Petits princes. Trường mẫu giáo và nhà trẻ<
>đón các cháu từ 18 tháng đên 6 tuổi. nhà trường cũng cung cấp chương trình học ngoại khoá bằng tiếng pháp, đồng thời có xen kẽ tiếng anh ( 2 đến 3 tiếng / tuần) do giáo viên bản ngữ đảm nhiệm.
nhà trẻ. Các cháu được nhận vào hoc nhà trẻ bắt đầu từ 18 tháng tuổi. Mỗi lớp được một cô giáo mầm non người pháp và môt cô trông trẻ người việt (nói tiếng pháp) phụ trách. Phụ huynh có thể lựa chọn chương trình được dạy bằng tiếng pháp,hoặc bằng tiếng việt. Sĩ số của nhà trẻ không vượt quá 12 cháu. Như vậy, mỗi học sinh đều được dạy dỗ và chăm sóc chu đáo,phù hợp với nhịp điệu phát triển của từng cháu. Các hoạt động học tập được dạy đan xen bằng tiếng pháp và tiếng việt theo môt lịch học cụ thể. Chúng tôi tổ chức nhiều hoặt động vui học đa dạng trong nhằm khuyến khích sự phát triển của trẻ,tạo cho các cháu có khả năng chia sẻ cũng như giao tiếp vối các bạn ở cùng lứa tuổi ( các trò chơi, nặn hình, âm nhạc, vận động thể chất,hát …). Học sinh được làm quyên với tiếng anh bằng âm nhạc và kể chuyện. Tất cả các bữa ăn chính và ăn nhẹ đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu dinh dưỡng theo lưa tuổi của học sinh ( Xem thực đơn đính kèm).
Dưới đây là các mục tiêu của nhà trẻ song ngữ. -
học sinh được vui chơi, ca hát và hoc diễn đạt bằng tiếng pháp và tiếng việt trong những năm tháng đầu đời,vốn có ảnh hưởng quan trọng trong việc phát triển tư duy trí tuệ và khả năng giao tiếp xã hội cũng như phát triển ngôn ngữ và văn hoá.
-
Thiết lập mối quan hệ giũa phạm vi gia đình cua học sinh va môi trường học tập bằng tiếng pháp hoặc tiếng việt.
-
Tạo dựng mối quan hệ bạn bè giũa học sinh nói tiếng pháp và học sinh nói tiếng việt cũng như với trẻ em có quốc tịch khác.
-
Tạo điều kiên chuyển tiêp dễ dàng sang trương mẫu giáo nói tiếng pháp.
Thời gian học của nhà trẻ. Toàn bộ thời gian
Một nửa thời gian
Một nữa thời gian học theo ngôn ngư lựa chọn Chọn theo yêu cầu
Chính khoá từ 7h30 đến 15h00
Chính khoá và ngoại khoá từ 7h30 đến 17h00
Tự chọn 2 ngày rưỡi mỗi tuần (thời gian biểu thống nhất với nhu cầu của phụ huynh).
Sáng: từ 7h30 đến12h00 chiều: tư 12h30 đến 17h00
2 ngày rưỡi bằng tiếng việt hoặc 2 ngày rưỡi băng tiếng pháp theo kế hoạch. Tới nhà trẻ theo nhu cầu, tuỳ thuôc vào chỗ còn trống của lớp học
Truờng mẫu giáo. Các giáo viên(nói tiếng pháp) áp dụng cac chương trình giãng dạy của Bộ Giáo Dục pháp. .( W ww.education.Gouv.fr) Giáo viên của trường cũng tham khảo và tính đến chương trình mầm non chuẩn của Việt Nam để tạo điều kiện cho những học sinh,nếu không muốn tiếp tục theo học hệ thống Giáo Dục Pháp có thể quay trở lại với hệ thống Giáo dục Việt nam một cách dễ dàng. Các cháu học sinh được nhân vào học trường Mẫu giáo ở độ tuổi từ 3 đến 6 tuổi..
