Gd

  • November 2019
  • PDF

This document was uploaded by user and they confirmed that they have the permission to share it. If you are author or own the copyright of this book, please report to us by using this DMCA report form. Report DMCA


Overview

Download & View Gd as PDF for free.

More details

  • Words: 2,588
  • Pages: 6
Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Thiện Nhân: "Nền giáo dục Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn" Lao Động số 188 Ngày 15/08/2007 Cập nhật: 10:25 PM, 14/08/2007

(LĐ) - GS - TS Nguyễn Thiện Nhân - Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GDĐT Việt Nam - đã đưa ra nhận định như vậy tại Hội thảo quốc tế: "Giáo dục trong toàn cầu hoá: Cơ hội, thách thức và ý nghĩa đối với Việt Nam và khu vực" - diễn ra ngày 14.8, tại TPHCM. Theo ông, toàn cầu hoá nền giáo dục Việt Nam đứng trước một số thách thức lớn: Chất lượng đào tạo còn thấp, đào tạo nghề nghiệp các trình độ còn chưa sát với thực tế, chưa đáp ứng đầy đủ nhu cầu xã hội, các ngành nghề tiên tiến, khoa học công nghệ còn thiếu hụt lớn... 4 giải pháp để phát triển giáo dục và đào tạo nhân lực có kỹ năng được ông đưa ra là: Xác lập yêu cầu mới về chuẩn tri thức, kỹ năng... của giáo dục phổ thông và đào tạo nghề; phát triển đội ngũ giáo viên và nhà quản lý giáo dục; triển khai đào tạo theo nhu cầu xã hội; và đổi mới cơ chế tài chính. Bên cạnh đó, một trong những vấn đề ảnh hưởng đến sự phát triển giáo dục đại học ở các nước đang phát triển là hiện tượng chảy máu chất xám. Một nghiên cứu gần đây, được thực hiện vào năm 2000 của Ngân hàng Thế giới đã đưa ra ước tính: Khoảng 33% số sinh viên nước ngoài đang học ở Hoa Kỳ và không trở về. Như vậy, chi phí cho đầu tư giáo dục ban đầu là sự mất mát đối với đất nước, chưa kể đến việc mất các chi phí khác trong suốt thời gian du học. Để hạn chế hiện tượng này, GS - TS Jonh Morgan - GĐ Trung tâm Nghiên cứu giáo dục so sánh Unesco cho biết: "Theo tôi, các nước đang phát triển cần phải có chính sách lưu giữ nhân tài. Nếu ở địa phương tạo điều kiện tốt như thu nhập cao, chất lượng cuộc sống tốt... thì chắc chắn những sinh viên học tập ở nước ngoài sẽ về nước làm việc". Cải tiến nền giáo dục từ cơ sở đến đại học thích hợp cho thế kỷ 21 Trong tình hình thế giới biến đổi phức tạp hiện nay, tổ quốc Việt Nam chúng ta đang đứng trước những thử thách vô cùng to lớn. Nếu chúng ta vượt qua được, chúng ta hi vọng sẽ phát triển, hiện đại hoá, công nghiệp hoá đất nước trong thế kỷ thứ 21. Nhưng ngược lại, nếu không vượt qua được những thử thách này, chúng ta cũng có nguy cơ tụt hậu. Những năm tháng gần đây, chính sách về vấn đề người đồng hương ở nước ngoài, Trung Quốc và Do Thái đã rất thành công. Người Trung Quốc và người Do Thái, hoặc ở nước ngoài hoặc về làm việc trong đất nước họ, đã có những đóng góp to lớn về nhiều mặt trong đó có khoa học, kỹ thuật và những chính sách về kinh tế.

