố có rất nhiều những dòng sông chảy qua. Và chính những dòng sông ấy đã kiến tạo lên dáng vóc một đô thị Hải Phòng như ngày hôm nay. Trong bài viết này CB xin giới thiệu đến độc giả một số dòng sông chảy trong lòng nội thành Hải Phòng. Và với những dòng sông bao giờ cũng cho chúng mình những cảm xúc dạt dào phải không các bạn.

NHỮNG DÒNG SÔNG TRONG LÒNG PHỐ CẢNG SÔNG CẤM Những ai từng gắn bó với Hải Phòng đều mang trong mình kỷ niệm về dòng sông Cấm. Sông dài 31 km từ ngã ba sông Kinh Môn đến Cửa Cấm. Sông rộng trung bình 350 m vào mùa khô và 550 m vào mùa mưa sông sâu 8 m. Sông Cấm là đoạn cuối của sông Kinh Môn một nhánh chính của sông Thái Bình. Sông Cấm là ranh giới giữa huyện Thuỷ Nguyên và huyện An Dương giữa huyện Thuỷ Nguyên và nội thành giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương. Sông Cấm chảy vào địa phận Hải Phòng ở thôn Trà Te thuộc xã An Sơn huyện Thuỷ Nguyên. Đổ ra biển ở Cửa Cấm gần làng Cấm tức Gia Viên cũ. Từ thôn Trà Te đến thôn Câu Tử Ngoại xã Hợp Thành huyện Thuỷ Nguyên gặp sông Kinh Môn chia ranh giới tỉnh Hải Dương và Hải Phòng. Theo hướng cũ chảy tiếp từ đây sông nằm hoàn toàn trong địa phận Hải Phòng. Bên tả là các xã Cao Nhân Kiền Bái Hoàng Động huyện Thuỷ Nguyên bên hữu là các xã Đại Bản An Hồng Nam Sơn huyện An Dương lại đổi hướng chảy sang đông đến xã Dương Quan huyện Thuỷ Nguyên tách một dòng chảy qua phía đông là sông Ruột Lợn còn gọi là sông Vũ Yên nhập vào sông Bạch Đằng tại ngã ba Nam Triệu. Hằng năm sông Cấm đổ ra biển 10-15 triệu m3 nước và 2 triệu tấn phù sa bồi cho 3 phường Đông Hải Nam Hải Tràng Cát quận Hải An ở phía nam; ở phía đông cùng với sông Bạch Đằng bồi nên đảo Đình Vũ. Cảng Đoạn Xá ở hữu ngạn sông Cấm. Cây cầu Bính như sợi chỉ mềm nối đôi bờ sông Cấm và trở thành tuyến giao thông quan trọng từ Hải Phòng đi Quảng Ninh và sang Trung Quốc bằng đường bộ. Cùng với các sông Bạch Đằng Lạch Tray Văn Úc Thái Bình Trạm Bạc ... Sông Cấm có vai trò quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển thành phố Hải Phòng.

SÔNG HẠ LÝ Sông Hạ Lý dài 1.300m rộng trung bình 100m sâu trung bình 6m tốc độ dòng chảy trung bình 10 6m/s được đào vào những năm 1894-1900 nhằm mở lối từ sông Cấm đến sông Tam Bạc và sông Lạch Tray. Sông tạo sự thuận lợi về đường thuỷ trong nội thành Hải Phòng. Thời Pháp thuộc hai bên bờ sông có nhiều nhà máy như Nhà máy xi măng Nhà máy phốt phát Nhà máy xay xát gạo... Bến Vạn Kiếp dọc sông Hạ Lý ở phía tả ngạn đi từ ngã ba Chi Lăng- Hùng Vương đến bờ sông Cấm. Địa danh Vạn Kiếp là một vị trú hiểm yếu bên sông Lục Đầu vào năm 1285 quân dân nhà Trần đã mai phục chặn đường rút lui của Thoát Hoan. Cầu Hạ Lý bắc qua sông là đường giao thông bộ từ Hải Phòng đi Hà

Nội. Cầu Hạ Lý còn gọi cầu Xi Măng do gần Nhà máy Xi Măng bắc qua sông Hạ Lý nằm trên phố Bạch Đằng. Bến Chương Dương nằm dọc sông Hạ Lý về phía hữu ngạn. Dọc bến có Nhà máy gạo Nhà máy chỉ. Lúc mới mở gọi là bến Van Vônlenhôven (Quai Van Vollenhoven). Từ 1954 bến mang tên Chương Dương. Bến Chương Dương gần sông Cấm nhưng một nửa thuộc Nhà máy Xi Măng nên được coi là bến chuyên dùng của nhà máy. Nhà máy Xi măng Hải Phòng bên dòng sông Hạ Lý là nhà máy sản xuất xi măng đầu tiên ở Việt Nam và Đông Dương. Xi măng Hải Phòng với nhãn hiệu "Con rồng" hơn 100 năm qua đã in sâu trong tiềm thức mỗi người dân Việt. Từ nhà máy Xi măng qua sông Hạ Lý xi măng "Con rồng" đã đến với người tiêu dùng trong nước và quốc tế. Hiện nay nhà máy Xi măng Hải Phòng đã chuyển sang Minh Đức Thuỷ Nguyên. Và thời gian tới một khu đô thị Xi măng với hạ tầng kỹ thuật tiên tiến và kiến trúc văn minh sẽ được xây dựng tại nơi đây soi mình xuống dòng sông Hạ Lý mơ mộng