Tuỳ theo sư phát triển vận động nhân thức của trẻ, một số cháu có thể được nhận vào học Mẫu giáo ngay từ hai tuổi rưỡi hoặc trong năm học.. Chỉ có cô hiêụ trưởng mới có thẩm quyền quyết định chuyển học sinh từ nhà trẻ lên Mẫu giáo. Mỗi lớp mẫu giáo có sĩ số khoảng 15 cháu. Điều này tạo điều kiện cho các cô gáo theo dõi sát sao việc học của từng cháu. Học sinh được làm với tiếng anh bằng âm nhạc, kể chuyện hay đóng kịch (30 phút/ ngày). Chương trình tiếng anh do giáo viên bản ngữ đảm nhiệm.
Thời gian học của trường mẫu giáo. Chính khoá
Chính khoá và ngoại khoá
Từ 7h30 đến15h00(trông giữ trẻ từ 7h30 đến 8h30)
Từ 7h30 đến 17h (trông giữ trẻ từ 7h30 đến 8h30 và chương trình ngoại khoá từ 15h đến 17h)
Gìơ học của các lớp như sau: thứ hai tới thứ sáu< sáng tư 8h30 đến 11h30, chiều từ 13h00 đến 15h00.
Các chương trình và mục tiêu của trường Mẫu giáo. Trường mẫu giáo ( Mẫu giáo nhỏ,mẫu giáo nhỡ, mẫu giáo lớn) đư trẻ vào một môi trường sống với nhiều hoạt động tạo điều kiện cho trẻ phát triển tính tự lập và tham gia tích cực vào đời sống tập thể. Các trò chơi, hành động, sự tìm tòi và các kinh nghiệm cảm nhận được ở trường đều là nhưng cơ hội quý đẻ trẻ lĩnh hội những kiến thức cơ bản bằng con đường riêng của bản thân và với một nhịp điệu học phù hợp với sự phát triển của trẻ. Trưòng mẫu giáo được cơ cấu quanh 5 nội dung cơ bản sau :
1.Phát triển ngôn ngữ là trọng tâm của chưong trình học. Phát triển ngôn ngữ là một trục chính trong các hoặt động hoc tập của trường Mẫu giáo. Đến cuối cấp học, trẻ sẽ lĩnh hội đươc: - Các kĩ năng giao tiếp. -
Các kĩ năng liên quan đến ngôn ngữ đi kèm hành động ( ngôn ngữ trong tình huống).
-
Các kĩ năng liên quan đến ngôn ngữ trừu tượng.
-
Các kĩ năng liên quan đến ngôn ngữ việt.
-
Làm quyen với văn viết và văn học.
-
Khám phá cách phát âm cua ngôn ngữ.
-
Làm quen với nét chữ và chữ viết.
-
Khám phá quy tắc của bảng chữ cái. Làm quen với tiếng anh.
2.Sống tập thể.
Trẻ sẽ phải học: -
Đóng một vai trò nào đó trong một hoạt động tập thể và tự điều chỉnh cách cư xử của cá nhân trẻ phù hợp với các quy định của đời sống tập thể.
-
Xác định và nhận biết các chức năng và vai trò của những người lớn trong trường.
-
Tôn trọng các quy định của đời sống cộng đồng và áp dụng một vài quy định của tạp thể vào cách ứng xử của bản thân.
3. Hành động và diễn đạt bằng cơ thể. Các kĩ năng đặc biệt liên quan đến nhiều hoạt động khác nhau: -
Thực hiện một hành động có thể đánh giá được.
-
Thích nghi việc dịch chuyển của cá nhân trẻ với nhiều loại hình môi trường khác nhau.
-
Hợp tác và đối đầu,một mình hoặc cùng với tập thể.
-
Thực hiện các hành động mang tính nghệ thuật,mỹ học và diễn cảm.
4. Khám phá thế giới: -
khám phá trực giác.
-
Tìm hiểu thế giới và vật chất.
-
Khám phá thế giới sinh vật sống ( quan sát các đạc điểm của sinh vật sống, khám phá các môi trưòng khác nhau và tập cảm nhận các vấn đề về môi trường, kham phá cơ thể và nhận thức về vấn đề về vệ sinh và sức khoẻ).
-
Khám phá thế giới đồ vật, giáo dục về sự an toàn.
-
Định vị trong không gian.
-
Phân biệt thời gian. Khám phá các hình dạng và kích cỡ.
-
Làm quyen với lượng và số.
5. Cảm nhận, tưởng tượng, sáng tạo quan sát và thao tác. Các hoạt động học được phát triển theo bốn định hướng: -
Vẽ tranh(đây là các hoạt động diễn đạt hình tượnh bằng cách kết hợp động tác và nét vẽ).