Mong rằng trí thức người Việt Nam ở nước ngoài chúng ta cũng ngày càng có những đóng góp hữu ích đối với công cuộc xây dựng quê hương. Trong niềm mong ước ấy, tôi xin đóng góp 3 ý kiến sau: 1- Cần cải cách tổ chức Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài thành một cơ quan đầu mối có thẩm quyền; 2- Cải tiến nền giáo dục từ cơ sở đến Đại học thích hợp cho thế kỷ 21; 3- Các ngành mũi nhọn của ta trong công cuộc xây dựng đất nước. 1. Cải cách tổ chức Uỷ ban người Việt Nam ở nước ngoài (UBNVN) thành một cơ quan đầu mối có thẩm quyền Để tổ chức tốt vấn đề Việt kiều (VK), chúng ta cần có một đầu mối hữu hiệu, thực sự có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cụ thể của Việt kiều. Từ nhiều năm qua, UBNVN trực thuộc Bộ Ngoại giao, quyền hạn chỉ ở mức một Ban. Không đủ thẩm quyền để giải quyết những vấn đề cụ thể của VK. Do lời đề nghị, yêu cầu của phong trào người Việt Nam tại Nhật Bản và phong trào các nơi khác, thời ông Nguyễn Ngọc Trân làm Chủ nhiệm Uỷ ban này đã được nâng cấp lên gần cấp một Bộ. Nhưng sau nhiệm kỳ của ông Nguyễn Ngọc Trân, Uỷ ban lại xuống cấp, trở lại Uỷ ban như trước. Nhìn lại cách tổ chức UBNVN từ khoảng 20 năm trước đây, khi nâng cấp lên gần cấp Bộ, chúng tôi cũng có cảm tưởng là công việc vẫn chưa được giải quyết tốt, Uỷ ban vẫn chưa có thẩm quyền. Một bằng chứng cụ thể, chúng tôi được biết là để tổ chức Hội thảo lần này, UBNVN đã phải trải qua nhiều cửa ải, chờ đợi cả năm trời. Một thí dụ nhỏ, cụ thể, tôi cũng xin phép được nêu ra, một số anh em trí thức VK được mời về làm phó giáo sư trường Đại học Bách khoa tp.HCM, nhưng visa chỉ được 6 tháng, cứ 6 tháng lại phải gia hạn, chúng tôi có ý kiến can thiệp với UBNVN, Uỷ ban đề nghị chỗ này, chỗ khác, kết quả là các anh ấy được thêm 6 tháng, có nghĩa là cứ 1 năm phải gia hạn một lần. Chúng tôi là người Việt Nam làm việc ở Nhật Bản-một quốc gia nổi tiếng khó khăn về vấn đề quản lý người nước ngoài, một số anh em chúng tôi vẫn giữ quốc tịch Việt Nam, nhưng visa được gia hạn từ 3 đến 5 năm, tuỳ theo ngành nghề. Là trí thức VK, về làm việc trong nước, giáo sư đại học, mà lại chỉ được visa có 6 tháng hay 1 năm, về sau hỏi ra mới biết được rằng Đại học Bách khoa cũng chỉ ký khế ước với anh em 1 năm. Cách đãi ngộ trí thức VK như vậy, quả thực là một cách đánh giá

