Trang chủ
Liên hệ
Sitemap
Liên kết
Font tiếng Việt
© 2003 - 2007 Bản quyền thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường Cơ quan cung cấp thông tin: Đơn vị chủ quản: Giấy phép số: Chịu trách nhiệm nội dung: Liên hệ:
Báo Tài nguyên và Môi trường Bô Tài nguyên và Môi trường 69/GP-BC do Bộ Văn hoá Thông tin cấp ngày 29/12/2003 Tổng biên tập báo TNMT Phạm Thị Mỵ 83 Nguyễn Chí Thanh - Đống Đa - Hà Nội * Điện thoại: (84-4) 8 343 911 * FAX: (84-4) 8 359 211 * Email:
[email protected]
Miền núi chiếm tới 1/5 diện tích trên trái đất, là bể chứa nước trên cao với những cánh rừng trải rộng, nơi lưu giữ và bảo tồn những hệ sinh thái động thực vật phong phú, có tác dụng duy trì sự cân bằng sinh thái cho cả hành tinh. Ở đó có 1/10 dân số trái đất sinh sống với hàng ngàn dân tộc cùng những sắc thái văn hoá khác nhau, đặc sắc, kết tinh thêm cho những giá trị của miền núi, trở thành một phần không thể thiếu của trái đất, sự tồn tại và phát triển của thế giới. Do Miền núi có một vị trí quan trọng, tại kỳ họp thứ 53 của Ðại Hội đồng LHQ tháng 11-1998, Liên Hiệp Quốc tuyên bố lấy năm 2002 là Năm Quốc tế về Miền núi, kêu gọi Chính phủ các nước, các tổ chức Phi chính phủ, các tổ chức quốc tế tự nguyện đóng góp và tập trung quan tâm đến phát triển bền vững miền núi. Hưởng ứng lời kêu gọi của Liên hợp Quốc, Ban chỉ đạo quốc gia Năm quốc tế về Miền núi 2002 đã được thành lập để xây dựng và triển khai chương trình hoạt động. Nội dung các hoạt động quốc gia hưởng ứng Năm Quốc tế về Miền núi 2002 tập trung vào tuyên truyền các thành tựu phát triển của miền núi trên các lĩnh vực kinh tế-xã hội, bảo vệ môi trường, giữ gìn bảo tồn văn hoá truyền thống, đồng thời phổ cập những
kiến thức cơ bản về thiên nhiên, môi trường miền núi. Tăng cường hiểu biết, tạo mối quan tâm của cả nước đối với các khu vực miền núi và góp phần kêu gọi, thu hút sự quan tâm đầu tư phát triển kinh tế-xã hội, môi trường miền núi từ bên ngoài. Miền núi Việt Nam chiếm 3/4 lãnh thổ trải dài trên một không gian địa lý rộng lớn từ Bắc tới Nam, có hơn 1/3 dân số sinh sống với trên 23 triệu người trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam. Ðây là nơi lưu giữ các thảm rừng nhiệt đới, hình thành các vùng sinh thuỷ, với hệ sinh thái động thực vật phong phú , có tác dụng duy trì cân bằng môi trường sống cho cả nước và khu vực. Miền núi cũng là nơi cung cấp các nguồn tài nguyên thiên nhiên chủ yếu cho sự nghiệp phát triển kinh tế của cả nước. Sự đa dạng về điều kiện tự nhiên, đa sắc diện về cấu trúc kinh tế - văn hoá của các nhóm dân tộc thiểu số, tạo nên sự phong phú cộng đồng các dân tộc Việt Nam. Miền núi Việt Nam không những có vai trò và ý nghĩa quan trọng trong đời sống kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa mà còn góp phần vào sự tồn tại và phát triển chung của thế giới. Nhiều năm qua, nhất là trong những năm đổi mới, Ðảng và Nhà nước Việt Nam đã thường xuyên quan tâm đến vùng miền núi, thông qua những chủ trương và chính sách quan trọng cùng nguồn lực đầu tư đáng kể nhằm ổn định và phát triển kinh tế xã hội. Miền núi đang được thay