-
Tao hình (được dạy thông qua các hoạt động thủ công, sáng tạo các đồ vật và sử dụng chất liệu).
-
Quan sát và chuyển hoá các hình ảnh ( thông qua các hoạt động khám phá và sư dụng các giáo cụ trực quan đa dạng).
-
Sưu tập và xây dựng các viện bảo tàng 9 dưới hình thức chọn lọc và đưa ra ý kiến đánh giá về các hình ảnh và đồ vật).
Nói và nghe. Sử dụng đồng thời ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cơ thể.Các bài học tập trung vào ba lĩnh vực: -
Học phát âm ( học thơ và học hát,các trò chơi phát âm, tự sáng tác các bài hát và các cách diễn đạt bằng âm thanh).
-
Học nghe.
-
Học với nhạc cụ.
Hai chương trình <> và << giảng dạy bằng tiếng việt>> đều tuân theo các nội dung nêu trên để học sinh cùng lĩnh hội được kiến thức theo mục tiêu đề ra. -
Chương trình bằng tiếng pháp dạy 2 giờ tiếng việt mỗi tuần.
-
Chương trình bằng tiếng việt dạy 8 giờ tiếng pháp mỗi tuần, nhiều hoạt động học tập khác nhau được dạy dan xen bằng tiếng pháp và tiếng việt.
-
Muc tiêu của dư án giãng dạy này là nhằm tạo điều kiện cho học sinh thích nghi voqí chươnh trình dạy bằng tiếng pháp trong thoèi gian học tại trường mẫu giáo và cho phép các cháu tiếp tục theo học bằng tiếng pháp trong các cấp học sau.
-
Tuy nhiên, trong suốt thời gian học mẫu giáo tại trường,hoc sinh sẽ được trang bị đầy đủ kiến thức giúp các em có thể tiếp tục theo học cấp tiểu học của hệ thống giáo dục Việt nam.
Cơ sơ vật chất. -
Các cháu học sinh được học tập trong một trường học rất rộng rãi, nhiều ánh sáng,thông thoáng với một sân chơi phía trước,nhiều phòng chơi, nhiều phòng nghỉ và một nhà ăn.
-
Tất cả trang thiết bị và đồ dùng giảng dạy đều hiện đại và phù hợp với từng lứa tuổi,các tiêu chuẩn an toàn được giám sát chặt chẽ.
Căng tin nhà trường. -
Việc cho các cháu ăn trưa tại trường là bắt buộc.Giá các bữa ăn,kể cả các bữa ăn nhẹ vào buổi sáng và buổi chiều đã bao gồm trong học phí.
-
Các bữa ăn được đảm bảo cân bằng về dinh dưỡng và đa dạng ( xen kẽ giữa thực đơn Việt nam và Châu âu).
-
Thực đơn được lên kế hoạch trước nhiều tuần, tuy nhiên có thể thay đổi tuỳ theo mùa và theo tình hình thị trường.
Chương trình ngoại khoá. Phần lơn chương trình ngoại khoá được dạy bằng tiếng pháp.
1-Sau ngày học. Từ 15h00 đén 18h00, học sinh mẫu giáo sẽ học voéi thầy cô phụ trách ngoại khoá thông qua các hoạt động học – chơi rất đa dạng: -
Vẽ và các hoạt động tạo hình.
-
Các trò chơi tập thể.
-
Tranh luận dựa trên một cuốn sách hoặc một bộ phim.
-
Truyện cổ tích,tập đóng kịch,tập hát.
-
Các môn thể thao ( bóng,bơi . . .).
-
Tiếng anh: Một số hoạt động được dạy bằng tiếng anh do các giáo viên bản ngữ đảm nhiệm như kẻ chuyện, học hát đóng kịch.. Phân lớn hoạt động ngoại khoá được dạy bằng tiếng pháp, nhằm giúp học sinh nói tiếng pháp mở rộng thêm vốn từ vựng của mình, các học sinh chưa biết tiếng pháp được lam quyen với môi trường ngôn ngữ mới. các hoạt động ngoại khoá luôn đặt trọng tâm kỹ năng nghe, hiểu, hội thoại bằng tiếng pháp.
-
2-Trong các kỳ nghỉ.