quá thấp. Khoan nói những vấn đề lớn lao khác, cách đãi ngộ VK như vậy không thể lôi kéo VK được. Tôi biết UBNVN đã có những cố gắng, nhưng đã trải qua rất nhiều cửa ải, mà nhiều cửa ải này lại có chức năng cao hơn UBNVN. Trong tình hình hiện nay, với Nghị quyết 36 của Bộ Chính trị về vấn đề Việt kiều. Để cụ thể hoá, và để lôi cuốn Việt kiều đóng góp càng ngày càng hữu hiệu việc phát triển đất nước, tôi hết sức đề nghị Chính phủ nâng cấp UBNVN lên thành một Bộ, một đầu mối duy nhất có thẩm quyền giải quyết những vấn đề cụ thể của VK. 2. Cải tiến nền giáo dục từ cơ sở đến Đại học thích hợp cho thế kỷ 21 Việt Nam đã bước vào thế kỷ 21, chúng ta cần có con người và sửa soạn con người thích hợp với thế kỷ thứ 21. Đảng và Nhà nước ta đã nhấn mạnh từ nhiều năm nay là phải đặt trọng vấn đề giáo dục, xem giáo dục là hàng đầu trong quốc sách. Trên thực tế, chúng ta đã có những cải tiến các cấp như việc chăm sóc đời sống của các giáo chức và cải tiến sách giáo khoa. Nhưng theo chỗ chúng tôi được biết, so với nền giáo dục của các nước tiên tiến, nền giáo dục của chúng ta có lẽ vẫn còn ở mức rất khiêm tốn, đặc biệt phổ thông cấp ba và bậc đại học. Như vậy, để sửa soạn con người cho thế kỷ thứ 21, thiết nghĩ chúng ta cần bắt tay ngay vào việc cải tiến nội dung và cách giảng dạy của phổ thông cấp ba và đại học. Giáo dục của mỗi quốc gia phải tuỳ thuộc vào hoàn cảnh, truyền thống, dân tộc tính của mỗi nước, không thể bắt chước phương pháp và nội dung của các quốc gia khác một cách máy móc. Tuy nhiên, tham khảo nội dung và phương pháp giảng dạy của các nước tiên tiến là điều quan trọng trong thời điểm hiện nay. Việc để các giáo viên cấp ba và các giảng viên, phó giáo sư, giáo sư đại học đi tu nghiệp ngắn hạn và dài hạn là điều quan trọng. Theo tin của báo Sài Gòn Giải phóng ngày 30/8/2005, Ngân hàng thế giới (WB) và 5 nhà tài trợ quốc tế khác đã quyết định tài trợ 128 triệu Mỹ kim cho chương trình quốc gia về giáo dục. Thiết nghĩ, chúng ta nên dùng một phần ngân sách này cho việc tu nghiệp của các thầy. Ngoài ra, tôi nghĩ rằng chúng ta có thể kiếm được nhiều nguồn tài chính khác cho vấn đề này. Trong vấn đề tu nghiệp cho các thầy, trí thức Việt Nam ở nước ngoài có thể góp sức hữu hiệu, tìm nguồn kinh phí và đại điểm (trường học, đại học) để cho các thầy tu nghiệp.

Ngoài ra, chúng ta nên mời các thầy, các giáo sư của các nước tiên tiến sang Việt Nam dạy ngắn hạn, làm seminar…Để làm được công việc này tốt đẹp, chúng ta nên tổ chức niên học, nghỉ hè, khác với các quốc gia tiên tiến trên thế giới. Tuỳ từng địa điểm, thời tiết của các quốc gia khác nhau, nhưng nói chung, đại học của các quốc gia tiên tiến thông thường nghỉ hè vào khoảng tháng 7 đến tháng 9. Như vậy, đại học chúng ta nên học vào thời gian này để có thể mời các giáo sư đang nghỉ hè sang giúp chúng ta. Các giáo sư ở các nước tiên tiến, thông thường có quĩ nghiên cứu riêng, nếu họ có cảm tình với Việt Nam hoặc VK vận động được, họ có thể chịu chi phí máy bay, chúng ta chỉ chịu kinh phí ăn ở cho các giáo sư này trong thời gian họ giúp đỡ chúng ta. Ngược lại, chúng ta sẽ nghỉ vào thời điểm các đại học nước ngoài làm việc để các thầy giáo Việt Nam có thể tu nghiệp ngắn hạn trong dịp hè (2-3 tháng). Trăm nghe không bằng một thấy. Tu nghiệp ngắn hạn để các thày học thêm kinh nghiệm, để có thể tự học thêm, tự nghiên cứu thêm cũng là điều rất quan trọng. Trong vấn đề này, trí thức VK có thể giúp sức được nhiều. Tôi đã có dịp đào tạo các sinh viên trẻ Việt Nam trong Labo của tôi trong thời gian gần 10 năm qua, tôi thấy các em rất có năng lực. Nếu có cơ hội, các em sinh viên của chúng ta sẽ không thua sinh viên của các nước tiên tiến. Hiện nay, các công ty Việt Nam và nước ngoài rất chú trọng vào công nghệ cao (hightech), để công nghệ cao phát triển được, chúng ta phải sửa soạn cán bộ kỹ thuật để sẵn sàng cung ứng, dù rằng trong thời gian trước mắt số cung và cầu không tương ứng. 3. Các ngành mũi nhọn của ta trong công cuộc xây dựng đất nước Định nghĩa thế nào là các ngành mũi nhọn của đất nước. Theo ý kiến riêng, tôi nghĩ rằng những ngành mũi nhọn của Việt Nam phải là những ngành có tính kinh tế, mang lại lợi ích cho đất nước. Những ngành mũi nhọn của ta không nhất thiết phải giống như những ngành mũi nhọn của các nước tiên tiến. Vì nếu như tất cả những ngành mũi nhọn của ta đều giống như những ngành mũi nhọn của các nước tiên tiến thì chúng ta không thể nào cạnh tranh được, vì cơ sở hạ tầng của đất nước ta còn thấp, tầng lớp