đổi, cơ sở hạ tầng, sản xuất nông lâm nghiệp đã có những chuyển biến mới, nhiều địa phương đã căn bản giải quyết được vấn đề lương thực và bước đầu sản xuất hàng hoá, rừng được bảo vệ và phục hồi, môi trường dần được cải thiện. Người dân ngày càng được đáp ứng tốt hơn các nhu cầu về dịch vụ xã hội cơ bản như y tế, giáo dục, phúc lợi khác… Ðời sống vật chất và tinh thần của đồng bào được nâng lên đáng kể. Những thành tựu ấy là căn bản, tuy nhiên so với mặt bằng chung, miền núi nước ta vẫn là vùng kinh tế chậm phát triển, kết cấu hạ tầng kinh tế kỹ thuật còn lạc hậu, đời sống đồng bào các dân tộc còn nhiều khó khăn. Sự nghiệp phát triển miền núi gắn liền với các dân tộc thiểu số đang đứng trước những vấn đề mới, với những thách thức mới của sự biến đổi và phát triển của quốc gia cũng như khu vực. Trước kia, đặc biệt trong thời kỳ cách mạng dân tộc, dân chủ, mọi chính sách về miền núi và dân tộc chủ yếu phục vụ mục tiêu đảm bảo khối đại đoàn kết dân tộc. Hiện nay, khi cả nước bước vào nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, "khoảng cách" giàu và nghèo, giữa miền núi và miền xuôi ngày càng rộng ra. Nhu cầu bình đẳng trong phát triển gắn với quá trình dân chủ hoá trên các lĩnh vực đời sống xã hội của mọi vùng, và mỗi người dân ngày càng tăng. Yêu cầu bảo vệ môi trường, bảo vệ bản sắc văn hoá và những giá trị truyền thống cũng tăng lên. Cạnh tranh các nguồn lực cho phát triển cũng trở nên gay gắt hơn. Song tăng cường Ðại đoàn kết dân tộc, thực hiện "Bình đẳng, tương trợ, giúp nhau cùng phát triển giữa các dân tộc, giữa các vùng miền" lại càng bức thiết hơn bao giờ hết. Vì vậy, nhận thức, quan điểm và các chính sách của chúng ta cũng phải đổi mới cho phù hợp trước yêu cầu thực tiễn phát triển và thực lực chung của cả nước. Giá trị về chức năng bảo vệ của miền núi là không gì có thể thay thế được. Tuy nhiên, các tài sản, giá trị này rất dễ bị tổn thương nếu không có một chiến lược toàn diện và cách thức tổ chức quản lý thích hợp. Phát triển miền núi theo hướng thúc đẩy miền núi đảm bảo duy trì chức năng của nó là một chiến lược đúng đắn và bền vững. Quan niệm về nghèo đói của vùng miền núi và dân tộc trước đây nay đã đổi khác. Nghèo đói không chỉ đơn thuần xem xét trên khía cạnh kinh tế, mà còn phải bao hàm cả về khía cạnh văn hoá và xã hội như: giáo dục, bảo vệ sức khoẻ cả cộng đồng, bình đẳng về tiếp cận nguồn lực, văn hoá các dân tộc được bảo tồn và phát huy. Mặt khác, miền núi chịu sự chi phối nhiều của các nét đặc trưng và sự khác biệt với mặt bằng
chung của quốc gia nên việc giải quyết vấn đề nghèo đói và thúc đẩy phát triển ở miền núi phải chú ý đến các yếu tố xã hội mới bảo đảm sự thành công và hiệu quả. Lấy phát triển làm cơ sở để giải quyết vấn đề nghèo đói ở miền núi. Miền núi, với tính độc lập tương đối và thích nghi cao hơn, ít phụ thuộc vào biến động của bên ngoài, đầu tư phát triển không nên nặng tính bao cấp toàn bộ, mà giúp cho miền núi có điều kiện tiếp cận nhiều hơn với các nguồn lực, phải hỗ trợ, kích thích, phát huy nội lực sẵn có, đảm bảo cho phát triển bền vững. Tư tưởng chiến lược cho