SÔNG LẠCH TRAY Sông Lạch Tray là sông nhánh của sông Văn Úc dài 43 km rộng trung bình 120 m sâu trung bình 4 m tốc độ dòng chảy trung bình 0 7 m/s. Bắt nguồn từ thôn Quán Trang xã Bát Trang huyện An Lão đổ ra biển tại cửa Lạch Tray phường Tràng Cát quận Hải An; nối sông Văn Úc với sông Thái Bình làm ranh giới giữa thành phố Hải Phòng và tỉnh Hải Dương cũng là ranh giới giữa huyện An Dương quận Kiến An huyện Kiến Thuỵ; chia huyện An Dương thành 2 khu vực phía tây có 7 xã phía đông 15 xã. Đoạn sông Lạch Tray ở phía nam thành phố thuộc địa bàn quận Lê Chân và quận Ngô Quyền. Đoạn thuộc nội thành ngăn cách bởi phường Vĩnh Niệm có bến tàu khách đi Thái Bình Nam Định Hưng Yên ... Đoạn giáp phường Cát Bi vào tháng 3.1954 là tuyến của bộ đội ta đột nhập sân bay Cát Bi phá huỷ nhiều phương tiện chiến tranh quan trọng của địch góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ. Đầu thế kỉ 20 hai bên sông còn là rừng ngập mặn rộng mênh mông. Nhà Nguyễn đặt nhiều đồn canh tấn sở ở hai bên cửa sông này như tấn Dao tấn Trực Cát đồn Ninh Hải. Về tên "Lạch Tray" sách "Việt sử lược" soạn đời Trần có nhắc đến qua sự kiện vua Lý Thánh Tông đi xem xây tháp Tường Long ở Đồ Sơn năm 1058 thuyền ngự qua cửa Lạch Tray. Nhiều người địa phương cho rằng tên gọi Lạch Tray là tên lạch lớn nối sông Cấm với sông Lạch Tray hiện nay. Lạch này có nhiều trai hến nên gọi Lạch Trai đọc chệch đi thành Lạch Tray cho đến ngày nay.

SÔNG TAM BẠC Hình ảnh một dòng sông nhỏ thân thương chảy trong lòng thành phố từ khi đô thị Hải Phòng bắt đầu được hình thành cho đến nay là dòng sông Tam Bạc. Sông Tam Bạc dài 11 km rộng trung bình 80m sâu trung bình hơn 3m là một nhánh của sông Lạch Tray. Bắt đầu từ thôn Tam Bạc huyện An Dương đổ ra sông Cấm tại cửa Ninh Hải. Tên sông gọi theo tên một làng ở đầu nguồn. "Trạm Bạc" nghĩa là vụng sông sâu thuyền bè có thể đậu; từ cuối thế kỉ 19 trở về trước là đường giao thông quan trọng. Giới hạn và độ dài của sông Tam Bạc phần thuộc địa phận nội thành dài 2.500 m gồm hai đoạn: từ sông đào

Lạch Tray đến sông đào Hạ Lý dài 700 m; từ sông đào Hạ Lý đến sông Cấm dài 1.800 m. Đoạn sông Tam Bạc từ cầu Rế đến sông Cấm dài 11.000 m. Sông Tam Bạc rộng trung bình 80 m sâu 3 25 m tốc độ dòng chảy trung bình 0 6 m/s. Sông Tam Bạc có vị trí đầu tiên thuận lợi cho việc đầu tư buôn bán với các thương nhân nước ngoài: người Hoa người Pháp người Tây Ba Nha người Anh... Cầu Lạc Long bắc đôi bờ Tam Bạc nối nội thành với quốc lộ 5. Cầu xe lửa cũ còn gọi là Cầu Quay bắc qua sông Tam Bạc nằm trên tuyến đường sắt Hải Phòng đi Hà Nội Lao Cai và Vân Nam do Công ty hoả xa Đông Dương và Vân Nam của Pháp xây dựng. Khi mới xây dựng và gọi là cầu Xe Lửa nhưng dân quen gọi cầu Quay vì cầu này có thể quay dọc theo chiều sông để cho thuyền bè đi lại. Hình ảnh dãy phố cổ Tam Bạc soi mình xuống dòng sông đã làm trái tim người nghệ sĩ nhiều thế hệ xao xuyến nhất là các hoạ sĩ. Những bức vẽ sông và phố Tam Bạc đã tạo cho Hải Phòng một góc nhìn rất riêng và rất đặc trưng. Hải Phòng với những dòng sông chảy trong lòng thành phố đã tạo lên một cảnh quan đô thị đặc trưng. Phát huy được điều kiện tự nhiên ưu đãi này cùng với thiết kế quy hoạch chung hợp lý; Chắc chắn chúng ta sẽ có một thành phố Cảng hiện đại với môi trường kiến trúc sinh thái ven sông ngày mai.

Related Documents

Phong Thuy Than Bi
May 2020 14
Hai Hai
November 2019 49
Hai
June 2020 28
Hai
October 2019 37

More Documents from ""

April 2020 10
April 2020 9
Huyen An Lao.docx
April 2020 11
December 2019 22