cán bộ kỹ thuật cao cũng còn thiếu. Những ngành mũi nhọn của ta phải đi được vào thị trường thế giới và phải cạnh tranh được. Trong thời gian 10-15 năm tới đây, tôi nghĩ rằng chúng ta cần kết hợp công nghệ cao, công nghệ thấp (lowtech) và công nghệ bậc trung (medium tech, danh từ của tôi) để có thể cạnh tranh trong thị trường thế giới. Một anh bạn VK quen của tôi, hiện nay có một công ty sản xuất đồ điện tử high tech ở thành phố HCM, nhưng anh ấy cũng biết kết hợp cả với lowtech, tức là làm cả những mặt hàng thủ công mỹ nghệ để xuất khẩu, rất thành công. Theo tôi, những ngành mũi nhọn của chúng ta trong vòng 10-15 năm có thể là: công nghệ khai thác dầu khí, công nghệ điện tử, công nghệ khai thác phần mềm, công nghệ nano như những thành tựu của TS.Nguyễn Chánh Khê trong khu vực công nghệ cao Tp.HCM, công nghệ sản xuất Robot loại nhỏ, công nghệ sinh học trong sản xuất và nông nghiệp, công nghệ liên quan đến các mặt hàng có lợi ích cho sức khoẻ của người tiêu dùng trong các nước phát triển, kỹ nghệ du lịch… Hơn nữa, nói ra có vẻ buồn cười, lẩm cẩm, nhưng tôi nghĩ rằng kỹ nghệ liên quan đến các mặt hàng mỹ nghệ phẩm để bán ra với giá cao, kỹ nghệ sản xuất lụa tơ tằm, các mặt hàng may mặc…cũng rất quan trọng cho nền kinh tế quốc dân. Văn hóa Việt Nam chúng ta chịu ảnh hưởng của nhiều nền văn hoá để cấu thành nền văn hoá hiện nay của chúng ta. Trong đó đạo Nho có một ảnh hưởng rất sâu đậm. Dĩ nhiên đạo Nho cũng có mặt tốt, dạy con người “nhân, lễ, nghĩa, trí tín”, nhưng có mặt ảnh hưởng rất xấu đó là “sĩ, nông, công thương”, xã hội chúng ta rất coi trọng bằng cấp, làm quan. Trên thực chất, giai cấp “sĩ” dường như chỉ có tiếng mà không có miếng. Chúng ta vẫn ưa thích nằm trong tháp ngà. Giai cấp nông, công, thương dường như vẫn được mọi người coi là thứ yếu. Hiện nay, nhiều mặt hàng của chúng ta làm ra mà không bán được, dường như chúng ta chưa có tập quán điều tra thị trường, điều tra thị hiếu của khách hàng, chưa tích cực tìm khách hàng, dường như chúng ta còn đang cố gắng ngồi im một chỗ để tìm người

đến đặt hàng. ở các nước phát triển, vấn đề sản xuất các mặt hàng phải đi đồng bộ với điều tra thị trường và nghiên cứu làm sao bán hàng cho được với giá cao. Như vậy, theo tôi nghĩ, cùng với sự phát triển các ngành mũi nhọn, chúng ta phải tích cực hơn nữa trong việc xông pha điều tra thị trường thế giới, tìm khách hàng và cố gắng cạnh tranh. Trên đây là một số ý kiến vắn tắt góp ý cho Hội thảo, mong rằng đó sẽ những gợi ý để các quí vị, Chính phủ tham khảo.

Related Documents

Gd
October 2019 21
Gd
November 2019 17
Gd
May 2020 6
Gd
May 2020 30
Gd
November 2019 35
Gd
November 2019 24