phát triển miền núi đảm bảo toàn diện và bền vững là: Thứ nhất: Chiến lược phát triển miền núi phải đi liền tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các mục tiêu cơ bản về xã hội. Chú ý giảm thiểu rủi ro, tôn trọng yếu tố đặc thù và phát huy lợi thế so sánh. Miền núi vì cả nước; cả nước chăm lo sự phát triển toàn diện và bền vững cho miền núi là chăm lo cho chính mình. Thứ hai: Ðầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phải đảm bảo sử dụng nguồn lực và lợi ích quốc gia một cách hợp lý, với lựa chọn các phương án có thể đưa lại hiệu quả cao nhất. Chiến lược phát triển kinh tế miền núi phải đặt yêu cầu bảo vệ và phát triển nguồn rừng, bảo tồn sinh thái, giữ vững an ninh quốc gia, tăng cường thế và lực cho quốc phòng của đất nước. Thứ ba: Phải giúp đỡ đồng bào ở miền núi biết tự chủ tạo thu nhập thông qua thay đổi dần tập quán sản xuất cũ, khắc phục tư tưởng tự ti, ỷ lại; hướng dẫn và khuyến khích phát triển đa dạng các loại hình sản xuất trên cơ sở phát huy tiềm năng và lợi thế so sánh của từng vùng. Ðặc biệt chú trọng giữ gìn và phát huy để khai thác tiềm năng giá trị văn hoá các dân tộc, làm tăng độ gắn kết giữa môi trường - văn hoá và phát triển. Thứ tư: Thay vì trợ giúp theo kiểu "bao cấp" nay phải được thay đổi thông qua việc phát triển giáo dục, nâng cao dân trí và đào tạo nguồn nhân lực tạo cơ hội cho người miền núi có nhiều điều kiện tiếp thu khoa học kỹ thuật và công nghệ, tiếp cận tới các nguồn lực cả bên trong và bên ngoài, tự mình làm giàu cho chính mình và xã hội. Thứ năm: Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động, tổ chức cho nhân dân thực hiện quyền làm chủ trong sản xuất, trong quản lý xã hội, trong bảo vệ và phát triển nguồn rừng. Ðảm bảo dân chủ, tính công khai, minh bạch và tinh thần trách nhiệm cao của đội ngũ cán bộ công chức nhà nước trong tổ chức thực hiện các chương trình, dự án mục tiêu trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở miền núi. Chúng ta cũng nhận thức được rằng tương lai và phúc lợi của nhân dân miền núi tuỳ thuộc vào khả năng sử dụng một cách khôn khéo, bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên mà không làm suy thoái các nguồn tài nguyên và cũng không làm suy thoái môi trường. Vấn đề đặt ra cho chúng ta là làm thế nào để động viên toàn thể nhân dân ở các vùng, miền của cả nước dựa vào sức mình là chính để gìn giữ và khai thác bền vững tài nguyên thiên nhiên vùng miền núi, đó chính là bảo vệ lợi ích của mình và của đất nước. Miền núi cần được xã hội nhận thức đầy đủ và sâu sắc hơn về vị trí, vai trò, tiềm năng phát triển cũng như những khó khăn đang phải đối mặt. Phát triển miền núi phải tập trung quyết tâm xoá hộ đói, giảm hộ nghèo, phấn đấu làm giảm khoảng cách giàu, nghèo và phát triển giữa miền núi với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị.
Ổn định và phát triển bền vững miền núi không chỉ là mục tiêu của Việt Nam mà cả các quốc gia trên toàn thế giới. "Phấn đấu vì sự phát triển bền vững của miền núi Việt Nam", đó là bức thông điệp "miền núi" muốn gửi tới toàn thể chúng ta. --------------------